Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Chuyên đề: Kinh nghiệm về nuôi chim cảnh Tập 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.07 KB, 20 trang )

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Chuyên đề 3 năm 2013:
Kinh nghiệm về nuôi chim cảnh - Tập 1
Lê Hữu Thuận - Trưởng phòng Tư liệu thực hiện

CHIM CHÀO MÀO:
PHÂN LOẠI VÀ KIỂU DÁNG

1. Mô tả và khái quát


Chim Chào Mào có tên tiếng Anh là Red - whiskered Bulbul, tên khoa học
là Pycnonotus jocosus và là một thành viên trong bộ chim sẻ biết hót, được
phân bố hầu hết khắp châu Á.
Chúng chính là loài được giới thiệu ở các nước nhiệt đới châu Á và do đó,
chúng có những khu vực dành riêng do chúng tạo lập. Chúng ăn trái cây và
côn trùng nhỏ và dễ thấy trên các nhánh cây vì các “cuộc gọi của họ” từ 1-4
âm tiết. Chúng có một cái mào dễ nhận biết, hai má trắng và phía trên
“mảng” trắng là màu đỏ do đó khiến chúng có tên tiếng Anh là râu đỏ (Red-
whiskered). Tại Việt Nam, tùy theo vùng miền mà chúng có tên gọi khác
nhau: Hoành hoạch mồng, chóp mũ đỏ, đít đỏ… nhưng tên thông dụng nhất
vẫn là Chào Mào. Chúng là một trong nhiều loại chim được mô tả đầu tiên
bởi nhà động vật - thực vật học - bác sĩ người Thụy Điển Calorus Linnaeus
vào năm 1758 trong một tập sách xuất bản viết về các công trình của ông có
tên gọi là Systerma Naturae. Trong đó, ông đã đặt chúng cùng với họ Bách
thanh là “Lanius”.
Tại vùng châu Á, chúng có nhiều tên gọi khác. Cụ thể Turaha pigli-Pitta tại
Telugu, bulbul Sipahi tại Bengali hay bulbul hoặc Kanera bulbu Phari trong
tiếng Hinddi.
Trong tự nhiên, Chào Mào thường sinh sống trong các khu vực có nhiều cây


cối, bụi rậm nhưng không phải là rừng rậm. Môi trường của chúng chính là
những chảng cây hay rừng thưa, hầu như chúng xuất hiện vào một thời gian
nào đó chưa xác định trong năm với một đàn lớn với rất nhiều cá thể. Với
giọng hót đặc biệt, chúng rất dễ dàng xác định vị trí khi đậu trên một nhánh
cây cao hoặc trên ngọn cây. Tuổi thọ trung bình được ghi nhận là 11 năm.
2. Thức ăn cho Chào Mào
a. Công thức cám Chào Mào chuẩn
1. Thành phần nguyên liệu:
v Công thức thứ nhất
Cám dùng từ tháng 02 đến tháng 08 (dương lịch):
- Bột Ngô: 500g (có thể dùng bằng cám Ba Vì)
- Đỗ xanh (có vỏ): 500g
- Đỗ tương: 300g
- Gạo lứt đỏ: 400g (có thể dùng gạo thường)
- Vừng (vàng): 250g
- Tôm tươi : 400g (Loại tôm nước ngọt hay còn gọi là tép gạo )
- Đường vàng: 40g
- Cà rốt: 500g
- Bột canh: 20g (Có thể thay bằng 10g muối trắng)
- Trứng gà: 40 quả (Chỉ lấy lòng đỏ )
Cám dùng từ tháng 08 đến tháng 02 (dương lịch):
- Bột ngô: 500g (có thể dùng bằng cám Ba Vì)
- Đỗ xanh (có vỏ): 300g
- Đỗ tương: 500g
- Gạo lứt (đỏ): 250g (có thể dùng gạo thường)
- Lạc (đậu phộng): 250g
- Tôm tươi: 400g (Loại tôm nước ngọt hay còn gọi là tép gạo)
- Mật ong: 100g
- Cà rốt: 500g
- Bột canh: 20g (Có thể thay bằng 10g muối trắng)

- Trứng gà 50 quả (Chỉ lấy lòng đỏ)
- Bột Khoáng PROMIX: 20g
- Nghệ tươi: 20g (chỉ cho vào 3 tháng mùa đông)

v Công thức thứ hai
Cám dùng từ tháng 02 đến tháng 08 (dương lịch):
- Gạo lứt (đỏ): 500g (có thể dùng gạo thường)
- Đỗ tương: 300g
- Đỗ xanh: 500g
- Tinh bột ngô: 400g (cái này có bán tại các đại lý thực phẩm và siêu thị)
- Vừng vàng: 300g
- Tôm tươi: 500g (Loại tôm nước ngọt nhỏ hay còn gạo là tép gạo)
- Trứng gà: 50 quả (chỉ lấy lòng đỏ)
- Thịt bò: 300g
- Mật ong: 200g
- Cà rốt: 1kg
- Kỳ tử: 150g
- Bột xương cá: 50g
- Khoáng tổng hợp PROMIX: 20g
Cám dùng từ tháng 08 đến thàng 02 (dương lịch):
- Gạo lứt (đỏ): 500g (có thể dùng gạo thường)
- Đỗ tương: 500g
- Đỗ xanh: 300g
- Tinh bột ngô: 400g
- Lạc (đậu phộng): 300g
- Tôm tươi: 500g (Loại tôm nước ngọt nhỏ hay còn gạo là tép gạo)
- Trứng gà: 40 quả (chỉ lấy lòng đỏ)
- Thịt bò: 300g
- Mật ong: 200g
- Cà rốt: 1kg

- Kỳ tử: 300g
- Bột xương cá: 50g
- Khoáng tổng hợp PROMIX: 20g
- Nghệ tươi: 20g (Chỉ dùng vào 3 tháng mùa đông)
Với công thức thứ 2 nên chỉ nên áp dụng đối với chim có tuổi lồng từ 18
tháng trở lên.
1. Cách chế biến
- Gạo lứt đỏ rang lửa to và đều tay đến khi gạo nổ hoa chanh là được. (Đối
với gạo thường chúng ta rang đến khi hạt gạo trắng đều là được)
- Đỗ tương rang tới khi vỏ đỗ nứt đều là được.
- Đỗ xanh chỉ rang qua cho tới khi đỗ méo hạt là được.
- Vừng ta rang tới khi hết tiếng nổ lét đét là được. Nếu là lạc thì chúng ta
rang chín vàng.
- Tôm ta rửa sạch cho vào nồi rang tới khi tôm chín đỏ.
- Thịt bò băm nhỏ hoặc xay.
- Cà rốt luộc chín mềm để nguội.
- Nghệ tươi cạo sạch vỏ rồi giã nhỏ.
Sau khi làm chín hoàn toàn các thực phẩm cần thiết chúng ta chế biến như
sau:
Ta trộn: Gạo + Đỗ tương + Đỗ xanh + Vừng + Lạc + Kỳ tử. Rồi cho vào xay
nhuyễn (bột càng mịn càng tốt).
Cái này giúp chim tiêu hóa dễ dàng. Vì như chúng ta đã biết hệ tiêu hóa của
giống chim Chào Mào là rất nhanh, chúng chỉ có thể tiêu hóa và hấp thụ
trong thời gian tối đa là 3 phút, do vậy nếu chúng ta xay bột chưa nhuyễn
khiến chim ăn nhưng không hấp thụ được hết các thành phần dinh dưỡng thì
cám có tốt cũng như không và dẫn tới tình trạng sống phân.
Tiếp theo ta trộn: Tôm + Lòng đỏ trứng + Mật ong + Cà rốt + Bột xương cá
+ Khoáng tổng hợp + Nghệ tươi (nếu có) thành hỗn hợp. Sau đó dùng máy
xay sinh tố xay nhuyễn thành thể lỏng. Với các tỉ lệ các thành phần và cách
chế biến như trên chúng ta không cần dùng đến nước. Nếu cần dùng đến

nước các bạn có thể dùng nước luộc cà rốt để nguội chế thêm vào. Tuyệt đối
không nên dùng nước máy pha chế khi làm cám.
Ta trộn đều 2 loại trên vào với nhau sau đó dùng máy đùn ra dạng hạt.
Cách sấy khô: Cách sấy cám tốt nhất là nên dùng lò nướng có nhiệt độ cao
để giúp chúng ta sấy trong thời gian ngắn nhất có thể (tùy vào khối lượng
cám làm). Thường thì sấy trong khoảng thời gian 1-2h đồng hồ là cám phải
khô. Qua đó cám luôn giữ được các dưỡng chất cần thiết mà không bị biến
chất.
b. Thức ăn bổ sung
Ngoài thức ăn chính dành cho Chào Mào, thì thức ăn bổ sung cũng quan
trọng không kém.
1. Trái cây:
Chào Mào đặc biệt thích chuối.
Có điều kiện thì cho ăn chuối sứ là tốt nhất, chuối sứ có rất nhiều chất dinh
dưỡng, để lâu hư và không làm cho chim bị tiêu chảy. Ngoài ra nó cũng
thích ăn nho, cà chua, hồng, cam, quýt ngọt, dưa hấu, xòai chín, thanh long,
đu đủ, … – nói chung là các loại trái cây chín có vị ngọt. Về liều lượng thì
trong một tuần có ít nhất 3 ngày chim được ăn trái cây.

Chào Mào cũng thích ăn khoai lang, khoai tây, khoai mì, cà rốt luộc - thứ
này cho nó ăn nhiều cũng tốt.
1. Côn trùng
- Cào cào non: Là lựa chọn số 1, nhưng có con thích ăn cào cào, có con
không thích, không ăn, bạn phải tập cho nó ăn bằng cách cho nhịn đói rồi để
mấy con cào cào vào cóng. Mỗi lần chừng 5-7 con là vừa.
- Sâu tươi: Cho ăn ít. Không nên cho Chào Mào ăn nhiều sâu. Mỗi tuần mỗi
con Chào Mào ăn chừng 1,5-2 muỗng cà phê sâu là vừa.

- Trứng kiến (thích hợp lúc thay lông): Tốt nhất nên mua vào lúc sáng sớm
hoặc mua lúc trứng kiến còn mới, không nên mua loại trứng kiến đã cũ hoặc

để tủ lạnh. Bởi vì trứng kiến là lọai ấu trùng, dễ bị nhiễm khuẩn và lên men
khi tiếp xúc lâu dài với không khí.
3. Sinh sản, hành vi sinh thái

Mùa sinh sản được bắt đầu từ tháng mười hai đến tháng năm ở miền nam Ấn
Độ và từ tháng ba đến tháng mười ở miền bắc Ấn Độ. Có cặp có thể sinh sản
2 lần/năm. Những màn “ve vãn” của con trống là những hành vi như cúi
đầu, đuôi nhâm nhấp và cánh rũ xuống. Tổ có hình dạng cốc và được xây
dựng ở bụi cây, tường tranh hoặc trong những bụi cây nhỏ. Tổ được kết dính
từ các nhánh cây chắc chắn với các thành phần của rể cây và cỏ và có thể
được tạo thêm từ vỏ cây, giấy hay những mảng nilon. Mỗi ổ thường chứa từ
2-3 trứng có màu đất màu hoa cà nhạt với các đốm nâu. Trứng đo được là
dài 21mm và rộng 16mm. Trứng mất 12 ngày để nở. Chim bố mẹ đều tham
gia trong việc nuôi con. Chim non được bố mẹ đút sâu bướm và côn trùng,
được thay thế bằng trái cây và dâu khi chúng bắt đầu trưởng thành. Trứng và
chim non là đối tượng thức ăn của giống chuột lang và quạ. Trong thời gian
con non còn trong ổ, khi phát hiện có sự nguy hiểm, chim mái thường giả vờ
bị thương hay giả chết để đánh lạc hướng kẻ thù.
Mỗi cặp khi vào mùa sinh sản, chúng sẽ bảo vệ ổ trong một diện tích khoảng
0,3ha đến 0,75ha. Thông thường, có đến hàng trăm con ngủ trên một ngọn
cây cao và những nhánh cây này hay đong đưa.Việc sinh sản rất dễ dàng
trong chuồng nuôi với điều kiện nuôi nhốt.
4. Các phân loài
Đây là điều làm người viết rất ngạc nhiên và bất ngờ khi biết loài chim Chào
Mào này có đến 9 phân loài.

Cả 9 phân loài đều tập trung tại châu Á và đều có hình dáng rất giống nhau.
Nhưng sự phân biệt cho từng phân loài cụ thể dựa vào các yếu tố:
- Hình dạng của yếm.
- Độ đậm nhạt và độ dày mỏng của 2 miếng vá đen chạy từ vùng vai xuống

bụng.
- Màu sắc phía trên lưng đen hay đen nâu.
- Mức độ bông trắng của phần lông đuôi và độ dài của phần trắng của lông
đuôi ấy.
- Phần gốc mũ ở đỉnh đầu rậm hay thưa (như cách gọi so sánh là mũ kim hay
sừng mà chúng ta hay gọi).


CHIM VÀNH KHUYÊN
(hay CHIM KHOEN)
Chim Vành Khuyên là giống chim nhỏ tựa như chim Sâu mà người
miền Nam hay gọi là chim Khoen có lẽ là do vòng khoen màu trắng bao
quanh mắt chim
1. Xuất xứ
Chim Khoen có tên khoa học là Zosteropidae, sống ở nhiều nơi trên thế giới.
Hiện nay ở Việt Nam, các nghệ nhân thường nuôi:
- Vành Khuyên Vàng:

- Vành Khuyên Xanh:

- Ngoài ra ở miền Bắc còn có loại chim Khuyên Nâu từ Trung Quốc nhập
sang và gần đây thì có thêm loại chim Khuyên Xanh.
Thường thì nguời ta thích nuôi loại vàng vì dễ nuôi, có người lại ưng ý
Khuyên Xanh vì giọng hót hay hơn.
Khuyên Vàng thường sống nhiều ở vùng Rừng Sác đến Cần Giờ, Duyên
Hải. Giống này thích sống ở độ thấp, sinh đẻ vào đầu mùa mưa, khỏang
tháng tư âm lịch.
Chim Khuyên Xanh thì trái lại, chỉ thích nghi và làm tổ ở những cây cao,
chính ngay trong thành phố nơi có những tán cây cao trong Thảo Cầm Viên.
Việc bắt chim Khuyên Xanh khó hơn chim Khuyên Vàng nhiều nên Khuyên

Xanh thường có giá cao hơn Khuyên Vàng. Mặt khác thì chim Khuyên Xanh
có giọng hót hay hơn Khuyên Vàng, khiến nhìu người mê, nhưng việc nuôi
Khuyên Xanh lại công phu hơn Khuyên Vàng nhiều, vì vậy đa số mọi người
thích nuôi Khuyên Vàng.
2. Hình dáng
Muốn phân biệt được chim Khuyên Xanh hay Vàng người

ta chỉ cần nhìn vào phần lông và ức ở bụng chim. Khuyên Vàng thì bụng có
sắc lông óng vàng, Khuyên Xanh thì bụng có sắc lông vàng lục.
Trở ngại lớn nhất của việc nuôi chim Khuyên đó là phân biệt trống mái.
Theo các nghệ nhân có nhiều năm kinh nghiệm thì họ thường phân bịệt
trống mái nhờ vào các đặc điểm sau:
- Chim trống: mình thon, dài đòn, hàm dưới bạnh ra, chân cao, tiếng gắt, âm
cao, lại siêng kêu.
- Chim mái: chân thấp, thân mình bầu bĩnh, tiêng âm đục, trầm và ít kêu.
Nói là vậy nhưng tiếng kêu của chim Khuyên chỉ kêu “chéo, chép”, cả con
mái và con trống chưa lên lửa đều kêu giống nhau nên người mới nuôi
thường hay bị nhầm lẫn.
3. Cách thuần hóa chim bổi
Cũng như các loại chim khác, chim bổi bắt về rất nhát, và hay tìm kế trốn
thoát. Ta phải trùm áo kín lồng và để chim ở nơi yên tĩnh, ít người qua lại.
Trong lồng ta nên để 1cóng nước, 1cóng bột đậu phộng trộn trứng, 1cóng
cào cào (một ngày khoảng 20 con là đủ), thêm 1/2 trái chuối xiêm, khoét lỗ
ở giữa rồi nhét hột đậu xanh vào để tập cho chim ăn đậu xanh (vì chim bổi
bắt từ rừng về ít con nào biết ăn bột đậu xanh). Cứ vài ngày ta lại tiếp thêm
đồ ăn, nước uống cho chim, đến khi nào chim quen rồi thì ta hé áo lồng và
nếu thấy chim đã biết ăn bột đậu xanh thì giảm chuối lại.

Ngoài ra ta nên tắm cho chim bổi hàng ngày vì chim rất thích tắm và khi tắm
thì chim sẽ thích nghi với môi trường nhanh hơn, mau quen người hơn. Mới

đầu thì chim chỉ kêu “chíp chíp” nhưng khi đã lên lửa thì chim sẽ cất tiếng
líu rất hay.
4. Thức ăn
Sống ở ngoài trời, thức ăn ưa thích của chim là sâu bọ và trái cây chín ngọt,
đặc biệt là chuối. Vì vậy ta thường tập cho chim ăn đậu bằng cách nhét đậu
vào chuối cho chim ăn. Sau đây là cách chế biến đậu xanh trộn trứng:
- 100gr đậu xanh loại tốt ngâm nước 2 giờ, vớt ra, đãi sạch vỏ, hấp chín sau
đó đem phơi khô.
- Tiến đến là xay nhuyễn, trộn nhuyễn với 6 lòng đỏ trứng gà + một muỗng
cafe đường cát trắng.
- Trộn xong ta đem phơi nắng cho thật khô hoặc rang trên chảo, lửa riu riu,
đến khi nào bột tơi ra thì thôi. Thế là chỉ cần bỏ vào hộp kín, lấy cho chim
ăn dần.
5. Lồng chim và cách chăm sóc
Lồng chim Khuyên thường là lồng nhỏ và có nan ít, nhỏ hơn lồng chim Họa
Mi hay Chích Chòe. Mỗi lần tắm cho chim ta phải chuyểng sang lồng tắm và
vệ sinh sạch sẽ lồng cho chim. Khi đến kì thay lông thì ta nên để ý khi tắm
lông chim sẽ rớt hoặc vương vãi khắp lồng. Chim thường thay lông thứ tự từ
vùng mặt đến vùng đầu, vùng cổ, vùng ức bụng, vùng cánh, đuôi. Chim thay
lông từ từ nên trong tự nhiên chim vẫn có thể bay đi kiếm ăn được. Tuy
nhiên trong khoảng thời gian này, sức khỏe chim bị suy yếu ta nên treo chim
nơi yên tĩnh, đóng kín áo lồng tránh gió độc và cho ăn thêm nhiều cào cào.
Đặc biệt là trong thời gian này vẫn tắm bình thường và chim sẽ không hót,
sau khi thay lông chim sẽ lên lửa lại. Và thực tế thì con chim nào lông mỏng
sẽ hót sung hơn chim lông dày.

KINH NGHIỆM NUÔI CHIM HỌA MI

1. Mùa sinh sản của Họa Mi
Mùa sinh sản của Họa Mi bắt đầu khoảng tháng 4, tháng 5 âm lịch đến giữa

tháng 8 là đã có chim con rồi.
Tổ của chúng thường làm ở những lùm cây ở các đồi trọc, hay những cây
cao. Tổ Họa Mi rất kín đáo, trên những chảng ba của cây hay nơi có nhiều
cành nhỏ đan xen nhau.
Mỗi lứa chúng đẻ khoảng 3 - 4 trứng. Một điều lạ là chim trống và mái thay
nhau ấp đến khi trứng nở. Mỗi mùa sinh sản Họa Mi đẻ được vài ba lứa. Họa
Mi là giống chim rất chung thủy, trống mái lúc nào cũng kề cận nhau như
hình với bóng.
2. Mùa thay lông
Sau mùa sinh sản là mùa thay lông của chim chóc và Họa Mi cũng không
nằm ngoài chu kì này.
Mùa thay lông của Họa Mi kéo dài từ 2 - 3 tháng mới xong. Chim nào yếu
thì thay trước, chim nào khoẻ thì thay sau. Mùa thay lông của Họa Mi nuôi
nhốt không trùng với chim ngoài trời.
Khi Họa Mi bắt đầu thay lông ta cần phải có một kế hoạch cho chúng, đảm
bảo điều kiện tốt nhất cho chúng có thể hoàn thành việc thay lông của mình.


Lồng chim phải được phủ cả ngày, treo vào nơi yên tĩnh. Tuyệt đối không
cho nghe hoặc nhìn thấy chim mái. Nên cho ăn cào cào, loại cào cào già để
chúng thay lông cho nhanh.
Vài ba ngày cho chim sưởi nắng sáng khoảng 15 -20 phút. Khi lớp lông mới
đã phủ nhiều ta cần tháo bớt khăn chùm lồng.
Điều đặc biệt nguy hiểm là chim mắc phải chứng thay lông bất định kì. Có
nhiều nguyên nhân dẫn tới việc này:
- Nuôi dưỡng không đúng mức: không đủ chất, bữa đói bữa no, thay đổi
thức ăn đột ngột.
- Thiếu chăm sóc: lâu không cho chim tắm nắng, tắm nước.
- Do di chuyển xa đột ngột. Cá nhân tôi đã từng di chuyển một con Họa Mi
từ Hà Nội vào trong Nam, khoảng tuần đầu chim vẫn ăn uống hót nhưng sau

đó suy dần và cuối cùng chết. Kể ra chuyện này là muốn những ai chưa nắm
nhiều kinh nghiệm về nuôi chim thì có thể tránh khỏi nguy cơ xấu nhất.
3. Phân biệt chim trống, mái

Thường thì với loài chim con trống thường sặc sỡ, bắt mắt nhưng với Họa
Mi thì khác, chim trống và mái giống nhau như hai giọt nước. Nhưng cũng
có một số kinh nghiệm có thể tin cậy được:
- Quan sát những sợi râu đen như râu mèo của chúng, nếu là trống thì những
sợi này mọc xuôi theo chiều mỏ, còn chim mái thì mọc ngang.
- Còn kinh nghiệm nữa là quan sát tổng thể hình dáng: thường thì chim mái
và trống còn có nhiều điểm khác nhau. Chim mái thường đầu nhỏ, thân hình
mảnh khảnh,chân nhỏ… Chim trống thì vạm vỡ, đầu to… nhưng để quan sát
như vậy thì rất khó vì ta dễ bị hoa mắt với hàng chục hàng trăm con ở trong
lồng. Quan sát con chim khác quan sát con ngựa, con chó ở chỗ với ngựa
hay chó thì càng nhìn kĩ càng thì sẽ thấy rõ những điểm tốt và xấu.nhưng với
chim chóc thì ngược lại, ta càng quan sát nhiều thì càng hoa mắt. Kinh
nghiệm là khi nào thấy rối mắt ta nên bỏ đi nơi khác một lúc, sau đó mới
quay lại quan sát từ đầu.
4. Thức ăn và cách pha chế
- 1 lon tấm gạo (250g).
- 5 trứng gà.
- 1 muỗng cafe đường cát.
- 2 muỗng cafe bột sò và xương.
Rang tấm bằng chảo dưới lửa nhỏ, khi nào hơi vàng bắt chảo xuống. Đập
ngay 5 quả trứng vào tấm, rắc đường bột sò vào trộn đều sau đó đem phơi
khô. Có thể tấm bị vón cục lại, ta cần bóp nhuyễn ra.
Lưu ý: nhiều người chỉ sử dụng lòng đỏ trứng gà nhưng theo quan điểm cá
nhân và cũng dựa vào kinh nghiệm của nhiều nghệ nhân nuôi chim thì ta có
thể sử dụng cả lòng trắng trứng chim vẫn khoẻ mạnh và còn đẹp mã, bóng
lông.

Ngoài ra mỗi ngày cần bổ sung thêm thức ăn tươi cho chim Họa Mi có thể là
cào cào, sâu tươi…tuyệt đối không cho Họa Mi ăn sâu khô vì giọng chim sẽ
hư, khàn.
Cần nói thêm chim Họa Mi cũng dễ nuôi vì có người cho ăn cả bột đậu
nhưng giọng Mi trở nên khàn vì có nhiều chất dầu.
5. Thuần dưỡng Họa Mi bổi
Theo giới nuôi chim thì chim “bổi” là chim rừng đánh bẫy về còn nhát
người. Người ta còn gọi những chim đánh bẫy về được khoảng dăm bữa nửa
tháng là chim “bổi” lỡ, nghĩa là chim đã chịu ăn và tỉ lệ sống khi ta nuôi sẽ
cao hơn, vì vậy giá cả có nhích hơn chút.đỉnh.
Tập cho chim dạn dần: Họa Mi bổi rất nhát người, chúng không như chim
Chích Choè lửa rất mau dạn. Với Họa Mi thì tránh cho chim gặp người trong
tuần lễ đầu, trừ khi tiếp tế thức ăn cho chúng. Muốn vậy cần trùm áo lồng và
treo vào nơi yên tĩnh. Ta sẽ hé áo dần trong khoảng 10 ngày sau, nhớ đừng
“dục tốc bất đạt”.
Nên cho chim bổi ăn no đủ và bổ dưỡng: bước đầu ta chỉ mong cho chim
chịu ăn là mừng rồi, sau đó mới nghĩ tiếp chuyện tập cho dạn dĩ với người.
Hàng ngày nên cung cấp đủ cào cào, sâu tươi trộn chung với tấm gạo, từ từ
chúng sẽ quen mồi. Sau đó cắt dần lượng cào cào hoặc sâu tươi nhưng phải
để ý xem con chim bổi của ta đã chịu ăn tấm rang chưa. Theo kinh nghiệm
riêng thì ta nhìn phân chim thường chúng ăn tấm thì phân có màu trắng hoặc
hơi vàng, khác với khi ăn cào cào (sâu tươi) thì phân sẽ còn lại chút ít xác
cào cào hay sâu tươi.
Ngoài ra cần chăm sóc chu đáo, Họa Mi bổi cũng cần tắm nắng và tắm nước
nhưng trong khoảng thời gian ngắn khoảng 15 - 20 phút.
6. Để chim Họa Mi hót hay nhiều giọng
Để chơi một con chim Họa Mi hót hay và nhiều giọng, bạn phải luôn luôn
cho chim đi dượt, một con chim có tuổi lồng, già rừng thường thì là giọng
rất trong và hay tiếng hót có hồn của núi rừng, giọng có tiếng suối, tiếng cúc
cu, tiếng mèo kêu, có con bắt được giọng bắt cô trói cột, khổ quá, hót được

cả giọng Chích Choè và các giọng khác…đó là con chim hay, bạn có tiền mà
không mua được, vì con chim hay ít khi người ta bán. Nếu chim của bạn là
chim mộc hoặc mộc dở thì bạn vẫn phải mang đi dượt chim, phương pháp
trùm kín áo lồng để dưới đất cho nó nghe ngóng chim khác hót. Như vậy nó
sẽ hót hay.

×