Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Hoạt động của các câu lạc bộ trẻ em về quyền trẻ em ở tỉnh Lào Cai hiện nay (nghiên cứu tại thành phố Lào Cai và huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





ĐỖ THỊ THU THỦY
(Mau M58, 80 trang , 1 quyen)








HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ TRẺ EM
VỀ QUYỀN TRẺ EM Ở TỈNH LÀO CAI HIỆN NAY
( NGHIÊN CỨU TẠI TP LÀO CAI VÀ HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI)






LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Mã ngành: 60 31 30
Mã ngành: 60.31.30




Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Vân Hạnh





Hà Nội - 2013



2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 7
1. Lý do chọn đề tài 7
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 9
3. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 15
4. Mục đích nghiên cứu 15
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 15
6. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 16
7. Câu hỏi Nghiên cứu 16
8. Giả thuyết nghiên cứu 17
9. Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin 17
10. Khung phân tích 22
NỘI DUNG 23
CHƢƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 23
1.1. Các lý thuyết áp dụng 23
1.1.1. Lý thuyết cấu trúc – chức năng 23

1.1.2. Thuyết xã hội hóa 25
1.1.3. Lý thuyết vai trò 28
1.2. Các khái niệm công cụ 30
1.2.1. Khái niệm trẻ em 30
1.2.2. Khái niệm quyền trẻ em 31
1.2.3. Khái niệm câu lạc bộ quyền trẻ em 36
1.3. Những quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về quyền trẻ em 37
1.3.1. Những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em 37
1.3.2. Những chính sách của Nhà nƣớc về thực hiện quyền trẻ em 38
1.4. Tổng quan tình hình các câu lạc bộ trẻ em về Quyền trẻ em ở Việt Nam 39
1.5. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 41
1.5.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Lào Cai 41
1.5.2. Tình hình thực hiện quyền trẻ em tại tỉnh Lào Cai 43
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC CÂU LẠC BỘ TRẺ EM VỀ QUYỀN
TRẺ EM Ở TP LÀO CAI VÀ HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI 47
2.1. Tình hình hoạt động của các CLBTE về Quyền trẻ em tại TP. Lào Cai và Huyện Bát
Xát 47



3
2.1.1. Số lƣợng CLBTE về Quyền trẻ em và cơ quan quản lý 47
2.1.2. Mục đích, nguyên tắc hoạt động và cơ cấu tổ chức của các CLBTE về Quyền trẻ em
50
2.1.3. Địa điểm và kinh phí hoạt động của các CLBTE về Quyền trẻ em 56
2.1.4. Nội dung, hình thức tổ chức sinh hoạt và tần suất hoạt động của CLBTE về Quyền
trẻ em 58
2.1.5. Mức độ tham gia của trẻ em vào các CLBTE về Quyền trẻ em 61
2.2. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động của các CLBTE về Quyền trẻ em 68

2.2.1. Các yếu tố thuận lợi 68
2.2.2. Các yếu tố khó khăn 72
CHƢƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ TRẺ EM VỀ QUYỀN TRẺ EM
TỚI TRẺ EM VÀ CÁC ĐỐI TƢỢNG CÓ LIÊN QUAN 78
3.1. Tác động của các CLBTE về Quyền trẻ em đến chính quyền địa phƣơng. 78
3.2. Tác động của các CLBTE về Quyền trẻ em đến các thầy cô giáo 83
3.3. Tác động của các CLBTE về Quyền trẻ em đến cha mẹ 85
3.4. Tác động của các CLBTE về Quyền trẻ em đến các em trong việc biết, hiểu và thực
hiện Quyền trẻ em 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93
1. Kết luận. 93
2. Kiến nghị 96
2.1. Về công tác phối hợp hoạt động 96
2.2. Về cơ chế chính sách 96
3.5. Về công tác truyền thông 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 102
PHỤ LỤC 1 103
PHỤ LỤC 2 113



4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
NĐ : Nghị định
CP : Chính phủ
BVCS&GDTE : Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em
TP : Thành phố

UBBV&CSTE : Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em
UBBV&CSTEVN : Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam
THCS : Trung học cơ sở
TNCS HCM : Thanh niên cộng sản Hồ chí Minh
CLBTE : Câu lạc bộ trẻ em
LHQ : Liên hợp quốc
CNH – HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
BCH TW : Ban chấp hành trung ương
CSVN : Cộng sản Việt Nam
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
TE : Trẻ em
UBND : Ủy ban nhân dân
UNICEF : Tổ chức Nhi đồng Liên Hiệp quốc










5
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Tình hình trẻ em theo nhóm tuổi 44
Bảng 1.2: Số lượng các câu lạc bộ theo địa bàn từng huyện 45
Bảng 2.1: Đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động 61
Bảng 2.2: Mức độ tham gia của trẻ vào hoạt động của các CLBTE về

Quyền TE theo đánh giá của trẻ em 63
Bảng 3.3: Mức độ trẻ em tham gia vào hoạt động của các CBTE về
Quyền TE theo đánh giá của cha mẹ. 64
Bảng 3.4: Mức độ trẻ em tham gia vào hoạt động của các CLBTE về
Quyền TE theo đánh giá của cán bộ/giáo viên. 66




6
DANH MỤC CÁC BIỂU


Biểu đồ 2.1: Các CLBTE về Quyền trẻ em tại Lào Cai 48
Biểu đồ 2.2: Mục đích hoạt động của các CLBTE về Quyền TE 52
Biểu đồ 2.3: Những thuận lợi trong hoạt động của các CLBTE về Quyền
TE 68
Biểu đồ 3.1: Tác động của CLB trẻ em về Quyền trẻ em đến chính quyền
địa phương qua đánh giá của trẻ em 79
Biểu đồ 3.2: Tác động của CLBTE về Quyền TE đến chính quyền địa
phương qua đánh giá của cha mẹ 81
Biểu đồ 3.3: Tác động của CLBTE về Quyền trẻ em đến thầy cô giáo qua
đánh giá của trẻ em 83
Biểu đồ 3.4: Tác động của CLBTE về Quyền trẻ em đến thầy cô giáo qua
đánh giá của người lớn. 84
Biểu đồ 3.5: Tác động của CLBTE về Quyền trẻ em đến cha mẹ qua đánh
giá của trẻ em 86
Biểu đồ 3.6: Tác động của CLBTE về Quyền trẻ em đến cha mẹ qua đánh
giá của người lớn 87
Biểu đồ 3.7: Hiểu biết về quyền và bổn phận trẻ em theo đánh giá của trẻ

em 88
Biểu đồ 3.8: Hiểu biết về quyền và bổn phận trẻ em theo đánh giá của cán
bộ/giáo viên 90
Biểu đồ 3.9: Hiểu biết về quyền và bổn phận trẻ em theo đánh giá của cha
mẹ 91




7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên phê chuẩn Công ước
quốc tế về Quyền trẻ em (1990). Điều này thể hiện sự quan tâm của nhà nước
trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Theo đó Việt Nam có nghĩa
vụ phải thực thi những nguyên tắc và chuẩn mực quy định trong Quyền trẻ
em.
Trên thực tế, nhà nước CHXHCN Việt Nam đã và đang chuyển tải các
nội dung cơ bản của quyền trẻ em và tạo điều kiện cụ thể ở Việt Nam bằng
việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình nhằm ghi nhận, thực thi và bảo
vệ tốt hơn quyền trẻ em ở Việt Nam. Bằng chứng là các văn bản hướng dẫn
thi hành (Nghị định 36/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 và nghị định
71/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011). Đặc biệt, trong chương trình nghị sự của
Quốc hội năm 2012 – 2013, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một
trong những luật sẽ được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện.
Nhiều chính sách cụ thể hóa Luật BVCS&GD Trẻ em đã được ban
hành và thực thi có hiệu quả, thí dụ chỉ thị số 55/CT-TW, Quyết định số 19
QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng ngừa và giải quyết trẻ em lang thang,
trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em bị lao động trong điều kiện nặng nhọc,
độc hại, Quyết định 267/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ

em giai đoạn 2011- 2015.
Hiện nay, vấn đề quyền trẻ em đang là mối quan tâm lớn không chỉ
của từng quốc gia mà là của toàn nhân loại. Tương lai của mỗi quốc gia, dân
tộc phụ thuộc nhiều vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tuy
nhiên, ở nhiều nơi trên thế giới, tình trạng trẻ em phải tự lao động kiếm
sống, bị lừa gạt, bạo lực, bóc lột sức lao động và sa vào các tệ nạn xã hội



8
đang có chiều hướng gia tăng. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, vấn đề Quyền trẻ
em được đặt ra như một nhu cầu bức bách cần được giải quyết, nhằm giành
lại cho các em quyền được sống, quyền được học hành, vui chơi, được chăm
sóc và bảo vệ. Những khẩu hiệu “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, “Hãy
dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em mà mình có” đã và đang là khẩu
hiệu hành động của các quốc gia. Ở Việt Nam, ngay từ khi phê chuẩn Công
ước quốc tế về Quyền trẻ em (1990), UNICEF đã phối hợp chặt chẽ với
chính phủ Việt Nam xây dựng Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em và
nỗ lực triển khai thực hiện. UNICEF đã kiên trì thực hiện các hoạt động
truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của những người có vai trò và ảnh
hưởng đối với trẻ em. Bởi vậy, trẻ em Việt Nam đã, đang và sẽ được hưởng
những cơ hội tốt đẹp hơn so với trước đây. Mức sống của nhiều gia đình
được cải thiện, các bậc cha mẹ có sự lựa chọn dễ dàng hơn trong việc tổ
chức cuộc sống và điều này có ảnh hưởng tích cực tới lợi ích của trẻ em.
Nhưng để có được sự lựa chọn đi tới quyết định đúng đắn trong việc chăm
sóc trẻ em, các gia đình cần được tiếp cận thông tin nhiều hơn nữa. Truyền
thông đã và đang tiếp tục mở rộng tầm ảnh hưởng tới quần chúng. Các thông
tin xã hội có định hướng, trong đó các vấn đề trẻ em được truyền tải nhiều
hơn tới dân chúng cả về chất lượng và số lượng. Nhận thức toàn dân về
quyền cũng như các vấn đề của trẻ em không ngừng được cải thiện. Mặc dù

vậy, vẫn còn một khoảng cách khá lớn giữa nhận thức về Quyền trẻ em và
các hành động cụ thể. Hiện nay, việc quán triệt nội dung các Quyền của trẻ
em từ lời nói, nhận thức đến hành động vẫn chưa thực sự đồng đều. Nhiều
hoạt động truyền thông vẫn chưa thực sự có hiệu quả trong việc tham gia
khuyến khích thay đổi hành vi bền vững nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho
trẻ em. Đâu đó, vẫn tồn tại những khoảng trống, những thiếu hụt trong nhận
thức đến hành động thực tiễn cũng là một quá trình lâu dài. Bởi lẽ, có thể



9
người dân nhận thức được nhưng nhận thức đó chưa trở thành hành động
trong thực tiễn, càng khó hình thành được một khuôn mẫu ứng xử trong xã
hội.
Trong những năm vừa qua, các hình thức tổ chức thực hiện quyền tham
gia của trẻ em đã được quan tâm và thúc đẩy thực hiện nhằm đảm bảo cho trẻ
em được phát triển toàn diện hơn cả về thể chất và tinh thần. Với mục đích
nhằm thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em tại Việt Nam, tạo điều kiện hơn nữa
cho trẻ em đóng góp ý kiến của mình vào các vấn đề ảnh hưởng đến các em,
lấy cơ sở để củng cố và cải tiến các hình thức tổ chức, hoạt động của các câu
lạc bộ trẻ em về quyền trẻ em. Đồng thời nhằm tìm hiểu thực trạng các hình
thức tổ chức câu lạc bộ trẻ em hoạt động về quyền trẻ em góp phần đa dạng
hơn nữa vào các hình thức hoạt động để thu hút ngày một đông trẻ em tham
gia, hiểu rõ được quyền của mình. Tôi chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn
thạc sĩ “Hoạt động của các câu lạc bộ trẻ em về quyền trẻ em ở tỉnh Lào Cai
hiện nay.”(Nghiên cứu tại TP Lào cai và Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai).
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Trẻ em là nhóm xã hội đặc biệt luôn chiếm được sự quan tâm rất lớn
của Đảng, Chính phủ và các tổ chức xã hội. Do đó trong những năm qua, đã
có rất nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về các vấn đề của trẻ em nói chung và

về quyền trẻ em nói riêng. UNICEF là một trong những tổ chức quốc tế có
nhiều đóng góp trong việc hỗ trợ các hoạt động của chính phủ liên quan tới trẻ
em. Các chương trình của UNICEF được hình thành theo định hướng của
công ước quốc tế về Quyền trẻ em. Trên cơ sở đó, UNICEF đưa ra mục tiêu
chung là: vì sự sống còn, phát triển, bảo vệ và tham gia của trẻ em trong
khuôn khổ Công ước quốc tế về Quyền trẻ em. Ở Việt Nam, mặc dù công tác
BVCS&GDTE đã được Đảng và Nhà nước thực sự quan tâm, phong trào toàn
dân chăm lo cho trẻ em luôn được đẩy mạnh tại các địa phương trong cả



10
nước, nhưng trong một thời gian dài, những nghiên cứu, những khảo sát đánh
giá về công tác này còn ít ỏi. Điều đáng mừng là, trong những năm gần đây đã
có những công trình nghiên cứu về trẻ em nói chung, và quyền trẻ em nói
riêng được triển khai và đem lại những giá trị, ý nghĩa cả về lý luận và thực
tiễn. Đây là vấn đề không chỉ ở một quốc gia mà là vấn đề của toàn thế giới.
Cụ thể một số đề tài sau:
Báo cáo tóm tắt phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam 2010. Báo
cáo này bắt nguồn trong bối cảnh Đánh giá giữa kì Chương trình hợp tác giữa
Chính phủ Việt Nam và UNICEF. Đề cập đến sự tham gia của trẻ em trong
gia đình, nhà trường, cộng đồng. Báo cáo nhận định rằng: các sáng kiến trẻ
em tham gia nhìn chung vẫn còn rải rác và không có sự thâm gia đầy đủ của
trẻ em. Còn thiếu nhận thức và kỹ năng chung ở người lớn và thanh niên về
các quá trình cùng tham gia ở tất cả các cấp. Ở một số nơi, cũng thiếu các
điều kiện thuận lợi cho trẻ em tham gia, như thiếu sự tương đồng về ngôn ngữ
được sử dụng trong các thủ tục pháp lý, môi trường cơ sở vật chất chưa thân
thiện và phù hợp với trẻ em, các tài liệu tham khảo chưa đầy đủ hoặc những
hỗ trợ chuẩn bị khác cho trẻ em chưa đủ.
“Những điểm mở và thách thức cơ bản với phương thức làm chương

trình dựa trẻ cơ sở quyền con người cho phụ nữ và trẻ em Việt Nam” của
Christitan Salazar Volkmann có một mục về sự tham gia và tăng cường quyền
năng đề cập đến sự tham gia của trẻ em. Nghiên cứu này nhận định rằng
“Quan niệm của người Việt Nam về trẻ em còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi
Khổng giáo là yêu cầu trẻ em phải vâng lời cha mẹ. Mãi đến gần đây vấn đề
tham gia của trẻ em và người chưa thành niên mới được coi trọng hay được
đặt thành vấn đề bàn luận ở Việt Nam. Hầu như không có thông tin gì về vấn
đề này chỉ có một vài nghiên cứu về mức độ các ý kiến của trẻ em được tham



11
gia ở gia đình và trường học được khẳng định rằng ý kiến của trẻ em không
đóng góp một vai trò quan trọng trong gia đình hay cộng đồng.
Luận văn Thạc sĩ Trần Thị Thúy Hảo, người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Đinh Văn Hường – ĐH KHXH &NV. “Báo in với vấn đề quyền
tham gia của trẻ em hiện nay”. Tìm hiểu, đánh giá việc tuyên truyền và thực
hiện nhóm quyền tham gia của trẻ em trên báo Thiếu niên tiền phong, Thiếu
nhi dân tộc, Hoa học trò, Tạp chí gia đình và trẻ em. Nghiên cứu đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc tuyên truyền và
thực hiện Quyền tham gia của trẻ em trên 4 sản phẩm báo chí trên. Những giải
pháp này góp phần tạo môi trường thuận lợi nhất để trẻ em có cơ hội thể hiện
suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của mình, đồng thời tác động tới các đối
tượng liên quan đến trẻ em.
Công trình nghiên cứu “Sự hiểu biết giữa gia đình và trẻ em về vấn đề
quyền trẻ em hiện nay” (Quan cuộc điều tra kiến thức, thái độ, hành vi của
cộng đồng về quyền trẻ em 2004 – 2005), của tác giả Trịnh Hòa Bình đăng
trên tạp chí xã hôi học số 4 (92) 2005, nghiên cứu tập trung điều tra về kiến
thức, thái độ, hành vi của cộng đồng về quyền trẻ em, (2004 – 2005) trên quy
mô 10 tỉnh, thành phố trong cả nước với sự tham gia của 3000 cha mẹ trong

những phát hiện quan tọng trùng khớp với những vấn đề nói trên là sự thấu
hiểu giữa cha mẹ và con cái còn nhiều bất cập thể hiện qua những mâu thuẫn
cơ bản trong gia đình Việt Nam hiện nay qua việc phân tích những thông tin
định tính và định lượng từ cuộc khảo sát.
Thông cáo báo trí “Cần xây dựng Hiến pháp phù hợp hơn với trẻ em -
quan điểm của UNICEF” (ngày 16 tháng 4 năm 2013). Trong bối cảnh Quốc
hội Việt Nam tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi hiến pháp, UNICEF
công bố tài liệu “Xây dựng Hiến pháp vì lợi ích tốt nhất của trẻ em Việt Nam"
để thể hiện quan điểm của mình. Bà Lotta Sylwander, Trưởng Đại diện



12
UNICEF tại Việt Nam khẳng định “Việc thể hiện Quyền trẻ em trong Hiến
pháp của Việt Nam là cần thiết. Các cuộc tham vấn với công chúng được tổ
chức xung quanh vấn đề cải cách hiến pháp là cơ hội lớn để đảm bảo Hiến
pháp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của mọi người dân đặc biệt là của 1/3 dân số
quốc gia – đó là trẻ em".
“Nghiên cứu vị trí vai trò của gia đình và cộng đồng trong sự nghiệp
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam”. Do UBBV&CSTE Việt nam
chủ trì, GS.TS. Phạm Tất Dong làm chủ nhiệm. Mục đích nghiên cứu của
chương trình là làm rõ vị trí, vai trò của gia đình và cộng đồng trong việc bảo
vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đánh giá những tác động của chính sách hiện
có với gia đình và cộng đồng, đưa ra những khuyến nghị chính sách và giải
pháp chiến lược có hiệu quả nhằm phát huy vai trò của gia đình và cộng đồng
với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nghiên cứu đã đưa ra nhiều
phát hiện thú vị về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đề xuất hệ
thống khuyến nghị bao gồm 4 quan điểm qua tổng hợp các kết quả nghiên cứu
từ 6 đề tài nhánh. Nghiên cứu đã cung cấp cho giới hữu trách những người
hoạch định chính sách những số liệu và sự đánh giá khái quát mới mẻ và bổ

ích.
Báo cáo “Hai mươi năm Việt Nam phê chuẩn Công ước quốc tế
Quyền trẻ em - Từ tầm nhìn tới hành động” của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội (2010). Báo cáo đã tổng kết những thành quả đạt được sau 20 năm
phê chuẩn Công ước quốc tế Quyền trẻ em. Báo cáo nhấn mạnh để tiếp tục
thực hiện hiệu quả hơn Công ước quốc tế Quyền trẻ em tại Việt Nam trong
thời gian tới, “Chúng ta cần tiếp tục duy trì và thực hiện tốt hơn các quyền
được sống; quyền được phát triển với chất lượng ngày càng cao của trẻ em.
Mặt khác, còn tiếp tục phải giải quyết những vấn đề của các quyền được bảo
vệ, được an toàn, thúc đẩy các quyền được tham gia để mọi trẻ em đều có cơ



13
hội tiếp cận các dịch vụ, phúc lợi xã hội, phát huy tối đa các cơ hội trưởng
thành, được sống trong môi trường gia đình hạnh phúc” - Bộ trưởng Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu.
Báo cáo “Hoạt động, tư vấn – xây dựng chương trình truyền thông –
vận động quyền trẻ em giai đoạn 2001 – 2005” do PLAN
INTERNATIONAL HÀ NỘI tài trợ, 2001 – Trịnh Hòa Bình và cộng sự thực
hiện đã đánh giá nhận thức của người dân về Luật BVCS&GDTE và một số
quyền cơ bản của trẻ em trên 9 tỉnh/thành phố. Từ đó xây dựng chương trình
truyền thông – vận động quyền trẻ em giai đoạn 2001 – 2005. Báo cáo đã đưa
ra được những kết quả bước đầu về nhận thức của người dân về quyền trẻ em
là xây dựng chương trình truyền thông – vận động về quyền trẻ em.
Dự án “Tăng cường năng lực cho trẻ em và các tổ chức xã hội trong
Giám sát thực thi Quyền Trẻ em giai đoạn 2011 – 2012” do SIDA tài trợ
thông qua Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Việt Nam, được thực hiện bởi Hội Bảo vệ
Quyền Trẻ em (VAPCR), Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Trẻ em
(CENFORCHIL) và Trung tâm Nghiên cứu Gia đình và Phát triển Cộng đồng

(CEFACOM). Mục tiêu của dự án là thử nghiệm và vận động cho một cơ chế
báo cáo và giám sát nhiều bên về thực thi Quyền Trẻ em (đặc biệt của trẻ em
và các tổ chức xã hội, các tổ chức Phi chính phủ).
Ngày 31-01-2013, Hội BVQTEVN tổ chức hội thảo góp ý cho báo cáo:
“Nghiên cứu quản trị Nhà nước về quyền trẻ em ở Việt Nam”. Đây là nội
dung nghiên cứu trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Hội Bảo vệ
quyền trẻ em Việt Nam và Tổ chức Save the Children về việc thực hiện dự án
“Nâng cao năng lực về báo cáo và giám sát Quyền Trẻ em phục vụ công tác
vận động chính sách cho mạng lưới các tổ chức xã hội làm về trẻ em giai
đoạn 2011 – 2012”. Mục tiêu của nghiên cứu là cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho
cán bộ chương trình và các đối tác của SC (VAPCR và CENFORCHIL),



14
thông qua tổng hợp đánh giá và phân tích thực trạng vấn đề quản trị Nhà nước
về Quyền trẻ em ở Việt Nam trong đó liên hệ với tình hình trẻ em hiện tại,
trên cơ sở đó thông tin cho việc lập chương trình và hỗ trợ cho chiến lược
hoạt động trong chủ đề này. Cấu trúc của báo cáo nghiên cứu được thể hiện ở
05 chương: Bối cảnh thể chế và pháp lý; Năng lực thể chế và sự tương tác của
các tổ chức; Đầu tư cho trẻ em; Quyền công dân và quyền được tham gia; Kết
luận và những ưu tiên chiến lược.
Hội nghị khoa học “Mối quan hệ giữa quyền và bổn phận của trẻ em
– Thực trạng và giải pháp” đã được tổ chức tại Hà Nội do Ủy ban
BVCS&GD trẻ em cùng với Viện nghiên cứu thanh niên chủ trì. Mục đích
của hội thảo khoa học này là nhằm đánh giá việc thực hiên Quyền và bổn
phận trẻ em và làm rõ mối quan hệ giữa Quyền và bổn phận của trẻ em trong
quá trình thực hiện Luật. Đồng thời phân tích rõ thực trạng và đề ra những
giải pháp cụ thể về vấn đề này.
Theo kết quả nghiên cứu trong đề tài khoa học “Vị trí, vai trò của gia

đình và cộng đồng trong sự nghiệp BVCS&GD trẻ em” (GS.TS Phạm Tất
Dong làm chủ nhiệm). Tỷ lệ người dân hiểu luật BVCS&GD trẻ em là tương
đối lớn, trung bình là 80,6%. Điều này cho thấy việc tuyên truyền, phổ biến
về Luật của được thực hiện thường xuyên lien tục. Đa số người được hỏi đều
tiếp nhận Luật qua kênh tivi, đài và báo chí.
Như vậy, đã có nhiều nghiên cứu về trẻ em nói chung và quyền trẻ em
nói riêng. Tuy nhiên, mỗi một nghiên cứu dừng lại ở một vấn đề nhỏ trong
vấn đề quyền trẻ em và những nghiên cứu về các câu lạc bộ trẻ em hoạt động
về quyền trẻ em còn khá mới mẻ. Nghiên cứu này với mục đích tìm hiểu thực
trạng hoạt động của các câu lạc bộ Quyền trẻ em cũng như tìm hiểu hiệu quả
hoạt động của của câu lạc bộ và mức độ tham gia của trẻ trong việc tham gia



15
các tổ chức hoạt động về quyền của mình, góp phần đa dạng vào vấn đề về
Quyền trẻ em của nhân loại.
3. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài nghiên cứu ứng dụng các lý thuyết xã hội học vào việc làm rõ
một vấn đề xã hội đó là tìm hiểu việc tham gia các câu lạc bộ trẻ em về Quyền
trẻ em địa bàn tỉnh Lào Cai. Những kết quả của nghiên cứu sẽ phần nào làm
sáng tỏ một số khái niệm, quan điểm lý thuyết xã hội học liên quan đến trẻ em
và Quyền trẻ em.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cho thấy được tình hình hoạt động về quyền trẻ em của các câu lạc bộ
trẻ em ở địa bàn một thành phố và một huyện của tỉnh Lào Cai.
- Góp phần đề xuất những biện pháp cải thiện hiệu quả hoạt động của
câu lạc bộ trẻ em về Quyền trẻ em.
4. Mục đích nghiên cứu

Mô tả và phân tích thực trạng hoạt động của các câu lạc bộ trẻ em về
quyền trẻ em, từ đó tìm ra các yếu tố thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các câu
lạc bộ trẻ em về quyền trẻ em tại tỉnh Lào Cai. Khuyến nghị những giải pháp
nhằm phát huy điểm mạnh, hạn chế những khó khăn để các câu lạc bộ hoạt
động về quyền trẻ em hoạt động một cách hiệu quả hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Mô tả thực trạng hoạt động các câu lạc bộ trẻ em về Quyền trẻ em. Số
lượng các câu lạc bộ, tên các câu lạc bộ, nội dung, địa điểm, kinh phí, nhiệm
vụ hoạt động và nguyên tắc hoạt động của các câu lạc bộ.
- Tìm hiểu mức độ tham gia của trẻ em về Quyền của trẻ em tại địa bàn.
Mức độ tham gia được đánh giá qua trẻ em, cha mẹ, giáo viên và cán bộ địa
phương.



16
- Tìm hiểu những tác động của câu lạc bộ trẻ em về Quyền trẻ em đến
nhận thức và hành động thực hiện quyền trẻ em của các đối tượng: trẻ em,
cha mẹ các em, giáo viên, cán bộ địa phương.
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc thành lập, tổ chức hoạt
động của các câu lạc bộ theo đánh giá của các em và của cha mẹ, giáo viên,
cán bộ địa phương.
- Đưa ra những đề xuất nâng cao hiệu quả cho hoạt động của các câu
lạc bộ trẻ em về quyền trẻ em.
6. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
6.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Hoạt động của các câu lạc bộ trẻ em về quyền trẻ em tại tỉnh Lào Cai.
6.2. Khách thể nghiên cứu
- Các em từ 11 – 16 tuổi đang tham gia vào các hoạt động của các câu
lạc bộ trẻ em về quyền trẻ em.

- Cha mẹ của các em.
- Giáo viên làm vai trò quản lý các hoạt động đoàn – đội
- Cán bộ đoàn đội của xã
6.3. Phạm vi khảo sát
- Thời gian khảo sát: Tháng 10/2012
- Không gian khảo sát: Thành phố Lào cai và huyện Bát xát tỉnh Lào
Cai.
(1)Xã Đồng Tuyển- Thành Phố Lào Cai – Trường THCS Đồng Tuyển.
(2) Xã Quang Kim- Huyện Bát xát – Trường THCS Quang Kim
7. Câu hỏi Nghiên cứu
- Tình hình hoạt động của các câu lạc bộ trẻ em về Quyền trẻ em ở Lào Cai
hiện nay như thế nào?



17
- Hoạt động của các câu lạc bộ trẻ em về Quyền trẻ em có tác động như thế
nào đến các em, cha mẹ các em, giáo viên và chính quyền địa phương?
- Hoạt động của các câu lạc bộ trẻ em về quyền trẻ em ở tỉnh Lào Cai có
những thuận lợi, khó khăn gì?
8. Giả thuyết nghiên cứu
- Hoạt động của các câu lạc bộ trẻ em về quyền trẻ em với nhiều loại
hình, nội dung hoạt động phong phú đã thu hút được sự tham gia của hầu hết
trẻ em và giúp nâng cao hiểu biết về quyền trẻ em.
- Hoạt động của các câu lạc bộ trẻ em về quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh
Lào Cai có nhiều tác động đến trẻ em nói riêng và cha mẹ, giáo viên, cán bộ
chính quyền địa phương nói chung trong việc nâng cao nhận thức về thực
hiện quyền trẻ em.
- Việc thành lập các câu lạc bộ trẻ em được các cấp chính quyền địa
phương quan tâm song vẫn còn những khó khăn riêng như thiếu cán bộ nòng

cốt và thiếu các kỹ năng để hoạt động.
9. Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin
9.1. Phƣơng pháp phân tích số liệu thứ cấp
Số liệu phục vụ cho luận văn là số liệu của cuộc khảo sát “Các câu lạc
bộ trẻ em về Quyền trẻ em” do Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em – Bộ lao động
thương binh xã hội thực hiện. Tiến hành trên 3 miền Bắc, Trung, Nam gồm 4
tỉnh: Lào Cai, Bắc Cạn, Phú Yên, Trà Vinh.









18
Quy mô mẫu khảo sát:
Đơn vị tính: người
STT
Tỉnh/thành phố
Cán bộ/giáo
viên
Trẻ em
Cha mẹ
1
Bắc Kạn
48
120
48

2
Phú Yên
48
120
48
3
Lào Cai
48
120
48
4
Trà Vinh
48
120
48
5
Tổng cộng
192
480
192

Tác giả là người tham gia cuộc khảo sát với vai trò là cán bộ điều tra tại
2 tỉnh Lào Cai và Bắc Cạn. Tuy nhiên do có hạn về địa bàn nghiên cứu,
nghiên cứu này chỉ phân tích số liệu và phản ánh thực trạng các câu lạc bộ về
Quyền trẻ em của tỉnh Lào Cai.
Bộ công cụ được xây dựng cho 3 đối tượng: Trẻ em, cha mẹ và cán
bộ/giáo viên với phương pháp chọn mẫu như sau:
Trẻ em
Lựa chọn trẻ em từ 11 đến dưới 16 tuổi đang tham gia câu lạc bộ trẻ em
về Quyền trẻ em như: câu lạc bộ Quyền trẻ em, câu lạc bộ phóng viên nhỏ,

diễn đàn trẻ em, câu lạc bộ học tập,…….
- Các em trả lời phiếu hỏi: đánh số các em đã lựa chọn theo tiêu chí
trên, sau đó chọn theo phương pháp ngẫu nhiên, cứ 2 em chọn 1 em.
- Các em trẻ lời phỏng vấn sâu: lựa chọn ngẫu nhiên trong số các em
là chủ nhiềm, thành viên ban chủ nhiệm câu lạc bộ.




19
Cha mẹ
- Trả lời phiếu hỏi: chọn trong số các hộ gia đình có con em tham gia
câu lạc bộ Quyền trẻ em theo phương pháp ngẫu nhiên.
- Trả lời phỏng vấn sâu: chọn ngẫu nhiên trong số những cha mẹ
tham gia trả lời bảng hỏi.
Cán bộ/giáo viên
Lựa chọn ngẫu nhiên gồm:
- Cấp tỉnh: cán bộ Sở Lao động – Thương binh và xã hội, Sở Giáo
dục và Đào tạo, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ chí Minh tỉnh/thành
phố
- Cấp xã: Lãnh đạo xã, cán bộ đại diện các ban ngành: Lao động – xã
hội. Đoàn TNCS HCM, Đội thiếu niên tiền phong, cán bộ quản lý
câu lạc bộ, hiệu trưởng, tổng phụ trách các trường có câu lạc bộ về
Quyền trẻ em.
Bảng cơ cấu mẫu trẻ em
Stt
Tiêu chí
Số lượng
(người)
Tỷ lệ

(%)
1
1. Giới tính


2
1.1. Nam
70
58
3
1.2. Nữ
50
42
4
2. Khu vực


5
2.1. Thành thị
46
38
6
2.2. Nông thôn
74
62

Bảng cơ cấu mẫu cha mẹ.




20
Stt
Tiêu chí
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
1
1. Giới tính


2
1.1. Nam
25
52
3
1.2. Nữ
23
48
4
2. Khu vực


5
2.1. Thành thị
17
35
6
2.2. Nông thôn
31

65

Bảng cơ cấu mẫu cán bộ/giáo viên
Stt
Tiêu chí
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
1
1. Giới tính


2
1.1. Nam
18
38
3
1.2. Nữ
30
62
4
2. Khu vực


5
2.1. Thành thị
35
73
6

2.2. Nông thôn
13
27
9.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Mục đích phỏng vấn sâu: Tìm hiểu thêm những thông tin định tính liên
quan đến thực trạng hoạt động của các câu lạc bộ trẻ em về quyền trẻ em,



21
mức độ tham gia và những quan điểm ý kiến của đối tượng về các hoạt động
của các câu lạc bộ trẻ em mà trong bảng hỏi chưa trả lời được.
Phỏng vấn sâu: Tổng 10 phỏng vấn sâu
Trường THCS Đồng Tuyển, xã Đồng Tuyển, TP. Lào Cai có 2 giáo
viên, 2 học sinh và 1 phụ huynh.
Trường THCS Quang Kim, xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào
Cai có 2 giáo viên, 2 học sinh và 1 phụ huynh.
Tác giả trực tiếp phỏng vấn 4 đối tượng theo mẫu và sử dụng máy ghi
âm cùng sổ nhật ký để ghi lại những kết quả ý kiến thu được từ phỏng vấn.
9.3. Phƣơng pháp xử lý thông tin
Sau khi tiến hành điều tra tại địa bàn qua bảng hỏi, sử dụng phần mềm
SPSS để xử lý số liệu, phân tích và viết thành báo cáo.















22
10. Khung phân tích
























Điều kiện KTXH

- Số lượng câu lạc
bộ
- Nội dung hoạt
động, hình thức, tần
suất hoạt động
- Mục đích, nguyên
tắc hoạt động
- Mức độ tham gia





Hoạt động của
các câu lạc bộ
trẻ em về
Quyền trẻ em

Quan điểm, chính sách của
Đảng và Nhà nước
về quyền trẻ em và thực
hiện quyền trẻ em


Cha mẹ



Nhà trường
Chính
quyền

Trẻ em



23
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Các lý thuyết áp dụng
1.1.1. Lý thuyết cấu trúc – chức năng
Lý thuyết cấu trúc - chức năng gắn liền với tên tuổi của các nhà xã hội
học nổi tiếng như: Auguste Comte, Herbert Spencer, Emile Durkheim,
Malinowski, Kingley Davids và Talcott Parsons, Robert Merton.
Theo cách tiếp cận của các nhà cấu trúc - chức năng, xã hội được coi là
một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận giữ một vai trò
bình thường nào đó trong xã hội và vận hành một cách bình thường để thực
hiện một số yêu cầu hay chức năng nào đó và thoả mãn những nhu cầu nhất
định của xã hội. Các nhà xã hội học cấu trúc - chức năng nhấn mạnh tính liên
kết chặt chẽ của các bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể mà mỗi bộ phận
đều có chức năng nhất định góp phần đảm bảo sự tồn tại của chỉnh thể đó với
tư cách là một cấu trúc tương đối ổn định, bền vững. Đồng thời các nhà xã hội
học này luôn coi xã hội tồn tại trong trạng thái cân bằng có trật tự, hài hoà và
như một thể thống nhất chứ không phải là một nhóm hay tập hợp các cá nhân
đối nghịch. Theo họ "Các xã hội có khuynh hướng được xây dựng nội tại,
hướng tới sự hài hoà và tự điều chỉnh, tương tự như những tổ chức hay cơ chế
sinh học." [33, tr.35].

Phương pháp luận của thuyết cấu chúc chức năng hướng vào giải quyết
vấn đề bản chất của cấu trúc xã hội và hệ quả của cấu trúc xã hội. Đối với bất
kỳ sự kiện, hiện tượng xã hội nào, những người theo thuyết chức năng đều
hướng vào việc phân tích các thành phần tạo nên cấu trúc của chúng, xem các
thành phần đó có mối quan hệ với nhau như thế nào và đặc biệt xét quan hệ
của chúng đối với nhu cầu chung của sự tồn tại, phát triển sự kiện, hiện tượng



24
đó. Đồng thời về mặt phương pháp luận, chủ thuyết này đòi hỏi phải tìm hiểu
cơ chế hoạt động của từng thành phần để biết chúng có chức năng, tác dụng gì
đối với sự tồn tại một cách cân bằng, ổn định của cấu trúc xã hội [16, tr.222 -
223].
Với nghiên cứu về hoạt động của các câu lạc bộ trẻ em về quyền trẻ em ở
tỉnh Lào Cai, chúng ta có thể nhìn nhận thấy rằng, quyền trẻ em là quyền quốc
tế, đã được thông qua và hình thành thành công ước. Các tổ chức xã hội cũng
như cá nhân đều phải thực hiện theo những công ước của quyền đưa ra, và
hoạt động của các câu lạc bộ trẻ em về quyền trẻ em là một tổ chức nhỏ trong
hệ thống các tổ chức hoạt động về quyền trẻ em. Hệ thống ấy bao gồm nhiều
các tổ chức như: Các tổ chức trực thuộc Liên hợp quốc; Quỹ nhi đồng liên
hợp quốc; Ủy ban về quyền trẻ em; Cục bảo vệ và chăm sóc trẻ em; Các tổ
chức phi chính phủ: Save Children, ChildFund; Phòng bảo vệ và chăm sóc trẻ
em – thuộc Sở lao động thương binh và xã hội Lào Cai, các câu lạc bộ về
quyền trẻ em cấp huyện, các câu lạc bộ trẻ em về quyền trẻ em theo từng
phường, xã,… Các tổ chức này có chung một mục đích hoạt động là triển
khai thực hiện những nội dung liên quan đến quyền trẻ em. Trong đó, mỗi
một tổ chức có chức năng, vai trò, nhiệm vụ riêng phân theo cấp quản lý từ
cao xuống thấp. Đặc biệt các tổ chức có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ
trợ tương tác với nhau cùng phát triển. Với luận văn nghiên cứu về các câu lạc

bộ Quyền trẻ em tại xã thì chúng ta có thể nhìn nhận rằng. Các câu lạc bộ này
chịu sự quản lý của trường học hoặc Đoàn thanh niên của xã, trên đó nữa là
Đoàn thanh niên cấp huyện, trên huyện là sự quản lý của Sở lao động thương
binh xã hội tỉnh, Sở Giáo dục. Tất cả các tổ chức hoạt động đều hướng tới
mục đích là nâng cao hiểu biết về quyền và bổn phận trẻ em cho trẻ dưới 16
tuổi (Theo quy định về tuổi trẻ em của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em Việt Nam).



25
Như vậy khi đặt các câu lạc bộ trẻ em về Quyền trẻ em vào trong tổng
thể hệ thống các tổ chức hoạt động về quyền trẻ em, ta nhìn nhận được chức
năng, nhiệm vụ của các câu lạc bộ đó và hiểu sự tác động qua lại của các tổ
chức trong một hệ thống ổn định.
1.1.2. Thuyết xã hội hóa
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về xã hội hoá. Nhà khoa học người
Nga G.Andreeva cho rằng: “Xã hội hoá là quá trình hai mặt. Một mặt cá nhân
tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội,
vào hệ thống các quan hệ xã hội. Mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ
động hệ thống các mối quan hệ xã hội thông qua chính việc họ tham gia vào
các hoạt động và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội.” [18, tr. 258- 259].
Quá trình xã hội hóa diễn ra trong suốt cuộc đời của mỗi con người. Có
bốn nhân tố chính tác động đến quá trình xã hội hóa cá nhân, đó là: gia đình,
nhà trường, bạn bè và các phương tiện truyền thông đại chúng. Ngoài ra còn
một số nhân tố khác tác động đến quá trình xã hội hóa cá nhân như: nhà nước,
tôn giáo, dư luận xã hội, nơi làm việc… nhưng trong phạm vi đề tài này, tôi
chỉ xem xét bốn nhân tố chính bên trên.
Gia đình
Gia đình là tác nhân xã hội hóa đầu tiên và quan trọng với cá nhân. Đối

với hầu hết các cá nhân, gia đình là tập thể cơ bản đầu tiên, dạy cho trẻ em
những kinh nghiệm xã hội, các giá trị, tiêu chuẩn văn hóa và dần dần trẻ em
kết hợp được nó vào ý thức của cá nhân. Mỗi gia đình là một tiểu văn hoá với
những truyền thống riêng, lối sống riêng… Mỗi cá nhân sẽ tiếp nhận những
giá trị, cách cư xử… từ ông bà, bố mẹ, anh chị… của mình[23].



×