Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

tìm hiểu sự phát triển của thông tin di động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 96 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
o0o
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA THÔNG TIN DI ĐỘNG
GVHD : Nguyễn Trung Kiên
SVTH: Nguyễn Thị Phương
MSSV: 0931040083
Đồ án tốt nghiệp Tìm hiểu sự phát triển của thông tin di động
HÀ NỘI, 08/2011
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: H09CN2 Page 2
Đồ án tốt nghiệp Tìm hiểu sự phát triển của thông tin di động
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN
Điểm : (Bằng chữ : )
Ngày tháng năm 2011
Giáo viên hướng dẫn
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: H09CN2 Page 3
Đồ án tốt nghiệp Tìm hiểu sự phát triển của thông tin di động
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN
Điểm : (Bằng chữ : )
Ngày tháng năm 2011
Giáo viên phản biện
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: H09CN2 Page 4
Đồ án tốt nghiệp Tìm hiểu sự phát triển của thông tin di động
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN 3
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 3
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN 4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 9


DANH MỤC BẢNG BIỂU 10
LỜI MỞ ĐẦU 12
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MẠNG DI ĐỘNG 14
1.1 Giới thiệu 14
1.1.1 Định nghĩa, khái niệm 14
1.1.2 Các đặc điểm chung 14
1.1.3 Các dịch vụ trong mạng di động 15
1.1.3.1 Dịch vụ thoại: 15
1.1.3.2 Dịch vụ bản tin ngắn SMS: 15
1.1.3.3 Dịch vụ nhắn tin đa phương tiện MMS 15
1.1.3.4 Một số dịch vụ giá trị gia tăng 16
1.2 Cấu trúc tổng quát một mạng cung cấp dịch vụ di động 17
1.2.1 Thiết bị đầu cuối di động MS (máy điện thoại di động): 17
1.2.2 Trạm thu phát BTS: 17
1.2.3 Tổng đài chuyển mạch trung tâm MSC: 18
1.2.4 Tổng đài chuyển mạch cửa ngõ *GMSC: 18
1.2.5 Bộ đăng ký định vị thuê bao nhà HLR: 18
1.2.6 Bộ đăng ký định vị thuê bao khách VLR: 18
1.3 Các khía cạnh kỹ thuật quan trọng của mạng di động 18
1.3.1 Truyền sóng 18
1.3.1.1 Suy hao đường truyền 18
1.3.1.2 Sai pha 18
1.3.1.3 Pha đinh 19
1.3.1.4 Sự phân tán thời gian 19
1.3.1.5 Giao thoa giữa các ký hiệu (ISI) 19
1.3.1.6 Giao thoa đồng kênh 19
1.3.1.7 Giao thoa kênh lân cận 20
1.3.2 Chuyển giao (Handover) 20
1.3.2.1 Handover giữa các BTS của cùng một BSC: 20
1.3.2.2 Handover giữa các BSC cùng một MSC/VLR: 20

1.3.2.3 Handover giữa hai vùng phục vụ MSC/VLR: 20
1.3.3 Roaming 20
1.3.3.1 Roaming là gì? 20
1.3.3.2 Các loại roaming 21
1.4 Tóm tắt 23
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: H09CN2 Page 5
Đồ án tốt nghiệp Tìm hiểu sự phát triển của thông tin di động
CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG DI ĐỘNG 24
2.1 Giới thiệu 24
2.2 Bức tranh chung về sự phát triển của mạng di động 24
2.3 Mạng di động thế hệ 1 (1G) 27
2.3.1 Khái niệm 27
2.3.2 Lịch sử phát triển 27
2.3.3 Cấu trúc mạng 28
2.3.3.1 PSTN ( Mạng chuyển mạch điện thoại công cộng ) 28
2.3.3.2 Mobile Telephone Switching Office ( MTSO) 28
2.3.3.3 The cell site ( vị trí tế bào ) 28
2.3.3.4 Mobile Subcriber Units ( Khối thuê bao di động : MSUs ) 29
2.3.4 Đặc trưng công nghệ 29
2.3.4.1 Tái sử dụng tần số (Frequency Reuse) 29
2.3.4.2 Cells splitting (Sự phân chia các cell) 30
2.3.4.3 Handoff (Sự chuyển giao) 31
2.3.5 Các dịch vụ phổ biến 32
2.4 Mạng di động 2G-GSM 32
2.4.1 Khái niệm 32
2.4.2 Lịch sử phát triển 32
2.4.3 Cấu trúc mạng 33
2.4.3.1 Hệ thống con chuyển mạch SS bao gồm các khối chức năng sau: 33
2.4.3.2 Hệ thống con trạm gốc BSC gồm các khối chức năng sau: 34
2.4.3.3 Hệ thống con khai thác OSS gồm các khối chức năng sau: 34

2.4.3.4 Trạm di động MS gồm: 34
2.4.4 Chức năng của các phần tử trong hệ thống 35
2.4.4.1 Hệ thống con chuyển mạch SS 35
2.4.4.2 Hệ thống con khai thác OSS 37
2.4.4.3 Trạm di động MS 38
2.4.5 Đặc trưng công nghệ 39
2.4.6 Các dịch vụ phổ biến 40
2.5 GPRS: Mạng di động 2.5G 40
2.5.1 Khái niệm 40
2.5.2 Cấu trúc mạng 40
2.5.2.1 MS - Trạm di động 41
2.5.2.2 BSS - Trạm gốc 41
2.5.2.3 SGSN - Nút phục vụ các thuê bao GPRS 42
2.5.2.4 GGSN - Nút định tuyến của GPRS 42
2.5.2.5 Các thành phần khác của mạng GPRS 42
2.5.2.6 Thủ tục đấu nối trạm di động 43
2.5.3 Đặc trưng công nghệ 44
2.5.4 Các dịch vụ phổ biến 45
2.6 UMTS: Mạng di động 3G 46
2.6.1 Khái niệm 46
2.6.2 Lịch sử phát triển 46
2.6.3 Cấu trúc mạng 46
2.6.4 Đặc trưng công nghệ 48
2.6.5 Các dịch vụ phổ biến 50
2.6.1 Relsease 99 51
2.6.2 Release 4 52
2.6.3 Release 5 52
2.6.4 Release 6 53
2.6.5 Release 7 54
2.6.6 Release 8: LTE 55

SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: H09CN2 Page 6
Đồ án tốt nghiệp Tìm hiểu sự phát triển của thông tin di động
2.7 Mạng di động 4G 56
2.7.1 Khái niệm 56
2.7.2 Lịch sử phát triển 57
2.7.3 Cấu trúc mạng 58
2.7.3.1 Các phần tử lớp truy nhập vô tuyến 58
2.7.3.2 Lớp mạng lõi 59
2.7.3.3 Lớp chức năng 59
2.7.3.4 Lớp dịch vụ: 60
2.7.4 Đặc trưng công nghệ 60
2.7.5 Hướng lên 4G qua LTE 61
2.7.6 4G theo công nghệ Wimax 63
2.7.7 So sánh Mạng di động 4G theo hướng công nghệ LTE và công nghệ WiMAX 63
2.7.7.1 So sánh về công nghệ: 64
2.7.7.2 So sánh về sự hội tụ: 65
2.7.8 Các dịch vụ phổ biến 66
2.7.8.1 Truyền thông tốc độ cao: 67
2.7.8.2 Dịch vụ thoại: 67
2.7.8.3 Tin nhắn: 67
2.7.8.4 Dịch vụ dữ liệu: 67
2.7.8.5 Dịch vụ đa phương tiện: 67
2.7.8.6 Tính toán mạng công cộng: 67
2.7.8.7 Bản tin hợp nhất: 68
2.7.8.8 Môi giới thông tin: 68
2.7.8.9 Thương mại điện tử: 68
2.7.8.10 Trò chơi tương tác trên mạng: 68
2.7.8.11 Thực tế ảo phân tán: 68
2.7.8.12 Quản lý tại gia: 68
2.8 So sánh các thế hệ mạng di động 69

2.9 Tóm tắt 71
CHƯƠNG 3. TÌM HIỂU MẠNG DI ĐỘNG Ở VIỆT NAM 72
3.1 Giới thiệu 72
3.2 Lịch sử tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ di động 72
3.2.1 MobiFone 72
3.2.2 VinaPhone 73
3.2.3 Viettel 73
3.2.4 S-Fone 73
3.2.5 EVN Telecom 73
3.2.6 Vietnamobile 74
3.2.7 Beeline 74
3.3 Một số thông tin về các mạng di động tại VN hiện nay 75
3.3.1 Thị phần các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động Việt Nam 75
3.3.2 So sánh các mạng về công nghệ 76
3.3.3 Cạnh tranh giữa các mạng điện thoại di động năm 2011 77
3.3.3.1 Cạnh tranh về giá cước 77
3.3.3.2 Cạnh tranh về công nghệ và dịch vụ 79
3.3.3.3 Cạnh tranh trong thời hội nhập 79
3.4 Một số nhận xét 82
3.4.1 Nhận xét chủ quan 82
3.4.2 Nhận xét khách quan 83
3.5 Tóm tắt 84
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: H09CN2 Page 7
Đồ án tốt nghiệp Tìm hiểu sự phát triển của thông tin di động
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI 85
4.1 Kết luận 85
4.1.1 Đã thực hiện các nội dung 85
4.1.2 Các kết quả đã đạt được 85
4.1.3 Các hạn chế 86
4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 86

TỪ VIẾT TẮT 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: H09CN2 Page 8
Đồ án tốt nghiệp Tìm hiểu sự phát triển của thông tin di động
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
HÌNH 1.2-1: CẤU TRÚC CHUNG MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 17
HÌNH 1.3-2: GIAO THOA GIỮA CÁC KÝ HIỆU ISI 19
HÌNH 2.2-3: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG DI ĐỘNG 25
HÌNH 2.2-4: KỸ THUẬT TRY NHẬP VÔ TUYẾN QUA CÁC THẾ HỆ MẠNG DI
ĐỘNG 26
HÌNH 2.3-5: HỆ THỐNG THÔNG TIN TẾ BÀO 28
HÌNH 2.3-6: TÁI SỬ DỤNG TẦN SỐ 30
HÌNH 2.3-7: QUÁ TRÌNH PHÂN CHIA CELL 31
HÌNH 2.3-8: QUÁ TRÌNH HANDOFF 32
HÌNH 2.4-9 : KIẾN TRÚC MẠNG 2G-GSM 33
HÌNH 2.4-10 MÔ HÌNH HỆ THỐNG GSM 35
HÌNH 2.4-11: HÌNH MINH HỌA IPHONE 2G 39
HÌNH 2.5-12: KIẾN TRÚC MẠNG GPRS 41
HÌNH 2.6-13: KIẾN TRÚC TỔNG QUÁT CỦA MỘT MẠNG DI ĐỘNG KẾT HỢP CẢ
CS VÀ PS 47
HÌNH 2.6-14: CHUYỂN MẠCH KÊNH (CS) VÀ CHUYỂN MẠCH GÓI (PS) 49
HÌNH 2.6-15: VỚI 3G, DI ĐỘNG ĐÃ CÓ THỂ TRUYỀN TẢI DỮ LIỆU TRỰC
TUYẾN, ONLINE, CHAT, XEM TIVI THEO KÊNH RIÊNG 50
HÌNH 2.6-16: CẤU TRÚC MẠNG 3G THEO TIÊU CHUẨN 3GPP R99 51
HÌNH 2.6-17: CẤU TRÚC MẠNG 3G THEO TIÊU CHUẨN 3GPP R4 52
HÌNH 2.6-18: CẤU TRÚC MẠNG 3G THEO TIÊU CHUẨN 3GPP R5 53
HÌNH 2.6-19: CẤU TRÚC MẠNG 3G THEO TIÊU CHUẨN 3GPP R6 53
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: H09CN2 Page 9
Đồ án tốt nghiệp Tìm hiểu sự phát triển của thông tin di động
HÌNH 2.6-20: CẤU TRÚC MẠNG 3G THEO TIÊU CHUẨN 3GPP R7 54

HÌNH 2.7-21: MINH HỌA CÔNG NGHỆ 4G 57
HÌNH 2.7-22. CẤU TRÚC MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 4G 58
HÌNH 2.7-23: HÌNH MINH HỌA CÔNG NGHỆ LTE ADVANCED 61
HÌNH 2.7-24: CẤU TRÚC MẠNG 4G LTE ADVANCED 62
HÌNH 2.7-25: SO SÁNH TÌNH HÌNH CHUẨN HÓA GIỮA LTE VÀ WIMAX 63
HÌNH 3.2-26: TĂNG TRƯỞNG THUÊ BAO QUA CÁC NĂM 1993-2010 72
HÌNH 3.3-27: SO SÁNH CÔNG NGHỆ GIỮA CÁC NHÀ CUNG CẤP 76
HÌNH 3.3-28: BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG DI ĐỘNG SO VỚI ĐT CỐ ĐỊNH VÀ
INTERNET QUA CÁC NĂM 77
HÌNH 3.3-29: HÌNH MINH HỌA CUỘC CHIẾN GIÁ CƯỚC DI ĐỘNG 78
HÌNH 3.3-30: HÌNH MINH HỌA CẠNH TRANH CƯỚC VIỄN THÔNG 79
HÌNH 3.3-31:THỊ PHẦN CỦA CÁC MẠNG DI ĐỘNG TÍNH ĐẾN HẾT THÁNG
8/2009 80
HÌNH 3.3-32: HÌNH MINH HỌA CẠNH TRANH VỀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG 81
HÌNH 3.3-33: HÌNH MINH HỌA VIỄN THÔNG TRONG THỜI HỘI NHẬP 81
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG 1: SO SÁNH GIỮA CÁC CHUẨN SỬ DỤNG TRONG THẾ HỆ MẠNG 2G. .40
BẢNG 2: SO SÁNH GIỮA CÁC HỆ THỐNG 2.5G ĐIỂN HÌNH 45
BẢNG 3: CÁC THAM SỐ CƠ BẢN CỦA LTE R8 56
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: H09CN2 Page 10
Đồ án tốt nghiệp Tìm hiểu sự phát triển của thông tin di động
BẢNG 4: BẢNG SO SÁNH GIỮA CÁC CÔNG NGHỆ REL. 8 LTE, LTE-
ADVANCED VÀ IMT-ADVANCED 62
BẢNG 5: BẢNG SO SÁNH TÍNH NĂNG GIỮA WIMAX DI ĐỘNG VÀ 3GPP LTE. .64
BẢNG 6: BẢNG SO SÁNH CÔNG NGHỆ LTE VÀ CÔNG NGHỆ WIMAX 65
BẢNG 7: BẢNG SO SÁNH GIỮA CÁC THẾ HỆ MẠNG 70
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: H09CN2 Page 11
Đồ án tốt nghiệp Tìm hiểu sự phát triển của thông tin di động
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, trong đó có thông tin di động vẫn

không ngừng phát triển, hơn nữa nó trở thành một nhu cầu quan trọng trong đời sống của
mỗi con người. Trong chưa đầy nửa thế kỷ, mạng lưới thông tin di động ngày càng được
mở rộng cả về số lượng và chất lượng, công nghệ thông tin di động đã phát triển qua bao
thế hệ từ 1G cho đến 4G. Cuộc cách mạng thông tin di động thế hệ thứ hai trong những
năm cuối của thế kỷ XX đã từng bước đáp ứng được nhu cầu thông tin của xã hội hiện đại
và trong thế kỷ XXI thế hệ thứ ba với chất lượng và dịch vụ vượt trội đã và đang được triển
khai trên toàn thế giới. Trong tương lai gần, thông tin di động thế hệ thứ tư sẽ được đưa vào
sử dụng chắc chắn sẽ tạo ra bước phát triển mới của thông tin di động.
Với mong muốn ra trường được làm trong một doanh nghiệp viễn thông, tham gia
công tác vận hành, khai thác dịch vụ trên mạng, em đã chọn đề tài tốt nghiệp là: “Tìm hiểu
sự phát triển của thông tin di động”.
Mục tiêu đề tài: Tìm hiểu chung về sự phát triển của mạng di động qua các thế
hệ, tìm hiểu về mạng di động ở Việt Nam hiện nay và hướng phát triển tiếp theo của
thông tin di động.
Đề tài của em bao gồm 4 chương:
Chương 1. Giới thiệu chung về mạng di động
Chương 2. Tìm hiểu sự phát triển của mạng di động
Chương 3. Tìm hiểu mạng di động ở Việt Nam
Chương 4. Kết luận và hướng phát triển tiếp theo của đề tài
Do đề tài khá rộng, và kiến thức của em còn hạn chế nên trong thời gian ngắn
đề tài của em mới tìm hiểu được ở mức tổng quát và không tránh khỏi nhiều thiếu
sót, em rất kính mong được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn để em có thể hoàn
thiện hơn phần kiến thức về mạng thông tin di động.
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: H09CN2 Page 12
Đồ án tốt nghiệp Tìm hiểu sự phát triển của thông tin di động
LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong Khoa Công nghệ
thông tin cùng Trung tâm công nghệ thông tin CDIT – Trường Học Viện Công Nghệ
Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam đã luôn nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức,
tạo mọi điều kiện học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian em học tập tại trường, là nền

tảng giúp em thực hiện có thể thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy Nguyễn Trung Kiên, người
đã hết lòng hướng dẫn, bổ xung kiến thức giúp em hoàn thành đề tài này.
Em cũng xin cảm ơn một số người bạn đang công tác trong ngành bưu chính đã
giúp em hiểu rõ hơn một số kiến thức mạng, đồng thời nắm được thực trạng mạng
thông tin di động tại Việt Nam hiện nay và xu hướng phát triển sắp tới.
Trân trọng!
Nguyễn Thị Phương
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: H09CN2 Page 13
Đồ án tốt nghiệp Tìm hiểu sự phát triển của thông tin di động
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MẠNG DI ĐỘNG
1.1 Giới thiệu
Chương này sẽ tìm hiểu tổng quát về mạng di động như: Các khái niệm, cấu trúc,
chức năng, công nghệ.
1.1.1 Định nghĩa, khái niệm
Thông tin di động là hệ thống liên lạc thông qua sóng điện, vừa liên lạc vừa di
chuyển được. Các dịch vụ của điện thoại di động cho đến đầu những năm 1960
mới xuất hiện, các hệ thống điện thoại di động đầu tiên này chưa tiện lợi và dung
lượng rất thấp so với các hệ thống hiện nay.
Mạng thiết bị di động hay mạng di động, mạng mobile (tiếng Anh: cellular
network, nghĩa là mạng tế bào) là một mạng vô tuyến bao gồm một số lượng các
tế bào vô tuyến (radio cell), gọi tắt là tế bào, được phục vụ bởi một máy phát
(transmitter) cố định, được gọi là các trạm gốc (cell site hoặc base station). Các tế
bào này được dùng để phủ các vùng khác nhau với mục đích cung cấp vùng phủ
sóng trên một diện rộng hơn gấp rất nhiều lần so với một tế bào. Mạng các tế bào
vốn dĩ không đối xứng với một tập hợp các trạm thu phát vô tuyến chính cố định,
mỗi trạm phục vụ một tế bào và một tập các trạm thu phát phân tán (thường là di
động nhưng không phải lúc nào cũng như vậy) cung cấp dịch vụ cho người sử
dụng.
1.1.2 Các đặc điểm chung

Yêu cầu căn bản đối với một mạng thuộc khái niệm mạng tế bào là một phương
cách để mỗi trạm phân tán phân biệt được các tín hiệu từ máy phát của chính nó
với tín hiệu từ các máy phát khác. Có hai giải pháp thông dụng cho vấn đề này,
FDMA (Frequency Division Mutiple Access - đa truy nhập phân tần số) và
CDMA (Code Division Multiple Access - đa truy nhập phân mã). FDMA hoạt
động được bằng cách sử dụng một tần số khác với tất cả các cell láng giềng. Bằng
việc điều chỉnh theo tần số của một cell được chọn, các trạm khuếch đại có thể
tránh được tín hiệu từ các cell láng giềng. Nguyên lý của CDMA phức tạp hơn
nhưng cho kết quả tương tự; các trạm thu phát phân tán có thể chọn một cell và
“nghe” nó. Không thể sử dụng các phương pháp dồn kênh khác như PDMA
(Polarisation Division Multiple Access - đa truy nhập phân cực) và TDMA (Time
Division Multiple Access - đa truy nhập phân theo thời gian) để tách tín hiệu của
một cell với tín hiệu của cell cạnh nó, do hiệu ứng của hai phương pháp này thay
đổi theo vị trí nên việc tách tín hiệu hầu như là không khả thi. Tuy nhiên, trong
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: H09CN2 Page 14
Đồ án tốt nghiệp Tìm hiểu sự phát triển của thông tin di động
một số hệ thống, TDMA được kết hợp với FDMA hoặc CDMA để đem lại nhiều
kênh trong vùng phủ của một tế bào đơn lẻ.
Trong ví dụ của ta về công ty taxi, mỗi thiết bị liên lạc vô tuyến có một nút chỉnh.
Nút này có chức năng chọn kênh và cho phép chỉnh thiết bị vô tuyến theo các tần
số khác nhau. Khi lái xe chạy quanh thành phố, họ chuyển từ kênh này sang kênh
khác. Những người lái xe biết tần số nào phủ khu vực xấp xỉ nào, khi họ không
nhận được tín hiệu từ máy phát, họ thử các kênh khác cho đến khi tìm thấy một
kênh hoạt động. Tại mỗi thời điểm chỉ có một người lái xe nói, khi được điều phối
viên mời (kiểu TDMA).
1.1.3 Các dịch vụ trong mạng di động
1.1.3.1 Dịch vụ thoại:
Là dịch vụ quan trọng nhất của mạng di động. Nó cho phép các cuộc gọi hai
hướng diễn ra giữa người sử dụng với thuê bao bất kỳ ở một mạng điện thoại nói
chung nào.

1.1.3.2 Dịch vụ bản tin ngắn SMS:
Là một loại dịch vụ số liệu. Dịch vụ nhắn tin ngắn SMS cho phép các thuê bao
mạng di động gửi cho nhau các bản tin chữ dài không quá số lượng kí tự nhất
định (Ví dụ như trong mạng di động thì số ký tự tối đa cho mỗi bản tin là 160).
Có thể sử dụng một trung tâm dịch vụ để một thuê bao đọc bản tin đến đó, sau đó
bản tin sẽ được phát đến thuê bao. Nếu thuê bao ở ngoài vùng phủ sóng của hệ
thống hay tắt nguồn thì bản tin sẽ được lưu giữ và gửi đi khi thuê bao lại sẵn
sàng. Có thể thu hay gửi các thông báo ngắn ở trạng thái rỗi hay trong quá trình
cuộc gọi.
Ngoài ra còn có các dịch vụ phụ khác như: chặn hướng cuộc gọi, giữ cuộc gọi,
tính cước cho thuê bao
1.1.3.3 Dịch vụ nhắn tin đa phương tiện MMS
Là một tiêu chuẩn dành cho các hệ thống nhắn tin trên điện thoại cho phép
truyền đi những tin nhắn trong đó có chứa các phần tử đa phương tiện (hình ảnh,
âm thanh, phim ảnh, văn bản định dạng) mà không chỉ có ký tự như SMS. Nó
được dùng chủ yếu trong mạng điện thoại di động cùng với những hệ thống nhắn
tin khác như SMS, nhắn tin nhanh di động và email di động. Những tổ chức có
công lao chuẩn hóa chính là 3GPP, 3GPP2 và Liên minh di động mở (Open
Mobile Alliance - OMA).
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: H09CN2 Page 15
Đồ án tốt nghiệp Tìm hiểu sự phát triển của thông tin di động
1.1.3.4 Một số dịch vụ giá trị gia tăng
1.1.3.4.1 Dịch vụ nạp – chuyển tiền
Áp dụng với thuê bao trả trước , có thể sử dụng các dịch vụ, tiện ích liên quan
tới nạp tiền vào tài khoản và chuyển tiền từ thuê bao này sang thuê bao khác.
1.1.3.4.2 Voice Chat
Voice Chat là dịch vụ cho phép thuê bao di động tham gia một cộng đồng chat
thông qua một tài khoản ảo. Chỉ cần gọi điện thoại lên đầu số của mạng di động
(Ví dụ: 1338 của Viettel) để đăng ký, khách hàng có thể tham gia cộng đồng
Voice Chat để kết bạn và nói chuyện với những người khác trong cộng đồng mà

không lộ số điện thoại cá nhân.
1.1.3.4.3 Chặn cuộc gọi và tin nhắn (All Blocking)
Là dịch vụ cho phép thuê bao di động có thể chặn chiều gọi, tin nhắn đến của 1
hoặc nhiều số di động khác nhau theo danh sách Black List mà khách hàng đã
đăng ký.
1.1.3.4.4 Dịch vụ MobiTV
Cho phép người dùng 3G tiếp cận các phương tiện giải trí chất lượng cao mọi
lúc mọi nơi như xem các kênh truyền hình trực tiếp (liveTV), các bộ phim hay
các video clip theo yêu cầu (VOD) chỉ với chiếc điện thoại hòa mạng 3G.
1.1.3.4.5 Dịch vụ nhạc chờ
Nhạc chờ là dịch vụ giá trị gia tăng , dịch vụ nhạc chờ cho phép khách hàng cài
đặt các bản nhạc, ca khúc hoặc những âm thanh độc đáo để người gọi đến được
thưởng thức trong khi chờ người nghe nhấc máy. Đối với mạng 3G, khách hàng
có thể nghe nhạc, xem video clip, tải nguyên bài hát về điện thoại (download
fulltrack), tải các đoạn nhạc chờ hoặc đọc các tin tức âm nhạc trong nước và
quốc tế ngay trên điện thoại di động của mình.
1.1.3.4.6 Dịch vụ Mobile Internet 3G
Là dịch vụ truy nhập Internet trực tiếp từ máy điện thoại di động có sử dụng
SIMCard Viettel.
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: H09CN2 Page 16
Đồ án tốt nghiệp Tìm hiểu sự phát triển của thông tin di động
1.2 Cấu trúc tổng quát một mạng cung cấp dịch vụ di động
Một hệ thống mạng thông tin di động thường có cấu trúc chung như sau:
Hình 1.2-1: Cấu trúc chung mạng thông tin di động
Trong đó:
1.2.1 Thiết bị đầu cuối di động MS (máy điện thoại di động):
Là thiết bị đầu cuối của người sử dụng; thiết bị này gọn, nhẹ, dễ sử dụng và có
nhiều tính năng hỗ trợ khách hàng. Mỗi thiết bị đầu cuối đều có một số máy
riêng biệt và thông tin về thuê bao được ghi trong vi mạch SIM. Tùy theo loại
máy đầu cuối mà khả năng thu phát tín hiệu có mạnh yếu khác nhau khi thuê bao

ở gần ngoài vùng phủ sóng.
1.2.2 Trạm thu phát BTS:
Thực hiện việc thu phát thông tin giữa thiết bị đầu cuối và đấu nối với tổng đài
chuyển mạch trung tâm (thông tin vô tuyến) để truyền đi những thông tin liên
quan đến thiết bị đầu cuối tới trung tâm chuyển mạch di động (MSC). Mỗi trạm
BTS sẽ phủ sóng trên một vùng địa lý nhất định và có khả năng phục vụ một số
lượng thuê bao xác định; vì vậy đôi khi có quá nhiều thuê bao MS cùng tập trung
trong vùng phủ sóng của một trạm BTS sẽ xảy ra hiện tượng nghẽn mạch (trong
khu vực triển lãm, sân bóng đá, trung tâm hội nghị lớn ); mỗi vùng phủ sóng
như vậy được gọi là một tế bào.
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: H09CN2 Page 17
Đồ án tốt nghiệp Tìm hiểu sự phát triển của thông tin di động
Mạng thông tin di động bao gồm nhiều trạm BTS có thể phủ sóng trong một khu
vực rộng lớn. Khi thuê bao di động ra khỏi vùng phủ sóng, trạm BTS và thuê bao
đó sẽ không kết nối được với nhau.
1.2.3 Tổng đài chuyển mạch trung tâm MSC:
Thực hiện các công việc liên quan đến thiết lập/giải phóng cuộc gọi, quản lý thuê
bao, đấu nối với các mạng khác để thực hiện các cuộc gọi liên mạng. MSC quản
lý các BTS và được trang bị các cơ sở dữ liệu cho phép nhanh chóng cập nhật các
thông tin về thuê bao, vị trí thuê bao để có các đáp ứng phù hợp.
1.2.4 Tổng đài chuyển mạch cửa ngõ *GMSC:
Kết nối với các mạng khác như mạng điện thoại cố định hay mạng Internet.
GMSC thực hiện điều khiển các cuộc gọi từ mạng di động vào mạng cố định và
ngược lại.
1.2.5 Bộ đăng ký định vị thuê bao nhà HLR:
Là một cơ sở dữ liệu cơ bản lưu giữ các thông tin lâu dài về thuê bao như địa chỉ,
các quyền của thuê bao và các thông tin tham khảo khác.
1.2.6 Bộ đăng ký định vị thuê bao khách VLR:
Là một cơ sở dữ liệu của MSC lưu giữ các thông tin tạm thời về thuê bao như vị
trí hiện tại của thuê bao

1.3 Các khía cạnh kỹ thuật quan trọng của mạng di động
1.3.1 Truyền sóng
Trong mạng di động, môi trường truyền dẫn giữa đầu cuối người sử dụng (MS) và
mạng cung cấp dịch vụ thông qa môi trường vô tuyến sử dụng phương thức truyền
sóng. Đối với vấn đề truyền sóng thì một số điểm quan trọng sau cần quan tâm:
1.3.1.1 Suy hao đường truyền
Suy hao đường truyền là quá trình mà ở đó tín hiệu thu yếu dần do khoảng cách
giữa trạm di động với trạm gốc ngày càng tăng. Không có vật cản giữa anten phát
và anten thu. Trong không gian tự do, công suất thu tỷ lệ nghịch với bình phương
khoảng cách d giữa anten phát và thu và tỷ lệ nghịch với bình phương tần số f
phát.
1.3.1.2 Sai pha.
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: H09CN2 Page 18
Đồ án tốt nghiệp Tìm hiểu sự phát triển của thông tin di động
Sóng vô tuyến được truyền từ máy phát đến máy thu không phải chỉ đi theo
đường thẳng mà trên thực tế vẫn tồn tại các sóng phản xạ là kết quả của sự phản
xạ từ mặt đất hoặc các vật thể trên đường truyền (bao gồm cả vật đứng yên và
chuyển động) như nhà cửa, người, xe cộ . . . Hiện tượng này được gọi là truyền
sóng nhiều tia.
1.3.1.3 Pha đinh
Trên thực tế, giữa trạm di động và trạm gốc thường có rất nhiều vật cản như quả
dồi, tòa nhà . . . điều này dẫn đến hiệu ứng che tối làm giảm cường độ tín hiệu
thu. Khi di động cùng với máy di động, cường độ tín hiệu giảm và tăng cho dù
giữa anten T
X
và R
X
có hay không có chướng ngại. Hiện tượng này gọi là pha
đinh, do ảnh hưởng của phađinh tín hiệu có cường độ tăng giảm.
1.3.1.4 Sự phân tán thời gian.

Ngoài phađinh, truyền sóng nhiều tia còn dẫn đến hiện tượng phân tán thời gian.
Đó là do tín hiệu được truyền theo các đường khác nhau có độ dài khác nhau và
thời gian thu được cũng khác nhau. Điều này không chỉ gây ra hiện tượng sai pha
như đã đề cập mà còn dẫn đến khó khăn khi khôi phục tín hiệu nhận được.
1.3.1.5 Giao thoa giữa các ký hiệu (ISI).
Sự phân tán thời gian sẽ dẫn đến giao thoa giữa các kí hiệu (ISI). ISI thể hiện ở
chỗ các ký hiệu lân cận giao thoa với nhau, và ở phía thu khó quyết định thực sự
nhận được ký hiệu nào (hay thực sự ký hiệu nào được phát). Ví dụ được minh
họa như hình vẽ 3.3. Chuỗi “1”, “0” được phát từ trạm gốc. Nếu tín hiệu phản xạ
đến điểm thu chậm hơn tín hiệu đi thẳng đúng một bit thì máy thu phát hiện “1”
từ sóng phản xạ đồng thời phát hiện “0” từ sóng đi thẳng. Ký hiệu “0” giao thoa
với ký hiệu “1”.
Hình 1.3-2: Giao thoa giữa các ký hiệu ISI
1.3.1.6 Giao thoa đồng kênh.
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: H09CN2 Page 19
Đồ án tốt nghiệp Tìm hiểu sự phát triển của thông tin di động
Giao thoa đồng kênh được gây ra khi 2 máy phát cùng sóng điện từ có cùng tần
số hoặc cùng một kênh, máy thu sẽ nhận được cả 2 tín hiệu có cường độ phụ
thuộc vào vị trí so với 2 máy phát.
1.3.1.7 Giao thoa kênh lân cận.
Giao thoa kênh lân cận xảy ra khi máy thu đang thu tín hiệu từ kênh C cũng nhận
được tín hiệu từ các kênh lân cận C-1 hoặc C+1. Nếu máy thu có tính chọn lọc
tần số càng cao thì càng ít bị giao thoa kênh lân cận.
1.3.2 Chuyển giao (Handover)
Mạng quyết định chuyển giao nhờ các thông số đo cường độ trường và chất lượng
truyền dẫn từ MS và BTS. Khi Handover xảy ra thì có nhiều thông tin điều khiển
cần được truyền nên kênh SDCCH không đáp ứng được và hệ thống phải sử dụng
kênh FACCH để trao đổi thông tin điều khiển.
1.3.2.1 Handover giữa các BTS của cùng một BSC:
Trong trường hợp này, BSC phải thiết lập một đường nối tới BTS mới, ấn định

một kênh TCH của BTS này để chuẩn bị Handover, gửi lệnh cho MS chuyển tần
số sang kênh vô tuyến mới và chỉ ra khe thời gian của kênh TCH mới này.
Handover chỉ xảy ra trong vùng BSC nên có thể xử lý tại BSC mà MSC không
cần biết. Nếu thay đổi vùng định vị, MS mới cần có thông báo cập nhật vị trí cho
MSC.
1.3.2.2 Handover giữa các BSC cùng một MSC/VLR:
Trong trường hợp này mạng phải can thiệp nhiều hơn. BSC mới nhận được yêu
cầu chuyển giao từ MSC. Sau đó một đường nối mới từ MSC đến BSC đến BTS
được thiết lập và một kênh TCH dành cho Handover. Sau đó MS được lệnh
chuyển tần số mới cho TCH mới.
1.3.2.3 Handover giữa hai vùng phục vụ MSC/VLR:
Đây là trường hợp phức tạp nhất với nhiều tín hiệu được trao đổi trước khi
Handover. MSC cũ phải gửi thông báo yêu cầu Handover tới MSC mới. MSC
này đảm nhận việc phối ghép đến BTS mới. Sau khi thiết lập xong đường nối
giữa hai MSC, MSC cũ sẽ gửi lệnh Handover tới MS.
1.3.3 Roaming.
1.3.3.1 Roaming là gì?
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: H09CN2 Page 20
Đồ án tốt nghiệp Tìm hiểu sự phát triển của thông tin di động
Đây là thuật ngữ chung trong lĩnh vực viễn thông, chỉ vùng mở rộng của dịch vụ
kết nối ở địa điểm không phải nơi đăng ký ban đầu. Sự chuyển vùng này diễn ra
khi một thuê bao của nhà cung cấp dịch vụ (SP) dùng cơ sở hạ tầng của SP khác.
SP thứ 2 này không có thỏa thuận về dịch vụ hay tài chính với thuê bao đó trong
việc nhận và gửi thông tin mà làm việc với SP thứ nhất để hỗ trợ người sử dụng.
Nhiều trường hợp, roaming xảy ra trong khu vực đăng ký ban đầu của chiếc điện
thoại khi nó truyền thông tin qua một tháp thu phát sóng của SP khác - khi tín
hiệu của SP ban đầu quá yếu hoặc số lượng người gọi quá nhiều.
Trong mỗi mạng ĐTDĐ khác nhau, quá trình roaming sẽ khác nhau, nhưng về cơ
bản như sau:
 Khi thiết bị di động được bật lên hoặc truyền qua một trạm chuyển tiếp

(handover) tới mạng, thì mạng được “ghé thăm” này “nhìn thấy” thiết bị
và xác định xem nó có nằm trong danh sách đăng ký hay không và cố
gắng xác định mạng “nhà” của nó. Nếu hai mạng trước đó không có thỏa
thuận “thông nhau” thì dịch vụ không duy trì được và mạng khách sẽ từ
chối.
 Trong tình huống chấp nhận, mạng khách sẽ liên hệ với mạng nhà và yêu
cầu thông tin dịch vụ về thiết bị chuyển vùng đang dùng số IMSI
(International Mobile Subscriber Identity) của nó, trong đó có việc thiết
bị có được cho phép chuyển vùng hay không.
 Nếu thành công, mạng khách bắt đầu duy trì lưu thuê bao tạm thời cho
thiết bị. Đồng thời, mạng nhà cập nhật thông tin để xác định thiết bị đang
được quản lý trên máy chủ và những thông tin gửi tới thiết bị đó cũng
đảm bảo được truyền đi chính xác.
 Nếu có một cuộc gọi tới chiếc điện thoại đang roaming, mạng điện thoại
công cộng sẽ hướng nó đến SP mà nó đăng ký. Sau đó, SP này phải
hướng nó tới mạng khách (đã thỏa thuận dịch vụ). Mạng khách sẽ cung
cấp một số điện thoại nội bộ tạm thời cho chiếc mobile. Khi số này được
xác định, mạng nhà sẽ chuyển tiếp cuộc gọi đến vào số tạm thời và
chuyển tới chiếc điện thoại.
1.3.3.2 Các loại roaming
1.3.3.2.1 Roaming theo vùng địa lý
Kiểu roaming này chỉ khả năng chuyển dịch vụ từ vùng này đến vùng khác
trong biên giới quốc gia của một nhà điều hành mạng di động. Ban đầu, các nhà
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: H09CN2 Page 21
Đồ án tốt nghiệp Tìm hiểu sự phát triển của thông tin di động
điều hành thường hạn chế dịch vụ ở các vùng nhỏ (như một thành phố). Nhưng
sau này, với sự phát triển của công nghệ mạng di động toàn cầu MạNG DI
ĐộNG và giá thành giảm, roaming theo vùng ít khi được triển khai, trừ trường
hợp ở các quốc gia có vùng địa lý rộng như Mỹ, Nga, Ấn Độ… mà trong đó có
rất nhiều nhà điều hành mạng của từng vùng.

Còn tại Việt Nam, đây chính là trường hợp các SP như Vinaphone, Mobifone
phân vùng 1,2,3 trước kia. Khi gọi nội vùng, liên vùng, cách vùng, khách hàng
sẽ được tính giá cước khác nhau. Sau đó, các SP này đã tính cước theo một
vùng duy nhất trên toàn bộ lãnh thổ.
Roaming theo vùng địa lý của một nhà điều hành mạng cũng chính là hình thức
mà công ty thông tin viễn thông Điện lực EVN Telecom đang triển khai với
dịch vụ E-phone. Tuy nhiên, E-phone dùng đầu số cố định nhưng hoạt động
như một mạng di động nên việc này đã gây nhiều tranh cãi và công ty phải tạm
ngừng roaming kiểu này.
1.3.3.2.2 Roaming sóng giữa các nhà cung cấp
Loại roaming này nói đến khả năng chuyển vùng bắt sóng của một nhà điều
hành di động đến một vùng sóng của nhà điều hành khác trong biên giới của
một quốc gia. Ví dụ: Thuê bao mạng Mobifone được phép chuyển sang
Vinaphone khi hai nhà cung cấp dịch vụ này có thỏa thuận chuyển vùng với
nhau. Điều này thường xảy ra khi một công ty mới tham gia vào lĩnh vực này và
cần có cổng tương thích với hạ tầng của các nhà điều hành trước đó. Họ phải đề
nghị các nhà điều hành này cho phép roaming trong khi dành thời gian để xây
dựng mạng của riêng mình.
Hiện tại, ở Việt Nam, các mạng hỗ trợ roaming liên thông với nhau là
Vinaphone và Mobifone trên nền công nghệ mạng di động. Tuy nhiên, Bộ Bưu
chính Viễn thông vẫn chưa cho phép các mạng trên của VNPT roaming với
mạng dùng công nghệ CDMA, cụ thể là S-Fone và gần đây là E-phone.
1.3.3.2.3 Roaming quốc tế
Dịch vụ này có khả năng chuyển vùng sóng sang một mạng của nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông nước ngoài. Đây là lợi ích dành cho khách du lịch và những
người hay đi nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, loại hình này có thể gặp nhiều
trục trặc vì các nước có dải băng tần khác nhau, ví dụ hầu hết đều dùng băng tần
900/1800 MHz, còn Mỹ và một số nước ở châu Mỹ dùng dải 850/1900 MHz.
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: H09CN2 Page 22
Đồ án tốt nghiệp Tìm hiểu sự phát triển của thông tin di động

Vì vậy, khi mua điện thoại để đi nhiều nước khác nhau, bạn cần chú ý chọn loại
có 3 - 4 dải tần.
Ở Việt Nam, các mạng Vinaphone, Mobifone, Viettel và S-Fone đã triển khai
dịch vụ roaming quốc tế. Vinaphone đã liên kết tới 59 nước, Mobifone kết nối
với 52 quốc gia, Viettel đăng ký tới 43 nước và S-Fone cũng hỗ trợ mạng khi
bạn tới Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản.
Những mạng này không tính cước đăng ký dịch vụ chuyển vùng quốc tế mà chỉ
tính cước sử dụng dịch vụ. Cách tính cước gọi đi, nhắn tin đi hoặc nhận cuộc
gọi đến, tin nhắn đến được trình bày khá kỹ trên trang web của Vinaphone,
Mobifone, S-Fone . Đối với dịch vụ của Viettel, khách hàng có thể hỏi trung
tâm hỗ trợ.
Khi muốn dùng dịch vụ roaming, khách hàng phải là thuê bao trả sau và tới các
trung tâm để đăng ký. Toàn bộ cước phí sẽ được ghi vào hóa đơn thanh toán
cuối tháng. Một số mạng có thể yêu cầu khách hàng đơn lẻ đặt cọc trước một số
tiền, còn những đối tượng như doanh nghiệp, thuê bao VIP… sẽ được miễn.
1.4 Tóm tắt
Chương này em đã nắm được những khái niệm, hiểu được sơ đồ cấu trúc và các khối
chức năng, những dịch vụ cơ bản, và các công nghệ được sử dụng trong mạng thông
tin di động như: truyền sóng, chuyển giao, roaming. Từ đó có kiến thức để nghiên
cứu tiếp các thế hệ mạng di động.
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: H09CN2 Page 23
Đồ án tốt nghiệp Tìm hiểu sự phát triển của thông tin di động
CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG DI ĐỘNG
2.1 Giới thiệu
Chương này, em sẽ tìm hiểu về sự phát triển của mạng di động các thế hệ khác nhau
từ khi bắt đầu xuất hiện cho tới hiện nay, thông qua việc tìm hiểu phân tích từng thế
hệ mạng và so sánh giữa chúng.
Các khía cạnh cần tìm hiểu gồm:
 Lịch sử phát triển
 Đặc trưng công nghệ

 Cấu trúc chung của mạng
 Truy nhập
 Truyền tải
 Điều khiển
 Các dịch vụ phổ biến
2.2 Bức tranh chung về sự phát triển của mạng di động
Nhu cầu của khách hàng luôn gia tăng, bao gồm cả nhu cầu về tốc độ, dịch vụ và giá
cả, tác động lớn đến sự ra đời, tồn tại và phát triển của một công nghệ mới. Thứ
nhất, đó là sự gia tăng về nhu cầu của các ứng dụng của mạng không dây và nhu cầu
băng thông cao khi truy nhập internet. Thứ hai, người dùng luôn muốn công nghệ
không dây mới ra đời vẫn sẽ cung cấp các dịch vụ và tiện ích theo cách tương tự như
mạng hữu tuyến, mạng không dây hiện có mà họ đang dùng với những thói quen của
họ. Và hiển nhiên, nhu cầu về chất lựợng dịch vụ cung cấp được tốt hơn, tốc độ cao
hơn, tốc độ truy nhập Web, tải xuống các tài nguyên mạng nhanh hơn…là đích
hướng tới của công nghệ di động mới.
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: H09CN2 Page 24
Đồ án tốt nghiệp Tìm hiểu sự phát triển của thông tin di động
Hình 2.2-3: Lịch sử phát triển của mạng di động
Lịch sử ra đời và sự phát triển của dịch vụ di động từ thế hệ đầu tiên 1G tới thế hệ 4G
trải qua nhiều giai đoạn khác nhau.
Quá trình bắt đầu với các thiết kế đầu tiên được biết đến như là 1G trong những năm
70 của thế kỷ trước. Các hệ thống ra đời sớm nhất được thực hiện dựa trên công nghệ
tương tự và cấu trúc tế bào cơ bản của thông tin di động. Nhiều vấn đề có tính
nguyên tắc cơ bản đã được giải quyết trong những hệ thống này. Và có nhiều các hệ
thống không tương thích đã được đưa ra cung cấp dịch vụ trong những năm 80.
Các hệ thống thế hệ thứ 2 (2G) được xây dựng trong những năm 80 vẫn được sử
dụng chủ yếu cho thoại nhưng đã được thực hiện trên cơ sở công nghệ số, bao gồm
các kỹ thuật xử lý tín hiệu số. Các hệ thống 2G này cung cấp các dịch vụ thông tin dữ
liệu chuyển mạch kênh ở tốc độ thấp. Tính cạnh tranh lại một lần nữa dẫn tới việc
thiết kế và thực hiện các hệ thống bị phân hoá thành các chuẩn khác nhau không

tương thích như: GSM (hệ thống di động toàn cầu) chủ yếu ở châu Âu, TDMA (đa
truy nhập phân chia theo thời gian) IS-54/IS-136 ở Mỹ, PDC (hệ thống di động tế
bào số cá nhân) ở Nhật và CDMA (đa truy nhập phân chia theo mã) IS95, một hệ
thống khác tại Mỹ. Các hệ thống này hoạt động rộng khắp trên lãnh thổ quốc gia
hoặc quốc tế và hiện nay chúng vẫn chiếm vai trò là các hệ thống chủ đạo, mặc dù
tốc độ dữ liệu của các thuê bao trong hệ thống bị giới hạn nhiều.
Bước chuyển tiếp giữa 2G và 3G là 2.5G. Thế hệ 2,5G được phát triển từ 2G với dịch
vụ dữ liệu và các phương thức chuyển mạch gói, và nó cũng chú trọng tới các dịch vụ
3G cho các mạng 2G. Về cơ bản nó là sự phát triển của công nghệ 2G để tăng dung
SVTH: Nguyễn Thị Phương Lớp: H09CN2 Page 25

×