ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
PHAN THẾ QUYẾT
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
CƠ ĐIỆN TRONG NÔNG NGHIỆP
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NGHỆ AN)
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Mã số: 60.34.70
Khóa: 2007 - 2010
HÀ NỘI - 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CƠ
ĐIỆN TRONG NÔNG NGHIỆP
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NGHỆ AN)
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Mã số: 60.34.70
Khóa: 2007 - 2010
Người thực hiện: Phan Thế Quyết
Hướng dẫn khoa học: TS. Trần Ngọc Ca
HÀ NỘI - 2010
1
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ CƠ ĐIỆN NÔNG NGHIỆP Error! Bookmark not defined.
1.1 Một số khái niệm cơ bản Error! Bookmark not defined.
1.1.1 Khái niệm về công nghệ Error! Bookmark not defined.
1.1.2- Các khái niệm về hoạt động khoa học và công nghệ Error!
Bookmark not defined.
1.1.2.1. Nghiên cứu khoa học Error! Bookmark not defined.
1.1.2.2. Phát triển công nghệ Error! Bookmark not defined.
1.1.3 Chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp Error! Bookmark not
defined.
1.1.3.1 Khái niệm về chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp
Error! Bookmark not defined.
1.1.3.2 Các kênh chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp Error!
Bookmark not defined.
1.1.3.3 Các hình thức chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp.
Error! Bookmark not defined.
1.1.4 Đại cương về chính sách Error! Bookmark not defined.
1.1.4.1 Khái niệm chính sách và phân loại chính sách Error! Bookmark
not defined.
1.1.4.2 Tác động của chính sách Error! Bookmark not defined.
1.1.4.3 Phạm vi ảnh hưởng của chính sách Error! Bookmark not
defined.
1.1.4.4 Phân tích chính sách Error! Bookmark not defined.
2
1.2 Vai trò của công nghệ cơ điện nông nghiệp trong sản xuất Error!
Bookmark not defined.
1.2.1 Các công nghệ cơ điện nông nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu
cây trồng, nâng cao hiệu quả Error! Bookmark not defined.
1.2.2 Giải phóng sức lao động nặng nhọc cho nông dân Error!
Bookmark not defined.
1.2.3 Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp Error! Bookmark not
defined.
1.2.4 Góp phần tạo công ăn, việc làm cho khu vực nông thôn Error!
Bookmark not defined.
1.3 Kinh nghiệm của một số nước Error! Bookmark not defined.
1.3.1 Nhật Bản Error! Bookmark not defined.
1.3.2 Hàn Quốc Error! Bookmark not defined.
1.3.3 Trung Quốc Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHỆ CƠ ĐIỆN NÔNG NGHIỆP TẠI NGHỆ AN Error! Bookmark not
defined.
2.1 Một số đặc điểm về kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An Error! Bookmark
not defined.
2.1.1 Về vị trí địa lý: Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Về địa hình, địa thế Error! Bookmark not defined.
2.1.3 Dân số và lao động Error! Bookmark not defined.
2.1.4 Tài nguyên Error! Bookmark not defined.
2.1.5 Cơ sở hạ tầng nông thôn Error! Bookmark not defined.
2.1.6 Hệ thống chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp ở Nghệ An
Error! Bookmark not defined.
3
2.2 Hiện trạng về công nghệ cơ điện nông nghiệp ở Nghệ An Error!
Bookmark not defined.
2.2.1 Nguồn động lực dùng trong sản xuất nông nghiệp: Error!
Bookmark not defined.
2.2.2 Cơ giới hoá các khâu canh tác trước thu hoạch: Error! Bookmark
not defined.
2.2.3 Công nghệ và thiết bị phục vụ các khâu trong thu hoạch Error!
Bookmark not defined.
2.2.4 Công nghệ và thiết bị phục vụ khâu bảo quản và chế biến nông
lâm sản Error! Bookmark not defined.
2.2.5 Công nghệ và thiết bị phục vụ cơ giới hoá chăn nuôi Error!
Bookmark not defined.
2.2.6 Nhận xét và đánh giá Error! Bookmark not defined.
2.3 Quan điểm và định hướng phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp
Error! Bookmark not defined.
2.3.1 Quan điểm Error! Bookmark not defined.
2.3.2 Mục tiêu Error! Bookmark not defined.
2.3.3 Định hướng phát triển cơ điện nông nghiệp của Nghệ An đến
năm 2020 Error! Bookmark not defined.
2.4 Kết luận chương 2 Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CƠ ĐIỆN TRONG NÔNG NGHIỆP:
TRƯỜNG HỢP TỈNH NGHỆ AN Error! Bookmark not defined.
3. 1 Phân tích một số chính sách hiện hành về phát triển công nghệ cơ
điện nông nghiệp tại Nghệ An Error! Bookmark not defined.
3.1.1 Những điểm mạnh Error! Bookmark not defined.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là một chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo công
ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đưa nông thôn tiến lên văn minh
hiện đại. Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ X Đảng đã xác định là phải " Đặc
biệt chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn".
Đảng ta cũng xác định khoa học và công nghệ luôn là quốc sách, là động lực
phát triển kinh tế - xã hội, là nền tảng và là nhân tố quyết định thắng lợi của
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước.
Hội nghị Trung ương lần thứ 7 Ban chấp hành TW Đảng khóa X (tháng
7 năm 2008) bàn về "nông nghiệp, nông thôn, nông dân" đã nêu rõ " Phát
triển công nghiệp sản xuất , máy móc thiết bị và công cụ phục vụ nông
nghiệp, nông thôn … ưu tiên hiện đại hóa cơ sở sản xuất, đầu tư nghiên cứu,
chế tạo cải tiến các loại máy móc, thiết bị phù hợp với điều kiện Việt Nam…
có chính sách khuyến khích việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công
nghệ mới, có chính sách để hỗ trợ nông dân và cơ sở mua máy móc thiết bị
phục vụ sản xuất…".
Là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Việt Nam và các
quốc gia đang phát triển khác đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức.
Sản phẩm nông sản nước ta vốn có hàm lượng khoa học thấp đã không đủ sức
cạnh tranh ngay cả trên thị trường trong nước. Vấn đề đó buộc các địa phương
phải có những giải pháp chính sách để phát triển công nghệ phù hợp khắc
phục khó khăn, thách thức nảy sinh trong tiến trình hội nhập.
Nghệ An là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, có tỷ trọng nông nghiệp trong
GDP lớn. Vấn đề công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn thông qua việc
phát triển các công nghệ phù hợp (trong đó công nghệ cơ điện nông nghiệp
chiếm vị trí quan trọng) nổi lên như một nhu cầu cấp bách trong hiện tại và
tương lai gần. Điều đó đã được khẳng định trong chủ trương của Tỉnh Đảng
bộ:"Đẩy mạnh điện khí hóa, cơ giới hóa, phát triển giao thông nông thôn. Đẩy
2
mạnh và khuyến khích sử dụng các biện pháp thâm canh mới, ứng dụng các
công nghệ mới trong các khâu trước, trong và sau thu hoạch nhăm giảm tổn
thất sau thu hoạch, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm qua đó
nâng cao hiệu quả sản xuất, giải phóng sức lao động cho bà con nông dân, tạo
ra nhiều sản phẩm có khả năng đáp ứng nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu.
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư tham gia hoạt động sản xuất kinh
doanh cơ khí phục vụ nông - lâm - thủy sản, chế biến và bảo quản, sản xuất
các máy móc thiết bị và công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp…".
Trong những năm gần đây, theo đề nghị Lãnh đạo tỉnh Nghệ An, Viện
Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch cùng với nhiều Viện nghiên
cứu cơ khí, các trường đại học đã tiến hành các đề tài, dự án phục vụ cho phát
triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp. Thông qua các kênh chuyển giao
nhiều công nghệ cơ điện nông nghiệp thích hợp với điều kiện thực tế của địa
phương đã được phát triển. Tuy nhiên, hiệu ứng áp dụng và lan tỏa chưa cao
do các công nghệ này chỉ giải quyết được vấn đề kỹ thuật chưa giải quyết triệt
để được vấn đề làm thế nào để đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghệ vào sản
xuất. Điều này có vẻ nghịch lý một khi nhu cầu có và năng lực đáp ứng cao.
Thực tế cho thấy, với điều kiện kinh tế của bà con nông dân còn nhiều
khó khăn, dân trí còn hạn chế, các điều kiện kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật
nông thôn chưa phát triển nên hạn chế việc phát triển công nghệ cơ điện nông
nghiệp rất khó khăn. Nhận thức được vấn đề đó các địa phương đã ban hành
nhiều chính sách hỗ trợ bà con nông dân, thúc đẩy ứng dụng công nghệ, thiết
bị cơ điện vào sản xuât. Tuy nhiên, vần đề bất cập là ở chỗ tuy đã có nhiều
chính sách được ban hành song chưa phát huy được tác dụng, hiệu quả chưa
cao. Kết quả là địa phương không thực hiện được mục tiêu của mình, người
dân không có công nghệ phù hợp, bên cung công nghệ cũng không tìm được
vị trí xứng đáng với tiềm năng và trách nhiệm của mình. Để giải quyết vấn đề
này cần phải có chính sách phù hợp với thực tiễn của địa phương và xu thế
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
3
Đề tài "Chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp (Nghiên
cứu trường hợp tỉnh Nghệ An)" được chọn làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn
trên cơ sở kế thừa các công trình đi trước, khảo sát phân tích hiện trạng các chính
sách phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp ở địa phương, đề xuất được các giải
pháp chính sách phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp cho tỉnh Nghệ An.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua đã có một số nhà khoa học trong và ngoài ngành
nông nghiệp đã nghiên cứu về vai trò của máy móc, thiết bị cơ điện nông
nghiệp đối với sản xuất nông nghiệp, đối với hiệu quả kinh tế, với vấn đề sử
dụng lao động, với vấn đề chất lượng nông sản. Một số nhà khoa học đã
nghiên cứu về chính sách cũng đã đề cập đến chính sách kinh tế để phát triển
máy móc nông nghiệp cho các vùng như vùng đồng bằng sông Hồng, đồng
bằng sông Cửu Long, các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh Bắc trung bộ, các
tỉnh duyên hải phía Bắc .v.v
Các nhà khoa học trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp cũng đã có một số
công trình nghiên cứu về chính sách, giải pháp trang bị các công cụ, máy móc
cơ điện nông nghiệp. Có thể lấy một số ví dụ:
- TS. Bùi Quang Huy, Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu
hoạch chủ trì đề tài " Điều tra khảo sát và xác đinh nhu cầu trang bị công cụ,
máy móc nông nghiệp cho các tỉnh Miền trung (từ Thanh Hóa đến Quảng Trị).
- GS. TSKH Phạm Văn Lang, Trung tâm nghiên cứu và phát triển cơ
điện nông nghiệp - Liện hiệp các hội khoa học Việt Nam đã có các đề án cho
nhiều tỉnh trên địa bàn cả nước, ví dụ:
+ Thực trạng và giải pháp trang bị cơ điện nông nghiệp phục vụ nông -
lâm - thủy sản Thành phố Hải Phòng; năm 2005
+ Điều tra hiện trạng và giải pháp trang bị cơ điện nông nghiệp phục vụ
Hiện đại hóa - Công nghiệp hóa Tỉnh Long An, năm 2006;
Tuy nhiên, các đề tài, dự án chưa có nghiên cứu cụ thể nào về giải pháp
chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong nông nghiệp cho tỉnh Nghệ An.
Nếu có những nghiên cứu về giải pháp chính sách phát triển lĩnh vực cơ điện
4
trong nông nghiệp thì chưa đề cập đến Nghệ An hoặc có đề cập thì cũng chưa
thực sự sâu sát, kết quả của các nghiên cứu đó hiện nay không còn phát huy
được hiệu quả trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
3. Mục tiêu nghiên cứu
4.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công nghệ cơ điện nông nghiệp và hệ
thống các chính sách giải pháp phát triển công nghệ này của tỉnh Nghệ an,
đề xuất một số giải pháp chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong
nông nghiệp tỉnh Nghệ An.
4.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiện trạng công nghệ cơ điện trong nông nghiệp đang
sử dụng ở Nghệ An;
- Phân tích hiện trạng và điểm mạnh, điểm yếu của các chính sách hiện
hành về phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp tại Nghệ An;
- Đề xuất các giải pháp chính sách phát triển công nghệ cơ điện trong
nông nghiệp tại Nghệ An.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Được giới hạn ở Tỉnh Nghệ An;
- Vấn đề nghiên cứu tập trung xem xét công nghệ cơ điện ở góc độ
máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ phục vụ các khâu trước – trong
và sau thu hoạch sản xuất nông nghiệp;
- Tập trung phân tích chính sách vào chính sách tài chính, chính sách
tổ chức hoạt động chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp.
5. Mẫu khảo sát
- Khảo sát sâu tại 20 xã thuộc các Huyện: Yên Thành, Quỳnh Lưu,
Nghĩa Đàn; Thanh Chương;
- Lấy ý kiến của lãnh đạo các địa phương khảo sát, lãnh đạo các Sở:
Nông nghiệp và PTNT, Khoa học và Công nghệ, Tài chính Nghệ An.
- Khảo sát tại 20 hộ sử dụng máy móc, thiết bị, các đơn vị làm dịch vụ nông
nghiệp (Làm dịch vụ thông qua việc sử dụng máy móc, thiết bị cơ điện nông nghiệp);
5
- Thăm dò ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp.
6. Vấn đề nghiên cứu
1. Hiện trạng công nghệ cơ điện nông nghiệp tại Nghệ An như thế nào?
2. Các giải pháp chính sách phát triển công nghệ cơ điện nông
nghiệp hiện nay ở Nghệ An như thế nào? Những hạn chế của những giải
pháp chính sách đó như thế nào? Cần có những giải pháp chính sách như
thế nào để phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp ở Nghệ An?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Các công nghệ trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp hiện nay ở Nghệ
An là thiếu và yếu.
- Các giải pháp chính sách về phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp
hiện nay tại Nghệ An còn nhiều hạn chế, chưa thúc đẩy được hoạt động phát
triển công nghệ cơ điện nông nghiệp, cần phải có những giải pháp chính sách
phù hợp với thực tiễn địa phương để phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp.
8. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp khảo sát, xử lý số liệu
Dự kiến khảo sát 20 xã thuộc các huyện: Yên Thành, Đô Lương, Diễn
Châu, Quỳnh Lưu. Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ,
Sở Tài chính Nghệ An. Phỏng vấn và lấy ý kiến người sử dụng công nghệ,
các nhà quản lý, các cơ quan chuyển giao công nghệ.
Nội dung bảng hỏi về hiện trạng công nghệ điện nông nghiệp tạp trung
giải quyết các vấn đề sau:
- Những công nghệ cơ điện nào đã có ở địa phương? Số lượng như thế nào?
- Các công nghệ này đã phù hợp chưa?
- Các công nghệ đó giải quyết được những vấn đề gì của sản xuất (Các
công nghệ đã giải quyết được khối lượng công việc bao nhiêu %, đảm bảo
tính thời vụ, tăng chất lượng sản phẩm)?
- Nhu cầu về các công nghệ như thế nào (chủng loại, số lượng)?
- Các nhân tố tác động tới việc chuyển giao công nghệ vào sản xuất?
6
Để phân tích các chính sách phát triển công nghệ hiện hành, bảng hỏi
tập trung vào vấn đề:
- Hiện nay có những chính sách nào?
- Người sử dụng công nghệ, những nhà quản lý ở địa phương, các cơ
quan trung gian chuyển giao công nghệ (cơ quan khuyến nông, trung tâm
ứng dụng KHvà CN ) đánh giá như thế nào về các chính sách đó (về mục
tiêu, phương tiện, sự tác động của chính sách)?
- Các chính sách đó đã tác động tới người sử dụng công nghệ , những nhà
quản lý ở địa phương, các cơ quan trung gian chuyển giao công nghệ như thế nào?
- Theo Người sử dụng công nghệ, những nhà quản lý ở địa phương,
các cơ quan trung gian chuyển giao công nghệ thì các chính sách trên có
những điểm yếu nào? Chính sách nào là quan trọng nhất?
- Quan niệm của Người sử dụng công nghệ, những nhà quản lý ở địa
phương, các cơ quan trung gian chuyển giao công nghệ về những chính sách
mới? Đề xuất các chính sách về tài chính, chính sách về tổ chức chuyển giao
công nghệ như thế nào?
2. Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu
- Thu thập các văn bản, chính sách cơ chế, quy định về phát triển máy
móc, thiết bị cơ điện nông nghiệp hiện đang áp dụng tại Nghệ An;
- Các văn bản chính sách các địa phương khác đang sử dụng có hiệu quả.
3. Phương pháp chuyên gia
Lấy ý kiến một số chuyên gia trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp (người
tạo nên công nghệ) bằng bảng hòi tập trung vào các vấn đề sau:
- Các công nghệ nào đã sẵn sàng chuyển giao vào sản xuất?
- Các nhân tố tác động tới việc chuyển giao công nghệ vào sản xuất?
Nhân tố nào mang tính quyết định nhất?
- Các chính sách hiện hành đã tác động đến các Viện nghiên cứu – triển
khai, các trường đại học (người tạo ra công nghệ) như thế nào?
- Theo Viện nghiên cứu – triển khai, các trường đại học thì các chính
sách hiện nay có những điểm yếu nào?
7
- Kiến nghị của Viện nghiên cứu – triển khai, các trường đại học đến việc
ban hành các chính sách mới như thế nào?
9. Luận cứ nghiên cứu
1. Luận cứ lý thuyết:
- Một số khái niệm:
+ Nghiên cứu khoa học;
+ Chuyển giao công nghệ;
+ Chính sách;
+ Công nghệ;
+ Cơ điện nông nghiệp;
+ Phân tích chính sách;
+ Tác động của chính sách
2. Luận cứ thực tiễn:
- Thực trạng về các công nghệ cơ điện nông nghiệp hiện đang được sử
dụng tại Nghệ An;
- Yêu cầu của thực tiễn của sản xuất về phát triển công nghệ ngành cơ
điện nông nghiệp;
- Thực trạng của hệ thống chính sách về phát triển cơ điện nông
nghiệp ở Nghệ An;
- Các chính sách trong lĩnh vực này mà các địa phương khác đang vận
dụng có hiệu quả.
- Các chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn
Nội dung của Luận văn được trình bày thành 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về chính sách phát triển công nghệ cơ điện
nông nghiệp
Chương II: Hiện trạng và định hướng phát triển công nghệ cơ điện nông
nghiệp tại Nghệ An
Chương III: Phân tích chính sách và một số giải pháp phát triển công nghệ
cơ điện nông nghiệp: Trường hợp tỉnh Nghệ An
8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ CƠ ĐIỆN NÔNG NGHIỆP
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là một chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo công
ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đưa nông thôn tiến lên văn minh
hiện đại. Là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Việt Nam và
các quốc gia đang phát triển khác phải đối mặt với nhiều thách thức. Nông
sản cuả Việt Nam bị cạnh tranh khốc liệt, hàm lượng khoa học và công nghệ
kết tinh trong hàng hóa nông sản của chúng ta vốn đã chưa cao lại phải chịu
sự canh tranh khốc liệt. Trước tình hình đó, nhiệm vụ các địa phương cần
những giải pháp để khắc phục khó khăn, thách thức của hội nhập, trong đó có
những giải pháp về khoa học và công nghệ. Đặc biệt, các tỉnh đều coi trọng
việc đầu tư phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Thông qua việc phát triển công nghệ mới
sẽ giúp địa phương chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa, sử
dụng đất và tài nguyên trong nông nghiệp một cách có hiệu quả, bảo vệ môi
trường nông nghiệp, nông thôn, tăng năng suất lao động, giải phóng được sức
lao động nặng nhọc cho bà con nông dân, tăng thu nhập cho bà con nông dân,
xóa dần khoảng cáh giữa các địa phương trong một tỉnh, giữa miền núi và
đồng bằng. Vì vây, trước khi đi vào nghiên cứu chính sách phát triển công
nghệ cơ điện trong nông nghiệp (hay còn gọi là cơ điện nông nghiệp) cần thiết
phải đề cấp đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm về công nghệ
Ngày nay, cụm từ “Công nghệ” đã trở nên phổ biên như công nghệ chế
biến, công nghệ nano, công nghệ vũ trụ .v.v… nó rất gần gũi với các hoạt động
của con người. Nhưng đề hiểu được nó cần một quá trình tư duy về nó. Thuật
ngữ công nghệ xuất phát từ tiếng Hy Lạp “techne” có nghĩa là một nghệ thuật
hay kỹ năng, và “logia” có nghĩa là một khoa học hay sự nghiên cứu.
9
Khi xem xét công nghệ với tư cách là sản phẩm có thể trao đổi, mua bán,
một thành tố quyết định của thị trường công nghệ. Trong báo cáo của Ban
Chính sách Công nghệ, Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công
nghệ tại Hội nghị Khoa học năm 2002 đã nêu ra một số khái niệm về công
nghệ như sau:
Định nghĩa 1: Theo tác giả F. R. Root, "công nghệ là dạng kiến thức có
thể áp dụng được vào việc sản xuất ra các sản phẩm và sáng tạo ra các sản
phẩm mới". Trong định nghĩa này, bản chất của công nghệ là dạng kiến thức
và mục tiêu sử dụng công nghệ là áp dụng vào sản xuất và tạo ra các sản
phẩm mới.
Định nghĩa 2: do tác giả R. Jones (1970) đưa ra, cho rằng "công nghệ là
cách thức mà qua đó các nguồn lực được chuyển thành hàng hóa". Như vậy
về bản chất, công nghệ là cách thức (cũng là kiến thức); và mục tiêu sử dụng
công nghệ là để chuyển hóa nguồn lực thành hàng hóa.
Định nghĩa 3: "Công nghệ là tập hợp các kiến thức về một quy trình
hoặc/và các kỹ thuật chế biến cần thiết để sản xuất ra các vật liệu, cấu kiện và
sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh". Đây là định nghĩa của tác giả J. Baranson
(1976), theo đó, bản chất của công nghệ là tập hợp các kiến thức với mục tiêu
là sản xuất ra các vật liệu, cấu kiện và sản phẩm.
Định nghĩa 4: "Công nghệ là nguồn lực bao gồm kiến thức được áp dụng
để nâng cao hiệu quả sản xuất và marketing những sản phẩm và dịch vụ đang
có và tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới" theo J. R. Dunning (1982).
Trong định nghĩa này công nghệ về bản chất cũng là kiến thức và có mục tiêu
nâng cao hiệu quả sản xuất và đưa được sản phẩm ra thị trường.
Định nghĩa 5: Theo E. M. Graham (1988) "Công nghệ là kiến thức
không cầm nắm được, không phân chia được và có lợi về mặt kinh tế khi sử
dụng để sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ". Như vậy với định nghĩa này
công nghệ cũng có bản chất là kiến thức và mục tiêu là để sản xuất ra sản
phẩm và dịch vụ.
10
Định nghĩa 6: Tác giả P. Strunk. (1986) cho rằng "Công nghệ là sự áp
dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng những nghiên cứu và cách
xử lý một cách có hệ thống và có phương pháp". Công nghệ là kiến thức (có
sẵn trong óc con người, không phải hàng hóa). Theo đây bản chất của công
nghệ là kiến thức khoa học; và mục tiêu là để áp dụng vào công nghiệp.
Định nghĩa 7: nhằm mục đích tiêu chuẩn hoá công tác thống kê về cán
cân thanh toán công nghệ (TBP), OECD(1990) định nghĩa ‘công nghệ được
hiểu là một tập hợp các kỹ thuật, mà bản thân chúng được định nghĩa là một
tập hợp các hành động và qui tắc lựa chọn chỉ dẫn việc ứng dụng có trình tự
các kỹ thuật đó mà theo hiểu biết của con người thì sẽ đạt được một kết quả
định trước (và đôi khi được kỳ vọng) trong hoàn cảnh cụ thể nhất định.” Công
nghệ trong định nghĩa này được hiểu là tập hợp các hành động và qui tắc lựa
chọn và có mục đích là đạt được một kết quả mong muốn.
Định nghĩa 8: Tổ chức PRODEC (1982) đưa ra định nghĩa "công nghệ là
mọi loại kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp được sử dụng trong sản
xuất công nghiệp, chế biến và dịch vụ". Như vậy công nghệ có bản chất là kỹ
năng, kiến thức, thiết bị, phương pháp; Mục tiêu là để sử dụng trong sản xuất
công nghiệp, chế biến và cung cấp dịch vụ.
Định nghĩa 9: Ngân hàng thế giới (1985) định nghĩa "công nghệ là
phương pháp chuyển hóa các nguồn lực thành sản phẩm, gồm 3 yếu tố: thông
tin về phương pháp; phương tiện, công cụ sử dụng phương pháp để thực hiện
việc chuyển hóa; sự hiểu biết phương pháp hoạt động như thế nào và tại sao".
Theo định nghĩa này thì công nghệ là thông tin, công cụ, sự hiểu biết và mục
tiêu: để chuyển hóa nguồn vào thành sản phẩm.
Định nghĩa 10: "công nghệ là một đầu vào cần thiết cho sản xuất, và như
vậy, nó được mua và bán trên thị trường như một hàng hóa và được thể hiện ở
một trong những dạng sau: tư liệu sản xuất và đôi khi là các sản phẩm trung
gian, được mua và bán trên thị trường, đặc biệt là gắn với các quyết định đầu
tư; nhân lực, thông thường là có trình độ và đôi khi là nhân lực có trình độ cao
và chuyên sâu, với khả năng sử dụng đúng các thiết bị và kỹ thuật và làm chủ
11
được bộ máy giải quyết vấn đề và xử lý thông tin; thông tin, dù đó là thông tin
kỹ thuật hay thông tin thương mại, được tung ra thị trường hay được giữ bí mật
như một phần của hoạt động độc quyền". Định nghĩa này của UNCTAD (1972)
cho thấy, về bản chất là đầu vào cho sản xuất ở dạng tư liệu sản xuất, nhân lực
có trình độ và thông tin; và có mục tiêu là mang lại giá trị từ sản xuất.
Định nghĩa 11: Tác giả Sharif (1986) cho rằng "công nghệ bao gồm khả
năng sáng tạo, đổi mới và lựa chọn từ những kỹ thuật khác nhau và sử dụng
chúng một cách tối ưu vào tập hợp các yếu tố bao gồm môi trường vật chất,
xã hội và văn hóa’. Tác giả này còn coi công nghệ là một tập hợp của phần
cứng và phần mềm, bao gồm 4 dạng cơ bản: dạng vật thể (vật liệu, công cụ
sản xuất, thiết bị và máy móc, sản phẩm trung gian hoàn chỉnh); dạng con
người (kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm); dạng tài liệu (bí quyết, quy trình,
phương pháp, dữ kiện thích hợp được mô tả trong các ấn phẩm, tài liệu
v.v ); và dạng thiết chế tổ chức (dịch vụ, phương tiện truyền bá, công ty tư
vấn, cơ cấu quản lý, cơ sở luật pháp ).
Theo tổ chức ESCAP (Ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á – Thái Bình
Dương) thì Công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật dùng để
chế biến vật liệu thông tin. Tuy nhiên, khái niệm này chưa thật đầy đủ và nó
không phản ánh hết những thuộc tính của công nghệ. Vì lý do này mà ESCAP
có mở rộng thêm “Công nghệ gồm tất cả các kỹ năng , kiến thức, thiết bị và
phương pháp sử dụng trong sản xuất, chế tạo, dịch vụ, quản lý, thông tin …”
Định nghĩa này không coi công nghệ phải gắn chặt với quá trình sản xuất chế
tạo ra các sản phẩm cụ thể , mà mở rộng khái niệm công nghệ ra các lĩnh vực
dịch vụ và quản lý. Do vậy, định nghĩa này được coi là một bước ngoặt trong
lịch sử quan niệm về công nghệ.
Ở nước ta, trong những năm gần đây khái niệm công nghệ đã được Luật
“Khoa học và Công nghệ” năm 2000 định nghĩa một cách cô đọng như sau:
“Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công
cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”.
12
Theo Luật “Chuyển giao Công nghệ” năm 2006 công nghệ được định nghĩa
như sau: “Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc
không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”.
Với định nghĩa về công nghệ như trên có thể hiểu công nghệ một cách đơn
giản là sự hiểu biết cách làm một việc gì đó. Công nghệ tồn tại trong mọi hoạt
động của đời sống kinh tế - xã hội. Mối người dưới một góc độ khác nhau, ở một
vị trí khác nhau có thể nhìn nhận công nghệ dưới những khía cạnh khác nhau.
Về nội dung công nghệ: Theo quan điểm của Trung tâm Chuyển giao công
nghệ châu Á-Thái bình Dương (APCTT) thì bất cứ một công nghệ nào, dù
đơn giản đến đâu cũng bao gồm 4 thành tố có tác động qua lại lẫn nhau để tạo
ra biến đổi mong muốn:
- Công nghệ hàm chứa trong các vật thể (Technoware-T) bao gồm mọi
phương tiện vật chất như các công cụ, trang bị, máy móc, vật liệu, phương tiện
vận chuyển, nhà xưởng. Có thể gọi dạng hàm chứa này là phương tiện kỹ thuật.
- Công nghệ hàm chứa trong con người (Humanware –H) bao gồm mọi
năng lực của con người về công nghệ như kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức,
tính sáng tạo, sự khôn ngoan, khả năng lãnh đạo, đạo đức lao động Dạng
hàm chứa này gọi là phần con người của công nghệ.
- Công nghệ hàm chứa trong các kiến thức (Inforware –I) có tổ chức đã
được tư liệu hoá như lý thuyết, các khái niệm, các phương pháp, thông số,
công thức, bí quyết. Dạng hàm chứa này gọi là phần thông tin của công nghệ.
- Công nghệ hàm chứa trong các khung thể chế (Orgaware-H) tạo nên
khung tổ chức của công nghệ, như phần thẩm quyền, trách nhiệm, mối quan
hệ, sự phối hợp, mối liên kết. Dạng hàm chứa này gọi là phần tổ chức của
công nghệ.
Theo cách hiểu phổ thông hiện nay thì công nghệ bao gồm 2 phần là “phần
cứng” và “phần mềm”.
Công nghệ phần cứng là phần công nghệ có liên quan đến cơ sở hạ tầng
(nhà xưởng, điện-nước, giao thống ) và các phương tiện kỹ thuật (máy móc,
13
thiết bị, vật tư, dụng cụ ) cần thiết và có vai trò nối dài khí quan của con
người trong quá trình thực hiện các qui trình công nghệ.
Công nghệ phần mềm là phần công nghệ có liên quan đến việc sử dụng,
khai thác có hiệu quả phần cứng của công nghệ (bao gồm các phương pháp,
quy trình, kinh nghiệm, bí quyết, thông tin, tài liệu hướng dẫn, chương trình
điều khiển, biểu mẫu, sơ đồ, bản vẽ, tổ chức sản xuất ).
1.1.2- Các khái niệm về hoạt động khoa học và công nghệ
Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động xã hội quan trọng, hoạt
động của con người trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Theo Luật Khoa
học và Công nghệ được Quốc hội nước ta thông qua thì hoạt động này được
định nghía như sau “hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm nghiên cứu
khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công
nghệ, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và
các hoạt động khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ”.
1.1.2.1. Nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm
những điều mà con người chưa biết như phát hiện, khám phá các hiện tượng,
sự vật, qui luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, hoặc là sáng tạo phương pháp
mới, phương tiện kỹ thuật mới, các giải pháp mới để cải tạo thế giới, ứng
dụng vào thực tiễn, phục vụ lợi ích của con người.
PGS.TS. Vũ Cao Đàm
1
đưa ra khái niệm: “Nghiên cứu khoa học là sự
phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới”; “Hoặc
là sáng tạo ra phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi
sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người”
1
.
Hoạt động nghiên cứu khoa học rất phong phú. Theo phương pháp luận
nghiên cứu khoa học, có thể phân loại nghiên cứu khoa học theo hai tiêu thức
chính là chức năng nghiên cứu và sản phẩm tri thức khoa học thu được.
(1) Theo chức năng nghiên cứu có thể phân thành:
1
Vũ Cao Đàm: Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản giáo dục 2007, Tr.35
14
- Nghiên cứu mô tả là những nghiên cứu nhằm đưa ra một hệ thống tri
thức về nhận dạng sự vật, thông qua mô tả hình thái, động thái, tương tác; mô
tả định tính về chất của sự vật; mô tả định lượng chỉ rõ các đặc trưng về lượng
của sự vật.
- Nghiên cứu giải thích là những nghiên cứu nhằm làm rõ nguyên nhân dẫn
đến sự hình thành và quy luật chi phối quá trình vận động của sự vật, hiện tượng.
- Nghiên cứu dự báo là những nghiên cứu nhằm nhận dạng trạng thái của
sự vật, hiện tượng trong tương lai.
- Nghiên cứu sáng tạo là loại hình nghiên cứu nhằm tạo ra một sự vật mới
chưa từng tồn tại. Đó là dặc tính của khoa học không bao giờ dừng lại ở mô tả, giải
thích và dự báo, mà luôn hướng vào sự sáng tạo các giải pháp cải tạo thế giới.
(2) Theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu có thể phân chia thành
nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai.
- Nghiên cứu cơ bản là những nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu
trúc, động thái các sự vật, tưưong tác trong nội bộ chúng và mối liên hệ với
bên ngoài với các sự vật khác. Nghiên cứu cơ bản được phân thành hai loại:
Nghiên cứu cơ bản thuần tuý và nghiên cứu cơ bản định hướng.
Nghiên cứu cơ bản thuần tuý còn được gọi là nghiên cứu cơ bản tự do,
hoặc nghiên cứu cơ bản không định hướng, là những nghiên cứu về bản chất
sự vật để nâng cao nhận thức, chưa có hoặc chưa bàn đến ý nghĩa ứng dụng.
Nghiên cứu cơ bản định hướng là những nghiên cứu cơ bản đã dự kiến
trước mục đích ứng dụng. Nghiên cứu định hướng được chia thành nghiên
cứu nền tảng và nghiên cứu chuyên đề. Nghiên cứu nền tảng là nghiên cứu
quy luật tổng thể của một hệ thống sự vật. Nghiên cứu chuyên đề là nghiên
cứu về một hiện tượng đặc biệt của sự vật, vừa dẫn đến hình thành những cơ
sở lý thuyết, vừa dẫn đến những ứng dụng có ý nghĩa thực tiễn.
- Nghiên cứu ứng dụng là sự vận dụng quy luật được phát hiện từ nghiên
cứu cơ bản để giải thích một hiện tượng, sự vật; tạo ra những nguyên lý mới,
các giải pháp mới (về công nghệ, vật liệu, tổ chức, quản lý ) để áp dụng vào
sản xuất và đời sống.
15
1.1.2.2. Phát triển công nghệ
Phát triển công nghệ là một khái niệm mới được đưa ra trong Luật Khoa
học và Công nghệ nước ta. Phát triển công nghệ bao gồm triển khai thực
nghiệm và sản xuất thử nghiệm. Theo cách phân loại quen thuộc, triển khai là
loại hình nghiên cứu thứ ba, xếp sau hai cấp nghiên cứu trước là nghiên cứu
cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Nó bao gồm triển khai trong phòng thí
nghiệm và triển khai bán đại trà. Việc xếp triển khai vào nhóm phát triển
công nghệ cùng với sản xuất thử nghiệm cho thấy rõ hơn mối quan hệ chặt
chẽ giữa nghiên cứu triển khai với ứng dụng vào thực tế sản xuất và đời sống.
- Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa
học để làm thực nghiệm, nhằm tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới. Khái
niệm triển khai được áp dụng cả trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật và xã
hội. Trong các nghiên cứu về khoa học kỹ thuật, hoạt động triẻn khai được áp
dụng khi tạo ra mẫu công nghệ hoặc sản phẩm mới. Trong nghiên cứu khoa
học xã hội có thể lấy ví dụ về triển khai thực nghiệm một mô hình quản lý
mới ở cơ sở.
- Sản xuất thử nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực
nghiệm để sản xuất thử ở quy mô nhỏ, nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản
phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống.
Ngày nay, quan niệm về phát triển công nghệ được nìn nhận một cách
rộng rãi và sát với thực tế hơn. Phát triển công nghệ cũng được nhìn nhận từ
thực tế của sản xuất, yêu cầu của sán xuất về đổi mới và ứng dụng các công
nghệ mới công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế - xã hội. Theo đó,
quan niệm về phát triển công nghệ bao gổm:
- Triển khai thực nghiệm
- Sản xuất thử nghiệm
- Chuyển giao công nghệ: là hoạt động được định nghĩa trong Luật
“Chuyển giao công nghệ” như sau “Chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử
dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công
nghệ sang bên nhận công nghệ.”.
16
Xét cho cùng thì thực chất hoạt động phát triển công nghệ ngày nay là
chính là hoạt động chuyển giao công nghệ từ “người tạo ra công nghệ” đến
“người sử dụng công nghệ”, từ các kết quả của hoạt động khoa học và công
nghệ vào thực tiễn sản xuât, từ nơi có “cung” về công nghệ đến nơi có “cầu”
về công nghệ
Như vậy, hoạt động chuyển giao công nghệ là một nội dung của dịch vụ
khoa học và công nghệ như đã nêu trong Luật Khoa học và Công nghệ nước
ta. Đó là một hoạt động rất quan trọng, đặc biệt đối với nước ta hiện nay. Mục
tiêu của chuyển giao công nghệ là nhằm đưa công nghệ mới vào sản xuất (
mới ở đây mang ý nghĩa tương đối: là mới đối với bên nhận chuyển giao, đối
với sản xuất của địa phương, của nước tiếp nhận) nhằm tạo ra sản phẩm mới,
tăng năng suất lao động, giải phóng lao động nặng nhọc.
Chuyển giao công nghệ có các cấp độ khác nhau :
- Chuyển giao công nghệ mới: thường do các các cơ quan nghiên cứu tạo
ra công nghệ ở trong hoặc ngoài nước thực hiện. Đây là hình thức chuyển
giao dọc.
- Chuyển giao ở dạng truyền bá công nghệ : là sự chuyển giao từ cơ sở đã
áp dụng công nghệ này sang cơ sở khác nhằm mục đích mở rộng ứng dụng và
sở hữu công nghệ trong sản xuất. Còn gọi là chuyển giao ngang.
Loại công nghệ được chuyển giao có thể là công nghệ nội sinh (trong
nước) và công nghệ ngoại nhập. Các phương thức chuyển giao có thể là
chuyển giao không kèm hợp đồng licence; Có chuyển giao kèm hợp đồng
licence và chuyển giao có kèm đầu tư tư bản. Mức độ chuyển giao cũng đa
dạng: trao đổi kiến thức cần thiết để bên tiếp nhận tự làm; Chìa khoá trao tay,
nghĩa là bên chuyển giao có xây lắp, đào tạo tập huấn kiến thức và bí quyết,
vận hành thử toàn bộ qui trình công nghệ cho bên nhận; Trao sản phẩm, là
bên chuyển giao chịu trách nhiệm đến khi có được sản phẩm đạt tiêu chuẩn;
Trao thị trường, là bên chuyển phải nhường một phần hoặc toàn bộ thị trường
tiêu thu cho bên mua công nghệ.
17
Theo quan điểm gắn khoa học với sản xuất thì chuyển giao công nghệ là
giai đoạn cuối cùng rất quan trọng của hoạt động khoa học và công nghệ và
là mục tiêu hàng đầu của đầu tư cho nghiên cứu khoa học. Chuyển giao công
nghệ là một biểu hiện cụ thể hoá vai trò của khoa học và công nghệ đối với
phát triển kinh tế- xã hội.
Theo Luật “Chuyển giao công nghệ” thì dựa vào theo trình độ công nghệ
được phân chia thành các loại:
- Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học
và phát triển công nghệ; tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng và giá trị
gia tăng cao; có khả năng hình thành các ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc
hiện đại hoá ngành sản xuất, dịch vụ hiện có;
- Công nghệ mới là công nghệ lần đầu tiên được tạo ra tại Việt Nam;
- Công nghệ tiên tiến là công nghệ hàng đầu, có trình độ công nghệ cao
hơn trình độ công nghệ cùng loại hiện có.
Nếu dựa vào không gian, lãnh thổ thực hiện việc chuyển giao công nghệ,
thì chuyển giao công nghệ được chia thành:
- Chuyển giao công nghệ tại Việt Nam là việc chuyển giao công nghệ giữa
các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam;
- Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là việc tổ chức, cá
nhân hoạt động ở nước ngoài chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân
hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam;
- Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là việc tổ chức, cá
nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam chuyển giao công nghệ cho tổ chức,
cá nhân hoạt động ở nước ngoài.
1.1.3 Chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp
1.1.3.1. Khái niệm về chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp
Từ khái niệm cơ bản về chuyển giao công nghệ và tính chất đặc thù của
sản xuất nông nghiệp, có thể đưa ra khái niệm về chuyển giao công nghệ cơ
điện nông nghiệp như sau: Chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp là
hoạt động nhằm áp dụng những công nghệ mới, tiến bộ về lĩnh vực cơ điện
18
vào sản xuất nông nghiệp nhằm giải phóng sức lao động thủ công, tăng năng
suất cây trồng vật nuôi, hạ giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng sản
phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đời sống của người
nông dân.
Nội dung của chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp bao gồm cả
phần cứng ( mẫu máy, thiết bị, nhà xưởng) và cả phần mềm (qui trình công
nghệ, bí quyết, bản vẽ thiết kế, chương trình máy tính thu thập xử lý số liệu,
tài liệu kỹ thuật ) cho tất cả các khâu trong quá trình sản xuất nông nghiệp từ
khâu làm giống, làm đất, chăm sóc, tưới tiêu thuỷ lợi, phòng trừ sâu bệnh, thu
hoạch đến các công nghệ sau thu hoạch như bảo quản, sơ chế, chế biến nông
sản đối với ngành trồng trọt và các khâu sản xuất thức ăn, cơ giới hoá chuồng
trại, bảo quản-chế biến sản phẩm đối với ngành chăn nuôi. Gần đây công
nghệ cơ điện nông nghiệp còn đảm nhận thêm vấn đề xử lý chất thải, phế phụ
phẩm từ quá trình sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và
an toàn thực phẩm nông nghiệp, góp phần phát triển nền sản xuất nông nghiệp
bền vững.
1.1.3.2. Các kênh chuyển giao công nghệ cơ điện nông nghiệp
Phương thức chuyển giao công nghệ là tập hợp các phương pháp, cách làm,
cách thức triển khai, thực hiện việc chuyển giao công nghệ vào sản xuất của các
chủ thể khác nhau, bằng sự huy động các nguồn nhân lực, tài chính, vật tư
khác nhau.
Trong một số tài liệu, công trình nghiên cứu gần đây, một số nhà khoa học
đưa ra các phương thức chuyển giao công nghệ vào sản xuất nông nghiệp theo
các cách phân loại khác nhau. Căn cứ vào của “kênh” tổ chức để phân loại
chuyển giao công nghệ nông nghiệp theo 5 kênh :
- Kênh chuyển giao công nghệ thuộc hệ thống khuyến nông, khuyến lâm;
- Kênh chuyển giao công nghệ thuộc hệ thống nghiên cứu triển khai của
viện, trường.
- Kênh chuyển giao công nghệ thuộc hệ thống chương trình ứng dụng
KH&CN phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
19
- Kênh chuyển giao công nghệ của các dự án phát triển do các tổ chức phi
chính phỉ (NGO) trong và ngoài nước tài trợ.
- Kênh chuyển giao công nghệ qua các Tổng Công ty, công ty, doanh
nghiệp, tư nhân và các cơ quan khác.
Từ thực tiễn của hoạt động chuyển giao chuyên ngành, kết hợp với các
cách tiếp cận mang tính lý luận trên, có thể nhận diện các phương thức
chuyển giao công nghệ cơ điện cho tỉnh Nghệ An như sau:
- Phương thức chuyển giao công nghệ trực tiếp từ bên sở hữu công nghệ
đến thẳng cơ sở sản xuất. Phương thức chuyển giao này thường thực hiện
thông qua các hợp đồng kinh tế kỹ thuật hoặc hợp đồng chuyển giao công
nghệ giữa bên sở hữu công nghệ ( các cơ quan nghiên cứu- chuyển giao, các
doanh nghiệp) với các cơ sở sản xuất là những hộ nông dân, người làm dịch
vụ kỹ thuật trong nông nghiệp, chủ trang trại nông nghiệp, các hợp tác xã
hoặc nông, lâm trường Công nghệ chuyển giao ở trường hợp này thường là
các công nghệ đã trở thành sản phẩm hàng hoá, không chịu ảnh hưởng nhiều
của các đặc thù tự nhiên-kinh tế-xã hội của bên nhận chuyển giao và được bên
nhận chuyển giao đánh giá khả năng phù hợp với sản xuất của của họ. Ví dụ
như một số loại máy phục vụ cơ giới hoá một số khâu canh tác như các mẫu
máy làm đất (cày, bừa, phay, bánh lồng ruộng nước), bình bơm thuốc trừ sâu,
máy gặt lúa, máy đập tuốt lúa, máy tẽ ngô, công cụ tẽ ngô, máy sấy hạt nông
sản Đối tượng tiếp nhận công nghệ loại này thường là những người đã có
trình độ am hiểu kỹ thuật chuyên ngành nhất định. Trong phương thức
chuyển giao này thường kèm theo nội dung tập huấn mang tính chất hướng
dẫn sử dụng công nghệ nhằm đảm bảo người sử dụng có đầy đủ kỹ năng để
vận hành công nghệ đạt được những tính năng, chỉ tiêu kỹ thuật của thiết bị
như đã được giới thiệu chào bán theo sản phẩm. Phương thức chuyển giao
này có ưu điểm là quá trình chuyển giao nhanh, công nghệ phát huy tác dụng
ngay nếu tính năng của nó phù hợp với đặc điểm sản xuất của địa bàn. Tuy
nhiên phương thức này có nhiều hạn chế vì ở đây thường là những công nghệ
“có sẵn” được các nhà khoa học nghiên cứu thiết kế tạo ra theo yêu cầu
20
chung của sản xuất nông nghiệp trên phạm vi cả nước mà không chú ý nhiều
đến điều kiện đặc thù sản xuất, tập quán canh tác, điều kiện địa hình, đặc
điểm tự nhiên, trình độ sử dụng của từng vùng, nên tính “phù hợp” của công
nghệ thường thấp, nhất là đối với các huyện, xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh
Nghệ An thì khả năng tiếp nhận rất hạn chế.
- Phương chuyển giao công nghệ thông qua các chương trình/dự án: Đây
là phương thức tương đối phổ biến hiện nay. Các công nghệ từ nơi sở hữu
công nghệ được chuyển giao cho các cơ sở sản xuất thông qua các chương
trình dự án bằng ngân sách nhà nước hoặc tài trợ của các tổ chức quốc tế.
Trong phương thức chuyển giao này có sự tham gia của nhà khoa học ( viện,
trường), nhà quản lý (Sở KH &CN, Sở NN&PTNT, Trung tâm Khuyến Nông,
Tổ chức Quốc tế tài trợ kinh phí ), nhà nông tiếp nhận công nghệ. Khi Nhà
nước hình thành và phê duyệt các Chương trình kinh tế-kỹ thuật để hỗ trợ cho
sản xuất nông nghiệp cho vùng như Chương trình xoá đói giảm nghèo (
Chương trình 135), Chương trình khoa học công nghệ “Nghiên cứu ứng dụng
và phát triển công nghệ phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn -
KC.07”, Chương trình “khuyến công” trong khuyến nông, khuyến lâm thì
các tổ chức KH&CN (Viện, Trường, Trung tâm) phối hợp với cơ quan quản
lý chuyên ngành cấp tỉnh (Sở Khoa học và Công nghệ, Sở NN và PTNT hoặc
Trung tâm khuyến nông) cùng hợp tác xây dựng dự án trên cơ sở nhu cầu sản
xuất của địa phương do tỉnh đề xuất và khả năng cung ứng công nghệ phù hợp
của tổ chức KH&CN. Đơn vị chủ trì dự án thường là các cơ quan quản lý của
tỉnh, cơ quan khoa học là đơn vị thực hiện chính. Cơ sở sản xuất tiếp nhận có
trách nhiệm tiếp nhận, vận hành sử dụng công nghệ chuyển giao và đóng góp
một phần kinh phí dưới dạng đất đai, nhà xưởng, vật liệu dụng cụ lao động.
Sản phẩm của phương thức chuyển giao này là các mô hình điểm, trình diễn
làm cơ sở để phát triển nhân rộng giai đoạn sau. Các phương pháp chuyển
giao thường áp dụng là tham quan khảo sát công nghệ dự kiến áp dụng, tổ
chức đào tạo, tập huấn công nhân vận hành sử dụng thiết bị, tổ chức hội nghị
đầu bờ, tổ chức các đợt sản xuất thử