Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

bài thảo luận nội dung các quan điểm phân chia sinh giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.31 KB, 22 trang )

Thế giới sinh vật bao quanh chúng ta vô cùng phong
phú và đa dạng.Theo dự báo của nhiều nhà khoa học
cho biết số lượng các loài sinh vật trên trái đất có thể
đạt đến 5 - 33 triệu loài nhưng chỉ mới biết 1.392.485
loài thực vật; 1.500.000 loài nấm, 1.100.813 loài động
vật.
Đơn vị phân loại sinh vật lớn nhất là Giới. Tuy nhiên,
sinh vật được chia làm bao nhiêu giới thì chưa được
thống nhất giữa các nhà sinh học.
Trong bài thảo luận này chúng tôi sẽ đưa ra một vài
quan điểm nổi bật về phân chia sinh giới.

Aristote (năm 370 trước công nguyên) sinh giới
được chia thành 2 giới Động vật và Thực vật.

Carlvon Linne (1707-1778) :
Tiêu chí để phân chia sinh giới là dựa vào khả năng
di động của sinh vật , phân chia sinh vật thành 2 giới:
1.Animalia ( Động vật) : là các cơ thể có khả năng
vận động chủ động và dinh dưỡng kiểu toàn dưỡng (dị
dưỡng)
2.Plantae ( Thực vật): là các cơ thể sống ở một nơi
cốđịnh và có thể quang hợp (tự dưỡng)

Ưu điểm

Hệ thống phân chia sinh giới của ông tuy chưa hoàn
thiện nhưng bước đầu đã giúp các nhà khoa học phân
loại sinh giới và ngày nay hệ thống của ông vẫn còn được


sử dụng.

Việc phân chia thành giới sinh vật nguyên sinh nhằm
khắc phục khó khăn trong việc sắp xếp các sinh vật vừa
mang tính chất động vật, vừa mang tính chất thực vật vào
giới động vật (Animalia) hay giới thực vật (Plantae)

Nhược điểm

Hệ thống phân loại của Carlvon Linne còn nhiều thiếu
sót cơ bản.

Hệ thống phân loại này nhiều khi mâu thuẫn với tự
nhiên và chính Linne cũng đã thừa nhận rằng về phương
diện này hệ thống của ông thiếu hoàn chỉnh

Năm 1866, Ernst Haeckel đã
đề xuất hệ thống 3 giới với sự bổ
sung Giới Protista như là giới mới
và chứa phần lớn các vi sinh vật.

Ernst Haeckel đã chia sinh giới
ra làm 3 giới:

Giới Monera : Giới khởi sinh,
tiền nhân ( Vi khuẩn)

Giới Plantae(thực vật): Nấm,
thực vật bậc thấp, thực vật bậc cao


Giới Animalia ( động vật) :
Protista (động vật nguyên sinh),
động vật bậc thấp, động vật bậc cao

Ưu điểm:
Ernst Haeckel không dựa vào khả năng di động của sinh
vật để phân chia sinh vật mà dựa vào cấu tạo hoàn thiện của
nhân để phân chia đó là có nhân thật hay chưa có nhân thật.

Nhược điểm:
Ernst Haeckel đã đặt Tảo đỏ (Plorideae hiện nay là
Plorideopyceae) và Tảo lục lam (Archephyta hiện nay là
Cyanobacteria) trong Giới Plantae(thực vật).
Nhưng trong phân loại hiện nay được coi tương ứng là
thuộc về Giới Protista và Bacteria(Vi khuẩn).
Edouard Chatton đã chia sinh giới ra làm 2 vực:

Vực Prokaryota Giới Monera ( Giới KS )

Giới Protista ( ĐVNS )

Vực Eukaryota Giới Animalia ( động
vật)
Giới Plantae (thực vật)

Quan điểm của Edouard Chatton(1937)

Quan điểm của Herbert Copenland (1956)
Đề xuất của Chatton đã không được chọn ngay; hệ thống
điển hình hơn là của Herbert Copeland, trong đó ông xếp các

sinh vật nhân sơ (Prokaryota) vào một giới riêng, ban đầu gọi
là Mychota nhưng sau đó được gọi là Monera hay Bacteria.
Hệ thống bốn giới của Copeland đặt tắt cả các sinh vật
nhân chuẩn mà không là động vật hay thực vật vào
giới Protista

Quan điểm của Herbert Copenland (1956)

Quan điểm của Herbert Copenland (1956)

Những hạn chế

Không có vị trí cho nhóm Nấm, có kiểu dinh dưỡng
hấp thụ.

Protoctista là một tập hợp nhân tạo các cơ thể của
hai giới: Động vật và Thực vật mà không thể hiện tính
đích thực của một giới riêng.

Khó có thể vẽ ra ranh giới tách các cơ thể của
Protoctista đa bào với hai giới ở trên.
Robert Whittaker đã công nhận một giới bổ sung cho
nấm là Fungi.
Kết quả là Hệ thống năm giới, được đề xuất năm 1968,
đã trở thành tiêu chuẩn phổ biến và với một số cải tiến vẫn
còn được sử dụng trong rất nhiều tác phẩm về sinh học,
hoặc tạo thành nền tảng cho các hệ thống nhiều giới mới
hơn.
Nó dựa chủ yếu vào các khác biệt trong cách thức lấy
các chất dinh dưỡng


Quan điểm của Whittaker (1959)

Quan điểm của Whittaker (1959)
1.Monera: Bacteria, Không có nhân, cơ thể bé nhỏ (0,5-5µ), sống đầu
tiên trên Trái Đất cách đây khoảng 3,8 tỷ năm. Đó là Vi khuẩn và Tảo lam.
2.Protista: Protozoa (Amoeba, Ciliates, Diatoms, Dinoflagellates,
etc.), cơ thể có nhân, cơ thể gồm những tế bào, lớn (>10µ), sống cách
đây 2,0-1,5 tỷ năm. Đó là những sinh vật đơn bào.
3.Fungi: cơ thể đa bào, hoại sinh, sống bằng cách hấp thu thức ăn
qua màng tế bào, không quang hợp.
4.Plantae: cơ thể đa bào, tự dưỡng (quang hợp), có lục lạp, xuất hiện
cách đây 450 triệu năm. Đó là Tảo lớn, Rêu, Dương xỉ, Cây có hoa.
5.Animalia: cơ thể đa bào, dị dưỡng, sinh sản hữu tính xuất hiện
cách đây 700 triệu năm. Đó là Động vật không xương sống và Động vật
có xương sống.

Quan điểm của Whittaker (1959)
1.Monera: Bacteria, Không có nhân, cơ thể bé nhỏ (0,5-5µ), sống đầu
tiên trên Trái Đất cách đây khoảng 3,8 tỷ năm. Đó là Vi khuẩn và Tảo lam.
2.Protista: Protozoa (Amoeba, Ciliates, Diatoms, Dinoflagellates,
etc.), cơ thể có nhân, cơ thể gồm những tế bào, lớn (>10µ), sống cách
đây 2,0-1,5 tỷ năm. Đó là những sinh vật đơn bào.
3.Fungi: cơ thể đa bào, hoại sinh, sống bằng cách hấp thu thức ăn
qua màng tế bào, không quang hợp.
4.Plantae: cơ thể đa bào, tự dưỡng (quang hợp), có lục lạp, xuất hiện
cách đây 450 triệu năm. Đó là Tảo lớn, Rêu, Dương xỉ, Cây có hoa.
5.Animalia: cơ thể đa bào, dị dưỡng, sinh sản hữu tính xuất hiện
cách đây 700 triệu năm. Đó là Động vật không xương sống và Động vật
có xương sống.

Bằng cách xác định trình tự các nucleotid của ARNr
trong các nhóm vi sinh vật khác nhau C. Woese đã có được
những phát kiến bất ngờ về vị trí chủng loại phát sinh của vi
khuẩn.
Kết quả chỉ ra rằng nhóm Vi khuẩn cổ (Archebacteria)
gồm các loài vi khuẩn sống trong các môi trường đặc biệt
như ở các suối nước nóng và các hồ nước mặn là rất khác
biệt với Vi khuẩn thật (Eubacteria) và coi đó là hai nhánh
tiến hóa của Prokaryota.
Trên cơ sở đó Woese đã đưa ra hệ thống sinh giới gồm
sáu giới.

Quan điểm của Carl Woese(1977)

Quan điểm của Carl Woese(1977)
Hệ thống phân loại 6 giới sinh vật

Quan điểm của Carl Woese và cộng sự (1990)
Trên cơ sở những thành tựu phân tích ADN và ARNr nhiều
tác giả đã đi đến thống nhất và đưa ra một phạm trù bao trùm
mang tính tổng quát hơn đó là 3 liên giới / Tổng giới (Domain).
Ý tưởng về liên giới / Tổng giới (Superkingdom) đã được đưa
ra trong The Wellsprings of Life (Issac Arinov, 1960).
Ba liên giới / Tổng giới: Archaea, Bacteria và Eukarya
(Eukaryota) lần đầu tiên đã được Woose và cộng sự của mình
(1990) chính thức đề nghị và sau đó được nhiều tác giả ủng hộ
và nhiều cuốn sách trên thế giới sử dụng trong giảng dạy (J.H.
Postlethwait and J.L. Hopson 1995; P. H. Raven, Ray F. Evert et
Susan E. Eichhorn 2003).


Quan điểm của Carl Woese và cộng sự (1990)
Ta có thể tóm tắt các hệ thống phân chia sinh giới theo bảng
Mỗi quan điểm đều có những ưu nhược điểm riêng của
mình, chưa có quan điểm nào là hoàn hảo. Việc phân chia hệ
thống sinh giới hiện nay vẫn là vấn đề còn đang tranh luận chưa
có hồi kết
Hiện nay sự phân chia sinh giới vẫn là vấn đề còn đang tranh
luận chưa có hồi kết

×