Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Tri thức bản địa về sử dụng và bảo vệ nguồn nước của người Thái Mường Xang (Mộc Châu, Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 115 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*******



SA THỊ THANH NGA


TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ
NGUỒN NƢỚC CỦA NGƢỜI THÁI MƢỜNG XANG
(MỘC CHÂU, SƠN LA)


Chuyên ngành: Dân tộc học
Mã số: 60 22 70


LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Hoàng Lƣơng




Hà Nội, 2013

1
MỤC LỤC


MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 3
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN, TỘC NGƢỜI VÀ VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU 13
1.1. Một số đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 13
1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên, môi trường sinh thái của địa bàn nghiên
cứu 13
1.1.2. Lịch sử hình thành vùng đất Mường Sang và người Thái Mường Xang 15
1.1.3. Một số đặc điểm sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội của người Thái Mường
Xang 20
1.2. Khái niệm tri thức bản địa và tri thức về các nguồn nƣớc của ngƣời
Thái Mƣờng Xang 25
1.2.1. Khái niệm tri thức bản địa 25
1.2.2. Tri thức của người Thái Mường Xang về việc sử dụng các nguồn nước 30
1.2.3. Cách phân loại và quản lý nguồn nước của người Thái Mường Xang 32
1.3. Tín ngƣỡng và phong tục tập quán liên quan đến các nguồn nƣớc 36
1.3.1. Các nghi lễ, nghi thức thờ cúng nguồn nước 36
1.3.2. Một số phong tục tập quán liên quan đến các nguồn nước 42
Tiểu kết chƣơng 1 44
Chƣơng 2. VAI TRÒ VÀ CÁCH ỨNG XỬ VỚI CÁC NGUỒN NƢỚC
CỦA NGƢỜI THÁI MƢỜNG XANG 45
2.1. Tri thức bản địa trong sử dụng nguồn nƣớc 45
2.1.1. Sử dụng các nguồn nước trong canh tác nông nghiệp 45
2.1.2. Sử dụng các nguồn nước trong ăn uống và sinh hoạt 48
2.1.3. Sử dụng nguồn nước trong khai thác, nuôi, trồng thủy sản 53
2.2. Tri thức bản địa trong việc quản lý và bảo vệ các nguồn nƣớc 56

2
2.2.1. Những quy ước dân gian về quản lý và bảo vệ các nguồn nước 56
2.2.2. Luật tục về quản lý và bảo vệ nguồn nước 60

2.3. Vai trò của nguồn nƣớc trong đời sống tộc ngƣời 62
2.3.1. Nguồn nước là tiêu chí quan trọng đầu tiên để chọn nơi cư trú và xác định
ranh giới bản, mường 62
2.3.2. Nguồn nước là cơ sở tạo nên những đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của
người Thái Mường Xang 66
2.3.3. Vai trò của nguồn nước trong đời sống tín ngưỡng truyền thống 72
Tiểu kết chƣơng 2 77
Chƣơng 3. NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG VIỆC SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ
NGUỒN NƢỚC CỦA NGƢỜI THÁI MƢỜNG XANG 79
3.1. Những biến đổi trong việc sử dụng nguồn nƣớc 79
3.1.1.Những biến đổi trong canh tác nông nghiệp 79
3.1.2. Những biến đổi trong sử dụng nguồn nước sinh hoạt 81
3.1.3. Biến đổi trong sử dụng nguồn nước trong khai thác, nuôi, trồng thủy sản 84
3.2. Những biến đổi trong việc bảo vệ nguồn nƣớc và các phong tục tập
quán, các nghi lễ liên quan đến nguồn nƣớc 85
3.2.1. Những biến đổi trong việc bảo vệ và quản lý các nguồn nước 85
3.2.2. Những biến đổi trong phong tục tập quán và nghi lễ liên quan đến nguồn
ngước 87
3.3. Nguyên nhân của sự biến đổi 88
3.4. Tác động của sự biến đổi tri thức sử dụng và bảo vệ nguồn nƣớc đến
đời sống của ngƣời Thái ở Mƣờng Sang hiện nay 91
Tiểu kết chƣơng 3 94
KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 103

3
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, tri thức bản địa đã được sưu tầm, nghiên cứu
và áp dụng trong nhiều đề tài nghiên cứu, dự án phát triển cộng đồng ở các
nước trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển. Sở dĩ như vậy là vì
trước đây, khoa học phương Tây thường được coi là chuẩn mực và khuôn
mẫu cho cả thế giới trong suốt thời gian dài. Trên thực tế, dựa vào khoa học
con người cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc cải tạo và
chinh phục thế giới tự nhiên. Nhưng các giới hạn bắt đầu xuất hiện, đặc biệt
khi nhiều chương trình phát triển bền vững được triển khai ở các địa bàn khó
khăn thì việc áp dụng mô hình khoa học phương Tây bắt đầu gặp trở ngại,
nhất là khi triển khai ở các xã hội chưa phát triển ngoài phương Tây. Từ đấy,
xuất phát nhu cầu tìm kiếm giải pháp khác, và sử dụng kết hợp giữa khoa học
và tri thức bản địa trở thành một trào lưu được áp dụng rộng rãi, đặc biệt cho
các dự án tại các nước đang phát triển.
Trải qua nhiều thập kỷ nghiên cứu và ứng dụng, tri thức bản địa đã được
thừa nhận là một nguồn tài nguyên quan trọng có giá trị thực tiễn cao trong
nhiều lĩnh vực đời sống sản xuất của người dân, nhất là ở vùng cao. Góp phần
quan trọng trong ứng dụng thực tiễn trong các công trình nghiên cứu khoa học
kỹ thuật nhằm mục tiêu phát triển bền vững của cộng đồng.
Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số,
cư trú ở những địa bàn cảnh quan khác nhau. Trong quá trình lao động phát
triển, mỗi dân tộc đã tích lũy được những tri thức trong các lĩnh vực của cuộc
sống, sinh hoạt và sản xuất, quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, chăm
sóc sức khỏe, quản lý xã hội…, nhằm thích ứng với điều kiện tự nhiên nơi cư
trú. Đây được coi là kho tàng tri thức thực nghiệm quý báu của các dân tộc.

4
Trước đây, trong các dự án phát triển, thường ít quan tâm đến những tri thức
quý giá này, nhưng những năm gần đây, khi nền kinh tế thế giới cũng như của
Việt Nam phát triển mạnh mẽ, cùng với những thành quả to lớn về kinh tế -
xã hội cũng kéo theo nhiều hệ lụy như tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, môi

trường sống bị đe dọa, những giá trị nhân văn bị mai một, sức khỏe con người
bị ảnh hưởng…, thì vốn tri thức bản địa lại được các nhà khoa học, các nhà
quản lý và hoạt động thực tiễn quan tâm, ứng dụng, trong đó có các tri thức về
quản lý và sử dụng nguồn nước. Sở dĩ như vậy là vì nước là nguồn tài nguyên
vô cùng quý giá, mang ý nghĩa sống còn với mọi vật trên thế giới. Riêng đối
với con người, nước có vai trò đặc biệt trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và
trong lao động sản xuất.
Mộc Châu là huyện miền núi của tỉnh Sơn La. Đây là địa bàn cư trú của
nhiều dân tộc như Kinh, Thái, Mường, Hmông, Dao, Xinh Mun, Khơ Mú.
Các dân tộc chủ yếu sống dựa vào canh tác nương rẫy, gắn bó mật thiết với
môi trường thiên nhiên. Vì vậy, họ đã đúc kết được không ít kinh nghiệm
trong quá trình thích ứng với điều kiện tự nhiên cũng như môi trường sinh
thái nơi sinh sống.
Dân tộc Thái chiếm số lượng khá lớn ở Mộc Châu, khoảng 33,55% dân
số toàn huyện. Trong đó, người Thái ở xã Mường Sang thuộc nhóm Thái
Trắng, sinh sống ở vùng thung lũng, nơi gần nguồn nước, ven sông, suối và
có tập quán sản xuất lúa nước như dân tộc Thái ở Việt Nam nói chung. Chính
vì vậy, nguồn nước đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của tộc người
này. Do đó, việc tìm hiểu những kinh nghiệm về sử dụng và quản lý nguồn tài
nguyên nước của người Thái nói riêng và của các tộc người khác ở địa
phương là rất cần thiết, góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị còn phù hợp
để phục vụ cho sự phát triển bền vững của cộng đồng. Chính vì vậy, chúng tôi
chọn đề tài: “Tri thức bản địa về sử dụng và bảo vệ nguồn nước của người

5
Thái Mường Xang (Mộc Châu, Sơn La)” để làm luận văn thạc sỹ chuyên
ngành Dân tộc học.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu nhằm các mục đích chủ yếu sau:
- Tìm hiểu các quan niệm và thực hành tri thức bản địa trong sử dụng,

bảo vệ nguồn nước của người Thái Mường Xang trong truyền thống và
hiện nay.
- Đánh giá vai trò của nguồn nước đối với đời sống của người Thái
Mường Xang trước đây và hiện nay; từ đó đề xuất một số khuyến nghị và giải
pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của tri thức bản địa trong sử
dụng, bảo vệ nguồn nước của nhóm Thái Mường Xang trong bối cảnh mới
hiện nay.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1. Về tri thức bản địa nói chung
Tri thức bản địa đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan
tâm. Cho đến nay, ở Việt Nam, tri thức bản địa đã được đề cập trong nhiều
công trình khoa học của Hoàng Xuân Tý, Lê Trọng Cúc, Ngô Đức Thịnh,
Phạm Quang Hoan,… Những công trình nghiên cứu về tri thức bản địa của
các tộc người đã bao quát được nhiều lĩnh vực của đời sống, trong đó có thể
kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
- Trong lĩnh vực quản lý và sử dụng tài nguyên nói chung có một số công
trình đáng chú ý như: Tập quán bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên với việc xây
dựng quy ước làng bản hiện nay của hai dân tộc Tày – Nùng Vương Xuân
Tình (1998) tìm hiểu những quy ước về bảo vệ rừng và tài nguyên thiên
nhiên, những quy ước đó không những được nhắc nhở chung trong toàn cộng
đồng mà còn được khẳng định trong nghi lễ cúng thổ thần của làng,…Tác giả
Hoàng Xuân Tý (1998) với bài viết Bảo vệ nương rẫy và tài nguyên rừng qua

6
luật tục người Mnông, trong cuốn sách: Kiến thức bản địa của đồng bào vùng
cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên, đã nghiên cứu về
quyền chiếm hữu đất đai của người Mnông. Luận văn cao học của Mai Văn
Tùng (2005), có chủ đề về sử dụng quản lý tài nguyên thiên nhiên của người
Mường ở xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, đã đề cập đến
các tri thức bản địa trong sử dụng và quản lý tài nguyên đất, nước, rừng. Bên

cạnh đó, còn có các công trình như: Vấn đề quản lý sử dụng, bảo vệ môi
trường và tài nguyên thiên nhiên ở các dân tộc thiểu số Việt Nam của Hoàng
Hữu Bình (2003); Truyền thống sở hữu và sử dụng đất đai của các dân tộc
thiểu số Việt Nam của Vương Xuân Tình và Bùi Minh Đạo (2003); … Những
công trình này đã đề cập đến vấn đề quản lý và sử dụng tài nguyên thiên
nhiên của các đối tượng và địa bàn nghiên cứu.
- Trong lĩnh vực tri thức bản địa về chăm sóc sức khỏe có thể kể đến một
số công trình như: Khổng Diễn và các tác giả (2000) về Dân tộc La Hủ ở Việt
Nam đã dẫn ra những thông tin về tập quán sinh đẻ, chăm sóc sản phụ và trẻ
sơ sinh của người La Hủ căn bản dựa trên kinh nghiệm cuộc sống, tri thức y
học dân gian và những kiêng kỵ dân gian liên quan đến tín ngưỡng. Công
trình của Vũ Thanh Hiền (2004) về Tri thức địa phương của người Mường
trong sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, ngoài đề cập đến những kiến
thức trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng, đất, nước, khoáng sản, còn
quan tâm đến các tri thức dân gian về cây thuốc của tộc người này. Tác giả
Nguyễn Thị Quỳ (1998) với bài viết Kiến thức bản địa về cây thuốc của
người Mường ở Hòa Bình, đã đề cập đến các tri thức trong việc phân loại cây
thuốc cùng tác dụng của chúng, những bài thuốc dân gian và tình hình khai
thác dược liệu hiện nay của người Mường ở Hòa Bình. Trần Hồng Hạnh
(2000) trong công trình Tri thức địa phương trong phòng và chữa bệnh của
người Dao Đỏ ở xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Việt Nam đã trình

7
bày một cách có hệ thống về cách thức sử dụng các loại thuốc của người Dao
Đỏ tại địa bàn nghiên cứu…
3.2. Về người Thái và tri thức bản địa của người Thái
- Người Thái ở Việt Nam là một trong những tộc người có lịch sử và
truyền thống văn hóa lâu đời. Chính vì vậy, tộc người này đã thu hút nhiều
nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau,
kết quả có nhiều công trình nghiên cứu công phu và có hệ thống được xuất

bản. Trong đó có thể kể đến một số công trình nổi bật như sau:
Cuốn Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái do Đặng Nghiêm Vạn chủ
biên (1977), các nội dung cuốn sách đã trình bày khá cụ thể về: Truyện kể bản
mường, lai lịch các dòng họ Hà Công; lệ mường và luật mường; phụ lục chú
thích về địa danh, cách tính lịch của người Thái Đen,…
Cuốn Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày - Nùng - Thái ở Việt Nam
của tác giả Lã Văn Lô - Đặng Nghiêm Vạn (1968) đã giới thiệu một cách tổng
quát về những đặc trưng tộc người của ba dân tộc Tày - Nùng - Thái ở miền
núi phía Bắc nước ta.
Cuốn Người Thái ở Tây Bắc ở Việt Nam của tác giả Cầm Trọng (1978) là
một công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc và bao quát nhiều lĩnh vực
của tộc người Thái, như: Lịch sử tộc người Thái ở Tây Bắc, các loại hình kinh
tế, ruộng đất và xã hội, bản mường, về tôn giáo, nghệ thuật, văn học,…Tiếp
đó, cuốn Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam cũng của Cầm Trọng
(2005) là sự tổng hợp những công trình nghiên cứu về người Thái của tác giả
trong cuộc đời nghiên cứu khoa học ông.
Cuốn “Người Thái” của các tác giả Chu Thái Sơn - Cầm Trọng (2005)
trình bày về lịch sử tộc người, các hoạt động kinh tế, tập quán trong việc dựng
nhà, ăn , ở, mặc, hôn nhân, sinh đẻ, ma chay,

8
Cuốn Nhà sàn Thái của Hoàng Nam - Lê Ngọc Thắng (1984) trình bày
về ngôi nhà sàn Thái như là một trong những sản phẩm văn hóa đặc trưng của
dân tộc, là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa chung của gia đình, dòng họ, cộng
đồng và dân tộc.
Các nội dung trong cuốn sách Hoa văn Thái của Hoàng Lương (1988) đã
trình bày về: Hoa văn mặt phà, hoa văn trang phục, trang sức và các loại hoa
văn khác; giá trị văn hóa và giá trị lịch sử của hoa văn Thái,
Cuốn “Văn hóa Thái ở Việt Nam” của Cầm Trọng và Phan Hữu Dật
(1995) là một công trình nghiên cứu công phu về văn hóa của người Thái ở

Tây Bắc, nội dung tập trung trình bày về các vấn đề: Văn hóa của người Thái
ở Việt Nam, văn hóa Thái trong cội nguồn Việt Nam và Đông Nam Á, văn
hóa Thái - một loại hình văn hóa thung lũng, văn hóa Thái - một loại hình văn
hóa kỹ thuật tiền công nghiệp, văn hóa thiết chế xã hội, hệ thống tư tưởng và
tri thức, mối quan hệ giữa văn hóa Thái với văn hóa các dân tộc nói ngôn ngữ
Môn - Khơ me ở Tây Bắc và một số dân tộc ở miền Bắc Việt Nam, Nhìn
chung cuốn sách là một nguồn tư liệu quý, là tài liệu tham khảo có nhiều giá
trị khi nghiên cứu về văn hóa tộc người Thái.
Bên cạnh đó, còn nhiều công trình nghiên cứu về dân tộc Thái dưới
nhiều khía cạnh ở từng địa bàn cụ thể như: Cuốn Cầu thang nhà sàn Thái ở
Điện Biên của Đặng Thị Oanh (2004), Văn hóa vật chất của người Thái ở
Thanh Hóa và Nghệ An của Vi Văn Biên (2006), Tìm hiểu một số tục cúng vía
của người Thái đen ở mường Lò của Hoàng Thị Hạnh và cộng sự (2005), Tiếp
cận văn hóa bản Thái xứ Thanh”của Vương Anh (2001),… Ngoài ra, còn có
những bài viết về kinh tế, xã hội, văn hóa, phong tục tập quán…, của người
Thái được đăng tải trên các tạp chí khoa học như: Nghiên cứu lịch sử, Dân tộc
học, Văn hóa dân gian, Dân tộc và Thời đại,…

9
- Về tri thức bản địa của người Thái, nhất là trong hoạt động sản xuất
nông nghiệp, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, về cây thuốc, về luật tục…, đã
được các nhà nghiên cứu tìm hiểu như: Thiết chế xã hội truyền thống của
người Thái ở miền Tây Nghệ An của Vi Văn An (1999), trình bày về quan hệ
xã hội, chế độ ruộng đất, tổ chức hành chính và bộ máy quản lý bản
mường…; Khi đứa trẻ dân tộc Thái chào đời của Lương Thị Đại và Lò Xuân
Hinh (2006), có nội dung tập trung vào các phong tục tập quán trong sinh đẻ
của người Thái từ thời kỳ thai nghén, những lễ tục khi sinh đẻ, thời kỳ ở cữ;
Thực vật học dân tộc: cây thuốc của đồng bào Thái Con Cuông, Nghệ An do
Nguyễn Nghĩa Thìn chủ biên (2001) có nội dung trình bày về hệ thống các
cây thuốc, cách sử dụng cây thuốc và tính hiệu quả của các bài thuốc truyền

thống; Kinh tế nông nghiệp và văn hóa vật chất của người Thái ở Việt Nam
của PGS.TS Lê Sỹ Giáo, Tri thức bản địa của người Thái ở miền núi Thanh
Hóa của Vũ Trường Giang (2008) đã trình bày về tri thức bản địa trong hoạt
động sản xuất nông nghiệp, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tổ chức và quản lý
xã hội, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, thông tin cộng đồng… của tộc người
Thái ở nước ta nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
- Trong các công trình nghiên cứu đã được công bố về người Thái, có
một số tác phẩm đã nhắc tới nhóm Thái Mường Xang, như: Sơ lược giới thiệu
về các dân tộc Tày - Nùng - Thái ở Việt Nam của Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm
Vạn (1968) và Tư liệu về lịch sử và xã hội người Thái ở Việt Nam do Đặng
Nghiêm Vạn chủ biên (1977), đã cho rằng nhóm Thái trắng ở Mường Xang
có nguồn gốc là ba anh em di cư từ Mường Hước Pước Khà đến tìm vùng đất
mới ở Mường Mùn (Mai Châu - Hòa Bình), Mường Xang (Mộc Châu - Sơn
La) và Quan Hóa (Thanh Hóa)… Cuốn Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam của
Cầm Trọng (1978) cũng nhắc tới dòng họ Sa ở Mường Xang di cư từ Lào
sang. Cũng trong cuốn sách này, tác giả đã nhắc tới nhóm “Ngưu Hống” mà

10
theo tác giả có thể do gọi chệch từ “Ngu Háu” (dòng Hổ Mang) đã có mặt ở
đất Mường Xang từ lâu. Còn trong Quam tô mương, đã ghi nhận khi tù trưởng
Lạng Chượng tiến vào Tây Bắc đã gặp nhóm Thái Mường Xang và cho thấy đây
là địa bàn cư trú lâu đời của người Thái Trắng. Trong phần tư liệu khảo cổ học
của cuốn Hoa văn Thái của tác giả Hoàng Lương cũng nhắc tới một số tư liệu đồ
đá trong di chỉ hang động I, II, III ở Mộc Châu. Ngoài ra, một số cử nhân Sử học
như Lò Văn Dũng, Lò Văn Hặc, Lương Văn Yệu cũng đã thực hiện khóa luận
tốt nghiệp đại học với đề tài nghiên cứu về vùng đất này.
Có thể nói, nghiên cứu về người Thái đã có nhiều nhà khoa học quan
tâm và không ít công trình nghiên cứu được xuất bản. Tuy vậy, đối với
nhóm Thái Mường Xang (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) còn chưa được
nghiên cứu đúng mức, trong đó có tri thức bản địa về quản lý và sử dụng

nguồn nước. Mặc dù đã có một số kết quả nghiên cứu được công bố, và đây
là nguồn tư liệu vô cùng quý giá để chúng tôi tham khảo hoàn thành báo
cáo này, nhưng đề tài nghiên cứu chúng tôi lựa chọn hiện vẫn chưa có công
trình nghiên cứu nào toàn diện và chuyên sâu dưới góc độ Dân tộc học. Do
đó, thực hiện đề tài này chúng tôi mong muốn góp phần tìm hiểu thêm một
trong những lĩnh vực cụ thể của kho tàng tri thức bản địa của người Thái ở
Mường Xang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, đó là tri thức bản địa trong sử
dụng và bảo vệ nguồn nước.
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
Phạm vi của đề tài là tri thức bản địa trong sử dụng và bảo vệ nguồn tài
nguyên nước của người Thái Mường Xang ở xã Mường Sang, huyện Mộc
Châu, tỉnh Sơn La trong truyền thống và biến đổi hiện tại. Thời điểm biến đổi
được xác định từ năm 1986, khi đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới.
Mường Sang là một đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Mộc Châu, tỉnh
Sơn La; còn Mường Xang trước đây là một vùng đất rộng lớn, bao gồm toàn

11
bộ địa phận huyện Mộc Châu ngày nay và một phần thuộc nước bạn Lào. Vì
vậy, khi nói đến người Thái Mường Xang tức là bao hàm cả người Thái ở xã
Mường Sang. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của luận văn này chỉ gói gọn
trong địa bàn xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Đối tượng nghiên cứu là nhóm Thái Trắng ở xã Mường Sang, huyện
Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Trong luận văn này, tôi sử dụng tên gọi người Thái
Mường Xang để gọi nhóm Thái trắng ở xã Mường Sang. Sở dĩ như vậy là do
trong cộng đồng người Thái ở tỉnh Sơn La, đồng bào thường gọi tên những
người đồng tộc của mình gắn liền với tên mường mà đồng bào cư trú, ví dụ
như người Thái ở Mường Vát (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) được gọi là
“Tay Vát”, người Thái ở Mường Tấc (huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) được gọi
là “Tay Mương Tấc”,… Vì vậy, tôi sử dụng cách gọi này để phân biệt người
Thái ở vùng Mường Xang trước đây với người Thái ở những khu vực khác

trong tỉnh Sơn La.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điền dã dân
tộc học như là phương thức nghiên cứu chủ đạo để thu thập tài liệu. Trong đó,
chúng tôi chú trọng vận dụng một số phương pháp cụ thể như:
- Quan sát: Nhằm mục đích đưa ra những hình dung cụ thể về cảnh quan
thiên nhiên, môi trường cư trú, đời sống sinh hoạt của đồng bào Thái Mường
Xang, phương pháp này giúp chúng tôi thu thập được những thông tin ban
đầu về đối tượng nghiên cứu, từ đó đưa ra những định hướng cụ thể cho
những vấn đề cần tìm hiểu, nghiên cứu.
- Quan sát tham dự: Với mục đích trải nghiệm đời sống thực sự của
người Thái ở Mường Xang chúng tôi đã quan sát tham dự một số hoạt động
trong sinh hoạt thường ngày cũng như một số nghi lễ tín ngưỡng của đồng
bào. Từ những chứng kiến trực tiếp các hoạt động, các sự kiện văn hóa diễn

12
ra một cách chân thực, đầy đủ, đồng thời giúp chúng tôi thiết lập được mối
quan h đã giúp chúng tôi thiết lập được mối quan hệ gắn bó với cộng đồng nơi
nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành, thu thập được nhiều thông tin hữu
ích và đáng tin cậy phục vụ cho đề tài.
- Phỏng vấn sâu: Đây là kỹ năng quan trọng giúp chúng tôi thu thập các
thông tin chính của luận văn. Với đề tài này, chúng tôi lựa chọn các đối tượng
phỏng vấn sâu chủ yếu là những người dân có sức khỏe và trí nhớ tốt, nhất là
những người cao tuổi và có uy tín trong cộng đồng, như: trưởng bản, thầy mo,
thầy cúng… Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn những người
tham gia công tác chính quyền địa phương. Nội dung các cuộc phỏng vấn
được chuẩn bị sẵn bằng một hệ thống những câu hỏi phù hợp với nội dung
nghiên cứu cũng như đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp thống kê và nghiên cứu tài liệu thư tịch cũng được chúng
tôi chú trọng nhằm kế thừa các kết quả đã đạt được của những học giả đi

trước và các tài liệu thứ cấp ở địa phương, nhằm phục vụ cho việc hoàn thành
luận văn này. Tuy nhiên, tư liệu điền dã do chính bản thân tác giả thu thập tại
xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La vẫn là nguồn tư liệu chủ yếu.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, nội dung chính của luận văn
được chia làm 3 chương:
Chương I: Khái quát về địa bàn, tộc người và vấn đề nghiên cứu
Chương II: Vai trò và cách ứng xử với các nguồn nước của người Thái
Mường Xang.
Chương III: Những biến đổi trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước
của người Thái Mường Xang.


13
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN, TỘC NGƢỜI VÀ
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Một số đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên, môi trường sinh thái của địa
bàn nghiên cứu
Vùng đất Mường Xang trước kia thuộc địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh
Sơn La ngày nay được định vị ở 20
0
63

vĩ độ Bắc và 104
0
30 - 105
0

7’ kinh độ
Đông. Phía Bắc giáp huyện Phù Yên (Mường Tấc), phía Nam giáp tỉnh Thanh
Hóa và tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), phía Đông
giáp huyện Mai Châu (Hòa Bình), phía Tây giáp huyện Yên Châu (Mường
Vát). Ngày nay, tên gọi Mường Xang đã không còn được sử dụng, thay vào
đó,nó được đổi thành Mường Sang và trở thành tên gọi của một xã thuộc
huyện Mộc Châu.
Xã Mường Sang nằm cách trung tâm huyện Mộc Châu khoảng 5km về
phía Nam, dọc theo đường đi cửa khẩu Pa Háng – giáp ranh với nước bạn
Lào. Khu vực này có địa hình caxtơ (núi đá vôi), có nhiều núi, đồi cao nhấp
nhô như sóng lượn, nằm gối kề nhau chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Xen lẫn với những vùng cao nguyên rộng lớn là những vùng bình nguyên,
lòng chảo, những khe vực, suối, sông làm cho địa hình nơi đây trở nên đa
dạng. Các cao nguyên và bồn địa (hay còn được gọi là đồng bằng giữa núi)
làm nên yếu tố địa hình mang tính đặc thù của miền đất này.
Nhờ các vận động địa chất và địa lý đã kiến tạo nên hai dạng thổ nhưỡng
cơ bản cho Mường Sang, đó là đất feralit đỏ nâu và đất phù sa cổ. Đây là hai
loại đất rất tốt, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhất là trồng trọt và chăn
nuôi. Vì thế, vùng đất này từ lâu đã trở thành một nơi quần cư đông đúc.

14
Rừng ở đây khá phong phú, đa dạng về tài nguyên sinh học với nhiều
loại lâm sản quý, có giá trị kinh tế cao như vàng tâm, chò chỉ, lát, dâu,
nghiến,… Hàng năm, rừng cung cấp một khối lượng lớn tre, nứa, dược liệu,
thực phẩm, chất đốt cho nhu cầu xây dựng, sản xuất và phục vụ đời sống của
người dân. Rừng từng là môi trường sinh sống của nhiều động vật có giá trị
như hổ, báo, khỉ, trăn, gấu, hươu, nai,… Ngày nay, nhiều động vật quý hiếm
không còn thấy trong các khu rừng ở đây, nhưng dựa trên những tư liệu khảo
cổ ở vùng đất này thì cách ngày nay khoảng 30 - 35 vạn năm, rừng Mường
Sang đã từng là môi trường sống đông đúc của các loài động vật này. Còn

theo trí nhớ của các cụ già, cách đây vài chục năm vẫn còn bắt gặp nhiều loài
thú quý hiếm.
Khí hậu ở Mường Sang chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4
đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên, do nằm ở
vùng cao nguyên, lại có địa hình cánh cung mở đón hướng gió nên vùng đất
này có khí hậu rất mát mẻ, trung bình năm từ 18 - 20
0
C. Nơi đây có lượng
mưa khá dồi dào, trung bình năm từ 1.400 - 1.500mm. Đặc biệt, đây là vùng
đất số ngày có sương mù rất cao, trung bình trên 80 ngày/năm, chính vì vậy,
đây được mệnh danh là “xứ sở của sương mù” hay còn gọi là “Mường Mọk”.
Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, đất đai như vậy, nên Mường
Sang đã trở thành địa điểm tụ cư và phát triển lâu đời của người Thái Trắng.
Cũng từ lâu, vùng đất này đã trở thành một trong những trung tâm, phát triển
của tộc người Thái vùng Tây Bắc nước ta.
Theo truyền thuyết trước kia, Mường Xang là một địa bàn khá rộng
lớn, bao gồm cả một số vùng đất thuộc Lào, trong đó, người Thái là cư dân
chiếm đa số trong cộng đồng dân cư của vùng. Hiện nay, theo sự phân chia
hành chính mới, một phần khu vực Mường Xang xưa thuộc huyện Mộc
Châu, tỉnh Sơn La. Còn một số vùng đất Mường Xang trước kia đã thuộc

15
các huyện hoặc tỉnh khác. Nhưng về dân cư và đặc điểm văn hóa về cơ bản
vẫn giữ được những đặc điểm truyền thống của tộc người Thái ở vùng
Mường Xang trước đây.
1.1.2. Lịch sử hình thành vùng đất Mường Sang và người Thái
Mường Xang
Tên gọi Mường Xang xuất hiện trong truyền thuyết về cuộc di dân lớn
của người Thái Trắng từ Lào sang Việt Nam. Đó là tên phát âm chệch của
“Mường Khang” có nghĩa là “mường gang”.

Tương truyền, khi Pha nha Nhọt Chom Cằm (Nhọt Cằm) - thủ lĩnh cuộc
di dân từ Lào vào Mường Xang. Khi mới được sinh ra, trong ba năm đầu
không ăn, không nói, chỉ ngồi khóc. Vua cha rất lo lắng, mới bế con đi chỉ tất
cả những món ăn ngon nhất trên thế gian để xem con thích ăn món nào sẽ
cho ăn món đó. Nhọt Cằm không chỉ vào những món “cao lương mĩ vị” mà
lại chỉ vào cái cày bằng gang thép. Vua cha bèn bẻ mũi nhọn của lưỡi cày
đem về tán nhỏ mớm cho chàng ăn. Chàng đã ăn lưỡi cày đó mà lớn lên như
thổi, trở thành một chàng thanh niên tuấn tú vạm vỡ. Để tưởng nhớ công ơn
của Nhọt Cằm đã dẫn đầu đoàn người di cư đến Mường Xang, khi đến nơi
cư trú ổn định, người dân mới đặt tên quê hương mới của mình là “Mường
Khang” – ngụ ý là mường gang. Về sau, Mường Khang biến âm thành
Mường Xang. Bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến cho rằng, Mường Xang còn
có tên gọi khác là Mường Mọk với ý nghĩa “mường có nhiều mây bao phủ,
hay có sương mù”.
Về quá trình hình thành, vùng đất này đã có lịch sử từ lâu đời, lại nằm ở
vị trí là biên cương cửa ngõ Tây Bắc của đất nước, nên Mường Xang từ xa
xưa đã được coi là vùng đất xung yếu, có một vị trí chiến lược hết sức quan
trọng trong lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc ta. Khoảng cuối thế kỷ XIII
đầu thế kỷ XIV, Nguyễn Bá Thống - một danh nho nổi tiếng thời Trần khi lên

16
miền Tây Bắc, ngang qua xứ này đã cảm kích làm một bài phú Thiên Hưng
Trấn, trong đó có đoạn nói về vị trí chiến lược của miền đất này như sau:
“…Che giữ cho các trấn như dậu như phên
Án ngữ miền thượng du làm then làm chốt…”
Từ thủa các vua Hùng dựng nước, miền đất Mường Xang thuộc bộ Tân
Hưng một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Thời Bắc thuộc, đời Tần thuộc
Tượng Quận, đời Hán thuộc đất Nam Trung, đời Ngô thuộc quận Tân
Xương và Vũ Bình; đời Đường thuộc huyện Tân Xuyên, lệ vào vùng đất
Châu Phong.

Thời kì độc lập, nhà Lý (1010 - 1225) thuộc châu Lâm Tây và Châu
Đăng. Đời Trần (1225 - 1400) thuộc đạo Đà Giang và cuối thời Trần thuộc
trấn Thiên Hưng.
Thời thuộc Minh (thế kỷ XV) là đất huyện Tứ Mang và huyện Mông
thuộc châu Gia Hưng.
Đến đời Lê, theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi thì phủ Gia Hưng có một
huyện là Thanh Xuyên và 5 châu gồm: Châu Mai, Châu Mộc, Châu Việt,
Châu Thuận, Châu Phù Hoa. Như vậy, tên Châu Mộc chính thức có từ thời
nhà Lê (thế kỷ XV), thay thế cho tên gọi cũ là Mường Xang, thuộc phủ Gia
Hưng, xứ Hưng Hóa (Hưng Hóa thừa tuyên).
Giữa thế kỷ XIX, dưới triều Nguyễn, năm Minh Mạng thứ 12 (1831) tiến
hành chia tỉnh, hạt, Mộc Châu thuộc tỉnh Hưng Hóa. Năm Tự Đức thứ 4
(1852) Mộc Châu kiêm nhiếp Châu Yên (Yên Châu ngày nay).
Thời Pháp thuộc, Mộc Châu và cả tỉnh Sơn La thuộc đạo quan binh 4. Năm
1892, Toàn quyền Đông Dương thành lập tiểu quân khu Vạn Bú gồm 2 phủ Vạn
Yên và Sơn La, Mộc Châu thuộc phủ Vạn Yên. Đến năm 1904, Toàn quyền
Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh Sơn La, từ đó đến nay Mộc Châu thuộc
tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, trong cộng đồng dân tộc Thái, đồng bào vẫn quen gọi

17
vùng đất này theo cái tên cũ là Mường Xang. Trong tiếng Thái, đồng bào vẫn
gọi Mộc Châu là “Mương Xạng” (Mường Xang).
Theo sử sách, trung tâm của châu đặt ở Mường Xang, nơi có núi “Pha
Khỉ - sút” (núi sáp ong) và chùa Vặt Hồng gắn liền với truyền thuyết của tổ
tiên người Thái di cư từ Lào sang. Khi xuất hiện Mường Xang thì châu
mường này vốn có đất đai rất rộng, bao gồm nhiều “mường” nhỏ, trong đó
bản Vặt - Nà Ngà là khu vực trung tâm và các mường khác như: Mường
Chiềng Ký (nay thuộc tỉnh Hòa Bình); Mường Ét, Xiềng Khọ (Chiềng Cọ)
(nay thuộc địa phận nước Lào); Chiềng Đi, Chiềng Ban hay Tú Nang, Pua
Tao, Chiềng Cang (nay thuộc huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) và Chiềng Ve,

Xuân Nha (nay vẫn là những vùng đất thuộc huyện Mộc Châu).
Theo sử sách, ngay sau khi di cư tới Việt Nam, các thủ lĩnh người Thái
đã tìm cách tạo quan hệ thân thuộc với triều đình và thiết lập những địa vực
phân chia nhau cai quản. Mường Xang - Mộc Châu thời quân chủ là địa bàn
cư trú quan trọng của dân tộc Thái. Con cháu Pha Nha Nhọt - Chom - Cằm, là
ông tổ dòng họ Sa thay nhau cai quản vùng đất này. Sau khi Tà Ngần chết đã
nổ ra những cuộc tranh giành đất đai và quyền lực giữa anh em dòng họ quý
tộc Thái. Sau những cuộc “lửa chiến binh tàn” dẫn tới hình thành các châu,
mường nhỏ, những con cháu dòng họ Sa vẫn tiếp tục thay nhau cai quản đất
Mường Xang, như trong thời Lê cai quản xứ Mộc Châu là đại tri châu, bồi
thần trực tiếp của triều đình phong sắc làm “Nhập nội tư không tri Đà Giang
Trấn, thương bạn”, cai quản cả một vùng đất rộng lớn. Sau này, con cháu của
ông, đời này qua đời khác nối nghiệp trị vì đất Mộc Châu mà sử sách vẫn còn
lưu ghi như: Sa Khát, Sa Bàn, Sa Lộc, Sa Điểm,…
Về dân cư, khu vực Mường Xang từ xa xưa đã có bảy dân tộc anh em
cùng sinh sống, bao gồm: Thái, Mường, H’Mông, Kinh, Dao, Xinh Mun, Khơ
Mú. Ngày nay, dân tộc Thái chiếm 33,55% tổng dân số của toàn huyện Mộc

18
Châu. Các dân tộc ở Mường Xang cư trú trong những đơn vị bản, mường.
Cuộc sống của đồng bào chủ yếu dựa vào nền kinh tế lúa nước và nương rẫy.
Các tộc người cư trú ở Mường Xang đã chọn điểm quần cư ven bờ suối, dọc
thung lũng, trên các cánh đồng hoặc tập trung men theo sườn đồi, hướng về
đường giao thông hay các con suối để lấy nước, hoặc nơi có nguồn nước, có
thể sản xuất nông - lâm kết hợp.
Người Thái nơi đây vốn là cư dân sinh sống lâu đời, là tộc người có chữ
viết và hiện còn lưu lại nhiều văn bản quý giá trên nhiều lĩnh vực như văn
hóa, văn nghệ, lịch sử, tín ngưỡng, tập quán…, góp phần không nhỏ vào sự
hình thành và phát triển của vùng đất Mường Xang trước kia và hiện nay.
Người Thái ở Mường Xang thuộc nhóm Thái Trắng, được coi là thiên di

từ Lào sang vào khoảng thế kỷ XIV. Hiện nay, trong cộng đồng người Thái
Mường Xang vẫn lưu truyền câu chuyện dân gian mang tính chất nửa thực
nửa thần thoại về quá trình thiên di của mình: Ngày xưa, vua đất Viêng Chăn
sinh được người con trai, đặt tên là Pha - nha Nhọt - chom - Cằm. Chàng trai
lớn lên ra tắm ở sông Nậm Khoong (Mê - Kông) tình cờ lấy được một hòn đá
quý, có nhiều màu sắc sặc sỡ ở trong bọt nước liền đem về làm vật bảo bối.
Khi trưởng thành Pha - nha Nhọt - chom - Cằm được phép vua cha đi tìm đất
mới để lập bản, dựng mường. Cùng đi với Pha - nha Nhọt - chom - Cằm có
nhiều binh tướng và người dân ở bản dưới, mường trên. Trước khi lên đường,
vua cha trao cho đoàn quân của Pha - nha Nhọt - chom - Cằm 800 cây mác
đồng đỏ với hàng chục thớt voi chiến.
Mang theo hòn đá quý trong người, chàng khởi binh từ đất Viêng Chăn
về Mường Thanh (Điện Biên) xuống Mường Húa (thuộc Tuần Giáo) lên
Mường So (Phong Thổ), Mường Là (thuộc Vân Nam - Trung Quốc), nhưng
đều không tìm được vùng đất ưng ý. Chàng lại tiếp tục kéo quân về mạn sông
Hồng đến Mường Mả, Mường Sát, Cam Đường nhưng vẫn không tìm được

19
đất dựng bản, lập mường. Đoàn người tiếp tục xuôi về Mường Cúc, Mường
Át (Thu Cúc - Phú Thọ), xuống đến Pằn Panh, Thái Hòa lại ngược lên Mường
Pi, Mường Sàng (vùng Lương Sơn, Thạch Bi - Hòa Bình). Với danh nghĩa là
đoàn sứ giả của vua Lào, đoàn Nhọt - chom - Cằm đi tới đâu cũng được đón
tiếp chu đáo.
Không ngờ hòn đá quý của Nhọt - chom - Cằm mang theo cứ mỗi ngày
một lớn và khi tới đất Mường Mùn, Mường Hạ (Mai Châu - Hòa Bình) thì
hòn đá đó đã phải dùng tám người khiêng mới có thể tiếp tục đem đi được.
Khi đến Phiêng Luông (vùng thảo nguyên Mộc Châu), hòn đá bỗng thốt lên :
“Chỗ này đất tốt”. Nhọt - chom - Cằm mới gọi nơi đó là Chiềng Đi (trong
tiếng Thái đi là tốt). Họ lại tiếp tục khiêng hòn đá qua núi “Kèm cọ” đến một
bãi đất bằng, đá lại nói : “Cho tôi xuống đây”(tiếng Thái : “Khỏi chí lống”).

Chiều ý đá, Nhọt - chom - Cằm bèn đặt đá ở đó và gọi tên đất ấy là Chí Lống
(xuống đây). Nay chí lống được phiên âm là Chồ Lồng - một xã thuộc huyện
Mộc Châu. Hòn đá được mang tên là “Xửa - hin - lái” (áo với nghĩa là hồn
mường có màu sặc sỡ). Từ đó, đất Chí Lống được chọn là nơi trú ngụ của
“hồn mường” của Mường Xang.
Đất Mường Xang thời đó đương có người Lếm, người Lé ở. Người Thái
do Nhọt - chom - Cằm dẫn đến sau cũng đòi được vào cư trú nên xảy ra tranh
chấp giữa đôi bên. Họ cược nhau bắn tên vào vách đá, nếu mũi tên ai cắm
được trên đó sẽ thắng và được làm chủ đất. Ngược lại, mũi tên ai không cắm
được vào vách đá mà rơi xuống đất, sẽ phải rời đi ở nơi khác. Với cây nỏ có
cánh cung và mũi tên bằng đồng, người đại diện bên Lếm, Lé giương lên bắn
lần thứ nhất tên rơi xuống đất, lần thứ hai và thứ ba cũng vậy. Đến lượt bên
người Thái bắn, người đại diện dùng nỏ có cánh cung bằng tre với mũi tên tre
có bịt sáp ong giương lên bắn lần thứ nhất tên cắm trên vách đá, lần thứ hai và
thứ ba vẫn thế. Người Thái đã thắng cược. Song người Lếm, người Lé vẫn

20
không chịu mà đòi hai bên phải làm lễ cúng “ma mường”. Nếu “ma mường”
ưng bên nào ắt sẽ hiện lên mà phân rõ bên ai sẽ là chủ đất. Biết vậy, Nhọt -
chom - Cằm bèn bố trí cho tướng Khăm Phông lấy bông bọc toàn thân giả
làm “ma mường” trèo lên nấp sẵn trên vách núi. Đến khi hai bên bày thủ tục
cúng thì “ma mường” giả đò hiện trên vách núi trắng toát và nói rằng: “Đất
này người Thái ở mới phát, còn người Lếm, người Lé ở thì loài người sẽ tiệt
chủng”. Thế là người Lếm, người Lé đành phải bỏ đi nơi khác cho người Thái
vào cư trú.
Nhọt - chom - Cằm lên làm “chẩu mường” đất Mường Xang, đặt tên cho
ngọn núi có vách đá cắm tên bịt sáp ong là “núi vách sáp ong” (Pom pha khỉ
sút) và chia con cháu đi bản dưới mường trên làm chủ. Các con cháu đó đều
được phân một cây mác đồng của vua cha đất Viêng Chăn, số còn lại họ đem
đúc thành tượng đồng đặt ở chùa bản Vặt gọi là tượng Pha - nha Nhọt - chom

- Cằm chính là ông tổ dòng họ Sa nối nghiệp trị vì đất Mường Xang…”. Do
di cư từ Lào sang nên người Thái ở Mường Xang vẫn quen thờ Thích - ca Mô
- ni, nên họ đã lập chùa ở bản Vặt (Vặt là âm chệch của Phật) và hàng năm tổ
chức lễ Phật gọi là “Chách vặt, chách và” vào tháng 5 âm lịch.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống vật chất cũng
như tinh thần của đồng bào Thái ở đây đã có nhiều nét thay đổi. Song những
giá trị và nét đẹp truyền thống trong phong tục, tập quán, lối sống của đồng
bào từ xa xưa vẫn được gìn giữ, tiếp tục phát huy, góp phần không nhỏ vào
quá trình phát triển vùng đất Mường Xang.
1.1.3. Một số đặc điểm sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội của người
Thái Mường Xang
- Về kinh tế: Nông nghiệp là hình thức kinh tế chính của người Thái ở
Mường Xang. Những cánh đồng phì nhiêu là kết quả của nhiều thế hệ đã khai
phá, cải tạo, rừng xanh, núi cao trở thành nương ngô và đồng lúa trù phú.

21
Cư dân Thái Mường Xang từ xưa vốn có hai phương thức canh tác nông
nghiệp là nương rẫy và ruộng nước. Cả hai phương thức này vẫn được áp
dụng phổ biến trong đồng bào Thái Mường Xang đến ngày nay. Những hình
thức canh tác ấy đã phản ánh môi trường sinh hoạt và truyền thống văn hóa
của cộng đồng cư dân trồng trọt, nguồn sống chủ yếu dựa vào kết quả của
mùa màng từ ruộng nước, nương rẫy, làm vườn, trồng cây ăn quả, chăn nuôi
gia súc, gia cầm.
Hình thức sản xuất chính của đồng bào là trồng lúa nước trên những cánh
đồng trong thung lũng, ven các dòng suối lớn. Ở những thung lũng lòng chảo,
từ xa xưa đồng bào đã khai phá và tạo nên cánh đồng trồng lúa màu mỡ, rộng
lớn, như cánh đồng Nà Ngà. Do đặc điểm khí hậu nên đồng bào chỉ trồng lúa
1 vụ/năm, chủ yếu là lúa tẻ. Bên cạnh việc trồng lúa nước, đồng bào còn trồng
lúa nương trên những vùng đồi có đất màu mỡ, tươi xốp và chủ yếu là lúa
nếp. Thóc thu hoạch được chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của đồng

bào, ít khi dùng để trao đổi, mua bán trên thị trường.
Cùng với sản xuất lúa nước và lúa nương, đồng bào Thái Mường Xang
còn trồng hoa màu và canh tác nương rẫy, trong đó chủ yếu là ngô tẻ. Đây là
loại hình sản xuất truyền thống của cư dân Thái cũng như của các cư dân sinh
sống ở khu vực miền núi phía Bắc. Diện tích trồng ngô chiếm khoảng 70%
đất nông nghiệp toàn vùng. Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên
đồng bào chỉ sản xuất một vụ ngô/năm. Sản lượng ngô thu được ngày càng
tăng do sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Lượng ngô thu hoạch được đồng
bào sử dụng một phần cho chăn nuôi, còn phần lớn đem bán trên thị trường.
Do đó, thu nhập từ việc bán ngô là một trong những nguồn thu quan trọng của
đồng bào. Vì vậy, để tăng thêm diện tích sản xuất, góp phần tăng thu nhập,
trước đây người dân thường đốt phá rừng làm nương rẫy, những năm gần đây,
do Nhà nước thực hiện chính sách trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc

22
và tổ chức bảo vệ diện tích rừng hiện có, nên hiện tượng chặt phá rừng làm
nương rẫy ở Mường Xang có xu hướng giảm đi khá nhiều. Xen lẫn giữa các
vụ lúa và vụ ngô trên nương rẫy, đồng bào còn trồng xen canh các loại cây
hoa màu như đậu, dong riềng, dưa,… Bên cạnh đó, những năm gần đây đồng
bào Thái Mường Xang còn trồng rừng lấy gỗ và diện tích rừng trồng trên đất
lâm nghiệp ngày càng tăng lên.
Cùng với trồng trọt, đồng bào cũng rất chú trọng đến chăn nuôi các loại
gia súc, gia cầm như trâu, bò, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng,… Hình thức sinh kế
này phát triển ở hầu khắp các bản làng của người Thái. Tuy nhiên, do điều
kiện hạn chế về đồng cỏ và nơi chăn thả, nên chăn nuôi hiện vẫn chỉ là ngành
kinh tế phụ, hỗ trợ cho các nguồn thu chính của gia đình là trồng trọt.
Do tính chất của nền kinh tế tự cấp tự túc, người Thái Mường Xang rất
chú trọng các nghề thủ công truyền thống để tạo ra những sản phẩm cần thiết
đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng ngày của cá nhân và gia đình, trong đó đáng
lưu ý là nghề trồng bông dệt vải, thêu thùa và đan lát.

Người đàn ông Thái Mường Xang rất khéo léo trong việc đan lát những
vật dụng cần thiết cho gia đình, như: sọt, gùi, ếp, ghế, mâm tròn và chế tác
các công cụ lao động sản xuất, đánh cá… từ những nguyên liệu mây, tre, nứa
có sẵn từ tự nhiên ở trong vùng.
Phụ nữ Thái Mường Xang bên cạnh việc đồng áng, còn trồng bông, nuôi
tằm, dệt vải thổ cẩm, thêu thùa và làm chăn đệm. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu
của bản thân và gia đình, còn có thể bán ra thị trường, nhưng không đáng kể.
Trong các sản phẩm dệt, độc đáo và thể hiện bản sắc tộc người là chiếc khăn
piêu gây ấn tượng với những mảng màu sắc lớn, trang trí theo phong cách hoa
văn mặt pha (mặt chăn) - nổi tiếng là loại hoa văn đẹp, với những họa tiết cầu
kỳ, phức tạp. Ngoài giá trị thẩm mỹ, chiếc khăn piêu còn là thước đo sự khéo
léo và đảm đang của người phụ nữ Thái. Bên cạnh đó, họ còn dệt các loại vải
“khuýt” chuyên dùng để may trang phục phụ nữ (làm váy).

23
Tuy vậy, nghề dệt vải cũng như các nghề thủ công khác vẫn còn dừng lại
ở các phương pháp sản xuất thủ công đơn giản, phục vụ cho nền kinh tế mang
nặng tính tự cung tự cấp của người Thái Mường Xang. Hiện nay, do tác động
mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và xu hướng hiện đại hóa, một số nghề
truyền thống của đồng bào Thái ở đây đang bị mai một, thậm chí chỉ còn là
tàn dư, như nghề rèn, nghề làm đồ trang sức vốn rất phát triển xưa kia.
- Văn hóa: Nằm trong khu vực tập trung của cộng đồng người Thái ở
Tây Bắc với nền văn hóa đặc sắc nên người Thái Mường Xang về cơ bản
cũng mang đậm những đặc trưng văn hóa của dân tộc Thái vùng Tây Bắc.
Các dân tộc ở Mường Xang xưa kia chủ yếu sống tập trung thành những
cộng đồng bản, mường, cư trú đan xen nhau. Chính vì thế, tạo nên một đặc
điểm điển hình của các cư dân trong vùng là có sự giao thoa về văn hóa và
ngôn ngữ. Do vậy, hiện tương song ngữ và đa ngữ, đa văn hóa là nét đặc thù
của bản sắc văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc nói chung và ở Mường Xang
nói riêng

Người Thái Mường Xang sinh sống trong những bản, mường phân bố
khắp vùng, nhưng chủ yếu ở những khu vực gần các con suối lớn, có địa hình
tương đối bằng phẳng như thung lũng dưới chân núi hay vùng đất bằng phẳng
giữa những dãy núi cao. Điều đó khiến cho văn hóa của người Thái Mường
Xang cũng mang những đặc điểm của nền văn hóa thung lũng như đại bộ
phận dân tộc Thái nói chung.
Người Thái Mường Xang vốn sinh sống ở các ngôi nhà sàn truyền thống
của dân tộc. Nhà sàn được làm bằng gỗ, có mái vòm khum hình mai rùa (tụp
môn côm xlăng táu), trên đỉnh nóc có treo hai đầu đốc hồi hình họa tiết khắc
gỗ mang tên khau cút. Ngày nay, với sự phát triển của kinh tế, nhiều gia đình
người Thái Mường Xang đã xây dựng nhà sàn bằng bê tông cốt thép, mặc dù
có ưu điểm chắc chắn, rộng rãi, thoáng mát, ít bắt lửa gây hỏa hoạn, nhưng lại
mất hẳn đi dáng vẻ thẩm mỹ vốn có của ngôi nhà sàn truyền thống.

24
Phụ nữ mặc váy đen chùng đến gót chân, thắt lưng bằng nhiễu màu tím,
xanh, hồng; mặc áo cóm nhuộm đen hoặc áo kẻ ca - rô (vải tự dệt) dài đến eo
lưng, bó sát lấy người, cổ áo cao ôm gọn lấy cổ, đội khăn piêu. Nam giới mặc
áo đen trùm mông, xẻ tà ở hai bên và cài cúc nách phải, mặc quần đơn đen
hoặc trắng, đầu đội khăn xếp đen. Ngày nay, do sự giao lưu tiếp xúc văn hóa
ngày càng mạnh, nên đồng bào Thái Mường Xang cũng không tránh khỏi bị
ảnh hưởng trong cách ăn mặc. Phần lớn đồng bào sử dụng các loại vải công
nghiệp, chỉ còn những người già lớn tuổi là còn mặc áo cóm, thanh niên chủ
yếu mặc áo sơ mi vì nó tiện lợi và phù hợp với thời đại hơn; đồng bào chỉ còn
mặc áo cóm lúc hội hè, cưới xin. Bên cạnh đó, đồng bào chủ yếu sử dụng
trang phục may sẵn của người Kinh hay của Trung Quốc nhập vào nước ta.
- Xã hội: Đơn vị cư trú cơ bản của người Thái ở Mường Xang là bản.
Mỗi bản có nhiều dòng họ cùng sinh sống. Bản của người Thái Mường Xang
không chỉ có người Thái mà còn có sự xen cư của một số ít các đồng bào
thuộc những dân tộc khác trong vùng. Vì thế giữa người Thái và các cộng

đồng dân tộc này luôn có sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa với nhau.
Trong xã hội truyền thống, người Thái Mường Xang cũng có thiết chế
bản, mường như của dân tộc Thái nói chung. Ngay từ khi di cư đến Mường
Xang, người Thái đã thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với triều đình phong kiến
trung ương lúc bấy giờ, và con cháu của Pha nha Nhọt - chom - Cằm thay
phiên nhau cai quản vùng đất Mường Xang rộng lớn ngày xưa.
Trong xã hội cổ truyền của người Thái Mường Xang, những thế hệ con
cháu của Pha - nha Nhọt - chom - Cằm (sau chuyển thành dòng họ Sa) thay
nhau giữ các chức vụ cao nhất trong hệ thống các bản, mường trong vùng,
đây cũng được coi là tầng lớp quý tộc trong vùng. Đứng đầu các mường là
anha, đứng đầu bản là tạo bản. Hàng năm các tạo bản phải đốc thúc dân bản
nộp thuế cho mường. Đến thời kỳ Pháp thuộc, cơ cấu tổ chức xã hội đó hầu
như vẫn được giữ nguyên.

×