Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc Tày tại xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 78 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÀNH THÚY HƯỜNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC TÀY
TẠI XÃ HỮU KHÁNH, HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm nghiệp

Khoá học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015



i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÀNH THÚY HƯỜNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC TÀY
TẠI XÃ HỮU KHÁNH, HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Lớp

: K43 -QLTNR - N01

Khoa

: Lâm nghiệp

Khoá học


: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Tuấn Hùng
TS. Đỗ Hoàng Chung

Thái Nguyên, năm 2015


i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÀNH THÚY HƯỜNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC TÀY
TẠI XÃ HỮU KHÁNH, HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Lớp


: K43 -QLTNR - N01

Khoa

: Lâm nghiệp

Khoá học

: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Tuấn Hùng
TS. Đỗ Hoàng Chung

Thái Nguyên, năm 2015


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn đánh giá kết thúc quá trình học tập và nghiên
cứu của sinh viên trong các trường Đại học và Cao đẳng. Đây là quá trình giúp sinh
viên củng cố lại kiến thức đã học, bước đầu làm quen với thực tiễn góp phần rèn
luyện kỹ năng, hình thành phẩm chất chuyên môn nghiệp vụ cần thiết góp phần đáp
ứng nhu cầu nguyện vọng của sinh viên ra trường. Thông qua thời gian học tập sinh
viên được tiếp xúc với môi trường mới, học cách giải quyết các vấn đề trong công
việc, đó chính là những kinh nghiệm quý báu cho công tác sau này.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của Ban giám
hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, tôi tiến hành thực hiện đề
tài ‘‘Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc

của cộng đồng dân tộc Tày tại xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn’’.
Để hoàn thành đề tài này ngoài sự nỗ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ của
các thầy cô giáo trong Khoa Lâm Nghiệp, UBND Xã Hữu Khánh . Đặc biệt tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Nguyễn Tuấn Hùng và thầy giáo TS.
Đỗ Hoàng Chung đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.
Trong quá trình thực tập, mặc dù tôi đã cố gắng hết khả năng nhưng do thời gian
thực tập có hạn, kinh nghiệm cũng như trình độ bản thân còn nhiều hạn chế nên khóa
luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo
của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Thái nguyên, ngày…tháng…năm 2015
Sinh viên

Bành Thúy Hường


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 4.1: Bảng các loài thực vật được cộng đồng dân tộc Tày khai thác sử
dụng làm thuốc tại xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn ............. 20
Bảng 4.2: Danh sách các loài cây thuốc tiêu biểu........................................... 28
Bảng 4.3: Bảng mô tả đặc điểm hình thái và sinh thái của một số loài cây tiêu
biểu được cộng đồng dân tộc Tày sử dụng làm thuốc .................................... 29
Bảng 4.4: Các bài thuốc của cộng đồng dân tộc Tày tại xã Hữu Khánh ........ 40
huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn .................................................................... 40
Bảng 4.5: Phân hạng cây thuốc theo mức độ đe dọa của loài tại xã Hữu
Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn ......................................................... 44



iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 3.1. Đường cong xác định cây thuốc trong một cộng đồng cho thấy có
thể dừng phỏng vấn khi số loài không tăng. ................................................... 14
Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện bộ phận thu hái các loài cây thuốc....................... 37
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện cách dùng các loài cây thuốc ............................... 38
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện cách bảo quản các loài cây thuốc ........................ 38


v

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT

Ý NGHĨA

NCCT

: Người cung cấp tin

STT

: Số thứ tự

WHO


: Tổ chức Y tế thế giới

WWF

: Tổ chức Quỹ thiên nhiên thế giới

UNESCO

: Tổ chức Di sản văn hóa thế giới

sp

: Chưa xác định rõ tên, họ theo khoa học

SĐVN

: Sách đỏ Việt Nam

NĐ32/CP

: Nghị định 32 chính phủ

IUCN

: Liên minh bảo tồn thiên nhiên thế giới

EN

: Nguy cấp cao


VU

: Bị đe dọa, sắp nguy cấp

CREDEP

: Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc Dân tộc cổ truyền

ĐH

: Đại học

TNSV

: Tài nguyên sinh vật


vi

MỤC LỤC
Trang

PHẦN 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2 Mục đích nghiên cứu đề tài ......................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
14.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ............................................................................ 3

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................4
2.1. Cơ sở thực hiện đề tài................................................................................. 4
2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .......................... 5
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 5
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................... 6
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ........................................................... 10
2.3.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 10
2.3.2. Địa hình địa thế ..................................................................................... 10
2.3.3. Khí hậu, thuỷ văn .................................................................................. 10
2.3.4. Điều kiện dân sinh – kinh tế - xã hội .................................................... 11
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu ........................................................... 12
3.2. Thời gian nghiên cứu: .............................................................................. 12
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 12
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 13
3.4.1. Kế thừa các tài liệu cơ bản .................................................................... 13
3.4.2. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 13
3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 13


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung
thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Thái nguyên, ngày

tháng năm 2015


Thay mặt tập thể
giáo viên hướng dẫn

Người viết cam đoan

Bành Thúy Hường

Xác nhận của hội đồng chấm phản biện
(ký, họ và tên)


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên quý giá, là một bộ phận quan trọng của môi trường sống,
luôn gắn liền với đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi. Rừng không chỉ có
giá trị về kinh tế mà còn có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn
nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học, điều hoà khí hậu, phòng hộ đầu nguồn, hạn
chế thiên tai, ngăn chặn sự hoang mạc hoá, chống sói mòn, sạt lở đất, ngăn ngừa lũ
lụt, đảm bảo an ninh quốc phòng, đồng thời rừng cũng tạo cảnh quan phục vụ cho
du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
Cây thuốc dân gian từ lâu đã được nhiều người quan tâm đến đây là nguồn
tài nguyên thực vật có giá trị thiết thực cho các cộng đồng địa phương trong việc
phòng chữa bệnh, ngoài ra nó còn có giá trị trong việc bảo tồn nguồn gen, cung cấp
cho lĩnh vực dược học.
Cho đến nay Việt Nam vẫn được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên sinh
vật đa dạng và phong phú, trong đó có tài nguyên cây thuốc, đặc biệt là khu vực

Trường Sơn. Thêm vào đó với những kinh nghiệm đã được tích lũy qua 4000 năm
lịch sử, đã sử dụng nguồn tài nguyên phục vụ cho nhu cầu cuộc sống từ ăn, mặc, ở,
chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh vv… của cộng đồng 54 dân tộc anh em. Đó là một
ưu thế lớn trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thực vật trong đó có nguồn tài
nguyên cây thuốc góp phần nâng cao đời sống và sức khỏe của mọi người đặc biệt
là các đồng bào Dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa nơi cuộc sống của họ gặp
nhiều khó khăn phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên thiên nhiên trong đó có rừng.
Theo các nhà phân loại thực vật ở Việt Nam giàu tài nguyên thực vật nhất
Đông Nam Á, nơi có khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao. Trong đó có 3.948 loài
được dùng làm thuốc (viện dược liệu, 2002) chiếm khoảng 37% số loài đã biết. Đó
chưa kể đến những cây thuốc gia truyền của 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam, cho
đến nay chúng ta chỉ mới biết được có một phần. Ngoài ra các nhà khoa học Nông
Nghiệp đã thống kê được 1.066 loài cây trồng trong đó cũng có 179 loài cây sử dụng


2

làm thuốc. Theo kết quả điều tra của viện dược liệu trong thời gian 2002 –
2005 số loài cây thuốc ở một số vùng trọng điểm thuộc các tỉnh gắn với dãy
Trường Sơn như sau: Đắc Lắc (751 loài), Gia Lai (783 loài), Kon Tum (814
loài), Lâm Đồng (756 loài). Với hệ thực vật như vậy, thành phần các loài cây
thuốc hết sức phong phú và đa dạng.
Sức khỏe lại là một phần quan trọng của con người, trong mỗi chúng ta không
phải lúc nào cũng khỏe và ai cũng khỏe cả, mà nhiều lúc ốm đau, bệnh tật cần thuốc
chữa bệnh nhằm ổn định và nâng cao cuộc sống hằng ngày. Với các đồng bào dân tộc
thiểu số, vùng sâu, vùng xa xôi hẻo lánh khi mà nguồn thuốc Tây Y không phục vụ đến
kịp thời. Các bài thuốc Nam lại là nguồn nguyên liệu sẵn có, đó là các loài cây xung
quanh mình để sử dụng làm thuốc an toàn và có hiệu quả. Chính vì thế mà các loài thuốc
dân gian của các đồng bào dân tộc thật sự cần thiết và hết sức quan trọng đôi khi được
xem như là “sức mạnh vô hình” cứu sống tính mạng con người.

Hiện nay nguồn tài nguyên rừng của chúng ta đang bị suy giảm nghiêm
trọng, kéo theo đa dạng sinh học cũng bị giảm trong đó có cả cây thuốc bản địa có
giá trị chưa kịp nghiên cứu cũng đã mất dần, việc nghiên cứu phát hiện và bảo tồn
tiến đến sử dụng bền vững bền vững tài nguyên cây thuốc bản địa là một vấn đề rất
cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Đối với các cộng đồng dân tộc ở xã Hữu Khánh huyện Lộc Bình - tỉnh Lạng Sơn họ có những bài thuốc, kinh nghiệm rất hay, đơn
giản nhưng hiệu quả trong việc chữa bệnh. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để ghi nhận
và gìn giữ vốn kiến thức quý báu trong việc sử dụng cây thuốc, bài thuốc của cộng
đồng dân tộc, xuất phát từ lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân
tộc Tày tại xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn”.
1.2 Mục đích nghiên cứu đề tài
Đánh giá, tư liệu hóa hệ thống kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng tài
nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc người Tày tại xã Hữu Khánh, huyện Lộc
Bình, tỉnh Lạng Sơn liên quan tới quản lý và bảo vệ rừng. Từ đó, đề xuất một số
giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy hệ thống kiến thức bản địa của người dân góp


3

phần quản lý tài nguyên rừng một cách bền vững, cũng như đề xuất một số giải
pháp nhằm góp phần nâng cao đời sống của người dân.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau:
- Phát hiện được từ cộng đồng dân tộc Tày các cây thuốc , bài thuốc dân gian
dùng để trị các loại bệnh thường gặp trong cuộc sống.
- Lựa chọn được các cây thuốc, bài thuốc hay quan trọng để phát triển nhân
rộng và bảo tồn trên cơ sở lựa chọn có sự tham gia của người dân.
- Tư liệu hóa được tri thức sử dụng, một số bài thuốc gia truyền và những
kinh nghiệm chữa bệnh của đồng bào dân tộc từ các loài cây hoặc các bộ phận của
cây sử dụng an toàn và có hiệu quả.

1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Qua việc thực hiện đề tài sẽ giúp sinh viên làm quen với việc nghiên cứu
khoa học, cũng cố kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tế; biết các thu
thập, phân tích và xử lý thông tin cũng như kỹ năng tiếp cận và làm việc với cộng
đồng thôn bản và người dân.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đề tài góp phần nghiên cứu về việc sử dụng các loài thực vật Lâm sản ngoài
gỗ để làm thuốc nhằm bảo tồn nguồn tri thức bản địa.
Phát hiện ra những loài cây thuốc quý, hiếm đang nguy cấp cần được bảo tồn.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở thực hiện đề tài
Tri thức bao gồm sự hiểu biết về sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên
xung quanh con người. Hệ thống tri thức là sản phẩm trí tuệ của loài người được
tích lũy từ những kinh nghiệm của quá trình lao động sản xuất thực tiễn trong cuộc
sống hàng ngày. Hệ thống tri thức này hình thành trong thời gian dài lịch sử, tồn tại
và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội qua sự trải nghiệm của nhân
dân lao động.
Vậy tri thức bản địa là gì? Theo định nghĩa chung cuả tổ chức Di sản văn hóa
thế giới (UNESCO), tri thức bản địa là tri thức hoàn thiện được duy trì, tồn tại và
phát triển trong một thời gian dài với sự tương tác qua lại gần gũi giữa con người
với môi trường tự nhiên nó được truyền miệng từ đời này sang đời khác và rất ít khi
được ghi chép lại. Tri thức bản địa là tri thức được tạo ra bởi một nhóm người qua
nhiều thế hệ sống và quan hệ chặt chẽ với thiên nhiên trong một vùng nhất định. Tri
thức bản địa là nguồn tài nguyên quốc gia giúp ích rất nhiều cho quá trình phát triển

theo những phương sách ít tốn kém, có sự tham gia của người dân và đạt được sự
bền vững. Các dự án phát triển dựa trên cơ sở tri thức bản địa sẽ lôi kéo được nhiều
người dân tham gia, vì nó hợp với suy nghĩ của nhân dân, dân biết phải làm gì và
làm như thế nào. Đó chính là cơ sở của sự thành công. Đặc điểm quan trọng của tri
thức bản địa là luôn thích ứng với sự thay đổi của môi trường, các cộng đồng cư dân
địa phương luôn có ý thức bản địa hóa những du nhập từ bên ngoài có lợi và thích
hợp với cộng đồng.
Trước đây người ta khái niệm lâm sản chủ yếu là gỗ, ít quan tâm đến các
thành phần khác gỗ. Ngày nay, trong các chiến lược phát triển bền vững của các dự
án lâm nghiệp xã hội, nông lâm kết hợp người ta đã chú ý nhiều đến các lâm sản
khác ngoài gỗ. Và có khái niệm cơ bản về Lâm sản ngoài gỗ là bao gồm tất cả các
sản phẩm có nguồn gốc sinh học và các dịch vụ thu được từ rừng hoặc từ bất kỳ
vùng đất nào có kiểu sử dụng đất tương tự, loại trừ gỗ ở tất cả các hình thái của nó.


5

Các loài cây thuốc đa phần là các sản phẩm Lâm sản ngoài gỗ thuộc một phần của
tài nguyên thực vật. Tài nguyên thực vật là tổng hợp của sinh quyển trong một loạt
các thảm thực vật. Tài nguyên thực vật như là các nhà sản xuất chính, để duy trì chu
kỳ dinh dưỡng sinh quyển và cơ sở dòng năng lượng trên trái đất. Tài nguyên thực
vật giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người nói riêng và
sinh vật nói chung. Nhưng trong thời gian vừa qua tài nguyên này đã bị suy thoái
nghiêm trọng do sự tác động tiêu cực của con người, chính vì vậy, gần đây Đảng và
nhà nước ta đã có những chủ trương, đường lối mới như: Luật Bảo vệ và phát triển
rừng năm 2004, Luật Đất đai năm 2013, Luật đa dạng sinh học năm 2008, Nghị
định 32 của Chính phủ năm 2010,… cùng với hàng loạt các văn bản khác đã ra đời
nhằm bảo vệ và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lí. Đây là một cơ sở
pháp lí quan trọng để thực hiện thành công đề tài tri thức bản về khai thác và sử
dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc Tày ở xã Hữu Khánh.

2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, nhiều nước đã sử dụng nguồn Lâm sản ngoài gỗ để làm thuốc,
nhiều nước đã có các đề tài nghiên cứu về thuốc và họ cũng đã sử dụng nhiều nguồn
tài nguyên này để xuất khẩu làm dược liệu và thu được một nguồn tài chính khá lớn.
Đặc biệt là Trung Quốc, có thể khẳng định đây là quốc gia đi đầu trong việc sử dụng
cây thuốc để chữa bệnh. Một nghiên cứu rất thành công của họ đã cho ra đời cuốn
sách "Kỹ thuật gây trồng cây thuốc ở Trung Quốc" vào năm 1968, do các nhà
nghiên cứu Vân Nam - Trung Quốc thực hiện. Cuốn sách này đã đề cập tới đặc
điểm sinh thái, công dụng, kỹ thuật gây trồng, ché biến và bảo quản cây Thảo quả
(Dẫn theo Phan Văn Thắng, 2002) [1].
Vào thế kỷ XVI, Lý Thời Trân đưa ra “Bản thảo cương mục” sau đó năm
1955 cuốn bản thảo này được in ấn lại. Nội dung cuốn sách đã đưa đến cho con
người cách sử dụng các loại cây cỏ để chữa bệnh. Ngay từ những năm 1950 các nhà
khoa học nghiên cứu về cây thuốc của Liên Xô đã có các nghiên cứu về cây thuốc
trên quy mô rộng lớn. Năm 1972 tác giả N.G. Kovalena đã công bố rộng rãi trên cả


6

nước Liên Xô (cũ) việc sử dụng cây thuốc vừa mang lại lợi ích cao vừa không gây
hại cho sức khỏe của con người. Qua cuốn sách “Chữa bệnh bằng cây thuốc” tác giả
Kovalena đã giúp người đọc tìm được loại cây thuốc và chữa đúng bệnh với liều
lượng đã được định sẵn ( Dân theo Trần Thị Lan, 2005) [9]. Đến năm 1992, J.H.de
Beer- một chuyên gia Lâm sản ngoài gỗ của tổ chức Nông lương thế giới khi nghiên
cứu về vai trò của thị trường và của Lâm sản ngoài gỗ đã nhận thấy giá trị to lớn của
Thảo quả đối với việc cải thiện đời sống cho người dân ở miền núi sống ở trong và
gần rừng, thu hút họ tham gia vào việc quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng bền vững,
giúp họ có thể yên tâm sống chủ yếu vào nghề rừng.
Theo ước tính của tổ chức Quỹ thiên nhiên thế giới (WWF) có khoảng 35.000 –

70.000 loài trong số 250.000 loài cây được sử dụng vào mục đích chữa bệnh trên toàn
thế giới. Nguồn tài nguyên cây thuốc này là kho tàng vô cùng quý giá của các dân tộc
hiện đang khai thác và sử dụng để chăm sóc sức khỏe, phát triển kinh tế, giữ gìn bản
sắc của các nền văn hóa. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày nay có
khoảng 80% dân số các nước đang phát triển có nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu
phụ thuộc vào nguồn dược liệu hoặc qua các chất chiết suất từ dược liệu (Dẫn theo
Nguyễn Văn Tập, 2006) [5]. Tiến sĩ James A.Dule – nhà dược lý học người Mỹ đã có
nhiều đóng góp cho tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong việc xây dựng danh mục các
loài cây thuốc, cách thu hái, sử dụng, chế biến và một số thận trọng khi sử dụng các
loại cây thuốc (Dẫn theoTrần Thị Lan, 2005) [9].
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Việt Nam nằm trong miền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thích hợp cho sự
phát triển của thực vật nói chung và cây thuốc nói riêng. Một số vùng cao lại có khí
hậu á nhiệt đới, phù hợp với việc trồng cây thuốc ưa khí hậu mát mẻ. Đặc biệt là
nước ta có dãy núi Trường Sơn rộng lớn là nơi có rất nhiều cây thuốc phục vụ cho
đồng bào nhân dân sống gần ở trong rừng mà họ sống xa các trạm xá, bệnh viện thì
việc cứu chữa tại chỗ là vô cùng cần thiết và cấp bách.
Theo nguồn thông tin Viện Dược liệu (2004) thì Việt Nam có đến 3.948 loài
cây làm thuốc, thuộc 1.572 loài cây làm thuốc, thuộc 1.572 chi và 307 họ thực vật


7

(kể cả rêu và nấm) có công dụng làm thuốc. Trong số đó có trên 90% tổng số loài
cây thuốc mọc tự nhiên. Nhưng qua điều tra thì con số này có thể được nâng lên vì
kiến thức sử dụng cây thuốc của một số đồng bào dân tộc thiểu số chúng ta nghiên
cứu chưa được đầy đủ hay còn bỡ ngỡ, trong đó có cộng đồng dân tộc Tày ở xã Hữu
Khánh, Huyện Lộc Bình, Tỉnh Lạng Sơn. Những năm qua, chỉ riêng ngành Y học
dân tộc cổ truyền nước ta đã khai thác một lượng dược liệu khá lớn. Theo thống kê
chưa đầy đủ thì năm 1995, chỉ riêng ngành Đông dược cổ truyền tư nhân đã sử dụng

20.000 tấn dược liệu khô đã chế biến từ khoảng 200 loài cây. Ngoài ra còn xuất
khẩu khoảng trên 10.000 tấn nguyên liệu thô (Dẫn theo Viện Dược Liệu, 2002) [10].
Kết quả nghiên cứu của Phạm Thanh Huyền tại xã Địch Quả, huyện Thanh
Sơn, tỉnh Phú Thọ về việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn cây thuốc của cộng
đồng dân tộc cho thấy kiến thức về việc sử dụng nguồn cây thuốc của đồng bào dân
tộc Dao ở đây. Với kiến thức đó họ có thể chữa khỏi rất nhiều loại bệnh nan y bằng
những bài thuốc cổ truyền. Tuy nhiên những kiến thức quý báu này chưa được phát
huy và chưa có cách duy trì hiệu quả, chưa có tổ chức. Tác giả đã chỉ rõ những loài
thực vật rừng được người dân dụng làm thuốc, nơi phân bố, công dụng, cách thu hái
chúng. Thêm vào đó họ còn đưa ra một cách rất chi tiết về mục đích, thời vụ, và các
điều kiêng kị khi thu hái cây thuốc. Họ đã đánh giá được mức độ tác động của
người dân địa phương, nguyên nhân làm suy giảm nguồn tài nguyên cây thuốc (Dẫn
theo Phạm Thanh Huyền, 2000) [6].
Ở nước ta số loài cây thuốc được ghi nhận trong thời gian gần đây không
ngừng tăng lên, theo báo cáo kết quả điều tra nghiên cứu về dược liệu và tài nguyên
cây thuốc (Dẫn theo Viện dược liệu, 2003) [11].
- Năm 1952 toàn Đông Dương có 1.350 loài.
- Năm 1986 Việt Nam đã biết có 1.863 loài.
- Năm 1996 Việt Nam đã biết có 3.200 loài.
- Năm 2000 Việt Nam đã biết có 3.800 loài
Trong công trình cây thuốc – nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ đang có
nguy cơ cạn kiệt, Trần Khắc Bảo đã đưa ra một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn đánh giá kết thúc quá trình học tập và nghiên
cứu của sinh viên trong các trường Đại học và Cao đẳng. Đây là quá trình giúp sinh
viên củng cố lại kiến thức đã học, bước đầu làm quen với thực tiễn góp phần rèn

luyện kỹ năng, hình thành phẩm chất chuyên môn nghiệp vụ cần thiết góp phần đáp
ứng nhu cầu nguyện vọng của sinh viên ra trường. Thông qua thời gian học tập sinh
viên được tiếp xúc với môi trường mới, học cách giải quyết các vấn đề trong công
việc, đó chính là những kinh nghiệm quý báu cho công tác sau này.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của Ban giám
hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, tôi tiến hành thực hiện đề
tài ‘‘Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc
của cộng đồng dân tộc Tày tại xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn’’.
Để hoàn thành đề tài này ngoài sự nỗ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ của
các thầy cô giáo trong Khoa Lâm Nghiệp, UBND Xã Hữu Khánh . Đặc biệt tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Nguyễn Tuấn Hùng và thầy giáo TS.
Đỗ Hoàng Chung đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.
Trong quá trình thực tập, mặc dù tôi đã cố gắng hết khả năng nhưng do thời gian
thực tập có hạn, kinh nghiệm cũng như trình độ bản thân còn nhiều hạn chế nên khóa
luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo
của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Thái nguyên, ngày…tháng…năm 2015
Sinh viên

Bành Thúy Hường


9

so với 5 năm trước đây. Trên cơ sở các nghiên cứu các tác giả đã đề xuất 26 loài cây
thuốc cần được ưu tiên và bảo tồn (Dẫn theo Đỗ Hoàng Sơn, 2008) [2].
Theo Nguyễn Văn Tập trong nguồn Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam, cây thuốc
chiếm một vị trí quan trọng về thành phần loài cũng như về giá trị sử dụng và kinh tế.
Theo điều tra cơ bản của Viện Dược liệu (Bộ Y tế) đến năm 2004 đã phát hiện được ở

nước ta có 3.948 loài thuộc 1.572 chi và 307 họ thực vật (kể cả Rêu và Nấm) có công
dụng làm thuốc. Trong số đó trên 90% tổng số loài là cây thuốc mọc tự nhiên chủ yếu
trong các quần thể rừng. Rừng cũng là nơi tập hợp hầu hết cây thuốc quý có giá trị sử
dụng và kinh tế cao. Tuy nhiên, do khai thác không chú ý đến tái sinh trong nhiều năm
qua cùng với nhiều nguyên nhân khác, nguồn cây thuốc mọc tự nhiên ở Việt Nam đã bị
giảm sút nghiêm trọng, biểu hiện qua các thực tế sau:
- Vùng phân bố tự nhiên của cây thuốc bị thu hẹp: Do nạn phá rừng làm
nương rẫy, nhất là việc mở rộng diện tích trồng Cà phê, Cao su ở các tỉnh phía Nam
đã làm mất đi những vùng rừng rộng lớn vốn có nhiều cây thuốc mọc tự nhiên chưa
kịp khai thác.
- Hầu hết các cây thuốc có giá trị sử dụng và kinh tế cao, mặc dù có vùng
phân bố rộng lớn, trữ lượng tự nhiên tới hàng ngàn tấn, như Vằng đắng (Coscinium
fenestratum); các loài Bình vôi (Stephania. Spp)… hoặc hàng trăm tấn như Hoằng
đắng (Fdraurea timctoria) … nhưng do khai thác quá mức, không chú ý bảo vệ tái
sinh, dẫn đến tình trạng mất khả năng khai thác. Một số loài thuộc nhóm này như
Ba kích (Morinda offcinalis); Đẳng sâm (Codonopsis javanica)… đã phải đưa vào
Sách đỏ Việt Nam (1996) và Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (1996, 2001, 2004)
nhằm khuyến cáo bảo vệ.
- Đặc biệt đối với một số loài cây thuốc như Ba kích, Tam thất và Sâm mọc
tự nhiên, Hoàng liên, Lan một lá,…đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng cao
(Nguyễn Văn Tập, 2006) [5].
Việt Nam là một nước có tài nguyên rừng rất đa dạng và phong phú nhưng vì
ở trong những khu rừng hay gần rừng lại thường tập trung nhiều thành phần dân tộc
sinh sống, có nhiều nền văn hóa đặc sắc khác nhau, kiến thức bản địa trong việc sử


10

dụng cây làm thuốc cũng rất đa dạng và phong phú, mỗi dân tộc có các cây thuốc và
bài thuốc riêng biệt, cách pha chế và sử dụng khác nhau. Nên hiện nay nguồn tài

nguyên rừng của chúng ta đang bị giảm sút nghiêm trọng, kéo theo sự đa dạng sinh
học cũng bị suy giảm trong đó có cả một số cây thuốc bản địa có giá trị chưa kịp
nghiên cứu cũng đã mất dần, vậy việc nghiên cứu phát hiện và bảo tồn sử dụng tài
nguyên cây thuốc bản địa là một việc rất cần thiết. Đối với các cộng đồng dân tộc
thiểu số, họ có những bài thuốc kinh nghiệm rất hay, đơn giản nhưng chữa bệnh lại
hiệu quả rất cao. Lạng Sơn cũng là một tỉnh tập trung nhiều dân tộc thiểu số sinh sống
đặc biệt là huyện Lộc Bình nơi có khá nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống
trong rừng và gần rừng, trong đó có dân tộc Tày. Chính vì vậy, đây là một nơi lý
tưởng cho nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc,
các bài thuốc dân gian từ thiên nhiên của cộng đồng dân tộc địa phương nơi đây.
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.3.1. Vị trí địa lý
Xã Hữu Khánh nằm ở phía Đông Bắc huyện Lộc Bình có tổng diện tích tự
nhiên 2108 ha. Có ranh giới tiếp giáp với các địa phương:
- Phía bắc giáp xã Mẫu Sơn
- Phía nam giáp xã Tú Đoạn
- Phía đông giáp xã Yên Khoái và Tú Đoạn
- Phía tây giáp xã Đồng Bục và thị trấn Lộc Bình
2.3.2. Địa hình địa thế
Hữu Khánh là xã miền núi của huyện Lộc Bình, đồi núi chiếm hơn 80% diện
tích cả xã. Dạng địa hình phổ biến ở Hữu Khánh là núi thấp và đồi, độ cao trung
bình 250 – 400 m so với mặt nước biển, xen kẽ giữa địa hình đồi núi là các cánh
đồng bằng phẳng, nhân dân đang sử dụng để trồng lúa và các loại cây hoa màu.
2.3.3. Khí hậu, thuỷ văn
Khí hậu ở Hữu Khánh phân mùa rõ rệt, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố
không đồng đều do sự phức tạp của địa hình miền núi và sự biến tính nhanh chóng của
không khí lạnh, mùa nóng mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa lạnh kéo dài từ


11


tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm từ 17-22 °C, lượng mưa trung
bình hàng năm: 800–1000 mm, Độ ẩm tương đối trung bình năm: 80-85%.
Hướng gió và tốc độ gió của Hữu Khánh vừa chịu sự chi phối của yếu tố
hoàn lưu, vừa bị biến dạng bởi địa hình. Mùa lạnh thịnh hành gió Bắc, mùa nóng
thịnh hành gió Nam và Đông Nam. Tốc độ gió nói chung không lớn, trung bình
0,8–2 m/s song phân hoá không đều.
2.3.4. Điều kiện dân sinh – kinh tế - xã hội
Dân cư trong xã được phân bổ trên 7 thôn bản, địa bàn toàn xã có 630 hộ, có
2.887 nhân khẩu, gồm 4 dân tộc anh em sống với nhau: Dân tộc tày chiếm 57,8%;
nùng 40,6 %; kinh 1,4%; Sán chỉ 0,07%. Các tập quán hủ tục lạc hậu mê tín, ma
chay, cưới xin đang từng bước được cải tiến và xóa bỏ. Nhân dân đã tham gia xây
dựng quy ước thôn bản để cùng nhau thực hiện khu dân cư văn hóa phù hợp với tập
tục và đúng với Luật pháp của Nhà nước.
Hệ thống đường giao thông liên Thôn, liên Xã có tuyến đường quốc lộ Lộc
Bình – Chi Ma đi qua trung tâm xã. Ngoài ra còn có tuyến đường khai thác đi vào các
khu rừng. Vì vậy giao thông của xã rất thuận tiện. Xã Hữu Khánh chủ yếu là sản xuất
nông lâm nghiệp kết hợp với chăn nuôi. Nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây
dựa chủ yếu vào các hoạt động nông nghiệp (với Lúa và Ngô là các cây trồng chính).
Hệ thống điện lưới hạ thế đã được kéo đến các hộ gia đình (đạt 100%), các
hộ gia đình trong Xã đã có điện sinh hoạt 100%.
Đường giao thông liên Xã , liên Thôn thực hiện công tác bê tông hóa giao
thông nông thôn theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm, đến nay cơ bản
đã hoàn thành người dân đi lại thuận tiện.
Có một trường tiểu học và một trường THCS, về khám chữa bệnh có một
nhà trạm Y tế xã (nhà cấp IV), đảm bảo công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức
khỏe cho người dân nơi đây.


12


PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tri thức bản địa về khai thác và sử dụng
tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc Tày.
- Địa điểm nghiên cứu: Tại xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.
3.2. Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu đặt ra của đề tài có những nội dung sau:
Nội dung 1: Thành phần loài cây được sử dụng làm thuốc
- Xác định tên địa phương, tên dân tộc, tên khoa học của các loài cây thuốc.
- Mô tả một số đặc điểm hình thái của các loài cây thuốc.
Nội dung 2: Tri thức bản địa trong việc khai thác và sử dụng các
loài cây thuốc
- Tư liệu hóa kiến thức bản địa về khai thác như: Bộ phận thu hái; Mùa vụ và
kỹ thuật thu hái.
- Tư liệu hóa kiến thức bản địa về về bảo quản sản phẩm: Biện pháp xử lý,
bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.
- Tư liệu hóa kiến thức bản địa về cách chế biến và sử dụng các loài cây
thuốc: Các phương thức chế biến đối với từng cây thuốc tại cộng đồng dân tộc Tày,
từng hộ như: Bằng cách đơn giản (phơi, gác bếp, dùng tươi..) hay cầu kỳ (phải qua
nhiều công đoạn khác nhau...).
- Thành phần và tỷ lệ các loài cây phối hợp trong các bài thuốc dân gian.
Nội dung 3: Xác định các loài cây thuốc ưu tiên bảo tồn
- Xác định loài cây thuốc cần ưu tiên bảo tồn.


iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 4.1: Bảng các loài thực vật được cộng đồng dân tộc Tày khai thác sử
dụng làm thuốc tại xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn ............. 20
Bảng 4.2: Danh sách các loài cây thuốc tiêu biểu........................................... 28
Bảng 4.3: Bảng mô tả đặc điểm hình thái và sinh thái của một số loài cây tiêu
biểu được cộng đồng dân tộc Tày sử dụng làm thuốc .................................... 29
Bảng 4.4: Các bài thuốc của cộng đồng dân tộc Tày tại xã Hữu Khánh ........ 40
huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn .................................................................... 40
Bảng 4.5: Phân hạng cây thuốc theo mức độ đe dọa của loài tại xã Hữu
Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn ......................................................... 44


14
Số tên cây thuốc

Số người cần hỏi

Số người cung cấp tin

Hình 3.1. Đường cong xác định cây thuốc trong một cộng đồng cho thấy có thể
dừng phỏng vấn khi số loài không tăng.
Xử lý dữ liệu: Dữ liệu điều tra được xử lý bằng tay hay bằng các phần mềm
máy tính, bao gồm: (i) liệt kê tất cả các tên cây thuốc được NCCT nhắc đến, (ii)
đếm số lần tên cây thuốc n được nhắc đến (tần số nhắc đến), và (iii) xếp danh mục
các tên theo thứ tự nào đó, ví dụ như xếp theo tần số giảm dần. Có thể xác định
danh mục các loài được dùng làm thuốc tiêu biểu (hay các loài cốt lõi), là các loài
được nhiều NCCT nhắc đến, cộng với một số lượng lớn các loài được một số ít

NCCT hay chỉ một người nhắc đến. Các loài tiêu biểu phản ánh sự tồn tại của một
tiêu chuẩn văn hóa, tri thức chung của cộng đồng liên quan đến lĩnh vực cây thuốc
trong khu vực điều tra. Các loài còn lại thể hiện cái nhìn, tri thức, kinh nghiệm riêng
của các thành viên trong cộng đồng.
3.4.3.2. Xác định cây thuốc
Sau khi xử lý dữ liệu và loại bỏ tên đồng nghĩa, chúng ta có trong tay một
danh mục tên các cây được cộng đồng sử dụng là thuốc. Tuy nhiên đây chỉ là danh
mục bằng tên địa phương, chưa rõ tên nào thuộc loài nào. Do đó, cần thiết phải xác
định tên phổ thông và tên khoa học của các cây mang tên đó. Để làm được việc này,
cần thu thập mẫu tiêu bản của tất cả các tên cây thuốc đã được nêu ra trong danh mục,


15

xử lý và định tên (tiến hành theo phương pháp điều tra theo tuyến). Việc xác định tên
khoa học của các mẫu cây thuốc dựa trên tên được liệt kê nói trên sẽ góp phần loại bỏ
các tên đồng nghĩa trong phần liệt kê tự do lần nữa. Như vậy số loài cây thuốc thực tế
có thể sẽ nhỏ hơn số tên thống kê được trong giai đoạn liệt kê tự do. Cần chú ý là một
tên địa phương có thể chỉ nhiều loài khác nhau, thường là các loài trong cùng một chi,
có đặc điểm hình thái giống nhau hay các loài có cùng công dụng.
Số liệu điều tra của các mục trên được ghi vào các mẫu biểu có sẵn (Phụ lục
1 đến phụ lục 4).
3.4.3.3. Điều tra theo tuyến với người cung cấp tin quan trọng
Đây là phương pháp thường được áp dụng trong điều tra tài nguyên thực vật.
Dựa trên cơ sở kết quả của bước liệt kê tự do, lựa chọn người cung cấp tin quan
trọng và tiến hành xác định tên khoa học và vị trí phân loại của các loài cây thuốc
trên thực địa.
NCCT quan trọng là những người am hiểu về cây thuốc trong khu vực,
thường là những người già, phụ nữ, tự nguyện cung cấp thông tin. Mục tiêu điều tra
là xác định chính xác các loài cây đã được liệt kê tại bước liệt kê tự do. Các bước

thực hiện bao gồm:
+ Xác định tuyến điều tra: Tuyến điều tra có thể được xác định dựa trên thực trạng
thảm thực vật, địa hình và phân bố cây thuốc trong khu vực. Để đảm bảo tính khách quan
trong quá trình điều tra, tuyến điều tra nên đi qua các địa hình và thảm thực vật khác nhau.
Trong điều tra tại cộng đồng, lấy trung tâm công đồng làm tâm và đi theo bốn hướng khác
nhau. Số lượng tuyến phụ thuộc vào thời gian và nhân lực sẵn có và thực tế đã điều tra 3
tuyến, mỗi tuyến điều tra ở 3 địa hình khác nhau (chân, sườn, đỉnh).
+ Thu thập thông tin tại thực địa: Cách đơn giản nhất là NCCT và điều tra
viên cùng đi theo tuyến và phỏng vấn đối với bất kỳ cây nào gặp trên đường đi.
Cách thu thập thông tin khác, có hệ thống hơn, là NCCT và điều tra viên dừng lại
tại mỗi điểm có sự thay đổi về thảm thực vật và phỏng vấn đối với tất cả các loài
cây thuốc xuất hiện trong khu vực đó.


16

Thông tin cần phỏng vấn bao gồm: Tên cây (tên địa phương), bộ phận dùng,
cách dùng... Để tiết kiệm thời gian người ta thường in sẵn một sổ mẫu biểu có các
nội dung điều tra đã định trước và đánh dấu tại các nội dung phù hợp trong quá
trình điều tra. Bất kỳ cây nào được NCCT xác định là cây thuốc đều được thu thập
để xác định tên khoa học (Phụ lục 5) .
+ Xử lý thông tin: Thông tin thu thập được theo phương pháp này thường có
tính chất định tính, bao gồm: Danh mục loài (tên địa phương, tên khoa học, bộ phận
dùng, công dụng,...), ước lượng tần số xuất hiện trong tuyến điều tra.
3.4.3.5. Xác định các loài cây thuốc cần ưu tiên bảo tồn
Phân hạng cây thuốc theo mức độ đe dọa của loài:
+ Độ hữu ích của loài đối với người dân địa phương: Sử dụng thang 3 mức điểm
- Loài không có tiềm năng được dùng ở địa phương: 0 điểm
- Loài sử dụng ít đối với người dân địa phương: 1 điểm
- Loài có tầm quan trọng đối với người dân địa phương: 2 điểm

+ Mức độ để xâm nhập (vị trí mọc của loài để bị tìm thấy để khai thác): Sử
dụng thang 2 mức điểm:
- Loài mọc ở nơi rất khó xâm nhập: 0 điểm
- Loài mọc ở nơi rất dễ xâm nhập: 1 điểm
+ Tính chuyên biệt về nơi sống (sự xuất hiện của loài thể hiện khả năng sống
thích nghi của loài hạn hẹp hay phổ biến): Sử dụng thang 3 mức điểm:
- Loài xuất hiện ở nhiều nơi sống khác nhau: 0 điểm
- Loài xuất hiện ở một số ít nơi sống: 1 điểm
- Loài có nơi sống hẹp: 2 điểm
+ Mức độ tác động đến sự sống của loài (sự tác động của người dân ảnh
hưởng đến sự sống của loài): Sử dụng thang mức 3 điểm:
- Loài có ít nhất vài nơi sống của loài ổn định: 0 điểm
- Loài có nơi sống phần nào không ổn định hay bị đe dọa: 1 điểm
- Loài có nơi sống không chắc còn tồn tại: 2 điểm
3.4.3.6. Phương pháp phỏng vấn và thảo luận nhóm


×