1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN QUANG MINH
NÂNG CAO NĂNG LỰC VẬN HÀNH CÔNG NGHỆ
CỦA CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TUYẾN HUYỆN
(NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH BẮC NINH)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Hà Nội, tháng 01 năm 2014
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN QUANG MINH
NÂNG CAO NĂNG LỰC VẬN HÀNH CÔNG NGHỆ
CỦA CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TUYẾN HUYỆN
(NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH BẮC NINH)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60 34 04 12
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Đình Phi
Hà Nội, tháng 01 năm 2014
3
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện được luận văn này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ quý báu
của các Thầy, Cô trong Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả
trong suốt khóa học.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hoàng Đình Phi,
người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện giúp đỡ,
chỉ bảo tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả cảm ơn Sở y tế tỉnh Bắc Ninh, Các Bệnh viện đa khoa tuyến huyện
tại tỉnh Bắc Ninh đã giúp đỡ trong suốt quá trình thu thập thông tin thực trạng tại
địa phương để tác giả sớm hoàn thành nhiệm vụ.
Do hạn chế về thời gian và năng lực của bản thân cho nên luận văn này
chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Tác giả mong nhận được sự thông cảm và
nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, các cô, các nhà khoa
học, các chuyên gia và đồng nghiệp giúp cho luận văn của tác giả được hoàn
thiện hơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Quang Minh
4
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 7
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 8
PHẦN MỞ ĐẦU 9
1. Lý do nghiên cứu 9
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 10
2.1. Tổng quan các tác giả (chủ yếu) đã nghiên cứu chủ đề này 10
2.2. Đánh giá các kết quả công trình đã được công bố 11
2.3. Những vấn đề còn chưa được các tác giả giải quyết thấu đáo 13
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 13
3.1. Mục tiêu nghiên cứu 13
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 13
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14
4.1. Đối tượng nghiên cứu 14
4.2. Phạm vi nghiên cứu 14
5. Mẫu khảo sát 14
6. Câu hỏi nghiên cứu 14
7. Giả thuyết nghiên cứu 15
8. Phương pháp nghiên cứu 15
9. Kết cấu của luận văn 16
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC VẬN HÀNH CÔNG NGHỆ CỦA
CÁC TỔ CHỨC Y TẾ 17
1.1. Công nghệ là gì? 17
1.2. Khái quát về năng lực công nghệ 20
1.3. Năng lực vận hành công nghệ của một tổ chức y tế 21
1.3.1. Năng lực chung của đội ngũ nhân lực KH&CN của một tổ chức y tế 21
1.3.2. Năng lực sử dụng hay vận hành các thiết bị công nghệ của một tổ chức y tế
26
5
1.4. Khung tiêu chí đánh giá năng lực vận hành công nghệ của một bệnh viện. 29
1.4.1. Khái niệm tiêu chí đánh giá 29
1.4.2. Khung tiêu chí đánh giá năng lực vận hành công nghệ của một bệnh viện 30
Kết luận Chương 1 33
Chương 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC VẬN HÀNH CÔNG NGHỆ CỦA CÁC
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TUYẾN HUYỆN, TỈNH BẮC NINH 35
2.1. Giới thiệu khái quát về các BVĐK tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh 35
2.1.1. Nhiệm vụ chung của BVĐK tuyến huyện 36
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể 37
2.1.3. Tổ chức cán bộ 39
2.2. Thực trạng nhân lực KH&CN của các BVĐK tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh 40
2.2.1. Thực trạng số lượng nhân lực KH&CN so với nhu cầu thực tế tại các
BVĐK tuyến huyện, tỉnh Bắc Ninh 40
2.2.2. Thực trạng trình độ và kỹ năng của nhân lực KH&CN so với nhu cầu thực
tế tại các BVĐK tuyến huyện tỉnh Bắc Ninh 44
2.3. Năng lực sử dụng hay vận hành các thiết bị công nghệ. 49
2.4. Năng lực sửa chữa và bảo trì thiết bị công nghệ của các BVĐK tuyến huyện tại
tỉnh Bắc Ninh. 53
Kết luận Chương 2. 55
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC VẬN HÀNH CÔNG
NGHỆ CỦA CÁC BVĐK TUYẾN HUYỆN, TỈNH BẮC NINH 57
3.1. Nâng cao năng lực chung của đội ngũ nhân lực KH&CN của các BVĐK tuyến
huyện tại tỉnh Bắc Ninh 57
3.1.1. Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ quản lý 58
3.1.2. Chính sách tuyển dụng, đãi ngộ đội ngũ nhân lực vận hành công nghệ
BVĐK tuyến huyện 59
3.1.3. Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách đãi ngộ và thu
hút nhân tài về công tác tại BVĐK tuyến huyện. 63
6
3.2. Nâng cao năng lực hoạch định và thực thi các kế hoạch kiểm soát công nghệ sản
xuất/dịch vụ. 64
3.3. Nâng cao năng lực hoạch định và thực thi các kế hoạch bảo trì và sửa chữa các
thiết bị công nghệ. 66
3.3.1. Theo dõi trang thiết bị. 66
3.3.2. Lập kế hoạch và đề xuất phương án sửa chữa, thay thế trang thiết bị 67
Kết luận Chương 3. 68
KẾT LUẬN CHUNG 69
KHUYẾN NGHỊ 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
PHỤ LỤC 74
7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
APCTT
Trung tâm chuyển giao công nghệ Châu Á - Thái Bình
Dương
BVĐK
Bệnh viện đa khoa
BYT
Bộ y tế
Dân số - KHHGĐ
Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
DN
Doanh nghiệp
KH&CN
Khoa học và công nghệ
KHXHNV
Khoa học xã hội nhân văn
NGO
Non-governmental organization (Tổ chức phi chính phủ)
NCPT hay R&D
Nhân lực nghiên cứu phát triển, hay còn gọi là R&D
(research and development),
NXB
Nhà xuất bản
OECD
Organisations for Economic Co-operation and
Development (Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế)
ODA
Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển
chính thức)
QĐ
Quyết định
SYT
Sở y tế
UBND
Ủy ban nhân dân
UNESCO
United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organisntions (Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa
của Liên hiệp quốc)
8
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Hình 1.1:
Phương trình công nghệ
16
Biểu 2.1:
Tổng hợp số nhân lực KH&CN qua các năm 2008-2012.
40
Biểu 2.2:
Biểu đồ nguồn nhân lực theo trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ của các bệnh viên đa khoa tuyến huyện tại tỉnh
Bắc Ninh 2008-2012.
42
Biểu 2.3:
Biều đồ Tỷ lệ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các
bệnh viện đa khoa tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh năm
2012
43
Biểu 2.4:
Tổng hợp đánh giá chất lượng nguồn nhân lực KH&CN
qua các năm 2008-2012.
44
Biểu 2.5:
Tổng hợp công tác đào tạo nguồn nhân lực KH&CN
của các BVĐK tuyến huyện giai đoạn 2008-2012
45
Biểu 2.6:
Năng lực vận hành các công nghệ tại các BVĐK tuyến
huyện.
47
Biểu 2.7:
Tổng hợp kinh phí sửa chữa trang thiết bị chuyên dụng
phục vụ khám chữa bệnh tại các BVĐK cấp huyện.
49
9
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Trong bất kỳ cơ quan, đơn vị, tổ chức KH&CN nào, cũng như trong ngành
y tế, công tác quản lý vận hành công nghệ (thiết bị, vật tư, máy móc, ) phải đặt
lên hàng đầu để đảm bảo hoạt động bình thường. Công tác quản lý này có tầm
quan trọng không kém các khâu khác và phải được ghi nhận đóng góp của nó
trong các kết quả chung của tổ chức đạt được. Thực hiện công tác quản lý, phát
triển, khai thác, sử dụng, bảo trì, bảo vệ và sửa chữa vật tư, thiết bị, máy móc là
các phần việc quan trọng, khẩn cấp và liên tục. Các phần việc này cần được tiến
hành trên cơ sở lập kế hoạch và thực hiện sửa chữa máy móc, vật tư, thiết bị theo
phân công, phân cấp. Quản lý sử dụng luôn thường trực với các biện pháp giải
quyết kịp thời các sự cố bất ngờ xảy ra với thiết bị, với hệ thống điện, nước, điện
thoại, khí. Lên phương án xây dựng mới, tư vấn lắp đặt, giám sát thi công các
công trình cải tạo và nâng cấp hệ thống điện, nước, điện thoại, khí trong trường
hoạt động có hiệu quả và tiết kiệm.
Tại Bắc Ninh, bộ máy y tế tỉnh phát triển tương đối hoàn thiện bao gồm 34
đơn vị thuộc Sở Y tế quản lý, 08 Trung tâm Dân số - KHHGĐ cấp huyện/thị
xã/thành phố và 126 trạm y tế cấp xã, phường, thị trấn. Số nhân lực toàn ngành
hiện có 3.118 người bao gồm công chức, viên chức và lao động. Về trình độ
chuyên môn, tỉnh hiện có tiến sỹ 02 người, thạc sỹ 56 người, bác sỹ chuyên khoa
cấp II là 11 người, bác sỹ chuyên khoa cấp I là 193 người, 348 bác sỹ, 39 dược
sỹ đại học, còn lại là các trình độ chuyên môn khác. Cán bộ có trình độ đại học
và trên đại học của ngành y tế tỉnh là 685 người, chiếm tỷ lệ 22%. Cơ sở hạ tầng
của các cơ sở y tế trong tỉnh không ngừng được nâng cấp, mở rộng, các trang
thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác phòng bệnh và khám chữa bệnh ngày một
tốt hơn, chẳng hạn như : Máy miễn dịch hóa quan, dàn mổ Phaco của Bệnh viện
10
Mắt, máy chạy thận nhân tạo, hệ thống trang thiết bị IUI (điều trị vô sinh bằng
phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung, máy xét nghiệm nước tiểu 10
thông số, nội soi cổ tử cung, ”[10; tr 3]
Thực tế đặt ra yêu cầu phải có một đội ngũ nhân lực KH&CN có đủ trình
độ và khả năng để vận hành công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh
phục vụ nhân dân. Đội ngũ này phải có năng lực công nghệ thực sự. Từ đó họ sử
dụng và khai thác hết các công năng của thiết bị trong lĩnh vực hoạt động của
ngành.
Trong phạm vi đề tài này, tác giả tập trung vào việc nâng cao năng lực vận
hành công nghệ cho đội ngũ cán bộ KH&CN tại các bệnh viện đa khoa tuyến
huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhằm nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh phục
vụ nhân dân.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tổng quan các tác giả (chủ yếu) đã nghiên cứu chủ đề này
Theo số liệu thống kê ngành y tế, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 201-2012 đã có
đề tài sau:
- Nghiên cứu triển khai ứng dụng các phương pháp chẩn đoán mới, điều trị
mới;
- Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và phương pháp điều trị trong lâm sàng;
- Tổng kết mô hình bệnh tật;
- Nghiên cứu mô hình, quy trình chăm sóc bệnh nhân;
- Nghiên cứu bệnh lý trong cộng đồng như đái đường, tăng huyết áp
Và một số đề tài khác đã được thực hiện như:
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Kiên (2011)“Sáng kiến cải tiến giá để
phim chụp tư thế HIRTZ - bệnh nhân nằm giữa tia X chiếu từ cằm - đỉnh sọ tới
11
phim” tại bệnh viện đa khoa huyện Thuận Thành. Đây là đề tài cải tiến kỹ thuật
có liên quan trực tiếp tới việc nâng cao năng lực vận hành công nghệ.
Tác giả Bùi Thị Thủy (2010) - Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại viện 354
Học viện kỹ thuật Quân sự. Trong báo cáo này, tác giả miêu tả cụ thể các bước
vận hành và bảo dưỡng cho từng công nghệ cụ thể trong một bệnh biện như: Nồi
hấp, máy sấy, máy chụp cắt lớp,
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thu Trang (2008) luận văn “Hệ thống
thông tin y tế và tình hình ứng dụng tại Việt Nam”- trường Đại học Bách khoa
Hà Nội, trong đề tài này, tác giả đã đưa ra một số lý thuyết, trên cơ sở đó đề xuất
một số giải pháp phù hợp với thực tiễn nước ta và được xem như cách chọn lựa
một đường hướng phát triển công nghệ thông tin ứng dụng trong y tế.
Qua nghiên cứu tài liệu, hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu về năng lực
công nghệ hay năng lực vận hành công nghệ tại các bệnh viện ở Việt Nam.
2.2. Đánh giá các kết quả công trình đã đƣợc công bố
Ngành y tế tỉnh đánh giá cao các hoạt động nghiên cứu khoa học của cán
bộ ngành y tế, công tác phát triển khoa học và một số kỹ thuật mới triển khai ứng
dụng vào công tác khám chữa bệnh đạt hiệu quả cho ngành y tế của tỉnh thời
gian qua.
Từ năm 2010 đến năm 2012, toàn ngành đã triển khai 84 đề tài nghiên cứu
khoa học cấp cơ sở, 06 đề tài khoa học kỹ thuật cấp tỉnh. Các đề tài nghiên cứu
khoa học cấp cơ sở chất lượng ngày một nâng lên đảm bảo tính khoa học và tính
ứng dụng vào thực tiễn. Các nghiên cứu khoa học được ghi nhận như đã nêu
trong Mục 2.1.
Nhiều đề tài sau khi được nghiệm thu đã phục vụ trực tiếp cho công tác
khám chữa bệnh, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh. Nhiều đề tài đã
được đánh giá cao và áp dụng có hiệu quả tại các đơn vị, ví dụ: Đề tài Nghiên
cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao phổi AFB (+) mới ở người cao tuổi tại
12
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Bắc Ninh từ tháng 3/2007-9/2010 của tác giả
Nguyễn Văn Phong (Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh); Đề tài Ứng dụng bài
thuốc mậu kỷ hoàn trong điều trị loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện y học cổ
truyền tỉnh của tác giả Ngô Minh Thái; Đề tài Đánh giá kết quả điều trị bệnh u
phì đại lành tính tuyến tiền liệt khối lượng lớn trên 70 gram bằng cắt đốt nội soi
tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh của tác giả Nguyễn Thanh Tùng; Đề tài thực
trạng bệnh nhân đái tháo đường và một số yếu tố liên quan ở lứa tuổi 30-64 tại
tỉnh Bắc Ninh của tác giả Nguyễn Chí Hành; Sáng kiến cải tiến giá để phim chụp
tư thế HIRTZ - bệnh nhân nằm giữa tia X chiếu từ cằm - đỉnh sọ tới phim tại
bệnh viện đa khoa huyện Thuận Thành của tác giả Nguyễn Đức Kiên.
Trong giai đoạn 2010 - 2012, tại 14 đơn vị khám chữa bệnh trong ngành
đã triển khai 1.233 kỹ thuật trong phân tuyến, 116 kỹ thuật vượt tuyến, nâng tổng
số kỹ thuật thực hiện trong phân tuyến của các đơn vị đạt 70%. Trong đó, một số
đơn vị thực hiện kỹ thuật trong phân tuyến đạt tỷ lệ khá như: BVĐK Quế Võ
85,8%, BVĐK Từ Sơn 80,8%, BVĐK Thuận Thành 75%. Một số đơn vị thực
hiện nhiều kỹ thuật vượt tuyến như BVĐK tỉnh 74 kỹ thuật, BVĐK Từ Sơn 14
kỹ thuật.
Một số kỹ thuật mới được triển khai đem lại hiệu quả cao trong công tác
chăm sóc và bảo về sức khỏe nhân dân như: Kỹ thuật IUI (Điều trị vô sinh bằng
bơm trực tiếp tinh trùng vào buồng tử cung) của Trung tâm chăm sóc sức khỏe
sinh sản; Xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp của Trung tâm Y tế dự phòng
tỉnh; Chạy thận nhân tạo, phẫu thuật thần kinh của BVĐK tỉnh Bắc Ninh, Các
kỹ thuật mới được triển khai đã giúp cho việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và
điều trị, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận dịch vụ y tế tốt tại
địa phương, đồng thời cũng mang lại thương hiệu, kinh tế cho các đơn vị.
Từ năm 2010, thực hiện Đề án 1816 (Quyết định số 1816/QĐ-BYT phê
duyệt Đề án “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ
13
trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh” (sau
đây viết tắt là Đề án 1816) đã có nhiều lượt cán bộ tuyến Trung ương, tỉnh thuộc
các lĩnh vực Nội, Sản, Ngoại, Y học cổ truyền về tăng cường cho các đơn vị
tuyến tỉnh. Đã có 12 cán bộ của BVĐK tỉnh thực hiện chuyển giao 19 kỹ thuật
cho các BVĐK các huyện/thị xã. Kết quả thực hiện Đề án 1816 đã góp phần
nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn kỹ thuật của các đơn vị trong ngành
y tế tỉnh Bắc Ninh.
2.3. Những vấn đề còn chƣa đƣợc các tác giả giải quyết thấu đáo
Ngành y tế tỉnh đã thống kê các kết quả nghiên cứu tại báo cáo tổng kết
hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển kỹ thuật ngành y tế tỉnh Bắc Ninh
2010 -2012 nhưng chưa có đề tài nào đề cập đến nâng cao năng lực quản trị công
nghệ trong đó có năng lực vận hành công nghệ của các bệnh viện đa khoa tuyến
huyện.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và thực tế để đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao năng lực vận hành công nghệ cho các bệnh viện đa khoa tuyến huyện
tại tỉnh Bắc Ninh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết về nâng cao năng lực vận hành công nghệ qua các
tài liệu và các công trình đã công bố có liên quan.
- Khảo sát đánh giá thực trạng năng lực vận hành công nghệ của các bệnh
viện đa khoa tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh.
- Đưa ra một số giải pháp để nâng cao năng lực vận hành công nghệ cho
các bệnh viện đa khoa tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh.
14
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các khái niệm, nội hàm, quy trình, hoạt động, nhân
lực,… liên quan trực tiếp đến năng lực vận hành công nghệ của doanh nghiệp và
tổ chức để từ đó lựa chọn các nhóm yếu tố chủ yếu để xác định và đánh giá năng
lực vận hành công nghệ của một bệnh viện với tư cách là một tổ chức cung cấp
các dịch vụ y tế cho cộng đồng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu và phân tích hoạt động
chung, cũng như các yếu tố tác động trực tiếp đến năng lực vận hành công nghệ
của đội ngũ nhân lực KH&CN của các bệnh viện đa khoa tuyến huyện tại tỉnh
Bắc Ninh.
- Về thời gian: Nghiên cứu các hoạt động liên quan từ năm 2008 đến năm
2012. Việc lấy mốc năm 2008 là do thời gian có hạn của nghiên cứu nên tác giả
chỉ khảo sát trong khoảng thời gian là 5 năm.
5. Mẫu khảo sát
Trong phạm vi nghiên cứu, Học viên chọn mẫu khảo sát là 7 BVĐK tuyến
huyện. Đồng thời thu thập các ý kiến nhận xét của Giám đốc BVĐK tuyến huyện
thông qua mẫu phiếu khảo sát về các nội dung liên quan tới việc vận hành thiết
bị công nghệ, phiếu khảo sát được gửi trực tiếp đến 7/7 Giám đốc bệnh viện đa
khoa tuyến huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng năng lực vận hành công nghệ của các bệnh viện đa khoa
tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh trong 5 năm vừa qua như thế nào?
- Cần phải có những giải pháp nào để nâng cao năng lực vận hành công
nghệ của các bệnh viện đa khoa tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh?
15
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Năng lực vận hành công nghệ của các bệnh viện đa khoa tuyến huyện tại
tỉnh Bắc Ninh hiện nay đang ở mức trung bình và thấp do: Khó khăn trong việc
huy động nhân lực KH&CN của bệnh viện đa khoa tuyến huyện trong việc vận
hành công nghệ vì số lượng nhân lực có trình độ và kỹ năng còn hạn chế.
- Cần phải có một số giải pháp sau để nâng cao năng lực vận hành công
nghệ của các bệnh viện đa khoa tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh:
+ Nâng cao năng lực chung của đội ngũ nhân lực KH&CN của các Bệnh
viện đa khoa tuyến huyện.
+ Nâng cao năng lực hoạch định và thực thi các kế hoạch kiểm soát công
nghệ sản xuất/dịch vụ.
+ Nâng cao năng lực hoạch định và thực thi các kế hoạch bảo trì và sửa
chữa các thiết bị công nghệ.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, tác giả sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu
sau:
- Tìm hiểu, tổng hợp và lựa chọn cơ sở lý luận từ các công trình nghiên
cứu hiện có của nhà khoa học chuyên ngành và chuyên gia về năng lực vận hành
công nghệ của một tổ chức.
- Lựa chọn một khung lý luận phù hợp để tiến hành khảo sát thu thập dữ
liệu, phân tích, tổng hợp và đánh giá thực trạng năng lực vận hành công nghệ của
các bệnh viện đa khoa tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh từ năm 2008-2012.
- Thu thập thông tin từ các nguồn liên quan đến lĩnh vực vận hành công
nghệ của doanh nghiệp và tổ chức y tế như: các văn bản qui phạm Pháp luật hiện
hành; các báo cáo của Sở y tế tỉnh Bắc Ninh và các báo cáo của các Bệnh viện đa
khoa tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh.
16
- Phỏng vấn 7/7 giám đốc bệnh viện (bằng phiếu khảo sát) để biết thực
trạng nguồn nhân lực KH&CN của đơn vị trong việc ứng dụng công nghệ ở bệnh
viện.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích kết quả khảo sát có được.
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục thì luận văn được kết cấu theo
3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực vận hành công nghệ của các tổ chức
y tế.
Chương 2: Thực trạng năng lực vận hành công nghệ của các bệnh viện đa
khoa tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực vận hành công nghệ của
các bệnh viện đa khoa tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh.
17
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC VẬN HÀNH CÔNG NGHỆ
CỦA CÁC TỔ CHỨC Y TẾ
1.1. Công nghệ là gì?
Công nghệ được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Điều quan trọng là
phải nhận diện sự khác biệt trong mỗi cách tiếp cận. Hiện tại, có hàng loạt định
nghĩa minh họa các khía cạnh khác nhau về công nghệ. Nhưng đa số các định
nghĩa công nghệ đều đề cập đến:
1/ Các quy trình làm thay đổi đầu vào và đầu ra
2/ Vận dụng tri thức để thực hiện công việc
3/ Kiến thức lý thuyết và thực tiễn, và kỹ năng vận dụng để phát triển sản
phẩm cũng như sản xuất và hệ thống phân phối
4/ Công cụ kỹ thuật để mọi người cải thiện những thứ xung quanh
5/ Ứng dụng khoa học, đặc biệt theo đuổi mục tiêu công nghiệp và thương
mại bao gồm toàn bộ các phương pháp và công cụ để đạt được mục tiêu đó.
Mặc dầu có nhiều các định nghĩa khác nhau về công nghệ. Tuy nhiên, các
định nghĩa này lại có chung một số đặc trưng. Mỗi định nghĩa đều đề cập đến
tiến trình liên quan đến công nghệ, mà sự thay đổi là do kết quả của công nghệ,
và công nghệ đó bao gồm cả cách tiếp cận hệ thống để đem lại đầu ra mong
muốn (sự cải tiến, mục tiêu, đầu ra).
Công nghệ được định nghĩa như sau: Công nghệ như là sự thực thi tiến
trình học hỏi và tri thức của cá nhân và tổ chức để hỗ trợ nỗ lực của con người.
Công nghệ là tri thức, sản phẩm, quy trình, công cụ, và hệ thống vận dụng để tạo
ra hàng hóa hay cung cấp dịch vụ.
Luật KH&CN Việt Nam (năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2013) chỉ rõ:
Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, công cụ, phương
tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
18
Theo pháp luật Việt Nam, công nghệ là hệ thống các giải pháp được tạo nên
bởi sự ứng dụng các kiến thức khoa học, được sử dụng để giải quyết một hoặc
một số nhiệm vụ thực tiễn trong sản xuất, kinh doanh, được thể hiện dưới dạng:
1) Các bí quyết kỹ thuật, phương án công nghệ, quy trình công nghệ, tài
liệu thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật, công thức, bản vẽ, sơ đồ, biểu đồ, bảng
biểu, các thông số kỹ thuật và thông tin kỹ thuật.
2) Các đối tượng sở hữu công nghiệp: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu
dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá. Các giải pháp nói trên có thể bao gồm
máy móc, thiết bị có hàm chứa nội dung công nghệ.
3) Các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn.
Theo các cách tiếp cận, nhu cầu sử dụng và quan điểm khác nhau nên có
rất nhiều khái niệm về công nghệ.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng Việt: “Công nghệ có nguồn
gốc từ technologia, hay τεχνολογια, trong tiếng Hy Lạp; techne có nghĩa là thủ
công và logia có nghĩa là "châm ngôn" là một thuật ngữ rộng ám chỉ đến các
công cụ và mưu mẹo của con người. Tuỳ vào từng ngữ cảnh mà thuật ngữ công
nghệ có thể được hiểu.”[22; tr1]
Ngoài ra có một số định nghĩa về công nghệ như sau:
- Định nghĩa 1: “công nghệ là dạng kiến thức có thể áp dụng được vào
việc sản xuất ra các sản phẩm và sáng tạo ra các sản phẩm mới”[5; tr 105].
Trong định nghĩa này, bản chất của công nghệ là dạng kiến thức và mục tiêu sử
dụng công nghệ là áp dụng vào sản xuất và tạo ra các sản phẩm mới.
- Định nghĩa 2: “công nghệ là một hệ thống tri thức về quá trình chế biến
vật chất hoặc/và thông tin, về phương tiện và phương pháp chế biến vật chất
hoặc/và thông tin” . Công nghệ là một tập hợp của phần cứng và phần mềm, bao
gồm 4 yếu tố: Phần kỹ thuật (vật thể), phần thông tin, phần con người và phần
thiết chế tổ chức.” [5; tr 105]
19
- Thể hiện ở dạng vật thể (vật liệu, công cụ sản xuất, thiết bị và máy móc,
sản phẩm hoàn chỉnh, )
- Thể hiện ở dạng con người (kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm).
- Thể hiện ở dạng ghi chép (bí quyết, quy trình, phương pháp, dữ kiện
thích hợp được mô tả trong các ấn phẩm, tài liệu, v.v )
- Thể hiện ở dạng thiết chế tổ chức (dịch vụ, phương tiện truyền bá, công
ty tư vấn, cơ cấu quản lý, cơ sở luật pháp, ).
Theo Luật chuyển giao công nghệ năm 2006: “Công nghệ là giải pháp,
quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng
để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.”
Công nghệ còn được định nghĩa gắn liền với phương trình công nghệ:
“công nghệ là việc sử dụng sáng tạo các loại công cụ, máy móc, tri thức và kỹ
năng để biến đổi các yếu tố đầu vào thành sản phẩm hay dịch vụ”. Phương trình
công nghệ T = M + K + S (T – Technology; M – Machines/tools; K –
Knowledge; S – Skills). [8; tr 31]
Hình 1.1. Phƣơng trình công nghệ
CÔNG NGHỆ
Technology
(T)
=
MÁY, CÔNG CỤ
Machines/tools
(M)
+
TRI THỨC
Knowledge
(K)
+
KỸ NĂNG
Skills
(S)
(Nguồn [8; tr 31])
Sau khi tìm hiểu kỹ các khái niệm, tác giả thấy định nghĩa về công nghệ
gắn với phương trình công nghệ giúp nhà quản trị hiểu rõ nội hàm và 3 nhóm
yếu tố cấu thành 1 công nghệ hay 1 hệ thống công nghệ. Hơn nữa định nghĩa này
20
cụ thể hơn với đầu ra của công nghệ là sản phẩm hay dịch vụ. Dịch vụ y tế cũng
là sản phẩm đầu ra của một công nghệ hay hệ thống công nghệ.
1.2. Khái quát về năng lực công nghệ
Khái niệm năng lực được sử dụng trong nhiều hoạt động của đời sống xã
hội. Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Năng lực là những điều kiện đủ hoặc vốn có
để làm ra một việc gì, năng lực tư duy của con người. Khả năng đủ để thực hiện
tốt một công việc có năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức”. [21; tr 1172]
Đã có một số nhà khoa học và tổ chức quốc tế nghiên cứu và đưa ra một
số khái niệm về năng lực công nghệ.
+ Khái niệm 1: “Năng lực công nghệ là sự kết hợp ba loại khả năng độc
lập, đó là: khả năng lĩnh hội công nghệ độc lập, khả năng sáng tạo công nghệ
độc lập, khả năng thăm dò công nghệ của thế giới một cách độc lập”. [14; tr 18]
+ Khái niệm 2: “Năng lực công nghệ là khả năng mua được công nghệ,
vận hành công nghệ, sao chép, phát triển và đổi mới công nghệ”. [14; tr 18]
+ Khái niệm 3: “Năng lực công nghệ là năng lực của ba loại năng lực :
Năng lực sản xuất gồm (Quản lý sản suất, kỹ thuật sản xuất, bảo trì tư liệu sản
xuất và tiếp thị sản phẩm); năng lực đầu tư gồm (quản lý dự án, thực hiện dự án,
năng lực mua sắm và đào tạo nhân công); Năng lực đổi mới gồm (sáng tạo và
đưa kỹ thuật mới vào hoạt động kinh tế)”. [14; tr 18]
Có một số loại năng lực công nghệ như: Năng lực vận hành, năng lực làm
chủ, năng lực sao chép, năng lực cải tiến, năng lực đổi mới. Các yếu tố cấu thành
năng lực công nghệ gồm: Năng lực nghiên cứu và triển khai (R&D), hạ tầng
thông tin, hạ tầng công nghiệp, năng lực dịch vụ kỹ thuật.
Năng lực công nghệ được đưa ra là “việc sở hữu, phát triển và sử dụng có
hiệu quả các loại công nghệ khác nhau để hình thành một hệ thống công nghệ
21
tích hợp trong doanh nghiệp hay tổ chức”. Năng lực công nghệ của DN hay tổ
chức thường được chia làm 5 nhóm yếu tố cấu thành là:
(1) Năng lực thiết bị và hạ tầng công nghệ
(2) Năng lực hỗ trợ công nghệ
(3) Năng lực tìm kiếm và mua bán công nghệ
(4) Năng lực vận hành công nghệ
(5) Năng lực sáng tạo công nghệ ” [8; tr 157-158]
Trong mỗi nhóm năng lực công nghệ lại có nhiều yếu tố khác nhau tùy
theo quy mô và ngành nghề khác nhau. Việc xác định chi tiết các yếu tố cấu
thành từng nhóm năng lực công nghệ của từng DN hay tổ chức trong từng ngành
nghề khác nhau là rất phức tạp và đòi hỏi sự phối hợp tham gia của nhiều chuyên
gia. Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả đi sâu vào nghiên cứu các yếu tố
cấu thành năng lực vận hành công nghệ của một cơ sở hay tổ chức y tế.
Hơn thế nữa, năng lực công nghệ được hiểu là “việc sở hữu, phát triển và
sử dụng có hiệu quả các loại công nghệ khác nhau để hình thành một hệ thống
công nghệ tích hợp trong doanh nghiệp hay tổ chức. Năng lực công nghệ của DN
hay tổ chức thường được chia làm 5 nhóm yếu tố cấu thành. Trong đó tác giả tập
trung nghiên cứu Năng lực vận hành công nghệ và vận dụng vào khung lý luận
của luận văn.
1.3. Năng lực vận hành công nghệ của một tổ chức y tế
1.3.1. Năng lực chung của đội ngũ nhân lực KH&CN của một tổ chức y
tế
Năng lực chung trong luận văn tác giả đề cập được hiểu là:
+ Năng lực về cơ sở vật chất như: Nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị.
+ Năng lực về nhân lực KH&CN: Về số lượng, chất lượng công chức,
viên chức, người lao động tại BVĐK huyện.
22
Theo bài “Chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN” đăng ngày
07/06/2013 - Cổng thông tin điện tử - Viện nghiên cứu lập pháp: “Nhân lực khoa
học và công nghệ (KH&CN) có thể được hiểu theo những cách khác nhau. Theo
cuốn “KH&CN Việt Nam”- năm 2003 và cuốn “ Cẩm nang về đo lường nguồn
nhân lực KH&CN” của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), thì nhân
lực KH&CN bao gồm những người đáp ứng được một trong những điều kiện sau
đây:
(1) Đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng và làm việc trong một ngành
KH&CN;
(2) Đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng, nhưng không làm việc trong một
ngành KH&CN nào;
(3) Chưa tốt nghiệp đại học và cao đẳng, nhưng làm một công việc trong
một lĩnh vực KH&CN đòi hỏi trình độ tương đương.
Đây chính là khái niệm nhân lực KH&CN theo nghĩa rộng. Theo đó, có thể
hiểu nhân lực KH&CN bao gồm cả những người đã tốt nghiệp đại học nhưng
không làm việc trong lĩnh vực KH&CN. Khái niệm này dường như quá rộng để
thể hiện nguồn nhân lực hoạt động KH&CN của một quốc gia.
Do vậy, các nước thường sử dụng khái niệm nhân lực nghiên cứu phát triển
(NCPT), hay còn gọi là R&D (research and development), để thể hiện lực lượng
lao động KH&CN của mình.
Theo Hướng dẫn thống kê NCPT của OECD, nhân lực NCPT bao gồm
những người trực tiếp tham gia vào hoạt động NCPT hoặc trực tiếp hỗ trợ hoạt
động NCPT. Nhân lực NCPT được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm 1: Cán bộ nghiên cứu (nhà nghiên cứu/nhà khoa học/kỹ sư nghiên
cứu).
Đây là những cán bộ chuyên nghiệp có trình độ cao đẳng/đại học, thạc sĩ
và tiến sĩ hoặc không có văn bằng chính thức, song làm các công việc tương
23
đương như nhà nghiên cứu/nhà khoa học, tham gia vào quá trình tạo ra tri thức,
sản phẩm và quy trình mới, tạo ra phương pháp và hệ thống mới.
- Nhóm 2: Nhân viên kỹ thuật và tương đương.
Nhóm này bao gồm những người thực hiện các công việc đòi hỏi phải có
kinh nghiệm và hiểu biết kỹ thuật trong những lĩnh vực của KH&CN. Họ tham
gia vào NCPT bằng việc thực hiện những nhiệm vụ khoa học và kỹ thuật có áp
dụng những khái niệm và phương pháp vận hành dưới sự giám sát của các nhà
nghiên cứu.
- Nhóm 3: Nhân viên phụ trợ trực tiếp NCPT.
Bao gồm những người có hoặc không có kỹ năng, nhân viên hành chính văn
phòng tham gia vào các dự án NCPT. Trong nhóm này bao gồm cả những người
làm việc liên quan đến nhân sự, tài chính và hành chính trực tiếp phục vụ công
việc NCPT của các tổ chức NCPT.
Quan hệ giữa nhân lực KH&CN và nhân lực NCPT có thể được thể hiện
như sau:
Nhân lực NCPT
Nhân lực hoạt động KH&CN có trình độ
Nhân lực có trình độ đang làm việc
Tổng số nhân lực
(Nguồn: Phát triển nhân lực KH&CN ở các nước ASEAN, Trung tâm Thông tin
KH&CN quốc gia, Hà Nội, 2005.)
Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO)
cũng đưa ra khái niệm liên quan đến nhân lực trong lĩnh vực KH&CN là: “Tổng
số nhân lực có trình độ” và “Số nhân lực có trình độ hiện đang công tác”.
24
Quan điểm của UNESCO về hai khái niệm này là:
- “Tổng số nhân lực có trình độ” cần phải được xem xét như một đại
lượng đo, bởi qua đó có thể biết được tổng số những người được đào tạo để có
năng lực trở thành nhà khoa học và kỹ sư, bất kể hiện tại họ có làm việc theo
năng lực này hay không. Nói cách khác, đại lượng này thể hiện cho tiềm năng
của một quốc gia về nhân lực KH&CN. Tổng số nhân lực có trình độ chính là
chỉ số nhân lực KH&CN.
- “Số nhân lực có trình độ hiện đang công tác” phản ánh số lượng cán bộ
thực sự đang làm việc theo năng lực của họ (không chắc là làm trong lĩnh vực
KH&CN hay không) và đang đóng góp cho các hoạt động kinh tế của một đất
nước. Số nhân lực có trình độ hiện đang công tác chính là chỉ số nhân lực
NCPT.
Trên cơ sở này, UNESCO đã đưa ra sự phân biệt tương đối giữa các khái
niệm nhân lực trong lĩnh vực KH&CN nói chung như sau: Nhân lực trong lĩnh
vực KH&CN không đơn giản là phép tính cộng tổng đầu người, mà bên cạnh
việc đếm đầu người cần phải tính đến yếu tố khác như: Quy đổi tương đương
thời gian làm việc đầy đủ (Full-Time Equivalent, FTE) và các đặc trưng của họ.
Khuyến nghị của OECD và UNESCO được nhiều quốc gia áp dụng. Các
nước OECD như Thái Lan, Trung Quốc và Nhật Bản… đều chú trọng vào nhân
lực NCPT theo các tiêu chí cụ thể như: Đếm đầu người (headcount), FTE.
Trong khi đó, hệ thống số liệu nhân lực KH&CN của Việt Nam hiện nay
mới chỉ là phương thức phản ánh “tổng số nhân lực có trình độ” của một quốc
gia.
Hiện nay, các lực lượng tham gia hoạt động KH&CN nước ta gồm 5 thành
phần chủ yếu sau đây:
1. Cán bộ nghiên cứu trong các viện, trường đại học.
25
2. Cán bộ kỹ thuật, công nghệ (kỹ thuật viên, kỹ sư, kỹ sư trưởng, tổng công
trình sư) làm việc trong các doanh nghiệp.
3. Các cá nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội yêu thích khoa học kỹ thuật, có
sáng kiến cải tiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống.
4. Cán bộ quản lý các cấp (kể cả quản lý doanh nghiệp) tham gia hoặc chỉ
đạo công việc nghiên cứu phục vụ việc hoạch định các quyết sách, quyết định
quan trọng trong thẩm quyền của mình.
5. Trí thức người Việt Nam ở nước ngoài và các chuyên gia nước ngoài làm
việc tại Việt Nam.
Bởi vậy, số lượng cán bộ KH&CN làm việc trực tiếp trong lĩnh vực NCPT
vẫn chiếm một tỷ lệ hết sức khiêm tốn trong tổng số cán bộ KH&CN của nước
ta”[6;tr 1-3].
Nhân lực KH&CN được chỉ ra: “Nhân lực KH&CN của một đơn vị, một tổ
chức KH&CN là tổng số những người tham gia trực tiếp vào hoạt động KH&CN
của đơn vị, như qui định và được thanh toán cho công việc của họ. Nhóm này có
thể gồm nhà khoa học và kỹ sư, kỹ thuật viên và nhân viên giúp việc”[7; tr60].
Trong phạm vi luận văn, tác giả dựa theo quan điểm của UNESCO để định
nghĩa, thống kê và đánh giá đặc điểm nhân lực KH&CN: Nhân lực KH&CN của
các Bệnh viện đa khoa tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh là tổng số những người
tham gia trực tiếp vào các hoạt động KH&CN của đơn vị, như qui định và được
thanh toán cho công việc của họ. Nhóm này có thể gồm các nhà khoa học và kỹ
sư, kỹ thuật viên và nhân viên giúp việc.