Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.18 KB, 74 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN MAY THĂNG LONG
2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần may Thăng Long:
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần may Thăng
Long:
Tên công ty: Công ty cổ phần may Thăng Long
Tên thường gọi: Công ty may Thăng Long
Tên giao dịch Tiếng Anh: Thanglong garment joint stock
company
Tên viết tắt: Thaloga
Trụ sở chính: 250 Minh Khai - Hai Bà Trưng – Hà
Nội
Điện thoại: (84-4) 8623372
Fax: (84-4) 8623374
Email:
Website:
SVTH: Nguyễn Thu Hiền - KT46C
1
Mốc đánh dấu sự hình thành của công ty cổ phần may Thăng
Long là ngày 08/05/1958 - Bộ ngoại thương ra quyết định thành lập
Công ty may mặc xuất khẩu - tiền thân của công ty cổ phần may
Thăng Long ngày nay. Đây là công ty may mặc xuất khẩu đầu tiên ở
Việt Nam, có trụ sở đặt tại 15-Cao Bá Quát. Khi mới thành lập công ty
chỉ có 400 máy đạp chân với 550 công nhân có chút hiểu biết về may
mặc, nhưng ngay trong năm thành lập đầu tiên (1958) cán bộ công
nhân viên trong công ty đã vượt lên mọi khó khăn, thiếu thốn và đã
hoàn thành vượt mức kế hoạch 12,8%. Với vai trò là một công ty may
mặc xuất khẩu, công ty đã nhanh chóng thiết lập và mở rộng mối quan
hệ với các khách hàng nước ngoài như: Liên Xô, Đông Âu, Tiệp
Khắc…


Từ năm 1961 đến năm 1965, để nâng cao hiệu quả hoạt động
công ty đã xây dựng và tiến hành thực hiện kế hoạch năm năm lần
thư nhất. Trước đòi hỏi phải mở rộng quy mô tháng 7 năm 1961 công
ty đã được chuyển về trụ sở mới tại 250 Minh Khai – Hai Bà Trưng -
Hà Nội.
Kết thúc kế hoạch năm năm lần thứ nhất, côn ty tiếp tục xây dựng
và thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ hai. Mặc dù đây là thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt, công ty đã gặp rất nhiều khó
khăn nhưng các cán bộ công nhân viên trong công ty vẫn quyết tâm
hoàn thành kế hoạch sản xuất được giao.
SVTH: Nguyễn Thu Hiền - KT46C
2
Trong giai đoạn từ 1976-1980 công ty tập trung vào một số hoạt
động như: Thực hiện triển khai là đơn vị thí điểm của toàn ngành may
mặc, trang bị thêm máy móc, cải tiến dây chuyền công nghệ…Đến
năm 1979, xí nghiệp được đổi tên mới thành Xí nghiệp may Thăng
Long.
Từ năm 1980-1985 công ty bước vào việc thực hiện kế hoạch 5
năm lần thứ ba. Đây là giai đoạn nước ta bắt đầu công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập
trung nên bối cảnh chung của nền kinh tế rất khó khăn. Tuy vậy ban
lãnh đạo công ty đã có những đổi mới để đáp ứng yêu cầu của xã hội
mới và vì thế số lượng sản phẩm của công ty được xuất khẩu vẫn
tăng lên trong từng năm (năm 1981 số sản phẩm xuất khẩu là
2.669.771, năm 1985 đã lên tới 3.382.270).
Năm 1986 đánh dấu một sự thay đổi lớn khi cơ chế bao cấp được
xoá bỏ. Các đơn vị sản xuất kinh doanh phải tự hạch toán kinh doanh
trong cơ chế thị trường khắc nghiệt. Trong lúc đó trên thế giới hệ
thống các nước xã hội chủ nghĩa bắt đầu suy yếu và sụp đổ, thị
trường và các bạn hàng truyền thống của công ty gần như mất hoàn

toàn. Trước những khó khăn đó phát huy truyền thống của công ty với
những kinh nghiệm đã tích luỹ được, ban lãnh đạo công ty đã chuyển
hướng sản xuất kinh doanh từ thụ động chờ đợi khách hàng, sang tích
cực mở rộng thị trường, tìm kiếm nhiều khách hàng mới tại các nước
Tây Âu và các nước châu Á, châu Phi. Đồng thời công ty cũng quyết
định đầu tư 20tỷ đồng để đổi mới dây chuyền công nghệ, thay thế
toàn bộ máy móc thiết bị cũ của Cộng hoà dân chủ Đức trước đây
bằng máy móc thiết bị hiện đại hơn của Cộng hoà liên bang Đức và
Nhật Bản.
SVTH: Nguyễn Thu Hiền - KT46C
3
Nhờ những thành tích đạt được năm 1991, Công ty là đơn vị đầu
tiên trong nghành may mặc được nhà nước cấp giấy phép xuất khẩu
trực tiếp. Đến tháng 6/1992, công ty trở thành đơn vị đầu tiên được Bộ
công nghiệp cho phép chuyển đổi từ loại hình xí nghiệp sang loại hình
công ty, công ty có tên gọi mới là Công ty may Thăng Long theo
quyết định số 218 TC/LĐ-CNN ngày 24/3/1993. Nhanh chóng nắm bắt
được xu thế mới của ngành, công ty đã quyết định đầu tư mua đất và
thành lập một xí nghiệp ở Hải Phòng mở rộng quy mô sản xuất. Việc
mở rộng thị trường, tìm kiếm những khách hàng mới vẫn được công
ty chú trọng. Đồng thời thị trường trong nước cũng đã bắt đầu được
khai thác. Trong năm 1993, công ty đã đăng ký bản quyền thường
hiệu ThaLoGa tại thị trường Việt Nam và mở một Trung tâm thương
mại và giới thiêu sản phẩm được đầu tư và đặt tại 39 Ngô Quyền
nhằm giới thiệu các sản phẩm và thương hiệu của công ty. Công ty
may Thăng Long đã trở thành công ty đầu tiên ở phía Bắc chuyển đổi
kết hợp cả hoạt động sản xuất và kinh doanh. Bắt đầu từ năm 2000,
công ty thực hiện hoạt động theo hệ thống quản lý ISO 9001-2000
theo tiêu chuẩn SA 8000.
May Thăng Long đã trở thành một thương hiệu hàng Việt Nam

chất lượng cao quen thuộc của hàng triệu người tiêu dùng trong cả
nước. Cho đến năm 2003, Công ty đã có một cơ ngơi khang trang,
gồm 9 xí nghiệp và nhà máy may thành viên tại Hà Nội, Nam Định, Hà
Nam, Hà Tây, Hải Phòng và Quảng Ninh, với tổng số 90 dây chuyền
may được chuyên môn hóa cao và 2 dây chuyền giặt mài, mỗi năm có
thể sản xuất được 12 triệu sản phẩm các loại và giặt mài được 4 triệu
sản phẩm, phục vụ cho Công ty và các doanh nghiệp khu vực phía
Bắc.
SVTH: Nguyễn Thu Hiền - KT46C
4
Năm 2003 cũng đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình
phát triển của công ty, công ty được chuyển đổi sang hình thức công
ty cổ phần theo quyết định 165/QĐ-BCN ngày 14/10/2003 của Bộ
Công nghiệp và lấy tên là Công ty cổ phần May Thăng Long. Công
ty trở thành công ty cổ phần nhà nước và Nhà nước nắm cổ phần chi
phối 51% và được cấp Giấy CNĐKKD số: 0103003573 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần 1 ngày 13/01/2004. Đến
năm 2007 công ty chuyển đổi chủ sở hữu theo Quyết định 42/QĐ-BCT
của bộ công thương ban hành ngày 15/02/2007 từ doanh nghiệp có
51% vốn cổ phần nhà nước sang 100% cổ phần do các cổ đông góp
vốn. Hiện nay Công ty là đơn vị liên kết của Tập đoàn Dệt May Việt
Nam:
Vốn điều lệ :23.306.700.000
Số lượng cổ phần: 118.864 cổ phần
Mệnh giá 1 cổ phần: 100.000VNĐ/1cp.
Trong những năm gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty không ngừng phát triển và đã đạt được một số chỉ tiêu tài
chính như sau:
SVTH: Nguyễn Thu Hiền - KT46C
5

(Đơn vị: VNĐ)
ST
T
Chỉ tiêu tài chính Năm 2005 Năm 2006
1 Tổng tài sản:
128.096.933.850 130.777.436.278
2 -Tài sản ngắn hạn
54.634.954.423 65.270.075.934
-Tài sản dài hạn
73.461.979.427 65.507.360.344
2 Nợ phải trả:
111.821.738.249 108.553.173.332
-Nợ ngắn hạn
73.711.169.618 81.628.488.572
-Nợ dài hạn
38.110.568.631 26.924.684.760
3 Tổng doanh thu
96.204.510.194 104.613.148.318
4 Lợi nhuận trước thuế
1.981.518.267 2.789.352.153
5 Thu nhập bình quân/ người/
tháng
1.000.000 1.240.000
SVTH: Nguyễn Thu Hiền - KT46C
6
Trong những năm gần đây, tình hình hoạt động kinh doanh của
công ty không ngừng phát triển. Trong giai đoạn 50 năm xây dựng
phát triển công ty có một kết quả khá tốt, công ty đã đóng góp đáng kể
vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giải quyết
công ăn việc làm cho xã hội... Năng lực sản xuất được mở rộng, sản

phẩm ngày càng phong phú với chất lượng ngày càng cao. Tốc độ
tăng trưởng bình quân các chỉ tiêu từ năm 1992- 2006 là: Tốc độ tăng
trưởng bình quân doanh thu là 124%; Tốc độ tăng trưởng bình quân
nộp nhân sách là 130%; Tốc độ tăng trương bình quân kim ngạch xuất
khẩu là 147%; Tốc độ tăng trưởng bình quân thu nhập là 121%; Năng
suất lao động tăng bình quân 10-15%; Doanh thu nội địa tăng từ 4,2tỷ
đồng năm 1992 lên 28 tỷ đồng năm 2006... Trong tương lai công ty sẽ
còn tiếp tục phát triển và đóng góp vào sự phát triển đất nước.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty Cổ Phần may Thăng Long:
Từ tháng 10 năm 2003, theo QĐ 165/2003/QĐ-BCN của Bộ công
nghiệp, Công ty may Thăng Long trở thành Công ty Cổ phần May
Thăng Long, do đó công ty chịu sự lãnh đạo và kiểm soát của một bộ
phận là các cổ đông trong công ty. Hiện nay, bộ máy quản lý của công
ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến, việc thực hiện quản lý kinh
doanh được tiến hành theo hai câp: cấp công ty và cấp xí nghiệp.
* Thứ nhất là bộ máy quản lý ở cấp Công ty: Bộ máy tổ chức bao
gồm: Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị; Ban kiểm soát; Tổng
giám đốc và bộ máy giúp việc. Trong đó:
SVTH: Nguyễn Thu Hiền - KT46C
7
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyền lực cao nhất của công
ty, quyết định các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển dài hạn
của công ty thông qua biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông sẽ bầu ra Hội
đồng quản trị và ban kiểm soát.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của công ty, đứng đầu là
chủ tịch hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị sẽ vạch ra chiến lược
phát triển trung hạn, ngắn hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của
công ty. Thay mặt hội đồng quản trị điều hành công ty là Tổng giám
đốc.
Ban kiểm soát: Là cơ quan giám sát hoạt động của Đại hội đồng

cổ đông và đứng đầu là Trưởng ban kiểm soát sẽ thực hiện giám sát
hội đồng quản trị và tổng giám đốc. Ngoài ra, ban kiểm soát của công
ty còn có hai uỷ viên ban kiểm soát.
Tổng giám đốc: Là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh hàng ngày của công ty. Hội đồng quản trị là cơ quan bổ nhiệm
hay bãi miễn Tổng giám đốc.
Bộ máy giúp việc là các phó giám đốc (bao gồm có phó giám đốc
điều hành kỹ thuật, phó giám đốc điều hành sản xuất, phó giám đốc
điều hành nội chính và phó giám đốc điều hành tài chính) và các
phòng ban chức năng. Các phòng ban chức năng bao gồm:
Văn phòng công ty: Có trách nhiệm quản lý về mặt nhân sự, các
mặt tổ chức của công ty, quan hệ đối ngoại, giải quyết các vấn đề
chính sách liên quan đến người lao động.
SVTH: Nguyễn Thu Hiền - KT46C
8
Phòng kỹ thuật chất lượng: Có nhiệm vụ quản lý, phác thảo tạo
mẫu mã các mặt hàng theo các đơn đặt hàng và nhu cầu của công ty,
là nơi kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đóng gói và đưa vào
nhập kho.
Phòng kinh doanh nội địa: Có chức năng tổ chức tiêu thụ hàng
hóa nội địa, quản lý hệ thống bán hàng, các đại lý bán hàng cho công
ty và theo dõi tổng hợp báo cáo tình hình kết quả kinh doanh và tiêu
thụ hàng hoá của các cửa hàng, đại lý.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo
sát thị trường và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho từng tháng,
quý, năm; tổ chức và quản lý công tác xuất nhập khẩu hàng hóa, đàm
phán soạn thảo hợp đồng với khách hàng nước ngoài.
Phòng kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ tập hợp số liệu một cách đầy
đủ và phản ánh trung thực tình hình tài chính của công ty theo chế độ
kế toán hiện hành. Phòng kế toán tài vụ có trách nhiệm lập các báo

cáo tài chính cũng như các báo cáo quản trị, qua đó cung cấp các
thông tin tài chính của công ty cho các đối tượng quan tâm cả bên
trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Phòng kế hoạch sản xuất: Tổ chức tiếp nhận, bảo quản hàng hoá
trong kho cũng như vận chuyển, cấp phát nguyên vật liệu đến từng
đơn vị theo lệnh sản xuất.
Ngoài bộ máy quản lý ở công ty còn có hệ thống cửa hàng thời
trang bao gồm: các cửa hàng thời trang, trung tâm thương mại và giới
thiệu sản phẩm của công ty; là nơi giới thiệu các sản phẩm và thương
hiệu của công ty đến với khách hàng đồng thời cũng là nơi tiếp nhận
những ý kiến của khách hàng về sản phẩm của công ty.
SVTH: Nguyễn Thu Hiền - KT46C
9
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
Phó tổng giám đốc điều hành kỹ thuật
Văn phòng công ty
Giám đốc xí nghiệp
Nhân viên thống kê XN,….
Phó tổng giám đốc điều hành nội chínhPhó tổng giám đốc điều hành tài chínhPhó tổng giám đốc điều hành sản xuất
HT cửa hàng thời trang
Phòng kinh doanh nội địaPhòng kế toán tài vụ
Phòng kế hoạch sản xuất
Phòng kinh doanh XNK
Phòng kỹ thuật chất lượng Xí ngiệp dịch vụ, đời sống
Để nâng cao hiệu quả hoạt động, công ty luôn quan tâm đến đời
sống của cán bộ công nhân viên trong công ty vì thế ở công ty còn có
một Xí nghiệp dịch vụ đời sống: Xí nghiệp được tổ chức ra với nhiệm

vụ là làm công tác dịch vụ phục vụ cho đời sống của công nhân viên
trong công ty như quản lý trường mầm non, nhà xe, các dịch vụ vệ
sinh, bảo vệ, y tế…
Thứ hai là bộ máy quản lý ở cấp xí nghiệp: bộ máy quản lý ở các
xi nghiệp sẽ trực tiếp điều hành công việc ở xí nghiệp theo yêu cầu
của cấp trên. Trong các xí nghiệp thành viên có ban giám đốc xí
nghiệp gồm Giám đốc xí nghiệp, các phó giám đốc Xí nghiệp và bộ
phận giúp việc cho giám đốc xí nghiệp – đó là các nhân viên thống kê
phân xưởng, các tổ trưởng sản xuất, nhân viên lao động tiền lương,
cấp phát thống kê… Đây là những người trực tiếp điều hành và theo
dõi, giám sát quá trình sản xuất sản phẩm. Sơ đồ tổ chức bộ máy
quản lý được khái quát trong sơ đồ 1:
SVTH: Nguyễn Thu Hiền - KT46C
10
Sơ đồ 8 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
SVTH: Nguyễn Thu Hiền - KT46C
11
2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần
may Thăng Long:
2.1.3.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh:
Hoạt động sản xuất truyền thống ban đầu của công ty là các sản
phẩm may mặc. Sau khi được cổ phần hoá công ty đã mở rộng và
đăng ký thêm một số ngành nghề kinh doanh mới. Theo đó, các ngành
nghề kinh doanh mà công ty đăng ký bao gồm:
- Sản xuất và kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm may mặc;
nguyên liệu, phụ liệu,thuốc nhuộm…và các sản phẩm khác của ngành
dệt may.
- Kinh doanh các sản phẩm vật liệu điện, điện tử, cao su, ôtô, xe
máy, mỹ phẩm. rượu, kinh doanh cho thuê nhà đất, cho thuê văn
phòng.

- Kinh doanh kho vận, kho ngoại quan, kinh doanh khách sạn, nhà
hàng, vận tải, du lịch lữ hành trong nước.
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng công nghệ thực
phẩm, công nghiệp tiêu dùng, trang thiết bị văn phòng, nông lâm, hải
sản.
- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của
pháp luật.
SVTH: Nguyễn Thu Hiền - KT46C
12
Bảo vệ, Vệ sinh
Công ty
XN IIIXN I XN II XN Phủ Lý XN Phụ Trợ
CH thời tranggg
XN DV ĐS
Văn phòng XN
Tổ cắt
Tổ là
Tổ may
PX MàiPX thêu
Nhà trẻ, Nhà ăn
Kho công ty
Khi đăng ký giấy phép kinh doanh công ty đã đăng ký rất nhiều
ngành nghề để tiện cho việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh sau này.
Trên thực tế hiện nay Công ty mới chỉ tập trung vào lĩnh vực sản xuất
kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường trong
nước, ngoài ra công ty cũng tham gia kinh doanh cho thuê nhà đất,
văn phòng.
Hiện nay đặc điểm sản xuất chủ yếu của công ty là sản xuất và
gia công hàng may mặc theo các hợp đồng nên quá trình sản xuất
thường mang tính hàng loạt, với số lượng và quy mô lớn. Do đó quy

trình sản xuất trong công ty được tổ chức theo một dây chuyền khép
kín với đầy đủ các công đoạn hoạt động liên tục. Hiện tại công ty có 5
xí nghiệp may:
- 3 xí nghiệp may I,II,III tại Hà Nội
- 1 xí nghiệp may ở Hà Nam (xí nghiệp may Phủ Lý)
- 1 xí nghiệp may ở Nam Định (xí nghiệp may Nam Hải)
Trong đó mỗi xí nghiệp này lại được chia thành 5 bộ phận có
nhiệm vụ khác nhau gồm: văn phòng xí nghiệp, tổ cắt, tổ may, tổ là,
kho công ty.
Ngoài ra công ty còn có một xí nghiệp phụ trợ (gồm một phân
xưởng thêu, một bộ phận xưởng mài); một xí nghiệp dịch vụ đời sống
tại trụ sở chính của công ty và một xí nghiệp tại Hải Phòng (tại 226 Lê
Lai – Ngô Quyền - Hồng Bàng - Hải Phòng), hiện nay nhà xưởng của
công ty đang cho thuê. Mô hình tổ chức sản xuất của công ty được
thể hiện qua sơ đồ 2:
SVTH: Nguyễn Thu Hiền - KT46C
13
Sơ đồ 9: Sơ đồ tổ chức sản xuất của công ty
SVTH: Nguyễn Thu Hiền - KT46C
14
2.1.3.2. Đặc điểm quy trình công nghệ:
Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là chủ
yếu nhận sản xuất, gia công các mặt hàng may mặc theo các đơn đặt
hàng, các hợp đồng với số lượng và quy mô lớn do đó quy trình sản
xuất sản phẩm của công ty là một quy trình đồng bộ khép kín, bao
gồm nhiều công đoạn liên quan chặt chẽ đến nhau. Mỗi sản phẩm đều
phải qua các công đoạn phức tạp và quan trọng theo một trình tự liên
tục và nhất định từ khâu cắt – may – là – đóng gói - nhập kho. Trong
mỗi công đoạn đó lại bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, ví dụ như
ở công đoạn may, để có thể may được một chiếc áo cần phải có các

công đoạn: may thân, may tay, may cổ…
SVTH: Nguyễn Thu Hiền - KT46C
15
NVL (Vải)
CắtTrải vải, Đặt mẫuCắt pháCắt gọtĐánh sốđồng bộ

MayMay thânMay tay…Ghép thành thành phẩm
Thêu
Đóng gói
Nhập kho
Kiểm tra
Vật liệu phụ
Tẩy Mài
Quy trình sản xuất sản phẩm được bắt đầu từ sau khi hợp đồng
được ký kết. Từ yêu cầu của khách hàng trong hợp đồng, phòng kỹ
thuật có cơ sở để xác định mẫu mã và chất liệu cũng như định mức
của các loại vải cần thiết. Từ đó phòng vật tư sẽ cân đối lại vật tư và
có lệnh sản xuất cho các xí nghiệp. Khi nhận được lệnh sản xuất,
nguyên vật liệu và mẫu mã của sản phẩm, tổ kỹ thuật của các xí
nghiệp sẽ ráp sơ đồ để thực hiện cắt theo mẫu mã. Đối với các sản
phẩm có yêu cầu thêu hay in thì sau khi cắt rời sẽ được chuyển xuống
phân xưởng thêu sau đó mới được đưa đến tổ may. Tại tổ may, mỗi
công nhân chỉ thực hiện may một bộ phận nào đó ( may tay, may cổ,
may thân..) rồi chuyển cho bộ phận khác. Sau khi các bộ phận của
sản phẩm may xong, sẽ được ghép lại và may thành một sản phẩm
hoàn chỉnh. Đối với các sản phẩm cần tẩy, mài thì sau khi may xong
sẽ được chuyển xuống phân xưởng mài để giặt, tẩy, mài. Công đoạn
tiếp theo, sản phẩm sẽ được đưa sang tổ là để là ủi. Sau đó các sản
phẩm hoàn thành sẽ được đưa đến bộ phận kiểm tra chất lượng
(KCS) để kiểm tra phát hiện hàng bị lỗi, bị hỏng hay sai quy cách…

Các sản phẩm đủ tiêu chuẩn sẽ được đóng gói theo từng lô rồi mới
được nhập vào kho công ty. Mỗi công đoạn sản xuất đều rất quan
trọng và có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Sai sót ở bất kỳ công
đoạn nào cũng làm cho sản phẩm kém chất lượng. Do đó ở tất cả các
công đoạn đều cần được thực hiện thật nghiêm túc. Quy trình công
nghệ sản xuât có thể được khái quát theo sơ đồ 3:
SVTH: Nguyễn Thu Hiền - KT46C
16
Sơ đồ 10: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
SVTH: Nguyễn Thu Hiền - KT46C
17
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công Ty Cổ Phần may Thăng Long:
2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán của một công ty được tổ chức phù hợp với đặc
điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc điểm tổ chức bộ máy
quản lý của công ty đó. Công ty cổ phần may Thăng Long là một
doanh nghiệp thống nhất độc lập, có quy mô lớn, các đơn vị thành
viên trực thuộc hoàn toàn, không có sự phân tán quyền lực quản lý
hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động tài chính. Do đó bộ máy kế
toán được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Phòng kế toán tài
vụ tại công ty là trung tâm, là nơi thực hiện toàn bộ công tác kê toán
từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và
tổng hợp của đơn vị. Ở các xí nghiêp thành viên và các bộ phận trực
thuộc không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên
hạch toán thống kê thực hiện hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra
chứng từ, ghi chép sổ sách hạch toán nghiệp vụ phục vụ cho yêu cầu
quản lý sản xuất kinh doanh ở phân xưởng đó.
2.1.4.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức thành hai cấp: Cấp
công ty và cấp xí nghiệp.

*Tại cấp công ty là phòng kế toán tài vụ của công ty:
Hiện nay phòng kế toán tài vụ của công ty gồm có 9 người và
được tổ chức theo các phần hành kế toán sau:
SVTH: Nguyễn Thu Hiền - KT46C
18
Đứng đầu là Kế toán trưởng: Là người tổ chức và kiểm tra việc
thực hiện toàn bộ công tác kế toán, tài chính của doanh nghiệp. Đồng
thời cũng là người kiểm soát mọi hoạt động tài chính của doanh
nghiệp. Kế toán trưởng của công ty có nhiệm vụ tổng hợp và lập các
Báo cáo thuế và là người phải chịu trách nhiệm trước giám đốc và các
cơ quan tài chính cấp trên về các vấn đề liên quan đến tài chính của
công ty.
Tiếp đến là Phó phòng kế toán: Là người làm kế toán tổng hợp.
Tổng hợp và lập các báo cáo tài chính và các báo cáo kế toán quản trị
phục vụ cho ban quản trị của công ty.
Sau đó là các kế toán viên và thủ quỹ được phân công như sau:
Kế toán tiền lương &các khoản trích theo lương, kế toán tập hợp
chi phí kiêm kế toán kho bao bì: Có nhiệm vụ hạch toán tiền
lương&các khoản trích theo lương, tính và lập bảng thanh toán lương,
bảng thanh toán BHXH. Đồng thời cũng có nhiệm vụ theo dõi, tập hợp
chi phí từ các báo cáo của các xí nghiệp.Và thực hiện công tác kế
toán kho bao bì.
Kế toán vật tư và kế toán kho thành phẩm nội địa: Có nhiệm vụ
hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp
thẻ song song. Cuối tháng, lập bảng kê nhập, xuất, tồn đối với từng
loại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, sau đó nộp báo cáo cho kế
toán tính giá thành. Đối với kho thành phẩm nội địa cũng cần phải
theo dõi tình hình nhập, xuât, tồn đối với từng loại hàng hóa để tiêu
thụ trong nước. Theo dõi giá vốn hàng bán, tình hình xuất hàng cho
đại lý, hàng quý tính giá xuất cho từng mặt hàng.

SVTH: Nguyễn Thu Hiền - KT46C
19
Kế toán tính giá thành kiêm kế toán công nợ phải trả người bán:
Có nhiệm vụ hàng tháng nhận báo cáo từ các xí nghiệp gửi lên, tổn
hợp phần chế biến bán thành phẩm, nhận số liệu từ các bộ phận kế
toán khác để tính giá thành sản phẩm cho từng mã hàng. Đồng thời
cũng có nhiệm vụ theo dõi tình hình công nợ phải trả người bán.
Kế toán vốn bằng tiền, kế toán TSCĐ, Kế toán tiền vay và chi phí
chờ phân bổ: Có trách nhiệm theo dõi tất cả các khoản thu, chi có liên
quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, hàng tháng phải lập bảng kê
tổng hợp Sec, sổ chi tiết tiền mặt, đối chiếu sổ sách với thủ quỹ, với sổ
phụ ngân hàng, lập kế hoạch tiền mặt gửi lên cho ngân hàng hàng
tháng. Theo dõi các khoản vay (vay dài hạn, vay ngắn hạn) của công
ty
Kế toán kho nguyên vật liệu, kho phụ liệu và kho thành phẩm xuất
khẩu: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại
nguyên vật liệu, phụ liệu và của từng hàng hoá đem xuất khẩu. Đồng
thời cũng theo dõi giá vốn hàng bán của từng loại hàng xuất khẩu.
Kế toán công nợ (xuất khẩu và nội địa) và kế toán các khoản tạm
ứng: Theo dõi tình hình công nợ, tình hình thanh toán đối với các
khách hàng nội địa và các khách hàng nước ngoài. Đồng thời có
nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ tạm ứng.
Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của công ty. Hằng
ngày căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi hợp lệ để xuất hoặc nhập
quỹ, ghi sổ quỹ, cuối tháng đối chiếu với kế toán vốn bằng tiền.
*Tại các xí nghiệp thành viên:
SVTH: Nguyễn Thu Hiền - KT46C
20
- Tại kho: Thủ kho phải tuân thủ theo chê độ ghi chép ban đầu
căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho làm căn cứ ghi vào sổ kho.

Thủ kho có trách nhiệm lập các báo cáo xuất, nhập, tồn của các vật
tư, hàng hóa vào cuối tháng và nộp lên phòng kế toán.
- Các nhân viên thống kê xí nghiệp: Là những người phải trực tiếp
theo dõi nguyên vật liệu từ lúc đưa vào sản xuất cho đến lúc giao
thành phẩm. Nhân viên thống kê phân xưởng phải theo dõi: từng
chủng loại nguyên vật liệu được đưa vào các xưởng sản xuất, số
lượng thành phẩm hoàn thành, số lượng bán thành phẩm giao cho
công nhân đầu ca sản xuất và số lượng thành phẩm hoàn thành vào
cuối ca sản xuất, làm căn cứ tính lương cho công nhân viên. Cuối
tháng, các nhân viên thống kê phân xưởng có trách nhiệm phải lập
các báo cáo về tình hình nhập, xuất, tồn của nguyên vật liệu, báo cáo
thành phẩm hoàn thành nhập kho, thống kê tính lương theo sản phẩm
cho công nhân và nộp cho phòng kế toán tài vụ.
SVTH: Nguyễn Thu Hiền - KT46C
21
Phó phòng kế toán
KT vốn bằng tiền; KT TSCĐ; KT tiền vay
Thủ quỹKT công nợ XK, nội địa; công nợ phải trảKT kho thành phẩm XK; kho NVL KT giá thành ; KT công nợ PTNB
KT Vật tư; KT kho thành phẩm nội địa
KT Lương; KT tập hợp chi phí
Thủ kho; Nhân viên thống kê xí nghiệp
Kế toán trưởng
Bộ máy kế toán của công ty được mô tả trên sơ đồ 4 sau:
SVTH: Nguyễn Thu Hiền - KT46C
22
Bảng kê
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
B¸o c¸o tµi chÝnh
Chứng từ gốc

Nhật ký chứng từ
Sổ cái
Bảng phân bổ
2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ Phần may Thăng Long:
2.1.5.1. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty:
Công ty cổ phần may Thăng Long là công ty cổ phần với 100%
vốn góp của các cổ đông. Chế độ kế toán áp dụng ở công ty là chế độ
kế toán được ban hành theo quyết đinh 15/2006/QĐ-BTC ban hành
ngày 20/03/2006. Các chính sách kế toán áp dụng ở công ty đều tuân
thủ theo hệ thống các chuẩn mực kế toán, Luật kết toán và các quy
định hiện hành có liên quan.
Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày
31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và lập
báo cáo tài chính ở công ty là Đồng Việt Nam(ký hiệu là VNĐ). Do đặc
điểm hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tổ chức bộ máy kế toán
ở công ty nên hình thức ghi sổ được công ty lựa chọn áp dụng để phù
hợp với đặc điểm của công ty là hình thức “Nhật ký chứng từ”. Trình
tự ghi sổ được thể hiện qua sơ đồ số 5:
SVTH: Nguyễn Thu Hiền - KT46C
Sơ đồ 11 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại CTY CP May Thăng Long
23
Sơ đồ 12: Trình tự ghi sổ kế toán của công ty cổ phần may Thăng Long
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu sổ chi tiết và sổ tổng hợp
Hiện nay công ty đã áp dụng kế toán máy để thuận tiện hơn trong
việc hạch toán và ghi sổ kế toán. Trước đây công ty sử dụng phần
mêm kế toán EFFECT, nhưng để có thể đáp ứng được công tác kế
toán của công ty và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng
như bộ máy kế toán của công ty, công ty đã đặt hàng Tổng công ty

điện lực Hà Nội viết riêng một phần mềm kế toán sử dụng phù hợp với
đặc điểm của công ty:
SVTH: Nguyễn Thu Hiền - KT46C
24
(Giao diện phần mềm kế toán tại công ty)
SVTH: Nguyễn Thu Hiền - KT46C
25

×