Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

NHU CẦU VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRƯỜNG HỌC TẠI HÀ NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.08 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN THỊ MAI PHƢƠNG

NHU CẦU VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƢỜNG HỌC TẠI HÀ NAM
(Nghiên cứu trường hợp trường Trung học Cơ sở Lê Hồng Phong,
thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Công tác xã hội

Hà Nội-2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN THỊ MAI PHƢƠNG

NHU CẦU VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG TRƢỜNG HỌC TẠI HÀ NAM
(Nghiên cứu trường hợp trường Trung học Cơ sở Lê Hồng Phong,
thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành:Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà

Hà Nội-2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu, các kết luận được trình bày trong luận văn này hoàn toàn
trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ một nghiên cứu nào. Tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình


LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Công
tác xã hội với đề tài: “Nhu cầu hoạt động CTXH trong trường THPT” tôi
đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, những lời động viên sâu sắc từ thầy cô,
bạn bè, gia đình
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo
PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà người đã không quản ngại thời gian công sức
trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn này.
Xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo đã giảng dạy tôi trong suốt
những năm học vừa qua, cung cấp cho tôi những kiến thức bổ ích là vốn
tư liệu sống vô cùng đáng quý là tiền đề để tôi thực hiện được luận văn
của mình.
Xin được gửi lời cám ơn đến ban giám hiệu, các thầy cô giáo trường
THCS Lê Hồng Phong đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành
tốt luận văn này.
Một lần nữa xin chân thành cám ơn!

Học viên
Trần Thị Mai Phƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu................................................................................ 3
3. Ý nghĩa của nghiên cứu.......................................................................................... 10
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu................................................................... 11
5. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu..................... Error! Bookmark not defined.
6. Câu hỏi nghiên cứu.................................................. Error! Bookmark not defined.
7. Giả thuyết nghiên cứu............................................. Error! Bookmark not defined.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................... Error! Bookmark not defined.
NỘI DUNG CHÍNH..................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU.
.............................................................................................. Error! Bookmark not defined.

1.1 Các khái niệm.......................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1 Khái niệm nhu cầu ...............................Error! Bookmark not defined.
1.1.2 Khái niệm công tác xã hội ....................Error! Bookmark not defined.
1.1.3 Khái niệm hoạt động ............................Error! Bookmark not defined.
1.1.4 Khái niệm nhu cầu về hoạt động công tác xã hội học đường ........Error!
Bookmark not defined.
1.1.5 Khái niệm học sinh THCS .....................Error! Bookmark not defined.
1.1.6 Khái niệm nhân viên CTXH ..................Error! Bookmark not defined.
1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu............ Error! Bookmark not defined.
1.2.1 Lý thuyết nhu cầu .................................Error! Bookmark not defined.
1.2.2 Lý thuyết vai trò ...................................Error! Bookmark not defined.
1.2.3 Lý thuyết biến đổi xã hội.......................Error! Bookmark not defined.

1.2.4 Lý thuyết gắn bó của Bowby .................Error! Bookmark not defined.
1.3 Vai trò của nhân viên CTXH trong trƣờng họcError!

Bookmark

not

defined.

1.4 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................ Error! Bookmark not defined.


1.5 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi thiếu niên (Tuổi THCS)Error! Bookmark not
defined.

CHƢƠNG 2: NHẬN DIỆN NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ NHU CẦU ĐƢỢC
TRỢ GIÚP VỀ CTXH CỦA HỌC SINH THCSError!

Bookmark

not

defined.

2.1 Nhận diện những khó khăn học sinh THCS đang gặp phải ............ Error!
Bookmark not defined.

2.1.1 Khó khăn về sự thay đổi tâm sinh lý lứa tuổi dạy thìError! Bookmark
not defined.
2.1.2 Khó khăn trong hoc tập ........................Error! Bookmark not defined.

2.1.3 Khó khăn trong mối quan hệ bạn bè ......Error! Bookmark not defined.
2.1.4 Khó khăn trong mối quan hệ thầy trò ....Error! Bookmark not defined.
2.1.5 Khó khăn trong mối quan hệ gia đình....Error! Bookmark not defined.
2.2 Cách thức học sinh ứng phó với khó khăn ... Error! Bookmark not defined.
2.3 Hình thức trợ giúp trong nhà trƣờng hiện nay.Error!

Bookmark

not

Bookmark

not

defined.

2.4 Hoạt động công tác xã hội học sinh mong muốnError!
defined.

2.4.1 Thành lập phòng tham vấn....................Error! Bookmark not defined.
2.4.2 Trợ giúp trực tiếp của nhân viên công tác xã hộiError! Bookmark not
defined.
2.4.3 Hình thức, địa điểm, thời gian trợ giúp học sinh mong đợi. ..........Error!
Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM TRONG TRỢ
GIÚP HỌC SINH XÁC ĐỊNH PHƢƠNG PHÁP HỌC TẬP PHÙ HỢP
.............................................................................................. Error! Bookmark not defined.

3.1 Thành lập nhóm can thiệp.................................. Error! Bookmark not defined.
3.2 Đánh giá mức độ cần thay đổi phƣơng pháp học tập.Error!


Bookmark

not defined.

3.3 Tổ chức các hoạt động hỗ trợ học sinh xác định phƣơng pháp học tập
phù hợp ............................................................................. Error! Bookmark not defined.


3.3.1 Thảo luận nhóm, chia sẻ kinh nghiệm học tập bản thân................Error!
Bookmark not defined.
3.3.2 Chia sẻ một số kinh nghiệm qua video, phóng sự về phương pháp học
tập của một số cá nhân có thành tích cao.......Error! Bookmark not defined.
3.3.3 Mời chuyên gia giáo dục, một số học sinh trong trường có kết quả học
tập tốt chia sẻ kinh nghiệm ............................Error! Bookmark not defined.
3.3.4 Chia sẻ một số cách vượt qua áp lực, lo âu trong học tập.............Error!
Bookmark not defined.
3.3.5 Đánh giá kết quả sau can thiệp. ............Error! Bookmark not defined.
3.4 Lƣợng giá và kết thúc nhóm .............................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 12


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Những khó khăn học sinh THCS đang gặp phảiError!

Bookmark

not defined.
Bảng 2: So sánh các khó khăn học sinh gặp phải ở từng khối lớp ..........Error!

Bookmark not defined.
Bảng 3: So sánh các vấn đề gặp khó khăn dựa trên giới tính .................Error!
Bookmark not defined.
Bảng 4: Các vấn đề trong khó khăn về việc chăm sóc sức khỏe sinh sản
....................................................................Error! Bookmark not defined.
Bảng 5 : Mức độ gặp khó khăn trong vấn đề học tậpError! Bookmark not
defined.
Bảng 6 : Khó khăn trong mối quan hệ với bạn bèError!

Bookmark

not

Bookmark

not

defined.
Bảng 7: Cách thức học sinh ứng phó với khó khănError!
defined.
Bảng 8: Mức độ mong muốn có phòng tư vấn tin cậy tại trường ...........Error!
Bookmark not defined.
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Những vấn đề các em gặp phải trong mối quan hệ với thầy cô
....................................................................Error! Bookmark not defined.
Biểu đổ 2: Các hình thức trợ giúp ..................Error! Bookmark not defined.


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Tổng điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ
2, do Bộ Y tế, Tổng Cục Thống kê, WHO, UNICEF phối hợp tổ chức thực
hiện tại 63 tỉnh thành, khảo sát trên 10.000 thanh thiếu niên. Trong các kết
quả [1], một số vấn đề về sức khỏe tâm thần của lứa tuổi này khiến các bậc
phụ huynh và các nhà giáo dục không khỏi lo lắng: Có đến 102 em (25%) đã
tìm cách tự tử và 32,6% trong số đó đã thực hiện hành vi tự tử, hoặc đã cố tìm
cách tự tử trong 12 tháng; Có tới 409 em (4,1%) có ý định tự tử, cao gấp 2
lần so với 5 năm trước
Đã rất nhiều nhà tâm lý học, bác sĩ tâm bệnh đều chung một nhận định,
lứa tuổi dậy thì từ 13 - 16, hành vi thường diễn ra bột phát do nhiều yếu tố
“bất thường” ở giai đoạn này: áp lực từ việc học và thi cử, từ bạo lực gia đình,
thất bại trong quan hệ tình cảm tuổi học trò… Song quan trọng hơn, nguyên
nhân chính là hầu hết các vụ tự tử ở lứa tuổi này đều xuất phát từ… vấn đề
khủng hoảng tâm lý – xã hội ở lứa tuổi vị thành niên.
Theo thống kê mới của Trung tâm Tư vấn sức khỏe sinh sản, kế hoạch
hóa gia đình của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, trong 5 năm 2008 - 2012, tại
đây mỗi năm có xấp xỉ 80 - 100 ca đẻ/nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên. Tỷ
lệ mang thai vị thành niên trong tổng số ca nạo phá thai ở Bệnh viện này
chiếm khoảng 1 – 3 [2]. Theo hội Kế hoạch hóa Gia đình Việt Nam cho biết
Việt Nam là một trong ba nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, trong
đó 20% là lứa tuổi vị thành niên. Hiện Việt Nam có 23,8 triệu người vị thành
niên và thành niên, chiếm 31% dân số. Ước tính trong mười năm tới, tỷ lệ này
sẽ tăng thêm 4,8% [3]. Không những thế còn rất nhiều con số đáng báo động
từ những vụ tự tử hay tự tử tập thể của các em lứa tuổi 13,14 chỉ vì những lý
do hết sức vu vơ như chỉ vì một chuyện buồn của một người bạn thân mà cả

1


nhóm bạn cùng nhảy sông tự tử. Những hình ảnh học sinh xô xát không còn là

điều hiếm, câu chuyện bạo lực học đường không chỉ có học sinh nam mà giờ
đây là cả các em học sinh nữ. Những hình ảnh áo trắng đồng phục ẩu đả nhau
chỉ vì một ánh nhìn không thiện cảm hay mối quan hệ tình cảm khác giới
chớm nở đã trở nên nhiều và đáng báo động…Có những em học sinh học rất
giỏi nhưng rồi lại trầm cảm, điên khùng chỉ vì áp lực học hành quá lớn, sự kỳ
vọng của cha mẹ đặt nên vai các em một khối nặng vô hình, sự vô tâm của
cha mẹ, việc không thể can thiệp sâu của nhà trường đẩy nhiều em đến tệ nạn
xã hội, đến việc mất thăng bằng về tâm lý. Nhìn nhận ở một góc độ nhà
nghiên cứu, ThS. Đỗ Văn Bình cho rằng: “Ở Việt Nam, trong những năm qua
các vấn đề xã hội của học sinh ngày càng có xu hướng gia tăng, vai trò giáo
dục của gia đình, cộng đồng cũng như một số hạn chế của cơ chế chính sách
giáo dục đã được nhiều chuyên gia cũng như toàn xã hội quan tâm phân tích,
góp ý và một số thử nghiệm mô hình CTXH học đường đã được triển khai đạt
kết quả tốt [ 7, trang1]
Tại hội thảo “ Phát triển nghề công tác xã hội học đường” do Trường Đại
học Mở Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Tổ chức Unicef Việt Nam tổ
chức ngày 10/6, tại thành phố Hồ Chí Minh còn được nghe 12 tham luận của
các đại biểu đến từ các trường Đại học, các chuyên gia, nhà nghiên cứu xã hội
học và công tác xã hội, các tổ chức phi chính phủ và các em sinh viên đang
theo học ngành CTXH thảo luận xoay quanh về vấn đề phát triển mạng lưới
CTXH học đường hiện nay, các mô hình kinh nghiệm từ các địa phương trong
CTXH, chương trình đào tạo nghề CTXH phù hợp với tình hình hiện nay, các
chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến ngành CTXH trong thời gia
qua và chiến lược giáo dục, đặc biệt là ngành CTXH trong giai đoạn 2011 –
2020, như Đề án 32 của Chính phủ về phát triền nghề CTXH đã được ban
hành trong tháng 3 vừa qua và một giải pháp cũng như kiến nghị đến các Bộ,

2



ngành về phát triển nghề CTXH học đường trong thời gian tới để đáp ứng nhu
cầu của xã hội hiện nay [7,trg 2]
Điều đó đang đặt ra một thách thức không nhỏ với việc cần thiết một hệ
thống chuyên nghiệp trợ giúp các em trong đời sống tâm lý lứa tuổi đầy phức
tạp cộng với sự phát triển nhanh mạnh của đời sống kinh tế cần thiết cần có
một đội ngũ làm công tác xã hội trong trường học trợ giúp các em với những
vấn đề các em gặp phải trong cuộc sống. Ở các nước trên thế giới công tác xã
hội trong trường học đã phát triển nhưng ở Việt Nam lĩnh vực công tác xã hội
trường học vẫn là lĩnh vực mới gần như chưa có cơ sở nào về công tác xã hội
trường học. Với những xu hướng biến đổi tất yếu của xã hội nhu cầu hoạt
động công tác xã hội trong trường học hiện nay ra sao là lý do vì sao tôi lựa
chọn vấn đề: “Nhu cầu về hoạt động công tác xã hội trong trường học tại
Hà Nam (Nghiên cứu trường hợp Trường Trung học Cơ sở Lê Hồng
Phong, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) là đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Những vấn đề trong lĩnh vực hoạt động CTXH đã thu hút được sự chú ý
của các nhà nghiên cứu đặc biệt trong những năm gần đây nhất là CTXH
trong lĩnh vực trường học đây là một lĩnh vực không còn xa lạ trên thế giới
nhưng ở Việt Nam lĩnh vực này chỉ mới chớm nở. Đặc biệt với xu thế của
thời đại sự biến đổi xã hội thì nhu cầu về công tác xã hội trong trường học
đang được đặc biệt quan tâm trong lĩnh vực nghiên cứu cũng như thực hành.
2.1 Các nghiên cứu về CTXH học đường trên thế giới
CTXH là một ngành nghề đã có từ lâu, phát triển ở nhiều quốc gia trên thế
giới. Trên một thế kỷ qua, khoa học và nghề chuyên môn CTXH đã hình
thành và phát triển đem lại những lợi ích đáng kể thông qua việc cung cấp các
dịch vụ hữu ích cho con người. Đến nay công tác xã hội có mặt tại 80 quốc
gia trên thế giới, đã và đang hỗ trợ cho những người yếu thế, góp phần nâng

3



cao chất lượng cuộc sống mang lại bình đẳng và công bằng xã hội. Với những
ý nghĩa quan trọng đó, công tác xã hội đã được đưa vào rất nhiều lĩnh vực
khác nhau, như: Chăm sóc hỗ trợ những đối tượng thiệt thòi, yếu thế (trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt, người khuyết tật, người nghèo, ...) ở nhiều các lĩnh vực
khác nhau đặc biệt ở môi trường trường học.
Năm 1871 các dịch vụ công tác xã hội học đường được đưa vào trường
học ở Anh sau đó là các trường học tại New York, Boston và Hartfort vào
năm 1960 trong nỗ lực hỗ trợ chương trình xóa mù chữ trong các gia đình ở
Mỹ. Tiếp đó là sự phát triển công tác học đường ở Thụy Điển năm 1950 các
nước Canada, Australia. Năm 1943, Hội Giảng viên thực hành Quốc gia
(NAVT) đã trở thành Hội công tác xã hội trong trường học Mỹ (AASSW), và
năm 1955, Hội này đã hợp nhất với 6 hội công tác xã hội khác để hình thành
nên Hiệp Hội Nhân viên Công tác xã hội Quốc gia (NASW). Phát triển vào
những năm 1940 các nước Châu Âu như Phần Lan, Đức vào những năm
1960, New Zeland, Singapore, Trung Quốc (Đài Loan, Hồng Koong) vào thập
kỷ 70, cho đến những năm 80 và 90 tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, Ả
Rập Xê út. [28, trg 1]
Tại Québec, cuộc cải cách quan trọng trong ngành giáo dục năm 2001 có
ảnh hưởng mạnh mẽ tới các hoạt động tâm lý học đường. Với chính sách định
hướng là thúc đẩy thành công ở số lượng học sinh lớn nhất có thể, tập trung
vào việc hỗ trợ học sinh khuyết tật và những học sinh có khó khăn trong học
tập hay trong việc thích nghi với môi trường học đường. [4, trang 1]
Trong vòng khoảng 20 năm (từ năm 1990), các "mạng lưới hỗ trợ chuyên
biệt dành cho học sinh có khó khăn" (RASED - Réseau d’Aide Spécialisée
aux Elèves en Difficulté"), dưới sự quản lý của Bộ Giáo dục, là đơn vị chính
phụ trách hoạt động trợ giúp tâm lý-giáo dục trong trường học ở Pháp. Các
RASED được trải đều trên toàn quốc và mỗi ê-kíp thường "lưu động" để phụ

4



trách một cụm nhiều trường học thuộc một quận nhất định. Khi hoạt động sư
phạm cung cấp bởi giáo viên và hội đồng sư phạm không mang lại được hiệu
quả mong muốn trên học sinh, học sinh đó sẽ được hỗ trợ chuyên biệt. Hỗ trợ
chuyên biệt này không thay thế các hoạt động trên lớp mà được tiến hành
song song, đôi khi tiếp tục và đào sâu các nội dung hoạt động trên lớp nhằm
gây dựng hoặc phục hồi hứng thú và động cơ học tập cho học sinh (Caglar,
1996) [5, trang 2].
2.2 Các nghiên cứu về CTXH học đường tại Việt Nam
Ở Việt Nam, CTXH học đường đã được giới thiệu trong chương trình đào
tạo cử nhân và thạc sỹ CTXH ở Việt Nam. Tuy nhiên những tài liệu nghiên
cứu về CTXH học đường ở Việt Nam còn chưa nhiều. Các nghiên cứu về
CTXH trường học hiện nay ở Việt Nam đều có những nhận định chung rằng
đây là một ngành nghề mới tuy nhiên các hoạt động của công tác xã hội đã
bước đầu đạt được những hiệu quả nhất định trong các cuộc nghiên cứu và
thử nghiệm và là một nhu cầu tất yếu trong đời sống xã hội hiện nay.
Nghiên cứu được thực hiện năm 2005 thông qua đề án do Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội (MOLISA), cùng phối hợp với Uỷ Ban Dân số, Gia
đình và trẻ em (CPFC) và Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) thực hiện với sự
tài trợ của Quỹ Nhi đồng Liên hợp Quốc (UNICEF) có tên: ”Nghiên cứu
nguồn nhân lực và nhu cầu đào tạo cho phát triển CTXH ở Việt Nam”.
Nghiên cứu này đánh dấu bước đi quan trọng trong việc phát triển công tác xã
hội chuyên nghiệp ở Việt Nam. Nghiên cứu này tập trung vào nghiên cứu về
nguồn nhân lực những nhu cầu đào tạo cho sự phát triển tiếp theo của công
tác xã hội chuyên nghiệp tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu
cần thiết của xã hội để xây dựng mạng lưới CTXH rộng khắp trên nhiều lĩnh
vực khác nhau [6,trang 1].

5



Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà:” Nhu cầu hoạt động
CTXH trong một số lĩnh vực tại Việt Nam hiện nay”- trong tạp chí Xã hội
học- Viện khoa học xã hội Việt Nam, ISSN 0866-7659,2011. Nhu cầu phát
triển CTXH ở Việt Nam ngày càng lớn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã
hội. Cán bộ CTXH cần có những kỹ năng kiến thức, phẩm chất cần thiết để
đáp ứng hiệu quả và hợp lý nhu cầu xã hội. Với nhiều cấn đề xã hội đặt ra thì
nhu cầu về một đội ngũ CTXH đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng là rất
cần thiết [7, trang 1]. Tác giả phân tích nhu cầu xã hội đối với hoạt động xã
hội trên một số lĩnh vực cũng như một số nhóm đối tượng như: Nhu cầu
CTXH trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, nhu cầu CTXH trong lĩnh vực
chăm sóc trẻ em, nhu cầu công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi....
“Nguồn nhân lực công tác xã hội và nhu cầu đào tạo” Đặng Kim
Khánh Ly trong kỷ yếu hội thảo khoa học 2010- Đổi mới công tác xã hội
trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế những vấn đề lý
luận và thực tiễn.Tác giả khẳng định Công tác xã hội ngày càng có vị trí quan
trọng trong sự nghiệp ổn định xã hội và phát triển bền vững. Nguồn nhân lực
về công tác xã hội đang trở thành một nhu cầu cấp bách của mọi quốc gia.
Nhu cầu phát triển ngành CTXH Việt Nam đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch
sử.Tuy nhiên, nguồn nhân lực khoa học ngành CTXH ở nước ta hiện nay còn
thiếu, nhiều nhân viên công tác xã hội còn yếu về kinh nghiệm và kỹ năng tay
nghề. Nhiều cán bộ giảng dạy, nhà nghiên cứu về CTXH tại các trường đại
học, các trung tâm nghiên cứu chưa được chuẩn hóa, chưa được đào tạo bài
bản và nâng cao trình độ.
Tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa với bài viết : “Nhu cầu về hoạt động
CTXH đối với sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay”- được đăng trong kỷ
yếu hội thảo khoa học: Đổi mới CTXH trong điều kiện kinh tế thị trường và


6


hội nhập quốc tế những vấn đề lý luận và thực tiễn – 2010. Tác giả đã đưa ra
những nhu cầu hoạt động CTXH đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Nhu cầu
can thiệp CTXH trong một số lĩnh vực của đời sống như: các nhóm yếu thế
trong xã hội, các nhóm có nhu cầu được chăm sóc sức khỏe tâm thần, các lĩnh
vực y tế chăm sóc sức khỏe cộng đòng. Những nhu cầu trong hoạt động đào
tạo CTXH, đội ngũ nhân viên CTXH còn thiếu và yếu chưa đảm bảo được
chất lượng. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh hơn nữa phát triển CTXH theo
hướng chuyên nghiệp hóa gắn liền với thực tiễn. Những nhu cầu về hoạt động
nghiên cứu thuộc lĩnh vực CTXH nghiên cứu vấn đề liên quan đến nhóm yếu
thế, những phương pháp, kỹ thuật, kỹ năng thực hành CTXH.. Bên cạnh đó
tác giả có một số phương hướng nhằm thúc đẩy hoạt động CTXH đáp ứng nu
cầu phát triển CTXH: thể chế hóa ngành CTXH một cách chính thức, chủ
trọng hơn nữa công tác đào tạo sinh viên chuyên ngành CTXH.
Nghiên cứu của Trần Thanh Hương về : ”Nhu cầu và thực trạng hoạt
động nghề CTXH hiện nay qua đánh giá của nhân viên CTXH tại Hà Nội”
đã tìm hiểu nhận thức cũng như vai trò của hoạt động công tác xã hội thực
tiễn đồng thời đã chỉ ra một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển
của công tác xã hội và mô hình phát triển hoạt động công tác xã hội một cách
chuyên nghiệp. Điểm mới của nghiên cứu này là việc nghiên cứu đã chuyên
sâu về hoạt động công tác xã hội, đặc biệt là qua đánh giá của nhân viên công
tác xã hội những người trực tiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực này.
Nghiên cứu của Đoàn Thị Phương Thảo “Nhu cầu hoạt động công tác xã
hội trong trường THPT tại Hà Nội” đã chỉ ra được đã chỉ ra rằng phần lớn
các em học sinh đều gặp phải những khó khăn trong việc học tập, hướng
nghiệp cũng như trong các mối quan hệ với thầy cô, gia đình và bạn bè. Khi
gặp những khó khăn này các em có những lựa chọn cách giải quyết vấn đề
khác nhau nhưng hầu như vấn đề của các em chưa được giải quyết một cách


7


triệt để. Các em học sinh có nhu cầu được hỗ trợ nhằm giải quyết những vấn
đề mà các em đang gặp phải thông qua nhiều hình thức khác nhau như: trò
chuyện trực tiếp, điện thoại, chat, email. Bên cạnh đó các em học sinh có
mong muốn được tổ chức của buổi sinh hoạt ngoại khoá, các buổi nói chuyện
về các chuyên đề như: sức khoẻ sinh sản, hướng nghiệp, tình yêu tuổi học trò.
Theo TS Lê Thị Mai trường Đại học Tôn Đức Thắng “Công tác xã hội
học đường trên thế giới và sự cần thiết phát triển công tác xã hội học
đường tại Việt Nam “ Bài viết được đăng trong kỷ yếu về Công tác xã hội
học đường, 10/6/2011 cho biết CTXH học đường có vai trò rất quan trọng
trong việc giải quyết các vấn đề tâm lý, đời sống và các mối quan hệ xã hội
đối với học sinh. CTXH học đường được thực hiện thông qua quá trình tác
động vào 4 đối tượng chính ở trường học, đó là học sinh, phụ huynh, thầy cô
giáo và cán bộ quản lý giáo dục khác. TS Mai cũng khẳng định nhân viên xã
hội học đường là cầu nối giữa học sinh, gia đình, nhà trường để giúp các em
có được điều kiện và phát huy khả năng học tập tốt nhất trong đời sống hiện
nay. TS Mai cũng cho rằng, sự cần thiết của việc phát triển CTXH học đường
trong bối cảnh xã hội hiện nay tại Việt Nam. Để phát triển nghề CTXH học
đường, TS Mai cũng cho rằng cần nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý ở
các Bộ, ngành để đưa vào chiến lược phát triển giáo dục, trong đó có ngành
CTXH học đường.
ThS Lê Chí An, Đại học Mở Bán công TP Hồ Chí Minh trong bải viết “Từ
thế giới nhìn về công tác xã hội học đường ở Việt Nam” của. Bài viết được
đăng trong kỷ yếu về Công tác xã hội học đường, 10/6/2011. cho biết :”Từ thế
giới nhìn về công tác xã hội học đường ở Việt Nam cho thấy, không riêng
Việt Nam mà các nước đang phải đối diện và giải quyết nhiều vấn đề trong
trường học. Có thể thấy đó là vấn đề học sinh bỏ học, bạo lực trong học

đường, vấn đề sức khỏe, nạn bắt nạt trong học sinh, bảo vệ học sinh, giúp học

8


sinh thoát khỏi những tổn thương, mối quan hệ gia đình – học đường, vấn đề
học sinh nhút nhát, ngăn ngừa học sinh bị gạt ra lìa, vấn đề tự tử, thấm vấn
nhóm đồng đẳng, những hành vi không thích nghi, học sinh hiếu động, trẻ em
dễ bị tổn thương…. Cần có biện pháp để giúp đỡ thông qua con đường CTXH
học đường là thành công nhất.
Bài viết “Tư vấn tâm lý và công tác xã hội học đường” của giảng viên tư
vấn tâm lý Nguyễn Thị Thu Thủy, trường PTCS Hùng Vương, Q.Tân Phú, TP
Hồ Chí Minh. Trong bài viết đã chỉ ra một số các hoạt động của công tác xã
hội trong trường học như: Tham vấn cá nhân, can thiệp một số trường hợp cần
can thiệp hành vi đặc biệt; Hỗ trợ học sinh khuyết tật; Hỗ trợ học sinh cuối
cấp..bài viết đã cho người đọc cũng như bản thân tôi thêm kiến thức về những
hoạt động công tác xã hội trong trường học từ đó áp dụng vào nghiên cứu của
mình trong cuộc thử nghiệm công tác xã hội vào nhóm trẻ THCS.
Để thúc đẩy việc đưa CTXH vào trường học, Khoa Xã hội học – Đại học
Mở TPHCM với sự tài trợ của của Tổ chức Cứu trợ Thụy Điển ( SCS – Save
the children Sweden) và sự đồng ý của Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM đã
triển khai dự án thí điểm CTXH học đường ờ 2 trường Chu Văn An (Quận 1)
và Hưng Phú ( Quận 8) từ năm 1999 -2001. Tại mỗi trường có một nữ nhân
viên xã hội làm việc thường xuyên với học sinh. Học sinh gặp bất kỳ vấn đề
gì về học hành, tình cảm, tâm sinh lý, mối quan hệ thầy cô, vấn đề gia đình…
đều có thể gặp nhân viên CTXH để bộc lộ nhằm được giúp đỡ. Nhân viên
CTXH học đường đã áp dụng các phương pháp chuyên ngành của CTXH cá
nhân, CTXH nhóm, tham vấn… để giải quyết vấn đề của trẻ có hiệu quả.
Trước khi kết thúc dự án thí điểm trên, một cuộc lượng giá đã chỉ ra những
thành công công của việc đưa công tác xã hội vào trường học như cải thiện

mối quan hệ giữa học sinh – học sinh – thầy cô giáo, giải quyết một số vấn đề
cá nhân học sinh….Ngoài ra, trong thời gian qua CTXH vào trường học, tổ
chức SCS đã phối hợp hỗ trợ ngành dân số Gia đình và Trẻ em TPHCM xây

9


dựng 8 điểm tư vấn học đường tại 8 trường thuộc các quận 3,8,10, Tân Bình,
Gò Vấp đã mang lại hiệu quả rõ nét trong CTXH học đường hiện nay [8, tr1].
Điều đó cũng cho thấy, hiện nay ở TPHCM đã có nhiều trường học phổ thông
đã quan tâm và đẩy mạnh mô hình này. Các trường cũng đã có tổ chức thâm
vấn học đường và coi mô hình này như là biện pháp giúp học sinh “Hạ nhiệt”
những vấn đề thuộc tâm lý nhưng chỉ trong khuôn khổ tâm lý chứ chưa thực
sự là công tác xã hội.
Như vậy những nghiên cứu về nhu cầu của xã hội đối với công tác xã hội
đều có một nhận định chung rằng CTXH hiện nay có vai trò rất quan trọng
trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Và trong lĩnh vực học đường nhu cầu đó đang
trở nên vô cùng cần thiết có một hệ thống trợ giúp “các thế hệ tương lai” giải
quyết được những khó khăn mà họ gặp phải đồng thời kết nối nguồn lực biến
mối quan hệ ba bên gia đình- nhà trường- xã hội trở nên khăng khít gắn bó.
Các thực hành thử nghiệm công tác xã hội phần nào đã mang lại hiệu quả.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu
3.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài nhằm vận dụng các lý thuyết xã hội học cũng như lý thuyết nhu cầu,
lý thuyết biến đổi xã hội, lý thuyết vai trò tại nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu
mong đợi của các em về hoạt động công tác xã hội trong trường học trợ giúp
cho những vấn đề các em đang gặp phải mà người nghiên cứu tìm ra qua khảo
sát từ chính các em, qua đó nhà nghiên cứu áp dụng mô hình công tác xã hội
vào việc giúp đỡ các em tìm ra phương pháp học hiệu quả đồng thời nâng cao
một số kỹ năng mềm cho các em. Kết quả nghiên cứu bước đầu của đề tài

mong muốn góp phần làm phong phú hơn tri thức xã hội học thúc đẩy sự phát
triển của công tác xã hội trường học trong thời gian tới.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài hướng đến những nghiên cứu những vấn đề học sinh trung học cơ
sở đang gặp phải trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện nay là vấn đề khủng hoảng

10


tâm lý lứa tuổi dạy thì, vấn đề học hành, các mối quan hệ bạn bè, gia đình,
thầy cô, tình yêu khác giới từ đó đánh giá được nhu cầu trợ giúp công tác xã
hội đối với những đề mà các em gặp phải như nhu cầu tham vấn tâm lý, cung
cấp thông tin, Từ đây nhân viên xã hội ứng dụng vai trò công tác xã hội vào
trợ giúp cho các em với hai vai trò thử nghiệm là vai trò giáo dục và tham vấn
tâm lý. Thông qua hai hoạt động này nhân viên xã hội hiểu rõ từng vấn đề các
em gặp phải, cách thức giải quyết vấn đề của các em, nhu cầu trợ giúp của các
em thông qua hình thức nào phù hợp đẻ từ đó đưa ra các kiến nghị giải pháp
nhằm phát triển công tác xã hội trường học.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tương nghiên cứu
Nhu cầu về hoạt động công tác xã hội trong trường trung học cơ sở tại Hà
Nam (Nghiên cứu trường hợp trường THCS Lê Hồng Phong, thành phố Phủ
Lý, Hà Nam)
4.2 Khách thể nghiên cứu
* Học sinh trường THCS Lê Hồng Phong
* Giáo viên chủ nhiệm, lãnh đạo nhà trường
* Phụ huynh học sinh.
4.3 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu từ tháng 12/2013 đến tháng 09/2014
* Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại trường THCS Lê Hồng Phong thành

phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
* Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Trong môi trường trường học có rất nhiều
vấn đề xảy ra; cả giáo viên, học sinh đều gặp những khó khăn và cần sự trợ
giúp . Trong phạm vi đề tài nghiên cứu ở đây người nghiên cứu chỉ tập trung
chủ yếu đi vào nhóm đối tượng học sinh- nhóm đối tượng chiếm số lượng lớn.
Trong những khó khăn mà học sinh đang gặp phải có rất nhiều vấn đề cần trợ

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

Bộ Y tế, Vụ Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và Kế hoạch hóa gia
đình Chương trình sức khỏe sinh sản, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.
(1998)

2

Phạm Thị Minh Đức: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên sức khỏe
và phát triển do tổ chức WHO và ISO tổ chức tại Việt Nam. Trang 7-35

3

Lê Thị Mai “Công tác xã hội học đường trên thế giới và ở Việt Nam “
Kỷ yếu về Công tác xã hội học đường, 10/6/2011

4

Lê Chí An: Công tác xã hội nhập môn, Đại học Mở Bán công TP Hồ

Chí Minh.

5

Bài dịch của Nguyễn Thị Thu Hà, Học viên thạc sỹ khoa xã hội học, Học
viện nghiên cứu Hàn Quốc học với tiêu đề “Lịch sử phát triển của công
tác xã hội học đường (CTXHHĐ) của Mỹ”.

6

Han In Yeong, Hong Sun Hye, Kim Hye Ral, 2006, “Công tác xã hội
trường học và thực hành công tác xã hội”, Nhà xuất bản Nanam thành
phố Paju Hàn Quốc.

7

Đề án: Phát triển nghề công tác xã hội học đường” do Trường Đại học
Mở Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Tổ chức Unicef Việt Nam tổ
chức ngày 10/6, tại thành phố Hồ Chí Minh

8

Nguyễn Thị Như Trang: Công tác xã hội học đường, Bài giảng

9

Bài viết “Tư vấn tâm lý và công tác xã hội học đường” của giảng viên
tư vấn tâm lý Nguyễn Thị Thu Thủy, trường PTCS Hùng Vương, Q.Tân
Phú, TP Hồ Chí Minh.


12


10. Nguyễn Thị Thu Hà, “ Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực CTXH tại
Việt Nam hiện nay”, tr 64-91, Hội thảo quốc tế 20 năm khoa học xã hội
thành tựu và thách thức, NXB Đh QG HN (2011)
11. Nguyễn Thị Kim Hoa “Nhu cầu về hoạt động CTXH trong điều kiện
kinh tế thị trường và hội nhập Quốc tế những vấn đề lý luận và thực tiễn.
(2010)
12. Nguyễn Thị Thu Hà: “Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong một số
lĩnh vực tại Việt Nam hiện nay”. Tạp chí Xã hội học, ISN 08667659,2011.
13. Nguyễn Thị Thu Hà: “Chuyên nghiệp hóa công tác xã hội tại Việt Nam,
nhu cầu bức thiết”, bản tin Nghề nghiệp và cuộc sống, 2011
14. Nguyễn Kim Hoa :” Nhu cầu đào tạo công tác xã hội ở Việt Nam”, Kỷ
yếu Hội Thảo nghiên cứu và đào tạo công tác xã hội trong quá trình hội
nhập và phát triển, Hà Nội, 2009.
15. Trần Thị Minh Đức (Chủ biên): Tâm lý học xã hội, Nxb Giáo dục, Hà
Nội, 1995.
16. Trần Thị Minh Đức (Chủ biên) Tâm lý học đại cương, Nxb Giáo dục Hà
Nội, 1996
17. Trần Thị Minh Đức: Các thực nghiệm trong tâm lý học xã hội, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2008
18. Nguyễn Thị Thái Lan: Giáo trình công tác xã hội nhóm, Nxb Lao động
xã hội, Hà Nội, 2008.
19. Nguyễn Thị Oanh:” Lịch sử phát triển và đặc điểm công tác xã hội ở
Việt Nam ngày nay”,Kỷ yếu hội thảo “Đào tạo, nghiên cứu và thực hành
công tác xã hội ở Việt Nam hiện tại và viễn cảnh”, Thành phố Hồ Chính
Minh, 2000

13



20. Nguyễn Thị Oanh: Công tác xã hội đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội,
1998.
21. Robert Doyle: ”Công tác xã hội: một nghề chuyên môn nhiều thử thách”,
Kỷ yếu hội thảo “Đào tạo, nghiên cứu và thực hành công tác xã hội tại
Việt Nam: hiện tại và viễn cảnh”, Thành phố Hồ Chí Minh, 2000.
22. Vũ Dũng (2007): Tâm lý tuổi thiếu niên tạp chí tâm lý học số 4/2007
(trang 17- 21).
23. Hà Thị Anh Thư: Giáo trình tâm lý học phát triển trường Đại học Lao
động- Xã hội ( trang 34- 45).
24. Carl Rogers (1992) tiến trình thành nhân, TS Tô Thị Ánh & Vũ Trọng
ứng dịch, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chính Minh.
25. Nguyễn Công Khanh tâm lý trị liệu , Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
(2007)
26. Lê Văn Phú (2004) Nhập môn công tác xã hội, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
27. Trần Đình Tuấn ( 2010) Công tác xã hội lý thuyết và thực hành, NXB
Đại học quốc gia Hà Nội.
28. Tổng điều tra quốc gia về vị thành niên (lần thứ 1 và 2). Kết quả chung
của SAVY2 được công bố vào tháng 6/2010.
28. Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội, Phát triển công tác xã hôi học
đường- Một yêu cầu bức thiết hiện nay, Tạp chí Lao động- xã hội, 19-32007.
29. Malcolm payne (Trần Văn Kham dịch) (1997)Lý thuyết CTXH hiện đại,
NXB Lyceum Books, INC, 5758 S.Blackstone Avenue, Chicago, tr218.

14


15





×