Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Xây dựng chuẩn mực cho nhân lực KH&CN trong doanh nghiệp vận tải hàng không thích nghi với xu thế hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (876.83 KB, 90 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




ĐẶNG VĂN VIỆN





Xây dựng chuẩn mực cho nhân lực KH&CN
trong doanh nghiệp vận tải hàng không
thích nghi với xu thế hội nhập




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN LÝ











HÀ NỘI, 2008




3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KH&CN : Khoa học và công nghệ
UNESCO : United Nation Educational, Sientific and Cultural Organization
OECD : Organization for Economic Co-operation and Development

TCT : Tổng công ty.
CPDVHH : Cổ phần dịch vụ hàng hóa
VTHK : Vận tải hàng không
IATA : International Air Transport Association
ICAO : International Civil Aviation Organization
CGCN : Chuyển giao công nghệ
HKVN : Hàng không Việt Nam
TOEIC : Test Of English International Communication
HACTL : Hong kong Air Cargo Terminal Limited

SATS : Singapore Airlines Terminal Services
ISO : International Organization for Standardization
IOSA : International Organization for Safety Aviation
HCKH : Hành chính kế hoạch
TCKT : Tài chính kế toán
ĐH : Điều hành





4
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN 2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
MỞ ĐẦU 7
Lý do chọn đề tài 7
Tổng quan tình hình nghiên cứu 9
Mục tiêu nghiên cứu 10
Phạm vi nghiên cứu 10
Mẫu khảo sát 10
Câu hỏi nghiên cứu 11
Giả thuyết nghiên cứu 11
Phƣơng pháp chứng minh giả thuyết 11
Đóng góp mới của luận văn 12
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHUẨN MỰC
NHÂN LỰC KH&CN NGÀNH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG 13
1.1. Nhân lực KH&CN của doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải hàng không 13
1.1.1. Khái niệm về nhân lực KH&CN 13
1.1.2. Doanh nghiệp Vận tải Hàng không 14
1.1.3. Nhân lực KH&CN trong lĩnh vực vận tải hàng không 17
1.2. Khái niệm về chuẩn mực áp dụng cho nhân lực KH&CN trong các doanh
nghiệp vận tải hàng không 18
1.2.1. Khái niệm về chuẩn mực 18
1.2.2. Khái niệm chuẩn mực trong lĩnh vực vận tải hàng không 18
1.2.3. Chuẩn mực của nhân viên trong lĩnh vực phục vụ hàng hóa tại sân bay . 23
1.2.4. Đạo đức nghề nghiệp của nhân viên trong lĩnh vực VTHK 24
1.3.Vai trò của chuẩn mực trong tổ chức 28
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CHUẨN MỰC NHÂN LỰC KH&CN CỦA

CÔNG TY CPDVHH NỘI BÀI TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP 31
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Hàng Hóa Nội Bài 31
2.1.1. Lịch sử phát triển. 31
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ 32
2.1.3. Cơ cấu tố chức 33


5
2.1.4. Chiến lƣợc phát triển và kết quả thực hiện trong những năm gần đây. 35
2.2. Khách hàng của Công ty 37
2.2.1. Các Hãng Hàng không 37
2.2.2. Các Công ty giao nhận 37
2.2.3. Khách hàng lẻ 37
2.3. Các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho đối tác nƣớc ngoài 37
2.3.1. Tiếp nhận hàng 37
2.3.2. Chất xếp hàng hóa trên ULD và trên máy bay 38
2.3.3. Điện văn gửi đúng giờ và đúng địa chỉ 38
2.3.4. Khai thác hàng đến và kiểm tra theo vận đơn hàng 39
2.3.5. Thông báo thông tin hàng về cho khách hàng 39
2.4. Hiện trạng nhân lực KH&CN của Công ty 40
2.4.1. Đội ngũ nhân lực KH&CN của Công ty 40
2.4.2 Cơ cấu nhân lực KH&CN của Công ty 42
2.5. Hiện trạng chuẩn mực của nhân lực KH&CN của Công ty 44
2.5.1. 44
Đánh giá của khách hàng về chất lƣợng dịch vụ của Công ty 44
2.5.2. Hiện trạng về trình độ nhân viên 47
2.5.3. Mức đáp ứng chuẩn mực của nhân lực KH&CN 50
2.6. Những bất cập do hạn chế về chuẩn mực 56
2.7. Nguyên nhân của những tồn tại hiên nay 58
CHƢƠNG III: HOÀN THIỆN VIỆC XÂY DỰNG CHUẨN MỰC CHO NHÂN

LỰC KH&CN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DVHH NỘI BÀI 60
3.1. Kinh nghiệm trên thế giới về xây dựng chuẩn mực cho nhân lực khoa học
và công nghệ trong lĩnh vực vận tải hàng không 60
3.1.1. Công ty Hong kong Airport Cargo Terminal Limited (HACTL) 60
3.1.2. Công ty Singapore Airport Terminal Services (SATS) 61
3.1.3. Thai Cargo Terminal services 63
3.2. Yêu cầu về chuẩn mực cho nhân lực khoa học và công nghệ tại Công ty
CPDVHH Nôi Bài 63
3.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện việc xây dựng chuẩn mực cho nhân lực khoa
học và công nghệ tại công ty CPDVHH Nội Bài 68
3.3.1. Xây dựng lại tiêu chuẩn chức danh 68
3.3.2. Sát hạch chuẩn mực 71


6
3.4. Nhóm giải pháp tăng cƣờng khả năng đáp ứng chuẩn mực 74
3.4.1. Đào tạo tại chỗ 75
3.4.2. Đào tạo liên kết với các trƣờng đại học 77
3.4.3 Cải tiến công tác sử dụng, tuyển dụng nhân lực và tạo động cơ thúc đẩy
ngƣời lao động 78
3.5. Khuyến nghị 79
KẾT LUẬN 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83


7
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Cách đây khoảng 2/3 thế kỷ, vào năm 1919 Công ty Hàng Không Đức
DELAG bắt đầu dùng máy bay chuyên chở hàng khách đầu tiên, mở ra kỷ

nguyên mới cho ngành hàng giao thông vận tải đƣờng không. Ngày nay trên thế
giới đã có hàng nghìn tuyến hàng không với độ dài tổng cộng hàng vài triệu ki-
lô-mét, làm thành một mạng lƣới dày đặc bao bọc quanh hành tinh chúng ta.
Máy bay hàng năm đã chuyên chở hàng trăm triệu hành khách, hàng triệu tấn
hàng hóa và bƣu kiện. Ngành hàng không quả là một trong những kỳ quan rực
rỡ nhất của kỹ thuật thế kỷ XX. Chỉ trong vòng chƣa đầy một trăm năm nó đã
trở thành ngành giao thông đại chúng, thâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế quốc
dân.
Ngành hàng không đã tỏ rõ những ƣu điểm tuyệt đối so với các ngành
giao thông khác. Trƣớc hết, so sánh về tốc độ : tàu thủy chở khách và hàng hóa
có tốc độ không quá 50km/h. Trong khi đó, các máy bay phản lực siêu âm chở
khách nhƣ TU144 và Concord có tốc độ gần 2500km/h. Tuy nhiên vì nhiều lý
do, các loại máy bay này đang tạm ngừng hoạt động. Những máy bay chở khách
và hàng hóa trung bình ngày nay có vận tốc 800-950km/h; tức là gấp hơn 10 lần
so với tốc độ ô tô , xe lửa thông thƣờng. Vận tốc cao của máy bay đã tiết kiệm
cho con ngƣời bao nhiêu thời gian để dành cho các công việc khác nhƣ kịp thời
đối với việc ký kết hợp đồng, nghiên cứu khoa học, xử lý các vấn đề có tính cấp
bách sáng tạo nghệ thuật, nghỉ ngơi, giải trí… Tốc độ cao cũng rất ý nghĩa trong
vận chuyển hàng hóa xuất khẩu tới các quốc gia khác nhau đáp ứng đòi hỏi của
thị trƣờng. Với lợi thế đƣờng hàng không có thể đến đƣợc các nơi không phục
thuộc vào địa hình, địa lý cho nên đƣờng hàng không thông thƣờng ngắn hơn
đƣờng sắt và đƣờng bộ 20 %, đƣờng song 30 %.
Giao thông hàng không mang tính quốc tế vì thế đòi hỏi các quốc gia khi
tham gia hàng không phải đạt đƣợc những tiêu chuẩn nhất định về an toàn, an
ninh và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác. Đối với an toàn và an ninh trên thế giới


8
hiện nay có tổ chức ICAO ( International Civil Aviation Organization- Tổ chức
hàng không dân dụng quốc tế ) là tổ chức chuyên trách trực thuộc Liên Hiệp

Quốc đảm bảo đƣa ra các tiêu chuẩn về an toàn và an ninh mà tất cả các quốc
gia phải tuân theo. Đối với các tiêu chuẩn về dịch vụ và và thƣơng mại thì tổ
chức IATA ( International Aviation Transport Association-Hiệp hội Vận Tải
Hàng Không Quốc Tế ) là tố chức trực thuộc Liên Hiệp Quốc có trách nhiệm
duy trì và ban hành các quy định, hƣớng dẫn để các hãng hàng không trên thế
giới phải tuân thủ đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh hƣớng đến sự phát triển
thịnh vƣợng chung cho tất cả các hãng hàng không.
Nhân lực khoa học và công nghệ bao hàm cả những ngƣời không trực tiếp
tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học, do vậy trong xã hội đang tồn tại một
số lƣợng không nhỏ những ngƣời có trình độ đang làm việc trong các doanh
nghiệp và chính họ đã trở thành lực lƣợng lao động chính yếu mang đến sự
thành công của các doanh nghiệp. Đối với các ngành kinh tế kỹ thuật nhƣ ngành
hàng không thì nhân lực KH&CN là lực lƣợng chính khai thác hiệu quả các
công nghệ hiện đại về máy bay cũng nhƣ các trang thiết bị khác trong ngành. Do
đặc thù của ngành Hàng không cho nên việc hội nhập là tất yếu, việc tuân thủ
các tiêu chuẩn về chuyên môn, về phong cách làm việc, về khoa học quản lý
đang trở lên cấp bách nhƣ những yêu cầu bắt buộc phải có. Trong thực tiễn hoạt
động của ngành tại Việt Nam đã có những bài học đắt giá về sự thiếu hiểu biết
các tiêu chuẩn thế giới vì thế vấn đề đặt ra là : Việc xây dựng chuẩn mực cho
nhân lực trong ngành nói chung và cho nhân lực KH&CN nói riêng để hoạt
động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì chƣa đƣợc quan tâm thích đáng.
Giao thông hàng không đƣợc cấu thành bởi các hãng hàng không, các sân
bay, các tổ chức chuyên ngành và hệ thống các doanh nghiệp cung cấp các dịch
vụ tại sân bay. Với đặc thù về một ngành kinh tế kỹ thuật, luôn áp dụng những
thành tựu khoa học tiên tiến nhất về rất nhiều lĩnh vực. Chính vì vậy khoa học
và công nghệ đóng vai trò cực kỳ to lớn đối với sự phát triển của ngành hàng
không trên toàn thế giới. Để khai thác hiệu quả các thành tựu khoa học và công


9

nghệ tiên tiến thì đỏi hỏi tất yếu là cần có đội ngũ nhân lực khoa học và công
nghệ có đủ năng lực và phẩm chất ở tất cả các công đoạn từ khai thác, bảo
dƣỡng, sửa chữa đến vận hành các trang thiết bị phục vụ trong ngành.
Trong chuỗi các dịch vụ cung cấp trong ngành giao thông vận tải, thì phục
vụ hàng hóa tại sân bay là một trong những mắt xích quan trọng mà tất cả các
quốc gia trên thế giới đều quan tâm góp phần đảm bảo an toàn cho các chuyến
bay và đảm bảo lợi nhuận cho hãng vận chuyển. Một trong những yếu tố then
chốt để tạo nên sự thành công của các doanh nghiệp vận tải hàng không đó
chính là nhân lực khoa học và công nghệ, để có thể làm chủ những công nghệ
hiện đại và khai thác một cách hiệu quả đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập nhƣ
hiện nay. Bản thân tác giả là ngƣời trực tiếp làm việc trong lĩnh vực cung ứng
các dịch vụ về phục vụ hàng hóa đã nhận thức rõ vấn đề bất cập hiện nay là có
khá nhiều hạn chế trong việc hội nhập với các hãng hàng không tiên tiến trên thế
giới. Vì vậy việc xây dựng chuẩn mực cho nhân lực khoa học và công nghệ để
phù hợp với xu thế hội nhập là một vấn đề khoa học rất cần đƣợc nghiên cứu
một cách nghiêm túc. Xuất phát từ thực tế đó tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài
“Xây dựng chuẩn mực cho nhân lực KH&CN trong doanh nghiệp vận tải hàng
không thích nghi với xu thế hội nhập ( nghiên cứu trường hợp Công ty cổ phần
dịch vụ hàng hóa Nội Bài )” để nghiên cứu nhằm tìm ra những vấn đề bất cập
trong chuẩn mực của nhân lực khoa học và công nghệ của Công ty CPDVHH
Nội Bài, một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng
không tại Việt Nam và mạnh dạn đề xuất các giải pháp thực hiện việc xây dựng
chuẩn mực cho nhân lực khoa học và công nghệ cho doanh nghiệp để thích nghi
với xu thế hội nhập và giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về nhân lực khoa học và công nghệ thì đã có nhiều công trình
và đề tài thực hiện. Tuy nhiên nghiên cứu về xây dựng chuẩn mực cho nhân lực
khoa hoc và công nghệ trong các doanh nghiệp vận tải hàng không thích nghi
với xu thế hội nhập thì thực sự là một vấn đề mới, cho đến nay chƣa có một



10
nghiên cứu chính thức nào về nhân lực khoa học và công nghệ trong các doanh
nghiệp vận tải hàng không .Nội dung của đề tài nhằm nghiên cứu làm rõ các cơ
cở lý luận về nhân lực khoa học và công nghệ, về vai trò của nhân lực khoa học
và công nghệ trong hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt đề tài tập trung vào
việc xây dựng chuẩn mực cho nhân lực khoa học và công nghệ trong các doanh
nghiệp vận tải hàng không để thích nghi với xu thế hội nhập và các giải pháp
thực hiện phù hợp với thực tế hiện nay của doanh nghiệp.
Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng chuẩn mực nhân lực khoa học và công nghệ trong
Công ty CPDVHH Nội Bài.
- Phát hiện những bất cập trong chuẩn mực của nhân lực KH&CN của Công ty
CPDVHH Nội Bài và các nguyên nhân chênh lệch giữa chuẩn mực nhân lực
khoa học và công nghệ trong các doanh nghiệp vận tải hàng không.
- Đề xuất hƣớng xây dựng chuẩn mực nhân lực khoa học và công nghệ trong
công ty CPDVHH Nội Bài thích nghi với xu thế hội nhập.
Phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: các chuẩn mực về chuyên môn kể cả đạo đức nghề
nghiệp.
- Khách thể nghiên cứu: Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài, các doanh
nghiệp vận tải hàng không trong và ngoài nƣớc.
-Thời gian nghiên cứu: Từ 2003 đến tháng 8 năm 2008.
Mẫu khảo sát
Đề tài sử dụng 180 phiếu điều tra và dự kiến thu về 150 phiếu tập trung
vào các hãng hàng không đang khai thác tại Nội Bài và các đại lý lớn của các
công ty giao nhận vận tải trên thế giới. Phiếu điều tra nhằm thu thập thêm thông
tin để làm cơ sở chứng minh các luận cứ lý thuyết.
-Tiến hành khảo sát 3 đơn vị cung cấp các dịch vụ cho các hãng hàng
không trên thế giới tại Công ty CPDVHH Nội Bài.



11
Câu hỏi nghiên cứu
Phát triển nhân lực KH&CN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của
Đảng và Nhà nƣớc ta nói chung và của ngành HKDD nói riêng. Nhân lực
KH&CN theo nghĩa rộng không chỉ bó hẹp trong các viện nghiên cứu, các
trƣờng đại học mà số đông đang là nhân lực chủ chốt tại các doanh nghiệp đặc
biệt là các doanh nghiệp đặc thù mang tính kinh tế kỹ thuật nhƣ ngành hàng
không dân dụng. Để phát triển nhân lực KH&CN của đất nƣớc thì nhân lực
KH&CN trong mỗi cơ quan, đơn vị, các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp
cần đƣợc phát triển để phát huy đƣợc vai trò và khả năng của mình.
Công ty CPDVHH Nội Bài là một trong những công ty hàng đầu về lĩnh
vực phục vụ hàng hóa của ngành hàng không dân dụng ở Việt Nam và việc sử
dụng nhân lực KH&CN hiện nay nhƣ thế nào ? Nhân lực KH&CN của Công ty
có đáp ứng đƣợc yêu cầu trong giai đoạn hội nhập hiện nay không ? Làm cách
nào để có thể xây dựng chuẩn mực cho nhân lực KH&CN để thích nghi với xu
thế hội nhập? Đó là những câu hỏi cần đƣợc làm sáng tỏ trong luận văn này.
Giả thuyết nghiên cứu
-Thực trạng quản lý và sử dụng nhân lực KH&CN tại Công ty CPDVHH Nội
Bài chƣa thực sự hiệu quả còn nhiều bất cập bởi chƣa tuân thủ chuẩn mực nhân
lực trong tuyển dụng và sử dụng. Điều này sẽ đƣợc khắc phục khi xây dựng và
áp dụng chuẩn mực cũng nhƣ tăng cƣờng năng lực cho nhân lực KH&CN đáp
ứng chuẩn mực thông qua các hình thức đào tạo, thay đổi phƣơng pháp quản lý
và sử dụng nhân lực.
-Nhân lực KH&CN có đầy đủ tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ sẽ mang lại
thành công cho Công ty CPDVHH Nội Bài.
-Có thể xây dựng chuẩn mực cho nhân lực KH&CN thông qua các hình thức
đào tạo, thay đổi phƣơng pháp quản lý và sử dụng nhân lực.
Phƣơng pháp chứng minh giả thuyết

-Phương pháp phân tích tài liệu


12
Đề tài tập trung phân tích các tài liệu để làm rõ các cơ sở lý luận, hệ thống
các khái niệm về nhân lực khoa học và công nghệ nói chung và nhân lực
KH&CN trong các doanh nghiệp vận tải hàng không nói riêng. Phân tích các tài
liệu để làm rõ về chuẩn mực cho nhân lực KH&CN trong doanh nghiệp. Sử
dụng các tài liệu nội bộ của Công ty CPDVHH Nội Bài trong 5 năm trở lại đây
để phân tích làm rõ sự ảnh hƣởng của nhân lực KH&CN đối với hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty.
-Phương pháp chuyên gia
Phỏng vấn một số chuyên gia đầu ngành về quản lý nhân sự và quản lý
doanh nghiệp vận tải hàng không để làm rõ sự cần thiết phải xây dựng chuẩn
mực và cơ sở để hình thành chuẩn mực nhân lực khoa học và công nghệ.
-Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Sử dụng bảng hỏi để củng cố thêm thông tin về xây dựng chuẩn mực cho
nhân lực khoa học và công nghệ .
Đóng góp mới của luận văn
Lần đầu tiên vấn đề xây dựng chuẩn mực cho nhân lực KH&CN trong
ngành hàng không nói chung và Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài nói
riêng đƣợc đặt vấn đề và nghiên cứu một cách khoa học. Kết quả nghiên cứu sẽ
giúp ích cho các nhà quản lý doanh nghiệp có cách nhìn rõ hơn về quản lý doanh
nghiệp hàng không trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và trong kỷ nguyên
của khoa học và công nghệ tiên tiến. Từ đó có những quyết định đúng trong việc
quản lý, đồng thời giúp cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam có
cách nhìn nhận khách quan hơn về vấn đề đào tạo cung cấp nhân lực cho ngành
hàng không non trẻ và phát triển rất mạnh nhƣ hiện nay.






13
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG
CHUẨN MỰC NHÂN LỰC KH&CN NGÀNH VẬN TẢI
HÀNG KHÔNG
1.1. Nhân lực KH&CN của doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải hàng không
1.1.1. Khái niệm về nhân lực KH&CN
Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc
(UNESCO), nhân lực KH&CN là những ngƣời trực tiếp tham gia vào hoạt động
khoa học và công nghệ trong một cơ quan, tổ chức và đƣợc trả lƣơng hay thù lao
cho lao động của họ, bao gồm các nhà khoa học và kỹ sƣ, kỹ thuật viên và nhân
lực phù trợ. Hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm : hoạt động nghiên cứu;
hoạt động quản lý; hoạt động khai thác công nghệ trong các nhà máy và doanh
nghiệp. UNESCO không phân biệt nhân lực KH&CN theo bằng cấp mà phân
biệt theo công việc mà cá nhân đang đảm nhiệm. Nghĩa là, chỉ có những ngƣời
đang làm việc trực tiếp trong lĩnh vực hoạt động KH&CN thì mới đƣợc tính là
nhân lực KH&CN. Những ngƣời đƣợc đào tạo, có bằng cấp nhƣng không tham
gia trực tiếp vào hoạt động KH&CN không đƣợc xếp vào đội ngũ nhân lực
KH&CNViệc áp dụng khái niệm của UNESCO để tính nhân lực KH&CN trên
thực tế không hề dễ dàng và phạm vi thì bị bó hẹp do vậy trên thực tế khi xây
dựng chính sách để sử dụng nhân lực KH&CN có thể dẫn đến bỏ quan một số
lƣợng nhân lực lớn có khả năng tham gia vào hoạt động KH &CN.
Một cách khái niệm khác về nhân lực KH&CN đƣợc Tổ chức Hợp tác Phát
triển Kinh tế (OECD) đƣa ra. Theo OECD, nguồn nhân lực KH&CN là những
ngƣời đáp ứng đƣợc một trong hai điều kiện sau:
1. Đã tốt nghiệp trƣờng đào tạo trình độ nhất định về một chuyên môn
khoa học và công nghệ có bằng từ trình độ 3 trong hệ giáo dục đào tạo quốc tế);
2. Không đƣợc đào tạo chính thức nhƣng làm một nghề trong lĩnh vực

KH&CN mà đòi hỏi trình độ trên. Kỹ năng tay nghề ở đây đƣợc đào tạo tại nơi
làm việc.


14
Tổng hợp theo cả hai tiêu chí nói trên thì nhân lực KH&CN theo OECD
bao gồm:
 Những ngƣời có bằng cấp trình độ tay nghề trở lên và làm việc hoặc
không làm việc trong lĩnh vực KH&CN, ví dụ, giáo sƣ đại học, tiến sĩ về
kinh tế, bác sĩ nha khoa làm việc tại phòng khám, chuyên gia đang thất
nghiệp, nữ vận động viên chuyên nghiệp và có bằng y học…
 Những ngƣời đƣợc coi là có trình độ tay nghề làm việc trong lĩnh vực
KH&CN nhƣng không có bằng cấp, ví dụ, nhân viên lập trình máy tính,
hoặc, cán bộ quản lý quầy hàng nhƣng không có bằng cấp…Những ngƣời
này đƣợc coi là trình độ tƣơng đƣơng.
Nhƣ vậy, nguồn nhân lực KH&CN theo OECD đƣợc hiểu theo nghĩa rất
rộng, bao gồm cả những ngƣời tiềm tàng/ tiềm năng chứ không chỉ là những
ngƣời đang tham gia hoạt động KH&CN, để khi cần thiết có thể huy động
những ngƣời tiềm tàng/ tiềm năng này tham gia trực tiếp vào hoạt động
KH&CN.
Trong phạm vi Luận văn này, nhân lực KH&CN đƣợc sử dụng theo quan
điểm của OECD.
1.1.2. Doanh nghiệp Vận tải Hàng không
Ngành hàng không dân dụng là một ngành kinh tế kỹ thuật có ý nghĩa
quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Đảng và Nhà
nƣớc ta trƣớc đây đã rất coi trọng ngành hàng không cho nên trƣớc đây đã coi
ngành hàng không dân dụng là ngành kinh tế mũi nhọn, sau này đổi lại thành
ngành kinh tế trọng điểm sánh vai với các ngành kinh tế quan trọng khác nhƣ
dầu khí, viễn thông …
Do đặc điểm của ngành là khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ

hiện đại bậc nhất ngày nay bao gồm khai thác các loại máy bay hiện đại có trình
độ công nghệ cao, khai thác các trang thiết bị dẫn đƣờng chỉ huy bay có độ
chính xác tuyệt đối, khai thác các trang thiết bị đặc chủng phục vụ máy bay và
các hoạt động tại sân bay Sử dụng hệ thống quản lý chất lƣợng, các quy trình


15
nghiệp vụ và hƣớng dẫn công việc trong tất cả các hoạt động của ngành từ ngƣời
lái máy bay cho đến các kỹ sƣ, cán bộ quản lý và các nhân viên tác nghiệp đều
phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt về các tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra nhằm đảm
bảo an toàn và hiệu quả trong kinh doanh.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang hội nhập toàn cầu nhƣ hiện nay,
ngành Vận tải hàng không (VTHK) thế giới nói chung và của Việt Nam nói
riêng cũng đang vận hành theo xu thế đó. Để phát triển và hội nhập, Tổng Công
ty Hàng không Việt Nam (HKVN) đã và đang chủ động tham gia vào thị trƣờng
VTHK thế giới - một thị trƣờng có tính cạnh tranh quốc tế rất khốc liệt, với
nhiều đối thủ khổng lồ, có tiềm lực mạnh và kinh nghiệm dày dạn nhƣ Air
France, Singapore Airlines, Lufthansa, Cathay Pacific… Mục tiêu của HKVN
đến năm 2010, là tiếp tục tập trung huy động mọi nguồn lực cần thiết, thúc đẩy
làm chủ công nghệ mới theo hƣớng đi thẳng vào hiện đại, đạt trình độ khu vực,
có một số lĩnh vực ngang tầm tiên tiến của thế giới, xây dựng Tổng công ty[U1]
thành một tập đoàn kinh tế mạnh.
Xuất phát từ đặc thù của hoạt động VTHK là sử dụng công nghệ cao, bao
gồm nhiều công đoạn với những yêu cầu cao và sự phối hợp chặt chẽ theo
những quy trình nghiêm ngặt đối với mỗi mắt xích trong dây chuyền công nghệ,
Tổng công ty Hàng không đã đề ra những định hƣớng, chuyển giao công nghệ
(CGCN) là nhiệm vụ và tiêu chí hàng đầu trong các dự án lớn vầ dài hạn; chuẩn
hóa quốc tế các quy trình, quy định chuyên ngành; ƣu tiên cho khoa học và công
nghệ hiện đại theo hƣớng đi thẳng vào công nghệ tiên tiến hiện nay; linh hoạt
trong chiến lƣợc phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ và

cạnh tranh thị trƣờng. Song song với đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, đổi mới
hệ thống quản lý điều hành, một yêu cầu bắt buộc là phải thực thi chiến lƣợc đào
tạo nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn quốc tế để vận hành và khai thác có hiện quả
hệ thống đó.
Để nâng cao hiệu quả ứng dụng thành tựu mới của khoa học và công
nghệ, đòi hỏi ngƣời quản lý và đội ngũ làm công tác chuyên môn phải chủ động


16
nắm bắt sự đổi mới, phải biết thay đổi cái mình đang có sao cho phù hợp và
thích nghi với sự đổi mới, hay nói một cách khác là phải biết quản trị sự đổi mới
một cách hiệu quả và đó cũng là nhiệm vụ trọng tâm của công tác đào tạo.
Do đó, để có đủ nguồn nhân lực có khả năng làm chủ công nghệ hiện đại,
phục vụ sự nghiệp CNH,HĐH ngànhVTHK của Việt Nam, đẩy nhanh quá trình
hội nhập, hợp tác và nâng cao năng lực cạnh tranh, công tác đào tạo của HKVN
đang tập trung vào những định hƣớng sau đây:
+ Xây dựng chiến lƣợc đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ
KH&CN và chuẩn hóa đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế một cách đồng bộ, phù
hợp với yêu cầu sản xuất-kinh doanh và với tỷ lệ hợp lý giữa các chuyên ngành.
+ Xây dựng chƣơng trình đào tạo- Huấn luyện với nội dung đƣợc cập
nhập thƣờng xuyên, phù hợp với từng lĩnh vực chuyên ngành và theo sát chiến
lƣợc phát triển của Tổng công ty. Đồng thời, hoàn thiện hệ thống tổ chức quản
lý đào tạo-huấn luyện của HKVN.
+ Đa dạng hóa các loại hình đào tạo – huấn luyện và tăng cƣờng ứng dụng
thành tự công nghệ thông tin hiện đại vào công tác đào tạo- huấn luyện nhƣ đào
tạo tập trung, đào tạo từ xa, đào tại qua Internet, kết hợp đào tại tại chỗ, gửi ra
nƣớc ngoài và đào tạo trong nƣớc…
+ Xây dựng thƣ viện điện tử, phục vụ công tác đào tạo- huấn luyện và
nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao trình độ và cập nhập kiến thức cho đội
ngũ nhân lực trình độ cao. Thƣ viện này sẽ đƣợc xây dựng giống nhƣ của sổ

Window hay cổng vào Internet, giúp ngƣời sử dụng có thể truy cập, tra cứu
nhiều thông tin liên quan đến công việc của mình một cách nhanh chóng và
thuận tiện.
+ Chú trọng phát triển nguồn nhân lực làm công tác quản lý.Việc lựa
chọn, đào tạo, huấn luyện nguồn nhân lực quản lý đòi hỏi tất yếu trƣớc sức ép
cạnh tranh toàn cầu. Bản chất của quá trình đổi mới và hiện đại hóa công nghệ
quản lý-điều hành là đổi mới tổ chức, thiết lập và vận hành hệ thống các quy
trình theo tiêu chuẩn quốc tế tiên tiến. Vì vậy, phải căn cứ vào mục tiêu và chiến


17
lƣợc phát triển củâ doanh nghiệp và đòi hỏi của thị trƣờng để trang bị và cập
nhật kịp thời những kiến thức quản lý hiện đại cho nguồn nhân lực này đặc biệt
là những ngƣời có kiến thức và năng lƣc lãnh đao quản lý.
+ Có chính sách phù hợp khuyến khích ngƣời lao động tham gia học tập,
nâng cao trình độ chuyên môn, thƣờng xuyên cập nhật kiến thức; lập kế hoạch
tái đào tạo ngƣời lao động để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tế sản
xuất kinh doanh.
Trƣớc xu thế canh tranh ngày càng khốc liệt và toàn cầu hóa thị trƣờng
VTHK, đối với HKVN, song song với việc thực thi chiến lƣợc đổi mới công
nghệ thì quan tâm đến yếu tố con ngƣời, thƣờng xuyên tăng cƣờng đào tạo và tái
đào tạo nguồn nhân lực là những nhân tố then chốt cho HKVN vững bƣớc trên
con đƣờng hội nhập và phát triển.
1.1.3. Nhân lực KH&CN trong lĩnh vực vận tải hàng không
Ngành Vận tải Hàng không có đặc thù riêng không giống nhƣ các loại hình
vận tải khác, xuất phát từ những yêu cầu nghiêm ngặt về độ an toàn, chính xác,
đúng giờ do vậy đòi hỏi nhân lực làm việc trong lĩnh vực này phải đƣợc đào tạo
bài bản nắm bắt đƣợc các yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ để khai thác có hiệu
quả. Nhân lực KH&CN trong lĩnh vực vận tải hàng không bao gồm:
 Các kỹ sƣ và kỹ thuật viên : Họ là những ngƣời chịu trách nhiệm

kiểm tra vận hành và sửa chữa máy bay, các trang thiết bị phụ trợ để
khai thác máy bay, các thiết bị đặc chủng.
 Phi công và tiếp viên : Là những ngƣời trực tiếp điều khiển và khai
thác máy bay khi ở trên không, làm việc trong môi trƣờng chịu ảnh
hƣởng về sự thay đổi áp suất, nhiệt độ …
 Cán bộ quản lý các cấp : Thực hiện theo các hệ thống quản lý, áp
dụng các công nghệ quản lý hiện đại trên thế giới để duy trì sản xuất,
khai thác hiệu quả máy bay đem lại lợi ích về kinh tế.


18
 Nhân viên đƣợc đào tạo nghề : Lực lƣợng này làm việc trong các
doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động
bay và khai thác bay liên quan đến mục đích kinh tế.
Nhân lực hàng không nói chung và nhân lực KH&CN trong lĩnh vực vận
tải hàng không nói riêng để đáp ứng đƣợc yêu cầu cần phải đƣợc đào tạo và
trang bị các kiến thức chuyên nghành một cách khoa học, có đủ năng lực về sức
khỏe, về ý thức và tính chuyên nghiệp trong công việc.
1.2. Khái niệm về chuẩn mực áp dụng cho nhân lực KH&CN trong các
doanh nghiệp vận tải hàng không
1.2.1. Khái niệm về chuẩn mực
Thực tế hiện nay có khá nhiều cách hiểu khác nhau về chuẩn mực. Theo
từ điển Oxford, chuẩn mực là một nguyên tắc hay hình mẫu đƣợc các cấp có
thẩm quyền hay thông lệ quy định và có yếu tố bắt buộc mọi thành viên trong tổ
chức phải thực hiện theo. Ngoài ra còn có cách tiếp cận khác mà theo đó, chuẩn
mực của một tổ chức là một hệ thống các quy định mà mọi thành viên của nó
đều phải thi hành và phấn đấu thực hiện.Trong doanh nghiệp chuẩn mực là
những yêu cầu, quy tắc chung mang tính bắt buộc mà mỗi thành viên phải phấn
đấu đạt đƣợc.
Các chuẩn mực của tổ chức đƣợc hình thành dựa trên các yếu tố sau:

 Dựa vào chuẩn mực cơ bản: Đó là chuẩn mực của xã hội, luật pháp, chuẩn
mực đạo đức, chuẩn mực do chính cơ quan, tổ chức xây dựng lên.
 Dựa vào hoạt động thực tiễn và các điều kiện cụ thể của tổ chức. Chẳng
hạn những quy định về hoạt động của một doanh nghiệp nào đó xây dựng
trên cơ sở điều kiện hoạt động cụ thể của doanh nghiệp.
1.2.2. Khái niệm chuẩn mực trong lĩnh vực vận tải hàng không
Chuẩn mực trong lĩnh vực vận tải hàng không đó là các quy định, quy
trình, tiêu chuẩn nghiêm ngặt của ngành mà tất cả các thành viên đều phải tuân


19
theo và hƣớng đến để đạt đƣợc. Theo các quy định hiện hành của các Tổ chức
Hàng không Dân dụng Quốc tế thì chuẩn mực cho nhân lực KH&CN bao gồm:
- Chuẩn mực về chuyên môn
Nhân lực làm việc trong lĩnh vực vận tải hàng không cần đạt đƣợc trình độ
nhất định về kiến thức trong ngành hàng không. Tiêu chuẩn về kiến thức phải
đƣợc căn cứ trên sự thừa nhận về trình độ đào tạo của Hiệp hội Hàng không
Quốc tế.
Ngành hàng không và các tổ chức hàng không dân dụng quốc tế quy định
các yêu cầu về nghiệp vụ chuyên môn cho nhân lực KH&CN bao gồm:
+ Kiến thức về khoa học, kỹ thuật chuyên ngành;
+ Kiến thức về quản lý khai thác máy bay, các trang thiết bị chuyên dụng;
+ Kiến thức về quản lý kinh doanh trong ngành;
+ Kiến thức về các quy trình, quy định, luật pháp quốc tế và các tổ chức
liên quan;
+ Kiến thức về an toàn, an ninh hàng không;
Do đặc thù ngành vận tải hàng không có tính hội nhập sâu rộng với thế
giới. Cho nên các vị trí công việc đều phải đảm bảo theo tiêu chuẩn chung với
đòi hỏi ngƣời thực hiện công việc phải đƣợc đào tạo và cấp có thẩm quyền phê
duyệt.

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) là tổ chức đƣa ra các tiêu
chuẩn cho các vị trí làm việc và các cơ quan của Hiệp hội này tổ chức cấp các
chứng chỉ hay bằng cấp cho các cá nhân, tổ chức đảm bảo đủ các yêu cầu về
chuyên môn mà tổ chức này đặt ra.
Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO-International Civil
Aviation Organisation) là tổ chức đƣa ra các tiêu chuẩn bắt buộc về an ninh an
toàn và giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia về kiểm soát hoạt
động bay.


20
Đòi hỏi về tiêu chuẩn chuyên môn trong ngành ngày càng đƣợc các hãng
hàng không thế giới quan tâm. Các tiêu chuẩn về chuyên môn đang trở thành
yếu tố bắt buộc để các hãng hàng không quyết định ký hợp đồng với các Công
ty khai thác ở các nƣớc khác nhau. Để thống nhất về tiêu chuẩn chuyên môn
nghiệp vụ, hiện nay các hãng đều sử dụng tiêu chuẩn của IATA liên quan đến
chuyên ngành phục vụ hàng hóa, hành khách, và tiêu chuẩn của ICAO liên quan
đến an ninh an toàn.
Chẳng hạn, Ngƣời khai thác hàng hóa (Cargo handling manager) phải đạt
đƣợc các chứng chỉ sau:
1. Ngoại ngữ tiếng Anh đảm bảo tự giao tiếp với ngƣời nƣớc ngoài, đọc
hiểu, viết thành thạo các loại văn bản. Tiếng anh phải có chứng chỉ TOEIC đạt
từ 500 điểm trở lên. Không công nhận bằng đại học ngoại ngữ do các trƣờng
Việt Nam cấp, do vậy hầu hết nhân viên phải dự thi kiểm tra trình độ tiếng Anh
của TOEIC Việt Nam;
2. Có bằng về kiến thức phục vụ hàng nguy hiểm (Dangerous goods
regulation);
3. Có bằng về các kỹ năng khai thác, phục vụ hàng hóa ( Cargo handling
skill and procedure);
4. Thông hiểu luật pháp nƣớc sở tại và luật hàng không quốc tế;

6. Có kiến thức về khoa học & công nghệ;
7. Thành thạo tin học;
Kỹ sƣ sửa chữa máy bay: Phải đạt chứng chỉ A, B, C về trình độ chuyên
môn. Các[U2] chứng chỉ này do Tổ Chức Hàng Không Dân Dụng Quốc Tế cấp
sau khi đã kiểm tra về thực hành và lý thuyết về trình độ tay nghề sửa chữa máy
bay. Đối với chứng chỉ A thì kỹ sƣ đƣợc phép kiểm tra và sửa chữa nhỏ. Đối với
chứng chỉ B, kỹ sƣ đƣợc ký cho khai thác máy bay sau khi sửa chữa nhỏ. Đối
với chứng chỉ C, kỹ sƣ đƣợc phép ký cho phép máy bay hoạt động sau khi sửa
chữa lớn và bảo dƣỡng định kỳ;


21
Cán bộ quản lý khai thác hàng hóa: Phải đạt chứng chỉ CAT6 về đào tạo
hàng hóa nguy hiểm và có giá trị 2 năm, sau đó phải đào tạo lại và thi lại. Chứng
chỉ CAT6 là chứng chỉ do Hiệp Hội Vận Tải Hàng Không Quốc Tế cấp cho
những ngƣời đã đạt đƣợc trình độ theo các tiêu chuẩn đặt ra của ngành về phục
vụ hàng hóa nguy hiểm. Ngƣời có chứng chỉ CAT6 đƣợc quyền kiểm tra về tài
liệu, hàng hóa nguy hiểm từ khách hàng, biết cách phục vụ đúng theo yêu cầu và
hiểu rõ các giới hạn do tính chất hàng nguy hiểm gây nên.
- Chuẩn mực về thời gian cung cấp dịch vụ
Theo quy trình phục vụ để máy bay cất cánh đúng giờ IATA và các hãng
hàng không đƣa ra các tiêu chí về từng mốc thời gian ứng với đó là các công
đoạn phục vụ phải đƣợc hoàn thành. Ví dụ thời gian quy định cho việc dỡ toàn
bộ hàng hóa từ máy bay xuống là 20 phút sau khi máy bay hạ cánh. Hoặc thời
gian gửi điện văn liên quan đến chuyến bay là 30 phút sau khi máy bay cất cánh.
- Chuẩn mực về cung cấp thông tin trƣớc và sau chuyến bay
Những thông tin liên quan đến công tác phục vụ và khai thác máy bay nhƣ
các thông tin về tải trọng, vị trí chất xếp, lƣợng hàng hóa, tính chất đặt biệt, yêu
cầu sử dụng… phải đƣợc gửi dƣới dạng mã hóa (quy định nhƣ các loại code)
qua hệ thống mạng thông tin toàn cầu, đảm bảo đúng thời gian và kiểu cách gửi.

- Chuẩn mực về an ninh an toàn
Các tổ chức quốc tế nhƣ IOSA, ICAO sẽ kiểm tra các điều kiện về đảm bảo
an ninh an toàn tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không. Nếu doanh
nghiệp không đảm bảo sẽ bị đình chỉ hoạt động. Các tiêu chí để đánh giá bao
gồm :
1. Công tác đào tạo về an ninh an toàn hàng không nhằm giúp cho ngƣời
lao động hiểu rõ các quy định và thực hiện đúng các yêu cầu về an ninh an toàn;
2. Hệ thống các văn bản, tài liệu, quy trình hƣớng dẫn đảm bảo sự cam kết
của lãnh đạo Công ty về việc đảm bảo an toàn an ninh và cung cấp các dịch vụ
đúng quy định và đúng với tiêu chuẩn của IATA;


22
3. Hệ thống các trang thiết bị và đo lƣờng phải đƣợc kiểm tra và kiểm định
theo định kỳ. Đảm bảo độ chính xác và an toàn của các thiết bị khi đƣa vào khai
thác.
4. Các quy đinh liên quan đến việc kiểm tra, soi chiếu hàng hóa và bao
quản, phân khu vực hạn chế trong khu vực sân bay.
- Chuẩn mực về sức khỏe
Một số các vị trí yêu cầu sức khỏe phải đảm bảo theo tiêu chuẩn chung của
ngành và của thế giới. Chẳng hạn vị trí lái máy bay cần đảm bảo các tiêu chuẩn
về sức khỏe nhƣ chiều cao, cân nặng, không có bệnh tật, không có khuyết tật,
khả năng chịu đựng về thay đổi áp suất,…
Sau đây là tiêu chuẩn tuyển chọn ngƣời lái máy bay của Việtnam Airlines
Bảng 1.1. Bảng tiêu chuẩn tuyển chọn ngƣời để đào tạo thành ngƣời lái máy
bay của Việt Nam Airlines
Các tiêu chí
Yêu cầu
Quốc tịch
Việt Nam

Tuổi
18-30 ( Tính theo năm sinh)
Trình độ
Tốt nghiệp PTTH trở lên
Ngoại ngữ
Tiếng Anh theo thang điểm TOEIC 400
điểm
Chiều cao
Từ 165cm đối với nam, 160 cm đối với
nữ
Cân nặng
Tối thiểu 54 kg đối với nam và 48 kg
đối với nữ
Sức khỏe
Khỏe mạnh, không bệnh tật, không dị
tật, chịu đựng đƣợc sự thay đổi về áp
suất
Lý lịch
Không có tiền án tiền sự



23
Nguồn: Tổng công ty Hàng không Việt Nam, tiêu chí tuyển chọn phi
công, năm 2007)
1.2.3. Chuẩn mực của nhân viên trong lĩnh vực phục vụ hàng hóa tại sân bay
Theo quy định của IATA, các công ty phục vụ hàng hóa phải đảm bảo đào
tạo nhân viên đáp ứng các yêu cầu sau:
a. Đối với lao động giản đơn
Lao động giản đơn trong lĩnh vực vận tải hàng hóa bao gồm những ngƣời

thực hiện các công việc nhƣ xếp dỡ hàng hóa lên, xuống máy bay hoặc làm việc
xếp dỡ hàng hóa trong kho bảo quản hàng hóa, hành lý tại sân bay. Ngoài ra còn
bao gồm những ngƣời làm các công việc nhƣ dọn vệ sinh máy bay và công sở.
Số lƣợng lao động này khoảng hàng ngìn ngƣời làm việc hàng ngày tại các sân
bay lớn nhƣ Nội Bài hay Thành phố Hồ Chí Minh.Những ngƣời làm việc trong
nhóm này phải đạt đƣợc các tiêu chí về trình độ nhƣ sau:
- Có kiến thức tƣơng đƣơng với trình độ phổ thông trung học;
- Có đủ năng lực hành vi theo quy định của pháp luật;
- Đƣợc đào tạo và nắm đƣợc các yêu cầu, quy định về an toàn và an ninh
hàng không;
- Đƣợc đào tạo về chuyên môn ở mức nắm bắt đƣợc các quy định về giới
hạn sử dụng thiết bị chất xếp hàng hóa trên máy bay (ULD- Unit Load Device
các thiết bị liên quan trong quá trình phục vụ mặt đất;
- Đƣợc đào tạo và nắm đƣợc các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm;
- Đƣợc đào tạo về an ninh hàng không, hàng hóa nguy hiểm, an toàn trong
sân đỗ.
b. Đối với lao động được đào tạo
- Đƣợc đào tạo có trình độ từ trung cấp nghề trở lên;
- Có trình độ tiếng anh đủ khả năng giao tiếp độc lập với ngƣời nƣớc ngoài;
- Có trình độ về tin học, sủ dụng, khai thác các phần mềm và mạng;
- Đƣợc cấp bằng về hàng hóa nguy hiểm cho những ai làm việc liên quan
đến hàng hóa;


24
- Đƣợc đào tạo về kiến thức phục vụ hàng động vật sống;
- Đƣợc đào tạo về kiến thức liên quan đến công nghệ và sử dụng công
nghệ;
- Có kiến thức về khoa học quản lý;
- Đƣợc đào tạo về chuyên môn phục vụ hàng hóa do IATA cấp chứng chỉ;

- Đƣợc đào tạo về hợp đồng chuẩn của IATA;
- Biết cách làm việc theo nhóm và thúc đẩy ngƣời khác làm việc;
- Có kiến thức về tin học;
- Có kiến thức về điện văn và xử lý điện văn;
1.2.4. Đạo đức nghề nghiệp của nhân viên trong lĩnh vực VTHK
Xã hội hiện nay rất coi trọng đạo đức nghề nghiệp đặc biệt trong những
ngành cung cấp dịch vụ. Ngành vận tải hàng không thì đối tƣợng phục vụ là
hành khách và tài sản của hành khách hay khách hàng, do vậy đạo đức nghề
nghiệp đƣợc tất cả các doanh nghiệp trong ngành quan tâm. Đạo đức nghề
nghiệp đƣợc hội tụ bởi các yếu tố sau:
- Tính trung thực.
Yêu cầu này là yêu cầu bắt buộc với nhân lực trong ngành để đảm bảo rằng
chất lƣợng dịch vụ hàng không đƣợc đảm bảo. Tính trung thực là một đức tính
tốt vì nó thể hiện trách nhiệm của mình với những gì đã thực hiện. Nếu không có
tính trung thực thì sẽ không có cơ hội sửa chữa những sai lầm và hậu quả sẽ rất
nguy hiểm;
- Tính kỷ luật tuân thủ các quy định, nội quy.
Đặc thù của ngành vận tải hàng không là ngành hoạt động mang tính chính
xác, an toàn và đúng giờ. Do vậy yêu cầu đặt ra là ngƣời lao động cần phải có
tính kỷ luật và tuân thủ các quy định triệt để. Không giống các loại hình nghề
nghiệp khác, ngành vận tải hàng không có những quy định rất nghiêm ngặt về
thời gian, về quy trình, hƣớng dẫn công việc. Ngƣời lao động phải có ý thức


25
tuân thủ nghiêm túc nếu một ngƣời không tuân thủ thì hậu quả có thể xảy ra và
mức độ ảnh hƣởng là rất lớn liên quan đến tính mạng và tài sản của khách hàng;
- Tính nhân văn.
Đối tƣợng phục vụ của ngành vận tải hàng không là hành khách đi máy bay
hay hàng hóa của khách hàng gửi qua đƣờng hàng không do vậy ngƣời phục vụ

phải có tính nhân văn. Thể hiện tính nhân văn bằng chính sự cảm nhận và coi
trọng khách hàng. Tài sản của khách cũng cần đƣợc coi nhƣ chính tài sản của
mình do vậy đòi hỏi phải có sự quan tâm đến chất lƣợng dịch vụ sao cho đảm
bảo đƣợc chất lƣợng phục vụ;
- Tính chuyên nghiệp
Trong môi trƣờng phục vụ hàng hóa liên quan đến an ninh an toàn của
chuyến bay và tính đúng giờ chính xác đòi hỏi nhân viên phải có tính chuyên
nghiệp trong làm việc. Tính chuyên nghiệp thể hiện ở nhiều khía cạnh nhƣng
tựu trung lại chuyên nghiệp đƣợc hiểu là:
+ Chuyên môn phải nắm vững và không ngừng học hỏi thích nghi với
những thay đổi để đáp ứng công việc;
+ Biết cách điều tiết đƣợc công việc phù hợp với tiến độ và môi trƣờng
xung quanh, đảm bảo hiệu quả cao;
+ Theo Ông Nguyễn Trung Thẳng, Tổng giám đốc Công ty Masso, đơn vị
đã chọn cho mình khẩu hiệu “Leading by professionalism” (Dẫn đầu bằng tính
chuyên nghiệp) đƣa ra định nghĩa: “Chuyên nghiệp bao gồm sự đồng bộ nhất
quán từ ý tƣởng đến cách thức thực hiện sao cho đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Đặt
mục tiêu là 1 và thực hiện trọn là 1;
+ Xây dựng phong cách chuyên nghiệp
Trên thực tế, ở nƣớc ta hiện nay có rất nhiều ngƣời chƣa ý thức đƣợc tầm
quan trọng của việc tạo cho mình phong cách làm việc chuyên nghiệp, điều này
đã tạo nên một hệ quả đáng lo ngại đó là “sức ỳ” trong khả năng sáng tạo và
phát triển bản thân. Tính chuyên nghiệp là một đòi hỏi ngày càng thiết thực
trong các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp hàng không nói riêng và tính


26
chuyên nghiệp thể hiện nhƣ một trong những điều kiện đặt ra để các doanh
nghiệp tăng khả năng cạnh tranh của mình trong quá trình hội nhập.
Để xây dựng đƣợc tính chuyên nghiệp cần tập trung vào một số điểm nhƣ

sau:
+ Tác phong công nghiệp
Thiếu tác phong công nghiệp là một trong những yếu điểm lớn nhất của lao
động Việt Nam. Tác phong công nghiệp thể hiện trƣớc nhất ở việc tuân thủ và
biết quý trọng thời gian, nhiều ngƣời chúng ta vẫn thƣờng có thói quen “giờ
cao su”, điều này đã khiến chúng ta trở thành kiểu mẫu của sự chậm chạp, lề mề
trong công việc. Với các nƣớc phát triển, tuân thủ giờ giấc theo đúng luật định là
một trong những nguyên tắc cơ bản, tiên quyết để đƣa doanh nghiệp đi đến
thành công, và nếu ở phƣơng diện cá nhân thì đó là yếu tố đầu tiên để nhà tuyển
dụng chọn lựa.
+ Khả năng Lập kế hoạch trong công việc
Việc lập kế hoạch sẽ giúp việc xác định đƣợc mục tiêu và dễ dàng hình
thành nên những bƣớc đi chuẩn xác trong việc thực hiện các mục tiêu đó của
mình. Việc lập kế hoạch và dự tính thời gian hoàn thành tạo cho bạn thói quen
làm việc chủ động, có trách nhiệm đồng thời sẽ góp phần làm cho công việc của
bạn đƣợc tiến hành một cách đồng bộ ăn khớp và hiệu quả hơn.
+ Khả năng độc lập và tự chủ trong công việc
Dù cho làm việc theo cá nhân hay đội nhóm thì việc tạo cho mình tính tự
chủ và độc lập trong công việc luôn là điều hết sức quan trọng. Khả năng tự chủ
và độc lập trong công việc cho phép phát huy đƣợc tính sáng tạo của mình thể
hiện cho mọi ngƣời thấy rõ năng lực. Tính độc lập và tự chủ trong công việc sẽ
giúp tránh khỏi việc lúng túng và bối rối khi có bất kỳ sự thay đổi nhân sự nào
trong nhóm hoặc phòng ban.
+ Văn hóa công sở
Chuẩn về văn hóa công sở đòi hỏi nhân viên KH&CN biết hòa đồng với
đồng nghiệp, biết học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau. Ngoài ra, đối với các nhân viên

×