Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

NGHIÊN CỨU DỰ BÁO SẠT LỞ TẠI KHU VỰC CỰ LAO LONG KHÁNH TRÊN SÔNG TIỀN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.82 MB, 124 trang )

i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN VĂN DŨNG
NGHIÊN CỨU DỰ BÁO SẠT LỞ TẠI KHU VỰC
CỰ LAO LONG KHÁNH TRÊN SÔNG TIỀN VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ
LUẬN VĂN THẠC SĨ


GVHD: TS. NGUYỄN NGHĨA HÙNG
Tp. Hồ Chí Minh - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNN
ii
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
0.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
0.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2
0.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
0.4. CÁCH TIẾP CẬN 3
0.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
0.6. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 4
CHƯƠNG 1: 5
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 5
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DỰ BÁO SẠT LỞ 5
1.1.1. Trong nước 5
1.1.2. Ngoài nước 5
1.1.3. Dự báo xói lở bằng công nghệ không phá hủy Georadar 6
1.1.3.1. Nguyên lý hoạt động của Georadar (GPR) 6
1.1.3.2. Ứng dụng của Georadar 6
1.1.3.3. Ưu, nhược điểm của phương pháp 7


1.1.4. Dự báo xói lở bằng công thức kinh nghiệm 7
1.1.4.1. Cơ sở của phương pháp 7
1.1.4.2. Một số công thức kinh nghiệm tính tốc độ xói lở bờ 8
1.1.5. Dự báo xói lở bồi lắng trên xu thế diễn biến lòng dẫn, đường bờ 9
1.1.5.1. Cơ sở của phương pháp 9
1.1.5.2. Nội dung của phương pháp 9
1.1.6. Dự báo xói lở bằng mô hình vật lý 9
1.1.6.1. Nội dung 9
1.1.6.2. Ưu, nhược điểm 10
1.1.7. Dự báo xói lở bằng mô hình toán 10
1.1.7.1. Cơ sở của phương pháp 10
1.1.7.2. Ưu, nhược điểm của phương pháp 10
1.1.7.3. Ứng dụng của phương pháp 11
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ BỜ CHỐNG SẠT LỞ 12
iii
1.2.1. Tổng quan 12
1.2.2. Giải pháp phi công trình bảo vệ bờ 14
1.2.3. Giải pháp bảo vệ bờ bằng cây xanh, thực vật 15
1.2.3.1. Sử dụng các loại thân cây xanh để làm công trình bảo vệ bờ 16
1.2.3.2. Trồng cỏ, cây xanh tạo thảm thực vật bảo vệ bờ 17
1.2.4. Giải pháp bảo vệ bờ bằng công trình bê tông 21
1.2.4.1. Công trình kè 21
1.2.4.2. Công trình đảo chiều hoàn lưu 22
1.2.4.3. Công trình mỏ hàn 23
1.2.4.4. Kè đứng bằng cọc ván bê tông cốt thép ứng suất trước 23
1.2.4.5. Công trình bằng cọc ống bê tông cốt thép 24
1.2.4.6. Sử dụng các khối bê tông lát mái để gia cố bảo vệ bờ 25
1.2.5. Ứng dụng công nghệ mới trong gia cố bảo vệ bờ 26
1.2.5.1. Gia cố nền, mái bờ sông bằng công nghệ NeowebTM 26
1.2.5.2. Gia cố bảo vệ bờ, mái dốc bằng lưới địa kỹ thuật Tensar 27

1.2.5.3. Bảo vệ bờ sông bằng tấm cừ nhựa 29
1.2.5.4. Chống sạt lở bảo vệ bờ bằng công nghệ bê tông Miclayo 30
1.2.5.5. Gia cố bảo vệ bờ bằng rồng, rọ, thảm đá 30
1.2.5.6. Các loại thảm bảo vệ mái và chống sạt lở bờ sông 32
1.2.6. Các giải pháp bảo vệ bờ sử dụng vải địa kỹ thuật 33
1.2.6.1. Công nghệ thảm cát bảo vệ mái bờ sông 35
1.2.6.2. Bảo vệ bờ sông bằng ống, túi địa kỹ thuật 36
1.2.7. Một số giải pháp bảo vệ bờ khác 37
1.2.7.1. Bảo vệ bờ bằng công nghệ cọc xi măng đất 37
1.2.7.2. Ứng dụng nhựa đường asphalt trong công tác bảo vệ bờ 37
1.2.7.3. Kết hợp giữa công nghệ cứng với vật liệu mềm 38
1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 39
CHƯƠNG 2: 39
HIỆN TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẠT LỞ KHU VỰC CÙ LAO
LONG KHÁNH 39
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU 39
iv
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 39
2.1.1.1. Vị trí địa lý 40
2.1.1.2. Đặc điểm chung về địa hình, địa mạo 40
2.1.1.3. Địa chất công trình 41
2.1.1.4. Điều kiện về khí hậu, khí tượng 42
2.1.1.5. Điều kiện về thủy văn 44
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 44
2.1.2.1. Diện tích, dân số 44
2.1.2.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 45
2.1.2.3. Văn hóa xã hội 45
2.2. HIỆN TRẠNG SẠT LỞ KHU VỰC CÙ LAO LONG KHÁNH 46
2.2.1. Hiện trạng sạt lở 46
2.2.2. Diễn biến hình thái khu vực cù lao Long Khánh 50

2.2.2.1. Diễn biến trên mặt bằng 50
2.2.2.2. Diễn biến hình thái tại khu vực phân lưu đầu cù lao 55
2.2.2.3. Diễn biến hình thái tại khu vực hợp lưu cuối cù lao 56
2.2.2.4. Diễn biến trên mặt cắt dọc 58
2.2.2.5. Diễn biến trên mặt cắt ngang 59
2.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 65
CHƯƠNG 3: 66
DỰ BÁO SẠT LỞ KHU VỰC CÙ LAO LONG KHÁNH 66
3.1. PHƯƠNG PHÁP TÍNH DỰ BÁO 66
3.1.1. Phương pháp dự báo 66
3.1.2. Mô hình MIKE 21FM 67
3.1.3. Phần mềm Geoslope 71
3.2. THIẾT LẬP MÔ HÌNH PHỤC VỤ TÍNH TOÁN DỰ BÁO 74
3.2.1. Thiết lập mô hình MIKE 21 74
3.2.1.1. Tài liệu cơ bản 75
3.2.1.2. Thiết lập biên và lưới tính toán 75
3.2.1.3. Hiệu chỉnh các thông số mô hình và kiểm định tính toán 76
3.2.2. Kết quả tính toán bằng mô hình MIKE 21FM 81
v
3.2.3. Nhận xét kết quả tính toán 86
3.2.4. Kiểm tra ổn định đất bờ bằng phần mềm GEOSLOPE 87
3.2.4.1. Tài liệu tính toán 87
3.2.4.2. Kết quả tính toán 87
3.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 89
CHƯƠNG 4: 91
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH ĐỂ ĐIỀU CHỈNH VÀ ỔN ĐỊNH CÙ
LAO LONG KHÁNH 91
4.1. YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 91
4.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CHO KHU VỰC NGHIÊN CỨU 92
4.2.1. Giải pháp phi công trình 92

4.2.2. Giải pháp công trình 95
4.3. NHẬN XÉT, PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ CHO CÙ
LAO LONG KHÁNH 98
4.4. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ SƠ BỘ CHO PHƯƠNG ÁN CHỌN 104
4.4.1. Các thông số thiết kế 104
4.4.2. Thiết kế sơ bộ kè lát mái 105
4.4.3. Thiết kế sơ bộ mỏ hàn 107
4.4.4. Thiết kế sơ bộ kè gia cố bảo vệ đầu và cuối cù lao 108
4.5. TÍNH HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG ÁN CHỌN 110
4.6. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 112
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
1

LỜI MỞ ĐẦU
0.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sông có cù lao ở trên thế giới và ở nước ta rất phổ biến, hầu như các con
sông lớn và vừa đều có các cù lao (miền Nam gọi là cù lao hoặc cồn, miền Bắc gọi
là bãi giữa). Thông thường, các đoạn sông này có hình dáng phình rộng ở giữa, có
hai nút thắt hai đầu, giống hình dáng bao tử. Nơi đây, dòng sông rẽ nhánh và phân
phối lại lưu lượng, kéo theo đó là sự phân phối vận chuyển bùn cát, thay đổi cấu
trúc lòng dẫn, tuyến lạch sâu thay đổi, sau đó các dòng sông nhánh lại hợp với nhau.
Cù lao thường là nơi có nước vây quanh, đồng thời là nguồn đất phù sa màu mỡ là
nơi rất đa dạng sinh học và có năng suất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng rất cao.
Đoạn cù lao Long Khánh nằm trên sông Tiền, nằm ở phía Bắc cù lao Cái
Vừng, bao gồm 2 xã Long Khánh A và Long Khánh B, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng

Tháp. Đất cù lao được phù sa sông Tiền bồi đắp thường xuyên nên khá màu mỡ,
thích hợp cho các loại cây trồng. Cù lao Long Khánh được xem là thủ phủ trồng bắp
của tỉnh Đồng Tháp.
Những năm gần đây, do ảnh hưởng của dòng chảy sông Tiền, đất cù lao bị
sạt lở mạnh. Theo báo tuổi trẻ ngày 06/08/2009 cho biết: "Tại cù lao Long Khánh,
sau khi nuốt mất đất chuyên canh hoa màu, “bà thủy” tiếp tục ăn sâu vào khu vực
đông dân cư, một dải đất dài 150m ở ấp Long Phước, xã Long Khánh A bị trôi
xuống sông. Xói lở hàng năm đã cuốn đi hàng trăm hécta đất canh tác, phá hủy
nhiều nhà dân và trường học, bệnh viện, đồng thời đã cướp đi sinh mạng của dân cư
sinh sống ven sông. Điển hình là lở đất vào tháng 4/1992 ở Hồng Ngự làm 10 người
chết. Hay gần đây vào khoảng 10 giờ tối ngày 26/8/2014 một vụ sạt lở đã xảy ra tại
Ấp Long Hòa với chiều dài 30m, ăn sâu vào đất liền 10m. Ngày 3/10/2014 sạt lở tại
ấp Long Thạnh, xã Long Thuận với chiều dài khoảng 45m, ăn sâu vào đất liền 15m,
làm mất toàn bộ đường ấp Long Thạnh, 4 căn nhà dân phải di dời khẩn cấp.
Quá trình xói lở của khu vực ngày càng phát triển mạnh. Như vậy, chúng ta
muốn khai thác các cù lao về mặt kinh tế - xã hội, trước tiên phải bảo vệ làm ổn
Phan Văn Dũng
Chuyên ngành xây dựng Công trình Thủy
2

định các cù lao. Muốn làm được điều đó, chúng ta phải hiểu rõ các quy luật hình
thành, phát triển và vai trò của chúng đối với lòng dẫn, dự báo khả năng biến đổi
của chúng, từ đó đưa ra các giải pháp để điều chỉnh, để ổn định cù lao. Chính vì vậy
đề tài: “Nghiên cứu dự báo sạt lở tại khu vực cù lao Long Khánh trên sông Tiền và
đề xuất các giải pháp bảo vệ” là bước đầu để có một cái nhìn tổng quan về hiện
tượng sạt lở, đánh giá được thực trạng xói lở, dự báo khả năng biến đổi của chúng
và đề xuất các giải pháp để điều chỉnh ổn định cù lao, giúp ổn định cuộc sông của
nhân dân để phát triển kinh tế xã hội là hết sức cần thiết, phù hợp với điều kiện hiện
nay của cù lao Long Khánh trên sông Tiền.
Hình 1: Cù lao Long Khánh

0.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Dự báo được diễn biến sạt lở, bồi lắng ở khu vực cù lao Long Khánh trên
sông Tiền.
- Đề xuất giải pháp công trình để điều chỉnh dòng chảy và ổn định cù lao Long
Khánh.
Phan Văn Dũng
Chuyên ngành xây dựng Công trình Thủy
3

0.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Thu thập tài liệu cơ bản: Tình hình dân sinh, tình hình kinh tế xã hội trên khu
vực cù lao Long Khánh; Tài liệu địa hình, địa chất, thủy văn bùn cát tại các
nhánh sông thuộc khu vực cù lao Long Khánh.
 Nghiên cứu tổng quan về các giải pháp khoa học công nghệ để điều chỉnh,
ổn định đoạn sông có cù lao trên thế giới và trong nước.
 Nghiên cứu các phương pháp dự báo sạt lở, biến đổi hình thái tại khu vực
cù lao Long Khánh.
 Nghiên cứu các giải pháp công trình để chỉnh trị, bảo vệ khu vực cù lao
Long Khánh trên sông Tiền.
 Đánh giá ưu, nhược điểm của từng giải pháp và đề xuất thiết kế sơ bộ cho
phương án chọn để bảo vệ cù lao Long Khánh.
0.4. CÁCH TIẾP CẬN
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cù lao Long Khánh và vùng phụ
cận, trong đó các yếu tố về thủy động lực, vận chuyển bùn cát, diễn biến bùn
cát, tình hình sạt lở. Do đó, để tiếp cận đối tượng cần tiếp cận theo các hướng
khác nhau.
- Khảo sát, điều tra, tổng kết thực tế.
- Phương pháp kế thừa, sử dụng các tài liệu hiện có để thẩm tra lại.
- Phương pháp lý thuyết (phân tích lý thuyết, sử dụng các phần mềm tính
toán ).

 Tiếp cận thực tiễn một cách có hệ thống và toàn diện
Tiếp cận thực trạng diễn biến sạt lở, hình thái sông và các mối tương
quan trong tổng thể phát triển chung về thủy lợi, và các ngành kinh tế khác của
vùng.
 Tiếp cận với các phương pháp mới
Tiếp cận với các thành tựu khoa học công nghệ, các tiến bộ kỹ thuật trên
thế giới về công nghệ, kỹ thuật để ứng dụng các vật liệu, kết cấu trong thiết kế
Phan Văn Dũng
Chuyên ngành xây dựng Công trình Thủy
4

và thi công trình thủy lợi.
 Kế thừa có chọn lọc tri thức, kinh nghiệm và cơ sở dữ liệu đã có
Tiếp thu, phát triển các kinh nghiệm và kết quả đã nghiên cứu trước đây
về các công trình bảo vệ bờ trong công trình thủy lợi, tổng hợp, bổ sung và
hoàn thiện cơ sở tài liệu phục vụ đề tài nghiên cứu.
0.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phương pháp kế thừa:
Trên cơ sở các đề tài, dự án nghiên cứu đã và đang thực hiện trên khu
vực nghiên cứu và vùng lân cận, tác giả sẽ kế thừa, tiếp thu đồng thời phát triển
các tài liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu trước đây.
 Phương pháp thống kê
Dựa trên nền cơ sở dữ liệu về dòng chảy, thủy văn, bùn cát, sử dụng
phương pháp thống kê để đánh giá, phân tích cơ sở dữ liệu.
 Phương pháp mô hình toán
Sau khi thu thập đầy đủ cơ sở dữ liệu, tiến hành xây dựng mô hình toán
2D (MIKE21FM) để nghiên cứu đánh giá thực trạng, tình hình sạt lở, dự báo
sạt lở và tác động của khu vực trước và sau khi có công trình bảo vệ.
0.6. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Nghiên cứu dự báo sạt lở, diễn biến hình thái tại khu vực cù lao Long Khánh

- Kết quả là các giải pháp bảo vệ và chỉnh trị tổng thể để ổn định cù lao Long
Khánh, từ đó bảo vệ đời sống an sinh xã hội trên cù lao.
Phan Văn Dũng
Chuyên ngành xây dựng Công trình Thủy
5

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DỰ BÁO SẠT LỞ
1.1.1. Trong nước
Trước tình hình sạt lở diễn ra ở nhiều nơi, gây mất đất, mất nhà cửa, ảnh
hưởng lớn đến đời sống của người dân và hạ tầng kỹ thuật từ Bắc vào Nam, nên đã
có nhiều nghiên cứu về sạt lở được thực hiện.
- Nghiên cứu “Ứng dụng công thức kinh nghiệm Hickin & Nanson dự báo sạt
lở bờ sông Cửu Long” của tác giả Lê Mạnh Hùng và Nguyễn Nghĩa Hùng thuộc
Viện KHTLMN
[1]
. Hay một số công thức thực nghiệm giữa quan hệ hình thái sông
của các tác giả: GS.TS Lương Phương Hậu, PGS.TS Lê Ngọc Bích.
- “Phương pháp đánh giá dự báo khả năng sạt lở bờ sông theo chỉ tiêu tích hợp
các yếu tố điều kiện kỹ thuật tự nhiên vùng ven sông” của tác giả TSKH Trần Mạnh
Liểu Viện KHCN
[2]
.
- “Nghiên cứu dự báo xói lở bờ sông bằng địa vật lý công nghệ không phá hủy
Georadar” của trường ĐHKHTN thuộc ĐHQG.TP.HCM
[3]
.
- Phương pháp dự báo bằng mô hình vật lý: Mô hình sông Hồng thực hiện ở
phòng thí nghiệm của Viện KHTL.

- Phương pháp dự báo bằng mô hình toán: Ứng dụng bộ mô hình MIKE21 của
Viện nghiên cứu thủy lực Đan Mạch DHI
[22]
để nghiên cứu về sông Hồng của công
ty tư vấn thiết kế Cảng-Đường thủy, ứng dụng mô hình MIK21C để nghiên cứu về
sông Hồng hay nhiều đoạn sông khác của Viên KHTL, ngoài ra còn có một số mô
hình khác như Geo Slope của Canada
[23]
, hay BSM của Mỹ
[24]
.
1.1.2. Ngoài nước
- Dự báo bằng công thức kinh nghiệm của Hickin & Nanson
[25]
dự báo sạt lở
cho 189 đoạn sông cong ở Canada.
- Dự báo sạt lở dựa trên xu thế diễn biến lòng dẫn, đường bờ của tác giả
Sarker
[26]
trên các dòng sông ở Băng La Đét.
Phan Văn Dũng
Chuyên ngành xây dựng Công trình Thủy
6

- Đặc biệt phương pháp dự báo bằng mô hình vật lý hoặc mô hình toán. Với
một số mô hình toán nổi tiếng như bộ mô hình MIKE của Viện nghiên cứu thủy lực
Đan Mạch DHI, Geo slope của Canada, hay BSM của Mỹ.
Sau đây sẽ trình bày một số phương pháp dự báo sạt lở mà học viên quan
tâm và nhận xét để lựa chọn phương pháp dự báo sạt lở phục vụ cho đề tài nghiên
cứu.

1.1.3. Dự báo xói lở bằng công nghệ không phá hủy Georadar
1.1.3.1. Nguyên lý hoạt động của Georadar (GPR)
Sóng điện từ ở dải tần số cao được phát dưới dạng xung xuống đất, khi gặp
các mặt ranh giới hay các di vật sẽ phản xạ trở lại. Angten của thiết bị thu ghi lại
xung phản xạ và lưu giữ vào máy (hình 1.1). Qua xử lý, phân tích, minh giải để
phán đoán nguồn gây ra dị thường, tìm ra vị trí, kích thước và bản chất của chúng.
Hình 1.1. Nguyên lý hoạt động của Georadar
1.1.3.2. Ứng dụng của Georadar
Hình 1.2. Hố sụt tại giao lộ Hai Bà Trưng - Nguyễn Văn Thủ, Q.1, Tp.HCM
Phan Văn Dũng
Chuyên ngành xây dựng Công trình Thủy
7

GPR ngày càng được sử dụng rộng rãi cả trong xây dựng, khảo sát địa chất,
kiểm tra chất lượng công trình
+ Ở nước ngoài: Tại Trung Quốc đã sử dụng công nghệ GPR để khảo sát nền
móng của đê đập, đánh giá độ nứt nẻ, các khe nứt, tổ mối trong thân đê đập. Ở Ba
Lan dùng để đánh giá hiện trạng các đường băng sân bay hay khảo sát tìm các vị trí
dị vật trong thân đê đập, khoanh vùng các đoạn đê xung yếu có khả năng bị vỡ khi
có lũ.
+ Ở trong nước: Dùng để xác định tổ mối và các khuyết tật trong thân đê, hệ
thống cống dưới đê, đập đất, khảo sát các điểm xung yếu để dự báo sạt lở bờ sông
Tiền tại Hồng Ngự, nghiên cứu cấu trúc địa chất, môi trường dải ven bờ ở Bạc Liêu,
Bình Thuận. Hay dùng GPR để dò tìm các hố sụt tại giao lộ Hai Bà Trưng Nguyễn
Văn Thủ, Q1, TP.HCM (hình 1.2). Sử dụng GPR để xác định ranh giới, đề xuất các
giải pháp khắc phục sự cố hố sụt trên mặt đường cao tốc tại Đồng Mỏ - Lạng Sơn.
1.1.3.3. Ưu, nhược điểm của phương pháp
- Ưu điểm: Khả năng không phá hủy, thu thập số liệu nhanh, độ phân giải cao,
phân biệt tốt các dị thường gần nhau.
- Nhược điểm: Thường bị nhiễu khi sử dụng angten khảo sát tần số cao trong

thành phố và khu đông dân cư.
1.1.4. Dự báo xói lở bằng công thức kinh nghiệm
1.1.4.1. Cơ sở của phương pháp
Áp dụng các công thức kinh nghiệm đã có, hay xây dựng công thức kinh
nghiệm để tính tốc độ diễn biến lòng dẫn trên cơ sở các tài liệu đo đạc thực tế để áp
dụng. Trong thực tế thì mỗi khu vực nghiên cứu đều có những đặc điểm riêng nên
việc tìm công thức kinh nghiệm phù hợp để áp dụng là tương đối khó khăn. Vì vậy
ta thường xây dựng công thức kinh nghiệm cho từng mặt cắt ngang sông tại những
khu vực có tài liệu cần thiết.
Tuy nhiên hạn chế của các công thức kinh nghiệm này là phụ thuộc nhiều
vào tài liệu xây dựng công thức và mang tính chất cục bộ cho từng vị trí, mặt khác
Phan Văn Dũng
Chuyên ngành xây dựng Công trình Thủy
8

chỉ đề cập tới các yếu tố hình học của khối đất lở và lòng dẫn, mà chưa nói tới các
yếu tố dòng chảy như trị số, thời gian duy trì, hay các yếu tố vật liệu cấu tạo lòng
dẫn chỉ được đề cập qua các hệ số thực nghiệm. Điều đó làm kết quả không chính
xác khi các năm có dòng chảy khác thường.
1.1.4.2. Một số công thức kinh nghiệm tính tốc độ xói lở bờ
1. Công thức kinh nghiệm tính tốc độ xói lở bờ cho đoạn sông cong Ibadzade
[5]
.
][
i
i
xoxi
B
R
EXPBB

α
−=
(1-1)
Trong đó:
- B
xi
: Là tốc độ xói lở ngang (m/năm) tại mặt cắt thứ i.
- B
xo
: Là tốc độ xói lở ngang lớn nhất tại đoạn nghiên cứu (m/năm) trong quá
khứ.
- R
i
: Bán kính cong tại mặt cắt thứ i (m).
- B
i
: Chiều rộng sông tại mặt cắt thứ i (m).
- α: Hệ số thực nghiệm.
2. Công thức kinh nghiệm tính xói lở bờ của Pôpôp
[6]
xây dựng từ tài liệu đo diễn
biến xói lở nhiều năm trên các sông vùng Trung Á.
][
.
.
0max
0max
HH
HH
TL

F
B
i
xi


=
α
(1-2)
Trong đó:
- F: Diện tích khối đất bờ xói lở trong khoảng thời gian T năm (m
2
).
- L: Chiều dài đường bờ sạt lở của từng giai đoạn (m).
- T: Thời gian xói lở (năm).
- H
maxi
: Độ sâu lớn nhất tại mặt cắt tính toán thứ i (m).
- H
max
: Độ sâu lớn nhất của đoạn xói lở nghiên cứu (m).
- H
o
: Độ sâu ổn định tại mặt cắt quá độ (m).
3. Công thức kinh nghiệm xây dựng từ tài liệu đo đạc bờ tả sông Tiền khu vực
Thường Phước tỉnh Đồng Tháp
[7]
.
Phan Văn Dũng
Chuyên ngành xây dựng Công trình Thủy

9

β
α
][
.
.
0max
0max
HH
HH
TL
F
B
i
xi


=
(1-3)
Trong đó:
- Các kí hiệu như trong công thức (1-2).
- β: Hệ số thực nghiệm.
1.1.5. Dự báo xói lở bồi lắng trên xu thế diễn biến lòng dẫn, đường bờ
1.1.5.1. Cơ sở của phương pháp
Là các quy luật diễn biến lòng dẫn đã được xác định trong quá khứ và kinh
nghiệm, sự hiểu biết của người làm dự báo.
1.1.5.2. Nội dung của phương pháp
- Thu thập tài liệu về địa hình lòng sông, tài liệu về thủy văn, dòng chảy, bùn
cát , các tài liệu không ảnh hay có ảnh chụp từ vệ tinh về khu vực nghiên cứu.

- Xác định quy luật diễn biến lòng dẫn trên mặt bằng, mặt cắt dọc và mặt cắt
ngang, bằng cách chập các bình đồ đo đạc lòng sông trong nhiều năm kết hợp với
việc xếp chồng các tài liệu ảnh.
- Xây dựng mối quan hệ giữa diễn biến lòng dẫn trên mặt bằng, mặt cắt dọc và
mặt cắt ngang với các yếu tố thủy văn dòng chảy, tính chất cơ lý của đất, cấu tạo
lòng sông, bờ sông, các yếu tố sóng
- Dự báo chế độ thủy văn dòng chảy trong khoảng thời gian cần dự báo xói lở.
- Dự báo tốc độ, quy mô xói lở cho từng mốc thời gian yêu cầu. Trên cơ sở
các quy luật diễn biến đã xác định được phân tích đánh giá xu thế diễn biến thực tế.
1.1.6. Dự báo xói lở bằng mô hình vật lý
1.1.6.1. Nội dung
Là phương pháp xây dựng mô hình nguyên mẫu ngoài thực tế cho một đoạn
bờ cụ thể nào đó hoặc các công trình theo tỉ lệ thu nhỏ. Các tác động trong tự nhiên
tới bờ sông như sóng, dòng chảy, sự biến đổi mực nước do thủy triều được tạo ra
trong phòng thí nghiệm với tỉ lệ tương ứng với tỉ lệ mô hình. Các số liệu về mực
Phan Văn Dũng
Chuyên ngành xây dựng Công trình Thủy
10

nước, dòng chảy và sự biến đổi của bờ sông được ghi nhận lại thông qua các thiết bị
đo đạc tự động hoặc bán tự động đặt trong mô hình.
1.1.6.2. Ưu, nhược điểm
- Ưu điểm: Phương pháp này cho kết quả có độ tin cậy cao. Với những dự án
quan trọng, có vốn đầu tư lớn, phương pháp này thường được dùng để kiểm chứng
lại các kết quả của phương pháp khác.
- Nhược điểm: Xây dựng mô hình vật lý để mô phỏng lại các diễn biến đường
bờ trong phòng thí nghiệm nên hết sức tốn kém và phức tạp. Yêu cầu nơi xây dựng
và thí nghiệm mô hình phải được trang bị đầy đủ các thiết bị thí nghiệm, các thiết bị
đo đạc, xử lý, phân tích số liệu đồng bộ và hiện đại, phải có đội ngũ chuyên gia và
các kỹ thuật viên lành nghề và có chuyên môn cao.

1.1.7. Dự báo xói lở bằng mô hình toán
1.1.7.1. Cơ sở của phương pháp
Là phương pháp mô phỏng và tính toán sự vận chuyển bùn cát, quá trình
diễn biến đường bờ thông qua các phương trình toán. Với các điều kiện biên ban
đầu xác định thì lượng vận chuyển bùn cát qua một số mặt cắt ngang trong một đơn
vị thời gian sẽ được tính toán từ các tác động sóng, dòng chảy, thủy triều. Trong
khoảng thời gian tính toán, khi tổng lượng bùn cát vận chuyển trên một đoạn bờ
được xác định thì vị trí đường bờ mới sẽ được xác định theo phương pháp cân bằng
bùn cát. Nếu tổng lượng bùn cát vận chuyển tới lớn hơn tổng lượng bùn cát vận
chuyển đi thì bờ bị bồi, hoặc nếu lượng bùn cát vận chuyển tới nhỏ hơn lượng bùn
cát vận chuyển đi thì bờ bị xói lở, còn nếu lượng bùn cát vận chuyển đi cân bằng
lượng bùn cát vận chuyển đến thì bờ ở trạng thái ổn định.
1.1.7.2. Ưu, nhược điểm của phương pháp
- Ưu điểm: Cho kết quả nhanh, độ chính xác tương đối cao, bản chất vật lý và
cơ chế của quá trình diễn biến đường bờ được mô tả rõ ràng. Mặt khác, phương
pháp này thường có kinh phí thực hiện thấp nhất so với các phương pháp khác.
Phan Văn Dũng
Chuyên ngành xây dựng Công trình Thủy
11

Ngoài ra còn dễ dàng, nhanh chóng khi cần thay đổi các phương án mô phỏng mà
không đòi hỏi phải đầu tư thêm kinh phí.
- Nhược điểm: Độ tin cậy mô hình phụ thuộc nhiều vào các số liệu đầu vào để
kiểm định mô hình nhưng nhiều khi các số liệu này cũng không có đầy đủ. Mặt
khác, trong mô hình mô phỏng thường phụ thuộc vào các giả thiết của người lập mô
hình, khi đó người sử dụng cần hiểu và nắm rõ những loại hình mô hình nào được
áp dụng.
1.1.7.3. Ứng dụng của phương pháp
Có rất nhiều các mô hình đã được nghiên cứu và phát triển, trong đó được sử
dụng rộng rãi nhất là bộ mô hình MIKE của DHI Đan Mạch. Mô hình nay được sử

dụng để mô phỏng các quá trình thủy động lực học, tính toán dòng chảy, sự vận
chuyển và khuếch tán của các chất hòa tan và lơ lửng, bùn cát, sự lan truyền của
sóng biển, tính toán sạt lở, bồi lấp vùng cửa sông, ven biển.
Ngoài ra còn có một số mô hình thông dụng khác như Delt 2D, 3D mô hình
hóa thủy lực, lan truyền chất, sóng, vận chuyển bùn cát, biến đổi đáy của WL Delt
Hydraulics Hà Lan, sử dụng hệ lưới trực giao. Hay bộ phần mềm SMS 2D, 3D của
Aquaveo Mỹ. SMS mô hình hóa thủy lực, lan truyền chất, sóng, vận chuyển bùn
cát, biến đổi đáy, sử dụng cả lưới phi cấu trúc dựa trên phương pháp phần tử hữu
hạn và cả lưới cấu trúc theo phương pháp sai phân hữu hạn. Nhược điểm của mô
hình này là sự kết nối giữa các module bị hạn chế.
Kết quả nhận được từ mô hình toán giúp ta nhìn nhận hiện tượng sạt lở bờ
một cách toàn diện hơn, đúng bản chất vật lý hơn. Từ đó chúng ta sẽ xác định được
tổ hợp các yếu tố tự nhiên tác động bất lợi nhất và xác định được tốc độ sạt lở bờ tại
khu vực nghiên cứu theo không gian, thời gian, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp
phòng chống hiệu quả, ổn định lâu dài, ít tốn kém, ít tác động xấu tới môi trường.
Nhận xét: Có rất nhiều phương pháp dự báo sạt lở như đã đề cập ở trên. Tuy
nhiên mỗi phương pháp đều có những điểm mạnh điểm yếu riêng của nó, tùy vào
từng khu vực nghiên cứu mà ta lựa chọn phương pháp dự báo cho phù hợp. Với mô
hình MIKE, khó khăn nhất khi sử dụng mô hình này là mô phỏng một cách đầy đủ
Phan Văn Dũng
Chuyên ngành xây dựng Công trình Thủy
12

hiện tượng vật lý khi khối đất bị sạt lở, quá trình dòng nước mang đi các hạt bùn
cát, sau một thời gian khối bùn cát này bị mất dần và gây xói lở. Kết hợp sử dụng
phần mềm Geoslope để tính toán các hiện tượng sạt lở do chất tải, nạo vét gây ra
Với dự báo xói lở bằng công thức kinh nghiệm thì hạn chế là phụ thuộc nhiều vào
tài liệu xây dựng công thức, mang tính cục bộ cho từng vị trí. Vì vậy tùy thuộc vào
từng khu vực, từng nguyên nhân cụ thể mà ta áp dụng phương pháp tính toán, phần
mềm ứng dụng một cách hợp lý sao cho hiệu quả nhất.

Với khu vực cù lao Long Khánh, nơi có mức độ bồi tụ, sạt lở diễn ra rất
mạnh. Để dự báo xói lở, bồi tụ và dịch chuyển đường bờ thì hướng giải quyết chủ
yếu là sử dụng mô hình toán mô phỏng chế độ thủy động lực và hình thái sông, có
kiểm chứng bằng số liệu khảo sát thực tế. Sau khi xem xét, so sánh giữa các mô
hình ta lựa chọn mô hình MIKE. Vì mô hình này cho phép mô phỏng được toàn
miền nghiên cứu thay vì chỉ tại một vài điểm như số liệu đo đạc. Bộ mô hình họ
MIKE đã được lựa chọn với các lợi thế:
- Là bộ phần mềm tích hợp đa tính năng: Tính toán sóng, dòng chảy, vận
chuyển bùn cát, diễn biến địa hình đáy
- Cơ sở toán học chặt chẽ, chạy ổn định, thời gian tính toán nhanh.
- Đã được kiểm nghiệm thực tế ở nhiều quốc gia trên thế giới.
- Có giao diện thân thiện, dễ sử dụng.
Vậy trong phạm vi luận văn, học viên sẽ sử dụng mô hình MIKE để tính toán
diễn biến lòng dẫn khu vực cù lao Long Khánh nằm trên sông Tiền thuộc huyện
Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp và sử dụng phần mềm Geoslope để dự báo khả năng sạt
lở cho khu vực này.
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ BỜ CHỐNG SẠT LỞ
1.2.1. Tổng quan
Phòng chống sạt lở cần được tiến hành một cách đồng bộ và toàn diện các
giải pháp kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp, cả giải pháp công trình và phi công trình để
phòng chống một cách có hiệu quả nhất. Nhìn chung các giải pháp phòng chống xói
Phan Văn Dũng
Chuyên ngành xây dựng Công trình Thủy
13

lở bao gồm hai nhóm giải pháp chính: Phi công trình và công trình.
Giải pháp phi công trình là các giải pháp không dùng công trình: Trồng cây
nuôi bãi, thô hóa bãi, nạo vét định kì… nhằm điều chỉnh luồng bùn cát theo hướng
mong muốn để ổn định và bảo vệ bờ. Hay các hoạt động: Xây dựng quy phạm, tiêu
chuẩn, hành lang an toàn, các chính sách… để quản lý vùng bờ cũng là giải pháp

phi công trình.
Giải pháp công trình là dùng công trình để ngăn chặn quá trình xói lở. Giải
pháp công trình có thể chia thành 2 dạng: Dạng công trình chủ động là công trình
tác động trực tiếp vào dòng chảy, sóng, là các yếu tố gây xói lở như tường hướng
dòng, kè mỏ hàn, công trình đảo chiều hoàn lưu… Dạng công trình bị động là công
trình tác động vào lòng dẫn như kè bảo vệ bờ, gia cố kết cấu đất bờ Tuy nhiên cần
phải nghiên cứu chi tiết để lựa chọn các phương án cụ thể cho từng đoạn, từng khu
vực để áp dụng giải pháp công trình chủ động hay bị động hoặc kết hợp cả 2 giải
pháp trên nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra và đảm bảo tối ưu về kỹ thuật và
kinh tế.
Trên thế giới, công trình bảo vệ bờ đã được nghiên cứu và ứng dụng từ lâu
như Trung Quốc, Mỹ với các công trình như kè đá xếp, đá đổ, cừ thép, cừ bê tông,
tre nứa, cành cây. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ
nhiều vật liệu mới được sử dụng trên thế giới như rọ đá, thảm đá bằng lưới bọc
nhựa chống ăn mòn trong môi trường nước mặn, chua , vải địa kỹ thuật. Cừ bản
nhựa, cừ bê tông dự ứng lực, hay một số công nghệ khác như cọc vôi xi măng, thảm
túi cát gây bồi chống xói lở bờ cũng được ứng dụng ở nhiều nước như Pháp, Tây
Ban Nha và mang lại hiệu quả tốt về kỹ thuật cũng như kinh tế. Đặc biệt nhiều giải
pháp thân thiện với môi trường cũng được đưa vào áp dụng trong công tác bảo vệ
bờ sông như: Trồng cỏ vetiver, thảm cỏ, kết hợp gia cố với trồng cây tạo môi trường
xanh, sạch, đẹp ở hai bên bờ sông.
Ở nước ta công tác nghiên cứu về chỉnh trị sông, ổn định lòng dẫn, các công
trình bảo vệ bờ cũng được tiến hành từ lâu, mang ý nghĩa khoa học thực tiễn cao.
Một số các đơn vị chuyên nghiên cứu về vấn đề này như: Viện KHTL, trường
Phan Văn Dũng
Chuyên ngành xây dựng Công trình Thủy
14

ĐHTL, Viện Cơ Học, cục đê điều và phòng chống lụt bão…Hay một số tác giả có
nhiều nghiên cứu về vấn đề này như: GS.TS Lương Phương Hậu, PGS.TS Lê Ngọc

Bích, PGS.TS Lê Mạnh Hùng
Hàng năm nhà nước phải đầu tư hàng nghìn tỉ đồng để xây dựng, sửa chữa,
tu bổ các công trình bảo vệ bờ trên khắp cả nước. Ở Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào
các giải pháp truyền thống với kết cấu vật liệu cổ điển như kè lát mái, kè mỏ hàn
bằng đá hộc, đá xây, tấm bêtông đơn giản Trong những năm gần đây với sự phát
triển của khoa học công nghệ, nhiều nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học
tiên tiến trong bảo vệ bờ sông đã được tiến hành, thử nghiệm và đưa vào sử dụng
rộng rãi dần thay thế, bổ sung cho các giải pháp truyền thống. Một số đã được ứng
dụng thử nghiệm ở Việt Nam như công nghệ trồng cỏ Vetiver, thảm cát,
NeowebTM, bê tông Miclayo, cọc ván bê tông dư ứng lực, tấm cừ nhựa UPVC đã
mang lại hiệu quả to lớn trong công tác bảo vệ bờ sông chống sạt lở.
Sau đây học viên giới thiệu một số các giải pháp công nghệ trong công tác
bảo vệ bờ sông chống xói lở để làm cơ sở nghiên cứu, lựa chọn ứng dụng vào điều
kiện ở nước ta cũng như khu vực nghiên cứu.
1.2.2. Giải pháp phi công trình bảo vệ bờ
- Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại và các
giải pháp phòng chống xói lở. Động viên nhân dân bảo vê cây cối ven sông, cấm,
hạn chế phá rừng phòng hộ, không vứt chất thải, không xây cất nhà cửa lấn chiếm
lòng sông, không khai thác cát ven sông bừa bãi. Khuyến khích nhân dân tham gia
các công tác thủy lợi như nạo vét, khơi thông kênh rạch. Xây dựng cơ chế thưởng
phạt phù hợp để khuyến khích nhân dân tích cực phòng chống, bảo vệ chống sạt lở.
- Khoanh vùng những khu vực có nguy cơ sạt lở nhằm quy hoạch bố trí hợp lý
các tụ điểm dân cư, các công trình dân sinh kinh tế, xác định các giải pháp, phương
án ứng xử thích hợp khi xảy ra sạt lở. Cần có các phương án bảo vệ đê, kè, quy
hoạch chỉnh trị sông trên cơ sở xác định được nguyên nhân và cơ chế xói lở. Cần
hạn chế tiến tới cấm hẳn việc khai thác cát ở lòng sông.
Phan Văn Dũng
Chuyên ngành xây dựng Công trình Thủy
15


- Xây dựng hoàn thiện hệ thống quan trắc, giám sát định kỳ hiện tượng xói lở.
Xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm soát xói lở gồm bản đồ hiện trạng, bản đồ dự báo,
cảnh báo khả năng xói lở bồi lấp. Tổ chức di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm
khi có cảnh báo xảy ra sạt lở.
1.2.3. Giải pháp bảo vệ bờ bằng cây xanh, thực vật
Sử dụng các loại cây xanh, thực vật để bảo vệ bờ sông mà không làm thay
đổi cấu trúc của dòng chảy. Giải pháp này có ưu điểm là ít tốn kém, thân thiện với
môi trường, thời gian thi công nhanh.
Các giải pháp sử dụng cây xanh thực vật như: Rồng, bè chìm bằng cành cây,
gốc cây của các loại như tre, liễu, sú, vẹt, dừa nước được sử dụng rộng rãi trước
khi sử dụng các giải pháp công nghệ cứng như bêtông, đá hóa các bờ sông.
Cây tre Cây bần
Cây mắm Cây dừa nước
Lau sậy Cỏ vetiver
Hình 1.3. Một số loại cây được dùng để bảo vệ bờ sông, kênh
Phan Văn Dũng
Chuyên ngành xây dựng Công trình Thủy
16

1.2.3.1. Sử dụng các loại thân cây xanh để làm công trình bảo vệ bờ
Với các khu vực không tập trung dân cư, có mái bờ thoải nên sử dụng biện
pháp dân gian như trồng các hàng cây, thả phên liếp để chắn làm giảm tác động
của sóng. Các công trình dạng này có thể cho nước chảy xuyên qua giữa các cấu
kiện được làm từ tre, gỗ, các bó cành cây Hay các loại cây như dừa nước, mắm,
đước, bần, vẹt, lau, sậy, bình bát được trồng thành quần thể để bảo vệ bờ. Các
công trình dạng này có ưu điểm là kết cấu đơn gian, thi công dễ dàng, giá thành
thấp. Nhưng nhược điểm là cường độ nhỏ, khả năng chống xói yếu, dễ bị mục nát
theo thời gian nên tuổi thọ không cao, chỉ áp dụng cho các công trình tạm thời, xây
dựng ở những sông nhỏ độ sâu không lớn, lưu tốc dòng chảy nhỏ.
+ Công trình hàng rào, tấm chắn: Là loại công trình sử dụng các dây thép,

dây ni lông hoặc vật liệu tổng hợp đan thành lưới rồi rào trên các cọc bằng cừ, tràm
được đóng trên lòng sông (hình 1.4a). Hoặc dùng lau sậy, cành cây đan thành tấm
chắn hoặc phên, phủ lên cọc, khung làm thành đập bảo vệ bờ (hình 1.4b). Hàng rào
được dùng tại các sông nhỏ, trung bình, bùn cát nhiều, sử dụng vào mùa kiệt và mùa
nước trung bình để làm giảm vận tốc dòng chảy và xúc tiến sự bồi lắng. Còn tấm
chắn để bịt dòng rẽ, làm tăng lưu lượng cho dòng chính, tạo dòng xói tiêu diệt bãi
ngầm, bãi nổi, ghềnh cạn. Ưu điểm của công trình dang này là tính cơ động cao vì
chúng có thể dịch chuyển.
+ Công trình cọc: Sử dụng nơi nước sâu. Kết cấu gồm 3 cọc đóng xuống đáy
sông, liên kết giằng giữa các hàng bằng thanh ngang. Có thể xếp thành nhiều hàng
tùy diện tích bảo vệ (hình1.4c).
+ Công trình khung giá: Kết cấu khung có mang vật liệu nặng làm thành đập
mỏ hàn hay chặn dòng. Thả khung trong nước, gác cành cây, sử dụng vật nặng để
neo khung. Có thể làm thành đập không cho nước xuyên qua (hình1.4e).
+ Công trình cây chìm: Kè bằng thực vật ngày càng được ứng dụng nhiều do
thi công đơn giản, thân thiện với môi trường. Một trong những loại kè này là sử
dụng các cây có khả năng chịu nước cao để làm cấu kiện thân kè như cây liễu, cây
tràm
Phan Văn Dũng
Chuyên ngành xây dựng Công trình Thủy
17

- Loại đứng: Đá hộc, bao tải đất buộc vào gốc cây rồi thả xuống đáy.
- Loại nằm: Dùng cây lớn thả vào trong dòng nước, gốc neo vào cọc gỗ trên
bờ (hình 1.4d).
+ Đập nổi: Được xây dựng ven tuyến chỉnh trị. Đóng một hàng cọc liên kết
bằng thanh ngang. Trên thanh ngang buộc các bó cành cây. Tác dụng gây bồi nhanh
phía hạ lưu, điều tiết độ chênh mực nước trong ngoài đập, khống chế cao trình,
phạm vi bồi lắng sau đập. Sử dụng những nơi có lượng vận chuyển bùn cát lớn.
a. Công trình hàng rào

b. Công trình tấm chắn
c. Đập mỏ hàn bằng cọc cừ, cọc gỗ
d. Công trình cây chìm
e. Kết cấu công trình khung: 1.Thanh gỗ đè, 2.Khuông tre, 3.Thanh ngang, 4.Thanh chống, 5.Phên tre,
6.Đất sét, đất thịt
Hình 1.4. Các dạng công trình sử dụng cây xanh để bảo vệ bờ
1.2.3.2. Trồng cỏ, cây xanh tạo thảm thực vật bảo vệ bờ
Ở nước ta cũng như trên thế giới, người ta đã trồng các loại cây xanh trên các
bãi sông, mái đê, kè để bảo vệ bờ mép sông hay tạo ra các cảnh quan đẹp cho khu
Phan Văn Dũng
Chuyên ngành xây dựng Công trình Thủy
18

vực. Miền Bắc nước ta thường sử dụng các cây như tre, tràm, phi lao còn miền
Nam thì trồng các loại cây như bần, mắm, dừa nước, tràm, vẹt, sú dọc theo các bờ
sông, bờ kênh. Ở những nơi có vận tốc dòng chảy thiết kế dưới 1m/s, chiều cao
sóng không quá 0,5m có thể gia cố mái bờ bằng lớp phủ thực vật như cỏ, các loại
cây chịu nước vừa bảo vệ mái bờ chống sạt lở, vừa làm đa dạng sinh thái môi
trường.
+ Công trình sử dụng cỏ nhân tạo
Cỏ nhân tạo được sử dụng để giảm tốc, gây bồi bảo vệ bờ. Sử dụng các loại
sợi tổng hợp đan thành các tấm rèm, mép, phía dưới được cố định vào vật neo bằng
khối bê tông hoặc rọ đá đặt trên đáy sông, phía trên nổi tự do trong nước giống như
cỏ. Cỏ nhân tạo có tác dụng cản dòng gây bồi và làm tiêu hao năng lượng sóng,
được sử dụng làm thảm phủ mái bờ, tuổi thọ cao.
+ Công trình sử dụng cỏ Vetiver
Cỏ Vetiver có nguồn gốc từ Nam Ấn Độ, được sử dụng cho nhiều mục đích
khác nhau. Tại Việt Nam, từ năm 1999 được nghiên cứu và nhân trồng ở các tỉnh,
thành: Hà Nội, Nghệ An, TP.Hồ Chí Minh Đến năm 2001 được bộ nông nghiệp
và phát triển nông thôn, bộ giao thông vận tải ra quyết định cho phép sử dụng và

các mục đích giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ chống sạt lở, xói mòn. Đến nay đã có trên
50 tỉnh, thành ứng dụng nhưng chưa có ảnh hưởng tiêu cực hay phản ứng phụ nào
[8]
.
- Ưu điểm: Cỏ Vetiver thích nghi rộng, chịu được hạn hán, ngập úng, có khả
năng phục hồi nhanh sau khi chịu tác động bất lợi, chống chịu cao với thuốc diệt cỏ,
dễ nhân giống, ít đòi hỏi công chăm sóc. Trồng cỏ Vetiver để chống xói mòn sạt lở
do có một số tác dụng sau:
1. Giảm vận tốc dòng chảy, giảm lượng nước mưa thực tế rơi xuống mái dốc,
giữ đất không bị nước cuốn trôi, giảm được xói mòn rửa trôi.
2. Bộ rễ dài, ăn sâu, có thể gia cường ổn định mái dốc, tạo neo, nêm, bệ đỡ cho
đất, giữ liên kết các hạt đất.
Phan Văn Dũng
Chuyên ngành xây dựng Công trình Thủy

×