Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới cộng đồng dân cư Huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.96 MB, 88 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




Nguyễn Hoàng Yến



ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
TỚI CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ HUYỆN ỨNG HÕA,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC









Hà Nội – 2011






ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



Nguyễn Hoàng Yến


ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
TỚI CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ HUYỆN ỨNG HÕA,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Chuyên ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường
Mã số: 60 85 15


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN ANH TUẤN






Hà Nội – 2011
1

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU 3
DANH MỤC HÌNH VẼ 4
MỞ ĐẦU 6
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 6
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 7
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 7
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 7
3.1. Phạm vi không gian 7
3.2. Phạm vi thời gian 7
3.3. Phạm vi khoa học 8
4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
4.1. Quan điểm nghiên cứu 8
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 10
5. CƠ SỞ TÀI LIỆU, SỐ LIỆU 11
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 12
1.1. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐÔ THỊ HÓA 12
1.1.1. Khái niệm và bản chất của đô thị hóa 12
1.1.2. Một số đặc điểm của quá trình đô thị hóa 14
1.2. CHỈ SỐ ĐÔ THỊ HÓA 15
CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI
KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ỨNG HÒA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 18
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 18
2.1.1. Vị trí địa lí 18

2.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 18
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA HUYỆN ỨNG HÕA 21
2.2.1. Vài nét về quá trình đô thị hóa trên thế giới và ở Việt Nam 21
2.2.2. Khái quát quá trình đô thị hóa ở Hà Nội 25
2.2.3. Đô thị hóa ở các vùng ven đô, ngoại thành 28
2

2.2.4. Biến đổi về cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Nội 29
2.2.5. Thay đổi mức sống của ngƣời dân 32
2.2.6. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội đến 2030 35
2.3. ĐÁNH GIÁ NHỮNG BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ỨNG HÕA
GIAI ĐOẠN 2000-2010 43
2.3.1. Thực trạng đô thị hóa khu vực nghiên cứu 43
2.3.2. Những biến đổi về kinh tế 45
2.3.3. Biến đổi về y tế, văn hóa và giáo dục 50
CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
TỚI HỆ THỐNG DỊCH VỤ XÃ HỘI 56
3.1. KHÁI NIỆM “KHẢ NĂNG TIẾP CẬN” 56
3.1.1. Một số khái niệm cơ bản 56
3.1.2. Các yếu tố liên quan đến “khả năng tiếp cận” 57
3.1.2. Phƣơng pháp tiếp cận 61
3.1.3. Tổng quan về công cụ AccessMOD 65
3.2. Đánh giá khả năng tiếp cận hệ thống giáo dục, y tế huyện Ứng Hòa 66
3.2.1. Cơ sở dữ liệu 66
3.2.2. Đánh giá, phân tích các yếu tố liên quan tới khả năng tiếp cận 66
3.2.3. Kết quả đánh giá khả năng tiếp cận của cộng đồng dân cƣ
tới các cơ sở y tế, giáo dục 78
3.3. Phân tích kết quả đánh giá khả năng tiếp cận
hệ thống giáo dục, y tế huyện Ứng Hòa 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85











3

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Dân số và tỉ lệ dân số đô thị thế giới thời kì 1800 - 2010 14
Bảng 1.2. Các đô thị lớn nhất thế giới (triệu người) 15
Bảng 1.3. Tỷ lệ dân số đô thị của một số quốc gia trên thế giới 16
Bảng 2.1. Diễn biến quá trình đô thị hóa ở Việt Nam 23
Bảng 2.2. Dân số nội thành Hà Nội giai đoạn 1945 - 2010 [27] 25
Bảng 2.3. Tăng trưởng GDP, cơ cấu kinh tế và thu nhập bình quân 35
Bảng 2.4. Dự báo dân số pha
́
t triê
̉
n theo ca
́
c giai đoa
̣
n quy hoa

̣
ch 40
Bảng 2.5. Dự báo dân cư nông thôn (cấp huyện) trong QHC Hà Nội 42
Bảng 2.6. Số lượng đàn lợn và sản lượng đàn lợn năm 2002-2010 48
Bảng 3.1. Bảng thống kê các đơn vị sử dụng đất có dân cư tập trung 66
Bảng 3.2. Số liệu thống kê cơ bản của huyện Ứng Hòa 69
Bảng 3.3. Các điểm trường học, y tế trong khu vực nghiên cứu 71
Bảng 3.4. Bảng thống kê các loại hình sử dụng đất và tốc độ di chuyển 72
Bảng 3.5. Bảng tốc độ du hành của người dân trên các loại đường khác nhau 72
Bảng 3.6. Bảng thống kê số dân có khả năng tiếp cận tới các cơ sở y tế, giáo dục 81










4

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu 19
Hình 2.2. Biểu đồ nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 20
Hình 2.3. Biểu đồ số giờ nắng và độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm. 20
Hình 2.4. Biểu đồ lượng mưa trung bình qua các tháng trong năm 21
Hình 2.5. Sự biến đổi chỉ số đô thị hóa giai đoạn 1980-1990 26
Hình 2.6. Sự biến đổi chỉ số đô thị hoá giai đoạn 1991-2007 26
Hình 2.7. Diễn biến chỉ số đô thị hoá giai đoạn 2008-2010 27

Hình 2.8. Cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Nội năm 2005 29
Hình 2.9. Cơ cấu kinh tế thành phố Hà Nội năm 2010 30
Hình 2.10. Giá trị sản xuất nông nghiệp so với giá trị năm 1994
giai đoạn 1995-2010 30
Hình 2.11. Sản lượng lâm nghiệp theo giá so sánh 1994 tại Hà Nội
giai đoạn 1995-2010 31
Hình 2.12. Sản lượng thủy sản theo giá so sánh năm 1994 tại Hà Nội
giai đoạn 2000-2010 31
Hình 2.13. Cơ cấu ngành công nghiệp giai đoạn 1994-2000 32
Hình 2.14. Thu nhập bình quân đầu người của cán bộ công nhân viên chức
giai đoạn 1960-1975 32
Hình 2.15. Biến động chi tiêu của cán bộ công nhân viên giai đoạn 1960-1975 33
Hình 2.16. Cơ cấu nguồn chi tiêu trung bình của cán bộ công nhân viên chức năm 1975 33
Hình 2.17. Diễn biến thu nhập bình quân hàng tháng của lao động khu vực nhà nước
giai đoạn 1995-2010 34
Hình 2.18. Chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người khu vực thành thị 34
Hình 2.19. Đồ thị quy mô dân số Hà Nội đến năm 2050 41
Hình 2.20. Gia tăng dân số của thành phố Hà Nội (cũ) giai đoạn 1950 - 2025 44
Hình 2.21. Biến đổi chỉ số đô thị - nông thôn huyện Ứng Hòa giai đoạn 2001 - 2010 44
Hình 2.22. Biểu đồ so sánh diện tích trồng lúa qua các năm 46
Hình 2.23. Biểu đồ so sánh năng suất lúa bình quân qua các năm 46
Hình 2.24. Biểu đồ thể hiện số lượng Trâu, Bò giai đoạn 2001-2010 47
Hình 2.25. Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh 49
5

Hình 2.26. Biểu đồ biến động diện tích đất tự nhiên huyện Ứng Hòa 53
Hình 2.27. Biểu đồ biến động diện tích đất nông nghiệp huyện Ứng Hòa 53
Hình 2.28. Biểu đồ biến động diện tích đất chưa sử dụng huyện Ứng Hòa 54
Hình 2.29. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Ứng Hòa năm 2010 55
Hình 3.1. Sơ đồ khái niệm “khả năng tiếp cận” 56

Hình 3.2. Các hợp phần của khả năng tiếp cận 56
Hình 3.3. Khung lý thuyết nghiên cứu khả năng tiếp cận 57
Hình 3.4. Các nhóm yếu tố tác động đến động cơ tiếp cận 60
Hình 3.5. Mô hình tổng quát đánh giá khả năng tiếp cận dựa trên GIS 63
Hình 3.6. Sơ đồ quy trình nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp cận 64
Hình 3.7. Bản đồ phân bố dân cư huyện Ứng Hòa 68
Hình 3.8. Bản đồ phân cấp đường giao thông huyện Ứng Hòa 73
Hình 3.9. Bản đồ sông suối huyện Ứng Hòa 75
Hình 3.10. Bản đồ tốc độ du hành của dân cư 77
Hình 3.11. Các dữ liệu đầu vào của chương trình AccessMod 79
Hình 3.12. Bản đồ đánh giá khả năng tiếp cận của cộng đồng dân cư
tới các cơ sở y tế, giáo dục 80









6

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII (Ngày 29/5/2008) đã thông qua Nghị quyết về
việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội. Theo đó, thành phố Hà Nội mở
rộng có diện tích tự nhiên 334.470,02 ha (3.344,7002 km
2
) và dân số là 6.232.940 người.


Sau khi mở rộng, thành phố Hà Nội có 29 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 10 quận,
18 huyện, 1 thị xã và 580 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 404 xã, 154 phường, 22 thị
trấn.

Định hướng phát triển Hà Nội về phía Nam đã được Chính phủ, lãnh đạo thành phố
quyết định từ nhiều năm nay. Điều này lại được khẳng định một lần nữa trong Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP. Hà Nội (mở rộng) tới năm 2030 vừa được trình
Thủ tướng Chính phủ năm 2011. Hàng vạn hecta đất nông nghiệp ở phía Nam của Thành
phố Hà Nội đã và đang triển khai các dự án xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp. Các
huyện phía Nam của thành phố Hà Nội phải đối mặt với quá trình đô thị hóa và những tác
động của quá trình này tới cộng đồng dân cư địa phương.
Nhiều nhà nghiên cứu đã cho thấy quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh và mạnh
mẽ ở Việt Nam nói chung và các thành phố lớn như Hà Nội nói riêng. Hà Nội đã được mở
rộng để xứng tầm thủ đô một quốc gia đang trên đà phát triển cao. Nhiều vùng ven đô,
ngoại thành cũ nay được nằm trong quy hoạch của các khu vực đô thị, các trung tâm kinh
tế, chính trị mới của thủ đô trong tương lai gần.
Trong quá trình đô thị hóa, những nhân tố như sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất
nông nghiệp thành đất đô thị, sự hình thành các khu công nghiệp mới, quá trình nhập cư
của dân cư ngoại tỉnh, quá trình chuyển cư dãn dân nội thành, quá trình tự chuyển đổi
nghề nghiệp trong các làng xã đô thị hoá, từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp… là
những yếu tố tác động rất lớn đến đời sống của người dân vùng các huyện phía Nam của
thành phố Hà Nội. Dân số cơ học tăng nhanh cộng với đô thị hóa mạnh đã tác động sâu
sắc tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các huyện này, nhưng cũng đang nảy sinh nhiều
bất cập trong công tác quản lý dân cư ở huyện các huyện phía Nam của thành phố Hà Nội.
Thời gian qua, bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi, hệ thống đường làng, ngõ xóm
được nâng cấp, đời sống sinh hoạt đô thị dần thay thế thói quen của người nông dân…
Tuy nhiên sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng đã đẩy cơ sở hạ tầng như hệ thống
điện, đường, bệnh viện, trường học vào tình trạng quá tải. Đặc biệt sự du nhập lối sống
buông thả của một bộ phận lớp trẻ đã làm cho môi trường sống ở những vùng quê vốn

yên bình ngày càng bị đảo lộn. Tệ nạn xã hội gia tăng, giá trị đạo đức truyền thống trong
nhiều gia đình bị lung lay…
7

Khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội như văn hóa, y tế, giáo dục,…là một trong
những thước đo về sự biến đổi của nông thôn dưới tác động của quá trình đô thị hóa.
Trong điều kiện thực tế của địa bàn nghiên cứu - huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội -
khả năng tiếp cận của cộng đồng dân cư địa phương tới các dịch vụ xã hội tuy có nhiều
thuận lợi hơn so với các địa phương khác trong cả nước. Tuy nhiên, dịch vụ xã hội đã
đem lại cho người dân những tiện ích như thế nào? Những vùng có khả năng cung cấp
dịch vị xã hội phân bố ở đâu? Là những câu hỏi đặt ra cho các cấp quản lý địa phương.
Chính vì vậy, đề tài đã được lựa chọn nghiên cứu với tiêu đề: “Đánh giá ảnh
hưởng của quá trình đô thị hóa tới cộng đồng dân cư huyện Ứng Hòa, thành phố Hà
Nội”.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của quá trình dô thị hóa tới cộng đồng dân cư
huyện Ứng hóa, thành phố Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng và củng cố cơ sở lí luận về nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới
cộng đồng dân cư của huyện Ứng Hòa;
- Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Ứng Hòa, thành phố Hà
Nội trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay;
- Đánh giá khả năng tiếp cận của cộng đồng dân cư địa phương tới hệ thống dịch vụ xã
hội của địa phương;
- Đề xuất một số giải pháp đối với sự phát triển bền vững huyện Ứng Hòa, thành phố Hà
Nội dưới ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ huyện Ứng Hòa gồm 29 xã và 1 thị

trấn (thị trấn Vân Đình). Ranh giới lãnh thổ nghiên cứu được xác định trên cơ sở địa giới
hành chính của huyện.
3.2. Phạm vi thời gian
Quá trình công nghiêp hóa, đô thị hóa nước ta diễn ra nhanh mạnh trong thời gian từ
sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đến nay. Đặc biệt có sự biến đổi mạnh
mẽ ở các vùng ven đô, ngoại thành từ sau năm 2000. Vì vậy đề tài nghiên cứu ảnh hưởng
8

của quá trình đô thị hóa tới cộng đồng dân cư huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội từ năm
2000 đến nay.
3.3. Phạm vi khoa học
Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là các khu vực nằm
ở ngoại vi các thành phố lớn như Hà Nội có ảnh hưởng tới rất nhiều lĩnh vực như kinh tế,
xã hội, môi trường. Chính vì vậy, trong khuôn khổ luận văn cao học, đề tài tập trung
nghiên cứu một số vấn đề chính như sau:
- Phân tích hiện trạng đô thị hóa tại huyện Ứng Hòa giai đoạn 2000 - 2010;
- Đánh giá khả năng tiếp cận của cộng đồng dân cư địa phương đối với các dịch vụ xã hội.
Do tính phức tạp của quá trình đánh giá khả năng tiếp cận, đề tài dừng lại ở việc đánh giá
khả năng tiếp cận của cư dân địa phương tới hệ thống giáo dục và y tế huyện Ứng Hòa.
4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Có nhiều quan niệm khác nhau về hệ thống tùy thuộc vào từng lĩnh vực nghiên cứu
và sản xuất. Các nhà cảnh quan học quan niệm hệ thống như một địa hệ - hệ thống của
các yếu tố tự nhiên, là “tổng thể các thành phần nằm trong sự tác động tương hỗ” (L.
Bertalanf), là “tập hợp bất kỳ các thành phần tác động tương hỗ” (A.Đ. Armand, 1971)
và có tính thứ bậc. Các nhà kinh tế sinh thái quan niệm hệ thống như một hệ thống xã hội
- môi trường (socio-environmental system) - những hệ thống phức tạp, tồn tại ở nhiều
dạng khác nhau và có thể thực hiện những hoạt động không thể dự báo trước (Clayton và
Radcliffe, 1996), có khả năng tự điều chỉnh và có thứ bậc, bao gồm nhiều hệ thống nhỏ

khác nhau (Jennings và Reganold, 1991; Norton và Ulanowicz, 1992; Warren và Cheney,
1993; Muster et al, 1994). Các nhà quy hoạch vùng và tổ chức lãnh thổ quan niệm hệ
thống là một thể thống nhất và khách quan của mọi chủ thể tồn tại và phát triển trên trái
đất. Do đó, mọi hoạt động của hệ thống phải luôn thể hiện ở trạng thái cân bằng và phải
được điều chỉnh kịp thời khi chịu tác động, đó là tiêu chuẩn của phát triển bền vững. Vì
vậy, trong tổ chức lãnh thổ phải luôn ưu tiên vấn đề công bằng giữa các vùng, các khu
vực bởi vì hệ thống đó chỉ cân bằng và tự điều chỉnh trong một ngưỡng cho phép, nếu
vượt quá ngưỡng đó, hệ thống sẽ tan vỡ. Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, tính hệ
thống của đô thị được thể hiện ở chỗ: đô thị Hà Nội là một hệ thống hoàn chỉnh bao gồm
nhiều hệ thống nhỏ hơn (cả về tự nhiên và kinh tế - xã hội, nhân văn).
9

4.1.2. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp xuất phát từ quan điểm hệ thống, nhấn mạnh mối quan hệ
thống nhất và biện chứng giữa các yếu tố hệ thống trong một tổng thể hoàn chỉnh mà mỗi
yếu tố (hệ thống này) là một mắt xích trong một mạng lưới liên hệ với các yếu tố và hệ
thống khác. Do đó, quan điểm tổng hợp đòi hỏi cần phải hiểu rõ, hiểu đúng các yếu tố cấu
thành hệ thống và mối liên hệ giữa chúng trước khi quyết định tác động vào một yếu tố.
Bởi lẽ chỉ cần một tác động nhỏ vào một yếu tố thôi thì cũng có thể làm biến đổi toàn bộ
hệ thống, phá vỡ trạng thái cân bằng và ổn định của hệ thống, dẫn đến những hậu quả khó
lường.
4.1.3. Quan điểm phát triển bền vững
Thuật ngữ phát triển bền vững (sustainable development) xuất hiện từ những năm
70 của thế kỷ XX và đề cập một cách hệ thống về môi trường và phát triển quốc tế qua
cuốn Chiến lược bảo tồn thế giới (1980), được phổ biến qua báo cáo Brundland: Tương
lai chung của chúng ta (1987), chi tiết hơn trong cuốn: Chăm lo cho Trái đất (1991) và
Chương trình Nghị sự 21 (1992). Cho đến nay, phát triển bền vững trở thành một thuật
ngữ được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong bất kỳ một chiến lược, một định hướng phát
triển nào từ cấp quốc tế, quốc gia đến địa phương.
Hai khái niệm về phát triển bền vững ngày nay được sử dụng phổ biến nhất:

- Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm
tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của họ (IUCN,
Chăm lo cho trái đất, 1991).
- Phát triển bền vững là sự nâng cao chất lượng đời sống con người trong lúc đang
tồn tại trong khuôn khổ sức chứa của các hệ sinh thái trợ giúp (IUCN, Chăm lo cho trái
đất, 1991).
Ba mục tiêu mà phát triển bền vững hướng tới là phồn vinh về kinh tế, ổn định về xã
hội, duy trì chức năng sinh thái và đảm bảo chất lượng môi trường.
Stephen Viederman (1993) cho rằng “bền vững là một viễn cảnh tương lai mà viễn
cảnh đó đảm bảo tạo ra một lộ trình và giúp ta tập trung chú ý vào một tập hợp những giá
trị và nguyên tắc đạo lý và đạo đức nhằm hướng dẫn hành động của chúng ta với tư cách
là những cá nhân, cũng như trong quan hệ với các cơ cấu tổ chức mà ta tiếp xúc”.
Việc vận dụng quan điểm phát triển bền vững vào vùng nghiên cứu cho một cái
nhìn, một quan điểm chỉ đạo giúp định hướng cho các hành động, các định hướng phát
triển, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, ổn định xã hội và đảm bảo chất
lượng môi trường.
10

4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp điều tra thực địa
Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa đóng vai trò quan trọng trong quá trình
nghiên cứu của đề tài, do địa bàn và nội dung nghiên cứu gắn liền với một địa phương cấp
huyện. Vì vậy, khối lượng số liệu, tài liệu là rất lớn và đòi hỏi mức độ chi tiết cao. Công
tác khảo sát thực địa bao gồm những nội dung cụ thể như sau:
- Nghiên cứu, khảo sát các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất trong khu vực;
- Xác định hệ thống giao thông và các điểm dịch vụ xã hội phục vụ công tác đánh giá tiếp
cận dịch vụ xã hội của cộng đồng dân cư địa phương.
- Thu thập số liệu thống kê và các tài liệu liên quan phục vụ cho quá trình đánh giá.
4.2.2. Phương pháp thống kê
Như đã nêu ở các phần trên, đề tài nghiên cứu đòi hỏi hệ thống số liệu, tài liệu rất

lớn, kéo dài qua nhiều năm. Vì vậy phương pháp thống kê được sử dụng trong đề tài gồm
những nội dung cụ thể sau:
- Thống kê qua tài liệu, báo cáo được lưu trữ tại UBND huyện Ứng Hòa;
- Thống kê qua các số liệu khảo sát, đo đạc ngoài thực địa;
- Thống kê qua đo đạc, tính toán trên bản đồ.
4.2.3. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lí (GIS)
Phương pháp bản đồ được sử dụng để phân tích các nguồn tư liệu không gian đầu
vào của quá trình nghiên cứu. Mặt khác, phương pháp này được sử dụng để thể hiện kết
quả nghiên cứu.
Với sự phát triển của công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lí, phương pháp ứng
dụng viễn thám và GIS trong đề tài này được sử dụng vào những nội dung cụ thể sau:
- Phần mềm AccessMod chạy trong môi trường Arcview 3.2 sẽ cho ra sản phẩm là bản đồ
thể hiện khả năng tiếp cận của cộng đồng dân cư địa phương tới hệ thống giáo dục, y tế
huyện Ứng Hòa.
4.2.4. Phương pháp đánh giá khả năng tiếp cận (Accessibility analysis)
Khả năng tiếp cận (Accessibility) là một trong những phương pháp mới và quan
trọng trong việc nghiên cứu và đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội của một khu vực.
Với thế mạnh của phương pháp là dựa vào viêc phân tích khả năng tiếp cận của cộng
đồng dân cư địa phương đối với các dịch vụ cơ bản của xã hội như hệ thống giáo dục,
thương mại, y tế và văn hóa. Trên cơ sở đó, đánh giá sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ
tầng trong tương quan chung của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từ
11

đó rút ra được những thông tin hữu ích phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương.
5. CƠ SỞ TÀI LIỆU, SỐ LIỆU
Nguồn tài liệu, số liệu được sử dụng trong đề tài bao gồm:
- Hệ thống tài liệu: Đề tài sử dụng nhiều tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu ở các
quy mô khác nhau: Toàn quốc, vùng đồng bằng sông Hồng, thành phố Hà Nội, huyện
Ứng Hòa. Hệ thống tài liệu này liên quan đến lĩnh vực cụ thể như sau:

+ Lý thuyết chung về đô thị hóa và quá trình đô thị hóa trong khu vực nghiên cứu;
+ Đánh giá tiếp cận các dịch vụ xã hội của cộng đồng dân cư địa phương
- Hệ thống số liệu, bản đồ: Đề tài được thực hiện với hệ thống số liệu, bản đồ như sau:
+ Số liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng, thành
phố Hà Nội và huyện Ứng Hòa từ năm 2000 đến nay;
+ Hệ thống bản đồ địa hình các tỷ lệ: 1:50.000, 1:25.000;
+ Các bản đồ chuyên đề liên quan như: bản đồ giao thông, bản đồ thủy lợi, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất huyện Ứng Hòa năm 2010.



12

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐÔ THỊ HÓA
1.1.1. Khái niệm và bản chất của đô thị hóa
* Khái niệm đô thị
Đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp,
có hạ tầng kỹ thuật và công trình công cộng phục vụ dân cư đô thị, là trung tâm kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, du lịch và dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội
của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, có quy mô dân số, cơ sở hạ tầng thích hợp [1].
Theo quy định của Chính phủ Việt Nam tại Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày
05/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý ở Việt Nam
thì các yếu tố cơ bản hình thành một đô thị gồm:
+ Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế-xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định;
+ Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu là 65% trong tổng số lao động;
+ Cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy
chuẩn quy định đối với từng loại đô thị;
+ Quy mô dân số ít nhất 4.000 người;

+ Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị.
* Khái niệm đô thị hóa
Hiện nay, khái niệm đô thị hóa chưa có sự thống nhất do các cách tiếp cận và đối
tượng nghiên cứu khác nhau của các chuyên ngành khoa học. Có thể dẫn ra dưới đây một
số định nghĩa tiêu biểu:
Trong tác phẩm “Đô thị Việt Nam” Đàm Trung Phường cho rằng: “đô thị hóa là
quá trình chuyển dịch hoạt động nông nghiệp phân tán sang hoạt động phi nông nghiệp
tập trung trên một số địa bàn thích hợp”. Mặt khác, cũng theo tác giả này: “đô thị hóa
cũng bao gồm quá trình di cư từ nông thôn ra thành thị, tập trung ngày càng nhiều dân
cư trong những vùng lãnh thổ hạn chế, gọi là đô thị [2]”. Về điểm này, tác giả Nguyễn
Thanh Thủy làm rõ: “thực chất đô thị hóa là một quá trình thay đổi hình thức cư trú của
con người, từ hình thức sống ở nông thôn tiến lên hình thức sống ở thành thị theo yêu cầu
của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thương mại, dịch vụ và giao lưu quốc tế khi
mở rộng quy mô các đô thị cũ hoặc xây dựng các đô thị mới” [3].
Bên cạnh đó, theo báo cáo của Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội,
quá trình đô thị hóa được nhìn từ hai góc độ, một mặt đó là “quá trình hình thành và phát
13

triển các điểm dân cư được tập hợp lại và phổ biến lối sống thành thị, đồng thời phát
triển các hoạt động khác nhau để phục vụ sự tồn tại và phát triển trong cộng đồng đó”;
mặt khác, “đô thị hóa cũng là quá trình mở rộng biên giới lãnh thổ đô thị do nhu cầu
công nghiệp hóa, thương mại, dịch vụ và giao lưu quốc tế - là sự tăng trưởng về không
gian đô thị từ phát triển dân số và phát triển sản xuất” [4].
Hiện nay, đô thị hóa không chỉ đơn thuần là quá trình dịch cư từ nông thôn ra thành
thị và dịch cư nghề nghiệp mà còn bao hàm các quá trình dịch cư khác, đa chiều, đa cấp
độ như các dòng dịch cư đô thị - đô thị, đô thị - vùng ven, đô thị - nông thôn, vùng - quốc
tế với các mức độ khác nhau theo từng hoàn cảnh của các đô thị cụ thể. Các nhân tố kinh
tế vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc tạo nên quá trình đô thị hóa, tuy nhiên các nhân tố
khác phi kinh tế như văn hóa, lịch sử, lối sống,… đang ngày càng có những ảnh hưởng
lớn tới đặc tính đô thị hóa của mỗi vùng [5]

Tựu chung lại, quá trình đô thị hóa có thể được khái quát trong một số điểm dưới
đây:
+ Theo nghĩa rộng đô thị hóa được hiểu như một quá trình phát triển toàn diện kinh tế và
xã hội, liên hệ mật thiết với sự phát triển của lực lượng sản xuất, các hệ thống xã hội và tổ
chức môi trường sống của cộng đồng.
+ Hiểu theo nghĩa hẹp, đô thị hóa là quá trình chuyển cư từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp
sang lĩnh vực phi nông nghiệp với tất cả các hệ quả của nó như sự tăng trưởng dân số đô
thị, sự nâng cao mức độ trang bị kỹ thuật của thành phố, sự xuất hiện của các thành phố
mới…
+ Quá trình đô thị hóa mang tính phức tạp, tính địa phương, địa điểm, bối cảnh rất rõ nét.
Ngoài những quy luật chung, các quy luật đặc thù của đô thị hóa theo bối cảnh là rất khác
biệt trong từng quốc gia, từng khu vực.
+ Đô thị hóa và phát triển có mối quan hệ biện chứng rõ rệt. Đô thị hóa mang tính quy
luật tất yếu, là động lực của phát triển, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao
chất lượng lao động và phát triển kinh tế. Ngược lại, đô thị hóa cũng chính là hệ quả của
phát triển, bản thân nó lại tạo ra sức ép cho phát triển trên mọi mặt, đặc biệt là các vấn đề
xã hội và môi trường.
Về mặt bản chất, đô thị hóa gắn liền với quá trình tăng trưởng kinh tế của một khu
vực, một quốc gia. Tuy nhiên, tốc độ và đặc điểm của đô thị hóa còn tùy thuộc vào trình
độ phát triển của khu vực hay quốc gia đó. Bản chất của quá trình đô thị hóa bao gồm:
- Tỷ lệ gia tăng dân số tại các đô thị
- Thu nhập bình quân của cư dân đô thị
14

- Tốc độ gia tăng thu nhập của các ngành kinh tế - xã hội và GDP
- Chất lượng cơ sở hạ tầng
- Lối sống của cư dân địa phương
- Cấu trúc xã hội và vai trò của các tổ chức xã hội trong khu vực
1.1.2. Một số đặc điểm của quá trình đô thị hóa
* Sự gia tăng nhanh dân số đô thị

Từ khi đô thị xuất hiện cho tới nay, số dân đô thị (tương đối và tuyệt đối) liên tục
tăng lên với tốc độ nhanh.
Bảng 1.1. Dân số và tỉ lệ dân số đô thị thế giới thời kì 1800 - 2010
Năm
Dân số thế giới
(triệu ngƣời)
Dân số đô thị
(triệu ngƣời)
Tỉ lệ dân số đô thị
(%)
1800
911
29,2
3,2
1850
1.181
81,5
6,9
1900
1.617
219,9
13,6
1950
2.508
732,3
29,2
1960
3.010
990,3
32,9

1970
3.632
1.369,3
37,7
1980
4.415
1.748,3
39,6
1990
5.292
2.275,5
43,0
2000
6.037
2.716,6
45,0
2002
6.215
2.964,5
47,7
Như vậy, đầu thế kỉ XIX, toàn thế giới mới có trên 29 triệu dân sống ở các đô thị,
chiếm 3,2% tổng số dân. Bước sang thế kỉ XX (1900), con số này đã tăng lên gần 220
triệu người, chiếm 13,6% dân số, gấp 4,3 lần năm 1800. Đến giữa thế kỉ XX (1950), số
dân đô thị đã đạt 732 triệu người, chiếm 29,2% dân số thế giới, bước sang những năm đầu
của thế kỉ XXI, dân số đô thị đã lên tới trên 2900 triệu, chiếm 47,7% dân số.
* Sự gia tăng về số lượng và quy mô của các đô thị lớn
Một nét nổi bật của quá trình đô thị hóa đang diễn ra trên thế giới là sự gia tăng nhanh
chóng số lượng các đô thị lớn (có số dân từ trên 5 triệu người), đặc biệt là ở các nước đang
phát triển. Năm 1950, toàn thế giới mới có 8 đô thị với dân số từ trên 5 triệu người, đến năm
1975 tăng lên 23 và hiện nay là 50 đô thị với tổng số dân là 372,4 triệu người

Số lượng các đô thị cực lớn (quy mô từ 10 triệu trở lên) của toàn thế giới cũng tăng
lên nhanh chóng từ những thập kỉ cuối của thế kỉ XX, từ 5 thành phố năm 1975 lên 14
thành phố năm 2000.
15

Bảng 1.2. Các đô thị lớn nhất thế giới (triệu người)
Xếp hạng
Siêu đô thị
Quốc gia
Châu lục
Dân số
1
Tokyo
Nhật Bản
Châu Á
34
2
Seoul
Hàn Quốc
Châu Á
24,2
3
Mexico city
Mexico
Bắc Mỹ
23,4
4
Delhi
Ấn Độ
Châu Á

23,2
5
Mumbai
Ấn Độ
Châu Á
22,8
6
New York city
Mỹ
Bắc Mỹ
22,2
7
São Paulo
Brazil
Nam Mỹ
20,9
8
Manila
Philippin
Châu Á
19,6
9
Shanghai
Trung Quốc
Châu Á
18,4
10
Los Angeles
Mỹ
Bắc Mỹ

17,9
11
Osaka
Nhật Bản
Châu Á
16,8
12
Kolkata
Ấn Độ
Châu Á
16,3
13
Karachi
Pakistan
Châu Á
16,2
14
Jakarta
Indonexia
Châu Á
15,4
15
Cairo
Ai Cập
Châu Phi
15,2
16
Moscow
Nga
Châu Âu

13,6
17
Bejing
Trung Quốc
Châu Á
13,6
Nguồn: Sách Địa lí kinh tế-xã hội thế giới
* Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị
Đô thị hóa nông thôn làm cho lối sống của nông dân xích gần với lối sống của dân
cư thành phố về nhiều mặt. Mặc dù sản xuất nông nghiệp vẫn còn là công việc cơ bản của
cư dân nông thôn, song tỉ lệ các công việc phi nông nghiệp tăng lên. Xu hướng hiện nay
là ngày càng có nhiều người dân cư trú ở nông thôn hang ngày ra thành phố làm việc.
Chính những người dân “nửa đô thị” này đã đưa ảnh hưởng mọi mặt của lối sống đô thị
vào nông thôn.
1.2. CHỈ SỐ ĐÔ THỊ HÓA
Cho đến nay, có khá nhiều chỉ số được sử dụng để xác định và đánh giá tốc độ của
quá trình đô thị hóa ở các nước trên thế giới. Chỉ số thông dụng nhất và thường được sử
dụng trong các nghiên cứu là tỷ lệ gia tăng dân số đô thị so với tổng số dân của một khu
vực hay một quốc gia.
Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc đến năm 2000, tỷ lệ dân số đô thị của một số quốc
gia trên thế giới thể hiện trong bảng 1.3
16

Bảng 1.3. Tỷ lệ dân số đô thị của một số quốc gia trên thế giới
Quốc gia
Dân số
(Triệu ngƣời)
Dân số
đô thị (%)
Diện tích

đô thị (%)
Trung Quốc
1260
36,7
2,8
Ấn Độ
1020
27,9
6,4
Mỹ
282
77,4
8,2
Indonesia
206
42,1
1,7
Brazil
174
81,7
2,2
Nga
146
72,9
1,1
Pakistan
138
33,4
3,4
Bangladesh

129
25,6
7,5
Nhật Bản
127
78,9
28,0
Nigieria
117
44,9
1,6
Nguồn: Liên Hiệp Quốc, 2006
Nhìn chung, tỷ lệ gia tăng dân số đô thị của các nước trên thế giới đều có xu hướng
gia tăng. Tuy nhiên, tốc độ gia tăng của các nước có nền kinh tế đang phát triển như
Trung Quốc có xu hướng gia tăng nhanh hơn.
Chỉ số thứ hai thường được sử dụng trong các nghiên cứu dự báo về động lực và xu
hướng phát triển của đô thị hóa là chỉ số dân thành thị-nông thôn (Urban - Rural Ratio).
Chỉ số này được xác định bằng công thức:

Trong đó:
URR
t
: Chỉ số Đô thị - Nông thôn tại thời điểm t
PU
t
: Dân số đô thị tại thời điểm t
PR
t
: Dân số nông thôn tại thời điểm t
Về bản chất, chỉ số này thể hiện tỷ lệ dân số đô thị so với dân số nông thôn tại một thời

điểm cố định. Qua đó, phản ánh được sự phát triển của đô thị trong khu vực nghiên cứu.
Bên cạnh đó, chỉ số đô thị hóa còn được tính theo công thức dưới đây:

Trong đó:
17

g
ur
: Chỉ số phát triển đô thị hóa
gp
u
: Chỉ số dân số đô thị
gp
r
: Chỉ số dân số nông thôn
PU
t
: Dân số đô thị tại thời điểm t
PR
t
: Dân số nông thôn tại thời điểm t
Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, chỉ số đô thị hóa được sử dụng đề đánh giá
mức độ đô thị hóa của huyện Ứng Hòa trong giai đoạn 2000 - 2010.
Như vậy, nghiên cứu lý luận về đô thị hóa đã chỉ ra rằng: tác động của đô thị hóa
tới cộng đồng dân cư địa phương hay nói rộng ra hơn là các địa bàn nơi dân cư hiện đang
sinh sống không chỉ thể hiện ở các khía cạnh “truyền thống” như: gia tăng dân số đô thị,
di cư (nhập và xuất cư), chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung và kinh tế ngành, chuyển đổi
mục đích sử dụng một số loại hình đất chủ yếu,…mà còn thể hiện ở chỗ: những dịch vụ
xã hội ít hoặc gần như không được nâng cấp (cả về chất lượng và số lượng); do đó, việc
đáp ứng nhu cầu của cộng đồng dân cư địa phương là khó có thể hoàn thiện trong hoàn

cảnh nhu cầu về các dịch vụ xã hội ngày càng lớn do số lượng dân cư tăng nhanh theo
thời gian và do tác động của quá trình đô thị hóa. Chính vì vậy, đánh giá tác động của quá
trình đô thị hóa thông qua “thước đo” về khả năng đáp ứng các dịch vụ xã hội là một
trong những hướng nghiên cứu về biến đổi nông thôn ở các nước có nền kinh tế chuyển
đổi như Việt Nam.





18

CHƢƠNG II. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI
KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ỨNG HÕA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lí
Ứng Hòa là một huyện phía Nam của thành phố Hà Nội, tiếp giáp với các huyện:
- Phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ và Thanh Oai;
- Phía Tây giáp huyện Mỹ Đức;
- Phía Đông giáp huyện Phú Xuyên;
- Phía Nam giáp huyện Duy Tiên (Hà Nam) và Kim Bảng (Hà Nam).
Huyện Ứng Hòa có vị trí thuận lợi cho việc phát triển kinh tế-xã hội. Là 1 huyện
ngoại thành của thành phố Hà Nội, được khẳng định là thành phố trung tâm của vùng với
mô hình chùm đô thị có hệ thống đa trung tâm hiện đại, đầu mối giao thông chính, trung
tâm nghiên cứu, dịch vụ tài chính, thương mại, văn hóa, du lịch và dịch vụ hạ tầng xã hội
mang tầm khu vực Đông Nam Á. Hà Nội là nơi tập trung các cơ quan hành chính cao nhất
của Nhà nước, là trung tâm hàng đầu về khoa học - công nghệ, đào tạo, y tế, văn hóa. Tại
Hà Nội còn có các cơ quan ngoại giao, các văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế.
Hà Nội đã và sẽ giữ vai trò trung tâm phát triển lớn nhất ở Bắc Bộ, là thị trường lớn nhất
của vùng và cả nước. Đồng thời Hà Nội nằm trong vùng quần thể di tích lịch sử và cảnh

quan du lịch hấp dẫn. Với vị trí cách trung tâm của Hà Nội khoảng 40 km về phía Nam,
huyện có đường quốc lộ 21B, đường 75 (Đồng Tân, Minh Đức), đường 73 (Quảng Phú
Cầu), ngoài đường bộ trên địa bàn huyện còn có sông Nhuệ chảy qua phía Đông, sông
Đáy ở phía Tây, hai con sông này là mạch máu giao thông đường thủy quan trọng, thuyền
bè có thể ngược xuôi dễ dàng, là điều kiện rất thuận lợi cho giao lưu buôn bán, văn hóa,
xã hội với trung tâm thủ đô và các vùng khác, (Hình 2.1)
2.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
a. Đặc điểm địa chất, địa hình
Huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng được
thành tạo do quá trình lắng đọng phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình nên
địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, độ chênh cao theo hướng Tây - Tây Bắc và
Đông - Đông Nam.
19

Hỡnh 2.1. Bn v trớ khu vc nghiờn cu










































































































































































































































75
20
10602'34"
33'45"
85
22
22
95
05
23
kim giang
u
gia lâm

n
g
đ

n
g
đ ò C huố i
đ ò P h-ơ n g T rù
ga phú x uyên
c ầu G i ẽ
Phú Xuyên
90
00
186
kim bảng

Q. Long Biên
c ầu Đ uố n g
s
ô
nghĩ a t rang
Văn Điển
đền t hờ
Chu Vă n An
công vi ên
yên sở
Bv.Y học
cổ tru yền QĐ
c ầu Q u án G ánh
p hà M ễ S ở
ga Vă n Điể n
Q. Hoàng Mai
thanh trì
h
sân b ay
Bạ ch Mai
Q. Hai Bà Tr -ng

n
g
Th-ờng Tín
ga T h-ờng Tí n
ga chợ Tía
1
ứng hoà
ô

Q. ba đình
Q. hoà n kiế m
s
n
g

Q. đốn g đa
Q. Thanh Xuân
Q. tâ y hồ
Q. cầu Giấy
c ầu A m
tt . huấn luyệ n
thể t hao Quốc gia I
Ct y. T NHH cá c h ệ th ống
vi ễn t hông V NPT _NEC
tr-ờ ng c ao đẳ ng
công nghi ệp Hà Nội
bảo t àng
đ-ờng H. C. M
32
Hà Đ ông
từ liêm
tr-ờn g bắ n Q. đ ội
c ầu m a i l ĩ n h
c ầu B a Th á
6
21
B
ch-ơng Mỹ
thanh oai

80
70
1km
c ầu T ế Ti ê u
c ầu H ộ i X á
mỹ đức
Hoài Đức
chùa T răm Gi an
ĐƯờNG LáNG HòA LạC
55
45
35
25
15
65
23
00
21
10603'
23'10"
186
hiệp hòa
1
chợ tr ung tâ m
Cty. cổ phầ n tấm lợp
sả n xuất vật li ệu xâ y dựng
công ty cơ khí
ô tô 1-5
xí ngh iệp gi a cô ng
giầy x uấ t k hẩ u

đền
An D- ơng V-ơng
đông anh
tiên sơn
nhà t hi đấ u
sóc sơn
sâ n vận động
Ct y. xí ch lí p Đôn g An h
Ct y. khoá V iệ t T iệ p
3
học vi ện c hính trị
Hồ C hí Mi nh
Công ty trá ch nhi ệm hữu hạn
Su Mi To Mo B a K eu T e - Vi ệt Na m
nhà t hi đấ u
Cầu G iấy
khá ch sạn
DAEW OO
khá ch s ạn
SOF I TEL PLA ZA
khu đô t hị Nam
Thăng Long
bệ nh vi ện
Xan h P ôn
Ct y .t rác h nhiệ m hữ u hạn
m ô tô VI ệt Nam
nhà máy cơ khí Z 125
bộ quốc phòng
ga
Thạch Lỗi

2
90
Ct y. c ơ kh í 19-8
Sóc Sơn
cục hả i qu an
khu b iệ t th ự Hồ Tâ y
lăng C hủ T ịch
Hồ Ch í Min h
Ct y. già y Hà Tây
chùa T hầy
5
c ầ u C h -ơn g D - ơ n g
c ầ u L o n g B iê n
c ầu V ĩ n h T uy
Tr-ờng
ĐH Ng oại ngữ
Ct y. cổ phầ n
d-ợc phẩ m Hà T â y
học vi ện q uân y
Ct y. len Hà Đ ông
Cục KT phá t tha nh
truy ền hì nh T W
Tr-ờn g. y học
dân t ộc
Ct y. T NHH
Pa nas onic
Tr-ờn g. đh
Mỏ Đ ịa Chấ t
chùa Liễu T rì
chùa T ây T hi ên

chùa P hú Nhi
ĐƯờNG 23 B
đ-ờng Bắ C TH ĂN G LONG - NộI Bà I
c ầu T hăng L o ng
chùa
nam c-ờng
23
312
mê linh
80
bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu
50
60 70
Đan ph-ợng
đ ò C hu P h an
sông Cà Lồ
đì nh p hú m ỹ
chùa Y ên Nội
đì nh Y ê n
đì nh t h iên cổ
308
mê linh
32
đ ò V ân P h úc
SVĐ
đền Há t Môn
đ ò C hợ Bãi
phúc thọ
thành S ơn Tâ y
tr-ờn g Lục Quân 1

Tr-ờn g.Hữ u Ngh ị
v i ệt lào
đ ò V ĩn h N i n h
Cản g Hồng Hà
yên lạc
sơn tây
đền Măng Sơn
TT . đi ều d-ỡng
và p hục hồi chứ c nă ng
chùa Mí a
học vi ện H ậu Cầ n
nhà máy z 151
c ầu M ỗ
32
s ô n g h ồ n g
tr-ờn g ng hiệp vụ
giao thô ng 1
nhà máy
sữa ba vì
đì nh V u Qu y
khu du lị ch Đầm Loi
c ầu T rung H à
đ ò Đ an T h ê
c ầu V ật P h u
ba vì
chùa C ầm A n
khu du lị ch
Hồ Tiê n Sa
p hà Đ ồ ng L uận
s ô n g đ à

65
55
21
10516'54"
23'26"
40
186
23
45
35
25
1:100 00 0
250 0
1 cm t rên dản đồ bằng 1 km t hực địa
500750
Tr-ờn g. ĐH Lâm nghi ệp
c ầ u Sô ng T í c h
c ầ u T â n T r - ợ n g
21
thạch Thất
Quốc Oai
60
1000m
l-ơng sơn
sâ n bay Hòa Lạc
c ầu H o à L ạc
21
Đ-ờng Sắt
Đ-ờng quốc lộ
Địa giới t ỉnh xác định

Địa giới huyện xác định
UBND . TP. Hà Nội
UB. Quận, Huyện
kim bôi
Tên quận, huyện
50
40
185
Bệnh viện
Nhà ga
Nghĩa trang




















































Tr-ờng học
Sông, suối
Chùa, đền
Đ-ờng nhựa

Khách sạn
đèo Bụt
15
05
23

95
chú giải
1

ba đình
75
20
10516'42"
34'
22
85
22
20

Huyện có đặc trưng nền thạch học với nhiều điểm tương đồng với thành phố Hà Nội,
vùng được thành tạo do quá trình trầm tích sông thuộc đại Tân sinh, thống Hôlôxen và
Pleitoxen, có chiều dày > 50m. Phía dưới tầng trầm tích đệ tứ là tầng Nêôgen có bề dày
200m.

Toàn huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 18.375,68 ha (năm 2010), trong đó chia
ra các loại đất như sau: đất nông nghiệp 12.809,66 ha (chiếm 69,7%), đất chưa sử dụng
47,54 ha (chiếm 0,25%), còn lại là đất chuyên dùng và đất thổ cư. Diện tích đất nông
nghiệp bình quân trên đầu người 700 m
2
/người.
b. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Huyện Ứng Hòa có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có một mùa hè nóng
ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, khô, ít mưa, Tổng bức xạ mặt trời lớn khoảng 8000-
8500
0
C, cán cân bức xạ đạt 110-120 kcal/cm
2
/năm, số giờ nắng trong năm lên trên 1600
giờ. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23
0
C, nhiệt độ tối đa có tháng trong năm lên tới
39,5
0
C, nhiệt độ thấp nhất 5
0
C, độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 86%.










Hình 2.2. Biểu đồ nhiệt độ trung bình các tháng trong năm








Hình 2.3. Biểu đồ số giờ nắng và độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm.
(Nguồn: Số liệu khí tượng của Tổng cục Khí tượng thủy văn)
0
5
10
15
20
25
30
35
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
NhiÖt ®é tb th¸ng
§é C
0
50
100
150
200
250
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Sè giê n¾ng
Giê
74%
76%
78%
80%
82%
84%
86%
88%
90%
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
§é Èm t-¬ng ®èi tb
21

Lượng mưa trung bình năm đạt 1415 mm. Năm cao nhất lớn hơn 2497 mm, năm
thấp nhất cũng đạt 1201 mm, lượng mưa tuy cao nhưng phân bố không đều giữa các mùa.
Mưa tập trung chủ yếu vào mùa hè, chiếm khoảng 60-70% lượng mưa cả năm.
Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, với chế độ bức xạ nhiệt dồi dào, nhiệt độ
và độ ẩm cao rất thích hợp với nhiều loại cây trồng từ các loại cây ưa nhiệt của vùng nhiệt
đới như lúa cho đến các cây cận nhiệt đới và ôn đới như: su hào, bắp cải, khoai tây …
Song song với những thuận lợi trên, điều kiện khí hậu ẩm nhiệt đới gió mùa còn đem lại
rất nhiều khó khăn cho hoạt động kinh tế-xã hội, nhất là hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Vì nền nhiệt, ẩm lớn nên cũng là nguồn phát sinh ra các cơn bão nhiệt đới rất mạnh, gây
ra những thiệt hại to lớn cho hoạt động sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Hình 2.4. Biểu đồ lượng mưa trung bình qua các tháng trong năm
c. Sinh vật
Tài nguyên sinh vật huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội chủ yếu là các loài sinh vật
nhân sinh. Các sinh vật này có nguồn gốc rất đa dạng từ những giống cây trồng bản địa
cho tới những giống cây trồng vật nuôi được nhập từ nước ngoài. Trong đó có các loại

cây trồng có giá trị kinh tế cao như cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc, đậu tương, …),
cây thực phẩm (cải bắp, su hào, cà chua), cây lương thực (lúa, ngô, …), vật nuôi như trâu,
bò, lợn, gà, vịt … Chúng đóng vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế nông thôn
mang tính sản xuất hàng hóa như hiện nay. Các loài thực vật đặc trưng cho kinh tế nông
nghiệp này nằm xen kẽ nhau và bao quanh khu vực dân cư tạo ra một sự tổng hòa trong
cảnh quan nhân sinh của huyện.
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA HUYỆN ỨNG HÕA
2.2.1. Vài nét về quá trình đô thị hóa trên thế giới và ở Việt Nam
a) Khái quát tình hình đô thị hóa trên thế giới
20.1
23.1
32.2
81.6
158.1
226.8
234.5
270.4
241.1
143.5
71.9
17.5
0
50
100
150
200
250
300
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lượng mưa (mm)

22

Quá trình đô thị hóa có lịch sử gắn liền với sự hình thành của đô thị, từ khoảng 6000
năm trước công nguyên. Tuy nhiên phải đến giai đoạn Cách mạng công nghiệp (giữa thế
kỷ 18), quá trình đô thị hóa mới thực sự trở thành một hiện tượng phổ biến mang tính toàn
cầu và là một phần không tách rời trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Trong
mỗi một giai đoạn phát triển của nền văn minh, đô thị hóa lại có những đặc điểm mới, vừa
mang tính quy luật chung vừa mang tính đặc thù riêng của mỗi quốc gia.
Nếu như giai đoạn Cách mạng công nghiệp, đô thị hóa diễn ra chủ yếu với biểu hiện
của sự dịch cư nông thôn - đô thị, chuyển dịch cơ cấu lao động. Việc tập trung dân cư, mở
rộng thành phố với những biến đổi tập trung ở các nước phát triển thì ở những giai đoạn
từ 1960 - 1980 quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh không chỉ ở các nước phát triển mà cả ở
các nước đang phát triển. Trong khi các nước phát trỉển có xu hướng đô thị hóa phát triển
theo chiều sâu với sự dịch cư chiều đứng (từ lao động công nghiệp chuyển sang dịch vụ
khoa học kỹ thuật) thì các nước đang phát triển ở giai đoạn bùng nổ quá trình đô thị hóa ở
cả chiều rộng lẫn chiều sâu và mang nhiều mâu thuẫn sâu sắc trong quá trình phát triển.
Trong giai đoạn hiện nay, các tác động của công nghệ thông tin làm bùng nổ cuộc
Cách mạng công nghệ cao, những biến đổi tích cực của kinh tế thế giới với tác động của
quá trình toàn cầu hóa đã tác động đến quá trình đô thị hóa với những diễn biến mới mang
nhiều yếu tố tích cực, đặc biệt cho các khu vực kinh tế kém phát triển [5].
Tính đến năm 2005, thế giới có 35 thành phố với số dân trên 5 triệu và hàng trăm
thành phố khác với số dân trên 1 triệu. Tuy nhiên, mức độ đô thị hóa giữa các nước rất
khác nhau tính theo tỷ lệ phần trăm dân số đô thị so với số dân cả nước.
Theo [5], có thể phân chia thế giới thành 3 khu vực địa lý có hiện trạng và xu thế
phát triển khác nhau như sau:
+ Các nước có tỷ lệ đô thị hóa như hiện nay ở mức cao (trên 50%) thì tốc độ phát
triển tiếp theo của đô thị hóa có chậm lại. Đó là các nước Bắc Mỹ, Oxtraylia, Châu Âu.
+ Các nước có tỷ lệ đô thị hóa hiện nay thấp hoặc tương đối thấp (trên 40%) thì tốc
độ phát triển tiếp theo của đô thị hóa là rất nhanh so với thời gian trước. Đó là các nước
phát triển thuộc SNG (cộng đồng các quốc gia độc lập), Mỹ Latinh, Đông Á.

+ Các nước có mức độ đô thị hóa hiện nay ở mức độ rất thấp (trên 20%) thì tốc độ
phát triển tiếp theo của đô thị hóa có nhanh hơn giai đoạn trước. Cho đến cuối thế kỷ XX,
tỷ lệ đô thị hóa của các nước này không vượt quá được 50%, nghĩa là phần lớn dân của
các nước này vẫn sống ở nông thôn. Đó là các nước thuộc Châu Á, Châu Phi.
Như vậy, quá trình đô thị hóa ngày nay được đặc trưng bởi quy mô và sự tập trung
diễn ra tại các nước đang phát triển. Theo dự báo của Liên hiệp quốc, thế giới sẽ có 5 tỷ
cư dân sống ở các đô thị vào năm 2030. Giai đoạn từ năm 2000 tới năm 2030 dân số đô
23

thị ở Châu Á sẽ tăng từ 1,36 tỷ lên 2,64 tỷ người; ở Châu Phi từ 294 triệu lên 742 triệu và
ở Châu Mỹ Latinh và Caribê từ 394 triệu lên 609 triệu.
b) Khái quát quá trình đô thị hóa ở Việt Nam
Về lịch sử đô thị hóa ở Việt Nam, có thể khái quát một vài nét chính tiêu biểu như sau:
+ Trước năm 1945, đô thị hóa không đáng kể. Đô thị trước hết là kinh đô (thủ đô),
mang nặng tính hành chính - quân sự và là cơ sở để phát triển thương mại
+ Giai đoạn 1954 - 1975: ở miền Bắc đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa, phát
triển kinh tế, tuy vậy phần lớn bị chiến tranh tàn phá; còn đô thị ở miền Nam khá mạnh
nhưng gắn liền với mục tiêu quân sự - khi chiến tranh kết thúc thì sự phát triển ở các đô
thị cũng bị phá vỡ hay chững lại.
+ Giai đoạn 1975 - 1986: một số lượng đáng kể dân cư di dân chuyển khỏi đô thị về
các vùng quê hay đi xây dưng khu kinh tế mới. Mặt khác, quá trình đô thị hóa trong giai
đoạn này gắn liền với công nghiệp hóa.
+ Từ 1986 đến nay, đặc biệt từ sau năm 1990, đô thị hóa mới thực sự mạnh mẽ.
Hiện nay, tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam được đánh giá là tương đối nhanh.
Bảng 2.1. Diễn biến quá trình đô thị hóa ở Việt Nam
Năm
1931
1955
1986
1995

2003
2008
2010
Dự báo
2020
Số lượng đô thị
(đô thị)


480
550
656
743


Dân số đô thị
(triệu người)
1,33
2,75
11,87
14,94
20,87
24
30,4
46,0
Tỷ lệ dân số đô
thị trên tổng dân
số
7,5
10,96

18
20,75
25,8
27,9
33,0
45,0

Tính đến năm 2007, cả nước có khoảng hơn 729 đô thị, bao gồm 2 đô thị đặc biệt: Tp Hồ
Chí Minh, Hà Nội; 4 đô thị loại 1: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, và Huế; 13 đô thị loại 2; 36 đô
thị loại 3; 39 đô thị loại 4 và 635 đô thị loại 5 [15]. Bước đầu đã hình thành các chuỗi đô thị trung
tâm quốc gia: các đô thị trung tâm quốc gia gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng,
Đà Nẵng, Huế. Các đô thị trung tâm vùng gồm các thành phố như: Cần Thơ, Biên Hòa, Vũng
Tàu, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Nam Định, Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Hòa Bình … Các
đô thị trung tâm tỉnh gồm các thành phố, thị xã giữ chức năng trung tâm hành chính – chính trị,
kinh tế, văn hóa, du lịch - dịch vụ, đầu mối giao thông; và các đô thị trung tâm huyện; đô thị
trung tâm cụm các khu dân cư nông thôn, các đô thị mới.

×