Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Phát triển dịch vụ IPTV tại viễn thông yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 92 trang )


HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
KHOA VIỄN THÔNG 1
ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
Phát triển dịch vụ
IPTV tại Viễn thông Yên Bái
Giảng viên hướng dẫn : Th.S DƯƠNG THỊ THANH TÚ
Sinh viên thực hiện : BÙI VIẾT TIẾM
Lớp : D09TCVT1
Khoá : (2009 - 2014)
Hệ : VLVH
Hà Nội ,tháng /2014
Đồ án tốt nghiệp Đại học
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
KHOA VIỄN THÔNG 1
BỘ MÔN MẠNG VIỄN THÔNG
ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Họ và tên sinh viên: Bùi Viết Tiếm
Lớp: D09 TCVT1 Khoá: (2009 – 2014)
Ngành đào tạo: Điện tử Viễn thông Hệ đào tạo: VLVH
1/ Tên đồ án/khoá luận tốt nghiệp (ngắn gọn, chính xác và súc tính)
Phát triển dịch vụ IPTV tại Viễn thông Yên Bái
2/ Lý do chọn đề tài (nếu có và không quá ½ trang)
………………… ……………………………………………………… …………….
3/ Nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu (không quá 1 trang, không quá chi tiết)
- Tổng quan về Công nghệ IPTV
- Hiện trạng mạng Viễn thông Yên Bái.
- Triển khai IPTV trên mạng Viễn thông Yên Bái.


Kết luận và kiến nghị
4/ Tài liệu, dữ liệu tham khảo (dự kiến)
1. Công ty truyền thông VASC
2. Tài liệu thống kê hiện trạng Viễn thông của VNPT Yên Bái
6/ Ngày giao đề tài: 11 / 12/2013
7/ Ngày nộp quyển : …… /…./2014
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2013
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

TRƯỞNG KHOA
(Ký, ghi rõ họ tên)
Bùi Viết Tiếm – Lớp D09TCVT1
Đồ án tốt nghiệp Đại học
NHẬN XÉT
Của giảng viên hướng dẫn
……… …………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Điểm:………………( Bằng chữ ………………………….)

Ngày …… tháng ……. Năm 2010
Giảng viên hướng dẫn
Bùi Viết Tiếm – Lớp D09TCVT1
Đồ án tốt nghiệp Đại học
NHẬN XÉT
Của giảng viên phản biện
… ……………………………………………………………………… ……
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Điểm:………….( Bằng chữ ………………………….)

Ngày … tháng…. năm 2010
Giảng viên phản biện
Bùi Viết Tiếm – Lớp D09TCVT1
Đồ án tốt nghiệp Đại học Mục lục
MỤC LỤC
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT …………………………………………… ……… … I
DANH MỤC HÌNH VẼ………………………………………… …….………………I
DANH MỤC BẢNG………………….………… …………………….………………I
LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………… …… …………….…… 1
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ IPTV.…… …………….……… ….….…… 3
1.1. Khái niệm IPTV…………………………………………….…………… 3
1.2. Lịch sử ra đời của IPTV………… ……………………………….….……….3
1.3. Mô hình kiến trúc hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV……………… …………4
1.4. Các dịch vụ cơ bản cung cấp bởi IPTV………………….…………………….7
1.5. Ưu - Nhược điểm của IPTV………………………… …….……… ………9
1.5.1.Ưu điểm…………………………………………………….…….……… …9
1.5.2. Nhược điểm…………………………………………………….…… ……13
1.6. Giải pháp của các hãng với dịch vụ IPTV……………………….………… 13
1.6.1 Giải pháp của ZTE…………………………………………………………14
1.6.2 Giải pháp IPTV của UTStarcom………………….….…………….………17
1.6.3 Giải pháp của Cisco……………………………………………….……….18
1.6.4 Giải pháp của Siemens………………………………………….………….19
1.7. Nhu cầu sử dụng IPTV ở Việt Nam…………………………….……………20
1.8. Kết luận chương 1.………………………………………….… ……………22
CHƯƠNG 2 : HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG IPTV……………………….….……… 23
2.1. Mô hình giao thức mạng IPTV………………………………….…… ……….23
2.2. Hoạt động của mạng dựa trên mô hình giao thức…………………… ……….30
2.3. Giới thiệu công nghệ xử lý hình ảnh trong IPTV……………………… …… 42
2.3.1. Giới thiệu chung về các chuẩn …………………………………….……….42
2.3.2. Kỹ thuật nén cơ bản trong MPEG………………………………………….45

2.4. Kết luận chương 2 …………………………………………….…… ……… 63
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI IPTV TẠI VNPT LÀO CAI…….……….64
3.1. Vị trí địa lý…………………………………………….……………………… 64
3.2. Tình hình triển khai IPTV tại VNPT Lào Cai………………………………….66
3.3. Khai thác, quản lý thuê bao MyTV………………………….……………….…70
3.3.1. Khai báo mới tài khoản cho khách hàng……………………………… … 71
3.3.2. Quản lý thuê bao MyTV…………………………….…….……………….75
3.4. Kết luận chương 3….……………………………………………….………… 78
KẾT LUẬN………………………………………………………………………… 79

Bùi Viết Tiếm – Lớp D09TCVT1
Đồ án tốt nghiệp Đại học Thuật ngữ viết tắt
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Thuật
ngữ
Tiếng Anh đầy đủ Tiếng Việt đầy đủ
ADSL Asymmetric Digital Subscriber Loop Mạch vòng (đường dây) thuê
bao số không đối xứng
ARPU Average Revenue Per User
Thu nhập trung bình trên mỗi
user
AV AudioVisual Nghe nhìn
AVC Audio Visual Coding Mã hoá nghe nhìn
BPL Broadband over Power Line Đường dây điện băng rộng
BSS Business Support System Hệ thống hỗ trợ kinh doanh
BTV Broadcast TV Truyền hình quảng bá
CDMA Code Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo mã
CLID Calling Line ID Nhận dạng đường dây thuê bao
CLIR Call Line Identification Restriction Giới hạn nhận dạng cuộc gọi
CODEC Coder-Decoder Bộ mã hoá-giải mã

CPE Customer Premises Equipment Thiết bị thuê bao
CSRC Contributing Source Nguồn phát
DCT Disscrete Cosine Transform Biến đổi Cosin rời rạc
DPCM Differrential Pulse Modulation Điều chế xung vi sai
DRM Digital Rights Management Quản lý bản quyền số
DSL Digital Subscriber Line Đường dây thuê bao số
DSLAM DSL Access Multiplexer Bộ ghép truy nhập DSL
DVB-C Direct Video Broadcast streams
transmitted via Cable
Truyền hình quảng bá qua cáp
DVB-S Direct Video Broadcast streams
transmitted via Satellite
Truyền hình quảng bá qua vệ
tinh
DVB-T Direct Video Broadcast streams
transmitted via Terrestrial
Truyền hình quảng bá trực tiếp
qua trạm mặt đất
DVD Digital Versatile Disk Đĩa hình ảnh số
DVS Video Server Server video
EPG Electronic Program Guide Hướng dẫn chương trình điện tử
Quách Thị Thu Hương – Lớp VT105A3
Đồ án tốt nghiệp Đại học Thuật ngữ viết tắt
FCC Federal Communications Commission Uỷ ban truyền thông liên bang
FTP File Transfer Protocol Giao thức truyền file
HSIA High speed Internet Access Truy nhập Internet tốc độ cao
HTTP Hypertext Transfer Protocol Giao thức truyền tải siêu văn bản
ICC Instant Channel Change Thay đổi kênh tức thời
IGMP Internet Group Management Protocol Giao thức quản lý nhóm internet
IMS Interactive Multimedia Services Các dịch vụ đa phương tiện

tương tác với nhau
IP Internet Protocol Giao thức Internet
IPTV Internet Protocol Television Truyền hình qua mạng IP
ISP Internet Service Provider Nhà cung cấp dịch vụ Internet
LAN Local-Area Network Mạng vùng nội hạt
MPEG Motion Picture Experts Group Nhóm các chuyên gia về hình
ảnh động
MIMO Multi-Input-Multi-Output Đa đầu vào - đa đầu ra
MLD Mean Logistic Delay Trễ logic trung bình
MoS Metal oxide Semiconductor Bán dẫn Oxit kim loại
MSN Microsoft Network Mạng Microsoft
NGN Next Generation Network Mạng thế hệ sau
ONU Optical Network Unit Khối mạng quang
OSS Operations Support System Hệ thống hỗ trợ hoạt động
PC Personal Computer Máy tính cá nhân
PCM Pulse Code Modulation Điều chế xung mã
PDA Personal Digital Assistant Trợ lý số cá nhân
PIP Picture In Picture Ảnh trong ảnh
PT Payload Type Kiểu tải tin
PVR Personal Video Recorder Bộ ghi video cá nhân
QoS Quality of Service Chất lượng dịch vụ
RDP Remote Desktop Protocol Giao thức màn hình từ xa
RLC Run Length Coding Mã hóa có độ dài thay đổi
RTCP Real-time Transport Control Protocol Giao thức điều khiển truyền tải
thời gian thực
Quách Thị Thu Hương – Lớp VT105A3
Đồ án tốt nghiệp Đại học Thuật ngữ viết tắt
RTP Real-time Transport Protocol Giao thức truyền tải thời gian thực
SOAP Simple Object Access Protocol Giao thức truy nhập đối tượng đơn
giản

SoC System on Chip Hệ thống tích hợp trên chip
SMS Short Mesage Service Dịch vụ bản tin ngắn
STB Set Top Box Hộp chuyển đổi mã hóa
TFT Thin-Film Transistor Tran-si-to màng mỏng
UDP User Datagram Protocol Giao thức gói người sử dụng
UMTS Universal Mobile
Telecommunications System
Hệ thống viễn thông di động toàn
cầu
USB Universal Serial Bus Bus nối tiếp toàn cầu
VC Video Control Điều khiển video
VCR Video Cassette Recorder Máy ghi âm cát xét video
VDSL
Very High Bit-Rate Digital
Subscriber Line
Đuờng dây thuê bao số tốc độ bít
cực cao
VLC Variable Length Coding Mã hoá chiều dài biến đổi
VoD Video on Demand Video theo yêu cầu
VoIP Voice Over Internet Protocol Thoại qua IP
XML eXtended Markup Language Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng
Quách Thị Thu Hương – Lớp VT105A3
Đồ án tốt nghiệp Đại học Danh mục hình vẽ
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Mô hình kiến trúc hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV ………………….…… 4
Hình 1.2. Một loại Set Top Box …………………………………………….………….7
Hình 1.3. Kiến trúc hệ thống IPTV của ZTE……….……………………… ………15
Hình 1.4. Giải pháp dịch vụ IPTV của UT Starcom………………… ……….…… 17
Hình 1.5. Giải pháp IPTV từ đầu cuối tới đầu cuối của Cisco….……… ….……… 19
Hình 1.6. Giải pháp IPTV từ đầu cuối tới đầu cuối của Simens ……… … ……… 20

Hình 1.7. Nhu cầu sử dụng IPTV tại Vịêt Nam thói quen của khách hàng phân theo độ
tuổi ………………………………………………………………………… ……… 22
Hình 1.8. Nhu cầu sử dụng dịch vụ IPTV tại Việt Nam mức độ chấp nhận của khách
hàng đối với dịch vụ IPTV …………… …………………………………….………22
Hình 2.1. Mô hình OSI IPTV…………… ………….………….……….……………23
Hình 2.2. Lớp đóng gói………………………………………………………….…….24
Hình 2.3. Topo cấu trúc mạng IPTV……………………………………….….…… 25
Hình 2.4. Cấu trúc gói PES và trường mào đầu…………………………… …….….26
Hình 2.5. Trường mào đầu MPEG-TS……………………………………… ………27
Hình 2.6. Tổng quan về phép phân tích chủ động…………………………………….28
Hình 2.7. Diễn biến chuyển kênh…….….………………………………… ……… 29
Hình 2.8. STB trong nhà………………… …………………………… ……………30
Hình 2.9. IPTV được phát truyền dẫn quảng bá và truyền hình theo yêu cầu unicast .32
Hình 2.10. Phát MPEG-2 qua IP………….……………………………………… 34
Hình 2.11. Phần đầu RTP phiên bản 2………….…………………………………….36
Hình 2.12. Phát luồng dữ liệu IPTV……….…………………………….…… …… 39
Hình 2.13. Sơ

đồ bộ khái quát hệ thống nén

ảnh…….…………………… …….…43
Hình 2.14. Macroblock gồm sáu khối 8x8 và cấu trúc của một macroblock………. .47
Hình 2.15. Dự đoán macroblock ảnh B đang sử dụng véc tơ forward và backward….48
Hình 2.16. Một nhóm hình IBBPBBPBB của MPEG-4………………… … …… 48
Hình 2.17. Một nhóm hình IBBPBBPBB của MPEG-4 được phát đi……………… 49
Hình 2.18. Dự đoán các ảnh được truyền……….……………………………… … 50
Hình 2.19. Khung và trường của mã hóa DCT….……………………… ….….…….52
Hình 2.20. Sự tổ hợp khung hình trong MPEG-4……………………… … ……….55
Hình 2.21. Cấu trúc của bộ mã hoá và giải mã video MPEG-4………….… …….…56
Hình 2.22. Sơ đồ cấu trúc giải mã video MPEG-4………….……….………… ……56

Quách Thị Thu Hương – Lớp VT10A3I
Đồ án tốt nghiệp Đại học Danh mục hình vẽ
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai … ……….…… ………………….…….66
Hình 3.2.Sơ đồ triển khai IPTV tại VNPT Lào Cai………….……….….… ……… 68
Hình 3.3.Giao diện thêm một khách hàng mới ……………………………………….71
Hình 3.4 Thêm khách hàng từ một danh sách dưới dạng file…………………… … 72
Hình 3.5.Danh sách khách hàng đang chờ kiểm tra lắp đặt dịch vụ IPTV…… ….
…73
Hình 3.6.Giao diện kiểm tra và cập nhật tình trạng lắp đặt ……………………….….74
Hình 3.7.Gửi mail thông báo cho khách hàng về khả năng lắp đặt………….… ……74
Hình 3.8.Giao diện thực hiện đồng bộ dữ liệu ………… ……………… ……… ….75
Hình 3.9.Giao diện thay đổi gói cước sử dụng ………………….…………… …… 76
Hình 3.10. Giao diện thay đổi trạng thái sử dụng dịch vụ ……………………………77
Hình 3.11 Giao diện thay đổi bộ giải mã ……………………………….…………….77
Quách Thị Thu Hương – Lớp VT10A3I
Đồ án tốt nghiệp Đại học Danh mục bảng
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Nhận dạng luồng PES……………………………….……… ………… 26
Bảng 2.2. So sánh mào đầu của UDP/RAW và UDP/RTP………… … ………… 35
Bảng 2.3. Dung lượng xDSL………………………………………………………. .41
Bảng 2.4. Công nghệ mạng nhà hỗ trợ các công nghệ truy nhập xDSL …………… 42
Quách Thị Thu Hương – Lớp VT105A3
Đồ án tốt nghiệp Đại học Lời nói
đầu
LỜI NÓI ĐẦU
Dịch vụ IPTV tuy không mới trên thế giới nhưng tại Việt Nam thì vẫn còn ít
người biết đến, các dự án nghiên cứu triển khai dịch vụ này vẫn đang được thực hiện
và thương mại hoá bởi một số nhà cung cấp dịch vụ. Tại Việt Nam tuy mới nhưng khả
năng phổ biến của IPTV được đánh giá là rất mạnh trong bối cảnh Internet Việt Nam
phát triển rất nhanh như hiện nay. Ngoài internet các kênh truyền hình cáp cũng đang

phát triển với tốc độ rất nhanh và đang vươn tới tất cả các tỉnh thành . Đây chính là
điều kiện lý tưởng để triển khai dịch vụ IPTV. Dịch vụ IPTV hiện mới trong giai đoạn
ban đầu nhưng tin chắc nó sẽ là một dịch vụ rất phát triển trong vài năm tới khi nhu
cầu giải trí có chọn lọc của người dùng ngày càng tăng cao. IPTV(Internet Protocol
TV) là dịch vụ sử dụng mạng băng rộng IP phục vụ cho nhiều người dùng. Người
dùng có thể thông qua máy vi tính PC hoặc máy thu hình phổ thông cộng với STB(Set
Top Box) để sử dụng dịch vụ IPTV
Ngày 07 tháng 08 năm 2009, dịch vụ IPTV của VNPT mang thương hiệu MyTV,
được cung cấp bởi Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC – Đơn vị thành viên của
VNPT. Những dịch vụ cơ bản là dịch vụ truyền hình trên nền IP(IPTV) và dịch vụ
phim theo yêu cầu (VoD) được mã hoá theo chuẩn MPEG-2, MPEG-4, được truyền
trên mạng IP(chủ yếu là mạng xDSL). Dịch vụ truyền hình số trên nền IP, cung cấp
cho khách hàng những chương trình truyền hình thu lại từ hệ thống truyền hình mặt
đất, truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh hoặc kênh truyền hình riêng, thông qua
STB(Set Top Box). Đối với dịch vụ video theo yêu cầu (VoD), người xem lựa chọn các
video (phim, đoạn video) trực tiếp từ thư viện của nhà cung cấp để hiển thị trên TV
của họ. Thư viện đó có tính năng tìm kiếm, hiển thị danh sách và miêu tả các nội dung
của video. Dịch vụ VoD còn có các tính năng ghi hình, tạm dừng, chạy tiếp, chuyển
nhanh về phía trước, chuyển nhanh về phía sau, chạy nhanh lên (x) lần, khoá chương
trình, loại phim hoặc nội dung không giành cho trẻ em, giới thiệu chi tiết về các bộ
phim. Dịch vụ xem phim trả tiền, là dịch vụ dựa trên dịch vụ xem phim theo yêu cầu,
nhưng chỉ giới hạn ở một số loại phim trong thời gian nhất định .
Sau quá trình học tập tại Khoa Viễn thông 1, Học viện công nghệ Bưu chính
Viễn thông, được sự giúp đỡ của các thày cô giáo trong Bộ môn Mạng viễn thông, đặc
biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của thày giáo TS. Nguyễn Tiến Ban em đã hoàn
thành đồ án tốt nghiệp của mình với đề tài “Công nghệ IPTV và tình hình triển khai
tại VNPT Lào Cai “ . Đồ án được trình bày trong ba chương với nội dung cụ thể như
sau
Chương 1: Tìm hiểu chung về IPTV
Chương 2: Hoạt động của mạng IPTV

Chương 3: Tình hình triển khai IPTV tại VNPT Lào Cai
Quách Thị Thu Hương- Lớp VT105A3
1
Đồ án tốt nghiệp Đại học Lời nói
đầu
Em xin trân trọng cảm ơn các Thày Cô giáo Học viện công nghệ Bưu chính
Viễn thông cùng toàn thể các thày cô trong Khoa viễn thông 1 đã truyền đạt những
kiến thức hết sức quý báu cho Em trong suốt những năm học tập và rèn luyện.
Mặc dù đã hết sức cố gắng và dày công nghiên cứu sưu tầm tài liệu nhưng do
công nghệ mới và phức tạp, lượng kiến thức lại có hạn nên bản đồ án tốt nghiệp
không tránh khỏi những thiếu sót, có vấn đề chưa được đề cập sâu. Em mong muốn
được tiếp thu ý kiến của các thày cô giáo để em có được kiến thức và bản đồ án được
hoàn thiện hơn.
.
Hà Nội, ngày 25 tháng10 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Quách Thị Thu Hương
Quách Thị Thu Hương- Lớp VT105A3
2
Đồ án tốt nghiệp Đại học Lời nói
đầu
CHƯƠNG 1
TÌM HIỂU CHUNG VỀ IPTV
1.1.Khái niệm IPTV
Truyền hình sử dụng giao thức IP (IPTV) là một hệ thống ở đó các dịch vụ truyền
hình số cung cấp tới người tiêu dùng đăng ký thuê bao sử dụng giao thức IP trên kết
nối băng rộng. IPTV được cung cấp trên Internet nên đôi khi dịch vụ này còn gọi là
Internet TV hay Web TV. IPTV thường được cung cấp cùng với dịch vụ Video-on-
Demand (VoD) và cũng có thể cung cấp cùng với các dịch vụ Internet khác như truy
cập Web và VoIP, do đó còn được gọi là “Triple Play” và được cung cấp bởi nhà khai

thác dịch vụ băng rộng sử dụng chung một hạ tầng mạng. Theo quan điểm của đối
tượng sử dụng, việc khai thác và xem IPTV cũng giống như dịch vụ TV trả tiền. ITU-
T (ITU-T FG IPTV) đã chính thức chấp thuận định nghĩa IPTV như sau:
IPTV được định nghĩa là các dịch vụ đa phương tiện như truyền
hình/video/audio/văn bản/đồ họa/số liệu truyền tải trên các mạng dựa trên IP được
kiểm soát nhằm cung cấp mức chất lượng dịch vụ, độ mãn nguyện, độ bảo mật và tin
cậy theo yêu cầu.
IPTV có cơ hội rất lớn để phát triển nhanh chóng khi mà mạng băng rộng đã có
mặt ở khắp mọi nơi và hiện nay đã có trên 100 triệu hộ gia đình sử dụng dịch vụ băng
rộng trên toàn cầu. Rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn trên thế giới đang
triển khai thăm dò IPTV và xem như một cơ hội mới để thu lợi nhuận từ thị trường
hiện có của họ và coi đó như một giải pháp tự bảo vệ trước sự lấn sân của các dịch vụ
truyền hình cáp.
1.2. Lịch sử ra đời của IPTV
Năm 1994, ABC’s World News Now lần đầu tiên trình diễn công nghệ truyền
dẫn tín hiệu truyền hình trên mạng Internet bằng cách sử dụng phần mềm hội thảo
Video CU-SeeMe.Thuật ngữ IPTV xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1995 cùng phần
mềm Precept của Judith Estrin và Bill Carrico. Tác giả đã đặt tên cho hệ thống này là
“IP/TV”. IP/TV là một MBONE tương thích với Window và Unix và có thể truyền
đơn hoặc tín hiệu hình/tiếng với cấp chất lượng từ thấp đến cấp DVD với cả hai định
dạng Unicast và Multicast RTP/RTCP. Phần mềm chính được viết bởi Steve Casner,
Karl Auerbach và Cha Chee Kuan. Sản phẩm được công bố bởi Cisco Systems vào
năm 1998. Cisco vẫn giữ tên gọi “IP/TV” cho sản phẩm thương mại của mình.
Công ty Internet Radio AudioNet bắt đầu thực hiện truyền trực tiếp nội dung
chương trình trên Webcast từ WFAA-TV vào tháng 1 năm 1998 và KCTU-LP vào
tháng 10 cùng năm.
Kingston Communications, một hãng truyền thông của Anh đã giới thiệu KIT
(Kingston Interactive Television), một dịch vụ truyền hình tương tác DSL băng thông
Quách Thị Thu Hương- Lớp VT105A3
3

Đồ án tốt nghiệp Đại học Lời nói
đầu
rộng vào tháng 9 năm 1999 sau khi thử nghiệm thành công việc truyền dẫn các chương
trình TV và VoD. Tiếp đó họ đã giới thiệu lại dịch vụ VoD của mình vào tháng 10
năm 2001 trên Yes TV, một nhà cung cấp IP trên cơ sở dịch vụ VoD. Kingston là một
trong những công ty đầu tiên trên thế giới giới thiệu IPTV và IP VOD trên ADSL.
Trước đây, công nghệ này bị hạn chế do băng thông truyền dẫn rất hạn chế.
Những năm gần đây mặc dù số lượng thuê bao IPTV tăng rất nhanh, đạt trên 200 triệu
vào năm 2005 trên phạm vi toàn thế giới, nhưng số lượng này còn được dự báo sẽ tăng
lên con số 400 triệu vào năm 2010. Rất nhiều nhà cung cấp truyền thông lớn trên thế
giới đã khai thác IPTV như một cơ hội mới thách thức với các dịch vụ truyền thống là
truyền hình cáp. Ngày nay, có hàng ngàn trường học, công ty, các trường đại học và
viện nghiên cứu đã lắp đặt IPTV mà không yêu cầu sử dụng phạm vi kết nối rộng.
1.3.Mô hình kiến trúc hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV
Ta có thể chia hệ thống IPTV từ nguồn nội dung tới đầu cuối người dùng làm
các khối chức năng cơ bản như sau: hệ thống cung cấp nội dung, hệ thống Head-end,
hệ thống Middleware, hệ thống phân phối nội dung, hệ thống quản lý bản quyền số
(DRM), mạng truyền tải, hệ thống quản lý mạng và tính cước, Set-top Box (STB). Sơ
đồ khối biểu thị thành phần đó như hình 1.1.
Hình 1.1: Mô hình kiến trúc hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV
Quách Thị Thu Hương- Lớp VT105A3
4
Đồ án tốt nghiệp Đại học Lời nói
đầu
Hệ thống gồm các khối chức năng chính như sau:
- Hệ thống cung cấp nội dung: cung cấp nguồn dữ liệu thu, nhận và xử lý các
dữ liệu chương trình từ các nguồn khác nhau như vệ tinh, truyền hình mặt đất và các
nguồn khác để chuyển sang hệ thống Head-end.
- Hệ thống Head-end: Thu, điều chế và giải mã nội dung hình ảnh và âm thanh
từ các nguồn khác nhau và sử dụng các thiết bị mã hóa (encoder) để chuyển đổi nội

dung này thành các luồng dữ liệu IP ở khuôn dạng mã hóa mong muốn. Hiện nay tín
hiệu video chủ yếu được mã hóa MPEG-4/H.264 đảm bảo tốc độ khá thấp, cho phép
triển khai tốt trên mạng truy nhập xDSL. Các chương trình sau khi được mã hóa sẽ
được phân phối tới khách hàng trên các luồng IP Multicast qua mạng truy nhập và
mạng lõi IP. Các chương trình này có thể được mật mã bởi các hệ thống bảo vệ nội
dung. Tùy vào chương trình được chọn, STB của khách hàng sẽ chuyển tới luồng
multicast tương ứng sử dụng giao thức Internet Group Management Protocol (IGMP).
Đầu vào của hệ thống Video Headend là các chương trình truyền hình quảng bá, các
kênh truyền hình mua bản quyền thu từ vệ tinh, các kênh truyền hình cáp, các phim từ
các nguồn khác như tự sản xuất, từ các thiết bị VCD/DVD player, v.v
- Hệ thống Middleware: Cung cấp khả năng quản lý thuê bao, nội dung và báo
cáo hoàn chỉnh cùng với các chức năng quản lý EPG và STB, đồng thời vẫn duy trì
tính mở cho việc tích hợp các dịch vụ trong tương lai. Middleware là một giao diện
của hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV với người sử dụng, nó xác định danh tính cho
người dùng. Hiển thị một danh sách các dịch vụ mà thuê bao đó có thể sử dụng và trợ
giúp lựa chọn dịch vụ này sau khi đã xác thực danh tính của người dùng. Middleware
lưu lại một profile cho tất cả các dịch vụ. Middleware đảm bảo các hoạt động bên
trong của dịch vụ truyền hình một cách hoàn hảo. Middleware sẽ không giới hạn bất
kỳ hoạt động riêng rẽ nào trong hệ thống, nhưng sẽ giao tiếp trực tiếp với mỗi thành
phần được hệ thống hỗ trợ. Middleware hỗ trợ API cho phép mở rộng các chức năng
mới và truyền dữ liệu giữa các hệ thống.
- Hệ thống phân phối nội dung: Bao gồm các cụm máy chủ VoD và các hệ
thống quản lý VoD tương ứng, cho phép lưu trữ các nội dung đã được mã hóa và thiết
lập các chính sách phân phối nội dung một cách mềm dẻo. Hệ thống này thường được
thiết lập phân tán, cho phép nhà khai thác mở rộng một cách kinh tế, phù hợp với tải
và yêu cầu dịch vụ của các thuê bao. Máy chủ VoD sẽ lưu nội dung thực và cung cấp
cho thuê bao khi nó nhận được sự xác thực danh tính từ Middleware. Nó cho phép các
thuê bao đặt và xem những bộ phim chất lượng cao và chương trình theo yêu cầu
(chương trình này được lưu trên máy dịch vụ và truyền tải theo yêu cầu). Hệ thống này
cũng cung cấp những chức năng điều khiển VCR như fast-forward, pause, và rewind

tương tự như xem qua đầu DVD.
Quách Thị Thu Hương- Lớp VT105A3
5
Đồ án tốt nghiệp Đại học Lời nói
đầu
- Hệ thống quản lý bản quyền số (DRM): DRM giúp nhà khai thác bảo vệ nội
dung của mình, như trộn các tín hiệu truyền hình hay mã hóa nội dung VoD, khi
truyền đi trên mạng Internet và tích hợp với tính năng an ninh tại STB ở phía thuê bao.
DRM dùng để bảo mật nội dung các khóa giải mã của các thuê bao. Những nội dung
được tải trên những máy chủ nội dung sẽ được mã hóa trước bằng hệ thống DRM và
nó cũng chỉ mã hóa nội dung broadcast để bảo mật sự phân bố đến Set-top Box (STB).
Hệ thống có khả năng hỗ trợ chức năng mã hoá trong các Headend tương ứng và cung
cấp khoá mật mã cho các Headend này. Hệ thống DRM chứa khoá cho phần nội dung
của một cơ sở dữ liệu khoá đồng thời bí mật phân phối cơ sở dữ liệu này tới STB. Hệ
thống DRM cũng sẽ hỗ trợ thêm vào phần nội dung các chức năng thủ thuật trong khi
xem (tua nhanh, tua lại, v.v ). Hệ thống DRM sẽ dựa trên các khái niệm của hệ thống
cơ sở hạ tầng khoá công cộng (Public Key Infrastructure, PKI). PKI dùng các thẻ kỹ
thuật số X.509 để xác nhận mỗi thành tố trong hệ thống DRM đồng thời để mã hoá an
toàn dữ liệu có dùng các khoá chung/riêng.
- Mạng truyền tải: Mạng truyền dẫn đống vai trò quan trọng nhất trong toàn bộ
hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV. Khả năng đáp ứng về băng thông của mạng truyền
tải sẽ quyết định đến sự thành công cho dịch vụ IPTV cung cấp. Hạ tầng mạng IP băng
rộng để truyền dịch vụ từ nhà cung cấp dịch vụ IPTV đến khách hàng. Mạng truy nhập
sẽ tận dụng phần hạ tầng mạng xDSL có sẵn. Để cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt
và tiêu thụ ít băng thông khi có đồng thời nhiều truy nhập đến hệ thống, mạng truy
nhập băng rộng (B-RAS/MSS và DSLAM) cần phải được hỗ trợ multicast. Đối với
DSLAM, ngoài hỗ trợ multicast, DSLAM còn cần hỗ trợ IGMP version 2. Ngoài ra,
B-RAS/MSS và DSLAM cũng cần hỗ trợ các giao tiếp Ethernet chuẩn (FE, GE).
Mạng cũng phải có khả năng hỗ trợ QoS từ đầu cuối đến đầu cuối, đảm bảo được băng
thông cần thiết và độ ưu tiên cho các kênh truyền hình quảng bá cũng như các phiên

Video theo yêu cầu đang sử dụng (phải đạt được độ mất gói và jitter tối thiểu). Băng
thông xDSL do các DSLAM cung cấp đến khách hàng phải có khả năng lên đến 4-5
Mbps.
- Hệ thống quản lý mạng và tính cước: Hỗ trợ quản lí mạng và tính cước cho
dịch vụ IPTV của khách hàng.
- Set-top Box (STB): Thiết bị đầu cuối phía khách hàng, cho phép thu, giải mã
và hiển thị nội dung trên màn hình TV. STB cần hỗ trợ các chuẩn MPEG-4/H.264.
Ngoài ra, STB cũng có thể hỗ trợ HDTV, có khả năng kết nối với các thiết bị lưu trữ
bên ngoài, video phone, truy nhập web (Walled garden), v.v STB cung cấp các ứng
dụng truyền thông và giải trí. STB sẽ hỗ trợ kết nối giữa thiết bị tivi và mạng điện
thoại, cũng như Internet và thư viện ảnh ảo của nhà cung cấp dịch vụ. Nó có thể giải
mã những chuỗi dữ liệu và hình ảnh đến dựa vào địa chỉ IP, đồng thời thể hiện các
hình ảnh này trên TV. STB sẽ hỗ trợ chuẩn H.264/MPEG-4 Part 10 và phần mềm
Quách Thị Thu Hương- Lớp VT105A3
6
Đồ án tốt nghiệp Đại học Lời nói
đầu
client Middleware của nó sẽ được dựa trên một cấu trúc thick client, điều đó có nghĩa
là ứng dụng và dữ liệu thể hiện sẽ lưu trên STB. Đi kèm theo Bộ giải mã là một thiết
bị cầm tay remote control. Remote không chỉ thực hiện các chức năng điều khiển từ xa
như thông thường mà còn tích hợp các tính năng tương tác chuyên biệt như: Xem lịch
chương trình truyền hình, đặt lịch xem theo sở thích, tạo album riêng, gửi tin nhắn (trò
chuyện), voting (bình bầu), … Với thiết bị này chắc chắn khách hàng sẽ không còn
cảm giác “thụ động” mỗi khi ngồi trước màn hình TV.
Hình 1.2 : Một loại Set-top Box
1.4. Các dịch vụ cơ bản cung cấp bởi IPTV
Khả năng của IPTV gần như là vô hạn và hứa hẹn mang đến những nội dung kỹ
thuật số chất lượng cao, theo các định nghĩa và đề xuất của hiệp hội viễn thông quốc tế
(ITU), việc phân loại dựa theo các dịch vụ cơ bản của IPTV như sau:
Nhóm dịch

vụ
Tên dịch vụ
Mô tả về dịch vụ
Dịch vụ
quảng bá
(Broadcast
Service)
Truyền hình quảng

(Linear/Broadcast
TV )
Dịch vụ phát các kênh truyền hình quảng bá
thông thường. Ví dụ: các kênh quảng bá
VTV1, VTV2, HTV7, HTV9, …
Linear Broadcast
TV with Trick
Modes
Truyền hình quảng bá cho phép người dùng
tạm dừng, xem lại, xem tiếp, bỏ qua các đoạn
quảng cáo, ghi lại chương trình bằng các đầu
ghi.
Multi-angle
service
Dịch vụ cung cấp cho người dùng xem nhiều
góc quay của một phim (như 3D) hoặc một
trận bóng đá
Electronic
Program Guide
(EPG)
Dịch vụ hướng dẫn trực tiếp trên màn hình về

lịch phát sóng, danh sách các phim, cước phí…
vv
Quảng cáo truyền
hình truyền thống
Quảng cáo kèm theo các chương trình truyền
hình truyền thống
Dịch vụ
theo yêu
cầu (On
Phim theo yêu cầu
- Video on
Demand (VoD)
Cho phép khách hàng lựa chọn phim ưa thích
và có trả phí
Quách Thị Thu Hương- Lớp VT105A3
7
Đồ án tốt nghiệp Đại học Lời nói
đầu
Nhạc theo yêu cầu
- Music on
Demand (MoD)
Cho phép khách hàng lựa chọn các video clip,
bản nhạc ưa thích và có trả phí.
Game theo yêu cầu
- Game on
Demand (GoD)
Cho phép khách hàng lựa chọn các game ưa
thích và có trả phí.
Thanh toán theo
nội dung (Pay Per

View –
PPV,OPPV, IPPV)
Xem các chương trình phải trả phí (đăng ký
các chương trình theo lịch phát hoặc là chương
trình mới)
Dịch vụ
tương tác
(Interactive
Service)
Thông tin chung
( T-information )
Các dịch vụ thông tin thông thường trên truyền
hình như tin thời sự, thời tiết, giá cả thị
trường…vv
T-communication
Dịch vụ thông tin qua truyền hình cung cấp
cho khách hàng khả năng trao đổi thông tin
thông qua IPTV dưới các hình thức như email,
tin nhắn, chat, duyệt web, Video
conferencinf…vv
Thương mại (T-
commerce)
Dịch vụ giao dịch ngân hàng, mua sắm, đặt
chỗ khách sạn, tàu, máy bay, vé xem ca nhạc
…vv tại nhà
Dịch vụ voting
Cho phép người xem tham gia trực tiếp các trò
chơi trên truyền hình.
Ví dụ: Thamgia trò chơi Hugo từ thiết bị điều
khiển từ xa của tivi, …

Giải trí (T-
entertainment )
Các trò chơi, karaoke, xem ảnh, sổ xố, nhật ký
điện tử…vv. Có thể chơi 1 mình hoặc nhóm
Thông tin chính
sách (T-
government)
Các thông tin về chế độ, chính sách xã hội liên
quan đến chính phủ, thành phố, phường,
quận…
Interactive
Program Guide
(IPG)
Electronic
Contents Guide
(ECG)
Dịch vụ hướng dẫn tìm kiếm, tra cứu nội dung
trên TV theo các chủ đề mà khách hàng lựa
chọn (tương tác).
Quảng cáo chọn
lọc (Targeted
Advertising)
Quảng cáo theo yêu cầu của doanh nghiệp (tập
trung vào một số đối tượng khách hàng nhất
định, không quảng bá toàn mạng).
Quách Thị Thu Hương- Lớp VT105A3
8
Đồ án tốt nghiệp Đại học Lời nói
đầu
1.5.Ưu – Nhược điểm của IPTV

1.5.1.Ưu điểm
- Tích hợp đa dịch vụ: Trên một đường kết nối Internet người dùng IPTV có
thể được sử dụng cùng một lúc rất nhiều dịch vụ khác nhau như truy cập Internet,
truyền hình, điện thoại cố định và di động, VoIP (Voice over Internet Protocol) mang
lại cho người dùng sự tiện lợi trong quá trình sử dụng.
- Tính tương tác cao: IPTV sẽ mang lại cho người dùng trải nghiệm xem
truyền hình có tính tương tác và cá nhân hóa rất cao. Ví dụ, nhà cung cấp dịch vụ
IPTV có thể tích hợp một chương trình hướng dẫn tương tác cho phép người xem có
thể tìm kiếm nội dung chương trình truyền hình theo tựa đề hoặc tên diễn viên. Hoặc
nhà cung cấp dịch vụ có thể triển khai chức năng “hình-trong-hình” (picture-in-
picture) cho phép người dùng xem nhiều kênh cùng một lúc. Người dùng cũng có thể
sử dụng TV để truy cập đến các nội dung đa phương tiện khác trên PC như hình ảnh
hay video hoặc sử dụng điện thoại di động để điều khiển TV ở nhà ghi lại một chương
trình ưa thích nào đó Một phương thức tương tác khác mà nhà cung cấp dịch vụ
IPTV có thể triển khai là cung cấp các thông tin mà người xem yêu cầu trực tiếp trong
quá trình xem chương trình. Ví dụ người dùng có thể nhận thông tin về đội bóng mà
họ đang xem thi đấu trên màn hình chẳng hạn.
Trên thực tế tính tương tác cao hoàn toàn có thể xuất hiện ở các loại hình truyền
hình số khác như truyền hình vệ tinh hay cáp. Song để triển khai được thì cần phải có
sự kết nối tương tác giữa đầu phát sóng và bộ thu sóng. Đây là điều mà truyền hình vệ
tinh và cáp không có được. Muốn triển khai thì hai hình thức truyền hình này buộc
phải kết hợp với các hạ tầng mạng khác như Internet hoặc điện thoại di động.
- Công nghệ chuyển mạch IP: Hầu hết người dùng đều không biết rằng truyền
hình cáp và vệ tinh thường gửi đi tất cả tín hiệu của mọi kênh cùng một lúc cùng một
thời điểm nhằm cho phép người dùng chuyển đổi kênh tức thời như chúng ta vẫn thấy.
Điều này dẫn tới sự lãng phí băng thông cần thiết.
IPTV sử dụng công nghệ chuyển mạch IP để loại bỏ hạn chế này. Mọi dữ liệu
chương trình truyền hình được lưu trữ tại một vị trí trung tâm và chỉ có dữ liệu kênh
mà người dùng yêu cầu xem là được truyền tải đi. Điều này sẽ cho phép nhà cung cấp
dịch vụ có thể bổ sung thêm được nhiều dịch vụ cho IPTV hơn vì băng thông không

còn phải là vấn đề quá khó giải quyết nữa.
- Mạng gia đình: Kết nối vào mạng Internet trong gia đình không chỉ có TV mà
còn có các PC khác. Điều này sẽ cho phép người dùng có thể sử dụng TV để truy cập
đến những nội dung đa phương tiện trên PC như ảnh số, video, lướt web, nghe nhạc
Quách Thị Thu Hương- Lớp VT105A3
9
Đồ án tốt nghiệp Đại học Lời nói
đầu
Không những thế một số màn hình TV giờ đây còn được tích hợp khả năng vận hành
như một chiếc TV bình thường. Tất cả liên kết sẽ trở thành một mạng giải trí gia đình
hoàn hảo.
- Truyền hình số: IPTV có thể được xem như đại diện của công nghệ “pull-
push" nhờ đó một thuê bao đưa ra yêu cầu tới nhà cung cấp dịch vụ đối với luồng hình
ảnh riêng. Do truyền hình được số hoá thì cả các nhà cung cấp giải trí thông thường
cũng như phù hợp nén và mạng qua IPTV, nó là công nghệ ứng dụng sơ cấp. Thêm
vào đó do nhà cung cấp dịch vụ có thể phải chỉ truyền những gì được yêu cầu, không
giống với truyền hình cáp và vệ tinh, IPTV theo lý thuyết cung cấp một số lượng giới
hạn kênh xem, mà cho phép nhà cung cấp dịch vụ cung cấp nhiều loại nội dung so với
đối thủ cạnh tranh mà truyền quảng bá đồng thời nhiều kênh không chú ý tới người
xem chúng. Do đó, sự khác nhau về cấu trúc giữa IPTV và truyền hình quảng bá cho
phép nhà cung cấp nhiều nội dung hơn, nhà cung cấp có thể giành được nội dung đáng
kể để xem yêu cầu của thuê bao
- Truyền hình kinh doanh phát tới màn hình: Mặc dù thị trường sơ cấp của
IPTV là các khách hàng là hộ gia đình riêng rẽ, công nghệ cũng phù hợp tốt đối với
công việc kinh doanh. Trong môi trường kinh doanh mỗi trạm làm việc LAN có thể
được gán một địa chỉ IP riêng biệt vì vậy tạo ra địa chỉ có thể đối với luồng hình ảnh
khác nhau được đưa tới người khác nhau. Ví dụ, một số người phải yêu cầu truy nhập
tức thời đến CNBC trái lại những người khác có thể yêu cầu truy nhập tới Bloomberg,
Reuters, hay chương trình về tài chính. Do IPTV có thể được chia tỷ lệ trên màn hình,
nó trở nên có thể giúp người xem nhìn thấy kênh kinh doanh được yêu cầu hoặc nhiều

kênh trong khi đang thực hiện theo tác máy tinh sử dụng một phần khác của màn hình
PC
- Video theo yêu cầu - Video on Demand (VOD): VOD là tính năng tương tác
có thể nói là được mong đợi nhất ở IPTV. Tính năng này cho phép người xem có thể
yêu cầu xem bất kỳ một chương trình truyền hình nào đó mà họ ưa thích. Ví dụ, người
xem muốn xem một bộ phim đã có cách đây vài năm thì chỉ cần thực hiện tìm kiếm và
dành thời gian để xem hoặc ghi ra đĩa xem sau. Mặc dù thuê truyền hình cáp và vệ tinh
đã có cáp nhiều năm để thu lợi nhuận mỗi đoạn phim và sự kiện thể thao, bi mờ nhạt
so với truyền hình theo yêu cầu do có thể được cung cấp qua công nghệ IP. Nguyên
nhân chính tại sao truyền hình theo yêu cầu IPTV có thể xem như đứng đầu trong thu
lợi nhuận vì trong thực tế nhà cung cấp trước IPTV phát chương trình không giới hạn
trái lại các nhà cung cấp IPTV giới hạn một nhóm kênh quảng bá .
- Học từ xa: Trong một môi trường đại học nó có thể là ở tại hai nơi cùng thời
gian giao tiếp qua sức mạnh của sự tiện dụng học từ xa. Trên thực tế, tại trường ta giáo
viên sử dụng học từ xa giảng dạy khóa học truyền thông dữ liệu truyền tức thời qua
Quách Thị Thu Hương- Lớp VT105A3
10
Đồ án tốt nghiệp Đại học Lời nói
đầu
màn hình, hình ảnh trên Internet.
Mặc dù học từ xa có thể được hoàn thành qua sử dụng thiết bị truyền hình hội
nghị thông thường, khi thực hiện thông qua việc sử dụng hiệu quả IPTV được kết hợp
với sinh viên ở xa có thể tăng lên đáng kể. Đó là do học từ xa thông thường dựa trên
sử dụng thiết bị hội nghị truyền hình dẫn đến màn hình trung tâm tại vị trí xa. Không
chỉ làm mà tất cả sinh viên phải tập trung và màn hình đơn, nhưng thêm vào, một
micro phải đảm bảo được phạm vi bởi giám thị tại mỗi vị trí tới sinh viên mà sẽ nói
với giáo viên. So sánh, sử dụng IPTV có thể cải thiện đáng kể việc học từ xa do hình
ảnh của giáo viên được trực tiếp đến màn hình PC của mỗi trạm làm việc sinh viên
trong khi micro được kết nối tới mỗi máy tính cho phép sinh viên chat với giáo viên
không phải chờ micro đưa đến lớp học.

Những ưu điểm đáng kể khác của IPTV trong môi trường việc học từ xa trên
thực tế, giống như thảo luận ở trước về truyền hình kinh doanh tới màn hình, nó được
chia tỉ lệ trên màn hình PC. Điều này cho phép khóa học từ xa trên chương trình và
chủ đề khác có sinh viên cả xem và nghe giáo viên trong khi họ thực hiện các bài tập
khác. Do phần mềm được phát triển cho phép giáo viên thấy được hoạt động của sinh
viên, tức công việc của sinh viên có thể được giáo viên nhìn thấy. Tương tự, với
chương trình thích hợp, giáo viên có thể thấy nỗ lực của phần bài tập cho riêng một
sinh viên trên màn hình PC, nhờ đó xư lý đáng kể sự tương tác giữa giáo viên và sinh
viên.
- Liên lạc trong công ty : Trong hầu hết các tổ chức, chủ tịch hay người đứng
đầu công ty thường xuyên cần địa chỉ của nhân viên. Trong môi trường thông thường
yêu cầu này thông thường thỏa mãn bởi lịch trình sử dụng một hoặc một số phiên họp
dành cho thính giả trong thời gian mà người đứng đầu giải thích lí do tại sao tiền lãi lại
lên hoặc xuống, hiệu quả của dòng sản phẩm mới, thay đổi kế hoạch trợ cấp cho nhân
viên, hoặc các vấn đề khác cần được phổ biến tới toàn thể nhân viên.
Thông thường sử dụng một phòng dành cho thính giả để thông báo một chính
sách mới hoặc đưa ra các sự kiện gần đây được yêu cầu tổng thời gian đáng kể và nỗ
lực . Nếu phòng đã được đưa vào lịch trình từ trước với các sự kiện khác, sau đó bộ
phận hậu cần chuyển sự kiện đó vào thời gian khác và nơi tổ chức được xem xét sau.
- Kiểm soát tối đa chương trình TV: VOD nói chính xác cũng là một phần lợi
thế này. Đây là tính năng mà người dùng sẽ cảm thấy thích thú nhất ở IPTV bởi nó cho
phép họ có thể kiểm soát tối đa chương trình truyền hình.Không còn thụ động phải
xem những gì mà nhà cung cấp dịch vụ phát đi như ở truyền hình truyền thống hay vệ
tinh mà giờ đây người dùng sẽ được trải nghiệm khả năng kiểm soát tối đa những nội
dung mà họ muốn xem. Với VOD người dùng có thể chọn lựa những chương trình
thích hoặc ghi nó ra đĩa để xem về sau này.Nhờ đó mà thiết bị điều khiển từ xa của
Quách Thị Thu Hương- Lớp VT105A3
11
Đồ án tốt nghiệp Đại học Lời nói
đầu

IPTV sẽ có đầy đủ tính năng như điều khiển một chiếc đầu đĩa. Khi đang xem chương
trình nếu gặp phải một đoạn nào hay người dùng có thể tua để xem lại, dừng phát
chương trình hoặc tua nhanh về phía trước Điều này cũng đơn giản bởi nội dung
được cung cấp duy nhất theo yêu cầu của người xem chứ không cung cấp rộng cho tất
cả mọi người dùng như truyền hình truyền thống.
- Truyền hình chất lượng cao HD: Xu hướng nội dung chất lượng cao hiện đã
hiển hiện thực tế. Nhờ kết nối băng thông rộng nên có thể nói chỉ trong tương lai
không xa IPTV sẽ chỉ phát truyền hình chất lượng cao. Điều này đồng nghĩa với việc
người dùng sẽ thưởng thức các chương trình có chất lượng hình ảnh và âm thanh cao.
. - Nhu cầu thực tế của IPTV : Theo nhóm nghiên cứu đa phương tiện (MRG )
trong “ Dự đoán IPTV toàn cầu năm 2005-2009”: tốc độ phát triển IPTV rất cao: gần
1000%. Thị trường IPTV trên thế giới phát triển ở mức tăng kép hàng năm 78% lên tới
36.9 triệu người sử dụng vào năm 2009. Doanh thu dịch vụ còn tăng nhanh hơn trong
cùng thời kì, từ 880 triệu USD tới 9.9 tỷ USD.
Theo Informa: tốc độ phát triển IPTV tăng nhanh vào 5 năm tới và đạt 25.9
triệu thuê bao IPTV vào cuối năm 2010.
Theo nguyên cứu TDG: Doanh thu IPTV toàn cấu sẽ đạt trên 17 tỷ USD vào
năm 2010.
Và trên thực tế, dịch vụ IPTV đã được triển khai và đạt dược thành công ở
nhiều như Italy ( Fast Web), Hồng Kông (PCCW), Canada ( Manitoba) và Japan
(Yahoo BB).
Tại thị trường Trung Quốc, IPTV bắt đầu được triển khai từ năm 2004 với 2
nhà cung cấp hàng đầu là CHINA Telecom và ZTE cùng với những nhà cung cấp
khác.
Số lượng thuê bao có thể tăng lến tới 3-6 triệu vào năm 2010.
IPTV được triển khai với băng thông 2M với kĩ thuật nén MPEG-4 part 10 cho
TV thường và 6M đối với HDTV.
Các dịch vụ triển khai trên IPTV đến với người dùng:
+ LiveTV: truyền hình trực tuyến
+ VoD: truyền hình theo yêu cầu

+ RoD: Dịch vụ ghi hình theo yêu cầu
+ NVoD: Xem chương trình theo lịch phát sóng
1.5.2. Nhược điểm
- Chất lượng dịch vụ: Đặc trưng để phân biệt dịch vụ IPTV với truyền hình
Internet chính là khả năng đảm bảo chất lượng dịch vụ của IPTV. Tuy nhiên với hạ
tầng mạng không đồng nhất, chất lượng mạng truy nhập không tốt, khả năng xử lí khi
số thuê bao tăng vọt chưa đáp ứng được là các yếu tố dẫn đến hiện nay chất lượng của
Quách Thị Thu Hương- Lớp VT105A3
12
Đồ án tốt nghiệp Đại học Lời nói
đầu
dịch vụ IPTV chưa thoả mãn được yêu cầu của khách hàng. Khi chất lượng của IPTV
chưa tương đương được với dịch vụ của truyền hình cáp thì IPTV vẫn chưa thể chiếm
ưu thế được.
- Vấn đề an ninh: Việc kết nối với Internet cũng như khả năng kết nối với
khách hàng khác trong mạng đem lại tính hấp đẫn đặc biệt của dịch vụ IPTV. Tuy
nhiên nó cũng chứa nguy cơ tiềm tàng cho sự an toàn của người sử dụng, vì các giao
dịch của khách hàng rất dễ bị lợi dụng, đánh cắp tài khoản…Ngoái ra các vấn đề xảy
ra với mạng Internet như khả năng lây nhiễm virut, tấn công từ chối dịch vụ…cũng là
các yếu tố gây nghi ngại cho người sử dụng.
- Vấn đề bản quyền nội dung: Vì việc đảm bảo bản quyền của các chương trình
mà nhà cung cấp nội dung cho phép sử dụng không bị sử dụng bất hợp pháp chưa
hoàn toàn tạo được độ tin cậy, các nhà cung cấp nội dung chưa sẵn lòng cung cấp nội
dung cho dịch vụ này.
- Vấn đề chuẩn hoá: Hiện nay hầu hết các giải pháp của các hãng vẫn đang
dưới dạng đóng, có tương đối ít khả năng làm việc với các nhà cung cấp thiết bị, nội
dung khác nhau. Đây là một yếu tố hạn chế khả năng phát triển rộng rãi của dịch vụ
IPTV.
- Chi phí triển khai dịch vụ: Để triển khai dịch vụ IPTV end to end cần phải có
một chi phí khá lớn ban đầu. Nếu không phải là nhà khai thác viễn thông đã có sẵn hạ

tầng băng rộng thì chi phí này có thể là một trở ngại rất lớn.Kể cả đối với những nhà
khai thác viễn thông đã có sẵn lợi thế ban đầu thì vẫn phải nâng cấp mạng băng rộng
vì IPTV là một dịch vụ yêu cầu băng thông khá lớn. Ngoài ra chi phí của khách hàng
cần bỏ ra để mua STB cũng là một rào cản để triển khai dịch vụ này.
1.6.Giải pháp của các hãng với dịch vụ IPTV
Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng băng rộng bao gồm cả mạng lõi và các
công nghệ truy nhập, dịch vụ IPTV sẽ càng đảm bảo khả năng phát triển mạnh mẽ và
vững chắc. Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn trên thế giới đều đang
khảo sát và triển khai dịch vụ IPTV xem IPTV là một dịch vụ sẽ đem lại doanh thu
mới và là một cách để chống lại sự phát triển mạnh mẽ các dịch vụ từ các nhà khai
thác truyền hình cáp. Các nước triển khai cung cấp dịch vụ IPTV lớn nhất hiện nay
gồm Pháp, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Ý, Tây Ban Nha, Bỉ, Trung Quốc, Thuỵ
Sĩ và Bồ Đào Nha.
Với xu hướng đó các nhà cung cấp thiết bị giải pháp lớn như Cisco, Alcatel,
Erricson, Siemen, ZTE…đều đã đưa ra các giải pháp của các hãng cho cung cấp dịch
vụ IPTV. Hiện nay các hãng đều đưa ra các giải pháp IPTV theo tiêu chuẩn ITU-T,
Open IPTV theo kiến trúc NGN-IMS. Mặc dù hầu hết các nhà khai thác mạng chỉ
đang trong giai đoạn thử nghiệm IPTV trên nền IMS, hướng triển khai này hiện rất khả
thi bởi vì nhu cầu hội tụ cố định, di động là rất rõ ràng.
Quách Thị Thu Hương- Lớp VT105A3
13
Đồ án tốt nghiệp Đại học Lời nói
đầu
1.6.1 Giải pháp của ZTE
Giải pháp IPTV tổng thể của ZTE là một giải pháp được xây dựng để cung cấp
các dịch vụ đa phương tiện qua mạng IP. Giải pháp này có thể cung cấp nhiều dịch vụ
băng rộng đa phương tiện như truyền hình trực tiếp, VoD…
Hệ thống IPTV của ZTE cho phép nhà khai thác có thể cung cấp nhiều dịch vụ
trên hạ tầng mạng hiện có của mình, đây là một giải pháp tiên tiến hoàn thiện với khả
năng hoàn hảo về vận hành, quản lý và đáp ứng dung lượng lớn giúp các nhà khai thác

cố định mở rộng các loại hình dịch vụ của mình.
• Các thành phần của hệ thống IPTV của ZTE
Giải pháp IPTV tổng thể của ZTE bao gồm khối mã hóa, mạng phân phối nội
dung CDN, middleware, hệ thống quản lý quyền nội dung số (DRM) và truy nhập có
điều kiện (CAS), mạng truyền tải IP và thiết bị đầu cuối tại nhà khách hàng. Hệ thống
được tích hợp hoàn chỉnh nên loại bỏ được vấn đề về sự kết nối giữa các thành phần
và đơn giản hóa việc triển khai và bảo trì hệ thống. Kiến trúc hệ thống như Hình 1.2
- Hệ thống Head end: Hệ thống Head end là thành phần chính trong giải pháp
IPTV của ZTE, bao gồm khối mã hóa, CDN, Middleware và hệ thống CAS&DRM.
Khối mã hóa sẽ chuyển đổi tín hiệu thoại và hình ảnh thành luồng dữ liệu IP
multicast dưới định dạng mã hóa mong muốn (H.264). Middleware cung cấp giải pháp
để quản lý thuê bao, dịch vụ và nội dung cũng như chỉ dẫn chương trình EPG
(Electronic Program Guide) và phiên bản của STB, trong khi hệ thống CAS&DRM
chịu trách nhiệm bảo vệ phân phối nội dung.
Mạng phân phối dữ liệu (CDN) bao gồm các cụm máy chủ video với nội
dung được phân bố giữa các nút CDN theo các chính sách phân bố linh hoạt. Cấu trúc
phân bố của CDN mang lại tính kinh tế nhà khai thác khi thiết kế hệ thống, phân bố tải
thuê bao và các yêu cầu dịch vụ hợp lý.
Quách Thị Thu Hương- Lớp VT105A3
14

×