MỤC LỤC
Trong nền kinh tế thị trường, chắc hẳn ai cũng đã từng biết đến hay đơn giản
là nghe nhắc tới thuật ngữ đầu tư. Đây là thuật ngữ khá phổ biến, đồng thời cũng là
lĩnh vực quan trong trong đời sống nói chung và trong trong nền kinh tế nói riêng.
Chính vì tầm quan trọng của nó mà pháp luật đã thể chế hóa các quy định về đầu tư
trong luật, mà cụ thể, đạo luật đang cs hiệu lực thi hành quy định về đầu tư đó là
Luật Đầu tư năm 2005. Vậy, dưới góc độ luật học, đầu tư được quy định như thế
nào? Bài làm sau đây sẽ phân tích khái niệm “đầu tư” theo Luật đầu tư năm 2005,
sẽ phần nào trả lời được câu hỏi nêu trên.
1/ Khái niệm đầu tư dưới các góc độ khác nhau
1.1/ Dưới góc độ kinh tế
Trong khoa học kinh tế, đầu tư được quan niệm là hoạt động sử dụng các
nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế, xã hội những kết quả trong tương
lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó. Đầu tư là nhân tố
không thể thiếu để phát triển và xây dựng kinh tế, là chìa khóa của sự tăng trưởng
kinh tế. Các nguồn lực được sử dụng để đầu tư có thể là tiền, tài nguyên thiên
nhiên, sức lao động, trí tuệ. Trong cơ chế thị trường, hoạt động đầu tư có thể do
những chủ thể khác nhau (cá nhân, tổ chức) tiến hành và ngày càng phong phú, đa
dạng cả về tính chất và mục đích. Tuy vậy, mọi hoạt động đầu tư suy cho cùng đều
nhằm mang lại những lợi ích xác định. Những lợi ích đạt được của đầu tư có thể là
sự tăng thêm tài sản vật chất, tài sản trí tuệ hay nguồn nhân lực cho xã hội. Kết quả
đầu tư không chỉ là lợi ích trực tiếp cho nhà đầu tư mà còn mang lại lợi ích cho nền
kinh tế và toàn xã hội.
1.2/ Dưới góc độ chính trị- xã hội
Khái niệm đầu tư theo cách hiểu phổ thông là việc “bỏ nhân lực, vật lực, tài
lực vào công việc gì, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội”. Trong cuộc sống
xã hội, đầu tư được nhắc tới trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ: Bố mẹ “đầu
tư” cho con cái đi học, một công ty “đầu tư” một chuyến tham quan, học hỏi cho
nhân viên ở nước ngoài, Nhà nước “đầu tư” cho giáo dục… Như vậy, có thê nói,
dưới góc độ chính trị- xã hội, “đầu tư” là lấy những gì đã và đang có làm nền tảng
tạo nên sự phát triển hơn thế trong tương lai.
1.3/ Dưới góc độ pháp lý
Dưới góc độ pháp lý, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo các hình
thức và cách thức do pháp luật quy định để thực hiện hoạt động nhằm mục đích lợi
nhuận hoặc lợi ích kinh tế, xã hội. Hoạt động đầu tư có thể có tính chất kinh doanh
(thương mại) hoặc phi thương mại. Trong khoa học pháp lý cũng như trong thực
tiễn xây dựng chính sách, pháp luật về đầu tư, hoạt động đầu tư chủ yếu được đề
cập là hoạt động đầu tư kinh doanh, với bản chất là “sự chi phí của cải vật chất
nhằm mục đích làm tăng giá trị tài sản hay tìm kiếm lợi nhuận”.
2/ Khái niệm đầu tư trong Luật Đầu tư năm 2005
Về bản chất, nội dung khái niệm “đầu tư” không có gì thay đổi dù trong bất
cứ giai đoạn kinh tế - xã hội. Chỉ có điều pháp luật quy định về nó, thể hiện nó như
thế nào mà thôi. Điều đó đồng nghĩa với việc khi phân tích khái niệm đầu tư, tuy
2
bản chất đầu tư là không thay đổi nhưng có thể trong mỗi thời kì khác nhau, có thể
có sự thay đổi trong cách nhìn của các nhà làm luật về vấn đề này. Vì vậy, cần phải
phân tích sự phát triển của khái niệm đầu tư qua từng thời kì.
2.1/ Khái niệm đầu tư trước khi có Luật Đầu tư năm 2005
Ở Việt Nam, trước khi ban hành Luật Đầu tư năm 2005, khái niệm đầu tư
kinh doanh chưa được định nghĩa thống nhất trong các văn bản pháp luật. Luật
Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) ngày 20/5/998, Luật Đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam (1996,2000) không có định nghĩa về đầu tư nói chung, mà thay vào
đó là khái niệm “đầu tư trong nước” và “đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Luật Đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam thực chất chỉ điều chỉnh các quan hệ đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài chủ yếu vào Việt Nam; nhiều hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
(các doanh nghiệp nước ngoài đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam) và
các hoạt động đầu tư gián tiếp không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.
2.2/ Khái niệm đầu tư và nội dung khái niệm đầu tư trong Luật Đầu tư năm
2005
Luật đầu tư 2005 với phạm vi điều chỉnh là hoạt động đầu tư nhằm mục đích
kinh doanh, đã đưa ra định nghĩa tại Khoản 1 Điều 3: “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ
vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các
hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có
liên quan”. Luật này còn có sự phân biệt về thuật ngữ giữa đầu tư và hoạt động đầu
tư, theo đó hoạt động đầu tư được hiểu là hoạt động của nhà đầu tư trong quá trình
đầu tư gồm các khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư.
2.3/ Đặc điểm của đầu tư được thể hiện trong khái niệm đầu tư
2.3.1/ Đầu tư gắn với chủ thể thực hiện là nhà đầu tư
Đầu tư là một hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội hay hoạt động pháp lý thì
đều cần có chủ thể thực hiện hoạt động này. Không có chủ thể hoạt động thì hoạt
động đó không còn ý nghĩa nữa. Trong đầu tư cũng vậy, người thực hiện hoạt động
đầu tư là nhà đầu tư và đầu tư luôn luôn gắn liền với chủ thể thực hiện là nhà đầu
tư. Theo Khoản 4 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2005, “Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân
thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm: a)
Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật doanh nghiệp; b)
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật hợp tác xã; c) Doanh nghiệp có
3
vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi Luật này có hiệu lực; d) Hộ kinh
doanh, cá nhân; đ) Tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước
ngoài; người nước ngoài thường trú ở Việt Nam; e) Các tổ chức khác theo quy định
của pháp luật Việt Nam”.
2.3.2/ Các nhà đầu tư phải bỏ vốn, tài sản nhất định để tiến hành đầu tư
Trong hoạt động đầu tư, đích thân các nhà đầu tư phải bỏ vốn, tài sản của
mình thực hiện hoạt động đầu tư. Vốn đầu tư theo định nghĩa tại khoản 9 Điều 3 là:
“tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức
đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp”.
Định nghĩa đầu tư thì quy định vốn bao gồm “ các loại tài sản hữu hình hoặc
vô hình”. “Tài sản hữu hình” có thể hiểu là những tài sản hiện hữu cụ thể mà con
người có thể cảm nhận được sự tồn tại của nó. Ví dụ như vật, tiền … “Tài sản vô
hình” có thể hiểu là những tài sản không hiện hữu trước con người, con người
không thể nhìn thấy được như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu…nói chung là các
quyền tài sản đều là tài sản vô hình…
Đại từ điển Tiếng Việt có đưa ra một cách hiểu về đầu tư: là “Bỏ sức lực,
thời gian, trí tuệ để làm việc gì…”. Cách hiểu này tuy chưa đầy đủ nhưng có vẻ đã
bao gồm được “tài sản vô hình” đó là “sức lực, trí tuệ”.
2.3.3/ Mục đích của đầu tư là kinh doanh thu lợi nhuận.
Dường như nhắc tới Đầu tư là chúng ta nghĩ tới lợi nhuận. Đại từ điển Tiếng
Việt cũng đưa ra một cách hiểu khác về đầu tư: “1. Bỏ vốn vào để sản xuất, kinh
doanh để được hưởng phần lời lãi…”. Đây là cách hiểu thông dụng về đầu tư dưới
góc độ kinh tế.
Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại đưa ra khái niệm: “Hoạt động thương mại
là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ,
đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.
Như vậy, đầu tư cũng là một hoạt động thương mại, và mục đích của hoạt
động này (với tư cách là đối tượng điều chỉnh của Luật Thương mại và Luật Đầu
tư) không gì khác là nhằm sinh lợi. Lợi nhuận ở đây có thể hiểu là nhà đầu tư bỏ ra
một nguồn lực trong hiện tại, mong thu về một nguồn lực lớn hơn trong tương lai.
2.3.4/ Đầu tư gắn với hình thức đầu tư cụ thể
4
Đầu tư bao giờ cũng gắn với một hình thức đầu tư cụ thể. Người ta không thể
tiến hành đầu tư ngoài các hình thức đầu tư. Hình thức đầu tư là cách tiến hành hoạt
động đầu tư của các nhà đầu tư theo quy định của pháp luật. Trong điều kiện kinh
tế thị trường, hình thức đầu tư kinh doanh ngày càng phong phú, đa dạng; mỗi hình
thức đầu tư kinh doanh có những đặc điểm riêng nhất định về cách thức đầu tư vốn,
tính chất liên kết và phân chia kết quả kinh doanh giữa các nhà đầu tư. Căn cứ vào
nhu cầu và điều kiện cụ thể của mình, các nhà đầu tư có quyền lựa chọn các hình
thức đầu tư thích hợp theo quy định của pháp luật. Có hai nhóm hình thức đầu tư
đó là đầu tư trực tiếp (Điều 21 – 25 Luật Đầu tư năm 2005) và đầu tư gián tiếp
(Điều 26 Luật Đầu tư năm 2005).
2.3/ Đánh giá khái niệm đầu tư trong Luật Đầu tư năm 2005
Nhận thấy, khái niệm Đầu tư được quy định trong Luật Đầu tư năm 2005 đã
chi ra một số đặc điểm của đầu tư. Tuy nhiên, nếu xét trên góc độ một định nghĩa,
khái niệm này có vẻ chưa hoàn chỉnh, vẫn còn một số hạn chế nhất định, bởi lẽ:
Thứ nhất, trong khái niệm về đầu tư, các nhà làm luật đã dùng chính khái
niệm đang cần làm rõ để giải thích. Như vậy là không phù hợp với logic ngôn ngữ.
Có thể thấy, trong khái niệm “đầu tư”, có các khái niệm “nhà đầu tư”, “hoạt động
đầu tư” vẫn chưa được làm rõ. Mặt khác, ta thấy Khoản 4, 7 Điều 3 giải thích về
hai khái niệm nói trên cũng dựa vào khái niệm “đầu tư” là chủ yếu nên có vẻ như
các khái niệm này cùng với khái niệm “đầu tư” đều trong vòng luẩn quẩn nghĩa
của nhau. Điều đó cũng cho thấy các nhà làm luật đã lấy những cái chưa biết để
giải thích cho nhau.
Thứ hai, theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, không có quy định về
tài sản hữu hình và tài sản vô hình nhưng trong khái niệm “đầu tư” ta lại thấy xuất
hiện thuật ngữ này. Tuy xét về góc độ lý luận, việc phân chia tài sản ra làm hai loại
là tài sản hữu hình và tài sản vô hình dựa vào sự hiện hữu trong thế giới khách quan
là có cơ sở pháp lý nhưng vì chưa có quy định cụ thể trong luật nên khi áp dụng
pháp luật không thể tránh khỏi việc gây tranh cãi.
Thứ ba, “vốn” trong khái niệm “đầu tư” được hiểu là “vốn” đầu tư hay
không, khi mà khái niệm “vốn đầu tư” quy định tại khoản 9 Điều 3 quy định “Vốn
đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác…” còn “vốn” trong khái niệm “đầu tư”
chỉ là “bằng các loại tài sản…”. Có thể đây chỉ là sự diễn đạt khác nhau nhưng rất
5