ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ KHÁNH HÒA
SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ TRONG CÁC DỰ ÁN
CẤP NƯỚC CHO CÁC ĐÔ THỊ NHỎ
(Nghiên cứu Chương trình cấp nước Phần Lan
tại Hải Phòng và Bắc Cạn)
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Hà Nội - 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ KHÁNH HÒA
SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ TRONG CÁC DỰ ÁN
CẤP NƯỚC CHO CÁC ĐÔ THỊ NHỎ
(Nghiên cứu Chương trình cấp nước Phần Lan
tại Hải Phòng và Bắc Cạn)
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quý Thanh
Hà Nội - 2009
1
Mục lục
Mục lục 1
MỞ ĐẦU 4
1. Đặt vấn đề 4
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5
2.1. Ý nghĩa khoa học 5
2.2. Ý nghĩa thực tiễn 5
3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 6
3.1. Mục đích nghiên cứu 6
3.2. Mục tiêu nghiên cứu 6
4. Đối tƣợng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 7
5.1. Phương pháp chọn mẫu 7
5.2. Phương pháp thu thập thông tin 7
5.2.1. Các phương pháp thu thập thông tin được sử dụng trong khuôn khổ dự án 7
5.2.1.1 Thảo luận nhóm 7
5.2.1.2. Phỏng vấn cấu trúc 8
5.2.1.3. Phỏng vấn bán cấu trúc 8
5.2.2. Các phương pháp thu thập thông tin được chính tác giả sử dụng 8
5.2.2.1. Phƣơng pháp quan sát 8
5.2.2.2. Phƣơng pháp phỏng vấn bán cấu trúc 8
5.2.2.3. Nghiên cứu tài liệu 9
5.3. Phương pháp xử lý thông tin 9
6. Câu hỏi nghiên cứu 9
7. Giả thuyết nghiên cứu 10
8. Khung lý thuyết ……………………………………………………………………… 10
NỘI DUNG CHÍNH……………………………………………………………………… 10
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 11
1.1. Lý thuyết tiếp cận 11
1.2. Tổng quan nghiên cứu 13
1.3. Các khái niệm công cụ 18
1.4. Các chính sách và bối cảnh xã hội của các chính sách về sự tham gia 20
1.4.1. Các chính sách của Việt Nam 20
1.4.2. Các chính sách về sự tham gia và các chính sách về giới của các nhà tài trợ 22
1.4.2.1 Các chính sách về sự tham gia 23
1.4.2.2. Các chính sách về giới 23
1.5. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và dự án cấp nƣớc cho các thị trấn nhỏ Việt Nam 24
CHƢƠNG 2: NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
2.1. Các biểu hiện sự tham gia của phụ nữ vào dự án 29
2.1.1. Phụ nữ tham gia dưới hình thức “Nghe và biết thông tin về dự án” 29
2.1.2. Phụ nữ tham gia bằng hình thức “đóng góp tiền bạc và lao động cho dự án” 35
2.1.3. Phụ nữ tham gia dự án bằng hình thức “tuyên truyền cho người khác” 37
2.1.4. Phụ nữ tham gia dự án qua hình thức “tham dự các buổi họp” 40
2.1.5. Phụ nữ tham gia dự án bằng các hình thức giám sát thực hiện 42
2.2. Các yếu tố thúc đẩy và rào cản đối với sự tham gia của phụ nữ vào dự án 45
2.2.1. Các yếu tố cá nhân 45
2.2.1.1. Yếu tố năng lực 45
2.2.1.2. Yếu tố địa vị xã hội 46
2.2.1.3. Yếu tố tâm lý 47
2.2.2. Yếu tố gia đình 50
2.2.2.1 Yếu tố tài chính 50
2.2.2.2. Yếu tố ngƣời chồng 52
2.2.3. Yếu tố xã hội 56
2.2.3.1. Yếu tố chính sách 56
2.2.3.2. Yếu tố văn hóa xã hội 61
2.2.4. Yếu tố khác 64
2.3. Thảo luận 65
2.3.1. Phụ nữ trong dự án “cấp nước cho các thị trấn nhỏ Việt Nam” tham gia 65
2.3.2. Những yếu tố rào cản và thúc đẩy phụ nữ tham gia vào dự án cấp nước 67
KẾT LUẬN 69
1. Kết luận 69
2. Những ngụ ý về mặt chính sách 71
Tài liệu tham khảo 72
Phụ lục 77
Danh mục bảng và hình
Bảng 2.1: Sự khác biệt về thông tin ƣu tiên của nam giới và phụ nữ 31
Bảng 2.2: Thông tin nghe đƣợc của ngƣời dân thị trấn Tiên Lãng và thị trấn Nà Phặc 32
Bảng 2.4: Nguồn thu nhận thông tin của nam giới và phụ nữ 33
Bảng 2.5: Việc kiểm tra trực tiếp thông tin thu nhận đƣợc giữa nam giới và phụ nữ 34
Bảng 2.6 : Nội dung tuyên truyền của các tuyên truyền viên của hai thị trấn 38
Bảng 2.7: So sánh nội dung tuyên truyền giữa nam giới và phụ nữ 39
Bảng 2.8: Hình thức tuyên truyền của nam giới và phụ nữ 39
Bảng 2.9: Số ngƣời tham dự các cuộc họp nhóm tại thị trấn Nà Phặc và Tiên Lãng 40
Bảng 2.10: Cách nhìn nhận của nam giới và phụ nữ về sự tham gia của phụ nữ 48
Bảng 2.11: Yếu tố ngƣời chồng là rào cản với sự tham gia vào dự án của phụ nữ 53
Bảng 2.13: Các chính sách là yếu tố rào cản đối với sự tham gia của phụ nữ vào dự án của
địa phƣơng và của nhà tài trợ 61
Hình 1.1: Tám nấc thang của sự tham gia (S.Arnstein 1969) 12
Hình 1.2: Các mức độ của sự tham gia của Brager và Specht 13
Hình 1.3: Chu trình của một dự án đầu tƣ xây dựng 26
Hình 1.4: Các bƣớc trong giai đoạn lập dự án đầu tƣ xây dựng 27
Hình 2.1: Những thông tin về dự án mà ngƣời dân nghe và biết 29
Hình 2.2: Tỉ lệ hình thức mong muốn đóng góp vào việc xây dựng nhà máy nƣớc (%) 35
Hình 2.3: Tỉ lệ các hình thức đóng góp tham gia xây dựng nhà máy nƣớc (%) 35
Hình 2.4: Việc tuyên truyền của phụ nữ trong khu vực dự án 37
Hình 2.5: Các hình thức tham gia của phụ nữ trong dự án cấp nƣớc nhỏ 44
Hình 2.6: Mức thang tƣơng ứng với sự tham gia của nam giới và phụ nữ vào dự án 66
Hình 2.7: Mức thang tham gia vào các giai đoạn của dự án của nam giới và phụ nữ 66
4
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việt Nam đang trong thời kỳ mở cửa, nhiều dự án đầu tƣ liên tục đƣợc các nhà
tài trợ nƣớc ngoài thực hiện nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng trong công
cuộc đổi mới. Trong đó, lĩnh vực cấp nƣớc và vệ sinh là một trong những lĩnh vực đƣợc
các nhà tài trợ nhƣ Ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển châu Á (ADB), cơ
quan phát triển Đan Mạch (DANIDA), bộ ngoại giao Phần Lan (FINIDA),…quan tâm
hàng đầu.
Ngay từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trƣớc, nƣớc bạn Phần Lan đã có
những chƣơng trình hỗ trợ chuyên về ngành nƣớc cho các khu vực đô thị, trong đó phải
kể đến việc thủ đô Hà Nội có một hệ thống cấp nƣớc máy nhƣ ngày hôm nay một phần
rất lớn nhờ vào sự hỗ trợ của nƣớc bạn Phần Lan.
Tiếp tục chƣơng trình hợp tác giữa hai quốc gia, chính phủ Phần Lan viện trợ
không hoàn lại dự án cấp nƣớc và vệ sinh cho 8 thị trấn nhỏ tại 4 tỉnh giai đoạn 2003-
2008, trong đó xây dựng hai công trình cấp nƣớc tập trung cho hai thị trấn Nà Phặc (tỉnh
Bắc Cạn) và thị trấn Tiên Lãng (thành phố Hải Phòng), nhằm nâng cao sức khỏe và cải
thiện mức sống của các thành viên trong cộng đồng. Dự án đặt ra rất nhiều mục tiêu, một
trong các mục tiêu đó là bình đẳng giới. Phụ nữ là một trong những đối tƣợng đƣợc dự án
đặc biệt quan tâm. Đây là một trong những chính sách mà chƣa đƣợc các dự án tại Việt
Nam quan tâm nhiều.
Có rất nhiều tác giả nghiên cứu về phụ nữ ở Việt Nam, tuy nhiên những nghiên
cứu về sự tham gia của các tác giả tại Việt Nam lại rất ít, đặc biệt là nghiên cứu sự tham
gia của phụ nữ vào các dự án phát triển lại càng ít hơn. Nghiên cứu sự tham gia của phụ
nữ phần nhiều đƣợc các tác giả nƣớc ngoài thực hiện tại các quốc gia khác nhau trên thế
giới.
Việt Nam đang trên con đƣờng hƣớng đến sự bình đẳng giới, trong đó phải kể đến
sự bình đẳng về cơ hội tham gia và hƣởng lợi từ các dự án phát triển giữa nam giới và
phụ nữ. Tuy nhiên chúng ta lại chƣa có một bức tranh về sự tham gia của phụ nữ vào các
dự án phát triển tại Việt Nam để xem mức độ bình đẳng của nam giới và phụ nữ trong
các dự án này nhƣ thế nào. Vì vậy, nghiên cứu này mong muốn đƣa ra hình ảnh của phụ
nữ tham gia vào các dự án phát triển ra sao, những yếu tố rào cản hay thúc đẩy nào tác
động đến sự tham gia của phụ nữ vào các dự án phát triển.
Bên cạnh đó, tác giả là ngƣời hiện đang công tác cho một đơn vị tƣ vấn lập báo
cáo đầu tƣ cho dự án “cấp nƣớc và vệ sinh cho các thị trấn nhỏ Việt Nam” tại Nà Phặc và
Tiên Lãng. Có thể nói, là một trong những ngƣời tham gia trực tiếp và theo dõi chu trình
thực hiện dự án ngay từ giai đoạn đầu tại hai thị trấn này, nên tác giả có một sự hiểu biết
nhất định về khu vực dự án và có mối quan hệ mật thiết với những ngƣời dân nơi đây.
Đây cũng là một trong những lý do thôi thúc tác giả thực hiện nghiên cứu “sự tham gia
của phụ nữ trong dự án cấp nƣớc cho các đô thị nhỏ” qua nghiên cứu trƣờng hợp chƣơng
trình cấp nƣớc Phần Lan cho hai thị trấn Tiên Lãng (thành phố Hải Phòng) và Nà Phặc
(tỉnh Bắc Cạn).
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu tiếp cận từ góc độ lý thuyết “sự tham gia” để phân tích và nhìn nhận
sự tham gia của phụ nữ trong các dự án phát triển tại Việt Nam. Qua nghiên cứu, tác giả
mong muốn đƣợc góp phần xây dựng nên mối quan hệ của những yếu tố rào cản và yếu
tố thúc đẩy tác động tới quá trình tham gia vào các dự án của phụ nữ.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua nghiên cứu này, tác giả mong muốn kết quả nghiên cứu phần nào giúp các
nhà hoạch định chính sách nói chung và các nhà lập dự án phát triển tại Việt Nam nói
riêng có những chính sách cụ thể nhằm giúp phụ nữ có cơ hội hơn nữa trong việc tham
gia vào các dự án phát triển và đảm bảo tính bền vững của các dự án.
3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng một lý thuyết về sự tham gia của phụ nữ trong các dự án
phát triển, trong đó đặc biệt liên quan đến các yếu tố thúc đẩy và yếu tố rào cản đối với
sự tham gia của phụ nữ.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
+ Tìm hiểu cách thức tham gia của phụ nữ trong các chu trình của dự án cấp nƣớc
+ Những biểu hiện của sự tham gia và các bƣớc tham gia của phụ nữ trong các giai
đoạn của dự án cấp nƣớc
+ Yếu tố rào cản và thúc đẩy quá trình tham gia của phụ nữ vào dự án cấp nƣớc
4. Đối tƣợng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: sự tham gia của phụ nữ vào các dự án phát triển
- Khách thể nghiên cứu: những ngƣời phụ nữ và nam giới trong khu vực dự án
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu trong khuôn khổ dự án cấp nƣớc và vệ sinh cho các thị
trấn nhỏ Việt Nam do Bộ ngoại giao Phần Lan tài trợ, tại hai thị trấn Nà Phặc (huyện
Ngân Sơn, tỉnh Bắc Cạn) và Tiên Lãng (huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng)
- Thời gian nghiên cứu:
+ Tháng 6-7/2005: tham gia khảo sát kinh tế xã hội cho dự án này tại thị trấn Tiên
Lãng và Nà Phặc
+ Tháng 1/2006: tham gia khảo sát cam kết đấu nối cho thị trấn Nà Phặc
+ Tháng 1/2007: tham gia khảo sát cam kết đấu nối cho thị trấn Tiên Lãng
+ Tháng 7/2009: phỏng vấn bán cấu trúc 30 trƣờng hợp tại 2 thị trấn
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp chọn mẫu
- Mẫu khảo sát định lƣợng:
+ Có 200 hộ gia đình ở Nà Phặc, và 300 hộ gia đình ở Tiên Lãng trong khảo sát Kinh
tế - Xã hội. Cách chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên 10% tổng số hộ của hai thị trấn.
+ Khảo sát toàn bộ 100% số hộ gia đình trong khu vực dự án trong khảo sát cam kết
đấu nối của dự án: cụ thể tại Nà Phặc là 651 hộ, và Tiên Lãng là 3033 hộ gia đình.
- Mẫu nghiên cứu định tính: Phỏng vấn bán cấu trúc 30 trƣờng hợp: 15 ở Nà Phặc và
15 ở Tiên Lãng. Trong đó, mỗi thị trấn phỏng vấn 5 nam giới và 10 phụ nữ. Cách
thức chọn mẫu theo chiến lƣợc nghiên cứu định tính lý thuyết cơ sở. Các khách thể
đƣợc chọn phỏng vấn thỏa mãn các tiêu chí đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. Tác giả chủ
ý chọn mỗi thị trấn 15 trƣờng hợp, trong đó có 10 nữ và 5 nam.
5.2. Phương pháp thu thập thông tin
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thông tin thu thập đƣợc trong khuôn khổ
của dự án, bên cạnh đó, tác giả sử dụng một số phƣơng pháp để tự thu thập thông tin, cụ
thể nhƣ sau:
5.2.1. Các phương pháp thu thập thông tin được sử dụng trong khuôn khổ dự án
5.2.1.1 Thảo luận nhóm
Việc thảo luận nhóm đƣợc tiến hành tại 14 nhóm cho 2 thị trấn [45, tr.35], [46,
tr.16], cụ thể số lƣợng nhóm đƣợc trình bày trong phần phụ lục.
Mỗi nhóm thảo luận thƣờng có từ 7-10 ngƣời, diễn ra từ 60 – 150 phút. Đối với
những nhóm nữ, thƣờng chọn ngẫu nhiên một số phụ nữ trong một số hộ gia đình, trong
đó ƣu tiên những phụ nữ thuộc hộ nghèo trong thị trấn (đây là một trong những yêu cầu
từ phía nhà tài trợ). Nhóm nam đƣợc chọn ngẫu nhiên nam từ một số hộ gia đình. Nhóm
hỗn hợp (gồm cả nam và nữ) gồm thành phần là đội ngũ lãnh đạo của các tiểu khu.
5.2.1.2. Phỏng vấn cấu trúc
Nghiên cứu này sử dụng một phần dữ liệu gốc của khảo sát kinh tế xã hội và khảo
sát cam kết đấu nối của dự án bằng bảng hỏi có sẵn (bảng hỏi này sẽ đƣợc trình bày trong
phần phụ lục).
5.2.1.3. Phỏng vấn bán cấu trúc
Mỗi thị trấn, dự án tiến hành 5 phỏng vấn bán cấu trúc về các vấn đề: thực trạng
dùng nƣớc, mức chi trả, sự tiếp xúc với nƣớc của các thành viên trong gia đình.
5.2.2. Các phương pháp thu thập thông tin được chính tác giả sử dụng
5.2.2.1. Phương pháp quan sát
Phƣơng pháp quan sát là phƣơng pháp đƣợc tác giả sử dụng ngay từ khi tham gia
vào dự án này. Tác giả quan sát việc dùng nƣớc của phụ nữ, nguồn nƣớc ngƣời dân đang
sử dụng,… cũng nhƣ việc xây dựng nhà máy nƣớc đến đâu, thái độ của ngƣời dân tham
dự các cuộc họp/thảo luận nhóm nhƣ thế nào.
Tác giả sử dụng cả quan sát tự do (phi tiêu chuẩn) (trong thời gian tham gia dự án)
nhằm xây dựng ý tƣởng nghiên cứu và giới hạn nghiên cứu; quan sát có chủ đích có bảng
kiểm. Bảng kiểm sẽ đƣợc trình bày trong phần phụ lục.
5.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc
Tác giả tiến hành phỏng vấn 30 trƣờng hợp cho cả 2 thị trấn. Mỗi thị trấn có 15
phỏng vấn (10 đối với nữ và 5 đối với nam).
Nếu nhƣ trong thời gian tham gia dự án, mục đích của phỏng vấn tập trung chủ
yếu vào những vấn đề dự án yêu cầu, thì 30 trƣờng hợp phỏng vấn sau này tập trung vào
sự tham gia của phụ nữ, những rào cản, trở ngại, hình thức tham gia của phụ nữ trong khu
vực dự án.
Việc lựa chọn đối tƣợng để phỏng vấn bao gồm các tiêu chí: phải là những ngƣời
tham gia vào dự án (ít nhất họ cũng đã từng đƣợc mời đi họp về dự án một lần);
Phỏng vấn này dựa trên những vấn đề đã nêu trong hƣớng dẫn phỏng vấn (Hƣớng
dẫn phỏng vấn này sẽ đƣợc nêu trong phần phụ lục).
5.2.2.3. Nghiên cứu tài liệu
Ngoài những phƣơng pháp thu thập số liệu trực tiếp nêu trên, tác giả còn sử dụng
phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, trong đó các tài liệu đƣợc thu thập từ Internet, các thƣ
viện, các viện nghiên cứu. Ƣớc tính có khoảng 150 tài liệu xoay quanh các từ khóa: giới,
sự tham gia, phụ nữ, các dự án phát triển đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này.
Qua việc nghiên cứu tài liệu tác giả có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề nghiên
cứu và thu thập một số dữ liệu rất có ích cho nghiên cứu của mình.
5.3. Phương pháp xử lý thông tin
- Phƣơng pháp xử lý thông tin định lƣợng: toàn bộ các bảng hỏi đƣợc mã hóa và xử lý
bằng phần mềm thống kê xã hội SPSS
- Phƣơng pháp xử lý thông tin định tính: toàn bộ thảo luận nhóm đƣợc tổng hợp và
phân loại.
Các phỏng vấn bán cấu trúc đƣợc mã hóa và xử lý bằng phần mềm phân tích định tính
Nvivo 2.0
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Sự tham gia của phụ nữ với dự án cấp nƣớc nhỏ nhƣ thế nào?
- Cách thức tham gia của phụ nữ với dự án cấp nƣớc nhỏ nhƣ thế nào? Những biểu hiện
của sự tham gia, phụ nữ tham gia vào những giai đoạn nào của dự án?
- Những yếu tố rào cản và thúc đẩy nào đối với sự tham gia của phụ nữ vào dự án?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Hình thức tham gia của phụ nữ vào dự án khá đa dạng, trong đó, tuyên truyền, vận
động các thành viên trong cộng đồng tham gia vào dự án cấp nƣớc đƣợc coi là
hình thức tham gia nổi bật nhất đối với phụ nữ.
- Bên cạnh những yếu tố về chính sách và cá nhân ngƣời phụ nữ thúc đẩy sự tham
gia của họ vào dự án, những yếu tố về gia đình, năng lực và địa lý cũng là những
yếu tố rào cản đáng kể đối với chị em trong quá trình tham gia vào dự án.
- Dự án đã có sự tham gia đáng kể của phụ nữ, tuy nhiên, sự tham gia đó vẫn chƣa
mang tính chất quyết định nhƣ nam giới.
8. Khung lý thuyết
Yếu tố cá nhân:
- Năng lực, trình độ
học vấn của cá nhân
- Địa vị xã hội
- Tâm lý cá nhân
Yếu tố gia đình:
- Kinh tế gia
đình
- Ngƣời chồng
Yếu tố văn hóa xã hội:
- Chính sách của Việt Nam
- Chính sách của nhà tài trợ
- Văn hóa xã hội
Yếu tố khác:
- Địa lý và
điều kiện tự
nhiên
Sự tham gia của phụ nữ trong
dự án cấp nƣớc đô thị nhỏ
Các hình thức tham gia của
phụ nữ
Các yếu tố thúc đẩy và rào
cản đối với sự tham gia
Bối cảnh kinh tế xã hội
NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU
1.1. Lý thuyết tiếp cận
Trong nghiên cứu này, cách tiếp cận lí thuyết sự tham gia để xem xét sự tham gia
của phụ nữ trong dự án cấp nƣớc ở Bắc Cạn và Hải Phòng.
Về mặt khái niệm. Tham gia là một quá trình hƣớng tới sự tham gia và chia sẻ
giữa các bên liên quan trong các hoạt động: “Sự tham gia là một quá trình, thông qua đó
những bên liên quan ảnh hƣởng và chia sẻ việc quản lý đối với các sáng kiến phát triển
và quyết định nguồn lực ảnh hƣởng đến chúng” [69, tr34] Anita Kelles-Viitanen (2002)
cho rằng “Sự tham gia nghĩa là nhiều việc liên quan đến nhiều ngƣời. Quá trình tham gia
hữu ích trong việc duy trì và xây dựng niềm tin, sự hợp tác và cộng tác” [51, tr 65].
Về nguồn gốc, cách tiếp cận sự tham gia xuất hiện nhằm phân biệt và đối lập với
cách tiếp cận truyền thống “lập trƣờng chuyên gia bên ngoài”. Điểm khác biệt giữa chúng
là trong lập trƣờng chuyên gia bên ngoài, các nhà bảo trợ và thiết kế dự án đặt họ ra
ngoài hệ thống cộng đồng khi xác định “hình thù” của dự án. Họ xem những bên liên
quan khác chỉ là những nguồn thông tin và ý kiến. Trong khi với cách tiếp cận tham gia,
tham vấn và lắng nghe được xem là điều kiện tiên quyết. Ngoài ra, cần phải có việc học
hỏi xã hội, các sáng kiến xã hội, các bình luận từ phía những ngƣời tham gia [69, tr74].
Sự tham gia của phụ nữ: Sự tham gia của phụ nữ là sự tham gia mang những nét
đặc trƣng với những đặc điểm tâm, sinh lý - xã hội khác biệt và nhiều đặc thù so với nam
giới. Sự tham gia của phụ nữ nói lên mối quan hệ của phụ nữ với nam giới, với những
bên liên quan của dự án (nhà quản lý, nhà tài trợ…), với các thiết chế và quy trình tổ
chức dự án. Do tầm quan trọng của vấn đề giới đối với sự thành công của dự án, nên cần
phải có sự lồng ghép giới vào hoạt động của dự án.
Nhìn chung, quá trình tham gia của phụ nữ vào các dự án phát triển nảy sinh nhiều
vấn đề liên quan đến những yếu tố thúc đẩy và cản trở bản thân phụ nữ trong quá trình
tham gia. Khi đó, các lí thuyết nhƣ định kiến giới, khoảng cách giới, bất bình đẳng giới,
bạo lực giới v.v sẽ đƣợc xem xét và bổ sung cho lý thuyết có sự tham gia.
Về các cấp độ sự tham gia. Để xem xét sự tham gia của phụ nữ, chúng tôi sử
dụng các mô hình lý thuyết về cấp độ tham gia của Sherry R. Arnstein (1969, 1971),
Brager và Specht (1973) và của Ngân hàng thế giới. Cách phân chia của Arnstein có phần
nghiêng về việc mô tả các hành động của chủ quản lý dự án hƣớng tới cộng đồng để lôi
kéo và trao quyền cho họ.
Hình 1.1: Tám nấc thang của sự tham gia (S.Arnstein 1969) [52, tr3]
8
Quyền kiểm soát
7
Ủy quyền
Mức độ trao quyền cho công dân
6
Đối tác
5
Xoa dịu
4
Tham vấn
Mức độ có dấu hiệu của sự tham gia
3
Cung cấp thông tin
2
Trị liệu/tâm lý
Mức độ không tham gia
1
Vận động/lôi kéo
Cách tiếp cận của Brager và Specht xuất phát từ lập trƣờng của ngƣời dân để mô
tả mức độ mà họ đạt được trong tiến trình tham gia dự án.
Hình 1.2: Các mức độ của sự tham gia của Brager và Specht [70, tr62-78]
Cấp độ tham gia
Hành động của ngƣời tham gia
THẤP
CAO
Không
- cộng đồng không đƣợc nói gì: vì sự tham gia không thể
xảy ra.
Nhận thông tin
- cộng đồng đƣợc nói về những gì đƣợc lập kế hoạch và sự
chấp nhận đƣợc kỳ vọng.
Đƣợc tham vấn
- sự chấp nhận đạt đƣợc thông qua phát triển sự đồng thuận
đối với dự án.
Khuyên giải
- bản chất của sự can thiệp vẫn là từ trên xuống, nhƣng có
một sự linh hoạt đủ để chấp nhận cộng đồng đề xuất các
thay đổi.
Tham gia vào lập kế hoạch
- có một sự kỳ vọng lớn hơn về từ thay đổi từ những nhà tổ
chức.
Có quyền
- cộng đồng đƣợc tham gia vào trong quá trình lập cộng
đồng từ lúc lập dự án, nhƣng vẫn còn các yếu tố từ trên
xuống
Có quyền kiểm soát
- cộng đồng thực hiện cả xác định vấn đề và tìm cách giải
quyết
Sự phân chia của WB có phần đơn giản hơn. Sự tham gia gồm 4 phƣơng thức và
cấp độ nhƣ chia sẻ thông tin, tham vấn, tranh luận hoặc hợp tác và cuối cùng là trao
quyền [51, tr 32].
1.2. Tổng quan nghiên cứu
“Tham gia” là một thuật ngữ đƣợc đề cập rộng rãi trong các hoạt động chính trị,
các nghiên cứu mang tính học thuật cũng nhƣ các nghiên cứu và hoạt động của các dự án
phát triển. Ở nước ngoài, các nghiên cứu về sự tham gia nói chung và sự tham gia của
phụ nữ nói riêng cũng nhận đƣợc rất nhiều quan tâm của các học giả cũng nhƣ các tổ
chức thực hiện các dự án phát triển, đặc biệt nhƣ Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát
triển Châu Á v.v
Về mặt lí luận, các nghiên cứu từ thập niên 60, 70 của thế kỷ XX đã tập trung mổ
xẻ các khía cạnh của sự tham gia. Sự tham gia của cộng đồng đƣợc xem là quyền lực
công dân (Sherry R. Arnstein, 1969,1971). Arnstein đã phân chia sự tham gia thành 8 nấc
thang tƣơng ứng với 3 cấp độ, từ không tham gia tới các dấu hiệu có sự tham gia và tới
các cấp độ quyền lực công dân. Brager và Specht (1973) cũng đƣa ra một phân tích về
mức độ tham gia của cộng đồng với 7 cấp độ trên một thang hai cực, từ cực thấp là không
tham gia tới cực cao là có quyền quản lý. Nhƣ vậy, trao quyền là mục tiêu cuối cùng và là
cấp độ cao nhất cần hƣớng tới khi thực hiện quá trình tham gia của một dự án, chƣơng
trình (Xem them Ruth Alsop, Mette Bertelsen và Jeremy Holland, 2006).
Về mặt thực nghiệm, các nghiên cứu nƣớc ngoài dựa trên một phông kinh nghiệm
dồi dào từ hàng loạt các dự án phát triển. Sự tham gia trong các dự án phát triển của
Ngân hàng thế giới là điển hình. Có thể kể ra một loạt các nghiên cứu của Ngân hàng thế
giới từ nhiều bối cảnh và hoạt động phong phú của rất nhiều dự án ở các nƣớc khác nhau
trên toàn thế giới nhƣ: Ruth Meinzen-Dick, Richard Reidinger, Andrew Manzardo (1995)
bàn về sự tham gia trong dự án tƣới tiêu nông nghiệp; Nat J. Colletta, Gallian Perkins
(1995) bàn về sự tham gia trong giáo dục; Gabrielle Watson, N. Vijay Jagannathan
(1995) bàn về sự tham gia trong lĩnh vực cấp nƣớc và vệ sinh; Mary Schmidt, Alexandre
Marc (1995) bàn về sự tham gia trong các hoạt động của các quỹ xã hội; Dan R.
Aronson, Ellen Tynan (1995) bàn về sự tham gia nền kinh tế và khu vực việc làm; Deepa
Narayan (1995) bàn về việc thiết kế sự phát triển dựa trên cộng đồng v.v
Trong vấn đề về sự tham gia trên thì vấn đề giới, hay vấn đề sự tham gia của phụ
nữ đƣợc hết sức quan tâm trong các nghiên cứu. Một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới
(1996) khi bàn về các chủ đề then chốt và các yếu tố chung của sự tham gia đã nêu bật
tầm quan trọng của việc hiểu và chứng minh sự khác biệt giới trong các vai trò, các hoạt
động, các nhu cầu và các cơ hội hội trong các bối cảnh đã cho (phân tích giới). Nó làm
nổi bật các vai trò khác biệt và các hành vi học hỏi của nam giới và nữ giới dựa trên các
thuộc tính giới. Những sự khác biệt này thông qua văn hóa, giai tầng, chủng tộc, thu
nhập, giáo dục và thời gian.
Một trong những vấn đề xuất hiện trong các nghiên cứu sự tham gia của phụ nữ
vào dự án là thực trạng bất bình đẳng giới và làm sao để thúc đẩy sự tham gia của phụ
nữ trong dự án. Đánh giá của Ngân hàng thế giới đối với 121 dự án cấp nƣớc nông thôn
ở 49 nƣớc Châu Á, Châu Phi và Châu Mĩ La tinh phát hiện ra rằng: thậm chí trong một
khu vực mà phụ nữ gánh vác trách nhiệm lớn hơn thì họ chỉ đạt đƣợc 17% lợi ích từ các
dự án cấp nƣớc đã đƣợc thiết kế một cách đặc biệt cho phụ nữ [69, tr67]. Nhƣ vậy, sự
tham gia của phụ nữ trong các dự án phát triển thƣờng gặp phải những cản trở, những
giới hạn nhất định của đặc điểm chính trị - kinh tế - xã hội – văn hóa. Chính vì vậy,
nghiên cứu về những yếu tố thúc đẩy và cản trở phụ nữ tham gia trong dự án nhận đƣợc
sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.
Bàn về các nhân tố ảnh hƣởng tới sự tham gia chung của cộng đồng, nhiều nhà
nghiên cứu đã chỉ ra những yếu tố hạn chế và thúc đẩy sự tham gia. Đó là: Một, sự thiếu
cam kết của chính phủ đối với việc chấp nhận cách tiếp cận có sự tham gia (với nghiên
cứu của Thomas Carroll; Conrad Kottak & cộng sự); Hai, sự không sẵn lòng của các viên
chức đối với việc từ bỏ quyền lãnh đạo đối với các hoạt động và các quyết định (với
Azefor & Bradley); Ba, sự thiếu các động cơ và các kỹ năng của cán bộ dự án để giúp họ
chấp nhận cách tiếp cận có sự tham gia; Bốn, năng lực giới hạn của các tổ chức cấp địa
phƣơng (tài chính và quản lý) và sự thiếu đầu tƣ trong việc xây dựng năng lực cộng đồng
(nhƣ Kottak và cộng sự; NIACONSULT); Năm, sự tham gia đƣợc bắt đầu triển khai quá
chậm (Della McMilan và cộng sự); Sáu, sự mất tin tưởng giữa chính quyền và các bên
tham gia cấp địa phƣơng (Stephen Stern; Maria Mejia và cộng sự).
Maria Aycrigg (1998) bàn đến các lực cản về thể chế (đồng thuận quản lý; các
giới hạn nguồn lực; sự tham vấn đối với sự tham gia và bằng chứng về các giá trị thêm về
sự tham gia); các lực cản trong quốc gia (năng lực của NGO và sự cam kết của chính
quyền); những hƣởng ứng mang tính thể chế nhƣ sự đầu tƣ vào nguồn lực con ngƣời; các
thủ tục và chính sách.[54, tr 62]. Trond Vedeld (2001) xác định các các cản trở đối với sự
tham gia gồm các cản trở trong quốc gia đối với sự tham gia của ngƣời hƣởng lợi (cấu
trúc đẳng cấp của các thiết chế ở Ấn Độ; sự thiếu hụt về sự cam kết của chính phủ và
năng lực thể chế; tính đa dạng về cấu trúc, chuyên nghiệp và tổ chức; các thái độ và các
văn hóa của những viên chức; sự thiếu hụt về năng lực của NGO đối với việc quản lý quá
trình có sự tham gia; các lực cản từ năng lực địa phƣơng [66, tr 423].
So với sự tham gia chung của cộng đồng, vấn đề phụ nữ đặc biệt đặc thù nên việc
xác định các yếu tố thúc đẩy và cản trở đối với sự tham gia của phụ nữ trong dự án cũng
có những đặc thù cần đi sâu mổ xẻ hơn: “Điểm yếu chung của các tổ chức cộng đồng
trong khu vực dự án là thiếu sự lôi kéo phụ nữ tham gia, thậm chí mặc dầu hầu hết các
lãnh đạo tổ chức cảm thấy rằng phụ nữ cam kết đối với tổ chức (và dành thời gian nhiều
hơn cho sự tham gia) so với nam giới”[67, tr7]. (Conrad Kottak – Chƣơng trình phát triển
nông thôn bắc Brazil).
Một nghiên cứu khác của Ngân hàng thế giới (1994) khi tập trung mổ xẻ các giới
hạn đối với phụ nữ trong quá trình phát triển kinh tế nhƣ khoảng cách giới đang tồn tại
trong giáo dục, sức khỏe; rào cản liên quan đến cán bộ dự án nơi mà phụ nữ bị giới hạn
về thời gian, và địa điểm của các cuộc gặp để trao đổi với các cán bộ nam giới này và
việc tập huấn của các cán bộ nam giới mà không tính đến nhu cầu của phụ nữ. Mặt khác,
vai trò nặng nề đối với sự chăm sóc hộ gia đình hạn chế phụ nữ tham gia phát triển kinh
tế. Hơn nữa, còn có các rào cản về pháp luật, hay vai trò kép của phụ nữ ở nhà và ở thị
trƣờng
[67, tr37].
Sự tham gia của phụ nữ vào các dự án khác nhau cũng mang lại những điểm đặc
thù khác nhau. Đặc biệt là vấn đề sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực cấp nƣớc và vệ
sinh, bởi vì, phụ nữ thường đóng vai trò quan trọng mang tính chủ chốt đối với sự thành
công của loại hình dự án này. Các nghiên cứu về lĩnh vực này đã chỉ ra rằng mặc dù vai
trò quan trọng của phụ nữ trong việc quản lý nƣớc và vệ sinh hộ gia đình, nhƣng thƣờng
xuất hiện các rào cản liên quan tới vị trí, cách thiết kế, cán bộ dự án, các vấn đề về lập
chương trình, ngăn phụ nữ tiếp cận tới dịch vụ. Ví dụ ở Ấn Độ, do cách thiết kế thiết bị
cấp nƣớc xa nhà ở khiến phụ nữ tách biệt với thiết bị cấp nƣớc, do đó họ tiếp tục phải sử
dụng nguồn nƣớc ô nhiễm hơn là đi tới những thiết bị cấp nƣớc hiện đại ở xa những căn
nhà của họ [67, tr37].
Ở Việt Nam, tổng kết nghiên cứu trong 10 năm trở lại đây cho thấy các nghiên
cứu tập trung vào các lĩnh vực nổi bật nhƣ: Bất bình đẳng giới đối với phụ nữ thể hiện
trong phân công lao động nội trợ, các hoạt động kinh tế, sự chênh lệch giữa vai trò kinh
tế và địa vị trong gia đình (Mai Huy Bích, 1999; Lê Ngọc Văn, 1999; Lê Tiêu La, Lê
Ngọc Hùng, 1998; Vũ Tuấn Huy và Deborah S.Carr, 2000, Trần Thị Vân Anh – Nguyễn
Hữu Minh, 2008), trong việc giáo dục, định hƣớng cho con cái (Mai Huy Bích, 2003; Lê
Thúy Hằng, 2006), trong mức sinh (Đặng Hà Phƣơng, 2006), và các vấn đề khác
(Nguyễn Linh Khiếu, 2002). Bạo lực giới (Nguyễn Hữu Minh và cộng sự, 1999; Vũ
Hồng Phong, 2006; Hoàng Bá Thịnh, 2006; Trần Thị Vân Anh – Vũ Mạnh Lợi, 2006; Lê
Thị Quý – Đặng Vũ Cảnh Linh, 2007). Ngoài ra, một số vấn đề khác nhƣ xích mích trong
gia đình (Bùi Quang Dũng, 2002), vấn đề phụ nữ lấy chồng nƣớc ngoài (Trần Thị Kim
Xuyên, 2005; Phùng Thị Huế, 2006); giới trong di dân (Đặng Nguyên Anh, 2005) v.v
Một số nghiên cứu trực tiếp đề cập đến sự tham gia cộng đồng và của phụ nữ nhƣ:
Đỗ Hậu (2000) phân tích sự tham gia của cộng đồng đối với việc quy hoạch đô thị và
phân chia sự tham gia của cộng đồng thành 4 giai đoạn theo chu trình dự án. Nguyễn
Khánh Bích Trâm (2001) xuất phát từ quan điểm giới để phân tích tác động của các
chƣơng trình tín dụng đối với các phụ nữ nghèo. Nguyễn Thu Nguyệt (2004) cho rằng
các yếu tố cản trở phụ nữ tham gia trong xóa đói giảm nghèo là tập quán, sự thiếu tôn
trọng phụ nữ, địa vị thấp kém trong gia đình, khối lƣợng công việc nhà lớn…Lê Thị Quý
(2004) cho biết nguyên nhân cản trở phụ nữ tham gia vào chƣơng trình của dự án là: 1)
Nam giới thƣờng là chủ hộ; 2) Phong tục; 3) Phụ nữ chỉ đi họp về kế hoạch hóa gia đình;
4) Phụ nữ bận các công việc gia đình; 5) Sự hạn chế về trình độ văn hóa và hiểu biết về
tiếng Kinh; 6) Định kiến xã hội đối với nữ giới. Các nhóm chuyên gia của WB ở Việt
Nam thƣờng xuyên tiếp cận từ góc độ sự tham gia. Các báo cáo đánh giá đói nghèo sử
dụng cách tiếp cận có sự tham gia (Xem WB, 2003, 2004, 2005) hoặc Lê Ngọc Hùng
(2003) về sự hội nhập giới chỉ rõ sự tham gia của phụ nữ vào quá trình chuẩn bị và thực
hiện dự án.
Kết lại, chúng ta có thể tóm lƣợc tình hình nghiên cứu về sự tham gia của phụ nữ
ở Việt Nam với mấy đặc điểm: 1) Các nghiên cứu về giới tƣơng đối đa dạng, với nhiều
chủ đề, đặc biệt là vấn đề bạo lực giới, bất bình đẳng giới; 2) Các nghiên cứu về sự tham
gia chỉ đƣợc đề cập trên cấp độ cộng đồng nói chung, chƣa đề cập nhiều tới sự tham gia
của phụ nữ với nhiều đặc thù của nhóm đối tƣợng này; 3) Các nghiên cứu về phụ nữ và
giới, cũng đã chỉ ra đƣợc các vấn đề tham gia của phụ nữ, nhƣng chƣa thể hiện đƣợc cách
tiếp cận lí thuyết về sự tham gia nhƣ các nấc thang của việc tham gia, các yếu tố cản trở
và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ…
Tóm lại, trên những thiếu sót của các nghiên cứu về giới và sự tham gia Việt Nam
cũng nhƣ sự xuất hiện ngày càng nhiều các dự án phát triển nhƣ hiện nay, tác giả cho
rằng nhu cầu nghiên cứu về sự tham gia của phụ nữ trong sự tham gia chung là một bổ
sung hợp lý và cần thiết đối với vấn đề giới. Do vậy, tác giả tiến hành nghiên cứu về vấn
đề “Sự tham gia của phụ nữ trong dự án phát triển. Nghiên cứu trƣờng hợp dự án cấp
nƣớc tại thị trấn Tiên Lãng – Hải Phòng và thị trấn Nà Phặc – Bắc Cạn”.
1.3. Các khái niệm công cụ
+ Dự án phát triển: là những dự án đƣợc xây dựng nhằm phục vụ cho đời sống của
một bộ phận hay cộng đồng dân cƣ.
Từ thập kỷ 80 của thế kỷ 20 trở lại đây, khi nhắc đến dự án phát triển, ngƣời ta
thƣờng gắn liền với khái niệm “dự án phát triển bền vững”. Bởi lẽ, các dự án phát triển
hiện nay đều đƣợc xây dựng với mục đích chung để phát triển bền vững.
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn
phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân
loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu
tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trƣờng sinh thái ".
Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi
trƣờng và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland) ghi rõ: Phát triển bền
vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng,
tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai ". Nói cách khác,
phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và
môi trƣờng đƣợc bảo vệ, gìn giữ [65].
Trong các dự án các nhà tài trợ nƣớc ngoài thực hiện, điều quan trọng bậc nhất là
một dự án đƣợc xây dựng nhƣ thế nào để đảm bảo “phát triển bền vững”. Trong đó, thiết
kế kỹ thuật phải đảm bảo sự hài hòa giữa các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
+ Dự án cấp nƣớc cho các thị trấn nhỏ tại Việt Nam: đây là dự án do chính phủ
Phần Lan (thông qua bộ ngoại giao Phần Lan) tài trợ không hoàn lại khoản tiền 20 triệu
Euro cho Việt Nam nhằm giúp phần cải thiện điều kiện nƣớc sinh hoạt và vệ sinh cho
ngƣời dân theo mô hình Thiết kế - Xây dựng - Vận hành (DBL) cho 12 thị trấn của 4
tỉnh Bắc Cạn, Hƣng Yên, Hải Phòng và Thái Bình.
+ Thị trấn: Thị trấn là đô thị cấp V và là đơn vị hành chính tƣơng đƣơng cấp xã
(cấp hành chính thấp nhất của Việt Nam hiện nay). Thông thƣờng, cơ quan quản lý Nhà
nƣớc cấp huyện đƣợc đặt ở một thị trấn, gọi là huyện lỵ, song không phải thị trấn nào
cũng là huyện lỵ của một huyện.
Tiêu chí để xét một khu vực dân cƣ là thị trấn hay xã thông thƣờng gắn với tỷ lệ
ngành nghề. Tại khu vực xã, tỷ lệ dân số làm nông nghiệp (lâm nghiệp, ngƣ nghiệp) cao
hơn so với một thị trấn. Tại địa bàn một huyện, mật độ dân số tại các thị trấn thông
thƣờng cũng cao hơn so với mật độ dân số tại các xã [65].
+ Sự tham gia : “Sự tham gia là một quá trình, thông qua đó, những bên liên quan
ảnh hƣởng và chia sẻ việc quản lý đối với việc phát triển các sáng kiến , các quyết định
và nguồn lực ảnh hƣởng đến chúng [69, tr30].
Trong tiếp cận tham gia, tham vấn và lắng nghe đƣợc xem là điều kiện tiên quyết
thiết yếu cho sự tham gia. Sự tham gia “phổ biến” là sự tham gia của ngƣời nghèo và
những ngƣời thiếu điều kiện thuận lợi về mặt sức khỏe, giáo dục, mang tính sắc tộc và
giới [69, tr 6].
+ Bình đẳng giới: Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau,
đƣợc tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng
đồng, của gia đình và thụ hƣởng nhƣ nhau về thành quả của sự phát triển đó [65].
Bình đẳng giới có thể hiểu là sự ngang bằng về mặt cơ hội giữa nam giới và phụ
nữ trong quá trình phát triển.
Ngƣợc lại, bất bình đẳng giới có thể đƣợc hiểu là sự không ngang bằng giữa nam
giới và phụ nữ trong quá trình phát triển.
+ Định kiến giới: Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu
cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ [65].
1.4. Các chính sách và bối cảnh xã hội của các chính sách về sự tham gia
1.4.1. Các chính sách của Việt Nam
Có thể nói, Việt Nam là một trong những nƣớc bị ảnh hƣởng bởi những tƣ tƣởng
Nho Giáo khá nặng nề. Việc “trọng nam khinh nữ” là một trong những hậu quả của quá
trình ảnh hƣởng đó.
Ngƣời phụ nữ Việt Nam thời phong kiến không có quyền hành gì đáng kể trong
gia đình và xã hội. Những quyết định đều do ngƣời đàn ông đảm nhận. Phụ nữ chỉ đảm
nhận vai trò “phụ” trong những quyết định của nam giới. Sự ra đời của pháp luật nƣớc
Việt Nam dân chủ cộng hòa (từ hiến pháp năm 1946 đến hiến pháp năm 1992) đã có
nhiều điều khoản bảo vệ quyền của ngƣời phụ nữ.
Để nâng cao các quyền về kinh tế cho nữ giới, Quốc hội Việt Nam đã thông qua
Luật Sửa đổi đất đai năm 2003, trong đó có ghi rõ tất cả các giấy tờ liên quan đến quyền
sử dụng đất đều phải đƣợc cấp bao gồm tên của cả vợ và chồng.
Các giấy tờ về quyền sử dụng đất giúp bảo đảm quyền và nghĩa vụ của ngƣời phụ
nữ đối với tài sản đất đai đó.
Những giấy tờ này cũng giúp nữ giới có thể vay vốn để đầu tƣ vào sản xuất kinh
doanh, đồng thời cũng nhằm bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ trong trƣờng hợp ly dị và phân
chia tài sản.
Bên cạnh đó, sự ra đời của Luật bình đẳng giới năm 2006 đánh dấu một mốc quan
trọng việc bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ so với nam giới. Luật Bình đẳng giới đã
đƣợc Quốc hội khoá XI nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày
29/11/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007. Đây là văn bản pháp luật chuyên
ngành đầu tiên và đƣợc xem là cơ sở pháp lý quan trọng giúp nhà nƣớc quản lý hiệu quả
hơn lĩnh vực bình đẳng giới.
Ngày 27/4/2007, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW về công tác
phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Nghị quyết nêu rõ “phải
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục đổi mới công tác phụ nữ để phụ nữ tham gia
ngày càng nhiều hơn, chủ động hơn, đóng góp ngày càng lớn hơn cho sự phát triển của gia
đình, cộng đồng, đất nước và thực hiện bình đẳng giới”.
Cùng với Luật Bình đẳng giới, Nghị Quyết 11 nêu trên, Quốc hội và các cơ quan
hữu quan đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác, tạo điều kiện cho việc
thực hiện đồng bộ, thống nhất các quy định liên quan tới bình đẳng giới. Cụ thể nhƣ:
Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật
Cán bộ, công chức, các Nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật Bình đẳng giới, Chiến lƣợc
quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010
Điều 4. Mục tiêu bình đẳng giới
Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội nhƣ nhau
cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến
tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ
trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
(Trích Luật bình đẳng giới năm 2006)
Qua đây, cho thấy rằng, luật pháp Việt Nam phản ánh nỗ lực đáng kể của đất nƣớc
trong xóa đói giảm nghèo và thực hiện cam kết thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh
vực. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) của Việt
Nam đã tăng 4 bậc từ vị trí 109 lên 105 trong số 177 nƣớc, chỉ số giới (GDI) đạt tăng
hạng từ 109/177 nƣớc lên 91/157, chỉ số khoảng cách giới đạt mức 0,678- đứng vị trí thứ
68 trong số 130 nƣớc và trở thành quốc gia đạt đƣợc sự thay đổi nhanh chóng nhất trong
xóa bỏ khoảng cách giới trong vòng 20 năm trở lại đây ở khu vực Đông Á [65].
Tuy nhiên, do ảnh hƣởng nặng nề của chế độ xã hội cũ nên dù chủ ý hay vô tình,
ngƣời phụ nữ cũng vẫn chỉ là “cái bóng” của nam giới trong gia đình cũng nhƣ ngoài xã
hội . Điều này thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau: kinh tế, văn hóa, tham gia quản lý,
hoạt động xã hội.
1.4.2. Các chính sách về sự tham gia và các chính sách về giới của các nhà tài trợ
quốc tế
Có thể nói, để đƣợc các tổ chức nƣớc ngoài tài trợ cho những khoản tiền ƣu đãi
trong các dự án phát triển, các cơ quan hành chính của Việt Nam phải chịu “áp lực” nhất
định trong việc phải tuân theo những quy định chặt chẽ về mặt môi trƣờng và xã hội của
các nhà tài trợ. Việc đảm bảo an toàn về xã hội là một trong những “chính sách” mà các
tổ chức nƣớc ngoài quan tâm nhất.
1.4.2.1 Các chính sách về sự tham gia
Trong Tài liệu chiến lƣợc về giảm nghèo (PRSPs), quá trình tham gia bao gồm các
tài liệu, thảo luận và đàm phán trong các chƣơng trình thực hiện, và giám sát đánh giá có
sự tham gia hiệu quả nhất khi chúng đƣợc thiết kế theo “định hƣớng kết quả”. Kết quả
của chiến lƣợc giảm nghèo không chỉ nằm trên giấy mà còn là hành động của cả cộng
đồng mục đích để giảm nghèo. Do đó, việc xây dựng tiến trình có sự tham gia, điều quan
trọng là giữ đƣợc nguyên tắc tiếp cận dựa trên kết quả đã đƣợc xác định ngay từ đầu và
việc bố trí về mặt thể chế hỗ trợ họ có thể có ảnh hƣởng lâu dài thông qua việc lập chính
sách và thực hiện.Quá trình tham gia không đầy đủ có thể dẫn đến những khuyến nghị
chung chung không rõ ràng và có thể ảnh hƣởng đến những chính sách chống đói nghèo.
Ngƣợc lại, cách tiếp cận dựa trên kết quả cho phép sự tham gia đƣơc xây dựng theo cách
mà tất cả các bên liên quan cảm thấy có mình trong đó, có quyền sở hữu và có thể ảnh
hƣởng đến tiến trình. Hơn nữa, họ cho phép quá trình tham gia đƣợc dựa trên nội dung
của tài liệu chiến lƣợc về giảm nghèo và trên các vấn đề cụ thể ảnh hƣởng trực tiếp đến
từng nhóm của các bên liên quan [69, tr23].
1.4.2.2. Các chính sách về giới
Vấn đề giới là một phần nằm trong chính sách đảm bảo an toàn của nhà tài trợ. Cụ
thể vấn đề giới đƣợc coi là một trong những chính sách tác nghiệp của Ngân hàng thế
giới cũng nhƣ các nhà tài trợ khác. Tất cả các dự án, phân tích giới là một trong những
mảng quan trọng, bắt buộc phải có khi phân tích về xã hội.
Phân tích giới: một phƣơng pháp phân tích xã hội. Phân tích giới tập trung vào
hiểu và chứng minh sự khác biệt trong các vai trò, các hoạt động, các nhu cầu và các cơ
hội trong các bối cảnh đã cho. Phân tích giới bao gồm các dữ liệu định tính phân tách bởi
yếu tố giới. Nó làm nổi bật các vai trò khác biệt và các hành vi học hỏi của nam giới và
nữ giới dựa trên các thuộc tính giới. Những sự khác biệt này thông qua văn hóa, giai
tầng, chủng tộc, thu nhập, giáo dục và thời gian; vì vậy, phân tích giới không đối xử với