Tải bản đầy đủ (.pdf) (235 trang)

Quá trình chuyển biến tư tưởng của Nho sỹ Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 235 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




TRẦN THỊ HẠNH




QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN TƯ TƯỞNG
CỦA NHO SĨ VIỆT NAM TRONG 30 NĂM
ĐẦU THẾ KỶ XX




LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC






Hà Nội – 2011

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRẦN THỊ HẠNH




QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN TƯ TƯỞNG
CỦA NHO SĨ VIỆT NAM TRONG 30 NĂM
ĐẦU THẾ KỶ XX


Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số: 62.22.80.05


LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN

KHOA HỌC
:
1. GS.TS. Lê Văn Quán
2. PGS.TS Đỗ Thị Hòa Hới


Hà Nội – 2011



1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia có nền văn hiến mấy ngàn năm, đã sản sinh ra nhiều nhà
tư tưởng kiệt xuất và cũng chính họ đã làm vẻ vang non sông đất nước; đồng thời
đóng góp cho sự hình thành và phát triển của lịch sử tư tưởng của dân tộc. Lịch sử tư
tưởng Việt Nam là một bộ phận cùng lịch sử dân tộc, do vậy việc nghiên cứu lịch sử
tư tưởng Việt Nam luôn là hướng nghiên cứu quan trọng, là một nhu cầu cấp bách
của khoa học xã hội nước ta đáp ứng thực tiễn xây dựng đất nước theo mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh của chúng ta hiện nay.
Nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam thế kỷ XX ở nước ta hiện vẫn là một
công việc mới mẻ, phức tạp và rất hấp dẫn bởi vì đối tượng của nó không chỉ của riêng
khoa học triết học mà còn của các chuyên ngành khoa học xã hội khác như văn học,
lịch sử hơn nữa chúng ta có rất ít kinh nghiệm và thành quả của thế hệ nghiên cứu
trước để lại. Chính điều đó tạo nên tính cấp thiết và tính hấp dẫn của việc nghiên cứu.
Tư tưởng Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX đương nhiên là sự phản ánh tồn tại xã hội
Việt Nam, nội dung của nó mang tính đặc trưng cho xã hội và tư duy con người Việt
Nam thời kỳ đó, nhưng đồng thời nó cũng là kết quả của logic phát triển của lịch sử tư
tưởng trước nó, là động lực phát triển cho lịch sử tư tưởng giai đoạn tiếp theo.
Tư tưởng Việt Nam đầu thế kỷ XX phát triển phong phú sinh động nhưng
cũng nhiều biến động. Những vấn đề lý luận và thực tiễn lớn về giữ gìn các giá trị
truyền thống và tiếp thu các giá trị mới được du nhập; kết hợp giữa các tư tưởng triết
học phương Đông và phương Tây đều hướng vào việc giải quyết các nhiệm vụ thực
tiễn đặt ra trong lịch sử cũng như đương đại.
Trong 30 năm đầu của thế kỷ XX, tư tưởng Việt Nam có quá trình tiếp thu,
biến đổi phong phú các tư tưởng mới từ bên ngoài vào, về cơ bản, là mong tìm ra một
hệ tư tưởng phù hợp với vai trò vũ khí đấu tranh giải phóng. Lịch sử đã minh chứng,
trong thời kỳ khủng hoảng tư tưởng, lực lượng nòng cốt của công cuộc tiếp thu, đổi
mới tư tưởng và xã hội đầu thế kỷ XX là đội ngũ trí thức xã hội, đi tiên phong là các
nho sĩ duy tân yêu nước.


2

Cuộc đời của họ là cuộc đời của những trí thức không màng danh lợi, không
cầu vinh, bất chấp tù đày, gian khổ, dấn thân vào công cuộc duy tân, đổi mới, thực
hiện khát vọng cứu nước, cứu dân. Sự thành công hay thất bại của họ đều đáng để
chúng ta ghi nhận một cách khách quan, khoa học.
Quá trình chuyển biến, đổi mới tư tưởng của đội ngũ nho sĩ Việt Nam đầu thế kỷ
XX diễn ra trong những bối cảnh những biến chuyển của lịch sử xã hội Việt Nam và thế
giới và của chính bản thân họ với tư cách người trí thức luôn tự nhiệm với dân tộc. Nó
thể hiện logic phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam, đáp ứng yêu cầu lịch sử xã hội.
Quá trình chuyển biến tư tưởng của Nho sĩ trong giai đoạn này có vai trò như là dấu gạch
nối cần thiết cho sự truyền bá và phát triển của tư tưởng cách mạng vào Việt Nam giai
đoạn sau. Điều này sẽ minh chứng cho tính biện chứng của tư tưởng Việt Nam.
Nghiên cứu quá trình chuyển biến tư tưởng thời kỳ này có ý nghĩa quan trọng
đối với nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam. Lịch sử tư tưởng dân tộc rất phong
phú và sâu sắc nhưng cho đến nay, việc biên soạn đầy đủ bộ Lịch sử tư tưởng Việt
Nam vẫn còn là công việc cần được tiếp tục. Do vậy, việc nghiên cứu quá trình
chuyển biến tư tưởng của nho sĩ Việt Nam, đặc biệt là tư tưởng duy tân của họ trong
30 năm đầu thế kỷ XX, theo chúng tôi, vừa là đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản, vừa
góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn của công cuộc đổi mới và phát triển đất
nước hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về đội ngũ, về tư tưởng và sự chuyển biến tư tưởng của nho sĩ
Việt Nam đầu thế kỷ XX đã có khá nhiều công trình thuộc các ngành văn học, lịch
sử, triết học trong đó liên quan đến đề tài, có một số loại hình công trình nghiên cứu
và một số vấn đề chủ yếu đã được nghiên cứu:
Loại công trình nghiên cứu thứ nhất: có nội dung liên quan đến đề tài về lịch
sử tư tưởng Việt Nam đầu thế kỷ XX với một số luận điểm có tính cơ sở lý luận,
phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành.

Lịch sử tư tưởng Việt Nam là một ngành khoa học có bề dày lịch sử lâu dài.
Hơn nữa, lịch sử tư tưởng Việt Nam nghiên cứu đối tượng của mình theo phương

3

pháp liên ngành với văn học, sử học, văn hóa học, Hán Nôm Luận án này sẽ dựa
trên những thành quả nghiên cứu của các học giả, tham khảo, tiếp thu một số phương
pháp tiếp cận, giải quyết những vấn đề của lịch sử tư tưởng Việt Nam đặc biệt ở giai
đoạn đầu thế kỷ XX.
Nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam, nhất là phần liên quan đến đề tài,
không thể không kể tới hai cuốn Lịch sử tư tưởng Việt Nam [124] của Viện Triết
học, Viện Khoa học xã hội. Điểm nổi bật của hai tập sách này đồng thời cũng là
điểm mà tác giả luận án tiếp thu để nghiên cứu đề tài của mình là, xuất phát từ
việc nêu ra và phân tích cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu lịch sử tư tưởng
Việt Nam, tập thể tác giả Nguyễn Tài Thư, Phan Đại Doãn, Nguyễn Đức Sự, Hà
Văn Tấn, Lê Sĩ Thắng đi sâu nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam trong các giai
đoạn lịch sử cụ thể, với nội dung là nghiên cứu tổng thể các vấn đề của lịch sử tư
tưởng Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thế kỷ XIX. Các tác giả khẳng định:
“Lịch sử tư tưởng Việt Nam cơ bản là lịch sử tư tưởng triết học và những tư tưởng
có quan hệ mật thiết với tư tưởng triết học” [124; tr.13]. Đối tượng nghiên cứu
thích hợp của lịch sử tư tưởng Việt Nam có thể là các vấn đề tiền triết học, tư
tưởng triết học, triết học, những tư tưởng chính trị - xã hội gắn bó hữu cơ với triết
học thể hiện mức độ phát triển của triết học. Các tác giả đã nhận định rằng,
khuynh hướng của tư duy triết học Việt Nam là chú trọng đến các vấn đề xã hội và
nhân sinh, về chính trị - xã hội và luân lý, những vấn đề liên quan đến giáo dục
đạo làm người. Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với những nhận định về đối tượng,
nội dung chủ yếu của tư tưởng Việt Nam như các tác giả cuốn sách đã cơ bản chỉ
ra. Cũng liên quan đến đề tài, các tác giả cho rằng, tư tưởng Việt Nam nói chung,
tư tưởng triết học Việt Nam nói riêng có quá trình tiếp biến mạnh mẽ để tạo nên
nhiều nét mới trong đặc điểm, phương pháp tư duy và hành động. Tập thể tác giả

khẳng định rằng phương pháp luận của triết học mácxit là phương pháp luận khoa
học chung làm nền tảng cơ sở cho nghiên cứu lý luận, tư tưởng triết học Việt
Nam. Tuy nhiên, kết quả của sự tiếp biến ấy đã làm xuất hiện các trào lưu tư
tưởng, những vấn đề mới cần được tiếp tục giải quyết như thế nào lại chưa rõ.

4

Trần Văn Giàu viết nhiều công trình về lịch sử tư tưởng Việt Nam trong đó
công trình chủ yếu: Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách
mạng Tháng Tám gồm 3 tập [31-33]. Trong tập 2 của bộ sách này, tác giả đã bàn sâu
đến các hình thái của ý thức hệ tư sản ở Việt Nam như vấn đề triết học, chính trị và sự
bất lực của nó trước các nhiệm vụ lịch sử nửa đầu thế kỷ XX. Cuốn sách dành một
phần nói về điều kiện cơ bản của sự phát triển tư tưởng trong thời gian lịch sử từ sau
phong trào Cần Vương đến chiến tranh thế giới thứ nhất, từ đó tác giả đi sâu phân
tích chủ trương tân học văn minh hay là đường lối khai dân trí, chấn dân khí. Ngoài
ra sách còn đề cập đến những vấn đề tư tưởng và chính trị được tranh cãi đầu thế kỷ
XX: cầu viện và tự lực, bạo động và cải lương, quân chủ và dân chủ. Tác giả kết luận
đường lối khai dân trí, chấn dân khí, lập chế độ quân chủ lập hiến hay chế độ cộng
hòa dân chủ nhằm giành độc lập, đưa đất nước phát triển theo phương Tây thực chất
là tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây. Tác giả nhấn mạnh rằng, trước chiến
tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam chưa có giai cấp tư sản bản xứ đủ phát triển. Lực
lượng tiếp thu và truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản là những nhà nho sĩ nên tư tưởng
mang nhiều sắc thái và khía cạnh đặc biệt biểu hiện tâm hồn Việt Nam, có ánh hào
quang riêng và trở thành một phần gia tài trí tuệ và tâm hồn dân tộc Việt Nam. Công
trình này được hoàn thành vào năm 1973. Nó đã được viết trên tinh thần nghiên cứu
nghiêm túc, sâu sắc và uyên bác của tác giả. Những luận cứ và sự luận chứng có thể
chưa đầy đủ như khoa học lịch sử triết học hiện nay yêu cầu, nhưng những phân tích
và nhận định đánh giá của tác giả vẫn là nền tảng, kim chỉ nam cơ bản cho chúng tôi
nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Đề tài của nhiều cuộc hội thảo khoa học về lịch sử tư tưởng Việt Nam cuối

thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Cuốn sách Tư tưởng triết học Việt Nam trong bối cảnh du nhập các tư tưởng
Đông – Tây nửa đầu thế kỷ XX [21] là tập hợp các báo cáo tham gia hội thảo quốc tế
do trường ĐHKHXH và NV Hà Nội tổ chức năm 2005. Bài viết của các tác giả được
biên tập thành 3 phần: Tư tưởng triết học Việt Nam đầu thế kỷ XX: phương pháp tiếp
cận; Sự du nhập các trào lưu tư tưởng phương Đông vào Việt Nam và ảnh hưởng của

5

nó đến tư tưởng triết học Việt Nam đầu thế kỷ XX; Sự du nhập các trào lưu tư tưởng
phương Tây vào Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng triết học Việt Nam đầu
thế kỷ XX. Liên quan đến đề tài luận án của chúng tôi có nhiều bài viết đề cập đến tư
tưởng Việt Nam đầu thế kỷ XX, ở đó các tác giả đều thống nhất nhận định rằng, đầu
thế kỷ XX là một thời kỳ lịch sử đặc biệt, là thời kỳ có nhiều biến chuyển cả về lượng
và chất trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng triết học Việt Nam
nửa đầu thế kỷ XX phát triển phong phú sinh động và biến động hơn bất cứ giai đoạn
nào trước đó. Những vấn đề lý luận và thực tiễn lớn được chú ý là giữ gìn các giá trị
truyền thống và tiếp thu các giá trị mới được du nhập; vấn đề kết hợp giữa các tư
tưởng triết học phương Đông và phương Tây nhằm mục đích giải quyết các nhiệm vụ
thực tiễn lịch sử đặt ra. Đây cũng vẫn là những vấn đề cốt lõi của những suy tư triết
học Việt Nam đương đại.
Doãn Chính, Trương Văn Chung (đồng chủ biên) cuốn Bước chuyển tư
tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX [14], tổng hợp những bài viết trong
cuộc Hội thảo khoa học do trường ĐHKHXH và Nhân văn thành phố Hồ Chí
Minh tổ chức. Các bài viết của các tác giả được biên tập theo ba phần: Bối cảnh
lịch sử và những vấn đề chung về tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX; Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua các nhà
tư tưởng tiêu biểu; Thực chất và ý nghĩa của bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Trong công trình này, các tác giả cố gắng làm sáng tỏ
những điểm tựa, cốt lõi, những giá trị vững bền của tư tưởng dân tộc, phương cách

mà các nhà tư tưởng lớn Việt Nam thu nhận cái mới để tạo ra bước chuyển cơ bản
của tư tưởng Việt Nam, nêu bật những đặc điểm chung nhất trong tư tưởng của
các nhà canh tân, duy tân Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: đả phá thể
chế quân chủ, thực hiện thể chế theo hướng dân chủ cộng hòa, đả phá lối học cũ,
và chủ trương một nền giáo dục thực hành và văn hóa thực dụng, kinh tế thương
mại, công nghiệp theo phương Tây; đề cao vai trò của con người cá nhân, luật
pháp theo khuynh hướng giao lưu với phương Tây. Trên phương diện triết học,
các tác giả có tham vọng không chỉ dừng lại ở nội dung tư tưởng, ở trình độ tư duy

6

mà còn cảm nhận được những giá trị to lớn và bền vững của trí tuệ, tâm hồn Việt
Nam, từ đó rút ra những bài học lịch sử bổ ích cho sự nghiệp xây dựng và phát
triển đất nước, dân tộc. Tuy nhiên việc phân tích những xung đột về văn hóa Đông
- Tây, mâu thuẫn giữa cái mới và cái truyền thống chưa được thấu đáo.
Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX do Đinh Xuân
Lâm chủ biên [19], gồm 3 chương: Tân thư, sự du nhập tư tưởng và văn minh
phương Tây và phương Đông; Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX; Ảnh hưởng của Tân thư đến các nhà Nho yêu nước thức thời. Các tác giả của
nó thống nhất nhận định rằng, sự chuyển biến trong cơ cấu kinh tế và xã hội Việt
Nam đầu thế kỷ XX là nền tảng vật chất cho các luồng tư tưởng mới của phong trào
cách mạng thế giới dội vào. Sự du nhập các luồng tư tưởng mới thông qua các Tân
thư vào Việt Nam lúc đó không tùy thuộc vào ý muốn chủ quan của một cá nhân nào,
mà là một tất yếu của lịch sử, là do yêu cầu học hỏi văn minh, kỹ thuật phương Tây
nhằm duy tân, tự cường để bảo vệ độc lập và phát triển. Tư tưởng tư sản phương Tây
vào Việt Nam thời kỳ này qua nhiều con đường chủ yếu là Tân thư, Tân văn từ Trung
Quốc, Nhật Bản sang. Tuy không đầy đủ và sâu sắc, nhưng các tài liệu ấy đã trở
thành một trong những nhân tố kích thích, có tác dụng giải tỏa những ràng buộc cũ
trong suy nghĩ và trong hành động của những người yêu nước đương thời để bước
vào thời kỳ mới. Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam đã diễn ra cuộc đấu tranh khá

quyết liệt giữa hai luồng tư tưởng cũ và mới. Mặc dù cuộc đấu tranh này chưa dẫn
đến sự biến đổi về căn bản, có tính cách mạng trong tư tưởng nhưng đã đánh dấu
bước chuyển hướng quan trọng trong đời sống tư tưởng của xã hội Việt Nam, tạo tiền
đề cho cuộc vận động cách mạng dân tộc đang chuyển sang một thời kỳ mới.
Tóm lại, khi tập hợp những công trình nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Việt
Nam chúng tôi nhận thấy rằng, những năm gần đây, giới nghiên cứu triết học, văn
học, sử học đã chú ý nhiều hơn đến bước chuyển biến tư tưởng Việt Nam đầu thế kỷ
XX. Tuy nhiên, việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội Việt Nam
với quá trình chuyển biến tư tưởng Việt Nam đầu thế kỷ thì chưa sâu. Hơn nữa, hệ
thống những nội dung của tư tưởng Việt Nam đầu thế kỷ XX vẫn chưa được đề cập

7

trong những công trình này.
Loại công trình nghiên cứu thứ hai bao gồm các công trình đã xuất bản về tư
tưởng Nho giáo Việt Nam, nho sĩ Việt Nam đầu thế kỷ XX. Chúng tôi thấy cần phải
khảo cứu các ấn phẩm loại này vì liên quan trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu rất
quan trọng của đề tài, đồng thời là chủ thể của quá trình chuyển biến tư tưởng đầu thế
kỷ XX, đó là nho sĩ Việt Nam trưởng thành đầu thế kỷ XX.
Trong Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam do Phan Đại Doãn chủ biên [15]
các tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề chủ yếu: Lịch sử Nho học Việt Nam thời
Lê – Nguyễn; Tư tưởng dân chủ của các nhà nho duy tân đầu thế kỷ XX; Nho giáo
với Đông Kinh Nghĩa Thục; Nho giáo và gia đình Việt Nam, giáo dục và khoa cử
Nho học Việt Nam. Các tác giả tập trung phân tích một số nội dung cơ bản về tư
tưởng Nho học ở Việt Nam, vai trò và ảnh hưởng của nó tới xã hội, văn hóa và con
người Việt Nam. Chúng tôi tiếp thu nhận định của Trần Đình Hượu và khẳng định vị
trí vai trò tiên phong trong việc tiếp thu và truyền bá tư tưởng dân chủ của các Nho sĩ
tiến bộ đầu thế kỷ XX. Tư tưởng dân chủ được truyền bá gắn liền với tư tưởng yêu
nước, thương nòi, nghĩa đồng bào. Suy nghĩ và hành động của các nho sĩ thật dũng
cảm, lớn lao vì dân chủ vốn không được nói nhiều trong kinh sách của Nho gia, trong

tư tưởng của những nhà nho truyền thống, trái ngược với bản chất nhà nho. Tuy
nhiên, sự nghiệp duy tân của các nho sĩ không thành công cũng lại bởi nho sĩ còn bị
ràng buộc, chi phối khá lớn từ những hạn chế, bất cập của thế giới quan Nho giáo.
Công cuộc chuyển biến tư tưởng thật sự là khó khăn.
Trên cơ sở tập hợp các nghiên cứu của mình về Nho giáo, nhà nghiên cứu
Chương Thâu viết cuốn sách Góp phần tìm hiểu Nho giáo, nho sĩ, trí thức Việt Nam
trước năm 1945 [117]. Trong cuốn sách, tác giả đã khái quát lịch sử Nho giáo Việt
Nam từ thời Bắc thuộc đến đầu thế kỷ XX và đã đưa ra một số nhận xét về vai trò và
tư tưởng nho sĩ Việt Nam thời cận đại: nho sĩ được coi là nhân vật trí thức của xã hội
truyền thống Việt Nam, họ có vai trò không chỉ ở chốn quan trường mà đặc biệt có
vai trò quan trọng ở nông thôn “người thầy tư tưởng của nông dân”. Khi đất nước bị
thực dân xâm lược, triều đình thất thủ, nho sĩ yêu nước có tư tưởng kiên quyết chống

8

giặc cứu nước, chống cả vua quan phản động, đớn hèn, giương cao ngọn cờ “đạo
nghĩa” và bằng mọi biện pháp trong đó biện pháp sử dụng văn hóa, giáo dục tư tưởng
duy tân đi liền với đấu tranh vũ trang nhằm đạt được mục tiêu cứu dân cứu nước. Tác
giả cho rằng, tư tưởng của nho sĩ duy tân yêu nước tiến bộ có tính chất tư sản theo
đường lối ôn hòa hay bạo động cũng đều chưa thành công, nhưng điều quan trọng là
các nho sĩ duy tân đã giương ngọn cờ đầu trong giải phóng tư tưởng Việt Nam thoát
khỏi ý thức hệ phong kiến lạc hậu, bảo thủ, chuyển sang ý thức hệ mới tiến bộ và
cách mạng. Tuy nhiên, với khuôn khổ 310 trang, tác giả không thể đề cập được nhiều
các nội dung tư tưởng của nho sĩ, chưa đi sâu nghiên cứu quá trình chuyển biến tư
tưởng của nho sĩ.
Từ phương pháp tiếp cận văn học, hai tác giả Trần Đình Hượu và Lê Chí
Dũng đã viết cuốn sách Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 – 1930 [50], tập
trung nghiên cứu những vấn đề, nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam trong 30
năm đầu của thế kỷ XX. Xuất phát từ quan điểm văn, sử, triết bất phân, chúng tôi đã
tiếp nhận được nhiều kết quả nghiên cứu của các tác giả: các nhà thơ, nhà văn thời kỳ

đầu thế kỷ XX chủ yếu là nho sĩ duy tân yêu nước. Sáng tác và hoạt động của họ
mang đậm chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc tiến bộ, đối lập hoàn toàn với dòng
văn học nô dịch của thực dân và phong kiến tay sai, nên mang tính chiến đấu cao.
Theo các tác giả, nhìn một cách tổng thể, văn học thời kỳ này là sự thể hiện của cuộc
tiếp xúc Đông – Tây, là sự “nếm thử”, lựa chọn của dân tộc bản địa phương Đông đối
với văn hóa phương Tây. Người Việt Nam đã lựa chọn từ văn hóa phương Tây những
gì ở tầm tay, gần gũi, thú vị, phù hợp với văn hóa của dân tộc mình. Rất nhiều cái đã
không được chú ý, đã bị vứt bỏ, nhiều cái được cải tạo, thử thách, đưa vào vốn văn
hóa, tư tưởng của dân tộc. Đây là dịp thử thách bản lĩnh dân tộc trước thời hiện đại,
tạo đà cho sự phát triển ở giai đoạn sau. Chúng tôi rất chú ý sử dụng các kết quả sưu
tầm, những nhận định, đánh giá của các nhà nghiên cứu văn học, từ đó chắt lọc những
tư tưởng triết học đưa vào nội dung luận án.
Có thể nhận thấy, ở loại công trình nghiên cứu chung về Nho giáo, nho sĩ
đầu thế kỷ XX, các tác giả đã khái quát nên bức tranh tổng thể về cuộc khủng hoảng

9

tư tưởng Việt Nam đầu thế kỷ XX và vai trò của nho sĩ duy tân yêu nước trong việc
giải quyết bước đầu cuộc khủng hoảng đó. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập
một cách có hệ thống, sâu sắc và toàn diện về những nguyên nhân của khủng hoảng
tư tưởng, nguyên nhân suy vong của tư tưởng Nho giáo, cũng như những tiền đề tạo
nên sự chuyển biến tư tưởng của nho sĩ duy tân yêu nước, nội dung cụ thể của chuyển
biến tư tưởng, động lực và kết quả của chuyển biến tư tưởng.
Loại công trình nghiên cứu thứ ba nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng
của các nho sĩ duy tân yêu nước đầu thế kỷ XX. Chúng tôi khảo cứu các công trình
này với tư cách là tư liệu sống động về cuộc đời, hoạt động, sự nghiệp, tư tưởng của
các nho sĩ đầu thế kỷ XX. Điểm mạnh của nhóm công trình nghiên cứu này là tính
chất văn bản, tư liệu của nó, nhưng chúng lại thiếu tính hệ thống và đặc biệt không có
sự phân tích theo nội dung các tư tưởng như: tư tưởng nhân sinh, tư tưởng chính trị,
tư tưởng về giáo dục, tư tưởng về bản thể…

Có thể chia loại công trình này thành hai nhóm. Thứ nhất là các tổng tập,
tuyển tập thơ văn của các nho sĩ duy tân yêu nước đầu thế kỷ XX.
Tổng tập văn học Việt Nam, tập 21 [127], tuyển tập thơ văn yêu nước của phái
duy tân ở đầu thế kỷ XX. Tổng tập các tác phẩm của các nhà duy tân yêu nước trong
đó có các nho sĩ tiêu biểu như: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Lương Văn
Can, Nguyễn Quyền, Dương Bá Trạc, Đào Nguyên Phổ, Hoàng Tăng Bí, Đăng
Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Trần Quý Cáp, Phan Thúc Duyện… Thơ văn Đông Kinh
Nghĩa Thục trong tổng tập văn học chủ yếu là các bài thơ, phú, văn của các tác giả, có
giới thiệu sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp, không phân tích nội dung tư tưởng. Đây
là tài liệu quan trọng, có tính chính thống, nguồn để chúng tôi sử dụng, nghiên cứu,
trích dẫn.
Viện Viễn Đông Bác cổ - Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục [136]. Đây không
phải là toàn tập hay tuyển tập văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục mà chỉ tập hợp một số
tài liệu mới sưu tầm được (cho đến năm xuất bản) ở Trung tâm lưu trữ quốc gia I Hà
Nội bằng tiếng Việt, tiếng Pháp, chữ Hán – Nôm: Luân lý giáo khoa (tân đính); Quốc
dân độc bản; Quốc dân tập độc.

10

Trong Văn học Việt Nam (1900-1945) [25] các tác giả Phan Cự Đệ, Trần Đình
Hượu, Nguyễn Trác đã trình bày khá đầy đủ và sâu sắc các khuynh hướng, các trào
lưu văn học xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ XX đến Cách mạng Tháng Tám năm
1945: trào lưu văn học hiện thực, trào lưu văn học lãng mạn, và trào lưu văn học yêu
nước và cách mạng.
Công trình của các nho sĩ duy tân yêu nước đầu thế kỷ XX đã được tập hợp,
xuất bản thành các toàn tập, tuyển tập: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Trần Quý
Cáp, Lương Văn Can, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Hữu Cầu,
Đào Nguyên Phổ.
Nhóm thứ hai, là các công trình của các tác giả viết về các hoạt động, các
phong trào đấu tranh yêu nước của giới nho sĩ đầu thế kỷ XX, từ đó có thể lẩy ra các

nội dung tư tưởng.
Nguyễn Q. Thắng viết cuốn sách Phong trào duy tân- các khuôn mặt tiêu biểu
[104]. Cuốn sách của tác giả là kết quả của quá trình dày công sưu tầm, nghiên cứu
các trước tác của các chí sĩ trong phong trào Duy tân từ những năm 60 của thế kỷ
XX. Theo tác giả, phong trào Duy tân là một cuộc vận động tân văn hóa, dân chủ, dân
quyền đầu tiên trong lịch sử cách mạng Việt Nam; Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc
Kháng, Trần Quý Cáp và các đồng chí của họ là những chí sĩ cách mạng tiền phong
Việt Nam chứ không phải là những người theo chủ nghĩa cải lương. Phong trào Duy
tân là một tổ chức nhất quán, tuy lỏng lẻo từ Bắc chí Nam nhưng mỗi miền có nét đặc
thù, chứ không có phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, trường Dục Thanh, Công ti
Liên Thành, Triêu Dương thư điếm, Triêu Dương thương điếm, hội Minh tân riêng
biệt nào. Cuốn sách này chứa đựng nội dung phong phú, sâu sắc, tâm huyết của tác
giả đối với phong trào duy tân bởi không chỉ có giá trị tư liệu mà những kết quả
nghiên cứu của tác giả là cơ sở lý luận quan trọng cho chúng tôi nghiên cứu tư tưởng
của nho sĩ Việt Nam đầu thế kỷ XX. Cuốn sách này cùng với các cuốn: Huỳnh Thúc
Kháng con người và thơ văn [103], Phan Chu Trinh cuộc đời và tác phẩm, Khoa cử
và giáo dục Việt Nam [102] đã làm nên một bộ sách về phong trào duy tân của
Nguyễn Q. Thắng.

11

Xuất phát từ thực tế: nhận định đánh giá về tính chất, vị trí, xu hướng tư tưởng
của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục… còn có sự khác biệt giữa các nhà sử học
nên Chương Thâu viết cuốn sách Đông Kinh Nghĩa Thục và phong trào cải cách văn
hóa đầu thế kỷ XX [109]. Tác giả nhận định, Đông Kinh Nghĩa Thục tuy thời gian
hoạt động ngắn ngủi nhưng vẫn bộc lộ tính chất phong phú, đa dạng, chuyển tiếp giữa
phạm trù cách mạng cũ và mới. Trước yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, Đông Kinh
Nghĩa Thục đã đem đến một luồng sinh khí của thời đại mới, những hoạt động mở
đầu cho phong trào dân chủ tư sản, cho chúng ta thấy tác dụng của hệ tư tưởng tư sản,
những tư tưởng tiến bộ đối với việc hình thành và phát triển của phong trào cách

mạng đầu thế kỷ. Những tư tưởng này tuy chưa phải là một hệ thống lý luận hoàn
chỉnh nhưng cũng đã đáp ứng phần nào nhu cầu thời đại, tâm tư, nguyện vọng của
quần chúng bị áp bức. Đông Kinh Nghĩa Thục đã thể hiện tinh thần, ý chí tự lập, tự
cường, kiên quyết tấn công vào đế quốc thực dân, vào chính sách ngu dân của chúng,
đồng thời đi vào lịch sử như một cuộc vận động chính trị, một quá trình chuẩn bị về
tinh thần, tư tưởng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong phần hai, phần ba
của cuốn sách, tác giả sưu tập các tài liệu giảng dạy, học tập, tuyên truyền của Đông
Kinh Nghĩa Thục; tiểu sử vắn tắt một số nhân vật trong phong trào Đông Kinh Nghĩa
Thục. Nội dung của cuốn sách rất có giá trị đối với nghiên cứu về Đông Kinh Nghĩa
Thục và tư tưởng các nho sĩ đã tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục. Tư liệu tác giả đưa
ra đều là những tư liệu quý và tin cậy.
Cuốn sách 100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục [86] là tập kỷ yếu của nhiều tham
luận đã được trình bày và thảo luận trong ba cuộc hội thảo do Hội khoa học lịch sử
Việt Nam, Quỹ Dịch thuật Phan Chu Trinh, trường ĐH KHXH và NV thành phố Hồ
Chí Minh, trường đại học Phan Chu Trinh ở Hội An, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng
Nam, trung tâm Giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố tổ chức tại Hà Nội, Hội An,
thành phố Hồ Chí Minh năm 2008 để kỷ niệm 100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục. Các
bài tham luận được biên tập theo ba nhóm chủ đề: Đông Kinh Nghĩa Thục một thế kỷ
nhìn lại; Đông Kinh Nghĩa Thục và hôm nay; Đông Kinh Nghĩa Thục qua một số
nhân vật. Nội dung các bài viết, ngoài việc điểm lại các dấu son của Đông Kinh

12

Nghĩa Thục và các nhân vật tiêu biểu của Đông Kinh Nghĩa Thục nói riêng và phong
trào duy tân nói chung, các tác giả đã nghiêm túc nêu ra những nhận thức mới về
phong trào này. Đông Kinh Nghĩa Thục trước hết là một trường học tư hoàn toàn bất
vụ lợi, nó được lập ra vì nghĩa lớn trong tôn chỉ của phong trào Duy tân. Có thể nói,
Đông Kinh Nghĩa Thục chính là cuộc vận động cải cách giáo dục rộng lớn, sâu sắc,
cơ bản và sớm một cách kinh ngạc. Chúng ta có thể tìm thấy ở phong trào này những
vấn đề cơ bản thậm chí còn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp giáo dục

của chúng ta ngày nay: từ mục tiêu đào tạo con người, mục tiêu xây dựng xã hội mới,
đến triết lý giáo dục với nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, các mối quan hệ
giữa giáo dục với xã hội… được đặt trong hệ thống rộng lớn và là động lực để đổi
mới toàn xã hội. Đó là hiện tượng đặc sắc, một tỉnh ngộ anh minh và dũng cảm khác
thường, một nhận thức mới có tính chất chuyển thời đại, cho đến nay vẫn còn mới mẻ
và thiết thực, đúng như bà Nguyễn Thị Bình đã nói “Mỗi lần nhắc đến các phong
trào Duy tân và Đông Kinh Nghĩa Thục là một lần tôi lại kinh ngạc trước tư duy xán
lạn và đột phá của các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp, Nguyễn
Quyền, Lương Văn Can …Ngày nay, chúng ta thường hay kêu gọi đổi mới tư duy,
nhưng đổi mới tư duy là đổi mới cái gì, đổi mới như thế nào thì nhiều khi chưa được
rõ ràng, mạch lạc như các cụ ngày ấy. Có lẽ phong trào Duy tân và Đông Kinh
Nghĩa Thục là những tấm gương sinh động nhất cho tiến trình đổi mới tư duy một
cách triệt để và táo bạo” [86; tr. 13]
Ngoài ra, còn có cuốn sách 100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục và công cuộc cải
cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay [22] tập hợp nhiều bài tham luận trong hội thảo
khoa học cùng tên do Trường ĐHKHXH và NV tổ chức. Mục đích của hội thảo
không chỉ tôn vinh hành động anh hùng, cao đẹp trong lịch sử dân tộc để gây lòng tự
hào chính đáng đối với nhân dân, với dân tộc, mà còn nhằm học tập, rút ra những bài
học lịch sử, bài học về mô hình xã hội học tập, về quản lý giáo dục, xã hội hóa giáo
dục, cải cách giáo dục hiện nay. Nội dung các bài viết được biên tập theo hai phần:
Đông Kinh Nghĩa Thục và cải cách giáo dục trong lịch sử; công cuộc cải cách giáo
dục ở Việt Nam hiện nay.

13

Một số ấn phẩm khác cũng là công trình nghiên cứu của các tác giả có bề dày
nghiên cứu về lịch sử, lịch sử tư tưởng Việt Nam đầu thế kỷ XX như: Đinh Trần
Dương viết cuốn Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng giải phóng
dân tộc Việt Nam trong ba mươi năm đầu thế kỷ XX; Vũ Dương Ninh chủ biên cuốn
Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á giữa thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX [81]

Ngoài ba loại công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, còn có các luận án
tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, đề tài nghiên cứu khoa học, các bài viết đăng trên Tạp chí
Triết học, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Xưa và Nay…của các tác giả chuyên
nghiên cứu về lịch sử và lịch sử tư tưởng Việt Nam như: Trần Văn Giàu, Phan Ngọc,
Trần Đình Hượu, Nguyễn Tài Thư, Lê Sĩ Thắng, Phan Đại Doãn, Phan Huy Lê, Hà
Văn Tấn, Đinh Xuân Lâm, Lê Văn Quán, Chương Thâu, Vũ Minh Tâm, Nguyễn
Đức Sự, Trần Ngọc Vương, Đỗ Thị Hòa Hới, Nguyễn Văn Hòa, Lê Thị Lan, Lê
Ngọc Thông, Võ Thị Dung, Nguyễn Thị Quỳnh, Phạm Đào Thịnh… Ở mỗi công
trình, bài viết, các tác giả đều phân tích một hoặc một vài nội dung tư tưởng của một
nhà nho duy tân yêu nước đầu thế kỷ XX hoặc một vài đặc điểm chung của tư tưởng
Việt nam đầu thế kỷ XX.
Như vậy, điểm các công trình cơ bản của giới nghiên cứu văn học, sử học,
triết học, cho thấy, việc nghiên cứu quá trình chuyển biến tư tưởng của nho sĩ duy
tân Việt Nam đầu thế kỷ XX dưới góc độ của triết học, cụ thể là của lịch sử tư
tưởng triết học Việt Nam chưa trở thành đối tượng nghiên cứu trực tiếp, cụ thể của
một công trình nào. Và đây cũng là lý do nữa khiến chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài
này trong luận án.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình chuyển biến, đổi mới tư tưởng
của nho sĩ Việt Nam trong giai đoạn 30 năm đầu thế kỷ XX.
- Phạm vi nghiên cứu của luận án
Luận án chủ yếu đi sâu nghiên cứu nội dung những quan niệm của các nho sĩ
Việt Nam trên lĩnh vực chính trị, xã hội, giáo dục, đạo đức thông qua các trước tác và

14

sự nghiệp của họ trong các phong trào đấu tranh yêu nước, giải phóng dân tộc 30 năm
đầu thế kỷ XX, trước khi có sự ra đời các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
theo đường lối cách mạng vô sản ở Việt Nam.

4. Mục đích, nhiệm vụ
Mục đích: Từ góc độ tiếp cận triết học, luận án phân tích làm rõ quá trình
chuyển biến, đổi mới tư tưởng của các nho sĩ Việt Nam trong giai đoạn lịch sử 30
năm đầu thế kỷ XX, từ đó rút ra nhận xét về những kết quả, giá trị và hạn chế của quá
trình này đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam.
Nhiệm vụ:
- Phân tích những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội khách quan và các tiền
đề tư tưởng tạo ra sự chuyển biến tư tưởng của các nho sĩ Việt Nam đầu thế kỷ XX.
- Làm sáng tỏ nội dung tư tưởng duy tân của các nho sĩ trong một số lĩnh
vực: chính trị, xã hội, đạo đức, giáo dục.
- Phân tích những tác động của quá trình chuyển biến tư tưởng đối với
chuyển biến trong hoạt động thực tiễn của nho sĩ.
- Nhận định, đánh giá những kết quả, hạn chế của quá trình chuyển biến tư
tưởng của các nho sĩ đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam và xã hội Việt Nam trong giai
đoạn 30 năm đầu thế kỷ XX.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm cơ bản của triết
học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa xã hội và con người, về
mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Luận án đã sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử;
các phương pháp nghiên cứu: thống nhất logic và lịch sử; thống nhất quy nạp và diễn
dịch, thống nhất phân tích và tổng hợp…
6. Đóng góp mới của luận án
- Luận án phân tích chi tiết bước chuyển lịch sử và lôgíc từ sự nhận thức và
phê phán xác đáng của nho sĩ đối với các tư tưởng chính trị - xã hội đã lỗi thời của
Nho giáo, với các hủ tục, tệ nạn áp bức bóc lột dã man của chế độ thực dân, thuộc

15

địa áp đặt cho nhân dân Việt Nam sang việc tiếp thu và đề xuất những nội dung tư

tưởng chính trị, xã hội, giáo dục, đạo đức cơ bản theo hướng kết hợp các giá trị dân
chủ Đông – Tây nhằm giải quyết các vấn đề cốt lõi của sự nghiệp cách mạng Việt
Nam đầu thế kỷ XX.
- Luận án chỉ ra sự phân hoá trong đổi mới hoạt động thực tiễn của các nho sĩ
theo hai phương thức: bạo động hoặc bất bạo động; tuy khác nhau về chủ trương và
các bước đi cụ thể, nhưng dù theo phương thức nào thì mục đích mà các nho sĩ
muốn đạt tới luôn thống nhất là cải tạo mọi mặt đời sống xã hội theo hướng tiến bộ,
văn minh, mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho mọi người dân nước Việt.
- Luận án khẳng định, những chuyển biến trong cuộc đời và hoạt động của
nho sĩ đầu thế kỷ XX có tác dụng thức tỉnh dân tộc Việt Nam tiến tới trình độ tiên
tiến toàn cầu, là những tấm gương sinh động về sống có lý tưởng, có ước mơ, có
mục đích cao cả, có trách nhiệm, có dũng khí để cống hiến cho đất nước.
- Luận án góp phần làm sáng rõ biện chứng quá trình phát triển của lịch sử tư
tưởng Việt Nam ở giai đoạn đầu thế kỷ XX thông qua đại diện là lớp trí thức nho sĩ
tiêu biểu.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận án góp thêm phần vào việc nghiên cứu tư duy lý
luận chính trị xã hội ở Việt Nam ở một giai đoạn lịch sử quan trọng.
Luận án có thể được dùng làm tài liệu học tập, nghiên cứu cho những ai đang
hoạt động trong các lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ
lục, phần Nội dung của luận án gồm 3 chương 8 tiết

Chương 1: Điều kiện, tiền đề cho sự chuyển biến tư tưởng của nho sĩ Việt
Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX
1.1. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội đầu thế kỷ XX
1.2. Tiền đề cho sự chuyển biến tư tưởng của nho sĩ Việt Nam đầu thế kỷ
XX


16

1.3. Nhân tố chủ quan tích cực của các nho sĩ Việt Nam đầu thế kỷ XX
Chương 2: Duy tân tư tưởng theo khuynh hướng dân chủ của các nho sĩ
2.1. Sự phê phán của các nho sĩ đối với thực trạng xã hội Việt Nam đầu
thế kỷ XX
2.2 Duy tân tư tưởng của các nho sĩ về chính trị, xã hội, giáo dục, đạo
đức
Chương 3: Nho sĩ thay đổi phương thức hoạt động thực tiễn nhằm cải biến xã
hội Việt Nam
3.1. Phương thức hoạt động thực tiễn theo khuynh hướng bạo động
3.2. Phương thức hoạt động thực tiễn theo khuynh hướng bất bạo động
3.3 Đóng góp và hạn chế của quá trình chuyển biến tư tưởng nho sĩ đầu
thế kỷ XX đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam




















17

Chương 1

ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ CHUYỂN BIẾN TƯ TƯỞNG
CỦA NHO SĨ VIỆT NAM TRONG 30 NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX

1.1. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội đầu thế kỷ XX
1.1.1. Thế giới đầu thế kỷ XX
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ
nghĩa tư bản độc quyền hay chủ nghĩa đế quốc tiêu biểu là các nước Anh, Pháp, Đức,
Mỹ. Từ giữa thế kỷ XIX, các nước phương Tây đã tăng cường xâm lược thuộc địa để
đáp ứng những yêu cầu phát triển của chủ nghĩa đế quốc. Đến đầu thế kỷ XX “miếng
bánh thế giới đã bị phân chia xong”. Sự xâm lược và thống trị của các nước tư bản
đối với các nước thuộc địa đã tạo ra mâu thuẫn dân tộc gay gắt giữa các nước xâm
lược và nước bị xâm lược. Sự phát triển của kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, tư
tưởng của các nước phương Tây tuy đóng góp cho văn minh nhân loại, nhưng lại
không thể biện hộ cho bản chất bóc lột và xâm lược của chủ nghĩa tư bản đế quốc.
Ở phương Đông, các nước tư bản phương Tây bắt đầu trực tiếp đe dọa, thực
hiện xâm lược nhiều nơi. Các nước bị ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa như Triều
Tiên, Nhật Bản, Việt Nam đã phát triển đến đỉnh cao mô hình nhà nước quân chủ tập
quyền chuyên chế với các hình thức tổ chức khác nhau, trước tình hình đó bắt đầu rơi
vào thế bế tắc về phương hướng phát triển, rơi vào khủng hoảng.
Mô hình kinh tế của các nước phương Đông dựa trên nền nông nghiệp lúa nước
theo phương thức tổ chức sản xuất dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa đơn vị kinh tế hộ
gia đình và đơn vị kinh tế cộng đồng công xã nông thôn. Phương thức tổ chức của nền
kinh tế này không khuyến khích sự tích lũy vốn đầu tư. Thủ công nghiệp và thương

nghiệp ra đời sớm nhưng dù phát triển đến đâu cũng không tự tạo ra sự thay đổi mô
hình phát triển, hơn nữa nó còn bị cản trở bởi các chính sách của nhà nước phong kiến
“trọng nông ức thương”, “nông vi bản, thương vi mạt”, “bế quan tỏa cảng”.
Cơ cấu xã hội điển hình của phương Đông gồm các giai cấp, tầng lớp: vua
chúa, quý tộc, quan lại; nông dân, nông nô; trí thức chủ yếu là nho sĩ, cao tăng, thiền

18

sư; thợ thủ công; thương nhân. Sự xâm lược của đế quốc phương Tây làm phá vỡ xã
hội cổ truyền phương Đông nhưng đồng thời nó cũng dần tạo ra trong xã hội đó mầm
mống của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tức mầm mống của một cơ cấu xã
hội mới, kiến trúc thượng tầng mới. Khi thực dân xâm lược, các nước phương Đông
có nhiều thay đổi, có những thay đổi mang tính phổ biến, nhưng cũng có những thay
đổi mang tính đặc thù của từng quốc gia, dân tộc. Chúng tôi khảo cứu một số quốc
gia tiêu biểu:
Cho đến giữa thế kỷ XIX (thời Edo) Nhật Bản cũng vẫn là nước phong kiến,
thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”. Từ giữa thế kỷ XIX, Nhật Bản bị các cường
quốc phương Tây tiến công đòi mở cửa, buộc phải đứng trước hai sự lựa chọn: thứ
nhất, nếu tiếp tục thực hiện chính sách đóng cửa thì Nhật Bản phải tăng cường hơn
nữa khả năng phòng thủ đất nước. Thứ hai, nếu Nhật Bản chấp nhận yêu cầu mở cửa
để giao thương, thì Nhật Bản phải sửa đổi và như vậy Nhật Bản sẽ tránh được nguy cơ
của một cuộc chiến tranh, đồng thời có nhiều khả năng tiếp tục duy trì nền độc lập
tương đối của mình. Quyết định mở cửa với phương Tây là một cố gắng cuối cùng của
chính quyền nhằm tiếp tục giữ thế chủ động về ngoại giao. Từ thời Thiên Hoàng Minh
Trị (Meiji 1852-1912), Nhật Bản bắt đầu công cuộc duy tân một cách đồng bộ và thực
chất là tuân theo những yêu cầu phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Nhật Bản đã nhanh chóng phát triển thành quốc gia
có nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, trở thành quốc gia cường thịnh trong khu vực về
mọi mặt, chuẩn bị tham gia vào cuộc đua mới của thế giới. Ở Nhật Bản đã diễn ra quá
trình thiết lập chế độ phát xít với việc sử dụng rộng rãi bộ máy quân sự và cảnh sát

của chế độ quân chủ lập hiến, từ đó bắt đầu tiến hành xâm lược thuộc địa với tham
vọng chiếm Trung Quốc, Triều Tiên, châu Á và toàn thế giới.
Trung Quèc là quốc gia phong kiến điển hình ở phương Đông. Người
Trung Hoa qua nhiều thế hệ đều cho mình là trung tâm của vũ trụ, họ tin vào sức
mạnh đa năng của các pho sách thánh hiền, họ muốn tìm cách quản lý xã hội thông
qua lời dạy của các bậc thánh nhân, minh quân, quân tử, chủ yếu quản lý xã hội bằng
kinh nghiệm. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, về chế độ chính trị, Trung Quốc từ

19

mt nc phong kin quõn ch tp quyn chuyờn ch tr thnh ch na phong
kin na thuc a, ph thuc vo t bn phng Tõy. Mõu thun dõn tc, mõu thun
xó hi tr nờn gy gt. Tuy nhiờn, s cú mt ca quc phng Tõy ó lm xut
hin mm mng ca kinh t t bn, a nn kinh t Trung Quc thoỏt dn tỡnh trng
b quan ta cng, m ra nn kinh t hng húa bt u phỏt trin theo phng thc
t bn ch ngha. Ngoi xõm thi cn hin i cng ó kớch thớch s thay i th gii
quan ca ngi Trung Quc núi chung, ca trớ thc núi riờng, l ngun ca cỏc tro
lu t tng ci cỏch, duy tõn, cỏch mng u th k XX nht l trong gii trớ thc
xut thõn t s phu phong kin hay giai cp t sn mi hỡnh thnh. Giai cp t sn
Trung Quc tuy mi hỡnh thnh vi v trớ, vai trũ cũn khiờm tn trong xó hi nhng
h li i biu din phng thc sn xut mi, phng thc sn xut t bn ch
ngha. Giai cp ny va chu ỏp bc ca quc, phong kin li va phi liờn h vi
cỏc giai cp y cng nh vi tng lp trung lu ca xó hi v qun chỳng lao ng,
tc vi nhng ngi cú tinh thn cỏch mng. Do vy, trong xó hi Trung Quc xut
hin cỏc khuynh hng ci cỏch, bin phỏp, duy tõn, cỏch mng tựy theo tng giai
on, hon cnh lch s c th. Trc tiờn l khuynh hớng biến pháp di
ảnh hởng của t tởng dân chủ t sản phơng Tây. Các
lãnh tụ tiờu biu ca khuynh hng ny l: Khang Hữu Vi, Lơng Khải
Siêu, Dơng Thâm Tú, Đàm Tự Đồng H hc tp Nht Bn, coi cụng
cuc duy tõn ca Nht Bn nh l ngi thy gn nht. H ó tin hnh cụng cuc

duy tõn vo nm 1898 theo mụ hỡnh Nht Bn, mun tp trung quyn lc v da vo
mt ụng vua l Quang T nh Minh Tr Nht Bn. Phong tro tht bi, bin phỏp
khụng c thi hnh do a phng phe th cu cũn nm nhiu quyn binh, hn
na h ch chỳ trng tranh th s ng h ca mt b phn trong cỏc tng lp trờn ca
xó hi m thiu s tham gia ca qun chỳng nhõn dõn, nht l nụng dõn. Tuy nhiờn,
phong tro cng ó thc tnh c tinh thn yờu nc ca nhõn dõn, cao ý thc
c lp dõn tc chng ngoi xõm, ý thc dõn ch chng chuyờn ch, mc dự mi ch
hn ch trong phm vi quõn ch lp hin. Da vo phong tro u tranh bn b, liờn
tc ca qun chỳng nhõn dõn, giai cp t sn Trung Quc bt u tp hp lc lng

20

và thành lập các hội, các đảng. Đại diện ưu tú nhất cho phong trào cách mạng tư sản
Trung Quốc đầu thế kỷ XX là Đồng minh hội do Tôn Trung Sơn thành lập năm 1905,
đề ra học thuyết Tam dân, nhằm đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành
lập Dân quốc, thực hiện bình đẳng. Cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) thành công,
chính phủ lâm thời được thành lập ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa dân
quốc, Tôn Trung Sơn được bầu làm tổng thống lâm thời. Cách mạng Tân Hợi là một
cuộc cách mạng tư sản có ý nghĩa lịch sử. Sau hơn 2000 năm, chế độ quân chủ bị lật
đổ, chế độ cộng hòa ra đời. Thành công của cách mạng đã tạo ra những điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc. Tuy nhiên, bên cạnh
những thành công và ý nghĩa lịch sử, cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản
không triệt để, không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, và trên thực tế mới chỉ lật đổ
được chế độ quân chủ chuyên chế nhà Thanh, chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ
phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. Đó là “cuộc cách
mạng không đến nơi” như Hồ Chí Minh đã nhận định sau này.
Các quốc gia Đông nam Á có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên và nhân
lực dồi dào nên sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
Thực dân Anh xâm chiếm Malaixia, Mianma; Pháp chiếm Việt Nam, Lào,
Campuchia; Tây Ban Nha sau đó là Mỹ chiếm Philippin; Hà Lan thôn tính Inđônêxia;

chỉ có Thái Lan thoát khỏi tình trạng là nước thuộc địa. Tùy tình hình cụ thể mà mỗi
nước thực dân có chính sách cai trị, bóc lột khác nhau, nhìn chung là vơ vét tài
nguyên để đưa về chính quốc, không mở mang công nghiệp thuộc địa, tăng các loại
thuế, mở đồn điền, bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước, giải phóng dân tộc. Sau thất
bại của những cuộc khởi nghĩa dưới ngọn cờ phong kiến, tầng lớp trí thức cấp tiến ở
các nước Đông Nam Á đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc theo con
đường dân chủ tư sản nhưng cũng chưa thành công triệt để.
Cách mạng Tháng Mười Nga – cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới
dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ V.I.Lênin và Đảng Bônsêvích Nga đã giành thắng lợi
hoàn toàn vào ngày 7 tháng 11 năm 1917. Kết quả trực tiếp của cách mạng là sự thành
lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới - Liên bang cộng hòa xã hội chủ

21

nghĩa Xô viết. Trong hơn 70 năm tồn tại và phát triển Liên Xô đã đóng góp nhiều thành
tựu vào văn minh của nhân loại, góp phần giúp nhân loại thoát khỏi thảm họa phát xít.
Mặc dù từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, do nhiều lý do khách quan và chủ quan, Liên
xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, nhưng không vì thế cả hệ thống
các nước xã hội chủ nghĩa sụp đổ. Ý nghĩa của cách mạng Tháng Mười Nga vẫn mãi
mãi được nhân loại tiến bộ nhắc đến với sự kính phục và lòng biết ơn sâu sắc. Ngọn
đuốc Cách mạng Tháng Mười Nga đã soi sáng cho cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do,
ấm no, hạnh phúc của các dân tộc và nhân dân lao động trên toàn thế giới.
Thế giới có những chuyển biến về kinh tế, chính trị, xã hội mạnh mẽ đã tác
động đến sự chuyển biến chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam, tạo ra cho xã hội Việt
Nam những chuyển biến mới.
1.1.2. Chuyển biến về chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam
1.1.2.1. Sự xuất hiện thể chế chính trị mới ở Việt Nam
Nửa cuối thế kỷ XIX, nước Pháp tiến nhanh vào giai đoạn phát triển đế quốc
chủ nghĩa, tạo nên một hệ thống thuộc địa lớn thứ hai sau nước Anh. Đối với Việt
Nam, thực dân Pháp đã mất 25 năm, từ 1858 đến 1883 để hoàn thành sự xâm lược,

15 năm từ 1883 đến 1896 để “bình định” và sau đó bắt tay vào khai thác thuộc địa.
Chương trình khai thác Đông Dương của thực dân Pháp có mục đích tối cao là biến
Đông Dương thành địa bàn khai khẩn trọng yếu, bảo đảm lợi nhuận cao nhất cho tư
bản chính quốc.
“Chia để trị” là chính sách lớn của thực dân Pháp ở Đông Dương. Thực dân
Pháp thành lập Liên bang Đông Dương bao gồm: Bắc kỳ, Trung Kỳ, Nam kỳ, Lào và
Cam pu chia. Việt Nam bị chia cắt làm ba kỳ với ba chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kỳ
và Trung kỳ là hai xứ bảo hộ vẫn còn giữ lại chính quyền phong kiến về hình thức;
Nam kỳ là đất thuộc địa hoàn toàn do Pháp nắm quyền cùng với Lào và Cam pu chia.
Thực dân Pháp đã xóa hoàn toàn tên Việt Nam, Lào, Cam pu chia trên bản đồ thế
giới. Đứng đầu Liên bang Đông Dương là Toàn quyền Đông Dương, thay mặt chính
phủ Pháp cai trị Đông dương về mọi mặt. Dưới Toàn quyền là Thống đốc Nam kỳ,
Thống sứ Bắc kỳ và Khâm sứ ở Trung kỳ, Lào và Cam pu chia. Hội đồng tối cao

22

Đông Dương là cơ quan quyền lực cao nhất, chủ tịch hội đồng là Toàn quyền, các Ủy
viên Hội đồng hầu hết là người Pháp, chỉ có hai người Việt đại diện cho dân bản xứ.
Đứng đầu các tỉnh là công sứ người Pháp. Hệ thống chính quyền dưới tỉnh là phủ,
huyện, xã trên lãnh thổ Việt Nam đều do người Việt quản lý, với các chức tri phủ, tri
huyện, tri châu, chánh tổng, xã trưởng, lý trưởng.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp là một nước thắng trận cho nên lại
càng ra sức khai thác thuộc địa chủ yếu ở Đông Dương và châu Phi. Mục tiêu của
Pháp là mở rộng cơ sở xã hội nhưng không ảnh hưởng đến nền tảng thống trị ở thuộc
địa. Chủ trương chung của Pháp là tiếp tục sử dụng giai cấp địa chủ và tay sai người
Việt vào việc cai trị. Sau khi đã xây dựng và củng cố được quyền lực của mình trên
thực tế, thực dân Pháp tìm cách gạt bỏ vai trò của triều đình phong kiến trong công
việc quốc gia. Công cuộc cải cách về chính trị - hành chính chủ yếu nhằm tăng cường
số lượng công chức người Việt trong bộ máy hành chính thuộc địa. Chính sách này
nhằm tranh thủ lôi kéo một bộ phận nhỏ trong giới thượng lưu người Việt Nam gồm

một số nhà tư sản và địa chủ lớn vì quyền lợi cá nhân đứng về phía Pháp để chống lại
nhân dân Việt Nam, làm cho tình hình chính trị và sự phân hoá trong xã hội ở Việt
Nam thêm gay gắt.
1.1.2.2. Sự thay đổi về cơ cấu xã hội
Dưới tác động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa do Pháp áp đặt vào
xứ thuộc địa, nền kinh tế Việt Nam dần chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp lạc
hậu phong kiến sang nền kinh tế thuộc địa - tư bản chủ nghĩa, nên đã phát triển khá
nhanh chóng, nhưng cũng tạo ra một cơ cấu kinh tế mất cân đối dẫn đến sự phân hoá
thiếu triệt để của cơ cấu giai cấp tầng lớp trong xã hội.
So với đầu thế kỷ XIX, xã hội Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đã xuất hiện một
bộ phận tư sản, quan cai trị người Pháp. Người Pháp đã giành được mọi ưu tiên, ưu
đãi trong các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh tế. Tư bản Pháp có quyền lũng đoạn tuyệt
đối trong xã hội Việt Nam.
Đối với người Việt Nam, kết cấu xã hội theo tứ dân: sĩ, nông, công, thương
dầu bị xóa bỏ, thay vào đó là sự phân chia theo giai cấp dựa vào quyền lợi kinh tế và

23

quan hệ dựa trên kiến trúc thượng tầng kiểu phương Tây. Một số giai cấp cơ bản là:
Giai cấp địa chủ phong kiến: địa chủ Pháp, địa chủ Nhà thờ, địa chủ quan lại,
địa chủ bình dân, địa chủ kiêm công thương bị phân hóa, gồm 2 bộ phận chủ yếu:
một bộ phận trở thành chỗ dựa cho thực dân ngoại bang, ra sức đàn áp, bóc lột nông
dân. Thực dân Pháp muốn tạo cho mình một hậu thuẫn chắc chắn nên có các chính
sách ưu đãi đối với địa chủ và phong kiến quan liêu. Các quan lại, hào, lý là lớp
người thừa hành mẫn cán giúp thực dân Pháp can thiệp một cách có hiệu quả vào các
tổ chức làng xã, vốn xa lạ với nhận thức của người Pháp. Tầng lớp này đã giúp chính
quyền thực dân cai trị chặt chẽ xã hội mà lại tránh tiếp xúc trực tiếp với dân chúng,
vốn căm thù thực dân đế quốc. Thực dân Pháp tiến hành cải lương hương chính nhằm
từng bước đưa giai cấp địa chủ mới, sản phẩm của chế độ giáo dục thực dân lên thay
thế lớp địa chủ cũ chịu ảnh hưởng của giáo dục Nho giáo và chủ nghĩa yêu nước.

Tuy vậy, vẫn có một bộ phận những gia đình phong kiến tuy bị ràng buộc với
điền địa nhưng có tinh thần dân tộc, căm thù giặc, ủng hộ hoặc tham gia các cuộc nổi
dậy chống Pháp, chống cả triều đình.
Nông dân chiếm tới 90% dân số, họ bắt đầu bị tác động bởi nền kinh tế nửa
thực dân, nửa phong kiến. Tư bản và địa chủ tay sai cướp trắng trợn ruộng đất của
nông dân trong các làng xã. Ruộng đất bị tập trung làm đồn điền, sưu thuế nặng nề
làm cho nông dân bị li tán, một số khác bị bần cùng hoá, thoát li khỏi ruộng đất, ra
thành thị, khu công nghiệp kiếm sống nhưng cũng không thoát khỏi ách áp bức bóc
lột. Những cuộc đấu tranh của nông dân ở nhiều vùng đã nổ ra dữ dội, tuy quyết liệt
nhưng không có tổ chức nên đều thất bại nhưng tinh thần đấu tranh chống đế quốc,
phong kiến thì không hề suy giảm.
Công nhân là giai cấp mới xuất hiện với lực lượng rất mỏng, họ trở thành công
nhân từ nhiều thành phần xã hội và con đường khác nhau, chủ yếu xuất thân từ nông
dân. Phần lớn công nhân phải đi bán sức lao động cho tư bản vì bị tước đoạt hết tư
liệu sản xuất nhưng cũng có một bộ phận công nhân không chuyên nghiệp, công nhân
thời vụ, chỉ tranh thủ “tháng ba ngày tám” đi ra khu công nghiệp, thành thị, bến cảng
để làm thuê, thân phận họ vẫn gắn bó mật thiết với nông thôn. Đến năm 1906 có

×