Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Tác động của dư luận xã hội tới hành vi xử lý công việc của cán bộ, công chức cấp xã nghiên cứu trường hợp huyện Đông Sơn - tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Lê Thị Tuyền

Tác động của dư luận xã hội tới hành vi xử lý công việc
của cán bộ, công chức cấp xã : nghiên cứu trường hợp
huyện Đông Sơn - tỉnh Thanh Hóa


Luận văn ThS. Xã hội học


Nghd. : TS. Phạm Văn Quyết












1
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đó tập trung chỉ đạo các ban,
bộ, ngành thực hiện đồng bộ chương trỡnh cải cỏch hành chớnh nhằm giỳp


phỏt triển kinh tế - xó hội. Trong đó, cải cách hành chính nhà nước là một bộ
phận quan trọng trong đường lối đổi mới toàn diện của éảng và là một trong
những giải phỏp ưu tiên hàng đầu trong thực hiện chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội của Đảng và Nhà nước ta.
Mục tiờu chung của chương trỡnh tổng thể cải cỏch hành chớnh nhà
nước giai đoạn 2001 - 2010 là: Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong
sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu
quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xó hội chủ nghĩa dưới sự lónh
đạo của éảng; xõy dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực
đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. éến năm 2010,
hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp yêu cầu quản lý nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiờn, việc cải cách hành chính là một việc không hoàn toàn đơn
giản và có thể giải quyết một sớm một chiều. Để tiến hành công cuộc cải cách
có hiệu quả, một yếu tố then chốt là phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
hành chính có tính chuyên nghiệp và trong sáng về đạo đức. Họ chính là chủ
thể của công cuộc cải cách, là người trực tiếp thực hiện công cuộc cải cách
nền hành chính của đất nước. Năng lực chuyên môn đóng vai trò quyết định
song đạo đức của cán bộ công chức lại là yếu tố quan trọng để có thể nhân lên
mức độ thành công hay thất bại của tổ chức. Nhưng lâu nay, chúng ta đó bắt
gặp thường xuyên các thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng
phản ánh về thực trạng của nền hành chính hiện nay, đó là: tệ xa dân, hành

2
dân, thủ tục hành chính rườm rà, nhiều phiền hà, chi phí và tiêu cực, lợi dụng
việc công ức hiếp sách nhiễu …Vậy, trước những áp lực của người dân, của
các doanh nghiệp, trước dư luận xó hội về cỏc vấn đề do nền hành chính gây
nên, các cán bộ, công chức hành chính có nhận thức, thái độ và đặc biệt hành
vi xử lý cụng việc như thế nào? Đõy là cõu hỏi nghiờn cứu rất quan trọng và
cần thiết phải trả lời để cú thể tỡm cỏch đẩy nhanh cụng cuộc cải cỏch hành

chớnh.
Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Sự
tham gia của nhõn dõn vào quỏ trỡnh xõy dựng phỏp luật và cải cách hành
chính là phù hợp với chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền, với chủ
trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, với bản chất dân chủ của
Nhà nước ta. Thế nhưng trên thực tế sự tham gia này cũn ớt được thực hiện,
phần nhiều mang tính hỡnh thức, không hiệu quả. Nguyên nhân trước hết là
do tư duy của cán bộ hành chính cũn nặng về “quan chức – cụng chức”, chưa
có sự gần gũi người dân; tiếp đó là do thiếu một quy trỡnh, thủ tục cụ thể, hợp
lý nờn người dân không thể tiếp xúc với cán bộ, công chức, họ chỉ có sự lựa
chọn duy nhất là lên án những hệ quả tiêu cực mà nó đưa lại và vô hỡnh
chung chấp nhận những tiờu cực đó như một việc “sống chung với lũ”; thứ ba
là bản thân các cán bộ, công chức cũng chưa xác định đúng vấn đề của mỡnh,
bản thõn họ cũng nhận thấy dư luận xó hội cú những bất bỡnh, khụng đồng
tỡnh đối với những thủ tục hành chính cũng như cách ứng xử của cán bộ hành
chính trong việc giải quyết công việc nhưng họ chưa thể cải cách, vỡ nền
hành chớnh hiện nay cú thể mang đến cho họ một nguồn lợi nhất định (như
thủ tục phiền hà dẫn đến mất thời gian, người dân muốn giải quyết nhanh thỡ
phải cú “tiờu cực”, trong khi bản thõn họ đồng lương lại thấp…).
Chớnh vỡ những lý do như vậy, áp lực của những cán bộ, công chức
hành chính càng nặng nề hơn. Bản thân họ phải nỗ lực tham gia để giải quyết

3
những vấn đề dư luận xó hội đang tập trung phản ảnh chính mình, bản thân họ
cũng cần phải thay đổi hỡnh ảnh trong con mắt người dân. Cụ thể, nếu người
dân có sự tham gia vào việc cải cách hành chính sẽ giúp điều chỉnh hành vi
của các cán bộ hành chính, họ phải thay đổi cách ứng xử, cách quản lý, cỏch
nhận thức và giải quyết vấn đề làm sao có lợi cho dân hơn và phù hợp hơn.
Tuy nhiên từ nhận thức đến hành vi ra quyết định cuối cùng trong việc xử lý
công việc là cả một quá trình dài phía trước cần phải vượt qua mà dư luận xã

hội là một cú hích góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đạo đức và
tài năng.
Trên cơ sở đó, tác giả lựa chọn chủ đề: “Tác động của dư luận xó hội
tới hành vi xử lý cụng việc của cỏn bộ, cụng chức cấp xó “. Nhằm tìm hiểu
sự nhận thức của cán bộ, công chức hành chính trước dư luận xã hội và mức
độ ảnh hưởng trong việc xử lý công việc.
2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Ý nghĩa khoa học
Những kết quả nghiên cứu trong luận văn góp phần minh chứng cho
tính hợp lý của các lý thuyết xã hội học được sử dụng trong quá trình thực
hiện đề tài. Luận văn cũng đóng góp một phần quan trọng cho mảng đề tài dư
luận xã hội trong nghiên cứu xã hội học hiện nay.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn, luận văn cung cấp cho chúng ta cái nhìn tương đối
toàn diện về sự tác động của dư luận xã hội đối với cán bộ cấp cơ sở trong
hành vi xử lý công việc. Những cơ chế tác động, vai trò của dư luận xã hội
trước sức ép của dư luận xã hội và giải pháp để có thể phát huy một cách tích
cực vai trò của dư luận xã hội cũng được bản luận văn quan tâm thể hiện.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra những khuyến nghị và giải pháp

4
nhằm phát huy những nhân tố tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực
của dư luận xã hội đối với cán bộ cấp cơ sở trong hành vi xử lý công việc
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Phân tích thực trạng tác động của dư luận xã hội đến sự thay đổi trong
nhận thức và thái độ của cán bộ, công chức cấp xă trong xử lý công việc.
Phân tích cơ chế tác động của dư luận xã hội đến hành vi xử lý công
việc của cán bộ, công chức cấp xã.
Trên cơ sở phân tích đưa ra đề xuất những gợi ý góp phần đẩy mạnh

cải cách hành chính nhà nước.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
 Phân tích thực trạng nhận thức của cán bộ, công chức hành chính trước
áp lực của dư luận xã hội đánh giá về mình.
 Phân tích các yếu tố tác động của dư luận xã hội đến hành vi xử lý công
việc của cán bộ, công chức cấp xã.
 Phân tích cơ chế tác động của dư luận xã hội đến hành vi xử lý công
việc của cán bộ, công chức cấp xã.
 Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ
hành chính chất lượng cả về chuyên môn và đạo đức đồng thời phát
huy nhân tố tích cực có sự tham gia người dân vào công cuộc cải cách
hành chính.
4. ĐỐI TƢỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu

5
Tác động của dư luận xã hội tới việc xử lý công việc của cán bộ, công
chức cấp xã
4.2 Khách thể nghiên cứu
162 cán bộ, công chức cấp xã theo các lứa tuổi khác nhau tại 19 xã và 2
thị trấn thuộc huyện Đông Sơn - tỉnh Thanh Hoá.
4.3 Lĩnh vực nghiên cứu: Xã hội học Dư luận xã hội
4.4 Phạm vi nghiên cứu
 Không gian nghiên cứu: Huyện Đông Sơn – Tỉnh Thanh Hoá
 Thời gian nghiên cứu: Tháng 4- 8 năm 2007
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ SƠ ĐỒ TƢƠNG QUAN
GIỮA CÁC BIẾN SỐ
5.1 Giả thuyết nghiên cứu
 Đa số các cán bộ, công chức cấp xã đều biết và hiểu nội dung các luồng
dư luận xã hội nhưng chỉ khi nào dư luận xã hội nêu đích danh sự việc

và cá nhân cụ thể thì khi đó dư luận xã hội mới có tác động đến hành vi
xử lý công việc.
 Dư luận xã hội không chỉ tác động tích cực mà còn có những tác động
tiêu cực đến hành vi xử lý công việc của cán bộ, công chức xã.
 Dư luận xã hội tác động đến hành vi xử lý công việc của cán bộ, công
chức cấp xã không chỉ thông qua phương tiện truyền thông đại chúng
mà còn thông qua các tiểu môi trường xã hội khác: gia đình, nhóm bạn
bè, đồng nghiệp.



6
5.2 Sơ đồ tƣơng quan giữa các biến số
























Hành vi xử lý công việc của cán bộ,
công chức cấp xã

Dư luận xã hội
Giáo dục hành vi
Đánh giá công việc
Điều kiện kinh tế -
văn hoá - xã hội


7
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Các phƣơng pháp thu thập thông tin
- Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: nhằm thu thập thông tin định
lượng thông qua bảng hỏi được xây dựng với 22 câu hỏi. Thông tin từ bảng
hỏi tập trung về các vấn đề tác động tích cực và tiêu cực, cơ chế tác động của
dư luận xã hội tới hành vi xử lý công việc của cán bộ, công chức cấp xã.
Phỏng vấn bảng hỏi được thực hiện với số cán bộ, công chức cấp xã thuộc 19
xã và 2 thị trấn thuộc huyện Đông Sơn – tỉnh Thanh Hoá. Tổng số người được
hỏi là 162 người.
-Phương pháp phỏng vấn sâu: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 6 đối
tượng là cán bộ, công chức xã để tìm hiểu thực trạng tác động cũng như cơ
chế tác động của dư luận xã hội tới hành vi xử lý công việc của cán bộ, công
chức xã trên địa bàn các xã, thị trấn thuộc huyện Đông Sơn - tỉnh Thanh Hoá.

- Phương pháp phân tích tài liệu: Bao gồm việc phân tích các công
trình thực nghiệm, kết quả những đề tài nghiên cứu liên quan, số liệu thống
kê, các cuộc phỏng vấn sâu… phục vụ cho cuộc nghiên cứu.
6.2 Phƣơng pháp chọn mẫu & cơ cấu mẫu
- Mẫu chọn cho phỏng vấn bảng hỏi là 162 cán bộ trong 19 xã và 2 thị
trấn. Việc phỏng vấn các cá nhân được chọn theo nguyên tắc ngẫu nhiên trên
cơ sở rút thám một số cán bộ trong tổng số cán bộ, công chức của từng xã và
thị trấn.
- Cơ cấu mẫu: theo báo cáo tổng hợp thống kê chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức xã huyện Đông Sơn tháng 10 năm 2007, tỷ lệ giới tính trong cơ
cấu cán bộ, công chức xã như sau: Tổng số cán bộ, công chức xã: 359 người,
trong đó nam: 281 người, nữ: 78 người

8
Cơ cấu giới tính trong mẫu nghiên cứu gồm 162 người như sau:
+ Nam: 116/162 người (71,6%)
+ Nữ: 46/162 người (28,4%)
Với tỷ lệ giới tính trong mẫu nghiên cứu như trên, chúng tôi nhận thấy
tỷ lệ giới tính của đối tượng khảo sát đã đảm bảo được tính đại diện trong quá
trình nghiên cứu.
Về lứa tuổi của đối tượng được hỏi, cũng theo báo cáo tổng hợp thống
kê chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã huyện Đông Sơn tháng 10 năm
2007 tỷ lệ cán bộ, công chức xã theo lứa tuổi như sau:
+ Dưới 35: 78 người ( 22%)
+ Từ 35 đến 45: 114 người (31,7%)
+ Trên 45: 165 người ( 46,2%)
Dựa trên số liệu do Phòng Nội vụ huyện Đông Sơn cung cấp, cơ cấu
đối tượng khảo sát của đề tài như sau: Tổng số có 162 người được hỏi, cơ cấu
độ tuổi của họ như sau:
+ Dưới 35: 54 người ( 33,3%)

+ Từ 35 đến 45: 58 người (35,8%)
+ Trên 45: 50 người ( 30,9%)
Nhìn chung, cơ cấu mẫu như vậy phản ánh được một số đặc trưng cơ
bản của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Huyện Đông Sơn – Tỉnh Thanh
Hoá.



9
PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. HƢỚNG TIẾP CẬN LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC
Lý thuyết vai trò
Thuật ngữ vai trò xã hội xuất phát từ kịch học. Vai trò xã hội của cá
nhân được xác định trên cơ sở các vị thế xã hội tương ứng. Nó chính là mặt
động của vị thế xã hội vì luôn biến đổi trong các xã hội khác nhau, thậm chí
qua các nhóm xã hội khác nhau
1
.
H. Mead là người đầu tiên của trường phái lý thuyết tương tác biểu
trưng sử dụng thuật ngữ vai trò một cách có hệ thống. Ông mô tả vai trò như
là kết quả của quá trình tương tác mà trong đó các vai trò vừa tập tành, vừa
sáng tạo. Bất kì một vai trò nào cũng tham gia vào các quan hệ tương tác với
các vai trò khác. Việc xác lập vai trò này đòi hỏi phải có sự hiện diện của các
vai trò khác. Mỗi vai đều có những kỳ vọng vào vai kia để khẳng định vị trí
của mình trong quan hệ tương tác đó. Do đó, phản ứng của của các vai tương
tác sẽ ảnh hưởng đến quan niệm của mỗi người về vai trò của mình.
Theo Dahrendorf: “ Vai trò là tập hợp những kỳ vọng ở trong một xã
hội gắn với hành vi của những người mang các địa vị …ở mức độ này thì mỗi

vai trò riêng là một tổ hợp hay nhóm các kỳ vọng hành vi”
Theo từ điển Từ và Ngữ Việt Nam “ Vai trò là tập hợp các mong đợi,
các quyền và nghĩa vụ được gán cho một địa vị cụ thể. Vai trò xã hội là một

1
Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên), Xã hội học, NXB. Giáo dục

10
khái niệm nói đến vai diễn mà cá nhân đảm trách trong một thời gian nhất
định nào đó và được mọi ngừi trong xã hội mong đợi”
2

Theo giáo trình Xã hội học Quản lý của PGS. TS Vũ Hào Quang thì
thuật ngữ vai trò sử dụng để xác định thành phần các mô hình văn hoá gắn
liền với địa vị xã hội cụ thể, bao gồm tâm thế, giá trị và hành vi do xã hội quy
gán cho bất kì ai hoặc tất cả những người chiếm giữ một địa vị xã hội cụ thể.
Nó bao gồm những kì vọng được hợp pháp hoá của những người giữ chức vụ
đối với hành vi của người khác đến họ.
Vai trò xã hội là sự tập hợp những hành vi, thái độ, quyền lợi và sự bắt
buộc mà xã hội mong đợi đối với một vị thế xã hội nhất định và sự thực hiện
của cá nhân có vị thế đó
Vậy vai trò xã hội là mô hình hành vi được xác lập một cách khách
quan căn cứ vào đòi hỏi của xã hội đối với từng vị thế nhất định, để thực hiện
những quyền và nghĩa vụ tương ứng với các vị thế đó và thiết chế xã hội là
những mô hình hành vi được xem là chuẩn và thực hiện theo. Hay nói một
cách khác, vai trò xã hội là một khái niệm chỉ toàn bộ những nghĩa vụ và
quyền lợi của con người gắn liền với một địa vị xã hội nào đó.
Thiết chế xã hội là một tập hợp các vai trò được chuẩn hoá. Đó chính là
các vai trò mà mọi cá nhân cần phải học để thực hiện (thông qua quá trình xã
hội hoá). Tức là thiết chế cung cấp cho cá nhân những vai trò có sẵn. Đa số

các cá nhân đều tuân theo thiết chế, thiết chế mang lại cảm giác yên tâm và an
toàn cho các cá nhân tuân thủ nó, vì nó là cái mà xã hội cho là đúng, là chuẩn.
Thực hiện theo nó là thực hiện theo số đông
3

Thiết chế xã hội có hai chức năng cơ bản:

2
Nguyễn Lân, Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, NXB. Thành phố Hồ Chí Minh, 2000.
3
Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên), Xã hội học, NXB. Giáo dục

11
- Khuyến khích, điều chỉnh, điều hoà hành vi của con người phù hợp
với quy phạm và chuẩn mực của thiết chế và tuân thủ thiết chế.
- Ngăn chặn, kiểm soát, giám sát những hành vi lệch lạc do thiết chế
quy định. Mọi thiết chế xã hội đều được đặc trưng bởi sự hiện diện của mục
đích hành động, bởi những chức năng cụ thể để đảm bảo cho việc đạt được
mục đích, bởi sự tập hợp các địa vị và những vai trò xã hội điển hình cho thiết
chế đó, bởi hệ thống những chế tài đảm bảo cho cái đáng có và ngăn chặn cái
lệch lạc. Sự tồn tại của mọi xã hội, tính ổn định và sự phát triển của nó, không
thể có được nếu không có quản lý xã hội và kiểm soát xã hội. Thiết chế xã hội
thực hiện chức năng quản lý và kiểm soát xã hội. Nó được giao quyền sử
dụng những biện pháp thưởng phạt các thành viên trong xã hội.
Dư luận xã hội là một thiết chế xã hội có vai trò điều hoà các mối quan
hệ xã hội tức là xã hội đòi hỏi dư luận thực hiện những hành vi nhất định. Dư
luận xã hội có những chức năng chủ yếu:
- Chức năng đánh giá: Dư luận xã hội thể hiện thái độ phán xét đánh
giá của công chúng đối với các sự kiện, hiện tượng và vấn đề cuộc sống. Sự
phán xét đánh giá có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể biểu hiện dưới hình

thức rất đơn giản, mang đậm sắc thái cảm xúc ( đồng tình - phản đối) nhưng
cũng có thể rất phong phú về mặt nội dung.
- Chức năng điều tiết các mối quan hệ xã hội: chức năng điều hoà thể
hiện ở chỗ dư luận xã hội góp phần sắp xếp, điều chỉnh lại các quan hệ xã hội
cho đúng mục đích và chuẩn mực. Trên cơ sở phán xét, đánh giá các sự kiện,
hiện tượng, dư luận xã hội nêu ra các chuẩn mực, chỉ ra những việc nên làm,
những việc nên né tránh, hoặc điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của mọi
người. Nó phát huy làm cho các phong tục cũng như các truyền thống tốt đẹp
trong quá khứ, tác dụng tron xã hội hiện tại. Đặc biệt, khi xảy ra những biến

12
cố xã hội lớn, đụng trạm trực tiếp đến lợi ích cộng đồng (như các phong trào
cách mạng, chiến tranh), dư luận xã hội thường hình thành nhanh chóng, rộng
rãi và có sức mạnh lớn, chỉ hướng hoạt động cho quần chúng, cổ vũ những
hành động phối hợp với lợi ích chung, lên án những hành động không phù
hợp. Trong cuộc sống, những dư luận xã hội của giai cấp tiên tiến thường có
vai trò đặc biệt quan trọng góp phần thúc đẩy xã hội phát triển
- Chức năng giáo dục: gắn với chức năng điều hoà là chức năng giáo
dục. Dư luận xã hội khi hình thành, nó thường tác động vào ý thức con người,
nghĩa là chi phối ý thức cá nhân, nên cần phải điều chỉnh cho phù hợp với ý
thức chung của cộng đồng. Vì đa số người trong cộng đồng đều quan tâm đến
dư luận xã hội, co sự đánh giá hành vi của mình, có khuynh hướng giữ gìn,
bảo vệ cái đúng, sửa chữa những sai sót, đề đáp ứng được yêu cầu của dư luận
xã hội đối với cá nhân và cộng đồng.
- Chức năng đánh giá, kiểm soát: thông qua sự phán xét, đánh giá, dư
luận xã hội giám sát các hoạt động của bộ máy Nhà nước, các tổ chức xã hội
xem có phù hợp với lợi ích, nguyện vọng, xu hướng chung của cộng đồng hay
không, gây sức ép lớn đối với tệ tham nhũng, quan liêu, tắc trách. Trong các
xã hội dân chủ, công luận ( kể cả báo chí) thường được coi là cơ quan quyền
lực thứ tư (sau các cơ quan: lập pháp, hành pháp, tư pháp). Các quan chức

tham nhũng, quan liêu, mất dân chủ rất “ghét” báo chí, dư luận xã hội luôn
“nhòm ngó” vào các công việc mờ ám của họ, sẵn sàng lên án, tố cáo họ.
- Chức năng tư vấn, phản biện: trước những vấn đề nan giải của đất
nước, dư luận xã hội có thể đưa ra những lời khuyên sáng suốt. Dư luận xã
hội cũng là người phản biện có uy tín đối với các quyết định của các cơ quan
Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội.

13
- Chức năng giải toả tâm lý - xã hội: Theo các nhà tâm lý học, những
nỗi bất bình, oan ức mà không nói ra được sẽ không mất đi mà lắng xuống vô
thức trong tâm thức của con người và có thể trở thành những mầm mống bệnh
hoạn nghiêm trọng về tinh thần, đến một lúc nào đó sẽ bộc phát thành những
phản ứng bất thường, bệnh hoạn không thể kiểm soát được. Sự giải bày, bày
tỏ thành lời có thể giải toả nỗi bất bình, uất ức của con người, nhóm xã hộ,
làm cho tâm lý của con người, nhóm xã hội trở lại vị trí thăng bằng. Bị oan ức
mà nói ra được người ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm
4

2. HỆ KHÁI NIỆM CÔNG CỤ
2.1 Dƣ luận xã hội
2.1.1 Khái niệm dư luận xã hội
Dư luận xã hội hay còn được gọi là công luận xã hội là một trong
những hiện tượng tinh thần xã hội từ lâu đã được sử dụng khá phổ biến bởi
các nhà tâm lý học, xã hội học cũng như các nhà chính trị. Nhà văn, nhà hoạt
động xã hội người Anh Jonsonberi là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ này
vào năm 1159, cho đến thế kỷ XVIII thuật ngữ này được mọi người công
nhận.
Cho đến nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm này tuy
nhiên không có một định nghĩa nào thống nhất.
Có rất nhiều cách hiểu về dư luận xã hội khác nhau, phần đông các nhà

nghiên cứu dư luận xã hội Liên xô (cũ) định nghĩa dư luận xã hội là sự phán
xét, đánh giá chung của nhóm xã hội đối với các vấn đề mà họ quan tâm.
Theo B.K. Paderin: “ Dư luận xã hội là tổng thể các ý kiến, trong đó chủ yếu
là các ý kiến thể hiện sự phán xét đánh giá, nhận định (bằng lời hoặc không

4

4
Ban tư tưởng - Văn hoá trung ương - Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội. Nghiên cứu, sử dụng và định
hướng dư luận xã hội - Hà Nội, 1999


14
bằng lời) phản ánh ý nghĩa của các thực tế, quá trình, hiện tượng, sự kiện đối
với tập thể, giai cấp, xã hội nói chung và thái độ công khai hoặc che đậy của
các nhóm xã hội lớn nhỏ đối với các vấn đề của cuộc sống xã hội có động
chạm đến lợi ích chung của họ”
5
. Còn theo Young (1923) dư luận xã hội là
kết quả cuối cùng sau các cuộc tranh luận về vấn đề mà cộng đồng quan tâm.
Như vậy, chúng ta thấy trong hầu hết các định nghĩa đều đề cập đến
những nội dung chính sau:
Dư luận xã hội là một tập hợp những ý kiến, quan điểm, thái độ mang
tính chất phán xét đánh giá của nhiều người trước các vấn đề, sự kiện, hiện
tượng xã hội và những sự kiện, hiện tượng đó phải mang tính thời sự, có liên
quan đến lợi ích chung, giá trị chung của các nhóm xã hội, cộng đồng xã hội.
Phân biệt dư luận xã hội với tin đồn.
Tin đồn cũng là một hiện tượng tâm lý xã hội và dễ nhầm lẫn với dư
luận xã hội. Tin đồn là tin tức về một sự kiện, hiện tượng được lan truyền từ
người này sang người khác mà thiếu sự kiểm chứng. Tin đồn thường được

phổ biến thông qua kênh giao tiếp cá nhân. Tin đồn thường được phát sinh
trong tình trạng thiếu thông tin, trong quá trình loan truyền thường có sự thêm
thắt, thêu dệt hoặc rút gọn chi tiết. Ngược lại, trong dư luận xã hội mọi vấn đề
phải được kiểm chứng qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các
nguồn tin có trách nhiệm, và thường có tính ổn định cao.
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành dư luận xã hội
a. Trạng thái tâm lý
Những hiểu biết về tâm lý nói chung và trạng thái tâm lý nói riêng là rất
quan trọng trong việc nghiên cứu dư luận xã hội. Tâm trạng xã hội ở đây được

5
B.K.Paderin, Dư luận xã hội trong xã hội chủ nghĩa phát triển, bản chất và quy luật hình thành. NXB, Đại
học tổng hợp Kazan, 1980, tr. 21 - 22, Tiếng Nga

15
hiểu là trạng thái phổ biến tổng hợp của tình cảm và ý chí của các nhóm xã
hội trong những thời kỳ nhất định. Tâm trạng xã hội không biểu hiện sự phản
ứng trước những sự kiện, hiện tượng, quá trình cụ thể mà là một trạng thái
tâm lý chung đối với ý nghĩa của các vấn đề đang diễn ra trong mối quan hệ
của chúng với lợi ích, mong đợi của xã hội. Tâm trạng xã hội thường được
khắc hoạ bởi các trạng thái tâm lý cơ bản: “già cân bằng’; “cân bằng”; “non
cân bằng” (quá vui - cân bằng - quá buồn; hăng hái - cân bằng - lừng khừng).
Tâm trạng xã hội ảnh hưởng đến dư luận xã hội ở nhiều mặt, đôi khi khó nhận
biết được, tuỳ từng thời điểm nhất định, nếu như người ta có tâm trạng phấn
chấn, hồ hởi, thì nội dung phán xét đánh giá một hiện tượng lại khác so với
tâm trạng chán nản, bi quan. Thường khi phấn chấn lạc quan, thì nhiều thuận
lợi hơn, ích thấy khó khăn hơn và ngược lại. Những nếp bảo thủ, di sản của
quá khứ cũng có thể ảnh hưởng tới việc hình thành dư luận nếu như không có
sự hướng dẫn đứng đắn.
b. Tâm thế xã hội

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến dư luận xã hội được khoa học
tâm lý học xã hội nghiên cứu nhiều là tâm thế xã hội và khuôn mẫu tư duy
của con người
Tâm thế xã hội là kết cấu tâm lý xã hội thể hiện trạng thái sẵn sàng
phản ứng của nhóm xã hội theo những cách thức nhất định trong những bối
cảnh xã hội nhất định. Tâm thế xã hội được hình thành trên cơ sở các kinh
nghiệm sống của nhóm xã hội. Nhiều nhà tâm lý học xã hội coi tâm thế xã hội
như là nền tảng của dư luận xã hội
6
. Trong cuộc sống hàng ngày con người
chúng ta thường phải có hành vi ứng xử . Hành vi ứng xử thậm chí là cả sự

6
Ban tư tưởng - Văn hoá trung ương - Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội. Nghiên cứu, sử dụng và định
hướng dư luận xã hội - Hà Nội, 1999

16
phán xét, đánh giá của chúng ta thường bật ra rất nhanh, thậm chí không cần
suy nghĩ và cân nhắc.
Tâm thế xã hội là cái cơ sở bên trong của mỗi con người, của các nhóm
xã hội, là nền tảng để hình thành và phát triển xã hội. Có thề hình dung mối
quan hệ giữa tâm lý xã hội và dư luận xã hội được ví như mối quan hệ giữa tư
duy và ngôn ngữ, giữa ý và lời. Có quan điểm cho rằng cấu trúc của dư luận
xã hội gồm ba thành tố yếu tố tình cảm, yếu tố duy lý và yếu tố ý chí giống
như cấu trúc của tâm thế xã hội.
c. Sự phát triển của khuôn mẫu tư duy
Theo nhiều nhà tâm lý học xã hội, yếu tố cơ bản trong thành phần nhận thức
của dư luận xã hội là khuôn mẫu tư duy. Khái niệm khuôn mẫu tư duy đôi khi
còn được dịch là định kiến. Khuôn mẫu tư duy là những quan niệm, suy lý,
phán xét khái quát, giản đơn, hữu hạn nhưng có tính phổ biến và tương đối

bền vững trong một cộng đồng xã hội. Những biến cố nổi bật và sự tiếp xúc
lập lại đóng vai trò quyết định cho việc hình thành khuôn mẫu tư duy. Hay
hiểu một cách đơn giản khuôn mẫu tư duy được hình thành như hệ thống
niềm tin hay quan niệm của một cá nhân về các thành viên trong một nhóm xã
hội nào đó. Những quan niệm này được đơn giản hoá tối đa, mang tính đánh
giá cao và tính bảo thủ (theo nghĩa là khó thay đổi)
7
. Khuôn mẫu tư duy tồn
tại trong tất cả các lĩnh vực cuộc sống của con người. Sự tồn tại của khuôn
mẫu tư duy cực kỳ cần thiết, không có nó sẽ không có hành động xã hội. Dư
luận xã hội là phương thức tồn tại của khuôn mẫu tư duy xã hội. Để chủ động
hình thành dư luận xã hội trước hết phải hình thành các khuôn mẫ tư duy xã
hội. Khi đã có khuôn mẫu tư duy xã hội, dư luận xã hội mà chúng ta muốn có
sẽ tự khắc bật ra khi gặp bối cảnh tương ứng.

7
Nguyễn Quý Thanh - Xã hội học về dư luận xã hội

17
d. Trình độ học vấn
Trình độ học vấn là khái niệm chỉ sự tập hợp (hệ thống) những tri thức,
hiểu biết về tự nhiên, xã hội, về chính bản thân con người mà mỗi cá nhân
tiếp nhận và tích luỹ được trong quá trình học tập ở những cấp học, bậc học
nhất định thuộc nền giáo dục của một quốc gia
8
.
Trình độ học vấn là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hướng đến
việc hình thành dư luận xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, nước ta trong quá
trình phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước với nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, mở cửa với bên ngoài,

làm cho môi trường sống và hoạt động của mọi người dân đã có những thay
đổi to lớn. Người dân Việt Nam đang dần thoát khỏi đói nghèo, trình độ học
vấn ngày càng tăng giúp cho họ ngày càng trở nên tự tin hơn. Những luồng
thông tin đa dạng, không hạn chế bởi giới hạn địa lý, ngôn ngữ, không gian và
thời gian của thời đại Internet đang giúp người dân có thêm hiểu biết, so sánh
và cơ hội lựa chọn. Có được sự tự do về vật chất và tinh thần, những người
dân vốn hiền lành bỗng trở nên khó tính, họ bắt đầu nhận biết quyền lợi của
mình, bắt đầu học cách giám sát công quyền, và không hiếm khi, nếu cảm
thấy quyền lợi của họ bị đe doạ vi phạm, họ bắt đầu lên tiếng phản đối tạo
thành dư luận trong quần chúng nhân dân gây sức ép đối với các hành vi tiêu
cực của cán bộ, công chức cấp xã.
e. Lối sống
Theo nghĩa rộng, lối sống được hiểu là tổng thể các nét đặc trưng cho
hoạt động sống của các dân tộc, các nhóm xã hội, các nhóm dân cư trong từng
thời kỳ lịch sử xã hội nhất định. Lối sống cũng được xem như phương thức
sống, phương thức tồn tại của các nhóm xã hội. Theo nghĩa hẹp, lối sống là

8
TS. Nguyễn Thị Hồng Thuý, ThS. Ngọ Văn Nhân “Tác động của dư luận xã hội đến ý thức pháp luật của
cán bộ cấp cơ sở”

18
khuôn mẫu hành vi ứng xử của các nhóm xã hội, các nhóm dân cư, nó như là
một phương thức thể hiện các đặc trưng văn hoá của con người, của các nhóm
xã hội.
Hiểu một cách gần gũi nhất, lối sống là tập hợp các giá trị chủ đạo, các
chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi ứng xử của cá nhân như của các nhóm
xã hội theo một mô hình xác định
9
. Người ta dựa trên nhiều tiêu chí khác

nhau để phân chia lối sống của các nhóm xã hội. Chẳng hạn như, theo tiêu chí
nghề nghiệp, chúng ta có thể phân chia thành lối sống công nhân, nông dân,
tri thức …Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, chúng tôi tiến hành tìm hiểu các
yếu tố ảnh hưởng tới sự tác động của dư luận xã hội đến hành vi xử lý công
việc của cán bộ, công chức cấp xã bắt nguồn từ chính lối sống nông thôn
được giới hạn ở nội dung: tính cộng đồng, phong cách giao tiếp, ứng xử, mức
sống, nếp sống.
f. Gia đình và dòng họ
Dòng họ trước hết là một thiết chế đặc thù của nhóm xã hội thân tộc,
vượt lên trên gia đình và được biểu thị mối quan hệ huyết thống (thân sơ khác
nhau), có một mối quan hệ tín ngưỡng và kinh tế nhất định, nhưng không
chung một ngôi nhà, một bếp. Trong họ hàng các thành viên có thể xả thân vì
danh dự, vì vị thế của cộng đồng huyết tộc. Chính vì thế trong các làng, vị trí
dòng họ rất quan trọng.
Khác với cộng đồng làng xã, dòng họ gắn bó chặt chẽ hơn, bởi vì nó
hình thành trên quan hệ máu mủ, ruột rà - quan hệ huyết thống. Các thành
viên có quan hệ ngang và quan hệ trên dưới. Cơ sở của các mối quan hệ đó là
giá trị, chuẩn mực xã hội trong dòng họ
10



10
Tống Văn Chung, Xã hội học nông thôn, NXB Đại học

19
Trong giai đoạn hiện nay, vai trò của dòng họ trong làng xã không chỉ
được củng cố và phát huy quan hệ huyết thống và thân tộc trong đời sống tinh
thần, tín ngưỡng, thờ cúng tổ tiên và đời sống vật chất, kinh tế mà còn cả
trong đời sống chính trị làng - xã.

Bên cạnh những mặt tích cực của quan hệ dòng họ trong hệ thống chính
trị - xã hội làng xã ảnh hưởng trực tiếp đến dư luận xã hội thì còn tồn tại
những mặt tiêu cực cần khắc phục.
k. Phong tục, tập quán
Phong tục tập quán là những chuẩn mực giao tiếp, ứng xử trong xã hội,
những quy tắc sinh hoạt của cộng đồng của một cộng đồng dân cư được hình
thành qua quá trình lịch sử lặp đi, lặp lại nhiều lần, trở thành thói quen trong
lao động, sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng. Phong tục tập quán rất đa dạng
và phong phú, thường được thể hiện ra trong nề nếp giao tiếp, ứng xử của mọi
người, trong các sinh hoạt văn hoá - văn nghệ dân gian, lễ hội cổ truyền, nghi
lễ tôn giáo, tín ngưỡng hoặc trong sản xuất, sinh hoạt hàng ngày.
Về cơ bản, phong tục tập quán và hệ thống các giá trị chuẩn mực văn
hoá tạo ra những khuôn mẫu tư duy làm cơ sở cho sự phán xét đánh giá của
dư luận xã hộ về các sự kiện, hiện tượng, quá trình diễn ra trong xã hội. Ngay
trong cùng một xã hội, các nhóm xã hội cũng có thể đưa ra các phán xét đánh
giá khác nhau về cùng một vấn đề
m. Lệ làng
Lệ làng được ghi trên giấy, khắc vào bia đá (hay còn gọi là hương ước)
hoặc bằng sự truyền khẩu (được gọi là luật tục) đều là những quy định về luật
lệ, khuôn phép của nước, của làng, của cả dòng họ để mọi thành viên trong
cộng đồng thực hiện. Lệ làng còn là phép tắc về việc thờ phụng sự thần thánh
và các vấn đề khác ở nông thôn. Nó vừa thể hiện cuộc sống vật chất, tinh thần

20
vừa là động lực phát triển sản xuất được mọi thế hệ, đẳng cấp trong cộng
đồng tuân theo. Mọi tục lệ đều đơn thuần, na ná như nhau, mà mỗi làng xã
đều có đặc thù riêng thể hiện sự độc lập của từng cộng đồng. Gần nhau mà tập
quán khác nhau, đời sống tâm linh về tôn giáo cũng khác nhau “Thánh làng
nào làng ấy thờ”.
Nếu như pháp luật điều chỉnh hành vi của con người thông qua các

thiết chế xã hội, thông qua các tiêu chuẩn pháp chế do các cơ quan nhà nước
thực hiện, thì năng lực tự quản cộng đồng chủ yếu dựa vào sức mạnh của dư
luận xã hội, uy tín của các vị chức sắc và vai trò của lệ làng. Ở đây dư luận
xã hội có vai trò to lớn trong việc điều chỉnh hành vi của cá nhân cho phù hợp
với các tiêu chuẩn của làng đề ra, mặc dù hoàn toàn mang tính chất tự nguyện
tự giác. Chính vì vậy người cán bộ xã phải tìm hiểu “lệ” của các làng để có
cách ứng xử phù hợp. Cách ứng xử có thể phù hợp với làng này có thể không
phù hợp với làng khác.
l. Truyền thông đại chúng
Hệ thống truyền thông đại chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội. Hoạt động của hệ thống thông tin
đại chúng bao gồm báo, tạp chí, phát thanh, truyền thông, ấn phẩm, internet
… là cơ chế hữu hiệu đảm bảo cho sự hình thành dư luận xã hội trên phạm vi
rộng lớn và trong giới hạn thời gian phù hợp để đảm bảo tính thời sự. Đặc
điểm của hệ thống truyền thông đại chúng là các tin tức từ hệ thống này được
chuyển tải đến công chúng một cách nhanh chóng, đều đặn và trực tiếp.
Thông tin đại chúng sẽ cung cấp cho các cá nhân những vấn đề thời sự
cần thiết. Tuy nhiên, không phải mọi vấn đề mà thông tin đại chúng đưa đến
cho công chúng đều tạo ra sự quan tâm của họ mà chỉ những vấn đề có ý
nghĩa với họ. Trên cơ sở hình thành quan điểm ban đầu thì việc cung cấp

21
thông tin đầy đủ và khái quát của phương tiện truyền thông đại chúng có ý
nghĩa quan trọng trong việc hình thành quan điểm, thái độ của cá nhân trước
sự kiện, hiện tượng xã hội.
Trong xu thế phát triển chung của thời cuộc, hệ thống thông tin đại
chúng ở nước ta đang trở thành diễn đàn ngôn luận công khai của công chúng
để mọi người có thể đưa ra những ý kiến phán xét, đánh giá, thái độ của mình
trước vấn đề mà họ quan tâm. Qua đây, người dân sẽ có được cơ hội tham gia
ngày càng tích cực và có trách nhiệm hơn vào quá trình chuẩn bị, thực hiện,

giám sát và đánh giá các chủ trương, chính sách của Đảng bộ xã cũng như các
hoạt động thường xuyên của chính quyền cấp xã. Dư luận xã hội góp phần
khắc phục các biểu hiện chủ quan, duy ý chí và nguy cơ quan liêu, xa rời quần
chúng của các cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ và chính quyền cấp xã.
Phương tiện thông tin đại chúng chuyển tải thái độ của dư luận xã hội sẽ
mang lại cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã những thông tin đa chiều,
phong phú về các hoạt động của chính quyền cấp xã là một trong những căn
cứ quan trọng để Đảng bộ và chính quyền cấp xã kiểm tra, đánh giá hiệu quả
công tác của mình, đưa ra những quyết định sát hợp với thực tế.
2.2. Khái niệm cán bộ, công chức
Cán bộ, công chức là lực lượng lao động đặc biệt của đất nước, là nhân
tố quyết định sự thành công hay thất bại của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Họ là lực lượng chủ yếu đảm trách mọi hoạt động của bộ máy Nhà
nước. Cán bộ, công chức là người tổ chức hoạt động quản lý nhà nước nhằm
phát triển kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân, giữ trọng trách bảo đảm có
hiệu quả và phát huy sức mạnh của bộ máy Nhà nước.
Người cán bộ, công chức có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng nên cần
phải có những chế tài riêng của luật pháp quy định cụ thể trong Pháp lệnh

22
cán bộ, công chức Nghị định số 95 - 1998/NĐ - CP ngày 17 - 11 - 1998 của
Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Pháp lệnh sửa
đổi năm 2003.
Pháp lệnh cán bộ công chức đã nêu ra một khái niệm, định nghĩa về cán
bộ, công chức khá rộng; “ Cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh này là
công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước
bao gồm:
1. Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong
các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
2. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ

thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
3. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ
thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được
xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan Nhà nước, mỗi
ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có chức danh tiêu
chuẩn riêng;
4. Thẩm phán Toà án nhân dân, Kiểm sát viên Việm kiểm sát nhân dân;
5. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ
thường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân
mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng,
làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là
sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.
2.3. Khái niệm cán bộ, công chức cấp xã

23
Xã, phường, thị trấn là đơn vị cơ sở của hệ thống chính quyền Nhà
nước. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là những người nằm trong hệ thống
bộ máy quản lý hành chính đó.
Cán bộ, công chức cấp xã gồm những người do địa phương bầu cử để
đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ
ban nhân dân, bí thư, phó bí thư Đảng uỷ, người đứng đầu tổ chức chính trị xã
hội ở xã, những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn,
nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, cán bộ, công chức cấp xã
có thể phân thành:
- Cán bộ chuyên trách cấp xã;
- Công chức cấp xã;
- Cán bộ không chuyên trách cấp xã;
Ngoài những người trên, ở các thôn làng, bản, ấp buôn, sóc ở xã và tổ
dân phố ở phường, thị trấn (gọi chung là thôn và tổ dân phố) có cán bộ không

chuyên trách thôn và tổ dân phố.
Điều 2 Nghị định số 114/2003/NĐ - CP ngày 10/10/2003 của Chính
phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và Điều 2 Nghị định số
121/2003/NĐ - CP ngày 21/10/2003 về chế độ, chính sách đối với cán bộ,
công chức ở xã, phường, thị trấn quy định:
 Cán bộ chuyên trách cấp xã gồm những người giữ các chức vụ sau:
- Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, Thường trực Đảng uỷ cấp xã (nơi không
có Phó Bí thư chuyên trách công tác đảng); Bí thư, Phó Bí thư Chi bộ xã (nơi
chưa thành lập Đảng uỷ cấp xã);
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

24
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;
- Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc;
- Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
- Chủ Tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ;
- Chủ tịch Hội Nông dân;
- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.
 Công chức cấp xã gồm các chức danh sau:
- Trưởng Công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy);
- Chỉ huy trưởng quân sự;
- Văn phòng - Thống kê;
- Địa chính - Xây dựng;
- Tài chính - Kế toán;
- Tư pháp - Hộ tịch;
- Văn hoá - Xã hội.
 Cán bộ không chuyên trách cấp xã bao gồm các chức danh:
Trưởng Ban Tổ chức đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra đảng, Trưởng
Ban Tuyên giáo và 01 cán bộ Văn phòng Đảng uỷ; Phó Trưởng Công an ( nơi
chưa bố trí lực lượng công an chính quy); Phó Chỉ huy trưởng quân sự; cán bộ

kế hoạch - giao thông - thuỷ lợi - nông, lâm ngư, diêm nghiệp; cán bộ lao
động - thương binh và xã hội; cán bộ dân số - gia đình và trẻ em; Thuỷ quỹ -
văn thư - lưu trữ; cán bộ phụ trách đài truyền thanh; cán bộ quản lý nhà văn
hoá; Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc; Phó các đoàn thể cấp xã: Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân,

×