Tải bản đầy đủ (.pdf) (1,791 trang)

Tác động của quá trình đô thị hoá đến sự phát triển của khu vực nông thôn giai đoạn 2011-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.89 MB, 1,791 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
ĐỀ TÀI ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC
___________________________________________________________



BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI
TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHU VỰC NÔNG THÔN
GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
MÃ SỐ: ĐTĐL.2010T/38

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS Hoàng Bá Thịnh
Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội





9383

Hà nội, tháng 4/2012


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
1. Đặt vấn đề 1


2. Mục tiêu của đề tài 4
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4
4. Ý nghĩa của đề tài 5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài 5
6. Những sản phẩm chủ yếu từ kết quả nghiên cứu của đề tài 7
7. Những người thực hiện chủ yếu của đề tài 8
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM ĐÔ THỊ HÓA VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
9
1. Khái niệm đô thị và đô thị hoá 9
2. Nông thôn và phát triển nông thôn 14
3. Một số lý thuyết về đô thị và đô thị hóa 18
4. Lý thuyết về phát triển nông thôn 26
Tài liệu tham khảo chương 1 29
CHƯƠNG 2. QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC VỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN
31
1. Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về đô thị hóa 31
2. Mặt trái của quá trình đô thị hóa 34
3. Một số quan điểm cơ bản của Đảng và Chính phủ về đô thị hóa và phát triển nông
thôn
37
Tài liệu tham khảo chương 2 48
CHƯƠNG 3. ĐÔ THỊ HÓA VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở MỘT SỐ NƯỚC
TRONG KHU VỰC CHÂU Á
49
1. Đô thị hoá 49
2. Phát triển nông thôn 53
Tài liệu tham khảo chương 3 63
CHƯƠNG 4. ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA GIAI ĐOẠN 2001 - 2010

64
1. Đô thị Việt Nam trong thờ
i kỳ Đổi Mới 64
2. Một số đặc điểm đô thị hoá nước ta trong 10 năm đầu thế kỷ XXI 65
3. Một số yếu tố tác động đến quá trình đô thị hoá Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010 71
Tài liệu tham khảo chương 4 79
CHƯƠNG 5. TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT
ĐAI NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2001-2010
81
1
1
.
.


Quá trì
Quá trì
n
n
h
h


c
c
h
h
u
u
y

y


n
n


đ
đ


i
i


đ
đ


t
t


n
n
ô
ô
n
n
g

g


n
n
g
g
h
h
i
i


p
p


c
c
h
h
o
o


đ
đ
ô
ô



thị hó
thị hó
a
a
,
,
c
c
ô
ô
n
n
g
g


n
n
g
g
h
h
i
i


p
p



h
h
o
o
á
á 81
2. Đô thị hoá, công nghiệp hoá và sử dụng đất đai năm 2010 87
3. Biến động đất đai và những tác động đối với đời sống người dân nông thôn 91
Tài liệu tham khảo chương 5 99
CHƯƠNG 6. TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN CƠ CẤU LAO
101
ĐỘNG, VIỆC LÀM VÙNG NÔNG THÔN
1. Mối quan hệ giữa đô thị hóa và phát triển kinh tế nông thôn. 101
2. Đô thị hoá tác động đến cơ cấu lao động, việc làm các vùng nông thôn giai đoạn
2000-2010
102
3. Sự chuyển dịch trong cơ cấu ngành kinh tế nông thôn 116
4. Sự chuyển dịch trong các thành phần kinh tế nông thôn 119
5. Mức độ hài lòng của người dân nông thôn về nghề nghiệp, việc làm 123
Tài liệu tham khảo chương 6 125
CHƯƠNG 7. TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN DÂN SỐ ĐÔ THỊ, NÔNG
THÔN
127
1. Đô thị hoá và xu hướng nhân khẩu học. 127
2. Vài nét về dân số nông thôn thế giới trong quá trình đô thị hoá 128
3. Đô thị hoá và xu hướng biến đổi dân số nông thôn, đô thị ở Việt Nam 129
Tài liệu tham khảo chương 7 151
CHƯƠNG 8. ĐÔ THỊ HÓA TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA – XÃ HỘI
NÔNG THÔN

153
1. Văn hóa và văn hóa làng 153
2. Tác động của đô thị hóa đến văn hóa – xã hội khu vực nông thôn 155
3
3
.
.




c
c


đ
đ


n
n
g
g


củ
củ
a
a



đ
đ
ô
ô


thị hó
thị hó
a
a


đế
đế
n
n


c
c


u
u


t
t
r

r
ú
ú
c
c


v
v
ă
ă
n
n




a
a


n
n
ô
ô
n
n
g
g



t
t
h
h
ô
ô
n
n 167
Tài liệu tham khảo chương 8 173
CHƯƠNG 9. MỘT SỐ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
175
1. Bất bình đẳng trong quá trình đô thị hóa 175
2. Đô thị hoá và những tác động tiêu cực đến phát triển nông thôn 179
Tài liệu tham khảo chương 9 188
CHƯƠNG 10. DỰ BÁO XU HƯỚNG ĐÔ THỊ HOÁ VIỆT NAM
191
1. Dự báo xu hướng đô thị hoá và phát triển Việt Nam 191
2. Dự báo phát triển nông thôn giai
đoạn 2011-2020 203
Tài liệu tham khảo chương 10 208
CHƯƠNG 11. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
209
1. Những kết luận chính 209
2. Một số bài học kinh nghiệm trong quá trình đô thị hoá ở Việt Nam 210
3. Đề xuất một số giải pháp 211










1
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Theo các chuyên gia của Uỷ ban về tăng trưởng và phát triển “Năm nay, thế giới sẽ bước qua
một ngưỡng quan trọng: một nửa dân só thế giới sẽ sống ở các đô thị” và dự báo “Trong vòng
hai thập kỷ tới, trong khi dân số thế giới tiếp tục gia tăng, phần lớn sự phát triển đó sẽ diễn ra ở
các đô thị trong thế giới đang phát triển” (WB, 2009:69)
Đô thị hóa ở Việt Nam nhìn chung tương tự như Trung Quốc, Ấn Độ, và In-đô-nê-xia cho đến
cuối những năm 1970, sau đó chậm lại, trong khi Trung Quốc và In-đô-nê-xia tiếp tục thúc đẩy
đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế. Xét đến tốc độ đô thị hóa tăng nhanh ở Việt Nam trong thời
gian gần đây, Liên Hợp Quốc đã dự báo rằng đến năm 2040, dân số đô thị tại Việt Nam sẽ vượt
quá dân số nông thôn (Liên Hợp Quốc, 2008). Nhận thức rõ tầm quan trọng của những chuyển
đổi đô thị và kinh tế sẽ xảy ra trên diện rộng tại Việt Nam, Chính phủ đã đưa ra một Chiến lược
Phát triển Kinh tế Xã hội mới cho giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu tiếp tục thúc đẩy công
nghiệp hóa và hiện đại hóa, song song với phát triển nhanh và bền vững. Chiến lược này cũng
thúc đẩy sự bình đẳng giữa các nhóm dân cư trong cả nước, hướng tới một tương lai trong đó
công nghiệp đóng vai trò chủ yếu và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đô thị hóa bao gồm những chuyển đổi về chức năng và không gian cần thiết để tăng trưởng và
phát triển dài hạn. Tốc độ và hình thức đô thị hóa luôn có sự liên hệ mật thiết với tính lưu động
của các thị trường sản xuất và mức độ cung cấp các dịch vụ cơ bản. Vì đô thị hóa có sự khác
nhau tùy theo mức độ phát triển kinh tế ở các nước nên những thay đổi của đô thị hay chuyển đổi
cơ cấu kinh tế xã hội ở các nước cũng khác nhau.
Tầm quan trọng của đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng miền,

quốc gia đã được khẳng định qua thực tiễn của các quốc gia phát triển trong khu vực và trên thế
giới. Mức độ đô thị hóa là một chỉ báo đo trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Việc định hướng
quy hoạch và phát triển đô thị, vì thế, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển đất
nước, như phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tại Hội nghị Đô thị Toàn quốc, ngày
6-7/11/2009 “Việt Nam sẽ chỉ có một cơ hội duy nhất để đô thị hóa đi đúng hướng. Nếu thất bại
trong đô thị hóa, chúng ta cũng sẽ thất bại trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa”.
Từ khi Đảng và nhân ta thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta chuyển sang nề
n kinh tế
thị trường, mở cửa và hợp tác kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã đẩy
nhanh quá trình đô thị hoá nông thôn. Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến
vấn đề quy hoạch đô thị và phát triển nông thôn, điều này được thể hiện ở trong một số Văn kiện
Đảng, và quyết định của Chính phủ.
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX: đã xác định quan điểm phát triển đất nước trong
giai đoạn mới, theo đó, phát triển mạng lưới đô thị phân bố hợp lý trên các vùng. Hiện đại hoá
dần các thành phố lớn, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn. Không tập trung quá nhiều cơ sở
công nghiệp và dân cư vào các đô thị lớn. Khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm
môi trường. Tăng cường quản lý đô thị, nâng cao thẩm mỹ kiến trúc.
Khu vực đô thị: phát huy vai trò của các trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá trên từng vùng
và địa phương, đi nhanh trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển mạnh công
nghiệp và dịch vụ, đi đầu trong việc phát triển kinh tế tri thức. Tạo vành đai nông nghiệp hiện đại
ở các thành phố lớn.
Quy hoạch mạng lưới đô thị với một số ít thành phố lớn, nhiều thành phố vừa và hệ thống đô thị
nhỏ phân bố hợp lý trên các vùng; chú trọng phát triển đô thị ở miền núi. Xây dựng và nâng cấp
kết cấu hạ tầng đồng bộ theo quy hoạch. Đưa việc quy hoạch và quản lý đô thị vào nền nếp, ngày

2
càng xanh, sạch đẹp, văn minh. Hoàn thiện quy hoạch giao thông lâu dài, hợp lý ở tất cả các đô
thị; khắc phục tình trạng ách tắc giao thông ở các đô thị lớn. Cung cấp đủ nước sạch, thoát nước
và xử lý chất thải; xoá nhà tạm bợ. Đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống văn hoá, tinh
thần lành mạnh. (Nxb CTQG, Hà nội 2001,tr.180)

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 -2010: Chiến lược nêu lên định hướng phát triển bốn
khu vực: đô thị, đồng bằng, trung du miền núi, biển và hải đảo. Dự thảo nhấn mạnh: Khu vực đô
thị phải phát huy vai trò trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, trên từng vùng và địa phương; đi
đầu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ,
hướng dẫn nền kinh tế trí thức và xã hội thông tin; tạo vành đai nông nghiệp hiện đại xung quanh
đô thị; nhịp độ tăng trưởng kinh tế gấp 1,3 lần -1,4 lần khu vực nông thôn. Quy hoạch màng lưới
đô thị với một số ít thành phố lớn, nhiều thành phố vừa và nhỏ; xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ
tầng theo quy hoạch; đưa việc quản lý đô thị vào nền nếp, ngày càng văn minh “xanh, sạch,
đẹp”.(Tài liệu nghiên cứu các văn kiện (dự thảo) trình đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng, Nxb
CTQG, Hà Nội 2000).
Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg ngày 23/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ: về định hướng và
phát triển đô thị. Định hướng này được dựa trên cơ sở dự báo tỷ trọng dân số đô thị gia tăng từ
mức độ 24% lên 45% vào năm 2020.
Với quan điểm phát triển đô thị theo chiều sâu, trên cơ sở sử dụng quỹ đất hiện có chưa sử dụng
hoặc sử dụng còm kém hiệu quả trong đô thị; từng bước mở rộng đô thị ra vùng ven đô và tuỳ
theo điều kiện của từng vùng xây dựng các đô thị vệ tinh hoặc đô thị đối trọng tại các vùng ảnh
hưởng các thành phố lớn; đẩy mạnh việc xây dựng các đô thị mới tại các vùng chưa phát triển,
đồng thời tiến hành đô thị hoá các khu dân cư nông thôn.
Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ năm (khoá VII), đã xác định rõ tầm quan trọng của công
nghiệp nông thôn và sự cần thiết của mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ cùng phát triển giữa thành thị
và nông thôn.
Quyết định số 1519/QĐ-TTg ngày 20/10/2008 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hàng năm sẽ
lấy ngày 8/11 là “Ngày Đô thị Việt Nam”. Sự kiện này đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng
trong quá trình đô thị hóa, quy hoạch, đầu tư, phát triển và quản lý đô thị. Ngày đô thị Việt Nam
ra đời một lần nữa xác định vai trò quan trọng của hệ thống đô thị trong sự nghiệp CNH - HĐH
đất nước, tạo thêm cơ hội hòa nhập khu vực và quốc tế.
Mục tiêu của Ngày đô thị Việt Nam là nhằm: Hưởng ứng các mục tiêu cuả ngày Đô thị hóa Thế
giới; huy động các nhà quy hoạch, phát triển đô thị, các nhà quản lý và cộng đồng tích cực tham
gia vào công cuộc xây dựng và phát triển đô thị; tôn vinh các tổ chức và cá nhân có thành tích
xuất sắc trong công cuộc quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị.

Chiến lược toàn diện về tăng trưởng xoá đói giảm nghèo (2003): đã khẳng định quan điểm về
mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp, đô thị nhằm tạo việc làm và nâng cao đời sống cho
người nghèo. Việc phát triển mạnh công nghiệp sẽ đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế,
tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nhất là người nghèo ở đô thị và nông thôn.
Chiến lược nhấn mạnh “Phát triển và mở rộng các mối liên kết giữa công nghiệ
p và các hoạt
động tiểu thủ công nghiệp ở đô thị trên cơ sở phát triển nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các
lĩnh vực ngành nghề truyền thống, với công nghệ hiện đại, tạo sản phẩm có chất lượng cao,
không gây ô nhiễm môi trường. Mở rộng các hoạt động gia công công nghiệp từ thành thị về
nông thôn” (tr. 106). Chiến lược cũng chỉ ra sự cần thiết phải “Thiết l
ập khuôn khổ chiến lược,
chính sách tổng thể phát triển đô thị xây dựng chiến lược quốc gia về đô thị hoá” (tr.107),
đồng thời cần chú trọng “Phát triển cân đối khu vực nội - ngoại thành, tăng cường liên kết thành
thị - nông thôn thông qua các chương trình cung cấp cơ hội việc làm trong lĩnh vực công nghiệp
chế biến nông sản, thương mại và dịch vụ”.(tr. 108).

3
Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư ngày 5/8/2008 Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; với mục tiêu
“Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị
theo quy hoạch”. Từ đó, nhiệm vụ và giải pháp là “Quy hoạch bố trí lại dân cư nông thôn gắn với
việc quy hoạch xây dựng công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị ở các vùng. Thực hiện chương
trình xây dựng nông thôn mới với các tiêu chí cụ thể, phù hợp với đặc điểm từng vùng, chú ý các
xã còn nhiều khó khăn ở miền núi, biên giới, bãi ngang, hải đảo. Phát triển mạng lưới thị trấn, thị
tứ theo quy hoạch”.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2006-
2010; đã nhận định môi trường nông thôn từng bước bị suy thoái nghiêm trọng, bệnh dịch phát
sinh trên diện rộng đặc biệt tại các làng nghề, khu công nghiệp, đang đặt ra thách thức lớn đối
với sự nghiệp phát triển nông thôn bền vững. Đặc biệt là các khu vực nông thôn gần thành phố
lớn, phải chịu sức ép về đất đai, nông nghiệp được hiện đại hoá ở trình độ nhất định; chính điều

này đã gây ra ảnh hưởng xấu đến môi trường. Bên cạnh đó, người dân nông thôn chưa sẵn sàng
đối phó với những thách thức của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mất đất sản xuất nông
nghiệp. Đồng thời, nhiều hiện tượng tiêu cực trong sinh hoạt văn hoá cũng lan tràn từ đô thị về
các vùng quê nông thôn, nảy sinh những thách thức xã hội mới, một số tệ nạn xã hội đang tồn tại
mang tính chất rất nghiêm trọng (như nghiện hút, cờ bạc) và khó có thể tiên đoán được một cách
chính xác mức độ của thách thức trong tương lai do chúng gây ra.
Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về Bộ tiêu chí
quốc gia về nông thôn mới. Theo đó, huyện nông thôn mới là huyện có 75% số xã trong huyện
đạt xã nông thôn mới; tỉnh nông thôn mới là tỉnh có 80% số huyện trong tỉnh đạt tiêu chí huyện
nông thôn mới. Xã nông thôn mới gồm có 19 tiêu chí thuộc các lĩnh vực: 1) quy hoạch; 2) hạ
tầng – kinh tế xã hội; 3) kinh tế và tổ chức sản xuất; 4) văn hoá – xã hội – môi trường; 5) hệ
thống chính trị. Các tiêu chí xã nông thôn mới có sự khác biệt theo vùng/miền.
Nhìn chung, có thể thấy rằng, vấn đề quy hoạch đô thị và phát triển nông thôn trong quá trình
đổi mới đất nước được Đảng và Chính phủ rất quan tâm. Điều này được thể hiện không chỉ trong
các Văn kiện đại hội Đảng, trong Nghị quyết của Trung ương mà còn thấy ở các Chiến lược phát
triển của Nhà nước, trong các Quyết định của Chính phủ về đô thị và phát triển nông thôn.
Hiện nay Việt Nam đang chứng kiến một quá trình đô thị hoá tốc độ nhanh chưa từng có trong
lịch sử phát triển của mình. Lượng dân cư đô thị đã chiếm tới 30% tổng dân cư toàn quốc, và
mỗi năm khoảng 1 triệu dân tiếp tục tham gia vào đại gia đình đô thị này. Đến cuối năm 2010, cả
nước có 755 đô thị lớn nhỏ, trong đó có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 56 thành phố cấp
tỉnh thành. Các đô thị là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, tạo ra sản lượng GDP ngày càng
tăng, song cũng là nơi tạo ra những điểm nóng trong phát triển đô thị, đặc biệt theo quan điểm
phát triển đô thị bền vững hiện nay.
Một trong những điểm nóng của sự phát triển đô thị hoá là khu vực ven đô thị, nơi đang chịu
những áp lực nặng nề giữa hai xu hướng phát triển và bảo tồn, giữa lợi ích phát triển kinh tế và
nhu cầu bảo vệ môi trường, bả
o vệ các giá trị văn hoá và bảo đảm phát triển bền vững cho cả
thành phố. Việc nghiên cứu đề tài này xuất phát từ các lý do cơ bản sau đây :
1) Xuất phát từ thực trạng đô thị hoá và những tác động của đô thị hoá đến sự phát triển ở nước
ta hiện nay.

2) Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của quá trình đô thị hoá đối với phát triển nông thôn
nói riêng và phát triển đất nước nói chung.
3) Xuất phát từ những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hoá diễn ra ở nhiều
vùng nông thôn trong thời gian qua và sự cần thiết nâng cao vai trò quy hoạch, quản lý đô thị
ở nước ta.

4
4) Mặc dù quá trình đô thị hoá trong thời kỳ Đổi mới đã diễn ra hơn 20 năm, song đến nay
chúng ta vẫn chưa có một công trình nghiên cứu sâu và có hệ thống nào về tác động của quá
trình đô thị hoá đến phát triển khu vực nông thôn ở mức độ của một đề tài cấp Nhà nước. Đặc
biệt, chúng ta mới nhìn nhận vấn đề đô thị hoá từ góc độ kinh tế và dân số mà chúng ta chưa
nhìn nhận vấn đề ở các khía cạnh tâm trạng, thái độ, hành vi của người dân nông thôn ở các
vùng đô thị hoá. Chúng ta còn ít xem xét vấn đề đô thị hoá từ góc độ văn hoá.
5) Trong thực tiễn, có những dự án quy hoạch không thật sự cần thiết, chưa khoa học dẫn đến
những tổn thất vô cùng to lớn không chỉ về kinh tế, mà cả về niềm tin xã hội. Điển hình là
những “dự án treo”, “quy hoạch treo” hay hiện tượng đô thị hoá ào ạt với tốc độ chóng mặt
mấy năm gần đây.v.v. cho thấy sự cấp bách của đề tài cần được triển khai nghiên cứu. Những
dự án treo hoặc quy hoạch ồ ạt đã có tác động rất lớn đến đời sống của người dân nông thôn.
Bên cạnh những tác động tích cực, cũng không ít những hệ quả tiêu cực do đô thị
hoá với tốc
độ nhanh, khiến cho tâm trạng người dân nông thôn bất an, người nông dân cảm thấy ”shock”
trước những thay đổi nhanh chóng về kinh tế, văn hoá,.v.v

2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu, phân tích làm rõ được những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về đô thị hoá và phát triển nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất
nước. Chỉ ra những tác động của quá trình đô thị hoá
đến sự phát triển của khu vực nông thôn
hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số quan điểm, định hướng về đô thị hoá và phát triển nông
thôn Việt Nam giai đoạn 2011 -2020. Cụ thể

• Hệ thống hoá các khái niệm về đô thị, phân loại đô thị, đô thị hoá, nông thôn và phát triển
nông thôn. Luận chứng sâu sắc thêm về vai trò của đô thị hoá, công nghiệp hoá tác động đến
phát triển nông thôn.
• Nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm về đô thị hoá và phát triển nông thôn của một số nước
đang phát triển trong khu vực có đặc điểm tương đồng với nước ta. Phân tích những bài học
kinh nghiệm này đối với thực tiễn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.
• Phân tích thực trạng đô thị hoá và những yếu tố tác động đến quá trình đô thị hoá Việt Nam
trong giai đoạn 2001 -2010
• Đánh giá thực trạng đô thị hoá trong thời gian 2001-2010 và những bài học kinh nghiệm,
những điểm mạnh và yếu của đô thị hoá nước ta trong giai đoạn này
• Nghiên cứu các tác động của quá trình đô thị hoá đến vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng
và vùng đông Nam bộ .
• Dự báo xu thế đô thị hoá ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 và đề xuất một số giải pháp
điều tiết tác động của quá trình đô thị hoá đối với khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của đề tài là Tác động của quá trình đô thị hoá đến
sự phát triển của khu vực nông thôn giai đoạn 2011-2020.
Khách thể nghiên cứu: khách thể nghiên cứu là ngườ
i dân, cán bộ chủ chốt tại 10 xã thuộc 5 tỉnh,
thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Tp. Hồ Chí Minh và Bình Dương.




5
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1 Ý nghĩa lý luận của đề tài
Đề tài góp phần hệ thống hoá các khái niệm, phạm trù đô thị trước hết là đô thị hoá và phát triển
nông thôn, cũng như các khái niệm về tác động và phát triển.

Đề tài cố gắng phân tích về mặt lý luận các quan điểm về đô thị hoá và phát triển nông thôn
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của chúng ta hiện nay.
Đề tài cũng góp phần tổng kết kinh nghiệm của các nước, tiếp thu những bài học có thể vận dụng
thích hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam hiện nay.
Đề tài góp phần vào việc phát triển các nghiên cứu thuộc chương trình Khoa học xã hội và Nhân
văn liên quan đến vấn đề đổi mới và phát triển
4.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài góp phầ
n giải quyết một số vấn đề trong nhận thức về đô thị hoá và tác động của đô thị
hoá đến phát triển vùng nông thôn.
Đề tài đề xuất giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hoá hiện nay,
góp phần phát triển nông thôn bền vững và nâng cao vai trò của quản lý đô thị trong bối cảnh
toàn cầu hoá.
Thực hiện đề tài sẽ giúp cho việc đ
ào tạo, nâng cao năng lực và phát triển đội ngũ cán bộ giảng
dạy và nghiên cứu về đô thị, về nông thôn và khoa học phát triển.
Đề tài giúp cho việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng chuyên môn của các giáo trình, bài giảng
về Xã hội học đô thị, Xã hội học nông thôn, về Phát triển nông thôn; về Biến đổi xã hội và phân
tầng xã hội,v.v
Đề tài được nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị không chỉ với cán bộ giảng dạy, nghiên
cứu, với sinh viên và học viên sau đại học mà còn là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các nhà
hoạch định chính sách, quản lý đô thị, quản lý nông thôn ở nước ta trong quá trình hội nhập và
phát triển.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
5.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu tác động của đô thị hóa đến phát triển vùng nông thôn là một vấn đề còn khá mới,
phạm vi rộng và nội dung phong phú với đ
a chiều cạnh. Do vậy, cần có hướng tiếp cận nghiên
cứu liên ngành, với nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau trong nghiên cứu “Tác động của

đô thị hóa đến phát triển vùng nông thôn giai đoạn 2011-2020”. Trong đề tài này, tập thể nghiên
cứu lựa chọn phương pháp luận phù hợp trên cơ sở mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.
Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu vận dụng các nguyên lý của phép biện
chứng duy vật, chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lê Nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm lý luận, chính sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước ta hiện nay với
những định hướng chủ yếu về phát triển đô thị và phát triển nông thôn, sẽ đóng vai trò chủ đạo
xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu. Đồng thời, đề tài cũng vận dụng các lý thuyết cơ bản
(thuyết cấu trúc –chức năng, thuyết phát triển, thuyết xung đột xã hội, thuyết biến đổi xã hội) để
phân tích các nội dung chủ đề đặt ra. Các nguyên tắc có tính phương pháp luận của đề tài là: kết
hợp cách tiếp cận nghiên cứu lý thuyết với nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu vi mô kết hợp
với nghiên cứu vĩ mô, kết hợp nghiên cứu lô gic và lịch sử; kết hợp nghiên cứu định tính và định
lượng; tiếp cận nghiên cứu liên ngành (xã hội học, tâm lý học, kinh tế, văn hóa học, nghiên cứu
giới…).


6
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp cụ thể tiến hành nghiên cứu chủ yếu là: phân tích tài liệu, quan sát, điều tra
bảng hỏi, phỏng vấn sâu.
Phương pháp phân tích tài liệu: việc phân tích tài liệu (các công trình nghiên cứu có liên quan,
các bài viết công bố trên các sách, báo, tạp chí, website, báo cáo của các cơ quan, ban ngành
chức năng,.vv.) giúp cho nhóm đề tài có được cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu, tìm ra
những cái mới của đề tài; đồng thời giúp cho việc so sánh trong quá trình phân tích, đánh giá.
Nội dung nghiên cứu tài liệu:
o Nghiên cứu các tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ph. Angghen, và Hồ Chí Minh
o Nghiên cứu các văn kiện, chính sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước liên quan đến vấn đề
đô thị hoá và phát triển nông thôn ở nước ta hiện nay.
o Nghiên cứu các công trình của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề đô thị hoá và phát
triển nông thôn ở nước ta hiện nay.
Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài xây dựng cơ sở lý

luận cho việc nghiên cứu thực tiễn
Khảo sát thực tiễn: do quá trình đô thị hóa ở Việt Nam mới diễn ra nhanh trong những năm 1990
trở lại đây, nên chúng ta chưa có những mô hình chuẩn về đô thị hóa để học tập. Do vậy việc
tham khảo kinh nghiệm thực tiễn về đô thị hóa nông thôn ở một số vùng miền khác nhau là rất
cần thiết. Khảo sát thực tiễn bao gồm nghiên cứu định lượng (khảo sát bằng bảng hỏi) và nghiên
cứu định tính (phỏng vấn sâu), như sau:
Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: để thu thập thông tin định lượng, đề tài thực hiện khảo
sát xã hội học bằng phiếu hỏi (dung lượng mẫu 3000 hộ gia đình). Bảng hỏi được xây dựng chi
tiết, phù hợp với từng nội dung và chuyên đề
Phương pháp phỏng vấn sâu: nhằm thu thập thông tin định tính, đề tài thực hiện 80 phỏng vấn
sâu với các đối tượng là người dân, cán bộ chủ chốt địa bàn nghiên cứu, cùng với cán bộ quản lý
của các ngành chức năng liên quan đến quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. Các đối tượng
phỏng vấn sâu này được chọn theo các tiêu chí giới tính, độ tuổi, trình độ văn hóa, nghề
nghiệp.v.v.
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Để phục vụ cho việc phân tích và so sánh giữa các địa
phương và các vùng/miền, đề tài đã tiến hành thu thập thông tin thứ cấp (số liệu thống kế, báo
cáo v.v) về các chỉ báo liên quan đến đất đai, dân số, nguồn nhân lực, kinh tế, công nghiệp hoá,
đô thị hoá,.vv của cấp xã, với tổng số 60 xã thuộc một số tỉnh được chọn nghiên cứu.

Phương pháp xử lý kết quả khảo sát: Thông tin định lượng sẽ được sử lý bằng phần mềm thống
kê SPSS phiên bản 16.0 dành cho các nghiên cứu khoa học xã hội. Các thông tin định tính sẽ
đựoc tập hợp, phân loại và phạm trù hoá bằng phần mềm chuyên dung cho phân tích định tính
N’Vivo
Chọn mẫu nghiên cứu: dung lượng mẫu được lựa chọn trên cơ sở sai số cho phép, sử dụng
phương pháp chọn mẫu phân tầng. Điều này cho phép vừa có thể phân tổ, vừa có thể tổng hợp
các kết quả thu được về các đối tượng khảo sát. Sử dụng kỹ thuật phân tích bảng chéo (cross–
tabular) và hồi quy đa biến (multvariate regression analysis) trong quá trình phân tích
5.3. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tại 5 địa phương thuộc các trung tâm/tam giác phát triển kinh tế, nơi có tốc độ
đô thị hoá nhanh và có nhiều khu công nghiệp, như: Hà Nội; Bắc Ninh; Hải Dương; Tp. Hồ Chí

Minh; Bình Dương. Mỗi tỉnh chọn 1 huyện, mỗi huỵên chọn 2 xã. Tổng số có 10 xã được chọn
để khảo sát, như sau:

7
Xã Hoàn Sơn và Đại Đồng huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
Xã Cẩm Phú (Cẩm Giàng) và xã Kim Xuyên (Kim Thành), tỉnh Hải Dương
Xã Đại Áng (huyện Thanh Trì) và xã Thuỵ Lâm (Đông Anh) thành phố Hà Nội
Xã Hoà Lợi và xã Thới Hoà (Bến Cát), tỉnh Bình Dương
Xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh
Lý do chọn địa bàn nghiên cứu: đề tài chọn các tỉnh, thành phố nói trên để triển khai khảo sát
tác động của quá trình đô thị hoá đến phát triển nông thôn, dựa trên nhữ
ng cơ sở sau đây:
Một là, đó là những điạ phương nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm đến năm 2010 và tầm
nhìn 2020 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:
Quyết định số Số: 747/1997/QĐ- ngày 11 tháng 09 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ Về việc
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng đi
ểm Bắc bộ thời kỳ
1996 – 2010, phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm
Bắc bộ bao gồm 5 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải
Phòng và Quảng Ninh, trong thời kỳ 1996 – 2010.
Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ Về
phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm
2010 và tầm nhìn đến năm 2020, đối với 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm:
thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình
Phước, Long An, để phát huy những tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, hệ
thống kết cấu hạ tầng nhằm xây dựng vùng KTTĐ phía Nam trở thành một trong những vùng
kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, thực sự là vùng kinh
tế động lực của cả nước, giữ vững vai trò quyết định đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung của
cả nước.
Hai là, những địa phương này đều có tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá diễn ra nhanh, dồng

thời là những địa phương/địa điểm kinh tế - xã hội quan trọng của vùng/khu vực
Ba là, việc chọn các đại diện cho hai miền Bắc và Nam sẽ giúp cho việc phân tích, so sánh sự
tương đồng và khác biệt giữa các vùng/miền về quá trình đô thị hoá cũng như tác động của đô thị
hoá đến sự phát triển nông thôn.
Chọn một vùng nông thôn để khảo sát: đề tài chọn vùng đồng bằng sông Hồng (với Hà Nội, Bắc
Ninh, Hải Dương) làm điểm nghiên cứu chính. Các địa bàn còn lại sẽ là điểm đối chứng.
Tóm lại, đây là một nghiên cứu được thực hiện theo cách tiếp cận liên ngành giữa tâm lý học,
văn hoá học, xã hội học, kinh tế học, lịch sử, nghiên cứu giới và phát triển Cách tiếp cận liên
ngành sẽ cho phép những người nghiên cứu có cái nhìn đa diện đối với vấn đề đô th
ị hoá và tác
động của nó đến phát triển nông thôn ở nước ta hiện nay. Đề tài cũng được thực hiện cả trên bình
diện nghiên cứu lý luận lẫn nghiên cứu thực tiễn, nghiên cứu định lượng, cũng như định tính

6. Những sản phẩm chủ yếu từ kết quả nghiên cứu của đề tài
6.1. Các sản phẩm chính
Đề tài đã có được những sản phẩm chủ yếu sau đây:
 Báo cáo tổng hợp nghiên cứu
 Báo cáo tóm tắt đề tài
 Báo cáo tổng hợp những khuyến nghị của đề tài
 Hệ thống các báo cáo chuyên đề
 Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của các nhánh đề tài

8
 Bảng phân tích các số liệu điều tra thực tiễn 3000 đối tượng được phỏng vấn bằng bảng
hỏi
 Bảng phân tích các số liệu định tính, phỏng vấn sâu.
 Hệ thống các tư liệu nghiên cứu gồm các tài liệu dịch thuật, tài liệu sưu tầm tên các sách
báo khoa học
6.2. Sách và bài viết đã và sẽ được công bố
Đề tài cũng đã viết và công bố

22 bài trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, Hội thảo khoa học
trong nước và quốc tế, như các tạp chí Cộng sản, tạp chí Xã hội học, tạp chí Khoa học xã hội; tạp
chí Triết học; tạp chí Dân số và phát triển, tạp chí Sinh hoạt lý luận, tạp chí Khoa học và Công
nghệ, tạp chí Vietnam Social Sciences,.vv.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài dự kiến công bố một số nội dung nghiên cứu cơ bản trong
2 cuốn sách có liên quan đến chủ đề đô thị hoá và phát triển nông thôn, do PGS.TS Hoàng Bá
Thịnh chủ biên, đó là:
 Tác động của quá trình đô thị hoá đến phát triển nông thôn Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội
 Đô thị hoá và phát triển nông thôn: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội
6.3. Đóng góp và công tác đào tạo, giảng dạy đại học và trên đại học
Kết quả nghiên c
ứu của đề tài cũng được vận dụng vào trong công tác đào tạo đại học và sau đại
học với các môn học thuộc ngành Xã hội học, Công tác xã hội tại các Trường Đại học Khoa học
xã hội và Nhân văn; Đại học Công đoàn; khoa Xã hội học nông thôn, Đại học Nông nghiệp Hà
Nội.
Chủ nhiệm đề tài và các thành viên nghiên cứu đã tham gia hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh và
học viên cao học xung quanh chủ đề nghiên cứu của đề tài. Trong đó PGS.TS Hoàng Bá Thịnh
đã trực tiếp hướng dẫn 1 nghiên cứu sinh và 3 học viên cao học về những chủ đề có liên quan
đến đô thị hoá và phát triển nông thôn, trong số này 1 học viên cao học đã bảo vệ Luận văn đạt
kết quả xuất sắc: 9,5/10 điểm.

7. Những người thực hiện chủ yếu của đề tài
PGS.TS Hoàng Bá Thịnh được phân công làm chủ nhiệm đề
tài, kết hợp cùng với các nhà nghiên
cứu khoa học thuộc nhiều cơ quan khoa học ở Trung ương và địa phương, như: Học viện Chính
trị - Hành Chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Xã hội học, Viện Gia đình và Giới; Trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Bình Dương, Trung tâm Nghiên
cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong phát triển (CGFED)… Nhóm điều tra thực tiễn bao gồm

một tập thể
những cán bộ nghiên cứu của Khoa Xã hội học, Trung tâm Nghiên cứu Dân số, Môi
trường và Các vấn đề xã hội (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia
Hà Nội), khoa Xã hội học (Đại học Bình Dương). Việc phân tích các số liệu điều tra xã hội học,
số liệu thống kê của đề tài được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu Dân số, Môi trường và Các
vấn đề xã hội (Tr
ường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội)


9
CHƯƠNG I
KHÁI NIỆM ĐÔ THỊ HÓA VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1. Khái niệm đô thị và đô thị hoá
1.1. Đô thị
1.1.1 Định nghĩa đô thị qua lăng kính xã hội học.
Người ta bàn nhiều về đô thị, đô thị hoá và đã có nhiều nghiên cứu xã hội học về đô thị,
nhưng có một điểm đáng chú ý rằng, từ cách tiếp cận xã hội học thì khó có thể tìm thấy
khái niệm đô thị. Trong một số cuốn từ điển tiếng Anh đều không có thuật ngữ đô
thị(urban), mà chỉ đề cập đến một vài thuật ngữ có liên quan như: xã hội học đô thị
(Urban Sociology), lối sống đô thị (Urban way of life), thuyết đô thị (urbanism)
1
,đô thị
hoá(urbanization), thuyết quản lý đô thị (urban managerialism)
2
; đô thị sinh thái (Urban
ecology)
3

Trong các cuốn sách nghiên cứu về đô thị, giáo trình Xã hội học đô thị được xuất bản ở

Việt Nam, cũng thiếu vắng khái niệm đô thị. Điều này cho thấy, không dễ đưa ra được
một khái niệm đô thị để có thể được đa số chấp nhận và có tính bền vững theo thời gian.
Đúng như các nhà xã hội học người Đức, tác giả cuốn từ điển Xã hội học, nhận xét rằng
“Trong bất kỳ trường hợp nào thì việc phân tích đô thị hoá cũng đòi hỏi phải có trước
khái niệm đô thị. Nhưng một khái niệm như vậy mà nếu lại có thể dùng theo cách bất
biến theo tiến trình lịch sử thời gian hay theo lát cắt giữa các nền văn hoá, đáng tiếc lại
chẳng có” (Endruweit và cs, 2002:151)
Theo bác sĩ Nguyễn Khắc Viện – nhà tâm lý, nhà văn hoá nổi tiếng - thì “Cho đến nay,
chưa có một định nghĩa nào thật hoàn chỉnh về khái niệm "thành thị" (hay đô thị), nhưng về đại
thể có thể nêu lên mấy đặc trưng: không gian nén chặt, mật độ dân số cao; có những liên hệ chặt
chẽ về sản xuất, lao động, sinh hoạt, giải trí để trở thành một chỉnh thể thống nhất; dân cư hoạt
động phi nông nghiệp và chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ Ở nước ta, thành thị theo đúng
nghĩa của nó chỉ xuất hiện trong mấy thế kỷ gần đây” (Nguyễn Khắc Viện, 1992)
Sự phức tạp và khó định nghĩa về đô thị cũng được một nhà xã hội học Việt Nam nói
đến. Trong sách Xã hội học đô thị, Gs.Ts Trịnh Duy Luân có nhận định rằng “Các đô
thị tồn tại ở
khắp mọi nơi, ở mỗi quốc gia. Đa số mọi người biết khi nào họ đang ở
trong một thành phố lớn, song vẫn không có sự thống nhất hoàn toàn rõ ràng giữa các
quốc gia về cách hiểu thế nào là đô thị” (Trịnh Duy Luân, 2004: 24-25). Theo tác giả,
các nhà xã hội học không quan tâm đến dân số tối thiểu hay sự thừa nhận chính thức
của đô thị về mặt tổ chức.
Người sáng lập ra chủ nghĩa Mác – Lê Nin lại có quan điểm xác định đô thị theo chức năng kinh
tế. Theo C. Mác, chỉ những đô thị nào có chức năng kinh tế thì mới là “đô thị thực sự”, khái
niệm “đô thị thực sự” do C.Mác đã nêu ra, như sau: “Các thành phố theo đúng nghĩa của danh từ
chỉ được hình thành ở những địa điểm đặc biệt thuận lợi cho ngoại thương, hoặc là ở những nơi


1
Có tác giả dịch là nếp sống đô thị (urbanism). Xem R. Tschaefer, 2005, tr. 642.
2

Ví dụ như: Gordon Marshall (1994). The concise Oxford Dictionary of Sociology, Oxford University Press.
David J and Julia L.(1991). The Happer Collins Dictionary of Sociology; HarperPerennial.
Bryan S. Turner (2006). The Cambridge Dictionary of Sociology; Cambridge University Press.
3
Tại Hội thảo “Tác động của quá trình đô thị hoá… Những vấn đề lý luận và phương pháp tiếp cận”, ngày
25/8/2011, có ý kiến cho rằng cần dịch là “sinh thái học đô thị”.

10
nào mà nhân vật đứng đầu quốc gia và các chư hầu, bằng cách đem đổi thu nhập của mình (sản
phẩm thặng dư) lấy lao động, đã chi phí khoản thu nhập ấy với tư cách là quỹ lao động”.
4

Một trong những tiêu chí để xác định đô thị là quy mô dân số của đô thị. Tuy nhiên,
trong tiêu chí này, cũng có sự khác biệt giữa các quốc gia.
Nếu như ở Anbani và New Zealand, một khu vực địa lý chỉ với dân số từ 400 người đến
1000 người là được xác định là đô thị, trong khi đó quy mô này ở các nước châu Âu lại
khác, như 1500 người với Ireland; 2000 người đối với nước Pháp, Israel, và Achentina;
5000 người đối với nước Bỉ và Ghana; và 10.000 người đối với Ai Cập và Senegal.
Ngược lại, ở Đan Mạch và Thuỵ Điển, chỉ cần 200 người ở một khu vực địa lý là được
phân loại là đô thị. Với nước Mỹ, theo sự phân loại của Phòng điều tra nếu có ít nhất
2500 người thì được xác định là đô thị, con số này cũng là dân số tối thiểu để xác định
đô thị ở các n
ước Mexico và Venezuela (Stanley và cs, 1993:3). Còn ở Việt Nam, quy
mô dân số đô thị được quy định khác nhau tuỳ theo loại đô thị, với mức độ tối thiểu
4000 người (đô thị loại V) hoặc từ 5 triệu người trở lên (đô thị loại đặc biệt)
Với những thông tin trên đây, có thể thấy rằng mặc dù quy mô dân số là một tiêu chí cơ
bản để xác định đô thị, nhưng không có sự nh
ất quán giữa các quốc gia về số lượng dân
cư cho một đô thị. Mà điều này tuỳ thuộc quy định của mỗi quốc gia. Không có một
định nghĩa chuẩn về khu vực thành thị. Liên hợp quốc khuyến nghị các nước tự xác định

dân số thành thị theo đặc thù riêng của mỗi nước. Ở nước ta, khu vực thành thị bao gồm
các quận nội thành, các phường nội thị và thị trấn. Tất cả các đơn vị hành chính còn lại
(xã) đều thuộc khu vực nông thôn (BCĐ TĐTDS và Nhà ở TW, 2010: 84)
1.1.2. Định nghĩa đô thị trong các văn bản pháp luật Việt Nam.
Nếu như khó tìm thấy thuật ngữ đô thị ở các cuốn Từ điển xã hội học hay sách nghiên
cứu xã hội học thì khái niệm về đô thị lại dễ dàng tìm thấy trong các văn bản luật pháp
ở nước ta. Cách đây 20 năm, trong Quyết định số 132/ QĐ –HĐBT ngày 5 tháng 5 năm
1990 của Hội động Bộ trưởng Về việc phân loại phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô
thị, đã có đề cập đến các tiêu chí của một đô thị như sau:
“Đô thị là các điểm dân cư có các yếu tố cơ bản sau đây:
1- Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế -
xã hội của vùng lãnh thổ nhất định.
2- Quy mô dân số nhỏ nhất là 4.000 người (vùng núi có thể thấp hơn).
3- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 60% trở lên trong tổng số lao động; là nơi sản xuất và dịch
vụ thương mại hàng hoá phát triển.
4- Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ dân cư đô thị.
5- Mật độ dân cư được xác định theo từng loại đô thị phù hợp với đặc điểm từng vùng” (điều 1,
Quyết định số 132/ QĐ –HĐBT)
Tuy nhiên, định nghĩa về đô thị chính thức xuất hiện 5 năm trở lại đây, tính từ Nghị
định số 29/2007/NĐ –CP ngày 27/2/2007 Về quản lý kiến trúc đô thị, đã định nghĩa đô thị
như sau:“Đô thị là phạm vi ranh giới đị
a chính nội thị của thành phố, thị xã và thị trấn; bao gồm
các quận và phường, không bao gồm phần ngoại thị”.
Theo Luật Quy hoạch đô thị (2009) “Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao
và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính,
kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc


4
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1998, tập 46, phần I, tr. 753-754


11
gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội
thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn”.
1.1.3. Phân loại đô thị
Theo chúng tôi, có hai tiêu chí quan trọng để phân loại đô thị: đó là quy mô dân số và chức năng
của đô thị.
Theo quy mô dân số, thường có đô thị loại nhỏ, đô thị loại trung bình, đô thị loại lớn và siêu đô
thị (từ 8 triệu dân trở lên). Trên thế giới, đến năm 2015 sẽ có 22 siêu đô thị (các thành phố hoặc
địa điểm tập trung trên 8 triệu dân) và 475 thành phố với dân số trên 1 triệu người.(Frannie,2006)
Ở Việt Nam, theo quy định của Chính phủ, thì quy mô dân số đô thị được phân thành 4 loại: đô
thị rất lớn (trên một triệu dân), đô thị lớn (35 vạn - 1 triệu dân), đô thị trung bình (3 vạn - 10 vạn
dân), đô thị nhỏ (dưới 3 vạn dân).
Theo chức năng của đô thị: người ta có thể phân loại đô thị kinh tế, đô thị chính trị - văn hoá.
Các chuyên gia nghiên cứu đô thị của Viện Ngân hàng Thế giới còn đưa ra khái niệm thành phố
toàn cầu. Theo định nghĩa của Taylor, thành phố alpha là những thành phố có tầm quan trọng
trên toàn cầu về bốn chức năng chính của đô thị toàn cầu (kế toán, quảng cáo, ngân hàng và dịch
vụ pháp lý quốc tế). Một thành phố beta là thành phố có tầm quan trọng toàn cầu 3 trong 4 chức
năng đó. Thành phố gamma là một thành phố có tầm quan trọng toàn cầu 2 trong 4 chức năng
đó.(Frannie,2006)
Tại Việt Nam, theo Luật quy hoạch đô thị (2009), nước ta có 6 loại đô thị bao gồm: đô thị đặc
biệt, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV và đô thị loại V. Trước đó, tại quyết
định số 445/QĐ-TTg , ngày 07 tháng 04 năm 2009 của Thủ tướng về Phê duyệt điều chỉnh định
hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến
năm 2050 đã có sự phân loại như sau: các đô thị lớn, cực lớn (đô thị đặc biệt, đô thị loại I và II)
các đô thị trung bình và nhỏ (đô thị loại III trở lên). Theo cách phân loại này, còn có các đô thị
cực nhỏ (là đô thị loại V) vì trong các loại đô thị cực lớn, lớn, trung bình và nhỏ không thấy đề
cập đến đô thị loại V?
1.1.4. Đô thị và thành phố
Định nghĩa về một vùng đô thị biến đổi từ nước này đến nước khác. Nói chung, không có một

định nghĩa với các tiêu chuẩn thống nhất, và mỗi nước xây dựng và phát triển một tập hợp các
chuẩn mực để phân biệt các thành phố hoặc các vùng đô thị. Một thành phố nói chung được định
nghĩa như là một đơn vị chính trị, ví dụ, một nơi tổ chức và cơ quan điều hành. Một cách xác
định thành phố hoặc một vùng đô thị
là số lượng người dân cư trú. Liên hợp quốc định nghĩa một
tập hợp hơn 20.000 dân là đô thị, và có hơn 100.000 dân được gọi là thành phố. Một vùng thành
phố/thủ đô (metropolitan area) bao gồm cả các vùng đô thị và nông thôn mà có sự hội nhập, kết
hợp kinh tế và xã hội với một thành phố cụ thể.(UN, 2007).
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, thành phố là “đơn vị hành chính, điểm quần cư đô thị có số
dân tương đối lớn, tỉ lệ dân số sản xuất phi nông nghiệp cao, là trung tâm công nghiệp, thương mại,
dịch vụ, văn hoá, khoa học - công nghệ của một vùng, một địa phương. Thành phố có quần thể
kiến trúc tổng hợp, đồng bộ, kiên cố, giao thông liên lạc thuận tiện, có nhiề
u trang thiết bị kĩ thuật
phục vụ lối sống tập trung với mật độ dân cao. Thông thường, số dân của thành phố từ hàng chục
nghìn đến hàng triệu
”.
Như vậy, có thể thấy sự giống và khác nhau giữa đô thị và thành phố, theo đó các điểm đô thị và
thành phố đều là đô thị, nói cách khác tất cả thành phố đều là đô thị nhưng không phải mọi đô thị
đều là thành phố. Điều quy định sự khác biệt giữ đô thị và thành phố chính là quy mô dân số của
đô thị. Rất nhiều đô thị nhỏ
/thị trấn (town) chỉ là đô thị (urban) mà không phải là thành phố (city).
Quy mô dân số đô thị và không gian đô thị là yếu tố quyết định một địa bàn nào đó là thành phố

12
hay không phải là thành phố. Chính vì thế, năm 2011 cả nước Việt Nam có 755 điểm đô thị, nhưng
chỉ có 61 thành phố, trong đó có 2 thành phố loại đặc biệt, 11 thành phố loại I và 11 thành phố loại
II và 37 thành phố loại III.
Như vậy, có thể thấy cấp độ phân biệt sự khác nhau giữa thành phố và đô thị. Trong ngôn ngữ
tiếng Việt, việc chia ra các từ thành phố, thị xã, thị trấn có thể xem như một ví dụ sinh động cho
sự khác biệt giữa đô thị và thành phố.

1.2 Đô thị hoá
1.2.1. Định nghĩa đô thị hoá
Theo các chuyên gia của Liên hợp quốc, thì “Đô thị hoá (Urbanization) là một quá trình liên
quan đến hai giai đoạn hoặc hai đặc trưng: 1) sự di chuyển của người dân từ nông thôn đến các
vùng đô thị, nơi mà con người chủ yếu làm các nghề phi nông nghiệp; và 2) sự chuyển đổi của
con người từ lối sống nông thôn sang lối sống đô thị, với những giá trị, thái độ và hành vi của đô
thị.” Những khác biệt quan trọng của giai đoạn thứ nhất là mật độ dân số và chức năng kinh tế;
và những khác biệt quan trọng của giai đoạn thứ hai là các yếu tố xã hội, tâm lý và hành vi.
(Stanley và cs, 1993)
Theo Từ điển xã hội học Oxford định nghĩa đô thị hoá “Theo nghĩa hẹp, đô thị hoá chỉ sự tạo
thành đô thị”. (Scott và Marshall, 2005: 681). Theo từ điển Cambridge, đô thị hoá “được định
nghĩa như là sự tăng lên của bộ phận dân cư sống trong các thành phố” (Bryan, 2006:646)
Theo Từ điển Bách khoa khoa học xã hội, thuật ngữ đô thị hoá xuất hiện trong hầu hết các tài
liệu khoa học xã hội. Thuật ngữ này có hai nghĩa có mối quan hệ tương hỗ “Thứ nhất, đối với
các nhà nhân khẩu học, họ sử dụng khái niệm đô thị hoá liên quan đến sự tái phân bổ dân số giữa
các vùng nông thôn và đô thị, nhưng các nhà nhân khẩu học nghiên cứu về đô thị hoá đã thất bại
trong việc tạo nên sự chấp nhận ở phạm vi quốc tế về các tiêu chí xác định đô thị. Thứ hai, một
số các nhà khoa học xã hội khác, đáng chú ý là các nhà kinh tế học, địa lý và xã hội học, thì đô
thị hoá liên quan đến thay đổi cấu trúc hình thái học của vùng đô thị và sự phát triển của nó”
(Adam Kupper và cs, 1999:891)
Thêm nữa, trong khoa học xã hội, một trong những chủ đề nghiên cứu trọng tâm xung quanh sự
chia tách/phân tách về các nguyên nhân và ảnh hưởng của đô thị hoá như là một hiện tượng nhân
khẩu học và sự hình thành hình thái học về đô thị phức hợp rộng lớn trong thế giới phương tây
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, đô thị hoá là “quá trình biến đổi về phân bố các lực lượng
sản xuất, bố trí dân cư, những vùng không phải đô thị trở thành đô thị. Tiền đề cơ bản của đô thị
hoá là sự phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ thu hút nhiều nhân lực từ nông thôn đến
sinh s
ống và làm việc, làm cho tỉ trọng dân cư ở các đô thị tăng nhanh”.
Các nhà xã hội học người Đức quan niệm đô thị hoá được dùng theo ba nghĩa khác nhau:
“1) cho sự tăng trưởng vượt quá mức trung bình số những người dân sống ở đô thị so với toàn bộ

dân cư ở một nước hay một lục địa nào đó; 2) cho sự tăng trưởng về dân cư và/hoặc diện tích của
từng thành phố riêng; và 3) cho sự mở rộng văn hoá và lối sống thành thị”.(Endruweit và cs,
2002:151)
Theo quan điểm này, ngoài hai nghĩa liên quan đến mật độ dân cư và diện tích địa lý, thì nghĩa
thứ ba của đô thị còn đề cập đến sự “mở rộng” hoặc lan toả của văn hoá, lối sống đô thị đối với
các vùng xung quanh (ngoại ô, làng xã). Và do vậy, đô thị hoá không chỉ là những chỉ báo hữu
hình (mở rộng địa lý, dân số đông, mật độ dân số cao) mà còn cả tiêu chí “vô hình” (văn hoá, lối
sống của thành thị).
Tiếp cận từ góc độ chuyển đổi xã hội nông thôn sang đô thị, PGS.TS Hà Huy Thành cho rằng
“Bước chuyển của kiểu tổ chức xã hội thôn làng của nông thôn truyền thống sang kiểu tổ chức
thành thị, gọi là quá trình đô thị hoá hay thành thị hoá” (Hà Huy Thành và cs, 2011: 60)

13
Các nhà kiến trúc nghiên cứu về đô thị Việt Nam cũng đưa ra nhiều định nghĩa về đô thị hoá, có
thể đơn cử một vài định nghĩa, như sau:
Theo GS.TS. Lê Hồng Kế “Đô thị hoá là quá trình chuyển hoá từ dạng phân bố dân cư nông
nghiệp phân tán sang dạng tổ chức các quần cư tập trung do các hoạt động phi nông nghiệp, với
tỷ trọng ngày càng cao của số dân sống, sinh hoạt và làm việc trong khu vực đô thị” và “Đô thị
hoá là việc xuất hiện ngày càng nhiều các loại đô thị mà trong đó, quy mô đô thị ngày càng lớn,
kiến trúc và cơ sở hạ tầng đô thị ngày càng hiện đại, tính chất đô thị ngày càng đa dạng hơn…
theo xu thế phát triển của xã hội” (Lê Hồng Kế, 1997, 2010: 28)
Đô thị hoá nông thôn: cho đến nay, khái niệm này còn ít được giới thiệu một cách khoa học trên
các công trình nghiên cứu, từ điển. Nhưng trong thực tế, cùng với quá trình đô thị hoá (theo kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng. địa phương) là hiện tượng tự đô thị hoá/đô
thị hoá tự phát, hay diễn đạt theo cách nói của C.Mác “đó là quá trình lịch sử - tự nhiên”.
Đô thị hoá nông thôn, vì thế theo chúng tôi có thể diễn đạt như sau: đó là quá trình phát triển tự
nhiên của các làng quê/khu vực nông thôn (nhất là các vùng ven đô thị) trong quá trình công
nghiệp hoá. Điều này được thể hiện ở sự giảm lao động nông nghiệp và gia tăng lao động phi
nông nghiệp do đất đai bị thu hẹp, kiến trúc nông thôn có xu hướng bê tông hoá và sự biến đổi
văn hoá, lối sống của người dân ở các khu vực nông thôn.

1.2.2. Tính chất/đặc trưng của đô thị hoá
Theo các chuyên gia nghiên cứu về đô thị, thì đô thị hóa chủ yếu do các ngành nghề phi nông
nghiệp và sự biến đổi cơ cấu của nó quyết định nó có những đặc trưng về tính chất và trạng thái
sau đây: 1) Quy mô sản xuất lớn xã hội hóa và kinh tế hàng hóa phát triển, đây là cơ sở vật chất
của hình thành đô thị; 2) Nó là hệ thống khu vực xã hội dân số tập trung cao, đây là đực trưng xã
hội cơ bản của đô thị hiện đại hình thành phát triển; 3) Nó là trung tâm có quan hệ chặt chẽ với
sự phát triển khu vực, đây là điều kiện quan trọng đô thị hiện đại hình thành và phát triển, và
cũng là hình thức tồn tại chủ yếu; 4) Nó là hình thức tổ chức kinh tế - xã hội có năng suất cao, sự
bảo đảm quan trọng chức năng xã hội chủ yếu của đô thị hiện đại.
Vì vậy, quá trình đô thị hóa là quá trình phát triển lịch sử, sản xuất hàng hóa xã hội hiện đại
không ngừng phát triển, dân số không ngừng tập trung, mối liên hệ giữa kinh tế đô thị với kinh tế
khu vực ngày càng chặt chẽ, tác dụng động lực xã hội của đô thị ngày càng tăng cường.
Số lượng đô thị tăng lên vừa là chỉ tiêu chứng tỏ trình độ đô thị hóa, cũng có thể từ đó phát hiện
nhiều quy luật của quá trình đô thị hóa. Đặc trưng số lượng của đô thị hóa (gồm đặc trưng không
gian) được trình bày như sau: 1) Dân số nông nghiệp của xã hội chuyển hóa nhanh chóng sang
dân số phi nông nghiệp, dân số đô thị; 2) Số đô thị và dân số đô thị trong một khu vực nhất định
không ngừng tăng lên; 3) Qui mô dân số của nhiều đô thị trong một thời kỳ nhất định tăng vọt và
nâng cấp; 4) Đô thị lớn, đô thị đặc biệt lớn và khu vực đô thị không ngừng hình thành và mở
rộng; 5) Tỷ trọng dân số đô thị so với cả nước (hoặc khu vực) không ngừng tăng lên.
Cần nói rằng chỉ tiêu tổng hợp chứng tỏ trình độ đô thị hóa là điểm (5) cuối cùng trên đây, tức là
tỉ trọng dân số đô thị chiếm trong tổng số dân số, tỉ
lệ đô thị hóa. Nhưng cũng có ý kiến khác về
vấn đề này. Một học giả Ấn Độ N.G.Fian cho rằng xác định trình độ đô thị hóa một khu vực nhất
định, nên dựa theo 4 chỉ tiêu: 1) Tỉ lệ phân trăm số dân đô thị của khu vực được đánh giá chiếm
trong dân số khu vực lớn sở tại; 2) Mật độ dân số trong các vùng của đô thị (người/km
2
); 3) Các
vùng trong đô thị lớn hay nhỏ; 4) Khoảng cách giữa các vùng đô thị.
1.2.3. Một số tiêu chí cơ bản đánh giá trình độ đô thị hoá
Theo GS.TSKH Lê Du Phong và nhóm cộng sự, có thể đưa ra một số tiêu chí cơ bản sau để đánh

giá trình độ đô thị hoá (Lê Du Phong và cs; 2002:18-19) như sau:
1.2.3.1. Đô thị hoá theo chiều sâu: bao gồm các tiêu chí định lượng và định tính như sau:

14
a. Các tiêu chí định lượng:
- Các tiêu chí đô thị/người: diện tích cây xanh; diện tích đường giao thông; diện tích các công
trình công cộng; diện tích nhà ở, nước, điện;
- GDP (hoặc sản xuất)/người
- Trình độ dân trí
- Số giường bệnh/1000 dân
- Các công trình văn hoá/ 1000 dân
- Số máy điện thoại/100 dân
b. Các tiêu chí định tính:
- Chất lượng hạ tầng kỹ thuật
- Chất lượng hạ tầng xã hội
- Kiến trúc đô thị
- Môi trường sinh thái
1.2.3.2. Đô thị hoá theo chiều rộng: bao gồm các tiêu chí định lượng và định tính như sau:
a. Các tiêu chí định lượng.
- Quy mô diện tích đô thị
- Tỷ lệ diện tích đất đô thị/đất nông thôn
- Quy mô dân số đô thị, tỷ lệ dân số đô thị (%)
- Quy mô và cơ cấu GDP (hoặc giá trị sản xuất)
- Quy mô và cơ cấu GDP/người (hoặc giá trị sản xuất)
- Diện tích đường giao thông/người
- Trình độ dân trí
- Số giường bệnh/1000 dân
- Số máy điện thoại/100 dân
- Tuổi thọ bình quân
b. Các tiêu chí định tính

Chất lượng hạ tầng kỹ thuật
- Chất lượng hạ tầng xã hội
- Kiến trúc đô thị
- Trình độ văn minh đô thị
Khi giới thiệu các tiêu chí cơ bản để đánh giá trình độ đô thị hoá như trên, các nhà khoa học
cũng lưu ý rằng “Trong các tiêu chí trên đây, có những tiêu chí ch
ỉ áp dụng khi đánh giá trình độ
đô thị hoá của các đô thị lớn, ví dụ diện tích nhà ở bình quân trên một người dân đô thị, số lượng
các trường đại học trên địa bàn. Ở các quận, phường mới thành lập, tiêu chí diện tích nhà ở bình
quân một người dân có thể cao nhưng điều đó không nói lên trình độ đô thị hoá…”(Lê Du Phong
và cs; 2002:20)

2. Nông thôn và phát triển nông thôn
2.1. Nông thôn
Trong các cuốn Từ điển xã hội h
ọc (tiếng Anh) không tìm thấy thuật ngữ nông thôn (Rural) đứng
riêng biệt (nhưng có thể tìm thấy từ làng quê/quê hương – Countryside). Cũng tương tự, thuật

15
ngữ đô thị (Urban) khó tìm thấy trong các từ điển xã hội học nước ngoài (trong khi thuật ngữ
Thành phố - City, thì lại khá phổ biến). Điều này cho thấy, việc đưa ra một khái niệm về nông
thôn không đơn giản. Cho dù, nói đến nông thôn nhiều người đều hiểu và hình dung được nông
thôn là một vùng quê như thế nào. Nhưng có thể tìm thấy các khái niệm ghép đi với nông thôn,
như: vùng nông thôn, xã hội nông thôn, cộng đồng nông thôn, đời sống nông thôn, dân số nông
thôn, gia đình nông thôn vv.
Theo các nhà xã hội học Đức, thì “Phạm trù địa lý “vùng nông thôn” qua cư trú, trở thành không
gian xã hội mà có đặc điểm riêng là có mật độ dân cư và mật độ chỗ làm việc tương đối thấp,
một tính thuần nhất địa phương nào đó về mặt cư dân và văn hoá, những cụm dân cư nhỏ, phân
tán. Ưu thế của các yếu tố địa hình tự nhiên, sống tương đối phụ thuộc vào đất đai và việc sinh
sống chủ yếu ở các căn nhà riêng cho một hoặc hai gia đình ” (G.Endruweit, 2002: 738)

Hoặc, khi nói đến xã hội nông thôn đề cập đến các đặc điểm về nghề nghiệp, hệ sinh thái, văn
hoá, xã hội, dân số…
Một cách tiếp cận khác của các nước phát triển, định nghĩa nông thôn dựa vào mật độ dân số. Vì
thế, việc định nghĩa nông thôn sẽ khác nhau đối với các quốc gia khác nhau, các vùng nông thôn
có thể được định nghĩa bởi quy mô dân số, mật độ dân số, khoảng cách đến những vùng thành thị,
phân chia hành chính và tầm quan trọng của ngành nông nghiệp. Tổ chức Hợp tác và phát triển
kinh tế (OECD) sử dụng “mật độ dân số dưới 150 người/km2 để định nghĩa nông thôn” (Ngân
hàng Thế giới, 2007:89). Nếu áp dụng định nghĩa này, Braxin sẽ có dân số nông thôn là 25%, Ấn
Độ báo cáo có 72% dân số nông thôn, nhưng định nghĩa của OECD sẽ làm giảm con số này
xuống chỉ còn 9%. Thậm chí những vùng thuần nông của Ấn Độ cũng sẽ không được coi là nông
thôn theo định nghĩa của OECD.(Ngân hàng Thế giới, 2007:89).
Nếu chúng ta vận dụng định nghĩa nông thôn của OECD vào Việt Nam, thì nước ta năm 2009
với mật độ dân số trung bình 259 người/km2 thì hầu hết các vùng không còn nông thôn nữa (!).
Số địa phương được coi là nông thôn tập trung nhiều nhất ở hai vùng Trung du và miền núi phía
Bắc (116 người/km2), và vùng Tây Nguyên (93 người/km2), đây là hai vùng có thể xem là vùng
nông thôn. Theo định nghĩa của OECD, cả nước có 20/63 tỉnh, thành phố (chỉ chiếm 31,7%)
được xem là nông thôn (xem bảng 1.3).
Bảng 1.1. Những địa phương được coi là nông thôn, theo định nghĩa về mật độ dân số của OECD, 2009
Tỉnh/thành phố Tỉnh/thành phố
Trung du và miền núi phía
Bắc
Mật độ dân số
(người/km2)
116
Bắc Trung bộ và duyên hải
miền Trung
Mật độ dân số
(người/km2)
196
1. Hà Giang 91 11. Quảng Bình 105

2. Cao Bằng 76 12. Quảng Trị 126
3. Bắc Kạn 61 13. Quảng Nam 136
4. Tuyên Quang 124 14. Bình Thuận 150
5. Lào Cai 96
Tây Nguyên 93
6. Điện Biên 51 15. Kon Tum 44
7. Lai Châu 41 16. Gia Lai 82
8. Sơn La 76 17. Đắk Lắk 132
9. Yên Bái 107 18. Đắk Nông 75
10. Lạng Sơn 88 19.Lâm Đồng 121

Đông Nam bộ 594
20. Bình Phước 127
(Nguồn: tác giả lập bảng trên cơ sở Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009)

16
Nông thôn là khái niệm chỉ hệ thống cộng đồng xã hội lãnh thổ được hình thành trong quá trình
phân công lao động xã hội mà ở đó mật độ dân cư tương đối thấp; lao động nông nghiệp chiếm
tỷ trọng cao, mối quan hệ cộng đồng chặt chẽ; do vậy, lối sống, phương thức sống của cộng đồng
dân cư nông thôn khác biệt cộng đồng dân cư thành thị.
Trên thế giới hiện nay vẫn chưa có được định nghĩa chuẩn xác và thống nhất về nông thôn, và
còn nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng cần dựa vào tiêu chí phát triển của cơ
sở hạ tầng. Quan điểm khác lại cho rằng nên căn cứ vào tiêu chí trình độ tiếp cận thị trường, phát
triển hàng hoá để xác định vùng nông thôn. Ý kiến khác lại căn cứ vào quy mô và mật độ dân số,
theo đó nông thôn là vùng có mật độ và quy mô dân số thấp hơn đô thị.
Hội nghị nhóm chuyên viên của Liên hợp quốc đã đề cập đến một khái niệm nông thôn – đô thị
(Continium). Có thể hiểu nông thôn – đô thị là một khu vực kinh tế hỗn hợp gồm nông thôn,
nông thị, và thành phố nối tiếp, xen kẽ nhau. Trong đó, nông thôn được coi là các làng xã nông
nghiệp cổ truyền, nông thị là các đô thị nhỏ, thị trấn, thị tứ, chợ có chức năng như cầu nối giữa
nông thôn và thành thị, còn đô thị là các thành phố lớn, vừa, hoặc các khu công nghiệp tập trung.

Trong sự nối tiếp nông thôn – đô thị, các hoạt động nông nghiệp được gắn với công nghiệp và
dịch vụ, có tác dụng chuyển dịch nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, đô thị hoá.
Quan niệm nông thôn – đô thị nói trên, được thể hiện khá rõ ở các thị trấn, thị tứ của Việt Nam,
đặc biệt nó phản ánh rõ tình huống của các vùng ven đô thị hiện nay. Rất khó phân biệt một cách
rành rẽ nông thôn và đô thị trong những vùng địa lý như vậy. Nói về sự giao thoa của sự quá độ
trong quá trình đô thị hoá này, GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính có một nhận xét khá sắc sảo “Quá
trình đô thị hoá lâu nay vốn đã tạo ra những cấu trúc chuyển hoá mềm, tự phát hoặc chủ định.
Vùng ngoại ô các thành phố lớn đã là những không gian chuyển hoá mềm, giữa đô thị và nông
thôn. Nơi đấy, dân cư vừa làm ruộng vừa làm nghề, kiến trúc nửa quê nửa tỉnh, người dân ít còn
là dân quê, song chưa trở thành dân phố” (
Thực tiễn phát triển ở Việt Nam cho thấy, với các thành phố lớn, thì ranh giới nông thôn và đô
thị - nhìn từ góc độ quy hoạch đô thị và cơ cấu nghề nghiệp - chỉ có nghĩa trên phương diện hành
chính. Ví dụ, trường hợp xã Mễ Trì (huyện Từ Liêm – Hà Nội). Theo phân chia hành chính, đây
là xã (đơn vị hành chính dành cho các vùng nông thôn), nhưng trong thực tế, mức độ và quy mô
đô thị hoá ở xã Mễ Trì không kém bất cứ điểm đô thị nào trên cả nước. Bằng chứng là, các công
trình hàng đầu của đất nước đều nằm trên khu vực đất đai của xã Mễ Trì, như: toà nhà
Keangnam, khu biệt thự cao cấp The Manor, v.v.
Không chỉ đô thị hoá chóng mặt về cơ sở h
ạ tầng, với các toà nhà cao tầng, chung cư cao cấp, mà
người dân xã Mễ Trì hiện nay không còn ai sống dựa vào làm nông nghiệp nữa. Và xã Mễ Trì,
với các tiêu chí đô thị, có thể nói đây là xã có mức độ/tiêu chí đô thị cao hơn rất nhiều các điểm
đô thị khác trên phạm vi cả nước.
Với trường hợp xã Mễ Trì (Từ Liêm – Hà Nội) có thể xem là một ví dụ điển hình của trường hợp
về hành chính là nông thôn (xã) nhưng nội dung lại là đô thị hoá (các khu chung cư cao tầng,
cao cấp, cơ sở hạ tầng phát triển, dân cư không làm nông nghiệp).
Như vậy, khái niệm về nông thôn chỉ có tính chất tương đối, thay đổi theo thời gian và theo sự
phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia và thế giới. Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, có thể
hiểu nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân. C
ộng đồng
dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá xã hội, môi trường trong một thể chế

chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác.
2.2. Vùng/khu vực nông thôn
Một vùng là một khu vực của bề mặt trái đất với những điểm tương đối đồng nhất, và khác với
hàng xóm của nó theo những tiêu chí nhất định.

17
Định nghĩa và mô tả về vùng là mối quan tâm chủ đạo của các nhà địa lý học trong giai đoạn
trung tâm của thế kỷ XX.
Đối với nhiều tác giả, môi trường vật chất/ tự nhiên là yếu tố quan trọng để hiểu vùng, và rất
nhiều định nghĩa và mô tả vùng nhấn mạnh các khái niệm về thuyết quyết định môi trường - các
hoạt động của con người là điều kiện mạnh mẽ, nếu không nói là quyết định, bởi bối cảnh vật
chất của họ. Một số tác giả phân biệt giữa một “ vùng tự nhiên” với chỉ có các đặc điểm vật chất
được xác định bởi các tiêu chí, và một “vùng địa lý” với những tính chất phản ánh ứng xử của
con người với môi trường (Kuper and J. Kuper.1999: 730)
Về mặt xã hội học, vùng là một khái niệm bậc trên cho tất cả các hình thể cư trú và vượt ra ngoài
hình thức cư trú riêng lẻ tạo nên một cấu trúc nhất định và cùng với nó là một bản sắc (identity)
về mặt xã hội và văn hoá. Nó bao trùm từ làng cho tới thành phố tầm cỡ thế giới trong phạm vi
mới và cấu trúc mới (G. Endrweit và cs, 2002:868)
Vùng có thể được định nghĩa qua ba đặc điểm (B. Hamm): qua cơ sở vật chất (khu vực được
định bằng đường biên giới và những người và trang bị vật chất nằm trong đó); qua màng lưới
tương tác xã hội được phân biệt và hỗ trợ về mặt thể chế và về hình danh qua tên, hình ảnh xuất
hiện,… của vùng. Đối với việc phân biệt giữa làng và thành phố hay những nét đặc thù của cấu
trúc cư trú khác cần phải đưa thêm vào những đặc điểm bổ sung (ví dụ như dân số, mật độ dân
cư, và sự không đồng nhất về dân cư) (G. Endrweit và cs, 2002:869)
Ở nước ta, khái niệm vùng có thể thấy qua việc phân chia các vùng kinh tế - xã hội qua các cuộc
Tổng điều tra dân số và nhà ở, hoặc các cuộc điều tra định kỳ về lao động việc làm, về biến động
dân số, kế hoạch hoá gia đình. Theo cách phân chia này, năm 2009 nước ta được chia làm 6 vùng
kinh tế - xã hội.(trước đó là 7 vùng, 8 vùng)
Từ quan điểm hoặc định phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ xác định xây dựng các vùng kinh
tế trọng điểm. Theo đó, hiện nay cả nước có 4 vùng kinh tế trọng điểm, là: Vùng KTTĐ Bắc Bộ;

Vùng KTTĐ miền Trung; Vùng KTTĐ Phía Nam ; Vùng KTTĐ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long .
Đáng chú ý rằng, tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, quan điểm phát triển kinh tế
vùng/miền đã được quan tâm và nhấn mạnh đến phát triển kinh tế - xã hội hài hoà giữa các vùng,
đô thị và nông thôn. Đối với phát triển nông thôn cần“Triển khai chương trình xây dựng nông
thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng” và“Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản đa dạng
theo quy hoạch, phát huy lợi thế từng vùng gắn với thị trường”
Gần đây, phân tích vùng xã hội sử dụng để nghiên cứu dân số thành phố phát triển thành những
vùng c
ư trú đặc biệt, tiến hành bằng cách xác định người dân ở các vùng lân cận cụ thể có chung
những yếu tố nào. Nghiên cứu tiến hành trong các thành phố công nghiệp Mỹ và nơi khác cho
thấy ba yếu tố có tầm quan trọng lớn nhất: hình thức gia đình, bao gồm tình trạng hôn nhân và
quy mô gia đình; vị trí xã hội, dựa trên thu nhập và uy tín; và chủng tộc và dân tộc (Shevky &
Bell, 1955; Johnston, 1976).
Nói đơn giản, những vấn đề này có thể giải thích nhiều về sự phân tán thành những khu đặc biệt
của một thành phố bất kỳ. Một phần, những yếu tố này tác động đến sự lựa chọn của người dân.
Người giàu thường tìm những vùng lân cận, uy tín cao và tránh xa người có thu nhập thấp.
Những người có con sẽ chú ý đến những căn hộ rộng hơn hay nhà ở dành cho gia đình chỉ có
một bố hay mẹ và các trường học
địa phương có cơ sở vật chất tốt. Thành viên thuộc nhóm dân
tộc cụ thể sẽ tập hợp chung với nhau. Trái lại, người nghèo và thành viên của một số nhóm thiểu
số sống ở những vùng đặc biệt vì họ không có sự lựa chọn (khu phố tồi tàn, nghèo, khu ổ chuột).




18
2.3. Phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn (PTNT) là một phạm trù rộng được nhận thức với rất nhiều quan điểm khác
nhau. Đã có nhiều nghiên cứu và triển khai ứng dụng thuật ngữ này ở các quốc gia trên thế giới.
Ở Việt Nam, thuật ngữ PTNT được đề cập đến từ lâu và có sự thay đổi về nhận thức qua các thời

kỳ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn dưới góc độ quản lý, chúng ta vẫn chưa có sự tổng hợp lý luận hệ
thống về thuật ngữ này. Nhiều tổ chức phát triển quốc tế đã nghiên cứu và vận dụng thuật ngữ
này ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Ngân hàng Thế giới (1975) đã đưa ra định nghĩa: “Phát triển nông thôn là một chiến lược nhằm
cải thiện các điều kiện sống về kinh tế và xã hội của một nhóm người cụ thể - người nghèo ở
vùng nông thôn. Nó giúp những người nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nông
thôn được hưởng lợi ích từ sự phát triển”. Chiến lược này cũng nhằm mở rộng phúc lợi của quá
trình phát triển cho những cư dân nông thôn, những người đang tìm kiếm sinh kế ở nông thôn.
Một số quan điểm khác cho rằng, PTNT là hoạt động nhằm nâng cao vị thế về kinh tế và xã hội
cho người dân nông thôn thông qua việc sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực của địa phương
bao gồm nhân lực, vật lực và tài lực. Phát triển nông thôn sẽ thành công khi chính người dân
nông thôn tham gia tích cực vào quá trình phát triển. Điều đó đòi hỏi chiến lược PTNT phải được
xây dựng trên nền tảng sự tự tin của họ về tài chính, sự độc lập về kinh tế, có khả năng tiếp cận
các hàng hóa, dịch vụ vật chất và tinh thần ngày càng nhiều hơn. Qua đó, tự người dân nông thôn
sẽ nâng cao vị trí của bản thân họ trong xã hội và trong quá trình phát triển của đất nước.
Phát triển nông thôn có tác động theo nhiều chiều cạnh khác nhau. Đây là một quá trình thu hút
mọi người dân tham gia vào các chương trình phát triển, nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng
cuộc sống của các cư dân nông thôn. Đồng thời, PTNT là quá trình thực hiện hiện đại hóa nền
văn minh nông thôn, nhưng vẫn bảo tồn được những giá trị truyền thống thông qua việc ứng
dụng khoa học và công nghệ.
Khái niệm phát triển nông thôn mang tính toàn diện và đa phương, bao gồm phát triển các hoạt
động nông nghiệp và các hoạt động có tính chất liên kết phục vụ nông nghiệp, công nghiệp quy
mô vừa và nhỏ, các ngành nghề truyền thống, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực
nông thôn và xây dựng, tăng cường các dịch vụ và phương tiện phục vụ cộng đồng nông thôn.
Có thể hiểu phát triển nông thôn bền vững một cách ngắn gọn là sự phát triển tập trung vào
người dân (tiếp cận từ dưới lên), đồng thời phải phát triển đa ngành và giải quyết thích đáng mối
quan hệ liên ngành (tiếp cận tổng hợp) và phát triển đảm bảo sự cân xứng với việc quản lý môi
trường (tiếp cận quả
n lý nguồn tài nguyên thiên nhiên).
Như vậy, có rất nhiều quan điểm về khái niệm về PTNT. Trong điều kiện của Việt Nam, tổng

hợp quan điểm từ các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ, thuật ngữ này có thể
hiểu như sau: Phát triển nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh
tế, xã hội, văn hóa và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.
Quá trình này, trước hết là do chính người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước
và các tổ chức xã hội khác.

3. Một số lý thuyết về đô thị và đô thị hoá
3.1. Một số lý thuyết xã hội học về đô thị
3.1.1. Thuyết sinh thái xã hội
Các tác giả của thuyết này rất quan tâm nghiên cứu cách tổ chức cuộc sống trong không gian và
cấu trúc của cộng đồng dân cư trên một lãnh thổ nhất định. Đối với thành thị, câu hỏi nghiên cứu
là: các nhóm xã hội phân bố như thế nào trên phạm vi một không gian sống, liệu có khuôn mẫu,
hình thù gì của sự phân bố dân cư, nhà cửa, kiến trúc, cơ sở hạ tầng không? Các nhóm xã hội

19
phân theo nghề nghiệp, dân tộc, mức sống, lối sống định cư ở những nơi như thế nào? Có khuôn
mẫu, hình thù gì trong cách tổ chức không gian sống ở thành thị không? Khu vực trung tâm
thành phố có các nhóm xã hội nào sinh sống? khu vực ngoại ô có những nhóm xã hội nào? Di
động xã hội giữa các khu vực diễn ra như thế nào? Di cư trong nội vi và ngoại vi và giữa các
thành phố với nhau và giữa thành thị với nông thôn và các vùng xung quanh diễn ra như thế nào?
Có thể hình dung kết quả của một nghiên cứu sinh thái xã hội về thành thị là một bản đồ trong đó
xác định rõ từng khu vực không gian nơi sinh sống, làm việc, sinh hoạt với các đường giao thông
và các dòng di động xã hội giữa khu vực này với các khu vực khác. Bản đồ sinh thái xã hội do
vậy có thể không buồn tẻ, cứng nhắc như bản đồ địa lý hành chính vì nó cho biết các nhóm xã
hội và khuôn mẫu, hình thù phân bố dân cư theo các nhóm xã hội với các đường hướng di động
xã hội và liên hệ xã hội.
Thuyết sinh thái xã hội bắt nguồn từ nghiên cứu của Emile Durkheim về hình thái học xã hội với
những khái niệm về phân bố dân cư, tích tụ dân cư, mật độ dân cư tức là gắn với bộ môn dân số
học hay nhân khẩu học và các khái niệm xã hội học như “mật độ xã hội”, “mật độ cơ động”, “độ
lớn xã hội”, “khối lượng xã hội” và các quá trình di cư và di động xã hội. Lý thuyết về phân công

lao động xã hội của Durkheim đã cho biết đặc điểm sinh thái xã hội dẫn đến kiểu phân công lao
động phức tạp ở thành thị và kiểu đoàn kết xã hội hữu cơ đặc trưng cho sinh thái xã hội thành thị.
Như vậy có thể thấy rõ nguồn gốc xã hội học của thuyết sinh thái xã hội về đô thị là nghiên cứu
của Durkheim về sự phân công lao động và sự phân công lao động gắn liền với dân số và các quá
trình dân số, cấu trúc dân số, phân bổ dân số trong không gian.
Nghiên cứu của Rober Park ở Mỹ cũng góp phần hình thành và phát triển thuyết sinh thái xã hội
về đô thị bởi vì Park nghiên cứu các quá trình của cộng đồng xã hội trên hai cấp độ là tiểu xã hội
(subsocial) và xã hội (social). Trên cấp độ tiểu xã hội, các cá nhân, nhóm xã hội cạnh tranh với
nhau về nơi cư trú, chỗ ở và không gian sống trong môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái.
Các nghiên cứu sinh thái xã hội hiện đại không còn quan tâm quá nhiều tới khía cạnh không gian
của cộng đồng xã hội trên cấp độ tiểu xã hội và xã hội, hay cấp độ phân công lao động đơn giản,
máy móc và phân công lao động phức tạp, hữu cơ nữa. Các nghiên cứu sinh thái học xã hội về
thành thị như Duncan, Kasarda, Berry, Theodorson và nhiều người khác quan tâm nhiều hơn tới
những vấn đề của thành thị hiện đại như sự giao lưu, sự di động xã hội, các khuôn mẫu, hình thù
của sự khu biệt hóa xã hội, sự mở rộng và lớn mạnh của thành thị về cả chiều ngang, chiều rộng
của lãnh thổ và cả chiều cao cũng như chiều sâu của thành thị. Sự hình thành các khu vực sinh
sống, kinh doanh, sản xuất, sinh hoạt ở thành thị vẫn được chú ý nghiên cứu nhưng nhữ
ng vấn đề
mới của thành thị đòi hỏi phải chú ý nhiều hơn như ỗ nhiễm môi trường, ô nhiễm thực phẩm, các
trào lưu xã hội ở thành thị và nhất là sự định hình và biến đổi các lối sống thành thị trong các khu
vực, địa bàn của thành phố.
Quan tâm của các nhà xã hội học đối với thành phố ngoài mô tả tính chất chung của đời sống đô
thị. Sinh thái học văn hóa khảo sát nhiều cách trong đó các mẫu văn hóa liên quan đến môi
trường cụ thể. Sinh thái học đô thị là phân tích sự tương tác của các thứ nguyên tự nhiên và xã
hội của đời sống đô thị. Sự đóng góp chính của sinh thái học đô thị là tìm hiểu thành phố ở bối
cảnh tự nhiên lẫn xã hội, mỗi bối cảnh đều tác động lẫn nhau.
3.1.2. Thuyết tổ chức xã hội về
thành thị
Thuyết tổ chức xã hội còn được gọi là thuyết cấu trúc xã hội (hay cơ cấu xã hội) với các biến thể
khác nhau. Trong nghiên cứu về thành thị và đô thị hóa, các tác giả của lý thuyết này thường

quan tâm đến cách thức mà xã hội tổ chức đời sống ở thành thị. Những khái niệm thường được
lý thuyết này sử dụng là: cấu trúc xã hội, giai cấp xã hội, tầng lớp xã hội, nhóm xã hội, sự phân
tầng xã hội, sự phân hóa giàu nghèo, sự bất bình đẳng xã hội, sự di động xã hội, sự cơ động xã
hội, các hệ thống xã hội, hệ thống chính trị, hệ thống văn hóa, hệ thống giáo dục v.v. Các nhà

20
nghiên cứu theo lý thuyết tổ chức xã hội hay cấu trúc xã hội như Harvey, Orfield, Hawley,
Zimmer, Lincoln, Castell và nhiều người khác rất quan tâm tìm hiểu những vấn đề của thành thị
như cơ sở hạ tầng thành thị, các loại dịch vụ xã hội, các vấn đề như an sinh xã hội, trật tự xã hội,
an toàn xã hội, công tác xã hội, tệ nạn xã hội, thất nghiệp và các sai lệch xã hội. Như vậy là các
nhà nghiên cứu theo lý thuyết tổ chức xã hội và sinh thái xã hội đều đánh giá cao vai trò của các
nhân tố mới trong đời sống thành thị, trong đó nổi bật lên vai trò của khoa học, công nghệ.
Thành phố đã biến đổi nhanh chóng nhờ các tiến bộ của khoa học và công nghệ hiện đại. Đường
cao tốc, ô tô, tàu điện ngầm, tàu cao tốc, máy bay và đặc biệt là các công nghệ thông tin, truyền
thông đang làm thay đổi cả xã hội thành thị và quá trình độ thị hóa.
3.1.3. Lý thuyết về thành phố/đô thị kép (dual city)
Nói về đô thị hoá, nhà xã hội học M. Castells đưa ra quan điểm về “thành phố kép”(dual city).
Theo đó, bên cạnh những yếu tố tích cực, thì đô thị hoá cũng có những “mảng tối” của nó. Một
trong những “mảng tối” này là nhà ở của người nghèo đô thị, điển hình là những khu nhà ổ
chuột trong các thành phố. Theo M. Castells, vấn đề xã hội phát sinh dưới nhiều hình thái khác
nhau tùy từng khu vực, tạo nên sự khác biệt sâu sắc trong nội bộ đô thị và các đô thị kép ra đời.
Có ba khái niệm có mối liên hệ gắn bó trong các thuyết đô thị trong những năm 1990: thành
phố toàn cầu (global city); thành phố kép (dual city) và phân cực xã hội (social polarisation).
Những tư tưởng này được dựa trên bằng chứng thực nghiệm từ New York, Los Angeles và mở
rộng với đa số các thành phố phương Tây (Wessel 2000). Manuel Castells và Saskia Sassen đã
chỉ ra rằng các mẫu hình quan sát được ở New York, Los Angeles có thể khái quát đối với các
thành phố trên phạm vi toàn cầu.
Castells, (1989, tr. 343) dự đoán về sự gia tăng khác biệt lao động và “thuyết nhị nguyên đô thị
mới” (new urban dualism) và đi đến kết luận rằng thành phố toàn cầu cũng là thành phố kép. Cơ
sở để phát triển thành phố kép là hai quá trình tương tác lẫn nhau:

- Sự giảm đi tuyệt đối, hoặc di chuyển tương đối các cơ sở công nghiệp ra ngoài thành phố.
Những việc làm công nghiệp đã mất ở các vùng đô thị, trong khi đó những công việc được trả
lương cao dựa trên kỹ năng chuyên môn cao lại phát triển trong những lĩnh vực thông tin, nghiên
cứu và kinh doanh. Những người thất nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp giờ đây thường tìm việc
làm với mức lương thấp và điều kiện làm việc kém an toàn, như dọn dẹp vệ sinh, bảo vệ…vv. Sự
chuyển đổi trong sản xuất công nghiệp được thể hiện ở cả cấu trúc và không gian.
- “Sự đẩy lùi của nhà nước” (rolling back of the state), đó là ảnh hưởng của khuynh hướng kinh
tế chính trị tự do mới, khiến cho các chính phủ muốn chi tiêu với mức tối thiểu. Điều này dẫn
đến giảm các dịch vụ công cộng, không quan tâm đến những yêu cầu của liên đoàn lao động,
chuyển thị
trường lao động ảnh hưởng đến cá nhân, được thể hiện ở các hợp đồng lao động linh
hoạt và làm việc theo giờ.
Castells tranh luận rằng, những quá trình kinh tế - xã hội này tương tác lẫn nhau tạo nên hai loại
kết quả: cấu trúc và không gian (Jarvis và cs, 2001). Quá trình cấu trúc dẫn đến phát triển một xã
hội theo hình “đồng hồ cát” (hour-glass’ society) (Liepietz, 1998), trong đó người giàu trở nên
giầu hơn, người nghèo càng nghèo hơn và các tầng lớp cấp trung lưu giảm. Các lĩnh vực chuyên
môn trả lương cao được hỗ trợ bởi những nghề dịch vụ bậc thấp, và nó thường đáp ứng do những
người di cư kinh tế hơn là những lao động thất nghiệp trong sản xuất công nghiệp. Điều này dẫn
đến sự gia tăng số lượng người thất nghiệp lâu dài. “Phân cực xã hội” vì thế được xem như là hệ
quả trực tiếp c
ủa tái cấu trúc kinh tế. Thuyết cấu trúc nhị nguyên dẫn đến hệ quả, cùng lúc sự
chia tách về không gian và định hình sự khác biệt giữa tầng lớp cao trong xã hội thông tin và
những cư dân còn lại.( Castells 1989, tr. 227).



21
3.1.4. Louis Wirth “thuyết thành thị như là một lối sống” (Urbanism as a Way of Life)
Về lối sống thành thị, trước kia Simmel đã xuất bản cả một công trình có tên là “Thành phố và
đời sống tâm thần” (The Metropolis and Mental Life) năm 1903 trong đó phân tích mối quan hệ

giữa sự tích tụ dân cư và các mối liên hệ quan hệ xã hội và nhân cách của cư dân ở thành phố.
Simmel đã phát hiện ra kiểu người thành phố - kiểu nhân cách thị dân với những đặc trưng như
luôn tính toán, duy lý, tự do, độc lập, năng động, phong phú, phức tạp khác hẳn lối sống ở nông
thôn với những kiểu nhân cách đặc trưng bởi tính cộng đồng, gắn kết, duy tình.
Năm 1938 Louis Wirth (1897 – 1952) ở trường Đại học Chicago đã cho xuất bản một bài viết có
tên là “thuyết thành thị như là một lối sống” (Urbanism as a way of life) trên Tạp chí Xã hội học
Mỹ (American Journal of Sociology). Theo Lous Wirth, đặc trưng của lối sống hiện đại là sự tập
trung các tập đoàn lớn mà xung quanh có những trung tâm và những nhóm nhỏ hơn và từ sự tích
tụ lớn đó phát chiếu ra các tư tưởng và các thực tiễn mà chúng ta gọi là sự văn minh. Nói cách
khác, đô thị hóa là quá trình văn minh trong thời kỳ hiện đại. Tuy nhiên, theo ông, tỉ trọng dân cư
sống ở thành thị là một chỉ báo phản ánh không đầy đủ “thành thị”. Bởi vì “thành thị” là một lối
sống, nó là trung tâm khởi xướng và kiểm soát đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa của toàn xã
hội, kéo theo cả những vùng xa xôi vào quỹ đạo của nó.
Thành thị là sản phẩm của quá trình phát triển và đô thị hóa là một quá trình. Do vậy, theo Louis
Wirth, không có sự đứt gãy hoặc gián đoạn giữa kiểu nhân cách thành thị và kiểu nhân cách
nông thôn. Thành thị và nông thôn là hai cực của một đường thẳng trên đó có thể sắp xếp các
kiểu định cư hay các lối sống của con người. Cộng động thành thị - công nghiệp và cộng đồng
nông thôn – dân gian (rural – folk) là hai mô hình chủ yếu của hiệp hội người.
Louis Wirth đưa ra một định nghĩa xã hội học như sau: thành thị là sự định cư tương đối lớn,
đông đúc và lâu dài của các cá nhân đa dạng về mặt xã hội
5
.
Xuất phát từ định nghĩa này, Louis Wirth đã đưa ra thuyết thành thị như là một lối sống với các
định đề xã hội học xoay quanh ba khái niệm chủ yếu là: (1) số lượng dân cư/quy mô dân số, (2)
mật độ định cư, (3) mức độ đa dạng của cư dân và đời sống nhóm.
Quy mô dân số: theo Louis Wirth, trong tác phẩm Chính trị học của Aristotle đã nói rằng dân số
tăng lên đến một con số nhất định sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cư dân và đặc điểm
của thành phố. Càng đông dân cư thì càng có nhiều người tham gia trong quá trình giao tiếp,
tương tác và càng có nhiều khả năng phân hóa giữa họ. Louis Wirth cũng kế thừa quan niệm của
Durkheim về tình trạng vô tổ chức/loạn chuẩn (anomie) có thể xảy ra trong thành thị khi cho

rằng ở thành thị các cá nhân có thể có nhiều tự do hơn, được gi
ải thoát nhiều hơn khỏi sự kiểm
soát tình cảm và kiểm soát cá nhân của nhóm nhỏ nhưng cũng có thể bị mất khả năng tự thể hiện
và mất cảm giác tham gia trong lối sống của cả cộng đồng.
Kế thừa quan niệm của Adam Smith về sự chuyên môn hóa của các cá nhân trên cơ sở mở rộng
thị trường, Louis Wirth cho rằng ở thành thị các cá nhân chuyên môn hơn nhưng cũng phụ thuộc
lẫn nhau nhiều hơn và bất ổn định nhiều hơn bởi vì sự phân công lao động diễn ra mạnh mẽ.
Louis Wirth phát hiện ra một kiểu quan hệ đặc trưng cho thành thị là quan hệ gián tiếp qua trung
gian và trao quyền đại diện. Các lợi ích của cá nhân có thể được bảo vệ, thực hiện thông qua sự
đại diện. Tiếng nói của cá nhân có thể nhỏ bé đi nhưng tiếng nói của người đại diện có thể
to lớn
lên tỉ lệ thuận với số lượng người mà họ là đại diện.
Mật độ dân số: Louis Wirth nhất trí với quan niệm của Darwin và Durkheim rằng mật độ dân số
tăng sẽ tạo ra sự phân hóa và chuyên môn hóa, đồng thời làm tăng mức độ đa dạng của các hoạt

5
Louis Wirth. “Urbanism as a Way of Life” in The American Journal of Sociology. Vol. 44. No. 1. July 1938. P. 1 –
24, Ông viết: “a city may be defined as a relatively large, dense, and permanent settlement of socially
heterogeneous individuals”. Tr. 8.

22
động và tính phức tạp của cấu trúc xã hội. Theo Louis Wirth, việc sinh sống gần nhau và làm
việc cùng nhau của các cá nhân không có mối quan hệ tình cảm riêng tư trong một không gian
chật hẹp do mật độ dân số tăng tất yếu sẽ tạo ra tinh thần cạnh tranh, ganh đua và bóc lột lẫn
nhau. Để đối phó với tình trạng vô trách nhiệm, mất trật tự, mất ổn định có thể xảy ra, tất yếu sẽ
xuất hiện các hình thức kiểm soát chính thức. Đồng hồ và các chỉ báo giao thông là những biểu
tượng của nền tảng trật tự xã hội của chúng ta trong thế giới thành phố. Đồng thời, sự chật chội ở
thành thị nhưng lại xa cách về tình cảm, nhịp độ cuộc sống tăng nhanh cùng với công nghệ phức
tạp ở thành thị cũng gây ra cảm giác cô đơn, bối rối, khó chịu, căng thẳng, một trạng thái tinh
thần mà các nhà khoa học cuối thế kỷ XX gọi là “stress”.

Sự không đồng nhất (Heterogeneity): Tương tác xã hội của vô số các kiểu nhân cách đa dạng đã
làm tan biến tính chất cứng nhắc của cấu trúc xã hội đẳng cấp và làm phức tạp hóa cấu trúc xã
hội – giai tầng và tạo ra sự phân hóa xã hội và phân tầng xã hội sâu rộng. Sự năng động, cơ động
của các cá nhân càng làm cho cấu trúc xã hội thay đổi và dẫn đến việc phải chấp nhận tính bất ổn
định và các cá nhân có thể là thành viên của rất nhiều nhóm, tổ chức xã hội, mà mỗi một tổ chức
đó chỉ đóng vai trò là hệ quy chiếu cho một phần của đời sống cá nhân. Do mỗi cá nhân thuộc về
nhiều nhóm, nhiều tổ chức khác nhau nên họ khó có thể xác định rõ lợi ích tốt nhất của họ thuộc
nhóm nào, tổ chức nào và do vậy hành vi của họ khó có thể dự báo và hành vi tập thể trong cộng
đồng thành thị cũng không dự báo được và do vậy mà luôn bất ổn và “có vấn đề”
Wirth nêu ra một số nhận định có thể làm giả thuyết để kiểm chứng trong nghiên cứu thực
nghiệm như: càng nhiều người tương tác với nhau thì càng nhiều tiềm năng phân hóa xã hội;
càng phụ thuộc vào một số lượng lớn nhiều người bao nhiêu thì càng ít bị lệ thuộc vào những cá
nhân cụ thể bấy nhiêu.
Thành phố đặc trưng bởi mật độ cao. Dân số thành thị tập trung đông đúc làm cho các thứ khác ở
thành phố cũng đông đúc như đường phố, nhà ở, tòa nhà, các nhà hàng, khách sạn, công sở, nhà
băng v.v. Mật độ cao của dân cư thành thị có tác động mạnh đến các cá nhân và hình thành nên
kiểu người, kiểu nhân cách với “lối sống thành thị” đặc trưng khác hẳn nông thôn.
3.1.5. Thuyết thành thị - cộng đồng trách nhiệm hữu hạn
Cũng theo hướng nghiên cứu về lối sống thành thị hay “chủ nghĩa thành thị”. Janowitz (1952 và
một số tác giả đã đưa ra thuyết “cộng đồng trách nhiệm hữu hạn” để phân biệt lối sống thành thị
với lối sống nông thôn.
Thuật ngữ “Cộng đồng” thường được sử dụng để chỉ “cộng đồng địa phương” hay “cộng đồng
nông thôn”, “cộng đồng nhỏ truyền thống”. Ở Việt Nam, “cộng đồng nông thôn” có tên gọi quen
thuộc là “thôn”, “bản”, “chòm xóm”, “làng”, “xã”. “Cộng đồng địa phương” thường là cộng
đồng nhỏ truyền thống gồm những người cùng sinh sống cả đời với nhau ở một địa bàn cư trú, ở
đó mọi người đều biết nhau đến mức nếu một ai đó buồn hay vui thì tất cả những người còn lại
đều biết và có thể chia sẻ, tức là mỗi người đều có toàn bộ trách nhiệm với nhau. Janowitz
(1952) gọi cộng đồng như vậy là “cộng đồng trách nhiệm đầy đủ” và ông đưa ra một thuật ngữ
đối lập là “cộng đồng trách nhiệm hữu hạn”
6

, tương tự như cách phân loại “công ty trách nhiệm
đầy đủ” và “công ty trách nhiệm hữu hạn”. Với thuật ngữ mới là “cộng đồng trách nhiệm hữu
hạn” Janowitz (1952) muốn chỉ ra rằng ở cộng đồng thành thị người dân không sinh sống không
phải là hoàn toàn duy lý, hành động không hoàn toàn vì công việc, vì chức năng, nhiệm vụ, thiếu
tình cảm, phi – cá tính, mà vẫn có trách nhiệm với nhau mặc dù không phải là “trách nhiệm đầy
đủ”, “trách nhiệm vô hạn” như ở
cộng đồng nông thôn. Cách thành viên của “cộng đồng trách
nhiệm hữu hạn” vẫn có trách nhiệm với nhau nhưng đó là trách nhiệm có giới hạn, có chủ đích,
có tính toán và phân hóa theo từng phần, từng bộ phận tùy theo từng lĩnh vực, phạm vi hoạt động


6
Trích theo Harvey M. Choldin. Cities and suburbs: An introduction to urban sociology. Mc-Graw Hill Book
Company. New York. 1985. Tr. 271.

×