Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nâng cao vai trò của hiệp hội để quản lý và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 90 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





ĐỖ LÊ VĂN



NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HIỆP HỘI
ĐỂ QUẢN LÝ VÀ THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU CÔNG
NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ Ở VIỆT NAM





LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ






Hà Nội, tháng 01 năm 2014



2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





ĐỖ LÊ VĂN


NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HIỆP HỘI
ĐỂ QUẢN LÝ VÀ THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU CÔNG
NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ Ở VIỆT NAM





LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60 34 04 12


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN HẢI





Hà Nội, tháng 01 năm 2014

3
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
PHẦN MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 7
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 9
3.1. Mục tiêu nghiên cứu 9
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 9
4. Phạm vi nghiên cứu 9
5. Mẫu khảo sát 10
6. Câu hỏi nghiên cứu 10
7. Giả thuyết nghiên cứu 10
8. Phƣơng pháp nghiên cứu 10
9. Kết cấu của luận văn 11
CHƢƠNG 1. 12
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN 12
1.1. Tổng quan về sở hữu công nghiệp 12
1.1.1. Khái niệm sở hữu công nghiệp 12
1.1.2. Quản lý sở hữu công nghiệp 15
1.1.3. Thực thi quyền sở hữu công nghiệp 18
1.2. Chỉ dẫn địa lý 20
1.2.1. Khái niệm chỉ dẫn địa lý 20
1.2.2. Quản lý chỉ dẫn địa lý 29
1.2.3. Thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý 30
1.3. Các chủ thể quản lý và thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý 33
1.3.1. Chủ thể quản lý chỉ dẫn địa lý 33

1.3.2. Chủ thể thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý 34
1.3.3. Hiệp hội tham gia quản lý và thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý 35
* Kết luận Chƣơng 1 36
CHƢƠNG 2. 38
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ THỰC THI 38
QUYỀN ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ 38
2.1. Thực trạng quản lý và thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý do cơ quan nhà
nƣớc tiến hành 38
2.1.1. Tổng quan về quản lý chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam 38
2.1.2. Hiệu quả quản lý chỉ dẫn địa lý do cơ quan nhà nƣớc là chủ thể - Trƣờng
hợp cà phê Buôn Ma Thuột 40
2.2. Cơ quan nhà nƣớc và Hiệp hội cùng quản lý chỉ dẫn địa lý 42
2.2.1. Trƣờng hợp gạo tám xoan Hải Hậu 42
2.2.2. Trƣờng hợp vải thiều Thanh Hà 45
2.3. Thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý 51
2.3.1. Các cơ quan thực thi của nhà nƣớc và chế tài xử lý vi phạm 51
2.3.2. Các trƣờng hợp thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý 52
2.4. Đánh giá tác động của mô hình nhà nƣớc quản lý và thực thi quyền đối với
chỉ dẫn địa lý 56
2.4.1. Tác động dƣơng tính 56

4
2.4.2. Tác động âm tính 58
* Kết luận chƣơng 2 59
CHƢƠNG 3. 60
NHỮNG BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP 60
QUẢN LÝ, THỰC THI QUYỀN ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ 60
3.1. Bất cập trong quản lý và thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý 60
3.1.1. Bất cập trong quản lý chỉ dẫn địa lý 60
3.1.2. Bất cập trong thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý 64

3.2. Mô hình hiệp hội tham gia quản lý và thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý . 67
3.2.1. Mô hình kinh nghiệm quản lý và thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý 67
3.2.2. Xây dựng mô hình tổng quát về quản lý và thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa
lý có sự tham gia của hiệp hội 69
3.3. Áp dụng mô hình quản lý và thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý có sự tham
gia của hiệp hội 71
3.3.1. Hiệp hội gạo tám xoan Hải Hậu tham gia quản lý và thực thi quyền đối với
chỉ dẫn địa lý 71
3.3.2. Hiệp hội vải thiều Thanh Hà tham gia quản lý và thực thi quyền đối với chỉ
dẫn địa lý 75
3.3.3. Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột tham gia quản lý và thực thi quyền đối với
chỉ dẫn địa lý 78
3.4. Các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi quyền đối với
chỉ dẫn địa lý có sự tham gia của hiệp hội 79
3.4.1. Giải pháp pháp lý nhằm nâng cao vai trò của hiệp hội 79
3.4.2. Giải pháp củng cố, nâng cao chất lƣợng hoạt động của hiệp hội 81
3.4.3. Giải pháp hỗ trợ hoạt động của hiệp hội 83
3.5. Đánh giá tác động của mô hình hiệp hội tham gia quản lý và thực thi quyền
đối với chỉ dẫn địa lý 85
3.5.1. Tác động dƣơng tính 85
3.5.2. Tác động âm tính 86
* Kết luận chƣơng 3 86
KẾT LUẬN 87
KHUYẾN NGHỊ 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89




5



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


KH&CN Khoa học và Công nghệ
SHCN Sở hữu công nghiệp
SHTT Sở hữu trí tuệ
UBND Ủy ban nhân dân




6
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Chỉ dẫn địa lý là một đối tƣợng của sở hữu công nghiệp, từ những năm
cuối thế kỷ 19, các khái niệm về chỉ dẫn nguồn gốc, tên gọi xuất xứ hàng hóa
(một dạng đặc biệt của chỉ dẫn địa lý) đã đƣợc đề cập trong Công ƣớc Paris và
một số nƣớc trên thế giới, đặc biệt là châu Âu đã bảo hộ rất thành công chỉ
dẫn địa lý.
Ở Việt Nam, bảo hộ chỉ dẫn địa lý là một lĩnh vực tƣơng đối mới, mặc
dù chúng ta đã có đề cập đến từ những năm cuối thế kỷ 20, với việc bảo hộ
tên gọi xuất xứ hàng hóa. Tuy nhiên, đến năm 2005, khi Luật Sở hữu trí tuệ
(SHTT) và một số văn bản dƣới luật đƣợc ban hành, chúng ta mới có các qui
định cụ thể về bảo hộ đối tƣợng này.
Chỉ dẫn địa lý đƣợc bảo hộ phải đáp ứng một số điều kiện, cụ thể là sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải có danh tiếng, chất lƣợng hoặc đặc tính chủ
yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phƣơng, vùng lãnh thổ hoặc nƣớc

tƣơng ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
- Tính đến thời điểm này đã có 36 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đƣợc
bảo hộ (năm 2001 mới chỉ có 2 chỉ dẫn địa lý đƣợc bảo hộ).
- Về cơ bản Việt Nam là một trong các nƣớc thực hiện tốt việc xác lập
quyền chỉ dẫn địa lý trong khu vực.
- Tuy nhiên, quản lý và thực thi quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) đối
với chỉ dẫn địa lý còn nhiều bất cập và chƣa đƣợc quan tâm thích đáng;
- Để thực hiện công việc quản lý chỉ dẫn địa lý, Nhà nƣớc đã đầu tƣ
một số dự án nhằm xây dựng mô hình quản lý Chỉ dẫn địa lý (thực hiện một
chƣơng trình do Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt trong đó có thực hiện một số
dự án quản lý chỉ dẫn địa lý). Tuy nhiên, những dự án quản lý chỉ dẫn địa lý
khi thực hiện còn rất nhiều bất cập. Khi trao đổi, thảo luận với các hiệp hội
sản xuất về mô hình quản lý chỉ dẫn địa lý đang đƣợc áp dụng ở địa phƣơng,
đã có nhiều ý kiến cho rằng mô hình quản lý đang áp dụng tƣơng đối phức

7
tạp, chồng chéo, các qui định về quản lý nhƣ cấp quyền sử dụng, kiểm soát
chất lƣợng còn phức tạp, không hợp lý, bởi vậy, các tổ chức tập thể, cụ thể
là hiệp hội không có điều kiện để tham gia nhiều vào quá trình quản lý chỉ
dẫn địa lý. Quy trình quản lý đƣợc xây dựng có vẻ chặt chẽ nhƣng thực chất
rất cồng kềnh làm cho ngƣời sản xuất không phát huy đƣợc tinh thần làm chủ
của mình, bị lệ thuộc và gây tâm lý chán nản, ảnh hƣởng đến sản xuất, kinh
doanh. Chính vì những qui định đó, nên hiệp hội là tổ chức đại diện của
những ngƣời sản xuất, kinh doanh trực tiếp chƣa có vai trò xứng đáng.
Vì vậy, tôi chọn đề tài Nâng cao vai trò của hiệp hội để quản lý và thực
thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam làm luận văn
chuyên ngành Quản lý KH&CN, với mong muốn sẽ góp phần làm rõ hơn
thực trạng quản lý và đề xuất phƣơng án đổi mới, nâng cao vai trò của các
hiệp hội để quản lý và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa
lý ở Việt Nam đƣợc tốt hơn.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Là một trong những đối tƣợng của quyền sở hữu trí tuệ nhƣng khái
niệm chỉ dẫn địa lý mới chính thức lần đầu tiên đƣợc đƣa ra trong Hiệp định
về các khía cạnh thƣơng mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định
TRIPs).
Trên thế giới, đã có nhiều quốc gia thực hiện tốt việc xác lập quyền cho
chỉ dẫn địa lý đồng thời làm tốt công tác quản lý Chỉ dẫn địa lý, ví dụ nhƣ
Cộng hòa Pháp, Anh, Bồ Đào Nha…; đã có một số công trình, sách nghiên
cứu về chỉ dẫn địa lý nhƣ: The Socio-Economics of Geographical
Indications” (Khía cạnh kinh tế - xã hội của chỉ dẫn địa lý) của tác giả
Dwijen Rangnekar- nghiên cứu viên cao cấp thuộc Trung tâm nghiên cứu của
Globalis Regionalisation, Đại học Warwick, Vƣơng quốc Anh.
Tại Việt Nam đã có những nghiên cứu về quản lý và thực thi quyền đối
với chỉ dẫn địa lý, trong đó có:
- Tác phẩm Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dưới góc độ thương mại
đối với chỉ dẫn địa lý của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

8
của NCS Lê Thị Thu Hà, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Ngoại
thƣơng, trong Luận án này tác giả đã tổng hợp, phân tích và nhìn nhận dƣới
góc độ thƣơng mại đối với việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam, tuy nhiên,
công trình này không đề cập đến vai trò của hiệp hội đối với chỉ dẫn địa lý ở
Việt Nam.
- Tác phẩm Bàn về điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong Luật sở hữu
trí tuệ năm 2005 của Vũ Thị Hải Yến, đăng trên Tạp chí Luật học, số 5/2008,
tr. 45 – 53 đã nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội và các
điều kiện khác để bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
- Tác phẩm Bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ luật học của NCS Vũ Thị Hải Yến đã khảo sát
thực trạng bảo hộ và thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý, đồng thời đề xuất

hoàn thiện pháp luật để bảo hộ có hiệu quả chỉ dẫn địa lý.
- Tác phẩm Bảo hộ chỉ dẫn địa lý dưới dạng nhãn hiệu chứng nhận của
Lê Thu Hà, Học viện Tƣ pháp đã nêu Trong khuôn khổ thực thi nghĩa vụ pháp
lý quốc tế theo Hiệp định TRIPs, Hoa Kỳ đã lựa chọn mô hình bảo hộ chỉ dẫn
địa lý thông qua hệ thống pháp luật hiện hành về nhãn hiệu với các sửa đổi và
bổ sung cho phù hợp với các quy định tối thiểu của Hiệp định này
Các tác phẩm trên chƣa đề xuất về vai trò của hiệp hội trong quản lý và
thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý.
Nhƣng đã có tác phẩm bƣớc đầu bàn về vai trò của hiệp hội trong việc
quản lý và thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý, đó là tác phẩm Bảo hộ quyền
sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam, Luận văn
Thạc sĩ Luật học của Ninh Thị Thanh Thủy do TS Nguyễn Thị Quế Anh
hƣớng dẫn năm 2009 đã nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp
luật và tăng cƣờng hiệu quả bảo hộ quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý ở Việt
Nam: Nhà nƣớc tạo cơ chế hỗ trợ việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý; nâng cao nhận
thức của các nhà sản xuất; các hiệp hội ngành nghề phải thể hiện đầy đủ vai
trò là ngƣời đại diện cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh để họ có thể khai
thác địa lý một cách hiệu quả nhất; cần có sự phân định một cách rõ ràng, cụ

9
thể giữa hoạt động quản lý nội bộ của tổ chức tập thể và hoạt động quản lý
bên ngoài của các cơ quan quản lý nhà nƣớc.
Trong khuôn khổ Luận văn này, tác giả sẽ kế thừa một số kết quả
nghiên cứu từ trong và ngoài nƣớc, khái quát về tình trạng bảo hộ, quản lý chỉ
dẫn địa lý ở Việt Nam, đồng thời đề xuất giải pháp khắc phục những tồn tại,
bất cập của công tác quản lý chỉ dẫn địa lý hiện nay bằng cách nâng cao vai
trò của hiệp hội.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm ra giải pháp để quản lý và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối

với chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam bằng việc tăng cƣờng vai trò tham gia của các
hiệp hội chuyên ngành.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài có các nhiệm vụ sau:
- Đƣa ra hệ thống lý thuyết về sở hữu công nghiệp, quản lý sở hữu công
nghiệp, thực thi quyền sở hữu công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, biện pháp công
nghệ, vai trò của các hiệp hội chuyên ngành;
- Khảo sát thực trạng quản lý và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối
với chỉ dẫn địa lý; Khảo sát thực trạng tham gia của các hiệp hội chuyên
ngành vào việc quản lý và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn
địa lý;
- Đề xuất giải pháp quản lý và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối
với chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam bằng việc tăng cƣờng vai trò tham gia của các
hiệp hội chuyên ngành.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài giải quyết 03 nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra ở
mục 3 trên đây.
Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu một số chỉ dẫn địa lý
đƣợc bảo hộ trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến 2012.

10
5. Mẫu khảo sát
- Khảo sát các mô hình cơ quan nhà nƣớc quản lý và thực thi quyền đối
với chỉ dẫn địa lý tại các tỉnh Hải Dƣơng, Nam Định, Đắk Lắk.
- Khảo sát các mô hình hiệp hội tham gia quản lý và thực thi quyền đối
với chỉ dẫn địa lý tại các tỉnh Hải Dƣơng, Nam Định, Đắk Lắk.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Cần tiến hành các giải pháp nào để quản lý và thực thi có hiệu quả
quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý?
7. Giả thuyết nghiên cứu

- Cần tiến hành giải pháp để quản lý và thực thi có hiệu quả quyền đối
với chỉ dẫn địa lý bằng việc nâng cao vai trò tham gia của các hiệp hội chuyên
ngành;
- Khi vai trò của hiệp hội đƣợc nâng cao sẽ quản lý và thực thi quyền
đối với chỉ dẫn địa lý đạt hiệu quả.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phƣơng pháp đƣợc tác giả Luận văn sử dụng trong nghiên cứu:
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu các tài liệu là các văn
bản Pháp luật nhƣ các Luật, các nghị định, thông tƣ, tạp chí và báo cáo
chuyên ngành để thu thập thông tin về cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề
nghiên cứu; thu thập các thông tin thông qua một số nguồn tài liệu: sách tham
khảo, tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nƣớc.
- Phƣơng pháp xử lý thông tin: thu thập, thống kê, phân tích thông tin
từ công việc nghiên cứu tài liệu, bao gồm thao tác cụ thể:
- Thu thập, thống kê số liệu: thu thập các số liệu trong lĩnh vực đăng ký
xác lập quyền chỉ dẫn địa lý của Cục Sở hữu trí tuệ.
- Phân tích số liệu: phân tích tình hình, dự đoán diễn biến của công tác
quản lý và thực thi quyền SHCN, phục vụ cho việc chứng minh giả thuyết.
- Phƣơng pháp phỏng vấn: tiến hành phỏng vấn các chuyên gia để thu
thập ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý, hiệp hội sản xuất và

11
chính ngƣời tham gia sản xuất sản phẩm. Tác giả Luận văn đã phỏng vấn 7
chuyên gia trong lĩnh vực quản lý và thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý, cả
7 chuyên gia đều có câu trả lời, tuy nhiên Luận văn chỉ nêu một số câu trả lời
có liên quan trực tiếp đến vai trò của hiệp hội trong việc quản lý và thực thi
quyền đối với chỉ dẫn địa lý.
Cách tiến hành phỏng vấn:
+ Tác giả Luận văn gửi trƣớc câu hỏi cho ngƣời đƣợc phỏng vấn;
+ Tác giả Luận văn trực tiếp gặp và nghe ngƣời đƣợc phỏng vấn trả lời

về những vấn đề có liên quan đến quản lý và thực thi quyền đối với chỉ dẫn
địa lý nhƣ đã nêu trong câu hỏi đƣợc gửi trƣớc;
+ Tác giả Luận văn trao đổi, nêu những vấn đề phát sinh mà ngƣời trả
lời phỏng vấn chƣa đề cập.
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận văn gồm 3 chƣơng:
- Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của Luận văn
- Chƣơng 2. Thực trạng quản lý và thực thi quyền đối với chỉ dẫn địa lý
- Chƣơng 3. Những bất cập và giải pháp quản lý, thực thi quyền đối với
chỉ dẫn địa lý

12

CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN

1.1. Tổng quan về sở hữu công nghiệp
1.1.1. Khái niệm sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của các tổ chức, cá nhân đối với tài
sản là các đối tƣợng sở hữu công nghiệp do mình tạo ra hoặc nắm giữ. Quyền
sở hữu công nghiệp đƣợc thể hiện ở hệ thống những quy phạm pháp luật do
các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã
hội phát sinh trong quá trình tạo ra, nắm giữ các sản phẩm trí tuệ.
Quyền sở hữu công nghiệp đƣợc định nghĩa trong Luật Sở hữu trí tuệ
số 50/2005/QH11, nhƣ sau:
“Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu,
tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc
sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”.

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền đối với một loại tài sản đặc biệt đó
là tài sản vô hình, chủ sở hữu có đầy đủ các quyền nhƣ quyền sở hữu, sử dụng
và định đoạt.
Quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố giới hạn phạm vi nhƣ quốc gia
hoặc vùng lãnh thổ, nó cũng có yếu tố giới hạn về thời gian (thời gian hiệu
lực) tùy thuộc vào các đối tƣợng sở hữu công nghiệp và qui định của các quốc
gia khác nhau.
Quyền sở hữu công nghiệp có tính chất độc quyền sử dụng và khai
thác. Chủ sở hữu có quyền đầu tƣ sản xuất ra sản phẩm để bán hoặc chuyển
nhƣợng, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp nhằm mục đích thu lợi nhuận
bù đắp lại chi phí tạo ra loại tài sản vô hình này.

13
Quyền sở hữu công nghiệp đƣợc xác lập dựa trên cơ sở là văn bằng bảo
hộ do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp. Ở Việt Nam, văn bằng bảo hộ do
Cục Sở hữu trí tuệ, thuộc Bộ KH&CN cấp. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
là bảo hộ về nội dung. Vì vậy, để đƣợc cấp văn bằng bảo hộ các đối tƣợng sở
hữu công nghiệp phải qua giai đoạn thẩm định. Hiện nay, tại Cục Sở hữu trí
tuệ, các đơn yêu cầu xác lập quyền sở hữu công nghiệp đều phải trải qua quá
trình thẩm định hình thức và thẩm định nội dung, với thời hạn riêng cho từng
đối tƣợng sở hữu công nghiệp.
Nguyên tắc quan trọng chung đối với việc đề nghị xác lập quyền sở
hữu công nghiệp là nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (The first to file). Ngƣời nộp
đơn cần biết rõ điều này để tiến hành nộp đơn sớm, bảo vệ quyền lợi chính
đáng của mình.
Các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp
Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, quyền sở hữu công nghiệp, bao
gồm 7 đối tƣợng, cụ thể nhƣ sau:
1. Sáng chế: là giải pháp kỹ thuật dƣới dạng sản phẩm hoặc quy trình
nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự

nhiên.
Sáng chế muốn đƣợc bảo hộ cần có tính mới, trình độ sáng tạo và khả
năng áp dụng công nghiệp.
Thời hạn bảo hộ đối với sáng chế là 20 năm kể từ ngày nộp đơn.
Sáng chế đƣợc bảo hộ dƣới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp
hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thƣờng và có tính mới và có khả
năng áp dụng công nghiệp.
Thời hạn bảo hộ của Giải pháp hữu ích là 10 năm kể từ ngày nộp đơn
2. Kiểu dáng công nghiệp: là hình dáng bên ngoài của sản phẩm đƣợc
thể hiện bằng hình khối, đƣờng nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố
này.
Kiểu dáng công nghiệp muốn đƣợc bảo hộ cần có tính mới, trình độ
sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp.

14
Thời hạn bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp là 5 năm kể từ ngày
nộp đơn (có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm).
3. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí):
là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó
trong mạch tích hợp bán dẫn.
Thiết kế bố trí đƣợc bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện là có tính nguyên
gốc và có tính mới thƣơng mại.
Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu
lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:
- Kết thúc mƣời năm kể từ ngày nộp đơn;
- Kết thúc mƣời năm kể từ ngày thiết kế bố trí đƣợc ngƣời có quyền
đăng ký hoặc ngƣời đƣợc ngƣời đó cho phép khai thác thƣơng mại lần đầu
tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;
- Kết thúc mƣời lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
4. Nhãn hiệu: là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các

tổ chức, cá nhân khác nhau.
Nhãn hiệu đƣợc bảo hộ khi không trùng hoặc không tƣơng tự với nhãn
hiệu hàng hóa khác đã đƣợc bảo hộ hoặc có ngày nộp đơn sớm hơn.
Nhãn hiệu đƣợc bảo hộ 10 năm tính từ ngày nộp đơn.
Ngoài nhãn hiệu thông thƣờng, còn có một số loại nhãn hiệu đặc biệt:
- Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ
của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch
vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
- Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho
phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá
nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách
thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lƣợng, độ chính xác,
độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

15
- Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký,
trùng hoặc tƣơng tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tƣơng tự
nhau hoặc có liên quan với nhau.
- Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu đƣợc ngƣời tiêu dùng biết đến rộng
rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Trong các loại nhãn hiệu trên, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng
nhận là hai loại nhãn có thể đƣợc sử dụng để bảo hộ chỉ dẫn địa lý, thông
thƣờng tồn tại dƣới dạng địa danh.
5. Tên thƣơng mại: là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt
động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể
kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Tên thƣơng mại đƣợc bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh
doanh mang tên thƣơng mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh
vực và khu vực kinh doanh.
6. Bí mật kinh doanh; là thông tin thu đƣợc từ hoạt động đầu tƣ tài

chính, trí tuệ, chƣa đƣợc bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
Bí mật kinh doanh đƣợc bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Không phải là hiểu biết thông thƣờng và không dễ dàng có đƣợc;
- Khi đƣợc sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho ngƣời nắm giữ bí mật
kinh doanh lợi thế so với ngƣời không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật
kinh doanh đó;
- Đƣợc chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh
doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận đƣợc.
7. Chỉ dẫn địa lý: là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ
khu vực, địa phƣơng, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Thời hạn bảo hộ Chỉ dẫn địa lý là vô thời hạn (có điều kiện).
Riêng đối tƣợng này sẽ đƣợc làm rõ hơn ở phần sau.
1.1.2. Quản lý sở hữu công nghiệp
- Những nội dung về quản lý nhà nƣớc về sở hữu công nghiệp [14;
điều 10], bao gồm các nội dung chính sau đây:

16
+ Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, chính sách bảo hộ quyền sở
hữu công nghiệp.
+ Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về sở hữu công
nghiệp.
+ Tổ chức bộ máy quản lý về sở hữu trí tuệ; đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ
về sở hữu công nghiệp.
+ Cấp và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến văn bằng bảo hộ các
đối tƣợng sở hữu công nghiệp.
+ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về sở hữu công nghiệp,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiêp.
+ Tổ chức hoạt động thông tin, thống kê về sở hữu công nghiệp.
+ Tổ chức, quản lý hoạt động giám định về sở hữu công nghiệp.
+ Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về sở hữu công

nghiệp.
+ Hợp tác quốc tế về sở hữu công nghiệp.
- Phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về sở hữu công nghiệp [14;
điều 11], cụ thể nhƣ sau:
+ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về sở hữu trí tuệ.
+ Bộ KH&CN chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ chủ trì, phối hợp với
Bộ Văn hoá-Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện
quản lý nhà nƣớc về sở hữu trí tuệ và thực hiện quản lý nhà nƣớc về quyền sở
hữu công nghiệp.
+ Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm
vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ KH&CN, Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng trong việc quản lý nhà nƣớc
về sở hữu công nghiệp.
+ Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nƣớc về sở hữu công
nghiệp tại địa phƣơng theo thẩm quyền.
Để thi hành Luật SHTT, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng

17
dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về SHCN, Nghị định này qui định
trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về sở hữu công nghiệp cho Bộ KH&CN, Cục
Sở hữu trí tuệ và các địa phƣơng, có những điểm chính sau [15; điều 10]:
- Bộ KH&CN có trách nhiệm sau đây trong quản lý nhà nƣớc về sở hữu
công nghiệp:
+ Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lƣợc, chính sách bảo hộ quyền sở
hữu công nghiệp, ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành, tổ chức thực
hiện các văn bản pháp luật về sở hữu công nghiệp, tổ chức hệ thống cơ quan
thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về sở hữu công nghiệp, tổ chức thực
hiện xác lập quyền sở hữu công nghiệp
+ Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan thuộc Bộ KH&CN, có trách nhiệm giúp

Bộ trƣởng Bộ KH&CN thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về sở hữu công
nghiệp. Bộ trƣởng Bộ KH&CN quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn của Cục Sở hữu trí tuệ.
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có trách nhiệm sau
đây trong quản lý nhà nƣớc về sở hữu công nghiệp tại địa phƣơng.
+ Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về sở hữu công nghiệp, xây
dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy định của địa phƣơng về sở hữu công
nghiệp, tổ chức hệ thống quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp tại địa
phƣơng và thực hiện các biện pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả của hệ thống
đó
+ Quản lý chỉ dẫn địa lý thuộc địa phƣơng.
Theo qui định tại Nghị định này, Cục Sở hữu trí tuệ là đơn vị trực thuộc
Bộ KH&CN thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về sở hữu công nghiệp.
Cục Sở hữu trí tuệ có chức năng, nhiệm vụ chính, nhƣ sau
1
:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và hoàn thiện
hệ thống văn bản pháp luật về SHTT; xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế
hoạch, chƣơng trình, dự án, biện pháp đẩy mạnh hoạt động và phát triển hệ
thống SHTT trong phạm vi cả nƣớc;


1
Xin tham khảo thêm: Quyết định số 14/2004/QĐ-BKHCN, ngày 25/6/2004 của Bộ KH&CN

18
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc trong việc xác lập và bảo vệ
quyền SHTT tại Việt Nam cho các tổ chức, cá nhân;
- Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về SHTT;
- Hƣớng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn về SHTT cho các cơ quan

quản lý SHTT thuộc các Bộ, ngành và địa phƣơng trong cả nƣớc;
- Thực hiện chức năng bảo đảm các hoạt động sự nghiệp chuyên ngành:
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về SHTT; đào tạo, bồi dƣỡng
chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học về SHTT; hỗ trợ và tƣ vấn về
thủ tục xác lập, quản lý, sử dụng và chuyển giao, chuyển nhƣợng giá trị quyền
SHTT; xây dựng, quản lý và tổ chức khai thác cơ sở dữ liệu thông tin sở hữu
công nghiệp.
Đặc biệt, ngoài công tác thẩm định, cấp văn bằng bảo hộ (công tác xác
lập quyền), để thực hiện việc hỗ trợ công tác thực thi quyền sở hữu công
nghiệp, Cục Sở hữu trí tuệ đã tổ chức nhiều khóa huấn luyện, tập huấn về kiến
thức sở hữu công nghiệp, thực hiện các dự án hỗ trợ địa phƣơng. Trong Cục
Sở hữu trí tuệ cũng có Phòng thực thi và giải quyết khiếu nại nhƣng vì không
phải là cơ quan thực thi quyền sở hữu công nghiệp nên Cục Sở hữu trí tuệ chỉ
thực hiện một số công việc có tính chất tƣ vấn, hỗ trợ về chuyên môn nghiệp
vụ sở hữu công nghiệp.
1.1.3. Thực thi quyền sở hữu công nghiệp
- Ngoài Bộ luật dân sự, hình sự, Luật SHTT, cần chú trọng đến các văn
bản dƣới luật liên quan đến thực thi quyền sở hữu công nghiệp, dƣới đây:
+ Nghị định số 105/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi
hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và
quản lý nhà nƣớc về sở hữu trí tuệ.
+ Nghị định số 97/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Nghị định này thay thế cho Nghị định số
106/2006/NĐ-CP và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/11/2010;
- Việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp là sự công nhận về mặt pháp
lý, nó xác định rõ chủ sở hữu tài sản trí tuệ. Căn cứ vào sự công nhận về mặt

19
pháp lý đó, chủ sở hữu và các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện
nhiều biện pháp nhằm đảm bảo cho pháp luật về SHTT đƣợc thực hiện một

cách nghiêm chỉnh. Vì vậy, việc thực thi quyền sở hữu công nghiệp là rất
quan trọng.
- Để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của mình, chủ sở hữu đối tƣợng sở
hữu công nghiệp có một vai trò rất quan trọng, họ phải biết “tự bảo vệ mình”
trƣớc, muốn làm đƣợc nhƣ vậy, họ cần hiểu biết pháp luật về sở hữu công
nghiệp và yêu cầu các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của mình, chủ sở hữu có các quyền sau:
+ Sử dụng, cho phép ngƣời khác sử dụng đối tƣợng sở hữu công
nghiệp.
+ Định đoạt đối tƣợng sở hữu công nghiệp.
+ Ngăn cấm ngƣời khác sử dụng đối tƣợng sở hữu công nghiệp.
+ Yêu cầu các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của mình.
- Một số hình thức đƣợc áp dụng khi xử lý vi phạm pháp luật về SHTT,
đó là các biện pháp hành chính, dân sự hoặc hình sự, cụ thể nhƣ sau
2
:
+ Biện pháp hành chính đƣợc áp dụng khi hành vi vi phạm gây thiệt hại
cho ngƣời tiêu dùng hoặc cho xã hội, không chấm dứt vi phạm mặc dù đã
đƣợc chủ sở hữu thông báo bằng văn bản. Sản xuất, vận chuyển buôn bán
hàng hóa giả mạo về sở hữu công nghiệp, cạnh tranh không lành
mạnh…thông thƣờng, biện pháp sử phạt hành chính đƣợc thực hiện đối với
các hành vi vi phạm nhƣng chƣa đến mức độ nghiêm trọng.
+ Biện pháp dân sự đƣợc áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu
cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do
hành vi xâm phạm gây ra. Tức là, chủ sở hữu quyền có thể đƣa đơn kiện ra
tòa án và thủ tục đƣợc áp dụng tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng
dân sự.



2
Tham khảo thêm Nghị định số 105/2006/NĐ-CP

20
+ Biện pháp hình sự đƣợc áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong
trƣờng hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật
Hình sự. Biện pháp này đƣợc thực hiện thƣờng là do hành vi đó nghiêm trọng
và do các cơ quan thực thi đề nghị.
- Các cơ quan nhà nƣớc có chức năng thực thi quyền sở hữu công
nghiệp ở Việt Nam là:
+ Thanh tra KH&CN.
+ Cơ quan quản lý thị trƣờng.
+ Cảnh sát kinh tế.
+ Cơ quan hải quan.
- Chúng ta thấy rằng, lực lƣợng thực thi quyền sở hữu công nghiệp ở
Việt Nam là tƣơng đối “hùng hậu”, có đến 4 cơ quan có chức năng bảo đảm
cho việc thực hiện pháp luật về sở hữu công nghiệp đƣợc thực hiện tốt. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy các cơ quan này còn yếu về kiến thức sở hữu công
nghiệp và sự phối kết hợp giữa các cơ quan thực thi với nhau và với chủ sở
hữu còn chƣa thật sự đƣợc tốt, hoạt động đôi khi còn chồng chéo. Chính vì
vậy, nên số lƣợng các vụ vi phạm quyền sở hữu công nghiệp còn xảy ra rất
nhiều.
1.2. Chỉ dẫn địa lý
1.2.1. Khái niệm chỉ dẫn địa lý
Một số khái niệm của quốc tế về chỉ dẫn địa lý
Điểm lại lịch sử từ những năm cuối thế kỷ 19, khi Công ƣớc Paris đƣợc
ký kết vào năm 1883 đã đƣa ra khái niệm về chỉ dẫn nguồn gốc (Indication of
Source) và Tên gọi xuất xứ hàng hóa (Appelations of Origin):
- Theo đó, chỉ dẫn nguồn gốc chỉ mối liên hệ giữa sản phẩm với nguồn
gốc của nó, tức là nó chỉ hàng hóa đó đƣợc sản xuất ra từ đâu, khu vực, đất

nƣớc nào. Chỉ dẫn nguồn gốc thƣờng không có yêu cầu gì quá đặc biệt về chất
lƣợng. Tuy nhiên, đôi khi chỉ dẫn nguồn gốc cũng giúp ngƣời tiêu dùng liên
tƣởng đến chất lƣợng, danh tiếng của sản phẩm.

21
- Tại Điều 1.2 của Công ƣớc Paris qui định rằng, chỉ dẫn nguồn gốc và
tên gọi xuất xứ hàng hóa là hai đối tƣợng bảo hộ sở hữu công nghiệp. Tuy
nhiên, Công ƣớc Paris không có qui định cụ thể nào về Tên gọi xuất xứ hàng
hóa.
Đến năm 1958, khi Thỏa ƣớc Lisbon về Bảo hộ tên gọi xuất xứ và
Đăng ký quốc tế đƣợc ký kết và đã đƣa ra khái niệm tên gọi xuất xứ
(Appelations of Origin) một cách cụ thể, rõ ràng hơn:
Tại Điều 2 của Thỏa ƣớc có nêu:
- Tên gọi xuất xứ hàng hóa là “Tên địa lý của một nước, một khu vực
hoặc một địa phương nơi xuất xứ của sản phẩm mà chất lương và các tính
chất đặc thù cơ bản của sản phẩm do môi trường địa lý của khu vực đó quyết
định, kể cả các yếu tố tự nhiên và con người” Những tên gọi tuân thủ định
nghĩa trên mới đƣợc bảo hộ.
Có ba yếu tố đƣợc đề cập đến trong định nghĩa trên là:
- Yếu tố thứ nhất của định nghĩa trên là tên gọi phải là tên địa lý của
một nƣớc, một khu vực hoặc một địa phƣơng.
- Yếu tố thứ hai của định nghĩa trên là tên gọi xuất xứ hàng hóa giúp xác
định nơi xuất xứ của một sản phẩm từ một nƣớc, một khu vực, hoặc một địa
phƣơng.
- Yếu tố thứ ba theo định nghĩa trên thì phải có sự liên kết về chất
lƣợng giữa sản phẩm và khu vực địa lý. Tức là, chất lƣợng và các đặc tính
phải đặc thù và cơ bản phải do điều kiện địa lý quyết định. Nếu sự liên kết về
chất lƣợng không đủ, quá ít thì tên gọi đó không phải là tên gọi xuất xứ hàng
hóa mà chỉ đƣợc gọi là chỉ dẫn nguồn gốc [18].
Đến năm 1994, Hiệp định TRIPS đƣợc ký kết:

- Tại Điều 22.1 đã định nghĩa chỉ dẫn địa lý, nhƣ sau “Chỉ dẫn địa lý là
những chỉ dẫn xác định một sản phẩm là có nguồn gốc từ lãnh thổ của một
nƣớc thành viên, hoặc từ một khu vực hay địa phƣơng thuộc vùng lãnh thổ
đó, mà tại đó chất lƣợng, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của sản phẩm chủ
yếu gắn với nguồn gốc địa lý của sản phẩm”.

22
- Điều 22.2 của Hiệp định TRIPS cũng qui định “Về các chỉ dẫn địa lý,
các thành viên phải qui định những biện pháp pháp lý đối với các bên liên
quan nhằm ngăn chặn:
+ Việc sử dụng bất kỳ phƣơng tiện nào để đặt tên hay giới thiệu một
hàng hóa mà chỉ dẫn hoặc gợi ý rằng hàng hóa đó xuất xứ từ một khu vực địa
lý khác với nơi xuất xứ thật để lừa dối công chúng về xuất xứ địa lý của hàng
hóa;
+ Bất kỳ việc sử dụng nào tạo nên một hành động cạnh tranh không
lành mạnh theo nhƣ định nghĩa tại Điều 10bis Công ƣớc Paris”.
- Điều 23.1 của Hiệp định TRIPS còn qui định chặt chẽ hơn, nhằm tăng
cƣờng việc bảo hộ cho rƣợu vang và rƣợu mạnh (đây là các hàng hóa nổi
tiếng ở châu Âu), cụ thể là “Mỗi thành viên sẽ qui định các biện pháp pháp lý
đối với các bên liên quan để ngăn chặn việc sử dụng một chỉ dẫn địa lý dùng
cho rượu vang và rượu mạnh không xuất xứ tại khu vực mà chỉ dẫn địa lý đã
nêu hoặc chỉ ra loại rượu mạnh không có xuất xứ từ khu vực mà chỉ dẫn địa
lý nêu ra, thậm chí nếu xuất xứ thật của hàng hóa được chỉ ra hoặc chỉ dẫn
địa lý được sử dụng do dịch hoặc đi kèm sự diễn đạt như “loại”, “kiểu”, “bắt
chước” hoặc “thuộc loại đó”.
Thuật ngữ “chỉ dẫn địa lý” đã đƣợc sử dụng chính thức trong Hiệp định
TRIRS. Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm rƣợu vang và rƣợu
mạnh đƣợc qui định rất nghiêm ngặt, yêu cầu các nƣớc thành viên phải có
biện pháp xử lý cả các dấu hiệu tƣơng tự với chỉ dẫn địa lý.
Chúng ta thấy rằng, chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa rất gần

với nhau. Có thể nói, tên gọi xuất xứ hàng hóa là một dạng đặc biệt của chỉ
dẫn địa lý. Chỉ dẫn địa lý có phạm vi rộng hơn, chỉ dẫn địa lý có thể là biểu
tƣợng, hình ảnh (dấu hiệu) còn tên gọi xuất xứ chỉ là “tên gọi” cụ thể của một
nƣớc hay một khu vực địa lý.
Chỉ dẫn địa lý phải có các điều kiện sau:
- Là dấu hiệu chỉ dẫn hàng hóa có nguồn gốc từ một vùng lãnh thổ,
quốc gia hay địa phƣơng cụ thể.

23
- Hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý phải có chất lƣợng, danh tiếng hoặc có
đặc tính khác do điều kiện địa lý mang lại.
Mối liên kết giữa danh tiếng, tính chất, chất lƣợng đặc thù của hàng hóa
với các điều kiện địa lý là yếu tố quan trọng nhất. Trong thực tế, việc chứng
minh mối quan hệ, liên kết này không phải dễ dàng thực hiện đƣợc mà đòi hỏi
phải đầu tƣ nhiều công sức, tiến hành nghiên cứu, điều tra cụ thể mới chứng
minh đƣợc.
Qui định pháp luật của Việt Nam về chỉ dẫn địa lý
- Đầu tiên phải kể đến Pháp lệnh bảo hộ sở hữu công nghiệp số 13-
LCT/HDNN8, ban hành ngày 28/01/1989, tại Pháp lênh này đã có qui định
về tên gọi xuất xứ hàng hóa, tại Điều 4.5 đã nêu “Tên gọi xuất xứ hàng hóa
là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ
nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có tính chất, chất
lượng đặc thù dựa trên điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố
tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó”. Nhƣ vậy, tại Pháp lệnh
này đã qui định tƣơng đối rõ về tên gọi xuất xứ hàng hóa, một dạng đặc
biệt của chỉ dẫn địa lý.
- Bộ Luật dân sự năm 1995 quy định tại điều 786. Tên gọi xuất xứ
hàng hoá, trong đó nêu rõ: Tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên địa lý của nước,
địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với
điều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên

các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người
hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó. Nhƣ vậy, Bộ Luật dân sự 1995 không trực tiếp
quy định khái niệm chỉ dẫn địa lý mà gián tiếp quy định qua tên gọi xuất xứ
hàng hoá, nhƣng đã quy định những yếu tố đƣợc xem nhƣ nội hàm của khái
niệm chỉ dẫn địa lý nhƣ: tên địa lý của nƣớc, địa phƣơng, các tính chất, chất
lƣợng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý, bao gồm yếu tố tự nhiên, con
ngƣời hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó.
- Bộ Luật dân sự năm 2005 đã có qui định về chỉ dẫn địa lý. Tại Điều
750 Bộ Luật dân sự năm 2005 có nêu chỉ dẫn địa lý là một đối tƣợng của

24
quyền sở hữu công nghiệp “Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí
mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý’.
- Luật SHTT Việt Nam đã định nghĩa tại Điều 22.4, nhƣ sau:
“Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu
vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể” [14; điều 22.4].
Chỉ dẫn địa lý là “dấu hiệu dùng để chỉ” khái niệm dấu hiệu ở đây có
hàm ý rộng hơn tên gọi xuất xứ nhƣng nó không có nghĩa là bất kỳ dấu hiệu
nào mà nên hiểu là dấu hiệu đó phải có ý nghĩa tƣợng trƣng cho khu vực địa
lý. Nhìn vào dấu hiệu đó, ngƣời ta có thể liên tƣởng ngay đến khu vực địa lý,
hay nói cách khác những dấu hiệu đó là những hình ảnh nổi tiếng, có mối liên
kết chặt chẽ với khu vực địa lý. Ví dụ thực tế nhƣ có thể dùng hình ảnh của
tháp Eiffel của Pháp hay chùa Một Cột của Việt Nam làm dấu hiệu chỉ dẫn
địa lý. Định nghĩa của Việt Nam về chỉ dẫn địa lý cũng phù hợp với qui định
của quốc tế.
Điều 22.4 của Luật SHTT mới chỉ đƣa ra định nghĩa chung về chỉ dẫn
địa lý. Tuy nhiên, các điều khoản của Luật SHTT đã qui định khá chặt chẽ về
điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam, cụ thể nhƣ sau:
- Chỉ dẫn địa lý đƣợc bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa
phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
+ Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc
tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc
nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Phân tích điều này, ta thấy có mấy nội hàm sau:
+ Đó là phải có nguồn gốc từ vùng lãnh thổ hoặc nƣớc tƣơng ứng, điều
này khẳng định sản phẩm đó bắt buộc phải xuất phát từ khu vực địa lý đã đề
cập, thể hiện chức năng “chỉ dẫn” cung cấp thông tin cho ngƣời tiêu dùng biết
xuất xứ của hàng hóa là của khu vực địa lý đó chứ không phải của nơi khác.
Ví dụ nhƣ, nƣớc mắm Phú Quốc, ngƣời tiêu dùng biết đƣợc rằng loại nƣớc

25
mắm đó có xuất xứ từ đảo Phú Quốc của Việt Nam. Thực ra, yếu tố này thực
hiện chức năng chỉ dẫn nguồn gốc cơ bản (Indication orgin).
+ Có danh tiếng, chất lƣợng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý
quyết định. Điều này là hiển nhiên, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải có
danh tiếng, chất lƣợng hoặc đặc tính, sản phẩm đó sẽ không có giá trị gì khi
nó không đƣợc ai biết đến hoặc chất lƣợng không tốt. Điều ta cần chú trọng ở
đây là “do điều kiện địa lý quyết định” tức là danh tiếng hay chất lƣợng đặc
thù đó phải do điều kiện địa lý tạo nên, các yếu tố của điều kiện địa lý đã tác
động lên sản phẩm để tạo ra những sản phẩm có danh tiếng, chất lƣợng.
- Các đối tƣợng sau đây không đƣợc bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa
lý:
+ Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt
Nam;
+ Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không
được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
+ Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo
hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về

nguồn gốc của sản phẩm;
+ Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc
địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
Phân tích điều này, ta thấy có nội hàm sau:
+ Pháp luật Việt Nam cũng nhƣ quốc tế qui định rằng một khi những
chỉ dẫn địa lý đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa thì nó sẽ mất đi tính
chất chỉ dẫn đặc biệt, riêng của hàng hóa mà nó chỉ giúp ngƣời ta liên tƣởng
đến một loại hàng hóa chung mà thôi. Một ví dụ cụ thể là trƣờng hợp của
rƣợu Champagnes (Sâm banh). Đây là rƣợu của một vùng khá nôi tiếng của
Cộng hòa Pháp. Tuy nhiên, ở Việt Nam ta, từ trƣớc đến nay rất ít ngƣời biết
điều này mà đều tƣởng rƣợu Sâm banh là một loại rƣợu vang nổ, thậm chí
rƣợu vang nổ của Mỹ, Chile chúng ta cũng đều gọi là rƣợu sâm banh. Chính

×