ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN THỊ PHƢƠNG THẢO
NHU CẦU HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Nghiên cứu tại trường THPTDL Văn Hiến và
THPT Trần Phú Hà Nội)
Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thu Hƣơng
Hà Nội - 2013
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội
với đề tài “Nhu cầu hoạt động CTXH trong trƣờng THPT” ngoài sự nỗ lực, cố
gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, những lời động viên sâu
sắc từ thầy cô, gia đình, bạn bè.
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo: TS Hoàng
Thu Hương, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả các thầy giáo, cô giáo đã
giảng dạy em trong suốt những năm học vừa qua, cung cấp cho tôi những kiến thức
bổ ích để em ứng dụng vào đề tài luận văn của mình.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo, các em học sinh của
hai trường THPT Trần Phú và THPTDL Văn Hiến đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để
tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Luận văn này cũng như một món quà mà tôi muốn gửi tới gia đình và bạn bè
- những người đã luôn ở bên động viên, khuyến khích tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Trần Thị Phương Thảo
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu và các kết luận được trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực
và chưa được công bố ở bất kỳ một nghiên cứu nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên
Trần Thị Phương Thảo
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2
3. Ý nghĩa của nghiên cứu 7
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 8
5. Phạm vi nghiên cứu 8
6. Câu hỏi nghiên cứu 8
7. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8
8. Giả thuyết nghiên cứu 9
9. Phương pháp nghiên cứu 9
NỘI DUNG CHÍNH
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU 13
1.1Các khái niệm công cụ 13
1.1.1 Nhu cầu 13
1.1.2 Công tác xã hội 13
1.1.3 Học sinh THPT 14
1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 14
1.2.1 Lý thuyết hệ thống sinh thái 14
1.2.2 Lý thuyết Vai trò 17
1.2.3 Lý thuyết Nhu cầu 18
1.2.4 Thuyết Gắn bó của Bowlby 20
1.3 Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT 22
1.4 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23
1.5 Vai trò của nhân viên CTXH trong trƣờng học 24
Chƣơng 2: CÁC VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN THƢỜNG GẶP CỦA HỌC SINH
TRƢỜNG THPT TRẦN PHÚ VÀ THPTDL VĂN HIẾN 28
2.1 Thực trạng các vấn đề khó khăn 28
2.1.1 Khó khăn trong học tập, hướng nghiệp 31
2.1.2 Khó khăn trong các mối quan hệ xã hội 38
2.1.3 Khó khăn từ phía bản thân học sinh 46
2.2 Thực trạng các hình thức trợ giúp cho học sinh tại trƣờng học 48
2.3 Cách ứng phó của bản thân học sinh khi gặp khó khăn 50
CHƢƠNG 3: NHU CẦU CỦA HỌC SINH THPT VỀ SỰ TRỢ GIÚP CỦA
NHÂN VIÊN CTXH TRONG TRƢỜNG HỌC 54
3.1 Nhu cầu của học sinh về việc thành lập phòng CTXH trong trƣờng học 54
3.2 Nhu cầu cần sự trợ giúp của nhân viên CTXH trong trƣờng học 57
3.3 Nhu cầu của học sinh về hình thức, thời gian, địa điểm trợ giúp CTXH
học đƣờng 60
3.4 Một số hoạt động thử nghiệm CTXH trong trƣờng học 64
3.4.1 Hoạt động tham vấn cho học sinh 65
3.4.2 Nhân viên CTXH trong trường học với vai trò trung gian, kết nối nguồn lực 78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC 88
MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CTXH Công tác xã hội
THPT Trung học phổ thông
THPTDL Trung học phổ thông dân lập
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Danh mục các bảng
Bảng 1: Nhóm khó khăn mà học sinh trường gặp phải 28
Bảng 2: So sánh các khó khăn thường gặp của học sinh hai trường 29
Bảng 3: So sánh khó khăn thường gặp ở học sinh khối 10 và khối 12 30
Bảng 4: So sánh các nhóm khó khăn giữa học sinh nam và nữ 30
Bảng 5. Nhóm khó khăn trong học tập 31
Bảng 6. Điều ước của các em học sinh theo nhóm vấn đề 37
Bảng 7: Khó khăn trong các mối quan hệ xã hội 38
Bảng 8: Nhóm khó khăn từ phía bản thân học sinh 47
Bảng 9: Các phương thức giải quyết khi gặp khó khăn của học sinh 51
Bảng 10: Mức độ mong muốn của học sinh đối với các hình thức trợ giúp của
CTXH trong trường học 60
Bảng 11: So sánh nhu cầu của học sinh hai trường đối với các hình thức trợ giúp
của CTXH trong trường học 62
Bảng 12: Mong đợi của các em học sinh về một nhân viên CTXH trong trường học 64
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 1: Nhận thức của học sinh về mức độ cần thiết của phòng CTXH trong
trường học 55
Biểu đồ 2: Nhu cầu của học sinh về việc có phòng CTXH trong trường học 56
Biểu đồ 3: Xu hướng tìm đến sự trợ giúp của CTXH học đường trong tương lai 57
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển của trẻ em quyết định không nhỏ đến vận mệnh của một đất
nước. Trẻ em luôn cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc và yêu thương của toàn xã
hội để có thể phát triển toàn diện. Cùng với sự phát triển về mặt kinh tế, xã hội, văn
hóa của đất nước. Quá trình xã hội hóa của cá nhân diễn ra nhanh chóng, sự du nhập
của lối sống và văn hóa phương Tây, kinh tế thị trường, cùng với các tệ nạn xã hội
có tác động mạnh mẽ tới trẻ em, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên – nhóm lứa tuổi
có nhiều thay đổi về tâm sinh lý , luôn nhạy cảm trước những biến động của xã hội.
Học sinh THPT gồm các em đa số từ lứa tuổi 16-18, là lứa tuổi vị thành
niên. Đây là giai đoạn phát triển đặc biệt của cuộc đời con người. Giai đoạn này các
em phải đối mặt với nhiều “khủng hoảng” đầu đời, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của
các điều kiện văn hóa, giáo dục, kinh tế của gia đình, nhà trường và xã hội, gặp
nhiều khó khăn, áp lực trong học hành, thi cử cũng như định hướng nghề nghiệp
cho tương lai
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, số lượng học sinh chán học, lười học
chiếm tỷ lệ không nhỏ trong các trường học khiến cho việc học hành ngày càng sa
sút. Bên cạnh đó, các em gặp phải các khó khăn trong học tập, trong các mối quan
hệ xã hội, có nhiều vướng mắc trong giao tiếp ứng xử với bạn bè, thầy cô, gia
đình, Những điều này có thể dẫn đến các vấn đề như rối nhiễu cảm xúc (lo âu, trầm
cảm, tức giận, ), rối nhiễu hành vi (chống đối xã hội, bạo lực học đường,…),
nghiện game, sử dụng chất gây nghiện, có thai tuổi vị thành niên, bỏ học, tự
tử,…Do đó, cần có một giải pháp phòng ngừa về mặt lâu dài cũng như các can thiệp
kịp thời để các em lấy lại cân bằng và tự giải quyết vấn đề của chính mình.
Thực tế các nước trên thế giới cho thấy công tác xã hội trong trường học
đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề trên. Ở Việt Nam, công
tác xã hội đã và đang trên đà phát triển và dường như vẫn còn thiếu vắng một mạng
lưới cơ sở cung cấp các dịch vụ công tác xã hội trong trường học nhằm giải quyết
hiệu quả các vấn đề trên. Trong khuôn khổ luận văn Thạc sỹ này, người viết lựa
chọn đề tài: Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường THPT (Nghiên cứu tại
2
trường THPT Dân lập Văn Hiến và trường THPT Trần Phú - Hà Nội) nhằm tìm
hiểu, đánh giá thực trạng nhu cầu, cũng như thử nghiệm một số vai trò của nhân
viên công tác xã hội trong trường học.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1 Các nghiên cứu về CTXH trường học trên thế giới.
Công tác xã hội là một ngành nghề đã có từ lâu trên thế giới, đặc biệt mô
hình CTXH trong trường học trên thế giới đã được triển khai và mang lại những
hiệu quả nhất định nhằm giúp học sinh, cha mẹ học sinh cũng như nhà trường có sự
kết nối thông qua nhân viên CTXH. Vào năm 1871, các dịch vụ công tác xã hội
được đưa vào trường học tại Anh. Năm 1906, tại Mỹ trong công cuộc xoá mù chữ
cho các gia đình, các dịch vụ công tác xã hội trường học đã được cung cấp độc lập
lần đầu tiên tại New York, Boston và Hartford. Năm 1943, Hiệp hội các giáo viên
vãng gia quốc gia (NAVT) trở thành Hiệp hội nhân viên công tác xã hội trường học
Mỹ (AASSW) và năm 1955 hoà cùng các hiệp hội công tác xã hội khác hình thành
nên Hiệp hội nhân viên công tác xã hội quốc gia (NASW). Vì vậy, CTXH trường
học trở thành 1 bộ phận quan trọng của nghề CTXH. Tiếp theo vào năm1940,
CTXH trường học xuất hiện ở Canada và Australia; năm 1950 tại Thuỵ Điển; năm
1960 tại Phần Lan và Đức; năm 1970 tại New Zeland, Singapore, Đài Loan, Hồng
Kông; năm 1980 tại Nhật Bản, Hàn Quốc… [3, tr3-5]
Hiện nay, mạng lưới quốc tế có những thông tin về công tác xã hội trong
trường học tại 41 quốc gia, trong đó có Việt Nam. (Nguồn: internationalnetwork-
schoolsocialwork.htmlplanet.com)
Đại hội quốc tế lần thứ nhất được tổ chức tại Chicago năm 1999 và lần thứ 2
được tổ chức tại Stockhom năm 2003, củng cố và khẳng định vai trò của công tác
xã hội trường học. [3]
Về vấn đề vai trò của nhân viên CTXH trong trường học, các nhà nghiên cứu
đã sử dụng những thước đo khác nhau, và được nhìn nhận từ các góc độ khác nhau.
Jacqueline Agresta đã nghiên cứu về vai trò của nhân viên CTXH trong sự so sánh
giữa nhận thức vai trò chuyên nghiệp của nhân viên CTXH, nhà tâm lý học, tư vấn
viên trong trường học. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhân viên CTXH trong trường
3
học, tư vấn viên dành nhiều thời gian cho vai trò là tư vấn, trong khi đó các nhà tâm
lý học dành nhiều thời gian hơn cho việc thử nghiệm tâm lý và viết báo cáo.
Tác giả Andy Frey và Nancy George Nichols lại xem xét vai trò của nhân
viên CTXH trong trường học thông qua việc nghiên cứu thực hành can thiệp rối
loạn hành vi và cảm xúc ở trẻ em, nhấn mạnh đến vai trò của nhân viên CTXH
trường học trong quá trình thực hành can thiệp [27,tr98]
Nhìn nhận vai trò từ một khía cạnh cụ thể hơn, tác giả Debra M.Hermandez
Jozefowicz-Simbeni nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ dẫn đến bỏ học ở lứa tuổi vị
thành niên, thông qua đó tìm hiểu vai trò của nhân viên CTXH trong việc nỗ lực
phòng chống nguy cơ bỏ học [38,tr128]
Vai trò của nhân viên CTXH lại được tác giả Natasha K.Bowen xem xét
thông qua việc can thiệp tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa gia đình và nhà
trường nhằm thúc đẩy sự thành công trong việc giáo dục con em họ. Nhân viên
CTXH đóng vai trò là người kết nối, tăng cường sự trao đổi thông tin giữa gia đình
và trường học và cung cấp cho gia đình các nguồn tài nguyên giáo dục[29,tr 45].
Tương tự như vậy, nghiên cứu của C.Anne Broussard cũng đã chỉ ra vai trò của
nhân viên công tác xã hội trong việc tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Nhà –
Trường (Home-school), đặc biệt đối với các gia đình đa sắc tộc nhằm giảm bớt vấn
đề phức tạp này tại các trường học ở Mỹ [32,tr78].Cũng nhằm nhấn mạnh đến vấn
đề tăng cường mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường, tác giả Susan F.Allen và
Elizabeth M.Tracy đã nghiên cứu về vai trò vãng gia của nhân viên CTXH trong
trường học. Tác giả chỉ ra việc đến thăm nhà có thể giúp nhà trường và gia đình cải
thiện, gia tăng thông tin liên lạc và sự phối hợp giữa gia đình và trường học được
chặt chẽ hơn, thông qua đó có thể tìm hiểu cụ thể hơn về các hoàn cảnh gia đình
khác nhau có thể ảnh hưởng đến vấn đề mà học sinh đang gặp phải[30,tr56].
2.2 Các nghiên cứu về CTXH ở Việt Nam
Trên thế giới, CTXH với sự hành nghề chuyên nghiệp của các nhân viên xã
hội được xem là công cụ hiệu quả trong việc thúc đẩy công bằng, an sinh xã hội để
một quốc gia phát triển hài hòa. Là một trong những nước Đông Nam Á đầu tiên
4
mở trường đào tạo CTXH chuyên nghiệp, nhưng mãi đến thời gian gần đây ngành
khoa học, nghề chuyên môn này mới được “đánh thức” tại Việt Nam.
Nghiên cứu về thực trạng và nhu cầu CTXH hiện nay ở Việt Nam các tác giả
đều có nhận định chung rằng CTXH là một ngành nghề mới tuy nhiên các hoạt
động của công tác xã hội cũng đã bước đầu đạt được những hiệu quả nhất định và là
một nhu cầu thiết yếu trong xã hội hiện nay.
Theo kết quả nghiên cứu “Nguồn nhân lực và nhu cầu đào tạo và nhu cầu
đào tạo Công tác xã hội ở Việt Nam” – do Trường Đại học Lao động – xã hội, Bộ
Giáo dục và Đào tạo tiến hành trên địa bàn 4 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Lạng Sơn,
thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Tháp) với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của
Unicef, năm 2005. Nghiên cứu đưa ra những số liệu định lượng về thực trạng phát
triển công tác xã hội. Đồng thời tác giả phân tích bối cảnh phát triển công tác xã hội
ở nước ta gắn liền với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, công bằng trong tiếp nhận
những lợi ích từ sự phát triển kinh tế. Việc phát triển công tác xã hội như một nghề
được xem như việc giải quyết sự gia tăng của các vấn đề xã hội đi kèm theo sự phát
triển kinh tế và đáp ứng đòi hỏi phải có cách tiếp cận mang tính khoa học và có hệ
thống. Tác giả đặt ra những câu hỏi để phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam
như: Nhiệm vụ của công tác xã hội, việc đào tạo nên được mở rộng ở cấp nào và
phát triển như thế nào, làm thế nào để có thể phát triển công tác xã hội một các tập
thể Để có thể nắm bắt được bức tranh toàn cảnh về thực trạng công tác xã hội tại
Việt Nam, phòng bảo vệ trẻ em của UNICEF Việt Nam kết hợp với Bộ lao động
thương binh và xã hội, Ủy ban dân số Gia đình và trẻ em, Bộ Giáo dục và đào tạo
và 3 trường Đại học để tiến hành một cuộc khảo sát và phân tích hiện trạng về lĩnh
vực an sinh xã hội, phạm vi kiến thức về công tác xã hội và các quan điểm của
nhiều tổ chức, ban ngành liên quan về phát triển công tác xã hội như một nghề ở
Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những người trả lời (60%) cho rằng
họ đã được đào tạo công tác xã hội. Việc đào tạo này phần lớn nói đến các khóa đào
tạo ngắn hạn được cấp chứng chỉ, và có khoảng từ 15% đến 20% đục đào tạo công
tác xã hội cấp Đại học. Môt số người trả lờ rằng họ được đào tạo công tác xã hội
thực tế là những người có bằng đạo học của một chuyên ngành hoặc các lĩnh vực
5
khác và họ có học qua những lớp đào tạo tại chức về công tác xã hội. Loại hình
công việc các cán bộ đang đảm nhận phần lớn là làm việc với cá nhân, gia đình và
phát triển công đồng, còn công tác tham vấn, quản lý ca và công tác hành chính là
loại hình công việc chiếm phần ít. Từ những kết quả nghiên cứu, tác giả thảo luận
khung chương trình phát triển công tác xã hội và đưa ra một số ý tưởng cho phát
triển công tác xã hội ở Việt Nam.
“Nguồn nhân lực Công tác xã hội và nhu cầu đào tạo” – Đặng Kim
Khánh Ly trong Kỷ yếu hội thảo khoa học 2010 – Đổi mới Công tác xã hội trong
điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế những vấn đề lý luận và thực
tiễn. Tác giả khẳng định Công tác xã hội ngày càng có vị trí quan trọng trong sự
nghiệp ổn định xã hội và phát triển bền vững. Nguồn nhân lực về Công tác xã hội
đang trở thành một nhu cầu cấp bách cho mọi quốc gia. Nhu cầu phát triển ngành
CTXH Việt Nam đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử. Tuy nhiên, nguồn nhân lực
khoa học ngành CTXH ở nước ta hiện nay còn thiếu, nhiều nhân viên công tác xã
hội còn yếu về kinh nghiệm và kỹ năng tay nghề. Nhiều cán bộ giảng dạy, nhà
nghiên cứu về CTXH tại các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu chưa được
chuẩn hóa, chưa được đào tạo bài bản và nâng cao trình độ.
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà “Nhu cầu hoạt động
CTXH trong một số lĩnh vực tại Việt Nam hiện nay” – trong Tạp chí Xã hội học
– Viện XHH, Viện khoa học xã hội Việt Nam, ISSN 0866-7659,2011. Nhu cầu phát
triển CTXH ở Việt Nam ngày càng lớn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Cán bộ CTXH cần phải có những kiến thức, kỹ năn và phẩm chất cần thiết để đáp
ứng hiệu quả và hợp lý nhu cầu xã hội. Với nhiều vấn đề xã hội đặt ra thì nhu cầu
về một đội ngũ CTXH nhằm đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng là rất cần thiết
với Việt Nam. Tác giả phân tích nhu cầu xã hội đối với hoạt động xã hội trên một số
lĩnh viecj cũng như một số nhóm đối tượng như:
Nhu cầu CTXH trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, vai trò của cán bộ nhân
viên CTXH là rất quan trọng bởi cán bộ nhân viên CTXH là ngườ giúp người nghèo
nhận ra và phát huy tối đa năng lực của mình cũng như gia đình để vươn lên thoát
nghèo bền vững.
6
Nhu cầu công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc trẻ em không chỉ dừng lại ở
giới hạn nhóm trẻ khó khăn thiệt thòi về điều kiện vật chất hay thể chất mà còn cả
những trẻ em gặp khó khăn về mặt tinh thần. Trẻ em là nhóm đối tượng đặc biệt cần
chú trọng đến công tác phòng ngừa, loại bỏ sớm các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến
sự phát triển toàn diện của trẻ.
Nhu cầu công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Cần có một đội ngũ cán bộ CTXH chuyên nghiệp, đông đảo được đào tạo để đáp
ứng nhu cầu chăm sóc, hỗ trợ người cao tuổi.
“Nhu cầu về hoạt động CTXH đối với sự phát triển kinh tế xã hội hiện
nay” – tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa trong kỷ yếu hội thảo khoa học: Đổi mới
CTXH trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế những vấn đề lý luận
và thực tiễn – 2010. Tác giả đã đưa ra những nhu cầu hoạt động CTXH đối với sự
phát triển kinh tế xã hội. Nhu cầu can thiệp CTXH trong một số lĩnh vực của đời
sống như: các nhóm yếu thế trong xã hội, các nhóm có nhu cầu được chăm sóc sức
khỏe tâm thần, các lĩnh vực y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Những nhu cầu
trong hoạt động đào tạp CTXH, đội ngũ nhân viên CTXH còn thiếu và yếu chưa
đảm bảo được chất lượng. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh hơn nữa phát triển
CTXH theo hướng chuyên nghiệp hóa gắn liền với thực tiễn. Những nhu cầu về
hoạt động nghiên cứu thuộc lĩnh vực CTXH: nghiên cứu vấn đề liên quan đến nhóm
yếu thế, những phương pháp, kỹ thuật, kỹ năng thực hành CTXH Bên cạnh đó, tác
giả có một số phương hướng nhằm thúc đẩy hoạt động CTXH đáp ứng nhu cầu phát
triển CTXH: thể chế hóa ngành CTXH một cách chính thức, chú trọng hơn nữa
công tác đào tạo sinh viên chuyên ngành CTXH.
Nghiên cứu của Trần Thanh Hương về “Nhu cầu và thực trạng hoạt động
nghề CTXH hiện nay qua đánh giá của nhân viên CTXH tại Hà Nội” đã tìm
hiểu nhận thức cũng như vai trò của hoạt động công tác xã hội trong thực tiễn. Đồng
thời chỉ ra một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của công tác xã hội
và mô hình phát triển hoạt động công tác xã hội một cách chuyên nghiệp. Đây chính
là điểm mới của đề tài khi chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động công
7
tác xã hội, đặc biệt là qua đánh giá của nhân viên công tác xã hội những người trực
tiếp hoạt động trong lĩnh vực này.
Nghiên cứu “Đổi mới công tác xã hội trong điều kiện kinh tế thị trƣờng
và hội nhập quốc tế (Nghiên cứu kinh nghiệm của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam và Liên Bang Nga)” của PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà đã chỉ ra mở rộng
quan hệ quốc tế trong lĩnh vực CTXH nhằm hợp tác về đào tạo, nghiên cứu về thể
chế chính sách, về mạng lưới tổ chức và nhân viên CTXH, về phát triển nguồn nhân
lực, về quá trình chuyên nghiệp hoá CTXH… trở thành một nhiệm vụ quan trong
hiện nay.
Như vậy, những nghiên cứu về nhu cầu của xã hội đối với nhu cầu cần có
CTXH hiện nay các tác giả đều có chung nhận định: CTXH hiện nay có vai trò rất
quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Để đáp ứng đòi hỏi đó của xã hội, chúng
ta cần phải đào tạo một đội ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp có kỹ năng,
chuyên môn, phương pháp chuyên biệt để hoạt động CTXH đạt được hiệu quả cao
và phát triển bền vững.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu
3.1 Ý nghĩa khoa học.
Dưới góc độ tiếp cận Công tác xã hội, đề tài vận dụng các lý thuyết cũng như
các kỹ năng CTXH nhằm tìm hiểu, nhận diện các vấn đề mà học sinh THPT đang
gặp phải, thông qua đó tìm hiểu nhu cầu CTXH trong trường học.
Thông qua thực tế nghiên cứu, người nghiên cứu đề xuất mô hình CTXH phù
hợp với bối cảnh và nhu cầu ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu làm sáng rõ sự cần thiết của công tác xã hội trong trường
học và góp phần định hướng mô hình CTXH trong tương lai
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu cung cấp bằng chứng khoa học về thực trạng các vấn đề và nhu
cầu cần sự trợ giúp của nhân viên CTXH trong trường học
Nghiên cứu cố gắng đưa ra một mô hình CTXH phù hợp có thể ứng dụng
trong tương lai, góp phần làm tiền đề cho những nghiên cứu khoa học tiếp theo
nhằm phát triển mô hình công tác xã hội trường học tại Việt Nam
8
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Nhu cầu CTXH trong trường học THPT
4.2 Khách thể nghiên cứu
Học sinh THPT Dân lập Văn Hiến, học sinh THPT Trần Phú, Hà Nội
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1 Phạm vi thời gian: tháng 1/2012 đến tháng 5/2013
5.2 Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại trường Trường THPT Dân lập Văn
Hiến và trường THPT Trần Phú, Hà Nội
5.3 Giới hạn nghiên cứu:
Trong khuôn khổ đề tài luận văn, nghiên cứu chủ yếu hướng đến việc nhận
diện, đánh giá các vấn đề mà học sinh đang gặp phải cũng như nhu cầu cần sự trợ
giúp của nhân viên CTXH trường học, trên cơ sở đó thử nghiệm một số vai trò của
nhân viên CTXH trong trường học
6. Câu hỏi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài, người nghiên cứu cố gắng đi tìm câu trả lời cho 3 câu
hỏi lớn:
Thực trạng các vấn đề khó khăn mà học sinh THPT thường gặp phải là gì?
Các hình thức hỗ trợ học sinh giải quyết khó khăn học đường hiện nay như
thế nào?
Vai trò của nhân viên CTXH được thể hiện như thế nào trong trường học?
7. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
7.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích nhận diện các vấn đề khó khăn mà học
sinh THPT hiện đang gặp phải cũng như tìm hiểu nhu cầu cần có CTXH trong
trường học. Đề tài tập trung vào nghiên cứu thực trạng, nhu cầu, lấy đó làm cơ sở
thực tiễn để bước đầu thử nghiệm một số hoạt động trợ giúp của nhân viên CTXH
trong trường học, từ đó đưa ra một số giải pháp về mô hình CXTH trong trường học
tại địa bàn nghiên cứu nói riêng và Việt Nam nói chung.
9
7.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhận diện các vấn đề khó khăn trong học đường mà học sinh THPT đang
gặp phải
Tìm hiểu nhu cầu của học sinh về sự trợ giúp của nhân viên CTXH trong
trường học
Tiến hành một số hoạt động CTXH thử nghiệm trong trường học nhằm trợ
giúp cho học sinh
8. Giả thuyết nghiên cứu
Khó khăn mà học sinh THPT đang gặp phải là các khó khăn trong học tập
hướng nghiệp, trong mối quan hệ với bạn bè, thầy cô,
Các hình thức giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn trong học đường hiện nay
chưa hiệu quả
Nhân viên CTXH trong trường học là người đóng vai trò quan trọng trong
việc giúp đỡ học sinh khi các em gặp các vấn đề khó khăn.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
9.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tài liệu sẵn có: các nghiên cứu, sách
báo, các số liệu liên quan đến việc đánh giá nhu cầu công tác xã hội trong trường
học. Các nghiên cứu liên quan đến các hoạt động, vai trò của nhân viên CTXH
trong trường học; các mô hình CTXH trên thế giới. Vì các tài liệu thu được là chính
thống, do vậy các con số, sự kiện nhận được mang tính chân thực tạo điều kiện cho
các nhà nghiên cứu phân tích các sự kiện, hiện tượng một cách khách quan, hiệu
quả. Nhờ có phương pháp này, người nghiên cứu đã hoàn thiện được cơ sở nghiên cứu lý
luận của đề tài, làm tiền đề cho việc xây dựng bảng hỏi và nghiên cứu thực tiễn
9.2 Phương pháp thảo luận nhóm
Công tác xã hội là một ngành nghề còn mới ở Việt Nam hiện nay. Do vậy,
trước khi đi vào nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng nhu cầu CTXH trong trường học,
chúng tôi đã có buổi trò chuyện với các em học sinh cũng như giáo viên trong
trường nhằm mục đích giới thiệu qua về Công tác xã hội là gì? Vai trò và nhiệm vụ
10
của một nhân viên CTXH trong trường học là gì để thầy cô cũng như các bạn học
sinh có những hình dung cơ bản nhất về một nhân viên CTXH trong trường học.
Nghiên cứu sử dung phương pháp thảo luận nhóm nhằm tìm hiểu các vấn đề
khó khăn trong học đường của học sinh THPT. Từ đó làm cơ sở cho việc thiết kế
bảng hỏi để đi sâu tìm hiểu, đánh giá nhu cầu cần sự trợ giúp của nhân viên CTXH
trong trường học. Bên cạnh đó, các buổi thảo luận nhóm cũng được triển khai sau
khi bảng hỏi được phát ra nhằm kiểm chứng lại nguồn thông tin thu được từ bảng
hỏi đồng thời nhằm đi sâu, làm rõ thêm một số vấn đề chưa được thể hiện rõ trong
bảng hỏi.
Nghiên cứu tiến hành 4 buổi thảo luận nhóm bao gồm: 3 buổi thảo luận
nhóm với học sinh 3 khối 10,11,12 và 1 buổi thảo luận nhóm với các giáo viên chủ
nhiệm và cán bộ Đoàn trường. Số lượng thành viên tham gia thảo luận của mỗi
nhóm là 7 người.
9.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm mục đích bổ sung,
tìm hiểu sâu hơn về những thông tin mà người nghiên cứu quan tâm nhưng còn
thiếu hay chưa có được những thông tin cụ thể, chi tiết trong quá trình thực hiện các
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và thảo luận nhóm. ups Trước khi tiến hành
nghiên cứu, việc tiếp cận một số em học sinh giúp chúng tôi có thể xác định được
vấn đề cần nghiên cứu, mục đích, giả thuyết nghiên cứu cũng như xây dựng, thiết kế
bảng hỏi.
Sau khi có kết quả điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn
sâu 5 học sinh với mục đích kiểm chứng lại một lần nữa tính chính xác của thông
tin thu được và làm rõ thêm một số vấn đề mà bảng hỏi chưa thể hiện rõ. Nội dung
các câu phỏng vấn sâu là những câu hỏi mở và được xây dựng trên tiêu chí tìm hiểu
những khó khăn và nhu cầu của học sinh đối với sự trợ giúp của các dịch vụ CTXH
trong trường học
9.4 Phương pháp thu thập thông tin thông qua phiếu trưng cầu ý kiến
Sau tiến hành thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu với vai trò là nhân viên
CTXH trường học, người nghiên cứu tiến hành thiết kế bảng hỏi nhằm thu thập
thông tin về thực trạng, nhu cầu cần sự trợ giúp của CTXH.
11
Nghiên cứu sử dụng 120 bảng hỏi ở 2 trường trong đó số phiếu được phát ra
ở mỗi trường là 60 phiếu. Cơ cấu mẫu được chia như sau:
Khối
Số lượng học sinh tham gia
Nam
Nữ
10
18
22
11
20
20
12
21
19
Phiếu trưng cầu ý kiến được xây dựng dựa trên các tiêu chí:
Đánh giá thực trạng các khó khăn mà học sinh gặp phải
Đánh giá của học sinh về những hình thức giúp đỡ học sinh hiện có của
trường
Tìm hiểu nhận thức của học sinh về các hoạt động trợ giúp của CTXH
trường học
Tìm hiểu nhu cầu được trợ giúp của học sinh.
9.5 Phương pháp quan sát
Trong quá trình nghiên cứu thực tiễn, nghiên cứu sử dụng phương pháp quan
sát nhằm mục đích thu thập thêm thông tin khách quan của khách thể nghiên cứu,
mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trong quá trình học tập, mối quan hệ bạn bè
của học sinh, thái độ, hành vi của học sinh trong các giờ học,
Quá trình quan sát được tiến hành cụ thể như sau:
+ Tiến hành quan sát 1 buổi học sinh hoạt lớp nhằm quan sát mối quan hệ giữa
giáo viên và học sinh:
Buổi sinh hoạt lớp ngày thứ 7, ngày 16/3/2013, lớp 10, trường THPTDL Văn Hiến.
Nội dung buổi sinh hoạt: Tổng kết tuần, lập kế hoạch các hoạt động nhằm
hướng đến chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/3.
Theo quan sát, buổi sinh hoạt diễn ra khá sôi nổi. Các em có nhiều ý kiến
đóng góp cho các hoạt động vui chơi trong ngày 26/3. Tuy nhiên, cũng có một số
em còn nói chuyện và làm việc riêng trong giờ sinh hoạt. Mối quan hệ giữa giáo
viên và học sinh khá thân thiện.
12
+ Tiến hành quan sát giờ ra chơi nhằm tìm hiểu các mối quan hệ bạn bè
Qua quan sát, giờ ra chơi của các em là 5-7 phút, thời gian không phải là
nhiều, hơn nữa khuôn viên trường khá chật hẹp nên các em chủ yếu ngồi trong lớp,
một số em rủ nhau đi ăn ở ngoài cổng trường. Các em thường ngồi lại thành các
nhóm khác nhau, mỗi nhóm đều có những câu chuyện xoay quanh các chủ đề như
học tập, bạn bè, Cũng có một số em ngồi đơn lẻ, không tham gia cùng các bạn.
+ Quan sát trong quá trình phát phiếu điều tra và làm bảng hỏi để xem xét thái độ
quan tâm của học sinh với vấn đề nghiên cứu
Khi chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra cho các em học sinh, điều đầu
tiên mà chúng tôi nhận thấy là các em tỏ ra tò mò với những câu hỏi ở trong bảng
hỏi. Một số em tìm đến chúng tôi để hỏi những câu hỏi chưa hiểu rõ. Cũng có một
số em tỏ ra không hứng thú. Tuy nhiên, qua quan sát phần lớn các em đều cố gắng
trả lời bảng hỏi một cách đầy đủ và nghiêm túc.
13
NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
1.1Các khái niệm công cụ
1.1.1 Nhu cầu
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về nhu cầu. Nhu cầu được hiểu một cách
chung nhất là sự đòi hỏi tất yếu, cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển.
Theo Leonchiev thì “Nhu cầu là một trạng thái của con người cần một cái gì
đó cho cơ thể nói riêng và con người nói chung để sống và hoạt động. Nhu cầu luôn
luôn có đối tượng. Đối tượng của nhu cầu có thể là vật chất hoặc tinh thần chứa
đựng khả năng thỏa mãn nhu cầu. Nhu cầu có vai trò định hướng đồng thời là động
lực bên trong kích thích hoạt động của con người”.
Trong cuốn từ điển Tâm lý, Nguyễn Khắc Viện định nghĩa: “Nhu cầu là điều
kiện cần thiết để đảm bảo sự tồn tại và phát triển, được thỏa mãn thì dễ chịu, thiếu
hụt thì khó chịu, căng thẳng, ấm ức. Có nhu cầu của con người, có nhu cầu chung
của tập thể, khi hòa hợp khi mâu thuẫn, có nhu cầu cơ bản, thiết yếu, có nhu cầu thứ
yếu, giả tạo. Nhu cầu do trình độ phát triển của xã hội mà biến đổi”.
Theo Trần Hiệp trong tâm lý học xã hội cho rằng: “Nhu cầu là một trạng thái
tâm lý xuất hiện khi cá nhân cảm thấy cần phải có điều kiện nhất định để đảm bảo
sự tồn tại và sự phát triển của mình. Trạng thái tâm lý đó kích thích con người hoạt
động nhằm đạt được những điều mình mong muốn”
1.1.2 Công tác xã hội
“Công tác xã hội là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm giúp đỡ cá nhân,
nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã
hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó” [3]
(Nguồn: Hiệp hội quốc gia nhân viên xã hội Mỹ - NASW, 1970)
"Nghề CTXH thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan
hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc
sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con
14
người và hệ thống xã hội, CTXH tương tác vào những điểm giữa con người với môi
trường của họ. Nhân quyền và CTXH là các nguyên tắc căn bản của nghề". [3]
(Nguồn: Định nghĩa của Hiệp hội nhân viên công tác xã hội Quốc tế thông
qua tháng 7 /2000 tại Montréal, Canada (IFSW)
Công tác xã hội trong trường học được hiểu là: “Các dịch vụ công tác xã hội
trường học được cung cấp trong môi trường của một cơ quan giáo dục bởi các nhân
viên công tác xã hội trường học được chứng nhận hoặc được cấp phép. Chuyên
ngành CTXH này hướng tới sự giúp đỡ học sinh tạo nên những điều chỉnh phù hợp
và phối hợp cũng như tạo ảnh hưởng đối với những nỗ lực của nhà trường, gia đình
và cộng đồng để đạt tới mục tiêu này”[3]
(Nguồn:Những tiêu chuẩn của Hiệp hội NVCTXH quốc gia - Hoa Kỳ về các
dịch vụ CTXH trường học, 2002)
1.1.3 Học sinh THPT
Trung học phổ thông là một bậc trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện
nay, nó sau tiểu học, trung học cơ sở và trước cao đẳng hoặc đại học. Trung học phổ
thông kéo dài 3 năm (từ lớp 10 đến lớp 12). Để tốt nghiệp bậc học này, học sinh
phải vượt qua kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông vào cuối năm học lớp 12
(trước đây thường gọi là thi tú tài).
Học sinh trung học phổ thông là những em học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 ở
các trường THPT, tuổi đi học chuẩn là từ 16 đến 18 ( tuy nhiên, có những em đi học
sớm hơn và cũng có những em đi học muộn hơn).
(Nguồn: )
1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
1.2.1 Lý thuyết hệ thống sinh thái
Thuyết hệ thống CTXH bắt nguồn từ lý thuyết hệ thống tổng quát của
Bertalaffy. Lý thuyết này dựa trên quan điểm sinh học cho rằng mọi tổ chức hữu cơ
đều là những hệ thống, được tạo nên từ các tiểu hệ thống và đồng thời bản thân các
tiểu hệ thống cũng là một phần của hệ thống lớn hơn. Người có công đưa lí thuyết
hệ thống áp dụng vào thực tiễn CTXH phải kể đến công lao của Pincus va Minahan
cùng các đồng sự khác. Tiếp đến là Germain và Giterman. Những nhà khoa học trên
15
đã góp phần phát triển và hoàn thiện thuyết Hệ thống trong thực hành CTXH trên
toàn thế giới.
Trong CTXH có hai loại thuyết hệ thống nổi bật được đề cập đến là thuyết hệ
thống tổng quát và thuyết hệ thống sinh thái. Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng lý
thuyết hệ thống sinh thái - một lý thuyết được vận dụng nhiều trong CTXH. Đại
diện của lý thuyết này là Hearn, Siporin, Germain & Gitterman. Thuyết hệ thống
sinh thái nhấn mạnh vào sự tương tác của con người với môi trường sinh thái của
mình. Sự can thiệp tại bất cứ điểm nào trong hệ thống cũng sẽ ảnh hưởng hoặc tạo
ra sự thay đổi trong toàn bộ hệ thống. Vì thế, NVthân chủH cần sáng tạo khi lập kế
hoạch với thân chủ, tạo ra những ảnh hưởng cho những hệ thống liên quan, hướng
đến việc hỗ trợ một cách hiệu quả nhất.
“Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau
để hoạt đông thống nhất”. Một hệ thống có thể gồm nhiều tiểu hệ thống (Tiểu hệ
thống là hệ thống thứ cấp hoặc hệ thống hỗ trợ), các tiểu hệ thống được phân biệt
với nhau bởi các ranh giới) đồng thời hệ thống đó cũng là một bộ phận của hệ
thống lớn hơn.
Bản thân mỗi cá nhân cũng là một hệ thống và hệ thống (cá nhân) đó bao
gồm nhiều tiểu hệ thống như: hệ thống sinh lý, hệ thống nhận thức, hệ thống tình
cảm, hành động và các hệ thống phản ứng… Nghiên cứu này sẽ tìm hiểu các đặc
điểm về sinh lý, nhận thức, tình cảm cũng như như tâm tư nguyện vọng của các cá
nhân trong nhóm như một hệ thống. Từ đó có thể đưa ra các phương pháp trợ giúp
phù hợp với từng thân chủ
Hệ thống mà NVCTXH làm việc là những hệ thống rất đa dạng: gia đình, cộng
đồng, hệ thống xã hội, môi trường văn hoá mà con người tồn tại. Tuy nhiên hệ
thống được phân thành 3 hình thức chính sau đây:
Hệ thống phi chính thức: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp …
Hệ thống chính thức: Nhóm cộng đồng, tổ chức đoàn thể, cơ quan…
Hệ thống xã hội: các tổ chức xã hội, bệnh viện, trường học …
Trong lý thuyết hệ thống cần lưu ý đến một số khái niệm cơ bản, cũng là cơ chế
hoạt động của hệ thống:
16
Tương tác: Sự tác động qua lại giữa các thành phần tạo nên các nhân hay
giữa các cá nhân và các thành phần khác trong hệ thống. Tác động qua lại
này có thể tiêu cực hoặc tích cực và ảnh hưởng đến an sinh của cá nhân. Đây
cũng là một trong những nhiệm vụ chính mà NVXH cần lưu ý khi làm việc
với nhóm.
Nguyên liệu: là năng lượng, thông tin, truyền thông, sự hỗ trợ của các nguồn
tài nguyên mà cá nhân nhận được từ môi trường
Sản phẩm: là năng lượng, thông tin, truyền thông, sự hỗ trợ của các nhân
dành cho môi trường [24]
Các hệ thống luôn có sự tác động lên các cá nhân. Có thể đó là sự tác động tiêu
cực hoặc tích cực. Bên cạnh đó không phải tất cả mọi người đều có khả năng tiếp
cận sự hỗ trợ như nhau về nguồn lực có từ các hệ thống tồn tại xung quanh. Như
vậy, mỗi cá nhân chịu sự tác động khác nhau từ các hệ thống mà họ tồn tại. Đối với
học sinh trong trường học cũng vậy, mỗi học sinh đều chịu tác động của nhiều hệ
thống khác nhau.
Thuyết hệ thống được sử dụng rộng rãi trong CTXH nói chung cũng như CTXH
trong trường học nói riêng vì thuyết này giúp cho NVCTXH hiểu được mỗi cá nhân
là một hệ thống của các yếu tố tương tác với nhau. Bên cạnh đó, để cá nhân có thể
phát triển, cần có những tương tác với những hệ thống khác bên ngoài. Các cá nhân
thường xuyên có những nhu cầu luôn thay đổi để đạt được mục đích, mục tiêu và
duy trì sự cân bằng, ổn định. Vì vậy mỗi cá nhân cần huy động nguồn lực hỗ trợ từ
các hệ thống để đáp ứng nhu cầu.
Nhân viên CTXH trong trường học cũng là một trong những hệ thống thường
xuyên tương tác với học sinh nhằm tìm hiểu những khó khăn mà học sinh đang gặp
phải để đưa ra các cách thức trợ giúp phù hợp, bên cạnh đó hệ thống nhà còn đóng
vai trò kết nối các hệ thống dịch vụ cung cấp cho thân chủ khi có nhu cầu.
Tóm lại, nghiên cứu sử dụng thuyết hệ thống để xem xét mối tương tác giữa
thân chủ với các cá nhân các cũng như các hệ thống nguồn lực xung quanh thân
chủ. Từ đó có những định hướng cho việc can thiệp.
17
1.2.2 Lý thuyết Vai trò
Mỗi xã hội có cơ cấu phức tạp bao gồm các vị trí, vai trò xã hội khác nhau.
Lý thuyết về vị trí – vai trò xã hội cho rằng mỗi một cá nhân có một vị trí xã hội là
vị trí tương đối trong cơ cấu xã hội, hệ thống quan hệ xã hội. Nó được xác định
trong sự đối chiếu so sánh với các vị trí xã hội khác. Vị thế xã hội là vị trí xã hội
gắn với những trách nhiệm và những quyền hạn kèm theo. Vị thế chính “ là bất kỳ
vị trí ổn định nào trong một hệ thống xã hội với những kỳ vọng quyền hạn và nghĩa
vụ đặc thù”. Các quyền và nghĩa vụ này thường tương ứng với nhau. Phạm vi quyền
và nghĩa vụ hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm của các xã hội, của các nền văn hoá
thậm chí của các nhóm xã hội nhỏ. Nhưng khi xem xét vị trí với những quyền và
nghĩa vụ kèm theo, tức là xem xét vị thế xã hội của cá nhân, chúng ta sẽ thấy sự
khác biệt trong thứ bậc xã hội và thay đổi theo từng xã hội, từng khu vực.
Mỗi cá nhân có nhiều vị trí xã hội khác nhau, do đó cũng có nhiều vị thế
khác nhau. Những vị thế xã hội của cá nhân có thể là: vị thế đơn lẻ, vị thế tổng quát
hoặc có thể chia theo cách khác là: vị thế có sẵn - được gán cho, vị thế đạt được,
một số vị thế vừa mang tính có sẵn, vừa mang tính đạt được.
Vai trò xã hội của cá nhân được xác định trên cơ sở các vị thế xã hội tương
ứng. Nó chính là mặt động của vị thế xã hội, vì luôn biến đổi trong các xã hội khác
nhau, qua các nhóm xã hội khác nhau. Tương ứng với từng vị thế sẽ có một mô hình
hành vi được xã hội mong đợi. Mô hình hành vi này chính là vai trò tương ứng của
vị thế xã hội. Các nhà xã hội học cho rằng: “ hành vi con người thay đổi khác nhau
tuỳ theo bối cảnh và gắn liền với vị trí xã hội của người hành động”, rằng: “ hành vi
phần nào được tạo ra bởi những mong đợi của người hành động và những người
khác. Như vậy, vai trò xã hội: “ là sự tập hợp hành vi, thái độ, quyền lợi và sự bắt
buộc mà xã hội mong đợi đối với một vị thế xã hội nhất định và sự thực hiện của cá
nhân có vị thế đó”.
Vai trò là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các vị thế xã hội. Những đòi
hỏi được xác định căn cứ vào các chuẩn mực xã hội. Trong các xã hội khác nhau thì
các chuẩn mực này cũng khác nhau. Vì vậy, cùng một vị thế xã hội, nhưng trong
18
các xã hội khác nhau thì mô hình hành vi được xã hội trông đợi cũng khác nhau và
các vai trò xã hội cũng khác nhau [1,tr 41,42]
Theo thuyết này, nhân viên CTXH trong trường học đóng nhiều vai trò khác
nhau trong quá trình trợ giúp cho thân chủ. Đó có thể là các vai trò khơi dậy tiềm
năng, vai trò trung gian, vai trò điều phối, vai trò giáo dục, vai trò kết nối, vai trò
phân tích, lượng giá, Mỗi vai trò đều được ứng dụng linh hoạt trong từng trường
hợp cụ thể khác nhau.
1.2.3 Lý thuyết Nhu cầu
Abraham Maslow (1908-1970), nhà tâm lý học người Mỹ, được thế giới
biết đến như là nhà tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn (humanistic
psychology) bởi hệ thống lý thuyết về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của
con người. Ngay từ sau khi ra đời, lý thuyết này có tầm ảnh hưởng khá rộng rãi và
được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực khoa học
Nhu cầu ở mức thấp:
- Nhu cầu sinh lý: Là những nhu cầu cơ bản để có thể duy trì bản thân cuộc
sống con người (như không khí, nước uống, thức ăn, đồ mặc, nhà ở, tình dục…).