Tải bản đầy đủ (.pdf) (322 trang)

Nghiên cứu xu hướng phát triển của truyền hình từ góc độ kinh tế học truyền thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 322 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
______________________




BÙI CHÍ TRUNG




NGHIÊN CỨU XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN
CỦA TRUYỀN HÌNH
TỪ GÓC ĐỘ KINH TẾ HỌC TRUYỀN THÔNG



LUẬN ÁN TIẾN SỸ BÁO CHÍ












HÀ NỘI - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
______________________




BÙI CHÍ TRUNG



NGHIÊN CỨU XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN
CỦA TRUYỀN HÌNH
TỪ GÓC ĐỘ KINH TẾ HỌC TRUYỀN THÔNG




Chuyên ngành: BÁO CHÍ HỌC
MÃ SỐ: 62.32.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SỸ BÁO CHÍ


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐINH VĂN HƢỜNG



HÀ NỘI - 2011




MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1

Chƣơng 1 – Cơ sở lý luận Kinh tế học truyền thông trong môi trƣờng
truyền thông Việt Nam




1.1. Khái quát về lý luận kinh tế học truyền thông
17
1.2. Cấu trúc thị trường truyền thông đại chúng
29
1.3. Đối tượng tiêu thụ của thị trường truyền thông
41
1.4. Cạnh tranh trên thị trường truyền thông
48
1.5. Những đặc điểm kinh tế của truyền hình
59



Chƣơng 2 – Thực trạng hệ thống truyền hình Việt Nam nhìn từ góc
độ kinh tế học truyền thông



2.1. Tổng quan hệ thống truyền hình, thị trường truyền hình Việt Nam
những năm đầu thế kỷ XXI
80
2.2. Đặc điểm cấu trúc hệ thống truyền hình Việt Nam nhìn từ góc độ kinh
tế học truyền thông
100
2.3. Những thành tựu và bất cập của hệ thống truyền hình Việt Nam trong
những năm gần đây
109
Chƣơng 3 – Xu hƣớng phát triển, kinh nghiệm và giải pháp nâng cao
hiệu quả kinh tế truyền hình tại Việt Nam



3.1. Dự báo xu hướng phát triển của Truyền hình Việt Nam trong những
năm tới
133
3.2. Một số kinh nghiệm phát triển kinh tế truyền hình
155
3.3. Phác thảo mô hình mới cho kinh tế truyền hình tại Việt Nam
167
3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế truyền hình trong giai đoạn tới
171
KẾT LUẬN
184

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
188
TÀI LIỆU THAM KHẢO
189
PHỤ LỤC








DANH MỤC VIẾT TẮT

AVG
Công ty nghe nhìn toàn cầu (Audio - Video Global)
CATV
Truyền hình cáp (community access televison)
CNTT
Công nghệ thông tin
CNTT-TT
Công nghệ thông tin & Truyền thông
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
GS,TS
Giáo sư Tiến sỹ
HCMA
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

(Ho Chi Minh National Academy of Politics and Public
Administration)
HD
Truyền hình độ nét cao (High-definition television)
HTV
Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
HTVC
Truyền hình cáp Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
IPTV
Truyền hình trên giao thức IP (Internet Protocol TV)
PGS, TS.
Phó giáo sư, Tiến sỹ
PTGĐ
Phó Tổng giám đốc
PTTH & TTĐT
Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử
PR
Quan hệ công chúng ( Public relation)
SCTV
Công ty truyền hình cáp Sài gòn Tourist
TS
Tiến sỹ
TVC
Đoạn băng hình quảng cáo (television commercial)
TV
Truyền hình
Th.S
Thạc sỹ
TTr
Thứ trưởng

TTXVN
Thông tấn xã Việt Nam
TP. HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
TTKT TV
Trung tâm kỹ thuật Truyền hình
TT&TT
Thông tin và Truyền thông
UBND
Ủy ban nhân dân
USB
Thiết bị kết nối (Universal Serial Bus)
USD
Đô la Mỹ
VCTV
Truyền hình cáp Việt Nam
VTC
Đài Truyền hình Kỹ thuật số
VTV
Đài Truyền hình Việt Nam
WTO
Tổ chức thương mại thế giới (World Trade organization)
3G
Công nghệ truyền thông thế hệ thứ ba (third-generation
technology)
3D
Hình ảnh không gian ba chiều




CÁC BẢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

TT
TÊN BẢNG
TRANG
1.
Bảng 1.1: Hình thức tiêu thụ sản phẩm của các phương tiện
thông tin đại chúng
50
2.
Bảng 1.2: Doanh thu quảng cáo của thị trường truyền thông thế
giới
56
3.
Bảng 1.3: Các nguồn thu cơ bản của truyền hình
69
4.
Bảng 2.1: So sánh về tốc độ tăng trưởng kinh tế
93
5.
Bảng 2.2: Cơ cấu các khoản chi tiêu bảo đảm đời sống của 5
nhóm thu nhập từ năm 2008 – 2009
94
6.
Bảng 2.3: Thống kê tình hình sử dụng internet tại Việt Nam
99
7.
Bảng 2.4: Thống kê doanh số của VTV, 3 năm 2008 - 2010
100























CÁC HÌNH VẼ - BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

TT
TÊN HÌNH
TRANG
1.
Hình 1.1: Các phương tiện thông tin đại chúng - thị trường
kết hợp hàng hóa và dịch vụ
23

2.
Hình 1.2: Đặc điểm của thị trường truyền thông
27
3.
Hình 1.3: Hình thành ―chuỗi giá trị” trong quá trình sản xuất
35
4.
Hình 1.4: ―Chuỗi giá trị” trong kinh doanh truyền thông
36
5.
Hình 1.5: Dây chuyền sản xuất trong ngành công nghiệp truyền
thông
40
6.
Hình 1.6: Quy trình lựa chọn sản phẩm truyền thông
43
7.
Hình 1.7: Số hộ gia đình xem truyền hình toàn cầu giai đoạn 2006-
2013
52
8.
Hình 1.8: Thống kê và dự báo doanh thu truyền hình toàn cầu
giai đoạn 2006-2013
54
9.
Hình 1.9. Vòng luẩn quẩn suy giảm lợi nhuận trong công nghiệp
truyền hình
62
10.
Hình 2.1: Chỉ số giá hàng cơ bản từ năm 2007 - 2010

94
11.
Hình 2.2: Thống kê về thiết bị nghe nhìn 2008 - 2009
96
12.
Hình 2.3: Thống kê về số lượng tivi trong gia đình 2008 - 2009
97
13.
Hình 2.4: Thống kê về thiết bị kỹ thuật xem truyền hình 2008 -
2009
97
14.
Hình 2.5: Thống kê về tần xuất xem truyền hình 2008 - 2009
98
15.
Hình 2.6: Thống kê về thời điểm xem truyền hình 2008 - 2009
99
16.
Hình 2.7 Tăng trưởng quảng cáo 9 tháng đầu năm 2009
105




1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Khó có phương tiện truyền thông nào xâm nhập mạnh mẽ và sâu sắc vào đời
sống người dân Việt Nam như truyền hình. Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI có thể

xem là thời kỳ bùng nổ của loại hình báo chí điện tử này ở Việt Nam với số lượng
kênh phát triển tới con số hàng trăm. Cùng với 67 đài phát truyền hình trung ương
và địa phương, hoạt động truyền hình còn được mở rộng bởi hệ thống các nhà sản
xuất, các công ty truyền thông thuộc nhiều thành phần kinh tế, dựa trên trên nhiều
mô hình hoạt động khác nhau. Truyền hình không chỉ phát sóng miễn phí mà đã lan
tỏa trên nhiều hạ tầng truyền dẫn, hiện diện trên nhiều loại hình sản phẩm phong
phú đa dạng, chứng minh được ảnh hưởng ngày càng tăng của mình tới đời sống
chính trị tư tưởng, văn hoá và giải trí của người Việt Nam.
Trước những năm đầu thế kỷ XXI, khái niệm kinh tế báo chí trong đó có kinh
tế truyền hình vẫn còn chưa được chú ý, chỉ tựa như hoạt động tạo thêm nguồn thu,
hỗ trợ tăng thêm ngân sách cho cơ quan báo chí. Theo tiến trình chung trong quá
trình đổi mới, dần dần bên cạnh các hoạt động của truyền hình phục vụ chính trị xã
hội đã xuất hiện những yêu cầu mới, đó là truyền hình còn trực tiếp tạo ra các sản
phẩm mang tính hàng hóa, tạo ra nguồn thu trên nhiều hình thức khác nhau.
Chỉ trong 5 năm gần đây số liệu báo cáo doanh thu từ đài truyền hình trung
ương và nhiều đài địa phương ở nước ta đạt được đã vượt mức hàng nghìn tỷ [19,
22]. Nếu so sánh với một tổng công ty lớn thì năng lực kinh doanh, nguồn lực tài
chính mà các đài truyền hình đạt đựơc không hề thua kém. Người ta có thể ví vai trò
của các cơ quan báo chí truyền thông như một "đơn vị kinh tế" độc lập, vị thế rõ
ràng. Tuy nhiên trên thực tế, các chính sách như quy định về thuế, các quy chế tài
chính điều chỉnh cho các cơ quan báo chí lại chưa được công bằng so với doanh
nghiệp. Điều này đã hạn chế không nhỏ tới mục tiêu phát triển ―sản nghiệp báo
chí‖, tạo nguồn thu để giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nước và hướng đến sự
cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ quan báo chí trên thị trường về doanh thu, lợi
nhuận, thu nhập của cán bộ, biên tập viên, công nhân viên từng cơ quan.



2
Hoạt động kinh tế truyền thông, kinh tế truyền hình mặc dù đã bắt đầu được đề

cập ở nước ta, nhưng để phân tích có cơ sở lý luận và thực tiễn đồng thời được đánh
giá phản biện một cách khoa học thì chưa có nhiều công trình đề cập tới. Phần lớn
những thông tin, kiến thức về kinh tế truyền thông tại Việt Nam chỉ được thể hiện
qua kết luận của cơ quan quản lý nhà nước đối với những sự kiện, vấn đề mang tính
thực tiễn cấp bách hoặc qua tài liệu của nước ngoài, chưa có những đúc kết học
thuật về vấn đề này.Do vậy một số cơ quan truyền thông tuy đã mạnh dạn đã nắm
bắt và vận dụng xu hướng phát triển kinh tế truyền thông để tạo nguồn thu bù đắp
một phần chi phí nhưng hoạt động này phần lớn vẫn mang tính tự phát, chưa hệ
thống bài bản.
Ngày nay, các nhà báo không chỉ cần có những kiến thức cơ bản về kinh tế, mà
còn cần nắm bắt sâu hơn nguyên lý hoạt động thị trường truyền thông để tích cực
tham gia vào các dự án, góp phần xây dựng chiến lược phát triển của cơ quan mình.
Bên cạnh rất nhiều kết quả đã đạt được trên nhiều phương diện, sự phát triển
của ngành truyền hình Việt Nam vẫn tồn tại một số bất cập, đặc biệt trong công tác
quản lý nhà nước về truyền hình, về quy hoạch và phát triển hạ tầng - công nghệ kỹ
thuật truyền hình; về mặt nội dung chương trình, về kinh doanh - phát triển thị
trường, dịch vụ; về đào tạo phát triển nguồn nhân lực vả tính chuyên nghiệp…Đây
là những vấn đề lớn cần được nghiên cứu phân tích để rút ra những bài học kinh
nghiệm cho sự phát triển của truyền hình Việt Nam trong giai đoạn tới.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các phương tiện thông tin đại chúng trong đó có truyền hình đóng vai trò
quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại, đó chính là nguyên nhân khiến lĩnh vực
này nhất là truyền hình trở thành đối tượng được công chúng và cả các nhà nghiên
cứu quan tâm. Truyền hình nói riêng và truyền thông đại chúng nói chung trở
thành một ngành công nghiệp và đạt được lợi nhuận kinh tế cao.
Sự phát triển của hệ thống truyền thông đại chúng hiện đại trên thực tế diễn ra
rất phức tạp, do vậy các phương pháp tiếp cận, các quan niệm và cơ sở lý luận mà
các nhà nghiên cứu đưa ra rất khác nhau. Về khách quan, cơ sở lý luận về các
phương tiện thông tin đại chúng mang đặc trưng liên ngành, điều này dẫn đến việc




3
thường xuyên phát sinh những vấn đề tranh luận đa chiều và luôn xuất hiện những
hướng nghiên cứu mới.
Cơ sở dữ liệu thông tin về lĩnh vực kinh tế truyền thông tại Việt Nam hiện nay
chủ yếu vẫn là các công trình nghiên cứu của các tác giả phương Tây. Đây là thuận
lợi để người nghiên cứu có thể tham khảo tiếp thu, nhưng đồng thời là khó khăn
thách thức khi gần như chưa được tiếp xúc với những nghiên cứu tương tự ở trong
nước.
Để khắc họa bức tranh tổng quan về lĩnh vực kinh tế học truyền thông
trên thế giới, trước tiên cần nhắc đến nhà nghiên cứu danh tiếng người Anh
D. McQuail - người đã đề ra mối liên hệ các yếu tố tinh thần và vật chất trong lĩnh
vực truyền thông, trong đó các phương thức tiếp cận văn hóa học hướng tới việc
nghiên cứu nội dung của các phương tiện thông tin đại chúng, các ý tưởng, giá trị và
khái niệm mà hệ thống này trực tiếp tác động [136]. Các nghiên cứu phương tiện
thông tin đại chúng dựa trên cách tiếp cận duy vật, trước hết chú trọng đến nghiên
cứu về mô hình cơ cấu và quan hệ sở hữu, hoạt động của nó trong bối cảnh kinh tế
thị trường.
Áp dụng cơ sở lý luận kinh tế chính trị học trong việc nghiên cứu các
phương tiện thông tin đại chúng được coi là một trong những hướng nghiên cứu
nổi bật nhất. Theo hướng đi này đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đưa ra vấn
đề mất cân bằng về lĩnh vực thông tin toàn cầu. Ngay từ những năm 1960, các
nhà khoa học đã khẳng định về sự cần thiết phải tìm hiểu về nguyên lý kinh tế
trong hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng. Cuộc tranh luận về chủ
nghĩa đế quốc thông tin và những đề xuất phát triển một trật tự thông tin thế giới
mới được UNESCO đưa ra, đã chú trọng phân tích về sự phân chia không đồng
đều - không công bằng các tài nguyên thông tin và truyền thông giữa các nước,
các khu vực và các châu lục [154, trang 29]. Hướng nghiên cứu về các phương
tiện thông tin đại chúng này là nền tảng hình thành nhiều công trình, góp phần tạo

dựng chính sách phát triển truyền thông của các nước châu Phi, châu Á, châu Mỹ
La tinh, tuy nhiên hướng đi này không tạo ra những tổng kết về phương diện kinh
tế truyền thông.



4
Kinh tế học truyền thông nhìn nhận thông tin đại chúng phát triển trong bối
cảnh nền kinh tế quốc dân, gắn chặt với lý luận kinh tế Mác-xít. Lý luận của Các-
Mác về sự phân chia giai cấp xã hội, về quan hệ đối với tư liệu sản xuất (có sở hữu
về tư liệu sản xuất hay không) quan hệ đối với quá trình sản xuất (điều khiển trong
quá trình đó hay bị điều khiển trong quá trình đó), cũng như quan hệ đối với kết quả
sản xuất. Đây là nền tảng tư tưởng quan trọng để các nhà lý luận truyền thông đại
chúng như: nhà tư tưởng, chính trị gia người Ý A. Gramsci, nhà triết học Pháp L.
Althusser tiếp tục phát triển. Hai nhà kinh tế học này đặc biệt chú ý đến các cơ cấu
kinh tế - xã hội và các cơ chế hình thành hệ tư tưởng. A. Gramsci nhận định rằng
các phương tiện truyền thông đại chúng có sự liên kết với tất cả các cơ cấu nền tảng
của xã hội - điều giúp cho những nhóm thống trị thể hiện quyền lợi của mình như
quyền lợi của toàn xã hội, trước hết là các quyền lợi kinh tế. Bộ máy nhà nước đóng
vai trò trong việc duy trì ―những điều kiện bóc lột tư bản chủ nghĩa‖ (L. Althusser),
trong khi đó trong lĩnh vực tư tưởng, các bộ máy truyền thông đóng vai trò quan
trọng về việc giữ gìn trật tự đang tồn tại [154, trang 30].
Như vậy, đứng trên quan điểm Mác-xít truyền thống khi nghiên cứu các
phương tiện truyền thông đại chúng có thể chỉ ra những vấn đề cơ bản, đó là mối
quan hệ kinh tế giữa các phương tiện truyền thông đại chúng với xã hội. Có thể
nhận định kinh tế truyền thông thực tế đã trở thành một phần cấu thành của nền
kinh tế xã hội.
Trong lý luận kinh tế học truyền thông, lần đầu tiên các phương tiện thông tin
đại chúng được nghiên cứu theo hướng mới, đó là mối quan hệ giữa truyền thông
đại chúng với các nhà quảng cáo. Về bản chất, chủ nghĩa tư bản luôn thực hiện

tham vọng tối đa hóa lợi nhuận. Đi sâu vào nền kinh tế truyền thông, tham vọng
đó chỉ có thể thực hiện được khi có quá trình thu hút tối đa công chúng. Nhà
nghiên cứu nổi tiếng người Mỹ D. Smythe là một trong những người đầu tiên tuyên
bố vào cuối những năm 1970 rằng, công chúng đóng vai trò hàng hóa (commodity) đối
với các phương tiện thông tin đại chúng [142, trang 253-279]. Theo ông, truyền thông
đại chúng sinh ra khi các phương tiện truyền thông hình thành, tạo lập và ―mang‖ công
chúng đến với các khách hàng quảng cáo. Nội dung của các phương tiện thông tin đại



5
chúng trong điều kiện đó trở thành công cụ thu hút công chúng, bởi vậy, việc tạo nên
công chúng (audience labor) chính là sản phẩm chính của các phương tiện thông tin
đại chúng.
Gần đây nhiều tác giả khác như P. Golding và H. Murdock nhấn mạnh sự biến
đổi các phương tiện thông tin đại chúng thành kỹ nghệ công nghiệp, tập trung vào
hai hiện tượng quan trọng đang tiếp tục gây sự chú ý của các nhà kinh tế truyền
thông cũng như của tất cả các chuyên gia trong lĩnh vực phương tiện thông tin đại
chúng, đó là các chiến lược phát triển của các tập đoàn truyền thông, mặt khác đó
là sự cạnh tranh và sự đa dạng trên thị trường nội dung [133, trang 12].
Các nhà nghiên cứu nổi tiếng: W. de Jong, M. Shaw, N. Stammers, J.V. Pavlik,
J. LeBlanc, L. Stephen, A. Broadrick Sohn, I.N Zaxuski, E.Vartanova và rất
nhiều học giả khác thuộc các trung tâm nghiên cứu hàng đầu thế giới tại châu âu,
Hoa kỳ, Nhật Bản… đã đưa ra rất nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế truyền
thông, bao gồm cả việc phân tích khái niệm, các lý thuyết kinh tế, xác định các
nguyên lý - phương pháp quản trị doanh nghiệp truyền thông, dự báo về kỷ nguyên
thông tin mới, dự báo xu thế phát triển của thị trường truyền thông… [128, 129,
131, 137, 140, 147].
Một trong những hướng đề cập mới nhất về kinh tế học truyền thông ra đời
trong bối cảnh phát triển vượt bậc của thị trường nội dung số, ảnh hưởng bởi sự

bùng nổ internet do Chris Anderson đưa ra - ―cái đuôi dài‖ tức ý niệm về đường
cong quy luật biểu hiện sự tồn tại và sinh lời của các sản phẩm. Lý thuyết về ―kinh
tế học dư thừa này phân tích hiện tượng mới trong kinh doanh nội dung số (tiếng
Anh - digital content), đưa ra ba luận điểm: (1) cái đuôi các sản phẩm dài hơn rất
nhiều so với nhận định thông thường, (2) nó có hiệu quả kinh tế, (3) tất cả thị
trường ngách khi kết hợp với nhau sẽ trở thành một thị trường với hiệu quả kinh tế
khổng lồ [117, trang 23]. Lý luận này đã làm thay đổi cách nhìn nhận và xu hướng
kinh doanh sản phẩm truyền thông trong thời đại công nghệ thông tin.
Kinh tế học truyền thông thực sự đã trở thành một lĩnh vực được nhiều trường
đại học, trung tâm đào tạo và ngay ở những doanh nghiệp truyền thông quy mô lớn
tại các quốc gia phát triển nghiên cứu hoàn thiện.



6
Khoảng thống về lý luận báo chí tại Việt Nam kéo dài kể từ khi tờ báo đầu
tiên ra đời cho tới những năm 60-70 của thế kỷ XX. Cuối những năm 90 của thế kỷ
XX, những công trình nghiên cứu về truyền hình mới ra đời. Tuy nhiên các công
trình này chỉ dừng lại ở cơ sở lý luận chung, các loại hình tác phẩm, quy trình sản
xuất, phương pháp sản xuất… chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu về
xu hướng phát triển của truyền hình dưới góc độ kinh tế học.
Điểm lại những công trình nghiên cứu về lĩnh vực truyền hình thống kê được
trong vòng 20 năm gần đây tại Thư viện Quốc gia Việt Nam chỉ gồm 26 công trình,
trong đó có 05 luận án đi sâu về lĩnh vực kinh tế truyền hình được công bố cách đây
gần 15 năm. Duy nhất có 01 luận án (tiến sỹ kinh tế) mới công bố năm 2011.
Luận án ―Mở rộng mạng lưới truyền hình quốc gia cho phù hợp với cung cầu
về truyền hình ở VN hiện nay‖ - tác giả Thái Minh Tần (1993) có thể nói là công
trình đầu tiên đề cập đến khía cạnh kinh tế của truyền hình. Trong luận án đã đặt ra
vấn đề truyền hình là lĩnh vực có khả năng đem lại nguồn thu lớn cho Nhà nước,
đưa ra khái niệm về ―xã hội hóa‖ lĩnh vực truyền hình, đề xuất những công nghệ

mới để nâng cao chất lượng phát sóng, diện phủ sóng nhằm hướng tới việc xây
dựng mạng lưới truyền hình quốc gia. Luận án cũng đề cập đến vấn đề quản lý nhà
nước về truyền hình, đề xuất phân cấp quản lý theo các vùng, miền, địa phương,
thành lập Ủy ban nhà nước về Phát thanh Truyền hình…[76]. Những vấn đề được
đưa ra trong luận án hiện vẫn mang tính thời sự. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu
chủ yếu chỉ hướng đến các vấn đề mang tính sự vụ trong thực tiễn, những khái niệm
lý luận đưa ra còn đơn giản, chưa hệ thống hóa trên nền tảng lý luận và thực tiễn về
kinh tế truyền thông.
Tác giả Phan Thị Loan khi nghiên cứu về vấn đề hoàn thiện phương thức quản
lý kinh tế cho ngành truyền hình trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường
ở Việt Nam [50], đã đề cập về chức năng của truyền hình trong nền kinh tế thị
trường, đề cập về phương thức quản lý truyền hình tại một số nước phát triển và
phân tích mô hình quản lý của Đài truyền hình Việt Nam từ cơ chế bao cấp sang cơ
chế kinh tế thị trường. Đây là công trình đầu tiên đi sâu vào việc tìm hiểu những bất
cập của cơ chế ―xin cho‖, ―chỉ tiêu‖ đã tồn tại trong hoạt động báo chí suốt thời gian



7
rất dài. Tác giả cũng chỉ ra quan điểm phát triển lĩnh vực truyền hình phù hợp với
nền kinh tế hàng hóa, đặt vấn đề hạch toán kinh tế như một doanh nghiệp với các
đài truyền hình, quản lý các chương trình như một ―dự án‖ theo đơn đặt hàng…
Những vấn đề về kinh tế truyền hình mà luận án đề cập ở góc nhìn rất thực tiễn,
phản ánh sức nóng của lĩnh vực được xã hội quan tâm. Tuy nhiên, hạn chế của công
trình là chưa hình thành nên hệ thống lý luận hoàn chỉnh, những quy luật, khái niệm
và phương pháp nghiên cứu mang tính chỉnh thể của kinh tế học truyền thông, áp
dụng trực tiếp vào lĩnh vực truyền hình. Luận án cũng mới đề cập được sự phát triển
của truyền hình trên khía cạnh một lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, chỉ do cơ
quan nhà nước thực hiện, chưa chỉ ra xu hướng phát triển ―xã hội hóa‖ tới các đối
tượng khác trong toàn xã hội.

Công trình: ―Những phương hướng và biện pháp chủ yếu nhằm phát triển sản
phẩm truyền hình cho phù hợp với cung cầu về truyền hình ở Việt Nam hiện nay‖ -
tác giả Đinh Quang Hưng (1996) đi sâu phân tích quy trình sản xuất sản phẩm
truyền hình như một loại hình hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của người dân. Tác giả đã
phân tích về việc quản lý chi phí sản xuất như một yếu tố quan trọng trong sự thành
công của một đài truyền hình, đưa ra phương thức dự đoán nhu cầu hưởng thụ của
công chúng (phân chia theo giới tính, vùng miền, thời gian…) để tiến tới năng lực
tự chủ tài chính của đài truyền hình [37]. Việc đặt ra yêu cầu phát triển đài truyền
hình như một doanh nghiệp, một lần nữa được đặt ra, nhất là trong bối cảnh Đài
Truyền hình Việt Nam đang có những bước chuyển mạnh mẽ về nội dung, hình
thức, thời lượng phát sóng, số lượng kênh sóng trong giai đoạn 1993 - 1996. Tuy
nhiên cũng do bối cảnh khách quan, nhiều vấn đề lớn như ―chiến lược phát triển
truyền hình kỹ thuật số‖, ―truyền hình trả tiền‖, ―bản quyền chương trình‖, ―hệ
thống khảo sát khán giả‖ chưa được nhìn nhận đầy đủ trên khái niệm học thuật, mà
mới dừng lại ở việc tổng kết số liệu thực tế, chưa đưa ra được những kết luận mang
tính nguyên lý kinh tế học. Công trình mới chỉ dừng lại ở sự phản ánh kết quả kinh
doanh của VTV, chưa chỉ ra được xu hướng tất yếu của sự phát triển kinh tế truyền
hình trong tương lai.



8
Công trình được công bố gần đây nhất: ―Một số giải pháp phát triển thị
trường truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam‖ - nghiên cứu sinh
Hoàng Ngọc Huấn (2011) đã đề cập sâu về một trong những vấn đề mới của truyền
hình - lĩnh vực truyền hình trả tiền [40]. Tuy nhiên do định hướng của luận án thuộc
lĩnh vực kinh tế, đối tượng nghiên cứu hướng tập trung vào Đài Truyền hình Việt
Nam nên không đặt mục tiêu bao quát bức tranh tổng thể về xu thế phát triển chung
của cả ngành truyền hình nước ta. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về truyền hình trả
tiền của công trình này chỉ tập trung vào nhiệm vụ là đưa ra giải pháp cho một hoạt

động kinh tế truyền thông chuyên sâu, không gắn với yêu cầu xây dựng nên những
thông tin về cơ sở lý luận kinh tế học truyền thông cơ bản, để từ đó soi rọi những
vấn đề thực tại và dự báo tương lai.
Môn học về ―Kinh doanh và phát hành báo chí‖ trong những năm gần đây đã
bắt đầu được giảng dậy tại Khoa Báo chí và Truyền thông (Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), Khoa Quan hệ công chúng và Quảng
cáo (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) với các tài liệu giảng dậy của TS Hoàng
Hải, PGS, TS. Đinh Thúy Hằng, PGS,TS. Nguyễn Văn Dững… Hiện chưa có sách
giáo trình chuyên ngành về lĩnh vực này được in ấn xuất bản.
Ngoài ra có thể kể đến một số luận văn thạc sỹ báo chí, khóa luận cử nhân
báo chí khác có đề cập về lĩnh vực kinh tế truyền hình như: ―Phát triển kinh tế báo
chí Hà Nội trong điều kiện kinh tế thị trường XHCN giai đoạn hiện nay‖ - Đề tài
nghiên cứu khoa học của Hội nhà báo Thành phố Hà Nội (Chủ nhiệm - Nguyễn Gia
Quý, 2010), ―Truyền hình trả tiền ở Việt Nam‖ - Luận văn Thạc sỹ báo chí của tác
giả Bùi Thị Phượng ( Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2006), ―Ảnh hưởng của kinh tế thị trường đối với đời sống báo chí hiện nay‖ -
Khóa luận tốt nghiệp Đại học chuyên ngành báo chí của tác giả Phạm Văn Thắng
(Học viện Báo chí - Tuyên truyền, 2006), ―Phát triển truyền hình trả tiền tại Việt
Nam‖ - Khóa luận tốt nghiệp Đại học chuyên ngành báo chí của tác giả Phạm Văn
Thắng (Học viện Báo chí - Tuyên truyền, 2006), ―Truyền hình trả tiền VTCV với
việc thực hiện trách nhiệm xã hội” - Khóa luận tốt nghiệp Đại học chuyên ngành
báo chí của tác giả Lê Đình Hải (Học viện Báo chí - Tuyên truyền, 2011)…



9
Nhiều cơ quan báo chí trong quá trình hoạt động và phát triển của mình cũng
đưa ra một số dự thảo đề án có liên quan đến lĩnh vực như: "Đề án xây dựng Tập
đoàn báo Tuổi trẻ", "Đề án xây dựng Tập đoàn báo chí Công an nhân dân", "Đề án
phát triển truyền hình Việt Nam đến năm 2010", "Đề án phát triển Đài Truyền hình

TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2010- 2015", "Đề án xây dựng Tập đoàn kinh tế Truyền
thông đa phương tiện VTC"… Tuy nhiên, cản trở lớn nhất của các công trình trên
đều nằm ở chỗ chưa có một cơ sở lý luận căn bản, chưa có những lý luận - khái
niệm - học thuyết hoàn chỉnh, thống nhất.
Các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực truyền hình luôn là mảng đề tài thu hút
lượng độc giả công chúng truyền thông, đó cũng là nguyên nhân khiến số lượng tác
phẩm đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng rất phong phú, đa dạng và
có hàm lượng thông tin thời sự cao. Đây là nguồn dữ liệu tham khảo rất bổ ích cho
việc nghiên cứu luận án. Nhiều ý kiến đa chiều mà rất nhiều các cây bút chuyên sâu
về lĩnh vực truyền hình như: Như Hoa, Khánh Duy (Báo Sài Gòn giải phóng), Hải
Đăng (Báo Văn hóa), Ngọc Lan (Thời báo Kinh tế Sài Gòn), Hồng Minh (Báo Bưu
điện Việt Nam), Minh Nam (Báo Thanh Niên), Duy Phương (Tạp chí PC World),
Huyền Nga (Báo Diễn đàn Doanh nghiệp)…đã đề cập trực tiếp vào nhiều khía cạnh
khác nhau của hoạt động truyền hình như: vấn đề bùng nổ xã hội hóa, chất lượng
nội dung, quy hoạch mạng lưới, hạ tầng kỹ thuật, những sai phạm trong hoạt động
kinh doanh… Mảng đề tài riêng về truyền hình đã trở thành một chuyên mục chính
của nhiều cơ quan báo chí, là lĩnh vực quan tâm riêng của nhiều phóng viên, đó là
cơ sở dữ liệu để tác giả luận án có thể nắm bắt sâu hơn, cập nhật hơn những ý kiến
đa chiều từ hiện thực đời sống.



10
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
3.1. Mục đích
Trước tiên, mục đích nghiên cứu của luận án nhằm phân tích, tìm hiểu và
chứng minh những luận điểm chính sau đây:
Một là: kinh tế truyền thông nói chung cũng như kinh tế truyền hình nói
riêng chưa được nhận diện, thấu hiểu và chưa phát huy được hết tiềm năng và vai
trò của nó trong sự phát triển lĩnh vực báo chí truyền thông nước ta. Các cơ quan

báo chí truyền hình chưa được đối xử một cách công bằng và thụ hưởng quyền lợi
như một doanh nghiệp trước pháp luật. Tư duy quản lý kinh tế chưa hình thành
trong bộ máy quản lý cơ quan truyền hình mà vẫn mang nặng hình thức bao cấp, trì
trệ. Một số cơ quan báo chí đang dần phát triển lĩnh vực kinh tế nhưng vẫn trong
trạng thái chập chững, mầy mò và chưa bài bản. Hoạt động kinh tế chưa được chính
thức thừa nhận như một chức năng của báo chí truyền thông. Nhiều hoạt động kinh
tế truyền thông, nhiều khái niệm, thuật ngữ phổ dụng chưa được các nhà hoạch định
chính sách báo chí nghiên cứu, bổ sung vào các văn bản quy phạm pháp luật về báo
chí.
Hai là: lĩnh vực truyền hình trên thế giới đang vận động thay đổi mạnh mẽ
sang một không gian mới - KHÔNG GIAN SỐ HÓA, bước thời kỳ của NỘI DUNG
SỐ (tiếng Anh: digital space, digital content), hoàn toàn khác biệt cả về kỹ thuật lẫn
nội dung. Sự đổi mới này diễn ra toàn diện về quy trình sản xuất, quy trình tiếp
nhận thông tin, mục đích sản xuất, yêu cầu tiếp nhận sản phẩm, thể loại nội dung
cho đến bản chất nội dung thông tin truyền hình… Tuy nhiên cũng chính những
người làm truyền hình, những người quản lý các cơ quan và hệ thống truyền hình và
cả khán giả truyền hình Việt Nam ít nhiều vẫn chưa hình dung, nắm bắt và sẵn sàng
đón nhận bước ngoặt này.
Ba là: mô hình thiết kế hệ thống truyền hình nói riêng cũng như hệ thống báo
chí truyền thông Việt Nam đang dần bộ lộ những bất cập, không tương thích với sự
phát triển của thời đại. Hệ thống pháp lý, cơ chế, chính sách về truyền hình còn
chưa theo kịp với thực tiễn vận động nhanh chóng. Công tác điều hành của các cơ
quan quản lý nhà nước còn yếu kém nên đã phát sinh nhiều mâu thuẫn, bất cập và vi



11
phạm ở quy mô khác nhau. Yêu cầu ―xóa bỏ bao cấp‖ trong lĩnh vực báo chí truyền
thông đặt ra ngày càng cấp bách và cần giải quyết triệt để.
Bốn là: sự quan tâm của nhiều đối tượng xã hội, đặc biệt là của hệ thống

doanh nghiệp tư nhân tham mong muốn được gia vào sự phát triển của truyền hình
nói riêng và lĩnh vực báo chí truyền thông nói chung đang ngày càng dồn nén và
cần tìm hướng tháo gỡ. Nhu cầu tham gia hoạt động truyền hình của tư nhân nhưng
chưa có hành lang pháp lý phù hợp là nguyên nhân chủ yếu phát sinh các sai phạm,
thậm chí là biến tướng. Mô hình hợp tác xã hội hóa giữa doanh nghiệp truyền hình
tư nhân với các cơ quan truyền hình theo cách làm hiện nay vẫn là ―chiếc áo‖ quá
chật, không tương thích với nhu cầu mới. Tư nhân không chỉ cần sở hữu tư liệu sản
xuất truyền hình mà mong muốn có được quan hệ sản xuất một cách bình đẳng,
thuận lợi theo quy định của pháp luật.
Năm là: khoảng cách phát triển giữa truyền hình Việt Nam với thế giới vẫn
còn quá xa, nguy cơ tụt hậu về công nghệ truyền hình, chất lượng nội dung truyền
hình, hiệu quả kinh tế truyền hình vẫn chưa được cải thiện. Thương hiệu truyền
hình Việt Nam trên trường quốc tế còn mờ nhạt, tính chuyên nghiệp và bản sắc
chương trình truyền hình Việt Nam vẫn là những khoảng trống chưa được khỏa lấp.
Từ việc tìm hiểu, chứng minh năm luận điểm trên sẽ là cơ sở để luận án đưa
ra những mô hình, giải pháp cụ thể cho sự phát triển kinh tế truyền hình tại Việt
Nam; nhấn mạnh xu thế xã hội hóa hoạt động báo chí, đặc biệt là lĩnh vực truyền
hình là phù hợp với quy luật vận động của thực tiễn khách quan thời kinh tế thị
trường. Luận án hi vọng đưa ra được những ý kiến giúp cho các nhà hoạch định
chính sách nghiên cứu, bổ sung vào các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí.
3.2. Nhiệm vụ
Luận án có những nhiệm vụ chủ yếu:
- Hệ thống hóa các học thuyết về kinh tế học truyền thông đang phổ cập trên
thế giới, phân tích so sánh và đưa ra nhận thức mới trong môi trường truyền thông
Việt Nam. Phân tích, hệ thống hoá lý luận chuyên ngành hẹp về kinh tế học truyền
hình.



12

- Phân tích thực trạng, tìm ra những ưu nhược điểm trong hoạt động kinh tế
truyền hình tại Việt Nam trong những năm qua.
- Khẳng định xu hướng phát triển chính yếu sẽ tác động mạnh tới sự phát
triển của hệ thống truyền hình. Tìm ra những kinh nghiệm, mô hình và giải pháp
phát triển hoạt động kinh tế truyền hình nước ta hiện nay và trong tương lai.
- Góp phần xây dựng cơ sở nền tảng cho một lĩnh vực nghiên cứu khoa học
mới tại Việt Nam: Kinh tế học truyền thông.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Với tên đề tài: "Nghiên cứu xu hướng phát triển của Truyền hình từ góc độ
kinh tế học truyền thông", các đài truyền hình - các cơ quan chỉ đạo, quản lý và hệ
thống nhân sự hoạt động trong lĩnh vực truyền hình, người xem truyền hình, các đối
tượng kinh doanh sản phẩm hàng hóa truyền hình đựơc coi là đối tượng nghiên cứu.
- Để hoàn thiện tổng thể các vấn đề nghiên cứu, có thể lấy môi trường phạm
vi hoạt động của truyền hình, nhìn từ tương quan tác động với các hoạt động kinh tế
xã hội cũng được nghiên cứu để mở rộng cứ liệu thông tin.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án bao gồm các hoạt động tổ chức sản xuất của
ba hệ thống truyền hình đặc trưng cho lĩnh vực truyền hình Việt Nam: Đài truyền
hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình địa phương (HTV TP. Hồ Chí Minh), và
Đài truyền hình hoạt động trong môi trường Doanh nghiệp nhà nước (VTC) từ năm
2008-2010. Phạm vi định hình ở mức độ phương pháp luận, không đi sâu vào vấn
đề kỹ thuật, không đi sâu vào những chi tiết khác biệt hay ngoại lệ. Luận án được
tiếp cận chủ yếu trên các bình diện: a) Cấu trúc hệ thống, b) đặc điểm chính yếu, c)
mối liên hệ giữa các đặc điểm với các vấn đề nội tại.
Trong khuôn khổ đề tài luận án, chúng tôi sẽ tập trung vào một số vấn đề cụ
thể sau:
- Chiến lược và hành động thực tế của các đài truyền hình, các doanh nghiệp
truyền hình đối với hoạt động kinh tế truyền thông, kinh tế truyền hình. Hoạt động




13
của thị trường truyền hình trong tổng thể ngành công nghiệp truyền thông.
- Mối liên hệ giữa cơ quan truyền hình - công chúng - nhà quảng cáo trong
sự hoạt động kinh tế truyền hình. Công chúng truyền hình với vai trò vừa là đối
tượng truyền thông, vừa là người tiêu dùng sản phẩm.
- Mối liên hệ giữa sản phẩm nội dung truyền hình với thị trường truyền hình.
- Quá trình xã hội hóa hoạt động truyền hình. Các mô hình, phương thức
kinh doanh trong kinh tế truyền hình.
- Chi phí, công nghệ, quy trình tổ chức sản xuất và hệ thống phân phối sản
phẩm truyền hình.
- Hệ thống quản lý nhà nước về truyền hình.
- Những mâu thuẫn, bất cập, sai phạm và điều chỉnh trong thực tế của hoạt
động kinh tế truyền hình.
- Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành, phát triển của kinh tế
truyền hình thế giới và Việt Nam, những giải pháp và mô hình phù hợp cho sự phát
triển.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận án vận dụng phép biện chứng duy vật và chủ nghĩa duy vật lịch sử;
đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về báo chí và kinh tế, xuất
bản báo chí trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập
quốc tế, dặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Luận án kết hợp phương pháp nghiên cứu chuyên ngành kinh tế học và kinh
tế học truyền thông làm nền tảng khoa học.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Do truyền hình là một lĩnh vực có mối liên hệ tác động đến nhiều khía cạnh
của đời sống xã hội, không thể chỉ áp dụng nghiên cứu chuyên ngành báo chí một
cách độc lập để giải quyết được triệt để và toàn diện các vấn đề của thực tiễn. Việc

nghiên cứu truyền hình dưới góc độ kinh tế học truyền thông đòi hỏi cần có trí thức



14
tổng hợp của nhiều lĩnh vực và nhiều ngành học, vì vậy luận án đã sử dụng phương
pháp tiếp cận liên ngành, kết hợp giữa báo chí học, kinh tế học, văn hóa học, xã hội
học, dân tộc học để thực hiện các thao tác nội dung và rút ra những kết luận cần
thiết. Phương phương pháp tiếp cận liên ngành được sử dụng trong công trình sẽ
giúp cho quá trình liên kết, thiết lập các mối quan hệ qua lại, quy định và ảnh hưởng
lẫn nhau giữa vấn đề lý luận thuộc lĩnh vực chuyên biệt khác nhau. Việc sử dụng
phương pháp tiếp cận liên ngành cũng là công cụ hữu hiệu để nghiên cứu sinh có sử
dụng quan điểm, tri thức và phương pháp nghiên cứu của các nhóm chuyên gia
thuộc các chuyên ngành khác nhau để giải quyết vấn đề một cách toàn diện, khách
quan và hiệu quả nhất.
- Luận án vận dụng phương pháp phân tích tài liệu để xây dựng cơ sở dữ liệu
thông tin cơ sở một cách chính xác, đầy đủ. Phương pháp này giúp cho nghiên cứu
sinh nắm bắt được nội dung mà các nhà nghiên cứu về kinh tế học truyền thông,
kinh tế truyền hình đã thực hiện, vận dụng và nhìn nhận những luận thuyết đã được
minh chứng trước đây vào trong bối cảnh mới. Nội dung phân tích đã thực hiện bao
gồm: phân tích nguồn (ví dụ: phản ánh về các vấn đề cơ sở lý luận, các học thuyết,
định nghĩa… về kinh tế học truyền thông, kinh tế truyền hình), phân tích tác giả (ví
dụ: phản ánh về các quan điểm, đánh giá về kinh tế truyền thông), phân tích nội
dung (ví dụ: bản chất sự kiện, mối tương quan tác động tới quá trình hình thành,
phát sinh, phát triển của hoạt động kinh tế truyền hình) và tổng hợp tài liệu (ví dụ:
con số, dữ liệu kinh tế, quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp truyền hình…).
Dữ liệu phân tích bao gồm: hệ thống văn bản quy phạm của nhà nước về lĩnh vực
truyền hình, các báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo tổng kết chính
thức của cơ quan truyền hình, các tài liệu khảo sát về kinh tế truyền hình thế giới và
Việt Nam do các viện nghiên cứu hoặc các tổ chức khảo sát chuyên nghiệp thực

hiện, hệ thống Sách trắng về thông tin và truyền thông của Bộ Thông tin và Truyền
thông, số liệu của Tổng cục Thống kê, tài liệu về kinh truyền thông trong và ngoài
nước…Hệ thống tài liệu này có tính xác thực cao, chính xác và phù hợp cho việc
đánh giá phân tích các vấn đề.



15
- Đối tượng nghiên cứu chính mà luận án hướng đến có tính chất điển hình rõ
nét: Đài truyền hình quốc gia VTV, Đài truyền hình hoạt động trong mô hình doanh
nghiệp VTC, Đài truyền hình địa phương HTV HCM, việc nghiên cứu các đối
tượng này dựa trên phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study). Nghiên cứu
sinh đã thực hiện việc theo dõi sát sao và toàn diện các hoạt động của ba đơn vị này
trên nhiều khía cạnh như: chiến lược, tổ chức bộ máy, sản xuất kinh doanh, sản
phẩm, khách hàng… Quá trình điển cứu trường kỳ (longitudinal case study) từ năm
2008 - 2010, đã thu thập được những dự liệu cốt lõi, giúp cho việc minh chứng
những luận điểm quan trọng về những sự kiện đã sẩy ra, thông qua đó dự báo được
những vấn đề quan trọng cần được tiếp tục nghiên cứu rộng rãi hơn trong tương lai.
- Luận án có sự kết hợp của chuyên gia tư vấn để thu thập thông tin, ý kiến
và dữ liệu cho đề tài. Những đối tượng được thực hiện trao đổi phỏng vấn sâu bao
gồm lãnh đạo quản lý nhà nước về báo chí truyền hình, lãnh đạo các đài truyền
hình, các chuyên gia nghiên cứu, nhà báo nổi tiếng trong và ngoài nước. Nhiều ý
kiến của các chuyên gia được công bố trong luận án thực sự là những luận điểm lần
đầu tiên được nêu ra trên diễn đàn học thuật và có hàm lượng thông tin cao.
5.3. Giả thuyết nghiên cứu
- Kinh tế truyền thông đang trong tiến trình phát triển mạnh mẽ và đang dần
dần từng bước trở thành một lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy
nhiên, hoạt động kinh tế truyền thông vẫn mang tính tự phát, chưa có định hướng
mang tính chiến lược, chưa định hình cơ sở lý luận vững chắc cho lĩnh vực này
- Tư duy cũ coi truyền hình là một lĩnh vực mang tính ―bao cấp‖, ―đặt hàng‖

của Nhà nước đang trong quá trình chuyển hóa thành tư duy kinh doanh, coi sản
phẩm truyền hình là một loại ―hàng hóa‖ trong nền kinh tế thị trường.
- Truyền hình không còn là một lĩnh vực độc quyền của Nhà nước mà đã trở
thành hoạt động mang tính xã hội hóa, thu hút đông đảo đối tượng ở các thành phần
kinh tế tham gia.
- Những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật, sự phát triển vượt bậc của
công nghệ thông tin, quá trình toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống
xã hội.



16
- Việc nắm bắt, vận dụng đúng các nguyên lý kinh tế truyền thông sẽ góp
phần quan trọng vào sự phát triển của hệ thống truyền hình Việt Nam.
6. Đóng góp của luận án
6.1. Đóng góp về lý luận, khoa học:
- Bước đầu luận án đưa ra những khái niệm học thuật về kinh tế học truyền
thông, về lĩnh vực truyền hình trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng.
Hệ thống hoá phương pháp này quản lý hoạt động truyền hình bằng lý thuyết kinh
tế học truyền thông.
- Từ sự hệ thống này, có thể góp tiếng nói giúp những người quan tâm trong
lĩnh vực cùng tìm hiểu về một số khái niệm học thuật, tạo diễn đàn trao đổi về một
hướng nghiên cứu còn khá mới mẻ về lĩnh vực truyền hình Việt Nam.
6.2. Đóng góp thực tiễn:
- Đưa ra những phân tích, số liệu thống kê và những kết luận để phản ánh
thực tế hoạt động của lĩnh vực truyền hình Việt Nam, khẳng định khả năng vận
dụng lý luận kinh tế truyền thông trong hoạt động thực tiễn, đưa ra nhận định về
những xu hướng phát triển và những vấn đề thiết thực đối với quá trình phát triển
của ngành truyền hình Việt Nam.
7. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, Kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận
án được chia thành 3 chương, 12 tiết, 198 trang nội dung:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận kinh tế học truyền thông trong môi trường
truyền thông Việt Nam.
Chƣơng 2: Thực trạng hệ thống truyền hình Việt Nam nhìn từ góc độ
kinh tế học truyền thông.
Chƣơng 3: Xu hướng phát triển, kinh nghiệm, mô hình và giải pháp
nâng cao hiệu quả kinh tế truyền hình tại Việt Nam.



17
Chƣơng I
CƠ SỞ LÝ LUẬN KINH TẾ HỌC TRUYỀN THÔNG
TRONG MÔI TRƢỜNG TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM
Để có thể phân tích được hiện trạng hoạt động và đưa ra những dự báo xu
hướng phát triển trong tương lai của lĩnh vực truyền hình trên góc độ kinh tế học
truyền thông, trước tiên cần hệ thống hóa những khái niệm cơ bản của kinh tế
truyền thông, kinh tế truyền hình đang phổ biến trên thế giới, đưa ra những phân
tích so sánh và nhận thức trong môi trường truyền thông Việt Nam, với bối cảnh
văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù.
1.1. Khái quát về lý luận kinh tế học truyền thông
1.1.1. Các khái niệm cơ bản của kinh tế học truyền thông
Trong cuộc sống thường nhật, người ta luôn đặt ra những câu hỏi về bất kỳ
vấn đề gì có liên quan đến tiền bạc, về hoạt động nào được ai trả tiền và trả tiền
vì cái gì? Đối với những người hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, mong
muốn hiểu các nguyên tắc tổ chức và đảm bảo tài chính, các đặc điểm kinh tế của
ngành công nghiệp truyền thông, tiềm năng phát triển của mỗi cơ quan truyền
thông thực sự là một yêu cầu rất chính đáng.
Khi nghiên cứu các khái niệm cơ bản của nền kinh tế truyền thông, trước tiên

có thể đặt ra một số câu hỏi cơ bản: hệ thống thuật ngữ kinh tế truyền thông hình
thành như thế nào? Các thuật ngữ then chốt đó cần được hiểu trong những ngữ
cảnh nảo? Bất kỳ thuật ngữ hay khái niệm nào cũng đều có nguồn gốc từ thực tiễn
xã hội, bởi vậy việc nghiên cứu kinh tế truyền thông cần bắt đầu từ nghiên cứu
khái quát các thuật ngữ cơ bản của kinh tế học.
Thuật ngữ đầu tiên cũng là thuật ngữ khởi điểm, dĩ nhiên là kinh tế. Từ này (từ
tiếng Hy Lạp oikonomike — nghệ thuật quản lý tài sản, nữ công) có nghĩa là:
• Kinh tế quốc dân, bao gồm các lĩnh vực sản xuất vật chất và phi vật chất;
• Bộ môn khoa học, chuyên nghiên cứu các bộ phận và các phạm vi kinh tế



18
của đất nước, khu vực, các điều kiện và yếu tố sản xuất.
Kinh tế học - khoa học về tổ chức thị trường của nền sản xuất xã hội, bao gồm
kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô.
Kinh tế vĩ mô - bộ phận kinh tế học, nghiên cứu tổng thể nền kinh tế cũng như
các bộ phận chính của nó, sử dụng cho việc nghiên cứu này những chỉ số trừu
tượng (bao trùm tất cả) và mối quan hệ của chúng, ví dụ với tiền bạc, việc làm,
lãi suất, các chi phí quốc gia, đầu tư và tiêu thụ.
Kinh tế vi mô - bộ phận kinh tế học, nghiên cứu các quá trình, các chủ thể, các
hiện tượng kinh tế mang tầm cỡ tương đối nhỏ hơn. Trung điểm chú ý của nó là
các nhà sản xuất và người tiêu dùng, những quyết định của họ về khối lượng
sản xuất, bán, mua, sức tiêu dùng có tính đến nhu cầu, giá cả, chi phí, lợi
nhuận. Các bộ phận chính trong kinh tế vi mô nghiên cứu lý thuyết cơ cấu thị
trường và các hãng, vấn đề độc quyền và cạnh tranh, vấn đề tương tác giữa nhà
nước, các bộ phận xã hội và tư nhân, việc phân chia thu nhập [111, trang 11].
Kinh tế học vĩ mô và vi mô không phải là hai lĩnh vực tách rời nhau, mà là
những lĩnh vực có ảnh hưởng qua lại và tương tác với nhau. Tình hình chung của
nền kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng của các doanh nghiệp riêng biệt, tác

động đến các quyết định mà các cơ quan luật pháp hay nhà nước đưa ra, tạo nền
tảng định hướng quản trị điều hành của mỗi doanh nghiệp khác nhau. Mặt khác,
hiệu quả hoạt động của các ngành kinh tế khác nhau, được hình thành từ những
doanh nghiệp riêng lẻ sẽ thúc đẩy chính phủ đến những quyết định nhất định trong
lĩnh vực kinh tế.
Cơ sở lý luận ―kinh tế học truyền thông” được hình thành và phát triển từ nền
tảng lý luận kinh tế học cơ bản. Thuật ngữ ―kinh tế học truyền thông‖ có thể được
hiểu là khái niệm về một bộ môn nghiên cứu hoạt động kinh tế của các phương tiện
thông tin đại chúng trong nền kinh tế thị trường. Hướng nghiên cứu chính của kinh
tế học truyền thông dựa trên nền tảng kinh tế học vi mô, bởi nó nghiên cứu các lĩnh
vực truyền thông và các thị trường truyền thông cụ thể, hành vi của các nhà sản xuất



19
và những người tiêu dùng các sản phẩm truyền thông. Tuy nhiên, cần khẳng định
rằng, các hiện tượng của trật tự kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố
kinh tế vi mô, đối với ngành công nghiệp truyền thông, nơi mà vì đặc trưng của
mình, hàng hóa do các doanh nghiệp phương tiện truyền thông sản xuất ra được
đưa vào cuộc sống xã hội bằng phương thức đặc biệt.
Khi nghiên cứu các phương tiện thông tin đại chúng, cần tìm hiểu về các mối
quan hệ sở hữu và phân tích nguyên lý kinh tế của chúng. Thông qua các hoạt
động kinh tế vi mô và các hiện tượng, có thể miêu tả được một bức tranh kinh tế -
chính trị rộng hơn, đó cũng là cơ sở để lý giải cho sự phân chia quyền lực xã hội
ảnh hưởng như thế nào đến các quan hệ kinh tế trong các hệ thống truyền thông,
đến hoạt động của các cơ quan - doanh nghiệp truyền thông. Đây chính là nền tảng
ra đời lý luận kinh tế học về các phương tiện thông tin đại chúng. Từ nền tảng lý
luận này, có thể hiểu rõ hơn bản chất các mối quan hệ quyền lực trong xã hội đã
hình thành nên việc sản xuất, phân phối và tiêu thụ các sản phẩm thông tin như
thế nào:

Bất kỳ một lĩnh vực kinh tế vi mô nào cũng có những đặc điểm riêng của
mình. Xuất phát từ sự tác động và vai trò của các nhà sản xuất đối với thị trường,
xuất phát từ các mô hình sản xuất tiêu thụ mà kinh tế truyền thông có sự khác biệt
với các loại hình kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân.
• Theo mô hình thị trường nơi các phương tiện thông tin đại chúng cạnh tranh;
• Theo bản chất và mức độ cạnh tranh trên các thị trường này;
• Theo đặc thù sản phẩm trong lĩnh vực này;
• Theo một số tính chất độc quyền.
Như vậy, đối với việc nghiên cứu kinh tế học truyền thông cần xuất phát từ lý
nền tảng kinh tế học cơ bản. Một mặt, cần hình dung được sự hoạt động của các
phương tiện thông tin đại chúng trong bối cảnh kinh tế vĩ mô, mặt khác cần hiểu rõ
khái niệm về hiện trạng vi mô của ngành công nghiệp này. Trên thực tế, bất kỳ một
nhà báo, một biên tập viên, phóng viên nào dù không trực tiếp hoạt động trong bộ

×