Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Phát huy vai trò của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.16 KB, 87 trang )





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TRẦN THỊ HẠNH



PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ
TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIÊ
̣
N NAY





LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC












HÀ NỘI – 2013





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


TRẦN THỊ HẠNH

CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
MÃ SỐ: 60.22.85


PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ
TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIÊ
̣
N NAY



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS, TS. NGUYỄN VŨ HẢO





LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC








HÀ NỘI - 2013


1
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 2
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ VÀ NGUỒN
LỰC TRÍ TUỆ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 10
1.1. Quan niệm về nguồn lực trí tuệ 10
1.1.1. Khái niệm “trí tuệ” 10
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của nguồn lực trí tuệ 12
1.2. Quan niệm về nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại
học……………………………………………………………………………….27
1.2.1. Khái niệm và cấu trúc của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học. 27
1.2.2. Phát huy vai trò nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học……………… 29
1.2.3. Điều kiện để phát huy vai trò nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại
học……………………………………………………………………… 33
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC

PHÁT HUY VAI TRÒ NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI
HỌC……………………………………………………………………………… 39
2.1. Thực trạng nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học và phát huy vai trò
nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học 39
2.2. Những vấn đề đặt ra trong việc phát huy vai trò nguồn lực trí tuệ trong
giáo dục đại học 54
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA
NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY 66
3.1. Giải pháp về mặt nhận thức……………………………………… 67
3.2. Giải pháp về đổi mới mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp của giáo dục đại
học…………………………………………………………… ……………… 70
3.3. Giải pháp về cơ chế chính sách ……………………………… ………. 74
3.4. Tạo môi trƣờng dân chủ với tính cách là điều kiện cho việc phát huy vai
trò nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đai học………………………………….76
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82



2
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay, trí
tuệ con người mới được nhìn nhận như một nguồn lực quan trọng của sự phát
triển, đặc biệt vào những thập kỷ cuối của thế kỷ XX ở các nước phát triển,
cũng như ở nhiều nước trên thế giới. Chính do sự tác động của cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, công
nghệ sinh học, công nghệ năng lượng mới, từ cuối những năm 80 của thế kỷ

kỷ trước đến nay, nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc, mạnh mẽ về cơ
cấu, chức năng lẫn phương thức hoạt động. Đây thực sự là một bước ngoặt
lịch sử có ý nghĩa trọng đại - nền kinh tế đang chuyển từ kinh tế công nghiệp
sang kinh tế tri thức.
Kinh tế tri thức cũng tạo ra cơ hội cho các nước đang phát triển vươn
lên, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. Có thể nói, công cuộc đổi
mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng từ Đại hội VI (tháng 12 -
1986) đến nay là đúng đắn và thành công, hoàn toàn phù hợp với xu thế của
thế giới hội nhập, một bước ngoặt trong lịch sử phát triển của dân tộc. Sự
thành bại của công cuộc đổi mới phụ thuộc rất lớn vào tài năng và trí tuệ sáng
tạo của con người Việt Nam. Để thực hiện được mục tiêu phát triển của đất
nước là: "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh"
[18, tr.72], Việt Nam không có con đường nào khác là phải tích cực chuẩn bị
cho mình một nguồn lực trí tuệ lớn mạnh như là một trong những đòn bẩy
mạnh mẽ và như là bước chuẩn bị chủ động nhất để tạo thế và lực mới cho
mình trong thiên niên kỷ mới. Việc chăm lo phát triển và phát huy cao độ sức
mạnh của nguồn lực trí tuệ trở thành một trong những vấn đề quan trọng hàng
đầu của Việt Nam hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh thời đại chuyển dần từ


3
nền văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ, việc chăm lo phát triển và
phát huy cao độ sức mạnh của nguồn lực trí tuệ trở thành một trong những
vấn đề quan trọng hàng đầu của Việt Nam hiện nay. Để đáp ứng yêu cầu của
công cuộc đổi mới và phát triển đất nước góp phần hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng, chúng ta không có cách nào khác là phải nhanh chóng nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ lao động trong lĩnh vực khoa
học - công nghệ - những người trực tiếp tham gia vào quá trình sáng tạo, tiếp
thu và áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại của thế giới.
Muốn vậy, cần tập trung phát triển vượt bậc nền giáo dục nước nhà, đặc biệt

là giáo dục đại học vì nó trực tiếp tạo ra nguồn nhân lực trình độ cao - lực
lượng nòng cốt trong việc phát huy nguồn lực trí tuệ của dân tộc. Đại hội
Đảng lần thứ X một lần nữa nhấn mạnh vai trò "quốc sách hàng đầu” [16,
tr.95] của giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, và xác định một trong
những nhiệm vụ chủ yếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước là "phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo;
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước và phát triển kinh tế tri thức" [16, tr.210].
Là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội, giáo dục đại học ở
Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng tự hào, góp
phần đắc lực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên,
bên cạnh những thành tựu đã đạt được, giáo dục đại học cũng đang bộc lộ
những hạn chế, bất cập về mặt lý luận cũng như thực tiễn cần được khắc
phục. Mặt khác, chính quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phát
triển đất nước trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đang đặt
ra những yêu cầu mới, đòi hỏi giáo dục đại học nước ta phải có sự đổi mới
mạnh mẽ và toàn diện trong toàn bộ hệ thống giáo dục để có được lời giải hữu
hiệu cho một câu hỏi tổng quát đầy hệ trọng là: Giáo dục đại học Việt Nam


4
phải làm gì và làm như thế nào để tăng nhanh quy mô gắn với việc nâng cao
chất lượng và hiệu quả giáo dục góp phần phát huy vai trò của nguồn lực trí
tuệ trong lĩnh vực này? Đây thực sự là một vấn đề lớn, cấp thiết, có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn sâu sắc, cần được luận giải thấu đáo. Để góp phần làm rõ
vấn đề trên, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài "Phát huy vai trò của nguồn lực
trí tuệ trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận văn thạc sĩ
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Có một số lượng khá lớn các tài liệu có liên quan đến đề tài. Những tài

liệu này có thể phân thành các loại các loại cơ bản như sau:
Thứ nhất là, các tài liệu về trí tuệ và nguồn lực trí tuệ nói chung và ở
Việt Nam nói riêng. Trong số các tài liệu này, có thể kể đến các công trình
như: “Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam”, Nxb. Chính trị
quốc gia, năm 2002 của TS. Bùi Thị Ngọc Lan; “Xây dựng và phát huy nguồn
lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước”, Nxb. Chính trị
quốc gia, năm 2010 của tập thể các tác giả do GS,TS. Nguyễn Văn Khánh làm
chủ biên, “Nguồn lực trí tuệ Việt Nam – lịch sử, hiện trạng và triển vọng”,
Nxb. Chính trị quốc gia, năm 2012 của tập thể tác giả Nguyễn Văn Khánh,
Nguyễn Vũ Hảo, Lâm Bá Nam, Hoàng Thu Hương, Lại Quốc Khánh do
GS,TS. Nguyễn Văn Khánh làm chủ biên, “Quốc Tử Giám và trí tuệ Việt”,
Nxb. Văn hóa thông tin, 2001 của Đỗ Văn Ninh; "Chủ tịch Hồ Chí Minh với
việc xây dựng Đảng về trí tuệ", Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999 của
Phạm Ngọc Quang; "Cuộc đấu trí ở tầm cao của trí tuệ Việt Nam", Nxb. Lý
luận chính trị, 2005 của Trần Nhâm; "Đoàn kết dân tộc - tiếng nói của trái tim
và trí tuệ", Nxb. ĐHQGHN, 2007 của Nguyễn Văn Đạo; "Đảng ta, Đảng của
trí tuệ, bản lĩnh và khoa học" của Bùi Ngọc Thanh đăng trên Tạp chí Cộng
sản, số 808/ 2010; "80 mùa xuân Đảng của lương tâm, trí tuệ, danh dự của


5
dân tộc Việt Nam" của Mạch Quang Thắng đăng trên Tạp chí Giáo dục lý
luận, số 1+2/ 2010; "Bản lĩnh trí tuệ Hồ Chí Minh trong những lần đối mặt
với mật vụ quốc tế" của Lê Kim đăng trên Tạp chí Lịch sử quân sự, số 5/
2005; "Bản lĩnh trí tuệ Việt Nam qua chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không
"" của Phúc Nguyên đăng trên Tạp chí Tư tưởng văn hóa, số 12/ 2007; “Yêu
cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với sự phát triển trí tuệ” của Trần
Kiểm đăng trên Tạp chí Giáo dục, số 101/ 11/ 2004; “Tư tưởng Hồ Chí Minh,
đỉnh cao của trí tuệ Việt Nam trong lòng thời đại” của Thiên Trường đăng
trên Báo Sài Gòn giải phóng, ngày 19/ 5/ 1994.

Nhìn chung, những công trình trên đều đề cập đến những vấn đề lý luận
chung về “trí tuệ” và “nguồn lực trí tuệ” và các khía cạnh khác nhau của trí
tuệ và nguồn lực trí tuệ Việt Nam. Đặc biệt, có những công trình đi sâu vào
việc đánh giá nguồn lực trí tuệ Việt Nam từ lịch sử cho đến hiện tại, nghiên
cứu quá trình xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ, những yếu tố tác động
việc phát huy nguồn lực trí tuệ, từ đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị
về mặt chính sách nhằm phát phát triển nguồn lực trí tuệ Việt Nam đáp ứng
yêu cầu của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.
Thứ hai là, những tư liệu về vấn đề giáo dục và giáo dục đại học. Các
công trình này cũng đề cập đến những khía cạnh khác nhau của thực trạng giáo
dục nước ta hiện nay; việc đổi mới giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ cho sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.
Trong số các công trình này, có thể liệt kê đế cuốn "Nền giáo dục cho thế kỷ
XXI: Những triển vọng của Châu Á - Thái Bình Dương", Viện Khoa học Giáo
dục Việt Nam, 1994; "Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI", Nxb Giáo dục, Hà
Nội, 2003 của Vũ Ngọc Hải và Trần Khánh Đức; "Phát triển giáo dục và đào
tạo nhân tài để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" của GS,VS.


6
Nguyễn Văn Hiệu đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 1/ 1997; "Công tác đào tạo
đại học, cao đẳng và ngành nghề để phát triển nguồn nhân lực ở nước ta" của
Nguyễn Khắc Chương đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị, số 7/ 2003; "Vấn đề
kết hợp truyền thống và hiện đại trong đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam
hiện nay", đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 2006 của PGS,TS. Đoàn Văn
Khái; "Đổi mới giáo dục và người lãnh đạo: Thế giới thay đổi - giáo dục thay
đổi" của Ngô Việt Trung đăng trên Tạp chí Tia sáng, số 17, ngày 5/ 9/ 2006;
"Giáo dục đại học: Luận bàn vài điều cấp thiết" của GS. Pierriulat đăng trên
Tạp chí Tia sáng, số 18, ngày 20/ 9/ 2007; "Xây dựng một đại học "hoa tiêu""

của GS. NGND Nguyễn Văn Chiển đăng trên Tạp chí Tia sáng, số 19, ngày 5/
10/ 2007, "Vài suy nghĩ về giáo dục đại học trong thời đại mới" của TS.
Nguyễn Kim Dung đăng trên Tạp chí Tia sáng, ngày 2/ 5/ 2008; "Dạy và học
theo quan điểm học suốt đời" của GS. Đỗ Đăng Giu đăng trên Tạp chí Tia
sáng, ngày 4/ 8/ 2008.
Các công trình trên mới tập trung vào việc phân tích, đánh giá thực
trạng, khẳng định thành tựu to lớn của giáo dục nói chung, trong đó có giáo dục
đại học; đồng thời vạch ra những tồn tại đang đặt ra.
Thứ ba là, những tư liệu về nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học ở
Việt Nam hiện nay. Trong số này có thể kể đến một số công trình nghiên cứu
ở những góc độ và mức độ khác nhau, như: “Kinh tế tri thức và những vấn đề
đặt ra đối với giáo dục đại học Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ, năm 2009 của
Bùi Ngọc Dũng , "Khởi đầu chấn hưng đại học bằng tinh hoa" của Bùi Trọng
Liễu đăng trên Tạp chí Tia sáng, số 17, ngày 5/ 9/ 2007, “Hợp tác quốc tế để
nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam”, Tạp chí Tia sáng, ngày 19/
8/ 2009 của Phạm Văn Luân, “Trí thức giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm
2002 của Nguyễn Văn Sơn, “Tiêu chuẩn của trường đại học đẳng cấp quốc
tế”, Tạp chí Tia sáng, số 19, năm 2007 của Nguyễn Văn Tuấn. Tuy vậy, cho


7
đến nay chưa có chuyên khảo nào nghiên cứu một cách có hệ thống và khái
quát về việc phát huy vai trò của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học ở
nước ta hiện nay. Những vấn đề đang đặt ra đối với giáo dục đại học trong
điều kiện hội nhập quốc tế là quan trọng và cần thiết để đổi mới, phát triển
giáo dục đại học góp phần đào tạo nguồn nhân lực có trí tuệ cao để phát triển
xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn: Trên cơ sở phân tích lý luận

chung về vai trò của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học, làm rõ thực
trạng và những vấn đề đặt ra trong việc phát huy vai trò nguồn lực trí tuệ
trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp
chủ yếu nhằm phát huy vai trò của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học ở
Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên, luận văn có các
nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
Một là, làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò của nguồn lực trí tuệ
trong giáo dục đại học
Hai là, phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc phát huy
vai trò của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
Ba là, đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của
nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học ở nước ta hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Nguồn lực trí tuệ và giáo dục đại học ở nước ta
hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Đây là một đề tài rộng, nên luận văn cũng không
thể đề cập đến tất cả mọi khía cạnh và mọi vấn đề mà chỉ tập trung vào những
khía cạnh và những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất liên quan đến việc phát


8
huy vai trò của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học Việt Nam trong thập
kỷ vừa qua và hiện nay.


9
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên lý luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sử dụng các Văn kiện của Đảng cộng

sản Việt Nam có liên quan đến đề tài. Luận văn cũng kế thừa các công trình
nghiên cứu của các tác giả đi trước trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài.
Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn có sử dụng các phương pháp
nghiên cứu, như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh,
phương pháp lôgíc và lịch sử, phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn v.v…
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về nguồn lực trí
tuệ và những vấn đề đặt ra đối với nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học ở
Việt Nam hiện nay trước yêu cầu của hội nhập và phát triển đất nước.
- Góp phần làm rõ thực trạng của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại
học nước ta hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm
phát huy vai trò của nguồn lực trí tuệ của giáo dục đại học nước ta trong thời
gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài danh mục tài liệu tham khảo, phần mở đầu và phần kết luận, luận
văn gồm 3 chương với 8 tiết.










10
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ VÀ NGUỒN LỰC TRÍ
TUỆ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

1.1. Quan niệm về nguồn lực trí tuệ
1.1.1. Khái niệm trí tuệ
Để tìm hiểu về “nguồn lực trí tuệ”, trước hết chúng ta cần xác định khái
niệm “trí tuệ”. Đây là khái niệm được sử dụng để chỉ một nguồn lực có liên
quan với một năng lực đặc biệt của con người là trí tuệ. Do vậy, việc xác định
nguồn lực này thực chất cũng có nghĩa là xác định hạt nhân của nó là trí tuệ.
Cho đến nay, các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về
“trí tuệ”. Dưới đây, chúng tôi đưa ra một số cách hiểu về khái niệm này như
sau:
Một số nhà khoa học có xu hướng đồng nhất trí tuệ chỉ với một hình
thức hoạt động tinh thần nhất định của con người như với lý tính, với tư duy,
với ý thức, với nhận thức, hay với sản phẩm của hoạt động tinh thần đó hoặc
với tri thức được tích lũy. Chẳng hạn, theo họ “trí tuệ là sản phẩm sáng tạo về
tinh thần của con người, thể hiện qua việc huy động có hiệu quả lượng tri thức
tích lũy vào quá trình sáng tạo cái mới, nhằm cải biến tự nhiên, xã hội và bản
thân con người trong sự phát triển ngày càng tiến bộ, văn minh” [Trích theo
23, tr.23]. Có thể nói, đặc điểm chung của các quan niệm thuộc cách định
nghĩa này là mới chỉ xem xét trí tuệ trong phạm vi của ý thức, của tinh thần,
mà chưa chú ý đến khía cạnh thực tiễn và tính hiệu quả thực tiễn của nó trong
việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống xã hội và việc thích nghi một cách
sáng tạo với môi trường xung quanh.
Khác với cách định nghĩa trên, một số học giả khác có xu hướng nhấn
mạnh đến năng lực và hiệu quả thực tiễn của trí tuệ trong việc thích nghi với
môi trường xung quanh, đặc biệt đề cao các khả năng và kỹ năng giải quyết


11
vấn đề thực tiễn một cách sáng tạo và có hiệu quả. Chẳng hạn, Alfret Binet
cho rằng, “trí tuệ con người là óc phán đoán, nói khác đi là sự nhạy cảm, sự
khôn ngoan thực tiễn, sự sáng tạo, năng lực thích nghi bản thân mình với

hoàn cảnh” [23, tr.24]. Còn theo David Wechsler, “trí tuệ có thể xem như
năng lực tổng hợp hay toàn thể của cá nhân hành động một cách có mục đích,
tư duy một cách hợp lý và ứng xử một cách hiệu quả với môi trường của
mình” [23, tr.24]…Ở đây, chúng ta dễ dàng nhận ra ưu thế của cách định
nghĩa sau về trí tuệ là đã tránh được tính hàn lâm, kinh viện trong việc nghiên
cứu về trí tuệ, thể hiện được xu hướng và giá trị thực tiễn của trí tuệ con
người trong bối cảnh phát triển khoa học và công nghệ hiện đại. Ngoài hai
cách định nghĩa trên, theo từ điển Duden tiếng Đức còn đưa ra một cách tiếp
cận khác về trí tuệ, đòi hỏi tính sáng tạo cả trong lĩnh vực nhận thức lẫn trong
thực tiễn. Đó là, “trí tuệ là năng lực (của con người) tư duy một cách trừu
tượng và hợp lý, từ đó thực hiện được hành động có mục đích” [23, tr.25].
Chẳng hạn, theo Bách khoa toàn thư Internet Wikipedia, trí tuệ (intelellectus
theo tiếng Latinh, intelligence theo tiếng Anh, intelligenz theo tiếng Đức)
chính là năng lực nói chung của con người trong việc nhận thức, hiểu các
mối liên hệ và giải quyết vấn đề [23, tr.13]. Từ đây, chúng ta có thể hiểu các
năng lực, như: năng lực nhận thức, năng lực học, năng lực tư duy lôgíc, năng
lực hệ thống hóa thông tin bằng cách phân tích, năng lực phân loại thông tin,
tìm ra trong đó các mối liên hệ, tính quy luật và sự khác biệt, năng lực liên
tưởng thông tin đó với cái tương tự, năng lực rút ra kết luận, lập kế hoạch,
thực hiện kế hoạch, năng lực giải quyết vấn đề và thích nghi với môi trường
sống, v.v., là không thể tách rời khái niệm trí tuệ. Sở dĩ có nhiều cách định
nghĩa khác nhau như vậy, vì trí tuệ là một vấn đề phức tạp được biểu hiện ra ở
nhiều mặt, liên quan đến nhiều hiện tượng tâm lý và là đối tượng nghiên cứu
của nhiều bộ môn khoa học khác nhau, như: triết học, xã hội học, y học, giáo


12
dục học Và cho đến nay, về định nghĩa trí tuệ vẫn còn là vấn đề tranh luận
của các nhà khoa học. Tuy nhiên, việc thừa nhận các yếu tố tác động đến sự
hình thành trí tuệ, như: di truyền, môi trường và giáo dục không còn là điều bị

nghi ngờ gì nữa. Trong đó, di truyền là yếu tố có vai trò quan trọng trong trí
tuệ, nhưng nếu không có nhà trường, giáo dục và đào tạo, thì nó cũng không
thể phát triển được.
Sở dĩ có nhiều cách hiểu khác nhau về trí tuệ như vậy, bởi vì như trên đã
khẳng định trí tuệ là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học khác
nhau. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, định nghĩa về trí tuệ trong Bách khoa toàn
thư Internet Wikipedia có phần là hợp lý hơn. Đối với chúng tôi, trí tuệ liên
quan không chỉ đến năng lực nhận thức, mà còn đến năng lực thích nghi của con
người đối với môi trường xung quanh. Chúng tôi ủng hộ quan điểm của các tác
giả cuốn “Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp
chấn hưng đất nước do Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khánh làm chủ biên, được
xuất bản trong khuôn khổ của Đề tài trọng điểm cấp Nhà nước. Theo quan điểm
này, với tư cách là thành tố cơ bản của nhân cách, “trí tuệ là sự tổng hợp của
năng lực nhận thức (năng lực cảm giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy trừu tượng,
phân tích, tổng hợp, phát hiện các mối liên hệ, tính quy luật và sự khác biệt, rút
ra kết luận, năng lực thấu hiểu, năng lực trực giác, v.v.) và năng lực thực tiễn
(năng lực vận dụng tri thức, sử dụng ngôn ngữ, lập kế hoạch, thực hiện kế
hoạch, năng lực giải quyết vấn đề, hành động có mục đích) của con người trong
việc thích nghi một cách sáng tạo và có hiệu quả đối với môi trường xung
quanh” [23, tr.26].
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của nguồn lực trí tuệ
Khái niệm nguồn lực trí tuệ
Trước hết, nói nguồn lực trí tuệ (hay tài nguyên trí tuệ) là nói đến sức
mạnh trí tuệ của con người thể hiện trong hoạt động sống đối với sự phát triển


13
của lực lượng sản xuất nói riêng và đối với sự phát triển xã hội nói chung. Để
xác định sâu hơn thực chất của khái niệm nguồn lực trí tuệ, chúng ta cần
khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của nguồn lực trí tuệ trong sự phát

triển thông qua việc xem xét trên thực tế những mặt có tính quy luật sau đây:
Thứ nhất, nhìn vào tiến trình phát triển của lịch sử - xã hội, chúng ta
thấy có một quy luật tỷ lệ thuận của sự phát triển như sau: xã hội càng phát
triển, càng văn minh hiện đại thì yêu cầu đặt ra đối với năng lực trí tuệ của
con người càng cao. Điều này được minh chứng: cách đây khoảng 200.000
năm, với việc tìm ra lửa và biết sử dụng lửa, con người mới tách khỏi loài
động vật hoạt động theo bản năng để trở thành con người có ý thức. Đó là
cuộc cách mạng lần thứ nhất về lực lượng sản xuất.
Sau này, chính việc con người sử dụng những công cụ sản xuất thủ
công bằng kim loại đã góp phần nâng cao dần năng suất lao động lên. Đây là
nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng lực lượng sản xuất lần thứ hai. Với sự
xuất hiện của máy hơi nước, loài người đã bước vào cuộc cách mạng lực
lượng sản xuất lần thứ ba đã đưa đến sự thống trị của nền công nghiệp cơ khí
hóa mà đỉnh cao là nền đại công nghiệp tự động hóa. Trong cuộc cách mạng
này, mặc dù công cụ lao động đã được cơ giới hóa ở mức độ đáng kể, song
việc sử dụng nó chưa đòi hỏi người lao động phải có những năng lực và kỹ
năng đặc biệt về trí tuệ, mà chủ yếu vẫn được thực hiện bằng sức lao động
giản đơn của con người. Vị trí của con người trong lực lượng sản xuất vẫn bị
đặt xuống hàng thứ yếu so với lực lượng vật chất của tự nhiên và con người
chưa được xem là một nguồn lực quan trọng của sự phát triển.
Có thể nói, vai trò quan trọng của nguồn lực trí tuệ của con người được
đánh dấu bằng cuộc cách mạng lực lượng sản xuất lần thứ tư diễn ra từ những
năm 50 của thế kỷ XX, đặc biệt trong những thập kỷ gần đây với sự phát triển
mạnh mẽ của kinh tế tri thức. Chính cuộc cách mạng này đã đánh dấu một sự
chuyển biến lớn lao về chất: “Đó là bước chuyển quan trọng từ thời đại sử
dụng lao động giản đơn và cơ giới để khai thác tự nhiên là chủ yếu sang thời


14
đại khai thác và phát huy những tiềm năng, năng lực trí tuệ của con người”

[32, tr.25]. Ở đây, do yêu cầu phải đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của
sự phát triển lực lượng sản xuất và sự phát triển xã hội, mà lần đầu tiên sức
mạnh trí tuệ của con người được xem là một nguồn lực của sự phát triển.
Thậm chí, nguồn lực trí tuệ - nhân tố trung tâm của nguồn lực con người – trở
thành nguồn lực chủ yếu quyết định tiến trình phát triển của lịch sử.
Như vậy, chính sự phát triển không ngừng của xã hội từ thời đại văn
minh nông nghiệp sang thời đại văn minh công nghiệp, và đặc biệt từ thời đại
văn minh công nghiệp sang thời đại văn minh trí tuệ đã đặt ra yêu cầu khách
quan về tầm quan trọng của vấn đề phát huy nguồn lực trí tuệ trong sự phát
triển xã hội.
Thứ hai, tiến bộ xã hội đã khách quan hóa tầm quan trọng của việc
nâng cao năng lực trí tuệ con người, và vấn đề đặt ra ở đây là con người hành
động trong thực tiễn như thế nào để cải tạo xã hội? Chúng ta dễ dàng nhận ra
dấu hiệu tiêu biểu nhất, bản chất nhất của điều đó là bằng sức mạnh trí tuệ của
mình, con người nhận thức được quy luật của tự nhiên, xã hội, có khả năng
hành động theo quy luật và vận dụng quy luật một cách sáng tạo vào hoạt
động thực tiễn. Ở trình độ cao hơn, trí tuệ của con người còn có thể dự kiến
được những xu hướng tiến hóa chủ yếu của xã hội. Đó là điều kiện cơ bản để
con người tiến tới hòa hợp với tự nhiên mà không tước đoạt tự nhiên một cách
vô ý thức. Điều này khẳng định do nhận thức được quy luật khách quan, bằng
hoạt động thực tiễn dưới sự dẫn dắt của trí tuệ, con người từ chỗ không lệ
thuộc tuyệt đối vào tự nhiên đã trở thành chủ thể đóng vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy sự phát triển của lịch sử.
Thứ ba, vào những năm cuối cùng của thế kỷ XX, với sự phát triển kỳ
diệu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, con người đã chuyển sang
khai thác nguồn tài nguyên trí tuệ vô tận của chính mình để sáng tạo nên hệ


15
thống công nghệ mới, như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công

nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới và sạch, công nghệ hàng không
vũ trụ, công nghệ biển – hải dương…Đặc điểm chung của hệ thống công nghệ
mới là sử dụng ngày càng nhiều thông tin, tri thức, trí tuệ tham gia vào quá
trình sản xuất. Điều này dẫn đến sản phẩm làm ra ở đây có hàm lượng trí tuệ
kết tinh cao, trong khi đó giá trị các yếu tố nguyên – nhiên – vật liệu ngày
càng giảm so với giá trị của trí tuệ. Như vậy là, với cuộc cách mạng khoa học
và công nghệ lần này, con người và xã hội loài người sẽ vững bước vào kỷ
nguyên mới và hướng tới phát triển mạnh mẽ “kinh tế tri thức”. “Kinh tế tri
thức” là nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở tri thức. Nó có đặc trưng là hàm
lượng tri thức do hoạt động trí tuệ của con người định hướng ngày càng
chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
“Kinh tế tri thức” sử dụng nguồn lao động trí tuệ là chủ yếu, giảm thiểu
đến mức thấp nhất nguồn lao động giản đơn nên nó kích thích năng lực sáng
tạo của các chủ thể lao động; đồng thời, nó cũng kích thích sự phát triển
nguồn lực trí tuệ của toàn xã hội. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng: trí
tuệ, tinh thần là yếu tố quyết định vật chất.
Chính sự phát triển của “kinh tế tri thức” đã tất yếu dẫn đến những thay
đổi trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu nghề nghiệp, kéo theo những thay đổi trong
cơ cấu xã hội, nó làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới, nhất là ở khu vực dịch
vụ tri thức. Chẳng hạn như: tư vấn khoa học, giáo dục, truyền thông, tin
học…, góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Theo báo cáo
của Cộng đồng châu Âu (EU), từ năm 1995 đến nay, “tốc độ tăng trưởng
GDP trong khu vực kinh tế thông tin dao động khoảng 7,5% và 8,8%, trong
khi đó đối với toàn nền kinh tế nói chung là 0,5% và 0,6%” [Xem 32, tr.28].
Mặt khác, “kinh tế tri thức” với đặc trưng là sử dụng các công nghệ và
sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao thay thế cho việc sử dụng các nguồn vốn


16
vật chất, nguồn vốn tự nhiên đóng vai trò chủ yếu trong các nền kinh tế nông

nghiệp và công nghiệp trước đó. Vì vậy, việc phát triển “kinh tế tri thức” sẽ
tạo ra những khả năng to lớn trong việc giải quyết những vấn đề về môi
trường, đảm bảo sự cân bằng sinh thái, tạo ra sự phát triển bền vững. Tuy
nhiên, “kinh tế tri thức” không phải là “chìa khóa vạn năng” để giải quyết các
vấn đề xã hội. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy mặt trái của nó là, chính sự
phát triển của “kinh tế tri trức” có nguy cơ làm gia tăng thêm khoảng cách
giữa nước giàu với các nước nghèo, giữa người giàu với người nghèo trong
nội bộ một quốc gia.
Song song với xu hướng “trí tuệ hóa” nền kinh tế, ngày nay trên thế
giới đang diễn ra xu hướng toàn cầu hóa. Điều này vừa tạo ra những cơ hội phát
triển to lớn cho tất cả các quốc gia, đồng thời, nó cũng đặt ra những thách thức
lớn lao và những nguy cơ đối với các nước nghèo. Chẳng hạn như: nguy cơ phụ
thuộc, nguy cơ tụt hậu nếu không chuẩn bị được cho mình một nguồn nhân lực
có trí tuệ cao, một nguồn lực trí tuệ vững mạnh. Nắm bắt được xu thế đó, các
quốc gia phải tích cực đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo trở thành một vấn đề
vừa cơ bản, vừa cấp bách.
Thứ tư, những thành tựu vĩ đại mà con người đã đạt được trong quá
trình phát triển chính là do con người đã biết khơi dậy và phát huy tổng thể
các nguồn lực. Vậy “nguồn lực” là gì? Trong từ điển tiếng Việt của viện ngôn
ngữ học không có mục từ “nguồn lực”. Khái niệm này được đề cập trong
Collins English – English Dictionary và trong Oxford Advanced Learner’s
Dictionary. Qua các cách tiếp cận trên, chúng ta có thể hiểu “nguồn lực là
những gì mà một tổ chức hay cá nhân sở hữu và có thể sử dụng để gia tăng sự
giàu có cho quốc gia, tổ chức hay cá nhân ấy” [29, tr.35].
Với tư cách là một bộ phận của nguồn lực, thì nguồn lực con người
được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó, bộ phận có ý nghĩa


17
quyết định chất lượng của nguồn lực con người chính là nguồn lực trí tuệ.

Như vây, từ việc xác định khái niệm trí tuệ cũng như việc tìm hiểu sức mạnh
của trí tuệ thông qua các quan hệ xã hội của con người trên đây, chúng ta có
thể hiểu “nguồn lực trí tuệ theo các cách tiếp cận cơ bản như sau: Trước hết,
chúng ta cần khẳng định đây là khái niệm ít được sử dụng trong lịch sử tư
tưởng nhân loại, đặc biệt là ở lịch sử tư tưởng phương Tây cho đến thế kỷ
XIX. Còn ở nước ta, do ảnh hưởng của sách báo Liên Xô và một số nước
Đông Âu nên khái niệm này được sử dụng rộng rãi theo nghĩa thông thường
và ý nghĩa xã hội học. Và theo nghĩa này “nguồn lực trí tuệ thường được hiểu
là nhóm những người được coi là tinh túy nhất với tính cách là nhóm tinh hoa
trí tuệ của một cộng đồng, một tổ chức hay một xã hội” [29, tr.37]. Không
dừng lại ở đó, từ những thập niên cuối thế kỷ XX, với sự xuất hiện của kinh tế
tri thức và xu hướng phát triển của xã hội hậu công nghiệp cùng với cách tiếp
cận dẫn đến nền văn minh trí tuệ, khái niệm nguồn lực trí tuệ đã dành được sự
quan tâm đặc biệt của nhiều học giả trên thế giới, nhất là ở Nga và các nước
Đông Âu. Còn ở các nước phương Tây lại rất ít sử dụng đến. Trong khi đó,
các nước sử dụng tiếng Anh thì có xu hướng đồng nhất khái niệm này với
khái niệm “vốn trí tuệ”. Vậy “nguồn lực trí tuệ”, hay vốn trí tuệ là gì? Chúng
tôi đồng ý với cách tiếp cận dưới đây: Nguồn lực trí tuệ (intellectual
resources) hay nguồn lực không sờ mó được (intangible resources) hay vốn trí
tuệ (intellectual capital) được công nhận rộng rãi như là nguồn lực quan trọng
nhất cho ưu thế cạnh tranh của một tổ chức, hay một cộng đồng, hay một cá
nhân. Nguồn lực trí tuệ hay vốn trí tuệ được vận dụng không chỉ trong phạm
vi một doanh nghiệp, một ngành, một địa phương, một cá nhân, mà còn được
vận dụng cho một quốc gia, một dân tộc, và trước hết được nhìn nhận từ giác
độ kinh tế và văn hóa – xã hội [Xem 29. tr.37].


18
Hay nói khác đi, về bản chất, nguồn lực trí tuệ gắn liền với các ưu thế
trí tuệ bền vững của một chủ thể xã hội như cá nhân, tổ chức trong so sánh

với các chủ thể khác.
Những quan niệm về nguồn lực trí tuệ của con người sẽ được lý giải một
cách rõ ràng hơn thông qua việc khảo sát về những đặc điểm chính của nó.
Những đặc điểm của nguồn lực trí tuệ
Để nhận diện một cách rõ ràng hơn về nguồn lực trí tuệ, dưới đây sẽ
phân tích một số đặc điểm chính cơ bản của nó.
Thứ nhất là, nguồn lực trí tuệ - đặc tính riêng có của con người và của
xã hội loài người.
Loài người và loài vật cùng tồn tại và phát triển trong sự thống nhất vật
chất của hệ sinh quyển. Theo quy luật của tự nhiên, để tồn tại và phát triển,
loài người và loài vật đều phải thực hiện những hoạt động của mình để cải
biến giới tự nhiên và thích nghi với giới tự nhiên. Song, sự tác động của loài
vật vào giới tự nhiên là một hành động ngẫu nhiên, vô ý thức. Mặc dù một số
loài động vật có hệ thần kinh phát triển cao, có khả năng hành động một cách
rất khôn ngoan, song rõ ràng “ sự thông minh của súc vật không đạt đến trình
độ của ý thức” [44, tr.22], càng không thể đạt đến trình độ của trí tuệ mà chỉ
có thể xem đó là một dạng trí khôn động vật, do vậy hoạt động của loài vật rất
bị hạn chế trong bản năng.
Cùng tồn tại trong môi trường tự nhiên, con người trước hết là một sinh
vật và do đó phải lệ thuộc vào tự nhiên một cách tương đối. Song, không chịu
lệ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, con người còn biết lợi dụng giới tự nhiên và
tìm cách chinh phục, thống trị giới tự nhiên, qua đó “sáng tạo ra một giới tự
nhiên thứ hai như là tác phẩm nghệ thuật của chính mình” [32, tr.40]. Điều đó
được thực hiện không chỉ bằng bàn tay mà chủ yếu bằng khối óc, bằng trí tuệ
sáng suốt của mình.


19
Như vậy, điểm mấu chốt để phân biệt con người với các sinh vật khác
là ở chỗ: con người là một sinh vật có trí tuệ và mọi hoạt động của con người

diễn ra chủ yếu dưới sự dẫn dắt của trí tuệ.
Với những thành tựu vĩ đại đạt được trong cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ, con người đã tạo ra nền công nghiệp gắn liền với “trí tuệ” – đó là
nền công nghiệp máy tính, công nghiệp sinh học… Hiện nay, với tính cách là
trí tuệ nhân tạo, các rô bốt, máy tính điện tử có thể thực hiện được hàng nghìn
phép tính trong một giây; có thể làm thơ, sáng tác nhạc, chơi cờ,…Với sự ra
đời của mạng internet, loài người đã tạo ra một “bộ não thông tin” khổng lồ
bao phủ khắp toàn cầu, vượt qua hàng rào ngăn cách để tiến sâu vào mọi ngõ
ngách của đời sống con người trên khắp hành tinh.
Những thành tựu mới của tin học, của “trí tuệ nhân tạo” là cơ sở để
những người theo chủ nghĩa kỹ trị khẳng định: loài người đang sống ở “xã hội
thông tin”, “xã hội hậu công nghiệp” và sắp tới sẽ là sự “lên ngôi” của “trí tuệ
nhân tạo”, sẽ diễn ra cuộc “chung sống” giữa xã hội loài người và xã hội
“người máy biết tư duy” không có sự khác biệt nào về mặt nguyên tắc. Con
người và “người máy” chỉ là hai dạng chung của một loài, loài này có tên gọi
là “hệ thống xử lý thông tin”. Với cách hiểu này, chúng ta dễ dàng nhận thấy
đây là quan điểm cực đoan và sai lầm. Điều này được lý giải như sau: Mặc dù
có sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo đã làm gia tăng đáng kể khả năng của con
người trong việc giải quyết những nhiệm vụ ở mức độ trí tuệ ngày càng cao,
đang tạo ra những triển vọng to lớn và khả năng thực tế để con người vươn
lên làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ chính bản thân mình; song,
dẫu có giải được những bài toán hết sức phức tạp với tốc độ nhanh và với độ
chính xác cao hơn bất cứ một nhà khoa học thông thái nào, dẫu có khả năng
làm việc không biết mệt mỏi trong bất cứ môi trường nào với lượng kiến thức
khổng lồ, thì máy móc, trí tuệ nhân tạo vẫn chỉ là sản phẩm do chính con


20
người sáng tạo ra bằng trí tuệ của mình. Hơn nữa, máy móc hoàn toàn không
có khả năng tự điều chỉnh hoạt động, tự tích lũy tri thức mới, kỹ năng mới,

kinh nghiệm mới, cũng như không có khả năng thể hiện tình cảm và thế giới
nội tâm của con người. Do vậy, có thể nói: máy móc không suy nghĩ mà chỉ
thực hiện các thao tác, các chương trình do con người cài đặt và điều khiển,
và nguồn sức mạnh trí tuệ của con người là nguồn cung cấp trí tuệ cho máy.
Khẳng định điều này, Giáo sư sử học Cố Hiểu Hiệu (Trung Quốc) cho rằng :
“Máy móc dù có tinh xảo đến đâu cũng không thay thế được cây bút của các
nhà sáng tác…Quá trình sáng tác là một quá trình kích phát vô hạn. Chỉ riêng
ở mặt này bộ óc con người mãi mãi áp đảo bộ óc điện tử” [9, tr.767].
Như vậy, loài vật dù khôn ngoan đến đâu, máy móc dù tinh xảo, hiện đại
đến mấy cũng không thể thay thế cho trí tuệ của con người. Quần thể loài vật,
cũng như máy móc, trí tuệ nhân tạo tự nó không có khả năng liên hợp với nhau
để tạo ra sức mạnh trí tuệ tổng hợp với tư cách là một nguồn lực để tác động vào
thế giới đối tượng nhằm cải biến chúng và thúc đẩy xã hội phát triển. Điều đó
thuộc khả năng độc tôn và là đặc tính riêng có của xã hội loài người.
Thứ hai là, nguồn lực trí tuệ có tính cá thể và tính xã hội
Trong thế giới vật chất, con người tồn tại như một thực thể, một bản thể.
Cái thực thể, bản thể đó biểu hiện ra như một cá thể và như một cộng đồng. Với
tư cách là một cá thể, mỗi cá nhân đều có một đời sống vật chất và đời sống tinh
thần riêng. Hoạt động trí tuệ thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần, nó là một hình
thái lao động cụ thể, đặc thù của con người. Bất cứ ai, nếu không bị khuyết tật
hoặc không bị tổn thương ở hệ thống thần kinh trung ương đều có khả năng hoạt
động trí tuệ ở mức độ nhất định. Năng lực trí tuệ, trình độ trí tuệ cũng như xu
hướng hoạt động trí tuệ của mỗi cá nhân không giống nhau và đạt được ở những
cấp độ khác nhau do có cơ sở sinh lý – thần kinh, tức là mặt vật chất của nó
quyết định, do chịu sự tác động của môi trường xã hội, song quan trọng hơn là


21
do sự nỗ lực phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân khác nhau. Tất cả những yếu
tố đó làm nên tính cá thể của nguồn lực trí tuệ. Tính cá thể của nguồn lực trí tuệ

giải thích sự phát triển vượt trội về trí tuệ của một số người so với mặt bằng trí
tuệ chung của toàn xã hội, với sự xuất hiện của những năng khiếu, những thần
đồng, những tài năng xuất chúng.
Sự phát triển vượt trội về trí tuệ càng bộc lộ rõ khi cá nhân luôn luôn
phải cọ sát với thực tế, ở vào thế vừa hợp tác vừa cạnh tranh, nhất là trong
điều kiện nền kinh tế thị trường, kinh tế nhiều thành phần. Ngược lại, nó sẽ bị
thui chột, tàn lụi, bị tha hóa trong chủ nghĩa bình quân, trong phân phối và
trong việc giải quyết các quan hệ lợi ích.
Sự phát triển vượt trội về trí tuệ là vô cùng cần thiết, cần được xã hội
thừa nhận và tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để phát triển, vì trong nhiều
trường hợp, đó là mầm mống của những tài năng, những thiên tài và là trung
tâm tạo ra chất lượng cao của nguồn lực trí tuệ. Chính vì vậy, V.I.Lênin đã
viết: “Phải đảm bảo phạm vi hết sức rộng rãi cho sáng kiến cá nhân, cho
khuynh hướng cá nhân, cho tư tưởng và sức tưởng tượng, cho hình thức và
nội dung” [Trích theo 32, tr.44].
Trong quan hệ với cộng đồng, nguồn lực trí tuệ của các cá nhân không
tồn tại một cách biệt lập, tách rời mà liên kết với nhau trong một hệ thống –
chỉnh thể tạo thành nguồn lực trí tuệ tổng hợp của toàn xã hội. Nguồn lực trí
tuệ tổng hợp đó không phải đơn giản là tổng số trí tuệ của từng chủ thể; từng cá
nhân, mà nó là chất mới được dung nạp, tổng hợp và kết tinh từ những nỗ lực
trí tuệ của từng cá nhân, từng tập thể, từng cộng đồng; từ những tinh hoa trí tuệ
của dân tộc và của cả loài người. Do vậy, nguồn lực trí tuệ mang tính xã hội.
Tính xã hội của nguồn lực trí tuệ hoàn toàn không triệt tiêu tính cá thể, tính
vượt trội về trí tuệ của các chủ thể, không làm mất đi sắc thái riêng biệt, độc
đáo, năng động sáng tạo của từng cá nhân, của từng đơn vị cá thể. Trái lại, đây
là sự thống nhất của những cái khác biệt, sự tương đồng của các chủ thể trí tuệ


22
khác nhau trong cấu trúc của nguồn lực trí tuệ, từ đó tạo ra sự phong phú, đa

dạng của các hoạt động trí tuệ.
Trước đây, do xuất phát từ quan niệm cho rằng, con người cá nhân phải
phục tùng con người xã hội, nên trong xã hội, trí tuệ cá nhân thường bị xem
nhẹ, lu mờ, mà chỉ đề cao trí tuệ tập thể. Trong tư duy cũ, trí tuệ tập thể là
một cái gì đó chung chung, trừu tượng và thường gắn với những cá nhân có
quyền lực, có chức vụ trong xã hội. Sự tuyệt đối hóa trí tuệ tập thể đã trà đạp
lên những sáng kiến cá nhân, làm triệt tiêu động lực sáng tạo, trong không ít
trường hợp đã làm thui chột những tài năng.
Tình hình trên đây diễn ra là hậu quả tất yếu của một cơ chế cũ, của
một lối tư duy lỗi thời do không nhận thức đúng đắn về mối quan hệ biện
chứng giữa tính cá thể và tính xã hội của nguồn lực trí tuệ. Sẽ không thể có
nguồn lực trí tuệ xã hội nếu không có sự nỗ lực trí tuệ của mỗi cá nhân. Nói
cách khác, nguồn lực trí tuệ của mỗi cá nhân chính là nguyên liệu và điều
kiện cần thiết để phát triển nguồn lực trí tuệ tập thể, nguồn lực xã hội. Đến
lượt mình, sự phát triển trí tuệ của mỗi cá nhân lại phải dựa trên những thành
quả trí tuệ của xã hội, của loài người và là kết quả của quá trình giáo dục –
đào tạo mà xã hội đem lại cho mỗi cá nhân.
Mặt khác, những tiềm năng, năng lực trí tuệ của mỗi cá nhân nếu
tách rời sự gia tăng nguồn lực trí tuệ của xã hội thì chỉ tạo ra năng suất lao
động của cá nhân, mà ít có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Vấn
đề đặt ra là phải tạo ra một năng suất lao động xã hội cao, một chất lượng
lao động và hiệu quả lớn trên phạm vi toàn xã hội. Đồng thời, sự gia tăng
nguồn lực trí tuệ của một cộng đồng lại phụ thuộc phần lớn vào việc mở
rộng những mối quan hệ xã hội của cá nhân và cộng đồng đó ra thế giới
bên ngoài. Do đó, giao lưu và phát triển văn hóa là một trong những


23
phương thức cơ bản làm gia tăng nhanh chóng nguồn lực trí tuệ của cá
nhân, cũng như nguồn lực trí tuệ của xã hội.

Như vậy, với cách tiếp cận này đòi hỏi các chủ thể lãnh đạo, quản lý xã
hội trong quá trình xây dựng cơ chế, chính sách phải nhạy bén, linh hoạt trong
việc huy động mọi nguồn lực trí tuệ vào quá trình phát triển xã hội. Việc phát
huy nguồn lực trí tuệ không chỉ nhằm vào những đối tượng tài năng đặc biệt
mà phải biết xây dựng một hệ thống giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy tối đa
nguồn lực trí tuệ của tất cả các chủ thể; phải biết tổ chức một đời sống xã hội
dân chủ lành mạnh, rộng rãi để có thể phát huy được nguồn lực trí tuệ của tất
cả cộng đồng trên một bình diện xã hội rộng rãi nhằm hướng tới thực hiện
thắng lợi mục tiêu đã đề ra.
Thứ ba là, nguồn lực trí tuệ có tính trừu tượng và tính cụ thể
Nguồn lực trí tuệ với đặc trưng vốn có gắn liền với tính trừu tượng
trong tư duy của con người, kể cả tư duy kinh nghiệm lẫn tư duy lý luận và tư
duy khoa học. Nhưng tính trừu tượng đó vừa phản ánh thực tại khách quan,
vừa có khả năng “thẩm thấu” vào tất cả các lĩnh vực hoạt động cụ thể của tự
nhiên và xã hội, “dẫn dắt” các hoạt động đó theo những mục đích, lợi ích của
các chủ thể người mang nguồn lực trí tuệ.
Trong đặc tính trên, nguồn lực trí tuệ vừa biểu hiện tính trừu tượng, vừa
biểu hiện tính cụ thể và có khả năng sáng tạo nên những sự phát triển của tự
nhiên, của xã hội và của bản thân con người với tốc độ, trình độ, chất lượng
ngày càng cao, phức tạp, mới mẻ, đa dạng – nghĩa là có thể “sáng tạo” ra một
thiên nhiên mới, một xã hội mới, một con người mới…Do có đặc tính như
vậy mà trí tuệ và nguồn lực trí tuệ luôn có những giá trị cao gấp bội hơn so
với giá trị của nhiều nguồn lực khác, kể cả trong lĩnh vực sản xuất vật chất lẫn
sản xuất tinh thần.

×