Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 129 trang )





























ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN








PHẠM THỊ THƠ




SỰ KỲ THỊ CỦA CỘNG ĐỒNG
VỚI NGƯỜI CÓ HIV/AIDS Ở KHU VỰC
NÔNG THÔN VIỆT NAM

(NGHIÊN CỨU TẠI THÔN CAO BỒ VÀ AN LỘC HẠ, XÃ YÊN HỒNG,
HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH)







LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH XÃ HỘI HỌC









Hà Nội - 2013



























LỜI CAM ĐOAN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






PHẠM THỊ THƠ




SỰ KỲ THỊ CỦA CỘNG ĐỒNG
VỚI NGƯỜI CÓ HIV/AIDS Ở KHU VỰC
NÔNG THÔN VIỆT NAM

(NGHIÊN CỨU TẠI THÔN CAO BỒ VÀ AN LỘC HẠ, XÃ YÊN HỒNG,
HUYỆN Ý YÊN, TỈNH NAM ĐỊNH)




Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH XÃ HỘI HỌC




Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hoàng Bá Thịnh




Hà Nội - 2013


MỤC LỤC
Nội dung
Trang
MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3
3. Mục đích nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
4
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu và mẫu nghiên cứu
5
5. Câu hỏi nghiên cứu
5
6. Giả thuyết nghiên cứu
6
7. Khung lý thuyết
7
8. Phương pháp thu thập thông tin

8
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
10
1.1. Cơ sở lý luận
10
1.2. Các lý thuyết xã hội học áp dụng
11
1.2.1. Lý thuyết cấu trúc chức năng của Talcott Parsons về y tế và sức khỏe
11
1.2.2. Lý thuyết gán nhãn của George Herbert Mead
14
1.3. Lược thuật về vấn đề nghiên cứu
17
1.4. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
24
1.5 Những khái niệm công cụ
26
1.5.1. Kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS
26
1.5.2. Nhận thức, thái độ, hành vi
27
1.5.3. Vị thành niên/thanh niên
31
1.5.4. Cộng đồng
32
Chương 2. NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ HIV/AIDS
34


2.1. Nhận thức của cộng đồng về con đường lây nhiễm HIV/AIDS

34
2.1.1. Thực trạng nhận thức về con đường lây nhiễm HIV/AIDS
34
2.1.2. Nhận thức của cộng đồng về con đường lây nhiễm HIV theo thời gian
37
2.2. Nhận thức của cộng đồng về quyền và nghĩa vụ của người có
HIV/AIDS
40
2.2.1. Thực trạng nhận thức của cộng đồng về quyền và nghĩa vụ của người
có HIV/AIDS
40
2.2.2. Nhận thức của cộng đồng về quyền và nghĩa vụ của người có
HIV/AIDS theo giới tính
44
2.3. Nhận thức của cộng đồng về vấn đề việc làm của người có HIV/AIDS
47
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cộng đồng về vấn đề việc làm của người có
HIV/AIDS
47
2.3.2. Nhận thức của cộng đồng về vấn đề việc làm của người có
HIV/AIDS theo địa bàn
51
Chương 3. THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ
HIV/AIDS
54
3.1. Thái độ của cộng đồng với người có HIV/AIDS
54
3.1.1. Thực trạng thái độ của cộng đồng với người có HIV/AIDS
54
3.1.2. Các yếu tố tác động đến thái độ của cộng đồng với người có

HIV/AIDS
56
3.1.2.1. Thái độ của cộng đồng với người có HIV/AIDS theo giới tính
56
3.1.2.2. Thái độ của cộng đồng với người có HIV/AIDS theo con đường lây
nhiễm khác nhau
59
3.1.2.3. Thái độ của cộng đồng với người nhiễm HIV/AIDS có mối quan hệ
là bạn bè
64
3.1.2.4. Thái độ của cộng đồng với người nhiễm HIV/AIDS có mối quan hệ
là người thân
67


3.2. Hành vi của cộng đồng với người có HIV/AIDS
71
3.2.1. Thực trạng hành vi của cộng đồng với người có HIV/AIDS
71
3.2.2. Các yếu tố tác động đến hành vi của cộng đồng với người có
HIV/AIDS
74
3.2.2.1. Hành vi của cộng đồng với người có HIV/AIDS theo giới tính
74
3.2.2.2. Hành vi của cộng đồng với người có HIV/AIDS theo địa bàn
76
3.2.2.3. Hành vi của cộng đồng với người có HIV/AIDS theo thời gian
78
3.2.2.3.1. Hành vi của nhóm vị thành niên thanh niên
78

3.2.2.3.2. Hành vi của nhóm cha mẹ, người lớn tuổi
79
3.2.3. Hành vi của cộng đồng với người có HIV/AIDS tại trường học
81
3.2.3.1. Hành vi của VTN-TN với người có HIV/AIDS tại trường học
81
3.2.3.2. Hành vi của nhóm cha mẹ với người có HIV/AIDS tại trường học
84
3.3. Dự báo tình trạng kỳ thị với người có HIV/AIDS tại địa phương
89
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
94
1. Kết luận
94
2. Khuyến nghị
96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
98
PHỤ LỤC
103









DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1
Nhận thức của cộng đồng về các con đường lây nhiễm và không lây
nhiễm HIV/AIDS
Bảng 2.2
So sánh nhận thức của cha mẹ và VTN-TN về đường lây nhiễm HIV
Bảng 2.3
Nhận thức về quyền và nghĩa vụ của người có HIV/AIDS theo quy định
của Pháp luật
Bảng 2.4
Nhận thức của nam giới và nữ giới về quyền và nghĩa vụ của người có
HIV/AIDS
Bảng 2.5
Nhận thức của người dân thôn An Lộc Hạ và Cao Bồ về vấn đề việc làm
của người có HIV/AIDS
Bảng 3.1
Thái độ của nam giới và nữ giới khi biết một người có HIV/AIDS
Bảng 3.2
Mức độ kỳ thị của cộng đồng với người nhiễm HIV/AIDS theo các con
đường lây nhiễm
Bảng 3.3
So sánh thái độ của cha mẹ và VTN/TN với người nhiễm HIV/AIDS có
mối quan hệ bạn bè qua các đợt khảo sát
Bảng 3.4
So sánh thái độ của cha mẹ và VTN-TN với người nhiễm HIV/AIDS là
người thân qua khảo sát năm 2010 & 2012
Bảng 3.5
Hành vi nam giới và nữ giới với người có HIV/AIDS qua các tình
huống giả định
Bảng 3.6

Hành vi của người dân thôn Cao Bồ và An Lộc Hạ với người có HIV
qua các tình huống giả định
Bảng 3.7
Đánh giá của cộng đồng về sự thay đổi trong vấn đề kỳ thị với người có
HIV/AIDS so với 5 năm trước





DANH MỤC BIỂU

Biểu 2.1
Nhận thức của cộng đồng về một số quyền của người có HIV/AIDS
Biểu 2.2
Nhận định của người dân về những nghề mà người có HIV/AIDS không
nên làm
Biểu 3.1
Thái độ của cộng đồng khi bất ngờ biết người đang nói chuyện nhiễm
HIV/AIDS
Biểu 3.2
Hành vi của cộng đồng với người có HIV/AIDS qua các tình huống giả
định
Biểu 3.3
So sánh hành vi của VTN-TN với người có HIV/AIDS bán đồ ăn từ 2010
- 2012
Biểu 3.4
So sánh hành vi của nhóm cha mẹ với người có HIV/AIDS bán đồ ăn từ
2010 - 2012
Biểu 3.5

Thái độ của VTN/TN với học sinh cùng trường lớp nhiễm HIV/AIDS
Biểu 3.6
Hành vi của phụ huynh với giáo viên và học sinh có HIV/AIDS










1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm mang tính chất toàn cầu, là mối hiểm họa
đối với sức khỏe, tính mạng của con người và tương lai nòi giống dân tộc.
HIV/AIDS tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã
hội của mỗi quốc gia. Theo công bố của Tổng thư ký Liên hợp quốc trong báo cáo
"Đoàn kết vì tiếp cận phổ cập: Hướng tới không ca nhiễm HIV mới, không phân
biệt đối xử và không người chết vì AIDS" ngày 31/03/2011: Mỗi ngày lại có thêm
7000 người nhiễm mới HIV trên toàn cầu, trong đó có 1.000 trẻ em. Tính đến tháng
6/2012, trên toàn thế giới đã có 65 triệu người nhiễm HIV. Khoảng 30 triệu người
đã chết vì bệnh cơ hội liên quan tới AIDS [43]. Khoảng 34 triệu người trên thế giới
hiện đang sống chung với HIV, trong đó có 2,5 triệu người mới bị nhiễm năm 2011.
Tại Mỹ, Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh cho biết đang có sự gia tăng đáng báo động
về mức độ lây lan HIV trong nhóm thanh thiếu niên và những người trưởng thành
trẻ tuổi, với 1.000 ca nhiễm mới mỗi tháng. Tại Đức, có khoảng 78.000 người đang

sống chung với HIV, trong đó có 3.400 ca nhiễm mới trong năm 2012 [50] Đến
cuối tháng 6-2012 tại Việt Nam có hơn 200.000 người nhiễm HIV đang sống, trong
đó có hơn 58.500 người ở giai đoạn AIDS. Mỗi tháng, cả nước vẫn phát hiện trên
1.000 ca nhiễm mới. Đáng lo ngại là dịch HIV vẫn tiếp tục lan rộng về địa dư và
trong các nhóm người được coi là có hành vi nguy cơ thấp; lây truyền qua đường
tình dục ngày càng chiếm tỷ lệ cao [39]. Những con số này cho thấy dù y học thế
giới đã tiến bộ đáng kể, dù đã có nhiều chiến dịch ngăn ngừa và chống lại
HIV/AIDS nhưng căn bệnh này vẫn là một vấn đề nan giải của cộng đồng.
Nhận thức được những hậu quả của đại dịch HIV/AIDS, Đảng và Nhà nước
ta cũng đã xác định, đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS là đầu tư góp
phần tạo ra sự phát triển bền vững của đất nước mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội
trực tiếp và gián tiếp. Đồng thời xác định công tác phòng, chống HIV/AIDS phải
được coi là một nhiệm vụ trọng tâm và lâu dài, coi đây là một vấn đề cấp bách của
xã hội cần phải huy động sự tham gia không chỉ của các cơ quan, tổ chức chính
quyền mà cần huy động sự tham gia của toàn xã hội. Chính phủ Việt Nam cũng như
các tổ chức xã hội dân sự trong những năm qua đã và đang có những nỗ lực rất đáng
kể trong việc giảm sự lây lan của căn bệnh HIV/AIDS. Chiến lược phòng, chống

2

HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 của thủ tướng chính phủ cũng đặt ra
mục tiêu: “100% các đơn vị, địa phương trên cả nước, đưa hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS trở thành một trong các mục tiêu ưu tiên của chương trình phát triển
kinh tế - xã hội tại các đơn vị và địa phương; Nâng cao hiểu biết của người dân về
dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS: 100% nhân dân khu vực thành thị và 80% ở khu
vực nông thôn, miền núi hiểu đúng và biết cách dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS.”
[23, tr.49]. Trên cơ sở đó, rất nhiều các chương trình, kế hoạch dự phòng, ngăn chặn
lây nhiễm; giảm thiểu tác động; quản lý, điều trị, tư vấn và chăm sóc cho người có
HIV… đã được các tổ chức phi chính phủ, các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ
quan nhà nước triển khai một cách rộng rãi, tích cực và bước đầu đã đạt được những

kết quả khả quan. Năm 2010 là năm đánh dấu 20 năm kể từ lần đầu tiên Việt Nam
phát hiện ra trường hợp nhiễm HIV, theo đó, phần lớn người dân đã nhận thức được
đại dịch HIV và cách phòng tránh lây nhiễm. Trong ba năm trở lại đây, các ca tử
vong do nhiễm HIV đã giảm đáng kể, số ca nhiễm mới giảm chỉ còn 0,26%, hoàn
thành trước 5 năm mục tiêu đề ra năm 2015; số ca nhiễm HIV mới phát hiện qua
từng năm cũng giảm, năm 2009 là 15.700 ca; năm 2010 còn 13.800 ca [36]. Đây là
những dấu hiệu đáng mừng cho thấy công tác tuyên truyền và chăm sóc người có
HIV/AIDS bước đầu có hiệu quả.
Tuy nhiên, cuộc chiến chống HIV/AIDS không chỉ gồm những nghiên cứu y
học mà còn phải giải quyết những thứ nguyên xã hội của dịch bệnh này, đặc biệt là
những vấn đề liên quan đến sự kỳ thị với người có HIV/AIDS. Mặc dù trong những
năm gần đây, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS đã được
xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của “Chiến lược phòng, chống
HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020” nhưng cuộc chiến chống lại căn bệnh
AIDS về mặt y học dường như không khó bằng cuộc chiến chống lại thái độ kỳ thị,
hành vi phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS trong cộng đồng. Sự kỳ thị bằng
cách này hay cách khác, ở mức độ này hay mức độ khác vẫn đã và đang ngấm ngầm
hoặc công khai diễn ra ở khắp mọi nơi, nó không chỉ tồn tại dai dẳng trong những
người có nhận thức nhận thức sai lệch hoặc chưa đầy đủ về HIV/AIDS mà sự kỳ thị
còn tồn tại ngay cả trong nhóm người có nhận thức tốt về HIV. Có thể thấy rằng,
rào cản lớn nhất làm cản trở công tác phòng chống HIV/AIDS của nhiều nước trên
thế giới đó là sự kỳ thị và phân biệt đối xử của cộng đồng đối với người nhiễm HIV.

3

So với các nhóm xã hội khác, nhóm người bị nhiễm và sống chung với HIV/AIDS
là nhóm yếu thế có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, dễ bị tổn thương cả về vật chất và
tinh thần. Vì lý do này hay lý do khác người có HIV dễ bị gạt ra lề xã hội, không có
tương lai, nguy hiểm hơn đó là sự kỳ thị và phân biệt đối xử của xã hội có thể khiến
cho người có HIV bị cản trở trong việc tiếp cận với các dịch vụ y tế và nhận thức

sai về bản thân, có thái độ thiếu tự tin, bi quan, có thể dẫn đến những suy nghĩ và
hành động tiêu cực với bản thân và cộng đồng. Tính từ ca nhiễm HIV lần đầu tiên
năm 1990, bệnh AIDS đã có hơn 20 năm lịch sử ở Việt Nam. Nhà nước, các tổ chức
xã hội dân sự và toàn thể cộng đồng cũng đã tiến hành thực hiện nhiều chương
trình, dự án can thiệp, chiến dịch truyền thông… nhằm nâng cao nhận thức, thái độ,
hành vi của người có HIV cũng như người dân trong cộng đồng nói chung. Vậy cho
đến nay thực trạng của của vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS
ở vùng nông thôn Việt Nam đang diễn ra như thế nào? Nhận thức, thái độ, hành vi
của cộng đồng với người có HIV/AIDS thay đổi như thế nào qua những năm gần
đây? Với mong muốn trả lời được câu hỏi trên cùng với sự quan tâm về mảng đề tài
HIV/AIDS tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Sự kỳ thị của cộng đồng đối với người
có HIV/AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam” (Nghiên cứu trường hợp tại xã Yên
Hồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định từ 2010 - 2012). Thực tế đã cho thấy, người
nhiễm HIV không sợ cái chết bằng sợ sự kỳ thị, phân biệt đối xử từ gia đình, cộng
đồng, xã hội. Và không phải ngẫu nhiên mà chương trình phối hợp của Liên hợp
quốc (UNAIDS) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cùng khẳng định: “Cần phải nhổ
tận gốc rễ sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, bởi nó là thành trì
ngăn cản chính của việc mở rộng các tiếp cận điều trị và chăm sóc cho những
người mang bệnh” [47].
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Đại dịch HIV/AIDS nói chung và sự kỳ thị của cộng đồng với người có
HIV/AIDS nói riêng là một vấn đề xã hội rộng lớn mang tầm quốc tế. Các vấn đề
liên quan đến HIV/AIDS không chỉ là vấn đề của ngành dịch tễ học, công tác xã
hội, y tế công cộng mà nó là mối quan tâm chung của rất nhiều ngành khoa học,
trong đó có xã hội học. Việc vận dụng các kiến thức xã hội vào nghiên cứu, phân

4

tích chủ đề trên sẽ góp phần làm phong phú thêm lý thuyết của khoa học xã hội, đặc

biệt là khoa học xã hội học.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Vấn đề sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV/AIDS là một vấn đề mang
tính toàn cầu, là mối quan tâm chung của cộng đồng thế giới. Hàng năm, ngân sách
của mỗi quốc gia và các tổ chức nhân đạo đã phải chi một khoản kinh phí khổng lồ
với mục đích ngăn chặn sự lây lan của đại dịch và nâng cao nhận thức của người
dân về HIV cũng như giảm kỳ thị với người mắc AIDS. Nghiên cứu về “Sự kỳ thị
của cộng đồng đối với người có HIV/AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam” góp
phần đưa ra một bức tranh về tình hình kỳ thị với người có HIV/AIDS ở khu vực
nông thôn Việt Nam. Từ đó, nghiên cứu đưa ra một số kết luận và khuyến nghị
nhằm hạn chế sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV, tạo cơ hội cho người có
HIV có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
3. Mục đích nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nhằm nghiên cứu sự kỳ thị, phân biệt đối xử của các bậc cha mẹ, vị thành
niên/thanh niên với người có HIV/AIDS tại khu vực nông thôn Việt Nam. Những
yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và hành vi của cộng đồng với những người
có HIV. Đồng thời nghiên cứu cũng góp phần tìm hiểu sự thay đổi về nhận thức,
thái độ, hành vi của cộng đồng với người có HIV/AIDS trong những năm gần đây.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc sử dụng, áp dụng các kiến thức đã được học liên quan tới
vấn đề nghiên cứu như Xã hội học đại cương, các chuyên ngành Xã hội học như: Xã
hội học sức khỏe, Xã hội học giới và phát triển, Xã hội học truyền thông và dư luận
xã hội … để xác định và làm rõ những mục tiêu sau:
 Mô tả thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi của cộng đồng với người có
HIV/AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam;
 So sánh nhận thức, thái độ, hành vi với người có HIV/AIDS giữa các bậc cha
mẹ và vị thành niên/thanh niên;

5


 Dự báo diễn biến và đề xuất một số gợi ý để dự phòng cho vấn đề phát hiện
trong nghiên cứu.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu và mẫu nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề kỳ thị với người có HIV/AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam
4.2. Khách thể nghiên cứu
Các bậc cha mẹ và vị thành niên/thanh niên
4.3. Phạm vi nghiên cứu
 Không gian: Thôn Cao Bồ và thôn An Lộc Hạ, xã Yên Hồng, huyện Ý Yên,
tỉnh Nam Định.
 Thời gian: Từ tháng 9/2011 đến tháng 11/2012.
 Giới hạn lĩnh vực nghiên cứu:
Vấn đề HIV/AIDS bao hàm rất nhiều khía cạnh như dịch tễ học; phòng,
chống lây nhiễm HIV/AIDS; chăm sóc sức khỏe cho người có HIV/AIDS; kỳ thị
liên quan đến HIV/AIDS. Trong luận văn này, tác giả chọn nghiên cứu và phân tích
một khía cạnh đó là sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV/AIDS tại khu vực
nông thôn.
4.4. Mẫu nghiên cứu
Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên có chủ đích, bao gồm 411 đơn
vị mẫu là vị thành niên, thanh niên, các bậc cha mẹ và người lớn tuổi của 02 thôn
An Lộc Hạ và Cao Bồ, xã Yên Hồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
5. Câu hỏi nghiên cứu
5.1. Nhận thức của người dân về các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS trong cộng
đồng hiện nay như thế nào?
5.2. Thái độ kỳ thị và hành vi phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS đang diễn ra
ở mức độ nào?
5.3. Sự biến đổi nhận thức, thái độ, hành vi của cộng đồng trong vấn đề kỳ thị với
người có HIV/AIDS thay đổi như thế nào qua thời gian?
5.4. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ, hành vi của cộng đồng với

người có HIV/AIDS?



6

6. Giả thuyết nghiên cứu
6.1. Một bộ phận người dân ở địa bàn khảo sát có hiểu biết chưa đầy đủ về
HIV/AIDS và kỳ thị với người có HIV, đặc biệt là trong vấn đề quyền và nghĩa vụ
của người có HIV.
6.2. Thái độ và hành vi của cộng đồng với người có HIV/AIDS có sự thay đổi qua
thời gian.
6.3. Sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS chịu tác động bởi các yếu
tố như giới tính, độ tuổi, địa bàn, nhóm đối tượng.





















7

7. Khung lý thuyết



























Điều kiện Kinh tế - Văn hóa – Chính trị - Xã hội

Yếu tố gia
đình
Yếu tố môi
trường sống,
làm việc (cộng
đồng & phương
tiện truyền
thông)
Đặc điểm cá
nhân của
người có
HIV/AIDS

Chính sách
của Nhà nước
về HIV/AIDS

KỲ THỊ NGƯỜI CÓ
HIV/AIDS

Nhận thức của
cộng đồng về
HIV/AIDS

Thái độ của

cộng đồng với
người có
HIV/AIDS

Hành vi của
cộng đồng với
người có
HIV/AIDS

8

8. Phương pháp thu thập thông tin
8.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Trong đề tài luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để
có một cơ sở vững chắc nhằm tiếp cận và tìm hiểu vấn đề kỳ thị với người có
HIV/AIDS một cách toàn diện dưới góc độ nghiên cứu của khoa học xã hội học. Tài
liệu mà đề tài sử dụng có thể chia thành các nhóm chính sau:
- Tài liệu từ các công trình nghiên cứu khoa học, các dự án, báo cáo, giáo
trình, các cuộc điều tra như: Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt
Nam, báo cáo quốc gia về HIV/AIDS…
- Tài liệu và nguồn số liệu từ dự án: “Nâng cao kiến thức, kỹ năng và năng lực
của vị thành niên/thanh niên, cha mẹ và cộng đồng về giới, quyền sức khỏe sinh
sản/quyền sức khỏe tình dục và phòng chống HIV/AIDS ở khu vực nông thôn Việt
Nam” (sau đây gọi tắt là “Giới và phòng chống HIV/AIDS”) do Trung tâm Nghiên
cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) thực hiện. Dự án được
triển khai tại 4 tỉnh thuộc khu vực nông thôn Việt Nam là: huyện Lục Ngạn, tỉnh
Bắc Giang; huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định; thị xã Sông Cầu (trước 2010 là huyện
Sông Cầu), tỉnh Phú Yên và huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Dự án
được chia thành hai giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài 05 năm, giai đoạn 01 của dự án
từ 2003 đến hết nửa đầu năm 2007; giai đoạn 02 từ nửa cuối năm 2007 đến 6/2012.

Như vậy, đề tài sẽ tham khảo các số liệu trong hợp phần thuộc giai đoạn 02 của dự
án “Giới và phòng chống HIV/AIDS”. Việc đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi của
nhóm đối tượng đích trong dự án là vị thành niên/thanh niên, cha mẹ và cộng đồng
được tiến hành mỗi năm một lần bằng các phương pháp chính như: Phỏng vấn bảng
hỏi, phỏng vấn sâu.
- Nguồn tài liệu và số liệu từ các bài báo trên internet.






9

8.2. Phương pháp trưng cầu ý kiến
Trong luận văn này, tác giả tiến hành khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến
trên 411người dân với cơ cấu về giới tính và đối tượng như sau:
Đơn vị
Đối tượng
Tổng
Giới tính
Tổng
Người
lớn
VTN/TN
Nam
Nữ
Cao Bồ
103
92

195
107
88
195
An Lộc Hạ
109
107
216
100
116
216
Tổng
212
199
411
207
204
411

Các phiếu trưng cầu ý kiến sau khi thu thập đã được xử lý qua chương trình
xử lý thống kê SPSS 16.0 for Windows. Từ đó xử lý các tương quan theo những
yêu cầu của nghiên cứu và tiến hành kiểm định giả thuyết thống kê theo tiêu chí khi
bình phương (γ²) và Cramer’V.
8.3. Phương pháp phỏng sâu
Trong luận văn này, tác giả phỏng vấn sâu 6 trường hợp tại hai thôn Cao Bồ
và An Lộc Hạ, xã Yên Hồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Trong đó, có 2 đối
tượng là cán bộ cấp thôn, 3 đối tượng là người dân và 1 trường hợp là người có
HIV. Trong 6 phỏng vấn này, 3 trường hợp là nam giới, 3 trường hợp là nữ giới.











10

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
Báo cáo này sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử làm nền tảng cho toàn bộ quá trình nghiên cứu về vấn đề:
“Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV/AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam”
(Nghiên cứu trường hợp tại thôn Cao Bồ & An Lộc Hạ, xã Yên Hồng, huyện Ý
Yên, tỉnh Nam Định).
Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử “Là thế giới quan của chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng
giải thích các hiện tượng và quá trình xã hội trong mối quan hệ qua lại, trong sự vận
động và biến đổi không ngừng. Chủ nghĩa duy vật lịch sử là sự mở rộng những
nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào việc nghiên cứu cuộc sống của xã
hội, sự áp dụng những nguyên lý ấy vào việc nghiên cứu xã hội, cũng như nghiên
cứu các hình thức sinh hoạt xã hội ”[43].
Chính vì vậy, khi xem xét và đánh giá vấn đề “kỳ thị với người có
HIV/AIDS” tác giả xét nó trong mối quan hệ với các nhân tố chủ quan và khách
quan khác như: yếu tố gia đình, yếu tố môi trường sống và môi trường làm việc,
giới tính, nghề nghiệp, nguồn gốc xuất thân, điều kiện kinh tế của người có
HIV/AIDS.
- Vận dụng quan điểm phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy

vật lịch sử, xã hội học Macxit là cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài.
- Nghiên cứu các sự vật hiện tượng không chỉ dừng lại ở việc xem xét các biểu
hiện hình thức bên ngoài mà cần đi sâu vào tìm hiểu bản chất bên trong cũng
như quy luật vận động khách quan của các sự vật hiện tượng.
- Quá trình nghiên cứu không chỉ xem xét các sự vật hiện tượng một cách riêng lẻ
mà phải đặt chúng trong các mối quan hệ tác động lẫn nhau trong từng sự vật
hiện tượng.

11

- Vận dụng cơ sở lý luận của các chuyên ngành như Xã hội học Sức khỏe, Xã hội
học về Giới và Phát triển, Xã hội học Văn hóa, Xã hội học về truyền thông và dư
luận xã hội giúp cho việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu một cách khách quan, sâu
sắc và đa chiều.
1.2. Các lý thuyết xã hội học áp dụng
1.2.1. Lý thuyết cấu trúc chức năng của Talcott Parsons về y tế và sức khỏe
Mô hình cấu trúc chức năng trong xã hội học dựa trên hình ảnh xã hội như
một hệ thống phức tạp mang tính hội nhập tốt và ổn định bên trong. Talcott Parsons
(1902 – 1979) là nhà nghiên cứu xã hội người Mỹ đã đưa ra học thuyết cơ cấu xã
hội nổi tiếng về những nguyên lý cấu tạo nên cấu trúc xã hội. Ông cho rằng cấu trúc
xã hội chi phối toàn bộ xã hội và hành vi con người tùy thuộc nhiều đến vai trò và
địa vị xã hội; học thuyết này được xem như là dòng tư tưởng chủ đạo hình thành
chủ nghĩa cấu trúc trong xã hội học. Trong lý thuyết cấu trúc chức năng về Y tế và y
khoa, Talcott Parsons cho rằng vấn đề sức khỏe của thành viên mang tính quyết
định đối với vận động chức năng của xã hội. Bệnh tật mang tính rối loạn chức năng,
nghĩa là làm xói mòn khả năng của cá nhân để góp phần vào hoạt động xã hội [2,
tr.656]. Theo cách đó, những người có HIV/AIDS được xác định là mang bệnh tật
và bệnh AIDS được xem là mang tính rối loạn chức năng đối với hoạt động xã hội.
Áp dụng mô hình cấu trúc – chức năng của Talcott Parsons giải thích y tế, y khoa về
vấn đề HIV/AIDS dựa trên hai khía cạnh chính đó là vai trò bệnh tật và vai trò của

bác sĩ [2, tr.656].
Dưới góc độ cấu trúc – chức năng bất kỳ một vấn đề xã hội hay thành phần
xã hội đều có vai trò của nó và có đóng góp đối với sự ổn định xã hội, ở đây ta phân
tích vai trò ốm. Vai trò ốm do Talcott Parsons phát triển được định nghĩa là “mẫu
hành vi được xã hội xác định là không thích hợp đối với những người đang ốm” [2,
tr.656]. Vai trò ốm gồm có bốn đặc điểm chính sau: Thứ nhất: Người ốm được miễn
trừ trách nhiệm hàng ngày. Trong đời sống thường nhật, con người phải thực hiện
nhiều vai trò xã hội khác nhau. Rất có thể trách nhiệm xã hội của người ốm sẽ được
hoãn lại hay nghỉ ngơi hoàn toàn. Nhưng con người không thể xác định mình là
bệnh tật, đảm nhận vai trò ốm thường phụ thuộc vào sự đánh giá sức khỏe của

12

chuyên gia y tế; Thứ hai: Bệnh tật của một người là không cố ý. Những người thông
thường không được nghĩ phải chịu trách nhiệm về sự ốm đau của mình, đúng ra, ốm
đau là một điều gì đó xảy ra với một ngừời nào đó. Vì lý do này, người ốm không
hoàn thành trách nhiệm đi kèm với vai trò xã hội thường ngày không bị trừng phạt;
Thứ ba: Người ốm phải muốn mình khỏi bệnh. Những người giả vờ ốm để tránh
trách nhiệm của vai trò xã hội hàng ngày hoặc để được người khác đặc biệt chú ý
không được quyền đảm nhận vai trò ốm được xã hội thừa nhận; Thứ tư: Người ốm
phải chữa bệnh. Chỉ muốn lành bệnh không cũng chưa đủ. Người ốm phải tìm kiếm
sự hỗ trợ bất kỳ và hợp tác với những người hành nghề chăm sóc y tế.
Như vậy trong đề tài “Sự kỳ thị của cộng đồng đối với người có HIV/AIDS ở
khu vực nông thôn Việt Nam” thì những người nhiễm HIV được xác định là đang có
vai trò ốm. Áp dụng lý thuyết cấu trúc chức năng về y tế và y khoa của Talcott
Parsons ta có thể thấy, người có HIV/AIDS hẳn nhiên là những người không cố tình
khiến mình bị nhiễm bệnh, thậm chí rất nhiều người bị mắc HIV mà không hề biết,
chỉ khi đi khám bệnh, xét nghiệm máu hoặc sinh con họ mới biết mình nhiễm vi rút
HIV; những người có HIV dù ban đầu hầu như ai cũng trải qua cảm giác chán nản,
tuyệt vọng, nhưng sau đó họ cũng đều muốn mình khỏi bệnh và mong muốn có cơ

hội được chữa bệnh, đa số người nhiễm HIV sau khi phát hiện bệnh đều thực hiện
các thủ tục nhằm nhận sự tư vấn, thuốc men, hỗ trợ điều trị của các trung tâm y tế
gần nhất.
Một khía cạnh cần nói đến trong thuyết cấu trúc – chức năng của Talcott
Parsons về y tế và y khoa trong giải thích này đó là vai trò của bác sĩ. Vai trò của
bác sĩ một mặt được coi như nhà cung cấp chăm sóc y tế chính, định hình bằng mối
quan hệ với vai trò ốm của bệnh nhân. Như vậy, bác sĩ ở đây cũng có thể được hiểu
dưới góc độ là những người có chuyên môn trong cung cấp sức khỏe cho mọi
người. Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới (WHO) “Sức khỏe là trạng thái
thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có
tình trạng không có bệnh hay thương tật”. Để cung cấp chăm sóc về sức khỏe tinh
thần và xã hội thì bác sĩ ở đây còn có thể hiểu là những cá nhân, tổ chức có chuyên
môn và hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các chăm sóc để nâng cao sức khỏe như

13

các chuyên gia, các viện, trung tâm, các tổ chức phi chính phủ, nhân viên y tế và
cán bộ cộng đồng tại địa phương. Theo Talcott Parsons, mối quan hệ giữa bác sĩ và
bệnh nhân thường theo hệ thống thứ bậc, bác sĩ có vị trí quyền lực cao hơn bệnh
nhân. Quyền lực của bác sĩ dựa trên cơ sở văn hóa những người bệnh phải hợp tác
với bác sĩ, và được củng cố hơn nữa bằng thực tế bác sĩ có kiến thức mà bệnh nhân
không có [2, tr.657]. Trách nhiệm chính của bác sĩ là phải chữa bệnh. Vì vai trò ốm
bao gồm sự mong đợi rằng những người mắc bệnh muốn lành bệnh và sẽ tìm kiếm
sự giúp đỡ từ những người có năng lực chữa bệnh, người bệnh thường tìm kiếm
dịch vụ của bác sĩ và những người có chuyên môn. Trong một số trường hợp, việc
chữa bệnh là không thể, nhưng cả bác sĩ và bệnh nhân ban đầu có chung hy vọng
rằng bệnh tình sẽ được chữa khỏi. Bác sĩ không những hy vọng bệnh nhân tuân thủ
yêu cầu của mình mà còn hỏi bệnh nhân những thông tin mà bệnh nhân có thể
không nói cho người khác biết. Parsons nhận xét thông tin này được cung cấp cho
bác sĩ không chỉ hỗ trợ quá trình điều trị, bác sĩ cũng không sử dụng thông tin này

vào mục đích sử dụng khác. Nếu sau đó bác sĩ không thể chữa hết bệnh cho bệnh
nhân thì mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân rất có thể giảm sút. Tuy nhiên, quan
điểm của Parsons về vai trò của bác sĩ áp dụng có hiệu quả hơn cho mô hình y học
chính thể luận. Y học chính thể luận là định hướng y học tìm cách cải thiện sức
khỏe bằng cách tính đến tất cả mọi người cũng như môi trường tự nhiên và xã hội.
Y học chính thể luận là phản ứng đối với khuynh hướng tập trung vào bệnh tật và
thương tổn trong y khoa hơn là sức khỏe chung của con người. Tiếp cận chính thể
luận trong chăm sóc y tế cố gắng đẩy mạnh mức độ khỏe mạnh có thể cao nhất đối
với mọi người càng nhiều càng tốt. Ngoài việc chữa bệnh, tiếp cận chính thể luận
giúp đỡ mọi người “khỏe mạnh” để thụ hưởng “sức sống, hân hoan và sáng tạo đặc
biệt”. Nguyên tắc chăm sóc y tế chính thể luận có mục đích tái thành lập những mối
quan hệ xã hội ở cá nhân kết hợp người điều trị và bệnh nhân trước khi sự xuất hiện
của các chuyên gia được đào tạo một cách khoa học. Y học chính thể luận gắn bó
với định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới xem sức khỏe là “trạng thái khỏe mạnh
hoàn toàn về cơ thể, tâm thần và xã hội”. Ở Việt Nam hiện nay, y tế nói chung và
các chương trình chăm sóc y tế cho người có HIV/AIDS nói riêng là đang thực hiện
theo mô hình y tế chính thể luận với mục đích làm sao cho ai cũng có cơ hội được

14

tiếp cận các dịch vụ y tế này. Cách tiếp cận y tế chính thể luận ở xã hội Việt Nam có
thể được xem là phù hợp và hiệu quả, bởi nhìn chung, những người nhiễm HIV
thường là những người có điều kiện kinh tế không khá giả, thậm chí hoàn cảnh rất
khó khăn. Do đó, nếu phải bỏ ra một khoản tiền lớn để chữa bệnh, thì rất có thể
nhiều bệnh nhân nhiễm HIV sẽ không thể nào tiếp cận được với những dịch vụ y tế.
Mặc dù lý thuyết này tỏ ra hữu ích trong việc phân tích vai trò ốm đối với
nhóm xã hội giàu và khá giả nhưng với nhóm người nghèo thì vẫn có những hạn
chế nhất định. Bởi vì, trong nhiều trường hợp khi người nghèo có bệnh, mà cụ thể là
người nghèo mà nhiễm HIV/AIDS thì họ vẫn phải làm việc để sinh sống mà không
hề được miễn giảm trách nhiệm hàng ngày. Tuy nhiên, vẫn có thể nhận thấy rằng lý

thuyết cấu trúc chức năng về y tế và y khoa của Talcott Parsons giúp giải thích khá
rõ ràng về vai trò và trách nhiệm của người có HIV/AIDS và vai trò của những
người làm công tác cộng đồng, nhân viên y tế trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và
phòng, chống HIV/AIDS.
1.2.2. Lý thuyết gán nhãn của George Herbert Mead
Người đưa ra những quan điểm và phân tích có tính chất nền móng cho lý
thuyết gán nhãn hiệu là nhà xã hội học nổi tiếng người Mỹ George Herbert Mead
(1863 - 1931). Lý thuyết gán nhãn hiệu “khẳng định sự lầm lạc và tính tuân thủ là
do kết quả của quá trình người khác xác định hay gán nhãn hiệu một người” [2,
tr.265]. Lý thuyết gán nhãn nhấn mạnh đến tính tương đối của sự lầm lạc, nói cách
khác cùng một hành vi có thể định nghĩa khác nhau từ tình huống này đến tình
huống khác. Vì thế, Howard S.Becker khẳng định rằng sự lầm lạc chỉ có thể định
nghĩa như “hành vi mà con người được gọi như thế” Tất cả hành vi đều có một số
hay không có ý nghĩa nào đối với người khác tùy theo quá trình phát hiện, định
nghĩa và phản ứng khác nhau. Con người cũng có thể bị gán nhãn hiệu tiêu cực vì
tham gia vào tình huống mà họ ít hay không có trách nhiệm [2, tr.265]. Nạn nhân
của những căn bệnh nghiêm trọng cũng có thể gọi là kẻ lầm lạc cho dù họ không hề
vi phạm tiêu chuẩn hành vi (có lẽ ngoại trừ tiêu chuẩn con người nên khỏe mạnh).
Người nhiễm HIV/AIDS cách đây chừng 10 năm bị gia đình, họ hàng, bạn bè, đồng
nghiệp, hàng xóm xa lánh, hắt hủi, kỳ thị. Và cho đến nay, ít nhiều người có

15

HIV/AIDS vẫn còn phải chịu thái độ xa lánh, phân biệt đối xử này ở các mức độ
khác nhau. Ngay cả những người bị nhiễm HIV/AIDS từ chồng/vợ, người yêu hay
những người nhiễm HIV/AIDS do không may sử dụng các dịch vụ y tế không đảm
bảo cũng rất có thể bị gán nhãn, bị xa lánh và phân biệt đối xử.
Theo quan niệm của nhà xã hội học George Herbert Mead, lý thuyết gán
nhãn giải thích đánh giá của người khác có thể gây tác động lớn đến việc chúng ta
nhận xét về chính mình. Phản ứng lúng túng, hoảng hốt hay quá lo lắng có thể khiến

cho người ta bất lực chẳng hạn cảm thấy mình không phải là con người hoàn toàn
và thất vọng nhiều hơn họ tưởng [2, tr.266]. Mặt khác, những tỳ vết do gán nhãn có
khả năng tác động tiêu cực đến thái độ và hành vi của họ. Bản thân người bị gán
nhãn cho hành vi lệch chuẩn cũng nhận thức được thực tế này và luôn phải đối mặt
với những khó khăn khắc nghiệt của người khác khiến họ dễ bị tổn thương. Người
bị gán nhãn rất nhạy cảm với sự phân biệt đối xử và dễ dẫn đến những hành động
cực đoan, quá khích. Một trong những người có công góp phần định hình và phổ
biến lý thuyết gán nhãn hiệu là nhà xã hội học người Mỹ Howard Becker (1928).
Ông tập trung vào phân tích cơ chế và nguyên nhân dẫn đến một hành vi nào đó
được xác định là lệch lạc hay phạm tội trong khi những hành vi tương tự lại không.
Lý thuyết của Becker nhấn mạnh đến phản ứng của người khác cũng như những hệ
quả của phản ứng đó là tạo ra sự lệch lạc: “Một trong những bước cốt yếu nhất
trong quá trình xây dựng một mô hình vững chắc về hành vi lệch lạc có thể là kinh
nghiệm bắt giữ và công khai bị gán nhãn cho cái nhãn lệch lạc. Bị bắt và bị đóng
nhãn là kẻ lệch lạc, điều đó có những hậu quả quan trọng đối với sự tham gia vào
xã hội và thêm nữa vào hình ảnh tự thân của con người”[47]. Kết quả lâu dài của
quá trình dán nhãn là khóa các cá nhân vào những vai trò sai lệch và hướng họ dọc
theo những tiến trình hoặc sự nghiệp lệch lạc, bằng cách đóng lại những cơ hội và
buộc họ phải dựa vào các nhóm xã hội dành cho sự hỗ trợ nhưng kéo dài mãi hoạt
động lệch lạc của họ. Như vậy, xã hội đã tạo nên sự sai lệch theo ý nghĩa rằng sự
áp dụng các nhãn sai lệch có thể sinh ra nhiều lệch lạc hơn là ngăn ngừa. Người
nhiễm HIV/AIDS, bản thân họ không xấu, nhưng chính xã hội, cộng đồng gán họ
một cái nhãn lệch chuẩn, cái nhãn ấy luôn gắn với những hành vi quá khứ, hiện tại

16

và thậm chí cả những hành vi trong tương lai, dù cho hiện tại và sau này họ đã thay
đổi. Từ đó, những người bị nhiễm HIV không dám công khai tình trạng bệnh, tự kỳ
thị bản thân, nhìn nhận bản thân một cách tiêu cực trong khi thực tế không phải như
vậy.

Lý thuyết gán nhãn được sử dụng để giải thích sự kỳ thị, phân biệt đối xử của
cộng đồng với người nhiễm HIV/AIDS với các lý do như: Người dân trong cộng
đồng nhìn chung đã có hiểu biết về các đường lây truyền của HIV, nhưng sự mơ hồ
và hoài nghi vẫn tồn tại dai dẳng khiến họ vẫn còn lo sợ về việc lây nhiễm HIV
thông qua các tiếp xúc thông thường hàng ngày với người bị nhiễm. Điều này đã
dẫn tới việc người dân áp dụng những biện pháp, thường là không cần thiết và mang
tính kỳ thị, mà họ nghĩ là có tác dụng phòng tránh sự lây truyền của căn bệnh.
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến sự kỳ thị đối với HIV/AIDS gắn tới một thực tế là
trong suy nghĩ của các lãnh đạo cộng đồng, của các cán bộ y tế cơ sở, và của người
dân, HIV/AIDS liên quan chặt chẽ với nghiện chích ma tuý và mại dâm, hai vấn đề
bị coi là “tệ nạn xã hội”. Sự phức tạp đặc biệt nảy sinh khi đụng tới nhóm nghiện,
tiêm chích ma tuý, là những người thường bị cộng đồng coi là hư hỏng. Do vậy, sự
phán xét đạo đức đã lan từ nhóm này sang những người có HIV/AIDS do lây
nhiễm từ chồng/vợ hay sử dụng các dịch vụ y tế; Ngoài ra, do công tác tuyên truyền
chưa phản ánh hết bản chất của nguy cơ lây nhiễm bệnh, trong một thời gian dài
ban đầu trong các chiến dịch phòng chống HIV/AIDS truyền thông thường mai tính
chất hù dọa, cho rằng HIV/AIDS đồng nghĩa với tệ nạn xã hội như ma túy, mại
dâm, quan hệ tình dục bừa bãi… mà ít đề cập tới nguyên nhân nhiễm HIV/AIDS là
rủi ro, tai nạn. Chính cách tuyên truyền này đã gây nên thái độ kỳ thị, ghê sợ với
những người nhiễm HIV/AIDS. Như vậy, thái độ phân biệt đối xử và kỳ thị của
cộng đồng đối với người bị nhiễm HIV/AIDS không hẳn là nhận thức không đúng
về cách lây truyền bệnh, mà nguyên nhân sâu xa là do mọi người gán cho một cái
nhãn tiêu cực và cái nhãn này cứ theo người bị nhiễm và người sống chung với
HIV/AIDS suốt cả cuộc đời. Người có HIV/AIDS không chỉ bị xã hội, cộng đồng
gán nhãn, kỳ thị mà ngay chính bản thân họ cũng đã tự gán nhãn cho mình, do đó,
trong cuộc sống người có HIV bị áp lực từ mọi phía và cả sự tự kỳ thị bản thân. Vậy

17

cộng đồng cần phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về những con đường lây truyền,

những hành vi nguy cơ cao và thay đổi nhận thức, thái độ cho phù hợp về những
nhóm dễ bị tổn thương.
1.3. Lược thuật về vấn đề nghiên cứu
Từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên trên thế giới được phát hiện vào ngày 5
tháng 6 năm 1981, số lượng trường hợp nhiễm HIV được phát hiện, số bệnh nhân
AIDS cũng như số bệnh nhân tử vong do AIDS ghi nhận được đã không ngừng gia
tăng qua các năm. Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở nước ta được phát hiện vào
tháng 12 năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh. Đến cuối tháng 12/1998, toàn bộ 61
tỉnh, thành trực thuộc Trung ương trong cả nước đều đã phát hiện có người bị nhiễm
HIV. Các nghiên cứu về HIV/AIDS đã cung cấp số liệu về tình hình nhiễm
HIV/AIDS qua các năm, các giai đoạn phát triển của dịch cũng như vấn đề kỳ thị
với người có HIV/AIDS tại Việt Nam hiện nay. Tác giả chỉ đề cập tới một số
nghiên cứu liên quan đến vấn đề kỳ thị với người có HIV/AIDS mà trên cơ sở tham
khảo những nghiên cứu này, tác giả tìm ra một hướng phân tích mới cho luận văn
của mình.
Dự án “Nâng cao kiến thức, kỹ năng và năng lực của vị thành niên thanh
niên, cha mẹ và cộng đồng về Giới, Quyền sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục và
Phòng chống HIV/AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam” (gọi tắt là “Giới và phòng
chống HIV/AIDS”) do Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong
Phát triển (CGFED) thực hiện dưới hỗ trợ kỹ thuật của Hội kế hoạch hóa gia đình
Đan Mạch (Danish PFA) và tài trợ của Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch
(Danida). Dự án hướng tới nhóm đối tượng đích là vị thành niên và thanh niên và
thực hiện ở 4 thôn/ấp vùng nông thôn thuộc 4 tỉnh và thành phố gồm: Thôn Mỹ
Thành và Chánh Nam, xã Xuân Thọ 1, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên; Thôn Cao
Bồ và An Lộc Hạ, xã Yên Hồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định; Thôn Thượng Vũ
và Thum Cũ, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang; Ấp 2 và ấp 3, xã Hưng
Long, huyện Bình Chánh, TP HCM; Dự án có giai đoạn một (2003 – 2006) và gia
đoạn hai (2007 – 2011). Dự án giai đoạn 1 đã đạt được những tiến bộ về kiến thức
sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục. Giai đoạn hai của dự án đề ra ba mục tiêu


18

chính đó là: (1) Nâng cao năng lực về quyền SKSS & SKTD đối với VTN/TN và
cha mẹ; (2) Xây dựng môi trường ủng hộ việc bảo vệ quyền SKSS & SKTD; (3)
Mô hình nâng cao năng lực về SKSS & SKTD đối với VTN/TN duy trì bền vững và
nhân rộng ở các địa bàn dự án. Đây là một dự án lớn, được thực hiện trong một thời
gian dài, trên một địa bàn rộng trải dài từ Bắc vào Nam và cung cấp những kiến
thức một cách toàn diện về các vấn đề như: Quyền sức khoẻ sinh sản/ Quyền sức
khoẻ tình dục; Giới và Công bằng giới; Các bệnh lây qua đường tình dục và
HIV/AIDS; Quan hệ cha mẹ – con cái; Vai trò của cha mẹ trong việc chăm sóc sức
khoẻ sinh sản vị thành niên; Bạo lực gia đình và phòng chống bạo lực gia đình;
Quấy rối, xâm hại và lạm dụng tình dục. Dự án “Giới và phòng chống HIV/AIDS”
là một gợi mở để tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu “Sự kỳ thị của cộng đồng với
người có HIV/AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam”. Dự án “Giới và phòng chống
HIV/AIDS” là một dự án can thiệp, là nguồn cung cấp tài liệu và số liệu tham khảo
hữu ích, tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả có những điểm khác biệt và chuyên sâu
so với dự án trên. Nghiên cứu của tác chỉ chỉ đi sâu về mảng HIV/AIDS mà cụ thể
là khía cạnh sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS. Nghiên cứu chỉ
thực hiện tại địa phương là thôn Cao Bồ và An Lộc Hạ, xã Yên Hồng, huyện Ý
Yên, tỉnh Nam Định – là nơi mà có những trường hợp nhiễm HIV/AIDS đang sống
trong cộng đồng. Nghiên cứu được thực hiện tháng 11/2012, sau khi dự án “Giới và
phòng chống HIV/AIDS” đã kết thúc vào tháng 12/2011 do đó, nghiên cứu có thể
chỉ ra sự biến đổi nhận thức, thái độ, hành vi về HIV/AIDS qua thời gian. Tóm lại,
so với dự án “Giới và phòng chống HIV/AIDS” nghiên cứu “Sự kỳ thị của cộng
đồng với người có HIV/AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam” chỉ ra sự thay đổi
theo thời gian, phân tích các yếu tố tác động như giới, nhóm đối tượng và địa bàn,
đồng thời cung cấp một cái nhìn chuyên sâu về chủ đề kỳ thị với người có
HIV/AIDS.
“Nghiên cứu về kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV và AIDS” [11]
do TS. Khuất Thu Hồng và Th.S. Nguyễn Thị Vân Anh, Viện nghiên cứu phát triển

Xã hội (ISDS) tiến hành từ năm 2003 tại Cần Thơ và Hải Phòng cũng là một nghiên
cứu có quy mô lớn và có chiều sâu. Nghiên cứu có 5 mục tiêu chính đó là: Tìm hiểu

×