Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Tăng cường các thiết chế kiểm soát chất lượng hàng hóa sau công bố tiêu chuẩn chất lượng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 127 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



PHAN THANH THÔI



TĂNG CƯỜNG CÁC THIẾT CHẾ
KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
SAU CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH



LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.72


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM HỒNG





Hà Nội, 2010




- 1 -
MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU 5
PHẦN MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 7
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 10
3. Mục tiêu nghiên cứu 10
4. Phạm vi nghiên cứu 11
5. Mẫu khảo sát 11
6. Câu hỏi nghiên cứu 11
7. Giả thuyết nghiên cứu 11
8. Phƣơng pháp nghiên cứu 12
9. Kết cấu của Luận văn 12
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG, QUẢN LÝ CHẤT
LƢỢNG VÀ THIẾT CHẾ KIỂM SOÁT CHẤT LƢỢNG 13
1.1 Chất lƣợng 13
1.1.1. Định nghĩa về chất lượng 13
1.1.2. Đặc điểm chất lượng 15
1.1.3. Các loại chất lượng sản phẩm, hàng hoá 16
1.2. Quản lý chất lƣợng 17
1.2.1. Khái niệm về quản lý chất lượng 17
1.2.2. Trường phái quản lý chất lượng 17
1.2.3. Định hướng và kiểm soát chất lượng 18
1.2.4. Các nguyên tắc quản lý chất lượng 19
1.3. Thiết chế xã hội và thiết chế kiểm soát chất lƣợng 21
1.3.1. Các thiết chế xã hội 21

1.3.2. Chức năng cơ bản của thiết chế 22
1.3.3. Thiết chế hoá 23
1.3.4. Thiết chế kinh tế và thiết chế kiểm soát chất lượng 24
* Kết luận Chƣơng 1 25

- 2 -
CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG KIỂM SOÁT CHẤT LƢỢNG HÀNG HOÁ
TỈNH TÂY NINH. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN 27
2.1. Tình hình kiểm soát chất lƣợng ở Việt Nam trong những năm qua 27
2.1.1. Tình hình chung 27
2.1.2. Cơ sở pháp lý của công tác quản lý tiêu chuẩn- chất lượng 30
2.1.3. Hoạt động tiêu chuẩn và chất lượng tại Việt Nam 33
2.2. Tình hình kiểm soát chất lƣợng ở Tây Ninh 42
2.2.1. Một vài nét giới thiệu về tỉnh Tây Ninh 42
2.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội của Tây Ninh 43
2.2.3. Tình hình quản lý tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa ở tỉnh Tây Ninh 50
2.3. Điều tra khảo sát doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh về xây dựng ,
áp dụng va
̀
công bô
́
tiêu chuẩn 58
2.4. Những tồn tại, hạn chế của việc Quản lý chất lƣợng hàng hóa sau công
bố tiêu chuẩn chất lƣợng và các nguyên nhân 60
2.4.1. Những tồn tại, hạn chế 60
2.4.2. Những nguyên nhân chính 62
* Kết luận Chƣơng 2 67
CHƢƠNG 3: TĂNG CƢỜNG CÁC THIẾT CHẾ KIỂM SOÁT CHẤT
LƢỢNG HÀNG HOÁ SAU CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CHẤT LƢỢNG, QUY
CHUẨN KỸ THUẬT 68

3.1. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung kiểm soát Chất lƣợng sản
phẩm, hàng hóa sau công bố 70
3.1.1. Quan điểm 70
3.1.2. Mục tiêu 70
3.1.3. Nhiệm vụ 71
3.1.4. Nội dung các hoạt động Kiểm soát chất lượng sau công bố 72
3.2. Các giải pháp để tăng cƣờng hiệu quả Kiểm soát chất lƣợng sau công bố
75
3.2.1. Hoàn thiện các văn bản pháp quy liên quan 75
3.2.2. Tăng cường năng lực tổ chức thực thi pháp luật và sự phối hợp hoạt
động hiệu quả 75
3.2.3. Tăng cường năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý 76

- 3 -
3.2.4. Kiện toàn tổ chức bộ máy Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Tây
Ninh 77
3.2.5. Tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa thông qua các
công cụ, biện pháp cần thiết 80
3.2.6. Tăng cường hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các
hành vi vi phạm pháp luật 81
3.2.7. Các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp ở Tây Ninh 82
* Kết luận Chƣơng 3 84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC I 91
PHỤ LỤC II 95
PHỤ LỤC III 103
PHỤ LỤC IV 108
PHỤ LỤC V 113
PHỤ LỤC VI 118


















- 4 -
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (viết tắt là AFTA từ các chữ cái
đầu của ASEAN Free Trade Area)
APEC
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dƣơng (tiếng Anh:
Asia-Pacific Economic Cooperation)
ASEM
Diễn đàn hợp tác Á–Âu (tiếng Anh: The Asia-Europe Meeting)
ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á - (tiếng Anh: Association of
Southeast Asia Nations)

CR
Dấu quy chuẩn (theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia)
CS
Dấu tiêu chuẩn (theo Tiêu chuẩn Việt Nam)
GMP
Thực hành sản xuất tốt (tiếng Anh: Good Manufacturing Practices)
HACCP
Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (tiếng Anh: Hazard
Analysis and Critical Control Points)
TC&QCKT
Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
TCVN
Tiêu chuẩn quốc gia
WTO
Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade
Organization)

















- 5 -
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Quan điểm về chất lƣợng trang 15
Bảng 2.2: Mƣời nƣớc có số chứng chỉ ISO 9000 nhiều nhất năm 2007 trang 40
Bảng 2.3: Đánh giá tỷ lệ các lợi ích của việc áp dụng ISO 9000 các doanh nghiệp
trang 40
Bảng 2.4: Giá trị gia tăng và tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Tây Ninh trang 44
Hình 1.1: Sơ đồ mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các bộ phận trang 22
Hình 2.2: Trình độ công nhân trong thập niên cuối thế kỷ 20 trang 28
Hình 2.3: Sơ đồ quá trình hình thành Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng
trang 32
Hình 2.4: So sánh Tổng kim ngạch xuất khẩu trang 42
Hình 2.5: So sánh tăng trƣởng kinh tế tỉnh Tây Ninh 1995 – 2005 trang 44
Hình 2.6: Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế giai đoạn đến năm 2010 trang 46
Hình 2.7: Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2015 trang 46
Hình 2.8: Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế giai đoạn 2016-2020 trang 47
Hình 2.9: Cơ cấu tổ chức Chi cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng tỉnh Tây Ninh
trang 50
Hình 3.10: Mối quan hệ QCS trang 69
Hình 3.11: Sơ đồ mục đích khái quát và bao trùm của Kiểm soát chất lƣợng
trang 71
Hình 3.12: Kiểm soát chất lƣợng sản phẩm ở doanh nghiệp trang 72
Hình 3.13: Sơ đồ nhân quả đối với chất lƣợng sản phẩm trang 73
Hình 3.14: Kiểm soát chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa sau công bố trang 73











- 6 -
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây chất lƣợng sản phẩm do các doanh nghiệp Việt
Nam sản xuất ngày càng đƣợc nâng cao. Một số loại sản phẩm nhƣ: quạt điện, dây
và cáp điện, xe đạp, xi măng vật liệu xây dựng, nhựa, hàng dệt may, giày dép… đạt
chất lƣợng ổn định, đƣợc ngƣời tiêu dùng tin cậy, chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng trong
nƣớc và tham gia xuất khẩu. Hàng hoá Việt Nam đã đƣợc xuất khẩu tới hàng trăm
thị trƣờng nƣớc ngoài. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng liên tục. Tuy nhiên,
những thay đổi tích cực nói trên vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội trong giai đoạn mới. Thực trạng chất lƣợng và quản lý chất lƣợng các hàng
hoá lƣu thông trên thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu hiện nay vẫn còn nhiều bất
cập. Nhiều hàng hoá nội địa chƣa kịp thích ứng với yêu cầu cả về chất lƣợng, mẫu
mã, giá thành, không ít hàng hoá ở một số thị trƣờng có sức mua lớn lại bị hàng
nhập khẩu chiếm lĩnh. Số lƣợng các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao còn
nhỏ, chủng loại đơn điệu, khả năng cạnh tranh của hàng hoá và doanh nghiệp còn
thấp, hàm lƣợng gia công trong nhiều hàng hoá xuất khẩu chủ lực còn cao, dẫn tới
hiệu quả xuất khẩu thấp. Ngoài ra, còn phải kể đến nạn gian lận thƣơng mại, kinh
doanh hàng hoá giả, không đảm bảo chất lƣợng còn phổ biến, thiệt hại không nhỏ
cho nhà nƣớc, ngƣời sản xuất chân chính và ngƣời tiêu dùng.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội trong những năm vừa
qua, cộng với sự bất lợi về suy thoái kinh tế trên thế giới, tình hình buôn lậu, gian
lận thƣơng mại, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lƣợng không rõ nguồn gốc đã có
những diễn biến phức tạp mới. Tình trạng ngày càng gia tăng, gây ảnh hƣởng xấu
đến sản xuất, lƣu thông hàng hoá trong nƣớc nói chung và tỉnh Tây Ninh nói riêng

làm ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng kinh tế, thiệt hại cho ngƣời tiêu dùng mà còn đe
doạ tới an toàn, sức khoẻ của con ngƣời. Từ thực trạng trên, vai trò quản lý nhà
nƣớc đối với chất lƣợng hàng hoá ngày càng quan trọng và là một vấn đề lớn cần
phải quan tâm.
Để đẩy mạnh hoạt động quản lý chất lƣợng hàng hoá phù hợp với xu thế hội
nhập. Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (TC&QCKT) ban hành năm 2006,
Luật Chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá ban hành năm 2007 và một số văn bản quy
phạm dƣới luật cũng đƣợc ban hành, nhƣng trên thực tế ngƣời kinh doanh chƣa hiểu
rõ thấu đáo hoặc cố tình vi phạm khi đƣa hàng hóa lƣu thông trên thị trƣờng không

- 7 -
tuân thủ các tiêu chuẩn chất lƣợng, quy chuẩn kỹ thuật tƣơng ứng trong quá trình
lƣu thông hàng hoá, không tự áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lƣợng nhằm
duy trì chất lƣợng hàng hoá do mình bán là nguyên nhân gây nên tình trạng hàng
kém chất lƣợng, hàng giả, hàng nhái. Từ giữa năm 2007, có một số thông tƣ hƣớng
dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ về công tác kiểm tra chất lƣợng hàng hoá,
nhƣng việc triển khai mới chỉ bắt đầu khởi động. Đặc biệt, việc kiểm tra chất lƣợng
hàng hoá sau công bố chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và chƣa có sự phối hợp
đồng bộ giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành về chất lƣợng hàng hoá cũng là
nguyên nhân gây ra tình trạng nêu trên.
Nhằm tăng cƣờng hoạt động quản lý hàng hoá sau công bố tiêu chuẩn chất
lƣợng nói chung và trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nói riêng, học viên lựa chọn đề tài
nghiên cứu “ Tăng cƣờng các thiết chế kiểm soát chất lƣợng hàng hoá sau công bố
tiêu chuẩn chất lƣợng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ” cho luận văn Thạc sĩ của mình.
1. Lý do chọn đề tài
Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu hiện nay, điều đó đã tạo ra những thách thức
mới trong kinh doanh, khiến các doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ tầm quan
trọng của chất lƣợng. Để thu hút ngày càng nhiều các khách hàng, các doanh nghiệp
cần phải đƣa chất lƣợng vào nội dung quản lý. Các chính sách bảo hành hay sẵn
sàng đổi lại các sản phẩm không phù hợp đƣợc coi là chuẩn mực một thời, nay

không còn phù hợp, vì vậy cũng có nghĩa là Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa không
ổn định. Sửa chữa hay đổi lại sản phẩm không phù hợp đều đem lại tổn thất không
ít thì nhiều cho ngƣời sử dụng và cả doanh nghiệp. Một doanh nghiệp luôn cung cấp
những sản phẩm nhƣ vậy chắc chắn sẽ không có sức cạnh tranh trên thị trƣờng ngày
nay. Nếu nhƣ những năm trƣớc đây, các quốc gia còn dựa vào các hàng rào thế
quan, hàng rào kỹ thuật bảo vệ nền sản xuất trong nƣớc thì ngày nay trong bối cảnh
toàn cầu hoá mạnh mẽ, với sự ra đời của tổ chức Thƣơng mại thế giới (tiếng Anh:
World Trade Organization, viết tắt là WTO), mọi nguồn lực và sản phẩm ngày càng
tự do vƣợt biên giới quốc gia, chất lƣợng đã trở thành một yếu tố cạnh tranh. Các
công ty đã chuyển vốn và công nghệ vào các quốc gia có khả năng đem lại lợi
nhuận cao hơn. Sản phẩm có thể đƣợc thiết kế tại một quốc gia, sản xuất tại một
quốc gia khác và đƣợc bán ra khắp nơi trên thế giới. Đối với các nƣớc đang phát
triển và cả các nƣớc công nghiệp, các nguồn lực tự nhiên không còn là chìa khoá để

- 8 -
đem lại sự phồn vinh. Thông tin, kiến thức và một khối lƣợng đông đảo nhân viên
có kỹ năng, có văn hóa và có một tác phong làm việc công nghiệp là những nguồn
lực thực sự đem lại sức cạnh tranh. Điều này đã giải thích tại sao nhiều quốc gia
nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc…vốn không có tài nguyên dồi dào đã bù đắp bằng lực
lƣợng lao động có trình độ cao, đào tạo huấn luyện kỹ càng đã trở thành những
quốc gia có sản phẩm và dịch vụ đứng đầu về chất lƣợng. Xuất phát từ nhu cầu thực
tế, ngày nay tất cả các khách hàng đều đòi hỏi đƣợc cung cấp những hàng hóa và
dịch vụ có chất lƣợng cao giá cả phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình. Vì
vậy, mọi doanh nghiệp đều rất quan tâm đến chất lƣợng và có những nhận thức mới,
đúng đắn hơn về chất lƣợng. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao
chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Là cơ hội, vì ngƣời
tiêu dùng ngày nay rất quan tâm đến chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ mà họ cần mua.
Mặt khác, hệ thống thông tin mang tính toàn cầu là điều kiện thuận lợi để các doanh
nghiệp học hỏi kinh nghiệm, rút ngắn quãng đƣờng tới mục tiêu phiá trƣớc là nâng
cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp. Là thách thức, vì các doanh

nghiệp ở các nƣớc phát triển đã tiến rất xa trong việc cung cấp hàng hoá có chất
lƣợng tốt, việc rút ngắn khoảng cách giữa các doanh nghiệp trong nƣớc và doanh
nghiệp nƣớc ngoài là một công việc cực kỳ khó khăn. Các doanh nghiệp không thể
tiến hành các biện pháp nâng cao chất lƣợng một cách riêng lẻ mà phải tiến hành
các hoạt động chất lƣợng một cách có hệ thống, có chƣơng trình kiểm soát sản
phẩm, hàng hóa nhằm khẳng định thế mạnh trong cạnh tranh trên sân nhà, hƣớng tới
hội nhập vào thị trƣờng nƣớc ngoài, tạo sự phát triển bền vững trong tƣơng lai.
Hệ thống tiêu chuẩn nhà nƣớc còn thiếu, nhiều tiêu chuẩn nhà nƣớc không
phù hợp với thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu, nhƣng chƣa đƣợc soát xét và sửa
đổi lại cho phù hợp để đẩy mạnh việc hoà hợp tiêu chuẩn sản phẩm chủ lực trọng
điểm của Việt Nam với tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn của
các nƣớc xuất khẩu, nhập khẩu.
Văn bản pháp luật về chất lƣợng hàng hoá còn chƣa đáp ứng, không đồng bộ,
nhiều văn bản mới ban hành vẫn có nhiều vƣớng mắc nhƣng chƣa có văn bản
hƣớng dẫn cụ thể. Việc phối hợp giữa các ngành các cấp còn yếu kém, công tác
phối hợp thanh tra, kiểm tra còn chồng chéo giữa các cơ quan ban ngành hoặc còn
những mảng trống, bỏ sót.

- 9 -
Trong xử phạt vi phạm hành chính còn nhiều lúng túng do văn bản quy định
về kiểm tra, thanh tra chƣa thống nhất với văn bản quy định về xử lý, do đó không
có căn cứ điều khoản rõ ràng cho hành vi xử phạt. Mức xử lý theo quy định hiện
nay còn quá thấp so với mức độ vi phạm cũng nhƣ lợi nhuận bất chính thu đƣợc từ
việc vi phạm, ví dụ nhƣ lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Từ đó biện pháp chế tài về
chất lƣợng chƣa đủ mức răn đe, dẫn đến công tác quản lý chất lƣợng hàng hoá chƣa
thực sự đi vào nề nếp. Việc quy định xử phạt còn nhiều bất cập, chỉ xử phạt những
đối tƣợng có đăng ký kinh doanh và bị vi phạm nên thực tế có tình trạng các cơ
quan chỉ xử phạt những doanh nghiệp có đăng ký, còn hàng hoá không rõ xuất xứ
thì không biết đối tƣợng xử phạt là ai nên không thể lập quyết định xử phạt đƣợc.
Việc kiểm tra nhà nƣớc về tiêu chuẩn chất lƣợng của các Chi cục Tiêu chuẩn

Đo lƣờng Chất lƣợng hiện nay mới chỉ thực hiện đƣợc nội dung hƣớng dẫn, nhắc
nhở việc thực hiện các quy định của nhà nƣớc ở lĩnh vực này. Về giám sát chất
lƣợng sau công bố chƣa đạt đƣợc hiệu quả do năng lực để thực hiện thử nghiệm của
tỉnh Tây Ninh chƣa đáp ứng nhƣ thiếu thiết bị thử nghiệm, nhân lực hạn chế, nhiều
chỉ tiêu chất lƣợng chủ yếu, bắt buộc áp dụng không thử nghiệm đƣợc nên hiệu quả
quản lý trong lĩnh vực này chƣa cao (đặc biệt đối với các chỉ tiêu về an toàn). Việc
kiểm tra chất lƣợng hàng hoá trong lƣu thông phân phối chƣa có kinh phí nên việc
lấy mẫu ngoài thị trƣờng để kiểm tra chất lƣợng chƣa thực hiện đƣợc. Vì vậy chỉ tập
trung chủ yếu là kiểm tra về nhãn hàng hoá.
Hiện chƣa có quy chế, quy định thẩm quyền đối với chức danh Kiểm tra viên
khi thực hiện công tác kiểm tra chất lƣợng hàng hoá. Điều này đã không gây ít khó
khăn trong quá trình kiểm tra, giám sát thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về tiêu
chuẩn chất lƣợng nhất là khâu xử lý nhƣ: thực hiện niêm phong đình chỉ vi phạm,
do đó làm giảm hiệu quả, hiệu lực của công tác kiểm tra, làm cho công tác quản lý
của nhà nƣớc về chất lƣợng hàng hoá vẫn chƣa đạt kết quả cao.
Ngƣời kinh doanh chƣa hiểu rõ thấu đáo hoặc cố tình vi phạm khi đƣa hàng
hoá lƣu thông trên thị trƣờng không tuân thủ theo quy trình kỹ thuật tƣơng ứng quá
trình lƣu thông hàng hoá, không tự áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lƣợng
nhằm duy trì chất lƣợng hàng hoá do mình bán là nguyên nhân gây nên hàng hoá
kém chất lƣợng, hàng giả, hàng nhái.

- 10 -
Trƣớc những khó khăn vƣớng mắc trên, giải pháp để quản lý hiệu quả chất
lƣợng sản phẩm, hàng hoá sau công bố tiêu chuẩn chất lƣợng trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh là Tăng cường các thiết chế kiểm soát chất lượng hàng hóa sau công bố tiêu
chuẩn chất lượng. Đây chính là những lý do nghiên cứu của đề tài luận văn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Từ trƣớc tới nay ở tỉnh Tây Ninh chƣa có công trình nghiên cứu nào về nội
dung “tăng cƣờng các thiết chế kiểm soát hàng hoá”. Chỉ có những báo cáo nêu lên
khó khăn, vƣớng mắc hoặc chỉ dừng lại ở những kiến nghị thiếu thực tiễn.

* Ý nghĩa lý thuyết
- Làm rõ ý nghĩa và triết lý kiểm soát chất lƣợng căn cứ trên các Luật, Nghị
định và Thông tƣ về tiêu chuẩn chất lƣợng do nhà nƣớc ban hành.
- Bổ sung thêm lý luận để có thể áp dụng vào các hoạt động kiểm soát chất
lƣợng đối với đơn vị quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng.
- Làm rõ thực trạng và nguyên nhân hạn chế trong quản lý chất lƣợng và
kiểm soát chất lƣợng sau công bố tiêu chuẩn chất lƣợng hàng hóa ở tỉnh Tây Ninh.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Đề xuất các kiến nghị với các cơ quan quản lý có liên quan ở địa bàn về
giải pháp nghiệp vụ, tăng cƣờng kiểm soát chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa sau công
bố ở địa phƣơng.
- Đẩy mạnh một bƣớc việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng tiên tiến,
thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hoá và việc chứng nhận hợp chuẩn hợp quy cho sản
phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp và cơ sở sản xuất ở Tây Ninh thông qua truyền
thông giáo dục nhận thức và sự hỗ trợ một phần kinh phí sự nghiệp khoa học để
triển khai hoạt động.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tăng cƣờng các thiết chế kiểm soát chất
lƣợng hàng hoá sau công bố tiêu chuẩn chất lƣợng xét từ góc độ hệ thống văn bản
pháp luật ban hành không theo kịp so với sự tiến bộ phát triển của xã hội và thiếu
linh động, cứng nhắc khi áp dụng cụ thể ở địa phƣơng nhằm nâng cao hiệu quả của
cơ chế thực thi pháp luật về quản lý chất lƣợng hàng hoá nói chung và riêng tỉnh
Tây Ninh, góp phần giảm tối đa hàng hoá kém chất lƣợng lƣu thông trên thị trƣờng.

- 11 -
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài giải quyết mục tiêu nghiên cứu đề ra mục 3.
Phạm vi thời gian:
- Từ năm 2000 đến năm 2009 (các văn bản pháp luật về tiêu chuẩn chất
lƣợng sản phẩm, hàng hoá và xử phạt).

- Từ năm 2000 đến năm 2008 (thu thập số liệu ở các sở, ngành và số liệu từ
sách báo).
5. Mẫu khảo sát
- Hệ thống văn bản pháp luật về tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá
và xử phạt của Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thƣơng và Sở Y tế.
- Khảo sát và điều tra 90 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và cửa hàng kinh
doanh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của luận án thể hiện ở những vấn đề đƣợc đặt ra qua
các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
- Hiện tƣợng hàng hoá kém chất lƣợng lƣu thông ngoài thị trƣờng ngày càng
xuất hiện nhiều phải chăng do nhà kinh doanh chỉ vì lợi nhuận hay do văn bản pháp
luật về chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá chƣa thực hiện nên việc quản lý của các cơ
quan, ban ngành không đạt hiệu quả?
- Khi áp dụng văn bản quy phạm pháp luật do nhà nƣớc ban hành thì ở địa
phƣơng mắc phải những khó khăn gì trong quá trình thực hiện?
- Công tác kiểm tra hàng hoá lƣu thông trên thị trƣờng và xử lý hàng hóa
nhập khẩu (Mũ bảo hiểm, xăng dầu, đồ chơi trẻ em, điện - điện tử…) không đạt chất
lƣợng ra sao?
- Công tác phối hợp hoạt động thanh tra, kiểm tra chất lƣợng hàng hoá lƣu
thông trên thị trƣờng của tỉnh Tây Ninh nhƣ thế nào?
- Cần tăng cƣờng các thiết chế nào để việc kiểm soát chất lƣợng hàng hoá
sau công bố tiêu chuẩn chất lƣợng lƣu thông trên thị trƣờng đạt hiệu quả?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Việc hàng hoá kém chất lƣợng lƣu thông ngoài thị trƣờng ngày càng xuất
hiện nhiều hoàn toàn có thể do các văn bản pháp luật về chất lƣợng sản phẩm, hàng

- 12 -
hoá chƣa hoàn thiện, các Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn gây ra lúng túng khi triển
khai ở địa phƣơng nên việc quản lý của các cơ quan, ban ngành không đạt hiệu quả.

- Mỗi địa phƣơng, và điển hình nhƣ tỉnh Tây Ninh có những đặc thù riêng,
nên khi áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật, các thông tƣ hƣớng dẫn thƣờng có
các quy định khó thực hiện đƣợc trong thực tế.
- Cần tăng cƣờng các chế tài về tài chính, hành chính, pháp luật và tâm lý để
việc kiểm soát chất lƣợng hàng hoá sau công bố đạt hiệu quả.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Thu thập và phân tích các số liệu từ các văn bản pháp luật về tiêu chuẩn
chất lƣợng hàng hoá;
- Thu thập và phân tích các số liệu từ Sở Khoa học và Công nghệ Tây Ninh;
- Thu thập và phân tích các số liệu từ Sở Y tế Tây Ninh;
- Thu thập và phân tích các số liệu từ Sở Công thƣơng Tây Ninh;
- Thu thập và phân tích các số liệu từ Chi cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất
lƣợng tỉnh Tây Ninh;
- Thu thập và phân tích số liệu từ sách báo, điều tra, khảo sát và phỏng vấn
chuyên gia.
9. Kết cấu của Luận văn
Phần Mở đầu
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chất lƣợng, quản lý chất lƣợng và thiết chế kiểm soát
chất lƣợng.
Chƣơng 2: Hiện trạng kiểm soát chất lƣợng hàng hóa tỉnh Tây Ninh. Những tồn tại,
hạn chế và nguyên nhân.
Chƣơng 3: Tăng cƣờng các thiết chế kiểm soát chất lƣợng hàng hóa sau công bố
tiêu chuẩn chất lƣợng, quy chuẩn kỹ thuật.
Kết luận và Khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục






- 13 -
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG, QUẢN LÝ CHẤT
LƢỢNG VÀ THIẾT CHẾ KIỂM SOÁT CHẤT LƢỢNG
1.1 Chất lƣợng
1.1.1. Định nghĩa về chất lượng
Chất lƣợng là một khái niệm quen thuộc với chúng ta và đƣợc sử dụng rất
phổ biến trong mọi lĩnh vực hoạt động của con ngƣời, để đánh giá mức độ công
việc, sản phẩm, quá trình đƣợc tiến hành yêu cầu đến đâu. Ngay từ hồi xa xƣa, con
ngƣời đã đề cập đến chất lƣợng của những công trình nhân tạo nhƣ Kim Tự Tháp
(Ai Cập); Tháp Chàm (Việt Nam); Di Hoà Viên (Trung Quốc)…, trải qua bao năm
tháng vẫn đứng vững với thời gian, ngày nay trở thành di tích lịch sử, danh lam
thắng cảnh nổi tiếng. Tuy nhiên, chất lƣợng cũng là một phạm trù phức tạp, một vấn
đề gây nhiều tranh cãi, vấn đề đƣợc nhìn nhận không đơn giản, không thống nhất.
Có nhiều khái niệm, định nghĩa về chất lƣợng, tuỳ theo đối tƣợng sử dụng, tuỳ theo
thời gian và cách tiếp cận, chất lƣợng đƣợc hiểu nhƣ sau:
1/ Chất lƣợng theo quan niệm thông thƣờng: chất lượng là tốt và tuyệt vời
của sản phẩm. Quan niệm này mang tính trừu tƣợng vì chất lƣợng sản phẩm, hàng
hoá không thể xác định một cách chính xác. Cách đây hơn 20 năm, đôi dép “nhựa
Tiền Phong” đƣợc coi là tốt nhất, nhƣng đến nay không ai coi đó là sản phẩm tốt
nhất đối với loại dép bây giờ, thay vào đó là những đôi dép nhãn hiệu BITIS đắt
tiền, sau 10, 15 năm nữa không còn ai nhắc đến đôi dép BITIS bây giờ.
2/ Chất lƣợng theo quan điểm của nhà sản xuất: là sự đáp ứng và phù hợp
của một sản phẩm, dịch vụ với một tập hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn, chỉ tiêu thiết
kế, quy cách đƣợc xác định trƣớc, chẳng hạn: “chất lƣợng là tổng hợp những tính
chất đặc trƣng của sản phẩm thể hiện mức độ thoả mãn các yêu cầu định trƣớc cho
nó trong điều kiện kinh tế, xã hội nhất định”.
3/ Chất lƣợng xuất phát từ sản phẩm: chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá đƣợc
phản ánh bởi các thuộc tính đặc trƣng của sản phẩm, hàng hoá đó. Theo tiêu chuẩn
TOCT 15467:70 (Liên Xô trƣớc đây): “Chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá là tổng thể

những thuộc tính của nó quy định tính thích dụng của sản phẩm, hàng hoá để thoả
mãn nhu cầu phù hợp với công dụng của nó” hoặc “chất lƣợng là một hệ thống đặc
trƣng nội tại của sản phẩm, hàng hoá đƣợc xác định bằng những thông số có thể đo

- 14 -
hoặc so sánh đƣợc, những thông số này lấy ngay trong sản phẩm, hàng hóa đó hoặc
giá trị sử dụng của nó”.
4/ Chất lƣợng hƣớng theo thị trƣờng: trong nền kinh tế thị trƣờng, khi mô tả
chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa ngƣời ta nêu bật bản chất mà ngƣời sản xuất và
ngƣời tiêu dùng gặp nhau: Yêu cầu sử dụng cao và giá trị phù hợp. Có rất nhiều
định nghĩa về chất lƣợng, do nhiều tác giả đƣa ra:
- Theo tổ chức kiểm tra chất lƣợng Châu Âu (European Organization for
Quality Control): chất lƣợng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của
ngƣời tiêu dùng.
- Theo W.E. Deming (ngƣời Mỹ): chất lƣợng là mức độ dự đoán trƣớc tính
đồng đều có thể tin cậy, tại mức chi phí thấp và thị trƣờng chấp nhận.
- Theo A. Feigenbaum (ngƣời Mỹ): chất lƣợng là những đặc điểm cơ bản của
sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ mà khi sử dụng sẽ làm cho sản phẩm, hàng hoá, dịch
vụ đáp ứng đƣợc mong đợi của khách hàng.
- Theo tiến sĩ Kaoru Ishikawa (ngƣời Nhật): chất lƣợng là sự thoả mãn của
ngƣời tiêu dùng với chi phí thấp nhất.
- Theo ISO 9000:2000: “ Chất lƣợng là mức độ của một tập hợp các đặc tính
vốn có của một sản phẩm, hệ thống hoặc một quá trình thoả mãn các yêu cầu của
khách hàng và các bên liên quan ”. Yêu cầu là những nhu cầu hay mong đợi đã
đƣợc công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc. Các bên có liên quan bao gồm khách
hàng nội địa – cán bộ nhân viên của tổ chức, những ngƣời thƣờng xuyên công tác
với tổ chức, những ngƣời cung ứng nguyên vật liệu, luật pháp…
Nhƣ vậy, chất lƣợng nằm trong con mắt khách hàng, đƣợc xác định bởi mức
độ sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tuỳ theo đối tƣợng sử dụng, từ
“ chất lƣợng” có ý nghĩa khác nhau. Ngƣời sản xuất coi chất lƣợng là điều họ làm

để đáp ứng các quy định và yêu cầu do khách hàng đề ra, để đƣợc khách hàng chấp
nhận. Chất lƣợng đƣợc so sánh với chất lƣợng của đối thủ cạnh tranh và đi kèm theo
các chi phí, giá cả. Do con ngƣời và nền văn hoá trên thế giới khác nhau, nên cách
hiểu của họ về chất lƣợng và đảm bảo chất lƣợng cũng khác nhau.
Từ các khái niệm về chất lƣợng nêu trên, ta có thể phân chia khái niệm chất lƣợng
theo quan điểm cũ và theo quan điểm nhƣ trong Bảng 1.1:

- 15 -
Bảng 1.1: Quan điểm về chất lƣợng
Theo quan điểm cũ
Theo quan điểm mới
Theo quan điểm mới nhất
Đặc tính sản phẩm,
dịch vụ đáp ứng khách
hàng
Thoả mãn nhu cầu
khách hàng
Thoả mãn yêu cầu, giá thành
hợp lý và thời gian dịch vụ,
giao nhận tốt

1.1.2. Đặc điểm chất lượng
Từ những khái niệm của chất lƣợng đã đƣợc nêu ở trên, chất lƣợng có những
đặc điểm sau:
1/ Do chất lƣợng đƣợc đo bằng mức độ thoả mãn nhu cầu, do vậy một sản
phẩm, vì một lý do nào đó mà không đạt yêu cầu, bởi vậy không đƣợc thị trƣờng
chấp nhận, bị coi là không có chất lƣợng, cho dù sản phẩm đó có giá trị sử dụng và
ngay cả khi sản phẩm đã chế tạo ra từ công nghệ có thể hiện đại hay giá trị của một
số chỉ tiêu chất lƣợng có thể rất cao. Đây là một kết luận then chốt và là cơ sở để
các nhà quản lý, sản xuất đƣa ra những chính sách, chiến lƣợc, chất lƣợng sản phẩm

và kinh doanh của mình.
2/ Yêu cầu có thể là nhu cầu, đó là những đặc tính không thể thiếu đối với
khách hàng hay các bên quan tâm về sản phẩm đƣợc cung cấp, nhƣng cũng có thể là
mong đợi, nếu đáp ứng đƣợc sẽ đem lại tính cạnh tranh cao đối với sản phẩm, ví dụ
nhƣ hình thức bên ngoài của sản phẩm, thái độ phục vụ, cung cấp dịch vụ, nhƣ vậy
có thể phân chia chất lƣợng thành hai loại: “chất lượng phải có” ứng với đáp ứng
nhu cầu và “chất lượng hấp dẫn” ứng với đáp ứng mong đợi. Tuy nhiên, do sự
thay đổi điều kiện sống, nên nhiều đặc tính trong một thời kỳ đƣợc coi là mong đợi,
thì sau đó đƣợc coi là nhu cầu.
3/ Ngƣời kinh doanh không chỉ phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mà
muốn tồn tại phát triển phải lƣu ý đến các bên quan tâm khác, ví dụ nhƣ yêu cầu về
pháp luật, chế định tập quán hay văn hoá, sinh hoạt của cộng đồng xã hội và thị
trƣờng vƣơn tới.
4/ Do chất lƣợng đƣợc đo bằng sự thoả mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn biến
động nên chất lƣợng cũng biến đổi theo thời gian, không gian và điều kiện sử dụng.
5/ Khi đánh giá chất lƣợng một sản phẩm, ta phải xét các đặc tính chất lƣợng,
đó là đặc tính của đối tƣợng có liên quan đến những yêu cầu cụ thể. Với cùng một

- 16 -
chủng loại sản phẩm, các yêu cầu này khác nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể. Ví dụ,
yêu cầu với hàng may mặc sẽ khác nhau theo từng lứa tuổi, tập quán, sinh hoạt, khu
vực, nghề nghiệp…các yêu cầu này không chỉ từ phía khách hàng mà còn từ các
bên liên quan, ví dụ các yêu cầu mang tính pháp chế, nhu cầu của cộng đồng xã hội.
6/ Yêu cầu có thể đƣợc công bố rõ ràng dƣới dạng các quy định, các tiêu
chuẩn nhƣng cũng có yêu cầu không thể mô tả rõ ràng, ngƣời sử dụng chỉ có thể
cảm nhận chung, hoặc có khi chỉ phát hiện đƣợc chúng trong quá trình sử dụng.
7/ Chất lƣợng không chỉ dùng cho sản phẩm mà cần hiểu là áp dụng cho thực
thể nhƣ sản phẩm; một hoạt động; một quá trình; một hệ thống.
8/ Chất lƣợng luôn có tính chủ quan và mang tính khách quan. Nó phản ánh
tƣơng tác giữa sản phẩm, con ngƣời (ngƣời tiêu dùng) và xã hội. Cần hiểu nghĩa

rộng chất lƣợng tổng hợp bao gồm thoả mãn yêu cầu, giá cả dịch vụ bán hàng và
sau giao hàng.
Khi nói đến chất lƣợng không thể không nói đến khái niệm cấp chất lƣợng.
Cấp chất lƣợng là chủng loại hay thứ hạng của các yêu cầu chất lƣợng khác nhau
đối với sản phẩm, quá trình hay hệ thống có cùng chức năng sử dụng. Ví dụ các
hạng vé máy bay, hạng khách sạn một sao, hai sao …chính là nói đến cấp chất
lƣợng. Nhƣ vậy cấp chất lƣợng có thể cao nhƣng chƣa chắc chất lƣợng tƣơng ứng
đã tốt theo nghĩa đáp ứng nhu cầu.
1.1.3. Các loại chất lượng sản phẩm, hàng hoá
Nếu sản phẩm là kết quả quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm
mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng thì hàng hoá chính là sản phẩm đƣợc đƣa vào
thị trƣờng, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán tiếp thị.
Tuỳ theo tiêu chí phân chia và yêu cầu quản lý, có thể có các loại sau:
- Chất lƣợng thiết kế: là giá trị đem lại thông qua các chỉ tiêu đặc trƣng của
sản phẩm, hàng hoá đƣợc phác thảo qua văn bản để tổ chức sản xuất.
- Chất lƣợng công bố (còn gọi là chất lƣợng chuẩn): là chất lƣợng đƣợc các
cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn hoặc chấp nhận, trong đó các quy định mức chất
lƣợng cần có của sản phẩm, hàng hoá phải đạt đƣợc. Mặt khác, cơ quan có thẩm
quyền quản lý căn cứ tiêu chuẩn đã công bố (tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn Việt Nam,
quy chuẩn Việt Nam, quy chuẩn địa phƣơng, tiêu chuẩn nƣớc ngoài, tiêu chuẩn
quốc tế) để kiểm soát chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá.

- 17 -
- Chất lƣợng thực tế: là chất lƣợng đạt đƣợc ở sản phẩm, hàng hoá qua thử
nghiệm tại thời điểm cụ thể, việc kiểm tra chất lƣợng thực tế nhằm loại bỏ sản phẩm
không đạt tiêu chuẩn, kiểm soát mức độ thoả mãn yêu cầu hoặc đánh giá chất lƣợng
còn lại sử dụng.
- Chất lƣợng tối ƣu : là chất lƣợng đạt mức hợp lý nhất trong điều kiện sản
xuất và kinh tế xã hội nhất định nhằm thoả mãn nhu cầu ngƣời tiêu dùng trong điều
kiện cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá.

1.2. Quản lý chất lƣợng
1.2.1. Khái niệm về quản lý chất lượng
Sản phẩm là kết quả các hoạt động, các quá trình có định hƣớng. Chất lƣợng
không tự sinh ra, không phải là một kết quả ngẫu nhiên, nó là kết quả của sự tác
động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt đƣợc chất
lƣợng mong muốn cần phải quản lý, kiểm soát một cách đầy đủ và đúng đắn các
yếu tố này. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lƣợng đƣợc gọi là quản lý chất
lƣợng. Theo ISO 9000:2000: “ Quản lý chất lƣợng là các hoạt động có phối hợp để
định hƣớng và kiểm soát một tổ chức về chất lƣợng ”.
1.2.2. Trường phái quản lý chất lượng
Trên thế giới hiện tại có 2 trƣờng phái quản lý chất lƣợng
- Trƣờng phái thứ nhất: Quản lý chất lƣợng dựa trên cơ sở tiêu chuẩn hoá
(Standars-based, Quality, Maragament). Trƣờng phái này chịu ảnh hƣởng của học
thuyết Taylor về chuyên môn hoá, hợp lý hoá sản xuất để tạo ra năng suất cao.
Trƣờng phái này đã phát triển mạnh mẽ, làm cơ sở cho chuyên môn hoá hợp tác hoá
sản xuất không chỉ trong phạm vi một quốc gia và phát triển mạnh cả trong các khu
vực và ngày nay là trên toàn thế giới. Ngƣời ta chỉ có thể đánh giá và thừa nhận lẫn
nhau trên cơ sở các tiêu chuẩn. Đó có thể là các tiêu chuẩn kỹ thuật, phƣơng pháp
hay tiêu chuẩn về hệ thống quản lý.
- Trƣờng phái thứ hai: Quản lý chất lƣợng không xem nhẹ tiêu chuẩn hoá
nhƣng đặt trọng tâm vào phát huy của nội lực (Endogenous capcity – based Quality
Management). Trƣờng phái này chịu ảnh hƣởng học thuyết Deming, mà đỉnh cao là
quản lý chất lƣợng toàn diện (tiếng Anh: Total Quality Management, viết tắt là
TQM). Theo trƣờng phái này, ngƣời ta tìm cách làm con ngƣời ý thức tối đa vai trò
trách nhiệm với chất lƣợng sản phẩm, phát huy mọi sáng kiến luôn luôn cải tiến để

- 18 -
làm tốt hơn quy định và nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của ngƣời tiêu
dùng và xã hội.
Hai trƣờng phái trên không hề mâu thuẫn với nhau, mà còn hỗ trợ cho nhau

để cả hai cùng mang lại hiệu quả cho việc áp dụng và quản lý.
1.2.3. Định hướng và kiểm soát chất lượng
Việc định hƣớng và kiểm soát chất lƣợng gồm những hoạt động sau:
1/ Chính sách và mục tiêu chất lƣợng. Đó là ý đồ và định hƣớng của doanh
nghiệp liên quan đến chất lƣợng trên cơ sở nhu cầu của khách hàng, khả năng thoả
mãn của doanh nghiệp và điều kiện tổ chức thực hiện.
2/ Hoạch định chất lƣợng. Là một phần của quản lý chất lƣợng, tập trung vào
mục tiêu và quy định các quá trình tác nghiệp và nguồn lực để thực hiện mục tiêu
chất lƣợng.
3/ Kiểm soát chất lƣợng. Ngay từ thập niên thứ 3 của thế kỷ XX, ngƣời ta bắt
đầu chú trọng đến một quá trình tạo ra sản phẩm, chứ không đợi đến khâu cuối cùng
mới tiến hành sàng lọc phân loại chúng. Kiểm soát chất lƣợng (tiếng Anh: Quality
Control, viết tắt là QC) ra đời, và ngày càng hoàn thiện đồng hành cùng lịch sử phát
triển nền sản xuất hàng hoá.
Trong sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu chất lƣợng, thƣờng tập
trung kiểm soát 5 yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình tạo ra chất lƣợng. Đó là:
- Kiểm soát con ngƣời thực hiện (Men)
- Kiểm soát phƣơng pháp và quá trình sản xuất (Methods)
- Kiểm soát nguyên vật liệu (Materials)
- Kiểm soát và bảo dƣỡng thiết bị (Machines)
- Kiểm soát thông tin (Information)
Qui tắc (4M + I) vừa nêu trên mang đặc trƣng của lực lƣợng sản xuất, còn
xét về quan hệ sản xuất thì chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá còn phụ thuộc vào các
yếu tố nhƣ: nhu cầu của nền kinh tế; sự phát triển của Khoa học và Công nghệ; cơ
chế quản lý và hiệu lực của cơ chế quản lý; các yếu tố phong tục, văn hoá.
Cần hiểu đầy đủ hơn, theo quan điểm của ISO 9000:2000: kiểm soát chất
lƣợng là một phần của quản lý chất lƣợng, là quá trình điều khiển các hoạt động tác
nghiệp thông qua những kỹ thuật, phƣơng tiện, phƣơng pháp và tác nghiệp nhằm
đảm bảo chất lƣợng. Nhiệm vụ chủ yếu của kiểm soát chất lƣợng là:


- 19 -
- Tổ chức các hoạt động nhằm tạo ra sản phẩm có chất lƣợng theo yêu cầu;
- Đánh giá việc thực hiện chất lƣợng trong thực tế của tổ chức;
- So sánh chất lƣợng thực tế với kế hoạch, công bố để phát hiện các sai lệch;
- Tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm khắc phục những sai lệch và xử lý
đảm bảo yêu cầu, đồng thời kiểm soát chất lƣợng là một phần yếu tố chính của đảm
bảo chất lƣợng.
4/ Đảm bảo và cải tiến chất lƣợng. Là một phần của quản lý chất lƣợng,
khẳng định với khách hàng về khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hoá đang tiến tới
thoả mãn hơn.
1.2.4. Các nguyên tắc quản lý chất lượng
Quản lý chất lƣợng đã đƣợc áp dụng trong mọi ngành công nghiệp, không
chỉ trong sản xuất mà trong mọi lĩnh vực, trong mọi loại hình công ty, từ qui mô lớn
đến quy mô nhỏ, cho dù có tham gia vào thị trƣờng quốc tế hay không. Quản lý chất
lƣợng đảm bảo cho công ty làm đúng những việc phải làm và những việc quan
trọng. Nếu các công ty muốn làm chủ thị trƣờng nội địa và cạnh tranh trên thị
trƣờng quốc tế, phải tìm hiểu và triển khai áp dụng các nguyên tắc về quản lý chất
lƣợng hiệu quả.
1/ Tám nguyên tắc quản lý chất lƣợng theo ISO
- Nguyên tắc 1: Định hƣớng bởi khách hàng
Doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng của mình và vì thế cần hiểu các nhu
cầu hiện tại và tƣơng lai của khách hàng, để không chỉ đáp ứng mà còn phấn đấu
vƣợt cao hơn sự mong đợi của họ.
- Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo
Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất đồng bộ giữa mục đích và đƣờng lối của
doanh nghiệp. Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môi trƣờng nội bộ để hoàn toàn lôi
cuốn mọi ngƣời trong việc đạt đƣợc các mục tiêu của doanh nghiệp.
- Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi ngƣời
Con ngƣời là nguồn lực quan trọng nhất của một doanh nghiệp. Sự tham gia
đầy đủ với những hiểu biết kỹ năng của họ rất có ích cho doanh nghiệp và quyết

định chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp.



- 20 -
- Nguyên tắc 4: Quan điểm quá trình
Kết quả mong muốn sẽ đạt đƣợc một cách hiệu quả khi các nguồn và các
hoạt động có liên quan đƣợc quản lý nhƣ một quá trình.
- Nguyên tắc 5: Tính hệ thống
Việc xác định, hiểu biết và quản lý một hệ thống các quá trình có liên quan
lẫn nhau đối với mục tiêu đề ra sẽ đem lại hiệu quả của doanh nghiệp.
- Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục
Cải tiến liên tục là mục tiêu, đồng thời cũng là phƣơng pháp của mọi doanh
nghiệp. Muốn có đƣợc khả năng cạnh tranh và mức độ chất lƣợng cao nhất, doanh
nghiệp phải liên tục cải tiến.
- Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên sự kiện
Mọi quyết định và hành động của hệ thống quản lý, hoạt động kinh doanh
muốn có hiệu quả phải đƣợc xây dựng dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin
cập nhật.
- Nguyên tắc 8: Quan hệ hợp tác cùng có lợi với ngƣời cung ứng
Doanh nghiệp và ngƣời cung ứng phụ thuộc lẫn nhau, và mối quan hệ tƣơng
hỗ cùng có lợi sẽ nâng cao năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị.
2/ Nguyên tắc quản lý chất lƣợng ở Việt Nam
Theo điều 5 Luật chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa thì nguyên tắc quản lý chất
lƣợng sản phẩm, hàng hoá nhƣ sau:
- Cơ sở để quản lý chất lƣợng:
+ Sản phẩm, hàng hoá nhóm 1 (không có khả năng gây mất an toàn) đƣợc
quản lý chất lƣợng trên cơ sở tiêu chuẩn do ngƣời sản xuất công bố áp dụng;
+ Sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 (có khả năng gây mất an toàn) đƣợc quản lý
chất lƣợng trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tƣơng ứng do cơ quan quản lý nhà nƣớc có

thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do ngƣời sản xuất công bố áp dụng.
- Quản lý chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa là trách nhiệm của ngƣời sản xuất,
kinh doanh nhằm bảo đảm an toàn cho ngƣời, động vật, thực vật, tài sản, môi
trƣờng; nâng cao năng suất, chất lƣợng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng
hóa Việt Nam.

- 21 -
- Quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa là trách nhiệm của cơ
quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền nhằm thực thi các quy định của pháp luật về
chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa.
Hoạt động quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa phải đảm bảo
minh bạch, khách quan, không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hóa và tổ chức, cá
nhân có hoạt động liên quan đến chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa, phù hợp với thông
lệ quốc tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
và ngƣời tiêu dùng.
1.3. Thiết chế xã hội và thiết chế kiểm soát chất lƣợng
1.3.1. Các thiết chế xã hội
Trong quá trình hoạt động xã hội, sự tƣơng tác giữa các cá nhân tạo nên
những mô hình chuẩn mực đƣợc chấp nhận rộng rãi, đƣợc lặp lại và phổ biến. Khi
các mô hình đã trở nên ổn định, lúc đó thiết chế đã đƣợc hình thành. Hay nói cách
khác, các mối quan hệ xã hội giữa ngƣời với ngƣời đều kinh qua những thiết
chế. Những thiết chế này đều có tính độc lập tƣơng đối so với các mối quan hệ
xã hội ấy. Thiết chế thƣờng có tính chất lạc hậu hơn so với các biến đổi của
quan hệ xã hội. Việc cải biến và thay đổi các thiết chế xã hội liên quan trực
tiếp với quản lý xã hội và chính sách xã hội.
Nói đến thiết chế, ngƣời ta thƣờng hiểu theo hai nghĩa: một là thiết chế xã
hội với một hệ thống các nguyên tắc, giá trị và cơ cấu hƣớng tới một mục đích xác
định; hai là tổ chức xã hội với các nguyên tắc, quy tắc và hệ thống thứ bậc của trách
nhiệm và quyền lực. Các thiết chế là những mô hình các quy tắc và tác động hỗ
tƣơng, đƣợc thiết lập nhằm thoả mãn những nhu cầu xã hội.

Các nhà xã hội học cho rằng thiết chế nảy sinh, tồn tại và phát triển là do nó
đáp ứng nhu cầu xã hội. Đồng thời cũng là mục đích tồn tại của thiết chế. Các thiết
chế là những hệ thống hoặc tiểu hệ thống trong một xã hội, bao gồm những truyền
thống tƣơng đối ổn định, những tổ chức xã hội, các mối quan hệ pháp lý và những
quy tắc đƣợc phát triển, những tổ chức xã hội, các mối quan hệ pháp lý và những
quy tắc đƣợc phát triển nhằm giải quyết những vấn đề mà xã hội phải đối phó. Các
thiết chế có thể mang tính đơn giản (trong xã hội nguyên thuỷ) và có thể phức tạp
(trong xã hội hiện đại).

- 22 -
Trong xã hội thƣờng tồn tại một số thiết chế cơ bản làm nền móng cho toàn
xã hội – đó là gia đình, giáo dục, tôn giáo, kinh tế và nhà nƣớc. Mỗi một thiết chế
kể trên đều có chức năng năng và nhiệm vụ rõ ràng của nó. Nếu nhƣ ta dễ dàng
nhận thấy sự tồn tại các thiết chế này trong xã hội thì cũng cần hiểu rằng, hình thức
của các thiết chế đó có thể khác nhau đó là những hiện tƣợng văn hoá, phản ánh
những đặc trƣng riêng của mỗi xã hội. Mọi thành viên trong xã hội đều phải lựa
chọn và đều chỉnh hành vi của mình theo các thiết chế của xã hội mình.
Tồn tại trong xã hội, các thiết chế tuy có những đặc trƣng riêng về chức năng
và nhiệm vụ nhƣng lại liên quan rất chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống.
Thuật ngữ hệ thống ám chỉ các mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận, ảnh hƣởng và
phụ thuộc lẫn nhau. Ở đây chúng ta muốn đề cập đến hệ thống xã hội, nó cũng bao
gồm những đặc điểm kể trên nhƣng chỉ có trong xã hội. Vì vậy, chúng ta dễ dàng
nhận thấy cái gì xảy ra ở bộ phận này cũng có thể kéo theo sự biến đổi trong các bộ
phận khác. Với tính cách là một hệ thống phụ thuộc, một thiết chế cũng có thể đƣợc
coi nhƣ một tiểu hệ thống nằm trong một hệ thống xã hội. Hình 1.1 sẽ cho ta thấy
mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các bộ phận.













Hình 1.1: Sơ đồ mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các bộ phận

1.3.2. Chức năng cơ bản của thiết chế
Các thiết chế vừa có những chức năng cơ bản vừa có các chức năng chuyên
biệt của từng thiết chế.
Tôn giáo
Khẳng định và củng cố hệ
thống giá trị
Gia đình
Xã hội hoá, thoả mãn các
nhu cầu, bảo vệ và hỗ trợ.
Chính trị
Qui định và buộc tôn trọng
pháp luật, phối hợp các hoạt
động và dịch vụ.
Kinh tế
Sản xuất và phân phối hàng
hoá nhằm thoả mãn các nhu
cầu của các thành viên xã hội.
Giáo dục
Huấn luyện các thành viên cho
những địa vị tƣơng lai, ngƣời

trƣởng thành hoặc nghề nghiệp

- 23 -
Những chức năng cơ bản của các thiết chế đƣợc thể hiện một cách phổ biến
đối với các loại thiết chế khác nhau. Những chức năng đó đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Thứ nhất, các thiết chế đảm bảo các cá nhân có những ứng xử xã hội đƣợc
chấp nhận trong nhiều trạng thái xã hội khác nhau. Chính thông qua quá trình xã hội
hoá, sự thừa nhận hay không của xã hội đối với khuôn mẫu ứng xử đã đƣợc phản
ánh đến từng cá nhân thông qua các hoạt động của thiết chế.
Thứ hai, các thiết chế quy định phần lớn các vai trò xã hội của cá nhân để cá
nhân nhận biết rằng nó có phù hợp hay không trong quá trình xã hội hoá. Cá nhân
có thể lựa chọn và quyết định những vai trò mà cho là thích hợp nhất. Sở dĩ nhƣ vậy
là vì họ có thể nắm đƣợc sự mong đợi của vai trò khi họ đã chuẩn bị tiếp nhận nó.
Thứ ba, thiết chế mang lại cho các thành viên xã hội sự ổn định, còn cá nhân
hƣớng sự nhận thức tới các thiết chế hoá nhƣ là một sự chấp nhận.
Cuối cùng, các thiết chế nói chung đều kiểm soát và điều tiết các ứng xử để
chúng phù hợp với sự mong đợi của xã hội.
1.3.3. Thiết chế hoá
Thiết chế hoá là sự phát triển hệ thống điều tiết của các chuẩn mực, qui tắc,
vị thế, vai trò đƣợc xã hội thừa nhận. Qua việc thiết chế hoá, các hành vi tự phát
triển và không lƣờng trƣớc sẽ thay thế đƣợc bằng những hành vi đã điều chỉnh và
dự kiến trƣớc. Chẳng hạn, những vai trò của những quan chức chính phủ đã đƣợc
thiết chế hoá cao, hành vi của họ luôn đƣợc tính trƣớc nhƣ một kịch bản có sẵn.
Nói cách khác, thiết chế hoá là quá trình thiết lập sự nhất trí về các mối quan
hệ và mô hình ứng xử cấu thành các thiết chế, là quá trình làm cho các mô hình đó
trở nên chính thức thông qua sự chấp nhận của nhóm.
Với tƣ cách là một hệ thống, các ứng xử đặc trƣng trong những tình huống
khác nhau ấy hình thành nên các bộ phận tƣơng tác lẫn nhau. Các hiện tƣợng này
tƣơng đối ổn định với thời gian và đƣợc thực hiện một cách rộng rãi trong toàn xã
hội. Việc lập lại và ngày càng đƣợc đông đảo ngƣời chấp nhận chính là những khía

cạnh của quá trình thiết chế hoá.
Có nhiều học thuyết nghiên cứu về sự tƣơng tác giữa các cá nhân và giữa các
cá nhân với xã hội. K.Marx coi kinh tế là yếu tố quyết định các mối quan hệ xã hội
của con ngƣời. Simmel là ngƣời đƣa ra quan điểm ngƣợc với thuyết quyết định luận
kinh tế về xã hội. Ông tìm thấy trong cá nhân những cơ sở của những hiện tƣợng xã

- 24 -
hội. Theo ông, những mối quan hệ tƣơng tác giữa các cá nhân là nguồn gốc của các
hiện tƣợng xã hội, sau đó, đến lƣợt chúng, khi đƣợc thể chế hoá, lại định hƣớng mối
quan hệ giữa các cá nhân. Lúc đầu, các cá nhân thực hiện mối quan hệ đó bởi những
nội dung của xã hội, vì vậy, những nội dung đó của xã hội đƣợc coi là những
nguyên nhân đầu tiên của quan hệ xã hội. Những mối quan hệ ban đầu mang tính vi
mô sau đó mới là những hiện tƣợng xã hội mang tính vĩ mô (sự đoàn kết, xung đột,
phân công lao động… ), đó là những thiết chế xã hội. Sau này, khi đã ổn định, các
thiết chế xã hội lại tác động trở lại các mối quan hệ giữa các cá nhân ( nhà nƣớc,
giáo dục, gia đình…) Chính vì vậy, các mối quan hệ xã hội luôn bị quy định bởi
những mô hình, quy tắc nhằm giới hạn sự tự do của cá nhân.
Quá trình thiết chế hoá và hệ thống thiết chế là sản phẩm của con ngƣời,
phản ánh những đặc trƣng văn hoá trong từng xã hội. Nó đƣợc con ngƣời tạo ra
trong mối quan hệ hỗ tƣơng, và đến lƣợt mình lại quay trở lại định hƣớng điều
chỉnh hành vi con ngƣời. Đó là một quá trình khách quan và biện chứng.
1.3.4. Thiết chế kinh tế và thiết chế kiểm soát chất lượng
Các chức năng chuyên biệt hay các loại thiết chế của xã hội bao gồm nhƣ
thiết chế gia đình, thiết chế giáo dục đào tạo, thiết chế tín ngƣỡng và tôn giáo, thiết
chế văn hoá, thiết chế chính trị và thiết chế kinh tế.
Thiết chế kinh tế là hệ thống quy định của xã hội để hình thành nền kinh tế
quốc dân nhằm thoả mãn nhu cầu của đời sống xã hội. Thiết chế mà nhờ nó xã hội
đƣợc cung cấp đầy đủ về vật chất và dịch vụ. Nó bao gồm chủ yếu sự sản xuất, phân
phối. Các chức năng chuyên biệt của thiết chế kinh tế gồm: thiết lập các tổ chức sản
xuất của cải vật chất và dịch vụ xã hội, tổ chức hệ thống lƣu thông hàng hoá xã hội

thoả mãn nhu cầu sản xuất tiêu dùng, định hƣớng tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ.
Một chức năng chuyên biệt là kiểm soát chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa.
Thiết chế kiểm soát chất lƣợng là các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của
nhà nƣớc các cấp của các tổ chức liên quan đƣợc thiết lập để mọi ngƣời tuân thủ
trong hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm thực thi các hoạt động liên quan,
cụ thể là duy trì, bảo đảm và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá đƣợc sản
xuất, đảm bảo hệ thống lƣu thông hàng hoá và dịch vụ vì ngƣời tiêu dùng và phát
triển doanh nghiệp.

×