Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thực trạng - nguyên nhân - giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------***------

TRẦN XUÂN HỒNG

NGHIấN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIấN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
THỰC TRẠNG - NGUYÊN NHÂN - GIẢI PHÁP

LUận văn thạc sỹ khoa học xã hội học

Hà nội - 2007
97


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
------***------

NGHIấN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIấN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
THỰC TRẠNG - NGUYÊN NHÂN - GIẢI PHÁP

CHUYÊN NGÀNH :XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ : 603130

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS.Lấ NGỌC HÙNG
NGƯỜI THỰC HIỆN : TRẦN XUÂN HỒNG


HÀ NỘI - 2007

96


☺Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài :
Về mặt thực tiễn, những người làm công tác quản lý đào tạo và nghiên cứu
khoa học của nhà trường, quan tâm tới mâu thuẫn giữa phương hướng phát
triển chiến lược của nhà trường trong nghị quyết đại hội đảng bộ lần thứ
XXVI năm 2006: xây dựng Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà
Nội theo hướng một trường “Đại học nghiên cứu chất lượng cao” với thực tế
hiện tại nhà trường là “Trường Đại học ít chất nghiên cứu”. Với những đánh
giá như, chúng ta đang đào tạo những gì có, chưa thực sự đào tạo những gì xã
hội cần. Phương pháp giảng dạy cổ điển, nặng về lý thuyết, chậm đổi mới.
Sinh viên học một cách thụ động, thiếu sáng tạo. Hoạt động nghiên cứu khoa
học chỉ có tính chất phong trào chưa có tính bắt buộc bằng cơ chế. Sản phẩm
đào tạo là những cử nhân tốt nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị
trường...Hiện nay nhà trường đang thực hiện bước đột phá trong công tác đào
tạo đó là chuyển dần từ hình thức đào tạo niên chế sang hình thức đào tạo theo
tín chỉ nhằm mục đích nâng cao hơn hàm lượng nghiên cứu trong quá trình
đạo tạo và bám sát yêu cầu của thị trường lao động…Muốn vậy, một trong
những bước đi cần thiết cho sự chuyển đổi đó là nhà trường phải xác định và
đánh giá chính xác các điều kiện hiện tại về mọi mặt của mình. Đặc biệt là nhà
trường phải đánh giá được việc thực hiện nhiệm vụ cơ bản là giảng dạy và
nghiên cứu khoa học của tập thể đông đảo giảng viên và sinh viên của trong
trường. Câu hỏi đặt ra là hịên nay hoạt động nghiờn cứu khoa học của sinh
viờn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà
Nội đang được thực hiện như thế nào ?
Về mặt lý luận khoa học, nghiên cứu khoa học sinh viên là một trong những

chủ đề cơ bản của xã hội học giáo dục và xã hội học. Đã có nhiều nghiên cứu
1


khoa học về phương pháp học, lối sống, nhận thức về tình u, tình bạn sinh
viên...Cũng đã có một số nghiên cứu về hoạt động NCKH của sinh viên nhưng
míi chỉ nghiên cứu một vài khía cạnh, hoặc những hình thức đơn lẻ của hoạt
động này. Những nghiên cứu đầu đủ về tất cả các hình thức hoạt động NCKH
của sinh viên dưới góc độ xã hội học cịn rất ít. ở nghiên cứu này, dưới góc độ
xó hội học chúng tơi muốn góp phần trả lời câu hỏi trên đây bằng cách chọn chủ
đề “Nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đaị học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Thực trạng - Nguyên nhân - Giải pháp”, để nghiên cứu. Mục đích của nghiên
cứu là nhằm tìm ra các luận cứ khoa học cụ thể để đánh giá mức độ thực hiện các
hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên hiện nay, xác định những nguyên
nhân, đề ra những giải pháp cho công tác quản lý đào tạo, quản lý nghiên cứu khoa
học và những định hướng cho việc xây dựng Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn thành một trường Đại học nghiên cứu chất lượng cao trong thời gian tới.
2. ý nghĩa khoa học và thực tiễn :
2.1 ý nghĩa khoa học :
- Vận dụng một số kiến thức xó hội học để nghiên cứu một vấn đề xã hội cụ
thể là vị trí, vai trị của NCKH của sinh viên trong trương đại học, qua đó
cung cấp một số phát hiện, góp phần bổ sung và phát triển xã hội học giáo dục
và xã hội học tri thức khoa học.
2.2 ý nghĩa thực tiễn:
- Góp phần tìm ra những luận cứ khoa học cho việc triển khai cỏc hoạt động
định hướng “xây dựng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà nội
thành trường đại học nghiên cứu chất lượng cao” trong đó giảng dạy, học tập
gắn liền với nghiên cứu khoa học thời gian tới.
2.3. Điểm mới của luận văn:


2


- Lần đầu tiên từ gúc độ xó hội học, khảo sát tồn bộ 8 hình thức nghiờn cứu
khoa học cơ bản do ĐHQG HN quy định :
+ Thực tập thực tế (kể cả các hình thức thực tập thực tế phục vụ cho mỗi môn
học do giảng viên yêu cầu).
+ Khoá luận tốt nghiệp
+ Thảo luận chuyên đề (Seminar)
+ Tham gia các câu lạc bộ khoa học
+ Viết bài tham dự hội thảo khoa học
+ Viết bài báo khoa học cơng bố trên các tạp chí khoa học chun ngành
+ Thực hiện báo cáo khoa học tại hội nghị khoa học sinh viên hàng năm
+ Tham gia các dự án nghiên cứu thực tế.
- Nhiệm vụ lý luận là nghiên cứu, phân tích, hệ thống hố những quan niệm,
khái niệm về nghiên cứu khoa học của sinh viên.
- Đánh giá thực chất nghiên cứu khoa học của sinh viên trong q trình đào
tạo của nhà trường, phân tích những nguyên nhân, đề ra những giải pháp cho
hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên nhà trường.
4. Nhiêm vụ nghiên cứu :
- Mô tả (định lượng), mức độ tham gia thực hiện các hình thức hoạt động
nghiên cứu khoa học của sinh viên trong trường.
- Mô tả và đánh giá mức độ chủ động, sáng tạo trong hoạt động nghiên cứu.
- Xác định và phân tích các nguyên nhân cơ bản tác động tới các hình thức
hoạt động nghiên cứu khoa học đó.
- Đề ra một số giải pháp nâng cao tính chất nghiên cứu trong học tập và đào
tạo của sinh viờn và nhà trường.
5. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
5.1. Khách thể nghiên cứu:
3



Sinh viên hệ chính quy văn bằng 1, 2, chất lượng thường và chất lương cao từ
năm thứ 1 đến năm thứ 4 hiện đang học tại trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn - ĐHQGHN.
5.2. Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viờn Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn. Thực trạng - nguyên nhân - giải pháp.
5.3. Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian : Từ tháng 9/2006 – 9/2007
- Không gian : Tại trường ĐHKHXH&NV – HN
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu : Các hình thức, mức độ thực hiện hoạt động
nghiờn cứu khoa học của sinh viờn hệ chính quy chất lượng thường và chất
lương cao từ năm thứ 1 đến năm thứ 4 hiện đang học tại trường.
6. Phương pháp nghiên cứu :
6.1. Phân tích tài liệu:
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
lần thứ hai mươi sáu (2006); Báo cáo tổng kết năm học 2006 - 2007 của nhà
trường; Báo cáo tổng kết các khoa hàng năm: Kết quả các báo cáo tổng kết
NCKH sinh viên năm 2001 - 2007; Biên bản thảo luận trên lớp; Danh sách
tên đề tài NCKH sinh viên các khoa; Danh sách tên đề tài khóa luận tốt
nghiệp; Các phụ lục, tên các báo cáo, kỷ yếu khoa học sinh viên...
Trong 5 khoa được chọn, có 3 khoa là Triết học, Văn học, Sử học là những
khoa có bề dày phát triển lâu năm, từ khi thành lập trường ĐHTH Hà Nội
(1956), được đánh giá là những ngành khoa học có tính chất lý luận, lý thuyết
làm cơ sở cho cho các ngành khoa học khác nhiều hơn. Hai ngành là Xã hội
học (1991) và Khoa học Quản lý (2002) đựơc coi là trẻ và có tính ứng dụng
và thực nghiệm nhiều hơn.

4



6.5. Các phương pháp chọn mẫu :
Vì các thuộc tính của sinh viên như số lượng, tỷ lệ giới tính... tương đối thuần
nhất cho nên, để mẫu mang tính đại diện, số lượng phiếu được chọn tương đối
bằng nhau cho năm khoa và bốn khoá từ khoá năm thứ nhất đến năm thứ tư
được chọn. Số phiếu được phỏng vấn ngay tại các lớp học vào cuối các giờ
học. Các điều tra viên căn cứ vào các thuộc tính của sinh viên như khoa,
khố, giới tính, nơi xuất thân, để chọn phỏng vấn lấy ý kiến. Số phiếu được
chọn cụ thể phân bố như sau:
Phân bố mẫu theo khoa
Triết học : 71 phiếu (20.2%)
Sử học: 72 phiếu (20,5%)
Văn học: 69 phiếu (19.6%)
Khoa học Quản lý: 70 phiếu (19.9%)
Xã hội học : 70 phiếu (19.9%)
Phân bố mẫu theo khóa
Năm thứ 1: 86 phiếu (24.4%)
Năm thứ 2 : 87 phiếu (24.7%)
Năm thứ 3 : 90 phiếu (25.6%)
Năm thứ 4 : 89 phiếu.(25.3%)
Cơ cấu giới tính
Nam : 54 (15.3%)
5


Nữ : 298 (84.7%)
Nơi sinh
Nông thôn : 233(66.2%)
Đô thị : 119(33.8%)

Tuổi
1983: 1(0.3%)
1984: 6(1.7%)
1985 : 82(23.3%)
1986 : 85(24.1%)
1987 : 97(27.6%)
1988 : 81(23.0%)
Lực học
Giỏi : 37 (10.5%)
Khá : 296 (84.1%)
Trung bình khá : 19 (5.4%)
Trung bình : 0 phiếu (0%)

6.4. Quan sát:

6


- Quan sát các buổi thảo luận (seminar) trên lớp, (2 lớp thuộc khoa Xã hội
học và Khoa học quản lý). Tác giả cùng tham dự buổi học trong đó giảng viên
giảng dạy theo phương pháp có cho sinh viên thảo luận các vấn đề phục vụ
cho bài giảng của môn học. Phương pháp tổ chức thảo luận, các nội dung,
phương pháp thảo luận, cách tranh luận, đánh giá cho điểm, số câu hỏi... được
nghi chép và mô tả cụ thể ở phần nội dung chính của luận văn.
Quan sát Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên năm học 2006 - 2007 khoa
Xó hội học tổ chức
Quan sát Hội thảo khoa học trong nước do các khoa, các trung tâm nghiên
cứu tổ chức.
Quan sát Hội thảo quốc tế do Khoa Quốc tế học tổ chức có sinh viên tham
gia.

7. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết :
7.1. Giả thuyết :
- Sinh viên tham gia NCKH chủ yếu tập trung dưới các hình thức nghiên cứu
cú cỏc yếu tố bắt buộc và cú liên quan đến chương trỡnh đào tạo. Những hình
thức NCKH khơng có trong chương trình đào tạo, sinh viên tham gia với một
tỷ lệ nhỏ.
- Tỷ lệ sinh viờn tham gia NCKH khơng có sự khác biệt nhiều về số lượng ở
các khoa và tăng dần từ năm thứ nhất đến năm cuối khóa. Thái độ của sinh
viờn khi tham gia NCKH thụ động, khả năng sáng tạo ít được phát huy.
- Hoạt động NCKH của sinh viên phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố khách
quan bên ngoài như: phương pháp giảng dạy, yêu cầu của giảng viên, cơ chế
quản lý hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhu cầu từ phía thị
trường lao động và một số yếu tố tự thân mỗi sinh viên.

7


7.2. Khung lý thuyết :
Điều kiện
kinh tế – Xã hội
Đặc điểm

Phương thức

Quy chế

Thị trường lao

của sinh viên


đào tạo

của nhà

động

trường

Khoa

Lực

Chươ

PP

Quy

Các

kỹ





học

ng


dạy

định

lợi

năng

ln

Khố

trỡnh

học

về

ích

nghề

xh

học

học




nck

nck

nghiệ

học

h

h

p

Thực trạng nghiên cứu khoa
học của sinh viên

Số



Thỏi

Chất

Mức

Giỏ trị

lượng


cấu

độ

lượn

độ đa

lý luận

tỷ lệ

sinh

tham

g

dạng

và thực

sinhviê

viên

gia

sáng


cỏc

tiễn

n tham

tham

tạo

hỡnh

8


gia

gia

thức
NCKH

9


Nội dung chính
Chương i : Cơ sở lý luận
1. Cơ sở lý thuyết :
1.1. Quan điểm Mác-Xít về nhận thức khoa học:

- Nhận thức là một quá trình, từ trực quan sinh động mang tính cảm tính (cảm
giác, tri giác, biểu tượng) đến tư duy trừu tượng mang tính lý tính (khái niệm,
phán đốn, suy luận) và đến thực tiễn kiểm nghiệm là vòng khâu của nhận
thức bản chất của các sự vật và hiện tượng. Nghiên cứu khoa học là loại hoạt
động nhận thức đặc biệt của chủ thể là con người nhằm khám phá ngày càng
đầy đủ hơn về bản chất các sự vật, hiện tượng và sáng tạo các giải pháp tác
động trở lại sự vật, mãn nhu cầu nhận thức và cải tạo thế giới. Như vậy trước
hết đây phải là hoạt động tư duy trừu tượng ở cấp độ lý tính, nó khơng thể
thực hiện được khi khơng có các hoạt động ở giai đoạn nhận thức cảm tính
trước đó. Bởi vì giai đoạn nhận thức cảm tính là giai đoạn thu nhận tài liệu
của thế giới khách quan thông qua các giác quan như nghe, nhìn, ghi chép,
ghi nhớ, tái hiện bằng hệ thống biểu tượng như hình ảnh , ngơn ngữ. Giai
đoạn này cho phép nhận thức được từ các thuộc tính riêng lẻ của sự vật qua
cảm nhận trực tiếp, đến mối liên hệ nhiều mặt hơn của sự vật qua tri giác trực
tiếp, và cao hơn là có thể lưu giữ tái tạo hình ảnh một cách giám tiếp bằng hệ
thống biểu tượng. Nếu dừng lại ở đây thì hoạt động nhận thức khơng thể có
tính chất nghiên cứu. Để hiểu sâu bản chất sự vật, hiện tượng, thì hoạt động
nhận thức phải ở mức cao hơn đó là tư duy trừu tượng, bắt đầu từ khái niệm,
là sự phản ánh bao quát cả một lớp sự vật ở những thuộc tính cơ bản, những
mối liên hệ bản chất có tính chung tất yếu và tính quy luật bên trong. Khái
niệm là kết quả của sự tổng hợp khái quát biện chứng tài liệu thực nghiệm
khoa học và kinh nghiệm nhận thức cảm tính. Phán đốn là sự liên kết những
khái niệm để phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng, có tính chất
10


xác nhận hay phủ nhận, phán đoán được phản ánh trong ngôn ngữ các mệnh
đề. Suy lý (suy luận) là sự kết hợp nhiều phán đốn đã có. Nhờ suy luận (quy
nạp hay diễn dịch) kết hợp các mối liên hệ có tính quy luật trong nhiều phán
đốn, người nghiên cứu rút ra được những kết luận mới về mối liên hệ có tính

quy luật bên trong sự vật nhờ đó nhận thức những cái chưa biết.
- Đối với sinh viên, hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động nhận thức có
tính chất lý tính cao hơn ở phổ thông trung học một bậc. Sinh viên được tiếp
nhận, tái tạo các tri thức khoa học được tổng kết thành hệ thống và qua NCKH
sinh viờn học cách tư duy, phương pháp khoa học lĩnh hội tri thức, kỹ năng
nghề nghiệp để trở thành các chuyên gia trong các lĩnh vực xã hội trong tương
lai. Yêu cầu của hoạt động nhận thức khoa học đòi hỏi sự cố gắng vượt bậc
của sinh viên trong thời gian học trong trường đại học.
1.2. Lý thuyết trao đổi và sự lựa chọn hợp lý:
Theo G.Homans, nhà xã hội học người Mỹ thì các cá nhân hành động tuân
theo nguyên tắc trao đổi giá trị vật chất và tinh thần như sự ủng hộ, tán thưởng
hay danh dự… Homans đưa ra 4 nguyên tắc tương tác giữa các cá nhân như
sau:
- Nếu một dạng hành vi được thưởng hay có lợi thì hành vi đó có xu hướng
lặp lại.
- Hành vi được thưởng, được lợi trong hồn cảnh nào thì cá nhân sẽ có xu
hướng lặp lại hành vi đó trong hồn cảnh tương tự.
- Nếu như phần thưởng, mối lợi đủ lớn thì cá nhân sẽ sẵn sàng bỏ ra nhiều
“chi phí” vật chất và tinh thần để đạt được nó.
- Mức độ hài lòng, thoả mãn với những phần thưởng, mối lợi cá nhân giành
được cao nhất ở lần đầu và có xu hướng giảm dần.
Tiêu điểm của thuyết lựa chọn hợp lý là chủ thể – người hành động. Các chủ
thể được xem là có mục đích hay mục tiêu về cái hành động của họ hướng
11


tới. Các chủ thể cũng được xem là có sở thích như các giá trị, các tiện ích.
Thuyết lựa chọn hợp lý khơng quan tâm đến tính chất các sở thích này cũng
như các nguồn của chúng. Cái quan trọng là hành động được thực hiện để đạt
được các đối tượng phù hợp với hệ thống sở thích của chủ thể. Về nguyên tắc,

lý thuyết này cho rằng mỗi cá nhân đều xuất phát từ động cơ duy lý - tức là
được tính tốn kỹ lưỡng, và lựa chọn hành động nào đem lại lợi ích lớn nhất
với nguy cơ chi phí và thiệt hại nhỏ nhất.
Theo Friedman và Hechter thì các chủ thể hành động được xem là những
nhân vật hành động có mục đích, có mục tiêu và có sở thích riêng. Hành động
của chủ thể được thực hiện để đạt được mục đích, mục tiêu phù hợp với hệ
thống sở thích của chủ thể hành động. Tuy nhiên, trong quá trình hành động,
chủ thể chịu tác động của hai nhóm yếu tố:
+ Sự hiếm hoi của tiềm năng :
Mỗi chủ thể hành động có các tiềm năng khác nhau. Tiềm năng được hiểu là
điều kiện như mức sống, điều kiện kinh tế, thời gian… Đối với những người
có tiềm năng, mục đích có thể đạt được dễ dàng hơn so với những người ít
tiềm năng. Liên quan tới tiềm năng những chi phí, giá phải trả. Trong việc
theo đuổi mục đích, các chủ thể phải quan tâm tới cái giá của hành động lôi
cuốn nhất của họ. Các chủ thể có thể chọn cách khơng theo đuổi mục đích có
giá trị cao nhất nếu tiềm năng của bản thân là không đáng kể, nếu cơ may là
quá ít và nếu trong việc cố gắng để đạt được mục đích chủ thể hành động huỷ
hoại các cơ may có giá trị cao hơn kế tiếp của mình. Các chủ thể hành động
được xem là ln tối đa hố điều lợi cho mình.
+ Các thể chế xã hội :
Theo Friedman và Hechter thì các thể chế xã hội đã áp đặt khuôn mẫu hành
động cho các cá nhân (được phép hay không, thế nào là đúng, thế nào là

12


sai…) thơng qua các tiêu chí, các quy luật, các lịch trình, các ngun tắc tạo
ra sự ảnh hưởng có hệ thống với các kết quả xã hội.
Hai nhà xã hội học hành vi Mỹ A.jzen và Fisbein (1975) cũng cho rằng một
hành vi được thực hiện trên cơ sở ngồi mục đích được xác định cịn phụ

thuộc vào các thiết chế xã hội liên quan, nghĩa là hệ thống chuẩn mực luật
pháp có bắt buộc, cho phép thực hiện hay khơng.
Trong thực tế cuộc sống xã hội, q trình tương tác theo mơ hình trao đổi xã
hội cũng như việc hành động dựa trên sự lựa chọn hợp lý là phổ biến. Theo
Homans, toàn bộ các tương tác xã hội là một tập hợp phức tạp những trao đổi
dựa trên các nguyên lý trên đây.
- Trên cơ sở những luận điểm và mơ hình phương pháp luận của lý thuyết
này, chúng tơi nhìn nhận hành động tham gia NCKH của sinh viên là hành
động duy lý, được cân nhắc kỹ lưỡng trên cơ sở tiềm năng mỗi cá nhân, nhóm
sinh viên, những chi phí về vật chất, tinh thần và mối lợi của NCKH mang lại.
Và hành động NCKH của sinh viên cũng phụ thuộc nhiều vào tính bắt buộc
của quy chế đào tạo, mức độ phần thưởng của nhà trường.
1.3. Lý thuyết xã hội hoá cá nhân:
Theo Andreeva – Nhà xã hội học người Nga thì xã hội hố là một q trình 2
mặt, một mặt cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào
môi trường xã hội, hệ thống các quan hệ xã hội (học các giá trị xã hội để đảm
nhận các vai trò xã hội). Mặt khác tái sản xuất một cách chủ động hệ thống
các mối quan hệ thông qua chính việc họ tham gia vào các hoạt động thâm
nhập vào các mối quan hệ xã hội đó (đóng góp các giá trị sáng tạo về vật
chất & tinh thần của mính cho xã hội).
- Đối với sinh viên, họ đang trong lứa tuổi trưởng thành, các hoạt động xã
hội hoá chủ yếu trong giai đoạn này là học tập lĩnh hội tri thức, kỹ năng kỹ
xảo của các chuyên ngành, phạm vi hẹp, sâu sắc để sau này trở thành các
13


chuyên gia trong các lĩnh vực đó. Để trở thành các chuyên gia trong tương lai,
rõ ràng sinh viờn chỉ nạp kiến thức thì chưa đủ, mà phải thực hiện nghiên
cứu khoa học nghĩa là phải nắm vững lý thuyết và thực hành có thể tìm hiểu
sâu bản chất của sự vật, để vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn, đồng

thời sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần mới đóng góp cho xã hội. Như
vậy nghiên cứu khoa học sinh viên phải là một trong các hình thức hoạt động
chủ đạo, bắt buộc trong q trình đào tạo đại học mới có thể giúp cho sinh
viên hình thành khả năng tìm tịi, nghiên cứu tri thức và như vậy mới đóng góp
cho xã hội những sáng tạo của mình ngay từ khi cịn ở trong trường đại học.
1.4. Lý thuyết hành động xã hội của M.Weber:
Theo quan điểm của Max Weber thì một hành động được gọi là hành động
xã hội khi nó tương quan và định hướng hành động của người khác theo ý
muốn chủ quan của chủ thể hành động.
Max Weber chia hành động xã hội thành bốn loại cơ bản:
- Hành động duy lý- công cụ: là hành động được thực hiện với sự cân
nhắc, tính tốn, lựa chọn cơng cụ, phương tiện, mục đích sao có hiệu quả cao
nhất.
- Hành động duy lý- giá trị: là hành động được thực hiện vì bản thân hành
động (mục đích tự thân).
- Hành động duy lý cảm xúc: là hành động do các trạng thái xúc cảm, tình
cảm bột phát gây ra mà khơng có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan hệ
giữa cơng cụ, phương tiện và mục đích hành động.
- Hành động duy lý truyền thống: là hành động làm theo thói quen, nghi
lễ, phong tục tập quán đã được truyền lại từ đời này sang đời khác.
Theo tác giả, hành động xã hội là một hành vi mà chủ thể gắn cho nó ý nghĩa
chủ quan nhất định. Tác giả nhấn mạnh đến “động cơ” bên trong của chủ thể
như là nguyên nhân của hành động [12, 130].
14


Đối với sinh viên, NCKH là hành động xã hội có tính duy lý - cơng cụ, do
nhiều động cơ bên trong hình thành nên nhu cầu tham gia NCKH của họ.
Hành động duy lý - công cụ xã hội thường gắn với tính tích cực của cá nhân.
Tính tích cực của cá nhân này bị quy định bởi hàng loạt các yếu tố như nhu

cầu, lợi ích và định hướng giá trị của chủ thể hành động. Khi chúng ta nghiên
cứu thực trạng NCKH của sinh viên, có thể thấy được tâm tư, nguyện vọng
liên quan đến hành động của họ.
Mơ hình về cấu trúc của hành động xã hội như sau:

Hồn cảnh

Nhu

Động

Chủ

Cơng cụ,

cầu



thể

Phương tiƯn

Mục
đích

Phân tích mơ hình, chúng ta thấy nhu cầu đóng vai trị hết sức quan trọng để
hình thành nên hành động xã hội. Nhu cầu của chủ thể tạo ra động cơ thúc đẩy
hành động để thỏa mãn nhu cầu đó. Các động cơ này không chỉ liên quan đến
nhu cầu vật chất, mà xét rộng ra tất cả các giá trị, kỹ năng nghề nghiệp, lợi

ích, lý tưởng trong xã hội đã được các chủ thể tiếp nhận.
- Mục đích của NCKH của sinh viên : NCKH là hành động xã hội của sinh
viên, có mục đích nhận thức khoa học phục vụ cho nghiệm vụ học tập do đó
khơng tạo ra nhiều giá trị mới.

15


- Công cụ của NCKHSV là hệ thống các khái niệm, các ngun lý, mơ hình,
quy luật.
- Chủ thể của NCKH là cá nhân hoặc nhóm sinh viên.
- Động cơ của NCKH là nâng cao nhận thức và hướng tới những giá trị, lợi
ích mà chủ thể nhận thấy rằng mình có thể đạt được khi đi tham gia.
- Hồn cảnh NCKH SV trong mơi trường học đại học, có mức độ và yêu cầu
chuyên môn cao hơn hẳn môi trường PTTH.
Hành động xã hội nói chung chịu ảnh hưởng bởi sự quy định của nhiều yếu tố
như:
- Các yếu tố tự nhiên: gen di truyền...
- Quá trình xã hội hóa và cơ cấu xã hội: q trình xã hội hóa cũng có ảnh
hưởng nhất định đến hành động NCKH của sinh viên. Ví dụ: những sinh viên
ở thành phố thường tham gia nhiều hơn, do được xã hội hóa ở môi trường xã
hội năng động hơn.
- Hành động xã hội là sự trao đổi xã hội: nhu cầu NCKH được hình thành khi
chủ thể thấy được những lợi ích mà mình sẽ có được khi thực hiện được hành
động đó. Bởi theo cách giải thích này chính những mối lợi và phần thưởng,
những hình phạt quy định hành động xã hội.
- Ngoài ra hành động xã hội cũng là sự tuân theo và là sự phản ứng đối với
xung quanh. Có những hành động được hình thành do chịu tác động của các
chủ thể khác hay sự học đòi theo trào lưu. Như vậy, để hình thành nên hành
động NCKH của sinh viên, ngoài những lý do chủ quan của chủ thể cịn có

những yếu tố khách quan khác, các điều kiện vật chất kỹ thuật, phương tiện

16


như, thư viện, internet và môi trường NCKH. Trong nghiên cứu này, chúng tôi
xem xét cả hai yếu tố tác động đến hành động NCKH của họ.
2. Các khái niệm công cụ
2.1.Khái niệm nghiên cứu khoa học:
Trong tác phẩm Phương pháp nghiên cứu khoa học - Tác giả Vũ Cao Đàm nêu
ra khái niệm nghiên cứu khoa học và các đặc điểm sau :
Nghiên cứu khoa học: là sự tím tòi, khám phá bản chất các sự vật và sáng tạo
các giải pháp tác động trở lại sự vật, biến đổi sự vật theo mục đìch sử dụng.
Nói cho cùng, nghiên cúu khoa học là một hoạt động xã hội nhằm thoả mãn
nhu cầu nhận thức và cải tạo thế giới.
2.2.các đăc điểm của nghiên cứu khoa học:
Đặc điểm chung nhất của nghiên cứu khoa học là sự tìm tịi những sự vật mà
khoa học chưa hề biết đến. Đặc điểm này dẫn đến hàng loạt các đặc điểm khác
nhau của nghiên cứu khoa học, mà người nghiên cứu cũng như người quản lý
nghiên cứu cần phải quan tâm khi xử lý những vấn đề cụ thể về mặt phương
pháp luận nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu.
2.2.1. Tình mới.
Vì nghiên cứu khoa học là quá trình thâm nhập thế giới của những sự vật mà
khoa học chưa biết, cho nên q trình nghiên cứu khoa học ln là q trình
hướng tới những phát hiện mới hoặc sáng tạo mới. Trong nghiên cứu khoa học
khơng có sự lặp lại như cũ những phát hiện hoặc sáng tạo. Vì vậy, tính mới là
thuộc tính quan trọng số một của lao động khoa học.
2.2.2. Tình tin cậy.
Một kết quả nghiên cứu đạt được nhờ một phương pháp nào đó phải có khả
năng kiểm chứng lại nhiều lần trong những điều kiện quan sát hoặc thí nghiệm

hồn tồn giống nhau với những kết quả thu được hoàn toàn giống nhau. Một

17


kết quả thu được ngẫu nhiên dù phù hợp với giả thuyết đặt ra trước đó cũng
chưa thể xem là đủ tin cậy để kết luận về bản chất của sự vật hoặc hiện tượng.
Điều này dẫn đến một nguyên tắc mang tính phương pháp luận nghiên cứu
khoa học, là khi trình bày một kết quả nghiên cứu cần chỉ rõ những điều kiện,
các nhân tố và phương tiện thực hiện (nếu có)
2.2.3. Tính thơng tin
Sản phẩm của nghiên cứu khoa học được thể hiện dưới nhiều dạng, có thể đó
là một báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, song cũng có thể là một mẫu vật
liệu mới, mẫu sản phẩm mới, mơ hình thí điểm về một phương thức tổ chức
sản xuất mới… Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp này, sản phẩm khoa
học luôn mang những đặc trưng thơng tin. Đó là những thơng tin về những
quy luật vận động của sự vật, thông tin về quy trình cơng nghệ và các tham số
đi kèm quy trình đó.
2.2.4. Tính khách quan
Tính khách quan vừa là một đặc điểm của nghiên cứu khoa học, vừa là một
tiêu chuẩn về phẩm chất của người nghiên cứu khoa học. Trong xã hội khoa
học người ta xem đó là một chuẩn mực giá trị. Một nhận định vội vã theo cảm
tính, một kết luận vội vã thiếu chính xác nhận bằng kiểm chứng chưa thể được
xem là một phản ánh khách quan về bản chất của sự vật.
Để đảm bảo tính khách quan, người nghiên cứu cần phải ln đặt các loại câu
hỏi ngược lại với những kết luận được xác nhận:
* Kết quả có thể khác khơng ?
* Nếu kết quả đúng, thì đúng trong những điều kiện nào?
* Cịn phương pháp nào cho kết quả tốt hơn?
2.2.5. Tình rủi ro

Quá trình khám phá bản chất sự vật và sáng tạo sự vật mới hồn tồn có thể
gặp phải thất bại. Đó là tính rủi ro (risque) của nghiên cứu. Sự thất bại trong
18


nghiên cứu khoa học có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn thiếu những
thông tin cần thiết và đủ tin cậy; trình độ kỹ thuật của thiết bị quan sát hoặc thí
nghiệm thấp: năng lực xử lý thơng tin của người nghiên cứu còn hạn chế; giả
thiết khoa học đặt sai,…
Ngay khi kết quả nghiên cứu đã được thử nghiệm thành công cũng chịu những
rủi ro trong áp dụng. Hai trường hợp có thể xảy ra:
Thứ nhất, kỹ thuật chưa được làm chủ, khi triển khai áp dụng trong phạm vi
mở rộng không thành công.
Thứ hai, ngay cả khi thử nghiệm thành cơng thì vẫn khơng thể đi đến quyết
định áp dụng một nguyên nhân nào đó.
Tuy nhiên trong khoa học, thất bại cũng được xem là một kết quả. Kết quả ấy
cũng mang ý nghĩa về một kết luận của một nghiên cứu khoa học, mà nội
dung là, các giả thuyết đã đặt ra không được xác nhận về mặt khoa học, nghĩa
là trong sự vật không tồn tại quy luật hoặc giải pháp như đã dự kiến. Xét về ý
nghĩa khoa học, đây là một kết quả quan trọng. Nó giúp các đồng nghiệp đi
sau khỏi giẫm chân lên lối mịn, lãng phí các nguồn lực nghiên cứu.
2.2.6. Tình kế thừa.
Ngày nay hầu như khơng cịn một cơng trình nghiên cứu khoa học nào bắt đầu
từ chỗ hồn tồn trống khơng về kiến thức. Mỗi nghiên cứu phải kế thừa các
kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực khác nhau rất xa.
Tính kế thừa có ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp luận nghiên cứu: một
người nghiên cứu chân chính khơng bao giờ đóng cửa cố thủ trong những lý
luận và phương pháp luận “riêng có”, “của mình” mà bài xích sự thâm nhập
về lý luận và phương pháp luận từ các lĩnh vực khoa học dù rất khác nhau.
Hàng loạt phương hướng nghiên cứu mới và bộ mơn khoa học mới xuất hiện

chính là kết quả kế thừa lẫn nhau giữa các bộ mơn khoa học.
2.2.7. Tính cá nhân.
19


Dù là một cơng trình nghiên cứu khoa học do một tập thể thực hiện thì vai trị
cá nhân trong sáng tạo cũng mang tính quyết định. Tính cá nhân được thể hiện
trong tư duy cá nhân và chủ kiến riêng của cá nhân.
2.3. Nghiên cứu khoa học sinh viên:
2.3.1. Khái niệm NCKH sinh viên:
Là hoạt động quan trọng, cần thiết trong q trình đào tạo, góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo. Nghiên cứu khoa học sinh viên cú cỏc đặc trưng sau đây:
- NCKH sinh viên là quá trình tiếp nhận một cách có hệ thống các tri thức
khoa học đã được khái quát hoá, trừu tượng hoá.
- NCKH sinh viên là quá trình học phương pháp vận dụng các tri thức khoa
học vào thực tiễn.
- NCKH sinh viên là q trình tìm tịi, phát hiện các tri thức khoa học mới,
đóng góp (tuy chưa nhiều) cho hệ thống tri thức khoa học nói chung.
2.3.2.Các hình thức cơ bản của NCKH sinh viên :
- Tham gia các câu lạc bộ khoa học sinh viên:
Sinh viên tham gia sinh hoạt chuyên môn tại các câu lạc bộ khoa học do sinh
viên thành lập để nghiên cứu khoa học, với tư cách là thành viên chính thức
hoặc dự thính, nhằm trao đổi tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng nghiên
cứu khoa học cần thiết.
- Thảo luận (Seminar) các chuyên đề khoa học:
Là hoạt động nhóm tập trung nhằm tìm tịi trao đổi tri thức, được thực hiện
thường xun trong các giờ học, giờ thực tập, các hội nghị khoa học.
- Báo cáo khoa học tại hội nghị khoa học sinh viên:
Là hoạt động được tổ chức mỗi năm học một lần tại các khoa. Sinh viên tự
nguyện tham gia các đề tài nghiên cứu theo nhóm hoặc các nhân. Sản phẩm


20


của hoạt động NCKHSV là những báo cáo khoa học hồn chỉnh về các lĩnh
vực cuộc sống và được trình bày tại Hội nghị khoa học sinh viên, được hội
đồng khoa học các khoa đánh giá, thẩm định, chấm điểm.
- Viết bài và tham gia hội thảo khoa học:
Là hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học bằng cách viết bài theo chủ đề và
báo cáo tham luận tại những cuộc hội thảo nội bộ hoặc quốc tế.
- Viết bài gửi đăng các tạp chì khoa hoa học:
Là hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học bằng cách viết bài theo chủ đề
chuyên ngành được học hoặc những lĩnh vực đời sống xã hội mà sinh viên
quan tâm và gửi đăng tải tại các tạp chí, tập san khoa học, nhằm rèn luyện kỹ
năng nghề nghiệp, tìm kiếm kinh phí. . Đây là hình thức NCKH khơng chỉ
dừng lại ở mức độ học tập, rèn luyện kỹ năng chuyên môn mà có đóng góp
nhất định cho hệ thống tri thức khoa học.
- Thực tập thực tế:
Là hoạt động sinh viên ứng dụng các tri thức khoa học đã được học tập vào
nghiên cứu các vấn đề thực tiễn nhằm rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và hoàn
thành một khối lượng chun mơn cần thiết trong chương trình đào
tạo.(thường từ 5 - 10 đơn vị học trình tương đương với 75 - 150 tiết học)
- Làm dự án nghiên cứu thực tiễn:
Là hoạt động sinh viên ứng dụng các tri thức khoa học đã được học tập vào
nghiên cứu các vấn đề thực tiễn nhằm rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và tìm
kiếm kinh phí.
- Viết khóa luận tốt nghiệp:
Là hoạt động của sinh viên cuối khóa phải thực hiện một đề tài khoa học hoàn
chỉnh, nhằm rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, hồn thành khối lượng chun
mơn và điểm số của chương trình đào tạo. (Về điểm số, thường được tính


21


bằng 10 đơn vị học trình tương đương 150 tiết học. Các sinh viên được làm
khoá luận tốt nghiệp phải có điểm tổng kết tồn khố thi lần một >= 6.5 và số
lượng sinh viên làm khóa luận khơng q 50% tổng số sinh viên tốt nghiệp).
2.4. Khái niệm chất lượng trong giáo dục đại học:
Là khái niệm khó xác định và khó đánh giá. Có rất nhiều cách đánh giá theo
nhiều quan điểm khác nhau, phụ thuộc vào các nhóm người có lợi ích khác
nhau sẽ có những ưu tiên, những tiêu chí khác nhau. Chẳng hạn, trong trường
đại học giảng viên và sinh viên quan tâm nhiều đến quá trình giáo dục, trong
khi những người sử dụng nguồn nhân lực lại chỉ quan tâm tới chất lượng đầu
ra của giáo dục đại học mà thôi. Nhưng một điều được nhiều người đồng ý là:
Muốn được gọi là có chất lượng thì phải đảm bảo 3 khía cạnh một là mục tiêu,
hai là quá trình triển khai để đạt mục tiêu, ba là kết quả đạt được. Và điều tốt
nhất để xác định được khái niệm chất lượng là xác định được một cách rõ ràng
tiêu chí mà mỗi loại người có quyền lợi liên quan sử dụng khi đánh giá chất
lượng. Tại hội nghị Paris về Giáo dục Đại học 1998 có đề ra yêu cầu đối với
Sinh viên tốt nghiệp trong xã hội mới của thế kỷ XXI. theo đó, Sinh viên khi
tốt nghiệp phải đạt được:
+ Những tri thức tiên tiến – dù là kiến thức đại cương hay chuyên nghiệp
+ Khả năng áp dụng những tri thức đó vào các tình huống cụ thể.
+ Hàng loạt kỹ năng xã hội hoặc giao tiếp cho phép họ ứng xử trong một bối
cảnh ngày càng toàn cầu hoá, chúng bao gồm các kỹ năng:
– Thiết lập các mối quan hệ
– Thuyết phục
– Tự quản
– Chỉ đạo và điều phối
– Nhạy bén trong kinh doanh

– Ngoại ngữ
22


Ngoài ra, Sinh viên tốt nghiệp phải chứng tỏ sự quan tâm và cam kết của
mình trong lĩnh vực đã chọn cũng như tính mềm dẻo và kiên nhẫn để đáp ứng
các thách thức phát sinh. Như vậy có thể hiểu chất lượng là: Sự trùng khớp với
mục đích đề ra. Theo nghĩa đó, một khố đào tạo của trường đại học được coi
là có chất lượng nếu nó tuân thủ các tiêu chuẩn xác định hoặc đạt được mức
độ nào đó của mục đích thiết kế.
- Như vậy xét về số lượng, hơn 90 % sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp hàng
năm của Trường ĐHKHXH&NV là đạt chất lượng đào tạo đề ra. Tuy nhiên,
so với tiêu chuẩn Hội nghị giáo dục Paris 1998 nêu trên thì chất lượng đào tạo
của trường còn nhiều thiếu hụt bởi sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng kịp nhu
cầu thị trường lao động về trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề nghiệp, thích
ứng hồn cảnh, cập nhật thơng tin…Như vậy cũn một tiêu chuẩn quan trong
nữa để đánh giá chất lượng giáo dục đại học là chất lượng của cỏc hoạt động
nghiờn cứu khoa học của sinh viên.
thích ứng hồn cảnh, cập nhật thơng tin …Như vậy cịn một tiêu chuẩn quan
trong nữa để đánh giá chất lượng giáo dục đại học là chất lượng của các hoạt
động nghiên cứu khoa học của sinh viên.
2.5. Dạy học
Là cách thức người dạy dùng để tổ chức, điều khiển quá trình hoạt động nhận
thức tri thức khoa học. Nhận thức tri thức khoa học bao gồm cả phương pháp
học thông qua hoạt động NCKH, qua đó phát triển tâm lý người học.
2.6. Phương pháp học tập:
Lµ con đường, cách thức người học tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức
các tri thức khoa học của mình dưới sự tổ chức, điều khiển của người dạy
nhằm phát triển tâm lý của chính người học.


23


×