Tải bản đầy đủ (.pdf) (215 trang)

Tổ chức xã hội truyền thống của người Phu Thay ở tỉnh Hủa Phăn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 215 trang )







ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


KHĂM PHENG THÍPMUNTALY


Tổ chức xã hội truyền thống của người Phu Thay ở
tỉnh Hủa Phăn


LUẬN ÁN TIẾN SĨ DÂN TỘC HỌC
Mã số: 5.03.10

Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Sĩ Giáo
TS.Nguyễn Duy Thiệu




Hà nội - 2006







1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
Chương 1 17
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CƯ DÂN PHU THAY 17
Ở TỈNH HỦA PHĂN 17
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 17
1.2. Người Phu Thay ở Lào 24
Chương 2 CHẾ ĐỘ RUỘNG ĐẤT CỦA NGƯỜI PHU THAY Ở TỈNH HỦA PHĂN 53
2.1. TÌNH HÌNH SỞ HỮU VỀ RUỘNG ĐẤT Ở HỦA PHĂN 53
2.2. CHẾ ĐỘ RUỘNG ĐẤT TRONG VÙNG PHU THAY Ở HỦA PHĂN 55
2.3. MỘT VÀI HÌNH THỨC LAO DỊCH 70
2.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA VÙNG RẪY VÀ VÙNG RUỘNG NƯỚC, GIỮA NGƯỜI LÀM
RẪY VÀ NGƯỜI LÀM RUỘNG NƯỚC Ở HỦA PHĂN 76
Chương 3 THIẾT CHẾ XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG VÀ BỘ MÁY 80
QUẢN LÝ BẢN - MƯỜNG 80
3.1. Gia đình. 80
3.2. Dòng họ 84
3.3. Cơ cấu bản 93
3.4. Các mối quan hệ thân tộc trong bản 97
3.5. Sự vận hành của bản 101
3.6. Mường 102
3.7. Tổ chức xã hội mường truyền thống - so sánh giữa mường của người Phu Thay ở Hủa Phăn và
mường của người Thái ở Việt Nam 132
Chương 4 TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA NGƯỜI PHU THAY Ở TỈNH HỦA PHĂN: TỪ
TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI 146
4.1. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG. 146
4.2. TỔ CHỨC XÃ HỘI HIỆN NAY 152

4.3. Một số vấn đề xã hội phát sinh trong quá trình chuyển đổi từ xã hội truyền thống đến
xã hội hiện tại 161
4.4. Một số vấn đề đặt ra trong việc quản lý bản - mường hiện nay 165
KẾT LUẬN 179
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 184
PHỤ LỤC 200

1
MỞ ĐẦU

I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong mấy thập kỷ gần đây, việc nghiên cứu các cƣ dân nói tiếng Thái,
đã thu hút một cách mạnh mẽ đông đảo các nhà khoa học trên phạm vi toàn
thế giới.
Nhiều chƣơng trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo đã đƣợc tiến hành.
Chỉ tính từ năm 1980 đến nay đã có chín cuộc hội thảo lớn của các nhà Thái
học (Thai Studies), với một số lƣợng công trình nghiên cứu đồ sộ đã đƣợc
công bố. Ngoài tài liệu của chín cuộc hội thảo quốc tế, ở nhiều nƣớc, một số
lƣợng lớn công trình nghiên cứu khác cũng đƣợc công bố. Trong các tài liệu
trên, các nhà khoa học đã đề cập đến tất cả mọi vấn đề trong đời sống các cƣ
dân nói tiếng Thái trên phạm vi toàn Châu Á.
Tuy nhiên không phải tất cả mọi vấn đề đều đã đƣợc giải quyết. Thí dụ,
trong những tƣ liệu đã có, những vấn đề về ngƣời Phu Thay cƣ trú ở Lào còn chƣa
đƣợc đề cập đầy đủ. Theo tài liệu chính thức, vào năm 1985 ở Lào có 472.458
ngƣời Phu Thay bao gồm các ngành: Phu Thay, Thay Đăm (Thái Đen), Thay
Đeng (Thái Đỏ), Thay Khảo (Thái Trắng) cƣ trú ở các thung lũng tại vùng núi.
Bởi vậy, trong tài liệu của một số nhà nghiên cứu, các nhóm ngƣời này thƣờng
đƣợc gọi là nhóm Thái núi (Upland - Thai), để phân biệt họ với các cộng đồng cƣ
dân khác, cùng nói các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Thái - Kadai, đông hơn về số
lƣợng và cƣ trú ở đồng bằng, nhƣ ngƣời Lào (ở Lào), ngƣời Xiêm (ở Thái Lan)

Do sống ở vùng núi hiểm trở ít giao tiếp với những vùng phát triển, bộ
phận dân cƣ này còn bảo lƣu đƣợc một cách tƣơng đối nhiều yếu tố của nền
văn hoá Phu Thay cổ truyền. Nhƣng cũng vì địa hình hiểm trở và tình hình
chính trị xã hội ở đây trong suốt cả một quá trình lâu dài rất phức tạp, các nhà
dân tộc học ít có dịp đƣợc đến để nghiên cứu trực tiếp trên thực địa. Trong khi

2
đó, ngành dân tộc học ở Lào lại chƣa phát triển, bởi vậy kho tàng văn hoá quý
báu vừa nói chúng ta chƣa biết là mấy.
Tuy nhiên, cùng với quá trình của cuộc Cách mạng Dân tộc Dân chủ
phát triển lên miền núi những tƣ liệu dân tộc học về ngƣời Phu Thay ngày
càng đƣợc tích luỹ. Đáng kể nhất là nguồn tài liệu điều tra dân tộc và miền
núi của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào để xây dựng cƣơng lĩnh của Đảng và
tiến hành cải cách dân chủ ở miền núi. Từ những năm 1960 đến 1968, nguồn
tài liệu quý giá này mặc dù bị thất lạc rất nhiều do hoàn cảnh của các cuộc
chiến tranh ác liệt, song một phần đáng kể vẫn còn đƣợc lƣu trữ trong các cơ
quan của Đảng và Nhà nƣớc Lào, cũng nhƣ ở Việt Nam.
Đặc biệt là từ ngày nƣớc Lào đƣợc giải phóng (1975) để thực hiện
chính sách dân tộc của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Ủy ban Dân tộc
Trung ƣơng Lào đã tiến hành điều tra toàn diện về các tộc ngƣời ở khắp
nƣớc Lào, nhờ vậy nguồn tài liệu dân tộc học về ngƣời Phu Thay ở Lào đã
đƣợc bổ sung rất nhiều.
Kết hợp với nguồn tài liệu điều tra dân số toàn quốc từ năm 1983 đến
năm 1985 và tài liệu tổng kết 10 năm nƣớc Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
(1975 - 1985) của nhà nƣớc và các địa phƣơng, và nguồn tài liệu điều tra bổ
sung của Viện Dân tộc học Lào (trƣớc đây) nói chung mà nguồn tài liệu về
ngƣời Phu Thay ở Lào càng giàu thêm.
Đƣơng nhiên những tài liệu vừa nêu không phải là đề cập hết các nhóm
Phu Thay ở Lào, hơn nữa do mục đích của các cuộc điều tra chi phối, bản thân
các tài liệu trên không phải là những monography, chuyên khảo về dân tộc học.

Mặc dù các nguồn tài liệu nhƣ đã nói là chƣa thật đầy đủ, nhƣng nếu
đƣợc hệ thống lại thì rất có ích để nhận thức vấn đề ngƣời Phu Thay ở Lào.
Điều này không chỉ là một nhu cầu ở Lào mà còn ở Việt Nam và rộng hơn là
cho tất cả những ai quan tâm nghiên cứu nhóm cƣ dân này.

3
Theo các nhà nghiên cứu, xƣa kia địa bàn sinh sống của các nhóm
ngƣời Thái nói chung vốn ở Nam Trung Quốc sau đó một bộ phận mới thiên
di xuống Bắc Đông Dƣơng và các nơi khác. Trong quá trình thiên di đó,
ngƣời Phu Thay đồng thời thực hiện quá trình xác lập hệ thống xã hội theo
từng địa phƣơng và quá trình phân chia nhóm.
Cũng theo các nhà khoa học, nhóm cƣ dân Phu Thay hiện sống ở tỉnh
Hủa Phăn trƣớc kia vốn họ thiên di tới đó từ vùng Tây Bắc và vùng Thanh-
Nghệ của Việt Nam. Hiện tại giữa các ngành Thái ở Việt Nam và các ngành
Phu Thay ở Lào vẫn còn bảo lƣu nhiều mối quan hệ thân thuộc, đây cũng là
một trong nhiều tiền đề xây đắp nên mối tình hữu nghị Lào - Việt.
Ngƣời Phu Thay đến Hủa Phăn, sau khi đẩy lùi các cƣ dân Môn -
Khơme có mặt trƣớc họ ở đó, họ đã xác lập ở đây một chế độ xã hội rất điển
hình - kiểu Phu Thay, tức xã hội xác lập trên cơ sở ruộng công và chế độ phìa
tạo thống trị xã hội theo nguyên tắc tập quyền (cha truyền con nối).
Ở Lào trong các nhóm ngƣời Phu Thay phải nói cộng đồng ngƣời Phu
Thay ở tỉnh Hủa Phăn có một vị trí đặc biệt, đây là nhóm có số lƣợng lớn
(80.892 ngƣời chiếm 34% tổng số các cƣ dân trong tỉnh - 1999) nhất.
Việc phân loại theo nhóm địa phƣơng ở đây, cho đến nay còn chƣa thật
rõ ràng. Những nghiên cứu về tên gọi cũng nhƣ vị trí xã hội của các tiểu
nhóm bƣớc đầu đã cho chúng ta thấy, dƣờng nhƣ ngƣời Phu Thay ở Hủa Phăn
trong chế độ xã hội cũ đƣợc phân thành hai nhóm, mỗi nhóm có địa vị xã hội
khác nhau. Một bộ phận có địa vị thấp hơn kiểu cuông, lam, bộ phận khác có
địa vị xã hội cao hơn đó là từng lớp bình dân gọi là Páy hoặc Táy, và cao nhất
là tầng lớp quý tộc thuộc bộ phận Thay Đăm (Thái Đen), Thay Khảo (Thái

Trắng), Thay Đeng (Thái Đỏ). Theo một số nhà nghiên cứu, nhƣ đã trình bày
ở phần trên có một bộ phận ngƣời Thái ở vùng Thanh - Nghệ trƣớc đây, bởi
nhiều lý do, đã chuyển cƣ đến Hủa Phăn trong đó có một số bộ phận cƣ trú ở

4
các mƣờng nhƣ: Mƣờng Xòn, mƣờng Xổi, mƣờng Chạt, mƣờng Xiêng Khọ,
mƣờng Xăm Tạy Quá trình chuyển cƣ này đƣợc Quám Tô mƣờng (kể
chuyện bản mƣờng) của ngƣời Phu Thay ở vùng này xác nhận [51]. Những
vấn đề lý thú trên đây đã và sẽ còn hấp dẫn đối với nhiều nhà nghiên cứu.
Tuy nhiên, trong phạm vi của một bản luận án tiến sĩ, chúng tôi chỉ tập
trung khảo sát "Tổ chức xã hội truyền thống của ngƣời Phu Thay ở tỉnh Hủa
Phăn - Nƣớc Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào". Tỉnh Hủa Phăn là cả một khu
vực rộng lớn, đƣợc phân bố thành 8 mƣờng (huyện). Do điều kiện khó khăn
về nhiều mặt, việc khảo sát thực địa của chúng tôi chỉ tập trung vào một số
huyện nhất định, trong đó chủ yếu là mƣờng Xiêng Khọ, mƣờng Xăm Nửa và
mƣờng Hủa Mƣơng. Từ điểm nghiên cứu này, chúng tôi mở rộng khảo sát để
nghiên cứu so sánh ra các mƣờng khác nhƣ mƣờng Xăm Tạy, mƣờng Viêng
Xay và trong một giới hạn cho phép có so sánh với ngƣời Thái ở Việt Nam
và các nhóm Thái ở các nơi khác.
Việc chọn "Tổ chức xã hội truyền thống của ngƣời Phu Thay ở tỉnh
Hủa Phăn" làm đề tài nghiên cứu có ý nghĩa riêng của nó: khái niệm tổ chức
xã hội đƣợc hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa Anthropology, là cả một kết cấu xã
hội về lối sống của một cộng đồng cƣ dân cụ thể và nó biến đổi theo từng
thời kỳ lịch sử, đặc biệt là xó hội cổ truyền của ngƣời Phu Thay đƣợc xem
nhƣ là một hỡnh mẫu điển hỡnh của cỏc chế độ xó hội vựng thung lũng chõn
nỳi.
Trong quá trình mà ngƣời Phu Thay thiên di vào tỉnh Hủa Phăn cũng
đồng thời là quá trình mà họ không ngừng mở rộng thiết chế bản, mƣờng đến
các vùng đất mới, và đi liền với quá trình mở rộng này, thiết chế bản, mƣờng
cũng thống thuộc luôn vào hệ thống xã hội ấy các thể chế xã hội của các cƣ dân

Môn - Khơme. Khi mà ngƣời Phu Thay có mặt đông đảo, các cƣ dân Môn -

5
Khơme lùi dần lên vùng cao và về mặt xã hội, họ bị thống thuộc vào trong thể
chế xã hội của ngƣời Phu Thay.
Đƣơng nhiên, mỗi một tộc ngƣời hoặc nhóm cƣ dân trong tập quán sinh
hoạt vật chất cụ thể đã hình thành những đặc điểm xã hội riêng của họ. Ngƣời
Phu Thay cũng vậy, trong truyền thống đã hình thành nên bản sắc văn hoá
riêng, và mặc dù ngƣời Phu Thay vốn có lịch sử thiên di, nhƣng cho dù đi tới
đâu; trên cơ sở cơ bản họ vẫn bảo tồn đƣợc bản sắc riêng của mình. Nói nhƣ
thế không có nghĩa ngƣời Phu Thay chối từ giá trị văn hoá của các tộc ngƣời
khác. Nhóm Phu Thay ở Tỉnh Hủa Phăn chẳng hạn, do cộng cƣ với ngƣời Lào
và các cƣ dân Môn - Khơme trong cùng khu vực, đã tiếp thu các giá trị văn
hoá của các cƣ dân này để hình thành những bản sắc rất riêng trong lối sống
của nhóm địa phƣơng. Đây cũng là một vấn đề rất lý thú đối với các nhà Thái
học. Nghiên cứu "Tổ chức xã hội truyền thống của ngƣời Phu Thay ở tỉnh
Hủa Phăn" trong sự phân tích, so sánh với các nhóm Thái ở Việt Nam và
nhóm Thái ở các nơi khác sẽ cho chúng ta hiểu biết tốt hơn những nét riêng,
nét chung trong văn hóa của các nhóm cƣ dân trong cộng đồng ngƣời Thái.
Về mặt cơ cấu xã hội truyền thống, ngƣời Thái để lại một thiết chế xã
hội tiền nhà nƣớc rất điển hình. Về điểm này, trong một công trình sơ kết dân
tộc học ở Đông Dƣơng: "Xa lạ là chuyện hàng ngày"(L'exotique est
quotidien) GS. G. Condominas cho rằng thiết chế xã hội kiểu bản - mƣờng
của ngƣời Thái là một trong ba dạng xã hội rất điển hình khác cần lƣu ý
nghiên cứu ở Đông Dƣơng (hai dạng khác là: tàn tích dân chủ trong cơ cấu
làng xã của ngƣời Việt ở Bắc Bộ Việt Nam và chế độ tù trƣởng của các cƣ
dân nông nghiệp khô ở Nam - Hạ Lào, Tây Nguyên Việt Nam ).
Bởi quá trình lịch sử nhƣ trình bày ở phần trên, ngƣời Phu Thay còn để
lại đến tận ngày nay nhiều vấn đề về mặt quan hệ xã hội phức tạp trong thực tế.
Hiểu biết tốt về xã hội truyền thống có thể giúp cho các nhà thiết lập chính sách


6
phát triển dự án kinh tế - xã hội trong khu vực, có tƣ liệu để hiểu biết và điều hoà
các mối quan hệ xã hội cho mục đích phát triển bền vững.
Trong việc nghiên cứu các nhóm Phu Thay, để tiến hành thuận lợi và
có hiệu quả, các nhà Thái học ở Lào thƣờng tranh thủ sự giúp đỡ và mở ra sự
hợp tác nghiên cứu với các nhà nghiên cứu ở khu vực có ngƣời Thái. Khảo sát
một đề tài cụ thể của các nhóm Phu Thay ở tỉnh Hủa Phăn, tôi hy vọng sẽ tạo
tiền đề để mở ra sự hợp tác nghiên cứu Thái thiết thực hơn giữa các nhà nghiên
cứu Lào với các nhà nghiên cứu Việt Nam trong một tƣơng lai gần.
II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Ở Lào, vấn đề thiên di của ngƣời Lào - Thay nói chung đến Lào, từ lâu
đã đƣợc giới khoa học quan tâm, tuy nhiên chƣa có ai nghiên cứu một cách
chuyên sâu. Các học giả Pháp, Mỹ… [102,103,104,110] đã từng quan tâm
đến vấn đề này nhƣng họ chỉ mới phác thảo một số nét chung mà chƣa có
những chuyên luận về từng mặt của các vấn đề.
Trong những năm gần đây (1988 - 1990) còn có nhà dân tộc học nổi
tiếng, ngƣời Australia - TS. Grant Evans - đã có công trình nghiên cứu về mối
quan hệ giữa ngƣời Phu Thay và các tộc ngƣời khác ở Hủa Phăn, dƣới góc độ
xã hội học tộc ngƣời, ông đã đề cập đến sự biến đổi trong xã hội của ngƣời
Phu Thay ở tỉnh Hủa Phăn [111,112].
ở Việt Nam, việc nghiên cứu về ngƣời Thái của các nhà Thái học ở
Việt Nam đã đƣợc đánh giá là đã thu hút đƣợc nhiều kết quả. Tuy vậy, việc
nghiên cứu lại tập trung nhiều hơn vào các cộng đồng ngƣời Thái ở Tây Bắc
và Đông Bắc. Trong khu vực này, một số nhà Thái học có tên tuổi nhƣ GS.
Đặng NghiêmVạn [22,23,24], GS. Cầm Trọng [6,7,8], PGS.TS Hoàng Lƣơng
[29,30,31,32,33], GS.TS Ngô Đức Thịnh [55] đã công bố công trình nghiên
cứu có giá trị.

7

Trong khi đó các nhóm Thái cƣ trú ở Thanh Hoá và Nghệ An còn ít
đƣợc chú ý. Trong số các tác giả về ngƣời Thái ở Thanh Hoá, Nghệ An, trƣớc
hết phải kể đến GS. Đặng Nghiêm Vạn đã mô tả để phân loại các nhóm Thái
ở Nghệ An [21]. Về các nhóm Thái ở Thanh Hoá đƣợc PGS.TS Lê Sĩ Giáo
nghiên cứu kỹ lƣỡng hơn và đã công bố một loạt công trình [39, 40, 41, 42,
43, 44]. Còn các nhóm Thái ở Nghệ An tiếp sau GS. Đặng Nghiêm Vạn, đã
đƣợc TS. Nguyễn Đình Lộc đề cập một cách khái quát [60]. Nhà Thái học có
tên tuổi - GS. Cầm Trọng - cũng đã từng nghiên cứu về nhóm Thái ở các địa
phƣơng này [5].
Khi nói tới các nhà Thái học ở Việt Nam, nghiên cứu về ngƣời Thái ở
Nghệ An không thể không kể đến TS. Vi Văn An. Ông đã dành nhiều công
sức để khảo sát các nhóm ở miền núi Nghệ An, đặc biệt, chú trọng tới các vấn
đề xã hội. Kết quả nghiên cứu bƣớc đầu đã đƣợc công bố trong một số ấn
phẩm trong và ngoài nƣớc [76,77,78,144].
Trong khi các nhà Thái học, mà chúng ta vừa đề cập chỉ tập trung
nghiên cứu về ngƣời Thái ở Việt Nam thì TS. Nguyễn Duy Thiệu lại chú
trọng nghiên cứu về ngƣời Phu Thay (và các tộc ngƣời khác nói chung) ở
Lào. Ông đã tập trung tìm hiểu các vấn đề lịch sử - xã hội, đề cập tới quá trình
thiên di của ngƣời Phu Thay từ Việt Nam tới Lào và bƣớc đầu so sánh ngƣời
Phu Thay ở Lào với ngƣời Thái ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu bƣớc đầu đã
đƣợc công bố trong một số ấn phẩm trong và ngoài nƣớc
[50,51,52,53,54,130]. Ngƣời Việt Nam viết về các tộc ngƣời ở Lào, còn có
Hoài Nguyên. Trong một số công trình đề cập chung tới các tộc ngƣời ở Lào
của ông ngƣời Phu Thay cũng ít nhiều đƣợc nhắc tới[35,36}.
ở Lào, chƣa có công trình nghiên cứu tập trung nào về ngƣời Phu Thay
nhằm các mục đích học thuật. Tuy nhiên, trong những năm thập kỷ từ 60 - 80,
cùng với quá trình của cuộc Cách mạng Dân tộc Dân chủ phát triển lên miền

8
núi, nhằm mục đích xây dựng cƣơng lĩnh của Đảng và để tiến hành cải cách

dân chủ ở miền núi, mà những tƣ liệu về lịch sử, xã hội của ngƣời Phu Thay
ngày càng đƣợc tích lũy. Đáng kể nhất là nguồn tài liệu điều tra dân tộc và
miền núi của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào từ những năm 1960 đến năm
1968. [9,10,11,13,14,15,16,17]. Đặc biệt là từ ngày cả nƣớc Lào đƣợc giải
phóng (1975) để thực hiện chính sách dân tộc của Đảng Nhân dân Cách mạng
Lào, Ủy ban Dân tộc Trung ƣơng Lào đã tiến hành điều tra toàn diện về các
tộc ngƣời ở khắp nƣớc Lào, nhờ vậy nguồn tài liệu dân tộc học về ngƣời Phu
Thay ở Lào đã đƣợc bổ sung nhiều hơn.
Kết hợp với nguồn tài liệu điều tra dân số toàn quốc từ năm 1983 đến
năm 1985, và tài liệu tổng kết 10 năm nƣớc Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
(1975 - 1985) của Nhà nƣớc và các địa phƣơng và nguồn tài liệu điều tra bổ
sung của Viện Dân tộc học Lào (trƣớc đây) nói chung và nguồn tài liệu về
ngƣời Phu Thay ở Lào càng giàu thêm.
Đƣơng nhiên những tài liệu vừa nêu không phải là đề cập hết các nhóm
Phu Thay ở Lào hơn nữa do mục đích của cuộc điều tra chi phối bản thân các
tài liệu trên không phải là những monographie, chuyên khảo về dân tộc học.
Chính tác giả bản luận án này, cũng đã từng nghiên cứu một số mặt về
vấn đề xã hội, kết quả nghiên cứu bƣớc đầu đã đƣợc công bố một số ấn phẩm
trong và ngoài nƣớc [124,125].
Do vậy các nguồn tài liệu, nhƣ đã nói là chƣa thật đầy đủ, nhƣng nếu
đƣợc hệ thống lại thì rất có ích để nhận thức vấn đề ngƣời Phu Thay ở Lào.
Điều này không chỉ là một nhu cầu ở Lào và rộng hơn là cho tất cả những ai
quan tâm nghiên cứu khối cƣ dân này.
Nhƣ đã nói tất cả các tác giả trong công trình nghiên cứu mà chúng tôi
vừa đề cập đã đƣa ra nhiều tài liệu và những nhận xét có giá trị, nhƣng trong
số các công trình trên liên quan đến đề tài của tôi là công trình nghiên cứu của

9
TS. Nguyễn Duy Thiệu và tôi (viết chung) [50], đã bƣớc đầu đề cập đến chế
độ ruộng đất của ngƣời Phu Thay ở tỉnh Hủa Phăn, còn phần thiết chế xã hội

của họ thì chƣa đƣợc nghiên cứu.
Xuất phát từ thực tế đó tôi đã lựa chọn vấn đề "Tổ chức xã hội truyền
thống của ngƣời Phu Thay ở tỉnh Hủa Phăn - Nƣớc Cộng hoà Dân chủ Nhân
dân Lào" làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. Kế thừa kết quả nghiên cứu và
tranh thủ sự giúp đỡ của các nhà Thái học Việt Nam và các nƣớc khác, tôi đã
nỗ lực thu thập tài liệu từ thực địa để hoàn thành công việc. Dẫu rằng rất thú
vị với vấn đề này, chúng tôi vẫn biết để hoàn thành đƣợc nó là công việc khó
khăn. Xác định cho đƣợc những đặc trƣng xã hội riêng của các nhóm Phu
Thay ở Hủa Phăn đã là công việc phức tạp. Công việc càng phức tạp hơn khi
phải phân tích để nhận biết trong muôn mặt của đời sống xã hội của ngƣời
Thái nói chung, thì đâu là những đặc trƣng riêng của ngƣời Phu Thay ở Hủa
Phăn. Bởi thế chúng tôi chỉ hạn chế công việc của mình bằng cách nghiên cứu hệ
thống các tƣ liệu về tổ chức xã hội của ngƣời Phu Thay ở tỉnh Hủa Phăn thông
qua việc khảo sát trên thực địa. Việc xác định đâu là những đặc trƣng riêng, trƣớc
hết là chúng tôi tôn trọng sự nhận biết và nhận thức của ngƣời địa phƣơng. Theo
đó những hoạt động, những tập quán và văn hoá nào đã trở thành lẽ sống của
ngƣời địa phƣơng thì đó là những nét đặc trƣng của họ.
Tuy nhiên, công việc nghiên cứu ở đây không đơn thuần là công việc
mô tả, mà mục đích là qua nghiên cứu, mà tiến hành so sánh kết cấu xã hội
của ngƣời Phu Thay ở Hủa Phăn với các nhóm Thái ở Việt Nam và các nhóm
Thái ở các nơi khác.
Thực ra, về việc nghiên cứu so sánh giữa ngƣời Phu Thay ở Lào và
ngƣời Thái ở Việt Nam và Thái Lan, một số khía cạnh, đã đƣợc TS. Nguyễn
Duy Thiệu đề cập [130]. Còn các nhóm Thái ở Thái Lan, đã đƣợc nhà Thái
học nghiên cứu tƣơng đối kỹ lƣỡng và đã công bố trên một loạt công trình

10
nghiên cƣú của họ nhƣ: Cha kit Annartravan [83,84], Dar rat Mettra viganont
[86], Nukul Chom Punit [90], Prapotiwong Sachan [94], Tawan Kesonnat
[96,97], Tawee Sil Subwatana [98]

Trên cơ sở các tài liệu đã nói của các nhà nghiên cứu đi trƣớc, chúng tôi
kế thừa để đi sâu nghiên cứu so sánh trong phạm vi nội dung đề tài của chúng
tôi.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1. Tìm hiểu quá trình thiên di của ngƣời Phu Thay, quá trình xác lập
các hệ thống xã hội và các nhóm địa phƣơng của ngƣời Phu Thay ở Lào.
2. Tìm hiểu về thiết chế xã hội kiểu bản - mƣờng của ngƣời Phu Thay ở
tỉnh Hủa Phăn cùng với chế độ sở hữu ruộng đất độc đáo của nó.
3. Góp thêm tƣ liệu nhằm nghiên cứu so sánh với nội dung này ở ngƣời
Thái Việt Nam và khu vực.
4. Góp tƣ liệu làm cơ sở khoa học cho các ngành liên quan xây dựng
các chính sách liên quan.
IV . ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Xã hội bản - mƣờng truyền thống của ngƣời Phu Thay ở tỉnh Hủa Phăn
bao gồm các lĩnh vực: Chế độ ruộng đất truyền thống; các tầng lớp trong xã
hội; các hình thức bóc lột; cơ cấu hành chính; thiết chế bộ máy thống trị và sự
biến đổi của nó qua các thời kỳ.
V. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là cơ sở lý luận để lý giải mọi
vấn đề trong quá trình làm luận án.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Điền dã dân tộc học
Quan sát, phỏng vấn sâu, điều tra hồi cố, phỏng vấn nhóm, các thao tác
chuyên môn nhƣ: đo, vẽ, chụp ảnh là các hoạt động chính.

11
2.2. Xử lý tài liệu theo kiểu phân tích, thống kê, sơ đồ, biểu đồ
2.3. Nghiên cứu so sánh gián tiếp sẽ đƣợc sử dụng trong nội dung của
luận án.

VI. CÁC NGUỒN TÀI LIỆU, TƢ LIỆU
Các nguồn tài liệu, tƣ liệu, để hoàn thành bản luận án này gồm:
1. Tài liệu thƣ tịch
Tài liệu thƣ tịch bao gồm các tài liệu đã đƣợc các nhà nghiên cứu công
bố, nguồn tài liệu này có 2 nhóm:
- Nhóm thứ nhất: Gồm các tài liệu đã công bố của các nhà nghiên cứu
và các số liệu thống kê, báo cáo ở Lào.
- Nhóm thứ hai: Gồm các tài liệu đã đƣợc các học giả Việt Nam và các
tác giả ngoài Việt Nam viết về các nhóm Thái ở Lào, ở Việt Nam, trong đó có
một số ít công trình nghiên cứu so sánh về tổ chức xã hội giữa các nhóm Thái
khác nhau. Phải nói rằng việc nghiên cứu so sánh chƣa phát triển ở Lào cũng
nhƣ ở Việt Nam, nên nguồn tài liệu này không nhiều nhƣng may mắn cũng đủ
để chúng tôi kế thừa trong quá trình hoàn thành luận án (Xem: lịch sử nghiên
cứu vấn đề và danh mục tài liệu tham khảo - kèm theo bản luận án).
2. Tài liệu điền dã
Đây là nguồn tài liệu quan trọng nhất để xây dựng luận án. Mặc dù
công việc đi khảo sát trên thực địa ở Lào là một công việc còn rất khó khăn,
nhƣng để hoàn thành lận án này chúng tôi đã có một số chuyến khảo sát điền
dã tập trung nhƣ sau:
- Tháng 10/1988 khảo sát về ngƣời Phu Thay ở Mƣờng Xiêng Khọ -
tỉnh Hủa Phăn.
- Tháng 7/1990 khảo sát về ngƣời Phu Thay ở vùng Sốp Hao, mƣờng Pua
tỉnh Hủa Phăn.

12
- Trên cơ sở các tài liệu thu đƣợc trong việc khảo sát về ngƣời Phu
Thay ở mƣờng Xiêng Khọ, Sốp Hao, mƣờng Pua tỉnh Hủa Phăn trong các
chuyến đi điền dã trên, chúng tôi đã hệ thống lại và vào tháng 5/2002 chúng
tôi đã quay lại khảo sát, điều tra tƣ liệu bổ sung ở vùng ngƣời Phu Thay ở
mƣờng Xăm Nửa, Hủa Mƣờng tỉnh Hủa Phăn. Trong chuyến đi này chúng

tôi đã tập trung thu thập các tài liệu mối quan hệ giữa vùng ruộng và vùng
rẫy, giữa ngƣời làm ruộng và ngƣòi làm rẫy trong cùng một mƣờng, cùng với
sự biến đổi của xã hội bản - mƣờng truyền thống.
- Chúng tôi còn may mắn có dịp đƣợc đi điền dã ở Sơn La, Việt Nam
(3/1983), và vùng các nhóm Thái ở Nam Trung Quốc (1995 Ŕ 1996).
Tài liệu điền dã bao gồm nguồn tài liệu thống kê từ các cơ quan chức
năng ở các địa phƣơng, tài liệu phỏng vấn sâu ở trên thực địa, tài liệu thu thập
từ các văn bản cổ của ngƣời Phu Thay, tài liệu do chúng tôi ghi, vẽ, chụp ảnh
khi quan sát và phỏng vấn trực tiếp.
Một phần tài liệu nghiên cứu trên thực địa, bƣớc đầu đã đƣợc chúng tôi
công bố trong một số bài viết ở Việt Nam và Lào [9,10,11,12,13, 16,42,50,51,52,
55,124,125,130].
Tuy vậy, chúng tôi cũng nhận thức đƣợc rằng, để nhận biết đƣợc tổ
chức xã hội truyền thống của ngƣời bản địa, nhà nghiên cứu cần có thời gian
lâu dài hoà mình vào cộng đồng để chung sống với họ. Theo nhƣ phƣơng
pháp nghiên cứu, thực nghiệm của một số trung tâm nghiên cứu đã tiến hành,
ít nhất nhà nghiên cứu phải sống liên tục với dân địa phƣơng trong một, hai
năm mới bắt đầu nhận biết đƣợc những hoạt động xã hội của họ. Để khắc
phục tình trạng thiếu độ dài của thời gian nghiên cứu trên thực địa, chúng tôi
vận dụng những kinh nghiệm đã đúc đƣợc trong cuộc đời nghiên cứu của
mình ở những vùng Thái khác. Nhƣng kinh nghiệm không thể bù đắp hết
đƣợc cho độ dài của thời gian điền dã, do đó luận án của chúng tôi chắc chắn

13
còn có nhiều khiếm khuyết. Chúng tôi mong nhận đƣợc sự thông cảm và
chúng tôi sẽ khắc phục những khiếm khuyết khi có điều kiện.
VII. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
1.Giới thiệu một cách có hệ thống trên cơ sở của các tài liệu khoa học về
tổ chức xã hội của ngƣời Phu Thay ở tỉnh Hủa Phăn.
2. Góp phần nghiên cứu về chế độ ruộng đất của ngƣời Phu Thay ở tỉnh

Hủa Phăn - Lào.
3. Góp phần nghiên cứu thiết chế xã hội của ngƣời Phu Thay ở tỉnh Hủa
Phăn - Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.
4. Góp thêm các tƣ liệu để hiểu biết sâu hơn về lịch sử thiên di của
ngƣời Phu Thay, quá trình xác lập thiết chế xã hội và xác lập các nhóm địa
phƣơng của ngƣời Phu Thay ở Lào nói riêng và ở Đông Nam Á nói chung.
5. Góp thêm tƣ liệu nhằm nghiên cứu so sánh với nội dung này ở ngƣời
Thái Việt Nam và khu vực.
6. Góp tài liệu làm cơ sở khoa học cho các ngành chức năng thiết lập
chính sách.
VIII. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
Luận án bao gồm 207 trang, kèm theo một bản phụ lục (kể cả phần
minh họa, bản đồ và biểu đồ, sơ đồ ).
Ngoài phần dẫn luận 13 trang, phần kết luận 4 trang, nội dung chính
của luận án đƣợc chia thành 4 chƣơng.
Chƣơng 1: Khái quát về điều kiện tự nhiên và cƣ dân Phu Thay ở tỉnh
Hủa Phăn. (34 trang).
Chƣơng 2: Chế độ ruộng đất của ngƣời Phu Thay ở tỉnh Hủa Phăn
(26 trang).
Chƣơng 3: Thiết chế xã hội tryền thống và bộ máy quản lý bản -
mƣờng của ngƣời Phu Thay ở tỉnh Hủa Phăn ( 64trang).

14
Chƣơng 4: Tổ chức xã hội của ngƣời PhuThay ở tỉnh Hủa Phăn: Từ
truyền thống đến hiện đại (31 trang)












Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CƢ DÂN PHU THAY
Ở TỈNH HỦA PHĂN

1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Hủa Phăn nằm ở phía Đông Bắc thƣợng Lào, tại 19
0
48' Kinh độ
Bắc và ở giữa vĩ độ 103
0
đến 105
0
. Có chiều rộng từ điểm cực Đông đến điểm
cực Tây là 144 km và chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam là 204
km. Với diện tích tự nhiên là 16.300 km
2
, trong đó diện tích rừng tự nhiên
chiếm 70% (645.400 ha) tổng diện tích của tỉnh, diện tích canh tác nƣơng rẫy
chiếm 26% (376.400 ha). Diện tích canh tác ruộng nƣớc và diện tích có thể
khai hoang để canh tác ruộng nƣớc chỉ chiếm 1,5% (hơn 7.000 ha) tổng diện
tích toàn tỉnh và đồng cỏ tự nhiên 37.600 ha (số liệu năm 1995).
Phía Đông vùng này giáp tỉnh Luổng Pha Bang và tỉnh Xiêng Khoảng,
phía Bắc giáp tỉnh Sơn La với đƣờng biên dài 196 km, phía Đông Bắc và

Đông Nam giáp tỉnh Thanh Hoá với đƣờng biên dài 292 km và phía Nam giáp
với tỉnh Nghệ An.

15
Với đặc điểm vị trí dịa lý nhƣ vậy, tỉnh Hủa Phăn là điểm đầu mối của
giao thông quan trọng nối liền vùng Thƣợng Lào với Việt Nam.
Hủa Phăn trƣớc kia còn gọi là Xăm Nửa. Do điều kiện địa lý cách biệt
với vùng trung tâm, và do các hoàn cảnh lịch sử khác trƣớc đây Hủa Phăn
thƣờng là một khu vực cát cứ của các "lãnh chúa" (nếu có thể tạm dùng danh
từ đó ở đây). Có thời kỳ khu vực này trực thuộc Vƣơng quốc Luổng Pha
Bang, có thời thuộc chính quyền Viêng Chăn (thời kỳ nƣớc Lào bị chia cắt ở
thế kỷ XVIII), có thời trực thuộc Nhà nƣớc Việt Nam. (thời nhà Nguyễn dƣới
triều Minh Mạng, thế kỷ XIX). Hủa Phăn (nghĩa đen: nghìn đầu) có nghĩa là
một đơn vị Hủa Phăn gồm 1.000 tráng đinh. Tuỳ từng thời kỳ lịch sử có lúc
vùng này đƣợc gọi là Hủa Phăn thăng hạ (có nghĩa 5 đơn vị Hủa Phăn), có
lúc gọi Hủa Phăn thăng hốc (6 đơn vị Hủa Phăn) và cũng có lúc Hủa Phăn
thăng pẹt (8 đơn vị Hủa Phăn). Cả khu vực lớn vốn đã là vùng cát cứ, các
Hủa Phăn lại cát cứ lẫn nhau. Do đó mới xuất hiện các mƣờng nhỏ (huyện
nhỏ) [161] nhƣ :
1
Mƣờng Ẹt
19
Mƣờng Cân
2
Mƣờng Sƣm
20
Mƣờng Quăn
3
Mƣờng Vắn
21

Mƣờng Na
4
Mƣờng Hôm
22
Mƣờng Dƣơng
5
Mƣờng Hăng
23
MƣờngVèn
6
Mƣờng Đƣng
24
Mƣờng Ham
7
Mƣờng Loọng
25
Mƣờng Doong
8
Mƣờng Pua
26
Mƣờng Xang
9
Mƣờng Pan
27
Mƣờng Xa Nen
10
Mƣờng Nga
28
Mƣờng Dựt
11

Mƣờng Cang
29
Mƣờng Pớ
12
Mƣờng Pun
30
Mƣờng Cụt
13
Mƣờng Xổi
31
Mƣờng Cốu

16
14
Mƣờng Chạt
32
Mƣờng Lạp
15
Mƣờng Hẹo
33
Mƣờng Ọ
16
Mƣờng Khẳn
34
Mƣờng Pơn
17
Mƣờng Phắt
35
Mƣờng Bò
18

Mƣờng Pao
36
Mƣờng Pen.


37
Mƣờng Liệt

Về sau, các mƣờng nhỏ này đã sát nhập vào nhau và chỉ còn tồn tại 8
mƣờng lớn (huyện) nhƣ sau:
1. Mƣờng Xăm Nửa,
2. Mƣờng Viêng Xay,
3. Mƣờng Hủa Mƣơng,
4. Mƣờng Xăm Tạy,
5. Mƣờng Viêng Thoong,
6. Mƣờng Xiêng Khọ,
7. Mƣờng Ẹt,
8. Mƣờng Xốp Bau.
Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, Hủa Phăn không những có
vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức
bóc lột của chủ nghĩa thực dân và đế quốc mà còn là một vùng mang dấn ấn
của lịch sử - dân tộc rất sinh động.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Theo tài liệu của các nhà địa lý học, tỉnh Hủa Phăn là một vùng miền
núi, gồm nhiều dãy núi đá vôi, đồi trọc và những đồng cỏ và có nhiều sông
ngòi dọc theo đƣờng biên giáp với tỉnh Xiêng Khoảng và Luổng Pha Bang.
Các vùng giáp ranh giữa các mƣờng (huyện) đều là dãy núi cao nối tiếp nhau
có độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển từ 1.000 - 2.000m. Những dãy núi
có độ cao nhất nhƣ Phu Lơi - mƣờng Viêng Thoong 2.257m, Phu Lơi -


17
mƣờng Pân 2.062m, Phu Huột - Xăm Nửa 2.452m, Phu Phẳn - Xăm Nửa
2.079m, Phu Pan 2.017m Các dãy núi này đều cấu tạo bởi đá xâm thực, có
sƣờn dốc và dòng chảy chia cắt dữ dội. Ngoài ra còn có núi đá nối tiếp nhau
từ mƣờng Xòn đến Phả Thì, Nặm Ỵ, Năm Cúp, Na Xênh - mƣờng Xăm Nửa
rồi tiếp nối với đƣờng số 6 - mƣờng Liệt, mƣờng Nga, mƣờng Viêng Xay,
Xiêng Luông, mƣờng Cang, mƣờng Phun và vùng mƣờng Chạt. Các núi đá
đó tạo nên nhiều hang động.
Vùng cao nguyên (Phu Phiêng) là những đồng cỏ rất thuận lợi cho việc
chăn nuôi gia súc nhƣ: trâu, bò, dê, ngựa gồm các đồng cỏ: Thồng Phao -
mƣờng Pân 1.500 ha, Thồng Noọng Kháng - Xăm Nửa 1.800 ha, Thồng Na
Nẳng - Xăm Tạy 1.065 ha, Thông Dăng Dao - Xăm Tạy 1.805 ha
Từ các dãy núi và các vách đá đã tạo nên những sông ngòi nhƣ: Nặm
Loọng, Nặm Ẹt, Nặm Hôm, Nặm Hăng, Nặm Hao - mƣờng Xiêng Khọ, Nặm
Pua, Nặm Sỉm, Nặm Phun, Nặm Xổi - mƣờng Viêng Xay, Nặm Kẹm, Nặm
Đích, Nặm Hốc, Nặm Pao - mƣờng Xăm Tạy, Nặm Hậu, Nặm Ham, Nặm
Vén, Nặm Hăng, Nặm Ỵ - mƣờng Xăm Nửa, Nặm Pân, Nặm Ọ, Nặm Lem -
mƣờng Hủa Mƣơng, Nặm Khan, Nặm Xạt, Nặm Ẹt thƣợng lƣu mƣờng Viêng
Thoong Những con sông lớn có Nặm Má (sông Mã) chảy từ Sơn La -Việt
Nam qua mƣờng Xiêng Khọ (huyện Xiêng Khọ) 80 km, sông Nặm Xăm chảy
từ Phu Nhọt Xăm (núi Nhọt Xăm) - mƣờng Xăm Nửa dài 300 km, trong đó
chảy qua mƣờng Xăm Nửa và mƣờng Xăm Tạy 100 km, sông Nặm Nơn chảy
từ vùng Buôm Phạt, Buôm Thang - mƣờng Viêng Thoong dài 500 km, riêng
chảy qua mƣờng Hủa Mƣơng 80 km. Các sông ngòi trên đây đa phần là chảy
vào sông nặm Khan và sông Mê Kông rồi đổ ra biển.
Vùng dọc theo lƣu vực sông Nặm Má (sông Mã) mƣờng Xiêng Khọ,
sông Nặm Xăm, sông Nặm Ẹt và sông Nặm Nơn đều là vùng thung lũng đƣợc
tạo ra do sự xâm thực của các sông ngòi và bào mòn nói chung đã thu hút đƣợc

18

các điểm quần cƣ quan trọng của ngƣời Phu Thay và ngƣời Lào với việc canh
tác lúa nƣớc.
Hoạt động kinh tế của cƣ dân vùng này chủ yếu tập trung theo các
thung lũng sâu, dọc trên sông hoặc đầu nguồn các khe suối.
Về khí hậu ở vùng này rất đa dạng. Do điều kiện địa lý của tỉnh Hủa
Phăn nằm ở Kinh độ Bắc gồm nhiều dãy núi cao và bị ảnh hƣởng hai luồng
gió từ phía Đông nam và phía Bắc nên khí hậu ở đây mát mẻ quanh năm. Sự
luân chuyển giữa hai mùa mƣa và khô tác động nhiều đến điều kiện tự nhiên
của vùng núi và vùng thung lũng. Chúng ta có thể chia thành hai vùng khí hậu
nhƣ sau:
- Vùng dọc theo lƣu vực sông Nặm Má (sông Mã) - mƣờng Xiêng Khọ,
sông Nặm Xăm - mƣờng Ven, Xăm Tạy, sông Nặm Nơn - Sốp Lẩu, Sốp
Sổng, sông Nặm Khan - mƣờng Hiểm, Sốp Khao, lƣu vực dọc theo sông Nặm
Ẹt, Nặm Sỉn, Nặm Phun, Nặm Xổi, Nặm Hao, ở vùng hạ lƣu có nhiệt độ trung
bình từ 37
0
C- 38
0
C, phù hợp với việc trồng cây ăn quả xứ nóng nhƣ: xoài,
mít, dừa, me, chuối, sa nhân, cây bông và rất phù hợp cho việc canh tác
ruộng chiêm.
- Vùng núi cao, ngọn nguồn sông ngòi thƣờng có nhiệt độ lạnh và khô
hanh.
Trong mùa khô, có một số vùng khí hậu rất lạnh nhƣ ở mƣờng Xăm
Nửa, Hủa Khăng, Noỏng Kháng, Xa Lởi, mƣờng Pân, Na Thoong, Hông Nôm
và Nhọt Nặm Áng có lúc nhiệt độ xuống tới 1
0
C - 0
0
C. Mùa khô vùng này

thƣờng có sƣơng mù và thậm chí ban đêm còn có cả sƣơng muối. Khí hậu
vùng này phù hợp trồng các loại cây ăn quả xứ lạnh nhƣ: cam, lê, quýt và
trồng thuốc phiện

19
Do ảnh hƣởng độ cao của một số dãy núi và các thung lũng giữa vùng
núi làm cho khí hậu đa dạng với nhiều tiểu vùng. Nhƣng tựu chung lại khí hậu
ở vùng này có hai mùa nhƣ sau:
- Mùa mƣa bắt đầu từ cuối tháng 4 Dƣơng lịch đến cuối tháng 10
Dƣơng lịch. Trong đó vào cuối tháng 7, tháng 8 có mƣa nhiều lƣợng mƣa
trung bình cao nhất là 1.600 ml và thấp nhất là 1.000 ml. Đặc biệt ở vùng núi
cao, ngọn nguồn sông ngòi có mƣa phùn quanh năm và có độ ẩm cao.
- Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 11 Dƣơng lịch đến cuối tháng 3 Dƣơng
lịch. Trong đó khí hậu khô hanh nhất vào tháng 11, tháng 12 và tháng 1
Dƣơng lịch đây đồng thời cũng là tháng có khí hậu lạnh giá nhất, thƣờng có
sƣơng mù trong buổi sáng và thậm chí có một số vùng có sƣơng mù quanh
năm nhƣ vùng Xa Lởi, Hủa Mƣơng.
Tỉnh Hủa Phăn còn là một tỉnh đất rộng, ngƣời thƣa . Đất trồng trọt rất
màu mỡ đƣợc bồi đắp bởi các lớp phù sa từ các con sông lớn trong mùa nƣớc lũ
và rất phù hợp cho việc trồng trọt và chăn nuôi.
Nhƣ đã trình bày, Hủa Phăn xƣa kia là một vùng nhiều rừng núi và
trong rừng có nhiều loại lâm sản quý nhƣ: gỗ Pơ mu, gỗ lim, gỗ gụ, gỗ thông,
cây trầm hƣơng, mây Ngoài ra còn có nhiều loại thực vật là nguồn nguyên
liệu để làm thuốc chữa bệnh. Trong rừng không những có nhiều lâm thổ sản
quý mà còn có nhiều động vật quý nhƣ voi, hổ, bò tót, gấu, nai, hoẵng, khỉ,
vƣợn, gà rừng, sóc và có nhiều loài chim quý Dƣới sông ngòi cũng có nhiều
loài cá Ngày nay sự phong phú của núi rừng đã bị tàn phá, một phần nào do
chiến tranh tàn khốc và một phần là do con ngƣời khai thác bừa bãi đặc biệt là
đo đất rừng làm nƣơng rẫy
Do cấu trúc địa chất phức tạp đã tạo nên nguồn khoáng sản ở đây càng

đa dạng nhƣ: mỏ lƣu huỳnh - mƣờng Xăm Nửa, mỏ măng gan - mƣờng Viêng
Xay, mỏ sắt - Tạ En và Tạ Puông, mỏ đá quý - bản Đon, mỏ chì - mƣờng Cụt,

20
mỏ vàng - mƣờng Xăm Tạy Ngoài ra còn có nhiều danh lam thắng cảnh,
nhiều thác ghềnh có thể xây dựng thủy điện loại nhỏ, loại vừa nhƣ: thác nƣớc
kẹng Koọc ở Xăm Nửa, có thể xây dựng thủy điện có công suất từ 1.500 -
2.000 kw, thác Kẹng Nua ở Viêng xay 7.20 kw, thác Kẹng Hao 1.000 kw
Ngoài ra, Hủa Phăn còn có các dòng suối nóng nhƣ: mƣờng Hiểm - Viêng
Thoong, mƣờng Dựt và Na Mƣơng - mƣờng Xăm Nửa, Huộc Ta Ngƣơi -
mƣờng Viêng Xay, Na Mạt - mƣờng Xăm Tạy và bản Bao - mƣờng Xiêng Khọ,
nơi đây sẽ là một nguồn tiềm năng du lịch quan trọng của tỉnh trong tƣơng lai.
Môi trƣờng tự nhiên ở Hủa Phăn trong lịch sử là môi trƣờng sống của
con ngƣời rất thuận lợi. Nhƣng bên cạnh những yếu tố thuận lợi trên, do điều
kiện địa hình, đất đai, khí hậu phức tạp, nên những khó khăn đối với cƣ dân
trong vùng cũng không nhỏ. Đây là vùng núi non hiểm trở, thời tiết thất
thƣờng và khắc nghiệt thƣờng đe dọa.
Các cƣ dân ở tỉnh Hủa Phăn dù có nguồn gốc khác nhau, song họ đều
là những ngƣời đã khai phá và cải tạo vùng đất này. Trải qua nhiều biến động
của lịch sử, sự xáo động về thành phần cƣ dân khiến cho đến nay ngƣời ta vẫn
chƣa thể dựng lại đƣợc bức tranh phân bố của cƣ dân một cách liên tục trong
hàng nghìn năm trƣớc đây tại vùng đất này.
Nhƣng điều có thể tin cậy đƣợc là vùng đất này, vùng đất từng có
ngƣời sinh sống từ lâu đời và các lớp cƣ dân ở đây đã tạo nên một vùng văn
hóa khó có thể trộn lẫn với các vùng đất khác. Ngày nay các tộc ngƣời thiểu
số trong vùng tƣơng đối ổn định về địa bàn phân bố.
Những yếu tố quan trọng về tự nhiên của tỉnh Hủa Phăn có ảnh hƣởng
lớn đến phƣơng thức canh tác, các hoạt động kinh tế - xã hội của con ngƣời
nhƣ môi trƣờng sinh thái khu vực đang đứng trƣớc những thách thức: rừng
ngày càng bị cạn kiệt do khai phá bừa bãi, làm nƣơng rẫy Con ngƣời là một

thực thể xã hội nằm trong tự nhiên, chịu tác động của tự nhiên, vì thế, khi môi

21
trƣờng tự nhiên biến động con ngƣời ở đây phải hết sức khó khăn để thích
nghi, hoà nhập và cải tạo tự nhiên để duy trì nhịp sống của mình.
Trong quá trình chung sống với tự nhiên và sự hoà hợp giữa các cƣ dân
đã tạo cho vùng đất này nét riêng biệt về văn hóa và tính tộc ngƣời độc đáo
của nó.
1.2. Ngƣời Phu Thay ở Lào
1.2.1. Tên gọi
Tài liệu của các nhà nghiên cứu phƣơng Tây làm cho chúng ta khó
nhận diện các tộc ngƣời trong khối cƣ dân nói tiếng Phu Thay ở Lào. Ví dụ
nhóm tác giả ngƣời Mỹ [127], phân nhỏ tộc ngƣời Phu Thay ở Lào ra nhiều
nhóm khác nhau (xem bảng sau):






Ngữ hệ
Theo tên địa phƣơng
Tai đối với nhóm trung tâm sông Mê Kông
Lào
Lào, Laotian, Tai
Lự
Lự
Yuan (Nhuôn)
Youne
Tai nhóm trung tâm

Bộ lạc Tai, Phu Tai
Black Tai
Tai Đăm
Red Tai
Tai Đeng
Nƣa
Tai Nƣa
Phuôn
……
Tai Phuôn



22
Ở Lào, dƣới thời chính quyền Viêng Chăn các nhóm trong tộc ngƣời
Phu Thay cũng đƣợc hiểu rất mơ hồ. Thí dụ: trên "Năng xử phim Xạt Lao"
(Báo Quốc gia Lào) ngày 23 tháng 7 năm 1965, các tộc ngƣời nói tiếng Phu
Thay đƣợc liệt kê nhƣ sau:
Ngữ hệ Lào -Thay
a. Nhóm Tay hay Thay
a1. Phạc Nửa (phía Bắc) gồm có: Xẹk, Nhay, Pao, Men.
a2. Phạc Tạy (phía Nam) gồm có:
- Ta Vên oọc (phía Đông) có: Nùng, Thổ (Tày)
- Ta Vên Tốc (phía Tây) có: Thay Đăm, Thay Đeng, Thay Đon, Thay
Mơi, Thay Lự, Thay Nhuôn, Thay Cuôn, Thay Khang, Mơ, Ca Lom[51;52].
Trong các tài liệu ở Liên Xô (trƣớc đây) ngƣời Thay hay ngƣời Phu
Thay ở Lào đều đƣợc gọi là Thái miền núi, để phân biệt với ngƣời Lào cũng
nói tiếng Thái nhƣng ở đồng bằng.
Đƣơng nhiên khái niệm Thái miền núi bao gồm cả ngƣời Phu Thay, Thay
Đăm, Thay Mơi, Thay Đeng, Thay Khảo, Nhuôn, Dắng, Xẹk, Lự [52].

Còn theo quan điểm chính thức ở Lào từ 1985 tới nay, Phu Thay là tên
gọi chính thức để chỉ một tộc ngƣời bao gồm các ngành: Phu Thay, Thay
Đăm, Thay Đeng, Thay Khảo, Thay Nửa [157].
Theo danh mục các tộc ngƣời Lào đƣợc xây dựng tại Viện Dân tộc học
Lào trong năm 1990 [162], ngƣời Phu Thay đƣợc nêu lên chi tiết nhƣ sau:
Bảng 1.1: Ngƣời Phu Thay ở Lào
TT
Tên tộc
ngƣời
Các
ngành
Tên gọi khác
Địa bàn cƣ trú
Chú thích

Phu
Thay
Thay
Đăm,
Thay
Thay Ẹt,
Thay Mơi,
Thay Vạt,
Phông xa Lỳ,
Luổng Nặm
Thà, U Đôm
Trƣớc đây các
ngànhThay
Đăm,ThayKhảo,


23
Đeng,
Thay
Khảo,
Thay
Nửa,
Phu
Thay
Thay Men,
Thay Văng,
Thay Pao,
Thay E, Thay
Ô, Thay
Cuộn, Thay
Xăm, Thay
Nhang, Thay
Thẻng, Thay
Ăng khăm,
Thay Phắc,
Thay Xảm
Cẩu, Thay
Nhƣơng,
Thay Ca Tạ,
Thay ca
Pong, Thay
Xổi, Thay
Ca, Thay Ca
Đạp, Ca
Phƣng
Xay, Bò Kẹo,

Luổng Pha
Bang, Hủa
Phăn, Xiêng
Khoảng,
Viêng Chăn,
Thành phố
Viêng Chăn,
Xay Nha Bu
Ly, Bò Ly
Khăm Xay,
Khăm Muộn,
Xa Vẳn Na-
Khệt, Sa la
Văn, Chăm
Pa sắc
Thay nửa, Thay
Đeng, Phu Thay
đƣợc coi là những
tộc ngƣời, chúng
tôi gộp lại thành
một tộc ngƣời lấy
tên Phu Thay
ThayẸt,Thay
Men,Thay Văng,
Thay Xăm, Thay
Thẻng, Thay Ăng
Khăm, Ca tạ, Xổi
là tên gọi theo đại
danh ví dụ: Thay
Ẹt là Phu Thay ở

mƣờng Ẹt (Hủa
Phăn)v.v Những
tên khác chƣa rõ
nghĩa.

Trong tiếng Phu Thay "Thay" hay "Tay" có nghĩa là ngƣời nói chung,
ví dụ: nhƣ Thay Phoọng, tức ngƣời Phoọng (một tộc ngƣời nói tiếng Môn -
Khơme, Thay A Kha - một tộc ngƣời mới, Tây Tạng - Miến ở Bắc Lào ).
Thay cũng đƣợc dùng để chỉ một tộc ngƣời, ngƣời Thái, có điều cần nói là,
các cƣ dân nói tiếng Thái có rất nhiều ngành. Theo bản đồ các tộc ngƣời nói

×