Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan nhân sinh lãnh thổ Kon Tum phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên đất, rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 165 trang )



1


MUC LỤC

Mở đầu 4
Chƣơng 1 10
Cơ sở lý luận nghiên cứu Cảnh quan nhân sinh lónh thổ Kon Tum phục
vụ sử dụng hợp lý tài nguyờn đất rừng 10
1.1. Tổng quan về cảnh quan nhân sinh 10
1.1.1. Tình hình nghiên cứu cảnh quan nhân sinh 10
1.1.2. Những quan niệm về cảnh quan nhân sinh 16
1.1.3. Phân loại cảnh quan nhân sinh 20
1.2. Lịch sử nghiên cứu tổng hợp tự nhiên, kinh tế - xã hội phục vụ 28
khai thác lãnh thổ Kon Tum 28
1.3. quan điểm và phương pháp nghiên cứu cảnh quan nhân sinh lãnh thổ
kon tum 30
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu 30
1.3.2. Các bước và phương pháp nghiên cứu, đánh giá cảnh quan nhân
sinh lãnh thổ Kon Tum 36
Cảnh quan nhân sinh 37
Chƣơng 2. Cỏc hợp phỏn và yếu tố thành tạo cảnh quan nhõn 41
sinh lãnh thổ Kon Tum 41
2.1. Các hợp phần và yếu tố tự nhiên tạo nguồn vật chất và không gian cho
hoạt động nhân sinh 41
2.1.1. Vị trí địa lý 41
2.1.2. Đặc điểm địa chất 42
2.1.3. Đặc điểm địa hình 43
2.1.4. Đặc điểm khí hậu 45


2.1.5. Đặc điểm thuỷ văn 48
2.1.6. Đặc điểm thổ nhưỡng 51
2.1.7. Đặc điểm thảm thực vật 54
Về tài nguyên đa dạng sinh học 56
2.2. Con người với các hoạt động phát triển – yếu tố quyết định sự hình
thành và phát triển của cảnh quan nhân sinh 57
2.2.1. Dân số, dân tộc và nguồn lao động 58
2.2.2. Tập quán canh tác, sử dụng lãnh thổ của các dân tộc ở Kon Tum 61
2.2.3. Chiến tranh hoá học 65
Bảng 2.6. Số phi vụ rải chất độc hoá học vùng Sa Thầy 66
(Nguồn: Viện Điều tra Quy hoạch rừng Việt Nam) 66
Các kiểu rừng nguyên sinh 66
2.2.4. Hiện trạng sử dụng đất lãnh thổ Kon Tum 67
2.2.5. Các chính sách, dự án, chương trình phát triển kinh tế, xã hội 68


2

2.2.6. Một số đặc trưng kinh tế xã hội khác của Kon Tum 70
Chƣơng 3, Cảnh quan nhõn sinh lónh thổ Kon tum 72
3.1. phân loại Cảnh quan nhân sinh lãnh thổ Kon Tum 72
3.1.1. Nguyên tắc và chỉ tiêu phân loại 72
3.1.2. Hệ thống phân loại và bản đồ cảnh quan nhân sinh lãnh thổ Kon
Tum tỷ lệ 1/250.000 78
3.2. Đặc điểm cảnh quan nhân sinh lãnh thổ Kon Tum 79
3.2.1. Lớp cảnh quan nông nghiệp 80
3.2.2. Lớp cảnh quan quần cư và công nghiệp 88
3.2.3. Lớp cảnh quan rừng nhân sinh 93
3.2.4. Lớp cảnh quan trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ nguồn gốc nhân sinh 100
Lớp cảnh quan rừng tự nhiên bảo tồn 105

3.2.6. Lớp cảnh quan thuỷ vực nhân sinh 108
3.3. phân vùng Cảnh quan nhân sinh lãnh thổ Kon Tum 110
3.3.1. Nguyên tắc phân vùng cảnh quan nhân sinh 110
3.3.2. Chỉ tiêu phân vùng cảnh quan nhân sinh 113
3.3.3. Đặc điểm các vùng cảnh quan nhân sinh lãnh thổ Kon Tum 114
3.4.1. Biến đổi tự nhiên – nhân tác trong cấu trúc nội tại cảnh quan nhân
sinh 120
3.4.2. Diễn thế nhân tác của cảnh quan nhân sinh 121
CQ rừng tự nhiên 124
Chƣơng 4. Đỏnh giỏ cảnh quan nhõn sinh và định hƣớng sử
dụng hợp lý tài nguyên đất, rừng lãnh thổ kon tum 127
4.1. nguyên tắc và phương pháp phân tích, đánh giá tính phù hợp của 127
cảnh quan nhân sinh lãnh thổ Kon Tum 127
Nguyên tắc 127
4.1.2. Phương pháp 129
4.2. Phân tích, đánh giá tính phù hợp của cảnh quan nhân sinh lãnh thổ Kon
Tum 134
4.2.1. Phân tích, đánh giá tính phù hợp của các cảnh quan lúa nước 135
4.2.2. Phân tích, đánh giá tính phù hợp của các cảnh quan hoa màu - cây
công nghiệp hàng năm 136
Diện tích 136
4.2.3. Phân tích, đánh giá tính phù hợp của các cảnh quan cây công
nghiệp lâu năm 137
4.2.4. Phân tích, đánh giá tính phù hợp của các cảnh quan nương rẫy 140
4.2.5. Phân tích, đánh giá tính phù hợp của các cảnh quan trảng cỏ + cây
bụi cho phát triển đồng cỏ chăn thả gia súc 141
Bảng 4.8. Kết quả đánh giá mức độ thuận lợi CQ trảng cỏ + cây bụi
142



3

4.3. Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất, rừng lãnh thổ Kon
Tum theo các đơn vị Cảnh quan nhân sinh 143
4.3.1. Định hướng khai thác sử dụng các cảnh quan lúa nước 143
4.3.2.Định hướng khai thác sử dụng cảnh quan hoa màu - cây công
nghiệp hàng năm 144
4.3.3. Định hướng khai thác sử dụng cảnh quan cây công nghiệp lâu năm
145
4.4.4. Định hướng khai thác sử dụng cảnh quan nương rẫy 146
4.4.5. Định hướng khai thác sử dụng một số cảnh quan trảng cỏ + cõy bụi
147
4.4. Định hướng sử dụng hợp lý các vùng cảnh quan nhân sinh lãnh thổ Kon
Tum 148
Kết luận 150
Tài liệu tham khảo 152



1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN
Một sự thật hiện hữu có tính bao trùm trong thế giới của chúng ta là mối quan
hệ giữa con người và tự nhiên, trong đó những tác động nhân sinh đã ảnh hưởng sâu
rộng khác nhau tới tài nguyên và môi trường xung quanh chúng ta. Câu hỏi lớn đặt
ra ở đây là: mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên có đặc trưng gì, nó tồn tại
và phát triển có theo quy luật nào không và chúng ta nên có cách cư xử thế nào cho
đúng đối với các loại tài nguyên, các đơn vị lãnh thổ tự nhiên? Chính câu hỏi vừa
mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài đó đã thúc đẩy khoa học cảnh quan tới

một bước phát triển mới, đó là sự ra đời của cảnh quan học nhân sinh (CQHNS).
Ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Canada, Liên bang Nga và các nước
cộng hoà thuộc Liên Xô trước đây… CQHNS đã được quan tâm nghiên cứu và đạt
được những thành tựu nhất định cả về lý luận và thực tiễn [111-128, 130,131, 133-
135, 137]. Những kết quả đó đã góp phần làm sáng tỏ cơ chế hình thành, sự phát
triển của các đơn vị tự nhiên khi xuất hiện của các hoạt động con người, đồng thời
định hướng cách thức khai thác, sử dụng lãnh thổ, nhất là trong ngành nông, lâm
nghiệp, là những lĩnh vực có quan hệ chặt chẽ đến sử dụng đất lớn nhất của nhiều
Quốc gia.
Trong bối cảnh quốc tế như vậy nhưng ở nước ta, CQHNS còn ít được quan
tâm. Một số công trình đã công bố mới dừng lại ở việc bàn luận các quan điểm, đối
tượng nghiên cứu hoặc một vài hệ thống phân loại lý thuyết, do đó không tránh khỏi
sự nhìn nhận chưa thống nhất về đối tượng nghiên cứu, về khả năng ứng dụng cũng
như chưa thấy hết được sự cần thiết phải nghiên cứu cảnh quan nhân sinh (CQNS).
Trong khi những vấn đề lý luận đang đặt ra như vậy thì thực tiễn ở nước ta
cho thấy thiên nhiên đang ngày càng chịu sức ép mạnh mẽ từ phía con người: đó là
sự tàn phá của chiến tranh cùng với nạn khai thác tài nguyên thiên nhiên thiếu cơ sở
khoa học, lạm dụng tài nguyên tái tạo, lãng phí tài nguyên không tái tạo, trình độ
công nghệ lạc hậu, dân trí thấp và không đồng đều, cơ sở vật chất xã hội nghèo
nàn đã tác động tiêu cực đến cảnh quan (CQ) và làm cho tiềm năng dự trữ tài
nguyên của CQ bị giảm sút nghiêm trọng. Chính do những tác động đó mà các đơn
vị CQ nhiệt đới gió mùa của Việt Nam ở nhiều nơi không còn giữ được cấu trúc,


2

chức năng của mình, hệ quả là tạo ra những đơn vị CQNS với đặc điểm cấu trúc,
chức năng mới mà trong đó nguồn tài nguyên dự trữ thường nghèo nàn và kém bền
vững [37, 79, 83].
Có thể nhận thấy rằng ở mỗi vùng khác nhau của nước ta đã chứa đựng

những đặc trưng về tự nhiên, kinh tế xã hội, vì vậy thế mạnh và hạn chế cũng rất
khác nhau. Kon Tum là một lãnh thổ đất rộng, người không đông, nhưng có sự phân
hoá khá sâu sắc về các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. Rừng và tài nguyên rừng là
thế mạnh, là nguồn lợi giàu có của khu vực, song những năm qua diện tích và chất
lượng của chúng không ngừng bị suy giảm, mà nguyên nhân chủ yếu là do các tác
động nhân sinh không hợp lý, thiếu cơ sở khoa học và không có tính “chiến lược”
của con người [9, tr. 396], [29]. Hệ quả của mối tác động tổng hợp và đa chiều này
từ phía con người đã và đang làm thay đổi, biến đổi mạnh mẽ CQ theo hướng tiêu
cực, không những ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân cư, chiến lược phát triển
kinh tế xã hội của Kon Tum, mà còn tác động đến các tỉnh khác của Tây Nguyên,
Duyên Hải miền Trung và cả nước.
Từ những yêu cầu bức xúc cả về cơ sở lý luận và thực tiễn đặt ra như vậy,
hơn lúc nào hết cần phải đi sâu vào nghiên cứu tổng hợp, cụ thể các hợp phần tự
nhiên, nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, đồng thời tìm ra xu
thế phát triển của chúng. Muốn như vậy lời giải duy nhất chỉ có thể đi sâu vào
nghiên cứu đầy đủ CQNS khu vực, phân tích đánh giá chúng để từ đó đề xuất giải
pháp hữu hiệu cho việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên Kon Tum, trong đó đặc biệt
quan trọng và cấp thiết là tài nguyên đất, rừng.
Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan nhân sinh lãnh thổ Kon Tum
phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên đất, rừng” sẽ góp phần giải quyết những nhiệm
vụ vừa cấp bách, vừa thiết thực nói trên.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN
* Mục tiêu
Xác lập các luận cứ khoa học của sự thành tạo và biến đổi cảnh quan nhân
sinh lãnh thổ Kon Tum, từ đó đề xuất định hướng sử dụng hợp lý và bảo vệ tài
nguyên đất, rừng một cách bền vững.
* Nhiệm vụ


3


Để đạt được mục tiêu trên, luận án thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Xác lập cơ sở lý luận khoa học của sự thành tạo và biến đổi cảnh quan nhân sinh
lãnh thổ Kon Tum.
- Nghiên cứu các yếu tố và quy luật thành tạo, phân hoá cảnh quan nhân sinh lãnh
thổ Kon Tum.
- Nghiên cứu, phân tích đặc điểm và biến đổi cảnh quan nhân sinh lãnh thổ Kon
Tum.
- Đánh giá cảnh quan nhân sinh lãnh thổ Kon Tum và đề xuất định hướng sử dụng
hợp lý và bảo vệ tài nguyên đất, rừng.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Về không gian
Với mục đích nghiên cứu ứng dụng, lãnh thổ nghiên cứu được lựa chọn là
tỉnh Kon Tum, với diện tích 961.450,00 ha,
Toạ độ địa lý: 13
0
55'06'' - 15
0
26'44'' vĩ bắc
107
0
20'16'' - 108
0
32'30'' kinh đông
* Về nội dung
Nghiên cứu CQNS là một hướng ứng dụng mới trong khoa học địa lý hiện
đại, vì vậy luận án chỉ tập trung xem xét một số nội dung liên quan đến cơ sở lý luận
nghiên cứu CQNS, các yếu tố cơ bản thành tạo CQNS, phân tích đặc điểm CQNS và
đánh giá chúng phục vụ định hướng khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên
đất, rừng lãnh thổ Kon Tum.

4. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận của sự thành tạo và biến đổi CQNS cũng như
việc nghiên cứu, đánh giá chúng cho mục đích sử dụng hợp lý lãnh thổ, trong đó có
tài nguyên đất và tài nguyên rừng.
- Lần đầu tiên nghiên cứu và xây dựng bản đồ CQNS cho một lãnh thổ cụ thể cấp
tỉnh ở Việt Nam (tỉnh Kon Tum) phục vụ mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên đất,
rừng, đồng thời luận án đã chứng minh sự hình thành và phát triển CQNS lãnh thổ
Kon Tum là tất yếu khách quan, phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên, hoạt
động nhân sinh, trong đó hoạt động nông, lâm nghiệp đóng vai trò chủ đạo.


4

- Luận án đã làm rõ tính dễ bị biến đổi và diễn thế của CQNS lãnh thổ Kon Tum do
các hoạt động nhân sinh, nhất là những CQ nông nghiệp và CQ trảng cỏ, cây bụi và
cây gỗ rải rác.
- Xác định tính phù hợp của các dạng khai thác CQNS và đề xuất định hướng sử
dụng hợp lý tài nguyên đất, rừng lãnh thổ Kon Tum.
5. NHỮNG LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ
* Luận điểm 1: Sự đa dạng về dân tộc, phong phú về các loại hình hoạt động nhân
sinh (trong đó nông, lâm nghiệp đóng vai trò chủ đạo) trên một nền tảng tự nhiên có
mức độ phân hoá khá cao, nhạy cảm và dễ bị biến đổi đã dẫn đến hình thành trên
lãnh thổ Kon Tum hệ thống cảnh quan nhân sinh với 184 loại thuộc 35 kiểu của 6
lớp nằm trong 4 vùng cảnh quan nhân sinh.
* Luận điểm 2: Các dạng khai thác, sử dụng cảnh quan nhân sinh được đánh giá với
3 mức độ phù hợp theo đặc trưng tự nhiên và xã hội: rất phù hợp, phù hợp, ít (hoặc
không) phù hợp, trong đó mức độ rất phù hợp chiếm đa số, song hiệu quả kinh tế và
tính ổn định còn hạn chế. Đây là cơ sở khoa học đề xuất định hướng sử dụng hợp lý
tài nguyên đất, rừng lãnh thổ Kon Tum
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

* Ý nghĩa khoa học
Luận án đã góp phần làm rõ khái niệm, quan điểm tiếp cận và phương pháp
nghiên cứu cảnh quan nhân sinh, đồng thời chứng minh sự tồn tại, biến đổi khách
quan cũng như ý nghĩa của việc nghiên cứu chúng phục vụ sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên nói chung, tài nguyên đất, rừng nói riêng.
* Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả luận án góp phần định hướng khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên
đất, rừng lãnh thổ Kon Tum trong hoàn cảnh tự nhiên – nhân sinh cụ thể của khu
vực.
7. CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a. Cơ sở tài liệu
* Tài liệu của tác giả


5

+ Kết quả tham gia đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu ảnh hưởng của chất
độc hoá học chứa dioxin lên các yếu tố môi trường sinh thái miền Nam Việt Nam và
các biện pháp giảm thiểu” năm 2001 - 2003.
+ Tham gia đề tài cấp Uỷ ban phối hợp Việt Nam – Liên Bang Nga: “Nghiên
cứu, đánh giá hậu quả lâu dài của chiến tranh hoá học do quân đội Mỹ gây ra ở
miền Nam Việt Nam (trong đó có Kon Tum) lên các hệ sinh thái tự nhiên” năm
1998-2003.
+ Chủ trì đề tài cấp cơ sở: “Nghiên cứu ảnh hưởng của chiến tranh hoá học
và hoạt động nhân sinh lên cảnh quan và các hệ sinh thái lãnh thổ Kon Tum” năm
1999- 2001.
+ Các số liệu điều tra thực địa của tác giả trong quá trình thực hiện luận án từ
năm 1999 đến 2003.
* Tài liệu tham khảo khác
- Hệ thống tài liệu của các tác giả nước ngoài (của Tây Âu – Mỹ, Liên Xô cũ và LB

Nga), cũng như trong nước về CQNS.
- Tư liệu cho luận án còn có:
+ Tài liệu địa chất, địa mạo, địa chất thuỷ văn trong các báo cáo lập bản đồ
địa chất và tìm kiếm khoáng sản nhóm tờ Kon Tum – Quảng Ngãi năm 1994 của
Cục Địa chất Việt Nam.
+ Các báo cáo và bản đồ tỷ lệ 1/250.000 về các hợp phần đất, khí hậu, nước,
thực vật, cảnh quan, kinh tế – xã hội của Tây Nguyên (trong đó có Kon Tum) trong
các Chương trình điều tra, đánh giá tổng hợp Tây Nguyên (Chương trình Tây
Nguyên I và II).
+ Số liệu và báo cáo hiện trạng tài nguyên rừng năm 2000 và 2001 của Viện
Điều tra quy hoạch rừng, Bộ NN & PTNN.
+ Chuỗi số liệu kinh tế – xã hội Kon Tum giai đoạn 1991 – 1995 và 1996 -
2001 do Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học công nghệ và môi trường, Sở Địa
chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm, Bộ chỉ huy Quân
sự tỉnh, Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em cung cấp.


6

+ Ảnh viễn thám Spot chụp các năm 1999 và 2001.
b. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung đã nêu ở trên, luận án đã sử dụng một số phương
pháp chính sau:
- Phương pháp bản đồ, hệ thông tin địa lý: phục vụ khai thác tư liệu dưới dạng bản
đồ và thành lập các bản đồ kết quả, đồng thời xử lý, liên kết thông tin qua phương
tiện máy vi tính.
- Phương pháp khảo sát thực địa: tiến hành khảo sát thực địa theo các điểm, tuyến để
thu thập các loại thông tin, nhất là thông tin về mặt kinh tế, xã hội và xác định sự
phân hoá lãnh thổ.
- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn cư dân địa phương để lấy thông tin về phong

tục, tập quán canh tác, trạng thái quá khứ của CQNS…, đồng thời phỏng vấn các
nhà quản lý địa phương, các nhà khoa học để biết thêm thông tin về chính sách, dự
án triển khai cũng như một số thông tin khác.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp số liệu: chiết lọc và tổng hợp số liệu theo một
hệ thống nhất định, đảm bảo tính đồng bộ và độ chính xác, đồng thời lựa chọn chỉ
tiêu thực sự có ý nghĩa phục vụ đánh giá tính phù hợp của CQNS.
- Phương pháp đánh giá tính phù hợp của CQ: lựa chọn chỉ tiêu và đánh giá các mức
độ phù hợp của CQNS lãnh thổ Kon Tum làm cơ sở đề xuất định hướng sử dụng
hợp lý tài nguyên đất, rừng.
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án được trình bày trên 150 trang đánh máy (không kể phần giới thiệu và
phụ lục). Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án được bố cục
trong 4 chương với 30 biểu bảng, 2 biểu đồ, 17 hình vẽ, bản đồ và 1 lát cắt tổng hợp.
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận nghiên cứu cảnh quan nhân sinh lãnh thổ Kon Tum
phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên đất, rừng
Chƣơng 2. Các hợp phần và yếu tố thành tạo cảnh quan nhân sinh lãnh thổ
Kon Tum
Chƣơng 3. Cảnh quan nhân sinh lãnh thổ Kon Tum


7

Chƣơng 4. Đánh giá cảnh quan nhân sinh và định hướng sử dụng hợp lý tài
nguyên đất, rừng lãnh thổ Kon Tum





CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN NHÂN SINH
LÃNH THỔ KON TUM PHỤC VỤ SỬ DỤNG HỢP LÝ
TÀI NGUYÊN ĐẤT, RỪNG
1.1. TỔNG QUAN VỀ CẢNH QUAN NHÂN SINH
1.1.1. Tình hình nghiên cứu cảnh quan nhân sinh
1.1.1.1. Nghiên cứu cảnh quan nhân sinh ở Tây Âu và Bắc Mỹ
Ở Tây Âu và Bắc Mỹ, các nhà địa lý nói chung và cảnh quan nói riêng đã
quan tâm tới việc nghiên cứu những CQ bị tác động bởi hoạt động kinh tế của con
người khá sớm. Tuy nhiên, do những cách tiếp cận khác nhau nên quan niệm, tên
gọi về những CQ bị tác động bởi con người có khác nhau.
Năm 1925, nhà địa lý văn hoá Mỹ Carl Sauer đã nghiên cứu những CQ tự
nhiên chịu tác động bởi các hoạt động của con người. Carl Sauer xem CQ tự nhiên là
đối tượng, văn hoá là nhân tố tác động để rồi hình thành nên CQ văn hoá. Đặc biệt,
ông còn cho rằng khi có nền văn hoá hoặc nhóm nhân tố văn hoá tác động, CQ văn
hoá có thể được trẻ hoá hoặc hình thành nên những CQ văn hóa mới có cấu trúc
khác trước (McCormack G., O’Leary T., 2000). Như vậy, rõ ràng ở một góc độ
khác những tác động của con người không những thành tạo CQNS, mà còn có tác
dụng tiếp tục biến đổi chúng, làm cho chúng diễn thế theo hướng nhân sinh. Tư
tưởng và cách thức tiếp cận nghiên cứu của Sauer đã có ảnh hưởng đến thế hệ các
nhà địa lý nhân văn (Johnton R.J. et al, 2001): “Tư tưởng của Sauer đã ảnh hưởng
mạnh mẽ đến nhiều nhà khoa học ở Bắc Mỹ cũng như lan rộng sang Tây  u và
được đánh giá vượt lên trên trường phái địa lý văn hoá của Berkely – Trường phái


8

Berkely” [109, tr. 138-140]. Cần biết thêm, Berkely là nhà triết học, địa lý học nổi
tiếng của Ai Xơ Len thế kỷ XVIII.
Ở Anh, CQNS cũng được quan tâm khá sớm. Các nhà địa lý Anh mà điển
hình là Lovejoy đã đi sâu nghiên cứu những CQ bị thay đổi do những tác nhân từ

phía con người [106]. Cũng theo Lovejoy, ở những nơi có quá trình hình thành và
phát triển lâu đời và thường xuyên chịu sự tác động của con người thì ở đó đã hình
thành nên CQNS và khi nghiên cứu nó không nên cứng nhắc tách biệt cảnh quan tự
nhiên và CQNS.
Nhìn chung, dù ở các góc độ tiếp cận khác nhau nhưng các nhà địa lý, cảnh
quan ở Tây Âu và Bắc Mỹ đều đã tiến hành nghiên cứu những đơn vị lãnh thổ tự
nhiên chịu sự tác động từ phía con người. Đây là cơ sở để hình thành nên một hướng
nghiên cứu mới mà trong nhiều tài liệu sau này chúng được xem là bộ phận của địa
lý nhân văn.
1.1.1.2. Nghiên cứu cảnh quan nhân sinh ở Liên bang Nga và Đông Âu
Ngay trong những năm giữa của thể kỷ XX, các nhà địa lý đã bắt đầu quan
tâm nhiều tới mối quan hệ và các tác động qua lại giữa con người và thiên nhiên.
Họ nghiên cứu sự phức tạp và hệ quả của mối tác động đó trong xu hướng phát
triển của địa tổng thể [126, tr. 11].
Phần lớn các công trình nghiên cứu đã công bố về sự tác động của con người
vào thiên nhiên liên quan đến địa lý nhân sinh. Về ranh giới giữa địa lý nhân sinh và
CQ học nhân sinh được đề cập rất sớm trong chuyên khảo của Docutraev năm 1892
và Irmainxki năm 1893 [125]. Tuy vậy, cho đến nay có thể khẳng định, CQHNS ra
đời vào những năm 30 của thế kỷ XX và đồng thời với nó là các quan niệm về đối
tượng nghiên cứu (cảnh quan nhân sinh) cũng được đưa ra xem xét ở các góc độ
khác nhau.
Năm 1930 Gozep sử dụng thuật ngữ CQNS vào việc định rõ đặc tính các
dạng lãnh thổ ở khu địa hình cát. Tiếp theo là Ramenxki (1935,1938) đã chú ý vào
việc hình thành CQ dưới các tác động của con người. Theo ông, đối tượng nghiên
cứu của các nhà CQ học không phải chỉ ở mỗi đơn vị CQ tự nhiên mà cả những CQ
biến đổi do con người và cả những CQ văn hóa do con người tạo ra [126, tr. 12-13].


9


Khi tiến hành tổng kết 20 năm phát triển của CQ học Liên Xô, Pervukhin
(1938) đã nhận thấy “niềm say mê” tới việc tái tạo các CQ do hoạt động con người
của các nhà khoa học CQ tự nhiên tăng lên và họ còn chỉ ra sự điều chỉnh cho phù
hợp hơn vai trò của con người trong việc xây dựng CQ văn hoá và CQNS. Như vậy
ngay từ thời gian đầu, các nhà địa lý đã có sự nhìn nhận và phân biệt CQNS và CQ
văn hóa. Irlinxki (1941) đã cho công bố một bản tổng hợp ngắn gọn về tính quy luật
chuyển đổi của CQ rừng trồng sang CQ thảo nguyên và sang CQNS [126, tr.12]. Ở
đây có thể thấy rằng quan điểm của Irlinxki thừa nhận CQNS ở một dạng rất đặc
thù, là kết quả rất xa sau diễn thế rừng trồng. Ông chưa mô tả rõ bản chất CQNS là
gì. Vì vậy quan điểm này còn bị bó hẹp trong nội dung nghiên cứu riêng của ông.
Ngay sau chiến tranh thế giới lần 2, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ
thuật cũng như sự tác động của con người vào tự nhiên đã xuất hiện nhiều công trình
nghiên cứu của Sauxkin (1946,1947,1951), Kotenikov (1950), Bogdanov (1951).
Hầu hết những nghiên cứu này đều tập trung vào lĩnh vực hoạt động nông nghiệp,
trong đó chỉ ra thành phần kiểu hình CQ nông nghiệp nhân sinh (cảnh quan văn hoá
hoặc bị biến đổi). Tập chuyên khảo của Sauxkin: “Những lược khảo địa lý về thiên
nhiên và hoạt động nông nghiệp của dân cư ở các vùng khác nhau tại Liên bang Xô
Viết” rất nổi tiếng nhưng theo Minkov thì đến nay vẫn chưa tìm được những nhận
xét thỏa đáng về công trình này [126]. Dù vậy, có thể thấy rằng, trong cuốn chuyên
khảo đã mô tả các mô hình địa lý của nền nông nghiệp ở Liên Xô. Những mô hình
này được lấy từ những vùng khác nhau của đất nước và mang những đặc điểm khác
nhau bởi sự tác động qua lại giữa hoạt động sản xuất của con người với CQ văn hoá.
Cuốn sách chuyên khảo này được xem là kinh nghiệm đầu tiên của việc nghiên cứu
một cách nghiêm túc CQ nông nghiệp nhân sinh của ngành khoa học địa lý Liên Xô
và Đông Âu.
Những công trình nghiên cứu của Mirotxev (1951), Luxki (1957), Lidov
(1960), Kharitonưtrev (1960), Prokaev (1965), Dobrodxkaia (1968), Nheulưbin
(1970) và những nhà nghiên cứu khác đã lần lượt làm sáng tỏ vai trò của yếu tố do
con người trong việc hình thành nên các tổ hợp cảnh quan. Đặc biệt có ý nghĩa là
công trình của Grelukov (1972) trong lĩnh vực lịch sử địa lý các cảnh quan. Trong



10

nhiều năm, các tác giả trong bộ môn Địa lý tự nhiên nước ngoài ở trường Đại học
Tổng hợp Matxcơva đã lần lượt nghiên cứu CQNS ở những nước khác nhau. Kết
quả của công trình “đồ sộ” này được tổng kết trong tập chuyên khảo của Riabtrikov
với tựa đề: “Cấu trúc và sự chuyển biến địa quyển, sự phát triển tự nhiên và sự thay
đổi do con người của nó” (1972). Trong quyển sách này, lần đầu tiên đã đưa ra cách
mô tả bằng sơ đồ địa lý các CQNS trên phạm vi toàn cầu và chỉ ra mối liên hệ chặt
chẽ của chúng với những dạng cơ bản của việc sử dụng đất. Ở đây có thể thấy rằng,
sự hình thành và phát triển CQNS gắn chặt với hoạt động sử dụng lãnh thổ của con
người. Tuy vậy, do lĩnh vực hoạt động còn hạn chế nên Riabtrikov đi sâu vào các
CQ nông nghiệp.
Từ năm 1968 việc nghiên cứu vấn đề sử dụng CQNS là một trong những
hướng quan trọng trong các công trình khoa học của các nhà nghiên cứu địa chất
trường Đại học tổng hợp Varonhetx. Đối tượng nghiên cứu chung của các công trình
là những CQ kiến tạo, CQ nông nghiệp, CQ thành phố tại các khu trung tâm vùng
đồng bằng Nga. Sau này, những CQ nói trên được nghiên cứu sâu hơn, đặc biệt là
CQ nông nghiệp.
Cùng với các nhà địa chất, các nhà sinh vật cũng bắt đầu chú ý vào mối liên
hệ giữa sự phá huỷ và tái tạo đất bởi ngành công nghiệp (Kalenxnhikov 1974;
Metorina, Orkinhikov 1975). Pokonov (1974) đã chỉ ra những phương pháp mới
nghiên cứu CQ kiến tạo ở những vùng khai thác dầu mỏ.
Tuy vậy, theo Minkov và nhiều tác giả khác đã xác định rõ rằng, ngay từ rất
xa xưa con người đã tích cực sử dụng các khu rừng và làm biến đổi CQ để tạo nên
các CQ thảo nguyên hiện đại như ngày nay, đó chính là những đơn vị CQNS điển
hình.
Những kết quả thu được cho thấy, CQHNS đạt được những thành tựu đáng kể
sau những năm 70 của thế kỷ XX. Điển hình có các công trình của Akhtysev, Berec,

Bulatov, Drozdov, Kobalev và Minkov. Các tác giả đều đề cập tới những biến đổi
nhân sinh của CQ do tác động của con người, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới cấu
trúc, chức năng và sự vận động phát triển của CQNS [113, 115, 116, 121, 126, 131].


11

Sauxkin còn sử dụng thuật ngữ “Tự nhiên con người” hay là “Lịch sử của tự nhiên”
để khẳng định vai trò của con người trong việc kiến tạo CQNS [130, tr. 27-29].
Sau này, nhiều tác giả thấy rằng, nội tại của CQNS luôn tồn tại mối quan hệ
khăng khít giữa sinh vật với môi trường và sự cần thiết phải giải quyết mối quan hệ
đó một cách đúng đắn. Chính vì lẽ đó đã xuất hiện quan điểm “Tiếp cận sinh thái”
hay sinh thái hoá CQ [93, tr. 259-266]. Thuộc trường phái này có nhiều đại diện như
Bychkonxkaia, Mikhailov, Trupakhin…
1.1.1.3. Nghiên cứu cảnh quan nhân sinh ở Việt Nam
Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về CQNS ở Việt Nam vẫn còn rất
hạn chế. Một số công trình đã công bố hoặc cho thấy chỉ là sự liên quan, hoặc mới
dừng lại ở phần quan điểm phương pháp luận, ở phần xác định đối tượng nghiên cứu
hoặc hệ thống phân loại lý thuyết [26, 36, 44]. Tuy vậy, đó là cơ sở ban đầu, có ý
nghĩa cho việc nghiên cứu CQNS ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Đầu tiên phải kể đến công trình: “Nghiên cứu cảnh quan sinh thái nhân sinh ở
Việt Nam” của Nguyễn Ngọc Khánh, trong đó tác giả đã khẳng định vai trò các hoạt
động của con người vào tự nhiên. Ông cũng cho rằng, nghiên cứu những CQ bị tác
động bởi con người có ý nghĩa quan trọng đối với việc đề xuất giải pháp khai thác
lãnh thổ và sử dụng hợp lý tài nguyên [44, tr. 13-17].
Phạm Hoàng Hải và cộng sự cũng đã đề cập tới CQNS và sự hình thành
chúng ở Việt Nam. Theo đó: “Các hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế – xã hội…
đã tạo nên tập hợp các CQNS ở Việt Nam, với các đặc điểm đã bị biến đổi…” [27,
tr.99-100]. Như vậy, các tác giả cũng thừa nhận sự hiện hữu của CQNS dưới các tác
động của con người, đồng thời còn cho rằng sự hình thành đó đôi khi không tuân thủ

theo quy luật tự nhiên mà phụ thuộc vào hoạt động chủ quan của con người. Hơn
nữa cũng đã thừa nhận: “Thực tế hiện nay không có CQ nào mà không bị tác động
trực tiếp hay gián tiếp của con người. Việc phân biệt các CQ tự nhiên và CQNS
mang tính ước định, do vậy ranh giới của các CQ này khác xa nhau ở các công trình
nghiên cứu khác nhau” [27, tr. 44].
Năm 1999, khi nghiên cứu quy luật hình thành và sự phân hoá các CQ sinh
thái nhân sinh vùng nhiệt đới ẩm gió mùa Việt Nam, Nguyễn Văn Vinh và cộng sự


12

đã xem xét tới CQNS. Tiếp thu những thành tựu của các tác giả nước ngoài, ông đã
nghiên cứu các CQ sinh thái nhân sinh theo các mức độ tác động của con người
[94]. Mặc dù không dùng thuật ngữ CQNS nhưng xét về bản chất thì đối tượng
nghiên cứu ở đây chính là CQNS.
Nguyễn Cao Huần cũng đã đề cập tới CQNS từ những năm cuối của thế kỷ
XX, nhưng mãi tới năm 2002 mới công bố công trình về nghiên cứu CQNS ở Việt
Nam. Trong đó tác giả đã đề cập tới các khái niệm và đặc biệt là nguyên tắc và chỉ
tiêu phân loại. Ông cũng đã đề xuất một hệ thống phân loại CQNS cho toàn lãnh thổ
Việt Nam [36, tr. 59-64]. Mặc dù đây chưa phải là công trình nghiên cứu ứng dụng
cụ thể, song đã đóng góp về quan điểm, phương pháp luận cho nghiên cứu CQNS ở
nước ta.
Bên cạnh những nghiên cứu ít ỏi về CQNS thì nhiều tác giả trên cơ sở tiếp
cận các quan điểm của trường phái cảnh quan Liên Xô và Đông Âu đã đi sâu nghiên
cứu CQ trên quan điểm sinh thái học, tức là sinh thái hoá cảnh quan. Các tác giả
nhìn nhận mối liên hệ các hợp phần trong CQ bằng quan hệ sinh thái và nhấn mạnh
sự cần thiết phải có quan điểm “Tiếp cận sinh thái” trong nghiên cứu CQ [16, 26, 49,
83, 93].
Khi bàn đến vai trò của địa lý học trước công cuộc đổi mới của đất nước,
Phạm Quang Hạnh cũng nhấn mạnh tới những tác động qua lại giữa con người và tự

nhiên. Theo ông con người và tự nhiên là 2 mặt của một thể thống nhất, tồn tại và có
mối quan hệ biện chứng [30, tr. 9]. Phạm Quang Hạnh đã nhấn mạnh đến sự cần
thiết phải xây dựng hệ thống lãnh thổ hoàn chỉnh, hòa hợp giữa tự nhiên và con
người.
Đến đây có thể nhận thấy rằng, nghiên cứu CQNS ở nước ta chưa được chú
trọng phát triển. Những kết quả đạt được mới dừng lại ở phần quan điểm, lý luận
hoặc những nghiên cứu có liên quan, vì vậy chưa phát huy được tính ứng dụng của
CQHNS vào việc khai thác, sử dụng tài nguyên trên các đơn vị lãnh thổ tự nhiên của
đất nước.
1.1.2. Những quan niệm về cảnh quan nhân sinh


13

Cũng giống như những quan niệm về CQ, CQNS được xem xét ở nhiều góc
độ, cách tiếp cận, thậm chí với những tên gọi khác nhau. Nhiều tác giả gọi những
CQ được hình thành do những tác động của con người vào CQ tự nhiên là CQNS,
song một số tác giả khác lại gọi đó là CQ văn hoá (cultural landscape) vì cho rằng
đó là kết quả của những hoạt động văn hoá lên tự nhiên.
Nhà địa lý văn hoá Mỹ Sauer xem xét những CQ được thành tạo sau khi có
hoạt động của một nền văn hoá, một nhóm yếu tố văn hoá lên tự nhiên, những CQ
đó được ông gọi là CQ văn hoá và được diễn đạt khái quát như hình 1.1.

KẾT QUẢ

Dân số
Đô thị
Nông nghiệp
Công nghiệp
THỜI GIAN .…………


Tầm văn hoá

Hình 1.1. Quan niệm cảnh quan văn hoá của Sauer [109]
Từ hình 1.1 thấy rằng, cảnh quan tự nhiên qua thời gian chịu sự chi phối của
nhân tố con người (văn hoá) hình thành nên các đơn vị lãnh thổ mang dấu ấn của
con người với các dạng hoạt động nhân sinh phong phú và đa dạng (dân số, nông
nghiệp, công nghiệp…), đó chính là CQ văn hoá hay còn gọi là CQNS. Như vậy,
Sauer và nhiều nhà địa lý khác đã thừa nhận và đánh giá cao vai trò của tầm văn hoá
tới việc hình thành CQ văn hoá. Ứng với một cộng đồng người trong một giai đoạn
lịch sử nhất định sẽ cho ra đời một bộ mặt đặc thù của CQNS trong một vùng lãnh
thổ cụ thể. Điều này khẳng định, sự hình thành và phát triển của CQNS phụ thuộc
chặt chẽ vào những giá trị thực và sự thay đổi của tầm văn hoá theo không gian và
thời gian.
Quan niệm và cách nhìn nhận của Sauer được nhiều nhà địa lý nhân văn tán
thành và ủng hộ, mà điển hình Lovejoy (1973), McComark, O’Leary (2000)… Điều
này thể hiện rõ trong Từ điển địa lý nhân văn xuất bản năm 2001 ở Anh, trong đó
Cảnh
quan
văn
hoá
Cảnh quan tự nhiên


14

một lần nữa người ta khẳng định lại khái niệm của Sauer về CQ văn hoá, đồng thời
nhấn mạnh: “CQ văn hoá được thành tạo từ CQ tự nhiên bởi sự tác động của nhóm
yếu tố văn hoá. Văn hoá là chủ thể tác động, CQ tự nhiên là đối tượng (môi trường)
bị tác động và CQ văn hoá là kết quả” [109, tr.138]. Theo thời gian, bản thân một

tầm văn hoá cũng bị thay đổi do sự phát triển của xã hội và dẫn đến những CQ cũng
thay đổi theo, đồng thời trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, CQ có thể đạt
tới trạng thái cực đỉnh của quá trình phát triển. Tuy nhiên, quan niệm về CQ văn hoá
còn chưa có tính thống nhất cao: “đây còn là chủ đề tranh luận gay gắt của các nhà
địa lý nhân văn” [109, tr. 138]. Như vậy, ngay trong từ điển người ta đã thừa nhận
vẫn còn những quan niệm rất khác nhau giữa các nhà địa lý về CQ văn hoá mà kết
quả là đến những năm cuối của thế kỷ XX vẫn còn nhiều tranh luận về khái niệm.
Tài liệu cũng khẳng định: “Với sự thâm nhập của một nền văn hoá hay một nhóm
yếu tố văn hoá ngoại lai sẽ làm cho những hợp phần của CQ văn hoá thay đổi, thậm
chí được trẻ hoá hoặc xuất hiện CQ văn hoá mới với cấu trúc khác trước” [109,
tr.138].
Như đã đề cập, ở một góc độ khác, thuật ngữ CQNS được Gozep sử dụng từ
năm 1930 khi ông dùng nó vào việc định rõ đặc tính các dạng lãnh thổ ở khu vực địa
hình cát. Tiếp theo là Ramenxki 1935,1938 đã chú ý tới các đơn vị CQ hình thành
dưới các tác động của con người, ông cho rằng, đối tượng nghiên cứu của CQ học
không phải chỉ ở mỗi đơn vị CQ tự nhiên mà cả những CQ biến đổi do con người và
cả những CQ văn hóa do con người tạo ra, đó chính là CQNS. Tuy nhiên khi đó
những khái niệm về CQNS đưa ra còn chưa rõ ràng và tùy thuộc vào những nghiên
cứu cụ thể, tùy vào góc độ nhìn nhận mà quan niệm của mỗi người có khác nhau.
Cho tới trước những năm 70 của thế kỷ XX, đã có một số khái niệm về
CQNS, tuy nhiên theo Minkov thì khái niệm đã đưa ra về CQNS khi đó là những
khái niệm “chưa đạt”. Vì vậy đến năm 1973, Minkov đã đưa ra khái niệm mới, theo
ông: “CQNS là các CQ được xây dựng bởi con người và cũng là các CQ tự nhiên
mà trong đó có bất kỳ một thành phần nào bị thay đổi tận gốc và không tận gốc của
các hợp phần đó” [121, tr.25]. Như vậy, Minkov thừa nhận rõ ràng có sự hiện hữu
của CQNS, nó không chỉ là các CQ được xây dựng bởi các công trình kỹ thuật của


15


con người, mà còn bao gồm các CQ tự nhiên đã bị tác động để dẫn đến một hợp
phần nào đó bị thay đổi.
Trong khi đó, Drozdov (1988) lại xem xét CQNS ở khía cạnh dưới mọi hình
thức tác động chủ quan và khách quan của con người. Theo ông: “CQNS là các địa
tổng thể mà trong đó có sự biến dạng nảy sinh liên quan đến sự xuất hiện của hoạt
động con người” (dẫn theo [36, tr.59]). Đây là một khái niệm khá rộng, hàm chứa cả
sự thay đổi CQ dưới tác động gián tiếp của con người. Có thể nhận thấy rằng, hầu
hết những CQ tự nhiên khi xuất hiện những tác động trực tiếp hay gián tiếp (quản lý,
bảo tồn) đều trở thành CQNS và như vậy cũng giống như Sauer và nhiều nhà địa lý
khác, CQNS của Drozdov chứa đựng 2 nhóm nhân tố cấu thành là tự nhiên và nhân
sinh.
Theo hướng này, trong các công trình nghiên cứu của mình Ixatsenko (1991)
cũng xem CQNS chỉ là sự biến dạng khác nhau của CQ tự nhiên do hoạt động của
con người gây ra (dẫn theo [36, tr.59]). Như vậy, Ixatsenko và Drozdov đều có sự
nhìn nhận tương đồng trong quan niệm về CQNS.
Từ điển Bách khoa toàn thư địa lý Liên Xô (1988) chỉ rõ: “CQNS là CQ địa
lý được tạo nên từ kết quả các hoạt động có mục đích của con người, đồng thời cũng
là những CQ xuất hiện trong quá trình biến đổi CQ tự nhiên ngoài ý thức của con
người” [132, tr. 16]. Qua đó, một lần nữa các nhà địa lý Xô Viết khẳng định những
CQ tự nhiên khi xuất hiện các dạng hoạt động nhân sinh (chủ ý hay vô ý) đều là
những CQNS. Như vậy, về bản chất thì CQNS hình thành do kết quả của các tác
động trực tiếp hay gián tiếp của con người.
Giống như quan niệm của Ixatsenko, Nguyễn Văn Vinh và cộng sự xem xét
CQNS ở góc độ là những CQ bị biến đổi bởi sự hoạt động có ý thức hay vô ý thức
của con người. Tuy không thể hiện trong khái niệm, nhưng các tác giả chú ý đến
mức độ tác động của con người vào các đơn vị tự nhiên để dẫn đến sự hình thành
CQNS. Hơn nữa, tác động phải dẫn đến những thay đổi về lượng trong CQ nhưng
cũng có thể chưa đủ làm cho CQ tự nhiên biến đổi (CQ bị tác động yếu) [94, tr. 29].
Nguyễn Cao Huần trên cơ sở thừa nhận những nét hợp lý trong quan điểm
của nhiều tác giả nước ngoài đã xem “Cảnh quan nhân sinh là CQ tự nhiên mà

trong đó có bất kỳ một hợp phần nào đó bị biến đổi hoặc được bảo tồn bởi hoạt


16

động của con người” [36, tr. 60]. Hoạt động của con người như một yếu tố thành tạo
và quản lý CQ. Tác giả nhận thấy trong thực tế có những CQ ít bị biến đổi nhưng
được bảo tồn, quản lý bởi con người và có xu thế được cải thiện nhờ sự quản lý
khôn ngoan của con người, đó cũng chính là một dạng CQNS, ví dụ khu bảo tồn
thiên nhiên, rừng cấm Tác giả cũng cho rằng sự khác biệt lớn của CQNS so với
CQ tự nhiên là nó chịu sự chi phối rõ rệt của quy luật xã hội (hình 1.2 và hình 1.6).








Hình 1.2. Mô hình cấu trúc cảnh quan nhân sinh [36]
Đến nay CQNS đã được thừa nhận tồn tại và không còn bàn cãi ở Liên Bang
Nga, bằng chứng là trong công trình luận án tiến sĩ khoa học của mình, Bulatov
không cần đề cập tới khái niệm nữa mà đi sâu nghiên cứu cấu trúc và chức năng
CQNS. Ở đây, Bulatov nhấn mạnh tới hướng tiếp cận sinh thái trong nghiên cứu sự
thay đổi, biến đổi nhân sinh của CQ. Tác giả cũng cho rằng: “Nghiên cứu biến đổi
nhân sinh CQ là một nội dung quan trọng trong lý thuyết thay đổi môi trường tự
nhiên… Tiếp cận “Sinh thái - Cảnh quan” là hướng quan trọng và có ý nghĩa khi
nghiên cứu quá trình phát triển và thay đổi CQ” [117, tr. 9-16].
Tóm lại, hầu hết các tác giả đều thừa nhận sự tồn tại của CQNS và đó là
những CQ hiện đại mang dấu ấn của hoạt động con người. Nếu như dạng tác động

thể hiện hình thức thì nội dung của nó biểu đạt tầm văn hoá của một cộng đồng
người trên một lãnh thổ cụ thể ở một giai đoạn lịch sử nhất định mà kết quả là tạo
nên những CQ gồm các hợp phần tự nhiên hoà nhập với những yếu tố do con người
tác động, tạo dựng nên và nó tiếp tục bị biến đổi theo nhu cầu và tầm nhận thức của





c¶nh quan nh©n sinh

c¶nh quan nh©n sinh


c¸c hîp phÇn tù
nhiªn
CÁC HỢP PHẦN ĐƯỢC
XÂY DỰNG HOẶC BỊ BIẾN
ĐỔI HOẶC ĐƯỢC BẢO
TỒN BỞI CON NGƯỜI
Đầu ra
Đầu vào


17

con người. Điều này lần nữa khẳng định tính đúng đắn trong quan niệm của nhiều
tác giả Bắc Mỹ về sự hình thành CQNS.
Như vậy, CQNS là một thực thể tồn tại trong thế giới của chúng ta và theo tác
giả luận án: “Cảnh quan nhân sinh là một dạng của CQ hiện đại, được hình thành

trên nền chung của các địa tổng thể mà trong đó hoạt động của con người trở thành
yếu tố cơ bản tham gia thành tạo và diễn thế phát triển của cảnh quan”.
Việc đưa ra định nghĩa như trên chỉ đơn thuần nhằm xác nhận rõ đối tượng
trong việc nghiên cứu, không được xem là mới về nội dung, mà chỉ có nét mới ở góc
độ nhìn nhận đối tượng. Ví như những quan niệm về “Cảnh quan sinh thái”, “Quần
xã nhân văn” của Nguyễn Thế Thôn [65, 66]; “Cảnh quan sinh thái nhân sinh” của
Nguyễn Văn Vinh [93, 94]; “Hệ sinh thái môi trường”, “Hệ sinh thái nông nghiệp”
của Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết [4], …
Đến đây, có thể nhận ra rằng: Cảnh quan học nhân sinh là bước phát triển
mới của địa lý học hiện đại nghiên cứu các đơn vị lãnh thổ chịu sự tác động bởi hoạt
động sống của con người, những đơn vị đó được gọi là CQNS.
1.1.3. Phân loại cảnh quan nhân sinh
Phân loại là công việc quan trọng trong nghiên cứu CQNS. Các CQNS có thể
được phân loại theo những hệ thống khác nhau phụ thuộc vào nội dung, nguồn gốc,
giá trị kinh tế… của chúng. Tuy nhiên, cũng giống như nghiên cứu CQ tự nhiên,
phân loại CQNS chỉ được quan tâm nhiều bởi các nhà địa lý Liên Xô và Đông Âu.
Mặc dù thuật ngữ “Cảnh quan nhân sinh” được Gozep sử dụng từ năm 1930
nhưng theo Minkov thì Sauxkin mới là người đặt nền móng thực sự cho việc nghiên
cứu CQNS [125, tr. 32]. Ông cũng là người đầu tiên có quan niệm về CQ văn hoá
hay còn gọi là CQ bị biến đổi bởi con người.
Kotenikov là người có đóng góp đầu tiên trong việc phân loại các CQNS.
Theo ông, CQNS được chia ra làm 5 loại:
- Cảnh quan không biến đổi
- Cảnh quan biến đổi yếu
- Cảnh quan biến đổi trung bình


18

- Cảnh quan biến đổi mạnh

- Cảnh quan được xây dựng bởi các kế hoạch của con người.
Như vậy, nguyên tắc căn bản của Kotenikov khi phân chia CQNS là dựa vào
mức độ biến đổi CQ do tác động của con người. Ông cũng đặc biệt nhấn mạnh tới
những CQ được xây dựng bởi các hoạt động kỹ thuật cũng như CQ bị tác động
nhưng chưa biểu hiện rõ sự biến đổi (CQ không biến đổi). Kotenikov thừa nhận
song hành với CQ nhân sinh có sự tồn tại của CQ tự nhiên, nó được biểu hiện là
những CQ không biến đổi do không chịu những tác động khác nhau từ phía con
người. Điều này cũng dễ chấp nhận, vì vào thời gian đó, Kotenikov thường nghiên
cứu CQ ở mức độ chi tiết nên thực tế đã có tồn tại những đơn vị CQ này, ví như
những khu rừng tự nhiên không bị tác động và chưa được đưa vào bảo vệ.
Mặc dù về số lượng nhóm loại CQNS có khác nhau, nhưng theo hướng này,
nhiều tác giả đi đến phân chia CQNS căn cứ vào các mức độ tác động khác nhau của
con người lên các đơn vị lãnh thổ tự nhiên, điển hình của trường phái này có
Bogdanov (1951), Kalenxnic (1955), Raman (1958), Ixatsenko (1965)… [125, tr.
33-34]. Riêng Raman đã đề cập tới một loại CQNS điển hình, đó là CQ quần cư.
Năm 1961, Deculin đã đưa ra hệ thống phân loại ngắn gọn về các loại CQ:
- Cảnh quan tự nhiên
- Cảnh quan tự nhiên – nhân sinh
- Cảnh quan phục hồi tự nhiên
- Cảnh quan canh tác
Ở đây Deculin chia theo mức độ tăng dần các yếu tố nhân sinh và giảm dần
yếu tố tự nhiên trong bậc phân loại CQ. Hơn nữa, ông tách riêng loại CQ tự nhiên.
Như vậy so với hệ thống phân loại khác, hệ thống phân loại của ông cơ bản khác về
tên gọi mà thôi. Ví dụ những CQ bị tác động yếu nhưng không biến đổi được ông
gọi là CQ tự nhiên. Riêng loại CQ tự nhiên - nhân sinh được ông chỉ rõ là những CQ
được thành tạo bởi con người nhưng sau đó phát triển hoàn toàn tự nhiên.
Prokaev đưa ra hệ thống phân loại có vẻ phức tạp hơn [125, tr. 36]. Theo đó
CQ được chia thành 2 nhóm là tự nhiên và nhân sinh (hình 1.3):

Cảnh quan

nhân sinh
Cảnh quan
tự nhiên
CQ nguyên
thuỷ
CQ thứ sinh
tự nhiên
CQ
nhân
sinh
XD bởi
con
CQ tự
nhiên-
nhân
sinh


19














Hình 1.3. Hệ thống phân loại CQ theo Prokaev (dẫn theo [125])
Sơ đồ trên cho thấy sự tồn tại song hành cả CQ tự nhiên và CQNS. Tuy nhiên
cuối cùng thì những CQ tự nhiên cũng bị tác động ở các mức độ khác nhau bởi con
người. Mặc dù hệ thống phân loại này có mặt tích cực là chỉ ra được nguồn gốc của
CQNS, nhưng việc phân chia khá phức tạp với nhiều nhóm loại CQ bị biến đổi khác
nhau sẽ khó cho việc lựa chọn từng đối tượng nghiên cứu ứng dụng cụ thể.
Khi phê phán việc phân loại những CQ chịu sự tác động của con người,
Ixatsenko cho rằng: “Những cách phân chia trước đây không làm nổi bật tính “cấp”,
“bậc” của các tổng thể tự nhiên đã bị thay đổi bởi con người” [38, tr.177]. Ông cũng
nhận thấy rằng có thể phân loại CQ văn hoá hay CQNS tuỳ thuộc vào mức độ tác
động của con người. Điều này cho thấy Ixatsenko thừa nhận sự tồn tại của nhiều hệ
thống phân loại CQNS khác nhau, trong đó có phân loại CQNS theo nội dung và
nguồn gốc hình thành, đồng thời nói lên sự cần thiết phải phân loại theo hệ thống
các cấp bậc CQ.
Đầu những năm 70 của thế kỷ trước, Minkov đã đưa ra một hệ thống phân
loại CQ hiện đại. Theo đó, CQNS là kết quả của quá trình biến đổi nhân sinh CQ tự
nhiên (hình 1.4).

CẢNH QUAN HIỆN
ĐẠI
CQ nguyên thuỷ
CQ phục hồi
CQ biến đổi bởi con
người
CQ tự nhiên đã bị biến đổi
tận gốc về cấu trúc bởi con
CQ được thành tạo và đặc
điểm cấu trúc liên quan chặt



20










Hình 1.4. Hệ thống phân loại CQ theo Minkov [125]
Minkov cho rằng dù là CQ tự nhiên hay CQNS thì chúng đều là dạng của
CQ hiện đại. Tuy nhiên có thể thấy rằng trong hệ thống phân loại này, tồn tại hai
dạng CQ bị biến đổi: một dạng là kết quả của quá trình biến đổi CQ tự nhiên; loại
còn lại hình thành chủ yếu do các công trình kỹ thuật của con người, ví dụ CQ quần
cư, CQ hồ thuỷ điện… Ông cũng đã phân chia ra 2 nhóm loại CQ là CQ văn hoá và
CQ phi văn hoá. Tuy nhiên sự phân chia CQ văn hoá và CQ phi văn hoá của Minkov
nhằm chỉ ra những CQ có ích và không có ích (về giá trị kinh tế). Do vậy, đây là
quan điểm CQ văn hoá theo nghĩa hẹp. Hệ thống phân loại của Minkov có tầm khái
quát rộng và chỉ ra là hầu hết CQ hiện đại đều có thể biến thành CQNS khi chịu
những tác động khác nhau từ phía con người.
Năm 1973, Minkov nhận thấy rằng, việc phân loại CQNS phụ thuộc nhiều
vào hoạt động nghiên cứu thực tiễn và do vậy, tuỳ thuộc vào mục đích ứng dụng mà
nên áp dụng một hệ thống phân loại phù hợp. Từ đó, ông đưa ra 6 hệ thống phân loại
khác nhau tuỳ thuộc vào căn cứ phân chia [125, tr.39-46]:
 Phân loại CQNS theo nội dung:
+ CQ nông nghiệp

+ CQ rừng
+ CQ thuỷ vực
+ CQ quần cư và công nghiệp
 Phân loại CQNS theo mức độ tác động của con người vào tự nhiên:


21

+ CQNS mới hình thành do hoạt động của con người
+ CQNS đã bị biến đổi
 Phân loại CQNS theo nguồn gốc hình thành:
+ CQ kỹ thuật
+ CQ bị phá huỷ và xây dựng
+ CQ khai phá
+ CQ bị phá huỷ do lửa
+ CQ đồng cỏ chăn thả
 Phân loại CQNS theo mục đích xuất hiện:
+ CQNS xuất hiện trực tiếp do tác động của con người
+ CQNS gián tiếp (nảy sinh theo phản ứng dây chuyền)
 Phân loại CQNS theo thời gian và khả năng tự điều chỉnh của chúng:
+ CQ tự điều chỉnh dài hạn (bị tác động và khó tự phục hồi)
+ CQ tự điều chỉnh trung hạn (bị tác động và có khả năng tự phục hồi sau
khoảng thời gian hàng chục năm)
+ CQ tự điều chỉnh ngắn hạn (bị tác động và có khả năng phục hồi nhanh)
 Phân loại CQ theo giá trị kinh tế:
+ CQ văn hoá
+ CQ phi văn hoá
Trong 6 hệ thống phân loại trên, Minkov cho rằng hệ thống phân loại CQNS
theo nội dung rất quan trọng và có ý nghĩa vì bản thân của mỗi đơn vị phân loại đã
hàm chứa nội dung của nó, do vậy cần có một cách thức tiếp cận và phương pháp

nghiên cứu rõ ràng. Ở mức độ nghiên cứu chi tiết thì có thể chia nhỏ các kiểu loại
CQ đã nêu.
Sau này, Minkov chỉ nhấn mạnh đến hai hệ thống phân loại, đó là phân loại
theo nội dung và theo nguồn gốc hình thành [126, tr. 19-21].
Trong khuôn khổ nội dung bàn về phân loại CQNS, Akhtyseva cũng đã đưa
ra hệ thống phân loại dựa trên chỉ tiêu về mức độ và cách thức tác động nhân sinh
vào các đơn vị tự nhiên [113, tr. 53-57]. Như vậy, xét về các căn cứ phân chia thì cơ
bản Akhtyseva vẫn dựa vào mức độ tác động của con người vào tự nhiên, chỉ có nét
mới là ông thêm chỉ tiêu về cách thức tác động nhằm phân chia nhỏ thành từng
nhóm CQNS. Ví dụ “nhóm CQ thuỷ vực nhân sinh”, “nhóm CQ quần cư”…


22

Từ điển Bách khoa toàn thư Địa lý Liên Xô xuất bản năm 1988 cho rằng, có
nhiều cách phân loại CQNS: theo mức độ tác động, theo kết quả hoạt động nhân
sinh… Đặc biệt trong đó thể hiện cụ thể cách phân loại theo chức năng kinh tế – xã
hội (theo nội dung):
- CQ nông nghiệp
- CQ quần cư ven đô đang được đô thị hoá
- CQ du lịch và nghỉ dưỡng
- CQ bảo tồn và vườn cấm quốc gia
- CQ khu bảo vệ môi trường…
Việc phân loại này cho thấy, ngoài những CQ được xây dựng bởi các công
trình kỹ thuật thì những CQ tự nhiên đang chịu sự chi phối bởi các hình thức quản
lý, bảo vệ của con người cũng được xếp vào CQNS.
Richter khi nghiên cứu CQ của Cộng hoà Dân chủ Đức đã phân chia ra 5
dạng sử dụng đất chính là: khu dân cư, khu khai thác mỏ lộ thiên, khu nông nghiệp,
khu lâm nghiệp và khu nông – lâm kết hợp (dẫn theo [98, tr. 11]). Ở góc độ nhân
sinh, đây cũng được xem như một dạng phân chia các đơn vị lãnh thổ theo nội dung

của chúng.
Sau đó, Andrei cùng cộng sự đã xây dựng bản đồ sử dụng CQ ở tỷ lệ
1/100.000 mà trong đó có đề cập tới các hoạt động khai thác lãnh thổ trên các dạng
địa hình đặc trưng. Ví dụ “Rừng thông trên địa hình đồi” hoặc “Canh tác nông
nghiệp trên đồng bằng bồi tụ” [98, tr. 21]. Mặc dù chưa thể hiện chi tiết, song
Andrei đã mô tả được một dạng của CQ gồm 2 khối: tự nhiên và nhân sinh.
Ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước, khi nghiên cứu CQ địa lý miền Bắc
Việt Nam, Vũ Tự Lập đã có quan điểm: “…có thể xây dựng các hệ thống phân loại
ứng dụng, nhằm phục vụ cho một mục đích thực tiễn nhất định” [48, tr.23]. Trong
khi đó, nghiên cứu CQNS hoàn toàn mang tính ứng dụng thực tiễn, do đó việc có
nhiều hệ thống phân loại cũng là điều dễ chấp nhận.
Khi nghiên cứu thành lập bản đồ CQ sinh thái nhân sinh lãnh thổ Việt Nam ở
tỷ lệ1/1.000.000, Nguyễn Văn Vinh và cộng sự đã vận dụng theo những hệ thống
phân loại của nhiều tác giả Liên Xô dựa vào mức độ tác động của con người. Theo
đó, chia ra các loại CQ sau:

×