Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Thực trạng và một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa sang thị trường Australia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (826.5 KB, 99 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ









LẠI THỊ DUYÊN


THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA
CÔNG TY TNHH MTV XUẤT KHẨU THỦY SẢN
KHÁNH HÒA SANG THỊ TRƯỜNG AUSTRALIA




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên Ngành: KINH DOANH THƯƠNG MẠI








Nha Trang, năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ









LẠI THỊ DUYÊN


THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA
CÔNG TY TNHH MTV XUẤT KHẨU THỦY SẢN
KHÁNH HÒA SANG THỊ TRƯỜNG AUSTRALIA



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên Ngành: KINH DOANH THƯƠNG MẠI




GVHD: ThS. TRẦN THÙY CHI





Nha Trang, năm 2013


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN XÁC NHẬN THỰC TẬP
Kính gửi: Ban lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên Xuất Khẩu Thủy
Sản Khánh Hòa
Tên em là: Lại Thị Duyên
Sinh viên lớp 51KTTM – Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang
Được sự đồng ý của lãnh đạo công ty, em đã về thực tập ở công ty từ ngày
25/2/2013 đến ngày 8/6/2013.
Trong quá trình thực tập em nhận được sự giúp đỡ của quý công ty và đến nay
em đã hoàn thành thời gian thực tập của mình đồng thời làm khóa luận tốt nghiệp
với đề tài: “Thực trạng và một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản
của Công ty TNHH MTV Xuất Khẩu Thủy sản Khánh Hòa sang thị trường
Australia”.
Em làm đơn này kính trình quý công ty xác nhận và nhận xét quá trình thực
tập của em tại công ty.
Em xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo công ty, các phòng ban nghiệp vụ đã

tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành bài khóa luận
của mình.
Nha Trang, ngày 8 tháng 6 năm 2013
Sinh viên thực tập
Lại Thị Duyên
Nhận xét của công ty:







NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN














Nha Trang, ngày tháng năm 2013
Giáo viên hướng dẫn











LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, cũng như thời gian thực tập để hoàn thành đề án tốt
nghiệp vừa qua, trước tiên em xin được gửi lời chân thành cám ơn đến các thầy cô
trong khoa Kinh tế_Trường Đại Học Nha Trang đã truyền đạt cho em những kiến
thức hữu ích để làm cơ sở lý thuyết cho bài báo cáo này của em.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Kinh tế Thương mại, đặc biệt
là Thạc sĩ Trần Thùy Chi đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong thời gian thực
tập vừa rồi.
Xin chân thành cảm ơn ban giám đốc, cùng tập thể Ban lãnh đạo, cán bộ công
nhân viên Công ty TNHH một thành viên xuất nhập khẩu thủy sản Khánh Hòa, đặc
biệt là chị Trần Thị Tình và các anh chị trong phòng kế hoạch kinh doanh đã tạo
điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp tài liệu cần thiết, các thông tin thực tế về
công ty và hướng dẫn tận tình để em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp này.


Nha Trang, ngày 10 tháng 7 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Lại Thị Duyên








i

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ vi
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 4
1.1. Khái niệm về xuất khẩu 4
1.2. Hình thức xuất khẩu 4
1.2.1. Xuất khẩu thông thường 4
1.2.2. Xuất khẩu bằng hình thức gia công 6
1.2.3. Tái xuất 7
1.2.4. Giao dịch qua trung gian 7
1.2.5. Giao dịch tại sở giao dịch 9
1.3. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh xuất khẩu 9
1.4. Vai trò, nhiệm vụ của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân 10
1.4.1. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân 10
1.4.2. Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp 13
1.4.3. Nhiệm vụ của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân 13
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 13
1.5.1. Môi trường vĩ mô 14

1.5.1.1. Môi trường kinh tế 14
1.5.1.2. Môi trường công nghệ_kỹ thuật 14
1.5.1.3. Môi trường văn hóa xã hội 15
1.5.1.4. Môi trường chính trị pháp luật 15
1.5.1.5. Môi trường tự nhiên 16
1.5.2. Môi trường vi mô 17
1.5.2.1. Khách hàng 17
1.5.2.2. Nhà cung cấp 18


ii

1.5.2.3. Đối thủ cạnh tranh 18
1.5.2.4. Kênh nhập khẩu và phân phối hàng hóa 19
1.5.2.5. Các yếu tố nội bộ Công ty 19
1.6. Quy trình công tác tổ chức xuất khẩu 19
1.6.1. Nghiên cứu thị trường và chọn đối tác 19
1.6.1.1. Nghiên cứu thị trường 19
1.6.1.2. Tìm kiếm khách hàng_đối tượng giao dịch 20
1.6.2. Giao hàng đàm phán và ký kết hợp đồng 21
1.6.2.1. Giao dịch đàm phán 21
1.6.2.2. Kí kết hợp đồng kinh tế 23
1.6.2.3. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu 24
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM
THỦY SẢN CỦA CÔNG TY TNHH MTV XUẤT KHẨU THỦY SẢN KHÁNH
HÒA 25
2.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa 25
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH một thành viên
xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa 25
2.1.1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty 25

2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 25
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, vốn điều lệ của Công ty 28
2.1.2.1. Chức năng 28
2.1.2.2. Nhiệm vụ 28
2.1.3. Cơ cấu tổ chức kinh doanh và quản lý của Công ty 29
2.1.4. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển trong thời gian tới 34
2.1.4.1. Những thuận lợi, khó khăn 34
2.1.4.2. Phương hướng hoạt động của Công ty 35
2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty TNHH một thành viên xuất
khẩu thủy sản Khánh Hòa trong giai đoạn 2010-2012 37
2.2.1. Hình thức xuất khẩu 37


iii

2.2.2. Thực trạng của hoạt động xuất khẩu 37
2.2.2.1. Kim ngạch 37
2.2.2.2. Cơ cấu thị trường 39
2.2.2.3. Cơ cấu sản phẩm 41
2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất của công ty 43
2.2.3.1. Môi trường vi mô 43
2.2.3.2. Môi trường vĩ mô 48
2.3. Tình hình hoạt động xuất khẩu tại thị trường Australia của công ty 51
2.3.1. Tìm hiểu chung về thị trường xuất khẩu thủy sản của công ty 51
2.3.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản sang thị trường Australia 55
2.3.2.1. Kim ngạch 55
2.3.2.2. Cơ cấu sản phẩm 56
2.3.2.3. Thị phần của công ty tại thị trường Australia 58
2.3.2.4. Kênh phân phối tại thị trường Australia 59
2.3.2.5. Hoạt động marketing bán hàng 60

2.3.3. Tầm quan trọng của thị trường Australia với hoạt động xuất khẩu thủy
sản của công ty 61
2.3.4. Đánh giá hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty vào Australia 62
2.3.4.1. Điểm mạnh 62
2.3.4.2. Điểm yếu 62
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM THỦY SẢN CỦA CÔNG TY SANG THỊ
TRƯỜNG AUSTRALIA TRONG THỜI GIAN TỚI 64
3.1. Dự báo cơ hội 64
3.2. GIẢI PHÁP 1: Nâng cao chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm 65
3.2.1. Cơ sở giải pháp 65
3.2.2. Nội dung của giải pháp 65
3.2.3. Điều kiện khả thi của giải pháp 67
3.2.4. Hiệu quả của giải pháp 67


iv

3.3. GIẢI PHÁP 2: Cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, áp dụng thành tựu khoa
học vào kỹ thuật 68
3.3.1. Cơ sở của giải pháp 68
3.3.2. Nội dung của giải pháp 68
3.3.3. Điều kiện khả thi của giải pháp 70
3.3.4. Hiệu quả của giải pháp 70
3.4. GIẢI PHÁP 3: Đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất của
công ty 70
3.4.1. Cơ sở của giải pháp 70
3.4.2. Nội dung của giải pháp 71
3.4.3. Điều kiện khả thi của giải pháp 74
3.4.4. Hiệu quả của giải pháp 74

3.5. GIẢI PHÁP 4: Tăng cường đầu tư cho hoạt động chiêu thị 75
3.5.1. Cơ sở của giải pháp 75
3.5.2. Nội dung của giải pháp 75
3.5.3. Điều kiện khả thi của giải pháp 78
3.5.4. Hiệu quả của giải pháp 79
3.6. GIẢI PHÁP 5: Tập trung phát triển một số mặt hàng có giá trị gia tăng vào
thị trường Australia 79
3.6.1. Cơ sở của giải pháp 79
3.6.2. Nội dung của giải pháp 80
3.6.3. Điều kiện khả thi của giải pháp 81
3.6.4. Hiệu quả của giải pháp 81
3.7. GIẢI PHÁP 6: Phát triển nguồn nhân lực 81
3.7.1. Cơ sở của giải pháp 81
3.7.2. Nội dung của giải pháp 82
3.7.3. Điều kiện khả thi của giải pháp 83
3.7.4. Hiệu quả của giải pháp 83
3.8. Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan liên quan 83


v

3.8.1. Đối với Nhà nước 83
3.8.2. Đối với các cơ quan ban ngành có liên quan 84
3.8.3. Đối với công ty 84
KẾT LUẬN 85


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1: Tình hình xuất khẩu của công ty TNHH một thành viên Xuất Khẩu Thủy
Sản Khánh Hòa năm 2010-2012 38
Bảng 2: Thị trường xuất khẩu của Công ty TNHH một thành viên Xuất Khẩu Thủy
Sản Khánh Hòa năm 2010 – 2012 40
Bảng 3:Cơ cấu mặt hàng Xuất khẩu của Công ty TNHH một thành viên Xuất Khẩu
Thủy Sản Khánh Hòa năm 42
2010-2012 42
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của Công ty TNHH một thành viên
Xuất Khẩu Thủy sản Khánh Hòa sang thị trường Australia năm 56
2007-2012 56
Bảng 5 : Thị phần trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường Australia của công ty
Khaspexco từ năm 2010-2012 58


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty 30
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức sản xuất tại Công ty 33
Sơ đồ 3: Kênh phân phối sản phẩm của công ty vào thị trường Australia 59


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TNHH: Trách nhiện hữu hạn
MTV: Một thành viên
XK: Xuất khẩu
UBND: Ủy ban nhân dân

GT: Giá trị
LD: Lao động
CN: Công nhân
TSNH: Tài sản ngắn hạn
TSDH: Tải sản dài hạn
TSCĐ: Tài sản cố định
KPT: Khoản phải thu
GVHB: Giá vốn hàng bán
ĐTDH: Đầu tư dài hạn
ĐTNH: Đầu tư ngắn hạn
TSLĐ: Tài sản lưu động
DT: Doanh thu
HĐTC: Hoạt động tài chính
QLDN: Quản lý doanh nghiệp
HĐKD: Hoạt động kinh doanh
LN: Lợi nhuận
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
BQ: Bình quân
MM: Mực muối
RK: Ruốc khô
CĐ, ĐH: Cao đẳng, Đại học
HACCP: Hazard analysis and critical control point



1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Bằng sự nỗ lực trong thời gian dài của các nhà lãnh đạo, nước ta đã là thành

viên chính thức của các tổ chức lớn mạnh, tổ chức thương mại quốc tế_WTO. Đây
là cơ hội và cũng nhiều thử thách để nền kinh tế của nước nhà có thể hòa nhập với
nền kinh tế thế giới. Cùng với công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa; Việt Nam đã và đang hội nhập thế giới trên nhiều phương diện và bằng
nhiều con đường khác nhau trong đó xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế là
một con đường thiết yếu, đem lại ngoại tệ cho việc nhập khẩu và phát triển nền kinh
tế nước nhà.
Việt Nam là một trong những quốc gia được thiên nhiên ưu đãi với nguồn thủy
sản dồi dào và tiềm năng phát triển vô cùng to lớn. Thủy sản là một trong những
mặt hàng xuất khẩu mạnh của Việt Nam, hàng trăm ngành thủy sản đã đem lại hàng
trăm tỷ đồng cho ngân sách nhà nước nhờ vào việc xuất khẩu.
Cũng như nhiều tỉnh thành ven biển khác, Khánh Hòa với nguồn lợi thủy sản
phong phú đang nắm trong tay một lợi thế tự nhiên rất thuận lợi để phát triển ngành
đánh bắt và chế biến thủy sản xuất khẩu. Nhằm đáp ứng nhu cầu hàng thủy sản tăng
cao ở cả thị trường trong nước và nước ngoài, đồng thời tận dụng lợi thế có sẵn của
tỉnh, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu từ đó đã ra đời. Hiện nay,
những thị trường lớn của Việt Nam bao gồm: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn
Quốc, Australia… đã và đang đem lại nguồn thu ngoại tệ chủ yếu cho hoạt động
xuất khẩu. Tuy vậy, những thị trường này cũng đặt ra càng ngày càng nhiều các yêu
cầu buộc các Doanh nghiệp xuất khẩu phải đáp ứng, nhất là hàng rào phi thuế quan
để bảo hộ nền sản xuất của nước họ, đặc biệt là thị trường Mỹ và EU. Thị trường
Nhật Bản cũng ngày càng khắt khe hơn trong vấn đề các dư lượng chất cấm trong
sản phẩm thủy hải sản như quy định kiểm tra ethoxyquin ở hàm lượng quá thấp
(0,01 ppm) đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam (áp dụng từ tháng 7/2012), nên xuất
khẩu vào thị trường Nhật đã chậm lại. Trung Quốc yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu
vào nước này phải đăng ký với Cơ quan quản lý Trung Quốc. Còn doanh nghiệp


2


nhập khẩu Indonesia bị áp hạn ngạch nhập khẩu thủy sản, lượng hàng vào thị
trường này vì thế sẽ bị hạn chế. Bên cạnh việc những thị trường chính đã bị rào cản
và gặp nhiều khó khăn thì thị trường Australia – thị trường có tổng kim ngạch nhập
khẩu đứng thứ 6 trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đang được
xem là một thị trường dễ tính và đầy tiềm năng cho việc xuất khẩu thủy hải sản.
Hàng năm, Australia nhập khẩu khoảng 200.000 tấn thủy sản, trong đó
Việt Nam chiếm khoảng 1/4 kim ngạch nhập khẩu thủy sản của nước này. Việc duy
trì và phát triển xuất khẩu thủy sản cho thị trường này đang là một thách thức đặt ra
cho ngành thủy sản Việt Nam.
Với Công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa, Australia là một thị
trường truyền thống, mạnh và khá ổn định. Giai đoạn từ 2007 – 2012, giá trị xuất
khẩu sang Australia hằng năm chiếm khoảng 55 đến 60% tổng kim ngạch xuất khẩu
của Doanh nghiệp. Nhưng việc duy trì doanh số xuất khẩu này cũng là thách thức
đối với Doanh nghiệp, nhất là bây giờ khi Australia đã trở thành thị trường trọng
điểm của Việt Nam với khoảng 200 doanh nghiệp thường xuyên xuất khẩu sang thị
trường này. Việc có được chiến lược đúng để đảm bảo việc duy trì và phát triển thị
trường này nhằm đảm bảo nguồn thu của Doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Đây
chính là lí do em chọn đề tài:“ Thực trạng và một số biện pháp thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu thủy sản của công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa
sang thị trường Australia” nhằm xác định đểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động
xuất khẩu thủy hải sản của công ty trong năm vừa qua trên thị trường Australia, từ
đó xác định được hướng đi cụ thể để thiết lập nên các phương án kinh doanh với
mục tiêu duy trì và phát triển thị trường truyển thống có nhiều tiềm năng này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa lí luận về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
- Đánh giá hoạt động xuất khẩu của công ty tại thị trường Australia
- Một số giải pháp để thúc đẩy và phát triển thị trường Australia


3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh xuất khẩu
thủy sản của công ty công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa sang thị
trường Australia trong mối liên hệ với thị trường bên ngoài.
 Phạm vi nghiên cứu: tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty
TNHH MTV xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa trong giai đoạn từ năm 2009 – 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nội dung của khóa luận em đã sử dụng các phương pháp sau:
 Phương pháp phân tích và tổng hợp
 Phương pháp thống kê
 Phương pháp khảo sát thực tế
 Phương pháp chuyên gia
5. Những đóng góp của khóa luận
Đóng góp về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa lý luận chung về hoạt
động xuất khẩu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Đóng góp về mặt thực tiễn: Luận văn phân tích tình hình hoạt động kinh doanh
xuất khẩu của công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa và trên cơ sở đó
đưa ra các giải pháp góp phần đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu các sản phẩm
thủy sản của công ty sang thị trường Australia.
6. Nội dung của khóa luận
Khóa luận này gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu
Chương 2: Thực trạng về hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty TNHH
MTV xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa.
Chương 3: Một số biện pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản
phẩm thủy sản sang thị trường Australia tại công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy
sản Khánh Hòa.





4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.1. Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu là một hình thức kinh doanh thu lợi bằng cách bán sản phẩm hay
dịch vụ của doanh nghiệp ra khỏi biên giới quốc gia. [1]
Xuất khẩu là hình thức đầu tiên của quá trình thâm nhập thị trường quốc tế
thông qua hoạt động tiêu thụ hàng hóa ở trong nước ra thị trường nước ngoài.
Hoạt động xuất nhập khẩu là chìa khóa mở ra các giao dịch quốc tế cho một
quốc gia. Là hoạt động quốc tế cho một quốc gia.
Cơ sở hình thành hoạt động xuất khẩu là do sự khác nhau về điều kiện tự
nhiên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực, các nguồn tài nguyên…dẫn đến sự khác biệt về
lợi thế trong các lĩnh vực khác nhau của các quốc gia. Để khai thác tối đa lợi thế và
khắc phục hạn chế, tạo ra sự cân bằng giữa các yếu tố trong quá trình sản xuất và
tiêu dùng, các quốc gia phải tiến hành trao đổi các loại hàng hóa và dịch vụ với
nhau. Vì vậy, xuất khẩu ra đời.
1.2. Hình thức xuất khẩu
1.2.1. Xuất khẩu thông thường
- Xuất khẩu trực tiếp: là chính công ty xuất khẩu thực hiện hoạt động ở thị
trường nước ngoài. [2]
Xuất khẩu trực tiếp được thực hiện thông qua các cách sau:
 Phòng xuất khẩu
 Đại diện bán hàng ở nước ngoài
 Đại lý phân phối ở nước ngoài
 Chi nhánh bán hàng ở nước ngoài
- Xuất khẩu gián tiếp: mọi việc kiến lập quan hệ giữa người bán với người
mua và việc quy định các điều kiện mua bán phải thông qua một người thứ ba.
Người thứ ba này gọi là người trung gian mua bán. [3]

Các tổ chức kinh doanh xuất khẩu gián tiếp thông qua các trung gian thương
mại sau:


5

 Công ty quản lý xuất khẩu
 Nhà thầu xuất khẩu
 Nhà môi giới xuất khẩu
 Hãng buôn xuất khẩu
Ưu và nhược của xuất khẩu thông thường:
- Ưu điểm:
+ Bỏ vốn đầu tư ít hơn so với các hình thức xuất khẩu khác: chỉ bỏ vốn đầu tư
các cơ sở vật chất, vốn kinh doanh…như các doanh nghiệp sản xuất phục vụ thị
trường nội địa, khác là bán sản phẩm ra nước ngoài; còn các hình thức xuất khẩu
khác ngoài đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, vốn cho các cơ sở trong nước còn phải
đầu tư những cơ sở khác nơi mà doanh nghiệp đó mở văn phòng đại diện, chi
nhánh, cơ sở gia công…
+ Đạt được hiệu ứng đường cong kinh nghiệm: các cơ sở sản xuất trong nước
thường có kinh nghiệm, thâm niên sản xuất hơn các chi nhánh, các cơ sở gia công ở
nước ngoài vì vậy đạt được kết quả và năng xuất cao hơn từ đó giảm được chi phí
sản xuất.
+ Có thể đạt được tính kinh tế của địa điểm: nước ta có lực lượng lao động dồi
dào, giá thuê nhân công rẻ, có thái độ làm việc chăm chỉ, tài nguyên phong
phú…các cơ sở sản xuất trong nước sẽ được tận dụng những lợi thế này.
- Nhược điểm:
+ Chi phí vận tải và rào cản thương mại: sản xuất phải chịu thêm một số chi
phí như vận chuyển, thuế, chi phí kiểm tra hàng xuất khẩu…làm cho giá thành sản
phẩm tăng lên rất nhiều so với mức giá xuất khẩu, làm cho sức cạnh tranh của sản
phẩm giảm đi với hàng nội địa.

+ Thiếu sự tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và thiếu sự hiểu biết sâu sắc về thị
trường do đó sẽ dễ đánh mất những cơ hội tiềm năng.


6

1.2.2. Xuất khẩu bằng hình thức gia công
Khái niệm: Gia công quốc tế là một hoạt động kinh doanh thương mại trong
đó một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm
của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành ra sản phẩm, giao lại
cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công). [4]









 Ưu điểm:
- Thị trường tiêu thụ có sẵn, không phải bỏ chi phí cho hoạt động bán sản
phẩm xuất khẩu.
- Vốn đầu tư cho sản xuất ít.
- Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
- Học hỏi kinh nghiệm sản xuất, tạo mẫu bao bì.
 Nhược điểm:
- Tính bị động cao.
- Năng lực tiếp thị kém, nhiều doanh nghiệp bị bên phía đặt gia công lợi
dụng quota phân bổ để đưa hàng vào thị trường ưu đãi.

Ngoài ra, còn một số hình thức mua bán khác như: giao dịch tại hội chợ triển lãm và
hình thức đấu thầu quốc tế.
Bên đặt gia
công
(NN)
Bên nhận
gia công
(TN
)

Tổ chức
quá trình
s
ản xuất

Trả sản phẩm hoàn chỉnh
MMTB, NVL, BTP
Tiền công gia công


7

1.2.3. Tái xuất
Khái niệm: tái xuất khẩu là hình thức thực hiện xuất khẩu trở lại sang các
nước khác, những hàng hóa đã mua ở nước ngoài nhưng chưa qua tái chế ở nước tái
chế. [5]
Mục đích: là mua rẻ hàng hóa ở nước này bán đắt hàng hóa ở nước khác và
thu số ngoại tệ lớn hơn số vốn bỏ ban đầu. Giao dịch này luôn thu hút ba nước tham
gia: nước xuất khẩu, nước tái chế, nước nhập khẩu.
Phân loại hoạt động tái xuất khẩu: có hai hình thức:

+ Hình thức kinh doanh chuyên sâu: là mua hàng hóa của một nước ( nước
xuất khẩu) để bán cho một mước khác (nước nhập khẩu) mà không làm thủ tục
nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất từ Việt Nam.
+ Hình thức kinh doanh “tạm nhập, tái xuất”: là việc mua bán hàng hóa của
một nước để bán cho một nước khác trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại
thương. Có làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam, rồi làm thủ tục xuất
khẩu không qua gia công chế biến.
Việc gia công cho nước ngoài (nhập nguyên liệu giao thành phẩm) không
được coi là kinh doanh theo hình thức tạm nhập tái xuất.
Phương thức thanh toán: trong hoạt động tái xuất khẩu để công ty không phải
bỏ vốn mà vẫn có thể kiếm lời qua chênh lệch giá bán và giá mua, người ta thường
sử dụng loại L/C giáp lưng hay L/C chuyển nhượng.
Lưu ý: Doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ tái xuất phải có kinh nghiệm kinh
doanh, am hiểu về thị trương và giá cả, có nhiều bạn hàng để giáp nối mua bán giữa
họ với nhau: có những nhân viên giỏi về nghiệp vụ thanh toán.
1.2.4. Giao dịch qua trung gian
Khái niệm: Giao dịch qua trung gian là hình thức mua bán quốc tế được thực
hiện nhờ sự giúp đỡ của trung gian thứ ba. Người thứ ba này được hưởng một
khoản tiền nhất định.[6]
Phân loại: Người trung gian phổ biến trong giao dịch quốc tế là các đại lý và
người môi giới.


8

- Đại lý: là một người hoặc một công ty ủy thác công ty khác thực hiện
việc mua bán hoặc dịch vụ phục vụ cho việc mua bán như quảng cáo, vận tải
và bảo hiểm. Quan hệ giữa người ủy thác với người đại lý thể hiện hợp đồng
đại lý.
- Môi giới – người môi giới( Broker):

Là thương nhân trung gian giữa bên mua và bên bán, được bên mua hoặc bên
bán ủy thác tiến hành bán hoặc mua hàng hóa hay dịch vụ. Khi tiến hành nghiệp vụ
môi giới người môi giới không đứng tên của chính mình mà đứng tên của người ủy
thác, không chiếm hữu hàng hóa và chịu trách nhiệm cá nhân trước người ủy thác
và việc khách hàng không thực hiện hợp đồng.
Quan hệ giữa người ủy thác với người môi giới dựa trên ủy thác từng lần chứ
không dựa vào hợp đồng.
Ưu điểm của hình thức này:
- Người trung gian thường là người am hiểu thị trường xâm nhập, pháp
luật và tập quán buôn bán của địa phương, họ có khả năng đẩy mạnh buôn bán và
tránh rủi ro cho người ủy thác.
- Những người trung gian, nhất là các đại lý thường có cơ sở vật chất
nhất định, do đó khi sử dụng họ, người ủy thác đỡ phải đầu tư trực tiếp ra nước tiêu
thụ hàng.
- Nhờ dịch vụ của người trung gian trong việc lựa chọn phân loại, đóng
gói, người ủy thác có thể giảm bớt chi phí vận tải.
Nhược điểm:
- Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu mất sự liên hệ trực tiếp với thị
trường.
- Vốn hay bị bên nhận đại lý chiếm dụng.
- Công ty phải đáp ứng yêu sách của đại lý và môi giới.
- Lợi nhuận bị chia sẻ.
Do những ưu và nhược điểm trên, trung gian chỉ được sử dụng trong những
trường hợp cần thiết như:


9

- Khi thâm nhập vào thị trường mới.
- Khi mới đưa vào thị trường một mặt hàng mới.

- Khi tập quán đòi hỏi phải bán hàng qua trung gian.
- Khi mặt hàng đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt. Ví dụ: hàng tươi sống…
1.2.5. Giao dịch tại sở giao dịch
Khái niệm: mua bán qua sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo
đó thông qua những người môi giới do Sở giao dịch chỉ đạo người mua ta mua bán
các lượng hàng nhất định theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch với giá được thỏa
thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định trong
tương lai. [7]
» Các hình thức giao dịch:
- Giao dịch kì hạn: là giao dịch trong đó giá cả được ấn định vào lúc kí
hợp đồng nhưng việc giao hàng và thanh toán đều được tiến hành sau một kì hạn
nhất định, nhằm mục đích thu lợi nhuận do chênh lệch giữa giá lúc kí hợp đồng và
lúc giao hàng.
- Giao dịch giao ngay: là giao dịch trong đó hàng hóa được giao ngay
và trả tiền ngay vào lúc kí hợp đồng. Hợp đồng giao ngay được kí trên cơ sở hợp
đồng mẫu bên giao dịch giữa người sẵn có hàng muốn giao ngay với người có nhu
cầu về vốn được giao ngay.
1.3. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh xuất khẩu
 Thời gian lưu chuyển hàng hóa xuất khẩu: thời gian lưu chuyển hàng
hóa xuất khẩu dài hơn so với thời gian lưu chuyển hàng hóa trong nội địa do
khoảng cách địa lý xa hơn, cần thời gian dài để xử lý các thủ tục xuất khẩu hàng
hóa ra khỏi nước xuất khẩu và các thủ tục ở nước xuất khẩu. Do đó, để xác định
kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu, người ta chỉ xác định khi hàng hóa đã
luân chuyển được một vòng hay khi đã thực hiện xong một thương vụ.
 Sản phẩm kinh doanh xuất khẩu: sản phẩm kinh doanh xuất khẩu bao
gồm nhiều loại, trong đó xuất khẩu chủ yếu những sản phẩm thuộc thế mạnh của
nước như: rau quả tươi, hàng mây tre đan, hàng thủ công mỹ nghệ…


10


 Thời điểm, giao nhận và thời điểm thanh toán: thời điểm giao hàng
hóa xuất khẩu và thời điểm thanh toán tiền hàng thường không trùng nhau mà có
khoảng cách dài.
 Phương thức thanh toán: trong xuất khẩu hàng hóa, có nhiều phương
thức thanh toán có thể áp dụng được tuy nhiên phương thức thanh toán chủ yếu
được sử dụng là phương thức thanh toán bằng thư tín dụng. Đây là phương thức
thanh toán đảm bảo được quyền lợi của nhà xuất khẩu.
 Những quy định chung: hai bên mua, bán có quốc tịch khác nhau, tập
quán kinh doanh khác nhau, do vậy phải thỏa thuận trước để đi đến những quyết
định chung giữa hai bên khi kí kết hợp đồng.
1.4. Vai trò, nhiệm vụ của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân
1.4.1. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân
Xuất khẩu hàng hóa là một hoạt động nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông
hàng hóa của quá trình tái sản xuất mở rộng nhằm thực hiện mục đích liên kết tiêu dùng
của nước này với nước khác. Hoạt động đó không chỉ diễn ra ở các cá thể riêng biệt mà
phải có sự tham gia của toàn bộ hệ thống kinh tế với sự điều hành của Nhà Nước. Chính
vì vây, xuất khẩu có vai trò to lớn cho sự phát triển của mỗi quốc gia.
 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước hết cần phải
nhập khẩu một số lượng lớn máy móc, công nghệ hiện đại từ nước ngoài phục vụ
cho sản xuất. Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu ở các nguồn:
 Xuất khẩu hàng hóa;
 Đầu tư nước ngoài;
 Vay vốn, viện trợ;
 Thu hút hoạt động dịch vụ, du lich;
 Xuất khẩu sức lao động…
Nguồn vốn vay rồi cũng phải trả, nguồn vốn viện trợ và đầu tư nước ngoài có
hạn, hơn thế những nguồn này lại bị phụ thuộc vào nước ngoài. Hoạt động du lịch,



11

dịch vụ, xuất khẩu lao động mặc dù hiện nay đã được quan tâm và phát triển đáng
kể nhưng xuất khẩu vẫn là nguồn chủ yếu để nhập khẩu.
 Xuất khẩu góp phần vào chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy
sản xuất phát triển.
Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới làm
cơ sở để tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển
dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động này thể hiện:
 Xuất khẩu tạo điều kiện các ngành khác phát triển. Chẳng hạn, khi
phát triển xuất khẩu thủy sản tạo điều kiện cho các ngành nuôi trồng, chế biến thủy
sản phát triển.
 Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thị các sản phẩm góp
phần làm cho sản xuất ổn định và phát triển, tạo ra lợi thế kinh tế nhờ quy mô.
 Xuất khẩu còn có vai trò thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất, nâng cao
hiệu quả sản xuất các quốc gia. Nó cho phép chuyên môn hóa phát triển cả về chiều
rộng và chiều sâu. Như vậy, hàng hóa được sản xuất ở một nước nhưng lại tiêu thụ
ở nhũng nước khác nhau, điều đó cho ta thấy tác động ngược trở lại của việc chuyên
môn hóa sản xuất.
 Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của quốc gia có điều kiện tham gia
vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. Cuộc cạnh
tranh này có tác dụng buộc các doanh nghiệp phải tổ chức lại sản xuất, hình thành
một cơ cấu sản xuất hợp lý luôn thích nghi được với sự biến động của thị trường thế
giới. Ngoài ra còn tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào cho
sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước, mở rộng khả năng tiêu dùng hàng
quốc gia.
Xuất khẩu không chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp
cho việc gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh ở những ngành liên quan khác. Xuất

khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp cho sản xuất ổn định và kinh
tế phát triển. Xuất khẩu tạo điều kiện mở rông khả năng cung cấp đầu vào cho sản
xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Thông qua cạnh tranh trong nước xuất


12

khẩu buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản xuất, tìm ra những cách
thức kinh doanh sao cho thật hiệu quả, giảm chi phí và tăng năng xuất.
 Xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công
nghệ sản xuất.
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động hướng ra thị trường thế giới, một thị
trường mà sự cạnh tranh mà ngày càng quyết liệt. Sự tồn tại và phát triển của hàng
hóa xuất khẩu phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, dịch vụ, do đó phụ thuộc rất lớn
vào công nghệ sản xuất ra chúng. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước
phải luôn đổi mới, tìm tòi sáng tạo để cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm. Mặt
khác, xuất khẩu trong nền kinh tế cạnh tranh như hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp
phải đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị sản xuất và kinh doanh, đòi hỏi nâng
cao tay nghề người lao động.
 Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc
làm và cải thiện đời sống nhân dân.
Tác động sản xuất đến đời sống của nhân dân thể hiện nhiều phương diện.
Một mặt sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và
có thu nhập ổn định. Mặt khác, xuất khẩu tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa đáp
ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của nhân dân.
Xuất khẩu làm tăng GDP, làm tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ có tác động
làm tăng tiêu dùng nội địa. Đây là nhân tố làm kích thích nền kinh tế tăng trưởng.
 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối
quan hệ kinh tế đối ngoại.
Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế với các nước,

nâng cao địa vị và vai trò của nước ta trên thương trường quốc tế, xuất khẩu và
công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quỹ tín dụng đầu tư, mở rộng vận tải
quốc tế…Mặt khác, các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo điều kiện cho việc mở
rộng xuất khẩu.


13

1.4.2. Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp
 Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
 Tạo môi trường cạnh tranh để doanh nghiệp luôn phấn đấu nâng cao
năng lực cạnh tranh của mình.
 Phân tán rủi ro trong kinh doanh nhờ đa dạng hóa thị trường.
 Giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng, tăng lợi nhuận, tăng hiệu
quả kinh doanh.
 Kéo dài chu kì sống của sản phẩm.
1.4.3. Nhiệm vụ của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân
- Phải khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực và lợi thế của đất nước để
phát triển ngành kinh tế, góp phần tăng tích lũy về vốn mở rộng sản xuất tăng thu
nhập cho nền kinh tế.
- Xuất khẩu để cải thiện từng bước đời sống nhân dân thông qua việc
tạo công ăn việc làm tăng thu nhập của nhân dân.
- Tạo những mặt hàng xuất khẩu chủ lực đáp ứng được nhu cầu thị
trường thế giới và của khách hàng về chất lượng và số lượng, có sức hấp dẫn và
cạnh tranh cao.
- Phát triển xuất khẩu tạo điều kiện phát triển các mối quan hệ kinh tế
đối ngoại, chính trị, xã hội, giao lưu văn hóa giữa nước ta với các nước nhập khẩu
từ đó nâng cao uy tín của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Xuất khẩu làm đa dạng
hóa thị trường và đa dạng hóa quan hệ kinh tế tăng cường hợp tác khu vực.
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty bao gồm môi
trường vĩ mô và môi trường vi mô, nó có ảnh hưởng đến hoạt động tích cực hoặc
tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của công ty, đến khả năng thiết lập hoặc duy trì
mối quan hệ với khách hàng.
Như vậy, môi trường kinh doanh luôn biến động tạo ra những cơ hội cũng như
như nguy cơ cho doanh nghiệp. Do vậy, công ty phải nắm bắt được những thay đổi
của môi trường để từ đó xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp.

×