Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Định hướng giá trị về gia đình của người công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 148 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐỖ THỊ VÂN ANH




Định hướng giá trị về gia đình của người công nhân đang
làm việc tại các doanh nghiệp hiện nay


Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số 5.01.09







LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC



Nghd. : PGS. TS. Vũ Hào Quang














1
PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Sự phát triển kinh tế xã hội trong những năm gần đây đã tác động mạnh
mẽ tới nhiều tầng lớp và nhóm xã hội, trong đó có nhóm công nhân đang làm
việc tại một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
Những điều tra Xã hội học đã cho thấy chính những thành công bước đầu
nhưng đáng kể của sự đổi mới đất nước đã tạo ra thế hệ công nhân mới góp phần
không nhỏ vào sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. Với những
đặc trưng riêng về nguồn lực, những người công nhân này đang đứng ở trung
tâm của sự biến đổi của đất nước, trong đó có những biến đổi về nhận thức, định
hướng giá trị cũng như những hoạt động sống trong gia đình họ.
Gia đình là một yếu tố cấu thành của xã hội tổng thể, nó cũng phản ánh
chân thực những mối quan hệ đa dạng và phức tạp. Trong quá trình chuyển đổi
từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại, sự biến đổi những giá trị của gia
đình truyền thống và sự hình thành những hình thái mới là một tất yếu. Tuy
nhiên diễn biến đó hết sức phức tạp. Hiểu kỹ về thiết chế gia đình, những chuyển
đổi về cơ cấu, chức năng, định hướng giá trị của gia đình sẽ giúp nhà nghiên cứu
hiểu hơn về xã hội và gia đình Việt Nam.

Trước sự thay đổi của bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay của đất nước,
những giá trị đích thực trong gia đình đang được người dân quan niệm ra sao?.
Có sự khác biệt trong định hướng giá trị về gia đình giữa công nhân đang làm
việc tại doanh nghiệp Quốc doanh và công nhân đang làm việc tại doanh nghiệp
ngoài Quốc doanh hay không? Từ việc tìm hiểu nhận thức, quan điểm, nhu cầu
của công nhân về tiêu chuẩn lựa chọn con dâu, con rể; về giáo dục con cái; về


2
vai trò vợ chồng trong gia đình tác giả mới hiểu được những định hướng cho sự
phát triển nhân cách nói chung và định hướng giá trị về gia đình nói riêng họ.
Trong khuôn khổ luận văn, tác giả tiến hành một nghiên cứu Xã hội học
thực nghiệm để lý giải các sự kiện xã hội diễn ra trong đời sống những người
công nhân đang làm việc tại doanh nghiệp. Họ đóng vai trò là một nhóm xã hội
đặc thù, là một tiểu hệ thống trong một xã hội tổng thể. Bên cạnh đó, luận văn
chỉ ra những nét điển hình trong nhận thức về gia đình của công nhân trong
doanh nghiệp ngoài Quốc doanh trên cơ sở so sánh với những công nhân trong
doanh nghiệp Quốc doanh. Từ đó nêu bật lên diện mạo nhóm công nhân này
trong thời kỳ đổi mới qua nghiên cứu định hướng giá trị về gia đình của họ.

2.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
2.1.Ý nghĩa khoa học:
Trong khuôn khổ tổng thể những vấn đề được đề cập đến, luận văn mang
một ý nghĩa khoa học nhất định. Từ cách tiếp cận Xã hội học với tư cách là bộ
môn khoa học nghiên cứu về mối quan hệ cá nhân và xã hội, quá trình xã hội hóa
cá nhân, luận văn vận dụng hệ thống lý thuyết Xã hội học cơ bản như thuyết Cấu
trúc - chức năng, thuyết Hành động xã hội, thuyết Vai trò để lý giải những sự
kiện xã hội diễn ra trong đời sống gia đình họ.
Những đóng góp của luận văn sẽ giúp cho các nhà quản lý có cách nhìn
nhận đúng đắn định hướng giá trị về gia đình của công nhân tại các doanh

nghiệp hiện nay. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm đổi mới điều chỉnh và bổ
sung cho việc hoàn thiện chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công nhân
lao động. Đồng thời, góp phần khẳng định sự biến đổi về chất lượng và số lượng


3
của người lao động là trên cơ sở của sự biến đổi xã hội mạnh mẽ, đặc biệt trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.


2.2.Ý nghĩa thực tiễn:
Trên cơ sở nhìn nhận mặt tích cực cũng như hạn chế trong định hướng giá
trị về gia đình của công nhân tại một số doanh nghiệp, luận văn là một tư liệu
sống mô tả thực trạng nhận thức về quan điểm và hành động của họ. Nghiên cứu
định hướng giá trị về gia đình của người công nhân đang làm việc tại doanh
nghiệp có một ý nghĩa thực tiễn quan trọng là giúp ta nắm bắt được kịp thời
những biến đổi trong mức sống, trong tiêu chí lựa chọn hôn nhân, trong mối
quan hệ vợ chồng của họ. Từ đó, luận văn đưa ra những kết luận và khuyến nghị
phù hợp để các nhà quản lý ở các cấp có chính sách và giải pháp phù hợp nhằm
nâng cao nhận thức của công nhân trong việc xây dựng một gia đình ấm no, hạnh
phúc.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1.Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ định hướng giá trị về gia đình của công nhân trong lĩnh vực: định
hướng giá trị trong hôn nhân, định hướng giá trị trong vai trò và quan hệ vợ
chồng, định hướng giá trị trong việc giáo dục con cái và định hướng giá trị trong
việc sử dụng thời gian rỗi.
Đưa ra những khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và quan
điểm của công nhân trong giai đoạn mới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:


4
Tổng thuật những kết quả của các công trình nghiên cứu khác có liên quan
tới nội dung và mục đích nghiên cứu của đề tài.
Khảo sát công nhân đang làm việc tại 2 doanh nghiệp thuộc địa bàn Hà
Nội.
Xử lý 300 phiếu sau khi điều tra bảng hỏi bằng chương trình SPSS.
Trình bày cơ sở lý thuyết của đề tài (như: thuyết Vai trò, thuyết Cấu trúc -
Chức năng, thuyết Hành động xã hội)
Phân tích các số liệu thực nghiệm theo nội dung nghiên cứu: định hướng
giá trị trong hôn nhân, định hướng giá trị trong vai trò và quan hệ vợ chồng,
định hướng giá trị trong việc giáo dục con cái và định hướng giá trị trong việc sử
dụng thời gian rỗi.

4. Đối tƣợng, phạm vi, khách thể nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Định hướng giá trị về gia đình của công nhân
trong doanh nghiệp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Công ty dệt may Hà Nội và Công ty TNHH Đức Nam Long
Thời gian: Từ 03/2005 đến 01/2006
4.3. Khách thể nghiên cứu: Công nhân đang làm việc trong Công ty dệt
may Hà Nội (doanh nghiệp Quốc doanh) và công nhân đang làm việc trong Công
ty TNHH Đức Nam Long (doanh nghiệp ngoài Quốc doanh).

5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp luận:



5
Trong nghiên cứu này chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử được xác định và vận dụng làm phương pháp luận nhận thức các hiện
tượng được nghiên cứu.
Một số yêu cầu về mặt nhận thức:
+ Cơ cấu xã hội, những qui luật vận động và phát triển của xã hội là đối
tượng nghiên cứu của Xã hội học phải được xem xét như nó đang tồn tại, đang
thể hiện chứ không phải theo ý kiến chủ quan của người nghiên cứu.
+ Các hiện tuợng, qui luật của xã hội cần được xem xét như nó đang xảy
ra một cách bình thường: có nghĩa là các nghiên cứu Xã hội học không phải
hướng tới các hiện tượng ngẫu nhiên, không bản chất.
+ Quá trình nhận thức trong Xã hội học không chỉ dừng lại bên ngoài sự
vật và hiện tượng mà cần nhận thức được bản chất bên trong cũng như qui luật
khách quan của nó.
+ Những hiện tượng xã hội cần phải được xem xét trong mối quan hệ phụ
thuộc nhau, phải chỉ ra vai trò của từng yếu tố trong mối quan hệ đó.
+ Các nghiên cứu Xã hội học thực nghiệm phải được xuất phát từ thực tế
lịch sử của mỗi xã hội cụ thể.
+ Sự hình thành, biến đổi và phát triển của sự vật hiện tượng phải được
phân tích trên những cơ sở kinh tế - văn hoá - xã hội nhất định trong tính biện
chứng và duy vật của nó.
Vận dụng phương pháp luận trong đề tài này tác giả đặt định hướng giá trị
về gia đình của người công nhân trong tiến trình ảnh hưởng của bối cảnh đất
nước chuyển từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường.
5.2.Chọn mẫu nghiên cứu:


6
Mẫu chính: luận văn thực hiện phương pháp chọn mẫu ở hai doanh nghiệp
sau:

- Công ty dệt may Hà Nội (doanh nghiệp Quốc doanh)
- Công ty TNHH Đức Nam Long (doanh nghiệp ngoài Quốc doanh)
Luận văn thực hiện phương pháp điều tra bằng bảng hỏi tại hai đơn vị trên
với số lượng 314 phiếu và sử dụng 300 phiếu sau khi kiểm tra và làm sạch.

Doanh nghiệp Quốc doanh
Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh
Tổng
Nam
68
71
139
Nữ
82
79
161
Tổng
150
150
300
Mẫu so sánh:
Mẫu so sánh gồm 300 đơn vị được lấy từ hai doanh nghiệp trên địa bàn
ngoài Quốc doanh. Tại Công ty TNHH Đức Nam Long (doanh nghiệp ngoài
Quốc doanh) lấy được 150 phiếu theo nguyên tắc điều tra bằng bảng hỏi. 150
phiếu này được chọn làm mẫu so sánh với 150 phiếu điều tra tại Công ty dệt may
Hà Nội (doanh nghiệp Quốc doanh) để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của
luận văn.
5.3. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm:
5.3.1.Phương pháp trưng cầu ý kiến.
Đây là phương pháp thu thập thông tin thực nghiệm cơ bản nhất của luận

văn.


7
Phiếu trưng cầu được xây dựng trên cơ sở của nội dung nghiên cứu bao
gồm các câu hỏi về cơ cấu dân số - xã hội của người lao động trong doanh
nghiệp và nhân tố ảnh hưởng.
Dung lượng mẫu: 314. Đơn vị lấy mẫu: doanh nghiệp. Phạm vi lấy mẫu:
tại thành phố Hà Nội.
Cơ cấu của đối tượng được lựa chọn trên cơ sở: giới tính, trình độ học vấn,
tuổi, tình trạng hôn nhân…
5.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Các phương pháp này được sử dụng để bổ sung thông tin định tính cho hệ
thống thông tin thu được qua phiếu trưng cầu. Các vấn đề không trực tiếp thu
nhận được trong phiếu trưng cầu ý kiến được tác giả đưa vào nội dung của các
phỏng vấn sâu.
Phỏng vấn sâu 10 công nhân của doanh nghiệp Quốc doanh và 10 công nhân
doanh nghiệp ngoài Quốc doanh. Nội dung câu hỏi xoay xung quanh vấn đề lối
sống trong gia đình, mối quan hệ vợ chồng và định hướng giáo dục cho con cái.
5.3.3. Phân tích tài liệu.
Đề tài sử dụng một số tài liệu chính (các kết quả khảo sát, các bài viết trên
sách, báo và tạp chí chuyên ngành, các công trình nghiên cứu trước ). Các thông
tin thu thập, được kế thừa và sử dụng một cách có chọn lọc, sáng tạo.
5.3.4. Kỹ thuật xử lý thông tin:
Thông tin thu được qua phiếu trưng cầu ý kiến được xử lý bằng Computer
với phần mềm xử lý thống kê xã hội SPSS for Windows 12.5.
6. Giả thuyết nghiên cứu:
 Mức sống của gia đình công nhân làm việc tại doanh nghiệp ngoài
Quốc doanh khá hơn mức sống của gia đình công nhân làm việc tại doanh



8
nghiệp Quốc doanh. Tuy nhiên, quan điểm của họ về hôn nhân không có gì khác
biệt.
 Mối quan hệ vợ chồng của gia đình công nhân làm việc tại doanh
nghiệp được thể hiện một cách tương đối dân chủ, tuy nhiên hơi thiên lệch về
phía người đàn ông.
 Trình độ học vấn của cha mẹ là nhân tố ảnh hưởng đến định hướng
giáo dục cho con cái.




















9

7. Khung lý thuyết:



Các yếu tố Kinh tế -
Chính trị - Văn hóa xã hội
Định
hướng
về hôn
nhân
Định
hướng
về giáo
dục cho
con cái
ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ
VỀ GIA ĐÌNH
CỦA CÔNG NHÂN
Gia đình
Cộng đồng
Môi trường
xã hội
Nhận thức của công nhân
về gia đình
Định
hướng về
vai trò và
quan hệ
vợ chồng
Định hướng

giá trị trong
việc sử
dụng thời
gian rỗi


10


PHẦN 2. NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu:
Trong những năm gần đây, chủ đề gia đình đã trở thành mối quan tâm của
mọi Quốc gia trên thế giới. Chính vì tầm quan trọng của gia đình nên nhiều nhà
nghiên cứu khoa học quan tâm nghiên cứu cả cấp độ vĩ mô và vi mô nhằm tìm ra
mối quan hệ giữa gia đình và sự phát triển xã hội.
Thực sự có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu mang tính khả thi đã đóng
góp các phương án cũng như dự báo xu hướng vận động và biến đổi các mối
quan hệ trong gia đình trong giai đoạn hiện nay.
Chẳng hạn như đề tài mang mã số: KX 07 - 09 "Vai trò của gia đình trong
sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam" của Trung tâm
nghiên cứu Khoa học về gia đình và Phụ nữ do GS. Lê Thi làm chủ biên, đã đề
cập đến một số nội dung cơ bản sau:
- Phân tích mô tả thực trạng vai trò của gia đình Việt Nam trong việc nuôi
dạy, hoàn thiện nhân cách con người.
- Nghiên cứu những vấn đề thuộc về mặt lý luận chỉ ra quá trình xã hội
hoá con người và chức năng cuả xã hội hoá trong gia đình truyền thống và gia
đình hiện đại.
- Chỉ ra những hạn chế trong quá trình giáo dục gia đình trong việc hình
thành nhân cách con người trong giai đoạn hiện nay; đồng thời đưa ra một số

giải pháp tư vấn cho gia đình thực hiện các chức năng của mình.


11
Hay cuốn "Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hoá" của tác giả Lê
Văn Ngọc - Nxb. Giáo dục, 1996; đã đề cập đến quá trình xã hội hoá cá nhân,
mối quan hệ giữa gia đình và các tác nhân xã hội hoá khác; bên cạnh đó tác giả
còn chỉ ra phương pháp giáo dục cũng như xu hướng vận động và biến đổi chức
năng gia đình trong giai đoạn hiện nay.
Trong Công trình nghiên cứu khoa học đề tài cấp Nhà nước KX 07 - 18 do
PGS - TS. Nguyễn Trọng Bảo làm chủ biên: "Giáo dục, nhà trường, xã hội với
việc phát hiện tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ người tài" đã
đề cấp đến: Gia đình với việc hình thành và phát triển tài năng cho con người,
hay nói cách khác sự cần thiết của gia đình trong việc hình thành và phát triển tư
duy, năng khiếu của con người.
Tạp chí Khoa học về gia đình và Phụ nữ, tác giả Lê Thi đã trình bày: "Gia
đình với vấn đề xã hội hoá trẻ em, xây dựng nhân cách của con người", Ông đã
đề cập đến việc thực hiện chức năng của gia đình trong việc truyền thụ các giá trị
văn hoá - xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Như vậy, về cơ bản các đề tài bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau các tác
giả đã bám sát các vấn đề cơ bản, phác thảo bức tranh về gia đình cũng như vị
trí, vai trò và chức năng của gia đình truyền thống và hiện đại. Ở công trình
nghiên cứu này, tác giả đi sâu và việc phân tích các khía cạnh định hướng giá trị
trong các gia đình công nhân, viên chức và lao động, từ đó tìm ra nguyên nhân
cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến sự định hướng giá trị cho con cái trong
các gia đình công nhân, viên chức và lao động.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu về gia đình nói chung, lối sống
cũng là một vấn đề xã hội được rất nhiều nhà khoa học quan tâm. Những công



12
trình nghiên cứu khởi đầu cho những nghiên cứu của Xã hội học về lối sống gồm
có:
“Thế nào là lối sống xã hội chủ nghĩa” của Thanh Lê chủ biên (Viện
thông tin khoa học, HN 1979, 114 trang). Cuốn sách được đánh giá là công trình
khởi đầu cho hướng nghiên cứu Xã hội học lý thuyết về lối sống xã hội chủ
nghĩa ở nước ta. Cuốn sách đã đề cập đến những mặt, những vấn đề cơ bản của
lối sống xã hội chủ nghĩa (khái niệm mức sống, lối sống và lối sống xã hội chủ
nghĩa; cơ sở kinh tế, chính trị tinh thần của lối sống xã hội chủ nghĩa; những đặc
điểm về nội dung của lối sống xã hội chủ nghĩa; sự phát triển của lối sống và các
nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển đó; các đặc trưng của lối sống xã hội chủ
nghĩa và lối sống tư bản )
“Về lối sống mới của tác giả", của các tác giả Phong Châu, Nguyễn Trọng
Thụ, NXB Sự thật, năm 1983. Cùng với một số nghiên cứu của Thanh Lê, cuốn
sách là một trong số ít những công trình nghiên cứu Xã hội học lối sống đầu tiên
ở nước ta trong những năm đầu của thập niên 80 của thế kỷ này.
Tuy lối viết còn nặng về lý luận, đôi chỗ còn sa vào việc tuyên truyền, kêu
gọi. Nhưng bằng 78 trang sách, các tác giả đã cung cấp cho người đọc một cách
nhìn hệ thống về nội dung của lối sống mới cũng như vai trò nhiệm vụ và biện
pháp để xây dựng lối sống mới ở nước ta.
Các tác giả đã gắn nội dung và biểu hiện của lối sống mới với các lĩnh vực
hoạt động cơ bản của đời sống xã hội như hoạt động lao động, hoạt động văn hoá
tinh thần, hoạt động xã hội, sinh hoạt cá nhân. Từ đó khái quát các đặc điểm của
lối sống mới - lối sống xã hội chủ nghĩa.
Cuốn sách có một chương dành cho việc phân tích mối quan hệ giữa lối
sống và sự biến đổi của xã hội qua 3 cuộc cách mạng: cách mạng quan hệ sản


13
xuất; cách mạng KHKT; cách mạng văn hoá tư tưởng. Chương này cũng dành

một phần quan trọng để nói về những biện pháp cần thực hiện nhằm giải quyết
tốt mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ phát triển, xây dựng con người mới và lối
sống mới.


Những nghiên cứu lý luận và thực tiễn về lối sống trong thời kỳ 1985 -
1995:
Từ những năm sau 1986, nhiều vấn đề thực tiễn xã hội Việt Nam đặt ra
cho các nhà nghiên cứu lý luận về lối sống. Họ thấy sự cần thiết phải có sự thống
nhất trong khái niệm lối sống, trong cơ sở lý luận khi nghiên cứu lối sống và
vạch rõ khả năng của một chuyên ngành Xã hội học - Xã hội học về lối sống
trong hệ thống các chuyên ngành Xã hội học hiện nay.
Với “Góp phần nghiên cứu cách mạng tư tưởng văn hoá, năm 1987” , tác
giả Vũ Khiêu đặt vấn đề lý luận trong nghiên cứu lối sống: xác định rõ nội hàm
của khái niệm lối sống, phân biệt khái niệm lối sống với một số khái niệm dẫn
xuất khác ( nếp sống, mức sống, phong cách sống, chất lượng sống ), chỉ rõ sự
cần thiết phải nghiên cứu lối sống xã hội chủ nghĩa trong sự đối lập với lối sống
tư sản chủ nghĩa và khẳng định đối tượng nghiên cứu của Xã hội học lối sống
ngày nay.
Trong “ Từ nghiên cứu "lối sống" đến nghiên cứu "phong cách sống” của
Nguyễn Đức Truyến, tạp chí Xã hội học, tác giả nêu ra những hạn chế trong cách
tiếp cận lối sống trong những năm trước 1990, chỉ ra hướng tiếp cận phong cách
sống trong việc xác định hướng nghiên cứu của “Xã hội học của đời sống hàng
ngày”.


14
Trong thời gian từ sau 1990, Học viện Nguyễn ái Quốc, Trung tâm Xã hội
học - tin học (nay là Trung tâm Xã hội học, Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh) đã
đưa vào chương trình đào tạo cử nhân Xã hội học ( hệ 2 năm ) chuyên ngành Xã

hội học lối sống. Chuyên ngành này được Trung tâm xác định là một trong
những chuyên ngành cơ bản khác ( Xã hội học đô thị, Xã hội học nông thôn, Xã
hội học thanh niên, Xã hội học lao động )
Ngoài ra, trong thời gian này (1985 - 1995), còn một số nghiên cứu thực
tiễn của một số cơ quan, Viện nghiên cứu và tổ chức đoàn thể về các khía cạnh
như giá trị, định hướng giá trị, lối sống của thanh niên sinh viên trong bối cảnh
mới của xã hội Việt Nam:
“Nữ thanh niên thập kỷ 90”, tập báo cáo những bài viết sau Hội nghị thông
tin khoa học về nữ thanh niên lần thứ 3 (tháng 9-1990) của các nhà khoa học và
hoạt động thực tiễn, tập trung vào 3 vấn đề lớn: tình hình tư tưởng và lối sống nữ
thanh niên; lao động, việc làm và một số chính sách với nữ thanh niên; nữ thanh
niên trong hôn nhân - dân số - kế hoạch hoá gia đình.
"Thực trạng lối sống văn hoá của thanh niên hiện nay", một tổng luận
phân tích của Phạm Bằng, Viện nghiên cứu Thanh niên, năm 1993.
Mục tiêu của tổng luận là tiến hành phân tích một cách hệ thống về lối
sống văn hoá của thanh niên ta ngày nay. Trên cơ sở đó dự báo xu thế phát triển
của lối sống thanh niên những năm tới, đề xuất một số kiến nghị với Đảng, Nhà
nước, với Đoàn thanh niên về những giải pháp nhằm định hướng cho thế hệ trẻ
hôm nay nhằm xây dựng cho mình một lối sống văn hoá hiện đại, lành mạnh,
mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.


15
“Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện
kinh tế thị trường” do Thái Duy Tiên chủ biên (chương trình KHCN cấp Nhà
nước KX07), năm 1994.
Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và phương pháp luận, thực trạng,
kinh nghiệm nước ngoài và dự báo về ảnh hưởng của kinh tế thị trường đối với
sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam, trong đó vấn đề thực
trạng định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị

trường là một trong những vấn đề quan trọng nhất.
“Giá trị - Định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị” (khuôn khổ
của đề tài KHCN cấp Nhà nước KX07 - 04), viết năm 1995 của nhiều tác giả đã
tiến hành nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn nhằm phát hiện những đặc
trưng cơ bản của nhân cách con người Việt Nam hiện nay. Phát hiện những mặt
mạnh, yếu, xu thế phát triển và suy thoái của nhân cách trong sự chuyển đổi của
điều kiện kinh tế - xã hội. Chủ yếu tập trung vào 3 nội dung: Định hướng giá trị
của nhân cách; tiềm năng, khả năng của nhân cách; phẩm chất, hành vi, nếp
sống, thói quen của nhân cách. Từ đó dự đoán và xây dựng mô hình nhân cách
cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ở nước ta.
Những nghiên cứu này phần lớn được rút ra từ các cuộc nghiên cứu riêng
lẻ về những khía cạnh thực tiễn cụ thể.
Những nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong thời gian từ 1996 đến nay
Tiếp tục triển khai những nghiên cứu về lối sống, phản ánh thực tiễn đời
sống của cư dân ( đô thị, thanh niên, sinh viên ) trong điều kiện kinh tế thị
trường, làm phong phú thêm bức tranh về lối sống của họ.
“Lối sống đô thị miền Trung, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn “ do Lê Như
Hoa chủ biên, NXBVHTT, HN 1998


16
Các tác giả cuốn sách đã vạch ra những khía cạnh, những vấn đề lý luận
cần thiết khi những lối sống đô thị: khái niệm đô thị và lối sống đô thị; lịch sử
hình thành, thực trạng và biểu hiện của lối sống đô thị hiện nay Dựa vào các
đặc trưng về điều kiện địa lý, các yếu tố lịch sử, văn hoá, tôn giáo, dân tộc v.v
các tác giả đã phân tích nguyên nhân, thực trạng và xu hướng biến đổi, phát triển
của đô thị miền trung. Một số vấn đề cụ thể trong lối sống đô thị miền trung như:
giáo dục gia đình, văn hoá đen, lối sống thực dụng được các tác giả tập trung
bàn luận và coi đó là những vấn đề cần lưu ý trong quá trình xây dựng, phát triển
lối sống văn hoá ở các đô thị miền trung.

“Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật” của Đào Trí Úc (trong
khuôn khổ của chương trình KHCN KX07)
Từ các cuộc điều tra Xã hội học với nhiều đối tượng khác nhau trên một
số vùng đại diện của 3 miền và từ việc nghiên cứu các tài liệu lý luận trong và
ngoài nước các tác giả đã phác hoạ hiện trạng ý thức, lối sống theo pháp luật của
con người Việt Nam. Qua đó làm sáng tỏ những ảnh hưởng của phương thức sản
xuất, của hệ tư tưởng, văn hóa, đạo đức, điều kiện kinh tế chính trị đến ý thức lối
sống của tác giả. Các kết luận khoa học được rút ra là cơ sở quan trọng để hình
thành hệ thống các biện pháp nhằm xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật
cho các tầng lớp dân cư. Đề tài nghiên cứu đặc điểm kiến thức pháp luật và lối
sống pháp luật của người dân trên cơ sở đánh giá đúng các “kênh” của kiến thức
pháp luật: qua đào tạo chuyên môn về pháp luật, qua phương tiện thông tin đại
chúng Từ đó sẽ thấy rõ hơn phương pháp để hoàn thiện việc đưa tri thức pháp
luật vào đời sống người dân, giúp hình thành trong họ văn hoá và tình cảm pháp
luật. Một nội dung quan trọng của đề tài là tập trung nghiên cứu về chính sách và
hệ thống pháp luật của Nhà nước, coi đó là tiền đề định hướng cho việc giáo dục


17
lối sống theo pháp luật và làm giàu tư duy pháp lý của con người. Đề tài cũng
chú ý nghiên cứu về hoạt động áp dụng pháp lý, các thủ tục pháp lý, cơ chế bảo
vệ quyền con người như là phương tiện để xây dựng lối sống theo pháp luật. Đây
là những đảm bảo về mặt thực tiễn và trực tiếp nhất cho việc nâng cao ý thức
pháp luật, xây dựng lối sống theo pháp luật.
“Văn hoá và lối sống - hành trang vào thế kỷ 21” của Thanh Lê
(NXBKHXH, HN 1999, 184 trang)
Đây là một tập hợp các bài viết về văn hoá lối sống, là sự tiếp nối của một
loạt các tác phẩm, bài viết bàn về lối sống của chính tác giả từ những năm 80.
Nội dung của cuốn sách bao gồm những vấn đề về mối quan hệ giữa lối
sống - nếp sống - mức sống ; cơ sở tinh thần của lối sống xã hội chủ nghĩa; nhận

diện một số kiểu dạng của lối sống trong điều kiện kinh tế thị truờng và cơ sở
kinh tế, chính trị của lối sống xã hội chủ nghĩa.
Chẳng hạn như đề tài mang mã số: KX 07 - 09 "Vai trò của gia đình trong
sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam" của Trung tâm
nghiên cứu Khoa học về gia đình và Phụ nữ do GS. Lê Thi làm chủ biên, đã đề
cập đến một số nội dung cơ bản sau:
- Phân tích mô tả thực trạng vai trò của gia đình Việt Nam trong việc nuôi
dạy, hoàn thiện nhân cách con người.
- Nghiên cứu những vấn đề thuộc về mặt lý luận chỉ ra quá trình xã hội
hoá con người và chức năng cuả xã hội hoá trong gia đình truyền thống và gia
đình hiện đại.
- Chỉ ra những hạn chế trong quá trình giáo dục gia đình trong việc hình
thành nhân cách con người trong giai đoạn hiện nay; đồng thời đưa ra một số
giải pháp tư vấn cho gia đình thực hiện các chức năng của mình.


18
Hay cuốn "Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hoá" của tác giả Lê
Văn Ngọc - Nxb. Giáo dục, 1996; đã đề cập đến quá trình xã hội hoá cá nhân,
mối quan hệ giữa gia đình và các tác nhân xã hội hoá khác; bên cạnh đó tác giả
còn chỉ ra phương pháp giáo dục cũng như xu hướng vận động và biến đổi chức
năng gia đình trong giai đoạn hiện nay.
Trong Công trình nghiên cứu khoa học đề tài cấp Nhà nước KX 07 - 18 do
PGS - TS. Nguyễn Trọng Bảo làm chủ biên: "Giáo dục, nhà trường, xã hội với
việc phát hiện tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ người tài" đã
đề cấp đến: Gia đình với việc hình thành và phát triển tài năng cho con người,
hay nói cách khác sự cần thiết của gia đình trong việc hình thành và phát triển tư
duy, năng khiếu của con người.
Tạp chí Khoa học về gia đình và Phụ nữ, tác giả Lê Thi đã trình bày: "Gia
đình với vấn đề xã hội hoá trẻ em, xây dựng nhân cách của con người", tác giả

đã đề cập đến việc thực hiện chức năng của gia đình trong việc truyền thụ các giá
trị văn hoá - xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác …
Hay phải kể đến Vũ Tuấn Huy với “Những khía cạnh của sự biến đổi gia
đình” (Tạp chí Xã hội học số 4/1995). Tác giả đã phân tích thông tin thu được
qua một cuộc điều tra chọn mẫu và kết luận về sự biến đổi của gia đình Việt
Nam trong mô hình hôn nhân, về vai trò người phụ nữ trong gia đình, quan hệ vợ
chồng trong gia đình. Những biến đổi đó dưới sự tác động của những biến đổi xã
hội và giao lưu văn hóa.
Ngoài ra còn có công trình của GS. Đỗ Thái Đồng với “Gia đình truyền
thống với những biến thái ở Nam bộ Việt Nam” (Tạp chí Xã hội học số 3/1990).
Tác giả kết luận: kiểu gia đình truyền thống ở nông thôn Nam bộ sẽ đứng vững


19
trong một thời gian dài nữa và đặt ra câu hỏi: kiểu gia đình truyền thống Việt
Nam ở Bắc cũng như Nam sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai.
Daniele Belanger và Khuất Thu Hồng với “Một số biến đổi trong hôn
nhân và gia đình ở Hà Nội trong những năm 1965 – 1985”. Tác giả tập trung trả
lời hai vấn đề chính: vai trò cá nhân, gia đình và Nhà nước trong việc lựa chọn
bạn đời; tiêu chuẩn người bạn đời trong hai mô hình hôn nhân khác nhau ra sao?
Nguyễn Hữu Minh với “Quyền tự do chọn bạn đời ở một số tỉnh đồng
bằng sông Hồng: truyền thống và biến đổi” (Tạp chí Xã hội học số 1/1999). Tác
giả tập trung phân tích quyền tự do chọn bạn đời trong truyền thống, các yếu tố
ảnh hưởng đến quyền tự do lựa chọn bạn đời ở Đồng bằng sông Hồng.
Như vậy, suốt trong 10 năm trở lại đây (không kể những nghiên cứu trước
1985), định hướng giá trị về gia đình đã trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm
của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý và các tổ chức xã hội. Những nghiên cứu
này, một mặt đã phần nào đáp ứng được nhu cầu phản ánh thực tiễn xã hội (đặc
biệt là biểu hiện sự định hướng giá trị của nhóm cư dân, trong đó có thanh niên,
sinh viên Việt Nam) và ngày càng hoàn thiện dần hệ thống lý luận về lối sống,

lối sống xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, đã góp phần giúp các nhà quản lý lập kế
hoạch định hướng, giáo dục thanh niên sinh viên trên các bình diện rộng và hẹp
của đất nước.
Tuy nhiên, so với thực tế của sự biến động mạnh của nền kinh tế thị
trường đang hàng ngày hàng giờ kéo theo những đổi thay về nhận thức, thái độ,
hành vi ứng xử, nhu cầu, lợi ích và định hướng giá trị của người dân thì các
nghiên cứu đã có lại hầu như chưa phản ánh một cách đầy đủ. Chưa có nhiều
nghiên cứu riêng biệt, đi sâu vào những mặt, những vấn đề cụ thể trong đời sống
sinh hoạt, tâm lý, nhận thức và tư tưởng của người dân hiện nay. Trên thực tế


20
của việc nghiên cứu lối sống từ trước đến nay, các nghiên cứu đa phần chỉ dựa
và phân tích kinh nghiệm, phân tích tài liệu sẵn có để khái quát vấn đề nhằm
phác họa bức tranh về lối sống người dân nên có nhiều chỗ đậm nhạt khác nhau,
cũng chính vì thế nên chưa có nhiều kết quả nghiên cứu dựa trên việc phân tích
các thông tin trên cơ sở nghiên cứu Xã hội học thực nghiệm để đưa ra những
đánh giá mang tính chất khách quan và khoa học cao. Nhiều nghiên cứu về lối
sống người dân nhưng lại chỉ được lựa chọn trong khuôn khổ một nghiên cứu
mang tính tổng thể hay trên một “lát cắt” quá hẹp trong cái gọi là “lối sống” của
họ.
“Định hướng giá trị của sinh viên - con cái cán bộ khoa học” của PGS.
TS Vũ Hào Quang, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội là một công trình nghiên cứu
sử dụng những phương pháp và cách tiếp cận Xã hội học để lý giải một hiện
tượng xã hội đó là định hướng giá trị của sinh viên hiện nay. Tác giả công trình
đã xem xét định hướng giá trị không phải là một hiện tượng cá nhân hoặc cá biệt
mà xem nó như một hệ thống giá trị của một nhóm xã hội và ở đây là nhóm sinh
viên. Trên cơ sở bóc tách các tầng lớp giá trị trong hệ thống giá trị giúp tác giả
nhận thức bản chất về chiều sâu của các quan hệ xã hội từ cấp vi mô là quan hệ
giữa các cá nhân cho tới cấp vĩ mô là toàn xã hội, quốc gia, khu vực và thế giới.

Như vậy, về cơ bản các đề tài bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau các tác
giả đã bám sát các vấn đề cơ bản, phác thảo bức tranh về gia đình cũng như vị
trí, vai trò và chức năng của gia đình truyền thống và hiện đại. ở công trình
nghiên cứu này, tác giả đi sâu và việc phân tích các khía cạnh định hướng giá trị
trong các gia đình công nhân đang làm việc tại doanh nghiệp, từ đó tìm ra
nguyên nhân cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến sự định hướng giá trị về
gia đình của họ.


21

2. Cơ sở lý luận của luận văn:
2.1. Những lý thuyết cơ bản vận dụng nghiên cứu:
2.1.1. Thuyết Vai trò:
Như chúng ta đã biết, vai trò của cá nhân được xác định trên cơ sở các vị
thế xã hội tương ứng; nó chính là mặt động của vị thế xã hội và luôn biến đổi
trong xã hội. Vì vai trò xã hội là mô hình hành vi được xác lập một cách khách
quan căn cứ vào đòi hỏi xã hội đối với từng vị thế nhất định để thực hiện quyền
và nghĩa vụ tương ứng với các vị thế đó.
Theo Parsson (1902 - 1979), chức năng xã hội hoá của gia đình được
hướng vào những giá trị, qui chuẩn đạo đức phù hợp với vai trò sau này mà nó
đảm nhận. Vì vậy, những đứa trẻ học được là nhờ những khuôn mẫu về vai trò
và sự mong đợi đảm nhận vai trò của cha mẹ, thầy cô và những người xung
quanh thực hiện. Trong gia đình những đứa trẻ học được ở bố mẹ và anh chị em
không những quan điểm hành vi, nhu cầu mà còn cả định hướng giá trị.
Các nhà Xã hội học nghiên cứu về gia đình thuộc trường phái lý thuyết vai
trò đều xác định gia đình như một hệ thống các vai trò. Họ coi gia đình như một
sân khấu, trong đó các thành viên lên sân khấu đều thực hiện những vai trò nhất
định và mỗi thành viên lại có sự ràng buộc, phụ thuộc vào nhau khi đóng vai trò
của mình. Hệ thống các vai trò được chia như thế nào trong cấu trúc của gia

đình, xã hội phân chia qui định nó như thế nào, tuân theo các khuân mẫu, hành vi
ứng xử ra sao, … Trong gia đình mỗi người phải tự xác định cho mình một chỗ
đứng và tương ứng với vị trí đó thì anh ta thực hiện những vai trò và nhiệm vụ
nhất định. Các vai trò trong gia đình luôn luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau.
Nội dung vai trò của người bố hay người mẹ luôn được ấn định bởi sự mong đợi


22
của xã hội. Tuy nhiên, khi nghiên cứu hệ thống các vai trò trong gia đình chúng
ta không thể không nghiên cứu mối quan hệ bên trong gia đình; điều đó nói lên
mọi vai trò trong gia đình đều có liên quan chặt chẽ với nhau. Mỗi khi các thành
viên trong gia đình có sự thay đổi vai trò của mình, nó sẽ ảnh hưởng đến các
thành viên khác trong gia đình và qua đó chúng ta thấy được sự vận động và biến
đổi các định hướng, giá trị trong gia đình.
Các nhà Xã hội học đã vay mượn từ kịch bản của sân khấu để miêu tả các
vai trò ảnh hưởng như thế nào trong đời sống xã hội. Giống như các nghệ sỹ trên
sân khấu, tất cả chúng ta đóng các vai trò trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Gắn với mỗi vai trò là một kịch bản mà nó nói với chúng ta sẽ ứng xử như thế
nào với người ngoài khác và họ sẽ hành động trở lại với chúng ta ra sao? Một vai
trò như là động lực, đưa những địa vị vào cuộc sống. Như Ralph Linton (1936)
nói, chúng ta chiếm giữ các địa vị, nhưng chúng ta đóng các vai trò.
Một vai trò là một tập hợp các mong đợi, các quyền và những nghĩa vụ
được gán cho một địa vị cụ thể. Những mong đợi này xác định hành vi của con
người được xem như là phù hợp hay không phù hợp đối với người chiếm giữ
một địa vị.
Một vai trò hay một địa vị thường được xem xét trên một mối quan hệ
nhất định. Vai trò, do ý nghĩa mà nó được gán mang tính xã hội và trên một
phương diện nhất định nó cũng là một biểu trưng trong quá trình tương tác của
con người.
Như vậy, khi phân tích định hướng giá trị về gia đình công nhân lao động,

dưới góc độ của lý thuyết tương tác biểu trưng và lý thuyết vai trò, cần phải đặt
chúng trong những quan hệ liên cá nhân, liên nhóm cụ thể.
2.1.2.Lý thuyết cấu trúc - chức năng


23
Theo Tallcott Parsons (1902-1979) - nhà Xã hội học người Mỹ. Trong tác
phẩm của mình: "Cấu trúc hành động xã hội - 1939" ông đã đưa ra lý thuyết cấu
trúc chức năng. "Nội dung của lý thuyết cấu trúc chức năng của ông là thuyết
hành động" [Các lý thuyết Xã hội học hiện đại - của tác giả G. Endrruweit chủ
biên, Nxb. Thế giới, 1999, Tr. 76]. Ông đã lý luận rằng: bất kỳ một hành động xã
hội nào cũng có những nét chung và phải nằm trong một hệ thống nhất định.
Ông đã trình bày phân tích cấu trúc chức năng với tư cách là một phương pháp,
ông cho rằng: "Phân tích cấu trúc chức năng tức là đóng góp từng phần cho việc
giữ gìn ổn định của một cấu trúc. Tuỳ theo điều kiện là đã hoàn thành đóng góp
hay chưa mà cấu trúc được giữ ổn định hay thay đổi khi ta xét nó vào một thời
điểm khác. Sau đó, sẽ gắn những quá trình nhất định giữa hai thời điểm mà
chúng được ghép vào chức năng của các cấu trúc con và tác dụng của chúng sẽ
thay đổi được khi so sánh cấu trúc ở hai thời điểm "[Các lý thuyết Xã hội học
hiện đại - của tác giả G. Endrruweit chủ biên, Nxb. Thế giới, 1999, 80 - 81]. Lập
luận của ông đưa ra rằng: giữa cấu trúc và chức năng có mối quan hệ biện chứng
với nhau, trong đó cấu trúc giữ vai trò quyết định. Sự thay đổi về mặt chức năng
sẽ làm hoàn thiện cấu trúc của nó. Cấu trúc xã hội đảm bảo tính cân bằng cho xã
hội về mặt chức năng.
Việc vận dụng lý thuyết này vào phân tích các vấn đề cơ bản trong phạm
vi nghiên cứu của đề tài sẽ cho tác giả cơ sở lý luận để phân tích sự thay đổi các
chức năng trong gia đình, đặc biệt là việc định hướng giá trị của công nhân trong
tương lai để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong bối cảnh kinh tế thị trường, định
hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay.
2.1.3.Thuyết Hành động xã hội



24
Lý thuyết Hành động xã hội với những người đề xướng phải kể đến như
V. Rareto, M.Weber, G. Mead, T. Parson,… được vận dụng để giải thích về định
hướng giá trị về gia đình của công nhân trong các doanh nghiệp.
Theo M. Weber, hành động được gọi là hành động xã hội khi nó tương
quan và định hướng vào hành động của những người khác theo cái ý đã được
nhận thức bởi chủ thể hành động [TS. Vũ Hào Quang, 1997, 93].
M.Weber chỉ ra rằng khi con người hành động thì luôn có nội dung, ý
nghĩa chủ quan. Do đó, tác giả phải xâm nhập vào thế giới tình cảm, thế giới suy
nghĩ nếu muốn giải thích hành động của người đó.
Để nghiên cứu hành động xã hội, M.Weber đã xây dựng một hệ thống
kiểu mẫu hành động xã hội, bao gồm 4 dạng hành động căn bản: Hành động hợp
lý so với mục đích, Hành động hợp lý so với giá trị, Hành động duy cảm và
Hành động truyền thống. 4 Hành động này không tách rời nhau một cách minh
bạch. Trong số những hành động của con người, có những hành động vì mục
đích, có những hành động vì một giá trị nào đó hay hành động theo cảm xúc
hoặc hành động tuân thủ các giá trị truyền thống. Trên thực tế rất hiếm khi hành
động con người thuần tuý thuộc về một trong bốn loại đã nêu, nó thường là sự
kết hợp giữa những loại hành động đó. Trong quá trình con người hành động,
tương tác với nhau, con người luôn suy nghĩ lựa chọn phương án hành động, qua
tìm hiểu phương thức hành động và cách biểu đạt ta có thể nhận ra ý nghĩ của
họ.
Với cách tiếp cận của M.Weber, tác giả có thể hiểu rõ hơn về bản chất, cơ
cấu của công nhân trong các doanh nghiệp, tìm ra động cơ mục đích của hành
động. Tuy nhiên, khi xem xét đến định hướng giá trị về gia đình không thể bỏ

×