Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.72 KB, 121 trang )





























BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
…………/………… …………/…………







PHẠM LÂM CHÍNH VĂN




HOÀN THIỆN HỆ THỐNG VĂN BẢN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC AN TOÀN
VỆ SINH, DỊCH BỆNH ĐỘNG,THỰC VẬT


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG



Chuyên ngành : Quản lý hành chính công
Mã số : 60.34.82

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HÀ QUANG THANH










LỜI CAM ĐOAN






“Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn này là xác thực và có nguồn gốc rõ ràng”








Phạm Lâm Chính Văn








LỜI CẢM ƠN


Để thực hiện luận văn này, Tôi được sự quan tâm giúp đở của các
thầy, cô giáo trong Học viện Hành Chính, các bạn bè và đồng nghiệp. Tôi
xin trân trọng cảm ơn tới:
- TS. Hà Quang Thanh – Học viện Hành chính đã tận tình hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện luận văn.
- Các thầy, cô giáo trong Học viện Hành chính đã tham gia giảng dạy,
hướng dẫn khóa cao học Quản lý hành chính công 14.
- Các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành luận văn này.

TÁC GIẢ












MỤC LỤC

TT Nội dung Trang

Trang phụ bìa



Lời cam đoan.


Lời cảm ơn


Mục lục


Bảng các chữ cái viết tắt


Danh mục các bảng


Danh mục các sơ đồ

MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài 1

2.

Tình hình nghiên cứu 3

3.


Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 4

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4

6.

Những đóng góp của luận văn 5

7.

Kết cấu của luận văn 5

Chương 1 TỔNG QUAN HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC AN TOÀN VỆ SINH,
DỊCH BỆNH ĐỘNG, THỰC VẬT
7

1.1. Những vấn đề chung về an toàn vệ sinh, dịch bệnh
động, thực vật
7

1.1.1.

Khái niệm về an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật 7


1.1.2.

Nội dung về an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật 10

1.1.3.

Nguyên tắc về an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật 14

1.2. Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực an
toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật
17

1.2.1.

Khái niệm hệ thống văn bản quản lý nhà nước 17

1.2.2.

Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn
vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật
22

1.3. Sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống văn bản quản
lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh
động, thực vật
30

1.3.1.


Thực hiện quyền quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn
vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật
30

1.3.2.

Thống nhất các quy tắc, quy phạm cần thiết để quản lý
nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động,
thực vật
31


1.3.3.

Xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn
vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật
32

1.3.4.

Phù hợp thông lệ quốc tế trong hội nhập 33


Tiểu kết chương 1
35

Chương 2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC AN TOÀN VỆ SINH,
DỊCH BỆNH ĐỘNG, THỰC VẬT


2.1. Kết quả xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản
quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch
bệnh động, thực vật
37

2.1.1.

Hình thành hệ thống quy phạm để quản lý nhà nước về
lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật
37

2.1.2.

Hiệu quả quản lý nhà nước của hệ thống văn bản quản lý
nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động,
thực vật
57

2.2. Những hạn chế, bất cập của hệ thống văn bản quản lý
nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động,
thực vật
64

2.2.1

Xây dựng hệ thống công cụ pháp lý phục vụ yệu cầu
quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh, dịch bệnh động
thực vật
64


2.2.2.

Xây dựng tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về lĩnh vực
an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật
77

2.2.3.

Quy định điều kiện quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh,
dịch bệnh động, thực vật
79

2.3. Đánh giá hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh
vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật
81

2.3.1.

Ưu điểm 81

2.3.2.

Hạn chế, khuyết điểm 82

2.3.3.

Nguyên nhân 83


Tiểu kết chương 2

85

Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG VĂN BẢN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC AN TOÀN
VỆ SINH, DỊCH BỆNH ĐỘNG, THỰC VẬT
87

3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước
87

3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà
nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động,
thực vật
90

3.2.1.

Thống nhất thẩm quyền quản lý nhà nước về lĩnh vực an
toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật
90


3.2.2.

Hệ thống hóa văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực an
toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật
95

3.2.3.


Nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên gia làm công tác
xây dựng hệ thống văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực
an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật
103


Tiểu kết chương 3
105

KẾT LUẬN 108

TÀI LIỆU THAM KHẢO 111



























BẢNG CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT


ATTP

A
n toàn th
ực phẩm

ATVSDBĐT
V

A
n toàn v
ệ sinh, dịch bệnh động, thực vật

NĐTP

Ng
ộ độc thực phẩm

NNPTNT


N
ông nghi
ệp v
à phát tri
ển nông thôn

QLNN

Q
u
ản lý nh
à nư
ớc

QPPL

Q
uy ph
ạm pháp luật

VBQLNN

V
ăn b
ản quản lý nh
à nư
ớc

VBQPPL


V
ăn b
ản quy phạm pháp luật

WTO
(World Trade
Organizaton)
T
ổ chức th
ương m
ại thế giới























DANH MỤC CÁC BẢNG





Số
Tên b
ảng

Trang

2.1.
S
ố l
ư
ợng VBQPPL về lĩnh vực ATVSDBĐTV theo hệ
thống cấu trúc dọc do các cơ quan QLNN ở Trung ương ban
hành giai đoạn 2006 -2011
39

2.2.
Văn b
ản QPPL do các

cơ quan QLNN ban hành theo h


thống cấu trúc ngang (theo đối tượng quản lý) giai đoạn
2006-2011
41

2.3. các cơ quan, đơn vị thuộc các Bộ và Sở thực hiện chức năng
QLNN và hoạt động sự nghiệp trong lĩnh vực
ATVSDBĐTV
51

2.4.
T
ổng hợp số l
ư
ợng v
à năng l

c các phòng ki
ểm nghiệm

v

lĩnh vực ATVSDBĐTV tại các địa phương
55

2.5.
T
ỉ lệ h
ài hòa gi
ữa Ti

êu chu
ẩn về ATTP của Việt Nam so với
khu vực và quốc tế

72















DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ


Số Tên sơ đồ Trang
2.1.
Mô hình hóa s
ơ đ
ồ bộ máy quản lý nh
à nư
ớc


v
ề lĩnh vực
an toàn vệ sinh, dịch bệnh động thực vật hiện nay (theo
Luật An toàn thực phẩm và các văn bản có liên quan)

49

3.1.
Mô hình
đ
ề xuất tổ chức bộ máy QLNN về ATVSDBĐTV

94

3.2.
Mô hình hóa s
ơ đ


h
ệ thống cấu trúc ngang các VBQLNN
về lĩnh vực an toàn vệ sinh dịch bệnh động thực vật
99


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
An toàn thực phẩm (từ đây viết tắt là ATTP) là vấn đề mang tính toàn

cầu, bởi nó là vấn đề trung tâm liên quan đến cuộc sống của mọi người trong
xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tuổi thọ và sự phát triển nòi giống
của con người. Đảm bảo ATTP chính là giải pháp quan trọng hàng đầu để
nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật, cải tạo giống nòi, tạo nguồn nhân
lực đáp ứng cho công cuộc phát triển quốc gia. Do vậy, ATTP được các quốc
gia trên thế giới quan tâm và quản lý đặc biệt.
Trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều quy định để quản
lý, kiểm soát việc thực hiện sản xuất nông nghiệp an toàn; bảo đảm an toàn
dịch bệnh động, thực vật trong lãnh thổ của quốc gia; kiểm soát các hóa chất,
thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, chế phẩm sinh học, thức ăn chăn
nuôi (vật tư nông nghiệp) sử dụng trong chăn nuôi, trồng trọt có nguy cơ gây
mất ATTP; kiểm soát các phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được sử
dụng trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm; bảo đảm các điều kiện về
an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến, bảo quản, lưu thông thực phẩm.
Toàn bộ các nội dung nêu trên gọi là an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn
dịch bệnh động, thực vật (gọi tắt là an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực
vật - ATVSDBĐTV).
Chi tiết hơn, năm 2002, khi Pháp lệnh An toàn vệ sinh thực phẩm đầu
tiên của nước ta được ban hành, cùng với Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực
vật (2001), Pháp lệnh Thú y (2004), Pháp lệnh giống vật nuôi (2004), Pháp
lệnh giống cây trồng (2004) đã tạo cơ sở pháp lý để hình thành hệ thống văn
bản quản lý nhà nước (sau đây viết tắt là VBQLNN) về lĩnh vực
ATVSDBĐTV. Trên cơ sở đó, Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan đã ban

2
hành nhiều VBQLNN tạo thành hệ thống các VBQLNN về lĩnh vực
ATVSDBĐTV làm cơ sở pháp lý, chỉ đạo, điều hành, quản lý các hoạt động
về ATVSDBĐTV. Đặc biệt từ khi Việt Nam hội nhập quốc tế, hệ thống
VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV được ban hành ngày càng hoàn thiện,
chặt chẽ và phù hợp các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Trên cơ sở

đó, hiệu lực, hiệu quả QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV ngày được nâng cao.
Hoàn thiện thể chế pháp luật nói chung là vấn đề bức thiết đáp ứng yêu
cầu đổi mới và hội nhập quốc tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Theo đó,
việc xây dựng mới cũng như việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm
pháp luật (sau đây viết tắt là VBQPPL) diễn ra khá phổ biến.
Đối với lĩnh vực ATVSDBĐTV cũng không là ngoại lệ. Các quy tắc
quản lý chứa đựng trong nhiều văn bản quản lý được sửa đổi, bổ sung, cá biệt
có những văn bản được sửa đổi, bổ sung nhiều lần với mục đích hoàn thiện
các quy tắc để quản lý. Tuy vậy, thực tiễn thi hành pháp luật cho thấy các quy
định quản lý về lĩnh vực ATVSDBĐTV rất phức tạp, khó tiếp cận một cách
đầy đủ và chính xác, việc tra cứu văn bản pháp luật gặp nhiều khó khăn để
xác định văn bản nào còn hoặc hết hiệu lực. Mặt khác, hệ thống VBQLNN về
lĩnh vực ATVSDBĐTV do các cơ quan QLNN ở Trung ương ban hành vẫn
chưa đầy đủ, còn nhiều kẽ hở, bất cập, chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn lẫn
nhau. Đặc biệt là hệ thống các tiêu chuẩn về ATTP chưa phù với Hiệp định
An toàn vệ sinh, dịch bệnh động thực vật (Agreement on Sanitary and
Phytosanitary Meansures - SPS) của Tổ chức thương mại thế giới (World
Trade Organization - WTO) và một số điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết.
Với ý nghĩa nêu trên, việc nghiên cứu chi tiết và đánh giá hệ thống
VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV nhằm phát hiện những bất hợp lý, từ đó
đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hệ thống văn bản nêu trên, góp phần nâng

3
cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV là yêu cầu rất cấp
thiết trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu hệ thống văn bản nói chung và hệ thống VBQLNN nói
riêng được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học ở các chuyên ngành khác
nhau như: luật học, văn bản học, hành chính học. Chi tiết các nghiên cứu này
gồm có:

- Đỗ Ngọc Hải (2004), Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong
hoạt động lập pháp, lập quy, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà nội;
- Lưu Kiếm Thanh (1998), Kỹ thuật lập quy, Nxb. Lao động, Hà nội;
- Hà Quang Thanh (2009), Hoàn thiện quy trình ban hành và thực hiện
văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan địa phương cấp tỉnh, Nxb. Chính trị
- Hành chính, Hà nội;
- Nguyễn Văn Thâm (2010), Soạn thảo và xử lý văn bản quản lý nhà
nước, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà nội.
- Nguyễn Hữu Tri, Võ Văn Tuyển (1998), Những vấn đề cơ bản về văn
bản học, Nxb. Thống kê, Hà nội;
- Bùi Khắc Việt (1998), Kỹ thuật và ngôn ngữ soạn thảo văn bản quản
lý nhà nước, Nxb. Khoa học xã hội, Hà nội.
Bên cạnh đó, về lĩnh vực này hiện đang thu hút sự chú ý và đặt ra các
đề tài cụ thể để nghiên cứu của nhiều luận văn cao học quản lý hành chính
công tại Học viện Hành chính.
Có thể thấy, dù đã có nhiều nghiên cứu của những tác giả khác nhau về
hoàn thiện văn bản QLNN ở phương diện chung hoặc ở một cơ quan, địa
phương cụ thể. Tuy vậy, các nghiên cứu đã nêu không đi sâu vào phân tích
cấu trúc hệ thống, phạm vi hệ thống VBQLNN, đặc biệt hệ thống văn bản
phức tạp mang tính đa ngành, đa lĩnh vực như hệ thống VBQLNN về lĩnh vực

4
ATVSDBĐTV, điều đó cho thấy đây là nội dung cần được nghiên cứu làm
sáng tỏ.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
Mục đích cơ bản của đề tài này là nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý
hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV. Từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm hoàn thiện hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV, góp phần
nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV trong tình hình
hiện nay và phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế.

Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ cụ thể
dưới đây:
- Phân tích, hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý của hệ thống
VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV.
- Đánh giá thực trạng hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV
nhằm làm rõ những ưu điểm, khuyết điểm của hệ thống văn bản này.
- Xây dựng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống
VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hệ thống VBQLNN về lĩnh vực
ATVSDBĐTV.
Phạm vi nghiên cứu: Xuất phát từ tính chất đặc thù của đối tượng
nghiên cứu là hệ thống VBQLNN chuyên ngành, do đó phạm vi nghiên cứu
của luận văn được xác định là hệ thống VBQLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV
do các cơ quan QLNN có thẩm quyền ở Trung ương ban hành từ năm 2006
tới nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn tiếp cận đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp luận của
phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, lấy học thuyết Mác - Lênin, tư

5
tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng về hoàn thiện nhà nước và
pháp luật làm cơ sở lý luận.
Để triển khai nội dung cụ thể của luận văn, những phương pháp:
phương pháp so sánh; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống
kê; phương pháp thu thập và phân tích tài liệu và một số phương pháp khác
đều được đã được áp dụng.
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn phân tích, làm rõ cơ sở pháp lý và giá trị thực tiễn của hệ
thống văn bản QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV góp phần hướng tới thực

hiện ý nghĩa kế hoạch công tác hợp nhất và pháp điển hóa VBQPPL chuyên
ngành.
- Nghiên cứu đề xuất mới cấu trúc hệ thống VBQLNN về lĩnh vực
ATVSDBĐTV.
- Các giải pháp hoàn thiện hệ thống QLNN về lĩnh vực ATVSDBĐTV
là góp phần thiết thực nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về lĩnh vực
ATVSDBĐTV, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, của tổ chức
và công dân, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Hiện thực hóa lý luận đánh giá và tổ chức sử dụng VBQLNN nói
chung cũng như hệ thống VBNLNN chuyên ngành.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu mang tính chất dẫn luận, giới thiệu khái quát về
luận văn, phần chính của luận văn với 3 chương, gồm:
Chương 1. Tổng quan hệ thống văn bản quản lý nhà nước về an toàn vệ
sinh, dịch bệnh động, thực vật.
Chương 2. Thực trạng hệ thống văn bản quản lý nhà nước về an toàn vệ
sinh, dịch bệnh động, thực vật.

6
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về
an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật.
Cuối cùng là phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.


























7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ LĨNH VỰC AN TOÀN VỆ SINH, DỊCH BỆNH ĐỘNG,
THỰC VẬT
1.1. Những vấn đề chung về an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật
1.1.1. Khái niệm về an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật
Phần lớn thực phẩm được xã hội loài người sử dụng đều có nguồn gốc
từ động vật, thực vật, vi sinh vật hay các các sản phẩm chế biến từ phương
pháp lên men. Thực phẩm được thu nhận thông qua việc gieo trồng, chăn
nuôi, hái lượm, đánh bắt hay các phương pháp khác, có thể diễn giải: “Sản
xuất thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng
trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo

quản để tạo ra thực phẩm.” [1, tr.2]
Thế nhưng thực phẩm cũng là nguồn truyền bệnh nguy hiểm cho con
người, nếu như không bảo đảm vệ sinh và an toàn (thực phẩm bị ô nhiễm).
Khi sử dụng thực phẩm bị ô nhiễm, con người có thể mắc các bệnh do thực
phẩm như: ngộ độc thực phẩm (sau đây viết tắt là NĐTP), gây suy yếu chức
năng một số cơ quan trong cơ thể, hoặc gây ung thư, nguy hiểm đến tính
mạng. Thực phẩm bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc
sống, về lâu dài ảnh hưởng đến phát triển nòi giống của con người, ảnh hưởng
đến sự phát triển của toàn xã hội. Do vậy, vấn đề ATTP được mọi quốc gia
quan tâm và quản lý đặc biệt, vì; “An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực
phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.” [1, tr.1]
Việc đảm bảo ATTP thì không chỉ quan tâm đến việc quản lý trực tiếp
đối với sản phẩm thực phẩm và quá trình chế biến, bảo quản chúng mà còn
quan tâm các mối nguy gây mất ATTP có thể xuất hiện trong toàn bộ chuỗi

8
sản xuất thực phẩm (từ chăn nuôi, trồng trọt, đánh bắt, thu hoạch cho đến
khâu sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản, lưu thông và tiêu dùng thực phẩm).
Theo phương pháp phân tích mối nguy an toàn thực phẩm (Food safety
risk analysis) của Tổ chức Lương nông thế giới (Food and Agriculture
Organization – FAO), để đảm bảo ATTP trước hết phải nhận diện được các
mối nguy trong suốt quá trình của chuỗi sản xuất thực phẩm. Các mối nguy đó
được nhận diện như sau:
- Mối nguy sinh học: là các mầm bệnh của động, thực vật có thể gây
bệnh trên người, giống biến đổi gen, các vi sinh vật tạp nhiễm trong công
đoạn thu hoạch, chế biến, bảo quản, kinh doanh thực phẩm;
- Mối nguy hóa học: là hóa chất độc hại, kim loại nặng từ môi trường
bên ngoài, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, hóc – môn
tăng trưởng có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe con người;
- Mối nguy vật lý: là các loại dị vật như mảnh kim loại, tóc, yếu tố

phóng xạ; [19,tr.4]
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nguyên nhân NĐTP cấp tính
hay mãn tính là do sự tác động trực tiếp hoặc tích lũy dư lượng các hóa chất,
kháng sinh, vi sinh vật trong cơ thể con người do quá trình lâu dài sử dụng
thực phẩm không an toàn.
Do vậy ngày nay, ATTP và sản xuất nông nghiệp được các quốc gia
trên thế giới xem xét và quản lý một cách có hệ thống xuyên suốt từ khâu
trồng trọt, chăn nuôi, thu hoạch, sơ chế cho đến khâu bảo quản, chế biến và
tiêu dùng thực phẩm. Thuật ngữ từ nông trại đến bàn ăn (tiếng anh: from farm
to folk) thường được sử dụng khi bàn đến ATTP. Cụ thể như việc sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt hoặc sử dụng thuốc thú y trong chăn
nuôi không chỉ được xem xét với mục đích là diệt sâu bọ gây hại cây trồng,
hay điều trị bệnh cho vật nuôi, mà còn được xem xét dưới góc độ ATTP.

9
Để đảm bảo ATTP thì phải áp dụng các biện pháp để hạn chế, loại bỏ
toàn bộ các mối nguy trên trong quá trình sản xuất, chế biến, tiêu dùng thực
phẩm, cụ thể là:
- Để loại bỏ các mối nguy xuất hiện trong khâu chăn nuôi, trồng trọt, thì
phải thực hành sản xuất nông nghiệp an toàn thông qua việc sử dụng các loại
giống cây, con phù hợp, an toàn, chất lượng, năng suất cao; kiểm soát điều
kiện môi trường canh tác; sử dụng đúng, hợp lý các loại thức ăn chăn nuôi,
phân bón, khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ; bảo đảm an toàn dịch
bệnh trong quá trình sản xuất, không lạm dụng các loại thuốc thú y, thuốc trừ
sâu, hóa chất trong phòng trừ dịch bệnh;
- Để loại bỏ các mối nguy xuất hiện trong công đoạn thu hoạch, giết mổ,
sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh thực phẩm, thì phải đảm bảo điều kiện
vệ sinh, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; bảo đảm quy trình chế biến,
bảo quản; sử dụng các loại chất bảo quản, phụ gia thực phẩm đúng quy định.
Hệ thống các quy định mang tính chất quốc tế, cùng các quy định

của quốc gia sở tại cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp an toàn; an
toàn dịch bệnh động, thực vật; quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp;
đảm bảo điều kiện vệ sinh, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; bảo
đảm quy trình chế biến, bảo quản thực phẩm; sử dụng các loại chất bảo
quản, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm an toàn được gọi là an
toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dịch bệnh động, thực vật (hay được gọi
tắt là an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật - ATVSDBĐTV).
Thuật ngữ an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật (tiếng Anh là
Sanitary and Phytosanytary) được sử dụng tại Hiệp định các biện pháp về an
toàn vệ sinh, dịch bệnh động thực vật của WTO. Tại Hiệp định này, các biện
pháp ATVSDBĐTV có hệ thống các nội hàm:

10
- Bảo vệ sức khỏe hoặc đời sống của động, thực vật trong lãnh thổ của
các thành viên khỏi nguy cơ xâm nhập, xuất hiện hoặc lan truyền các loài gây
hại, bệnh, vật mang bệnh hay vật gây bệnh;
- Bảo vệ sức khỏe hoặc đời sống con người hoặc động vật trong lãnh thổ
của các thành viên khỏi các nguy cơ từ các phụ gia thực phẩm, tạp chất, độc
chất hoặc vật gây bệnh trong thực phẩm, đồ uống hoặc thức ăn cho động vật;
- Bảo vệ sức khỏe hoặc đời sống con người trong lãnh thổ của các thành
viên khỏi các nguy cơ từ các bệnh của động, thực vật hay sản phẩm của chúng
hoặc từ việc xâm nhập, xuất hiện, lan truyền các loài gây hại;
- Ngăn chặn hoặc hạn chế những tác hại khác trong lãnh thổ của các
thành viên khỏi sự xâm nhập, xuất hiện, lan truyền các loài gây hại [20,tr.77].
Từ những kiến giải trên, có thể đưa ra khái niệm: ATVSDBĐTV là việc
sản xuất nông nghiệp an toàn trên cơ sở an toàn dịch bệnh của động, thực
vật, tránh các nguy cơ tạp chất, độc chất từ vật tư nông nghiệp, từ môi
trường sản xuất; an toàn thực phẩm trong thu hoạch, sơ chế, chế biến, bảo
quản, kinh doanh thực phẩm.
1.1.2. Nội dung về lĩnh vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật

ATVSDBĐTV là một lĩnh vực cụ thể, trực tiếp, rất rộng lớn, phức tạp,
và đan xen với nhau bởi nhiều hoạt động. Tuy nhiên, có thể chia làm các nội
dung chính như sau:
1.1.2.1. Sản xuất nông nghiệp an toàn
Sản xuất nông nghiệp là hoạt động sử dụng các nguồn tài nguyên thiên
nhiên như đất đai, nguồn nước, tài nguyên sinh vật (giống cây trồng, giống
vật nuôi), sử dụng các loại vật tư nông nghiệp (phân bón, thức ăn chăn nuôi,
thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóc – môn chăn nuôi) thông qua quá trình
biến đổi sinh học nhằm tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu làm thực phẩm cho
con người và các mục đích khác.

11
Để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm toàn cầu ngày càng gia tăng,
từ thập niên 50 của thế kỷ XX, các quốc gia trên thế giới phải thay thế nền
nông nghiệp truyền thống chủ yếu dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên
sẳn có để phục vụ sản xuất bằng cách tạo ra giống mới cho năng suất cao, sử
dụng tổ hợp các biện pháp kỹ thuật như cải tiến quy trình canh tác, rút ngắn
thời gian sản xuất, sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc
thú y, hóc- môn tăng trưởng…để phòng trừ dịch bệnh, tăng năng suất, sản
lượng cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được,
nguy cơ sản phẩm nông nghiệp không an toàn lại gia tăng do dịch bệnh, dư
lượng hóa chất, kháng sinh, kim loại nặng để lại trên sản phẩm sau thu hoạch.
Do vậy, sản xuất nông nghiệp an toàn là xu thế chung của cả thế giới
trong giai đoạn hiện nay với nội dung chính là sử dụng hợp lý các nguồn tài
nguyên để sản xuất nhằm tạo ra nguồn thực phẩm an toàn cho con người trên
cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái. Sản xuất nông nghiệp an toàn được dựa
trên các quy phạm, tiêu chuẩn được quy định từ việc chọn lựa giống, địa điểm
sản xuất, phương pháp canh tác, sử dụng hợp lý các loại vật tư nông nghiệp
nhằm loại bỏ các mối nguy gây mất ATTP xuất hiện trong công đoạn sản xuất
nông nghiệp với mục tiêu không chỉ đảm bảo năng suất, sản lượng, mà còn

đảm bảo sản phẩm thu hoạch đạt các tiêu chuẩn về chất lượng và ATTP.
1.1.2.2. Bảo đảm an toàn sinh học giống cây trồng, vật nuôi, sản xuất,
sử dụng vật tư nông nghiệp an toàn
Trong sản xuất nông nghiệp ngoài các yếu tố tài nguyên thiên nhiên
(đất đai, nguồn nước, mặt nước) thì các yếu tố đầu vào như giống cây trồng,
vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, các loại hóa chất dùng trong nông
nghiệp, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, các chế phẩm sinh học đóng vai
trò quan trọng trong quá trình biến đổi sinh học tạo ra các sản phẩm nông
nghiệp. Chất lượng, thành phần, phương pháp sử dụng giống cây trồng, vật

12
nuôi, vật tư nông nghiệp sẽ quyết định đến năng suất, chất lượng cây trồng,
vật nuôi và ATTP của sản phẩm sau thu hoạch.
Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, con người du nhập các
giống từ các vùng địa lý khác nhau, hoặc lai tạo ra nhiều loại giống mới có
năng suất cao, có khả năng kháng bệnh, cho sản phẩm có chất lượng, phù hợp
những điều kiện môi trường khác nhau. Đặc biệt với giống biến đổi gen đã tạo
sự đột phá về năng suất, sản lượng trên một đơn vị diện tích canh tác. Tuy
nhiên, bên cạnh những ưu điểm nêu trên, dịch bệnh, sâu hại mới cũng du nhập
hoặc phát sinh tác động xấu đến môi trường, gây mất cân bằng sinh thái và
dẫn đến việc can thiệp bằng các biện pháp kỹ thuật như sử dụng hóa chất,
thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y để phòng, chống dịch bệnh, khắc phục môi
trường. Từ đó xuất hiện các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm trong công
đoạn sản xuất nông nghiệp. Hoặc một số sản phẩm nông nghiệp biến đổi gen
có khả năng ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của con người.
Từ những lý do trên, việc bảo đảm an toàn sinh học trong sản xuất, sử
dụng giống cây trồng, vật nuôi, đảm bảo nguồn vật tư nông nghiệp an toàn,
chất lượng đóng vai trò quyết định đến chất lượng và ATTP của sản phẩm
nông nghiệp sau thu hoạch.
1.1.2.3. Bảo đảm an toàn dịch bệnh động, thực vật

Dịch bệnh động, thực vật là mối nguy xuyên suốt trong quá trình trồng
trọt hoặc chăn nuôi. Tác động của dịch bệnh không chỉ làm mất mùa, giảm
năng suất sản xuất nông nghiệp, gây thiệt hại cho nông dân và nền kinh tế
quốc gia. Bên cạnh đó, một số mầm bệnh từ động, thực vật có thể gây bệnh
đối với con người khi sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động, thực vật
nhiễm bệnh. Hoặc khi dịch bệnh xảy ra, con người phải sử dụng các loại hóa
chất, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật để phòng, chống dịch bệnh làm cho

13
nguy cơ dư lượng hóa chất, kháng sinh tồn lưu trên sản phẩm trồng trọt, chăn
nuôi gây ô nhiễm thực phẩm gia tăng.
Do vậy, bảo đảm an toàn dịch bệnh động, thực vật là một nội dung quan
trọng trong hoạt động ATVSDBĐTV bao gồm các hoạt động phòng dịch,
kiểm dịch, kiểm soát, khống chế, thanh toán dịch bệnh, thiết lập các vùng an
toàn dịch bệnh để phục vụ sản xuất nông nghiệp an toàn.
1.1.2.4. Bảo đảm điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong thu hoạch,
giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh thực phẩm
Điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong công đoạn thu hoạch, giết
mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh thực phẩm là tập hợp các điều
kiện, biện pháp về cơ sở vật chất, vị trí, nhà xưởng, trang thiết bị, lao động,
quy trình công nghệ, môi trường sản xuất nhằm đảm bảo loại bỏ các mối nguy
gây mất ATTP trong công đoạn thu hoạch, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo
quản, kinh doanh thực phẩm. Đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm
trong công đoạn thu hoạch, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh là
đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, biện pháp về cơ sở vật chất, vị trí, nhà
xưởng, trang thiết bị, lao động, quy trình công nghệ, môi trường sản xuất.
1.1.3.5. Sản xuất, sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, bảo quản thực
phẩm an toàn
Theo Ủy ban tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế (Codex Alimentarius
Commission) thì phụ gia thực phẩm (food additives) là:

Một chất có hay không có giá trị dinh dưỡng, mà bản thân nó không
được tiêu thụ thông thường như một thực phẩm và cũng không được sử dụng
như một thành phần của thực phẩm. Việc chủ ý bổ sung chúng vào thực phẩm
để giải quyết mục đích công nghệ trong sản xuất, chế biến, bao gói, bảo quản,
vận chuyển thực phẩm, nhằm cải thiện kết cấu hoặc đặc tính kỹ thuật của thực
phẩm đó. Phụ gia thực phẩm không bao gồm các chất ô nhiễm hoặc các chất

14
được bổ sung vào thực phẩm nhằm duy trì hay cải thiện thành phần dinh
dưỡng của thực phẩm.[18, tr.2]
Như vậy, phụ gia thực phẩm không phải là thực phẩm mà nó được bổ
sung một cách chủ ý, trực tiếp hoặc gián tiếp vào thực phẩm nhằm cải thiện
kết cấu hoặc đặc tính kỹ thuật của thực phẩm đó. Phụ gia thực phẩm tồn tại
trong thực phẩm như một thành phần của thực phẩm với một giới hạn tối đa
cho phép.
Bên cạnh những tác dụng có lợi thì người ta cũng quan tâm đến tác hại
của phụ gia thực phẩm. Các tác hại của phụ gia thực phẩm gồm: ngộ độc cấp
tính, ngộ độc mãn tính dù dùng liều nhỏ, nhưng thường xuyên một số phụ gia
tích lũy trong cơ thể có thể gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm.
Để đảm bảo ATTP phẩm trong công đoạn chế biến, bảo quản thực phẩm
đòi hỏi phải sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm an toàn và đúng
liều lượng tối đa cho phép.
1.1.3. Nguyên tắc về an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật
Nguyên tắc dùng để chỉ những tư tưởng chủ đạo, nền tảng cơ bản của tổ
chức hoạt động. Trong xã hội, nguyên tắc được hiểu như là những quy tắc
định hướng cho mọi hành vi của con người. Về ATVSDBĐTV có các nguyên
tắc sau đây:
- Nguyên tắc khoa học: ATVSDBĐTV là những hoạt động mang tính
đa ngành, đa lĩnh vực của con người, xã hội ứng dụng các thành tựu của các
ngành khoa học khác nhau vào việc sản xuất nông nghiệp, phòng chống dịch

bệnh động, thực vật, chế biến thực phẩm nhằm cung cấp nguồn thực phẩm an
toàn cho con người. Trong các lĩnh vực hoạt động này có sự tham gia của
nhiều chủ thể (cá nhân, tổ chức). Do vậy, các hoạt động về lĩnh vực
ATVSDBĐTV phải dựa trên nguyên tắc khoa học

15
- Nguyên tắc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia: Theo Luật
Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (2006), tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật là:
+ Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng
làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi
trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao
chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.
Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp
dụng.
+ Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ
thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi
trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để
bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi
trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và
các yêu cầu thiết yếu khác.
Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới
dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.
Vậy, tiêu chuẩn là tập hợp những quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc tính cho
các hoạt động (bao gồm các quá trình, dịch vụ) hoặc kết quả hoạt động (sản
phẩm, hàng hóa) để sử dụng chung và lặp đi lặp lại nhằm đạt được mức độ
trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định.
ATVSDBĐTV bao gồm nhiều hoạt động, kết quả hoạt động đan xen
như: các quá trình sản xuất nông nghiệp, chế biến thực phẩm, sản xuất cung
cấp vật tư nông nghiệp, giống cây trồng vật nuôi; hoặc kết quả hoạt động là
sản phẩm, hàng hóa vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi, nông sản,

thực phẩm. Cơ sở để quản lý, đánh giá, phân loại các quá trình, sản phẩm,
hàng hóa là tập hợp các quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc tính kỹ thuật của sản
phẩm. Nếu không có các tiêu chuẩn thì sẽ không có cơ sở để định hướng,

16
quản lý, đánh giá các hoạt động về lĩnh vực ATVSDBĐTV nhằm đạt được
mục tiêu đảm bảo an toàn, vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ con người; bảo vệ động
vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của
người tiêu dùng.
Do vậy, các hoạt động từ sản xuất cho đến hoạt động quản lý trong lĩnh
vực an toàn vệ sinh, dịch bệnh động, thực vật luôn phải dựa trên cơ sở các
tiêu chuẩn quốc gia và phù hợp với các quy định quốc tế.
- Nguyên tắc thống nhất, đồng bộ: Nguyên tắc thống nhất, đồng bộ
thể hiện ở chổ lấy các quy định, tiêu chuẩn cơ bản về bảo vệ sức khỏe con
người làm cơ sở nền tảng định hướng thống nhất các quy định, tiêu chuẩn về
ATTP đối với thực phẩm, thống nhất các quy định, tiêu chuẩn trong hoạt
động trong sản xuất nông nghiệp, phòng chống dịch bệnh, quản lý vật tư nông
nghiệp và các hoạt động khác có liên quan. Hay nói cách khác, tất cả các hoạt
động trong lĩnh vực ATVSDBĐTV, cụ thể là hoạt động sản xuất nông nghiệp,
phòng chống dịch bệnh động thực vật…ngoài mục tiêu năng suất, chất lượng
hiệu quả thì phải thống nhất, đồng bộ với mục tiêu chung là ATTP.
- Nguyên tắc thích ứng với điều kiện tự nhiên của khu vực, quốc gia:
Các hoạt động về lĩnh vực ATVSDBĐTV chịu sự tác động, ảnh hưởng trực
tiếp về điều kiện môi trường, khí hậu, điều kiện tự nhiên, điều kiện sinh thái
của từng vùng địa lý khác nhau. Ví dụ như mỗi loại giống cây trồng, vật nuôi
đều thích hợp với điều kiện khí hậu nhất định, hay các loại dịch bệnh động,
thực vật đều có phân bố trên các vùng địa lý, khí hậu khác nhau. Do vậy các
hoạt động về lĩnh vực ATVSDBĐTV từ việc xây dựng các tiêu chuẩn, xây
dựng các quy định quản lý phải phù hợp, thích ứng với điều kiện tự nhiên của
khu vực, điều kiện địa lý của quốc gia.


×