Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Chính sách tạo nguồn tin cập nhật phục vụ hoạt động khoa học và công nghệ của tỉnh Bạc Liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.25 KB, 72 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



LÂM TỐ THƢ


CHÍNH SÁCH TẠO NGUỒN TIN CẬP NHẬT PHỤC VỤ
HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CỦA TỈNH BẠC LIÊU




LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ






Hà Nội, 2013
2






























ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





LÂM TỐ THƢ


CHÍNH SÁCH TẠO NGUỒN TIN CẬP NHẬT PHỤC VỤ
HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CỦA TỈNH BẠC LIÊU




LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.04.12

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Hà




Hà Nội, 2013

3

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 7
PHẦN MỞ ĐẦU 8
1. Lý do nghiên cứu 8
2. Tổng quan nghiên cứu 8

3. Mục tiêu nghiên cứu 11
4. Phạm vi nghiên cứu 11
5. Mẫu khảo sát 11
6. Câu hỏi nghiên cứu 11
7. Giả thuyết nghiên cứu 11
8. Phƣơng pháp nghiên cứu 12
9. Kết cấu luận văn 12
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THÔNG TIN 13
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 13
1.1. Lý luận chung về thông tin khoa học và công nghệ 13
1.1.1. Lý luận chung về thông tin 13
1.1.2. Lý luận về khoa học 14
1.1.3. Lý luận về công nghệ 14
1.1.4. Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ 15
1.2. Vai trò của thông tin khoa học và công nghệ 16
1.2.1. Thông tin là nguồn lực của sự phát triển xã hội 17
1.2.2. Thông tin trở thành cơ sở cho nhiều hoạt động xã hội 18
1.2.3. Thông tin trong hoạt động kinh tế và sản xuất 18
1.2.4. Thông tin trong sự phát triển của khoa học 19
1.2.5. Thông tin trong phát triển giáo dục 19
1.2.6. Thông tin đối với sự phát triển của quản lý 20
1.2.7. Thị trường thông tin và kinh tế thông tin 20
1.3. Các nhân tố tác động đến sự phát triển của thông tin khoa học và công nghệ 22
1.3.1. Kiện toàn cơ cấu tổ chức hệ thống thông tin KH&CN: 22
1.3.2. Xây dựng và phát triển các ngân hàng dữ liệu quốc gia về KH&CN: 22
4

1.3.3. Liên kết mạng giữa các cơ quan thông tin KH&CN: 23
1.3.4. Đẩy mạnh các dịch vụ thông tin KH&CN: 23
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN TIN CẬP NHẬT PHỤC VỤ

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA TỈNH BẠC LIÊU26
2.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tỉnh Bạc Liêu 26
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 26
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 27
2.2. Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ ở Việt Nam thời gian qua 33
2.2.1. Khung khổ pháp lý cho hoạt động thông tin KH&CN 34
2.2.2. Vai trò của hoạt động thông tin KH&CN trong các lĩnh vực xã hội 36
2.2.3. Quá trình phát triển hoạt động thông tin KH&CN ở Việt nam 38
2.2.4. Những kết quả nổi bật 40
2.2.5. Một số tồn tại 45
2.3. Thực trạng cơ chế quản lý khoa học và công nghệ hiện nay 46
2.3.1. Những đổi mới bước đầu 46
2.3.2. Những yếu kém và nguyên nhân 48
2.4. Thực trạng công tác quản lý khoa học và công nghệ tỉnh Bạc Liêu 52
2.4.1. Thực trạng công tác quản lý khoa học và công nghệ 52
2.4.2. Những vấn đề bất cập 56
CHƢƠNG 3: CHÍNH SÁCH NGUỒN TIN CẬP NHẬT PHỤC VỤ HOẠT
ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA TỈNH BẠC LIÊU 59
3.1. Mục tiêu, quan điểm và nguyên tắc tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý khoa học và
công nghệ 59
3.1.1. Mục tiêu…………. 59
3.1.2. Quan điểm ………………………………………………………………60
3.1.3. Nguyên tắc ………………………………………………………………60
3.2. Các giải pháp 61
3.2.1. Xúc tiến và phát triển thị trường công nghệ 61
5

3.2.2. Xác định nguồn thông tin KH&CN 62
3.2.3. Nâng cao nhận thức và phổ biến KH&CN trên các phương tiện thông tin
đại chúng……………… 62

3.2.4. Tổ chức lưu giữ và sử dụng kết quả đề tài, dự án 63
3.2.5. Đổi mới cơ chế quản lý thông tin khoa học và công nghệ: 63
3.2.6. Tăng cường năng lực thông tin KH&CN 64
3.2.7. Phát triển tiềm lực thông tin khoa học công nghệ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC: 71





















6

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện được luận văn này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý
báu trong suốt quá trình học tập, viết và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân
trọng gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô giáo Trường Đại học Bạc Liêu; Quý
thầy cô giáo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến PGS.TS.Mai Hà, người
thầy giảng dạy và cán bộ hướng dẫn khoa học đã giúp tôi hoàn thành luận văn
này.
Tôi xin trân trọng cản ơn các cô chú, anh chị tại Sở Khoa học và Công
nghệ tỉnh Bạc Liêu đã hỗ trợ, chia sẽ công việc để tôi yên tâm theo học khóa
học này. Đồng thời, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp tại các sở,
ban, ngành tỉnh Bạc Liêu đã hỗ trợ tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong việc điều
tra, thu thập tài liệu phục vụ cho việc viết và hoàn thành luận văn.
Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng
nhưng không thể nào tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự giúp góp
ý và chỉ bảo của quý thầy, cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn có thể được
hoàn thành tốt hơn.
Tác giả luận văn


Lâm Tố Thƣ








7


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KH&CN: Khoa học và công nghệ
CNTT: Công nghệ thông tin
FDI: Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
WTO: World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới
KT-XH: Kinh tế - xã hội
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
CNH-HĐH: Công nghiệp hóa hiện đại hóa


























8

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Trong lịch sử loài người, khoa học và công nghệ đóng vai trò quan
trọng. Ngày nay các thành tựu khoa học và công nghệ, đặc biệt là những
thành tựu trong nửa đầu thế kỷ 20 đã làm thay đổi căn bản bức tranh của thế
giới, khoa học và công nghệ ngày càng thực sự trở thành một động lực phát
triển kinh tế-xã hội và phát triển bền vững, toàn diện.
Đối với Việt Nam, Khoa học và công nghệ có vai trò rất quan trọng, đó
là vai trò nhận thức và cải tạo xã hội. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng
lần thứ 2 (khóa VIII) đã chỉ rõ quan điểm phát triển khoa học và công nghệ
(KH&CN) của Đảng ta trong đó phải coi KH&CN là nội dung then chốt của
các ngành, các cấp.
Khoa học và công nghệ hiện đại là nòng cốt dẫn đến sự hình thành một
xã hội thông tin, trong đó thông tin đóng vai trò quyết định trong sự phát triển
kinh tế - xã hội. Thông tin khoa học và công nghệ đã trở thành một trong
những nguồn lực phát triển quan trong trong mỗi quốc gia.
Đối với tỉnh Bạc Liêu, thời gian qua hoạt động khoa học và công nghệ
đã có nhiều đóng góp tích cực cho việc quản lý thông tin khoa học và công
nghệ.
Tuy nhiên quản lý thông tin khoa học và công nghệ còn nhiều bất cập.
Vì vậy mà đề tài nghiên cứu về lĩnh vực xây dựng hệ thống quản lý thông tin
Khoa học và Công nghệ là cần thiết. Vì thế tôi đã chọn đề tài : “Chính sách

tạo nguồn tin cập nhật phục vụ hoạt động khoa học và công nghệ của tỉnh Bạc
Liêu” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu
Đến nay trong nước có một số công trình khoa học về tổ chức công tác
thông tin khoa học và công nghệ.
9

Đề tài “Triển khai mô hình cung cấp thông tin khoa học và công nghệ
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi tại các huyện”, năm
2000, của Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (nay là Cục
Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia) được tiến hành nhằm xây dựng
tại mỗi huyện một tổ chức thông tin khoa học và công nghệ được trang bị
đồng bộ:
Các thiết bị công nghệ thông tin - truyền thông tiên tiến máy vi tính,
máy in Laser, máy ảnh số, đầu đọc DVD, bộ TV, Internet tốc độ cao
(ASDL),
Thư viện điện tử và các CSDL với nội dung thông tin phong phú, thiết
thực dưới nhiều hình thức thuận tiện đã được số hóa về tất cả các lĩnh vực liên
quan đến phát triển kinh tế - xã hội tuyến huyện như kinh tế nông – lâm – ngư
nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ), xã hội, y tế, giáo dục, bảo vệ
môi trường, phát triển làng nghề, văn hóa, văn minh, dưới các dạng tài liệu
phim khoa học và công nghệ, văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, kết quả nghiên
cứu, nhãn hiệu hàng hóa, phù hợp với trình độ dân trí tại địa bàn.
Khả năng truy cập và khai thác trực tuyến Chợ Công nghệ và Thiết bị
trên mạng (), mạng thông tin khoa học và
công nghệ Việt Nam http: .vista.gov.vn) và hàng loạt các nguồn tin khoa học
và công nghệ khác trên internet,
- Xây dựng và phát triển trang điện tử giới thiệu và quảng bá các thành
tựu phát triển KT-XH, hàng hóa, sản phẩm chủ lực của xã, huyện trên
Internet;

- Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin đa chiều từ trên xuống, từ dưới lên
và trao đổi thông tin theo chiều ngang giữa các địa phương;
- Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tại chỗ đủ năng lực
tiếp nhận, triển khai và phát huy lâu dài hiệu quả của dự án để phổ biến tri
10

thức và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn.
Đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng mạng thông tin khoa học
và công nghệ khu vực đồng bằng sông Cửu Long” của Trường Đại học Cần
Thơ được tiến hành nhằm mục tiêu:
+ Phục vụ phát triển sản xuất và đời sống cho nhân dân khu vực nông
thôn vùng ĐBSCL;
+ Tăng cường trao đổi, chia sẻ thông tin trong công tác quản lý
KH&CN giữa các Sở Khoa học và Công nghệ;
+ Tạo cầu nối gắn kết chặt chẽ các hoạt động chuyên ngành của các Sở
KH&CN tại các địa phương, phát huy được thế mạnh của vùng nhất là lĩnh
vực quản lý, nghiên cứu và ứng dụng KH&CN;
+ Cung cấp thông tin KH&CN phục vụ phát triển kinh tế xã hội nhất là
địa bàn sản xuất nông nghiệp và nông thôn khu vực ĐBSCL thông qua xây
dựng hệ thống thông tin và mạng thông tin KH&CN phù hợp với nhu cầu và
trình độ của nhân dân trong vùng;
+ Tăng cường sự hiểu biết và ứng dụng công nghệ thông tin trong nhân
dân nhất là khu vực nông thôn;
+ Tạo điều kiện kết nối, rút ngắn khoảng cách về trình độ KH&CN
giữa các khu vực, giữa nông thôn và thành thị;
+ Nâng cao năng lực người dân, hỗ trợ người dân học tập và ứng dụng
KH&CN phục vụ phát triển sản xuất và đời sống bằng phương tiện công nghệ
thông tin truyền thông.
Bạc Liêu là một tỉnh thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nông

nghiệp đóng vai trò quan trọng song cho đến nay trong tỉnh chưa có đề tài
nghiên cứu về lĩnh vực này. Mặc dù hiện nay có các tổ chức khuyến nông,
khuyến ngư, khuyến công, Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ của
11

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh triển khai việc đưa thông tin khoa học và
công nghệ đến nông dân. Tuy nhiên chưa có sự kết hợp giữa các tổ chức này
thành một hệ thống và cũng chưa có đánh giá toàn diện về hiệu quả ứng dụng
của các thông tin khoa học và công nghệ này đến hoạt động sản xuất của nông
dân.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Chính sách tạo nguồn tin cập nhật phục vụ hoạt động khoa học và công
nghệ thì nguồn tin cần phong phú đa dạng và cập nhật nhanh.
Nhiệm vụ:
- Phân tích Thực trạng cơ chế quản lý khoa học và công nghệ ở Việt
Nam.
- Phân tích thực trạng công tác quản lý khoa học và công nghệ tỉnh Bạc
Liêu.
- Đề xuất các giải pháp đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nguồn tin cập nhật phục vụ hoạt động khoa học và công nghệ
trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2012, phạm vi tỉnh Bạc Liêu.
5. Mẫu khảo sát
Khảo sát việc quản lý thông tin khoa học và công nghệ tại Trung tâm
Thông tin Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu, và các Sở, ngành.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Làm thế nào để tạo nguồn tin cập nhật?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về đặc điểm nhu cầu thông
tin khoa học và công nghệvà tổ chức thông tin cho nông dân đồng bằng Cửu

Long tác giả đưa ra ý tưởng khoa học của luận văn:
12

Tổ chức thông tin khoa học và công nghệ chưa đủ năng lực để kiểm
soát tốt các nguồn thông tin trong tỉnh, nội dung còn thiếu, chưa đồng bộ
trong việc tin học hóa, việc tìm kiếm thông tin mất nhiều thời gian, không đạt
hiệu quả cao.
Tạo lập và vận hành hệ thống quản lý thông tin khoa học và công nghệ
cần tiến hành tổ chức lại thông tin khoa học và công nghệ, phối hợp với các
Sở, ngành và các trường chuyên nghiệp tập hợp các đề tài, dự án đã thực hiện
tại các đơn vị .
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Điều tra xã hội học: Gồm 2 nhóm đối tượng điều tra: Chuyên viên quản
lý, chuyên viên làm công tác thông tin.
Phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia của các đơn vị liên quan như Sở Ban
ngành.
Nghiên cứu tài liệu.
9. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết, luận văn có các chương sau đây:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của thông tin khoa học và công nghệ
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý thông tin khoa học và công nghệ tại tỉnh
Bạc Liêu
Chƣơng 3: Chính sách nguồn tin cập nhật phục vụ hoạt động khoa học
và công nghệ của tỉnh Bạc Liêu.



13

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THÔNG TIN

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1.1. Lý luận chung về thông tin khoa học và công nghệ
1.1.1. Lý luận chung về thông tin
Ngày nay, thông tin đã trở thành một lĩnh vực được nhiều người quan
tâm và luôn nhắc đến trong xã hội phát triển. Vậy thông tin là gì?
Có nhiều khái niệm khác nhau về thông tin: - Trong bách khoa toàn thư
của Liên Xô xuất bản lần 3, T. 10 đã viết: Thông tin là tin tức được truyền đi
bởi con người bằng lời nói, chữ viết, hoặc các phương tiện khác. - Trong từ
điển Oxford English Dictionary đưa khái niệm: Thông tin là điều mà người ta
đánh giá, hoặc nói đến, là tri thức, là tin tức.
Trong tiêu chuẩn Việt nam 5453- 1991 đã viết: “Thông tin là nội dung
mà con người gán cho dữ liệu với các quy ước (ký hiệu) đã biết, được sử dụng
trong việc trình bày chúng”
Nhiều người còn cho rằng: thông tin là sự chuyển giao tri thức làm tăng
thêm sự hiểu biết của nhân loại.
Thông tin được hình thành trong quá trình giao tiếp, mọi người đều có
thể nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: qua giao tiếp, đọc báo ,
nghe đài, xem phim ảnh
Thông tin là nhu cầu cơ bản không thể thiếu của mọi người, mọi tổ
chức, mọi quốc gia. Nguồn lực thông tin khác hẳn với các nguồn lực khác
trong mỗi quốc gia, các nguồn lực khác như: than, sắt, thép, tiền tệ càng dùng
nhiều càng mau hết. Ngược lại nguồn lực thông tin càng dùng nhiều, càng
phong phú và nhiều thêm vì mỗi người dùng thông tin lại tạo ra thông tin mới.
Ngày nay, người ta cho rằng thông tin là nguồn lực của mỗi quốc gia,
nước nào sở hữu được nhiều thông tin hữu ích, nước đó sẽ thành công. Nhất
14

là thông tin khoa học và công nghệ đã trở thành hàng hóa để trao đổi buôn
bán giữa các nước.
1.1.2. Lý luận về khoa học

1.1.2.1. Khái niệm về khoa học
Khoa học được hiểu là tập hợp những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và tư
duy được thể hiện bằng những phát minh dưới dạng các lý thuyết, định lý,
định luật, và nguyên tắc.
Như vậy thực chất của khoa học là sự khám phá các hiện tượng các
thuộc tính vốn tồn tại một cách khách quan . Sự khám phá này đã làm thay
đổi nhận thức của con người tạo điều kiện nghiên cứu, ứng dụng hiểu biết này
vào thực tế.
1.1.1.2. Đặc điểm khoa học
Như ta đã nói khoa học là những phát minh của con người vì những
phát minh này không thể trực tiếp áp dụng vào sản xuất nên không có đảm
bảo độc quyền không phải là đối tượng để mua và bán .Các tri thức khoa học
có thể được phổ biến rộng rãi. Khoa học thường được phân loại theo khoa học
tự nhiên và khoa học xã hội .
Khoa hoc tự nhiên khám phá nhưng quy luật của tự nhiên xung quanh
chúng ta. Khoa học xã hội nghiên cứu cách sống cách hành động và ứng sử
của con người.
Vậy khoa học là kết quả nghiên cứu của quá trình hoạt động thực tiễn,
nhưng đến lượt mình nó lại có vai trò to lớn tác động mạnh mẽ trở lại hoạt
động sản xuất. Do đó con người hoàn toàn có khả năng đưa khoa học thành
lực lượng sản xuất trực tiếp.
1.1.3. Lý luận về công nghệ
1.1.3.1 Khái niệm công nghệ
15

Có nhiều cách hiểu khác nhau về công nghệ tuỳ theo góc độ và mục
đích nghiên cứu. Nhưng một cách chung nhất công nghệ được hiểu như sau:
- Công nghệ là tập hợp những hiểu biết để tạo ra các giải pháp kỹ thuật
được áp dụng vào sản xuất và đời sống.
- Ngày nay công nghệ thường được coi là sự kết hợp giữa phần cứng và

phần mềm. Phần cứng đó là trang thiết bị. Phần mềm bao gồm thành phần con
người thành phần thông tin, thành phần tổ chức, bất kỳ quá trình sản xuất nào
đều phải đảm bảo bốn thành phần trên mỗi thành phần đảm nhiệm những
chức năng nhất định.
1.1.3.2. Đặc điểm công nghệ
Qua khái niệm về công nghệ ở trên ta thấy. Trước đây cách hiểu truyền
thống về công nghệ đồng nhất kỹ thuật với thiết bị không lưu ý với thực tế
vận hành, tay nghề của công nhân, năng lực tổ chức quản lý hoạt động sản
xuất, do vậy hiện nay thuật ngữ (công nghệ) thường được dùng thay cho thuật
ngữ (kỹ thuật) việc hiểu nội dung công nghệ như vậy đặc biệt có ý nghĩa quan
trọng trong giai đoạn hiện nay khi công nghệ thực sự trở thành nhân tố quyết
định khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước cũng như
quốc tế.
Khác với khoa học các giải pháp kĩ thuật của công nghệ đóng góp trực
tiếp vào sản xuất và đời sống nên nó được sự bảo hộ của nhà nước dưới hình
thức “sở hữu công nghiệp” và do đó nó là thứ hàng để mua bán. Nghị định số
63/CP của Thủ tướng Chính phủ quy định 5 đối tượng được bảo hộ ở Việt
nam đó là: Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghệ, nhãn hiệu hàng
hoá và tên gọi, xuất xứ hàng hoá.
1.1.4. Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ
Khoa học và công nghệ có nội dung khác nhau nhưng chúng lại có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối liên hệ chặt chẽ này thể hiện ở chỗ khi còn ở
16

trình độ thấp, khoa học tác động tới kĩ thuật và sản xuất còn rất yếu, nhưng đã
phát triển đến trình độ cao như ngày nay thì nó tác động mạnh mẽ và trực tiếp
tới sản xuất. Khoa học và công nghệ, là kết quả sự vận dụng những hiểu biết,
tri thức khoa học của con người để sáng tạo cải tiến các công cụ, phương tiện
phục vụ cho sản xuất và các hoạt động khác.
Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ được phát triển qua các giai

đoạn khác nhau của lịch sử.
Vào thế kỉ 17-18 khoa học và công nghệ tiến hoá theo những con
đường riêng có những mặt công nghệ đi trước khoa học.
Vào thế kỉ 19 khoa học và công nghệ bắt đàu có sự tiếp cận, mỗi khó
khăn của công nghệ gợi ý cho sự nghiên cứu của khoa học và ngược lại những
phát minh khoa học tạo điều kiện cho các nghiên cứu, ứng dụng.
Sang thế kỉ 20 khoa học chuyển sang vị trí chủ đạo dẫn dắt sự nhảy vọt
về công nghệ. Ngược lại sự đổi mới công nghệ tạo điều kiện cho nghiên cứu
khoa học tiếp tục phát triển.
Trong luận văn này chúng tôi tập trung làm rõ các vấn đề thông tin theo
nội dung khoa học và công nghệ trong đó đặc biệt chú ý đến thông tin tiến bộ
kỹ thuật và thông tin công nghệ.
1.2. Vai trò của thông tin khoa học và công nghệ
Trong lĩnh vực quản lý người ta cho rằng thông tin không phải chỉ là
nội dung mà cũng không phải chỉ là ý nghĩa, mặt khác, thông tin không đồng
nhất với dữ liệu. nghiên cứu sâu hơn, từ ý nghĩa của thông tin ta có thể rút ra
các dữ liệu; một dữ liệu có phải là thông tin hoặc không còn tuỳ thuộc vào
ngữ cảnh và con người cụ thể tiếp nhận chúng. Một số dữ liệu nói lên những
gì chúng ta đã biết thì các dữ kiện đó không phải là thông tin. Thông tin được
sử dụng để làm gia tăng sự đúng đắn trong mọi hoạt động của con người vì
vậy chất lượng và tính kịp thời của thông tin là yếu tố rất quan trọng.

×