Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ cấu lao động và việc làm của các hộ gia đình ở huyện Từ Liêm - Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 116 trang )























ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ VĨNH HÀ


TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ


ĐẾN CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH
Ở HUYỆN TỪ LIấM - HÀ NỘI





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC








HÀ NỘI, 2006



2




















MỤC LỤC





Trang

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC





TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ
ĐẾN CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH

Ở HUYỆN TỪ LIÊM - HÀ NỘI


CHUYấN NGÀNH : XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ : 60 31 30


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN
THỊ KIM HOA
NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ VĨNH HÀ







HÀ NỘI, 2006



3
MỞ ĐẦU
7
1.
Lý do chọn đề tài
7
2.
Ýnghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
8


2.1. Ý nghĩa lý luận
8

2.2. Ý nghĩa thực tiễn
8
3.
Mục tiêu nghiên cứu
8
4.
Đốitượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
9

4.1.Đối tượng nghiên cứu
9

4.2. Khách thể nghiên cứu
9

4.3.Phạm vi nghiên cứu
9
5.
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu xã hội
học
10

5.1.Phương pháp luận nghiên cứu
10

5.2. Các phương pháp nghiên cứu xã hội học

10

5.2.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp
10

5.2.2.Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân
10

5.2.3.Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
10

5.2.4. Cách thức tiến hành chọn mẫu khảo sát
11

5.2.5.Phương pháp phân tích, thống kê
14

5.2.6. Phương pháp phân tích, đánh giá trên cơ sở khung sinh
kế bền vững

15
6.
Giả thuyết nghiên cứu
16
7.
Khung lý thuyết
18
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU
20
1.1

Tình hình nghiên cứu trong nước
20
1.2
Cơ sở lý luận
22

1.2.1. Lý thuyết cấu trúc chức năng
22

1.2.2. Lý thuyết biến đổi xã hội
23
1.3.
Một số khái niệm có liên quan đến nghiên cứu
25

1.3.1. Khái niệm đô thị hoá
25

4

1.3.2. Khái niệm hộ gia đình - thành viên hộ gia đình
27

1.3.3. Khái niệm cơ cấu lao động, việc làm
29

1.2.4. Mối quan hệ giữa đô thị hoá với cơ cấu lao động, việc
làm
30
CHƢƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ ĐẾN

CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH.
32
2.1.
Tổng quan về tình hình đô thị hoá và chuyển dịch cơ cấu lao động,
việc làm của Hà Nội giai đoạn 2000 - 2005

32
2.2.
Vài nét về đặc điểm kinh tế - xã hội Huyện Từ Liêm giai đoạn
2000 - 2005

33

2.2.1. Khái quát tình hình đô thị hoá và chuyển dịch cơ cấu lao
động của Huyện Từ Liêm giai đoạn 2000 - 2005

33

2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội các xã được chọn nghiên cứu
37

2.2.3. Một số đặc trưng cơ bản của các hộ gia đình được chọn
nghiên cứu khảo sát

43
2.3.
Sự biến đổi cơ cấu lao động và việc làm của các hộ gia đình ở
Huyện Từ Liêm, Hà Nội giai đoạn 2000 - 2005

47


2.3.1. Sự biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của lực lượng lao
động trong các hộ gia đình

47

2.3.2. Sự dịch chuyển của lực lượng lao động trong các hộ gia
đình

62

2.3.3. Dự kiến và nhu cầu hỗ trợ của lực lượng lao động liên quan
đến vấn đề việc làm và phát triển sản xuất - kinh doanh

65
2.4.
Tác động của quá trình đô thị hoá đến cơ cấu lao động và việc làm
của các hộ gia đình ở Huyện Từ Liêm, Hà Nội giai đoạn 2000-
2005


70

2.4.1. Những tác động tích cực của quá trình đô thị hoá đến cơ cấu
lao động và việc làm của các hộ gia đình ở huyện Từ Liêm, Hà
Nội giai đoạn 2000 - 2005


70


2.4.2. Những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hoá đến cơ cấu
lao động và việc làm của các hộ gia đình ở Huyện Từ Liêm, Hà
Nội giai đoạn 2000 - 2005


79

5
2.5.
Những đề xuất của cán bộ chính quyền/đoàn thể địa phương và
của các hộ gia đình về giải pháp trợ giúp của nhà nước và của
chính quyền địa phương liên quan đến vấn đề lao động và việc
làm cho các hộ gia đình ở vùng đô thị hoá của Hà
Nội



86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
91
1.
Kết luận
91
2.
Kiến nghị
93

2.1. Đối với Nhà nước - cấp trung ương
93


2.2. Đối với chính quyền địa phương
94

2.3. Đối với người dân
95



















96

6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC A - BẢNG SỐ LIỆU KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, PHỎNG VẤN
99

Bảng 1. Tình hình dân số qua các năm của Huyện Từ Liêm
99
Bảng 2. Số hộ gia đình bị thu hồi đất từ năm 2000 đến năm 2005 theo
ngành nghề của xã Mỹ Đình

99
Bảng 3. Dân số xã Mễ Trì qua các năm.
99
Bảng 4. Lực lượng lao động trong gia đình bị và không bị thu hồi đất đã
làm gì khi thất nghiệp chia theo độ tuổi

100
Bảng 5. Cách thức có được việc làm phi nông nghiệp hiện nay của lực
lượng lao động trong gia đình bị / không bị thu hồi đất hiện đang làm
kết hợp nông nghiệp với phi nông nghiệp và làm phi nông
nghiệp


100
Bảng 6. Chuyển đổi tính chất ngành nghề của các hộ gia đình sau khi
diễn ra việc thu hồi đất chia theo xã

101
Bảng 7. Nguồn thu nhập trước và sau khi gia đình bị thu hồi đất theo
mức độ quan trọng của lực lượng lao động trong các hộ gia đình bị thu
hồi đất


102
Bảng 8. Nguồn thu nhập trước và sau khi diễn ra việc thu hồi đất ở địa

phương theo mức độ quan trọng của lực lượng lao động trong các hộ gia
đình không bị thu hồi đất


102
Bảng 9. Mục đích sử dụng tiền đền bù thu hồi đất của các hộ gia đình
103
Bảng 10. Những dự kiến về việc làm trong thời gian tới của lực lượng
lao động hiện đang thất nghiệp và không làm việc

103
Bảng 11. Dự kiến chuyển đổi việc làm trong thời gian tới của lực lượng
lao động hiện đang làm việc

103
Bảng 12. Dự định phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình
104
Bảng 13. Những khó khăn của gia đình trong giải quyết việc làm và phá
triển sản xuất kinh doanh của gia đình

104
Bảng 14. Nhu cầu của lực lượng lao động về hỗ trợ từ phía chính quyền
địa phương

105
PHỤ LỤC B - BỘ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU
106
1
Phiếu thu thập thông tin cấp huyện
107


7
2
Phiếu thu thập thông tin cấp xã
113
3
Phiếu trưng cầu ý kiến cán bộ chính quyền, đoàn thể cấp xã
122
4
Phiếu phỏng vấn hộ gia đình bị thu hồi đất
126
5
Phiếu phỏng vấn thành viên (15 đến 60 tuổi) của hộ gia đình bị
thu hồi đất

135
6
Phiếu phỏng vấn hộ gia đình không bị thu hồi đất
146
7
Phiếu phỏng vấn thành viên (15 đến 60 tuổi) của hộ gia đình
không bị thu hồi đất

154

















8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình đô thị hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi cả nước nói
chung và Hà Nội nói riêng. Ở tầm vĩ mô, đô thị hoá là một trong những giải
pháp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo hướng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá: phát triển
mạnh các ngành công nghiệp và thương mại - dịch vụ mà Đảng và Nhà nước đã
đề ra trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Mặt khác, đô thị hoá cũng là một
trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự phát triển của một đất nước. Tuy
nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, vẫn còn có không ít những bất cập, tồn
tại đặt ra cần phải giải quyết, đặc biệt là vấn đề lao động - việc làm đối với một
bộ phận lớn dân cư nông thôn bị rơi vào tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm
khi bị thu hồi đất đai phục vụ mục tiêu đô thị hoá.
Hà Nội là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hoá thuộc loại
nhanh nhất so với các địa phương khác trong cả nước, đặc biệt trong giai đoạn
2000 - 2005. Điều này được thể hiện qua sự mở rộng về phạm vi địa giới, sự
tăng về số lượng các đơn vị hành chính (9 quận và 4 huyện) so với trước đây (4
quận và 5 huyện); sự tăng trưởng về số lượng các khu công nghiệp tập trung,
cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các khu đô thị mới

Từ Liêm là một huyện ngoại thành Hà Nội, có tốc độ đô thị hoá nhanh
trong thời kỳ 2000 - 2005 với khoảng 200 dự án đầu tư, trong đó phần lớn là
phát triển các khu đô thị với tổng diện tích đất thu hồi hàng nghìn ha. Đi cùng
những dự án, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở các khu vực dân cư xung
quanh vùng quy hoạch cũng được cải tạo và nâng cấp đồng bộ. Đời sống của
người dân có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực, hạ tầng cơ sở và hệ
thống dịch vụ xã hội (y tế, giáo dục, giao thông ) ngày càng được cải thiện hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động của đô thị hoá đối với đời sống kinh tế - xã
hội nói chung, không thể không đề cập tới những ảnh hưởng của nó đối với vấn
đề lao động - việc làm.
Cùng với quá trình đô thị hoá là xu hướng diện tích đất nông nghiệp của
huyện ngày càng bị thu hẹp và cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ

9
trọng nông nghiệp đã tất yếu dẫn đến việc chuyển đổi về cơ cấu lao động và việc
làm của người dân. Vấn đề đặt ra ở đây là cơ cấu lao động và việc làm của
người dân ở đây đã thay đổi như thế nào dưới tác động của đô thị hoá? Người
dân đã thực hiện những chiến lược sinh kế như thế nào để có thể thích nghi với
hoàn cảnh và điều kiện sống mới? Những tác động tiêu cực của quá trình đô thị
hoá là gì? Về những điểm này, đề tài sẽ tập trung đi sâu nghiên cứu tìm hiểu
và lý giải. Kết quả nghiên cứu góp phần là cơ sở cho việc xây dựng các chính
sách, chương trình phát triển chung của nhà nước có liên quan đến lĩnh vực lao
động - việc làm cho người dân trong phạm vi ảnh hưởng của quy hoạch, phát
triển đô thị trong thời gian tới.
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa lý luận
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động của quá trình đô
thị hoá đến cơ cấu lao động và việc làm của các hộ gia đình ở huyện Từ Liêm
trong giai đoạn hiện nay, đề tài vận dụng các lý thuyết xã hội học có liên quan:
lý thuyết cấu trúc chức năng, lý thuyết về biến đổi xã hội, khung lý thuyết phân

tích đánh giá tác động, phương pháp đánh giá dựa trên khung sinh kế bền vững
nhằm tìm hiểu và đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình đô
thị hoá đến sự biến đổi về cơ cấu lao động và việc làm của các hộ gia đình. Kết
quả nghiên cứu sẽ góp phần vào việc khẳng định và phát triển hệ thống các lý
luận, phương pháp, khung lý thuyết trong nghiên cứu xã hội học về các vấn đề
liên quan đến đô thị, lao động, việc làm
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Cùng với ý nghĩa lý luận trên, kết quả nghiên cứu này cũng đồng thời góp
phần là cơ sở giúp cho các nhà quản lý, hoạch định chiến lược quy hoạch phát
triển đô thị và giải quyết việc làm, tăng thu nhập của người dân phù hợp với điều
kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của các vùng ngoại thành Hà Nội theo
định hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
3. Mục tiêu nghiên cứu

10
Để có thể phát hiện những tác động (cả tích cực và tiêu cực) của vấn đề
đô thị hoá tới sự biến đổi cơ cấu lao động và việc làm của người dân ở các
huyện ngoại thành Hà Nội, đề tài sẽ tập trung vào những mục tiêu cụ thể sau:
 Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đô thị hoá, về lao động - việc
làm ở Việt Nam hiện nay;
 Đánh giá sự biến đổi về cơ cấu lao động, việc làm của các hộ gia đình
dưới tác động của quá trình đô thị hoá ở huyện Từ Liêm;
 Phát hiện những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hoá đến
sự chuyển dịch cơ cấu lao động và việc làm của các hộ gia đình ở huyện Từ
Liêm - Hà Nội giai đoạn 2000 - 2005;
 Đề xuất các giải pháp hỗ trợ tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia
đình ở các vùng đô thị hoá ở Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010.
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Tác động của quá trình đô thị hoá đến cơ cấu lao động và việc làm của các

hộ gia đình ở Huyện Từ Liêm, Hà Nội.
4.2. Khách thể nghiên cứu:
- Các hộ gia đình chịu tác động trực tiếp (các hộ gia đình bị thu hồi đất)
và gián tiếp (các hộ gia đình không bị thu hồi đất) của đô thị hoá liên quan đến
vấn đề lao động và việc làm của các thành viên trong hộ gia đình.
- Cán bộ chính quyền và tổ chức/đoàn thể của các xã được chọn khảo sát.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tại thị trấn Cầu Diễn, xã Mỹ Đình, xã Mễ Trì
và xã Minh Khai thuộc Huyện Từ Liêm, Hà Nội, là những nơi đang diễn ra quá
trình đô thị hoá với tốc độ nhanh trong giai đoạn 2000 - 2005.
Thời gian quan sát thu thập thông tin: Từ năm 2000 đến 2005.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu xã hội học

11
5.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu
Phƣơng pháp luận Mác-xít được sử dụng trong toàn bộ nội dung của đề
tài để làm cơ sở cho việc xem xét và giải thích các sự kiện xã hội trong các mối
quan hệ biện chứng và trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội. Như vậy,
phương pháp này giúp xem xét sự vận động, chuyển đổi của cơ cấu lao động,
việc làm của người dân trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội và phát triển đô
thị ở Hà Nội hiện nay.
Đồng thời, phƣơng pháp tiếp cận hệ thống cũng giúp xem xét quá trình
biến đổi về cơ cấu lao động và việc làm của các hộ gia đình ở vùng ngoại thành
Hà Nội dưới tác động của quá trình đô thị hoá trong mối quan hệ biện chứng với
các thiết chế xã hội khác, từ đó xác định các định hướng phát triển về cơ cấu lao
động và việc làm cho người dân ở các vùng ngoại thành đang chịu tác động
mạnh mẽ của quá trình đô thị hoá trong tổng thể các quan hệ kinh tế - xã hội ở
Hà Nội hiện nay.
5.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu xã hội học
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp:

- Phương pháp này được áp dụng để tra cứu, tổng hợp các báo cáo tổng
kết của huyện và các xã; thu thập các tài liệu sẵn có liên quan đến đô thị hoá, lao
động và việc làm phục vụ cho nghiên cứu của đề tài.
- Thu thập thông tin chung của huyện theo mẫu phiếu: 01 phiếu tổng hợp
thông tin chung liên quan đến vấn đề quy hoạch thu hồi đất, lao động, việc làm,
kinh tế, xã hội của huyện;
- Thu thập thông tin chung của xã theo mẫu phiếu: 04 phiếu tổng hợp
thông tin chung liên quan đến vấn đề quy hoạch thu hồi đất, lao động, việc làm,
kinh tế, xã hội của 4 địa bàn: thị trấn Cầu Diễn, xã Mỹ Đình, xã Minh Khai và
xã Mễ Trì;
5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân: Thực hiện phỏng vấn sâu 10 chủ
hộ gia đình bị thu hồi đất và 10 chủ hộ gia đình không bị thu hồi đất về các

12
vấn đề có liên quan đến lao động, việc làm, thu nhập của hộ gia đình vào thời
điểm trước và sau khi diễn ra việc thu hồi đất.


5.2.3. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi:
- Phỏng vấn 137 hộ gia đình bị thu hồi đất của 4 địa bàn: thị trấn Cầu
Diễn và các xã Mỹ Đình, Minh Khai và Mễ Trì;
- Phỏng vấn 56 hộ gia đình không bị thu hồi đất của 4 địa bàn: thị trấn
Cầu Diễn và các xã Mỹ Đình, Minh Khai và Mễ Trì;
- Phỏng vấn 462 thành viên trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 60 tuổi)
trong hộ gia đình bị thu hồi đất;
- Phỏng vấn 195 thành viên trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 60 tuổi)
trong hộ gia đình không bị thu hồi đất;
- Trưng cầu ý kiến 22 cán bộ chính quyền và đoàn thể của 4 địa bàn
được chọn khảo sát.
5.2.4. Cách thức tiến hành chọn mẫu khảo sát

5.2.4.1. Chọn mẫu xã: Trong tổng số 16 xã/thị trấn của Huyện Từ Liêm, chọn 4
xã có tốc độ thu hồi đất phục vụ mục tiêu đô thị hoá (phát triển khu công nghiệp
và đô thị) nhanh nhất trong giai đoạn 2000 - 2005. Tiêu chí này được căn cứ trên
số liệu thống kê thu hồi đất của các xã thuộc Huyện. Kết quả, đề tài nghiên cứu
lựa chọn được 4 xã khảo sát: Thị trấn Cầu Diễn, Xã Mỹ Đình, Xã Mễ Trì và xã
Minh Khai. Đây là 4 xã có tỷ lệ đất bị thu hồi lớn nhất trong giai đoạn 2000 -
2005 phục vụ các mục tiêu chủ yếu sau:
- Thị trấn Cầu Diễn: Mở rộng đường quốc lộ 32; xây dựng khu đô thị
cao cấp với tổng diện tích đất bị thu hồi đến năm 2005 là 75,2 ha, chiếm 35,3%
tổng diện tích đất của thị trấn.

13
- Xã Mỹ Đình (với tổng diện tích đất bị thu hồi đến năm 2005 là 311 ha
chiếm 68,0% diện tích đất của xã) và xã Mễ Trì (có tổng diện tích đất nông
nghiệp bị thu hồi giai đoạn 2000 - 2005 là 180,27 ha) phục vụ các mục đích:
Xây dựng đường cao tốc Láng - Hoà Lạc, khu hành chính quốc gia; khu liên
hợp thể thao quốc gia và các khu đô thị cao cấp.
- Xã Minh Khai (Tính đến năm 2005, diện tích đất nông nghiệp bị thu
hồi là 103,5 ha, chiếm 29,4% diện tích đất nông nghiệp của năm 2001): Xây
dựng cụm, khu công nghiệp nhỏ; mở rộng đường quốc lộ 32.
5.2.4.2. Chọn mẫu hộ gia đình bị thu hồi đất và không bị thu hồi đất
a. Quy mô mẫu khảo sát
Quy mô mẫu khảo sát tại mỗi địa bàn xã được lựa chọn căn cứ trên cơ sở
mục tiêu thu hồi đất phục vụ cho đô thị hoá tại mỗi xã. Tập trung đối với các
khu vực thu hồi đất sản xuất nông nghiệp phục vụ mục tiêu phát triển khu công
nghiệp, các khu vực có tiềm năng thu hút lao động phi nông nghiệp. Theo tiêu
chí lựa chọn trên, quy mô mẫu khảo sát dự kiến tại mỗi xã như sau:
Bảng 1. Dự kiến cơ cấu mẫu khảo sát hộ gia đình tại mỗi xã
TT
Địa bàn

Tổng số mẫu dự kiến khảo sát
Hộ gia đình bị thu hồi đất
Hộ gia đình không bị thu hồi
đất
1
Thị trấn Cầu
Diễn
10
30
2
Xã Mỹ Đình
40
10
3
Xã Mễ Trì
40
10
4
Xã Minh Khai
50
10

Tổng số
140
60
b. Các bước tiến hành chọn hộ gia đình khảo sát
 Bước 1: Chọn thôn/xóm khảo sát theo gợi ý của cán bộ xã.
 Bước 2: Lập danh sách các hộ gia đình bị thu hồi đất,
Lập danh sách các hộ gia đình không bị thu hồi đất.
 Bước 3: Chọn bước nhảy “k”:


Tổng số hộ gia đình bị thu hồi đất tại mỗi xã
k
1
1
=
Tổng số mẫu hộ gia đình bị thu hồi đất cần khảo sát tại mỗi xã


14





 Bước 4: Chọn hộ khảo sát:
+ Hộ GĐ đầu tiên trong danh sách được xác định là hộ có số thứ tự = số
dư (khi tính bước nhảy), nếu số dư khác 0. Hoặc = đúng số lượng mẫu
cần khảo sát tại mỗi xã, nếu số dư = 0
+ Các hộ GĐ tiếp theo được xác định với số thứ tự = số thứ tự hộ GĐ
trước đó + bước nhảy k.
c. Nguyên tắc thực hiện phỏng vấn
Không thay thế hộ gia đình khác ngoài danh sách được lập đối với trường
hợp không phỏng vấn được do hộ gia đình không đồng ý trả lời phỏng vấn hoặc
do đến nhà nhiều lần mà không gặp
d. Kết quả phỏng vấn
Trên cơ sở quy mô mẫu khảo sát hộ gia đình, các bước tiến hành chọn
mẫu và nguyên tắc điều tra trên, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn được 137 hộ
gia đình bị thu hồi đất và 56 hộ gia đình không bị thu hồi đất, phân bố theo mỗi
địa bàn xã như sau (Bảng 2):

Bảng 2. Cơ cấu mẫu khảo sát phỏng vấn hộ gia đình thực tế tại 4 xã
TT
Địa bàn
Số hộ bị thu hồi đất
được phỏng vấn (hộ)
Số hộ không bị thu hồi
đất được phỏng vấn (hộ)
1
Thị trấn Cầu Diễn
10
26
2
Xã Mỹ Đình
39
10
3
Xã Mễ Trì
40
10
4
Xã Minh Khai
48
10
5
Tổng số
137
56
Tổng số hộ gia đình không bị thu hồi đất tại mỗi xã
k
2

2
=
Tổng số mẫu hộ gia đình không bị thu hồi đất cần khảo sát tại mỗi



15
5.2.4.4. Chọn mẫu thành viên hộ gia đình từ 15 đến 60 tuổi:
Tiến hành phỏng vấn toàn bộ các thành viên từ 15 đến 60 tuổi của các hộ
gia đình bị thu hồi đất và không bị thu hồi đất chấp thuận trả lời phỏng vấn. Kết
quả phỏng vấn như sau:
- Tổng số thành viên trong độ tuổi lao động của các hộ gia đình bị thu hồi đất
được phỏng vấn là 462 người. Trong đó 51,7% là nữ và 48,3% là nam.
- Tổng số thành viên trong độ tuổi lao động của các hộ gia đình không bị thu
hồi đất được phỏng vấn là 195 người. Trong đó 54,4% là nam và 45,6% là
nữ.
- Cơ cấu lực lượng lao động được phỏng vấn phân bố theo mỗi địa bàn khảo
sát được tổng hợp chi tiết theo bảng 3 dưới đây:
Bảng 3. Cơ cấu mẫu phỏng vấn thành viên từ 15 đến 60 tuổi của các hộ gia đình
chia theo giới tính và xã.

Thành viên gia đình bị thu hồi đất
Thành viên gia đình không bị thu hồi
đất
Total
Nam
Nữ
Total
Nam
Nữ

SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Chung
462
100.0
223
48.3
239
51.7
195
100.0
106
54.4
89
45.6
Thị
trấn
Cầu
Diễn
39

8.4
21
53.8
18
46.2
86
44.1
49
57.0
37
43.0
Mỹ
Đình
123
26.6
59
48.0
64
52.0
24
12.3
13
54.2
11
45.8
Mễ Trì
151
32.7
70
46.4

81
53.6
42
21.5
23
54.8
19
45.2
Minh
Khai
149
32.3
73
49.0
76
51.0
43
22.1
21
48.8
22
51.2
5.2.4.5. Chọn mẫu khảo sát đối với cán bộ chính quyền, đoàn thể:
Tổng số mẫu phiếu trưng cầu ý kiến cán bộ dự kiến là 28 phiếu. Trong
đó, tại mỗi địa bàn xã/thị trấn, thực hiện trưng cầu ý kiến đối với 7 cán bộ gồm:
1 cán bộ lãnh đạo xã; 1 cán bộ lao động, thương binh và xã hội; 1 cán bộ đoàn
thanh niên; 1 cán bộ hội phụ nữ; 1 cán bộ hội nông dân và 1 cán bộ đảng uỷ.
Tổng số phiếu trưng cầu ý kiến cán bộ chính quyền và đoàn thể thực tế
thu thập được là 22 phiếu. Trong đó:


16
- Cán bộ chính quyền địa phương: 11 phiếu.
- Cán bộ các tổ chức đoàn thể địa phương: 11 phiếu.
5.2.5. Phương pháp phân tích, thống kê: Phương pháp này được thực hiện
bằng các chương trình phần mềm CSPRO, EXCEL và STATA để xử lý kết quả
thông tin thu thập được tại các xã và huyện.
5.2.7. Phương pháp phân tích đánh giá trên cơ sở khung sinh kế bền vững:
Trên quan điểm của Andrew Dorward và Nigel Poole [30, 90] về xem xét,
tìm hiểu các mối quan hệ giữa thị trường, sinh kế và giảm nghèo. Một sinh kế
của con người có thể được mô tả như là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng
mà con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực
hiện nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của
họ, bao gồm kỹ năng, học thức, sức khoẻ, khả năng lao động, đất đai và các
nguồn lực tài nguyên thiên nhiên khác, thu nhập, tiền mặt, tiết kiệm, tài sản,
công cụ sản xuất, mạng lưới hỗ trợ gia đình và xã hội.
Một sinh kế bền vững đạt được khi con người có thể đối phó và phục hồi
từ những áp lực và rủi ro, đồng thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và
tài sản cả ở hiện tại và trong tương lai mà không gây tổn hại đến nguồn tài
nguyên khác. Nguyên tắc xuyên suốt của khung sinh kế bền vững là “lấy con
người làm trung tâm”. Như vậy, có thể thấy rằng con người có 5 loại nguồn
vốn cơ bản (gồm: vốn tự nhiên, vốn con người, vốn xã hội, vốn tài chính và
vốn vật chất) và dựa vào các nguồn vốn đó, con người có thể thực hiện triển
khai chiến lược sinh kế của mình để hướng tới một kết quả mong đợi là cải
thiện điều kiện và chất lượng cuộc sống.




Các nguồn gây tổn
thương


- Các chính sách kinh tế - xã
hội, quy hoạch thu hồi đất,
- Những rủi ro, ảnh hưởng
tiêu cực của các chính sách.



17






Như vậy, khung sinh kế bền vững được áp dụng trong nghiên cứu này
nhằm tìm hiểu và đánh giá:
(i) Các nguồn vốn / tài sản hiện có của các hộ gia đình, cụ thể:
 Đất đai phục vụ sản xuất của gia đình;
 Nguồn nhân lực - lực lượng lao động của gia đình;
 Các mối quan hệ xã hội của gia đình;
 Nguồn tiền mặt hiện có của gia đình;
 Nhà cửa, tài sản khác
(ii) Sử dụng các nguồn vốn / tài sản trong các hoạt động sinh kế của các hộ
gia đình:
 Sử dụng các nguồn vốn / tài sản hiện có để ứng phó với rủi ro như bị mất
đất sản xuất, thất nghiệp / thiếu việc làm do quá trình đô thị hoá mang lại.
 Tiếp cận những cơ hội về việc làm của các hộ gia đình: chuyển đổi việc
làm - ngành nghề; đa dạng hoá việc làm - ngành nghề của gia đình khi
diễn ra quá trình đô thị hoá ở địa phương.

(iii) Chiến lược sinh kế và chiến lược ứng phó của các hộ gia đình trong
trường hợp các hoạt động sinh kế không bền vững hoặc bị rủi ro dưới tác
động của quá trình đô thị hoá nhằm đạt được các kết quả:
 Có được việc làm ổn định cho lực lượng lao động trong gia đình;
 Có thu nhập tốt hơn cho gia đình;
 Cải thiện điều kiện sống của gia đình;

CHIẾN LƯỢC
SINH KẾ
Các nguồn
vốn/tài sản

1. Vốn tự nhiên
2. Vốn con người
3. Vốn xã hội
4. Vốn tài chính
5. Vốn vật chất
Kết quả sinh kế

- Việc làm ổn định,
- Thu nhập tốt hơn,
- Cải thiện tình trạng cuộc
sống,
- Giảm thiểu tính dễ tổn
thương,
- Sử dụng có hiệu quả và
bền vững các nguồn vốn/ tài
sản.




18
 Giảm thiểu tính dễ tổn thương; Có khả năng đối phó tốt hơn đối với
những khủng hoảng, rủi ro và những tác động tiêu cực của các chính sách.
 Sử dụng có hiệu quả và bền vững các nguồn lực của gia đình.
6. Giả thuyết nghiên cứu
(i). Quá trình đô thị hoá diễn ra đã và đang tác động tích cực tới sự biến đổi về
cơ cấu lao động và việc làm theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của các
hộ gia đỡnh ở huyện Từ Liờm, Hà Nội:
 Đô thị hoá đã tạo ra sự chuyển đổi về việc làm từ khu vực nông nghiệp
sang khu vực phi nông nghiệp của các hộ gia đình và khiến cầu về đào
tạo nghề phi nông nghiệp tăng nhanh.
 Đô thị hoá đã làm cho các hộ gia đình trở nên linh hoạt hơn, đa dạng hoá
việc làm của lực lượng lao động trong hộ gia đình.
 Đô thị hoá tạo ra xu hướng lao động của các hộ gia đình dịch chuyển từ
lao động tự làm/làm kinh tế hộ sang lao động làm thuê/ làm công ăn
lương.
(ii) Tuy nhiên, đô thị hoá cũng có một số tác động tiêu cực khiến cho một bộ
phận dân cư gặp phải những khó khăn, trở ngại trong quá trình thích nghi với
hoàn cảnh sống mới, đặc biệt trong tìm kiếm, chuyển đổi việc làm phi nông
nghiệp:
 Đô thị hoá gây nên tình trạng thất nghiệp hữu hình của lao động trong
các hộ gia đình.
 Phần lớn lực lượng lao động của các hộ gia đình chưa đáp ứng được kịp
thời về chuyên môn kỹ thuật để có thể chuyển đổi việc làm sang lĩnh vực
phi nông nghiệp.
 Những vấn đề xã hội nảy sinh của quá trình đô thị hoá như tệ nạn xã hội,
phân hoá giàu nghèo , tạo nên sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, gây
ảnh hưởng đến an ninh trật tự trong xã hội.
7. Khung lý thuyết


19
Đối với mỗi chính sách phát triển đô thị, phát triển kinh tế - xã hội, việc
thực hiện bắt đầu từ nguồn lực bố trí bao gồm các chủ trương, chính sách phát
triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển đô thị. Các nguồn lực này sẽ được áp
dụng thông qua các chương trình/dự án để cung cấp các dịch vụ nhất định: thực
hiện thu hồi đất ở và đất sản xuất của các hộ gia đình, xây dựng các cụm khu
công nghiệp và khu đô thị mới, với mục tiêu thoả mãn nhu cầu của nhóm đối
tuợng nhất định gồm các hộ gia đình và lực lượng lao động thuộc khu vực quy
hoạch đô thị hoá, và cuối cùng là tác động trực tiếp đến chuyển đổi trong hoạt
động sinh kế phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội mới được thể hiện qua sự
chuyển đổi về cơ cấu lao động, việc làm của lực lượng lao động của các hộ gia
đình trong khu vực quy hoạch đô thị hoá. Một chính sách phát triển đô thị thành
công và có hiệu quả tức là quá trình đô thị hoá sẽ tạo được những tác động tích
cực và hạn chế đến mức tối thiểu các tác động tiêu cực đến đời sống lao động,
việc làm và thu nhập của người dân ở các vùng đô thị hoá.












Chính sách quy
hoạch phát triển đô

thị
Chính sách phát
triển kinh tế - xã
hội
Quá trình đô thị hoá

- Diễn ra việc thu hồi đất;
- Hình thành các cụm, khu công
nghiệp;
- Hình thành các cụm, khu đô thị
mới.

Hộ gia đình bị thu hồi
đất
(Lực lượng lao động
của hộ gia đình)
Hộ gia đình không
bị thu hồi đất
(Lực lượng lao động
của hộ gia đình)

Chuyển đổi cơ cấu
lao động, việc làm
của hộ gia đình

20
Trên cơ sở khung lý thuyết, có thể đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản để đánh
giá tác động của đô thị hoá đến cơ cấu lao động và việc làm của các hộ gia đình
ở huyện Từ Liêm, Hà Nội như sau:
- Thời điểm đánh giá đối với hộ gia đình bị thu hồi đất: Thời điểm trước

khi gia đình bị thu hồi đất và thời điểm hiện nay;
- Thời điểm đánh giá đối với hộ gia đình không bị thu hồi đất: Thời điểm
trước khi diễn ra thu hồi đất ở xã và thời điểm hiện nay;
- Các chỉ tiêu liên quan đến việc thu hồi đất của các hộ gia đình: diện tích,
loại đất bị thu hồi;
- Quy mô dân số, lực lượng lao động của các hộ gia đình;
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động;
- Các chỉ tiêu liên quan đến việc làm, ngành nghề, khu vực làm việc, nơi
làm việc và thu nhập của lực lượng lao động.












21
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Thực tế đã có nhiều nghiên cứu trong nước liên quan đến các vấn đề: đô
thị hoá, lao động, việc làm Có thể nêu một số nghiên cứu sau đây:
- "Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để
xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia". - Đề tài độc lập cấp nhà nước -
2005. Nghiên cứu này được thực hiện tại 8 tỉnh/TP: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,

Hải Phòng, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Hà Tây, Cần Thơ và Bình Dương với mục tiêu:
+ Đánh giá thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu
hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh
tế, xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia hiện nay, chỉ ra những thành
tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế của vấn đề này.
+ Đề xuất các quan điểm, phương hướng, giải pháp và các điều kiện giải
quyết thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các
khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhu cầu
công cộng và lợi ích quốc gia những năm tới.
- "Nghiên cứu đề xuất phương án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
nông thôn ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hoá gắn với công nghiệp
hoá, hiện đại hoá trên địa bàn thành phố Hà Nội" - Đề tài khoa học và công
nghệ cấp Thành phố - 2005. Cùng với xu thế khách quan và tất yếu của đô thị
hoá là sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở các vùng bị thu hồi
đất sản xuất nông nghiệp, trong đó vấn đề giải quyết việc làm cho người lao
động thuần nông gặp phải những trở ngại lớn khi họ buộc phải chuyển đổi từ
việc làm nông nghiệp không cần đến trình độ chuyên môn kỹ thuật sang việc
làm phi nông nghiệp đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Nghiên cứu
này hướng đến đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân lực nông thôn với
phương án khả thi và mô hình phù hợp với xu thế đô thị hoá nhanh và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngoại thành Hà Nội.

22
- Đề tài nghiên cứu: "Thị trường đất công nghiệp và thương mại và những
tác động tới người nghèo ở Việt nam - Kết quả nghiên cứu tại 6 tỉnh: Vĩnh Phúc,
Hà Tây, Quảng Nam, Bình Định, Long An và Cần Thơ". - Ngân hàng phát triển
Châu á - Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo - 2005. Mục tiêu của
nghiên cứu là khảo sát các quy trình, giao dịch đất đai trên thị trường đất đai
công nghiệp và thương mại; xem xét những tác động của chúng tới các hộ gia
đình bị thu hồi đất; cung cấp thông tin cho quá trình hoạch định chính sách

nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của thị trường đất đai, phát triển thị trường
đất đai theo hướng có lợi hơn cho người nghèo.
- "Ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông thôn ngoại thành Hà Nội, thực
trạng và giải pháp" - GS.TSKH. Lê Du Phong, TS. Nguyễn Văn Áng, TS. Hoàng
Văn Hoa (đồng chủ biên) - Nxb. Chính trị Quốc gia, 2002. Nội dung được các
tác giả đề cập trong cuốn sách là phân tích, đánh giá thực trạng ảnh hưởng tích
cực và những vướng mắc của quá trình đô thị hoá ở vùng nông thôn ngoại thành
Hà Nội, đồng thời nêu lên những bức xúc trong quá trình giải quyết việc đền bù
khi Nhà nước thu hồi đất. Trên cơ sở đó, các tác giả kiến nghị một số giải pháp
chủ yếu nhằm giải quyết ảnh hưởng của đô thị hoá đối với nông thôn và hoàn
thiện chính sách đền bù khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành Hà
Nội.
Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã đề cập đến một số vấn đề có liên quan
đến quá trình đô thị hoá và những tác động của nó đến đời sống nói chung của
người dân vùng quy hoạch thu hồi đất. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nghiên
cứu chuyên sâu nào đề cập đến mối quan hệ tương tác giữa đô thị hoá với sự
chuyển dịch về cơ cấu lao động, việc làm của các hộ gia đình chịu tác động trực
tiếp và gián tiếp của quá trình đô thị hoá. Chính vì vậy, nghiên cứu đề tài này là
rất cần thiết nhằm phát hiện những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình đô
thị hoá đối với cơ cấu lao động, việc làm của các hộ gia đình nằm trong vùng đô
thị hoá.
1.2. Cơ sở lý luận
Nhằm đánh giá tác động của quá trình đô thị hoá đối với vấn đề lao động
và việc làm của các hộ gia đình ở các vùng ngoại thành Hà Nội hiện nay, nghiên
cứu này sử dụng lý thuyết cấu trúc chức năng và lý thuyết về biến đổi xã hội.

23
1.2.1. Lý thuyết cấu trúc chức năng
Talcott Parsons (1902 - 1979), nhà xã hội học người Mỹ, là người đứng
đầu trường phái chức năng cấu trúc. Ông đã xây dựng lý thuyết về hành động xã

hội trên cơ sở cho rằng mỗi hành động đều có thể được miêu tả bằng 3 giá trị cơ
bản: 1. Thực tế của tình huống; 2. Những nhu cầu của chủ thể hành động; 3. Sự
đánh giá tình huống của chủ thể hành động luôn có xu hướng cân bằng những
nhu cầu cá nhân của mình với những đòi hỏi xã hội.
Mặc dù nhận thấy rằng có thể có xung đột giữa những nhu cầu của chủ
thể hành động và những khuôn mẫu cần thiết cho sự định hướng nhằm duy trì hệ
thống, song ông lại cho rằng các chủ thể hành động luôn sẵn sàng tìm cách dung
hoà để duy trì hệ thống luôn ở trạng thái cân bằng. Như vậy, một hệ thống bất kỳ
trong đó kể cả hệ thống hành động phải được đáp ứng bằng một hệ thống chức
năng. Hệ thống phải phù hợp với môi trường, đồng thời nó cũng làm môi trường
phải phù hợp với những đòi hỏi của hệ thống đó.
Trong hệ thống, giữa các bộ phận phải có mối quan hệ với nhau để tạo ra
quan hệ chỉnh thể của hệ thống. Một hệ thống xác định cần phải đạt tới mục tiêu
xác định và bất kỳ hệ thống nào cũng phải có trang bị công cụ hay phương tiện
phù hợp để duy trì các hoạt động của nhóm, đảm bảo hoạt động của các bộ phận
và của các cá nhân. Những động cơ hoạt động của các thành phần, của các cá
nhân trong một nhóm cũng thường xuyên biến đổi phụ thuộc vào điều kiện môi
trường, văn hoá, xã hội. Từ luận điểm trên, Parsons đã đưa ra sơ đồ lý thuyết hệ
thống chức năng (AGIL), trong đó:
A (Sự phù hợp với mục tiêu - Adaptation ): Những đòi hỏi về mặt thích nghi,
thích ứng của một hệ thống đối với những yêu cầu cấp bách của ngoại cảnh. Hệ
thống phải phù hợp với môi trường, đồng thời nó cũng làm môi trường phải phù
hợp với những đòi hỏi của hệ thống đó.
G (Goal attainment - Đạt được mục đích, đạt tới mục tiêu): Một hệ thống xác
định cần phải đạt tới mục tiêu xác định. Mục tiêu là một đòi hỏi tất yếu để duy
trì xu hướng hành động.
I (Integration - Liên kết): Phối hợp các hoạt động, điều hoà và giải quyết những
mâu thuẫn, khác biệt trong chỉnh thể hệ thống.

24

L (Latency): Là những chức năng duy trì kiểu mẫu, mô hình cả về cấu trúc và
mặt hoạt động của hệ thống, tạo ra sự ổn định, trật tự trong hệ thống [8, 203].
1.2.2. Lý thuyết về biến đổi xã hội
Mọi xã hội đều có những biến đổi mỗi ngày theo những cách thức, mức
độ, thời điểm và nhịp độ khác nhau. Những biến đổi đều ít nhiều có sự kế thừa
từ quá khứ của nó và theo đuổi một mẫu hình hay một dự định mới được cụ thể
rõ ràng. Vậy những trường hợp nào được coi là biến đổi xã hội?
Thứ nhất, biến đổi xã hội tất yếu là một hiện tượng tập thể, tức là nó phải
bao hàm một tập thể hay một khu vực được đánh giá như là một tập thể; nó phải
tác động tới những điều kiện hay những lối sống hay thậm chí đến thế giới tinh
thần không chỉ của một vài cá nhân.
Thứ hai, một biến đổi xã hội phải là một biến đổi cấu trúc, tức là người ta
phải có thể quan sát được sự thay đổi trong tổng thể hay trong một vài bộ phận
của tổ chức xã hội. Thực tế, để nói về sự biến đổi xã hội, chủ yếu là người ta có
thể chỉ ra sự thay đổi về những thành phần cấu trúc hay văn hoá của tổ chức xã
hội và có thể mô tả một cách đầy đủ và chính xác nhất về những thay đổi đó.
Thứ ba, giả định rằng trước kia người ta có thể xác định được sự biến đổi
cấu trúc. Nói cách khác, người ta phải có thể mô tả được tổng thể những chuyển
đổi hay sự nối tiếp của những chuyển đổi đó giữa hai hay nhiều thời điểm từ
trước đó (giữa các điểm T
1
, T
2
T
n
). Thực tế, người ta chỉ có thể đánh giá và
đo lường sự biến đổi xã hội đối với một thời điểm tham khảo trong quá khứ. Từ
thời điểm tham khảo này người ta có thể nói rằng đã có sự biến đổi, có cái đã
biến đổi và trong phạm vi nào đó đã có sự biến đổi.
Thứ tư, để thực sự là một biến đổi cấu trúc, thì mọi biến đổi xã hội phải có

tính liên tục, tức là những chuyển đổi quan sát được không phải chỉ là những
chuyển đổi bề ngoài và trong chốc lát. Ít nhất những chuyển đổi đó phải kéo dài
hơn nhiều so với một phương thức nhất thời nào đó.
Có thể định nghĩa về biến đổi xã hội như sau: Biến đổi xã hội là tất cả các
chuyển đổi đã quan sát được trước đây có tác động, không chỉ tạm thời hay

25
chốc lát, đến cấu trúc hay chức năng của tổ chức xã hội của một tập thể nào đó
và thay đổi tiến trình lịch sử của tập thể đó.[32]
Các nhà xã hội học theo trường phái chức năng quan niệm rằng: “Biến đổi
xã hội là biến đổi các chức năng tương ứng với các thiết chế xã hội”.
Marx và Engels đã giải thích nguồn gốc và sự tiến triển của xã hội đô thị,
phân tích sự kết tinh ở thời kỳ hiện đại và chỉ ra rằng cần thiết phải đấu tranh
làm sao để có thể kích động và làm chai cứng hai giai cấp đối lập: giai cấp của
những người nắm giữ và kiểm soát các phương tiện sản xuất và giai cấp vô sản
hoàn toàn bị mất hết quyền lợi [33,313].
Trên cơ sở các lý thuyết: “Lý thuyết cấu trúc - chức năng” và “Lý thuyết
biến đổi xã hội", phần nào chúng ta có thể hiểu được rằng quá trình đô thị hoá
nông thôn là một xu thế khách quan và tất yếu trong tiến trình phát triển của đất
nước theo định hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Bản chất của đô thị hoá là
sự phát triển các khu dân cư đô thị mang tính chất công nghiệp, các cụm kinh tế
công nghiệp, dịch vụ, kết cấu hạ tầng cơ sở. Đô thị hoá tạo cơ sở thúc đẩy phát
triển phân công lao động xã hội, cơ cấu lại kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá. Như vậy, khi thực hiện đô thị hoá, các khu vực được đô thị hoá có
sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức: thay đổi về tổ chức dân cư, về tổ
chức kinh tế - xã hội. Tương ứng với sự thay đổi về cấu trúc này là sự thay đổi
về chức năng sao cho phù hợp với tổ chức dân cư, kinh tế và xã hội mới. Cụ thể:
- Đô thị hoá tác động thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn,
chuyển lao động nông thôn sang làm các công việc thuộc lĩnh vực công nghiệp,
xây dựng và thương mại dịch vụ.

- Đô thị hoá góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp,
xây dựng và thương mại, dịch vụ.
- Đô thị hoá thúc đẩy sự chuyển hướng chất lượng nguồn nhân lực, đòi
hỏi người lao động khu vực nông thôn (nông dân) phải chuyển đổi nghề nghiệp,
chuyên môn đáp ứng với việc làm phi nông nghiệp.
- Đô thị hoá và di chuyển lao động nông thôn ra thành thị trở thành xu thế
không thể cưỡng nổi, nó có tác dụng giảm sức ép căng thẳng về việc làm tại các

×