; s' , ỉ .c \ à ì j Ầ o T ạ O
\v. 1 ìisv ;s HOA HỌC x l HỘI VÀ NHÂN VAM
1ÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VẮN
/A —-
-
TRẦN LAN HƯƠNG
PHÂN TẦNG MỨC SỐNG
VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TÚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
CỦA
Cư DÂN NÔNG THÔN BẮC BỘ
ĐẨU NHỮNG NĂM 90
Qua khảo sát xã hội hục
xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc cũ.
CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ: 5.01.09
LUẬN ÁN THẠC s ĩ XÃ HỘI HỌC
& ' Kọc QUC Ị
'ỈMG1AM FHCNÇÏIN ïiï'i y "'■ìi ị
Người hướng dẫn khoa học
PTS. MAI QUỲNH NAM
V -
HÀ NỘI - 1997
M Ụ C LỤ C
Nội dung Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3
I. Tính cần thiết của vân đề nghiên cứu 3
n. Mục đích của đề tài. 4
m . Lịch sử nghiên cứu của vân đề. 4
IV. Đóng góp của luận án
V. Cơ sỏ lý luận và phương pháp luận của luận án 11
VI. Khung lý thuyết của vấn đề 14
1. Lược đồ lý thuyết 14
2. Giả thuyết nghiên cứu 14
v n . Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 18
1. Đối tượng 18
2. Quy trình và phương pháp 22
PHẦN II: NHỮNG KÊT q u ả th u đư ợ c q u a n g h iên c ứ u 26
Chương I: Thực trạng phân tầng mức sông 26
I. Hiện trạng phân tầng mức sống 26
1. Tự đánh giá mức sống 26
2. Phân tích theo các chỉ báo khách quan 33
2.1. Thu nhập và mức sống 33
2.2. Mua sắm tài sản và tích luỹ 38
n. Một sô nhân tố" tác động đến mức sông 42
1. Vốn đất và năng lực khai thác vốYi đất 42
2. Nghành nghề và mức sông 47
3. Học vấn và mức sông 52
Chương ũ: Những biên đổi trong đời sông văn hóa của cư dân
nông thôn 57
I. Sự thay đổi trong sinh hoạt văn hóa 57
-1 -
Nội dung
Trang
1. Mức sống qui định mức độ theo dõi các phương tiện
thông tin đại chứng 57
2. Mức sông qui định múc độ tham gia vào quá trình
sinh hoạt chính trị của làng xã 58
3. Mức sống qui định mức độ tham gia vào hoạt động
văn hóa văn nghệ 60
4. M ức sông qui định mức độ tham gia sinh hoạt văn hổa
tại nhà hay ngoài nhà 61
5. Mức sống qui định mức độ quan tâm đến việc học hành
của con em 62
n. Sự thay đổi trong hệ thông giá trị chuẩn mực 63
1. Sự đa dạng trong xu hưđng lựa chọn các loại hình sinh
hoạt văn hóa 64
2. Các xu hướng biến đổi của hệ giá trị chuẩn mực 69
a. Tinh trạng cùng tồn tại nhiều định hưđng giá trị khác nhau 69
b. Đang có xu hưđng chuyển từ các giá trị tình cảm đạo đức
của xã hộ truyền thống sang các giá trị duy lý của xã hội hiện đại 70
c. Xu hướng chuyển từ một xã hội trọng nông sang các nghề
phi nông 72
3. Vai trò của những yếu tố văn hóa mới trong phức thể văn hóa
nông thôn Bắc bộ 72
PHẦN ID: KẾT LUẬN
1. Két luận
2. Dự báo
3. Kiên nghị
77
77
80
81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
83
PHU LUC
87
-2-
PHAN I
ĐẶT VÂN ĐỀ
I. TÍNH CẨN THIẾT CỦA VÂN ĐỀ n g h i ê n c ứ u
Với một đất nước như Việt N am chúng ta, nông thôn, nông nghiệp và
nông dân giữ một vai trò thật đặc biệt. Nông dân là lực khỏi động của
những biến đổi x ã . hội và hơn th ế sức lao động của người nông dân đã nuôi
sống toàn bộ xã hội lấy sản xuất nông nghiệp làm chính. Trên một nghĩa
nào đó sự nghiệp Đổi Mới được khởi động từ nông thôn, nông nghiệp. Với
khoán sản phẩm và quyển tự chủ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của
hộ gia đình nông dân, nông thôn và nông nghiệp đã khởi sắc, tạo tiền đề
cho những bước phát triển trong công cuộc Đổi Mđi. v ề vấn đề này Tổ
chức Ngân hàng thế giđi đã nhận xét: “ Nồng nghiệp là ngành dẫn đầu năm
1989 khi sản xuất gạo tăng do tự do hóa giá cả và tăng quyền sở hữu cho
các hộ gia đình. Tăng thu nhập ở nồng thôn đã có tác dụng tràn sang
ngành xây dựng và dịch vụ là những ngành dẫn đầu trong những năm 1990”.
(24:39)
Công cuộc Đổi Mđi được khởi động từ Đại hội Đáng VI năm 1986
dẫn đến nghị quyết 10 của Bộ Chính trị năm 1988. Cho đến những năm
1992-1993 thì những thành tựu của công cuộc Đổi Mđi chưa nhiều. Năm sáu
năm trong đời sổng của một dân tộc chỉ là một thời gian vô cùng ngắn
ngủi, song ý nghĩa thật sự to lớn của nổ thì khó lường hết được. Nền kinh
tế Việt Nam đang chuyển dần từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cap
sang cơ chế thị trường của nhiều thành phần kinh tế hoạt động theo định
hướng XHCN.
Tuy chậm chạp nhưng quá trình chuyển sang kinh tế thị trường cũng
đã tạo ra sự phân tầng xã hội ở nông thôn nước ta, Trong quá trình này
cơ cấu xã hội nông thôn thay đổi và văn hóa khu vực nông thôn đã có
những biến chuyển nhất định. Đã xuâ't hiện nhiều xu hưđng phát triển đa
dạng trong văn hóa ỏ nông thôn tạo nên một thực trạng và xu hưđng hiến
đổi khá phong phú và phức tạp. V iệc nghiên cứu tìm hiểu quá trình phân
tầng xã hội và tác động của nổ tới đời sống văn hóa của người dân trở
thành một nhu cầu cấp thiết không những của giới nghiên cứu khoa học xã
hội mà cả của giđi quản lý nữa. Cũng không phải ngẫu nhiên mà Liên hợp
quốc lại chọn thập kỷ 1988-1997 là thập kỷ phát triển văn hóa; vì trong mọi
xã hội ngày nay, bất luận ở trình độ phát triển kinh tế nào hoặc theo xu
hưđng chính trị và kinh tế nào, văn hóa và phát triển là hai mặt gắn liền
với nhau.
Trong công cuộc đổi mđi hiện nay chúng tôi chọn đề tài “Phân tầng
mức sống và ảnh hưởng của nổ tới đời sống văn hóa của cư dân nông thôn
Bắc bộ đầu những năm 9 0 ” để đóng góp một phần vào việc nghiên cứu về
phân tầng xã hội và tác động của nó tđi hoạt động tái tạo văn hóa nhằm
nhận diện và phân tích nguồn lực quan trọng của sự phát triển để từ đổ đưa
ra những khuyến nghị có cơ sỏ khoa học góp phần xây dựng những chính
sách xã hội thích ứng với chúng trong công cuộc đổi mđi và thúc đẩy sự
phát triển. Qua việc nghiên cứu này chúng tôi mong muôn tìm hiểu một
cách sâu hơn về quá trình biến đổi kinh tế văn hóa và xã hội , qua đó cổ
cứ liệu cụ thể để hiểu rõ hơn quá trình vận động của xã hội nông thôn sau
Đổi Mđi.
n. M Ụ C Đ Í C H C Ủ A Đ Ề TÀI
1. Nhận dạng thực trạng phân tầng mức sông ở nông thôn Bắc bộ
trong những năm đầu thập kỷ 90 sau Đổi Mđi qua khảo sát xã hội học một
vài điểm tại Hà Bắc cũ
2 . Buớc đầu tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến phân tầng mức sông ở
vùng nông thôn đồng bằng Bắc bộ
3. Phân tích đời sông văn hóa của các nhóm dân cư nông thôn cỏ
mức sông khác nhau
4. Góp phần vào quá trình xây dựng cơ sở lý luận và khoa học cho
chiến lược phát triển tổng hợp nông thôn trong bõì cảnh của quá trình Đổi
Mới.
ra. L Ị C H S Ử N G H I Ê N c ứ u V Â N Đ E
Nông thôn Việt Nam vổi những vân đề của nó được nghiên cứu từ
nhiều năm nay. Cuối thế kỷ 19, các tác giả Pháp và Việt Nam đã có nhiều
công trình nghiên cứu có giá trị, đó là Y. Henry vđi công trình Nền nông
nghiệp ở Dông Dương (1932), Gourou vđi công trình Người nông dân đồng
bằng Bắc Bộ (1940), Phan Kế Bính, Đào Duy Anh với công trình nổi tiếng
như: Việt Nam phong tục (19J5), Việt Nam vãn hóa sử cương (1938). Đây là
các công trình được biên soạn theo tinh thần của ngành dân tộc học, ghi
chép, miêu thuật các sự kiện trong đời sống xã thôn cổ truyền, có giá trị là
nguồn tư liệu hồi cố.
Thập niên 50-60 và 70 cũng ra đời một loạt tác phẩm nghiên cứu về
nông thôn. Ở miền Bắc, có các tác phẩm Xã thôn Việt Nam của Nguyễn
Hồng Phong (1959) và hai tập kỷ yếu Nông thôn Việt Nam trong lịch sử
của Viện Sử học (1977-1978).
ở miền Nam, Vũ Quốc Thúc có công trình bằng tiếng Pháp L’economic
communaliste du Vietnam (Nền kinh tế làng xã Việt Nam) vào năm 1950 mà
theo đánh giá của giáo sư Phan Đại Doãn là một công trình nghiên cứu khá
công phu có nhiều giá trị tham khảo. Cuối những năm 50, đầu những năm
60, để phục vụ cho chương trình bình định của Mỹ, James Henry có công
trình: Nghiên cứu hoại động kinh tẽ của một cộng đồng nông thôn Việt Nam
(The study of a Vietnamese rural community economic activity). Đây là một
công trình tập trung nghiên cứu về các hoạt động kinh tế của nông thôn như
mức sông và thu .chi của người dân. về hướng tiếp cận và phương pháp
nghiên cứu ở góc độ xã hội học nông thôn còn có cuốn Nghiên cứu một
cộng đồng thôn xã Viêt nam-Xã hội học (The study of a Vietnamese community-
sociology) do Hickey công bố vào năm I960
Năm 1963, Vũ Quốc Thúc và Walker đã công bô" tài liệu: Khào cứu
xã hội học và các vấn đề phát triển nông thôn ở Đông Nam Á có nhiều gợi
mở cho các nghiên cứu xã hội học nông thôn sau này
Đầu những năm 80, một loạt các công trình nghiên cưú xã hội học về
nông thôn ra đời. Trước hết phải kể đến công trình của hai tác giả người Bỉ
Houtart và Lemercinier: Hải Vân-một xã ở Vìệ! Nam. Đóng góp rủa xã hội
học vào việc nghiên cứu nhũng sự quá độ (Hai Van- une commune ru rale
Vietnamienne Contribution Sociologique A-I’etude des transition). Dựa trên nghiên
cứu sâu về một xã trong thời kỳ hờp tác hóa, các tác giả đưa ra một lý
thuyết phát triển nông thôn về các xã hội quá độ như Việt Nam.
Vào năm 1995 Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore cho xuất
bản công trình Sự chuyển đối của nông thôn Việt Nam (Vietnam’s rural
transformation), trong đổ các tác giả đã đi sâu phân tích sự biến đổi kinh tế
và xã hội của nông thôn Việt nam từ năm 1980 cho đến nay
Những tác động có thể có của việc phi tập thể hóa do Nghị quyết 10
của Bộ Chính trị năm ỉ 988 khởi xướng là mối quan tâm lớn của các nhà
hoạch định chính sách. Cuộc điều tra sđm nhất về vấn đề này là của Bộ
Lao động, Thương binh và xã hội năm 1990 bao gồm 6950 hộ tại 21 tỉnh.
Các cuộc điều tra sau đổ của Lê Văn Toàn và các tác giả khác được tiến
hành tháng 12 năm 1989; của Bộ Nông nghiệp (Nguyễn Sinh Cúc) năm 1991;
và của Nguyễn Văn Tiêm năm 1992. Cổ thể tìm thấy một bản tóm tắt đấy
đủ về những hàm ý của các cuộc điều tra này trong công trình của Nguyễn
Văn Tiêm (27)
Khảo sát mức sông của Việt Nam (VLSS) được thực hiện từ
thánglO/1992 đến tháng 10/1993 bởi ủy ban kế hoạch nhà nước với sự hợp
tác của Tổng cục thông kê, được tiến hành như là một phần của dự án
VBE/90/007 do UNDP và SIDA tài trợ dưđi sự điều hành của Ngân hàng thế
giđi. Quy mô của ' mẫu nghiên cứu chuẩn gồm 4.800 hộ gia đình được lựa
chọn bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo tầng. Mầu này thể hiện
câp quốc gia bao gổm 150 cộng đồng-120 ở nông thôn và 30 ở thành thị,
Đây là cuộc nghiên cứu về hộ gia đình vđi nhiều mục đích được thực hiện
đốì vđi tiêu chuẩn sông ở Việt Nam bao gồm một loạt các chỉ số kinh tế,
xã hội về cuộc sông của các hộ gia đình. Đây là các nỗ lực ban đầu hướng
tới một nghiên cứu về mức sống đặc trứng cho toàn quốc, nó đã đóng góp
nhiều cho việc hiểu biết về cách thức tổ chức, thiết kế, thực thi và phân
tích các nghiên cứu hộ gia đình nhằm giám sát mức sông trong nưđc.
Cuộc điều tra quốc gia gần đây nhất về mức sống do Tổng cục thống
kê (GSO) tiến hành- gọi là cuộc điều tra mức nghèo nàn để đáp lại sự lo
ngại của Chính phủ về các mức sông của người nghèo do thu nhập ngày
một chênh lệch trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
Chính phủ Việt Nam có ý định dùng đợt điều tra này để thiết lập danh giới
nghèo nàn cho nước mình và tách biệt ranh giới nghèo nàn riêng đối với
mỗi tỉnh. Ớ Việt nam, ý nghĩa của cái nghèo không bao giờ chỉ đơn thuần
là vấn đề thu nhập vật chất. Khía cạnh đạo đức của cái nghèo đôi với
người dân một nước hết sức tôn trọng học vấn đã được nói đến nhiều trong
các tác phẩm nuđc ngoài. Tuy nhiên những khái niệm về tình trạng giàu
nghèo dựa trên thu nhập chỉ mới xuất hiện tương đốì gần đây trong các
công trình nghiên cứu của Việt Nam (trái vđi các công trình của nuđc ngoài).
Điều đáng chú ý là các cuộc điều tra chính thức mở đường cho những năm
1988-1990, mà tiêu điểm là thu nhập, đã nhận được sự tài trợ từ Nhà nưđc
và trùng khớp với việc chuyển sang kinh tế thị trường và phi tập thể hóa
và sự chuyển dịch trong nghị trình chính trị xã hội và kinh tế của quốc gia.
Còn cần phải kể đến một cổng trình có qui mô rộng lớn được tiến
hành cả ở nông thôn và thành thị nghiên cứu về '‘Thực trạng cơ cẩu cơ cấu
xã hội và chính sách xã hội” có mã sô" KX 04- 02 của nhà nước mà viện
Xã hội học có tham gia . Những kết quả nghiên cứu của công trình này đã
được tổng kết thành một báo cáo tổng hợp và đăng tải thành nhiều hài
trong Tạp chí Xã hội học có được chúng tôi tham khảo khi làm luận án
này.
1/ Ở phạm vi rộng, các tài liệu về nông thôn nổi trên đã là nguồn tư liệu
cung cấp những ý tưđng, dữ kiện, cách nhìn nhận, phân tích và đánh giá về
các khía cạnh khác nhau của đời sôĩig người dân nông thôn cho luận án
trong đó cho ta những hiểu biết tổng quát như sau:
a. Vài nét sơ lược về phân tầng xã hội ở nuớc ta trước đây
Nhiều thế kỷ trong xã hội Việt nam truyền thô'ng nét nổi bật phổ
quát là một chủ nghĩa bình quân chia đều sự nghèo khổ. Người ta tự an ủi
bằng một triết lý:”ai giàu ba họ, ai khó ba đời”. Sự vượt trội lên của những
gia đình, những nhóm giàu có và quyền thế thường không lâu bền, sự tái
tạo về văn hóa để định hình một lốì sống cũng không vững chắc. Nói như
Thái Bá Vân nhà nghiên cứu văn hóa nghệ thuật khi truy tìm về những
danh nhân văn hóa Việt Nam là “cây phổ hệ rất ngắn”. Điều này cổ lẽ
cũng không dừng lại ở danh nhân văn hóa, mà là nét chung của sự tái tạo
lâu bền của nhữnh nhóm chiếm vị thế cao trong xã hội Việt Nam cổ truyền.
Không “ai giàu ba họ”, rõ ràng là sự phân tầng về kinh tê' không rỗ
nét, mà rõ hơn và ổn định hơn là sự phân tầng về tuổi tác, và tiếp đó là
nghề nghiệp. “Làng nước trọng xỉ”: ông bảy mươi phải học ông bảy mốt,
thứ bậc ấy là khá nghiêm ngặt.
Cùng với sự phân tầng về tuổi tác, xã hội Việt Nam cổ truyền còn cỗ
sự phân tầng về nghề nghiệp theo thứ bậc khá rạch ròi của '4SĨ, nông, công,
thương”. Sự phân tầng này rõ ràng theo chức nghiệp và học vấn hơn là theo
của cải. Ngoài ra cần lưu tâm đến nhận xét của nhà sử học Hà Văn Tân
rằng: “ơ Việt Nam, đối vđi nhiều thời kỳ, không thể không chú trọng việc
phân tích đẳng câp. Đẳng cấp thì nhiều, nhưng ranh giới giữa các đẳng cấp
lại không thật nghiêm ngặt ”
Cuộc Cách mạng tháng Tám và hai cuộc kháng chiến chông Pháp và
Mỹ, rồi tiếp theo đổ là cuộc chiến tranh ở biên giới tạo ra những hiến
động xã hội dữ dội ỏ nứđc ta gần 40 năm. Chiến tranh là sự bất bình
thường trong sự phát triển xã hội. Tuy vậy về mặt lý luận chúng ta vẫn coi
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ỏ miền Bắc sau 1954 và trên cả nước
sau 1975 là sự cải biến về chất về mặt xã hội so vđi thời kỳ trước đó.
Song trong thực tế, lịch sử lại ghi nhận một chủ nghĩa bình quân mới mà
gốc rễ của nó thì vẫn nằm sâu trong ccỉ tầng của xã hội tiểu nông cũ.
-7-
b. Kỉnh tế thị trường và sự phân tầng xã hội mới
Việt Nam đã tiến hành một chương trình cải cách và diều chỉnh (Đổi
Mđi) được khởi động từ năm 1986 và chính thức là 1988 và đã tạo ra bưđc
chuyển đổi vững chắc sang nền kinh tế thị trường. Các cải cách cơ cấu ban
đầu gồm phi hợp tác hóa nông nghiệp, tự do hóa giá cả, thôĩig nhất hóa và
giảm tỷ giá, cắt giảm trợ cấp của chính phủ cho các xí nghiệp quổc doanh.
Sự thành công của các cải cách kinh tế này phần nào được thể hiện rõ
trong khu vực nông nghiệp, ở khu vực mà Việt Nam đã chuyển đổi nhanh
chóng từ một nuđc nhập khẩu gạo thành một nuđc xuất khẩu gạo chủ yếu
trên thế giới. Khi tiến trình cải cách được bắt đầu năm 1988, khi giá nông
nghiệp được thả nổi song song vđi quá trình phi hợp tác hóa, thì kết quả
thuần tuý cho hầu hết các hộ gia đình Việt Nam (72% là nông dân lúc đó)
là tích cực. Nông dân có được mức giá bán các hàng hóa nông sản cao hơn
ở trong nước, nhu cầu về các hàng hóa này cao hơn ngay cả trên thị trường
quôc tế vì sự phá giá đồng tiền làm tăng tính cạnh tranh. Điều này dẫn đến
sự bùng nổ trong sản xuất các hộ gia đình, hoạt động xuất khẩu và đặc biệt
quan trọng là trong thu nhập cảa các hộ gia đình
Trong sự cởi mở của ccỉ chế mđi, những nhóm xã hội nhanh nhậy nắm
bắt được cơ may và vận hội, tranh thủ được những lợi thế mđi do khả năng
của thị trường đem lại biết thích ứng và nắm bắt được nhu cầu thị trường
đã vươn lên chiếm lĩnh những vị thế mới. Quá trình đó cũng dẫn đến việc
hình thành một tầng lđp xã hội mđi mà triĩổc đây xã hội ta chưa có hoặc
không được coi trọng: tầng lớp chức nghiệp các nhà kinh doanh mđi. Để có
thể hình thành nên tầng lớp các nhà doanh nghiệp mới đó thì sự bứt lên về
kinh tế (thu nhập, sở hữu) phải gắn liền vđi hoạt động tái tạo về văn hóa,
có vậy mđi có thể định hình được một tầng lđp xã hội mđi.
c. Dổi Mới và biến đổi vãn hóa
Cơ cấu văn hóa nông thôn Bắc bộ là một cơ cấu của nền văn hóa
mang đặc thù văn hóa truyền thống văn hóa Việt: văn hóa nông nghiệp-nông
dân-nông thôn.
Đặc điểm bao trùm của nền văn hóa nông thôn Bắc bộ xuâ't phái từ
những điều kiện kinh tế- xã hội đặc thù. Nhìn từ góc độ văn hóa, đây là
xã hội mà những hằng số văn hóa xuyên lịch sử vẫn còn đậm nét, được
biểu hiện trên cẳ 3 bình diện: kinh tế, chính trị và văn hóa. Trong bản thân
nội tại của văn hóa, câu trúc văn hóa truyền thông được thể hiện trên các
khía cạnh: sáng tạb và tiêu dùng văn hóa, hệ thống giá trị và chuẩn mực,
tổ chức đời sống văn hóa ở gia đình, làng xã Do đó nói đến văn hóa
nông thôn đồng bằng Bắc bộ chủ yếu là nói tới một cấu trúc văn hóa
truyền thống vẫn được bảo lưu và phát huy tác dụng trong đời sống hiện lại
của cư dân. Đây là nền văn hóa còn giữ được khá đậm nét các câu trúc
của nền văn minh nông nghiệp-nông dân truyền thông, cấu trúc này được lưu
giữ có một vị thế quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của các cư dân
ở đây, trong khi đó, các yếu tô' văn hóa mới vẫn chưa đủ mạnh để xác lập
một vị trí như những nhân tố làm biến đổi bản chất văn hóa nông thôn Bắc
bộ, nó vẫn còn là nhũng yếu tố “thêm vào”, “yếu tố phụ” trong một cấu
trúc văn hóa có lõi rắn là nển văn hóa truyền thông.
2 / Ở phạm vi hẹp, tức là các vấn đề về phân tầng mức sống tác động đến
sự biến đổi của văn hóa có thể chia các công trình nghiên cứu đã công b<í
theo 2 nhóm: các công trình tuy không trực tiếp về mức sống và văn hóa
nhưng có nội dung liên quan mà luận án không thể bỏ qua và các công
trình trực tiếp nghiên cứu về phân tầng mức sống và văn hóa
Như vậy là, ở những mức độ khác nhau, các nghiên cứu trên cho ta
những ghi nhận như sau:
2.a. Đã có nhiều hưđng tiếp cận trong nghiên cứu phân tầng xã hội
nói chung và phân tầng mức sống nói riêng. Cho đến nay chủ yếu các công
trình này vẫn là của ngành thôĩig kê học tuy bưđc đầu có sử dụng các
phương pháp tiếp cận vấn đề của xã hội học nhưng chưa thật bài bản.
2.b. Các công trình (trừ các công trình của Viện Xã hội học) phần lđn
vẫn thiên về mô tả tỷ lệ phẫn trăm giàu nghèo mà chưa đi sâu phân tích
điện mạo của các nhóm xã hội theo các chiều cạnh đa dạng của nó. về
mặt phương pháp nặng về ghi chép cảm nhận hdn là các nghiên cứu có tính
duy lỷ lô gíc. Nhiều điều mà Robert Chambers đã nói trong một loạt các tác
phẩm của ông dường như cũng đang xảy ra ở Việt Nam: các nhà chuyên
môn và Nhà nước tập trung vào rác biện pháp định ỈUỢHỊỊ và có xu hướng ít
chú ý đến các khiá cạnh xã hội rộng Ị ớn hơn cũng như nguồn gốc của các
điều kiện sống của những người dân.
2c. Cho đến nay, các nghiên cứu về tác động của phân tầng xã hội
nói chung và mức sống nói riêng đến khía cạnh văn hóa của người dân
nông thôn còn rất mỏng và chưa đầy đủ
-9-
Xuất phát từ hệ vấn đề: nông thôn, đổi mới và phát triển, ngay từ
cuôì những năm 80, đặc biệt 5 năm sau cái mốc của nghị quyết trung ương
gọi là khoán 1 0 , chúng tôi đã đi sâu nghiên cứu về sự thay đổi của nông
thôn. Công trình Tam Sơn truyền thống và hiện đại (1993) là một công trình
nghiên cứu chung . của chúng tôi với các tác giả Tô Duy Hợp, Bùi Xuân
Đính, Lương Hồng Quang, về một làng cũng thuộc Hà Bắc cũ thuộc vùng
nông thôn Bắc bộ. Ngoài ra chúng tôi còn công bố một số' bài viết trên các
tạp chí Cộng sản, tạp chí Xã hội học và các công trình nghiên cứu đề tài
cấp nhà nưđc KX- 008 và KX-005. Các công trình nghiên cứu của chúng tôi
được triển khai trên tư tưởng: cơ tầng kinh tế-xã hội quyết định chủ yếu đặc
trưng của cơ tầng văn hóa của một cộng đồng. Luận án này là một buđc
tiếp tục của chúng tôi theo hưđng nghiên cứu trên, bưđc đầu đáp ứng các
nhu cầu về mặt lý luận và thực tế đòi hỏi của ngành xã hội học đang có
chủ trương nghiên cứu sự phân tầng trong xã hội nông thôn nói riêng và
cả xã hội nói chung.
IV . Đ Ó N G G Ó P C Ủ A L U Ậ N Á N
Trong khuôn khổ một luận án, kế thừa một cách trân trọng các thành
quả nghiên cứu của những người đi trước, chung tôi đã tiếp cận nghiên cứu
xã hội nông thôn bằng sự vận dụng các phương pháp điều tra xã hội học.
1. Luận án sẽ bưđc đầu miêu tả thực trạng cũng như quá trình phân
tầng mức sông qua khảo sát xã Văn Môn- Yên Phong- Hà Bắc cũ có so
sánh đối chiếu vđi một số làng xã khác ở nông thôn Bắc bộ.
2. Bưđc đầu phân tích, lý giải sự phân tầng mức sông , xác định quá
trình biến đổi về văn hóa cũng như những nguyên nhân kinh tế xã hội, lịch
sử tác động lên sự biến đổi này.
3. Buđc đầu dự báo được các xu hưđng phân hóa xã hội cả về kinh
tế và văn hóa xã hội trong quá trình đổi mđi theo hướng công nghiệp hóa
hiện đại hóa từ sau đổi mới cho đến những năm đầu thế kỷ 2 1 .
4. Đưa ra một số cơ sđ khoa học và các khuyến nghị để xây dựng
một nông thôn mới giàu mạnh, tiến bộ và văn minh.
-10-
V. cơ sở LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA LUẬN ẤN
Nhìn từ quan điểm phát triển, chúng ta có thể thây xã hội nông ihôn
Việt Nam đang từ một xã hội truyền thông đến hiện đại nghĩa là nó đang
trong giai đoạn quá độ cả về kinh tế xã hội lẫn văn hóa. vể mặt văn hóa,
trong cái xã hội quá độ này là sự đan xen các giá trị truycn thông và hiện
đại, d đó sự chuyển đổi hệ thống giá trị và chuẩn mực phải nằm trong
những đặc trứng xã hội cơ bản. Khi phân tích sự phân tầng của xã hội nông
thôn Việt Nam nói chung và nông thôn Bắc bộ nói riêng chúng tôi dựa vào
các lược đồ nghiên cứu của các tác giả sau:
1/ Lược đồ nghiên cứu của các tác giả James A Bill, Robert L.
Hardglave Jr khi các ông nghiên cứu các giá trị truyền thông, hiện đại và
cách mạng của các nhóm xã hội mđi ở Trung Quốc. (17:72,80). Trong lược
đồ đó những đặc trứng mà các ông gọi là tiền hiện đại thực chât là đặc
trứng cổ truyền, và các đặc trưng xã hội hiện đại thực chất là một đặc
trưng mang tính hiện đại hóa chứ không phải là toàn bộ các đặc trưng của
xã hội ngày nay. Tổng kết của các ông không bao chứa hết các đặc trưng
truyền thông bị biên dạng mà cớ cấu xã hội Việt Nam hiện nay vẫn còn
đận nét nhưng lược đồ này cho ta một cái nhìn về sự phát triển: Đến hiện
đại từ truyền thống.
Tính lưỡng phân của truyền thông và hiện đại trong cách tiếp cận phát triển
Xã hội tiền hiện đại
Xă hội hiện đại
- Nông thôn
- Đ ô thị
- Nông nghiệp
- Công nghiệp
- Nguyên sơ
- Văn minh
- Tĩnh
- Động
- Thiêng liêng
- Thế tục
- Cộng đồng
- Xã hội
- Quan hê theo địa vị
- Các quan hệ thế tục được quyết định
hợp lý và được thương lượng theo hđp
- M ứ c độ tự túc cao đồng
- Địa vị được gán sẩn, các vai
- Phân công lao động chuyên môn hóa
trò không phân định, các giá trị cao
mang tính loại biệt, định hướng
- Địa vị do phấn đấu, các vai trò được
tập thể, cảm tính. ■ khu biệt, các giá trị phổ biến, cá nhân
- Xã hội hợp nhất (fused society)
tự định hướng, tình cảm vô tư
- Xã hội không hợp nhất (diffracted)
- 11 -
2. Khắc phục tư duy đối lập các cặp phạm trù của các tác giả trên,
bằng một hệ chỉ báo tương đốì chi tiết Ian. Robertson (5:116) đã có một phân
tích cụ thể hơn trong một lược đổ lý thuyêt như sau:
Các chỉ báo
Xã hội tiền cổng nghiệp
Xã hội công nghiệp hóa
1. Chiến lược
sông
bắn, hái lượm, du mục, làm
vườn, nông nghiệp
Chủ ngĩa công nghiệp, chủ nghĩa
hậu công nghiệp
2.Cơ cấu xã
hội
Tương đốì đơn giản, có một
số vị thế, vai trò. Ngoài
gia đình còn có một số
thiết chế nữa tương đối
Phức hợp: nhiều vị thế, vai trò,
nhiều thiết chế phát triển coa
như giáo dục khoa học.
3.Các vị thế
Hầu hết được gán sẩn
Một sô" được gán sấn, song nhiều
địa vị do cá nhân đạt được
4.Các nhóm
xã hôi
Hầu hết là nhóm sơ cấp
(hữu danh, thân thuộc)
Hầu hết là nhóm thứ cấp (vô
danh, không thân thuộc)
5. Kích thước
cộng đồng
Đặc trứng cơ bản là nhỏ,
(cộng đồng xóm làng)
Đặc trưng cơ bản là lớn
(thành phố)
6.Phân công
lao động
Chưa có gì đáng kể ngoài
phân công giđi tính, lứa
tuổi
Đa dạng hóa cao: các nghề
nghiệp được chuyên môn hóa
7.Kiểm soát
xã hội
Phần lớn là phi chính thức
dựa trên phản ứng tự phát
của cộng đồng
Thường là chính thức, dựa chắc
trên luật pháp, cảnh sát, tòa án
8.Giá trị
Truyền thống, định hướng
tôn giáo
Hiện đại, định hưđng trần tục
9.Văn hóa Thuần nhất: hầu hết cư dân
chia xẻ những chuẩn mực
và giá trị giống nhau, cố
một số văn hóa phụ
Không thuần nhất: nhiều văn hóa
phụ chứa đựng các chuẩn mực
giá trị khác nhau
lO.CÔng
nghệ
Thô sơ, chủ yếu dựa vào
cơ bấp của con người và
súc vât
tiên tiến, chủ yếu dựa trên máy
móc và năng lượng như điện
năng chẳng hạn
11. Biến đổi
xã hội
Chậm chạp
Nhanh chóng
Ngoài những lược đồ ý tưởng trên, chúng tôi còn sử dụng lược đồ của
tác giả Nguyễn Đức Truyến (27:26) về 3 hệ thống giá trị mang tính giả
thuyết tương ứng vđi 3 giai đoạn phát triển của quá trình đổi mđi sang kinh
tế thị trường ở nống thôn miền Bắc. Hệ thông giá trị thứ nhất tương ứng
- 12-
vđi hệ thông giá trị cổ truyền tiền hợp tác hóa. Hệ thống giá trị thứ hai
tương ứng với hệ thông giá trị của thời kỳ hợp tác hóa. Hệ thông giá trị
thứ ba tương ứng vđi hệ thông gia ]trị của các nhóm và cộng đồng đã đạt
tới trình độ nhất định của sản xuất hàng hóa
LƯỌC đổ giả thuyết về hệ thông giá trị
trứớc, trong và sau thời kỳ hỢp tác hóa
Hệ thông giá trị truyền
thốhg tiền hựp tác hóa
Hệ thông giá trị thời
kỳ hựp tác hóa
Hệ thông giá trị của
nhóm sản xuất hàng
hóa
-Sản xuất vì nhu cầu
-Lao động gia đình
-Sđ hữu cá thể
-Địa vị xã hội ưu tiên
của nghề nông
-Đề cao kinh nghiệm
truyền thông
-Dân chủ làng xã
-Gia đình mở rộng và
hệ thống thân tộc
-Gia đình gia trưởng
-Đề cao nam giới
-Đề cao đạo đức
-Sản xuất theo nhu cầu
-Lao động tập thể
-Sở hữu tập thể
-Ưu tiên thoát ly (địa vị
cao hơn nghề nghiệp)
-Đề cao KHKT (giá trị
biểu trưng)
-Dân chủ cồn có phần
hình thức
-Gia đình hạt nhân và
gia đình mở rộng
-Gia đình dân chủ
- Nam nữ bình quyền
-Để cao đạo dức hơn
hẳn năng lực kinh tế
(đối lập đạo đức/kinh tế)
-Sản xuất vì lợi nhuận
-Lao động gia đình và
hợp tác tự nguyện giữa
các hộ
-Sở hữu cá thể và tập
thể
-Hiệu quả kinh tế của
nghề nghiệp
-Đề cao KHKT (giá trị
kinh tế)
-Dân chủ thực sự
-Gia đình hạt nhân và
cộng đồng kinh tế xã
hội
-Gia đình gia trưởng
-Đề cao nam giới
-Đề cao năng lực kinh
tế và đạo đức (hài hòa)
Lược đồ này giả định sự chuyển đổi các định hưổng giá trị của các
nhóm nông Bắc bộ căn bản là do tác động của các quá trình biến đổi kinh
tế xã hội từ một nền nông nghiệp cổ truyền trải qua một thời gian dài
trong phong trào HTX đang cố gắng chuyển sang nền sản xuất hàng hóa vđi
sự phát triển đa dạng của các thành phần kinh tế. Sự chuyển đổi định hướng
giá trị trong lược đổ trên bao hàm cả sự thay đổi thứ bậc ưu tiên các giá
-13 -
trị lẫn sự chuyển đổi từ các giá trị công cụ sang các giá trị mục đích hay
ngược lại trong mọi hoạt động của các cá nhân hay nhóm.
Tất cả những lược đồ lý thuyết trên có ý nghĩa gợi mở cho việc thiết
kế bô khung vấn đề của luận án giúp chúng tôi tập hợp các dữ kiện và
phân tích các dữ kiện một cách có hệ thống.
VI. KHUNG LÝ THUYẾT CỦA VAN ĐE
1. LƯỢc đổ lý thuyết:
Những phân tích của chúng tôi dựa trên khung lý thuyết : các biến
đổi về mặt kinh tế xã hội ở nông thôn Bắc bộ (Hà Bắc cũ ) trong khoảng
thời gian sau Đổi Mới cho đến nay là điều kiện và tiền đề cho những biến
đổi về mức sống và văn hóa. Trên một ý nghĩa chung thì chính sự biến đổi
kinh tế-xã hội cũng là sự biến đổi văn hóa. Song điều đó không có nghĩa
là mọi sự biến đối kinh tế-xã hội đều dẫn đến các biến đổi văn hóa. Sự
biến đổi văn hóa diễn ra mang tính phức hợp hệ thống, phức tạp và tinh tế
hơn rất nhiều. Có những tác động gây ảnh hưởng trực tiếp của kinh tế đến
văn hóa, có những tác động gián tiếp. Có những biến đổi của kinh tế do
tác động trở lại của văn hóa đến kinh tế và những biến đổi do chính sự
vận động của nó.
2. Giả thuyết nghiên cứu
Công trình nghiên cứu này của chúng tôi đưộc triển khai trên tư tưởng:
cơ tầng kinh tế-xã hội quyết định chủ yếu đặc trứng của cơ tầng văn hóa
của một cộng đồng. Mặt khác nhìn từ quan điểm phát triển, sự phát triển
kinh tế xã hội của một cồng đồng lại do bốì cảnh văn hóa bao chứa nó
quy định, nghĩa là, ở một chừng mực nhất định văn hóa quay trở lại quy
định kinh tế.
Giả thuyết nghiên cứu đặt ra trong cuộc khảo sát xã hội học này là:
sự phân tầng mức sông đang tác động tới văn hóa của các nhóm xã hội
ỗ nông thổn hiện nay.
- 14-
Giả thuyết nghiên cứu được xây dựng trên 2 biến sô" phụ thuộc và 6
biến số độc lập, các biến số’ này được mã hóa để đưa vào xử lý bằng máy
vi tính nhằm trả lời chủ đề cuả việc nghiên cứu
2.1. Các biến sô' độc lập:
- Tuổi;
- Giới tính;
- Học vấn;
- Không gian cư trú;
- Nghề nghiệp;
- M ức sống.
2.2. Cấc biến sô' phụ thuộc:
a. Biến số trung gian phụ thuộc là sự tích tụ vật chất của các tầng lổp
khác nhau:
Biến số’ này được đo theo bình quân thu nhập. Nhưng nếu chỉ dừng
lại đ thông tin đơn thuần về thu nhập thì không phản ánh được yêu cầu
khảo sát về phân tầng mức sống mà chúng tôi mong muôn. Vì vậy các chỉ
báo khác giúp vào việc làm nổi rỗ sở hữu, mức sống và lối sống là hết sức
cần thiết. Các chỉ báo đó được tìm xoay quanh các vấn đề: nhà ở, tài sản
và trang thiết bị trong nhà (đặc biệt là các trang thiết bị sinh hoạt văn hóa,
phuơng tiện đi lại)
Các chỉ báo nói trên nhằm cô" gắng tập hợp những thông tin để có
thể làm sáng tỏ không những khả năng kinh tế hiện thời mà cả những tiềm
năng vươn lên trong tướng lai.
b. Biến sô" phụ thuộc:
1/ Sự đầu tư và tiêu dùnịị vãn hóa của các tầng lớp khác nhau.
Biến số này giúp cho việc làm sáng tỏ khả năng tái tạo văn hổa đi
liền vđi tích tụ vật chất và phát triển kinh tế của các nhóm xã hội. Những
chỉ báo giúp vào việc làm sáng tỏ điều này gồm có: mua sắm các phương
tiện nghe nhìn, sự quan tâm đến việc học hành của con cái, tham gia các
sinh hoạt văn hóa xã hội
-15-
2/ Hệ giá trị chuẩn mực
Quan trọng hơn cả là các chỉ báo đư ợc thu nhận qua các câu hỏi trắc
nghiệm nhằm tìm hiểu mô hình văn hóa tiềm ẩn của các đối tượng được
khảo sát (đời sống tâm linh: tín ngưỡng tôn giáo, thờ cúng tổ tiên, thái độ
đối vđi hệ thống thân tộc, quan hệ với hàng xóm láng giềng )
Cùng vđi hướng nhận dạng về các kiểu loại khác nhau trong thu nhập
và mức sống mà các tầng lớp có sự khác biệt, chúng tôi cố gắng thu thập
và phân tích các chỉ báo liên quan đến lối sống, đến quá trình tiêu dùng
văn hóa, các hệ thông giá trị chuẩn mực để mong tìm thấy một sự tái tạo
về văn hóa tương thích như thế nào vđi sự thăng tiến về kinh tế. Nghĩa là
các chỉ báo về sự tái tạo văn hóa được đo đếm cùng với trình độ kinh tế,
mức sống gắn liền vđi lối sống, chất lượng sống.
Biến độc lập
phổ quát
Biến độc lập
Biến
trung gian
Biến
phụ thuộc
v n . Đ Ố I TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PH ÁP NGHBÊN c ứ u
1. Đốì tưựng:
Đ ôi tượng n g h iên cứu củ a luận án là những biến đổi trong đời sống
văn hóa của cư dân nông thôn Bắc bộ dưới tác động của sự phân tầng mức
sống trong khoảng thời gian đầu thập kỷ 90 sau Đổi Mới. Để xác định rõ
đối tượng nghiên cứu, cần nắm bắt nội dung của một số khái niệm được sử
dụng trong luận án:
1/ Phân tầng xã hội và tác độ n g của phâ n tầng tới v ăn h óa là m ột
hiện tượng mang tính quy luật của xã hội: Có sự phân công lao động xã
hội thì nảy sinh sự khác biệt trong thu nhập, trong vị thế xã hội do quyền
lực mà họ nắm giữ và do uy tín xã hội mà họ tạo dựng nên. Bất bình
đẳng xã hội nảy sinh cùng vđi sự phân công lao động xã hội xét cho đến
cùng. Phân tầng xã hội là hệ quả của hai tác nhân vừa đối lập vừa thống
nhất ấy. Nhưng khái niệm “phân tầng xã hội” mới được sử dụng nhiều trong
các nghiên cứu xã hội học trong vòng muơi năm trở lại đây. Thay vào đó
người ta nói nhiều đến giai cấp và phân hóa giai cấp. Mặc dù trong các
trước tác củ a M á c , người ta vẫn tìm thấy nhữ ng ý tưởng v ề cá c tầ ng lđp
nằm trong khai niệm giai cấp. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở khái niệm giai cấp
thì chưa đủ để đi sâu nhận dạng và phân tích về cơ câu xã hội đang biến
đổi hiện nay, vì vậy chúng tôi còn vận dụng cả những ý tưởng và thuật
ngữ của Max Weber làm công cụ khái niệm trong phạm vi đề tài. Chúng tôi
sử dụng những luận điểm chính của Max Weber trên cơ sở tìm thấy ở
những luận điểm này đã hình thành do cuộc “đối thoại tri thức” vổi Mác.
Cũng theo c .s. Heller thì: “ Hai người khổng lổ của lý thuyết phân tầng là
Các Mác(1818-1883) và Max Weber( 1864-1920)”. Khi dùng khái niệm “phân
tầng xã hội”, chúng tôi vận dụng cách tiếp cận của Max Weber về cách
phân tích cơ may và hoàn cảnh kinh tế của mỗi cá nhân trong thị trường, vị
thế và vai trò của họ, và cùng với hai cái đó là địa vị của họ trong hệ
thống quyền lực (trong khuôn khổ của bộ máy chính quyền nhà nuđc). Trong
lý luận về các thứ bậc xã hội (hierachies sociales) của Max Weber có nói
rằng: “Sự phân tầng xã hội không chỉ đóng khung trong lĩnh vực kinh tế, thu
nhập mà cả trong lĩnh vực chính trị (quyền lực) và trong các lĩnh vực xã hội
sự phân tầng xã hội diễn ra theo nhiều chiều” (24:75). Luận điểm trên của
Weber cho phép gợi ra hướng nghiên cứu về ảnh hưởng của phân tầng mức
sống tđi đời sống văn hóa trong điều kiện đổi mới.
-18-
Ngoài ra nhũng ý tưởng của Auguste Comte, của Alexis đe Toqueville,
của Emile Durkheimv.v đều có những luận điểm cần được tham khảo về sự
phân tầng xã h ội khi nói đ ến những tác giả đư ợc x ế p vào lo ạ i cổ điển của
lịch sử xã hội học.
Còn rất nhiều những nhà xã hội học cổ tên tuổi của đương đại đã
đưa ra nhiều quan điểm, nhiều ý tưởng rất đáng nghiên cứu nổi lên từ
những năm 40, 50 của hế kỷ XX vđi tên gọi chung là thuyết '‘phân tầng xã
hội”. Một trong số họ có ảnh hưởng lđn đến xã hội học đương đại là nhà
thực chứng luận Talcoot Parson (1902-1979). Qua các tác phẩm lớn của
Talcoot Parson, có thể tìm thấy nhiều ý tưởng sắc sảo về lý thuyết phân
tầng ch ẳn g hạn như “Cấu trúc hành động xã hội” (1 9 3 9 ), "Hướng tới lý
thuyết tổng quát về hành động” (1951), “hệ thống xã hội” (1951), “ Các xã
hội: những quan điểm so sánh và tiến triển” (1966). cần lưu ý rằng nếu lý
thuyết phân tầng xã hội của Các Mác được xây dựng trên cơ sđ xung đột
xã hội thì vđi T. Parson, lý thuyết này lại được hình thành trên cơ sở hợp
tác xã hộ i. Đ ây là m ột lý th u yết có tham vọ n g đ ón g vai trò “ lý luận chung
v ề xã h ội h ọ c ” đã có sự phân tích chi tiế t cá c y ếu t ố hợp thàn h cơ cấu xã
hội nhưng chỉ nói đến sự vận động thay đổi của từng bộ phận chứ mối
quan h ệ giữa các b ộ phận hợp thành và sự b iến đổ i củ a cả h ệ thốn g cơ
cấu xã h ộ i vđi tính cách xã hội là m ộ t chỉnh th ể thì chưa được p hân tích
đúng mức.
Bên cạnh nhà xã hội học Mỹ có ảnh hưởng lđn đến xã hội học đương
đại như Talcoot Parson, còn có thể kể đến Pierre Bourđieu, một trong những
nhà xã hội học được coi là lđn nhất của nền xã hội học Pháp hiện nay.
Phát triển những tư tưdng của Max Weber, Bourdieu phân tích những môi
quan hệ giữa các tầng lớp xã hội trên cơ sở của sự sở hữu về kinh tế, vê
văn hóa và về xã hội. Ông chỉ ra rằng mối quan hệ giữa vốn kinh tế, vốn
văn hóa không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với nhau. Đặc biệt là sự phân
tích sâu sắc của ông về vốn xã hội với tính cách là những quan hệ xã hội
được sử dụng phục vụ cho mục tiêu của cá nhân. Quyền lực được tạo ra từ
cái vốn xã hội này có khi còn mạnh hơn cả vốn kinh tế hoặc vốn văn hóa.
Một điểm tựa rất cơ bản khác về lý thuyết là tư tưởng của chủ tịch
Hổ Chí Minh khi Người đề ra chính sách đại đoàn kết toàn dân. Người
không dùng đến thuật ngữ phân tầng song trong những lời kêu gợi, những
bài nói, bài viết của Người luôn luôn có mặt mọi tầng lđp nhân dân, các
giđi sĩ nông công thương. Khổng phải Bác Hồ không nói đến giai cấp nhưng
người nói nhiều đến dân tộc và đến các tầng lớp nhân dân. Trong tư tưởng
củ a N gư ờ i, c á c tầng lớp nhân dân, các g iđ i đ ồn g b ào trong nước và n g o ài
nước k h ô n g đ ô i nghịch với lý luận v ề g ia i cấp , nổ ph ản ánh m ột nét đ ặc
- 19-
thù của xã hội Việt Nam, lịch sử Việt Nam mà khi nghiên cứu về sự phân
tầng xã hội ở Việt Nam, không thể không chú ý đến nét đặc thù này.
2/ Khi sử dụng thuật ngữ “tính năng động xã hội” chúng tôi vừa
muốn nói đến tính cơ động xã hội( social mobility) vốn được dùng trong các
sách báo xã hội, trong đó nói lên cái cốt lõi là “ sự di chuyển từ địa vị
này sang địa vị khác có thể được hoàn thành bằng các phương tiện nằm
trong quyền kiểm soát của cá nhân” (4,9) . Cùng vđi điểu đó chúng tôi còn
muôn đề cập đến sự năng nổ trong hoạt động của cá nhân nhằm phát huy
hết tiềm năng của mình mà không nhất thiết phải di chuyển địa vị, sự năng
nổ cá nhân tạo nên nhịp sống sôi động của toàn xã hội. Như vậy, ngoài sự
di động ngang và dọc tạo nên tính cơ động xã hội, cần thấy rõ tiềm năng
của từng cá nhân, từng nhóm xã hội và của cá cộng đồng được đánh thức
dậy, được phát huy trong một cơ chế cởi mở được dẫn dắt bởi ý thức dân
có giàu lên thì nước mới mạnh được. Mỗi cá nhân trong xã hội đều muôn
có một cuộc sông tốt hơn cho bản thân mình và gia đình mình, và nói
chung thì đều muôn cố thu nhập (nói cách khác là lợi nhuận) ngày càng
cao. Song muốn là một chuyện, thực hiện được hay không là còn tuỳ thuộc
vào nhiều nhân tố của bản thân và xã hội. Mặt tích cực lđn của kinh tế thị
trường là nó đặt con người vào trong những điều kiện để có thể bộc lộ hết
trong cuộc đua tranh để cố gắng kiếm được lợi nhuận cao nhất. “Cơ may và
vận hội” nói theo thuật ngữ của Max Weber, nhằm chỉ những lợi thế và thu
nhập do khả năng- tiếp cận thị trường đem lại, làm cho những ai có bản
lĩnh và tài năng bắt kịp những đòi hỏi của thị trường để vươn lên đáp ứng
kịp thời và do đó có thể xác lập được vị thế xã hội tương thích với nó.
3/ Khi sử dụng khái niệm “tái tạo văn hóa”, chúng tôi chịu ảnh hưởng
của Max Weber khi ông nhấn mạnh yếu tố văn hóa như một yếu tô' tạo
nên sự thay đổi bề sâu của một xã hội. Khái niệm tái tạo về văn hóa bao
hàm nội dung vể trình độ học vân, khả năng tiếp thu thành tựu khoa học
và công nghệ hiện đại, hình thành được lối sống thể hiện được mô hình văn
hóa ấy.
4/ Khái niệm văn hóa theo nghĩa rộng bao quát toàn bộ ứng xử của
một cộng đổng người và mỗi con người ỉà thành viên của cộng đồng ấy đối
vđi những hoàn cảnh tự nhiên và lịch sử xã hội làm nên cái môi trường tự
nhiên-lịch sử xã hội của cộng đổng. Khái niệm “văn hóa nông nghiệp-nông
dân-nông thôn” dùng trong luận án này được hiểu trên 3 nội dung cơ bản:
-20-
1 -đó là nền văn hóa có cơ tầng kinh tê' chủ yếu là nông nghiệp, nền nông
nghiệp của nhũng cư dân chủ yếu làm nghề trồng lúa nưđc;
2 - chủ nhân chủ yếu của nền văn hóa đó là những nông dân;
3- là một cơ tầng văn hóa dân gian
Trong một xã hội truyền thông, khái niệm nông nghiệp được bó hẹp
trong phạm vi lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi chiếm tỷ trọng không đáng kể
trong nông nghiệp. Theo thống kê quốc gia năml992 trong tổng giá trị sản
phẩm Nông nghiệp thì giá trị sản lượng trồng trọt chiếm 73,9%, chăn nuôi
chỉ có 26,1%, giá trị sản luỢng cây lúa chiếm 89,2%, các cây khác cộng lại
chì có 10,8% (xem niên giám thông kê, nxb Thống kê Hà Nội 1993).
Xét từ góc độ kinh tế, đây là nền sản xuất cho các nhu cẫu sống còn
của bản thân cộng đồng, không phải nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa.
Đầu những năm 90, tuy có sự biến đổi trong bản thân kinh tế nông
nghiệp nhưng chưa có dấu hiệu gì rõ ràng lớn để khẳng định nển nông
nghiệp thoát khỏi tình trạng của sản xuất truyền thông. Có chăng, đó chỉ là
những dấu hiệu của sự biến đổi trong bản thân cơ cấu kinh tế - xã hội,
chưa đủ để chuyển hẳn sang một cơ cấu kinh tế - xã hội mới. Xét từ góc
độ văn hóa , đây là một cơ tầng kinh tế chưa đủ mạnh để làm biến đổi
cơ tầng xã hội và cơ tầng văn hóa, nhằm chuyển sang một loại hình kinh
tế- xã hội và văn hóa mđi.
Nông dân vẫn là chủ thể văn hóa cơ bản ở nông thôn Bắc bộ. Cho
đến những năm đầu thập kỷ 90 này, tuy xu hướng chuyển sang các ngành
nghề phi nông nghiệp khá rõ ồ nhiều làng xã nhưng cư dân chủ yếu vẫn là
nông dân, sô" lượng cư dân sống ngoài nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
Theo các thống kê. kinh tế xã hội tỷ trọng dân số nông nghiệp không giảm
mà lại tăng lên trong mấy năm đổi mđi vừa qua: 68,6%(1990), 68,9%(1991),
69,2%(1992), 69,55(1993). tỷ trọng lao động nông nghiệp cũng có xu thế tăng
liên tiếp: 70,3%(1990), 73,9%(1991), 72,2%( 19920. Sô hộ gia đình nông nghiệp
cũng tăng liên tục: 9.375.000 (1990), 10.061.900 (1992).
5/ Có một sự đa dạng của những định nghĩa khác nhau về mức sông
được các quan chức Việt Nam và các tổ chức quốc tế sử dụng khi nghiên
cứu về tình trạng nghèo của Việt Nam (11:26):
- Lấy lương thực làm cơ sỏ (chẳng hạn lượng lương thực mà gia đình
hoặc những ngưới thiếu lương thực (gạo) tiêu thụ trong X tháng mỗi năm), ví
dụ các tài liệu của bộ Nông nghiệp, Uy ban Dân tộc và Miền núi.
- Lây tài sản làm cơ sở (nhà ở, gia súc gia cầm, thóc gạo ), ví dụ
các tài liệu của Hội liên hiệp phụ nữ.
- 21 -
- Lấy thu nhập làm cơ sở (dưđi X.000 V N D mỗi năm hoặc mỗi
tháng), ví dụ các tài liệu của Tổng cục thống kê.
- Lấy những chỉ dẫn cụ thể làm cơ sở (số’ đi học, tỷ lệ bỏ học, tình
trạng dinh dưỡng), ví dụ tài liệu của UNICEF và Bộ Giáo dục.
- Lấy tài sản kết hợp với thu nhập làm cơ sở (các chỉ dẫn về đánh
giá + các chỉ dẫn về phân tích), ví dụ các tài liệu của Tổng cục thông kê
Những định nghĩa trên bao quát một loạt tiêu chí về chất và lượng
được chúng tôi tham khảo để xây dựng nên cách phân loại mức sông trong
đề tài của mình.
2. Quy trình và phương pháp
2.1. Quy trình nghiên cứu:
Vổi giả thuyết nghiên cứu như trên chúng tôi xác định công trình
nghiên cứu của mình được tiến hành theo 4 giai đoạn:
a. Giai đoạn 1:
Tìm đọc và tham khảo tất cả các tư liệu xã hội học có đề cập đến
vấn đề phân tầng xã hội, vấn đề văn hóa xã hội, vấn đề phát triển nông
thôn rồi xử lỹ lại theo yêu cầu của chủ đề nghiên cứu.
Bên cạnh việc sử dụng những kết quả nghiên cứu của Viện Xã hội
học, chúng tôi sử dụng những tư liệu quí báu đã được công bô" của Tổng
cục thống kê, của Ưy ban kế hoạch nhà nưđc, của UNDP, của World Bank
và những kết quả nghiên cứu của các cơ quan khác như Trung tâm Dân số’
và nguồn lao động, Viện khoa học lao động của Bộ Lao động, thương binh
và Xã hội,
Toàn bộ những thông tin được xử lý trong giai đoạn này được xem
như là một tư liệu so sánh đối chiếu cho những kết quả khảo sát qua cuộc
điều tra chọn mẫu ở giai đoạn 2
b. Giai đoạn 2:
Tiến hành khảo sát theo phương pháp chọn mẫu, thu thập thông tin
qua bảng hỏi (questionare), qua phỏng vấn nhóm tập trung (focus group
interview), qua phỏng vấn sâu (in-depth interview) và quan sát thâm nhập
(participatory observation). Các phương pháp này được sử dụng như là những
phương pháp chính để thu thập thông tin.
-22-
c. Giai đoạn 3:
Các kết quả điều tra bằng bảng hỏi đều được xử lý trên máy tính
theo chương trình Foxpro nhằm xác lập tính tương quan giữa các sự liệu xã
hội đã được tìm hiểu. Kết quả nghiên cứu bằng bảng hỏi là một nguồn dữ
liệu quan trọng giiíp luận án có cơ sở số liệu tương đốì khách quan để
phân tích đánh giá.
d. Giai đoạn 4:
Từ các kết quả được xử lý qua máy vi tính lần lượt các điểm nghiên
cứu, trước khi hình thành luận văn đã có những nghiên cứu bổ sung để làm
sáng tỏ những điều mà số’ liệu xử lý chưa có sức thuyết phục nhằm chứng
minh cho những kết luận được đưa ra.
Những nghiên cứu bổ sung được tiến hành dưới 2 dạng:
- Thứ nhất là tham khảo và xử lý lại các kết quả và các sô" liệu đã
từng được khảo sát
- Thứ hai là khảo sát lại tại các điểm đã chọn mẫu nghiên cứu dưới
các hình thức phỏng vấn sâu.
2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
1. Phương pháp chọn mẫu:
Những ý tưởng muốn tiến hành một cuộc nghiên cứu thực nghiệm xã
hội học về mối liên hệ giữa sự phân tầng về mức sông vđi sự hình thành
và thay đổi lối sống cùng với các hệ thống giá trị và chuẩn mực xã hội
mđi đã dưa chúng tôi tới sự lựa chọn xã Văn Môn như là một địa bàn Ưu
tiên cho ý tưởng nghiên cứu này. Tại sao chúng tôi lại chọn Văn Môn là
điểm khảo sát chính?: Xã Văn Môn thuộc huyện Yên Phong gồm có 5
thôn: Quan Đình, Quan Độ, Phù Xá, Mẩn Xá và Tiền Thồn, đồng thời là 5
HTX nông nghiệp, Ở Văn Môn, chúng ta có thể bắt gặp hầu như đầy đủ
các mô hình kinh tế lớn của nông thôn miền Bắc nói chung. Các thôn như
thôn Tiền, Phú Xá vẫn dựa vào nông nghiệp là chính, có kết hợp thêm với
nghề phụ. M ẫ n Xá phát triển nhờ nghề đúc nhôm. Còn Quan Đình, Quan Độ
vừa làm nông vừa chuyển mạnh sang buôn bán. Có thể nói Văn Môn là bức
tranh thu nhỏ của đồng bằng Bắc bổ đầu những năm 90 theo những định
hướng phát triển kinh tế khác nhau.
- 23 -