Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Tư tưởng hòa bình trong triết học phương Tây cận hiện đại và ý nghĩa hiện thời của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 159 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN ĐẮC LÝ




TƢ TƢỞNG HÕA BÌNH TRONG TRIẾT HỌC PHƢƠNG
TÂY CẬN HIỆN ĐẠI VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ




LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC





Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN ĐẮC LÝ


TƢ TƢỞNG HÕA BÌNH TRONG TRIẾT HỌC PHƢƠNG


TÂY CẬN HIỆN ĐẠI VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ


Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số: 62.22.80.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

NGUỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS TRẦN VĂN PHÕNG
2. PGS.TS NGUYỄN QUANG HƢNG


Hà Nội - 2014
Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các trích
dẫn trong luận án có xuất xứ rõ ràng. Các kết quả trình bày trong luận án là
trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu
nào khác.
Hà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2014
Tác giả luận án



Nguyễn Đắc Lý

LỜI CẢM ƠN

Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành cảm

ơn PGS.TS Trần Văn Phòng, PGS.TS Nguyễn Quang Hưng đã tận tình hướng
dẫn, động viên trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận án để tác giả có
thể hoàn thành bản luận án này.
Xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo thuộc khoa Triết học,
phòng Đào tạo sau đại học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội; các cán bộ thư viện Quân đội, Học viện Chính trị,
Bộ Quốc phòng, thư viện Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Viện Hàm lâm
Khoa học Xã hội Việt Nam, , đã tận tình giúp đỡ tác giả tìm kiếm các nguồn
tài liệu cần thiết trong quá trình viết luận án này.
Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, cơ quan
và bạn đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian nghiên
cứu thực hiện bản luận án.

Tác giả: Nguyễn Đắc Lý


1

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ……….……………………………………………………
3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN TỚI NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI …………………….………

8
1.1. Các công trình nghiên cứu về điều kiện và tiền đề ra đời tư
tưởng hòa bình trong triết học phương Tây cận hiện đại

8

1.2. Các công trình nghiên cứu về nội dung tư tưởng hòa bình
trong triết học phương Tây cận hiện đại ………………………….

12
1.3. Các công trình nghiên cứu về ý nghĩa hiện thời của tư tưởng
hòa bình trong triết học phương Tây cận hiện đại

16
Chƣơng 2. ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ RA ĐỜI TƢ TƢỞNG HÕA
BÌNH TRONG TRIẾT HỌC PHƢƠNG TÂY CẬN HIỆN ĐẠI …

31
2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và chính trị cho sự ra đời
tư tưởng hòa bình trong triết học phương Tây cận hiện đại ………

31
2.2. Tiền đề lý luận cho sự ra đời của tư tưởng hòa bình trong triết
học phương Tây cận hiện đại ………………………………

40
Chƣơng 3. TƢ TƢỞNG HÕA BÌNH TRONG TRIẾT HỌC
PHƢƠNG TÂY CẬN HIỆN ĐẠI …………………………………
3.1. Tư tưởng hòa bình trong triết học Khai sáng Anh …………

61
61
3.2. Tư tưởng về hòa bình trong triết học Khai sáng Pháp ……….
76
3.3. Tư tưởng hòa bình trong triết học cổ điển Đức ………………
91

Chƣơng 4. Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA TƢ TƢỞNG HÕA
BÌNH TRONG TRIẾT HỌC PHƢƠNG TÂY CẬN HIỆN ĐẠI …

108
4.1. Những giá trị và hạn chế của tư tưởng hòa bình trong triết
học phương Tây cận hiện đại ……………………………………

108

2

4.2. Sự kế thừa tư tưởng hòa bình trong triết học phương Tây cận
hiện đại của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin ……

119
4.3. Xây dựng “văn hóa hòa bình” - sự kế tiếp và triển khai dự án
“nền hòa bình vĩnh cửu” trong bối cảnh toàn cầu hóa ……………

127
KẾT LUẬN …………………………………………………………
140
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ……………………………………………

144
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………
145


3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay, lưỡng đề chiến tranh và hoà bình đã và đang
được đặt ra ở vị trí hàng đầu lịch sử và trở thành một trong những vấn đề
toàn cầu gay gắt nhất, có ý nghĩa đặc biệt đối với số phận tiếp theo của nhân
loại, đối với việc duy trì sự sống trên trái Đất. Việc tiếp tục mở rộng về tần
suất và quy mô của chiến tranh trong nhiều thế kỷ như một hiện tượng lịch sử
- xã hội đến nay đã đạt tới giới hạn mà tiếp theo đó có thể là cuộc chiến tranh
hạt nhân với nguy cơ hủy diệt toàn nhân loại. Quá trình toàn cầu hoá đang
diễn ra mạnh mẽ đem lại cho vấn đề chiến tranh và hoà bình những nội dung
mới, đòi hỏi phải được làm sáng tỏ về phương diện triết học xã hội. Về phần
mình, chúng ta phải nghiên cứu chính lịch sử tư tưởng triết học về hòa bình
như tiền đề lý luận để giải quyết vấn đề gìn giữ hòa bình và chống chiến tranh
trong điều kiện hiện nay.
Vốn là một phương tiện giải quyết khá hiệu quả các vấn đề chính trị và
nhất là quyền lực trong nhiều thế kỷ, ngày nay chiến tranh đã mất đi “vai trò”
lịch sử của nó. Đó là do, trong điều kiện kỹ thuật quân sự phát triển, mọi cuộc
xung đột diễn ra, sớm hay muộn cũng buộc các bên tham chiến phải sử dụng
vũ khí công nghệ cao có khả năng hủy diệt hàng loạt. Trong trường hợp chiến
tranh hạt nhân xảy ra, sẽ không có người chiến thắng, tất cả đều chiến bại.
Chính vì vậy giá trị của hoà bình cũng tăng lên, nó ngày càng trở thành điều
kiện cần thiết để duy trì nền văn minh nhân loại. Tình hình thế giới ngày nay
đang làm thay đổi khá căn bản các cách hiểu vốn đã ăn sâu trong nhiều thế kỷ
về vai trò của chiến tranh trong đời sống xã hội. Trong quá khứ, có những nhà
tư tưởng đã đánh giá phiến diện về chiến tranh và hoà bình, đã đem đối lập
chúng như cái thiện và cái ác một cách trừu tượng, chẳng hạn như N.
Machiavelli, F. Nietzsche,v.v., đã xem chiến tranh như là động lực của sự

4


phát triển xã hội. Ngược lại với quan niệm trên, một số triết gia như J.J.
Rousseau, I. Kant, v.v., đã đánh giá chiến tranh là tập hợp mọi tội ác của nhân
loại và kêu gọi hoà bình. Sự đối lập của các quan điểm này còn tiếp diễn cả
trong điều kiện hiện nay, phản ánh lập trường phản tiến bộ và lập trường tiến
bộ của các lực lượng xã hội khác nhau. Do vậy, nghiên cứu tư tưởng hòa bình
của nhân loại nói chung và phương Tây nói riêng, đặc biệt tư tưởng hòa bình
trong triết học phương Tây cận hiện đại nổi lên như là một nội dung quan
trọng nhằm vạch trần bản chất phản tiến bộ của các thế lực ủng hộ chiến
tranh, bảo vệ bản chất tiến bộ của các lực lượng yêu chuộng hòa bình, từ đó
kêu gọi mọi người tích cực tham gia gìn giữ hoà bình như một việc làm vừa
có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách.
Dân tộc Việt Nam vốn yêu hòa bình, sống trong điều kiện phải thường
xuyên đấu tranh chống lại các thế lực thù địch từ bên ngoài, chúng ta hiểu rõ
những hậu quả của chiến tranh cũng như những giá trị quý báu của hòa bình.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, chúng ta luôn có những ứng xử mềm
dẻo đối với các nước lớn để tìm kiếm hòa bình, do vậy đã hình thành nên
truyền thống yêu chuộng hòa bình của dân tộc. Để xây dựng và phát triển đất
nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thì việc nghiên
cứu tư tưởng hòa bình được phản ánh trong triết học của thời đại trước để
hiểu rõ xu thế phát triển chung toàn nhân loại là việc làm cần thiết.
Như vậy, trong thời đại ngày nay, vấn đề chiến tranh và hoà bình đã trở
thành một trong những vấn đề căn bản của toàn bộ nền chính trị quốc tế. Hoà
bình trở thành điều kiện khách quan cần thiết để duy trì và phát triển nền văn
minh nhân loại. Việc tạo dựng một nền hòa bình vững chắc đòi hỏi phải có
nền tảng lý thuyết là toàn bộ lịch sử tư tưởng về hòa bình mà nhân loại đã tích
luỹ được. Chính vì những lý do nêu trên và trong giới hạn phạm vi một luận
án tiến sĩ triết học, chúng tôi quyết định lựa chọn vấn đề “Tư tưởng hòa bình

5


trong triết học phương Tây cận hiện đại và ý nghĩa hiện thời của nó” làm
đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Trên cơ sở phân tích nội dung tư tưởng hòa bình trong triết
học phương Tây cận hiện đại, luận án chỉ ra ý nghĩa hiện thời của nó, đặc biệt
là đối với việc xây dựng văn hóa hòa bình hiện nay
Nhiệm vụ: Để đạt mục đích đó, luận án cần giải quyết những nhiệm vụ cơ
bản sau đây:
Thứ nhất, phân tích và làm sáng tỏ những điều kiện kinh tế - xã hội, văn
hóa, chính trị và tiền đề của tư tưởng hòa bình trong lịch sử triết học phương
Tây cận hiện đại.
Thứ hai, khảo cứu những tư tưởng tiêu biểu về hòa bình trong triết học
phương Tây cận hiện đại.
Thứ ba, chỉ ra ý nghĩa hiện thời của tư tưởng triết học phương Tây cận
hiện đại về hoà bình, nhất là ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp xây dựng văn
hóa hòa bình hiện nay.
3. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên cơ sở lý luận Mác - Lênin về mối quan
hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, giữa kinh tế và chính trị, quan điểm
mác xít về chiến tranh và hoà bình.
Phương pháp nghiên cứu: Luận án được thực hiện bằng các phương
pháp như phân tích và tổng hợp, thống nhất lịch sử - lôgíc, so sánh, khái quát
hoá, đọc văn bản,
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hòa bình là một hiện tượng văn hóa xã hội được
đề cập tới trên nhiều phương diện khác nhau, nhưng Luận án này chỉ đề cập
tới hòa bình trên phương diện triết học. Khái niệm triết học về hòa bình biểu

6


thị một định hướng giá trị thể hiện ở thái độ chống chiến tranh dựa trên các
căn cứ đạo đức bắt nguồn từ bản tính người; Ủng hộ việc tổ chức đời sống
cộng đồng theo các nguyên tắc xuất phát từ giá trị thuần túy mang bản chất
người; Sử dụng các biện pháp phi bạo lực để giải quyết xung đột như phương
tiện cơ bản nhằm đạt tới những mục đích cá nhân và cộng đồng. Nói cách
khác, hòa bình là giá trị tinh thần đóng vai trò như bộ phận cấu thành nhân
tính của con người cộng đồng. Thái độ đối với hòa bình của cá nhân biểu thị
nhân cách của mình với tư cách một thực thể xã hội. Do vậy, triết học xem xét
hiện tượng “hòa bình” từ hai kiểu lập trường của con người đối với cách thức
giải quyết xung đột. Lập trường thụ động thể hiện ở việc phản đối chiến tranh
bằng tuyên bố, lời nói về mặt đạo đức, văn hóa tinh thần. Lập trường xây
dựng tích cực thể hiện ở sự ủng hộ và kiên định hợp tác cộng đồng dựa trên
thỏa hiệp, đàm phán. Hai chiều cạnh này của thái độ đối với giá trị “hòa bình”
có nghĩa là thừa nhận rằng, hòa bình không đơn giản là vắng mặt chiến tranh
mà còn là điều kiện để tổ chức cuộc sống cộng đồng thông qua sự hợp tác tự
nguyện giữa các thành viên cộng đồng, chống lại sự tổ chức đời sống đó theo
kiểu bị gán ghép bằng áp lực từ bên ngoài. Những nội dung nêu trên của khái
niệm tư tưởng hòa bình trong triết học phương Tây cận hiện đại là đối tượng
nghiên cứu trong luận án.
Phạm vi nghiên cứu: Tư tưởng hòa bình được trình bày trong tác phẩm
của các nhà triết học phương Tây tiêu biểu thời cận hiện đại T. Hobbes, J.
Locke, C.I. Saint Pierre, Montesquieu, J.J. Rousseau và I. Kant.
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án phân tích làm rõ và khái quát được nội dung quan trọng nhất của
tư tưởng hòa bình trong triết học phương Tây cận hiện đại.

7

Luận án cũng nêu bật ý nghĩa của nó trong việc kiến tạo văn hoá hoà

bình, tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển bền vững của loài người hiện
nay và trong tương lai.
6. Ý nghĩa của luận án
Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần làm rõ những nội dung cơ bản nhất
của tư tưởng triết học thời cận hiện đại về hoà bình, rút ra được những ý nghĩa
thời sự của tư tưởng đó đối với cuộc đấu tranh chống chiến tranh, gìn giữ hoà
bình trong thời đại ngày nay.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho công tác giảng dạy và nghiên cứu về triết học phương Tây cận hiện đại,
cung cấp thêm luận cứ để khẳng định giá trị của hòa bình ở thời hiện đại, tính
cấp thiết của việc tạo dựng văn hóa hòa bình hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác
giả, tài liệu tham khảo, Luận án gồm 4 chương, 11 tiết.

8

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN TỚI NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Các công trình nghiên cứu về điều kiện và tiền đề ra đời tƣ
tƣởng hòa bình trong triết học phƣơng Tây cận hiện đại
Có thể thấy, tư tưởng về hòa bình trong triết học phương Tây cận hiện
đại được hình thành từ những điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, chính trị của
thời đại và lấy tiền đề lý luận từ những tác phẩm triết học phương Tây ở các
thời đại trước. Điều này thể hiện trong các công trình của các triết gia về sau
đều đề cập tới tư tưởng hòa bình trong các tác phẩm của các triết gia trước.
Trong số những tác phẩm của các nhà tư tưởng từ thời kỳ cổ đại Hy Lạp đến
thời kỳ Phục hưng phải đề cập đến những tác phẩm của Platon, Aristotle, và
các sách Kinh thánh Cựu ước và Tân ước của Kitô giáo.

Bàn về điều kiện cho sự ra đời tư tưởng hòa bình trong triết học phương
Tây cận hiện đại, trong tác phẩm “Tình hình nước Đức” [61]. F. Engels đã chỉ
ra hoàn cảnh nước Đức trong các thế kỷ trước, đặc biệt, nước Đức cuối thế kỷ
XVIII như một đống những chán chường, mục nát và tan rã. Không ai cảm
thấy dễ chịu. Thủ công nghiệp, thương nghiệp, công nghiệp và nông nghiệp
đều rơi vào cảnh điêu tàn và cùng cực. Bên cạnh đó, F. Engels cũng viết về sự
ảnh hưởng của cuộc cách mạng Pháp đến thời cận hiện đại nói chung và đến
nước Đức nói riêng, nó như một luồng gió mới thổi từ bên ngoài vào nước
Đức [Xem: 61, tr. 754-756]. Những điều kiện trên đây có ảnh hưởng lớn đến
tư tưởng về hòa bình trong triết học phương Tây cận hiện đại nói chung và tư
tưởng về hòa bình trong triết học cổ điển Đức nói riêng.
Trong cuốn “Lịch sử triết học”, tập II, (1992), [118], với mục đích chính
là trình bày tư tưởng triết học thời cận đại, các tác giả đã phân tích làm sáng
tỏ những điều kiện kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến tư tưởng triết học của

9

thời đại. Theo đó, khi nhân loại chuẩn bị bước sang thế kỷ XIX, một loạt
nước tây Âu theo con đường tư bản chủ nghĩa đã đạt đến trình độ phát triển
kinh tế tương đối cao. Và sự kiện quan trọng nhất trong đời sống xã hội có
ảnh hưởng lớn và làm thay đổi bộ mặt các nước tây Âu là cuộc cách mạng
công nghiệp ở Anh bắt đầu từ năm 1760. Với sức ảnh hưởng của cuộc cách
mạng công nghiệp, đã biến nước Anh từ một nước có nền công nghiệp nhỏ bé
thành một nước tư bản chủ nghĩa lớn mạnh nhất, có ảnh hưởng lớn về kinh tế
và chính trị đến các nước trên thế giới [Xem: 118, tr. 140]. Đồng thời, để làm
rõ tính đặc thù trong sự hình thành tư tưởng lý luận của các nhà triết học cổ
điển Đức, tác giả còn chỉ rõ, tuy nằm trong khuôn khổ lịch sử cận hiện đại ở
tây Âu, song tư tưởng triết học Đức nói chung và tư tưởng về hòa bình nói
riêng có những sắc thái nội dung khác biệt được quy định bởi điều kiện lịch
sử đặc thù của nước Đức. Có thể nói, trong khi nước Anh và Pháp đang tiến

nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa thì nước Đức vẫn là một nước lạc hậu
về kinh tế và chính trị - xã hội [Xem: 118, tr. 141].
Bên cạnh những công trình chuyên khảo bàn về điều kiện ra đời tư tưởng
hòa bình trong triết học phương Tây cận hiện đại, còn có những công trình
chuyên khảo bàn về tiền đề lý luận cho sự ra đời tư tưởng hòa bình trong triết
học phương Tây cận hiện đại. Trong công trình “106 nhà thông thái” của tác
giả P.S. Taranop (2000), [90] đã trình bày cuộc đời, số phận, học thuyết và tư
tưởng của các nhà triết học lớn trên thế giới, trong đó khi trình bày về tư
tưởng, học thuyết của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại, tác giả đã chú ý tuyển
chọn, giới thiệu và bình chú tư tưởng của họ về vai trò của chiến tranh cũng
như tác hại của chiến tranh và giá trị của hòa bình. Theo đó, hòa bình tốt hơn
chiến tranh, hòa giải tốt hơn chinh phạt [Xem: 90, tr. 228].
Công trình“Chiến tranh, hòa bình và trật tự thế giới trong lịch sử châu
Âu” (War, peace and world orders in european history) (2001), [128] của

10

Anja V. Hartmann and Beatrice Heuser War đã biên tập lại các bài viết bởi
các tác giả xuất phát từ lập trường chính trị và quan hệ quốc tế nghiên cứu
vấn đề chiến tranh và hòa bình trong lịch sử châu Âu từ thời cổ đại cho đến
thời cận đại. Qua đó tác giả cũng đã trình bày tư tưởng về hòa bình của các
nhà tư tưởng trong lịch sử phương Tây. “Khi hòa bình, những người con trai
chôn cất bố mình; khi chiến tranh, những người bố phải chôn con trai họ”
[128, tr. 39].
Trong cuốn “Xã hội mở và kẻ thù của nó”, (2004), [84], K. Popper đã
xem xét tư tưởng hòa bình thời cổ đại Hy Lạp, đặc biệt là tác phẩm “Cộng
hòa” của Platon. K. Popper coi nó như cội nguồn lý luận của chế độ toàn trị.
Các tác giả khác lại cho rằng, Platon hướng tới một xã hội lý tưởng với một
nhà nước lý tưởng là nền cộng hòa, đã tập trung làm sáng tỏ ý nghĩa của thuật
ngữ cộng hòa với nghĩa là công bình. Theo N.P. White, trong Cộng hòa,

Platon đã chỉ ra con đường đem lại hạnh phúc cho tất cả mọi công dân của
nhà nước - thành bang dưới hình thức tổ chức cộng hòa là ở chỗ “cần phải tạo
lập hòa bình, cần phải loại bỏ xung đột xã hội, thực hiện chính sách nhân đạo”
[134, tr. 120]. Tác giả J. Annas lại nhấn mạnh tư tưởng của Platon về mối liên
hệ mật thiết giữa hòa bình với khế ước xã hội. Theo ông, Platon đã coi nhân
tố chủ quan của con người là điều kiện tiên quyết để nhà nước, xã hội thực
hiện những luật pháp trong các lĩnh vực tôn giáo, đạo đức, luân lý, v.v Đây
chính là biểu hiện tính năng động, tính chủ thể xã hội của con người như cái
hạn chế, ngăn chặn sự lộng hành của bản năng, dục vọng, thói vị kỷ của con
người tự nhiên và qua đó loại bỏ sự bất công và xung đột, chiến tranh không
tránh khỏi trong xã hội [Xem: 121, tr. 88-95]. Theo R.F. Stalley, Platon luôn
đề cao hòa bình hơn chiến tranh, ông ưu tiên các giải pháp chính trị hơn các
giải pháp quân sự, đề nghị sử dụng hòa giải chứ không phải vũ lực để giải
quyết xung đột xuất hiện giữa các nhà nước [Xem: 133, tr. 210-212].

11

Trong phần dẫn nhập “Kinh thánh Cựu ước & Tân ước - Lời Chúa cho
mọi người” (2007), [30], Hội đồng Giám mục Việt Nam đã nêu bật tinh thần
nhân văn nhân ái, tình yêu thương đối với con người, tinh thần hướng thiện
như là chuẩn mực để đạt được nền hòa bình Kitô giáo, hòa bình chính là sự
“bình an”, cái mà nhân loại luôn hướng tới [Xem: 06, tr. 100-101]. Tinh thần
đó của Kitô giáo tiếp tục được đề trong cuốn “Tóm lược Học thuyết Xã hội
của Giáo hội Công giáo” (2007), [29], do Hội đồng Giám mục Việt Nam, ủy
ban Bác ái xã hội biên soạn, bên cạnh việc trình bày hệ thống học thuyết xã
hội của Giáo hội Công giáo, cuốn sách còn dành cả một chương (chương 11,
trang 337-356) để trình bày tư tưởng về hòa bình Kitô giáo. Nó nói nên tinh
thần nhân văn Kitô giáo đối với nền hòa bình thế giới cũng như trách nhiệm
của mỗi con người đối với mọi thời đại. Theo đó, “hòa bình không phải chỉ là
không có chiến tranh, cũng không phải hạ thấp xuống tới mức chỉ là giữ cho

các bên thù địch nhau cân bằng về quyền lực; mà đúng hơn, hòa bình được
xây dựng trên việc hiểu đúng con người và đòi hỏi phải thiết lập một trật tự
dựa trên nền tảng công lý và bác ái” [29, tr. 340].
Nghiên cứu về tư tưởng hòa bình trong triết học phương Tây, có thể kể
đến công trình “Triết học Tây phương từ khởi thủy đến đương đại” (2010),
[79]. Trên cơ sở trình bày tư tưởng của các nhà triết học thời Phục hưng, tác
giả của công trình khoa học nay đã trình bày tư tưởng về hòa bình của các
triết gia thời Phục hưng chẳng hạn như tư tưởng của Mirandola trong tiểu
phẩm “Về phẩm giá con người” (1487), tư tưởng của Erasmus Rotterdamus
trong tác phẩm “Than phiền về hòa bình” (1517), trong đó ông khẳng định,
hòa bình là nguồn gốc của những điều tốt đẹp, những điều thánh thiện còn
chiến tranh là nguyên nhân của điều tai họa và những cái ác.
Trong công trình “Triết học đại cương” (2013), [34], các tác giả đã đề
cập đến tác phẩm có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng chính trị nói chung và tư

12

tưởng hòa bình thời cổ đại Hy Lạp nói riêng cũng như có sức ảnh hưởng lớn
đến các triết gia sau này, đó là tác phẩm “Chính trị luận” của Aritstotle. Theo
các tác giả, Aristotle đã phê phán nhà nước lý tưởng của Platon và nhận định
chẳng khi nào con người có thể đạt được nhà nước như vậy, nhưng con người
có thể xây dựng được cho mình một nhà nước tốt nhất có thể được. Trong nhà
nước mà ông hướng tới con người có thể đạt tới khát vọng tự nhiên của mình
là chung sống hòa bình, công bình và tốt đẹp [Xem: 34, tr. 173-176].
Những công trình nghiên cứu trên đây đã cho thấy tư tưởng về hòa bình
trong triết học phương Tây từ cổ đại đến phục hưng đã được bàn tới trong
những tác phẩm triết học. Hòa bình như là sự bình an đối với con người, loài
người, nó minh chứng cho giá trị nhân văn của con người. Mặc dù, tư tưởng
về hòa bình ở những thời kỳ này còn mang tính ảo tưởng, trừu tượng nhưng
đã là những tiền đề lý luận quan trọng cho sự ra đời của tư tưởng về hòa bình

trong triết học tây Âu thời cận hiện đại.
1.2. Các công trình nghiên cứu về nội dung tƣ tƣởng hòa bình trong
triết học phƣơng Tây cận hiện đại
Tư tưởng hòa bình trong triết học tây Âu thời cận hiện đại là chủ đề
nghiên cứu của công trình “Học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh và quân
đội” do Đ.A. Vôncôgônốp viết (1998), [116]. Tác giả đã phân tích nguồn gốc
và bản chất của chiến tranh, các kiểu chiến tranh cơ bản và vai trò của chiến
tranh trong lịch sử. Tác giả còn đặc biệt chú ý trình bày những quan điểm
trước Mác về chiến tranh và hòa bình trong lịch sử [Xem: 116, tr. 129-137].
Qua đó tác giả cũng khẳng định bên cạnh những hạn chế về lập trường tư
tưởng khi đưa ra tư tưởng về hòa bình, thì nó cũng có những giá trị nhất định
cho việc luận chứng sự cần thiết của hòa bình đối với sự tồn vong của nhân
loại. Tác giả cuốn sách khẳng định, những quan điểm trước Mác giải quyết
vấn đề chiến tranh và hòa bình nói chung đều xuất phát từ lập trường trừu

13

tượng, phi lịch sử. Do vậy thực chất và bản chất sâu xa của chiến tranh và hòa
bình không được nhận thức một cách đúng đắn, vai trò của chúng trong lịch
sử bị đánh giá một cách hời hợt, phiến diện [Xem: 116, tr. 136].
Ở một công trình nghiên cứu khác, cuốn “Lịch sử các học thuyết chính
trị trên thế giới” (2001), [93], trên cơ sở cách tiếp cận nghiên cứu lịch sử
chính trị, các tác giả đã đề cập đến tư tưởng về hòa bình và lên án chiến tranh
của nhiều nhà tư tưởng phương Tây từ thời kỳ cổ đại đến thời cận hiện đại,
trong đó tư tưởng hòa bình được thể hiện trong tư tưởng chính trị của
Montesquieu, J.J. Rousseau, I. Kant. Chẳng hạn như trong học thuyết chính trị
của mình Montesquieu (1689 - 1775) đã “hết sức chú trọng các quy luật tự
nhiên mà theo ý ông đã tồn tại trước khi xã hội ra đời. Đó là bình đẳng, hòa
bình, khát khao kiếm thức ăn,… Ra khỏi tình trạng tự nhiên con người đã bị
mất đi bình đẳng và giữa họ bắt đầu có chiến tranh. Các cuộc chiến tranh đã

buộc con người phải thiết lập những đạo luật tối ưu. Luật quốc tế được thiết
lập nhằm xác định mối quan hệ giữa các dân tộc, luật chính trị để xác định
mối quan hệ giữa người cầm quyền và người bị trị, luật dân sự điều hành mối
quan hệ giữa các công dân” [93, tr. 314].
Đặc biệt, khi đề cập đến học thuyết chính trị của I. Kant, cuốn sách đã có
những nhận định, đánh giá cao về dự án thiết lập nền “hòa bình vĩnh cửu” của
ông. Đó là một nền hòa bình lý tưởng mà nhân loại hướng tới, theo đó, “điều
đó có thể đạt được trong tương lai rất xa, khi thành lập được liên bang các
quốc gia bình đẳng, độc lập có hình thức cộng hòa. Theo Kant, việc thành lập
liên bang hùng mạnh đó cuối cùng sẽ đến. Tiền đề cho nó là việc khai sáng và
giáo dục nhân dân, là lý trí và hảo tâm của các nhà cầm quyền” [93, tr. 430].
Tác giả cuốn“Triết học Tây phương từ khởi thủy đến đương đại” (2010),
[79], khi bàn về tư tưởng của T. Hobbes, đã nêu ra những mặt trái, tiêu cực
của chiến tranh, cũng như khẳng định giá trị và khát vọng về hòa bình cho sự

14

tồn tại và phát triển của con người và xã hội. Khi chiến tranh xảy ra, nó
“không có chỗ cho công nghiệp; vì kết quả từ đó là không chắc chắn; và do
vậy, không có sự trồng trọt trên trái đất; không có nghề hàng hải, cũng không
có việc sử dụng các hàng hóa được nhập khẩu bằng đường biển; không có tòa
nhà rộng rãi; không có phương tiện chuyển động, và di chuyển, chẳng hạn
như các điều đòi hỏi nhiều sức mạnh; không có tri thức về diện mạo trái đất;
không tính đến thời gian; không có nghệ thuật; không thư từ; không xã hội;
trong tất cả, điều tệ hại nhất: nỗi sợ hãi liên tục, mối nguy hiểm về cái chết
hung bạo; cuộc sống con người lúc đó chìm trong cô đơn, nghèo khó, ô trọc,
tàn bạo và ngắn ngủi” [79, tr. 397].
Cũng trong cuốn sách này, tác giả đã nghiên cứu tư tưởng về hòa bình
của J. Locke. Theo tác giả, J. Locke, từ sự phân tích hai trạng thái con người
sống, đó là trạng thái tự nhiên và trạng thái xã hội công dân, qua đó đã hướng

con người tới xã hội công dân thông qua lý luận về khế ước xã hội, coi nó như
là sự đảm bảo cho nền hòa bình xã hội. Ở đó, J. Locke đề cao tinh thần khoan
dung giữa nhà nước thế tục và giáo hội như là điều kiện để đảm bảo hòa bình
xã hội [Xem: 79, tr. 556-562].
Bên cạnh các công trình chuyên khảo trên bàn về vấn đề hòa bình, còn có
những bài viết của các tác giả được đăng trên các tạp chí khoa học khác nhau.
Ở bài viết “Hướng tới nền hòa bình vĩnh cửu - Khát vọng của nhân loại”
(2005) [66], tác giả Nguyễn Thị Phương Mai đã đi sâu trình bày một cách đầy
đủ tư tưởng về nền hòa bình vĩnh cửu của I. Kant trong tác phẩm “Hướng tới
nền hòa bình vĩnh cửu” của ông được viết năm 1795. Theo I. Kant để có một
nền hòa bình vĩnh cửu, nhân loại cần áp dụng ba điều khoản cuối cùng: “1.
Hiến pháp dân sự của mỗi quốc gia nên hướng tới nền cộng hòa; 2. Luật pháp
quốc tế phải dựa trên liên minh của những quốc gia tự do; 3. Quyền công dân
thế giới bị giới hạn bởi hoàn cảnh của lòng mến khách chung” [66, tr. 53].

15

Qua đó, theo tác giả, trong điều kiện hiện nay, mặc dù còn những điều khó có
thể thực hiện được khi trong xã hội vẫn có không ít thế lực nuôi tham vọng
thống trị xã hội bằng chiến tranh, bằng sức mạnh của vũ khí hủy diệt. Nhưng
một nền hòa bình thực sự chỉ có được khi cả nhân loại đoàn kết trong một liên
minh rộng lớn và đủ sức chống lại chiến tranh.
Trong bài viết “Chủ nghĩa nhân đạo trong đạo đức học của I. Kant: ảo
tưởng hay hiện thực? (qua phân tích ý tưởng của I. Kant về một nền hòa bình
vĩnh cửu)” (2006), [14], tác giả Nguyễn Quang Hưng đã khẳng định ý tưởng
về một nền hòa bình vĩnh cửu không phải là kết quả của sự tưởng tượng vô
căn cứ mà đã được xây dựng trên hai tiền đề là chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn
Tây Âu cân đại với những quan niệm về “quyền tự nhiên của con người” và
chủ nghĩa tư bản với nền sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường, nhu cầu trao
đổi thương mại gắn liền với tinh thần trọng thương. Hòa bình theo quan niệm

của I. Kant là hòa bình dài lâu, hòa bình vĩnh cửu [Xem: 14, tr. 515]. Mặc dù
trong thời đại ngày nay, chúng ta có thể thấy vô số những khó khăn trong việc
thực thi một nền hòa bình vĩnh cửu, thậm chí còn có những hoài nghi về tư
tưởng hòa bình của I. Kant khi cho rằng nó là ảo tưởng, là hình thức. Đặc biệt
nguy cơ chiến tranh xung đột, chiến tranh thế giới đang treo lơ lửng trên đầu
nhân loại từ trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh cho tới nay vẫn chưa được
loại bỏ. Nhưng theo tác giả của bài viết, chúng ta vẫn có cơ sở để có thể lạc
quan về một nền hòa bình vĩnh cửu trong tương lai [Xem: 14, tr. 524-526].
Từ một hướng nghiên cứu khác, trên cơ sở cách tiếp cận thực tiễn quan
hệ chính trị quốc tế ở châu Âu, trong bài viết “Hướng tới một nền hòa bình
vĩnh viễn ở châu Âu” ( 2011), [54], tác giả Nguyễn Đình Luân đã phân tích
tình hình chính trị thế giới, cũng như ở khu vực châu Âu, đặc biệt mối quan
hệ chiến lược Nga và Mỹ để từ đó chỉ ra những cơ hội hóa giải những bất
đồng, qua đó tác giả khẳng định xét từ một phương diện nhất định, trong thời

16

đại hiện nay, nhân loại (châu Âu) đang từng bước hiện thực hóa một nền hòa
bình vĩnh cửu theo tư tưởng của I. Kant với những điều khoản cuối cùng
[Xem: 54, tr. 171-173]. Những diễn biến gần đây trong quan hệ Nga - Ucraina
- Mỹ (G.7) cho thấy phân tích của tác giả có thể là hơi sớm lạc quan. Tuy
nhiên, nhìn từ góc độ chính trị, quan hệ quốc tế công trình nghiên cứu của tác
giả đã chỉ ra được những hậu quả nặng nề của chiến tranh, nguyên nhân của
những cuộc chiến tranh xung đột trên thế giới trong thế kỷ XX, khẳng định
được giá trị của hòa bình trong thế kỷ mới cũng như những khả năng hiện
thực hóa một nền hòa bình vĩnh cửu trên phạm vi khu vực. Mặc dù vậy, các
công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại xem xét hòa bình như là trạng
thái không có chiến tranh mà thôi.
Có thể thấy, tư tưởng hòa bình trong triết học phương Tây cận hiện đại
được các tác giả đề cập tới khá sâu sắc, các công trình nghiên cứu đã khẳng

định, chiến tranh và hòa bình đều xuất phát từ chính con người, khẳng định sự
cần thiết phải xây dựng hòa bình như là điều kiện cho sự tồn tại của con người
trên trái đất, còn chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh phi nghĩa là phản tiến bộ,
là việc làm dã man đối với loài người. Tuy nhiên, tư tưởng về hòa bình của
các triết gia phương Tây, cũng như các công trình nghiên cứu về nó đều cho
thấy, hòa bình mới chỉ dừng lại ở việc coi hòa bình là sự vắng bóng của chiến
tranh, hòa bình là sự biểu thị quan hệ giữa các nhà nước, các quốc gia. Những
giá trị tích cực trong những nghiên cứu tư tưởng về hòa bình trong triết học
phương Tây cận hiện đại sẽ được chúng tôi kế thừa trong triển khai nghiên
cứu của mình.
1.3. Các công trình nghiên cứu về ý nghĩa hiện thời của tƣ tƣởng hòa
bình trong triết học phƣơng Tây cận hiện đại
Có thể thấy, đối với các công trình trong nước nghiên cứu về chiến tranh
và hòa bình, cũng như những nhận định về giá trị, ý nghĩa của chiến tranh và

17

hòa bình được nghiên cứu từ những phương diện khác nhau rất phong phú.
Nhưng, các công trình nghiên cứu về tư tưởng hòa bình từ phương diện triết
học thì còn khiêm tốn, mới chỉ dừng lại ở những cuốn sách nhỏ, những bài
viết được trình bày trong kỷ yếu hội thảo quốc tế hay được đăng trên các tạp
chí mà thôi.
1.3.1. Các công trình bàn về chiến tranh và hòa bình trên lập trường
của chủ nghĩa Mác - Lênin
Trong sách “Vấn đề chiến tranh và hòa bình và vấn đề chung sống hòa
bình” (1961), [91], tác giả đã đề cập tới giá trị mang tính chất nền tảng của
hòa bình đối với sự tồn tại của nền văn minh nhân loại hiện đại, trong đó
khẳng định, với tiềm năng quân sự hiện có, khả năng tồn tại và phát triển tiếp
theo của loài người đòi hỏi các quốc gia có chế độ chính trị - xã hội khác nhau
phải chung sống hòa bình với nhau, loại trừ chiến tranh.

Tác giả của công trình “Chiến tranh và hòa bình trong thời đại hiện nay”
(1972), [92], đã đặt vấn đề bảo vệ hòa bình thế giới là nguyện vọng tha thiết
và là một trong những mục đích và nhiệm vụ cấp bách của loài người hiện
nay. Qua đó ông đã trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến
tranh, phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa, ủng hộ
chiến tranh chính nghĩa, phản đối chiến tranh phi nghĩa, cũng như tán thành
hòa bình chân chính dựa trên cơ sở các dân tộc phải được độc lập tự do, phản
đối “hòa bình” trong nô lệ [Xem: 92, tr. 16]. Đặc biệt, để xây dựng và bảo vệ
nền hòa bình chân chính thì công tác bảo vệ hòa bình thế giới cần phải đặt
trong thế tiến công của cách mạng thế giới.
Trong bài viết “Chiến tranh và hòa bình trong lịch sử loài người”
(1983), [50], tác giả Phan Ngọc Liên, Nguyễn Đình Lễ khẳng định, chiến
tranh là một hiện tượng lịch sử xuất hiện khi xã hội có đối kháng giai cấp. Nó
trở thành chức năng thường xuyên của nhà nước, trở thành một thủ đoạn để

18

củng cố, mở rộng quyền thống trị của giai cấp bóc lột và cướp bóc nhân dân
nước khác. Đồng thời, các tác giả đã phân tích, khái quát những cuộc chiến
tranh và tư tưởng về chiến tranh trong lịch sử loài người từ cổ đại đến thời
hiện đại. Qua đó trình bày quan điểm về hòa bình, đường lối yêu chuộng hòa
bình trên lập trường chủ nghĩa Mác - Lênin và khẳng định cuộc đấu tranh cho
hòa bình của nhân loại và tiến bộ xã hội.
Hay trong bài viết “Chủ nghĩa Mác - Lênin và vấn đề hòa bình” (1983),
[49] tác giả Nguyễn Thành Lê khẳng định chiến tranh là một sản phẩm xã hội
khi lịch sử loài người phát triển đến một trình độ nhất định, nó là sản phẩm
của xã hội có sự phân chia thành giai cấp đối kháng, và trong xã hội tư bản thì
chiến tranh là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản, nó như là một thuộc tính của
chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc. Trong điều kiện hiện nay, theo tác giả
cần, “khóa tay bọn đế quốc hiếu chiến, gìn giữ hòa bình, thực hiện hòa dịu

trong quan hệ quốc tế trở thành những nhiệm vụ hàng đầu của thời đại” [49,
tr. 2]. Đồng thời, tác giả cũng khẳng định hòa bình là sản phẩm của lao động,
là sản phẩm của chủ nghĩa xã hội, hòa bình là bản chất của chế độ ta, là khát
vọng của dân tộc Việt Nam.
Bài viết “Những vấn đề chiến tranh và hòa bình trong thời đại ngày nay”
của tác giả G.V. Srendin (1983), [89], đã phân tích, làm sáng tỏ hai vấn đề.
Một là, giữ gìn và củng cố hòa bình, làm dịu căng thẳng, ngăn chặn chiến
tranh hạt nhân. Hai là, vấn đề đẩy nhanh tiến bộ xã hội và đổi mới cách mạng
đối với thế giới. Trong đó, vấn đề chiến tranh và hòa bình là vấn đề đặc biệt
quan trọng, đe dọa đến sự tồn vong của nhân loại đòi hỏi loài người phải
chung tay chống lại cuộc chạy đua vũ trang và thảm họa hạt nhân cũng như sự
nhất quán đường lối yêu chuộng hòa bình của Đảng Cộng sản Liên Xô.
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu trên khẳng định dù là chính nghĩa
hay phi nghĩa, chiến tranh là sản phẩm của lịch sử, là chức năng của nhà

19

nước. Trong đó, chiến tranh phi nghĩa ngày nay đang đe dọa sự tồn vong của
nhân loại đòi hỏi loài người phải chung tay chống lại các cuộc chay đua vũ
trang, chống lại thảm họa hạt nhân để duy trì và bảo vệ nền hòa bình trên trái
đất. Qua đó khẳng định một giá trị phổ biến đã được chủ nghĩa Mác - Lênin
bàn tới như một chính sách của đường lối đối ngoại của đất nước từ những
thập niên đầu thế kỷ XX, muốn hòa bình phải thực hiện nguyên tắc cùng tồn
tại hòa bình trong các chế độ chính trị khác nhau.
1.3.2. Các công trình bàn về chiến tranh và hòa bình ở thời hiện đại
Cuốn “Bàn về chiến tranh” của tác giả Các Phôn Clau Đơ Vít, Tập 1, 2
và 3 (1981, 1988 và 1989), [10, 11, 12]. Tác giả đã nghiên cứu chiến tranh
trong các mối quan hệ của nó và đi đến kết luận đúng đắn rằng, chiến tranh là
sự tiếp tục chính trị bằng thủ đoạn bạo lực, chính trị làm nảy sinh chiến tranh,
còn chiến tranh là chính trị, là sự thay đổi ngòi bút bằng thanh kiếm. Theo tác

giả, chiến tranh không xuất hiện một cách bất ngờ mà được các chính phủ
tương ứng chuẩn bị một cách lâu dài khi đang tiến hành một chính sách xác
định. Không nên cho rằng quan hệ chính trị sẽ chấm dứt sau khi khởi xướng
chiến tranh, vì quan hệ ấy thể hiện như một chỉnh thể, còn chiến tranh là một
bộ phận của chỉnh thể đó. Chiến tranh có những đặc điểm mà chính trị có.
Chính chính trị tạo ra chiến tranh, chứ không phải ngược lại. Sau khi tuyên bố
chiến tranh, trước khi có những hoạt động quân sự, chính phủ tiến hành một
chính sách xác định nhằm thực hiện lợi ích của mình, và khi nó không đem lại
kết quả mong muốn thì chính phủ chuyển sang hình thức chính trị khác là
chiến tranh. Mục đích của chiến tranh là phá hủy chính sách của đối phương
bằng những phương tiện quân sự.
Được biết tới từ thế kỷ trước, cuốn “Thế giới như tôi thấy” mới đây đã
được dịch và xuất bản bằng tiếng Việt (2005), [21]. Tác giả A. Einstein đã tập
hợp những bài viết, bài nói chuyện và các tiểu luận khoa học của Einstein bàn

20

về khoa học, tư tưởng, tôn giáo và hòa bình quốc tế. Đặc biệt phần chính trị
và chủ nghĩa hòa bình, tác giả trình bày nhiều tư tưởng về chống chiến tranh,
về giải trừ quân bị, về yêu chuộng hòa bình và cùng tồn tại hòa bình. Theo
Einstein chiến tranh thật đê tiện và đáng khinh làm sao. Như trong bài
“Hướng đến việc loại bỏ nguy cơ chiến tranh” theo tác giả thì chiến tranh có
nghĩa là sự hủy diệt tất cả.
Từ cuốn “Chiến tranh và chống chiến tranh” (1995), [96], tác giả Alvin
và Heidi Toffler đã phân chia lịch sử loài người thành ba làn sóng (ba nền văn
minh), và tương ứng với nó là ba hình thái chiến tranh. Đồng thời, hai tác giả
cũng chỉ ra ba hình thái chống chiến tranh, ba hình thái hòa bình tương ứng
được tạo ra từ ba làn sóng. Đặc biệt ngày nay nhân loại đang bước vào nền
văn minh thứ ba, làn sóng thứ ba với hình thái chiến tranh mới nhất thiết cần
có hình thái chống chiến tranh mới, hình thái hòa bì nh trong thế kỷ XXI với

vai trò đặc biệt quan trọng của Liên Hợp Quốc.
Trong chương hai “Vấn đề chiến tranh và hòa bình” của cuốn sách
“Những vấn đề toàn cầu ngày nay” (1999), [85] của mình, tác giả Nguyễn
Trần Quế khẳng định vấn đề chiến tranh và hòa bình là một vấn đề then chốt
nhất trong những vấn đề toàn cầu ngày nay, nó “quyết định đến sự tồn tại hay
không tồn tại, sự phát triển hay không phát triển của xã hội loài người” [85, tr.
30]. Trên cơ sở trình bày khái quát những cuộc chiến tranh trong lịch sử loài
người đặc biệt là hai cuộc thế chiến của thế kỷ XX, những loại vũ khí chiến
tranh trong hiện tại và tương lai, cũng như thế giới sau chiến tranh lạnh với
những mâu thuẫn gay gắt và xu thế mới trong quan hệ quốc tế hiện nay, tác
giả đi đến khẳng định vai trò của Liên hợp quốc trong việc gìn giữ hòa bình,
kiểm soát và giảm trừ quân bị, dự báo hai xu hướng chiến tranh và hòa bình
trong tương lai. Đó là xu hướng chủ nghĩa dân tộc, chủ nghịa vị kỷ, chủ nghĩa
địa phương ngóc đầu dậy ở nội bộ phần nhiều quốc gia và sự tăng cường thế

21

lực hồi giáo kết hợp lại thành một trào lưu ngược khổng lồ tạo ra thách thức
đối với nền hòa bình thế giới. Khả năng chiến tranh lớn sẽ dễ dàng xảy ra khi
thế giới chuyển thành đa cực. Xu hướng thứ hai sau chiến tranh lạnh kết thúc,
đám cháy dần dần sẽ lắng dịu đi và đi vào trật tự. Thế giới sẽ được hòa bình.
Cuối cùng, để thế giới đi vào hòa bình và ổn định theo tác giả cần phải có tư
duy mới về an ninh toàn cầu. Đó là nền an ninh toàn cầu bao gồm 5 lĩnh vực
(quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường - sinh thái); Qúa trình mở cửa
hội nhập của các quốc gia vào nền kinh tế thế giới là một xu hướng toàn cầu
không thể đảo ngược; “Sự tồn tại của trái đất, hòa bình của nhân loại và chủ
nghĩa thống nhất thế giới đang trở thành 3 giá trị phổ quát của nhân loại…
Toàn thể loài người đã tìm thấy kẻ thù chung của mình: nguy cơ chiến tranh
hủy diệt toàn cầu, chủ nghĩa ly khai và khủng bố, nạn ô nhiễm môi trường
sinh thái đang đe dọa sự tồn tại của nhân loại. Ba kẻ thù chung đó đang thách

thức loài người, thách thức sự tồn tại của trái đất và nền văn minh nhân loại”
[85, tr. 65]. Hơn bao giờ hết, thời đại ngày nay đòi hỏi phải khắc phục chiến
tranh, củng cố hòa bình để phát triển. Đó là yêu cầu tiên quyết để đạt tới sự
thịnh vượng về kinh tế và tiến bộ xã hội [Xem: 85, tr. 66].
Trong sách “Vài suy ngẫm về thế giới trong thế kỷ XX và thế kỷ XXI”
(2000), [117], tác giả Hồ Vũ đã tập trung phân tích khái quát những cuộc
chiến tranh, xung đột trong thế kỷ XX, với những hậu quả nặng nề mà chiến
tranh để lại và nguyên nhân của nó không nằm ngoài mưu đồ thống trị và bá
chủ thế giới của các nước đế quốc, đặc biệt là Mỹ. Đồng thời, tác giả cũng chỉ
ra rằng, trong thế kỷ XX, không chỉ có chiến tranh mà còn có hòa bình, mặc
dù nó chỉ là tương đối và mong manh [Xem: 117, tr. 56], cũng như đã gần 2
phần 3 thế kỷ nay, thế giới chưa bị rơi vào cuộc chiến tranh thế giới lần thứ
ba, mặc dù đã không ít lần bị đẩy đến bên “miệng hố chiến tranh” [117, tr.
57]. Qua đó, tác giả tổng kết, thế kỷ thứ XX, xu thế hòa bình đấu tranh quyết

×