Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Tác động của các nhân tố kinh tế - xã hội tới đời sống của đồng bào dân tộc Êđê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***********




LUẬN VĂN THẠC SỸ


TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ – XÃ HỘI TỚI
ĐỜI SỐNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC ÊĐÊ
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐĂK LĂK)


CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ: 60 31 30



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VŨ HÀO QUANG
NGƯỜI THỰC HIỆN : NGUYỄN MINH TUẤN






HÀ NỘI - 2007



2

MỤC LỤC
Mở đầu 4
Lý do chọn đề tài 4
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
Phạm vi nghiên cứu 7
Giả thuyết nghiên cứu 8
Khung lý thuyết 8
Phƣơng pháp nghiên cứu 10
Kết cấu luận văn 11
Nội dung chính 11
Chƣơng I: Cơ sở lý luận và thực tiễn 12
I. Cơ sở lý luận 12
1. Các hƣớng tiếp cận lý thuyết 11
1.1 Lý thuyết hệ thống 12
1.2 Lý thuyết biến đổi 15
1.3 Lý thuyết xung đột 19
2. Hệ khái niệm 20
2.1 Khái niệm biến đổi xã hội 21
2.2 Khái niệm đô thị hoá 22
2.3 Khái niệm chính sách 24
2.4 Khái niệm nền kinh tế thị trƣờng 27
II. Cơ sở thực tiễn 30
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 30
2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 34

3
Chƣơng II: Thực trạng đời sống của đồng bào dân tộc Êđê trên địa
bàn thành phố Buôn Ma Thuột 38

1. Cơ sở hạ tầng 38
2. Mức sống và thu nhập 46
3. Điều kiện sinh hoạt và nhà ở 48
4. Điều kiện giáo dục và y tế 55
5. Sự phân công lao động trong gia đình 60
6. Hoạt động giải trí, lễ hội và sinh hoạt cộng
đồng…63
Chƣơng III. Các nhân tố tác động tới đời sống kinh tế – xã hội của đồng
bào dân tộc Êđê 82
1. Quá trình đô thị hoá 83
2. Nền kinh tế thị trƣờng 103
3. Chính sách xã hội 109
Phần Kết luận và khuyến nghị 118
Tài liệu tham khảo 121
Phụ lục 124

4
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Từ năm 1986, Việt Nam tiến hành đƣờng lối đổi mới kinh tế, từ cơ
chế kinh tế nhà nƣớc tập trung sang cơ chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng
xã hội chủ nghĩa. Sự thay đổi ấy đã mang lại nhiều thành quả rực rỡ trong
mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội. Trong thực tế, quá trình
đổi mới trong 2 thập kỷ qua đã tạo ra một bộ mặt mới cho xã hội Việt
Nam. Các thành tựu to lớn về mặt kinh tế đã khiến cho Việt Nam ngày
càng trở nên thịnh vƣợng. GDP trung bình hàng năm tăng khoảng 7%, tổng
số ngƣời nghèo giảm xuống chỉ còn 8,3% vào năm 2004. Rõ ràng là những
biến đổi văn hoá - xã hội đã tác động rất lớn đến đời sống xã hội Việt Nam
hiện nay. Tuy nhiên, quá trình đổi mới đã đƣa đến những hệ quả khác nhau

đối với các nhóm và tổ chức xã hội khác nhau.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Dân số của các cộng đồng
dân tộc ở Việt Nam rất chênh lệch với nhau. Một số dân tộc có số dân
trên một triệu nhƣ Tày, Thái nhƣng cũng có những dân tộc chỉ có một
vài ngàn ngƣời nhƣ Chứt (2.427 ngƣời), Cống (1.261 ngƣời)
1
Trong số
54 dân tộc chung sống ở Việt Nam, dân tộc Kinh chiếm phần lớn với
86% dân số
2
và có trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, y tế và
giáo dục cao hơn. Việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các
dân tộc thiểu số để rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa họ và ngƣời
Kinh cũng nhƣ giữa họ với nhau là một trong những vấn đề đƣợc Đảng
và Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm.

1
Nguyễn Văn Huy, Mosaùque culturelle des ethnies du Viet Nam, Hanoù, Maison d’ẫdition de
l’ẫducation, 2003, 206 pages,
2
Niên giám thống kê 2003.

5
Đăk Lăk là một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên của Việt Nam,
trƣớc khi tách tỉnh, Đăk Lăk là tỉnh chiếm diện tích lớn nhất cả nƣớc, sau
khi tách tỉnh thành Đăk Lăk và Đăk Nông diện tích của Đăk Lăk bị thu hẹp
nhƣng cũng thuộc vào những tỉnh có diện tích lớn. Trung tâm của tỉnh Đăk
Lăk là thành phố Buôn Ma Thuột, một thành phố trẻ mới đƣợc hơn 10 năm
tuổi. Trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk có 44 dân tộc anh em cùng sinh sống,
trong đó ngƣời Kinh vẫn chiếm đa số nhƣng chỉ chiếm 70% (so với tỷ lệ

chung trong cả nƣớc là 86%). Êđê là dân tộc thiểu số có số lƣợng ngƣời
chiếm tỷ lệ cao nhất tại Đăk Lăk với 13,69% tổng dân số toàn tỉnh và 70%
tổng dân số các dân tộc thiểu số sinh sống tại đây. Sự đa dạng trong thành
phần dân tộc trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk đã tạo một nền văn hóa phong phú
nhiều bản sắc. Đi liền với sự đa dạng của các thành phần dân tộc đã nảy
sinh rất nhiều vấn đề xã hội đặt ra với việc quản lý của chính quyền địa
phƣơng nói riêng và trung ƣơng nói chung. Việc quản lý một địa bàn với
rất nhiều các dân tộc anh em cùng sinh sống là một điều không thật dễ
dàng đối với các cấp quản lý.
Từ khi đất nƣớc chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng với cơ chế mở
cửa, bà con dân tộc đã đƣợc tạo điều kiện nhiều hơn để phát triển về mọi
mặt từ đời sống vật chất đến tinh thần. Những chính sách đúng đắn của
Đảng và Nhà nƣớc đã tạo điều kiện cho bà con đân tộc phát huy đƣợc các
nguồn lực sẵn có và tạo ra những nguồn lực mới. Từ cuộc sống thiếu thốn
cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, nay đồng bào dân tộc thiểu số nói
chung và đồng bào dân tộc Êđê ở thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng đã
có thể nghĩ đến những nhu cầu cao hơn phục vụ cho cuộc sống, có những
gia đình đã có thể mua sắm vài chiếc ôtô vừa phục vụ cho sản xuất vừa
phục vụ cho sinh hoạt, những tiện nghi sinh hoạt gia đình nhƣ xe máy, tivi,
tủ lạnh… đã không còn xa lạ đối với bà con dân tộc. Các hộ gia đình đã có
của ăn của để, cuộc sống đã khấm khá lên rất nhiều. Những buôn làng với
hệ thống giao thông thuận tiện, những ngôi nhà tầng khang trang, những

6
cửa hàng, trung tâm mua bán, dịch vụ …đã và đang xuất hiện ngày một
nhiều. Bộ mặt của các buôn làng đang thay đổi từng ngày.
Nói tóm lại, chỉ cần qua những quan sát thông thƣờng chúng ta cũng
có thể nhận thấy đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (cụ thể ở đây là
đồng bào Êđê) ở thành phố Buôn Ma Thuột đang có những thay đổi tích
cực nhờ những chính sách đổi mới mà Đảng và Nhà nƣớc ta đã tiến hành

đƣợc 20 năm nay. Tuy nhiên, sự tác động ấy diễn ra theo chiều hƣớng nhƣ
thế nào? Liệu chỉ tồn tại sự tác động thuận chiều theo hƣớng tích cực hay
còn những tác động tiêu cực nào khác? Và nếu có những tác động tiêu cực
thì chúng thể hiện nhƣ thế nào? Ta phải làm gì để có thể hạn chế những tác
động bất lợi và giúp bà con đồng bào dân tộc phát triển đời sống một cách
hiệu quả nhất?
Đó là những câu hỏi thôi thúc tôi lựa chọn đề tài "Tác động của các nhân
tố kinh tế – xã hội tới đời sống của đồng bào dân tộc Êđê trên địa bàn
thành phố Buôn Ma Thuột – Tỉnh Đăk Lăk" để nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu sự tác động của một số nhân tố kinh tế - xã hội đến đời
sống của đồng bào dân tộc Êđê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, qua
đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng những tác động tích cực, hạn
chế những tác động tiêu cực góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống của
đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại Tây Nguyên nói chung và đồng bào
Êđê tại Buôn Ma Thuột nói riêng.
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, đề tài hƣớng tới giải quyết
những nhiệm vụ cụ thể sau:
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Mô tả thực trạng đời sống của đồng bào dân tộc Êđê trên địa bàn
Thành Phố Buôn Ma Thuột;

7
- Chỉ ra những yếu tố của quá trình biến đổi kinh tế xã hội và mức độ
tác động của chúng đến đời sống của ngƣời dân tộc Êđê;
- Đƣa ra những giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực, hạn
chế những mặt tiêu cực của sự biến đổi kinh tế - xã hội đối với đời
sống của đồng bào dân tộc Êđê.
3. Đối tƣợng, phạm vi, khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Tác động của các nhân tố kinh tế - xã hội tới đời sống của đồng bào dân
tộc Êđê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột – Tỉnh Đăk Lăk.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Các hộ gia đình đồng bào dân tộc Êđê trên địa bàn thành phố Buôn Ma
Thuột – Tỉnh Đăk Lăk.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về không gian:
Đề tài tiến hành nghiên cứu tại 2 buôn làng của đồng bào dân tộc Êđê
trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột – Tỉnh Đăk Lăk, đó là buôn Alê
A - thuộc trung tâm thành phố và buôn Alê B - không thuộc khu trung
tâm (để tiện việc so sánh)
- Giới hạn về thời gian: Đề tài đƣợc tiến hành nghiên cứu từ 2/2006 –
6/2007
- Giới hạn lĩnh vực nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về tác động của
các nhân tố kinh tế - xã hội tới đời sống của đồng bào dân tộc Êđê
trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột – tỉnh Đăk Lăk. Tuy nhiên,
"các nhân tố kinh tế - xã hội" và "đời sống" đều là những khái niệm
rất rộng, do vậy trong khuôn khổ đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu
3 nhân tố cơ bản của sự biến đổi kinh tế - xã hội là nền kinh tế thị
trƣờng, quá trình đô thị hoá và các chính sách xã hội. Và những khía

8
cạnh trong đời sống chịu sự tác động của biến đổi kinh tế - xã hội
mà luận văn chọn để nghiên cứu là:
 Khía cạnh kinh tế: cơ sở hạ tầng xã hội, tiện nghi sinh hoạt hộ
gia đình, cơ cấu thu nhập và chi tiêu hộ gia đình.
 Khía cạnh phi kinh tế: giáo dục, y tế, sinh hoạt văn hoá tinh
thần (vui chơi giải trí và sinh hoạt tôn giáo).
4. Giả thuyết nghiên cứu

- Đời sống của đồng bào dân tộc Êđê hiện nay đã đƣợc cải thiện hơn
nhiều về mọi mặt so với trƣớc;
- Các nhân tố của sự biến đổi kinh tế - xã hội nhƣ nền kinh tế thị
trƣờng, quá trình đô thị hoá và các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc có
tác động mạnh mẽ và tích cực tới đời sống của đồng bào dân tộc Êđê.

9

Tình hình kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội
Việt Nam thời kỳ Đổi mới
Nền kinh tế
thị trường
Quá trình đô
thị hoá
Chính sách
dân tộc của
Đảng và Nhà
nước
Cơ sở
hạ
tầng
xã hội
Tiện
nghi
sinh
hoạt

cấu
thu
nhập

Giáo
dục
Y
tế
Sinh
hoạt
văn hoá
Phân
công


Yếu tố
cạnh
tranh
Phát
triển
các loại
hình
KT
Phát
triển
CSHT
đô thị
Chuyển
dịch cơ
cấu LĐ
Chính
sách
GD, Y
tế

Chính
sách
Văn hoá
Đời sống của đồng bào
dân tộc Êđê

10
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp luận
- Sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ
nghĩa duy vật lịch sử;
- Vận dụng một số lý thuyết và quan điểm của một số nhà xã hội học
trong nghiên cứu về biến đổi xã hội.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp định lƣợng
Thông tin đƣợc thu thập dựa trên khảo sát định lƣợng bằng bảng
Ankét. Đề tài điều tra 200 hộ gia đình đồng bào dân tộc Êđê trên địa bàn
thành phố Buôn Ma Thuột – Tỉnh Đăk Lăk. Các hộ gia đình đƣợc chọn
theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Kết quả của cuộc điều
tra đƣợc xử lý bằng chƣơng trình SPSS 12.0
- Phƣơng pháp định tính
Phƣơng pháp định tính đƣợc lựa chọn để sử dụng trong đề tài này là
phƣơng pháp phỏng vấn sâu, qua đó làm rõ thêm vấn đề nghiên cứu. Đề tài
đã thực hiện 20 cuộc phỏng vấn sâu đối với các hộ gia đình. Các cuộc
phỏng vấn sâu đƣợc chia đều trên các địa bàn nghiên cứu, đối tƣợng đƣợc
phỏng vấn sâu bao gồm các cán bộ địa phƣơng, các hộ gia đình khá giả,
gia đình trung bình, và các gia đình đời sống còn khó khăn nhằm tìm hiểu
mức độ chịu ảnh hƣởng từ sự biến đổi kinh tế đối với các gia đình đồng
bào dân tộc khác nhau nhƣ thế nào.
Ngoài những phƣơng pháp trên, đề tài còn sử dụng một số phƣơng

pháp khác nhƣ thu thập và phân tích tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên
cứu, để có cái nhìn khách quan và toàn diện hơn, cũng nhƣ để đối chiếu, so
sánh với những thông tin, số liệu mà đề tài đã thu thập đƣợc. Những số liệu
cơ bản và quan trọng nhất mà đề tài sử dụng để phân tích bổ sung và đối

11
chiếu là Báo cáo Chính trị và Báo cáo Tình hình kinh tế xã hội của phƣờng
Eatam – phƣờng chủ quản của 2 buôn Alê A và Alê B.
Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu đề tài còn sử dụng phƣơng
pháp quan sát để bổ sung thông tin và để đánh giá thái độ, cũng nhƣ tính
trung thực và khách quan của các câu trả lời, nhằm đánh giá tính xác thực
của thông tin thu đƣợc.
6. Kết cấu luận văn
Phần Mở đầu
Phần Nội dung: Gồm 3 chƣơng
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Thực trạng đời sống của đồng bào dân tộc Êđê trên địa bàn
thành phố Buôn Ma Thuột
Chương 3: Những nhân tố kinh tế - xã hội tác động đến đời sống của đồng
bào dân tộc Êđê
Phần Kết luận và khuyến nghị


12
NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Tiếp cận lý thuyết
1.1 Lý thuyết hệ thống
Lý thuyết hệ thống đƣợc viết và công bố thành sách năm 1927 của

tác giả Bertalanffy và đến những năm 60, 70 của thế kỉ 20 thì lý thuyết này
đƣợc áp dụng rất phổ biến trong khoa học quản lý. Lý thuyết hệ thống coi
các tổ chức, thiết chế hay quá trình xã hội là các hệ thống tồn tại trong một
môi trƣờng, lấy input từ môi trƣờng, chế biến các input, đƣa output ra môi
trƣờng và kiểm tra quá trình đó thông qua các cơ chế phản hồi (hình)

môi trƣờng
input output


phản hồi


Những khái niệm quan trọng về các hệ thống dùng trong lĩnh vực quản lý
là :
 Các hệ thống con: là các bộ phận tạo thành một tổng thể, chúng cũng có
thể có những hệ thống con khác. Ví dụ các khoa là hệ thống con của
một trƣờng đại học, các bộ môn lại là hệ thống con của các khoa.
 Hiệu quả hiệp trợ: là khái niệm do Aritstot đƣa ra, nói lên rằng một tổng
thể lớn hơn tổng các bộ phận của nó. Ví dụ nếu chia một nhà máy thành
những đơn vị nhỏ cùng thực hiện một chức năng thì sẽ làm giảm sản
lƣợng hoặc tăng chi phí.
Quá trình hoạt động

13
 Hệ thống mở và hệ thống đóng: theo lý thuyết hệ thống có hai loại hệ
thống mở và đóng. Hệ thống mở tác động tƣơng hỗ với môi trƣờng còn
hệ thống đóng thì không. Trong thực tế thì mọi hệ thống đều mở nhƣng
ở mức độ khác nhau.
 Đƣờng biên của hệ thống: Mỗi hệ thống đều có một đƣờng biên để tách

nó với môi trƣờng. Hệ thống càng mở thì đƣờng biên của nó càng linh
hoạt.
 Luồng: Có thể quan sát mọi hệ thống theo các luồng vật tƣ, năng lƣợng
và thông tin.
 Sự phản hồi: Mọi hệ thống đều có các cơ chế phản hồi để cung cấp
thông tin về sự tiến triển của hệ thống và về sự điều chỉnh cần thiết.
Lý thuyết hệ thống đƣợc áp dụng rất hiệu quả trong quản lý đặc biệt là
việc thiết kế các hệ thống thông tin hay thiết kế ma trận tổ chức.
Dƣới góc độ xã hội học, lý thuyết hệ thống của nhà xã hội học Mỹ nổi
tiếng T. Parsons đƣợc hầu hết các nhà nghiên cứu sử dụng làm cơ sở cho
việc nghiên cứu đời sống xã hội.
Theo Parsons:
 Xã hội là một hệ thống tƣơng đối khép kín và đồng bộ của những hành
động.
 Hệ thống tổng thể cũng giống nhƣ một cá thể, luôn tự bảo tồn.
 Nó hƣớng tới một trạng thái cân bằng.
Nhƣ vậy, hệ thống xã hội đƣợc hình thành nhờ những trạng thái và
quá trình tƣơng tác mang tính xã hội của những cá nhân hành động, đồng
thời dƣợc dựa trên bốn hệ thống phân hệ hành động của con ngƣời (hệ
thống hành vi, hệ thống cá nhân, hệ thống xã hội và hệ thống văn hoá) và
mỗi hệ thống này mang lại hiệu suất, chức năng khác nhau phù hợp với
bốn phân hệ trên, đó là :
 Chức năng thích ứng (Adaptation - kí hiệu là A): cung cấp các phƣơng
tiện và năng lƣợng để thực hiện các mục đích đã xác định. Trong hệ

14
thống xã hội đây chính là tiểu hệ thống kinh tế, thực hiện chức năng
thích ứng của xã hội đối với sự biến đổi của môi trƣờng.
 Chức năng hƣớng đích (Goal attainment - kí hiệu là G): đóng vai trò
xác định các mục tiêu và định hƣớng cho toàn bộ hệ thống vào việc

thực hiện mục đích đã xác định. Đây chính là tiểu hệ thống chính trị .
 Chức năng hoà nhập (Integration - kí hiệu là I): đây là tiểu hệ thống liên
kết gồm có các cơ quan pháp luật và bộ máy an ninh xã hội, thực hiện
chức năng liên kết các cá nhân, các nhóm và tổ chức xã hội đồng thời
tiến hành việc điều chỉnh các mâu thuẫn và xung đột giữa chúng để tạo
ra sự đoàn kết và trật tự xã hội.
 Chức năng bảo toàn cấu trúc (Latency - kí hiệu là L): để tồn tại một
cách ổn định và trật tự, mỗi xã hội cần có tiểu hệ thống duy trì thực hiện
chức năng quản lý và bảo trì các khuôn mẫu ứng xử của cá nhân, nhóm
và xã hội. Tiểu hệ thống này bao gồm gia đình, nhà trƣờng, tổ chức văn
hoá, tôn giáo, khoa học. Thông qua cơ chế hợp thức hoá và thiết chế
hoá, yếu tố này có khả năng đáp ứng duy trì các kiểu hành động, các
khuôn mẫu hành vi để bảo đảm sự an toàn và trật tự xã hội.
Nội dung của lý thuyết này có thể đƣợc khái quát nhƣ sau: xã hội ở
tầm vĩ mô hay vi mô đều luôn tồn tại với tƣ cách một hệ thống toàn vẹn,
mọi bộ phận cấu thành hệ thống đều phụ thuộc lẫn nhau một cách chặt chẽ,
mỗi yếu tố riêng lẻ chỉ có ý nghĩa khi đặt nó trong tổng thể, các mối tƣơng
tác, cơ cấu và trạng thái cũng phải đƣợc đặt trong tổng thể nếu muốn hiểu
rõ về chúng.
Xem xét sự biến đổi đời sống của ngƣời dân tộc Êđê dƣới góc độ của lý
thuyết hệ thống, chúng ta cần coi cộng đồng ngƣời Êđê tại Đăk Lăk nhƣ
một bộ phận trong cơ cấu xã hội Việt Nam nói chung, nghĩa là cần đặt đời
sống của họ vào trong bối cảnh chung của đời sống kinh tế – xã hội Việt
Nam để thấy rằng đời sống đồng bào dân tộc Êđê tại Đăk Lăk chịu sự ảnh
hƣởng của những biến đổi của hệ thống xã hội chung, đồng thời có những

15
tác động nhất định trở lại đối với hệ thống với tƣ cách là một thành tố cấu
thành.
1.2. Lý thuyết về biến đổi xã hội

Mọi xã hội cũng nhƣ tự nhiên không ngừng biến đổi. Sự ổn định của
xã hội chỉ là sự ổn định bề ngoài, còn thực tế nó không ngừng thay đổi
trong bản thân nó.
Biến đổi xã hội là mối quan tâm của rất nhiều nhà xã hội học, các
thế hệ các nhà xã hội học khác nhau đã đƣa ra nhiều lý thuyết khác nhau về
biến đổi xã hội, phân tích và lý giải nguyên nhân cũng nhƣ tiên đoán các
loại hình biến đổi xã hội có thể xảy ra.
Quan điểm của các lý thuyết tiến hoá về biến đổi xã hội
Quan điểm tiến hoá về sự phát triển của xã hội còn có thể đƣợc gọi
là quan điểm tiến hoá một chiều (trong tƣơng quan với tiến hoá theo chu
kỳ của các nhà lý thuyết tuần hoàn về biến đổi xã hội). Bắt nguồn từ tiền
đề lý luận là thuyết tiến hoá sinh học của Đác - Uyn, một số nhà xã hội học
đã đƣa ra thuyết tiến hoá về xã hội, họ xem sự biến đổi xã hội là một quá
trình phát triển với các giai đoạn từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp
với điểm nhấn mạnh là xã hội ở giai đoạn phát triển càng cao thì càng thể
hiện tính ƣu việt của nó.
Đƣợc xếp vào dạng các lý thuyết tiến hoá về sự biến đổi xã hội có
thể kể đến quan điểm của các nhà xã hội học kinh điển nhƣ August Comte,
Herbert Spencer, Karl Marx
Dƣờng nhƣ có vẻ không hợp lý khi xếp Marx vào tập hợp những nhà
lý luận có quan điểm tiến hoá về sự biến đổi xã hội bởi trong hầu hết các
trƣờng phái lý thuyết ngƣời ta vẫn xem Marx là một đại diện tiêu biểu của
thuyết xung đột. Tuy nhiên, nhƣ đã nói, nếu xếp các quan điểm coi tiến
trình phát triển của lịch sử xã hội là một quá trình phát triển từ thấp đến
cao qua các giai đoạn khác nhau thì sự sắp xếp này lại không còn bất hợp

16
lý nữa. Sở dĩ nhƣ vậy là bởi chúng ta biết rằng Marx coi sự biến đổi xã hội
là sự thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội, hình thái sau có sự kế
thừa nhƣng phát triển cao hơn hình thái trƣớc.

Quan điểm của các lý thuyết xung đột về biến đổi xã hội
Thuyết xung đột luôn muốn giải thích xã hội từ động học và thƣờng
chọn biến đổi xã hội làm bƣớc khởi đầu cho phân tích cơ cấu. Điểm khác
biệt cơ bản giữa lý thuyết xung đột với các trƣờng phái lý thuyết khác
trong xem xét về biến đổi xã hội là ở chỗ lý thuyết xung đột coi biến đổi xã
hội 'không chỉ là một vấn đề giải thích đặc biệt mà là trƣờng hợp thông
thƣờng dĩ nhiên của thực tế xã hội".
Các lý thuyết thuộc trƣờng phái xung đột xem xã hội bao gồm các
nhóm, các tầng lớp, các giai cấp có mâu thuẫn với nhau về mặt lợi ích,
luôn đấu tranh với nhau để dành đƣợc những lợi ích, nguồn lực và quyền
lực. Trên cơ sở đó, các lý thuyết xung đột xem biến đổi xã hội có nguồn
gốc từ những đấu tranh giữa các nhóm, các tầng lớp và giai cấp khác nhau
trong xã hội. Lý thuyết này cũng chỉ ra rằng các nhân tố nhƣ những phát
minh mới về kỹ thuật, các liên minh chính trị, những thay đổi về hoàn cảnh
và nguồn dự trữ, về khả năng thuyết phục, về tài chiến lƣợc và khả năng tổ
chức kéo theo sự biến đổi quan hệ quyền lực giữa các giai cấp, tầng lớp,
đảng phái, cho phép nhóm mới vƣơn lên địa vị thống trị thay thế nhóm
thống trị cũ đã không còn giữ đƣợc quyền lực. Thuyết xung đột không ấn
định những thể loại cố định cho làm nguồn gốc cho sự biến đổi xã hội mà
cho rằng những sự thay đổi về kỹ thuật, chính trị - quân sự, kinh tế hay văn
hoá đều có thể gây ra những trạng thái mất cân bằng, tạo nên những xung
đột xã hội làm tiền đề cho sự biến đổi diễn ra.
Quan điểm của các lý thuyết cấu trúc – chức năng về biến đổi xã hội

17
Phân tích sự biến đổi xã hội từ góc nhìn của lý thuyết chức năng
phân biệt giữa biến đổi trong hệ thống và biến đổi của hệ thống hay giữa
các quá trình cân bằng và sự biến đổi cấu trúc.
Các lý thuyết chức năng xem xã hội luôn nằm trong một trật tự quân
bình tƣơng đối và sự biến đổi xã hội có nguồn gốc từ sự biến đổi các chức

năng xã hội, mỗi sự thay đổi trong một bộ phận sẽ dẫn tới sự thay đổi ở các
bộ phận khác và làm cho cả hệ thống xã hội biến đổi.
Thuyết chức năng - cơ cấu ít quan tâm tới sự hình thành xã hội vì nó
tập trung vào các chức năng xã hội, chính vì thế thuyết này cũng quan tâm
nhiều tới sự ổn định xã hội mà không nhấn mạnh các biến đổi và trong
nhiều trƣờng hợp thuyết này chỉ quan tâm tới các biến đổi với nghĩa tiến
triển. Ngƣợc với các nhà lý thuyết xung đột, các nhà lý thuyết chức năng -
cơ cấu không coi xung đột cũng nhƣ biến đổi xã hội là các quá trình tất
nhiên mà là những vấn đề "cần phải giải thích" và sẽ đƣợc giải thích từ
những phát triển phân rã hay sự mất cân bằng của hệ thống xã hội.
Quan điểm của các lý thuyết tuần hoàn về biến đổi xã hội
Trong khi các trƣờng phái lý thuyết khác và rõ nhất là trƣờng phái
tiến hoá coi xã hội phát triển theo một phƣơng, chỉ có tiến lên, thay đổi và
không quay trở lại, trƣờng phái tuần hoàn lại xem sự phát triển xã hội là
một chu trình khép kín với nhiều trạng thái khác nhau theo từng giai đoạn,
xã hội sẽ trải qua các giai đoạn một cách tuần tự và sẽ quay trở lại những
giai đoạn ban đầu theo một vòng tuần hoàn nhất định. Các tác giả tiêu biểu
của trƣờng phái này là Spengler và Toynbee, các ông cho rằng xã hội
không ngừng phát triển và khi tiến đến giai đoạn cuối cùng nó sẽ quay trở
lại giai đoạn đầu, với họ lịch sử đƣợc lặp lại mãi trong những chu kỳ không
kết thúc
Quan điểm của lý thuyết hành vi về biến đổi xã hội

18
Thuyết hành vi không đề cập nhiều đến sự biến đổi xã hội. Theo
thuyết này, biến đổi xã hội đƣợc xem là "sự thay đổi không có định hƣớng
của các chuẩn mực và thể chế" hay là "sự phát triển liên tục, sự tiến hoá".
Thuyết hành vi cũng nhìn nhận sự biến đổi xã hội từ góc độ hành vi cá
nhân, theo đó biến đổi xã hội hình thành qua một quá trình mà bắt đầu là
các cá nhân sau khi hành động và có đƣợc kết quả hành động sẽ nhận thức

đƣợc loại hành vi nào đƣợc đối tác chấp nhận và nhận đƣợc đền bù thoả
đáng, loại hành vi nào sẽ không đƣợc chấp nhận và gây ra những phí tổn,
trên cơ sở đó cá nhân hình thành nên một thứ bậc những thói quen ứng xử
tƣơng đối. Và đó chính là quá trình mất đi của các cấu trúc cũ và thay thế
bởi các cấu trúc mới trong xã hội. Do đó, có thể nói rằng theo quan điểm
của thuyết hành vi thì nguồn gốc của biến đổi xã hội chính là sự lỗi thời, sự
không còn phù hợp của những khuôn mẫu hành vi cũ đòi hỏi phải thay thế
bằng những khuôn mẫu mới.
Mỗi trƣờng phái, mỗi tác giả đều có những hạt nhân hợp lý nhất
định trong quan điểm của mình, và lẽ tất nhiên họ cũng không thể tránh
khỏi những hạn chế khi nhìn nhận về biến đổi xã hội. Chính vì vậy, việc
kết hợp các quan điểm, tận dụng những ƣu điểm, khắc phục những thiếu
sót của họ sẽ tạo ra một quan điểm dễ chấp nhận hơn cả. Chính trên cơ sở
đó mà quan điểm tổng hợp về biến đổi xã hội đƣợc coi là quan điểm phổ
biến nhất trong các nhà xã hội học hiện nay.
Hiện nay, hầu hết các nhà xã hội học hiện đại đều cho rằng biến đổi
xã hội là hệ quả sự tƣơng tác phức tạp giữa nhiều yếu tố, cả những yếu tố
bên trong và những yếu tố bên ngoài; trong những điều kiện cụ thể của
từng xã hội khác nhau, các yếu tố nhất định sẽ có những mức độ, phạm vi
ảnh hƣởng khác nhau tới sự biến đổi xã hội. Đây chính là quan điểm tổng
hợp về sự biến đổi xã hội. Mặc dù đây vẫn không phải là một cách nhìn
toàn diện, hoàn hảo về sự biến đổi nhƣng ở một khía cạnh nào đó nó có thể
giúp ta khắc phục một số hạn chế của các quan điểm trƣớc và tiến tới một

19
nhãn quang đa diện, nhiều chiều, khách quan và khoa học về biến đổi xã
hội.
Tất cả những quan điểm nêu trên về biến đổi xã hội có thể đem lại
cho chúng ta thêm những cách nhìn, cách giải thích trong quá trình phân
tích sự biến đổi trong đời sống của đồng bào dân tộc Êđê dƣới những tác

động của các nhân tố kinh tế – xã hội.

1.3. Lý thuyết xung đột
Bắt đầu phổ biến vào những năm 1960 nhƣ một sự đối trọng với
trƣờng phái Cấu trúc chức năng, lý thuyết xung đột đƣợc xem là một
trƣờng phái lý thuyết lớn trong xã hội học bắt nguồn từ những quan điểm
của Marx. Các tác giả tiêu biểu của trƣờng phái này là George Simmel,
Vilfredo Pareto, Joseph Schumpeter, Ralf Dahrendorf, Lewis Coser….
Để tìm hiểu thuyết xung đột, chúng ta phải bắt đầu bằng việc nắm
vững khái niệm xung đột. Có nhiều cách hiểu về khái niệm này, để tránh
việc hiểu nó với phạm vi quá rộng hay quá hẹp, ta có thể hiểu xung đột xã
hội là các quan hệ và quá trình xã hội mà ở đó có thể phân biệt hai hay
nhiều cá nhân, nhóm có quyền lợi đối lập nhau trong những cách giải
quyết vấn đề nhất định.
Hạt nhân ban đầu của thuyết xung đột là quan điểm của Marx về
xung đột giai cấp đƣợc Marx phát triển dựa trên sự phân tích xã hội tƣ bản
tự do thế kỷ 19. Theo Marx, xung đột không phải là quá trình hình thành
bên ngoài các cáu trúc xã hội và tác động vào sự phá huỷ nó mà là kết quả
của xã hội và chỉ đƣợc giải thích trong khuôn khổ đó. Với Simmel, xung
đột không chỉ là kết quả không tránh khỏi của các cấu trúc xã hội hay động
cơ cần thiết cho lịch sử mà còn là thành phần cấu thành trung tâm của
chính quá trình xã hội và là đối tƣợng độc lập của phân tích xã hội học.
Thuyết xung đột của Simmel đƣợc xem xét dƣới giác độ cá nhân, không
phải các giai cấp hay xung đột quyền lực chia rẽ toàn xã hội mà chính quan

20
hệ xung đột giữa các cá nhân là trung tâm. Về sau, các tác giả hiện đại
khác nhƣ Joseph Schumpeter, Ralf Dahrendorf, Lewis Coser… đã tiếp tục
phát triển thuyết xung đột với những quan điểm khác nhau. Và sự phát
triển mạnh mẽ của thuyết xung đột gắn với quan điểm của Ralf Dahrendorf

về sự thống trị và xung đột. Ralf Dahrendorf tập trung nghiên cứu cấu trúc
xã hội vĩ mô. Ông coi xã hội là những hiệp đoàn thống trị mà ở đó những
ngƣời nắm giữ vị trí thống trị có quyền hạn đã đƣợc công nhận là đòi hỏi
những ngƣời khác phải phục tùng và chính trong hoàn cảnh đó sẽ nảy sinh
xung đột xã hội khi tồn tại sự bất bình đẳng giữa những ngƣời thống trị và
những kẻ bị trị.
Trong khi lý thuyết cấu trúc chức năng nhấn mạnh tính ổn định, trật
tự, cân bằng thì lý thuyết xung đột lại nhấn mạnh sự mâu thuẫn, xung đột,
sự biến đổi xã hội. Luận điểm cơ bản của lý thuyết này là coi các nhóm xã
hội luôn nằm trong tình trạng mâu thuẫn, cạnh tranh với nhau về mặt lợi
ích do sự khan hiếm nguồn lực hay sự phân công lao động, sự bất bình
đẳng trong phân phối các nguồn lực, quyền lực trong xã hội. Các tác giả
thuộc trƣờng phái lý thuyết này cho rằng cần phải tập trung phân tích động
cơ và đặc điểm xã hội của các bên tham gia mâu thuẫn và bản chất của mối
quan hệ mâu thuẫn.
Lý thuyết xung đột cũng “thừa nhận rằng xã hội là một hệ thống mở,
phức tạp bởi sự biến đổi và xung đột. Chính những xung đột và biến đổi đó
là nơi sinh ra mọi biến đổi xã hội” và “nguồn gốc phát sinh động lực phát
triển của xã hội kể cả những tích cực và tiêu cực xã hội đều xoay quanh cái
trục mâu thuẫn và xung đột”.
Quá trình biến đổi đời sống kinh tế – xã hội của đồng bào dân tộc
Êđê tại Đăk Lăk thực chất cũng là một quá trình giải quyết những mâu
thuẫn, những xung đột giá trị (chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu gia
đình, thay đổi các giá trị văn hoá, các phong tục tập quán…) diễn ra trong
tiến trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc.

21
2. Hệ khái niệm
2.1. Khái niệm biến đổi xã hội
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về biến đổi xã hội, cách hiểu hẹp

cho rằng biến đổi xã hội là sự biến đổi về cấu trúc của xã hội; cách hiểu
rộng coi biến đổi xã hội là sự thay đổi so sánh với một tình trạng hoặc nếp
sống có trƣớc.
Biến đổi xã hội là một quá trình qua đó những khuôn mẫu hành vi xã
hội, các quan hệ, thiết chế và các hệ thống phân tầng xã hội đƣợc thay đổi
qua thời gian; mọi sự khác biệt về điều kiện hay các khía cạnh tổ chức, cấu
trúc so sánh giữa hai khoảng thời gian khác nhau đều có thể coi là biến đổi
xã hội.
Tuỳ thuộc vào phạm vi ảnh hƣởng của biến đổi xã hội mà chúng ta
có (1) biến đổi vĩ mô là những biến đổi diễn ra trong một phạm vi rộng
lớn, những biến đổi này diễn ra rất chậm chạp và rất khó nhận thấy; (2)
biến đổi vi mô là những biến đổi nhỏ, nhanh chóng và dễ dàng nhận thấy.
Vì tầm quan trọng của khái niệm biến đổi xã hội, rất nhiều nhà xã
hội học đã quan tâm và đƣa ra những định nghĩa khác nhau về khái niệm
này. Chẳng hạn nhƣ tác giả Lock Wood cho rằng biến đổi xã hội là "sự
thay đổi trong cơ cấu thể chế của một xã hội sao cho ta có thể nói tới một
sự biến đổi về thể loại xã hội"; tác giả Heintz và Peter lại cho biến đổi xã
hội là "toàn bộ các thay đổi xảy ra trong một khoảng thời gian trong một
cơ cấu xã hội"; hay tác giả khác, Zapf, lại xem biến đổi xã hội là "sự lệch
khỏi những trạng thái tƣơng đối ổn định hoặc sự thay đổi các cơ cấu xã
hội" Mặc dù đƣa ra những định nghĩa khác nhau nhƣng các tác giả này
dƣờng nhƣ có vẻ thống nhất ở một điểm đó là nói đến biến đổi xã hội là
nói đến sự thay đổi trong cơ cấu của xã hội đó, biến đổi xã hội không bao
hàm những thay đổi xảy ra thƣờng xuyên, tự nhiên và không gây ra những
tác động đáng kể tới cấu trúc của xã hội (chẳng hạn nhƣ quá trình sinh tử

22
của các thành viên trong xã hội). Trên cơ sở nhƣ vậy, chúng ta có thể coi
biến đổi xã hội là dạng tổng quát nhất của các quá trình xã hội dẫn tới sự
thay đổi, coi biến đổi xã hội là "một thuật ngữ rộng nhất dùng để gọi bất kỳ

quá trình nào đƣợc đặc trƣng bởi sự kiện là ở thời điểm T1, có trạng thái
X1, trong khi ở thời điểm T2 n, có trạng thái X2 N" Và ở đây chúng ta
có thể đƣa ra một định nghĩa khá phổ biến và đƣợc thừa nhận rộng rãi về
biến đổi xã hội, đó là định nghĩa của Fichter "Biến đổi xã hội là sự thay đổi
so sánh với một tình trạng hoặc nếp sống có trước"
3

2.2 Khái niệm đô thị hoá
Đô thị hoá là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa
dân số đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của của
một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu
tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn đƣợc gọi là mức độ
đô thị hoá, còn theo cách thứ hai nó có tên là tốc độ đô thị hoá.
Các nƣớc phát triển (nhƣ tại châu Âu, Mỹ hay Úc) thƣờng có mức
độ đô thị hoá cao (trên 80%) nhiều hơn so với các nƣớc đang phát triển
(nhƣ Việt Nam hay Trung Quốc) (khoảng 30%). Đô thị các nƣớc phát triển
phần lớn đã ổn định nên tốc độ thị hoá thấp hơn nhiều so các trƣờng hợp
các nƣớc đang phát triển. Sự tăng trƣởng của đô thị đƣợc tính trên cơ sở
gia tăng của đô thị so với kích thƣớc(về dân số và diện tích) ban đầu của
đô thị. Do đó, sự tăng trƣởng của đô thị khác với tốc độ đô thị hoá(vốn là
chỉ số sự gia tăng theo các giai đoạn thời gian xác định nhƣ 1 năm hay 5
năm).
Nhƣ vậy, có thể thấy, đô thị hoá là khái niệm khá rộng và đa chiều,
đa nghĩa. Tuỳ theo mỗi góc độ tiếp cận khác nhau mà các nhà khoa học
thuộc nhiều bộ môn đã đua ra những khái niệm về đô thị hoá, cùng với
nhƣĩng đfánh giá về quy mô, tầm quan trọng và dự báo tƣơpng lai của quá

3
G. Endruweit và G. Trommsdorff, Từ điển xã hội học, NXB Thế giới, HN 2001
Tr 27


23
trình này. theo quan điểm của các nhà xã hội học thì cũng có nhiều định
nghĩa, nhƣ:
J.John Palen, nhà xã hội học ngƣời mỹ đã đƣa ra định nghĩa: “Đô thị
hoá chính là quá trình mà các vùng nông thôn chuyển hoá thành các vùng
đô thị”
Tập thể các nhà khoa học của trƣờng Đại học Tennesee thì cho rằng:
Đó là “Sự tăng lên số lƣợng các vùng đƣợc gọi là thành thị, nhƣ là sự tăng
quy mô dân cƣ sống trong khu vực đô thị”.
Một số nhà khoa học Mỹ đƣa ra khái niệm: “Đô thị hoá là quá trình
một số lƣợng lớn dân cƣ rời khỏi vùng thôn quê và các thị trấn nhỏ để mà
định cƣ ở các thành phố và các vùng phụ cận của chùm đô thị”
Nhà xã hội học nổi tiếng ngƣời Mỹ John Macionis, trong cuốn sách
giáo khoa Sociology xuất bản tại Mỹ năm 1980 đã định nghĩa: “Đô thị hoá
không đơn thuần chỉ là sự thay đổi phân bố dân cƣ trong xã hội mà còn là
sự chuyển hoá (transform) các khuôn mẫu (patterns) của đời sống xã hội”.
Đó chính là sự phổ biến và lan truyền những khuôn mẫu hành vi, lối ứng
xử, lối sống đặc trƣng của ngƣời dân đô thị, hay các quan hệ văn hoá đô thị
tới các vùng nông thôn và trên phạm vi toàn xã hội.
Ở Việt Nam, một số nhà xã hội học cũng cho rằng: Đô thị hoá, đó là
quá trình chuyển đổi từ xã hội tam nông (nông nghiệp, nông thôn, nông
dân) sang xã hội phi tam nông, tức là chuyển đổi hình thức cƣ trú từ những
nơi vốn là nông nghiệp lạc hậu, nghèo nàn với kiểu cƣ trú truyền thống trở
thành nơi cƣ trú mới có đời sống văn minh và quan trọng nhất ở đây là sự
chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp từ những ngƣời nông dân làm nông nghiệp
(chăn nuôi, trồng trọt) sang hoạt động phi nông nghiệp”.
4

2.3. Khái niệm chính sách xã hội.


4
Trần Thị Nam Trân, Sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong quá trình CNH-HĐH ở huyện Bình
Chánh thà nh phố Hồ Chí Minh, luận văn thạc sỹ, ĐHQG HN 1999, tr15

24
Chính sách xã hội là bộ phận cấu thành chính sách chung của nhà
nƣớc trong việc xử lý và giải quyết các vấn đề xã hội. Chính sách xã hội
bao trùm mọi mặt cuộc sống của các thành viên trong xã hội, từ điều kiện
lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hoá đến quan hệ gia đình, quan hệ
giai cấp và quan hệ xã hội.
Chính sách xã hội là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính
sách của Nhà nƣớc. Nếu chính sách kinh tế là những công cụ của Nhà
nƣớc để tác động trực tiếp lên các lĩnh vực hoạt động kinh tế nhằm xây
dựng một nền kinh tế vững mạnh, làm cho "dân giầu, nƣớc mạnh" thì
chính sách xã hội là những giải pháp, công cụ của Nhà nƣớc tác động trực
tiếp lên các quan hệ xã hội nhằm làm cho xã hội phát triển lành mạnh, đời
sống xã hội trở nên hài hoà, bền vững, công bằng và văn minh.
Các chính sách xã hội rất đa dạng, bao quát nhiều lĩnh vực hoạt động
phong phú của xã hội. Có thể kể ra đây một số chính sách lớn, có tính chất
tiêu biểu. Đó là chính sách về giáo dục và đào tạo, chính sách về văn hoá,
chính sách về việc làm, v v.
Đại hội VI của Đảng, lần đầu tiên đƣa ra thuật ngữ "chính sách xã hội",
đặt đúng vai trò và vị trí của nó "Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt của
cuộc sống con ngƣời: điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hoá,
quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc"
5

Tuy nhiên, phải đến năm 1991, trong cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đƣợc Đại hội VII của Đảng

thông qua, vấn đề kết hợp giữa tăng trƣởng kinh tế với tiến bộ xã hội mới
đƣợc đặt trong nội dung, phƣơng hƣớng của chính sách xã hội. Cƣơng lĩnh
ghi rõ: "Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con ngƣời là động lực to
lớn phát huy mọi tiềm năng, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội".

5
Văn kiện Đại hội đại biểu toà n quốc lần VI, Nxb sự thật, Hà Nội, !987, tr 86

25
Phƣơng hƣớng lớn của chính sách xã hội là: “Phát huy nhân tố con
ngƣời trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ
của công dân, kết hợp tốt tăng trƣởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời
sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu trƣớc mắt
với chăm lo lợi ích lâu dài, giữa cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội. "
6

Tại Đại hội VIII, nhận thức lý luận về kết hợp tăng trƣởng kinh tế và
công bằng xã hội đƣợc xác định rõ trong 5 quan điểm để hoạch định hệ
thống chính sách xã hội, một trong những quan điểm chỉ đạo đó là
“Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xoá đói giảm nghèo.
Thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các
vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cƣ.” Xuất phát từ đó, Đảng và Nhà
nƣớc ta luôn có những chính sách ƣu tiên phát triển đối với các khu vực,
các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế – xã hội còn thấp hơn mặt
bằng chung. Đó là một phần trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nƣớc ta.
Chính sách dân tộc:
Là loại chính sách đối với lĩnh vực, đối tƣợng đặc thù của giai cấp
cầm quyền, trong điều kiện quốc gia đa dân tộc. Có ý kiến cho rằng, theo

nghĩa chung nhất "Chính sách dân tộc là tập hợp những quan điểm, đƣờng
lối, chính sách và những giải pháp thực hiện của nhà nƣớc, tác động trực
tiếp đến các dân tộc và mối quan hệ dân tộc đang tồn tại".
7

Đối với các quốc gia đa dân tộc nhƣ trƣờng hợp nƣớc ta, thƣờng
gồm có dân tộc đa số và dân tộc thiểu số. Dân tộc đa số thƣờng có vị trí
chủ đạo và tác động quan trọng đến chính sách dân tộc nói riêng. Chính
sách dân tộc trong các quốc gia có quan hệ nhiều đến mối quan hệ giữa dân

6
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội,
1991, tr 13-14
7
Uỷ ban Dân tộc và Miền núi – Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở nước ta, NXB Chính trị Quốc
gia, HN 2001, ,t r97-98

×