Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Cơ cấu hệ thống chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động nghiên cứu khoa học của Bộ Khoa học và Công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 120 trang )



1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
___________________






LÊ THỊ THU HƯƠNG







CƠ CẤU HỆ THỐNG CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ






LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ










Hà Nội – 2009



2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
___________________




LÊ THỊ THU HƯƠNG





CƠ CẤU HỆ THỐNG CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: 60.34.72



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Ngọc Luật




Hà nội – 2009


8
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….5
CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU………………… 9
1.1. Quản lý và Quản lý hành chính nhà nước 9
1.1.1.Quản lý và Quá trình quản lý 9
1.1.1.1. Quản lý…………………………………………………………………….9
1.1.1.2. Quá trình quản lý……………………………………………………… 10
1.1.1.3. Quản lý từ góc độ tiếp cận hệ thống…………………………………… 10
1.1.2.Hành chính nhà nước và Quản lý hành chính nhà nước 12
1.1.2.1. Hành chính và hành chính nhà nước…………………………………… 12
1.1.2.2. Quản lý hành chính nhà nước…………………………………………… 12
1.2. Chức năng quản lý hành chính Nhà nước 13

1.2.1. Khái niệm 13
1.2.2. Chức năng quản lý hành chính nhà nước và Chức năng hoạt động quản lý của cơ
quan quản lý hành chính nhà nước ……………………………………………………14
1.2.2.1. Chức năng quản lý hành chính nhà nước…………………………………15
1.2.2.2. Chức năng hoạt động quản lý của cơ quan hành chính nhà nước……… 16
1.2.3. Hiệu lực và hiệu quả hành chính 17
1.3. Chức năng vận hành của quản lý hành chính nhà nước 18
1.3.1. Chức năng kế hoạch 18
1.3.2. Chức năng tổ chức bộ máy hành chính 19
1.3.3. Chức năng quản lý phát triển nguồn nhân lực 20
1.3.4. Chức năng ra các quyết định hành chính 21
1.3.5. Chức năng phối hợp và giám sát 22


9
1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý 23
1.4.1. Khái niệm 23
1.4.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức quản lý 25
1.4.3. Những yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản lý 25
1.4.4. Các giai đoạn và phương pháp xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý……………… 26
1.4.4.1. Các giai đoạn hình thành cơ cấu tổ chức quản lý………………………. 26
1.4.4.2. Các phương pháp xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý…………………… 27
1.5. Nghiên cứu khoa học với tư cách là đối tượng quản lý 28
1.5.1. Nghiên cứu và Triển khai………………………………………………… 28
1.5.2. Nghiên cứu khoa học………………………………………………………… 30
1.5.2.1. Nghiên cứu cơ bản……………………………………………………… 30
1.5.2.2. Nghiên cứu ứng dụng…………………………………………………… 31
1.5.2.3. Triển khai thực nghiệm………………………………………………… 31
CHƯƠNG 2 - HIỆN TRẠNG CƠ CẤU CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA BỘ KH&CN …………………….33

2.1. Quá trinh phát triển của Bộ KH&CN 33
2.1.1. Hệ thống quản lý quản lý KH&CN 33
2.1.1.1. Chính phủ…………………………………………………………………34
2.1.1.2. Bộ và cơ quan ngang bộ………………………………………………… 35
2.1.1.3. Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương…………………………… 36
2.1.1.4. Bộ Khoa học và Công nghệ………………………………………………37
2.1.1.5. Sở Khoa học và Công nghệ ………………………………………………37
2.1.2. Quá trình phát triển của Bộ KH&CN 38
2.1.2.1. Về chức năng quản lý nhà nước………………………………………….38
2.1.2.2. Về cơ cấu tổ chức…………………………………………………………42
2.2. Hiện trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học hiện nay 48


10
2.2.1. Hiện trạng của hoạt động nghiên cứu khoa học 48
2.2.2. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học từ góc độ các chức năng hành chính 55
2.2.2.1. Chức năng lập kế hoạch………………………………………………… 55
2.2.2.2. Lập kế hoạch trong lĩnh vực khoa học và công nghệ…………………….57
2.2.2.3. Nguyên tắc và căn cứ lập kế hoạch khoa học và công nghệ…………… 60
2.2.2.4. Nội dung của kế hoạch khoa học và công nghệ………………………… 61
2.2.2.5. Quá trình xây dựng, tổng hợp và xét duyệt kế hoạch KH&CN………… 63
2.2.2.6. Một số nhận xét về thực trạng cơ chế kế hoạch hoá KH&CN hiện nay….64
2.2.3. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học từ góc độ Tổ chức học 67
2.2.3.1. Thiết kế tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước………………………67
2.2.3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học…………………71
2.2.3.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Bộ KH&CN
…………………………………………………………………………………… 71
2.2.3.2.2. Hiện trạng về quản lý hoạt động nghiên cứu KH từ góc độ tổ chức học
…………………………………………………………………………………… 74
2.2.4. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học từ góc độ Hệ thống đổi mới 80

2.2.4.1. Đổi mới và hoạt động khoa học và công nghệ……………………………83
2.2.4.2. Sự khác nhau giữa quản lý đổi mới và quản lý khoa học và công nghệ….84
2.2.5. Thực trạng quản lý hành chính nhà nước đối với hoạt động nghiên cứu KH… 88
CHƯƠNG 3 – GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIẾN TRÌNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ
TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ HIỆN NAY………………………… 91
3.1. Vấn đề toàn cầu hoá và hoạt động quản lý nhà nước 91
3.1.1. Toàn cầu hoá dẫn đế những thay đổi về quan điểm quản lý nhà nước 92
3.1.1.1. Toàn cầu hoá đòi hỏi các chính phủ thực hiện chuyển biến từ quan điểm
quan liêu sang quan điểm trách nhiệm…………………………………………… 92


11
3.1.1.2. Ton cu hoỏ ũi hi chớnh ph phi thc hin s chuyn bin t quan
nim qun ch sang quan im phc v 92
3.1.1.3. Ton cu hoỏ ũi hi chớnh ph phi s dng rng rói cụng ngh thụng tin,
xõy dng chớnh ph in t. 93
3.1.2. Ton cu hoỏ dn nhng thay i v chc nng cụng cng ca QLNN 93
3.1.3. Toàn cầu hoá dẫn đến việc có nhiều chủ thể tham gia quyết sách và phức tạp hoá
hoạt động quyết sách 94
3.2. Cỏc iu chnh chớnh sỏch qun lý trong lnh vc KH&CN cỏc nc 95
3.2.1. Mt s xu th ch yu ca quỏ trỡnh phỏt trin KH&CN 95
3.2.2. Cỏc iu chnh chớnh sỏch KH&CN gn õy Kinh nghim ca cỏc nc OECD
96
3.3. Gii phỏp i mi qun lý nh nc v hot ng nghiờn cu khoa hc trong tin
trỡnh ci cỏch hnh chớnh v trong bi cnh ton cu hoỏ hin nay 99
3.3.1. Xu hng ci cỏch hnh chớnh v nhng yờu cu i mi qun lý nh nc
99
3.3.2. Cỏc gii phỏp i mi qun lý hot ng nghiờn cu khoa hc trong tin
trỡnh ci cỏch hnh chớnh v trong bi cnh ton cu húa hin nay 102

3.3.2.1. Hon thin c ch xõy dng v t chc thc hin nhim v KH&CN 102
3.3.2.2. i mi c ch, chớnh sỏch u t ti chớnh cho hot ng KH&CN 106
3.3.2.3. Hon thin c ch hot ng ca b mỏy qun lý nh nc v KH&CN
109
KT LUN . 112
DANH MC TI LIU THAM KHO 114



12
Phần mở đầu


Nội dung nghiên cứu của Luận văn được thực hiện trong bối cảnh Việt Nam
đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo quan điểm: Công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải bằng và dựa vào khoa học và công nghệ.
Hơn nữa, công cuộc cải cách nền hành chính Nhà nước đang được tiến hành
hiện nay là một chủ trương mang tính chiến lược - trọng tâm của quá trình xây dựng
và hoàn thiện Nhà nước CHXHCN Việt Nam - để đáp ứng yêu cầu phát triển trong
thời kỳ mới của đất nước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Theo đó, nghiên
cứu về cải cách hành chính trong QLNN nói chung và QLNN về KH&CN là những
chủ đề được quan tâm trong nhiều giới nghiên cứu trong giai đoạn phát triển hiện
nay.
Hệ thống quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ (KH&CN), trong đó có
cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương - Bộ Khoa học và Công nghệ - được hình
thành và phát triển qua nhiều giai đoạn, gắn liền với những biến động trong hệ
thống kinh tế xã hội, bắt đầu từ năm 1959, và đã qua nhiều thay đổi, bổ sung về
chức năng và cơ cấu tổ chức.
Hiện nay tình hình kinh tế và xã hội nước ta đã có nhiều thay đổi, với đặc
trưng cơ bản là hình thành một nền kinh tế thị trường, theo định hướng xã hội chủ

nghĩa, có sự điều tiết của Nhà nước. Trong cơ chế mới, mô hình quản lý khoa học và
công nghệ ngày càng tỏ ra không còn thích hợp nữa, đặc biệt là trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế và trong tiến trình toàn cầu hoá như hiện nay.
Trong bối cảnh đó, mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là nghiên cứu các cơ
sở lý luận, cơ sở phương pháp luận, và theo đó, đề xuất một hệ thống các khuyến
nghị về giải pháp đối với cơ cấu hệ thống chức năng quản lý hành chính nhà nước
đối với hoạt đông nghiên cứu khoa học ở nước ta trong giai đoạn phát triển hiện
nay.


13
Trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu của Luận văn, nội dung nghiên cứu
không nhằm trực tiếp vào việc cải cách tổ chức và hoạt động của Bộ Khoa học và
Công nghệ, mà nhằm chủ yếu vào việc xây dựng luận cứ khoa học và thực tiễn cho
những biện pháp cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về khoa học và công
nghệ nói chung, và trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học hiện nay ở nước ta
nói riêng.
Những nghiên cứu trong Đề tài này được thực hiện trên cơ sở kế thừa kết quả
nghiên cứu mà các đồng nghiệp đã tích luỹ; đồng thời phát triển những khía cạnh
khác nhau trên cơ sở quán triệt các quan điểm của Đảng và Nhà nước về CCHC và
tổ chức bộ máy QLNN nói chung và QLNN về KH&CN nói riêng.
Nội dung nghiên cứu được tiến hành xây dựng trên cơ sở một số phương pháp
nghiên cứu và các cách tiếp cận chủ yếu được thực hiện trong khuôn khổ của Luận
văn bao gồm:
1) Phương pháp phân tích hệ thống: trong đó xem xét tổ chức QLNN về
KH&CN như một hệ thống trong mối quan hệ với môi trường kinh tế và xã hội.
2) Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp chủ yếu được sử dụng
trong quá trình tìm kiếm các cơ sở lý luận và nhận dạng những diễn biến của xu thế
phát triển, những yêu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu về quản lý khoa học và công
nghệ qua các giai đoạn phát triển và trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước theo quan điểm phải bằng và dựa vào khoa học và công nghệ.
3) Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, dựa trên việc tổng kết những bài học
kinh nghiệm của lịch sử 40 năm QLNN về KH&CN, khởi đầu từ Uỷ ban Khoa học
Nhà nước năm 1959.
Theo quan điểm như vậy, nội dung cơ bản của Luận văn được nghiên cứu xây
dựng trên cơ sở kế thừa cao nhất những kết quả nghiên cứu hiện có (cả ở trung
ương, địa phương và quốc tế), bởi tôi luôn ý thức rằng, những gì được trình bầy tại
đây là trí tuệ tập thể của nhiều tập thể nghiên cứu đã từng quan tâm tới chuyên đề


14
nghiên cứu, của nhiều cán bộ chỉ đạo và hoạt động thực tiến ở địa phương và trung
ương. Phần đóng góp khiêm tốn của Luận văn chỉ là tập hợp, hệ thống hoá, xử lý,
lựa chọn và nâng cấp những nội dung liên quan tới chuyên đề nghiên cứu.

Do thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế, chắc chắn rằng nội dung nghiên
cứu của Luận văn không tránh khỏi những mặt khiếm khuyết. Rất mong nhận được
sự góp ý, nhận xét, và rất mong sự giúp đỡ, hợp tác chân thành, cởi mở của các đồng
nghiệp, các cơ sở, các tổ chức quản lý, nghiên cứu và đào tạo, các chuyên gia, trong
quá trình hoàn thiện nội dung nghiên cứu của Luận văn trong thời gian tới./


15
CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Phần mở đầu

Chƣơng 1:
Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu


Chƣơng 2:
Hiện trạng cơ cấu hệ thống chức năng quản lý nhà nƣớc về hoạt động
nghiên cứu khoa học của Bộ khoa học và công nghệ

Chƣơng 3:
Giải pháp đổi mới quản lý nhà nƣớc về hoạt động nghiên cứu khoa
học trong tiến trình cải cách hành chính và trong bối cảnh toàn cầu
hóa hiện nay

Kết luận


16
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. QUẢN LÝ VÀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
1.1.1. Quản lý và Quá trình quản lý
1.1.1.1. Quản lý
Kể từ khi con ngƣời có nhu cầu lao động và sinh hoạt theo nhóm nhằm
thực hiện những mục tiêu mà con ngƣời không thể đạt đƣợc với tƣ cách cá
nhân, riêng lẻ, thì quản lý đã là một yếu tố cần thiết để đảm bảo phối hợp với
những nỗ lực cá nhân.
Ngày nay, quản lý hiện diện trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, và hơn
thế nữa, là nhân tố cần thiết, tất yếu để duy trì sự tồn tại và phát triển của các
loại hình tổ chức của con ngƣời với mọi quy mô và phạm vi khác nhau.
Trong thực tế, có nhiều cách tiếp cận khác nhau để giải thích về khái
niệm, về bản chất, về lý luận và về các kỹ thuật làm cơ sở cho thực hành quản
lý:
- Theo Học thuyết quản lý theo khoa học (Frederick Winslow Taylor,

1856 - 1915), Quản lý là biết đƣợc chính xác điều bạn muốn ngƣời khác làm,
và sau đó, hiểu đƣợc rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ
nhất.
- Theo Thuyết quản lý hành chính (Henry Fayol, 1841 - 1925), Quản lý
hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp với kiểm
tra.
- Theo Thuyết quản lý tổ chức (Chester Irwing Barnard, 1886 - 1961),
Quản lý bao giờ cũng là việc quản lý một hệ thống tổ chức nhất định; nó có
tính hệ thống và mục đích của nó là làm tăng sức mạnh hệ thống của một tổ
chức.
- Theo các thuyết văn hoá quản lý (từ cuối những năm 70), quản lý
không những là việc tạo ra cơ cấu và công nghệ, mà còn là việc sáng tạo ra


17
những biểu tƣợng, hệ tƣ tƣởng, ngôn ngữ, tín ngƣỡng, nghi lễ và những huyền
thoại.
Và nhƣ vậy - để có thể trả lời câu hỏi Quản lý là gì? - từ các điểm chung
nhất của các cách tìm hiểu khác nhau về quản lý nhƣ đã nêu trên, có thể hiểu:
Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm
đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường
Với cách hiểu nhƣ vậy, quản lý phải bao gồm các yếu tố (các điều kiện)
sau:
- Phải hƣớng tới một mục tiêu;
- Thông qua con ngƣời;
- Với kỹ thuật, công nghệ;
- Hoạt động bên trong của một tổ chức.

1.1.1.2. Quá trình quản lý
Quản lý là quá trình thực hiện những hoạt động (chức năng) riêng biệt

nhƣng có liên hệ mật thiết với nhau và theo một trình tự nhất định, hƣớng tới
việc phối hợp các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, thông tin) để đạt đƣợc
mục tiêu với hiệu quả cao nhất (Hình 1). Đó là các hoạt động: 1) Lập kế hoạch
(Phải làm gì); 2) Tổ chức (ai làm và làm cách nào); 3) Điều khiển (gây ảnh
hƣởng lên cách làm) và 4) Kiểm tra (bảo đảm kế hoạch đƣợc thực thi).
Tuy nhiên, trong thực tế, các chức năng quản lý nói trên cũng không
đƣợc thực hiện một cách riêng biệt và theo một trình tự nhƣ vậy. Bởi lẽ, tại
mọi thời điểm, ngƣời quản lý bao giờ cũng đồng thời thực hiện nhiều hoạt
động. Và hơn thế nữa, một biến cố phát sinh trong quá trình thực hiện cũng có
thể làm thay đổi cách thức phối hợp giữa các chức năng này.

1.1.1.3. Quản lý từ góc độ tiếp cận hệ thống
Đây là một trong những cách tiếp cận đƣợc quan tâm và nhấn mạnh để
nghiên cứu và phân tích các tƣ tƣởng quản lý trong những năm gần đây.


18
Về cơ bản, hệ thống là một tập hợp các sự vật (có thể mang tính chất vật
lý, tính chất sinh học, hoặc tính chất lý thuyết) có liên hệ tƣơng hỗ hoặc phụ
thuộc lẫn nhau để tạo nên một thể thống nhất nhất hoàn chỉnh. Và các hệ thống
này, đều tƣơng tác với môi trƣờng và chịu ảnh hƣởng bởi môi trƣờng.
Với cách tiếp cận nhƣ vậy, quản lý - đƣợc xem xét với tƣ cách là một hệ
thống và là một hệ thống mở đối với môi trƣờng tuy có những giới hạn nhằm
thuận tiện cho việc nghiên cứu. Điều đáng chú ý là, trong nội bộ bản thân
phạm vi quản lý cũng có các hệ thống: hệ thống lập kế hoạch, hệ thống tổ
chức, hệ thống kiểm tra. Và bên trong các hệ thống này, vẫn còn có các hệ
thống con khác (hệ thống uỷ thác, lập kế hoạch theo mạng, các hệ thống ngân
quỹ ).
Việc nghiên cứu có ý thức về các hệ thống cũng nhƣ sự chú trọng tới
chúng đã buộc nhiều nhà quản lý và nhiều nhà khoa học xem xét một cách sâu

sắc hơn các yếu tố tƣơng tác khác nhau có ảnh hƣởng tới lý thuyết và thực
hành quản lý. Tuy vậy, cũng có quan điểm cho rằng, khó có thể xem tiếp cận
hệ thống là một cách tiếp cận mới đối với tƣ tƣởng quản lý, bởi trong thực tế,
các nhà quản lý thực hành thông minh và có kinh nghiệm vẫn có thói quen xem
xét các vấn đề nhƣ một mạng lƣới các phần tử có liên hệ lẫn nhau với sự tƣơng
tác thƣờng xuyên giữa các môi trƣờng bên trong và bên ngoài tổ chức.

Hình 1. Sơ đồ khái quát về quá trình quản lý









Những việc
khởi đầu
Những việc
trù bị
Những việc
thực hiện
Những việc
định lượng
LẬP
KẾ HOẠCH

(Phải làm gì?)
TỔ CHỨC

PHỐI HỢP

(Ai làm?
Làm cách nào?)
ĐIỀU KHIỂN,
KIỂM TRA
(Gây ảnh hƣởng lên
cách làm, và bảo đảm
thực thi?)
Lƣợng giá



19




1.1.2. Hành chính nhà nước và Quản lý hành chính nhà nước
1.1.2.1 Hành chính và Hành chính nhà nƣớc
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm “Hành chính”. Trong đó:
Theo nghĩa rộng, Hành chính đƣợc hiểu là hoạt động hoặc tiến trình chủ
yếu có liên quan tới những biện pháp để thực thi những nhiệm vụ và mục tiêu
đã đƣợc vạch sẵn. Hay nói theo cách khác, Hành chính là những biện pháp tổ
chức và điều hành của các tổ chức, các nhóm, các đoàn thể hợp tác trong hoạt
động của mình để đạt đƣợc mục tiêu chung.
Theo nghĩa hẹp, Hành chính đƣợc xem là hoạt động quản lý các công
việc của Nhà nƣớc, đƣợc ra đời cùng với sự xuất hiện của nhà nƣớc. Theo cách
hiểu này, Hành chính đồng nghĩa với Hành chính nhà nƣớc.


Hành chính Nhà nước là một dạng hoạt động tổ chức và điều hành để
thực hiện quyền lực Nhà nước. Đó là hoạt động hành chính của các
cơ quan thực thi quyền lực Nhà nước (quyền hành pháp) để quản lý,
điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội theo luật pháp.

Điều chú ý ở đây là, nếu xét về mặt nhà nƣớc, Hành chính không bao
hàm toàn bộ nội dung của quản lý nhà nƣớc. Nếu nội dung toàn diện của quản
lý nhà nƣớc bao gồm tất cả các quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp, thì hành
chính chỉ là quyền hành pháp trong hành động, là hoạt động cụ thể của bộ máy
hành pháp.
Vấn đề quan trọng ở đây là, tổ chức và quy chế hoạt động của Nhà nƣớc
ta đƣợc nghiên cứu và thiết kế theo thuyết quyền lực Nhà nƣớc là thống nhất,
không phân chia, nhƣng có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ
quan Nhà nƣớc trong việc thực hiện ba quyền (lập pháp, tƣ pháp và hành
pháp). Và ở đây, các cơ quan hành chính Nhà nƣớc thực hiện quyền hành pháp,
(Khâu hoạch định)
(Khâu kiểm định)


20
không có quyền lập pháp và tƣ pháp, nhƣng góp phần quan trọng vào các quy
trình lập pháp và tƣ pháp.

1.1.2.2. Quản lý hành chính Nhà nƣớc
Nhƣ vậy, khi nói đến Hành chính nhà nƣớc là nói đến Quản lý hành
chính nhà nƣớc.
Quản lý hành chính Nhà nước là sự thực thi quyền hành pháp của
Nhà nước. Đó là sự tác động có tổ chức(*) và điều chỉnh(**) bằng
quyền lực pháp luật của Nhà nước đối với các quá trình xã hội và
hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển mối quan

hệ xã hội và trật tự pháp luật, nhằm thực hiện những chức năng và
nhiệm vụ của Nhà nước, do các cơ quan trong hệ thống hành chính
từ trung ương đến cơ sở tiến hành.

Hiểu một cách tƣơng đối, Quản lý hành chính nhà nƣớc là dạng quản lý
mà trong đó, chủ thể quản lý chính là Nhà nƣớc. Đó là dạng quản lý xã hội
mang tính quyền lực Nhà nước, được sử dụng quyền lực Nhà nước của bộ máy
hành chính nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động
của con ngƣời.
Theo quy định của Hiến pháp 1992, Chính phủ (cơ quan chấp hành của
Quốc hội) là cơ quan hành pháp cao nhất. Tuy nhiên, việc thực hiện chức năng
của Chính phủ cần phải thông qua hệ thống thể chế hành chính của nền hành
chính Nhà nƣớc. Do vậy, cũng theo quy định của Hiến pháp, Chính phủ còn là
cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc cao nhất của Nhà nƣớc ta.

1.2. CHỨC NĂNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
1.2.1. Khái niệm
Nội dung của quản lý hành chính nhà nƣớc với tƣ cách nhƣ một quá
trình đƣợc thể hiện qua chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc.

(*) Tổ chức - đƣợc hiểu là tổ chức hành chính nhà nƣớc. Đó là sự thiết lập các mối quan hệ xã hội
giữa con ngƣời và giữa các tập thể, để thực hiện quản lý hành chính nhà nƣớc một quá trình xã hội.


21
(**) Điều chỉnh - là sự quy định về mặt pháp lý, đƣợc thể hiện bằng các quyết định quản lý về các
quy tắc, tiêu chuẩn, biện pháp nhằm tạo ra sự phù hợp giữa chủ thể và khách thể, tạo sự cân bằng,
cân đối các mặt hoạt động của các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời.
hành chính nhà nƣớc đối với các dạng quản lý xã hội con ngƣời của các chủ thể khác (Công đoàn,
Thanh niên, Phụ nữ ), bởi các chủ thể này không sử dụng quyền lực Nhà nƣớc, mà sử dụng các

phƣơng thức giáo dục, vận động quần chúng trong việc điều chỉnh các quan hệ quản lý.


Chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc phản ánh vai trò hoạt động của
các cơ quan thực thi quyền hành pháp đối với các lĩnh vực đời sống xã hội. Đó
là sản phẩm của quá trình phân công, chuyên môn hóa, tổng hợp hóa lao động
trên lĩnh vực thực thi quyền hành pháp; là một trong những căn cứ quan trọng
nhất để thiết lập hệ thống các cơ quan hành chính nhà nƣớc và cũng là lý do
chính đáng cho sự tồn tại của một chủ thể hành chính nào đó. Chính vì vậy,
trong thực tế, chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc đƣợc cụ thể hóa cho các
khâu, các cấp, các nhiệm vụ và các chức danh hành chính, là một phƣơng tiện
quan trọng để góp phần thực hiện đƣờng lối tổ chức và đƣờcg lối cán bộ của
Đảng và Nhà nƣớc.

1.2.2. Chức năng quản lý hành chính nhà nước và Chức năng hoạt
động quản lý của cơ quan hành chính nhà nước
Mỗi một chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc bao gồm nhiều vấn đề,
và mỗi một cơ quan hành chính nhà nƣớc chỉ thực hiện một số vấn đề nhất
định. Do vậy, không thể có một chức năng quản lý hành chính nào lại do một
cơ quan hành chính nào đó thực hiện một cách biệt lập. Hay nói cách khác, các
chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc đều đƣợc thực hiện với sự tham gia
của nhiều cơ quan khác nhau.
Vấn đề đặt ra ở đây, là sự phân biệt giữa Chức năng quản lý hành chính
nhà nƣớc (hay chức năng của toàn bộ hệ thống quản lý hành chính nhà nƣớc)
và Chức năng hoạt động quản lý của cơ quan hành chính nhà nƣớc. Cụ thể:
- Chức năng quản lý hành chính nhà nước:


22
1) Được bắt nguồn từ bản chất của Nhà nước và mang tính khách

quan;
2) Thể hiện một cách tổng hợp, toàn diện các tác động quản lý
của Nhà nước lên toàn bộ các quá trình xã hội;
3) Có quy mô tác động và ảnh hưởng rộng lớn (lên tất cả các
khách thể quản lý các cấp và nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội);
4) Được thực hiện bằng các phương tiện của quản lý hành chính
nhà nước.
- Chức năng hoạt động quản lý của cơ quan hành chính nhà nước:
1) Do Nhà nước quy định cụ thể cho từng cơ quan, mang tính chủ
quan và có thể thay đổi;
2) Thể hiện các tác động trực tiếp của chính cơ quan lên một số
quá trình hay một mặt của một quá trình xã hội;
3) Chỉ có tác dụng và ảnh hưởng đến một số lĩnh vực của đời
sống xã hội);
4) Chỉ được thực hiện bằng thẩm quyền nhất định, bằng các khả
năng tổ chức và cơ sở vật chất của mình.

1.2.2.1. Chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc
Chức năng của nhà nƣớc đƣợc thực hiện bởi toàn bộ bộ máy nhà nƣớc.
Còn chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc là hoạt động chấp hành và điều
hành, chủ yếu do bộ máy hành chính nhà nƣớc thực hiện. Trong đó, để thực
hiện chức năng chung, mỗi cơ quan hành chính nhà nƣớc - tùy thuộc vào địa vị
chính trị-pháp lý của mình - mà có nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau: quản lý
theo ngành, theo lĩnh vực hoặc theo lãnh thổ. Điều chú ý là, ở đây, các yếu tố
ngành và lãnh thổ có quan hệ chặt chẽ, mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau:
yếu tố ngành không tồn tại ngoài lãnh thổ và ngƣợc lại.
Tùy thuộc theo các góc độ khác nhau, các cách tiếp cận khác nhau, chức
năng quản lý hành chính nhà nƣớc có thể đƣợc phân chia theo các loại hình
nhƣ sau:



23
- Từ góc độ tác dụng của sự quản lý hành chính trong toàn bộ cuộc sống
xã hội, có thể đƣợc chia thành: chức năng chính trị, chức năng kinh tế, chức
năng xã hội, chức năng văn hóa Những chức năng này còn đƣợc gọi là chức
năng tổng thể của hành chính, hay chức năng cơ bản của quản lý hành chính.
- Từ quá trình và phương thức quản lý, thể đƣợc chia thành: chức năng
kế hoạch; chức năng tổ chức; chức năng quản lý, phát triển nguồn nhân lực;
chức năng ra các quyết định hành chính; chức năng điều hành, hƣớng dẫn thi
hành; chức năng phối hợp; và chức năng giám sát. Đây là những chức năng chủ
yếu của quá trình quản lý hành chính, và còn đƣợc gọi là những chức năng vận
hành của hành chính.
- Từ góc độ của các lĩnh vực và các mặt hoạt động, có thể đƣợc phân
chia thành các chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc về: kinh tế, văn hóa, xã
hội, ngoại giao, an ninh quốc phòng, tài chính, khoa học và công nghệ, môi
trƣờng
- Từ góc độ của các ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ, có thể đƣợc phân
chia thành các chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc về: xây dựng cơ bản,
giao thông vận tải, bƣu chính viễn thông, nông nghiệp, lâm nghiệp, thƣơng
mại, du lịch
- Từ góc độ của phạm vi điều phối, có thể đƣợc phân chia thành: chức
năng hành chính bậc cao, chức năng hành chính bậc trung và chức năng hành
chính bậc thấp.
- Từ góc độ của phạm vi thực hiện chức năng, có thể đƣợc phân chia
thành: chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.
- Từ góc độ của đối tượng tác động, thể đƣợc phân chia thành: chức
năng đối với dân, chức năng đối với nền kinh tế thị trƣờng, chức năng đối với
xã hội và chức năng đối với bên ngoài.

1.2.2.2. Chức năng hoạt động quản lý của cơ quan hành chính nhà nƣớc

Chức năng hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nƣớc có
các đặc điểm:


24
- Mỗi chức năng hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nƣớc
đều mang tính ổn định. Bởi vậy, trong thực tế, cần tránh các tình trạng là một
chức năng quản lý nào đó lại do nhiều cơ quan thực hiện, hoặc lúc do cơ quan
này thực hiện, lúc do cơ quan khác thực hiện.
- Mỗi một chức năng quản lý của các cơ quan hành chính nhà nƣớc phải
có đối tƣợng tác động xác định.
- Mỗi một chức năng quản lý của các cơ quan hành chính nhà nƣớc phải
có nội dung và mức độ tác động nhất định.
- Mỗi một chức năng quản lý của các cơ quan hành chính nhà nƣớc phải
đƣợc thực hiện ở một quy mô nhất định về không gian và về thời gian.
Việc phân chia thành các chức năng của Hệ thống quản lý hành chính
nhà nƣớc và các chức năng hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý hành
chính nhà nƣớc cụ thể là vấn đề phức tạp, mang tính tƣơng đối: có chức năng
đƣợc thực hiện chủ yếu ở cấp trung ƣơng, có chức năng đƣợc thực hiện chủ
yếu bởi các cơ quan cấp dƣới, cấp địa phƣơng, còn các cơ quan trung ƣơng chỉ
tham gia với tƣ cách chỉ đạo, phối hợp. Do vậy, hiện nay, trong thực tế xuất
hiện vấn đề tập trung hóa và phi tập trung hóa các chức năng quản lý hành
chính nhà nƣớc. Và để giải quyết, vấn đề cơ bản là phải tìm ra phƣơng pháp
phân định chức năng hợp lý nhất cho các cấp hành chính khác nhau trong việc
thực hiện các chức năng của hệ thống hành chính nhà nƣớc.

1.2.3. Hiệu lực và Hiệu quả hành chính
Quyền lực Nhà nƣớc và Năng lực tổ chức thực hiện của Bộ máy quản lý
hành chính nhà nƣớc đƣợc phản ánh và biểu thị thông qua các chuẩn mực. Đó
là Hiệu lực và Hiệu qủa hành chính.

Hiệu lực hành chính nhà nƣớc - nói một cách đơn giản - chính là việc
hoàn thành đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quy định, đạt kết quả dự
kiến của Bộ máy quản lý hành chính nhà nƣớc
Hiệu quả hành chính nhà nƣớc là mối tƣơng quan giữa kết quả thu đƣợc
với chi phí thực hiện kết quả đó. ở đây, các chi phí thực hiện kết quả có thể


25
đƣợc biểu hiện bằng chi phí về các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tin
lực) và thời gian thực hiện.
Trong công cuộc cải cách hành chính của Nhà nƣớc ta hiện nay - theo
tinh thần của Nghị quyết trung ƣơng Đảng lần thứ VIII (Khoá X) - nền hành
chính nhà nƣớc phải đƣợc hƣớng theo các mục tiêu:
- Gần dân, gần cấp dƣới, gần cơ sở.
- Tập trung, thống nhất, trật tự, kỷ cƣơng.
- Trong sạch và sử dụng có hiệu quả tài sản công.
- Cơ cấu bộ máy gọn, nhẹ, vận hành thông suốt.
- Đội ngũ cán bộ, công chức có kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và có phẩm
chất đạo đức.

1.3. CHỨC NĂNG VẬN HÀNH CỦA QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
1.3.1. Chức năng kế hoạch
Nếu xét nội dung của quản lý hành chính nhà nƣớc với tƣ cách nhƣ một
quá trình, thì chức năng kế hoạch là chức năng hàng đầu. Việc thực hiện chức
năng này là căn cứ vào những dữ liệu thực tế, khách quan để đƣa ra mục tiêu
tối ƣu, cùng những bƣớc đi, những phƣơng pháp tối ƣu để thực hiện mục tiêu
đã đề ra. Cụ thể hơn, nó đƣợc dùng để chỉ sự lựa chọn các phƣơng án hành
động, sắp xếp các bƣớc đi, các phƣơng pháp, các khâu nhằm đạt tới mục tiêu
và mục đích hành chính nhất định.
Cũng xét từ góc độ vận hành, chức năng kế hoạch có thể đƣợc cấu thành

bởi các chức năng nhỏ hơn và có quan hệ tƣơng hỗ nhƣ sau:
- Xác lập hệ thống mục tiêu: Đây chính là những mục đích và kết quả mà
chủ thể quản lý hành chính đạt cho đƣợc ở một thời kỳ nhất định. Và để xác
lập hệ thống mục tiêu, cần phải: 1) Xác định thứ bậc và thứ tự ƣu tiên của các
mục tiêu; 2) Xác lập giới hạn thời gian để thực hiện mục tiêu; và 3) Xác lập cơ
cấu của mục tiêu để cho các bộ phận chức năng cân nhắc các mục tiêu của
mình trong hệ thống mục tiêu tổng thể.


26
- Tiến hành dự báo: Là việc phân tích, đánh giá và suy đoán xu hƣớng
phát triển của các mục tiêu có thể đƣa ra để lựa chọn trên cơ sở các dữ liệu và
các phƣơng pháp khoa học. Trong thực tế, việc dự báo thƣờng phải giải quyết
vác vấn đề: 1) Các nhiệm vụ thực hiện mục tiêu có thể hoàn thành tới mức độ
nào; 2) Các loại nguồn lực cần thiết phải sử dụng; 3) Các khó khăn và trở ngại
có thể gặp phải; và 4) Những hậu quả nào có thể xảy ra khi mục tiêu đã đƣợc
thực hiện.
- Dự toán: Là việc thông qua các phân tích, tính toán về các tiêu chuẩn
đầu tƣ trong các mục tiêu kế hoạch. Trên cơ sở đó, đƣa ra các phƣơng án về sử
dụng nguồn lực trong quá trình thực hiện mục tiêu.
- Lựa chọn các phương án: Là việc tiến hành phân tích, so sánh các
phƣơng án trên cơ sở của việc xác lập mục tiêu, dự báo và dự toán để đƣa ra
quyết định cuối cùng, xác định một phƣơng án chính để thực hiện.

1.3.2. Chức năng tổ chức bộ máy hành chính
Đây là chức năng then chốt trong việc thực hiện các mục tiêu quản lý
hành chính, là hoạt động nhằm tạo lập hệ thống quản lý và các khách thể của
quản lý. Đó là việc xác lập một sự phân chia quyền hạn, bao gồm các việc nhƣ
sắp xếp bộ máy tổ chức, tổ chức hệ thống điều hành, tổ chức nội bộ, việc xây
dựng một thể chế tổ chức hành chính hiệu quả.

Chức năng tổ chức bộ máy hành chính có thể đƣợc cấu thành bởi những
chức năng nhỏ hơn và chế ƣớc lẫn nhau:
- Chức năng xây dựng một thể chế tổ chức hành chính hợp lý: Là việc
xây dựng một bộ máy quản lý hành chính có hiệu quả trên cơ sở: 1) Phân chia
các nhiệm vụ chung để thực hiện mục tiêu thành những nhiệm vụ cụ thể, theo
thứ bậc, làm cơ sở cho việc xác định các bộ phận chức năng tƣơng ứng; 2) Căn
cứ theo yêu cầu của nhiệm vụ để xác lập các chức vị, quyền lực, trách nhiệm
và nghĩa vụ của những ngƣời thực hiện trong các tổ chức hành chính các cấp.
- Chức năng chỉ đạo: Là chức năng không thể thiếu để đảm bảo sự ổn
định và trật tự của hệ thống quản lý hành chính. Đó là việc xây dựng một hệ


27
thống chỉ đạo mạnh, có thể xử lý đúng đắn mọi quan hệ giữa tập quyền và phân
quyền. Đống thời, có thể huy động đƣợc tính tích cực và tính sáng tạo của cấp
dƣới.
- Chức năng hiệp đồng: Là việc xây dựng một mối quan hệ hài hòa, thúc
đẩy lẫn nhau giữa các nhân tố trong nội bộ tổ chức hành chính, và giữa các tổ
chức hành chính với nhau. Các phƣơng pháp để thực hiện chức năng này rất
phong phú và đa dạng, trong đó, chủ yếu là thống nhất mục tiêu, thống nhất
chính sách, thống nhất lãnh đạo, tăng cƣờng sự đoàn kết trong tổ chức, sự giám
sát chặt chẽ và sự liên kết đầy đủ.
- Chức năng liên kết: Là sự truyền đạt và trao đổi thông tin, ý kiến, quan
điểm, tƣ tƣởng, tình cảm mà hệ thống quản lý hành chính tiến hành để đạt tới
sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa cấp trên và cấp dƣới, giữa các tổ chức
trong nội bộ hệ thống, hình thành mối quan hệ tốt đẹp giữa con ngƣời và con
ngƣời, tạo sức mạnh liên kết trong quá trình thực hiện mục tiêu.
Trong thực tế, các phƣơng thức liên kết cũng hết sức phong phú và đa
dạng: liên kết chính thức và phi chính thức, liên kết song phƣơng và đa
phƣơng, liên kết cấp trên và cấp dƣới, liên kết ngang cấp Việc sử dụng các

phƣơng thức này cũng cần phải hết sức linh hoạt vì mỗi phƣơng thức đều có
những đặc điểm riêng và có những tác dụng riêng của mình.

1.3.3. Chức năng quản lý, phát triển nguồn nhân lực
Đây là chức năng có yếu tố mang tính quyết định của quản lý hành chính
nhà nƣớc, bởi con ngƣời là yếu tố cơ bản vừa của cả chủ thể quản lý, vừa của
cả khách thể quản lý. Chính vì vậy, quá trình quản lý con ngƣời và tối ƣu hóa
nguồn nhân lực đòi hỏi nhiều hoạt động hành chính cụ thể. Đó là việc sắp xếp
cán bộ, công chức theo tiêu chuẩn, chức danh; tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ
công chức hành chính; tổ chức hệ thống công việc theo số lƣợng định liệu
thích hợp và tổ chức hệ thống quản lý, đánh giá công chức.
Hiện nay, nền hành chính quốc gia đang đòi hỏi phải có một độ ngũ
công chức đƣợc đào tạo ngang với tầm nhiệm vụ và phù hợp với nền kinh tế


28
hàng hóa nhiều thành phần theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Bởi xét cho
cùng, hiệu lực của bộ máy nhà nƣớc nói chung và hiệu lực của hệ thống hành
chính nhà nƣớc nói riêng đều đƣợc quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu
xuất công tác của đội ngũ công chức.
Vấn đề đặt ra là phải có một quy chế công chức hoàn chỉnh, quy định
các ngạch, bậc công chức, chế độ tuyển dụng, công vụ, quyền và nghĩa vụ của
công chức hành chính. Bên cạnh đó, trên cơ sở một bộ máy tổ chức đƣợc chấn
chỉnh, biên chế gọn nhẹ, phải có chế độ đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công
chức hành chính nhà nƣớc. Cần có chế độ thi tuyển và bổ nhiệm công chức và
chế độ đãi ngộ thích đáng công vụ.
Ý nghĩa của chức năng này từ xƣa đến nay đã quan trọng, và từ nay về
sau còn ngày quan trọng hơn bởi việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, sử
dụng và bồi dƣỡng nhân tài hiện đang đƣợc xem là quốc sách hàng đầu, là cội
nguồn của sự hƣng thịnh của một quốc gia. Chính vì vậy, việc lựa chọn, đào

tạo, bồi dƣỡng, phân bổ, sử dụng và đánh giá công chức không những chỉ đƣợc
tiến hành chỉ trong nội bộ của một cơ quan hành chính mà còn phải đƣợc thực
hiện trong toàn bộ hệ thống hành chính nhà nƣớc.

1.3.4. Chức năng ra các quyết định hành chính
Trong quản lý hành chính nhà nƣớc, Quyết định hành chính nhà nƣớc là
phƣơng tiện đặc quyền, bởi nó là sản phẩm biểu thị ý chí của nhà nƣớc, thể
hiện tính mệnh lệnh đơn phƣơng của quyền hành pháp mà mọi đối tƣợng thuộc
phạm vi điều chỉnh phải tuân theo. Chính vì vậy, việc ra các quyết định quản lý
hành chính là chức năng quan trọng nhất trong quản lý hành chính nhà nƣớc,
và là hành vi quan trọng nhất của công chức lãnh đạo, quản lý hành chính nhà
nƣớc.
Mục tiêu của quyết định hành chính là định ra chính sách; đặt ra, sửa đổi
hoặc bãi bỏ các quy phạm pháp luật hành chính; làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ,
quyền hạn của quyền hành pháp nhà nƣớc. Hay nói cách khác, việc ra các


29
quyết định hành chính là hành vi của các cơ quan hành chính nhà nƣớc nhằm
đƣa ra các quy định chung hoặc tình trạng pháp lý cụ thể, cá biệt cho công dân
hoặc tập thể công dân.
Việc thực hiện chức năng ra quyết định quản lý hành chính nhà nƣớc là
quá trình tập hợp thông tin, xử lý thông tin, nghiên cứu để đề xuất các phƣơng
án, thẩm định các phƣơng án và ban hành quyết định quản lý hành chính nhà
nƣớc trên cơ sở phƣơng án đã đƣợc lựa chọn. Quá trình này, bao gồm các
bƣớc:

1) Xác định cơ sở để ra quyết định (các căn cứ, nguồn thông tin);
2) Xác định việc đảm bảo yêu cầu của việc ra quyết định:

- Bảo đảm yêu cầu về chính trị và pháp luật;
- Bảo đảm yêu cầu về tính quần chúng;
- Bảo đảm yêu cầu về tính khoa học;
- Bảo đảm yêu cầu về tính thẩm quyền của cơ quan ra quyết
định; và,
- Bảo đảm yêu cầu tính kịp thời.
3) Thực hiện quá trình dân chủ hóa trước khi ban hành quyết định.
4) Bảo đảm quy trình khoa học của việc ra quyết định và tổ chức thực
hiện quyết định theo trình tự:
- Phân tích, dự báo, lập phƣơng án và lựa chọn phƣơng án.
- Soạn thảo quyết định.
- Thông qua quyết định.
- Ra văn bản.
- Tổ chức các điều kiện thực hiện quyết định.
- Điều tra phản hồi và điều chỉnh kịp thời trong các tình huống cần
thiết.
- Kiểm tra quá trình thực hiện quyết định (định kỳ và đột xuất).
- Tổng kết, rút kinh nghiệm và đúc kết thành lý luận.



30
1.3.5. Chức năng phối hợp và giám sát
Chức năng phối hợp và giám sát đƣợc sử dụng để đảm bảo sự thực hiện
các mục tiêu kế hoạch hành chính, là biện pháp để điều chỉnh các sai lệch giữa
thực hiện với mục tiêu và giữa hiệu quả thực tế với tiêu chuẩn trong quá trình
chấp hành hành chính.
Việc thực hiện chức năng này bao gồm một số khâu có mối liên quan
tƣơng hỗ nhƣ sau:
- Xác lập tiêu chuẩn điều phối: Đây chính là cơ sở của toàn bộ quá trình

điều phối. Bởi việc xác lập đƣợc một tiêu chuẩn điều phối cụ thể, hoàn chỉnh,
sẽ có thể định lƣợng và kiểm tra đƣợc những kết quả, những sai lệch của quá
trình thực hiện, để từ đó, có đƣợc những biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Tiêu chuẩn điều phối là sự quy định cụ thể của kế hoạch, là những điểm
mấu chốt mà toàn bộ quá trình kế hoạch cần phải chọn ra để đánh giá các kết
quả công việc. Trong thực tế, tiêu chuẩn điều phối hết sức đa dạng, hay nói
cách khác, có những tiêu chuẩn khác nhau ở các lĩnh vực hành chính khác
nhau.
- Lấy được thông tin về những sai sót: Đây chính là việc dựa trên những
tiêu chuẩn điều phối để kiểm tra và dự báo những sai sót trong hành vi quản lý
nhằm có đƣợc thông tin về những sai lệch giữa kết quả của quá trình thực hiện
so với tiêu chuẩn đã đƣợc đặt ra.
Trình tự của quá trình này bao gồm các bƣớc: 1) Phân tích dự báo để
đƣa ra những dự báo nhất định trƣớc khi xuất hiện các sai lệch; 2) Điều tra
hiện trạng, tìm hiểu các hành vi của đối tƣợng bị điều phối và hiệu quả của
công việc; 3) So sánh giữa kết quả điều tra với các tiêu chuẩn điều phối tƣơng
ứng để phát hiện các sai lệch; và 4) Đƣa ra các căn cứ để sử dụng các biện
pháp điều chỉnh.
- Tiến hành các biện pháp điều phối: Đây là quá trình điều chỉnh các
hành vi và quá trình hành chính thông qua các nhiệm vụ cụ thể:
+ Phân định tính chất, thức bậc, mức độ và phạm vi của các sai lệch . +
Xác định các nguyên nhân gây ra sai lệch và sắp xếp theo thứ tự lớn, nhỏ.

×