Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Mahathir Mohamad với vấn đề dân tộc và tôn giáo của Malaysia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ HUYỀN

MAHATHIR MOHAMAD VỚI VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ
TÔN GIÁO CỦA MALAYSIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn: PGS.TS. Mai Ngọc Chừ

HÀ NỘI - 2005


Lê Thị Huyền

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 3
Chương 1: .................................................................................................... 15
MAHATHIR MOHAMAD- CHÂN DUNG NHÀ LÃNH ĐẠO KIỆT XUẤT CỦA
MALAYSIA .................................................................................................... 15
1.1. Mahathir và bốn giai đoạn thăng trầm trong sự nghiệp chính trị của ơng .......................... 15
1.2. Tư tưởng và tầm nhìn của Mahathir về vấn đề dân tộc và tơn giáo qua các cơng trình
nghiên cứu của ơng .................................................................................................................. 22
1.2.1. Các tác phẩm chính luận của Mahathir ........................................................................ 22
1.2.2. Các bài trả lời phỏng vấn. ........................................................................................... 27
1.2.3. Các bài diễn văn của Mahathir .................................................................................... 29
1.3. Cuộc đời và sự nghiệp Mahathir trong con mắt của cộng đồng quốc tế và nhân dân
Malaysia .................................................................................................................................. 31


1.3.1. Các giải thưởng Mahathir giành được trong 60 năm hoạt động chính trị của ơng ......... 31
1.3.2. Các tác phẩm viết về Mahathir .................................................................................... 33
1.3.3. Sự ghi nhận của nhân dân Malaysia ............................................................................ 34
1.3.3. Uy tín và tiếng nói của Mahathir trong cộng đồng Hồi giáo trên tồn thế giới nói chung
và Malaysia nói riêng ........................................................................................................... 36

Chương 2 ..................................................................................................... 41
MAHATHIR VỚI VẤN ĐỀ DÂN TỘC CỦA MALAYSIA ..................................... 41
2.1. “Bình đẳng tộc người là yếu tố thiết yếu cho hoà hợp dân tộc và thống nhất quốc gia”. .... 41
2.1.1. Bình đẳng tộc người và thống nhất quốc gia ................................................................ 44
2.1.2. Người Malay và cuộc khủng hoảng về tư tưởng tộc người ........................................... 46
2.1.3. Vấn đề nhập cư, quyền công dân và quyền ưu tiên đặc biệt của người Malay ở Malaysia
............................................................................................................................................ 50
2.2. Bài toán dân tộc của Mahathir: Hội nhập hay hoà nhập? Vấn đề chính trị hố tộc người ở
Malaysia .................................................................................................................................. 55
2.3. Đa dân tộc các đảng phái chính trị ở Malaysia: Nên hay không nên. Trường hợp của UMNO.
................................................................................................................................................ 60
2.4. Tộc người ở Sabah và cuộc chinh phục bền bỉ của chính quyền Mahathir .......................... 69

1


Lê Thị Huyền

2.4.1. Những thách thức từ vấn đề tộc người ở Sabah ........................................................... 69
2.4.2. Luận cứ hai mươi điểm hay là những cam kết của chính phủ về các vấn đề nội bộ của
Sabah ................................................................................................................................... 75
2.4.3. Tái thiết sự cân bằng tộc người thơng qua chính sách di dân và sự thắng thế của UMNO
ở Sabah ................................................................................................................................ 78


Chương 3: .................................................................................................... 87
MAHATHIR VỚI VẤN ĐỀ TÔN GIÁO ............................................................. 87
3.1. Hồi giáo ở Malaysia – Một vấn đề nhạy cảm ...................................................................... 87
3.1.1. Sự thống trị của đạo Hồi ............................................................................................. 87
3.1.2 Dấu ấn Hồi giáo trong xã hội, chính trị, văn hố Malaysia ............................................ 90
3.1.3 Mahathir và sự nghiệp xây dựng một cái nhìn đúng đắn về Hồi giáo của ơng ............... 93
3.2 Hồi giáo hố chính phủ dưới thời Mahathir ........................................................................ 99
3.3. Hồi giáo ở Kelantan và nỗ lực trong việc giải quyết các vấn đề tôn giáo ở đây.................. 109
3.4. Ummah – Cộng đồng các tín đồ Hồi giáo trong thế giới Melayu và ước mơ xây dựng một
nhà nước Melayu rộng lớn ..................................................................................................... 118

KẾT LUẬN: .................................................................................................. 131

2


Lê Thị Huyền

MỞ ĐẦU
*****
1. Lý do chọn đề tài
Năm 1981, Francois Mitterand - một người dân chủ xã hội đã trúng cử
Tổng thống Pháp, chấm dứt 23 năm thống trị của đảng bảo thủ De Gaule.
Mitterand và những người ủng hộ ơng đã thực hiện hàng loạt các chính sách
cải cách cấp tiến như: mở rộng hệ thống dịch vụ xã hội, quốc hữu hố hầu hết
các ngành cơng nghiệp chủ chốt, phân chia lại thu nhập và của cải từ thiểu số
người giàu cho đa số người nghèo. Các chính sách này đã được thực hiện liên
tục trong hai năm liền. Tuy nhiên, đến năm 1983, Chính phủ của Mitterand đã
buộc phải thay đổi căn bản đường lối chính trị vì các chính sách nói trên
khơng thực hiện được. Câu hỏi đặt ra là: dựa trên những cơ sở nào mà chính

phủ Mitterand đưa ra các chính sách cải cách nói trên? Và vì sao họ phải
thay đổi?
Năm 1994, sau 27 năm bị cầm tù và sau một cuộc vận động tranh cử
đầy hỗn loạn và bạo động, Nelson Mandela đã được bầu làm Tổng thống Nam
Phi. Để có được giờ phút lịch sử đầy kịch tính này, Nam Phi đã phải trải qua
một quá trình đấu tranh lâu dài nhằm xoá bỏ hệ thống ba nghị viện mang tính
phân biệt chủng tộc sâu sắc và thay vào đó là nghị viện duy nhất cho mọi
người Nam Phi. Câu hỏi đặt ra là: Q trình hoạch định chính sách (sửa đổi
Hiến pháp) đã xảy ra như thế nào để cho phép Nam Phi thực hiện được sự
dân chủ hoá đời sống chính trị?
Mơ hình tổng thể của hệ thống chính trị và q trình thực hiện chức
năng cơ bản của nó là hoạch định chính sách là một vấn đề nhận được sự quan
tâm rộng rãi của các học giả trên toàn thế giới. Tri thức về khoa học chính

1


Lê Thị Huyền

sách này luôn gắn liền với tên tuổi của những nhà lãnh đạo nổi tiếng trong
việc thay đổi thân phận của một dân tộc.
Phương Tây vẫn không hết bàng hoàng về sự vươn lên của một số quốc
gia Đông Nam Á trong những năm cuối của thế kỉ 20. Họ gọi đó là “Sự phát
triền thần kì” như một sự thừa nhận sức mạnh châu Á mà trước đó họ chưa hề
nghĩ đến cũng như khơng thể nào lý giải nổi. Malaysia là một minh chứng
hùng hồn cho sức mạnh đó. Giành độc lập năm 1957 từ tay thực dân Anh,
nhưng niềm vui tự do chưa được trọn vẹn thì Malaysia đã phải trải qua cuộc
đại phẫu lớn vào năm 1965 khi họ buộc phải cắt bỏ Singapore ra khỏi cơ thể
mình và ln nằm trong trạng thái đe doạ bị tách biệt tiếp với Sabah và
Sarawak. Sự thống nhất của quốc gia này càng trở nên mỏng manh sau cuộc

xung đột và bạo loạn sắc tộc năm 1969 khi mà người Malay và những người
không phải Malay trở nên đối đầu và thù nghịch hơn là hoà hợp và cùng phát
triển. Đạo Hồi bị tộc người hoá, chính trị hố chồng chéo. Nền kinh tế q
quặt với cơ cấu cơng nghiệp biến dạng theo toan tính của thực dân Anh những
năm trước đó và nền nơng nghiệp lạc hậu lỗi thời là tồn bộ gia sản Malaysia
có khi bắt đầu công cuộc tái thiết đất nước. Không ai tin Malaysia chỉ mấy
chục năm sau đã trở thành quốc gia phát triển nhất trong những nước đang
phát triển ở Đơng Nam Á, là thành trì của Hồi giáo thế giới, là biểu tượng của
hợp tác dân tộc cùng chung sống hồ bình. Hơn 20 năm lãnh đạo Malaysia,
Mahathir Mohamad đã viết nên câu chuyện huyền thoại về sự phát triển của
đất nước này. Sự kính trọng của nhân dân thế giới đối với Malaysia không chỉ
bắt nguồn từ sự ngưỡng mộ những thành quả Malaysia đã đạt được mà cịn là
sự ngưỡng mộ những kì tích mà với tiềm năng hiện có Malaysia sẽ cịn đạt
được trong tương lai. Chưa bao giờ Hồi giáo lại có vai trị tích cực trong xã
hội Malaysia như những năm vừa qua và chưa bao giờ có một thế hệ cơng dân
Malaysia biết đặt lòng trung thành với tổ quốc cao hơn lòng trung thành với

2


Lê Thị Huyền

dân tộc. Đó chính là những thành tựu to lớn hơn cả mà Thủ tướng Mahathir
đã giành được trong những năm cầm quyền. Việc nghiên cứu, đặt ra câu hỏi
cho những nguyên tắc làm nên sự thành công của chính quyền Mahathir là
một việc làm có ý nghĩa hơn bao giờ hết.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết đã tiếp cận với khá nhiều
nguồn tư liệu khác nhau và nhận thấy rằng đây là một lĩnh vực còn nhiều mới
mẻ trong nghiên cứu Đông Nam Á ở Việt Nam. Trong khi đó, bản thân con

người Mahathir và những chính sách dân tộc tôn giáo của Malaysia được
nhiều học giả trên thế giới quan tâm và gây ra khơng ít những tranh cãi có
tính học thuật cũng như đại chúng. Báo giới phương Tây một thời gian dài
luôn định hướng sự nghiên cứu của phương Tây đến việc chỉ trích con người
“độc tài” của Mahathir cũng như lên án sự mạnh tay trong một số chính sách
của chính quyền Malaysia dưới thời Mahathir. Tuy nhiên cùng với thời gian,
nhân dân trên toàn thế giới đã được cung cấp nhiều tư liệu nghiên cứu chính
xác và cơng tâm về con người Mahathir cũng như việc hoạch định chính sách
dân tộc và tơn giáo của Malaysia.
Đông Nam Á học Việt nam đã thực hiện nhiều cơng trình nghiên cứu
về dân tộc và tơn giáo ở Malaysia mà đáng kể nhất phải là những nghiên cứu
của Tiến sĩ Trần Khánh [15], Tiến sĩ Châu Thị Hải [12]; [39]; [40], Nguyễn
Văn Hà [43] về người Hoa ở Đông Nam Á, về phương thức tồn tại, mối quan
hệ và tương lai của họ khi sinh sống trong một cộng đồng dân tộc khác mình.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Thiệu tác giả của cuốn sách Các dân tộc ở Đơng
Nam Á [25] cũng có những nghiên cứu có tính khái qt về vấn đề dân tộc
của Malaysia. Về đạo Hồi và những ảnh hưởng của đạo Hồi tới đời sống văn
hố chính trị xã hội của Malaysia đã được Tiến sĩ Phạm Thị Vinh nghiên cứu

3


Lê Thị Huyền

rất xuất sắc trong Luận án Tiến sĩ lịch sử năm 2001 [28] và gần đây đáng kể
đến phải là Cơng trình nghiên cứu cấp Nhà nước của Tiến sĩ Ngô Văn Doanh
về đạo Hồi trong đời sống chính trị Đơng Nam Á [30]. Những thơng tin ít ỏi
về Mahathir đăng tải bằng tiếng Việt mới chỉ chưa đầy một trang ngắn ngủi
trên Tạp chí nghiên cứu Đơng Nam Á [41] chứng tỏ đây vẫn còn là một nhân
vật quen thuộc trong đời sống chính trị hàng ngày những chưa được nghiên

cứu một cách khái quát và quy chuẩn ở Việt Nam. Đó thực sự là một điều
đáng tiếc mà người viết mong muốn được khắc phục phần nào.
Các học giả nước ngồi đã tốn khơng biết bao nhiêu giấy mực để
nghiên cứu về Mahathir. Từ năm 1975, những cuốn sách đầu tiên về Mahathir
được xuất bản thể hiện sự quan tâm của các học giả đến cuộc đời và sự nghiệp
chính trị của ơng từ rất sớm. Khó có thể thống kê hết được những cơng trình
nghiên cứu của Tây phương cũng như của người dân châu Á về những vấn đề
có tính nghị sự dưới thời ông nắm quyền. Tiểu sử của ông được cung cấp chi
tiết trong các cuốn sách của Anthony S. K. Shome [51]; Aziz Zariza Ahmad
[55]; J. Victor Morais [66]; Hasan Hji Hamzat [67]; Zainuddin Maidin [90]…
Nhiều cuốn sách tìm hiểu về chu trình chính sách dân tộc và tơn giáo như một
hệ thống hoàn chỉnh như của Chung Kek Yoong [56]; Gullick [58]; In Won
Hwang [60]; Jan Stark [63] nhưng các cơng trình này dựa vào cách tiếp cận
truyền thống của khoa học chính trị, chủ yếu chú trọng đến việc đánh giá các
chương trình nghị sự một cách khơ cứng. Một số tác phẩm có đề cập đến ảnh
hưởng của nhân cách cá nhân Mahathir (tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, bản lĩnh)
tới việc quyết định chính sách như của John Funston [64]; Ho Khai Loeng,
James Chin [68]; M.Rajendran [79]; Yao Souchou [91]… tuy nhiên những
nghiên cứu này lại bỏ qua việc thực thi chính sách mà điều này cực kì quan
trọng vì với một người có thâm niên lãnh đạo lâu đời như Mahathir thì việc
thực thi chính sách sẽ góp phần khẳng định sự nhất quán trong việc ra quyết

4


Lê Thị Huyền

định và thực thi quyết định, trong quyết định trước và quyết định sau của ơng
bởi vì lịch sử diễn tiến của chính sách ln thay đổi một cách nhanh chóng
theo các bối cảnh khác nhau.

Các đảng phái chính trị ở Malaysia (UMNO, PAS, BN) cũng như
những vấn đề của hai bang mà người viết quan tâm nhất là Sabah và Kelantan
cũng đã được nhiều học giả bỏ công nghiên cứu. J. De Vere Alien, Hashim
Makaruddin là người đã nghiên cứu rất sâu sắc về sự lựa chọn hệ tư tưởng của
Kelantan, vấn đề xây dựng liên bang Hồi giáo [62]; [69] trong khi những học
giả như Mohd Aris Hj Othman, R.S.Mline, Govin Alagasari lại tập trung vào
xem xét các vấn đề tiềm ẩn nguy cơ tách biệt Sabah với Liên bang và những
nỗ lực của chính quyền Malaysia để xố đi khoảng cách đó [59]; [80]; [85].
Những cơng trình nghiên cứu này đã giúp cho người viết nắm được lịch sử
phát triển, những nguyên tắc hành động của các đảng phái chính trị ở
Malaysia cũng như có một cái nhìn tổng quan về hai bang Sabah và Kelantan,
nhận thức được những thách thức trong việc hội nhập hai bang này vào khơng
khí một dân tộc, đa tơn giáo nhưng khơng có phân biệt đối xử mà nhà nước
Malaysia theo đuổi. Tuy nhiên những tư liệu viết về vai trị của Mahathir
trong hoạch định chính sách dân tộc và tơn giáo cũng như việc dân tộc hố,
tơn giáo hố chính sách ở liên bang nói chung, Kelantan và Sabah nói riêng
cịn chưa được cập nhật nhiều.
Như vậy có thể thấy những vấn đề người viết muốn đề cập đến đã có
một lịch sử nghiên cứu tương đối phong phú ở nước ngồi nhưng nó được
tiếp cận theo những nghiên cứu riêng rẽ và khơng nhằm mục đích nêu rõ con
người Mahathir và việc hoạch định chính sách dân tộc tôn giáo của ông trong
suốt hai mươi hai năm nắm quyền lãnh đạo Malaysia. Người viết có được một
cơ sở thuận lợi nhất định để đi sâu vào hướng nghiên cứu của mình nhưng
đưa ra một cái nhìn tồn diện trên những cơ sở ấy không phải là một việc dễ

5


Lê Thị Huyền


dàng. Mục đích của luận văn khơng phải là dựng lại chân dung tiểu sử con
người Mahathir cũng như khơng đi vào phân tích đánh giá sự thành cơng hay
thất bại của các chính sách dân tộc và tơn giáo mà người viết muốn gắn kết
vai trị của Mahathir trong hoạch định các chính sách ấy và sự áp dụng chính
sách vào trong từng bối cảnh cụ thể của Malaysia.
3. Các nguồn tư liệu
Đề tài của luận văn được người viết xác định trong quá trình tiếp cận
với hệ thống tư liệu chung về Mahathir và các chính sách dân tộc, tôn giáo
của Malaysia được bắt đầu ngay từ những nghiên cứu nhỏ trong thời gian sau
đại học. Vì vậy, vấn đề có điểm tựa là một nền tảng bao gồm những thành quả
nghiên cứu cơ bản hết sức đồ sộ của giới học thuật phương Tây và các nhà
nghiên cứu Đông Nam Á. Nguồn tư liệu người viết khảo sát có thể được phân
loại thành hai hình thức sau:
-

Nguồn tư liệu sơ cấp: Các chương trình nghị sự về các chính
sách dân tộc và tơn giáo của Malaysia từ khi giành độc lập đến
nay; các bài diễn văn quan trọng của Mahathir từ năm 1981,
những số liệu bảng biểu thống kê có liên quan đến vấn đề dân
tộc và tôn giáo của Malaysia… Hầu hết nguồn tư liệu này do
trang web của Chính phủ Malaysia cung cấp tại địa chỉ
website .

-

Nguồn tư liệu thứ cấp: Các công trình nghiên cứu của các học
giả trên tồn thế giới do người viết thu thập được trong chuyến
đi thực tế của mình tại Malaysia cũng như việc tìm kiếm các
nguồn tài liệu tại Thư viện Viện nghiên cứu Châu Á ARI, Viện
nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS của Đại học Quốc gia

Singapore, Thư viện Quốc gia Hà Nội, Thư viện Quân đội,

6


Lê Thị Huyền

Thư viện Khoa học xã hội, Thư viện Viện nghiên cứu Đông
Nam Á, các website trao đổi nghiên cứu nội bộ giữa những
người quan tâm đến nghiên cứu Đông Nam Á của Đại học
Michigan, Trung tâm nghiên cứu Đông Tây Hawaii, Mạng Hnet của NUS…
Các nguồn tư liệu được tiếp cận qua ba ngôn ngữ là tiếng Việt, tiếng
Anh và Bahasa Malaysia đã tạo nên những cơ sở và thuận lợi cơ bản cho việc
nghiên cứu của người viết.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong tồn bộ q trình thực hiện đề tài này, ngay từ những bước đầu
tiên tập hợp tư liệu và xác định đề tài, người viết đã luôn ý thức về việc áp
dụng hiệu quả những phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội như
phương pháp nghiên cứu khu vực học, phương pháp tiếp cận văn hoá, phương
pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp nghiên cứu liên ngành. Các phương
pháp thống kê và so sánh được sử dụng ở mức độ nhất định để hỗ trợ cho việc
nghiên cứu của luận văn. Do tính đặc thù của đề tài nên người viết vận dụng
một số phương pháp nghiên cứu của khoa học chính sách nhằm cố gắng nắm
bắt và mơ hình hố về chu trình hoạch định chính sách cũng như tìm hiểu yếu
tố ảnh hưởng cá nhân tới việc hoạch định chính sách để có thể tìm hiểu được
một cách đúng đắn nhất sự tham gia của Mahathir đối với chính sách dân tộc
tơn giáo của Malaysia. Việc đánh giá sự thành công hay thất bại của chính
sách, tác giả cũng phải hồn tồn thực hiện dựa trên những hiểu biết về khoa
học chính trị để có thể trả lời câu hỏi về ảnh hưởng của các chính sách tới đời
sống xã hội.

5. Nội dung nghiên cứu và đóng góp của luận văn

7


Lê Thị Huyền

Đề tài được thực hiện với mong muốn đem lại một cái nhìn tương đối
sâu sắc, cơ bản và có hệ thống về cá nhân con người Mahathir và những ảnh
hưởng to lớn của ơng đến chính sách dân tộc và tôn giáo của Malaysia. Đi sâu
nghiên cứu diễn tiến lịch sử của vấn đề dân tộc và tôn giáo của Malaysia,
người viết muốn lý giải những quyết định của Mahathir về việc hoạch định
chính sách cho sự phát triển của Malaysia những năm vừa qua và chắc chắn
sẽ còn thể nghiệm trong nhiều năm tới.
Nếu thực hiện thành cơng và đạt được mục đích nghiên cứu, về mặt
khoa học và thực tiễn đề tài sẽ có những đóng góp như sau:
-

Xây dựng chân dung Mahathir – con người của sự quả cảm và
quyết đoán, nhà lãnh đạo lâu đời nhất của Châu Á.

-

Đưa ra những nghiên cứu có hệ thống về chính sách dân tộc và
tơn giáo của Malaysia dưới thời Mahathir và kiểm nghiệm sự
áp dụng chính sách trong trường hợp của Sabah và Kelantan.

-

Rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc hoạch định chính

sách quản lý dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam vì những kinh
nghiệm Malaysia đạt được cũng thích hợp và có thể áp dụng
vào trường hợp Việt nam và ngược lại những sai lầm mà
Malaysia gặp phải nếu không được phát hiện sớm cũng rất dễ
lặp lại ở Việt Nam.

-

Những lập luận rút ra trong quá trình thực hiện đề tài có thể sử
dụng như những thơng tin bổ trợ, tham khảo cho việc nghiên
cứu và giảng dạy về Đông Nam Á nói chung và Malaysia nói
riêng.

6. Bố cục của luận văn

8


Lê Thị Huyền

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được bố cục thành ba chương:
Chương 1: Mahathir chân dung nhà lãnh đạo kiệt xuất của Malaysia
Trong chương này, người viết tập trung xây dựng chân dung Mahathir
với tư cách là nhà lãnh đạo kiệt xuất của Malaysia thông qua việc khảo lược
các tác phẩm chính luận, các bài phát biểu của ơng cũng như tìm hiểu sự nhìn
nhận và đánh giá của nhân dân thế giới, cộng đồng Hồi giáo và các học giả.
Chương 2: Mahathir với vấn đề dân tộc của Malaysia
Những nghiên cứu trong chương 2 nhằm đưa ra cái nhìn xác thực về
vấn đề dân tộc của Malaysia, cuộc khủng hoảng tư tưởng tộc người, những
thách thức đặt ra cho thống nhất dân tộc, quan điểm của Mahathir về vấn đề

dân tộc, những chính sách dân tộc lớn dưới thời lãnh đạo của ông cũng như
việc áp dụng chính sách dân tộc tại Sabah
Chương 3: Mahathir với vấn đề tôn giáo của Malaysia
Bên cạnh việc khái quát những vấn đề tôn giáo của Malaysia, người
viết cũng đi sâu vào phân tích q trình Hồi giáo hố chính phủ trong những
thập kỉ gần đây cũng như đưa ra những quan niệm tích cực về Hồi giáo hiện
đại, về cộng đồng Hồi giáo không biên giới của Mahathir và việc áp dụng cụ
thể vào trường hợp của Kelantan.

9


Lê Thị Huyền

Mahathir Mohamad và những sự kiện:
1925: Sinh ngày 10 tháng 12 (có tài liệu cho là ngày 25/7), là con út trong 10
người con của một gia đình nhập cư mà người cha mang hai dòng máu Ấn Độ
– Malay và người mẹ Malay.
1953: Tốt nghiệp Y khoa trường King Edward VII tại Singapore và trở về
Malaysia lúc này đang dưới thời thuộc địa Anh, làm việc trong một cơ sở y tế
công cộng và không lâu sau đó đã tạo lập được một cơ sở của riêng mình.
1964: Tham gia chính trị, trở thành thành viên của tổ chức Mặt trận dân tộc
thống nhất Malaysia UMNO.
1969: Bị trục xuất khỏi tổ chức này khi phê phán những thất bại của Thủ
tướng đương nhiệm Tunku Abdul Rahman trong cuộc đương đầu với thiểu số
người Hoa thống trị nền kinh tế Malaysia dẫn đến sự kiện bạo loạn 1969.
1970: Viết tác phẩm “Cuộc khủng hoảng Malay” phê phán những cản trở
của người Malay để vươn tới sự tiến bộ. Tác phẩm là một sự mở màn đối với
những cố gắng của Mahathir trong nỗ lực của người bác sĩ muốn bắt mạch,
kê đơn và chữa những căn bệnh cỗ hữu của người Malay.

1972: Phục hồi lại tư cách thành viên của UMNO sau khi Tunku từ chức.
1974: Được lựa chọn là thành viên quốc hội và nhanh chóng nhận được sự
tín nhiệm của cơng chúng, tham gia đảm nhiệm rất nhiều vị trí bộ trưởng của
các ban ngành khác nhau.
1978: Trở thành Phó chủ tịch UMNO.
1981: Đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng thứ tư của Malaysia.
1982: Giới thiệu chính sách “Nhìn về phương Tây”, coi Nhật Bản là một mẫu
hình về phát triển kinh tế.
1985: Malaysia rơi vào cuộc suy thoái. Mahathir thiết lập các biện pháp thắt
lưng buộc bụng và giảm bớt các chính sách, điều luật ưu đãi người Malay.

10


Lê Thị Huyền

1986: Phó thủ tướng của Mahathir từ chức vì những xung đột cá nhân.
1987: Mahathir từng bước sát sao đẩy lùi những thách thức đe doạ đến việc
nắm quyền lãnh đạo của ông từ bộ trưởng thương mại Razaleigh Hamzah
1987: Chính phủ tấn cơng vào các lực lượng đối lập tháng 10/1987, bắt giữ
hơn 100 người, đình bản ba tờ báo và ngăn chặn những căng thẳng dân tộc
đang ngày một cao trào xung quanh các vấn đề giáo dục của người Hoa.
1988: Mahathir phải tiến hành một cuộc phẫu thuật vì bệnh tim.
1991: Đưa ra những phác hoạ cho Tầm nhìn 2020 với tham vọng đưa
Malaysia thành một nước phát triển.
1993: Ra lệnh bỏ quyền truy tố trước pháp luật của giới hoàng tộc sau sự
kiện một tiểu vương hành hạ huấn luyện viên hockey trong lâu đài của ông ta.
1994: Ra lệnh cấm 07 tháng đối với các hãng phim của Anh để phản kháng
lại việc báo giới Anh cho rằng chính quyền của Mahathir đang sụp đổ.
1997: Chủ trì hội nghị gặp gỡ giữa giới lãnh đạo các nước Asean. Bất chấp

phương Tây lên án vấn đề nhân quyền ở Myanmar, ông vẫn bỏ phiếu tán
thành việc nước này gia nhập Asean nhân dịp kỉ niệm 30 năm thành lập tổ
chức này.
1998: Thiết lập kiểm sốt tài chính và quản thúc đồng Ringgit ở tỷ giá hối
đối 3.8 so với đồng đơ la sau khi nền kinh tế Malaysia rơi vào cuộc suy thối
vì khủng hoảng tài chính trong khu vực.
1998: Sa thải Phó chủ tịch đảng kiêm Bộ trưởng Bộ tài chính Anwar Ibrahim
người khơng lâu trước đó vẫn được coi sẽ là người kế nhiệm với lý do phóng
đãng trong cuộc sống tình dục. Anwar sau đó đã bị đưa ra xét xử và bị tun
án 15 năm giam giữ vì có hành vi lợi dụng chức vụ và kê gian.
2002: Công bố việc từ chức một cách bất ngờ trong Phiên họp của Uỷ ban
điều hành UMNO hồi tháng 6. Sau đó ơng đưa ra kế hoạch trì hỗn đến

11


Lê Thị Huyền

tháng 10/2003 và tán thành Phó chủ tịch UMNO Abdullah Ahmad Badawi lên
làm người kế nhiệm.
2003: Tổ chức hội nghị thường kì của Phong trào khơng liên kết NAM tháng
2/2003 và tổ chức hội nghị Hồi giáo OIC tháng 10/2003 ngay trước khi ông
nghỉ hưu.

12


Lê Thị Huyền

Chương 1:

MAHATHIR MOHAMAD- CHÂN DUNG NHÀ LÃNH ĐẠO KIỆT
XUẤT CỦA MALAYSIA
1.1. Mahathir và bốn giai đoạn thăng trầm trong sự nghiệp chính
trị của ơng
Khơng phải chỉ vì sự hùng vĩ sừng sững ngay trước mắt của tháp đôi
Petronas, khơng chỉ vì sự hồnh tráng của sân bay Sepang, cũng không phải
sự hiện đại của Putra Jaya làm người ta chống ngợp và hào phóng lời khen
với Mahathir mà chính những gì ơng làm được cho đất nước, cho dân tộc
Malaysia lớn hơn rất nhiều những tượng đài kinh tế đã được xây dựng trong
những năm ông nắm quyền lãnh đạo.
Mahathir sinh ngày 10 tháng 7 năm 1925 tại Alor Star, Kedah, là con út
của Mohamad Iskandar, giáo viên dạy tiếng Anh rất nổi tiếng về tính nghiêm
khắc và kỷ luật và bà Wan Tampawan, một phụ nữ người Malay đức độ và
mẫu mực.

(Ngôi nhà nơi Mahathir được sinh ra và lớn lên trong những năm tháng tuổi thơ)

Tại Kedah, Mahathir được đưa đến trường, tiếp thu nền giáo dục của
Malaysia dưới thời cầm quyền của thực dân Anh. Cậu bé Mahathir sớm bộc
lộ sự vượt trội của mình bằng những giải thưởng tiếng Anh. Khơng thích thú

13


Lê Thị Huyền

bởi thể thao như các bạn đồng trang lứa, Mahathir tập trung sự say mê của
mình vào những cuốn sách và được cả lớp tin tưởng bầu làm thủ thư của lớp
và là người biên tập cuốn tạp chí của trường. Sự xâm lược của Nhật Bản đã
làm đứt đoạn con đường học hành của ông. Mãi đến năm 1947, ơng mới có cơ

hội quay trở lại với trường học và trở thành 1 trong 7 sinh viên đầu tiên của
Malaysia (trong đó có vợ ơng) theo đuổi ngành Y khoa tại trường Y
Kingward VII. Tại đây Mahathir đã bộc lộ tố chất lãnh đạo của mình và được
mọi người tín nhiệm bầu làm chủ tịch hội Hồi giáo ở trường. Một người bạn
cùng lớp đại học đã mô tả lại sự khác biệt của ông so với những thanh niên
thời ấy: “Ông là một con người xuất chúng và chừng mực. Khi chúng tôi gặp
những khúc mắc về các học thuyết y khoa, chúng tôi mang đến cho ông, và
ông bao giờ cũng hiểu vấn đề nhanh hơn cả. Ơng có thể chọc ghẹo, trêu đùa
cho ai đó tức giận nhưng khơng bao giờ dính dáng vào những trị phá bĩnh
ngu ngốc hay có ở bọn thanh niên”[65; 34]
Nhận bằng y khoa năm 1953, một năm sau đó, ơng được bộ máy chính
quyền tiếp nhận trong vai trò bác sĩ thực tập tại bệnh viện Penang và được
cơng nhận là nhân viên y tế chính thức lần lượt tại các bệnh viện của Alor
Star, Perlis và Langkawi. Năm 1957, với sự hỗ trợ đắc lực của vợ, ông đã lập
phòng khám đầu tiên tại Alor Star mang tên ơng - Phịng khám Maha. Ơng
khơng những khơng lấy tiền người nghèo mà thậm chí cịn cho họ tiền đi về
nhà nên nhanh chóng trở thành người bác sĩ nhân từ nổi tiếng khắp bang.
Mahathir không bao giờ do dự trước những buổi khám tại nhà bệnh nhân, tận
dụng mọi phương tiện đi lại có thể, từ các phương tiện công cộng, ôtô, xe đạp
và cả đi nhờ bạn bè. Lòng tốt và sự tận tuỵ với mọi người của ơng đã giúp
ơng nhanh chóng được biết đến với cái tên trìu mến “bác sĩ UMNO” hơn là
chính tên tuổi thật của ông. Abdullah Pa' Chik là người đã sát cánh bên ông từ
những năm tháng ông mới lập phịng khám Maha đã nhận xét rằng ơng là một

14


Lê Thị Huyền

người rất hào hiệp. Vấn đề tài chính của phịng khám tồn do mọi người quản

lý hộ cịn bản thân ông chỉ tập trung vào công việc chuyên mơn. Abdullah nói
“Đây là một trong những đức tính đáng được ngưỡng mộ của Mahathir, khi
ông đã tin tưởng ai đó thì ơng có thể tín nhiệm giao phó mọi thứ, kể cả vấn đề
tiền bạc” [66; 43].
Sự nghiệp chính trị
Mahathir sớm có những quan tâm về chính trị từ thời còn ngồi trên ghế
nhà trường nhưng chỉ thực sự tham gia từ sau sự liên đới của ông với phong
trào chống khối Malaya được gọi là Massa Melayu. Ông lãnh đạo một nhóm
sinh viên tham gia các cuộc biểu tình và gia nhập đảng UMNO năm 1945 khi
mới 20 tuổi, cái tuổi còn quá trẻ để sớm trăn trở với những vấn đề của quốc
gia dân tộc.
Năm 1959, Mahathir từ chối đề xuất trở thành uỷ viên hội đồng lập
pháp bang Kedah và đến năm 1964 thì giành thắng lợi trong cuộc bầu cử và là
thành viên của quốc hội Kota Star Selantan, nơi ông được ghi nhận như là
một chính trị gia trẻ tuổi nhưng sớm bộc lộ tính kiên định và quyết tâm theo
đuổi mục đích của mình. Khoảng thời gian làm việc dưới thời Tunku là những
năm tháng đầu tiên Mahathir làm quen với các vấn đề chính trị. Mahathir có
nhiều quan điểm khác với Tunku Abdul Rahman “Khơng có gì là sự chỉ trích
cá nhân ở đây, chỉ là những khác biệt về tầm nhìn mà thôi. Chúng ta không
phản đối quan điểm của từng người nhưng chúng ta đối lập với họ về những
gì họ đã làm hoặc khơng làm. Tơi hồn tồn ủng hộ vai trị lãnh đạo của
Tunku nhưng tơi khơng đồng ý với một số chính sách của ơng” [68;17].
Nhiều học giả đã nhận định rằng Mahathir có cái may mắn lớn là được làm
việc trong bộ máy chính quyền của tất cả các thủ tướng tiền nhiệm nên hơn ai
hết ông hiểu rõ sự vận hành cũng như nắm được những nguyên tắc mang lại
sự thịnh vượng và ổn định cho Malaysia.

15



Lê Thị Huyền

Từ 1969 đến năm 1972 là thời kì lạnh lẽo ảm đạm với Mahathir mà
đỉnh cao là sự kiện ông bị trục xuất khỏi UMNO ngày 26 tháng 9 năm 1969
sau khi ơng đệ trình lên Tunku một lá thư trong đó cơng kích nặng nề những
điểm yếu của cá nhân Tunku cũng như bộ máy chính quyền thời đó bên cạnh
việc đưa ra những khuyến cáo về một bộ phận của UMNO đã quá nuông
chiều những người Malay, đưa ra cho họ những cam kết về quyền lợi đặc biệt,
tạo tâm lý ỷ lại, dựa dẫm trong cộng đồng dân cư này nhất là những người
Malay ở nông thôn. Abdul Rahman đọc bản thông báo bãi bỏ chức vụ của
Mahathir trong đảng “ Mahathir Momamad bị đình chỉ tư cách thành viên của
Hội đồng tối cao kể từ ngày 12 tháng 7 năm 1969” [81;54]. Datuk Zainuddin
Maidin sau này đã viết trong cuốn sách Một con người Mahathir khác ca ngợi
sự dũng cảm của Mahathir khi ông một mình đối mặt với chính quyền đương
thời “Bức thư chứa đựng những nội dung quan trọng mà trước hết nên được
thảo luận bởi Hội đồng tối cao của UMNO nhất là về vấn đề vị thế hiện nay
của đất nước. Hành động của Mahathir có thể xem như là một sự phá vỡ
những nghi thức mặc nhận của đảng UMNO có thể dẫn tới sự mất đồn kết
trong nội bộ Đảng và chính phủ với sự hậu thuẫn của Đảng” [90; 84].
Zainudin cũng viết rằng Mahathir cảm thấy hết sức cơ độc và lần đầu tiên
trong cuộc đời mình ông lo âu đợi đến cái ngày sẽ bị bắt giữ. Nhà của ơng bị
lục sốt, bạn bè lãnh đạm, những ai đã từng lảng vảng trước nhà ông nay đều
tránh xa và bản thân ơng được nhìn nhận như một nhân tố nguy hiểm nếu có
bất kì sự tiếp cận nào. Bị đày ải về chính trị, Mahathir quay trở lại nghề y tại
Pekan Melayu, Alor Star.
Quay trở lại UMNO
Một nhóm UMNO tiến bộ mà đứng đầu là Datuk Harun Hidris đã tích
cực hồ giải và tạo áp lực trong đảng để đưa Mahathir quay trở lại UMNO.
Harun đến tận nhà Mahathir ở Titi Gajah để thuyết phục ông quay trở lại và


16


Lê Thị Huyền

điều này làm Mahathir rất cảm động khi nhận được một tiếng nói ủng hộ
trong lúc mọi người đều đang thờ ơ và né tránh mình. Ơng làm đơn xin gia
nhập lại UMNO. Về sự kiện này, Zainudin viết “Lá đơn ấy dường như rất khó
được chấp nhận bởi vì Mahathir khơng tun thệ sẽ tn theo các điều lệ của
Đảng cũng như khơng tỏ ra có bất kì một sự ăn năn hối lỗi nào” [90; 103]. Bất
chấp những lời lẽ khuyên can của mọi người, Mahathir vẫn kiên định gửi lá
thư nêu lên những vấn đề của đảng tới những người nắm quyền lãnh đạo và
ông quan niệm “Nếu mọi người muốn loại trừ tơi, thì hãy để cho họ làm thế”
[90; 104]. Sự ương bướng ấy khơng chỉ là tính cách cá nhân của một người
bộc trực mà nó cịn là tố chất của một nhà lãnh đạo kiên định và quyết đoán
trong tương lai Malaysia chỉ khoảng hơn 10 năm sau đó. UMNO đã thông qua
lá đơn xin gia nhập lại của Mahathir ngày 7/3/1972 và nhanh chóng sau đó
ơng trở thành Nghị sĩ năm 1973 và là Bộ trưởng Bộ Giáo dục năm 1974 .
Aziz nhận định “Giáo dục là bước đầu tiên trong kế hoạch thay đổi con
người và quốc gia của Mahathir. Với tư cách là một người lãnh đạo, ông
mong muốn xố đói giảm nghèo và mang lại sự cơng bằng cho tất cả mọi
người, để được chứng kiến mỗi con người đều có những cơ hội để cải thiện
chất lượng cuộc sống của họ” [55; 17]. Trong nhiệm kì làm Bộ trưởng Bộ
Giáo dục của mình, Mahathir đã tiến hành cải cách nhằm nâng cao vị thế của
người Malay thơng qua giáo dục như khuyến khích họ tham gia các loại hình
học tập sau đại học, chuyên sâu, thay đổi hạn ngạch, đa dạng hoá lĩnh vực đào
tạo cho người Malay và thay đổi một số chi tiết về quy chế tuyển chọn.
Với những nỗ lực không ngừng ấy, năm 1975, Mahathir giành thắng lợi
trong cuộc bầu cử và trở thành Phó chủ tịch UMNO. Điều này khởi đầu cho
những bước tiến chính trị của ơng sau này. Một thời gian sau Mahathir

chuyển sang làm Bộ trưởng thương mại của Malaysia và đã có những động
thái tích cực để thúc đẩy buôn bán của Malaysia với các quốc gia khác. Dù ở

17


Lê Thị Huyền

cương vị nào ông cũng đã chứng tỏ được khả năng kiệt xuất và sự tận tuỵ với
công việc của mình. Ngày 16/7/1981 ơng được bổ nhiệm làm Thủ tướng
Malaysia.
Cuộc đời chính trị của Mahathir đã trải qua những thăng trầm mà
khơng phải bất kì nhà lãnh đạo nào cũng gặp. Với 22 năm nắm quyền Thủ
tướng, một kỉ lục của Châu Á, nhìn nhận lại một cách khái qt, sự nghiệp
chính trị của Mahathir Mohamad có thể được chia thành 4 giai đoạn.
Giai đoạn 1 (1981-1984): Tinh thần của chính quyền giai đoạn này có
thể nắm bắt qua câu khẩu hiệu: “Chính phủ trong sạch, hiệu quả và đáng tin
cậy” sử dụng trong cuộc bầu cử năm 1982. Chính quyền Mahathir đã cố gắng
xem xét cẩn thận vấn đề các doanh nghiệp nhà nước quản lý yếu kém và
không sinh lợi, loại bỏ tham nhũng, cải thiện tính hiệu quả của nền kinh tế
hành chính quốc gia, ngăn chặn các xung đột chính trị ở mọi cấp độ từ liên
bang tới tiểu bang. Trong buổi phát động chiến dịch “Chính quyền mẫu mực”
“Lãnh đạo làm gương” ở Kuala Lumpur ngày 19/3/1983 Mahathir đã nói:
“Một chính quyền chỉ trong sạch hiệu quả và đáng tin cậy đúng với ý nghĩa
của nó khi các nhà lãnh đạo, những người đứng đầu và các quan chức có được
đức tính này và họ cam kết thực thi nó trong đời sống hàng ngày”[106; 3]. Sự
kiên quyết của ông trong việc cải tạo bộ máy chính quyền đã được chứng
minh trong giai đoạn này. Đây có thể nói là thời kì êm đẹp ngọt ngào trong
cuộc đời chính trị của Mahathir. Là thời kì “trăng mật” trong cuộc “hơn phối”
giữa ơng với chính trị Malay. Người ta gọi chính quyền 2M (Sự kết hợp giữa

Mahathir và Musa Hitam) là nhà nước của sự trong sạch và hiệu quả, gửi vào
tên gọi đó niềm tin về sự chấm dứt một thời kì đen tối trước đó và mở ra
những ngày tháng tươi đẹp.
Giai đoạn 2 (1985- 1989): Chính quyền của Mahathir trong thời kì này
phải trải qua nhiều sóng gió vì sự tham ô, xung đột chính trị trong nội bộ

18


Lê Thị Huyền

UMNO. Năm 1985- 1986, nền kinh tế đất nước rơi vào suy thối. Những khó
khăn về kinh tế diễn ra trên nhiều lĩnh vực. Nội bộ và bên ngồi có tiếng nói
lên án Mahathir vì sự khủng hoảng của đất nước với một số chính sách thất
bại như ưu tiên công nghiệp nặng, những dự án khổng lồ như dự án voi ma
mút và chủ nghĩa thân hữu (ưu tiên các tập đoàn Malay). Vực dậy sau giai
đọn này là một nhiệm vụ hết sức khó khăn.
Giai đoạn 3:(1990-1997): Đây là giai đoạn Mahathir đưa ra rất nhiều
biện pháp để thống nhất thể chế và nền tảng chính trị của ông bao gồm: đa
dân tộc đảng phái UMNO, làm mềm đi những căng thẳng giữa các bang với
nhà nước vốn là do vấn đề phân biệt sắc tộc gây ra. Phương châm chính trong
giai đoạn này là thiết lập và triển khai chính sách phát triển dân tộc (NDP)
trong đó có việc đưa ra tầm nhìn 2020. Chính sách phát triển dân tộc được
chính phủ thơng qua năm 1991 về cơ bản là tiếp tục tinh thần của NEP (Chính
sách kinh tế mới) và đặt nền tảng cho sự phát triển của kinh tế Malaysia trong
20 năm sau đó. Sự phục hồi kinh tế giai đoạn này đạt đến mức có thể góp
phần làm giảm sự căng thẳng do xung đột sắc tộc gây ra. Tầm nhìn 2020 trở
thành trụ cột cho mọi chính sách của chính phủ. Năm 1994, UMNO đã thắng
lợi ở Sabah trong cuộc bầu cử ở liên bang. Thắng lợi ở Sabah đồng nghĩa với
sự thắng lợi trên toàn lãnh thổ và điều này chứng tỏ UMNO có sức thuyết

phục cao đối với các tộc người Malaysia. Với những tiến triển tích cực như
vậy, Mahathir dường như đã đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp chính trị. Tuy
nhiên cuộc đời và sự nghiệp của Mahathir khơng dừng lại ở đó. Những tầm
nhìn ơng tạo dựng nên không phải đã kết thúc. Malaysia bắt đầu có những dấu
hiệu đầu tiên của tự do hố chính trị và tự do hoá kinh tế. Cuộc bầu cử năm
1995 càng khẳng định uy tín của Mahathir và loại bỏ được những nguy cơ từ
đối thủ Tengku Razaleigh. Mahathir tuyên bố về Tầm nhìn 2020 và ghi dấu
ấn của mình vào chính sách phát triển dân tộc, đưa Malaysia bước vào một

19


Lê Thị Huyền

thiên niên kỷ mới với một vị thế mới. Tuy nhiên sự sụp đổ của đồng Bath hai
năm sau đó đã gây ra cuộc khủng hoảng tiền tệ trong tồn khu vực mà đồng
Ringgit của Malaysia cũng khơng phải là ngoại lệ. Một tháng sau khi đồng
Bath sụp đổ, người ta bắt đầu nghi ngờ về tính hiệu quả của bộ máy chính
quyền Mahathir.
Giai đoạn 4 (1997-10/2003): Bất ổn về kinh tế và chính trị là trạng thái
thường trực trong giai đoạn này. Sau cuộc bầu cử năm 1993, Mahathir và
Anwar bất đồng trong nhiều quyết định về các vấn đề kinh tế. Cũng trong thời
gian này, có một áp lực khác từ UMNO đối với Mahathir là sự trở lại của phái
thân hữu Anwar. Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã làm cho
sự xích mích giữa hai người càng trở nên găy gắt. Tháng 9/1998, Mahathir
khơng cịn khoan nhượng với Anwar và đã cách chức Phó chủ tịch, tuyên bố
bắt giữ Anwar. Các cuộc biểu tình của những người ủng hộ Anwar nổ ra trên
đường phố thủ đô. Mahathir đã giải quyết một cách êm thấm, không gây ra
một thiệt hại nào tới các vấn đề chính trị, xã hội của đất nước. Một lần nữa
ơng lại chứng tỏ được bản lĩnh chính trị của mình. Đây cũng là giai đoạn

Mahathir từ chối các kế hoạch hồi phục của IMF mà huy động nội lực để vượt
qua khủng hoảng tài chính tiền tệ. Tháng 10/2003 Mahathir từ chức sau khi tổ
chức thành công Hội nghị Hồi giáo thế giới ở Malaysia, chấm dứt 22 năm
lãnh đạo của mình.
1.2. Tư tưởng và tầm nhìn của Mahathir về vấn đề dân tộc và tôn
giáo qua các cơng trình nghiên cứu của ơng
1.2.1. Các tác phẩm chính luận của Mahathir
Mahathir đã viết rất nhiều cuốn sách bày tỏ tâm huyết, những trăn trở
của ông về các vấn đề dân tộc và tôn giáo của Malaysia.
Cuốn sách bắt nguồn từ một cuộc tranh luận khởi xướng

20


Lê Thị Huyền

từ những thách thức có tính học thuật của Giáo sư
Ungku Aziz ở trường đại học Malaya những năm cuối
1960. Trong một cuộc hội thảo năm 1966 tổ chức tại
Kuala Lumpur về vấn đề kết quả giáo dục thấp kém của
sinh viên người Malay, Mahathir đã đặt ra câu hỏi về
tính di truyền và những ảnh hưởng của mơi trường bên
ngồi để lý giải cho nền giáo dục kém hiệu quả của
người Malay.
Nhiều nhân tố đã được thừa nhận như là chính sách giáo dục chưa khoa
học, cơ sở vật chất nghèo nàn, giáo viên không được đào tạo căn bản…dẫn
đến việc học hành rất chểnh mảng của sinh viên gốc Malay. Thêm vào đó,
Mahathir cho rằng hiện tượng học vấn của người Malay thấp kém còn là vì
những hạn chế có tính di truyền trong cộng đồng Malay. Quan điểm của ông
đã gây ra một cuộc xung đột sâu sắc trên khía cạnh học thuật với một nhóm

học giả mà đứng đầu là giáo sư Ungku vì ơng này và những người cùng nhóm
của mình cho rằng ý kiến của Mahathir ám chỉ những người Malay vốn
đương nhiên là một thuộc cấp thấp kém, một sự hạ đẳng được di truyền từ đời
này sang đời khác và khơng bao giờ có thể thay đổi được. Để giải thích cho
thành ý của mình về những hạn chế có tính sinh học và tính xã hội của người
Malay, Mahathir đã viết cuốn sách Cuộc khủng hoảng của người Malay nhằm
tập trung vào những yếu tố bên trong làm chậm sự phát triển của người Malay
và đặc biệt ông muốn nhấn mạnh vào những yếu tố có thể khắc phục được.
Điều này không dễ dàng được chấp nhận với những người Malay vốn đang hơ
hào khí thế là cơng dân hạng nhất ở Malaysia.

21


Lê Thị Huyền

Trước khi trở thành Liên hiệp Malay thống nhất,
Malaysia bị chia cắt thành rất nhiều tiểu quốc có q
trình dựng và giữ nước hồn tồn riêng biệt. Chính vì
thế chỉ sau sự xuất hiện của người phương Tây, người
dân Malaysia mới ý thức họ thuộc về một nhà nước rộng
lớn hơn tiểu quốc của mình và chia sẻ sứ mệnh giải
phóng khỏi ách thực dân với những người anh em khác.
Nhưng chính sách chia để trị, chính sách ngu dân của
phương Tây đã gây ra những bất hoà giữa các thành
phần dân cư khác nhau của Malaysia, hình thành nên
mối đe doạ tiềm ẩn nguy cơ bộc phát lên thành xung đột
dân tộc. Đạo Islam vốn khuyến khích các tín đồ năng
động hơn và tìm cách gia tăng quyền lực của mình hơn
lại bị tuyên truyền như một tơn giáo đi ngược lại với tiến

trình phát triển của lịch sử, gắn liền với nghèo nàn và
lạc hậu.
Sự nhầm lẫn ấy là mối nguy cơ đến sự phát triển và thịnh vượng lâu dài
của người Malay. Chính điều đó đã thôi thúc Mahathir viết cuốn sách Sự
thách thức để đưa ra cái nhìn trung thực về phương thức tư duy và cách sống
của người Malay, ưu thế cạnh tranh và hạn chế của họ trong cuộc sống hiện
đại. Với sự thẳng thắn và cởi mở, Mahathir đã đạp tan những ảo tưởng sai lầm
và vạch trần sự bóp méo xuyên tạc về đạo Hồi, về giáo dục, về dân chủ, chủ
nghĩa cộng đồng, tự do và kỷ luật vốn là những mối quan tâm của thế giới
hiện đại. Ông khẳng định rằng người Malay chỉ có ở vị thế nhìn nhận khách
quan giữa thần thánh và thế tục mới có thể hy vọng đối mặt và vượt qua
những thách thức của mình. Sự thách thức là những suy nghĩ trở trăn của
Mahathir từ khi nó xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1986 cho đến tận ngày nay

22


×