Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

ctxh với người nghiện ma túy có hiv – thực trạng, nguyên nhân và hậu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.13 KB, 38 trang )

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
HỌC PHẦN: CTXH VỚI MẠI DÂM – MA TÚY – NGƯỜI CÓ HIV
Đề bài: (Đề số 8) CTXH với người nghiện ma túy có HIV – Thực trạng, nguyên
nhân và hậu quả. Kinh nghiệm/ mô hình can thiệp giảm tác hại đối với đối
tượng này. Là những nhân viên CTXH khi làm việc với thân chủ là đối tượng
trên cần có những kiến thức, kĩ năng gì? Áp dụng những phương pháp nào?
Họ và tên : Đinh Công Thưởng
Lớp : K59
Khoa : Công Tác Xã Hội
Giảng viên: Ths. Nguyễn Lê Hoài Anh
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay nền kinh tế xã hội đang từng ngày phát triển mạnh mẽ, thế giới đang
đi lên trong kỷ nguyên của khoa học công nghệ. Nền kinh tế thị trường đã mang lại
cho nhân loại những bước tiến kinh ngạc về tất cả mọi mặt. Tuy nhiên chính sự phát
triển mạnh mẽ đó lại kéo theo nhiều những mặt trái của xã hội, một trong số đó là tệ
nạn xã hội, mà trong đó phải nói đến đại dịch HIV/AIDS. Điều này đã gây ra rất nhiều
khó khăn cản trở quá trình phát triển của các quốc gia trên toàn thế giới.
HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng,
sức khoẻ con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc trên toàn
cầu, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội,
đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước. Kể từ khi loài người phát hiện trường
hợp nhiễm HIV đầu tiên trên thế giới, không lâu sau Việt Nam không phải là một
nước ngoại lệ đối với đại dịch này, cho đến nay Việt Nam đã hơn 20 năm đương
đầu và đối phó với một đại dịch HIV/AIDS, theo số liệu thống kê của “Ủy ban
Quốc gia phòng chống HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy mại dâm” đến
cuối năm 2010 cả nước có 183.938 người nhiễm HIV đang còn sống, trong đó có
44.022 người ở giai đoạn AIDS và kể từ đầu vụ dịch đến nay đã có 49.477 người
tử vong do HIV/AIDS. Qua các số liệu giám sát cho thấy dịch HIV/AIDS đã xuất
hiện ở 100% tỉnh, thành phố từ năm 1998, đến cuối năm 2010, 97,9% số quận,
huyện và trên 75,23%, số xã, phường có người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo.
PHẦN II: NỘI DUNG


I. TỔNG QUAN VỀ HIV/AIDS.
1. HIV/AIDS là gì?
Qua nhiều năm thế giới đấu tranh phòng chống đại dịch HIV/AIDS, thuật ngữ này
được hiểu như sau:
- HIV (human immunodeficiency virus) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải ở người. HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm
cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết
người.

Hình 1: Hình ảnh virus HIV
- AIDS (Acquired Immuno Deficiency Syndrom ) là giai đoạn cuối cùng của quá
trình nhiễm HIV được thể hiện bởi các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các
bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch dẫn đến tử vong. Thời gian từ khi nhiễm
HIV đến biến chuyển thành bệnh AIDS tùy thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn
dịch của từng người nhưng tựu chung lại trong khoảng thời gian trung bình là 5
năm
2. Tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới và khu vực châu Á.
Kể từ ca nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên từ năm 1981, cho đến nay loài
người đã trải qua hơn 30 năm đối phó với một đại dịch quy mô lớn, phức tạp, tính
đến cuối năm 2009, có 33,3 triệu người đang bị nhiễm HIV, tỷ lệ người nhiễm
HIV trong nhóm tuổi 15-49 là 0,8%. Riêng năm 2009 ước tính có 2,6 triệu người
nhiễm mới HIV và 1,8 triệu người tử vong do AIDS. So sánh với năm 1999, số
người nhiễm mới HIV đã giảm 21%. Báo cáo UNAIDS cũng ghi nhận tính cuối
năm 2009 đã có 33 nước có số ca nhiễm mới giảm, trong đó 22 nước khu vực cận
Saharan, Châu Phi. Tuy nhiên hiện vẫn còn 7 nước tỷ lệ nhiễm mới tăng trên 25%
khi so sánh giữa năm 1999 và 2009.
Tại châu Á, ước tính có khoảng 4,9 triệu người đang bị nhiễm HIV trong
năm 2009. Hầu hết dịch tại các quốc gia đã có dấu hiệu chững lại. Không có quốc
gia nào trong khu vực có dịch toàn thể. Thái Lan là nước duy nhất trong khu vực
có tỷ lệ hiện nhiễm gần 1% và xét một cách tổng thể, dịch ở nước này cũng có dấu

hiệu chững lại. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong số người trưởng thành là 1,3% trong
năm 2009, và tỷ lệ nhiễm mới đã giảm xuống còn 0,1%. Tại Cam-pu-chia, tỷ lệ
hiện nhiễm ở người trưởng thành giảm xuống còn 0,5% trong năm 2009, giảm từ
1,2% trong năm 2001. Song tỷ lệ hiện nhiễm HIV lại đang gia tăng ở những quốc
gia vốn có tỷ lệ hiện nhiễm thấp như Bangladesh, Pakistan (nơi tiêm chích ma túy
là hình thái lây truyền HIV chính) và Philippin. Về hình thái nhiễm mới HIV ở
châu Á, năm 2009 có 360.000 người mới nhiễm HIV, thấp hơn 20% so với
450.000 người năm 2001. Tỷ lệ nhiễm mới giảm hơn 25% tại các nước Ấn Độ,
Nepal và Thái Lan trong các năm từ 2001 đến 2009. Dịch cũng chững lại tại
Malaysia và Sri Lanka trong khoảng thời gian này. Tỷ lệ nhiễm mới tăng 25% ở
Bangladesh và Philippin từ 2001 đến 2009 dù dịch tại các nước này vẫn ở mức
thấp. Hình thái lây truyền HIV tại châu Á vẫn chủ yếu tập trung ở nhóm người
tiêm chích ma túy, người bán dâm, khách làng chơi, và nam quan hệ tình dục đồng
giới. Các hình thái nhiễm mới có thể rất khác nhau tại những quốc gia rộng lớn
như Ấn Độ. Khoảng 90% số người nhiễm mới HIV tại Ấn Độ được cho là đã lây
nhiễm từ việc quan hệ tình dục không an toàn, song việc thường xuyên có 2 hoặc
hơn 2 người sử dụng chung bơm kim tiêm mới là hình thái lây truyền HIV chính
tại các bang đông bắc của quốc gia này.
II. THỰC TRẠNG HIV/AIDS Ở VIỆT NAM
1. Tổng quan về tình hình HIV/AIDS ở Việt Nam
Dịch HIV/AIDS đã xẩy ra ở phần lớn các khu vực địa lý khác nhau trên
toàn quốc, thời gian xuất hiện và hình thái dịch ở các khu vực địa lý cũng khác
nhau rất lớn. Dịch HIV có thể xẩy ra ở Việt Nam cuối những năm 1980, lây qua
những người nước ngoài đến Thành phố Hồ Chí Minh hoặc đến những tỉnh biên
giới khu vực tây nam, sau đó dịch xảy ra rất nhanh ở các tỉnh khu vực đông nam
bộ, tiếp đến các tỉnh khu vực đông bắc. Trong thập kỷ qua, dịch phát triển nhanh
nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc như các tỉnh Thái Nguyên, Điện Biên, Sơn La và
Yên Bái. Trước năm 2000 dịch chủ yếu tập trung ở các khu vực thành thị, nhưng
hiện nay dịch đã xẩy ra hầu hết cả nước, kể cả ở cả các khu vực vùng sâu, vùng xa,
vùng núi, vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên dịch HIV/AIDS vẫn chủ yếu tập trung

trung trong nhóm nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm và nhóm người tình dục
đồng giới nam. Trong tổng số người được xét nghiệm phát hiện HIV dương tính,
người nghiện chích ma túy chiếm khoảng 70%, phụ nữ bán dâm chiếm khoảng 5%,
còn lại là đối tượng khác. Đường lây truyền HIV/AIDS ở Việt Nam chủ yếu lây
truyền qua tiêm chích chung ma túy, hình thái nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS ở mỗi
vùng khu vực cũng có sự khác biệt nhau, trong khi phần lớn các khu vực trong cả
nước dịch chủ yếu lây truyền do tiêm chích chung ma túy, các tỉnh khu vực đồng
bằng sông cửu long sự lây truyền HIV chủ yếu do truyền qua đường tình dục, đặc
biệt là các tỉnh khu vực biên giới tỷ lệ người nhiễm HIV cho biết lây truyền qua
đường tình dục cao nhất. Tuy nhiên, xu hướng do lây truyền qua đường tình dục có
nguy cơ gia tăng trong những năm gần đây, tỷ lệ người nhiễm HIV trong tổng số
người nhiễm HIV phát hiện hằng năm cho biết bị lây truyền qua đường tình dục
tăng từ 12% năm 2004 lên 29% năm 2010. Nhiều bằng chứng cho thấy tỷ lệ phụ
nữ bán dâm nghiện chích ma túy và tỷ lệ nam quan hệ tình dục đồng giới nghiện
chích ma túy gia tăng làm tăng nguy cơ lây truyền qua đường tình dục từ nhóm này
sang các loại bạn tình của họ, do đó số người nhiễm HIV do lây truyền qua đường
tình ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn so với các năm trước đây.
Đánh giá chung về tình hình dịch HIV/AIDS cho thấy dịch HIV/AIDS
không tăng nhanh như trước những năm 2005, về cơ bản đã khống chế tình hình
dịch HIV/AIDS ở đa số địa phương và các nhóm dễ bị cảm nhiễm HIV/AIDS, số
người nhiễm HIV/AIDS mới phát hiện đã giảm liên tục 3 năm gần đây, phần lớn
người nhiễm HIV mới phát hiện chủ yếu tập trung trong nhóm nguy cơ cao. Tuy
nhiên dịch HIV/AIDS vẫn còn diễn biến phức tạp, hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV
trong nhóm dễ bị cảm nhiễm HIV vẫn ở mức độ cho phép khả năng tạo ra mức độ
lây nhiễm HIV cao, tuy số người nhiễm HIV phát hiện được giảm liên tiếp 3 năm
gần đây, nhưng chưa đủ thời gian đảm bảo bền vững.
2. Thực trạng HIV/AIDS ở Việt Nam
Tính đến ngày 31/8/2008, tổng số trường hợp nhiễm HIV trên toàn quốc
là 132.048 người; số bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn AIDS là 27.579
người; số ca tử vong do nhiễm HIV là 40.717 người. Dịch đã lan rộng 100%

tỉnh/thành phố, 97,37% quận/huyện và 67,48% xã/phường, trong đó, các
tỉnh/thành phố có tỷ lệ người nhiễm HIV hiện đang còn sống cao nhất là Thành
phố Hồ Chí Minh có 31.917 người, Hà Nội có 13.447, Hải Phòng 6.161 người,
Sơn La 5.080 người. Hiện nay, diễn biến dịch ngày càng phức tạp hơn, số người
chuyển sang giai đoạn AIDS và sẽ tử vong có xu hướng tăng nhanh. Tỷ lệ
nhiễm trung bình trên toàn quốc là 28,6% với các tỷ lệ khác nhau ở các
tỉnh/thành phố. Một số tỉnh có tỷ lệ nhiễm trung bình cao như Quảng Ninh
54,5%; Thành phố Hồ Chí Minh 47,6%; Hải Phòng 46,25%; Cần Thơ 45,0%;
Thái Nguyên 40,75% và Điện Biên 36,83%
Phần lớn trường hợp nhiễm HIV ở Việt Nam nằm trong độ tuổi trẻ từ 20-
39 tuổi chiếm 83,39%, trong đó số người nhiễm HIV từ 20-29 tuổi chiếm
52,20%; từ 30-39 chiếm 31,19%. Tỷ lệ nhiễm ở độ tuổi từ 40-49 tuổi chiếm
8,05% và trên 50 tuổi chiếm 1,75%. Nhiễm HIV ở lứa tuổi vị thành niên từ 14-
19 tuổi chiếm 4,22%, các trường hợp nhiễm ở trẻ em dưới 13 tuổi chiếm 1,78%.
ở nước ta, HIV chủ yếu qua con đường tiêm chích ma tuý không an toàn. Đầu
những năm 90, có tới 80% người nhiễm HIV là do tiêm chính ma tuý, đến cuối
những năm 90 tỷ lệ này tuy có giảm xuống song vẫn còn khoảng 70%. Đến nay,
số người nhiễm HIV do tiêm chính ma tuý giảm xuống còn 44,35%.
Tuy nhiên theo số liệu thống kê tính đến ngày 30/06/2012 số lượng người
có HIV còn sống trên cả nước là 204.019 người trong đó có đến 58.569 người là
đang trong giai đoạn AIDS chiếm 28,7%.
Tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2012 cả nước ta đã phát hiện số trường
hợp nhiễm HIV mới là 5.927 người, số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS
là 2.118 người.
Có sự khác biệt lớn về thời gian xuất hiện dịch HIV tại các địa phương.
Dịch HIV xuất hiện đầu tiên ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số nơi thuộc
vùng Đông Bắc, trong khi các vùng miền khác của đất nước, dịch mới xuất hiện
gần đây. Sự khác biệt này đã đưa đến thực tế là các ca nhiễm HIV tập trung theo
vùng địa lý, tại một số tỉnh và các thành phố lớn, nơi có dịch chủ yếu xảy ra
trong các nhóm tiêm chích ma tuý, mại dâm, tình dục đồng giới. Lây nhiễm có

liên quan đến sử dụng ma tuý tập trung chủ yếu tại các tỉnh thành lớn phía Bắc
như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn và Hà Nội. Tại các tỉnh phía Nam, lây
nhiễm HIV lan nhanh theo 2 đường lây song hành: lây nhiễm qua đường tình
dục khác giới và tiêm chích ma tuý. Các tỉnh gần hoặc giáp biên giới với
Campuchia như An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ có tỉ lệ lây nhiễm HIV qua
quan hệ tình dục khác giới rất cao. Có thể đưa ra một vài dẫn chứng cụ thể như
sau:
• Tại tỉnh Nghệ An:
Tính đến hết tháng 7 năm nay, Nghệ An có 6.329 người nhiễm HIV, trong
đó có 3.457 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Trong 5 năm trở lại đây,
toàn tỉnh có trên 1.990 trường hợp đã tử vong do căn bệnh thế kỷ này. Các trường
hợp nhiễm HIV được phát hiện nhiều nhất thuộc nhóm tiêm chích ma tuý chiếm
85,67%, nhóm tuổi nhiễm HIV nhiều nhất từ 20 - 39 tuổi. TP Vinh và một số
huyện miền núi như Quế Phong, Tương Dương, Quỳ Châu là những địa phương
có số người nhiễm HIV/AIDS nhiều nhất.
• Tại tỉnh Tây Ninh:
Theo thống kê của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Tây Ninh, tính
đến tháng 6 năm 2012, luỹ tích số người nhiễm HIV tại Tây Ninh là 2.778 người,
trong đó có 2.045 nam, 733 nữ. Hình thái lây nhiễm HIV ở Tây Ninh vẫn tập
trung vào nhóm người nghiện chích ma tuý và nhóm hoạt động mại dâm.
• Tại tỉnh Đồng Tháp
Tính đến nay, số người nhiễm HIV tại tỉnh Đồng Tháp được phát hiện
khoảng 5.243 người. Trong đó, có 1.899 trường hợp chuyển sang AIDS, có 843
người bị tử vong vì căn bệnh thế kỷ. Con số này cho thấy tình trạng lây nhiễm
HIV/AIDS vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong cộng đồng.
• Tại TP Hải Phòng
Tình hình nhiễm HIV/AIDS: Tính đến ngày 30/7/2012, số trường hợp
nhiễm HIV hiện còn sống là 10.174 người, số bệnh nhân AIDS hiện tại là 5.872
người, số bệnh nhân AIDS đã tử vong là 3.244 trường hợp. So với tháng 7/2011:
Số người nhiễm HIV giảm 12, số bệnh nhân AIDS giảm 10, số tử vong do AIDS

giảm 01 trường hợp.
• Tại tỉnh Thái Nguyên:
Tính đến ngày 31/10/2012, luỹ tích số người nhiễm HIV được quản lý là
8.657 trường hợp , đã tử vong do AIDS 1.808 trường hợp. Hiện tại còn 6.849
người đang sống chung với HIV ở cộng đồng trong tỉnh, ngoài tỉnh và trong các
cơ sở giáo dưỡng nhân phẩm; trong đó có 3.968 người đã chuyển sang giai đoạn
AIDS. Người nhiễm chủ yếu ở lứa tuổi 20 - 40 (chiếm 83,4%) và nguyên nhân
chủ yếu do tiêm chích ma tuý (chiếm gần 60%). Thái Nguyên hiện là một trong
10 tỉnh, thành phố có số người nhiễm HIV/AIDS đứng đầu của cả nước, tỷ lệ hiện
nhiễm của tỉnh là 565 trường hợp/100.000 dân.
• Tại Tỉnh Quảng Ninh:
Tính đến nay, tỉnh Quảng Ninh có khoảng hơn 3.300 người có HIV, với tỉ
lệ nhiễm thuộc vào các địa phương có tỉ lệ cao nhất cả nước 332/100.000 dân.
Thống kê, tất cả các huyện thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đều có người nhiễm
HIV.
• Tại tỉnh Yên Bái:
Với hơn 4.200 trường hợp, Yên Bái là một trong 5 tỉnh có tỷ lệ người
nhiễm HIV/AIDS cao nhất cả nước – khoảng 442/100.000 dân…
Biểu đồ1 . Tỷ lệ % số xã/phường, quận/huyện và tỉnh/ thành phố báo cáo
có người nhiễm HIV.
Như vậy nhìn vào các số liệu thống kê ở trên có thể thấy, số lượng người
có HIV vẫn còn khá cao. Tuy nhiên tỉ lệ nhiễm HIV từ năm 2005 cho đến nay
trên địa bàn toàn quốc có dấu hiệu chững lại – Một tín hiệu đáng mừng cho công
tác phòng chống HIV/AIDS trên cả nước.
Tỉ lệ nhiễm HIV ở các đối tượng là hoàn toàn khác nhau.Thực tế cho thấy
hiện nay số người nhiễm HIV trên toàn quốc có đến khoảng 70% là người
nghiện ma túy. Đây là nguyên nhân, là con đường cơ bản dẫn đến sự lây truyền
HIV thông qua việc sử dụng chung bơm kim tiêm Chính điều này làm cho
công tác phòng chống HIV/AIDS càng trở nên gặp nhiều khó khăn hơn.
ST

T
CÁC ĐỐI TƯỢNG
TỶ LỆ NHIỄM(%)
Năm 2010 Năm 2011
1 Nghiện ma túy 76 70
2 Gái mại dâm 18,5 16
3 Bệnh nhân mắc bệnh lây truyền qua đường
tình dục
8,9 8,5
4 Thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự 3,4 2,5
Bảng 1: Tỷ lệ nhiễm HIV ở một số đối tượng.
Hình 2:Tiêm chích ma túy
Hiện nay, cả nước có khoảng 170.000 người nghiện ma túy, tăng 7,7% so
với cùng kỳ năm trước, điều đó đồng nghĩa với việc gia tăng người nhiễm HIV.
Tệ nạn này xuất hiện ở tất cả 63 tỉnh thành trong cả nước, trong đó các tỉnh
thành có tỷ lệ cao như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Ninh,
Yên Bái, Tây Ninh, Hải Phòng, Điện Biên và cũng chính những địa phương
này có tỷ lệ người nhiễm HIV cao nhất cả nước. Tình hình tệ nạn ma túy diễn
biến phức tạp khó lường, các đối tượng sử dụng, buôn bán chất ma túy ngày
càng tinh vi thủ đoạn, bất chấp những hậu quả khôn lường có thể xảy ra, chính
điều đó kéo theo sự gia tăng của dịch HIV/AIDS và nhiều tệ nạn xã hội khác.
III. NGUYÊN NHÂN
1. Nguyên nhân từ các cá nhân.
Người nghiện ma túy nhiễm HIV ngày càng gia tăng là do phần nguyên
nhân lớn tư chính các cá nhân trong cộng đồng xã hội.
- Do độ tuổi chủ yếu của tượng này là giới trẻ thanh niên nên rất nhiếu cá
nhân ăn chơi đùa đòi, thích thể hiện cá tính, thiếu hụt kĩ năng sống, kĩ năng
đương đầu với những khó khăn, nên xa vào con đường ma túy từ đó dẫn
đén HIV/AIDS.
- Sự thiếu hiểu biết các kiến thức cơ bản về tệ nạn xã hội nói chung và ma

túy, HIV/AIDS nói riêng. Theo số liệu điều tra của Bộ Công an, có đên
trên 30% thanh niên nghiện ma túy được hỏi đến nói răng họ không có kiến
thức gì về vấn đề này.Đây là vấn đề rất đáng lo ngại, bởi chính điều này
làm cho các cá nhân dễ bị lôi kéo dụ dỗ bởi các đối tượng xấu ngoài xã hội.
- Không có ý thức trong việc bảo vệ phòng ngừa cho bạn bè người thân, hay
muốn trả thù đời cũng là nguyên nhân gây nên sự gia tăng về tình trạng
nghiện ma túy nhiễm HIV
2. Nguyên nhân từ phía gia đình – nhà trường.
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi của mỗi cá nhân, nhưng khi gia
đình không thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình thì sẽ là rất nguy hiểm
và đây chính là một trong hững nguyên nhân gây nên nhiều số lượng người
nghiện ma túy nhiễm HIV.
- Gia đình bất hòa xảy ra nhiều mâu thuẫn khiến cá nhân cảm thấy chán
trường, muốn tìm đến sự giải tỏa và khi đó nếu không có sự hỗ trợ từ gia
đình họ sẽ rất rễ bị lao vào các tệ nạn xã hội.
- Gia đình quá chú trọng đến làm ăn phát triển kinh tế, mà không quan tâm
chăm lo con cái để mặc cho tự do cũng là một nguyên nhân nữa. Khá
nhiều đối tượng nghiện ma túy, nhiễm HIV là con của các gia đình khá giả
có điều kiện.
- Gia đình không có phương pháp giáo dục con cái hợp lý, khi thì quá cứng
nhắc khuôn mẫu, gò ép không cho con cái có quyền được thể hiên cá nhân
mình, khi thì dễ dãi nuông chiều con cái quá mức.
- Nhiều nhà trường tại các địa phương chưa chú trọng đến giáo dục ý thức
pháp luật, còn buông lỏng trong công tác quản lý học sinh, sinh viên.
- Chưa có biện pháp can thiệp kịp thời khi xảy ra các tệ nạn xã hội trong
trường học.
- Chưa có sự phối hợp đồng bộ chặt chẽ giữa nhà trường, các cơ quan chính
quyền địa phương và gia đình
3. Nguyên nhân từ xã hội.
- Xã hội đi lên phát triển nền kinh tế thị trường nhưng chưa kìm chế những

mặt trái của nó gây gia tăng các tệ nạn xã hội mà trong đó nghiêm trọng
nhất vẫn là nghiên ma túy và HIV.
- Nhiều bộ phận người dân không có ý thức, hiểu biết về ma túy, HIV, còn
quá nhiều sự kì thị dành cho người nghiên, người có HIV.
- Chưa hiệu quả trong việc thực hiện công tác phòng chống tệ nạn xã hội.
- Các vấn đế về tệ nạn xã hội còn quá nhiều nhức nhối, tiêm chích ma túy,
mại dâm, quan hệ tình dục đồng tính còn nhiều nên vấn đề HIV còn rất
nan giải. Số liệu điều tra cho thầy con đường lây truyên HIV chiếm chủ
yếu là qua quan hệ tình dục. Các cô gái mại dâm trung bình mỗi ngày tiếp
và quen 20-23 khách lạ, trong khi đó họ chỉ có khoảng 7-8 lần sử dụng bao
cao su trong các lần quan hệ tình dục
- Các ngành chức năng đặc biệt là y tế còn yêu kém gây khó khăn trong công
tác phòng ngừa. Các bà mẹ có HIV chưa có kiến thức để được chăm sóc
sức khỏe, phòng ngừa lây truyền từ mẹ sang con.
- Thiếu hụt nhân lực trong các chương trình, công tác phòng chống tệ nạn xã
hội nói chung và phòng chống HIV/AIDS nói riêng.
- Kinh phí tài chính đầu tư cho phòng chống HIV còn nhiều khó khăn.
- Chưa có sự phối hợp đồng bộ chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, ban
ngành đoàn thể trong cộng đồng từ trung ương tới địa phương nên hiệu qua
phòng chống tệ nạn xã hội, HIV/AIDS chưa đạt hiệu quả cao.
IV. HẬU QUẢ.
1. Hậu quả cho cá nhân.
Dịch HIV/AIDS, tệ nạn ma túy không trừ một ai nếu chúng ta không biết
cách phòng tránh. Người nhiễm HIV/AIDS phải chịu những hậu quả hết sức nặng
nề:
- Trước tiên là vấn đề sức khỏe, khi nhiễm phải virus HIV bệnh nhân sẽ ảnh
hưởng rất nhiều đến sức khỏe thể chất. Theo sự phát triển của virus
HIV,nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách Hiv sẽ nhanh chóng
chuyển sang giai đoạn cuối AIDS.


Hình 3: Một bệnh nhân HIV/AIDS.
- Thứ hai là vấn đề tâm lý, người nghiện ma túy thường đã có những vấn đề
tâm lý bất thường nếu có thêm HIV trong người họ càng gặp nhiều khó
khăn về tâm lý hơn, sự hụt hẫng, đau khổ, suy sụp về tâm lý là điều thường
gặp nhất ở các đối tượng nhiễm HIV. Điều này cũng là một phần kéo theo
sự ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Thứ ba là vấn đề đạo đức, nghiện ma túy có HIV làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến đạo đức lối sống của mỗi cá nhân, đạo đức suy thoái, không coi
trọng giá trị của chính bản thân mình và cả những người thân trong gia
đình và ngoài xã hội.
- Thứ tư là vấn đề việc làm, do còn nhiều hạn chế trong cách nhìn nhận nên
những người có HIV thường mất hay không có việc làm hoặc việc làm có
thu nhập rất thấp. Điều nay gây ra rất nhiều khó khăn cho kinh tế của mỗi
cá nhân, làm cho họ càng trở nên kiệt quệ hơn
2. Hậu quả cho gia đình.
Mỗi cá nhân đều là một thành viên của môt gia đình, nếu cá nhân bị nhiễm
HIV sẽ chịu hậu quả nghiêm trọng không chỉ ở bản thân mà còn để lại cho gia
đình những hậu quả nặng nề.
- Gây ảnh hưởng thậm chí kiệt quệ nền kinh tế của mỗi gia đình.
- Gây ra sự xáo trộn tình cảm, mất đoàn kết giữa các thành viên trong gia
đình, xung đột dẫn đến bạo lực, bạo hành trong gia đình. Thực tế cho thấy
đã xảy rất nhiều câu chuyện đau lòng, thương tâm: Con trai có HIV bị
nghiện khi lên cơn đã giết cả mẹ đẻ của mình, Chồng đánh đập vợ trẻ giết
con nhỏ chỉ để được thỏa mãn sự lôi kéo của nàng tiên nâu
- Người nghiện có HIV thậm chí còn bị chính gia đình xa lánh, kì thị, phân
biệt. Dòng họ coi đó là nghịch tử, làm ảnh uy danh của dòng tộc Đây là
một trong những vấn đề quan trọng cân có sự hỗ trợ can thiệp của chính
quyền địa phương, cơ quan chức năng và nhân viên CTXH. Bởi những
người nghiện ma túy có HIV rất cần nhận được tình yêu thương sự quan
tâm của gia đình người thân.

- Hậu quả nghiêm trọng nhất cho gia đình có thể kể đến đó là sự lây nhiễm
căn bệnh cho các thành viên trong gia đình. Đã có nhiều trường hợp sau khi
chồng đi làm xa về bị lôi kéo nghiện ngập, mang trong mình HIV mà
không hay biết rồi sau đó lại truyền cho vợ cho con. Chính vì thế đã có
nhiều trường hợp cả gia đình bị nhiễm HIV.

Hình 4: Tình cảnh gia đình có Bố và Mẹ bị nghiện và nhiễm HIV.
3. Hậu quả cho xã hội.
Nghiện ma túy và HIV là 2 vấn đề khác nhau mà hậu quả của nó gây ra cho xã
hội là hết sức nghiêm trọng, hậu quả tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Nay
đề cập ở vấn đề người nghiện ma túy có HIV có thể thấy được những hậu quả sau:
- Nghiện ma túy và HIV gây sự cản trở lớn cho sự phát triển của nền kinh tế xã
hội.
- Đối tượng có HIV chủ yếu nằm trong độ tuổi lao động, những nhân lực chính
của xã hội, khi bị nhiễm HIV, bị chết do AIDS sẽ ảnh hưởng đến kinh tế gia
đình, cộng đồng và cả đất nước, làm gia tăng tỷ lệ đói nghèo trên cả nước.
- Càng ngày càng gia tăng tỷ lệ người nghiện nhiễm HIV nên chi phí cho công
tác phòng chống ma túy HIV/AIDS là rất cao.
- Ảnh hưởng lớn đến hệ thống y tế, bởi hiện nay hệ thống y tế nước ta vẫn chưa
đáp ứng đủ cho nhu cầu của tất cả các bệnh nhân trong khi đó nhiều người dân
còn có thái độ kì thị với người có HIV.
- Gây ra tâm lý bất ổn trong xã hội, tạo nên nhiều dư luận không tốt trong cộng
đồng, gây ra nhiều mâu thuẫn trong xã hội.
- Nghiện có HIV sẽ làm giảm tuổi thọ trung bình của cả nước, tăng tỷ lệ chết trẻ
sơ sinh, chết sản phụ… tăng tỷ lệ trẻ em mồ côi, làm ảnh rất lớn đến chất lượng
nòi giống của dân tộc.
- Nghiện ma túy, HIV còn kéo theo rất nhiều tệ nạn xã hội khác: mại dâm, buôn
bán ma túy, cờ bạc… chính vấn đề này làm cho tình hình diễn biến của
HIV/AIDS càng trở nên khó lường, gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác
phòng chống HIV/AIDS. Thậm chí nhiều cơ quan chức năng còn nói “bó tay”

với người nghiện có HIV bởi công tác quản lý găp quá nhiều khó khăn.
- Nghiện ma túy có HIV còn gây ra những “thảm cảnh hàng loạt” cho cộng đồng.
Minh chứng cho điều này, Xã Yên Phong huyện Ý Yên tỉnh Nam Định có đến
16 người có HIV trong đó 3 người đã chuyển sang giai đoạn AIDS và hơn 30
người nghiện ma túy.
- Nghiện ma túy, HIV còn mang đến những hậu quả nặng nề trong trường học.
Hiện nay theo điều tra đã có rất nhiều trường Cao đẳng, đại học, trường THPT
có học sinh sinh viên mắc nghiện và nhiêm HIV. Tỷ lệ này có thể kể đến một số
địa phương như: Thái Nguyên. Quảng Ninh, Điện Biên, Nghệ An, TP. Hồ Chí
Minh… Điều này gây nên những hậu quả hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn
đến chất lượng giáo dục của quốc gia…
- Gây ra sự mất ổn định an ninh trật tự xã hội, mang nhiều mối nguy hại cho cộng
đồng… Chính ma túy, HIV/AIDS gây nên sự kỳ thị, hắt hủi xa lánh trong cộng
đồng, bởi trình độ nhận thức về vấn đề này chưa thực sự sâu sắc.
- Tạo nên hệ lụy xấu cho nền văn hóa nước nhà. ảnh hưởng nghiêm trọng nền
chính trị quốc gia.
V. NHỮNG GIẢI PHÁP CẦN THỰC HIỆN TRONG CÔNG TÁC
PHÒNG CHỐNG MA TÚY, HIV/AIDS.
Trong quá trình nghiên cứu, xin được đưa ra những giải pháp để góp phần nâng
cao hiệu quả trong công tác phòng chống ma túy, HIV/AIDS.
A. CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VÀ XÃ HỘI
1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyền các cấp đối với công tác
phòng, chống HIV/AIDS
1.1. Tăng cường sự Lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS
- Tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của các cấp uỷ Đảng trong lãnh đạo,
chỉ đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS. Các cấp uỷ Đảng thường xuyên theo
dõi, đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo đưa công tác phòng, chống HIV/AIDS trở thành
mục tiêu ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế -xã hội.
- Đánh giá 10 năm thực hiện Chỉ thị 54 của Ban Bí thư, Kết luận 27 của Ban
Bí thư và xây dựng, trình Nghị quyết của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo

công tác phòng chống HIV/AIDS;
- Ban hành các văn bản, chỉ thị của các cấp uỷ Đảng chỉ đạo công tác phòng,
chống HIV/AIDS. Đưa công tác phòng, chống HIV/AIDS vào nội dung thảo luận ở
các kỳ Đại hội và các văn kiện, nghị quyết và chiến lược phát triển kinh tế, xã hội
của Đảng.
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động đội ngũ lãnh đạo
và các Đảng viên trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.
- Phát huy tính chủ động của mỗi cán bộ Đảng viên trong công tác phòng,
chống HIV/AIDS. Đưa giáo dục phòng, chống HIV/AIDS thành một trong những
nội dung thường kỳ của các cuộc họp chi bộ.
1.2. Tăng cường chức năng kiểm tra, giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân
dân các cấp đối với công cuộc phòng, chống HIV/AIDS
- Khẳng định vai trò và nhiệm vụ của Quốc hội trong việc xây dựng và sửa
đổi các văn bản luật bảo đảm tiếp cận phổ cập, bảo đảm bình đẳng giới, bảo đảm
quyền con người trong phòng, chống HIV/AIDS và bảo đảm đầu tư ngân sách tạo
sự phát triển bền vững của chương trình phòng, chống HIV/AIDS.
- Tăng cường chức năng kiểm tra, giám sát của Quốc hội, các Uỷ ban, Hội
đồng dân tộc của Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội và từng đại biểu Quốc hội cũng
như hội đồng nhân dân các cấp đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị các cấp về việc
thực hiện các nhiệm vụ, các quy định của Luật phòng, chống HIV/AIDS và các bộ
luật khác có liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS.
- Tăng cường vai trò của Quốc hội trong việc thực hiện cam kết chính trị
quốc gia với Đại hội đồng Liên hợp quốc về tăng cường đối phó của quốc gia với
đại dịch HIV/AIDS, đảm bảo các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và hướng tới
tầm nhìn không có người nhiễm mới HIV, không có người tử vong do AIDS và
không còn phân biệt kỳ thị.
- Phát huy vai trò của Hội đồng nhân dân các cấp về việc tăng cường công
tác giám sát hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương, bảo đảm định kỳ
hàng năm, công tác phòng, chống HIV/AIDS được báo cáo tại các kỳ họp của hội
đồng nhân dân các cấp, hoạt động phòng, chống HIV/AIDS phải được đưa cụ thể

hoá trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
1.3. Tăng cường sự chỉ đạo, điều hành của Chính quyền các cấp trong tổ
chức thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS
- Chính phủ tăng cường chỉ đạo và coi công tác phòng, chống HIV/AIDS là
một trong các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; tăng cường chỉ đạo
các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp tích
cực triển khai các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS; tổ chức các cuộc họp định
kỳ nghe báo cáo về HIV/AIDS để có sự chỉ đạo kịp thời.
- Tăng cường sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân các cấp đối với công tác
phòng, chống HIV/AIDS, coi công tác phòng, chống HIV/AIDS là một trong các
nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Lồng ghép các hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS vào các chương trình xoá đói, giảm nghèo; ưu tiên cho
vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
- Uỷ ban nhân dân các cấp bảo đảm đầu tư thích hợp về kinh phí, nhân lực,
vật lực và tăng cường về tổ chức bộ máy cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.
- Ủy ban nhân dân các cấp theo dõi chặt chẽ và có kế hoạch đẩy mạnh các biện
pháp phòng, chống HIV/AIDS trong đó chú ý đẩy mạnh áp dụng các biện pháp, kỹ
thuật mới của thế giới vào công tác phòng, chống HIV/AIDS được đưa vào áp
dụng Việt Nam.
2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách trong phòng, chống HIV/AIDS
2.1 Tăng cường hệ thống pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.
- Sơ kết thực hiện 5 năm Luật phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng
suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (Luật phòng, chống HIV/AIDS), sửa đổi, bổ
sung các quy định cho phù hợp với điều kiện thực tiễn và đảm bảo tính đồng bộ
trong các quy định của luật pháp và tính phù hợp với các quy định quốc tế.
- Sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật không phù hợp với quy định Luật
phòng, chống HIV/AIDS. Thường xuyên tiến hành rà soát, hệ thống hoá để kịp
thời sửa đổi hoặc bãi bỏ những quy định, văn bản pháp luật không còn phù hợp; bổ
sung hoặc ban hành văn bản dưới luật và văn bản hướng dẫn chuyên môn mới để
quy định những vấn đề về HIV/AIDS còn thiếu hoặc không còn phù hợp chưa

được pháp luật điều chỉnh.
- Sửa đổi hoặc bổ sung các quy định pháp luật đảm bảo tạo điều kiện cho
người dễ bị cảm nhiễm HIV/AIDS, người dễ bị cảm nhiễm HIV/AIDS, người dễ bị
tổn thương được tiếp cận với các dịch vụ nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi
hành vi dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS.
- Sửa đổi hoặc bổ sung các quy định pháp luật hiện hành đảm bảo chống kỳ
thị phân biệt đối xử, tạo lập sự bình đẳng cho những người dễ bị cảm nhiễm HIV
và những người nhiễm HIV/AIDS.
- Tăng cường việc giáo dục, phổ biến pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS,
giáo dục người dân thực hiện luật phòng chống HIV/AIDS. Tăng cường việc thanh
tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm
pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.
2.2 Từng bước hoàn thiện các chế độ, chính sách trong công tác phòng,
chống HIV/AIDS
- Xây dựng các chế độ, chính sách phù hợp cho đội ngũ cán bộ công tác
trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS, người nhiễm HIV/AIDS và các đối tượng
bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Xây dựng các chính sách bảo đảm bình đẳng về giới, các chính sách đặc
thù cho từng nhóm người dễ bị cảm nhiễm HIV, đặc biệt là trẻ em bị ảnh hưởng
hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.
- Tăng cường năng lực của các ngành trong việc phát triển các chính sách và
kế hoạch dựa trên các vai trò và thế mạnh của từng ngành.
- Xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp tạo điều kiện tốt cho các tổ chức
tôn giáo, các tổ chức xã hội, từ thiện, tổ chức phi chính phủ, các nhóm cộng đồng,
kể cả bản thân người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ tham gia công tác phòng,
chống HIV/AIDS.
- Xây dựng các chính sách phù hợp khuyến khích người nhiễm HIV, người
dễ bị cảm nhiễm HIV đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
- Xây dựng các chính sách miễm, giảm thuế cho doanh nghiệp tham gia vào
công tác phòng, chống HIV/AIDS.

- Xây dựng chính sách, cơ chế phù hợp huy động sự tham của người nhiễm
HIV, người dễ bị cảm nhiễm HIV, gia đình người nhiễm HIV tham gia hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS.
- Xây dựng các chính sách phù hợp huy động các cơ sở y tế tư nhân đủ điều
kiện tham gia điều trị bệnh nhân AIDS.
3. Phối hợp liên ngành trong phòng, chống HIV/AIDS
- Tiếp tục xây dựng và tăng cường tổ chức thực hiện chương trình phòng,
chống HIV/AIDS mang tính liên ngành, toàn diện, đặc biệt chú trọng việc lồng
ghép có hiệu quả với các chương trình phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm để
ngăn ngừa lây nhiễm HIV/AIDS; huy động mọi tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt
động phòng, chống HIV/AIDS. Tăng cường sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ
đối với các hoạt động liên ngành trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.
- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các Bộ, ngành, trong
công tác phòng, chống HIV/AIDS. Các Bộ, ngành chủ động đưa công tác phòng,
chống HIV/AIDS vào kế hoạch hoạt động hàng năm và chịu trách nhiệm trước
Chính phủ về việc tổ chức thực hiện.
- Tăng cường vận động toàn dân tham gia công tác phòng, chống
HIV/AIDS, lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào trong các phong
trào vận động quần chúng. Phát huy vai trò, tính chủ động của các tổ chức đoàn thể
trong việc vận động người dân tích cực tham gia phòng, chống HIV/AIDS nhất là
trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân. Thực hiện lồng ghép công tác
phòng, chống HIV/AIDS vào trong các phong trào, các cuộc vận động thi đua yêu
nước. Phát huy vai trò của những người tiêu biểu, các già làng, trưởng bản, trưởng
thôn, tổ trưởng dân phố, trưởng các dòng họ, trưởng tộc, các chức sắc, tôn giáo,
người cao tuổi làm nòng cốt cho việc vận động người dân tham gia phòng, chống
HIV/AIDS.
- Xã hội hoá cao công tác phòng, chống HIV/AIDS, có các quy định cụ thể
về công tác xã hội hoá nhằm mục đích huy động nhiều hơn nữa sự tham gia của tất
cả các tổ chức đoàn thể, cộng đồng và cá nhân trong công cuộc phòng, chống
HIV/AIDS.

4. Huy động cộng đồng
- Khuyến khích các tổ chức tôn giáo, các tổ chức xã hội, từ thiện, tổ chức phi
Chính phủ, các nhóm cộng đồng, kể cả bản thân người nhiễm HIV/AIDS và gia
đình họ tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS.
- Tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng, giáo
dục sự thương yêu, đùm bọc, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, họ tộc,
quê hương, bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt Nam trong chăm sóc, hỗ trợ
những người có nguy cơ bị nhiễm HIV và người nhiễm HIV/AIDS. Thông tin rộng
rãi cho nhân dân về trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong công tác phòng,
chống HIV/AIDS.
- Lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các phong trào quần
chúng, các hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ tại cộng đồng, các lớp tập huấn,
các buổi nói chuyện. Tổ chức các diễn đàn kêu gọi sự cam kết tham gia công cuộc
phòng, chống HIV/AIDS của cộng đồng.
- Tăng cường tính chủ động của cộng đồng. Phát huy tính tích cực, chủ động
tham gia của cộng đồng trong việc lập kế hoạch, triển khai các hoạt động và xác
định HIV/AIDS là vấn đề của chính cộng đồng và cộng đồng tham gia tích cực
trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
- Phát động phong trào thi đua noi gương người tốt, việc tốt, có chính sách động
viên, khen thưởng kịp thời các tổ chức quần chúng, cá nhân lập thành tích xuất sắc
trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS.
5. Lồng ghép phòng, chống HIV/AIDS vào các chương trình, dự án phát triển
kinh tế xã hội
- Phòng, chống HIV/AIDS là một trong những mục tiêu ưu tiên của các
chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Lồng ghép nội dung phòng, chống HIV/AIDS trong các chương trình xóa
đói, giảm nghèo, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, chương trình phòng, chống
lao, chương trình sức khỏe sinh sản, phòng, chống các nhiễm khuẩn lây truyền qua
đường tình dục và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác.
6. Huy động doanh nghiệp tham gia phòng, chống HIV/AIDS

- Khuyến khích các tổ chức tư nhân, các doanh nghiệp, các hiệp hội nghề
nghiệp tham gia tích cực vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Xây dựng,
ban hành các chính sách, quy định cụ thể về triển khai các hoạt động phòng, chống
AIDS tại nơi làm việc. Vận động, đề xuất các hình thức thích hợp về đóng góp các
nguồn lực của tổ chức doanh nghiệp đồng thời nghiên cứu xây dựng, tiến tới luật
hoá các chế tài xử lý hành chính đối với doanh nghiệp hay tổ chức không thực hiện
nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.
- Khuyến khích các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế tổ chức đào tạo và nhận
người nhiễm HIV, những người dễ bị cảm nhiễm HIV và những người bị ảnh
hưởng do HIV/AIDS được làm việc.
- Tăng cường các biện pháp thúc đẩy các doanh nghiệp triển khai các hoạt
động cung cấp thông tin phòng, chống HIV/AIDS cho cán bộ, công nhân của đơn
vị. Lồng ghép việc tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS vào chương trình vui
chơi, giải trí lành mạnh tại doanh nghiệp.
- Lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với các hoạt động y tế tại
doanh nghiệp, tổ chức hoạt động tư vấn về HIV/AIDS, khám sức khoẻ định kỳ,
khám, chữa các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục cho người lao động,
đặc biệt là lao động nữ. Xây dựng cơ chể chuyển tiếp giữa y tế doanh nghiệp và
các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương.
- Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân gắn
hoạt động quảng cáo sản phẩm với các thông điệp về dự phòng và chăm sóc người
nhiễm HIV/AIDS.
7. Phát huy tiềm năng của từng cá nhân và gia đình trong phòng, chống
HIV/AIDS
- Nâng cao trách nhiệm của các thành viên trong gia đình về hoạt động phòng,
chống HIV/AIDS thông qua việc tuyên truyền giáo dục, tư vấn. Giáo dục, phát huy
việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức gia đình, phong tục, tập quán tốt đẹp, duy trì
nếp sống văn hoá lành mạnh, nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân và gia đình để
phòng lây nhiễm HIV/AIDS.
- Giáo dục, bảo đảm quyền bình đẳng của người nhiễm HIV/AIDS cũng như

quyền của từng cá nhân sống trong cộng đồng về trách nhiệm dự phòng lây nhiễm
HIV/AIDS.
- Khuyến khích, có chính sách huy động những người danh tiếng, các nhà
lãnh đạo tham gia và trở thành những tấm gương để cộng đồng đặc biệt là lứa tuổi
thanh, thiếu niên noi theo.
- Khuyến khích các thành viên trong gia đình áp dụng biện pháp dự phòng lây
nhiễm HIV và trở thành cộng tác viên tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS.
- Tăng cường sự hiểu biết và đảm bảo vai trò, quyền bình đẳng của phụ nữ để họ
tham gia tích cực vào hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Đảm bảo cho phụ nữ
tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng sống.
8. Xã hội hóa một số hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
- Tường bước triển khai xã hội hóa một số các hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS, như các hoạt động tư vấn HIV/AIDS, điều trị nghiện các chất dạng
thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
- Tăng cường phối hợp công tư trong công tác điều trị chăm sóc bệnh nhân
điều trị thuốc đặc hiệu kháng vi rút HIV/AIDS, khám điều trị các bệnh lây truyền
qua đường tình dục.
- Triển khai một số hoạt động phòng, chống HIV/AIDS có thu phí, tăng khả
năng đóng góp của xã hội cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.
9. Tăng cường năng lực hệ thống tổ chức và cán bộ phòng, chống HIV/AIDS
9.1 Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác phòng, chống
HIV/AIDS các cấp
- Ổn định và kiện toàn tổ chức bộ máy, phù hợp với tính chất khó khăn,
phức tạp và lâu dài của công tác quản lý nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS
theo hướng chuyên nghiệp hóa, thực hiện phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ
ràng và xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả, đặc biệt là cấp cơ sở. Tập trung củng
cố tổ chức bộ máy làm công tác này ở cấp tỉnh, huyện đủ mạnh để quản lý, tổ chức
thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS. Tránh việc lồng ghép quá
mức các nội dung hoạt động khác như phòng chống tội phạm vào Ban Chỉ đạo
phòng, chống AIDS và phòng chống ma túy, mại dâm.

- Ổn định và kiện toàn bộ máy phòng, chống HIV/AIDS của các bộ ban
ngành, đoàn thể từ trung ương đến địa phương.
- Duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cộng tác viên, tuyên
truyền viên đồng đẳng trong việc tuyên truyền vận động, quản lý đối tượng và
cung cấp các dịch vụ thích hợp đến tất cả các đối tượng.
- Duy trì, mở rộng và phát huy hiệu quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
của mạng lưới tổ chức phi chính phủ, các nhóm tự lực, nhóm đại diện cho người
nhiễm HIV, các nhóm đại diện cho người dễ bị cảm nhiễm HIV.
9.2 Nâng cao năng lực cho cán bộ phòng, chống HIV/AIDS trong hệ thống y tế,
các bộ ban ngành đoàn thể và các tổ chức xã hội hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS.

- Có các chính sách nhằm huy động nhân lực tham gia các hoạt động phòng,
chống HIV/AIDS. Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, có đầy đủ hiểu biết,
kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn để quản lý, giám sát, triển khai có hiệu quả
công tác phòng, chống HIV/AIDS.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS trong hệ
thống y tế, các cán bộ chuyên trách của các bộ, ban, ngành đoàn thể đủ kiến thức
và năng lực đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống HIV/AIDS. Tập trung ưu tiên
đào tạo cho cán bộ tuyến cơ sở, đào tạo cho các nhóm tự lực, mạng lưới người
nhiễm để họ có thể đóng góp hiệu quả cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
- Tuyển chọn, đào tạo đội ngũ chuyên gia và đội ngũ giáo viên giáo dục
phòng, chống HIV/AIDS trong các nhà trường.
- Tuyển chọn, đào tạo mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên, tuyên
truyền viên đồng đẳng bao gồm cả những người nhiễm HIV/AIDS và bị ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS.
- Huy động việc sử dụng các cơ sở đào tạo hiện có của các ngành, nhất là hệ
thống trường Y, huy động đội ngũ giảng viên của các trường đại học, cán bộ thuộc
các ngành, đoàn thể có kinh nghiệm thực tiễn tham gia giảng dạy, đào tạo về
HIV/AIDS.

- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo cho phù hợp với từng đối tượng cán bộ.
Kết hợp hình thức đào tạo tập trung với đào tạo tại chức; ngắn hạn và dài hạn; đào
tạo thông qua tập huấn, hội nghị, hội thảo, qua hướng dẫn trực tiếp
- Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống tài liệu, giáo trình đảm bảo tính khoa học
và thực tiễn, cập nhật kiến thức, phù hợp với từng loại đối tượng cán bộ.
- Tổ chức đào tạo về ứng dụng các chương trình quản lý thông tin trên máy
vi tính và trên mạng cho các cán bộ cấp Trung ương và tỉnh, thành.
- Định kỳ theo dõi và đánh giá hiệu quả đào tạo để kịp thời điều chỉnh nội
dung, phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo cho phù hợp với sự phát triển của
tình hình và yêu cầu ngày càng cao của công cuộc phòng, chống HIV/AIDS.
10. Tăng dần mức đầu tư kinh phí của nhà nước ở các cấp
- Tăng cường đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện, dụng
cụ, tài liệu cho các hoạt động cần thiết của công tác phòng, chống HIV/AIDS; quản
lý, phân bổ và sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm tất cả các nguồn kinh phí huy động
được phục vụ cho chương trình hành động phòng, chống HIV/AIDS.
- Tăng dần mức đầu tư và huy động ngày một nhiều hơn nguồn kinh phí cho
phòng, chống HIV/AIDS, phấn đấu đạt mức tương ứng với mức đầu tư của các
nước trong khu vực và tình hình kinh tế cũng như diễn biến dịch ở mức như Việt
Nam.
- Các khoản ngân sách trên sẽ được huy động từ các nguồn: kinh phí nhà
nước bao gồm cả kinh phí của các địa phương đóng góp, kinh phí viện trợ và kinh
phí huy động từ các nguồn khác.
- Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí. Phân cấp về quản lý ngân sách đảm bảo
tính chủ động của địa phương trong việc triển khai thực hiện công tác phòng,
chống HIV/AIDS của địa phương.
- Đẩy mạnh việc phân cấp triệt để và quản lý sử dụng hiệu quả kinh phí
- Xây dựng các cơ chế phù hợp cho việc thúc đẩy các tổ chức, cộng đồng kể
cả người nhiễm HIV tham gia quá trình xây dựng kế hoạch phòng, chống
HIV/AIDS. Kế hoạch công tác phòng, chống HIV/AIDS hàng năm phải được xem
xét, thông qua bởi Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp của địa phương để

bảo đảm kế hoạch được thực hiện có hiệu quả.
- Ngoài ngân sách của Trung ương cấp, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách
nhiệm chủ động bố trí ngân sách đầu tư cho chương trình phòng, chống
HIV/AIDS. Công khai hoá việc đầu tư cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS
tại mỗi địa phương.
B. CÁC GIẢI PHÁP CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT
1. Công tác dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS
1.1 Tăng cường các biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông phòng, chống
HIV/AIDS trong dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS
- Tăng cường công tác thông tin giáo dục truyền thông nâng cao kiến thức
phòng, chống HIV/AIDS trong cộng động dân cư nói chung, đặc biệt tăng cường
hoạt động truyền thông thay đổi hành vi cho các nhóm người dễ bị cảm nhiễm
HIV, những người dễ bị tổn thương và thanh thiếu niên.
- Tận dụng và phối hợp các kênh truyền thông, các loại hình truyền thông để
chuyển tải các kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS cho mọi người, đặc biệt là
cho những người thuộc các nhóm đối tượng ưu tiên;
- Đa dạng hoá và làm phong phú các hình thức truyền thông, như: thành lập
các câu lạc bộ; tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan văn hoá văn nghệ, biểu diễn
các tiểu phẩm, các tác phẩm văn học nghệ thuật, các ca khúc; xây dựng các chuyên
trang, chuyên mục; tổ chức các cuộc toạ đàm về phòng, chống HIV/AIDS
v.v trong các cơ quan, đơn vị, cộng đồng, trường học và trên các phương tiện
thông tin đại chúng;
- Xây dựng, củng cố và phát triển đội ngũ tuyên truyền viên phòng chống
HIV/AIDS dựa trên đội ngũ y tế thôn bản, cộng tác viên dân số và các cán bộ, các
vị chức sắc ở cơ sở.
- Triển khai và nâng cao chất lượng hiệu quả chương trình đào tạo về dự
phòng lây nhiễm HIV trong các nhà trường.
- Sử dụng các hình thức tiếp cận phù hợp với từng đối tượng cụ thể, chú
trọng truyền thông trực tiếp, truyền thông theo nhóm nhỏ, giáo dục đồng đẳng;
- Xây dựng và mở rộng các mô hình truyền thông có hiệu quả phù hợp với

đồng bào dân tộc thiểu số, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa.
- Tăng cường công tác giáo dục dự phòng lây nhiễm HIV cho thanh thiếu
niên dựa vào cộng đồng, gia đình và hệ thống giáo dục.
- Tăng cường hoạt động lồng ghép quân dân y phối hợp triển khai đồng bộ
các hoạt động tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS cho nhân dân sống ở các khu
vực vùng biên giới và các khu vực điều kiện đi lại khó khăn.
1.2 Tăng cường chất lượng và mở rộng các dịch vụ can thiệp giảm tác hại
dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho nhóm người dễ bị cảm nhiễm HIV
- Mở rộng độ bao phủ và nâng cao chất lượng chương trình can thiệp giảm
thiểu tác hại bao gồm chương trình trao đổi bơm kim tiêm sạch và chương trình
phân phát và tiếp thị xã hội bao cao su, chương trình điều trị các chất dạng thuốc
phiện bằng thuốc thay thế, đặc biệt ưu tiên đối với các địa bàn có nhiều người
nghiện chích ma túy, mại dâm và tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS cao. Các biện pháp triển
khai phải phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội và đặc thù văn hóa của địa phương
và có các biện pháp hạn chế tối đa mặt trái nảy sinh.
- Tập trung các can thiệp vào nhóm dễ bị cảm nhiễm HIV/AIDS, nhóm có
hành vi nguy cơ cao trong đó chú trọng nhóm nghiện chích ma túy, phụ nữ bán
dâm, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, nhóm dân di biến động và thanh thiếu
niên.
- Đầu tư mở rộng Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện
bằng thuốc thay thế cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện.
- Tiếp tục nhân rộng mô hình giáo dục đồng đẳng, hỗ trợ việc thành lập các
nhóm đồng đẳng trong dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS.
1.3 Tăng cường chất lượng và mở rộng dịch vụ chẩn đoán, điều trị các
nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục
- Tiếp tục tăng cường đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ chẩn
đoán và điều trị các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục tại cộng đồng góp
phần làm hạn chế lây nhiễm HIV/AIDS qua đường tình dục.
- Tăng cường hoạt động khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua
đường tình dục cho các nhóm người nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, người

×