Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Ly hôn ở nông thôn Thực trạng, nguyên nhân và hậu quả (Nghiên cứu trường hợp huyện Bình Xuyên-tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
********************




NGUYỄN THÀNH TOẢN



LY HÔN Ở NÔNG THÔN:
THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP HUYỆN BÌNH XUYÊN – TỈNH VĨNH PHÚC)

CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ: 60 31 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUÝ THANH










HÀ NỘI - 2007

Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Nguyễn Thành Toản


1
MỤC LỤC

PHÂN THỨ NHẤT- MỞ ĐẦU 3
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 3
II. Ý NGHĨA KHOA HỌC 5
III. Ý NGHĨA THỰC TIỄN 5
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 5
V. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, KHÁCH THỂ, MẪU
NGHIÊN CỨU 6
5.1. Đối tượng nghiên cứu 6
5.2. Phạm vi nghiên cứu 6
5.3. Khách thể nghiên cứu 6
5.4. Mẫu nghiên cứu 6
VI. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
6.1. Phương pháp luận chung 6
6.1.1. Đoàn kết xã hội của E.Durkheim- Cách tiếp cận vấn đề
nghiên cứu trong luận văn 7
6.1.2. Lý thuyết xung đột- cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu trong
luận văn 9
6.2. Phương pháp nghiên cứu 11
6.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu 11
6.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu 11

VII. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG LÝ
THUYẾT 11
7.1. Giả thuyết nghiên cứu 11
7.2. Khung lý thuyết 12
PHẦN THỨ HAI – NỘI DUNG CHÍNH 14
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ
CÁC KHÁI NIỆM 14
I. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 14
1.1. Các nghiên cứu về ly hôn ở Việt Nam 14
1.2. Các nghiên cứu về ly hôn trên thế giới 16
II. Các khái niệm 17
2.1. Gia đình 17
2.2. Hôn nhân 18
2.3. Ly hôn 19
2.4. Xung đột vợ chồng 20
Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Nguyễn Thành Toản


2
CHƢƠNG II : THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ
HẬU QUẢ LY HÔN 21
I. MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN
CỨU 21
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÌNH TRẠNG LY HÔN QUA
PHÂN TÍCH HỒ SƠ LY HÔN 23
2.1. Nguyên đơn ly hôn 23
2.2. Tuổi ly hôn của phụ nữ và nam giới 29
2.3. Nghề nghiệp của người ly hôn 34
2.4. Độ dài của hôn nhân 35
III. PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN LY HÔN 40

3.1. Ngoại tình 41
3.2. Bạo lực gia đình 45
3.3. Tính tình không hợp 49
3.4. Tình trạng vô sinh 52
3.5. Mâu thuẫn con dâu (rể) với gia đình nhà chồng (vợ) 53
IV. MỘT SỐ HẬU QUẢ CỦA LY HÔN 56
4.1. Hậu quả về pháp lý 56
4.1.1. Chấm dứt quan hệ thân nhân giữa vợ và chồng 57
4.1.2. Quan hệ cấp dưỡng vợ- chồng sau ly hôn 58
4.1.3. Quan hệ cha mẹ-con cái 59
4.1.4. Quan hệ về tài sản 61
4.2. Hậu quả đối với tâm lý cá nhân và xã hội 63
4.2.1. Hậu quả đối với tâm lý cá nhân 63
4.2.2. Hậu quả đối với xã hội 65
PHÂN THỨ BA 70
KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ 70
3.1. KẾT LUẬN 70
3.2. GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ 71
DANH MỤC NHỮNG TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Nguyễn Thành Toản


3

PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong báo cáo tổng kết năm 2006 của Tũa ỏn Nhõn dõn tối cao về
vấn đề hôn nhân và gia đỡnh ở nước ta, tỡnh trạng ly hụn cú xu hướng
gia tăng từ năm này qua năm khác, đặc biệt là sau khi đất nước ta đổi

mới. Năm 1992, cả nước có 32.000 vụ ly hôn, năm 1996 là 43.000, năm
2001 là 54.479 vụ và 2006 là 69.523 vụ.
Theo số liệu thống kê tỷ lệ ly hôn trên toàn thế giới năm 2005, tỷ lệ
ly hôn hiện nay rất cao. Những nước có tỷ lệ ly hôn cao nhất thế giới là
Belarus 68%, Nga 65 % , Thụy Điển 64 %, Latvia 63%, Vương quốc
Anh 52%, Hoa Kỳ 46%.
1

Hôn nhân và gia đình là hai hiện có mối liên hệ mật thiết, gắn bó.
Hôn nhân là cơ sở, là viên gạch đầu tiên xây dựng nên một gia đình.
Quan hệ hôn nhân được thiết lập một cách tự nguyện, gia đình sẽ bền
vững. Ngược lại, hôn nhân bị ép buộc, lạc hậu thì rất khó để xây dựng
một gia đình hạnh phúc.
Trên thế giới cũng như ở nước ta, quan hệ hôn nhân và gia đình
đang biến đổi mạnh mẽ. Sự biến đổi của xã hội kéo theo những biến đổi
lớn trong đời sống gia đình.
Ly hôn là một hiện tượng xã hội phức tạp, để lại cho cá nhân trong
cuộc và xã hội những hậu quả nặng nề. Ly hôn được rất nhiều ban ngành
quan tâm, nghiên cứu, trong đó có xã hội học. Xét từ góc độ xã hội học:
“Nếu hôn nhân là hiện tượng bình thường thì ly hôn là hiện tượng bất

1
www.divorcemag.com:10/8/2007
Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Nguyễn Thành Toản


4
bình thường, là mặt trái của hôn nhân nhưng nó không thể thiếu được
khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ, khi hôn nhân không còn mang ý
nghĩa như ban đầu, khi tình yêu hôn nhân ấy đã chết, sự tồn tại của nó

chỉ là cái vỏ bề ngoài, là sự giả dối.”.
1
Mặt tiến bộ của ly hôn là giải
phóng cho mỗi cá nhân khi hôn nhân của họ đã thực sự tan vỡ. Ly hôn
mang đến cho họ một cuộc sống mới. Nhưng mặt không tiến bộ của ly
hôn là để lại hậu quả nặng nề cho cá nhân trong cuộc và cho xã hội. Bởi
ly hôn kéo theo sự phân chia tài sản, con cái, chấm dứt quan hệ thân
nhân vợ chồng Xã hội phải gánh chịu hậu quả nặng nề khi ly hôn xảy
ra như tình trạng trẻ em phạm tội trong các gia đình ly hôn tăng nhanh.
Trước thực trạng ly hôn đang ngày một gia tăng và hậu quả để lại
nghiêm trọng như vậy, việc nghiên cứu và tìm câu trả lời tại sao ly hôn
gia tăng, nguyên nhân nào dẫn đến ly hôn. Đây là một việc làm cần thiết,
để giảm bớt được tình trạng này.
Hiện tượng ly hôn diễn ra ngày càng gia tăng không chỉ ở đô thị mà
ở cả nông thôn – nơi lối sống vẫn còn mang tính cộng đồng sâu sắc. Tuy
nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về
hiện tượng ly hôn ở các vùng nông thôn. Đặc biệt, huyện Bình Xuyên
đang trên đà đô thị hóa. Bên cạnh những thành quả đạt được từ quá trình
này như tăng trưởng kinh tế, sự ra đời của các khu công nghiệp, các
công trình xây dựng, củng cố cơ sở hạ tầng, huyện Bình Xuyên cũng
đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề như ô nhiễm môi trường, thất
nghiệp, ly hôn…. Trước tình hình đó, chúng tôi muốn tìm hiểu hiện
tượng ly hôn ở huyện Bình Xuyên – tỉnh Vĩnh Phúc diễn ra theo chiều
hướng như thế nào, nguyên nhân chính nào dẫn đến ly hôn và hậu quả
của ly hôn ra sao.

1
Lê Thi, Vấn đề ly hôn, nguyên nhân và xu hướng vận động. Tạp chí Xã hội học, số 1(57), năm 1997
Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Nguyễn Thành Toản



5
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi quyết định lựa chọn vấn đề ly
hôn để làm Luận văn Thạc sỹ, với đề tài: “Ly hôn ở nông thôn: thực
trạng, nguyên nhân và hậu quả " (nghiên cứu tại huyện Bình Xuyên,
tỉnh Vĩnh Phúc).

II. Ý NGHĨA KHOA HỌC
Với những nội dung được trình bày trong luận văn, tôi mong muốn
đóng góp thêm một phần nhỏ vào quá trình nhận thức về khái niệm hôn
nhân, gia đình và ly hôn.

III. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng, nguyên nhân và hậu
quả của ly hôn, luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm phần nào hạn chế
được số vụ ly hôn đang ngày có xu hướng gia tăng trên địa bàn nghiên
cứu.

IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mô tả, phân tích thực trạng, nguyên nhân chính dẫn tới ly hôn ở
Bình Xuyên- Vĩnh Phúc, đồng thời chỉ rõ hậu quả mà ly hôn để lại cho
cá nhân trong cuộc và cho xã hội.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra một số kết luận,
đánh giá thực trạng, nguyên nhân và hậu quả ly hôn. Từ đó, đưa ra một
số giải pháp và khuyến nghị, với mong muốn giúp cho mọi người hiểu
được hậu quả của ly hôn.

Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Nguyễn Thành Toản



6
V. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, KHÁCH THỂ, MẪU NGHIÊN CỨU
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của ly hôn ở nông thôn
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các trường hợp ly hôn tại huyện Bình Xuyên - tỉnh
Vĩnh Phúc.
5.3. Khách thể nghiên cứu
Các hồ sơ ly hôn tại huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc trong năm
2004, 2005 và 2006 và cán bộ Toà án huyện Bình xuyên tỉnh Vĩnh Phúc.
5.4. Mẫu nghiên cứu
Cơ cấu mẫu nghiên cứu: Tổng số 193 hồ sơ về các trường hợp ly
hôn của huyện Bình Xuyên, từ năm 2004 - 2006.

VI. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phƣơng pháp luận chung
Trong luận văn này, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử được xác định và vận dụng làm phương pháp luận nhận
thức các hiện tượng được nghiên cứu.
Như vậy, khi nghiên cứu hiện tượng ly hôn chúng ta phải xem xét
nó trong mối quan hệ với các hiện tượng khác như tình trạng quan hệ
tình dục trước hôn nhân, quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, tảo hôn…
Việc giải thích các hiện tượng xã hội mang tính khách quan có
nghĩa là khi nghiên cứu hiện tượng ly hôn chúng ta không nên áp đặt ý
chủ quan của mình để kết luận một cách vội vã mà phải nghiên cứu, tìm
hiểu bản chất bên trong của hiện tượng này.
Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Nguyễn Thành Toản


7

6.1.1. Đoàn kết xã hội của E.Durkheim- Cách tiếp cận vấn đề nghiên
cứu trong luận văn
Đoàn kết xã hội để chỉ sự hội nhập về mức độ hay kiểu loại hội
nhập, được biểu lộ ra bởi xã hội hay nhóm xã hội khác nhau (sơ khai -
hiện đại).
Ông đã chia khái niệm Đoàn kết xã hội thành hai loại đoàn kết, đó
là đoàn kết cơ học và đoàn kết hữu cơ.
Đoàn kết cơ học là kiểu đoàn kết xã hội dựa trên sự thuần nhất đơn
điệu của các giá trị và niềm tin. Các cá nhân có sự gắn bó với nhau và có
sự kiềm chế mạnh mẽ từ phía xã hội và vì lòng trung thành của cá nhân
đối với truyền thống và tập tục, quan hệ gia đình. Sức mạnh của ý thức
tập thể có khả năng chi phối và điều chỉnh suy nghĩ, tình cảm và hành
động của cá nhân. Hay đoàn kết cơ học là một thứ đoàn kết bằng giống
nhau, cái bằng giống nhau ở đây được thể hiện ở góc độ cùng một tình
cảm, cùng chấp nhận một thứ thiêng liêng, các cá nhân xã hội chưa phân
hoá.
1

Đoàn kết hữu cơ là kiểu đoàn kết xã hội dựa trên sự phong phú đa
dạng của các mối liên hệ, tương tác giữa các cá nhân và các bộ phận cấu
thành nên xã hội. Hay đoàn kết hữu cơ là hình thức trong đó nhất trí là
thống nhất gắn bó các tập thể, là kết quả hay tự biểu hiện bằng phân hoá
các cơ thể bây giờ không còn giống nhau mà lại khác nhau và theo một
cách nào đó chính do họ khác nhau mà nhất trí tự thể hiện.
2

Trong xã hội kiểu cơ học, quyền tự do và tinh thần tự chủ, tính độc
lập của cá nhân rất thấp. Sự khác biệt và tính độc đáo của cá nhân là

1

GS Phạm Tất Dong-TS Lê Ngọc Hùng(đồng chủ biên)- Phạm Văn Quyết- Nguyễn Quý thanh- Hoàng Bá
Thịnh. NXB DHQG hà nội-1997(80)
2
GS Phạm Tất Dong-TS Lê Ngọc Hùng(đồng chủ biên)- Phạm Văn Quyết- Nguyễn Quý thanh- Hoàng Bá
Thịnh. NXB DHQG hà nội-1997(80)
Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Nguyễn Thành Toản


8
không quan trọng. Xã hội kiểu này thường có quy mô nhỏ, nhưng ý thức
cộng đồng cao, các chuẩn mực và luật pháp mang tính cưỡng chế.
1

Trong xã hội kiểu hữu cơ, mức độ và tính chuyên môn hoá chức
năng càng cao thì các bộ phận trong xã hội càng phụ thuộc gắn bó và
đoàn kết chặt chẽ với nhau. ở xã hội này có quy mô lớn, tự chủ cá nhân
được đề cao, các quan hệ xã hội chủ yếu mang tính chất trao đổi, được
pháp luật, khế ước kiểm soát và bảo vệ.
2

Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng luận thuyết chính của
E.Durkheim là đoàn kết xã hội để giải thích hiện tượng ly hôn ở huyện
bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc đang có xu hướng gia tăng.
Xã hội Việt Nam truyền thống, chịu ảnh hưởng rất lớn của tư tưởng
nho giáo, tính cưỡng chế của chuẩn mực xã hội rất cao. Xã hội luôn coi
trong người đàn ông, quyền hạn của người đàn ông trong gia đình và
ngoài xã là rất lớn. Ngược lại, người phụ nữ sống trong xã hội truyền
thống thường có rất ít quyền. Trong quan hệ hôn nhân và gia đình xã hội
cũng quy định như người đàn ông được phép lấy nhiều vợ, người phụ nữ
chỉ được phép lấy một chồng. Từ sự quy định của xã hội như vậy, cho

nên trong xã hội truyền thống ở nước ta, phụ nữ dù có khổ đến đâu, họ
vẫn phải theo chồng theo con, họ không được phép bỏ chồng, bỏ con. Xã
hội sẽ lên án và áp đặt những hình thức phạt rất hà khắc khi người phụ
nữ phạm phải những điều cấm kị của xã hội như ngoại tình, có con ngoài
giá thú, quan hệ tình dục trước hôn nhân vv. Từ sự quy định khác nhau
giữa đàn ông và phụ nữ như vậy, cho nên hiện tượng ly hôn trong xã hội
truyền thống ở Việt Nam không nhiều.

1
GS Phạm Tất Dong-TS Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên)- Phạm Văn Quyết- Nguyễn Quý Thanh- Hoàng Bá
Thịnh- NXB ĐHQG Hà Nội-1997(80)
2

2
GS Phạm Tất Dong-TS Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên)- Phạm Văn Quyết- Nguyễn Quý Thanh- Hoàng Bá
Thịnh NXB ĐHQG Hà Nội-1997(81)
Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Nguyễn Thành Toản


9
Trong xã hội hiện đại ở Việt Nam, pháp luật thừa nhận quyền bình
đẳng giữa nam giới và nữ giới trên mọi phương diện xã hội. Trong quan
hệ hôn nhân và gia đình cũng được quy định như vậy, quyền được kết
hôn và ly hôn của nam giới và nữ giới là như nhau. Người phụ nữ được
phép ly hôn khi họ thấy hôn nhân không còn ý nghĩa, họ được phép ly
hôn khi bị nam giới bạo hành.

6.1.2. Lý thuyết xung đột- cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu trong luận
văn
Theo quan điểm của Marx

Marx là người đã áp dụng một cách nhìn tổng quát để giải thích các
nhóm xã hội. Theo Marx chính trong quá trình phân công lao động xã
hội, mối quan hệ về mặt tư liệu sản xuất là vấn đề tất yếu để hình thành
các tầng lớp, giai cấp khác nhau. Vì chúng khác nhau về quyền sở hữu tư
liệu sản xuất dẫn đến sự phân hoá trong quá trình sản xuất và bất bình
đẳng là không thể tránh khỏi trong việc phân công sản phẩm xã hội và
mâu thuẫn nảy sinh từ đó. Vì thế Mác nói rằng mọi nguyên nhân đều có
nguyên nhân từ yếu tố kinh tế.
Sự khác nhau về quyền lợi kinh tế dẫn đến sự khác nhau về vị thế
xã hội và các quan hệ bất bình đẳng trong các giai cấp, các nhóm xã hội,
các cá nhân khi đó mâu thuẫn nảy sinh. Từ mâu thuẫn kinh tế chuyển
sang mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị, quyền lực là một chặng đường
không xa. Mâu thuẫn hoặc xung đột xuất hiện do bất bình đẳng trong các
giai cấp, các cá nhân trong xã hội, do mối quan hệ thống trị và bị trị.
Mâu thuẫn là động lực thúc đẩy quan hệ xã hội. Mâu thuẫn có mối liên
hệ mật thiết với các tổ chức xã hội mà ông gọi là các hình thái kinh tế xã
hội và xung đột không phải là cái gì khác nằm ngoài cơ cấu xã hội mà nó
Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Nguyễn Thành Toản


10
là kết quả của quá trình vận hành xã hội trên với tư cách là một hệ thống
có cấu trúc xác định.
Theo quan điểm của Dahrendorf
Dahrendorf cho rằng trong bất cứ một mô hình tổ chức xã hội như
thế nào thì quá trình xung đột là không thể tránh khỏi. Theo ông, muốn
giải quyết được xung đột trước tiên phải xây dựng được mô hình xung
đột. Trong xã hội có những loại mô hình xung đột cơ bản như xung đột
theo mô hình quyền lực, nó gắn liền với các quyền lợi chính trị của tầng
lớp thống trị trong xã hội. Loại thứ hai là xung đột mặt lợi ích hay kinh

tế, nó gắn liền với quyền lợi hay lợi ích, khả năng sử dụng những cơ
may vật chất, mô hình này liên quan tới toàn thể các thành viên trong xã
hội. Loại thứ ba là xung đột về mặt đạo đức, tinh thần, nó liên quan đến
cách cư xử giữa con người với nhau liên quan đến giá trị vật chất và tinh
thần, thẩm mỹ và tôn giáo.
Ông đưa ra các cách giải quyết các xung đột như: nếu xung đột về
mặt lợi ích kinh tế, phải lấy lợi ích kinh tế giải quyết; nếu xung đột về
mặt tinh thần và tôn giáo, phải lấy chính các yếu tố đó để giải quyết. Và
phải công khai hoá các xung đột, mức độ công khai hoá càng lớn thì tỷ
lệ giải quyết các xung đột càng nhanh.
Trong luận văn này, chúng tôi tiếp cận theo lý thuyết xung đột xã
hội để giải thích các nguyên nhân chính dẫn tới ly hôn ở huyện Bình
Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo quan điểm của Dahrendorf, bất cứ một mô hình xã hội nào
cũng xảy ra xung đột. Trong thiết chế gia đình, tồn tại rất nhiều quan hệ
xã hội khác nhau, nếu các thành viên của gia đình thực hiện các mối
quan hệ đó không thỏa mãn hay cân bằng về mặt lợi ích kinh tế, giá trị
tinh thần giữa họ, thì các quan hệ xã hội này có nguy cơ bị phá vỡ. Do
Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Nguyễn Thành Toản


11
vậy, khi có xung đột xã hội trong gia đình, các thành viên phải cùng
nhau trao đổi và công khai hóa các mâu thuẫn, và phải lấy chính những
giá trị mâu thuân để giải quyết các mâu thuẫn, chỉ có vậy mới giải quyết
được các xung đột trong thiết chế gia đình.
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Nguồn thông tin bao gồm các hồ sơ ly hôn tại toà án huyện Bình
Xuyên - Vĩnh Phúc. Số liệu thống kê của toà án trong các năm, cho phép

chúng tôi có thể tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, hậu quả của ly hôn trên
địa bàn nghiên cứu.
Phân tích 193 hồ sơ ly hôn, dựa trên các chỉ báo xã hội học của các
đối tượng ly hôn như tuổi, giới tính, nghề nghiệp, nguyên nhân ly hôn.
Trong đó tuổi giới tính, nghề nghiệp là các biến số độc lập, các nguyên
nhân dẫn tới ly hôn là biến số phụ thuộc.
6.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Cùng với việc phân tích các lý do mà các đương sự khai tại toà án
chúng tôi có tham khảo thêm ý kiến của người có quan hệ gần gũi với
đối tượng ly hôn để thấy rõ hơn nguyên nhân ly hôn. Ngoài ra, chúng tôi
còn tiến hành những cuộc phỏng vấn sâu đối với đối tượng ly hôn nhằm
thu thập thêm về nguyên nhân dẫn tới ly hôn phục vụ cho mục đích của
khoá luận này. Số lượng người được phỏng vấn 10, trong đó có 6 nữ và
4 nam.
VII. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG LÝ THUYẾT
7.1. Giả thuyết nghiên cứu
1. Phụ nữ ở Bình Xuyên- Vĩnh Phúc chủ động hơn nam giới trong
việc đứng đơn ly hôn vì ngày nay phụ nữ đã độc lập kinh tế với
chồng và có nhận thức cao hơn về quyền lợi của mình.
Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Nguyễn Thành Toản


12
2. Hiện tượng ly hôn ở huyện Bình Xuyên tập trung nhiều nhất ở độ
tuổi 30-40.
3. Sự xung đột về giá trị đạo đức, kinh tế và quyền lực trong những
gia đình ly hôn ở huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc bắt nguồn từ
những nguyên chính là ngoại tình và bạo lực

7.2. Khung lý thuyết











Các yếu tố tác động tới độ bền vững của gia đình gồm các yếu tố
chủ quan và khách quan. Các yếu tố khách quan chính là chính là các
điều kiện kinh tế xã hội liên quan tới môi trường sống, mức sống, chính
sách, luật pháp, phong tục, dư luận xã hôi… Các nhân tố chủ quan như
nghề nghiệp, tuổi, giới tính, trình độ học vấn của các cặp vợ chồng.
Hậu quả
pháp lý của
ly hôn
Hậu quả cá
nhân và xã
hội của ly
hôn
Yếu tố
khách quan
Yếu tố
chủ quan
Gia đình

Ly hôn


Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Nguyễn Thành Toản


13
Những yếu tố chủ quan và khách quan trên được xem như là những biến
số độc lập.
Các nguyên nhân ly hôn nảy sinh dưới tác động của các yếu tố chủ
quan và khách quan trên và chúng là những yếu tố phụ thuộc. Hậu quả
pháp lý và xã hội chính là hệ quả của ly hôn và chúng lại tác động trở lại
tới môi trường kinh tế xã hội và đời sống của mỗi cá nhân trong gia
đình.
Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Nguyễn Thành Toản


14

PHẦN THỨ HAI – NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC
KHÁI NIỆM
I. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1. Các nghiên cứu về ly hôn ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hiện tượng ly hôn ngày càng gia tăng, nhất là từ khi
đất nước bước vào thời kỳ đổi mới và chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Cụ thể
như sau:


Biểu đồ 1: Tình hình ly hôn ở Việt Năm từ năm 1992 đến 2006
Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.

Hiện tượng ly hôn gia tăng ở Việt Nam, đặc biệt trong những năm

gần đây đã tạo sự sự chú ý và thu hút mối quan tâm của các nhà nghiên
cứu.
Tình hình ly hôn của Việt Nam từ năm
1992 - 2006
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
70000
80000
1992
1995
1997
2000
2001
2002
2005
2006
Năm
Số vụ ly hôn
Thụ lý
Giải quyết
Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Nguyễn Thành Toản


15
Nghiên cứu chúng tôi đề cập đến là công trình nghiên cứu “Gia

đình phụ nữ thiếu vắng chồng” của Giáo sư Lê Thi (1996) đã dành một
phần quan trọng để phân tích về đời sống gia đình của những người phụ
nữ ly hôn, ly thân ở nông thôn và miền núi phía Bắc Việt Nam. Trong
công trình này, giáo sư Lê Thi đã phân tích về đời sống kinh tế và tình
cảm của các hộ gia đình sau ly hôn, ly thân. Đồng thời, tác giả cũng so
sánh gia đình phụ nữ thiếu vắng chồng với những gia đình đầy đủ cả vợ
và chồng. Tác giả chỉ ra một số nguyên nhân thực tế gây ra xung đột gia
đình và dẫn đến ly hôn mà không phải chỉ dựa vào lý do hình thức được
trình bày tại toà. Tác giả đã tóm tắt một số nguyên nhân chính như: kinh
tế khó khăn, ngoại tình, tính tình không hợp, mâu thuẫn mẹ chồng nàng
dâu, vv.
Nghiên cứu thứ hai được tiến hành bởi Trung ương Hội liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam năm 1994: “Nghiên cứu về quyền của phụ nữ trong
Luật hôn nhân và gia đình năm 1996 và việc thực hiện quyền đó".
Nghiên cứu này không những chỉ đánh giá về mức độ hiểu biết của phụ
nữ về quyền của họ được pháp luật quy định mà còn chỉ ra nguyên nhân
dẫn tới ly hôn qua nghiên cứu 517 hồ sơ ly hôn tại hai tỉnh Quảng Nam
Đà Nẵng và Vĩnh Phúc năm 1993 - 1994. Nghiên cứu này chỉ ra nguyên
nhân Tính tình không hợp nhau chiếm tỷ lệ cao nhất (20,5%), tiếp theo
là nguyên nhân “vợ chồng xa nhau” và “ngoại tình”.
Nghiên cứu thứ ba là “Ly hôn nghiên cứu trường hợp Hà Nội” của
tác giả Nguyễn Thanh Tâm, Nhà xuất Khoa học Xã hội, xuất bản năm
2002. Trong nghiên cứu này tác giả đã phân tích nguyên nhân dẫn tới ly
hôn và tác giả chỉ ra nguyên nhân “bất đồng quan điểm vợ chồng” là phổ
biến nhất. Ngoài ra, tác giả phân tích dư luận xã hội xung quanh tới vấn
đề này.
Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Nguyễn Thành Toản


16

Trong khi các đề tài nghiên cứu về ly hôn còn quá ít thì báo chí lại
cung cấp một nguồn thông tin khá dồi dào về tình hình ly hôn ở nước ta,
đặc biệt là trong các gia đình đô thị như báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí
Minh, Phụ nữ Việt Nam, Phụ nữ Thủ đô, báo điện tử vnexpress.net,
dantri.com.vn.
Trong các công trình nghiên cứu nêu trên chưa phân tích sâu tới đặc
điểm của ly hôn như: tuổi ly hôn, thời gian sống chung, sự khác biệt
giữa nghề nghiệp của vợ và chồng. Đây là những đặc điểm có ảnh
hưởng tới độ dài của hôn nhân. Vì thế, trong luận văn này, chúng tôi
muốn tập trung phân tích những đặc điểm khác biệt giữa vợ và chồng
dẫn tới ly hôn.

1.2. Các nghiên cứu về ly hôn trên thế giới
Theo thống kê của Viện Thống kê quốc gia Pháp - tính từ năm 1970
tới 1980 số vụ ly hôn tăng gấp ba lần. Và tới đầu những năm 1990 thì cứ
trong 100 đôi nam nữ kết hôn thì có 30 đôi ly hôn. Ở Thuỵ Điển, năm
1989 cả nước có 110.000 đám cưới, thì cùng trong năm có tới 18.000 vụ
ly hôn. Tức là cứ 16 đám cưới thì có 1 vụ ly hôn. Ở Na Uy: Vào năm
1993 có 100 người phụ nữ đã kết hôn thì có 13 người đã ly dị chồng.”
1

Hiện tượng ly hôn đã được đề cập nhiều và trở thành đối tượng
nghiên cứu của nhiều tác giả phương Tây. Cùng với quá trình công
nghiệp hoá hiện đại hoá, các mâu thuẫn gia đình ngày càng gia tăng. Qua
kết quả nghiên cứu các tác giả chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới
ly hôn: “Mức khó khăn về tài chính và sự chưa chín chắn trong tình cảm
có thể là yếu tố chính gây nên tỷ lệ ly hôn cao ở thanh niên hay tuổi kết
hôn quá sớm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc tăng tỷ lệ ly hôn”

1

www.divorcemag.com:10/8/2007
Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Nguyễn Thành Toản


17
Năm 1977, Robert Chester tập hợp số liệu ly hôn trên 11 nước Châu
Âu và phân tích nguyên nhân dẫn đến ly hôn. Ông nhấn mạnh các lý do
dẫn đến ly hôn rất đặc biệt và không giống nhau ở nước này so với nước
khác, nhưng có giá trị chung. Trong số những yếu tố liên quan đến sự
gia tăng tỷ lệ ly hôn, có những yếu tố rất dễ nhận biết như có thai trước
hôn nhân, tuổi kết hôn quá sớm. Có yếu tố khó đo đếm nhưng có giá trị
như: Khác tôn giáo, khác nguồn gốc gia đình tác động đến lối sống khác
nhau, chưa tìm hiểu kỹ trước khi kết hôn.
Để lý giải về hiện tượng ly hôn ngày càng tăng, Vilmox, Bác sĩ
tâm lý học tình dục người Hung-ga-ry đã đề cập đến “Thuyết trao đổi” -
trong quan hệ giữa người với người nói chung, trong hôn nhân nói riêng
diễn ra sự việc trao đổi các giá trị khác nhau từ giá trị vật chất tới các giá
trị của con người (nhan sắc, tri thức ). Mỗi người chuộng một hoặc
nhiều giá trị nhất định và tìm người có cái đó. Sự ưng thuận qua lại sẽ có
thể đạt được trong trường hợp cả hai phía cho rằng họ bổ xung và học
hỏi lẫn nhau và không ai cảm thấy được nhận ít hơn cho người kia. Sau
một thời gian họ không thấy ở người bạn nét đẹp mà trước kia họ tôn thờ
nữa, hôn nhân rơi vào khủng hoảng. Hay ông cho rằng “quan hệ tình dục
trước hôn nhân cũng là một nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng hôn
nhân.
1


II. Các khái niệm
2.1. Gia đình

“Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà
các thành viên của nó gắn với nhau bằng mối quan hệ hôn nhân, huyết
thống hoặc mối quan hệ nhận con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt

1
Lê Thi, Vấn đề ly hôn, nguyên nhân và xu hướng vận động. Tạp chí Xã hôI học, số 1 (57), năm 1997
Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Nguyễn Thành Toản


18
trách nhiệm, đạo đức với nhau, nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của các
thành viên, cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con
người”.
1

Con người, phần lớn được sống trong một nhóm gọi là gia đình.
Trong nhóm đó, con người lần đầu tiên được học về luật lệ, sự bất bình
đẳng, quyền lực, những giá trị, những chuẩn mực, ngôn ngữ, nhận dạng
tất cả các yếu tố khác tồn tại trong đời sống xã hội Gia đình là mối liên
hệ giữa vợ chồng và con cái. Mọi thay đổi lớn trong xã hội chắc chắn sẽ
ảnh hưởng tới cấu trúc và văn hoá của từng nhóm, từng gia đình. Gia
đình chính là một nhân tố đặt con người trong một hệ thống phân tầng,
đặt con người vào vị trị của mình trong hệ thống xã hội.

2.2. Hôn nhân
“Hôn nhân là sự liên kết giữa người đàn ông và người đàn bà trên
cơ sở tự nguyện, bình đẳng được thực hiện với sự tuân theo các quy định
của pháp luật hôn nhân và gia đình, nhằm để chung sống với nhau và xã
hội gia đình hạnh phúc, hoà thuận dân chủ”.
2


Trong xã hội, hôn nhân được coi như một thiết chế xã hội, là một
yêu cầu cần phải có đối với mỗi cá nhân, hôn nhân như là một nếp sống
cần phải theo, ý thức hôn nhân luôn tồn tại trong đầu óc của từng con
người thông qua sự xã hội hoá trong gia đình và ngoài xã hội.
Bên cạnh đó, người ta còn coi hôn nhân là một thiết chế xã hội, và
giống như mọi thiết chế xã hội khác, hôn nhân phải trải qua những thay
đổi trong lịch sử. Trong lịch sử phát triển của nhân loại đã xuất hiện
nhiều kiểu hôn nhân khác nhau, tuỳ thuộc vào nền văn hoá.

1
Phạm Tất Dong-Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biện)- Phạm Văn Quyết-Nguyễn Quý Thanh-Hoàng Bá Thịnh,
Xã hội học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội năm 1997(306)
2
Trường đại học Luật Hà nội,. 2002. Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Hà Nội: NXB công an
nhân dân
Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Nguyễn Thành Toản


19
Hôn nhân đòi hỏi những điều kiện nhất định (chẳng hạn như lứa
tuổi kết hôn, lấy người trong hay ngoài dòng họ ) thủ tục nhất định về
mặt pháp lý, tôn giáo. Hôn nhân chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế -
xã hội nhất là quan hệ sở hữu, hôn nhân cũng chịu ảnh hưởng mạnh của
các yếu tố truyền thống, phong tục tập quán, văn hoá.
Ở nước ta thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, phần lớn các cuộc
hôn nhân là sự gả bán của hai bên gia đình nhà chồng và gia đình nhà
vợ. Thông thường người con gái bị cưỡng ép lấy chồng, không có tình
yêu, thậm chí không biết mặt người mình sắp cưới làm chồng.
Trong thời kỳ hiện đại, sự cưỡng ép giảm đi nhiều và hôn nhân dựa

trên tình yêu dần dần được phổ biến, nhưng tác động của yếu tố ngoài
tình yêu còn khá mạnh (kết hôn vì tiền của, không kể tuổi tác, lấy người
nước ngoài vì danh vọng ). Tuy nhiên, “các cuộc hôn nhân khập khiễng
không thể là tế bào khoẻ cho xã hội”
1
. Việc chuyển từ hôn nhân cưỡng
ép sang hôn nhân tự nguyện dựa trên cơ sở tình yêu là biểu hiện của sự
khẳng định cá nhân con, người ngày càng lớn và là một tiến bộ xã hội.

2.3. Ly hôn
Nếu như kết hôn là sự kiện bình thường, là thời điểm bắt đầu của
hôn nhân, là bước khởi đầu cho việc tạo lập gia đình, thì ly hôn là mặt
bất bình thường, là sự tan vỡ các quan hệ hôn nhân và gia đình, hay nói
cách khác ly hôn là sự chấm dứt quan hệ hôn nhân và gia đình. “Ly
hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ - chồng khi hai người còn sống do một
bên yêu cầu hoặc do hai bên thuận tình, được toà án nhân dân công nhận

1
Tạp chí Hạnh phúc gia đình tháng 8 năm 2000
Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Nguyễn Thành Toản


20
bằng bản án xử cho ly hôn hoặc bằng quyết định thuận tình ly hôn. Nói
cách khác, ly hôn là việc làm chấm dứt quan hệ vợ - chồng trước pháp luật”
1

Trong xã hội truyền thống của Việt Nam, ly hôn bị coi là một điều
xấu xa về đạo lý. Ly hôn do người chồng và gia đình nhà chồng quyết
định. Trong xã hội hiện đại quyền tự do kết hôn cũng như quyền tự do ly

hôn được pháp luật bảo vệ.

2.4. Xung đột vợ chồng
Theo Simmel, nhà triết học, tâm lý học, xã hội học người Đức, các
cá nhân rất dễ xung đột với nhau, bởi vì khác với muôn loài, các cá nhân
sử dụng xung đột với tư cách là phương tiện, hình thức, phương thức để
đạt được mục tiêu
2
.
Xung đột giữa vợ – chồng có thể xảy ra khi cả vợ và chồng có quan
điểm đối ngược nhau nhưng lại được thừa nhận có cùng một mục tiêu,
mục đích .
Xung đột vợ chồng gắn liền với quyền lực của một trong hai vợ
chồng, khi người này muốn sử dụng quyền lực để áp đặt lợi ích của
mình đối với người kia.
Xung đột về mặt lợi ích hay kinh tế giữa vợ và chồng gắn liền với
quyền lợi hay lợi ích, khả năng sử dụng những cơ may vật chất giữa vợ
và chồng.
Xung đột vợ chồng cũng xuất hiện khi cách cư xử giữa hai vợ
chồng liên quan đến các giá trị khác nhau ảnh hưởng đến lợi ích (lợi ích
vật chất hoặc lợi ích về mặt tinh thần) của người kia.

1
Trường đại học Luật Hà nội, 2002. Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Hà Nội: NXB công an
nhân dân

2
Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội năm 2002
Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Nguyễn Thành Toản



21

CHƢƠNG II : THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
LY HÔN

I. MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Huyện Bình Xuyên nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Vĩnh Phúc,
được thành lập ngày 1 tháng 7 năm 1998, với diện tích 145,59 km
2

dân số 104.555 người, trong đó 54.791 nữ, 49.764 nam. Toàn huyện có
23.515 hộ gia đình
1

Cơ cấu hành chính của huyện bao gồm 11 xã và 2 thị trấn. Sau gần
mười năm thành lập, nền kinh tế của Bình Xuyên đang trên đà phát triển,
sản xuất công nghiệp ổn định, giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp
trên địa bàn tăng. Sản xuất công nghiệp và xây dựng cơ bản: Toàn
huyện có 109 doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đăng ký hoạt
động, trong đó có 62 doanh nghiệp đã hoạt động, với số vốn điều lệ là
430 tỷ đồng. Huyện có hai xã làng nghề là Thanh Lãng- làm mộc và
Hương Canh- làm gốm. Nông nghiệp phát triển toàn diện cả về trồng
trọt lẫn chăn nuôi. Trong quá trình phát triển kinh tế, các ngành nghề
mới đặc biệt được chú trọng, nghề truyền thống thu hút người lao động,
tạo việc làm có thu nhập cao.
Cùng với sự biến đổi chung của xã hội, các gia đình ở Bình Xuyên
cũng đang có những biến đổi như: sự gia tăng gia đình hiện đại (gia đình
hạt nhân) thay thế gia đình truyền thống (gia đình mở rộng). Tỷ lệ gia
đình hạt nhân ở Bình Xuyên chiếm khoảng 60 - 70%

2
. Sự thay thế của
gia đình hạt nhân trước gia đình truyền thống cho thấy những ưu điểm
của nó phù hợp với nhịp sống trong thời đại ngày nay. Hơn nữa tỷ lệ gia

1
Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2006
2
Báo cáo tổng kết năm 2006 của ủy ban dân số gia đình và trẻ em huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Nguyễn Thành Toản


22
đình hạt nhân tăng có nghĩa là quy mô gia đình giảm, quy mô gia đình
trung bình khoảng 4 -6 nhân khẩu.
Mức sinh trung bình của phụ nữ huyện Bình Xuyên cũng giảm
nhiều. Qua 5 năm thực hiện công tác dân số kế hoạch hoá gia đình của
huyện (2000-2004) cho thấy có 37/42 tổ phụ nữ không sinh con thứ ba,
tỷ lệ phát triển dân số là 1,2%.
1
Tuổi kết hôn trung bình cũng tăng hơn
so với trước năm 2000. Hiện nay, tuổi kết hôn trung bình của nam giới là
23,2 và nữ giới là 21,1 tuổi.
2

Sự biến đổi nền kinh tế, đô thị hóa nông thôn tại huyện Bình Xuyên
trong hơn mười năm qua đã kéo theo nhiều thay đổi trong gia đình.
Trước hết là những thay đổi về chức năng gia đình. Do mải chạy theo
kinh tế, nhiều gia đình đã sao nhãng những chức năng khác, trong đó có
việc chăm sóc, giáo dục con cái. Chức năng giáo dục của gia đình cũng

không còn giữ nguyên ý nghĩa ban đầu của nó. Giờ đây, gia đình đang
chuyển giao dần chức năng này cho xã hội. Thứ hai, vai trò giới trong
gia đình cũng có nhiều thay đổi. Quan niệm nam giới là người kiếm tiền
nuôi cả gia đình hiện nay không còn ảnh hưởng mạnh mẽ như trước.
Nền kinh tế thị trường tạo ra những cơ hội thuận lợi cho phụ nữ tham gia
vào các hoạt động xã hội khác nhau. Điều kiện kinh tế khiến cho họ
không còn phải phụ thuộc nhiều vào người chồng như trước kia nữa.
Thứ ba, sự phân công lao động xã hội tuy vẫn theo quan điểm truyền
thống, song nó cũng có những biến đổi khác: Người phụ nữ phải gánh
vác công việc gia đình và công việc ngoài xã hội nhiều như nam giới.
Tuy nhiên, không phải ở vị nào xã hội nào người phụ nữ cũng có được
tiếng nói quyết định. Bởi quan niệm về phụ quyền và gia trưởng vẫn
còn tồn tại ở nước ta.

1
Báo cáo tổng kết năm 2006 của ủy ban dân số gia đình và trẻ em huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc
2
Báo cáo tổng kết năm 2006 của ủy ban dân số gia đình và trẻ em huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Nguyễn Thành Toản


23

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÌNH TRẠNG LY HÔN QUA PHÂN TÍCH HỒ
SƠ LY HÔN
Trong những năm gần đây, tỷ lệ ly hôn trên địa bàn huyện Bình
Xuyên và tỉnh Vĩnh Phúc có xu hướng gia tăng. Số liệu các trường hợp
ly hôn do tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc thống kê trong ba năm 2004,
2005 và 2006 như sau:


Biểu đồ 2: Số vụ ly hôn ở tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Bình Xuyên

2.1. Nguyên đơn ly hôn

Biểu đồ 3: Nguyên đơn ly hôn

Số vụ ly hôn tại tỉnh Vĩnh Phúc và
huyện Bình Xuyên
0
200
400
600
800
1000
2004 2005 2006
Năm
Số vụ ly hôn
VÜnh Phóc
B×nh Xuyªn
Vợ
52,8%
Chồng
47,2%
Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Nguyễn Thành Toản


24
Biểu đồ 3 cho chúng ta thấy, trong 193 trường hợp ly hôn ở huyện
Bình Xuyên, tỷ lệ nữ đứng đơn cao hơn nam giới. Số nữ đứng đơn là
102 chiếm tỷ lệ 52,8% và số nam đứng đơn là 91 chiếm tỷ lệ 47,2%.

Qua phân tích tài liệu chúng tôi cũng thấy rằng, tình trạng nữ đứng
đơn cao hơn nam giới không chỉ xảy ra trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, mà
còn xảy ra ở một số tỉnh khác của cả nước.
Theo báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện luật hôn nhân và gia đình
(1986 - 1994) của Bộ tư pháp, tỷ lệ đứng đơn của phụ nữ tăng nhanh
một cách đáng kể. Nhiều địa phương, tỷ lệ phụ nữ đứng đơn thường
vượt quá 50% so với tổng số đơn. Tại Thái Bình và Lạng Sơn, có 50% tỷ
lệ nguyên đơn là nữ. Tại Quảng Nam - Đà Nẵng, Hoà Bình và Cần Thơ,
phụ nữ đứng đơn chiếm tỷ lệ 65% - 66%. Tại tỉnh Thanh Hoá có đến
73% người đứng đơn là phụ nữ. Trong số 903 trường hợp ly hôn ở
Thanh Trì từ 1988-1994, có 67% người vợ đứng đơn.
1
.
Trong xã hội truyền thống nước ta, những tư tưởng, giá trị và
chuẩn mực xã hội chịu ảnh hưởng rất sâu đậm của tư tưởng Nho giáo.
Những quy định của xã hội đã làm mất đi quyền bình đẳng giữa nam và
nữ.
Trong chế độ phong kiến, tư tưởng trọng nam khinh nữ, gia trưởng
rất phổ biến. Người phụ nữ sống trong thời kỳ này không có thực quyền.
Vị trí, vai trò của phụ nữ ít được xã hội coi trọng và thừa nhận. Nam giới
là người cai trị, nắm quyền quyết định trong gia đình cũng như ngoài xã
hội. Người phụ nữ luôn luôn phải phụ thuộc vào người đàn ông, “Tại gia
tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Trong cuốn "Việt Nam
phong tục" của Phan Kế Bính có viết: “Tục ta đi lấy chồng dù hay dở
sống chết thế nào cũng là người nhà chồng chỉ nương nhờ vào chồng
con chứ không ai khác nữa, vì lẽ ấy mà người đàn bà phải hết sức lo cho

1 báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện luật hôn nhân và gia đình (1986 - 1994) của Bộ tư pháp


×