Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Tác động đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần du lịch Long Phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 104 trang )

i








NGUYỄN THỊ NHUNG


TÁC ĐỘNG ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI RO
TẠI CÔNG TY CỔ PHÀN DU LỊCH LONG PHÚ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH


GVHD: ThS. THÁI NINH




Nha Trang, 06/2013
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH
ii


LỜI CẢM ƠN



Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Phòng Đào tạo,
Khoa Kế toán – Tài chính và các thầy cô trong Bộ môn Tài chính và
toàn thể thầy cô đã giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Thầy Thái Ninh đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong quá
trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Cán bộ, công nhân viên ở các phòng ban tại Công ty Cổ phần
du lịch Long Phú nói chung và các anh chị tại phòng kế toán tại
công ty nói riêng đã giúp tôi tìm hiểu tình hình thực tế về công tác
sử dụng đòn bẩy và tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh ở
công ty.
Gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên để tôi hoàn thành đề
tài.
Nha Trang, tháng 06 năm 2013
Tác giả đề tài
Nguyễn Thị Nhung


iii


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO, TÁC ĐỘNG ĐÒN BẨY LÊN
DOANH LỢI VÀ RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP 3

1.1 Tổng quan về rủi ro của doanh nghiệp 3
1.1.1 Khái niệm về rủi ro 3
1.1.2 Phân loại rủi ro 3
1.1.2.1 Rủi ro kinh doanh 3
1.1.2.2 Rủi ro tài chính 4
1.2 Tác động của đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp 4
1.2.1 Khái niệm đòn bẩy kinh doanh 5
1.2.2 Cấu trúc chi phí 5
1.2.2.1 Biến phí 5
1.2.2.2 Định phí 6
1.2.3 Đánh giả rủi ro kinh doanh thông qua việc phân tích hòa vốn 6
1.2.3.1 Định nghĩa điểm hòa vốn 6
1.2.3.2 Phân tích hòa vốn 6
1.2.3.3 Rủi ro kinh doanh thông qua việc phân tích hòa vốn 9
1.2.3.4 Tác dụng của phân tích hòa vốn 9
1.2.4 Độ nghiêng đòn cân định phí (DOL) và mối quan hệ giữa DOL với doanh thu . 12
1.2.5 Tác động của đòn bẩy kinh doanh lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp 14
1.3 Tác động của đòn bẩy tài chính lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp . 15
1.3.1 Khái niệm đòn bẩy tài chính 15
1.3.2 Cấu trúc vốn – cấu trúc tài chính 15
1.3.2.1 Nợ phải trả 15
1.3.2.2 Vốn chủ sở hữu 16
iv

1.3.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá cấu trúc vốn 16
1.3.2.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn 17
1.3.3 Lựa chọn cấu trúc vốn hợp lý cho doanh nghiệp 18
1.3.4 Độ nghiêng đòn cân nợ (DFL) và tác động của độ bẩy tài chính lên doanh
lợi và rủi ro của doanh nghiệp 19
1.4 Đòn bẩy tổng hợp và mối quan hệ giữa độ nghiêng đòn cân định phí và độ

nghiêng đòn cân nợ 22
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI
RO CỦA CÔNG TY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH LONG PHÚ 26
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 26
2.2 Chức năng, nhiệm vụ, vai trò và vị trí của công ty 29
2.2.1 Chức năng 29
2.2.2 Nhiệm vụ 29
2.2.3 Vị trí của doanh nghiệp đối với địa phƣơng và nền kinh tế quốc dân 30
2.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty 30
2.3.2 Sơ đồ bộ máy quản lý 30
2.3.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 32
2.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến tác động đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của
Công ty 39
2.4.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến rủi ro kinh doanh 39
2.4.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến rủi ro tài chính 40
2.4.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến doanh thu 40
2.5 Phân tích tình hình doanh thu và lợi nhuận của Công ty 41
2.5.2 Phân tích hình doanh thu 41
2.5.3 Phân tích tình hình lợi nhuận 43
2.5.4 Đánh giá tình hình lợi nhuận của Công ty qua các tỷ số sinh lời 46
2.5.4.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần 46
2.5.4.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 47
2.5.4.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 48
2.6 Đánh giá tác động của đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của Công ty 49
v

2.6.2 Tác động của đòn bẩy kinh doanh 49
2.6.2.1 Phân tích cấu trúc chi phí của Công ty qua 3 năm 2010-2012 50
2.6.2.2 Phân tích tác động của chi phí lên doanh lợi của Công ty 56
2.6.2.3 Phân tích rủi ro kinh doanh thông qua việc phân tích hòa vốn 62

2.6.2.4 Độ nghiêng đòn cân định phí và tác động của đòn bẩy kinh doanh lên
doanh lợi và rủi ro của Công ty 63
2.6.3 Tác động của đòn bẩy tài chính (DFL) 65
2.6.3.1 Phân tích cấu trúc nguồn vốn của Công ty 65
2.6.3.2 Tác động của cấu trúc vốn 72
2.6.3.3 Độ nghiêng đòn cân nợ và tác động của đòn bẩy tài chính 74
2.6.4 Tác động của đòn bẩy tổng hợp 75
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM KHUẾCH ĐẠI TÁC ĐỘNG CỦA
ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN DU LỊCH LONG PHÚ 78
3.1 Nhận xét chung về tình hình hoạt động của Công ty qua ba năm 78
3.1.1 Những thành tựu đạt đƣợc 78
3.1.2 Những mặt tồn tại cần khắc phục 78
3.2 Một số giải pháp nhằm khuếch đại tác động của đòn bẩy lên doanh lợi và hạn
chế rủi ro tại Công ty 79
3.2.1 Giải pháp nâng cao doanh thu 79
3.2.2 Về cấu trúc phi phí hợp lý 80
3.2.3 Về cấu trúc nguồn vốn hợp lý 81
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 1: BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3 NĂM 2010, 2011, 2012
PHỤ LỤC 2: MÔ HÌNH ỨNG DỤNG SOLVER TÌM CẤU TRÚC VỐN TỐI ƢU


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Bảng so sánh EBIT của hai công ty trong điều kiện bình thƣờng 10
Bảng 1.2 :Bảng so sánh EBIT của hai công ty khi doanh thu thay đổi 11

Bảng 2.1: Tình hình doanh thu qua hai năm (2010-2010) 41
Bảng 2.2: Tình hình doanh thu qua hai năm (2011-2012) 42
Bảng 2.3: So sánh tình hình lợi nhuận qua hai năm (2010-2011) 43
Bảng 2.4: So sánh tình hình lợi nhuận qua hai năm (2011-2012) 44
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua ba năm 46
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp số liệu tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả 46
Bảng 2.7: Bảng tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần 46
Bảng 2.8: Bảng tính tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 47
Bảng 2.9: Bảng tính tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 48
Bảng 2.10: Bảng tổng hợp chi phí qua ba năm (2010-2011-2012): 50
Bảng 2.11: Cấu trúc chi phí qua hai năm (2010 – 2011): 50
Bảng 2.12: Các trúc chi phí qua hai năm (2011-2012) : 51
Bảng 2.13: Các yếu tố cấu thành biến phí trong hai năm (2010-2011) 52
Bảng 2.14: Các yếu tố cấu thành biến phí trong hai năm (2011-2012) 52
Bảng 2.15: Các yếu tố cấu thành định phí trong hai năm (2010-2011) 54
Bảng 2.16: Các yếu tố cấu thành định phí trong hai năm (2011-2012) 54
Bảng 2.17: Tác động của cấu trúc chi phí lên doanh lợi của Công ty qua hai
năm (2010-2011) 56
Bảng 2.18: Tác động của cấu trúc chi phí lên doanh lợi của Công ty qua hai
năm (2011-2012) 57
vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.19: Bảng tính doanh thu hòa vốn 62
Bảng 2.20: Độ nghiêng đòn cân định phí qua hai năm (2010-2011) 63
Bảng 2.21:Độ nghiêng đòn cân định phí qua hai năm (2011-2012) 64
Bảng 2.22: So sánh cấu trúc vốn của Công ty qua hai năm (2010 – 2011) 66
Bảng 2.23: So sánh cấu trúc vốn của Công ty qua hai năm (2011 – 2012) 66
Bảng 2.24: Các nhân tố cấu thành nợ phải trả qua ba năm (2010-2011-2012) 68

Bảng 2.25: Tình hình sử dụng nợ của Công ty qua hai năm (2010-2011) 70
Bảng 2.26: Tình hình sử dụng nợ của Công ty qua hai năm (2011-2012) 70
Bảng 2.27: Hệ số thanh toán lãi vay của Công ty qua hai năm (2010-2011) 71
Bảng 2.28: Hệ số thanh toán lãi vay của Công ty qua hai năm (2011-2012) 71
Bảng 2.29: Bảng phân tích mối quan hệ giữa EBIT và EPS qua hai năm (2010-2011) 72
Bảng 2.30: Bảng phân tích mối quan hệ giữa EBIT và EPS qua hai năm (2010-2011) 73
Bảng 2.31: Độ nghiêng đòn cân nợ qua ba năm (2010-2011-2012) 74
Bảng 2.32: Độ nghiêng đòn cân tổng hợp qua ba năm (2010-2011-2012) 76
Bảng 3.1: Cấu trúc vốn của ba phƣơng án 82
Bảng 3.2: Bảng tính EPS theo ba phƣơng án tài trợ 83







viii


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Trang
Hình 1.1 : Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa sản lƣợng, doanh thu và chi phí 8
Hình 1.2 : Cấu trúc chi phí của ba phƣơng án 10
Hình 1.3 : Quan hệ giữa DOL và doanh thu thể hiện qua đồ thị 13
Hình 1.4 : Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa EBIT và EPS của doanh nghiệp 21
Hình 1.5 : Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính
và rủi ro tổng hợp cùng với phƣơng pháp nghiên cứu mối quan hệ tƣơng quan
giữa chúng 25
Hình 2.1 : Biểu đồ tình hình thực hiện doanh thu qua ba năm (2010-2011-2012) 42

Hình 2.2 : Biểu đồ tình hình thực hiện lợi nhuận qua ba năm (2010-2011-2012) 44
Hình 2.3 : Biểu đồ cấu trúc chi phí của Công ty qua ba năm (2010-2011-2012) 51
Hình 2.4 : Biểu đồ cấu trúc biến phí qua ba năm (2010-2011-2012) 53
Hình 2.5 : Biều đồ cấu trúc định phí qua ba năm (2010-2011-2012) 55
Hình 2.6 : Biểu đồ cấu trúc nguồn vốn qua ba năm (2010-2011-2012) 67
Hình 3.1 : Đồ thị xác định điểm bàng quan theo ba phƣơng án 84
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức Công ty 31
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức KDL Hòn Lao 35
Sơ đồ 2.3 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức KDL Suối Hoa Lan 36



ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh
CTCP: Công ty cổ phần
CPBH: Chi phí bán hàng
CPQLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp
CĐKT: Cân đối kế toán
DTBH và CCDV: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
DTT: Doanh thu thuần
ĐVT: Đơn vị tính
EBIT: Earning Before Interest and Tax
EPS: Earning Per Share: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
GVBH: Giá vốn hàng bán
TSCĐ: Tài sản cố định
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp





1

LỜI MỞ ĐẦU
 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào thì mục đích cuối cùng của nó cũng là
lợi nhuận. Để đạt đƣợc mục đích đó, các chủ thể có thể tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp bằng các công cụ tài chính. Những công cụ đó có thể làm tăng khả năng sinh
lợi cho doanh nghiệp. Nhƣng mặt khác nó có thể làm gia tăng độ rủi ro tiềm tàng
bởi các yếu tố khác mà doanh nghiệp không lƣờng trƣớc đƣợc.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng phát triển mạnh mẽ nhƣ ở nƣớc ta thì
việc phân tích tác động đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro không những là một công cụ
hữu hiệu để giúp doanh nghiệp dự đoán đƣợc những rủi ro kinh doanh cũng nhƣ rủi
ro về mặt tài chính mà còn là một công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp đề ra những
phƣơng hƣớng và chiến lƣợc hoạt động trong tƣơng lai.
Tối đa hóa doanh thu, giảm thiểu hóa chi phí nhằm tăng lợi nhuận là công thức
cơ bản để các doanh nghiệp thực hiện để đạt đƣợc mục tiêu tài chính đề ra. Nhƣng
đối với những doanh nghiệp có hình thức kinh doanh, quy mô khác nhau thì có sự
vận dụng khác nhau về cấu trúc chi phí, cấu trúc tài chính, các đòn bẩy phù hợp với
đặc điểm của đơn vị nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Xuất phát từ tình hình trên, sau khi đƣợc các Thầy, Cô trƣờng Đại học Nha
Trang trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về tài chính doanh nghiệp hiện đại,
đặc biệt là sự gợi ý, hƣớng dẫn tận tình, chu đáo của Thầy Thái Ninh và sự giúp đỡ,
tạo điều kiện rất thuận lợi của đơn vị thực tập, nên em đã chọn đề tài: “ Tác động
đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro tại Công ty cổ phần du lịch Long Phú” để làm đề
tài tốt nghiệp cho mình.
 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài này nhằm đƣa ra những lý luận cơ bản nhất về tác động
của đòn bẩy, đánh giá khái quát tác động của đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro tại
Công ty cổ phần du lịch Long Phú, đƣa ra những giải pháp kiến nghị góp phần nâng
cao hiệu quả tác động của đòn bẩy tại Công ty.


2


 Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu tác
động đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của hoạt động sản xuất kinh doanh chính tại
Công ty cổ phần du lịch Long Phú
Số liệu phân tích đƣợc thu thập trong năm 2010, 2011 và năm 2012
 Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, em sử dụng kết hợp đồng thời nhiều phƣơng pháp nghiên
cứu (phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp phân
tích…), trong đó chủ yếu là phƣơng pháp phân tích so sánh.
 Cấu trúc đề tài
Đề tài gồm có ba chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về rủi ro, tác động đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro
của doanh nghiệp
Chƣơng 2: Đánh giá tác động của đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro tại Công ty
cổ phần du lịch Long Phú
Chƣơng 3: Các kiến nghị nhằm khuếch đại tác động của đòn bẩy lên doanh
lợi và hạn chế rủi ro tại Công ty cổ phần du lịch Long Phú
Do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế nên phạm vi nghiên cứu cũng
nhƣ việc phân tích phục vụ cho đề tài còn chƣa hoàn toàn nhƣ ý, vì vậy, những đánh
giá đƣa ra trong đề tài còn chƣa hoàn toàn đầy đủ và chính xác. Em rất mong sự góp
ý chân thành từ thầy cô và bạn đọc.





3

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO, TÁC ĐỘNG ĐÒN BẨY LÊN
DOANH LỢI VÀ RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan về rủi ro của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm về rủi ro
Có thể hiểu rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả, rủi ro hiện diện ở
hầu hết các hoạt động của con ngƣời. Khi có rủi ro ngƣời ta sẽ không dự đoán chính
xác đƣợc kết quả, do đó dự tồn tại của rủi ro sẽ gây nên sự bất định, sự không chắc
chắn của kết quả dự đoán. Rủi ro là một khái niệm khách quan nên chúng ta có thể
đo lƣờng đƣợc nó. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về rủi ro, nhƣng cách tiếp cận
phổ biến nhất khi xem rủi ro nhƣ là khả năng xuất hiện các khoản thiệt hại tài
chính.
Về định nghĩa chính thống, rủi ro là sự kiện mà kết quả kinh doanh hiện tại
hoặc tƣơng lai có khả năng khác biệt đáng kể so với mức dự kiến từ trƣớc, hay còn
gọi là mức kỳ vọng. Sự chênh lệch tạo ra rủi ro vì giới kinh doanh và nhà đầu tƣ
quan niệm rằng những bất trắc không thể lƣờng hoặc kiểm soát đƣợc chính là bản
chất của rủi ro. Vì thế, đòi hỏi các nhà quản lý phải dùng nhiều biện pháp để hạn
chế đến mức thấp nhất những tác hại do rủi ro mang lại cho doanh nghiệp.
1.1.2 Phân loại rủi ro
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải thƣờng xuyên đƣơng
đầu với hàng loạt rủi ro. Tuy nhiên, hai loại rủi ro có ảnh hƣởng trực tiếp đến doanh
nghiệp có thể kể đến là: Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.
1.1.2.1 Rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh là loại rủi ro tiềm tàng trong bản thân hoạt động của từng
doanh nghiệp, sẽ không có gì chắc chắn xoay quanh doanh thu và lợi nhuận của

doanh nghiệp. Chính điều này sẽ tạo ra rủi ro, thể hiện ở chổ Công ty không tạo đủ
doanh thu hàng năm từ việc tiêu thụ sản phẩm đến mức đủ thanh toán các định phí
trong sản xuất kinh doanh. Hay nói cách khác, rủi ro kinh doanh phụ thuộc vào sự
phân bổ các chi phí hoạt động. Mối quan hệ giữa các loại chi phí và lợi nhuận là
công cụ phân tích rủi ro quan trọng của nhà quản trị tài chính. Chính vì thế, các nhà
4

quản trị trong doanh nghiệp giữ vai trò kiểm soát đối với mức độ rủi ro kinh doanh
thông qua sự lựa chọn dự án đầu tƣ, công nghệ và các chiến lƣợc đầu tƣ cụ thể.

1.1.2.2 Rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính chỉ tính khả biến tăng thêm của thu nhập mỗi cổ phần và xác
suất mất khả năng chi trả xảy ra khi một doanh nghiệp sử dụng các nguồn tài trợ có
chi phí tài chính cố định, nhƣ nợ và cổ phần ƣu đãi trong cấu trúc tài chính của
mình. Các chi phí sử dụng vốn nhƣ lãi vay và cổ tức ƣu đãi tƣợng trƣng cho các
nghĩa vụ theo hợp đồng một doanh nghiệp phải đáp ứng bất kể mức độ EBIT là bao
nhiêu. Việc gia tăng sử dụng các số lƣợng nợ và cổ phần ƣu đãi làm tăng các chi phí
tài chính cố định của doanh nghiệp, đến lƣợt mình các chi phí này lại làm tăng mức
EBIT mà doanh nghiệp phải đạt đƣợc để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính và duy trì
hoạt động. Lý do một doanh nghiệp chấp nhận rủi ro của việc tài trợ có chi phí tài
chính cố định là để tăng lợi nhuận có thể có cho các cổ đông. Nhƣ vậy, rủi ro tài
chính là tính khả biến tăng thêm của thu nhập mỗi cổ phần do việc sử dụng các
nguồn vốn có chi phí tài chính cố định. Những doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực
kinh doanh khác nhau phải đối diện với mức độ đòn bẩy khác nhau, và họ có thể
thay đổi phƣơng thức sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hợp lý.
Một cách tổng quát, những doanh nghiệp mà bản thân phải chịu nhiều rủi ro
trong kinh doanh có khuynh hƣớng sử dụng nợ ít hơn những doanh nghiệp mà rủi ro
trong kinh doanh có giới hạn. Nhƣng những doanh nghiệp trong trƣờng hợp thứ hai
có thể nổ lực hƣớng tới rủi ro về mặt tài chính cao hơn so với trƣờng hợp thứ nhất.
1.2 Tác động của đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp

Trong vật lý, đòn bẩy đƣợc chứng minh bằng sự tác động của một lực nhỏ có
thể làm lay chuyển một vật lớn, còn trong kinh tế đòn bẩy đƣợc giải thích bằng một
sự thay đổi nhỏ của sản lƣợng hay doanh thu sẽ làm do lợi nhuận của doanh nghiệp
thay đổi rất lớn. Vì vậy, trong quản trị tài chính, ngƣời ta thƣờng dùng các tỷ số đòn
bẩy trong kinh doanh một mặt để đo lƣờng rủi ro trong kinh doanh và tài chính, mặt
khác thông qua các đòn bẩy kinh doanh cũng nhƣ sử dụng chúng để xây dựng cơ
cấu vốn tối ƣu. Hệ thống đòn bẩy trong doanh nghiệp bao gồm:
5

 Đòn bẩy kinh doanh (Operating Leverage)
 Đòn bẩy tài chính (Finacial Leverage)
 Đòn bẩy tổng hợp (Total Leverage)
Trƣớc tiên ta đi tìm hiểu đòn bẩy kinh doanh

1.2.1 Khái niệm đòn bẩy kinh doanh
Đòn bẩy kinh doanh phản ánh sự thay đổi của các yếu tố sản lƣợng tiêu thụ,
cấu trúc chi phí lên doanh lợi của doanh nghiệp. Đòn bẩy kinh doanh liên quan đến
sử dụng tài sản cố định. Đòn bẩy kinh doanh còn đƣợc gọi là Đòn cân định phí, vì
nó thể hiện mức chi phí cố định đƣợc sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Thông qua đòn cân định phí, các nhà quản trị có thể đánh
giá ảnh hƣởng của chi phí cố định đối với doanh lợi của doanh nghiệp. Đòn cân
định phí có tác dụng tốt cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp sử dụng một cơ cấu chi
phí hợp phí của ngân quỹ và chọn đƣợc một tỉ lệ định phí thích hợp để nó tác động
tốt lên doanh lợi của doanh nghiệp
1.2.2 Cấu trúc chi phí
Chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động
vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí đƣợc phân
loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Trong quản lý tài chính, chi phí đƣợc phân loại
và phân tích theo sự biến đổi của chi phí đối với sự thay đổi của mức độ hoạt động,
tức là phân loại theo cách ứng xử của chi phí. Cách phân loại này căn cứ vào sự

thay đổi của chi phí khi có sự thay đổi của mức độ hoạt động. Theo đó, ngƣời ta
phân chia chi phí ra thành các loại: Biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp.
1.2.2.1 Biến phí
Chi phí biến đổi (Chi phí khả biến, biến phí): Là những chi phí sản xuất kinh
doanh thay đổi tỷ lệ thuận về tổng số, về tỷ lệ với sự biến động về khối lƣợng sản
phẩm, gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (CP NVLTT); Chi phí nhân công
trực tiếp (CP NCTT) và một số khoản chi phí sản xuất chung nhƣ: Chi phí nhân
công, chi phí điện nƣớc, phụ tùng sửa chữa máy,…Chi phí khả biến không thay đổi
khi tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc.
6

1.2.2.2 Định phí
Chi phí cố định (Chi phí bất biến, định phí): Là những chi phí mà tổng số
không thay đổi với sự biến động về khối lƣợng sản phẩm, công việc, gồm: chi phí
khấu hao tài sản cố định (TSCĐ), lƣơng nhân viên (NV), cán bộ quản lý,…Chi phí
bất biến của một đơn vị sản phẩm, công việc có quan hệ tỷ lệ nghịch với khối
lƣợng, sản phẩm, công việc.
Trong chi phí cố định, các khoản định phí bắt buộc nhƣ chi phí khấu hao
TSCĐ, chi phí tiền lƣơng cho nhân viên quản lý thƣờng chiếm một tỷ trọng cao.
Những doanh nghiệp có đầu tƣ về máy móc, thiết bị hiện đại và trình độ công nghệ
cao thƣờng có khoản chi phí khấu hao lớn, đƣa đến chi phí cố định cao. Bên cạnh
đó, trình độ tự động hóa của doanh nghiệp tăng cao, nhân công đòi hỏi ít hơn, chi
phí nhân công giảm làm giảm chi phí biến đổi. Do đó, trong những doanh nghiệp
này, tỷ lệ chi phí cố định chiếm trong tổng chi phí là khá lớn. Còn định phí tùy ý
(hay định phí không bắt buộc) thì chiếm một tỷ lệ thấp trong tổng định phí. Tuy
nhiên, trong thực tế không có ranh giới rõ ràng giữa định phí và biến phí mà có loại
chi phí bao gồm cả yếu tố khả biến và bất biến, đó là chi phí hỗn hợp. Ở mức độ
hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thƣờng thể hiện các đặc điểm của định phí.
Thông thƣờng ở mức độ hoạt động vƣợt quá mức căn bản, nó thể hiện đặc điểm của
biến phí. Chi phí điện thoại là một ví dụ của chi phí hỗn hợp, trong đó phần định phí

là chi phí thuê bao, phần biến phí là chi phí tính trên thời gian gọi.
1.2.3 Đánh giả rủi ro kinh doanh thông qua việc phân tích hòa vốn
1.2.3.1 Định nghĩa điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn (Break Even Point) là điểm mà tại đó doanh thu chỉ bù đắp
những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Hay nói cách khác, điểm hòa vốn là điểm
mà tại đó doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không lời cũng không lỗ (EBIT = 0).
1.2.3.2 Phân tích hòa vốn
Để hiểu đƣợc vai trò của đòn bẩy kinh doanh trong việc ấn định rủi ro kinh
doanh của một doanh nghiệp, cần triển khai các nguyên tắc cơ bản của phân tích
hòa vốn (còn gọi là phân tích chi phí – sản lƣợng – lợi nhuận). Phân tích hòa vốn là
phƣơng pháp sử dụng để nghiên cứu về mối liên hệ giữa doanh thu, các chi phí hoạt
7

động cố định, các chi phí hoạt động biến đổi và EBIT tại nhiều mức sản lƣợng khác
nhau của doanh nghiệp.
Mục đích của việc phân tích hòa vốn là để xác định lợi nhuận từ kinh doanh sẽ
thay đổi nhƣ thế nào so với mức sản xuất và nhận biết mức sản xuất mà tại đó quá
trình từ lỗ sang lãi diễn ra.
Chúng ta có mối quan hệ: EBIT = Doanh thu – Tổng chi phí
Mà: Tổng chi phí = Biến phí + Định phí
Suy ra: EBIT = Doanh thu – (Biến phí + Định phí)
Tại điểm hòa vốn, EBIT = 0, tức là:
Doanh thu hòa vốn – (Biến phí + Định phí) = 0
Hay : Doanh thu hòa vốn = Biến phí + Định phí
*

Chúng ta dùng các ký hiệu sau:
S
hv
: Doanh thu hòa vốn Q

hv
: Sản lƣợng hòa vốn
p: Giá bán đơn vị sản phẩm
v: Biến phí trên một đơn vị sản phẩm V: Tổng biến phí
S: Tổng doanh thu bán hàng trong kỳ F: Định phí
Thay vào (*) ta đƣợc:
F + V = S
hv

F – (p-v) Q
hv
= 0
Từ đó rút ra đƣợc:
- Sản lƣợng hòa vốn (Q
hv
):








- Doanh thu hòa vốn (S
hv
)










- Thời gian hòa vốn (T
hv
), (tính theo ngày):

8




òố






Nhìn vào đồ thị dƣới đây biểu diễn mối quan hệ giữa sản lƣợng, doanh số
(doanh thu) và chi phí, ta thấy EBIT cho các trƣờng hợp sản lƣợng khác nhau,
đƣờng biểu diễn của doanh thu và tổng chi phí gặp nhau tại một điểm, ở đó đƣợc
gọi là điểm hòa vốn, các khoản lỗ phát sinh trong phạm vi mức sản lƣợng nào đó,
với mức doanh số tƣơng ứng, với sản lƣợng này không đủ để bù đắp chi phí. Ứng
với sản lƣợng hòa vốn là doanh thu hòa vốn, chỉ vừa đủ để bù đắp chi phí, không có
lãi. Khi nào tiêu thụ trên mức sản lƣợng hòa vốn với doanh thu hòa vốn thì sẽ có lãi.
Điểm hòa vốn nói lên tình trạng doanh thu tại điểm đó vừa đúng bằng chi phí. Khi

nào doanh thu đã bù đắp đƣợc chi phí thì vùng lãi xuất hiện.















Hình 1.1: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa sản lƣợng, doanh thu và chi phí
Lỗ
Định phí
Sản lƣợng
Sản lƣợng hòa vốn
Doanh thu,
Chi phí
Doanh thu
hoà vốn
Điểm hòa
vốn
Lãi
Tổng chi phí
Doanh thu

9

Trong phân tích hòa vốn cũng có một vài hạn chế của nó nhƣ: Giá bán và biến
phí một đơn vị không đổi; Thành phần của các chi phí hoạt động có thể thay đổi;
Tính đa dạng của sản phẩm; Tính không chắc chắn trong phân tích hòa vốn và thời
gian hoạch định là ngắn hạn.
Nhƣ vậy, phân tích hòa vốn là một công cụ phân tích tài chính đƣợc dùng để
nghiên cứu các mối liên hệ giữa doanh thu, các định phí (ĐP), biến phí (BP), và
EBIT của một doanh nghiệp tại nhiều mức sản lƣợng khác nhau. Phân tích hòa vốn
có thể đƣợc dùng hỗ trợ việc dự báo lợi nhuận, phân tích các thay đổi trong cấu trúc
vốn hay cấu trúc giá cả và trong hoạch định cấu trúc vốn
1.2.3.3 Rủi ro kinh doanh thông qua việc phân tích hòa vốn
Phân tích hòa vốn thƣờng đƣợc sử dụng để đánh giá rủi ro của một doanh
nghiệp bằng cách chỉ ra tác động của chúng lên EBIT khi chúng có những thay đổi
của môi trƣờng kinh doanh. Một khi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang ở
gần điểm hòa vốn là không tốt, vì đó là tình trạng mức độ rủi ro khá lớn và cực kỳ
mạo hiểm. Khi các điều kiện nhƣ chi phí biến đổi đơn vị, giá bán, sản lƣợng tiêu thụ
thay đổi hoặc có đột biến về chi phí cố định thì doanh nghiệp phải chịu rủi ro và
thua lỗ.
1.2.3.4 Tác dụng của phân tích hòa vốn
Đánh giá khả năng tạo lãi của một phương án sản xuất mới
Phân tích hòa vốn giúp ta lựa chọn đƣợc quá trình nào có tổng hợp chi phí
thấp nhất ứng với khối lƣợng sản phẩm yêu cầu. Lẽ tất nhiên, điểm này cũng chỉ
cho ta vùng lợi nhuận tốt nhất. Cho nên, ta có thể tập trung vào hai vấn đề: quá trình
có chi phí thấp và tổng số tiền lãi. Chỉ khi ta tập trung vào hai vấn đề này thì quyết
định về quá trình sản xuất mới đạt kết quả. Ta sẽ biểu diễn qua quá trình sản xuất để
so sánh:




10






Hình 1.2: Cấu trúc chi phí của ba phƣơng án
Các Công ty có quyền lựa chọn để hoạt động kinh doanh với những công nghệ
sản xuất khác nhau, các doanh nghiệp đầu tƣ vào những công nghệ kỹ thuật thấp,
đòi hỏi nhiều công nhân thì tài sản cố định thấp và do vậy tỷ lệ định phí thấp trong
tổng số chi phí, tức là chúng có khả năng sản xuất thấp (PA 1). Ngƣợc lại, những
doanh nghiệp đầu tƣ nhiều vào kỹ thuật thì tài sản cố định rất cao và do vậy tỷ lệ
định phí chiếm rất cao trong tổng số chi phí, tức chúng có khả năng sản xuất cao
hơn (PA 3). Khả năng sản xuất cao có tác dụng khuếch đại lợi nhuận nếu nhƣ doanh
số ban đầu tăng, nhƣng đồng thời cũng khuếch đại tổn thất nếu doanh số bán giảm.
Kết luận trên đƣợc khẳng định khi ta xem xét thêm một ví dụ minh họa đơn
giản tại Công ty X và Công ty Y trong 2 trƣờng hợp: khi doanh thu tăng lên 10% và
khi doanh thu giảm xuống 10%.
Sau đây là ví dụ minh họa
- Trong điều kiện bình thƣờng
Bảng 1.1: Bảng so sánh EBIT của hai công ty trong điều kiện bình thƣờng

STT
Chỉ tiêu
Công ty X
Công ty Y
Số tiền
Tỷ trọng
%

Số tiền
Tỷ trọng
%
1
Doanh thu thuần (DTT)
100,000
100
100,000
100
2
Biến phí (V)
70,000
70
30,000
30
3
Định phí (F)
20,000
20
60,000
60
4
EBIT ( 4 = 1-2-3)
10,000
10
10,000
10
PA1
BP1
ĐP1

BP1
PA2
BP2
ĐP2
PA3
BP3
ĐP3
11


- Khi doanh thu đƣợc tăng lên 10% ( hoặc doanh thu bị giảm xuống 10%)
Bảng 1.2: Bảng so sánh EBIT của hai công ty khi doanh thu thay đổi
Chỉ tiêu
Khi doanh thu tăng lên 10%
Khi doanh thu giảm xuống 10%
Công ty X
Công ty Y
Công ty X
Công ty Y
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
DTT
110,000
100

110,000
100
90,000
100
90,000
100
Biến phí
77,000
70
33,000
30
63,000
70
27,000
30
Định phí
20,000
18.18
60,000
54.55
20,000
22.22
60,000
66.67
EBIT
13,000
11.82
17,000
15.45
7,000

7.78
3,000
3.33

Qua số liệu cụ thể của ví dụ đơn giản này, ta thấy: Nếu một Công ty có tỷ
trọng cấu trúc định phí cao thì EBIT đạt đƣợc sẽ tăng cao (so với một Công ty có tỷ
trọng cấu trúc định phí thấp) nếu nhƣ doanh thu tăng nhiều và ngƣợc lại thì EBIT sẽ
bị giảm nhiều hơn (so với một Công ty có tỷ trọng cấu trúc định phí thấp). Nghĩa là:
Cấu trúc chi phí có tác động lớn đến EBIT của doanh nghiệp.
Việc lựa chọn những phƣơng án sản xuất khác nhau là nguyên nhân làm thay
đổi cấu trúc chi phí và giá bán, do dó phân tích hòa vốn thƣờng đƣợc sử dụng để
phân tích những sự lựa chọn khác nhau và dự báo những hậu quả có thể xảy ra của
chúng đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp thay đổi phƣơng án sản xuất: Qua phân tích hòa vốn của các
nhà quản trị cũng có thể lựa chọn phƣơng án sản xuất nào là tối ƣu. Và dự báo
những ảnh hƣởng có thể xảy ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Khi doanh nghiệp đƣa ra thị trƣờng một sản phẩm mới, việc phân tích hòa vốn
là công cụ hữu hiệu để đánh giá hiệu quả của việc sản xuất sản phẩm mới. Qua việc
phân tích hòa vốn, các nhà quản trị cũng có thể dự báo mức độ thành công và những
rủi ro ảnh hƣởng đến dự án sản xuất sản phẩm mới của họ. Tóm lại, thông qua việc
12

phân tích hòa vốn có thể rút ra đƣợc một số ý nghĩa nhƣ: Giúp ta phân tích đƣợc các
nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ: giá
bán đơn vị, biến phí đơn vị, định phí; Xác định đƣợc mục tiêu lợi nhuận cho doanh
nghiệp để lựa chọn các phƣơng án kinh doanh khác nhau; Giúp cho doanh nghiệp
đánh giá đƣợc mức độ rủi ro của một dự án đầu tƣ hay mức độ rủi ro của hoạt động
sản xuất kinh doanh một doanh nghiệp…
1.2.4 Độ nghiêng đòn cân định phí (DOL) và mối quan hệ giữa DOL với doanh thu

Đòn bẩy kinh doanh dùng các chi phí hoạt động cố định làm điểm tựa. Khi
một doanh nghiệp sử dụng các chi phí hoạt động cố định, một thay đổi trong doanh
thu sẽ đƣợc phóng đại thành một thay đổi tƣơng đối lớn trong lãi trƣớc thuế và lãi
vay (EBIT). Tác động số nhân này của việc sử dụng các chi phí hoạt động cố định
đƣợc gọi là độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh (hay độ nghiêng đòn cân định phí –
DOL).
Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh (DOL) đƣợc định nghĩa là phần trăm thay đổi
trong EBIT do một phần trăm thay đổi trong doanh thu. Hay nói cách khác, độ
nghiêng đòn bẩy kinh doanh của một doanh nghiệp đƣợc định nghĩa là tác động số
nhân của việc sử dụng các chi phí hoạt động cố định. Cụ thể hơn, DOL có thể đƣợc
tính nhƣ phần trăm thay đổi trong EBIT do một phần trăm thay đổi cho sẵn trong
doanh thu (sản lƣợng).

ạ

ỷệđổủ
ỷệđổủ

DOL có thể viết thành:

ạ



  



  


 

Hay :

ạ

  ếí


Việc dùng công thức trên để do lƣờng DOL của một doanh nghiệp chỉ áp dụng
đƣợc cho những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm. Đối với
13

những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm DOL đƣợc tính bằng
công thức:

ạ

  


Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tiến đến cực đại khi
doanh nghiệp tiến gần đến hoạt động ở mức sản lƣợng hòa vốn. Điều này thể hiện
qua phƣơng trình:

ạ


  



Rủi ro kinh doanh, tính khả biến trong EBIT trong một doanh nghiệp cũng
chịu ảnh hƣởng bởi tính khả biến của doanh thu và các chi phí hoạt động theo thời
gian.







Hình 1.3 Quan hệ giữa DOL và doanh thu thể hiện qua đồ thị
Nhìn vào đồ thị ta thấy tại điểm hòa vốn Q = Qhv, EBIT=0, do đó không xác
định đƣợc DOL. Tại điểm này khi doanh số thay đổi ta không thể xác định mức
thay đổi của EBIT. Khi doanh số bán hàng tăng (giảm) 1% thi EBIT có khuynh
hƣớng tăng (giảm) DOL%. Sản lƣợng tiêu thụ càng gần đến mức sản lƣợng hòa vốn
thì mức độ rủi ro kinh doanh càng cao. Bởi vì càng tiến gần đến mức sản lƣợng hòa
vốn thì độ nhạy cảm của EBIT khi doanh số thay đổi sẽ càng lớn mà độ nhạy cảm
của EBIT nói lên tính không chắc chắn của EBIT. Sản lƣợng tiêu thụ càng vƣợt xa
Q
hv
0
DOL
Q
hv
Q
14

mức sản lƣợng hòa vốn thì DOL càng giảm, rủi ro kinh doanh càng thấp. Cần lƣu ý
rằng DOL càng giảm thì rủi ro càng ít chứ không bao giờ triệt tiêu đƣợc hết tất cả

những rủi ro. Bởi lẽ khi nào còn hiện diện định phí trong cấu trúc chi phí của doanh
nghiệp thì đòn cân định phí còn tồn tại và rủi ro kinh doanh vẫn có.
1.2.5 Tác động của đòn bẩy kinh doanh lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp
Tác động đòn cân định phí đo lƣờng mức độ tăng trƣởng tƣơng đối của kết
quả sản xuất kinh doanh. Mức tăng trƣởng tƣơng đối này có nguồn gốc từ mức tăng
trƣởng tƣơng đối của sản xuất. Đòn cân định phí thể hiện sự mạo hiểm kinh doanh
và mức độ mạo hiểm này phụ thuộc vào tính chất hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Thông qua đòn cân định phí, nhà quản trị có thể đánh giá ảnh hƣởng của kết
cấu chi phí đối với mức độ rủi ro trong sản xuất của doanh nghiệp, tức ảnh hƣởng
của chi phí cố định tới lợi nhuận hoạt động. Nhƣ ta đã biết, độ nghiêng đòn cân định
phí đƣợc xác định bởi:

ạ

  


Theo đẳng thức này, với mức sản lƣợng cho trƣớc, độ nghiêng đòn cân định
phí cũng tăng nhƣ định phí. Nhƣ vậy, nếu một doanh nghiệp có độ nghiêng đòn cân
định phí cao thì những biến đổi nhỏ của doanh số tiêu thụ sản phẩm cũng tác động
lớn vào lợi nhuận (EBIT). Lợi nhuận tăng rất nhanh trong trƣờng hợp mở rộng bán
hàng nhƣng đồng thời cũng sẽ giảm rất mạnh nếu có sự sụt giảm mức độ tiêu thụ.
Hay nói cách khác, độ nghiêng đòn cân định phí càng tăng cao thì rủi ro trong kinh
doanh càng lớn. Nhìn chung, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp càng ở gần
điểm hòa vốn là càng không tốt, vì đó là tình trạng rất mạo hiểm. Để giảm bớt rủi ro
do hệ số đòn cân định phí tăng, một số doanh nghiệp thực hiện giảm định phí nhƣ
nhận gia công đặt hàng, nhận ủy thác xuất nhập khẩu, giảm đầu tƣ vào tài sản cố
định…Trong phân tích tài chính hiện nay, cần giữ ổn định mức độ ảnh hƣởng cho
chi phí cố định vào lợi nhuận khi ta thực hiện phân tích để lập dự toán cho kỳ sau.
Sự biến động của lợi nhuận thể hiện sự mạo hiểm về kinh tế của doanh nghiệp và

thƣờng phụ thuộc vào ba yếu tố: doanh thu, cấu trúc chi phí, mức độ ở gần điểm
hòa vốn so với mức sản lƣợng có thể.
15

1.3 Tác động của đòn bẩy tài chính lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp
1.3.1 Khái niệm đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính còn đƣợc gọi là đòn cân nợ. Đòn cân nợ là tỷ số giữa tổng
số nợ trên tổng số vốn của doanh nghiệp. Tổng số nợ bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ
dài hạn. Đòn cân nợ xác định chi phí tài chính cố định trong tổng số chi phí sử dụng
ngân quỹ của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính liên quan đến sử dụng nợ (và cổ
phần ƣu đãi) có chi phí tài chính cố định. Khi doanh nghiệp sử dụng lãi vay thì đòn
cân nợ sẽ làm thay đổi tỷ lệ sinh lời trên phần vốn chủ sở hữu.
1.3.2 Cấu trúc vốn – cấu trúc tài chính
Cấu trúc vốn đƣợc định nghĩa là sự kết hợp số lƣợng nợ ngắn hạn thƣờng
xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ƣu đãi, và vốn cổ phần thƣờng đƣợc dùng để tài trợ cho
quyết định đầu tƣ ở một doanh nghiệp. Trong khi cấu trúc tài chính là sự kết hợp nợ
ngắn hạn, nợ dài hạn, cổ phần ƣu đãi, và vốn cổ phần thƣờng đƣợc dùng để tài trợ
cho quyết định đầu tƣ ở một doanh nghiệp. Nhƣ vậy, cấu trúc vốn chỉ là một phần
của cấu trúc tài chính, tiêu biểu cho các nguồn thƣờng xuyên tài trợ của một doanh
nghiệp. Còn cấu trúc vốn tối ƣu của một doanh nghiệp là một hỗn hợp nợ dài hạn,
cổ phần ƣu đãi, cổ phần thƣờng cho phép tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình
quân, tối thiểu hóa rủi ro và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
Đòn bẩy tài chính đƣợc hình thành thông qua việc chọn lựa cơ cấu tài chính để
tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Một cấu trúc tài chính hợp lý sẽ tạo ra
đòn bẩy thích hợp để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Sau khi doanh nghiệp
xác định xong nhu cầu vốn, vấn đề đặt ra là xem xét cấu trúc vốn đã đầy đủ và hợp
lý chƣa. Nếu chƣa thì phải xác định lại nguồn tài trợ thế nào cho hợp lý. Cấu trúc tài
chính thể hiện bên phần nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán. Nguồn vốn của
doanh nghiệp bao gồm: Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
1.3.2.1 Nợ phải trả

Nợ phải trả là nguồn vốn không thuộc sở hữu của doanh nghiệp, phản ánh các
khoản nợ phải trả phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp
phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm các khoản nợ tiền vay, các khoản
nợ phải trả, phải thanh toán cho ngƣời bán, cho Nhà nƣớc, cho công nhân viên và
16

các khoản phải trả khác. Nợ phải trả của doanh nghiệp bao gồm: Nợ ngắn hạn và nợ
dài hạn.
1.3.2.2 Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là vốn của các chủ sở hữu đã đầu tƣ vào doanh nghiệp với
mục đích là kiếm lời và doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, phản ánh các
loại nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên góp vốn
trong Công ty liên doanh, Công ty TNHH, Doanh nghiệp tƣ nhân, Công ty hợp danh
hoặc các cổ đông trong Công ty cổ phần,…
Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu mà doanh nghiệp không
phải cam kết thanh toán. Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà
đầu tƣ góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu
không phải là một khoản nợ. Một doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều chủ sở
hữu vốn. Vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn chủ sở hữu và nguồn kinh phí và quỹ khác.
1.3.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá cấu trúc vốn
Các chỉ tiêu này phản ánh mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp trong
kinh doanh, đồng thời cũng phản ánh khả năng về rủi ro tài chính có thể xảy ra đối
với doanh nghiệp, cũng nhƣ đối với các chủ nợ doanh nghiệp. Thông thƣờng khi
đánh giá cấu trúc vốn của doanh nghiệp ngƣời ta thƣờng sử dụng các chỉ tiêu sau:
 Tỷ số nợ
ỷốợ 
ợảả
ổồố

Tỷ số này nói lên tình trạng góp vốn của doanh nghiệp, các chủ nợ thƣờng

muốn tỷ số này thấp, có nhƣ vậy trong trƣờng hợp doanh nghiệp bị phá sản mới
đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán nợ. Ngƣợc lại, tùy trƣờng hợp mà doanh nghiệp
có thể muốn có tỷ số nợ cao vì có nhƣ thế chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC)
sẽ thấp, để làm cho tỷ suất doanh lợi của vốn chủ sở hữu tăng lên.
Tóm lại, tỷ số này càng cao thì sự biến động tỷ suất doanh lợi của vốn chủ sở
hữu càng lớn do đó rủi ro về mặt tài chính của doanh nghiệp càng tăng.
 Hệ số thanh toán lãi vay
ệố


  


×