Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Quan hệ nàng dâu - mẹ chồng và văn hoá ứng xử trong gia đình người Việt đồng bằng sông Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.96 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
RUỒNG ĐẠI nọc KHOA HOC XẢ HỘI VÀ NH Â N VAN
- - - - * * *
LÊ THỊ HUƠNG NGA
QUAN HỆ NÀNG DÂU - MẸ CHỎNG VÀ VÃN HÓA ÚNG xử
TRONG GIA ĐÌNH NGUỒI VIỆT ĐồNG BẰNG SÔNG HồNG
(TRUỒNG HỢP LÀ NG LA CẢ, XÃ DUƠNG NỘI, H UY Ệ N HOÀI
ĐỨC, TỈNH HÀ TÂY)
Chuyên ngành: Dân tộc học
Mã số'. 50310
LUẬN VĂN THẠC sĩ KHOA HỌC LỊCH s ử
NGƯỜI HUỚNG DẪ N KHOA HỌC: TS. N G UY Ễ N v a n c h í n h
HÀ NỘI, 2 - 2004
MỤC LỤC
Trang
CHUƠNG 1. VẤN Đ Ề N À N G D Â U VÀ MẸ C H ồN G TRONG
NGHIÊN C Ú u GIA Đ ÌNH VÀ X Ã HỘI
1.1. GIỚI THIỆU
1.1.1. Những vấn đề chung
1.1.2. Lịch sừ vấn đề, nội dung và các giả thiết nghiên cứu
1.1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.1.4. Đóng góp của luận văn
1.1.5. Bố cục của luận văn ^
1.2. VẤN ĐỀ NÀNG D Â U MẸ C H ồN G NHÌN TỪBỐl CẢNH LỊCH
SỬ, XÃ HỘI
1.2.1. Lý tưởng N ho giáo về quan hệ gia đình. ^ ^
1.2.2. Các qui định của luật pháp về quan hệ gia đình.
1.2.3. Luật hôn nhân và gia đình hiện đại
1
3
7


10
17
1.2.4. Quan điểm dân gian về quan hệ gia đình ^
CHƯƠNG 2. S ơ LƯỢC V Ề ĐỊA BÀ N NGHIÊN CÚU: LÀNG
L A CẢ
2.1. LẢNG LA C Ả TRO NG LỊCH s ử
23
2.1.1 Những cứ liệu về nguồn gốc
2 .1.2 . Cơ sớ kinh lê cổ truyền
2.1.3. Văn hóa tâm linh
2.2. LÀNG LA CẢ, MỘT CỘNG Đ ồN G VÁN IỈÓA - XÃ HỘI
2.2.1. Đất học và gánh nặng của truyền thống
2.2.2. Tổ chức làng xã
2.2.3. Biến đổi xã hội
CHUƠNG 3. QUÁ TRÌNH XẢ HỘI HÓA EM GÁI VÀ TÁC ĐỘNG
CỦ A NÓ LÊN VÃN HÓA ÚNG X ỬNÀN G DÂU - MẸ C H ồNG
3 . 1. VẤN ĐỀ X Ã HỘI HÓA EM GÁI
3.1.1. Định nghĩa xã hội hóa
3.1.2. Vai trò của gia đình trong xã hội hóa cm gái
3.1.3. Vai trò cộng đổng trong quá trình xã hội hóa em gái
3.1.4. Hệ ihống xã hội hóa ngoài gia đình
3.2. Q U A N NIỆM V À THỤC HÀNH XÃ HỘI HÓA EM GÁI
TRO N G GIA ĐÌNH VÀ CỘNG Đ ồ N G
3.2.1 Đạo đức của người con gái
3.2.2. Công việc của con gái
3.2.3. Nữ tính
23
24
27
30

30
32
36
40
40
41
46
50
52
55
61
3.3. QU A N NIỆM V Ề NGUỒI vợ LÝ TƯỞNG
3.3.1. Quan niệm của nam thanh niên
3.3.2. Quan niệm của nữ thanh niên
3.3.3. Quan niệm của các bậc cha mẹ
3.3.4. Quá trình xã hội hóa em gái là để tạo ra hình mẫu một người
vợ lý tưởng?
CHƯƠNG 4. Q U A N HỆ N À NG DÂ U - MẸ C H ồ N G TRONG
ĐỜI SỐ NG HÀNG NG ÀY
PHỤ LỤC
T H Ư M Ụ C TÀI LIỆU TH A M KH ẢO
62
62
64
67
70
72
4.1. HÔN N H Â N , C ư T R Ú SA U KẾT HÔN V À ẢN H HƯỞNG CỦA
NÓ LÊN MỐI Q U A N HỆ N ÀN G D ÂU - M Ẹ C H ồN G
72

4.1.1. Tính chính thức của hôn nhân
4.1.2. Các hình thức cư trú sau khi kết hôn ^
4.2. N À N G D Â U TRO N G Q U A N HỆ VÓI N HÀ C H ồN G
4.2.1. Quan hệ nàng dâu - m ẹ chồng
4.2.2. Văn hóa ứng xử giữa nàng dâu với gia đình nhà chổng
KẾT LUẬN
76
77
93
96
104
120
CHUƠNG 1. VẤN ĐỀ NÀNG DÂU - MẸ CHồNG TRONG
NGHIÊN CỨU GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI
1.1. GIỚI THIỆU
1.1.1. Những vấn đc chung
Hôn nhân, gia đình và dòny họ vốn được xcm là một chủ đồ nghiên cứu
khá kinh điển trong dân tộc học và thường được nhiều sinh viên, nghiên cứu
sinh và các nhà khoa học chọn làm đề tài nghiên cứu. Cho đến nay dã có
nhiều công trình khoa học về gia đình người Việt được công bố. Thế nhưng
trong số các nghiên cứu về gia đình Việt Nam, chúng ta thấy hầu như còn rất
ít các nghiên cứu xem xốt những gì diễn ra trong nội bộ gia đình, phân tích và
mổ xẻ các quan hệ bên trong của gia đình. Chính vì thế, những thông tin liên
quan đến quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, đến thân phận và tiếng
nói của người phụ nữ, vấn đề phán phối quyền lực và kinh tế trong nội bộ gia
đình ít được quan tâm. Thời gian gần đây, vấn đồ gia đình đang trở thành mối
quan tâm hàng đầu của xã hội do vị trí quan trọng và những thách thức về sự
tổn tại, biến đổi của nó trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Gia
đình là trung tâm văn hóa, là nơi những giá trị tinh thần và truyền thống của
mỗi gia đình, dòng họ và cộng đồng được giữ gìn, phát triển và truyền từ thế

hệ này sang thố hệ khác. Tuy nhiên, nghiên cứu về gia đình ở Việt Nam trong
những năm qua tập trung chủ yếu vào các vấn đề như cấu trúc, chức năng, quy
mô và hiến đổi của gia đình. Ngoại trừ vấn đề địa vị và vai trò của người phụ
nữ trong gia đình gần đày đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu, rõ ràng
quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, trong đó, mối quan hệ đặc biệt và
nhậy cảm giữa mẹ chồng và con dâu trong các gia đình người Việt còn chưa
nhận được sự quan tâm thích đáng của các nhà nghiên cứu. Chính vì vậy, luận
1
văn này là một cố gắng để góp phần bổ khuyết vào các nghiên cứu về gia dinh
và phụ nữ Việt Nam.
Nghiên cứu của chúng tỏi chủ yếu dựa trên các quan sát và phân tích
dân tộc học đê tìm hiểu các cung cách ứng xử giữa nàng dâu và mẹ chồng
cũng như với các thành viên khác trong nhà chồng. Các quan sát và phân tích
của chúng tỏi được tập trung vào bối cảnh lịch sử và vãn hóa cụ thể của một
làng cổ truyền khá nổi tiếng ở Hà Tây, làng La Cả và cố gắng cấu trúc lại các
mối quan hệ giữa nàng dâu và mẹ chồng, những căn nguyên của sự xung đột
và sự thay đổi của mối quan hệ này trong mấy thập kỷ qua.
Có thể nói mối quan hệ gia đình phản ánh nhiều mặt đời sống kinh tế,
xã hội, văn hóa, tâm lý, tôn giáo và tín ngưỡng của tộc người và địa phương.
Trong đó, quan hệ nàng dâu - mẹ chồng đã quy tụ và phản ánh nhiều đặc điểm
về mối quan hệ của gia đình người Việt ở đồng bằng sông Hổng. Chính vì thế
nghiên cứu mối quan hệ nàng dâu - mẹ chồng sẽ góp phần hiểu rõ hơn một
khía cạnh trong văn hóa ứng xử của đời sống gia đình người Việt để nhận ra
những mâu thuẫn, xung đột, căn nguyên, cả những nét hay, nét đẹp và cách
giải quyết xung đột để chung sống. Nhiều quy tấc ứng xử đã trở thành thói
quen, tạo nên phản xạ tự nhiên trong quan hệ gia đình sẽ được quan sát và
phân tích để hiểu về quan hệ nàng dâu - mẹ chổng.
Tuy nhiên, quan hệ nàng dâu - mẹ chổng và với nhà chồng là một mối
quan hệ d ặc biệ t. Các thành viên trong gia đình được xây dựng trên cơ sở
huyết thống, bén vững và không thay đổi. Trong khi đó, người con dâu với tư

cách là một thành viên trong gia đình nhà chổng lại có được trên cơ sở của
hổn nhân, và do đó, sự xuất hiện của nhAn vật này trong không gian văn hoá
của gia đình nhà chổng thường tạo nên nhiều vấn đề phải quan tâm, đặc biệt là
các hành vi ứng xử của các thành viên trong gia đình. Trong lịch sử và cho đến
tận hiện tại, quan hệ nàng dâu - mẹ chồng đã trở thành một chủ đề nhạy cảm
2
(lược phản ánh trong kho tàng cổ tích, thành ngữ, tục ngữ, ca dao và cả trong
vãn học. Các cuộc bàn thảo để xây dựng gia đình văn hóa mới cũng thường
chú ý đến mối quan hệ tế nhị này. Tôi hy vọng nghiên cứu của chúng tôi sẽ
góp một phần vào sự hiểu biết về gia đình người Việt nói chung và đặc biệt, về
văn hoá ứng xử trong gia đình xoay quanh mối quan hệ rất nhạy cảm giữa
nàng dâu và mẹ chổng, một vấn đề mà như chúng tôi đã nói ở phần trên, còn
rất ít được nghiên cứu.
1.1.2. Lịch sử vấn để, nội dung và các giả thiết ỉỉghiên cứu
Trong số những học giả sớm để ý phân tích thân phân người phụ nữ
trong gia đình Việt nam và các mối quan hệ trong gia đình, chúng ta phải kể
đến Đào Duy Anil. Trong một nghiên cứu từ khá sớm của ông, V iệt nam V ăn
ìio á Sử cư ơng (1}, Đào Duy Anh đã dành một chương quan trọng để phân tích
về gia tộc, gia đình, và đặc biệt là “địa vị của đàn bà” trong hệ thống cấu trúc
phức tạp của huyết thống và xã hội người Việt. Tuy nhiên, trong bối cảnh của
xã hội Việt Nam hồi nửa đầu thế kỷ 20, chúng ta thấy Đào Duy Anh chủ yếu
nhấn mạnh đến thân phận lệ thuộc của phụ nữ trong các gia đình như một
truyền thống và lẻ giáo phổ biến đã ăn sâu bén rễ vào xã hội Việt Nam, không
dễ gì thay đổi được. Những phân tích dù ngắn ngủi của Đào Duy Anh trong
nghiên cứu nói trên và ở một vài tài liệu khác, vẫn thường được nhiều nhà
nghiên cứu sau này về gia đình trích dẫn và tham khảo. Có thể nói Đào Duy
Anh đã góp phần đặt những cơ sở ban đầu cho các nghiên cứu về gia đình sau
này, đặc biệt là vấn đề thân phận lịch sử của phụ nữ trong gia đình người Việt.
Tuy nhiên, các phân tích của ông lúc đó chủ yếu dựa trên cơ sở các quy định
của hệ thống pháp luật trong lịch sử và lý tưởng nho giáo về gia đình trong khi

còn thiếu những quan sát thực tế và thông tin thu thập được từ nghiên cứu thực
địa. Thực tế nghiên cứu ở Việt Nam đã cho thấy có một khoảng cách nhất
định giữa quy định của pháp luật nhà nước phong kiến, của lý tưởng nho giáo
3
vốn chỉ phổ biến trong các tầng lớp trcn của xã hội và các thực hành của
phong tục và truyền thống ở cấp cơ sở làng xã.
Trong một thời gian vài thập kỷ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc,
cuộc cách mạng văn hoá tư tưởng - một trong ba cuộc cách mạng chủ chốt
thời bấy giờ, được phát động rộng rãi, chúng ta thấy nhà nước xã hội chủ
nghĩa đặc biệt quan tám đến việc đưa một lối sống mới vào gia đình và xã hội
Việt Nam. Từ đó, phong trào xây dựng nếp sống mới và gia đình văn hoá mới
được phát động. Điều đáng chú ý là trong những thập kỷ này, người la chưa
quan tâm đúng mức đến việc cần thiết phải có những nghiên cứu căn bản và
thấu đáo về cấu trúc gia đình và các mối quan hệ trong gia đình làm cơ sở cho
các chính sách. Những quy định về gia đình văn hoá mới trong thời kỳ đó còn
nặng về áp đặt theo suy nghĩ chủ quan của người làm chính sách.
Vào khoảng cuối thập kỷ 80, sau khi đường lối “đổi mới” kinh tế xã hội
được chấp nhận, chúng ta thấy xuất hiện nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn về
chủ đề gia đình. Trong thời gian này, một trong những chương trình nghiên
cứu quy mô về gia đình Việt Nam đã được Viện Xã hội học chủ trì với sự
tham gia của nhiều nhà nghiên cứu từ các chuyên ngành khác nhau như Sử
học, Dân tộc học và Xã hội học. Các phòng và trung tâm nghiên cứu về gia
đình, phụ nữ và giới cũng được lập ra, tạo điều kiện cho nhiều đé tài nghiên
cứu chuyên sâu về chủ đề này. Có thể nói sau khi cuốn sách “Những nghiên
cứu xã hội học về gia đình Việt Nam”, kết quả của chương trình nghiên cứu
hợp tác giữa Viện xã hội học và Đại học Gothenburg, Thuỵ Điển, (do Rita
Liljestrom và Tương Lai (chủ biên)) {24}, các nghiên cứu về gia đình Việt
Nam đã tăng lên một cách đáng kể. Nhiều chuycn khảo về gia đình Việt Nam
(Mai Huy Bích {4}; Pham Van Bich {6&7Ị; Lê Ngọc Văn {46}; Mai Quỳnh
Nam (chủ biên) Ị 30}; Phạm Côn Sơn {36}) và các luận văn nghiên cứu về gia

đình dăng tải trên các tạp chí chuyên ngành cũng được công bố. Các nghiên
4
cứu này đã góp phấn iàm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề về gia dinh người Việt,
dặc biệt nó đã cung cấp những khảo sát thực địa về gia đình thay vì chí tiếp
cận từ nguồn tài liệu lưu trữ có trên các vãn bản. Gia đình như một cấu trúc xã
hội đã được tìm hiểu từ những khía cạnh khác nhau, do đó làm phong phú
thêm hiểu biết của chúng ta vé lịch sử, tổ chức, quan hệ và những thay đổi
trong gia đình người Việt. Có thể thấy các nghiên cứu về gia đình người Việt
trong thời gian qua tập trung chủ yếu vào 3 nhóm vấn đề: 1) Phân tích mô
hình và cấu trúc của gia đình người Việt và những ảnh hường của hệ tư tưởng
nho giáo lên tổ chức và vận hành của gia đình; 2) Phân tích các chức năng của
gia đình, và tác động của đổi thay kinh tế - xã hội lên các quan hệ trong hôn
nhân và gia đình, trong đó các khía cạnh giới của quan hệ gia dinh đã được
xem xét; 3) Tiếp cận gia đình từ truyền thống, tìm hiểu những giá trị tốt đẹp
của văn hoá ứng xử gia đình, và tập trung vào 3 vấn đề cốt lõi là gia ph o ng ,
gia lễ và gia huấn, để từ đó tìm cách kế thừa và phát huy giá trị gia đình trong
xã hội hôm nay.
Trong khi số lượng các nghiên cứu về gia đình người Việt đang tăng lên
nhanh chóng thì những nghiên cứu theo hướng chuyên sâu tập trung vào các
mối quan hệ bên trong gia đình và văn hoá ứng xử trong gia đình hầu như vẫn
còn là một lãnh địa ít được quan tâm. Trong luận văn này, thay vì mô tả một
cách chung chung tổ chức gia đình người Việt vùng đổng bằng sông Hồng,
chúng tôi chỉ giới hạn quan tâm của mình vào một vấn đề hẹp, được dư luận
xã hội và dân gian phản ánh nhiều nhimg chưa được giới khoa học xã hội về
gia đình nghiên cứu hệ thống, đó là mối quan hệ giữa nàng dâu và mẹ chồng.
Vấn đề được đặt ra cho nghiên cứu này là:
1. Quá trình xã hội hoá trẻ em, đặc biệt trẻ em gái, trong các gia đình,
cộng đổng làng xã và nhà trường có vai trò thế nào góp vào việc hình thành nhân
cách “con gái” và chuẩn bị cho họ vai trò làm một người con dâu tương lai?
5

2. Mối quan hệ nàng dâu - mẹ chổng và với nhà chổng trong gia đình
và xã hội người Việt thực chất dã diễn ra như thế nào?
3. Tại sao mối quan hệ giữa con dâu và mẹ chồng lại thường dược xem
là luồn tiềm tàng các nguy cơ xung đột? Cội rỗ của vấn đề xung đột trong
quan hệ nàng dâu - mẹ chồng, nếu có, được bắt nguồn từ đâu?
Để trả lời các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu này, chúng tôi đã cố gáng
nêu lên một vài giả thiết khoa học và kiểm tra lại trên thực địa để hiểu đirợc
cội nguồn của vấn đề.
Trước hết, có thể giả thiết rằng xung đột nàng dâu mẹ chồng bắt nguồn
từ trong quá trình hôn nhân, là hệ quả của những cuộc hôn nhân mà xã hội
đương thời xem là “không thích hợp”, chẳng hạn như hôn nhân không “môn
đăng, hộ đối”, sự xuất thân từ gia đình nghèo hèn của nàng dâu hoặc từ tính
chất “không chính thức” hoặc không được thừa nhận của cuộc hôn nhân.
Thứ hai, có thể nghĩ rằng sự “lệch pha” của quá trình xã hội hoá của
người con gái so với môi trường vãn hoá gia đình của nhà chồng, nơi người
con dâu gia nhập vào và chung sống, làm cho khoảng cách giữa nàng dâu, mẹ
chồng và các thành viên thuộc nhà chồng rộng hom và nàng dâu mới khó thích
nghi với những “gia phong” và “gia lễ” của nhà chổng.
Thứ ba, cũng có thể giả thiết rằng vấn đề nàng dâu - mẹ chồng trong
gia đình nảy sinh do sự xung đột về quyền lực và vai trò “sở hữu” của người
mẹ trong gia đình nhà chồng với nàng dâu. Giả thiết này xuất phát từ một thực
tế là người phụ nữ - mẹ chồng, có hai thứ “vũ khí” để khẳng định và nâng cao
vị thế của mình trong con mắt nhà chổng. Một là bà ta là sở hữu chủ của con
trai bà, đồng thời là người thừa kế và nối dõi gia tộc nhà chổng. Vị thế của bà
được vững chắc trong gia đình nhà chồng vì bà đã sinh được con trai cho nhà
chồng. Hai là, với tư cách là một người con dâu, bà đã phải làm việc và cố
6
gắng hết sức đổ thích ứng và trở thành chủ nhân có quyền lực trong gia đình
nhà chồng. “Quyền lực” của hà có được chủ yếu được xây dựng băng sự hy
sinh vun vcn, chăm sóc cho chồng, con và góp phần gây dựng cơ nghiệp nhà

chổng. Khi người con dâu mới xuất hiện với tư cách là thành viên của gia
dinh, cô ta chỉ có được thông qua một cuộc hôn nhân, và bỗng nhiên giành lấy
quyền “sở hữu” người con trai của bà, và rồi còn giành lấy phần nhiều công
việc vốn làm nên “quyền lực” của bà với gia dinh nhà chồng, trong đó có
quyền quản lý gia đình. Có thể xem đây là cội rễ sâu xa và tiềm ẩn của vấn đề
mà ít khi được nói ra inột cách rõ ràng.
Cuối cùng, cũng có thể giả thiết rằng các quan hệ cư trú và kinh tế, ví
dụ như cặp vợ chổng trẻ cư trú dưới cùng một mái nhà hoặc khác nhà với bố
mẹ và các thành viên khác trong gia đình nhà chồng, hoặc quan hệ ăn chung,
chia sẻ các nguồn sản xuất và sở hữu với nhà chổng, cũng là những tác nhân
tác động trực tiếp đến quan hệ nàng dâu - mẹ chổng.
Nghiên cíai của chúng tôi, thông qua việc thu thập tài liệu trên thực địa
ở một làng thuộc châu thổ sông Hổng, muốn làm rõ các giả thiết trên, qua đó
hiểu rõ hơn về văn hoá ứng xử trong gia đình, và quá trình trao truyền, thích
ứng văn hoá trong gia đình người Việt. Nghiên cứu này không chỉ có ích tham
góp vào việc làm tăng thêm hiểu biết về gia đình Việt Nam mà cũng góp phần
thiết thực làm cơ sở cho các nhà hoạt động thực tiễn xây dựng chính sách về
gia đình, làm cho các giá trị của gia đình - “tế bào căn bản của xã hội” trường
tồn và phát huy trong cuộc sống hôm nay.
1.1.3. Phương pháp nghiên cứu
a) Lựa chọn địa bàn nghiên cứu.
Việc lựa chọn làng La Cả ở Hà Tày làm địa bàn khảo sát thực địa đầu
tiên xuất phát từ sự quen biết cá nhân của tôi trong nhiều năm qua với làng
7
này. Tuy nhiên, sự lựa chọn địa bàn làng La Cả chủ yếu được dựa trên một sô
cơ sở khoa học. Trước hết, đây là một làng có bề dẩy lịch sử, có truyền thống
lâu đời và mặc dù trước cơn lốc của quá trình đô thị hoá, các giá trị cổ truyền
có vỏ như vẫn đang được trân trọng và bảo tồn. v ề mặt kinh tế, đây là một
làng nông nghiệp kết hợp với thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ. Đặc điểm cấu
trúc kinh tế này làm nên tính chất mở của không gian văn hoá làng và có thể

các yếu tố văn hoá gia đình lưu giữ ở làng này phần nào phản ánh đặc điểm
chung của vùng châu thổ sông Hồng. Tất nhiên, chúng tôi không thể coi làng
La Cả là một làng tiêu biểu cho văn hoá vùng sông Hồng. Cuối cùng, đây là
một làng vốn được xem như một làng khoa bảng, có truyền thống về học vấn
với nhiều người đỗ đạt. Điều này có nghĩa rằng các tàn dư tư tưởng Nho giáo
chắc hẳn đã du nhập và bén rễ ở làng này và có thể đã ảnh hưởng lên các thực
hành văn hoá giáo dục trong gia đình, trong đó có vấn đề ứng xử nàng dâu -
mẹ chồng. Mặt khác, làng La Cả hiện nay đang trong quá trình đô thị hoá
nhanh chóng. Sự đổi thay và mất đi các giá trị truyền thống và du nhập các
quan hệ mới vào đời sống gia đình cũng có thể quan sát được. Chính các yếu
tô' này đã giúp chúng tôi đi đến quyết định chọn làng La Cả để làm địa bàn
nghiên cứu thực địa.
b) Khảo cứu tài liệu
Trong quá trình xây dựng các giả thiết khoa học, chúng tôi đã tập trung
phân tích các tài liệu nghiên cứu về gia đình người Việt hiện có để từ đó tìm
hướng đi cho luận vãn. Việc khảo cứu tài liệu hiện có về gia đình đã tỏ ra rất
hữu ích. Nó không chỉ giúp tìm ra các câu hỏi nghiên cứu chưa được giải đáp
để bổ khuyết mà còn gợi những phương pháp tiếp cận để khắc phục sự thiếu
sót của người đi trước. Các vấn đề nêu ra trong luận văn này chủ yếu có được
từ việc khảo cứu tài liệu như vậy.
8
Mặt khác, là một làng khoa bảng có tiếng ở gần ngay Hà Nội, La Cả
cũng có nhiều tài liệu thành vãn được lưu giữ, giúp hiểu rõ hơn lịch sử làng này.
Chúng tôi may mán đã tìm được các tài liệu dịch của Viện Hán Nôm liên quan
đến La Cả như bi ký, hương ước, gia phả, thán tích của làng. Thêm vào đó, cũng
đã có một vài tài liệu nghiên cứu về La Cả như về lễ hội làng La (Nguyễn
Phương Lan Ị25 Ị), nguồn tư liệu Hán Nôm và lịch sử địa phương (Bùi Xuân
Đính { 14&15}). Những nguồn tài liệu này cũng được nghiên cứu kỹ làm cơ sở
cho những hiểu biết chung về làng và các dòng họ lớn trong làng.
c) Nghiên cứu thực địa

Tài liệu chính của luận văn này được thu thập từ nghiên cứu thực địa, và
các phương pháp thực địa này nảy sinh từ yêu cầu xem xét các giả thiết cụ thể
đã nêu ra từ trước. Một vài kỹ thuật thực địa sau đây đã được áp dụng để thu
thập tài liệu:
Trước hết, chúng tôi vận dụng phương pháp điều tra theo nhóm xã hội
và tập trung vào các đối tượng chính trong các nhóm sau: 1) Nhóm các gia
đình có nhiều thế hệ cùng An chung, ở chung; 2) Nhóm các gia đình có nhiều
thế hệ sống chung nhưng ăn riêng hoặc sống riêng nhưng ăn chung; 3) Nhóm
các gia đình có điều kiện kinh tế và giáo dục cao và nhóm các gia đình có mức
sống và giáo dục bình thường; 4) Nhóm các gia đình đại diện cho tìmg loại
nghé nghiệp khác nhau như thuần nông, thủ công, buôn bán hoặc kết hợp
nông nghiệp với các nghề trên. Mục đích của việc nghiên cứu theo nhóm xã
hội này là để tìm hiểu vấn đề liệu có những khác biệt hay tương đồng trong
ứng xử gia đình giữa các nhóm trên và trả lời câu hỏi liệu sự khác biệt về lối
sống, điều kiện sống và nén tảng giáo dục có tạo ra những khác biệt trong văn
hoá ứng xử của gia đình không? Những giá trị chung của vãn hoá ứng xử nàng
dâu - mẹ chổng trong các gia đình này là gì?
9
Trong khi tập trung phân tích theo nhóm xã hội, chúng tôi cũng sử dụng
hai kỹ tluiật chính là điều tra theo phiếu hỏi và phỏng vấn sâu. Các phiếu hỏi
giúp xây dựng các dữ kiện có tính định lượng trong khi phỏng vấn sâu giúp
đạt được cái nhìn sâu hơn dưới dạng định tính. Các phụ nữ được hỏi cũng được
chia theo nhóm các nàng dâu sống chung với nhà chồng (làm dâu) và các
nàng dâu sống khác mái nhà với bố mẹ và các thành viên của gia đình nhà
chồng. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến các câu chuyện đời sống của những
người phụ nữ đã và đang làm dâu, và cả những suy nghĩ của các cô gái mới
lớn và đang trong quá trình chuẩn bị làm dâu. Cách nhìn nhận của các vị có
trách nhiệm trong cộng đồng, của Hội phụ nữ và nhà trường cũng được tham
khảo để hiểu rõ hơn những vấn đề liên quan.
1.1.4. Đóng góp của luận văn

Như đã phân tích, đây là một đề tài nghiên cứu tập trung vào các quan
hệ giữa nàng dâu với mẹ chồng và gia đình nhà chồng. Trong khi các nghiên
cứu về gia đình người Việt đang tăng lên thì chủ đề này hầu như vẫn còn ít
được chú ý. Luận văn này hy vọng sẽ góp thèm một tiếng nói bổ khuyết vào
các tranh luận vồ gia đình người Việt nói chung, các quan hệ trong gia đình,
thân phận của người phụ nữ làm dâu trong gia đình, và văn hóa ứng xử trong
gia đình nói riêng.
Mặt khác, sự tích lũy các kiến thức về gia đình, đặc biệt về mối quan hệ
đặc biệt nàng dâu - mẹ chồng, có một ý nghĩa thiết thực nhất định trong công
cuộc xây dựng gia đình văn hóa mới hiện nay. Trước sự công phá của nền
kinh tế thị trường và thay đổi nhanh chóng của các giá trị gia đình, nghiên cứu
này hy vọng sẽ giúp cho các nhà làm chính sách và ngay cả những người đang
và sẽ làm dâu, những người tổn trọne các giá trị của gia đình suy ngẫm về
hành vi ứng xử của mình dể từ đó gìn giữ và phát huy các giá trị tích cực của
gia dinh, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm cho mỗi con người.
10
1.1.5. Bô cục của luận văn
Ngoài các phần Phụ lục và Thư mục các tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 4 chương:
Chương I. Vấn đề nàng dâu và mẹ chồng trong nghiên cứu gia đình và
xã hội
Chương 2. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu: làng La Cả
Chương 3. Quá trình Xã hội hóa em gái
Chương 4. Quan hệ nàng dâu - nhà chổng trong đời sống hàng ngày
1.2. VẤN ĐỀ NÀNG DÂU MẸ CHồNG NHÌN TỪBỐI CẢNH LỊCH
SÙ XÃ HỘI
1.2.1. Lý tưởng Nho giáo vể quan hệ gia đình.
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đều nhận định rằng nói đến gia đình
Việt Nam truyền thống phải nói đến ảnh hưởng của Nho giáo. Tư tưởng Nho
giáo bao trùm lên mọi quan hệ, chi phối hành vi ứng xử của các thành viên.

Tinh thần Nho giáo qua bao nhiêu thế kỷ đã thấm nhuần trong các tầng lớp xã
hội một cách sâu rộng. Dấu vết của Nho giáo đã chi phối nghi lẻ cuộc sống
hàng ngày của gia đình. Tư tưởng trọng nam khinh nữ, đề cao phụ quyền, đề
cao người đàn ông trong gia đình và xã hội. Quyền hành tối cao thuộc về nam
giới dù phụ nữ giữ vai trò quyết định trong đời sống hàng ngày.
Nho giáo chủ trương nam tôn nữ ti, trọng nam khinh nữ. “Thuyết tam
tòng, bắt người đàn bà, khi còn nhỏ thì phải theo cha, khi lấy chổng thì phải
theo chồng, khi chồng chết thì phải theo con, suốt đời là kẻ vị thành nhân ”
(1, 117). Đối với người phụ nữ “tam tòng” ràng buộc họ vào cuộc sống gia
11
dinh nhà chổng. “Nho giáo đã làm cho sự phụ thuộc của phụ nữ và của con cái
vào người gia trưởng Sự phụ thuộc đó được Nho giáo nhấn mạnh vào tinh
thần phục tùng và ý thức phục vụ của vợ đối với chồng và con cái đối với bố
mẹ. Với nguyên tắc, nam tôn nữ ti và các quy phạm hiếu đỗ, tiết hạnh, tam
tòng, tứ đức, Nho giáo đã rèn đúc nên những phong tục tập quán khắt khc và
khỏ cứng trong quan hệ gia đình và hôn nhân ” (35, 243).
Hôn nhân theo quan điểm Nho giáo có ý nghĩa rất lớn đối với các quan
hệ khác trong gia đình. Nghĩa vụ của người ta đối với gia tộc và tổ tiên là phải
truyền giống về sau để vĩnh truyền tông tộc. Gia đình càng nhiều con càng
nhiều phúc đức. Cho nên luân lý cho người vô hậu là phạm điều bất hiếu “bất
hiếu giả tam, vô hậu vi đại” (trong ba điều bất hiếu thì không con là lớn nhất)
(1, 124). Không có con trai thì huyết thống không có ai truyền, tế tự không ai
giữ và như thế có nghĩa là tuyệt tự. Mục đích lớn nhất của hôn nhân là mong
có con trai để nối dõi tông đường. Chỉ khi người con dâu đẻ được con trai thì
mới có vị trí chính thức trong gia đình nhà chổng. Vì thế nếu vợ chồng lấy
nhau đã lâu mà không có con hoặc chỉ có con gái thì chồng sẽ có vợ bé. Một
phẩn của tục đa thê vì phát triển dòng dõi.
Tư tưởng Nho giáo được sử dụng là lư tưởng chính thống, xuyên suốt
trong các bộ luật của Nhà nước phong kiến Việt Nam.
1.2.2. Các qui định của luật pháp về quan hệ gia đình.

Trong lịch sử Việt Nam có hai bộ luật đại diện cho sự phát triển đỉnh
cao của nhà nước phong kiến là luật Hồng Đức {53}và luật Gia Long {41}.
Luật Hồng Đức ra đời vào năm 1483 thời Lê Thánh Tông, được ban hành với
tên gọi là Quốc triều hình luật. Luật Gia Long hay còn gọi là Hoàng Việt luật
lộ ra đời năm 1815 vào thời Gia Long. Dựa vào hai bộ luật trên ta biết được
những quan niệm của chế độ đương thời được thể chế hóa.
1 2
Quốc triều hình luật (lược đánh giá là một hộ luật có trinh độ phát triển
cao của tư tưởng xã hội lúc bấy giờ. ỏ đó nổi lên ý thức bảo vệ quyền lợi của
người phụ nữ. Vự có quyền tài sản là điểm tân kỳ nhất trong pháp luật thời Lê,
kê cả khi chung sống, một người chết hay ly hôn. Người phụ nữ được pháp
luật thừa nhận quyền sở hữu tài sản và thừa kế, con gái được thừa kế tài sản
của cha mẹ để lại và có quyền thừa kế hương hỏa. Dù thừa kế theo di chúc hay
thừa kế theo pháp luật, quyền thừa kế của người phụ nữ cũng được pháp luật
ghi nhận. Phần của con gái bằng phần của con trai. Đicu tiến bộ ở đâv là mặc
dù bị ràng buộc bởi tư tưởng gia trưởng nhưng người phụ nữ trong gia đình
không bị mất quyền đối với tài sản. Trong thực tế, họ thường tham gia vào các
quan hệ giao dịch như mua bán, cầm cố, thuê mướn chứng tỏ quyền sở hữu
tài sản của họ.
Nếu như so sánh quan điểm tiến bộ về phụ nữ thì Hoàng Việt luật lệ là
một bước lùi so với Quốc triều hình luật. Luật nhà Lê quy định nếu không có
con trai thì con gái cũng được hưởng hương hỏa của gia đình nhưng đến luật
Gia Long chỉ công nhận cho con gái được hưởng thừa kế sau họ hàng thân
thuộc. Luật Gia Long còn cho phép người chồng toàn quyền định đoạt tài sản
của gia đình.
Luật Gia Long và Luật Hồng Đức đều ra đời trên cơ sở tư tưởng xã hội
Nho giáo, thêm vào đó Luật Gia Long có tính kế thừa của luật Hổng Đức,
chính vì vậy những quan điểm về quan hệ gia đình của hai bộ luật này có
nhiều nét chung, thể hiện ở các điểm sau:
- Đồ cao gia trưởng: nhà nước phong kiến quyền lãnh đạo gia đình của

người chồng về cả vật chất và tinh thần. Họ là người đại diện trước công
quyền, có quyền và nghĩa vụ với gia đình: nhân thân, tài sản; quyền quyết
định hôn nhân với con cái và quyền rẫy vợ.
1 3
- Nghĩa vụ “tam tòng” cùa người phụ nữ: khi ở cùng với cha mẹ phải
“tại gia tòng phụ”, phải kính thờ và vâng lời cha mẹ, làm theo sự chi hảo của
cha mẹ về các hoạt động trong gia đình. Đôn tuổi trưởng thành, cha mẹ lựa
chọn, sắp đặt việc hôn nhân và họ có nhiệm vụ tuân theo. Khi xuất giá, người
phụ nữ rời gia đình của mình nhập vào gia đình chồng. Họ phải chịu sự dạy
bảo của cha mẹ chổng và chổng. Bới theo quan niệm của Nho giáo, hôn nhân
là sự chuyển giao người con gái từ quyền của người cha sang quyền của người
chồng. Khi hôn nhân có hiệu lực thực tế, người phụ nữ về ở gia đình chồng, có
bổn phận kính trọng và tuân theo lời dạy bảo của cha mẹ chồng. Ngay chỗ ở
của hai vợ chổng cũng do cha mẹ chồng lựa chọn (trong khi đó Luật hôn nhân
gia đình hiện đại cho phép “nơi cư trú của vợ chồng do vợ chổng lựa
chọn” {51, điều 20}. Những quy định đối với người vợ thường nhiều và
nghiêm khắc hơn so với người chồng. Người vợ “phải kính, phải răn, chớ trái
lời chồng”. Sở dĩ có điều này vì phong tục tập quán Việt Nam thường dành
cho người chổng có quyền được dạy bảo vợ.
- Quy định về hiếu thuận: hôn nhân làm phát sinh quan hệ giữa người
phụ nữ với thân thuộc nhà chổng. Người phụ nữ không chỉ biết ơn, kính trọng
cha mẹ chồng mà phải sống thuận hòa với anh em, họ tộc nhà chồng, tạo nên
sự đoàn kết gắn bó trong đại gia đình. Quan hộ hiếu nghĩa được pháp luật coi
trọng, nếu người con dâu xúc phạm đến gia tộc nhà chổng sẽ bị pháp luật
trừng trị “lăng mạ ông bà cha mẹ chổng thì bị xử tội lưu ” {51, điều 476Ị.
- Nghĩa vụ để tang: ngoài nghĩa vụ đổ tang chồng và cha mẹ chồng, người
phụ nữ còn phải để tang thân thuộc nhà chồng. Đối với chồng và cha mẹ chồng
người phụ nữ phải để tang ba năm. Để tang là biểu hiện cao nhất của hiếu, nghĩa
theo tư tưởng Nho giáo. Sau khi đoạn tang, pháp luật vẫn khuyến khích ngưừi
đàn bà góa tiếp tục ờ vậy bằng cách cho họ được thừa kế tài sản của chồng.

14
Trong Đại Nam nhất thông chí (49), ngoài phần viết về diên cách, thổ sản mỗi
tinh có một phần dành tuyên dương con hiếu và liệt nữ, tiết phụ.
- Nghĩa vụ chung thủy: chế độ đa (hê được xã hội thừa nhận nhưng về
phía người phụ nữ họ có bổn phận tuyệt đối chung thủy với chồng. Đây là vấn
đổ mang ý nghĩa truyền thống, ảnh hưởng của Nho giáo đã thừa nhận nghĩa vụ
này của người phụ nữ, làm tiêu chí đánh giá đức hạnh của họ. Đây cũng là
một trong những nội đung “tòng phu” mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng phải
íhực hiện. Nếu người phụ nữ có hành vi xâm phạm đến sự chung thủy họ sẽ
không được hưởng được quyền tài sản của gia đình và của hai vợ chồng làm
ra, đồng thời cũng là duyên cớ “thất xuất”. Đây cung là một trong những biểu
hiện của sự khống phục tùng chồng không tuân theo trật tự trên dưới của gia
đình.
- Quy định về “thất xuất”: cả hai bộ luật đều bắt buộc người chồng phải
ly hôn trong trường hợp người vợ phạm vào “thất xuất”. “Thất xuất” là: không
con, ác tật, ghen tuông, dâm đãng, lắm lời, trộm cắp, không thờ cha mẹ chồng.
Trong các tội bất hiếu, tội không có con trai để nối dõi tông đường là lớn hơn
cả. Như vậy, ngoài ý muốn chủ quan của hai bôn, quyền lợi của gia đình được
đặt lôn trên hết. Luật Gia Long quy định nếu người vợ phạm vào thất xuất mà
người chồng không đuổi vợ đi thì sẽ bị phạt 80 trượng.
Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ đặt ra các nghĩa vụ đối với
người vợ chủ yếu ràng buộc nàng dãu vào mối quan hệ với gia đình nhà
chổng. Người vợ phải chịu sự dạy bảo của cha mẹ chồng và chổng; có bổn
phận chung thủy tuyệt đối với chồng “gái chính chuyên chỉ lấy một chồng”.
Nếu người vợ vi phạm thì họ không được hưởng quyền đối với tài sản của gia
đình nhà chổng cũng như tài sản do vợ chổng làm ra.
15
Sử dĩ trong các bộ luật cùa Nhà nước phong kiên không trực tiếp đề cập
đến ván đề quan hệ mẹ chồng, con dâu vì theo quan điểm Nho giáo, trọng tâm
của các mối quan hệ xã hội là: vua tối, cha con, anh em, vợ chồng, bạn bè,

luật Nhà nước nhằm diều chính mối quan hệ ấy. Khi về nhà chồng, đạo “tòng
phu" làm phát sinh quan hệ gắn bó giữa người phụ nữ với cha mẹ chồng và
thân thuộc nhà chồng. Cơ sở nguyên tác “trên ra lệnh, dưới phục tùng” giữa
cha mẹ và con cái trong đó có quan hệ mẹ chồng với con dâu là dạo hiếu.
Những quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của người phụ nữ đã đặt con dâu
vào vị trí thấp kém. Cùng ở vị trí phụ thuộc vào những người đàn ông trong
gia đình nhưng mẹ chổng có ưu thế cao hơn. Con dâu không chỉ phục tùng
chồng mà còn phải hiếu kính cha mẹ chồng nữa. Sự khác nhau giữa địa vị của
con dâu và mẹ chồng trong gia đình là từ chữ hiếu mà ra.
Ngoài bộ luật chính thức có hiệu lực trên cả nước thì mỗi làng có lệ tục,
hương ước riêng được nhà nước thừa nhận. Thậm chí nhiều lúc hương ước còn
lấn át cả luật pháp “phép vua thua lệ làng”. Trên thực tế hương ước tồn tại
song song với luật pháp của Nhà nước, bổ sung cho những điểm luật pháp
không với tay được đến đặc điểm của từng làng. Làng La Cả với truyền thống
Nho học cũng đã xây dựng cho mình bản hương ước riêng vào năm 1752.
Những quy định trong hương ước cổ làng La cho ta thấy rõ tính chất làng Nho
học rất coi trọng những người có học thức, đổng thời nghề dệt của làng đã
phát triển có giao lưu buôn bán ở bên ngoài, tuy nhiên người dân vẫn coi trọng
nghề nông “vi bản”.
Đến hương ước cải lương hương chính, chế độ khuyến khích học hành
không còn được nhắc đến do chế độ khoa cử và chữ Nho không còn được
khuyến khích. Những quy định bảo vệ cho bộ máy cầm quyền chặt chẽ hơn.
Cả hai vãn bản hương ước cổ và hương ước cải lương của làng La đều không
đề cập đến quan hệ nàng dâu, nhà chồng. Như vậy hương ước cũng là một loại
1 6
vãn bản luật, ra dừi đổ bảo vệ giai cấp cầm quyền “là cương lĩnh tinh thần, sợi
dây cố kết các tổ chức và thành viên trong làng, góp phần vào việc vận hành
của cơ chế làng xã” 116,4}.
1.2.3. Luật hôn nhân và gia đình hiện đại
Luật hôn nhân và gia đình là một văn bản pháp luật do Quốc hội ban

hành nhằm điều chỉnh quan hệ hôn nhân và quan hệ gia đình Ị 17, 7 Ị. Năm
1959 sau khi miền Bắc nước ta đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân
chủ, ngày 29/12/59 kỳ họp Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ cộng
hòa đã thông qua luật hôn nhân và £Ìa đình. Cho đến năm 2003, Nhà nước ta
đã hai lần ban hành luật mới thay thế luật hôn nhân và gia đình cũ:
- Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 được Quốc hội khóa VII nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/12/1986.
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 được Quốc hội khóa X nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 09/06/2000.
Luật hôn nhân và gia đình mới ra đời trên cơ sở kế thừa Luật hôn nhân
và gia đình cũ và bổ xung những quy định mới phù hợp với điều kiện kinh tế,
xã hội chính trị hiện tại. Luật hôn nhân và gia đình được xây cỉựng trên
nguyên tắc:
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và con cái
- Bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Ị17, 11}
Việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình đã góp phần “xóa bỏ những
phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình'’ và “đề cao vai trò của
17
gia dinh trong đời sống xã hội, giữ gìn và phát huy truyền thống và những
phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam” {51, 7 Ị. Thông qua Luật
hôn nhân và gia đình những thành viên có thê biết được nghĩa vụ và quyền lợi
của mình trcn cương vị là vợ, chồng, cha, mẹ và con. Qua đó để đảm bảo
quyền lợi và thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Để giúp cho việc thi hành luật
có hiệu quả, bên cạnh đó còn có các vãn bản: nghị quyết hướng dẫn áp dụng
một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình; Chí thị về việc giải quyết vấn
đề nhà, đảm bảo chỗ ở cho các đương sự sau khi ly hôn và giải thích các
quy định trong luật dưới dạng câu hỏi và trả lời trong cuốn “Trả lời 110 câu
hỏi về luật hôn nhân và gia đình” Ị17}.
Ngay từ khi ra đời, Luật hôn nhân và gia đình đã thể hiện được tính tiến

bộ đối với phụ nữ như: quyền thừa kế của con trai, con gái đối với tài sản của
cha mẹ như nhau; vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau; hôn nhân tự
nguyện; cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn Những điểm này vẫn được duy trì
sau hai lần sửa đổi.
So với Luật Hồng Đức và Luật Gia Long thì Luật hôn nhân và gia đình
là bước tiến bộ vượt bậc về quyền lợi của người phụ nữ trong hôn nhân, đặc
biệt trong mối quan hệ nàng dâu và gia đình nhà chồng. Thông qua một số
quy định để bảo vệ quyền lợi cho con dâu: chỗ ở của vợ chồng do vợ chồng
lựa chọn, không bị ràng buộc bởi phong tục tập quán. Khi ly hôn người vợ
được chia một nửa tài sản trong số tài sản chung của vợ chồng; Trong trường
hợp con dâu ở chung với nhà bố mẹ chồng mà tài sản của vợ chổng không xác
định thì họ sẽ được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình, căn
cứ vào công sức đóng góp vào việc duy trì và phát triển khối tài sản chung.
Người vợ có thể nuôi con nếu đảm bảo được quyền lợi mọi mặt cho đứa trẻ,
nhưng nếu con đang bú phải được giao cho người mẹ nuôi dưỡng.
1 8
Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ ra đời trong hoàn cảnh tư
tưởng Nhà nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo sâu sắc vì thế nên những qui
định trong xã hội cũng bị chi phối bởi tư tưởng này. Chẳng hạn như cùng điều
khoản cấm kết hôn trong Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ đa phần
liên quan đến đạo đức Nho giáo: “là anh, ỉà em là học trò mà lấy vợ của em,
của anh, của thầy học đã chết đều bị xử tội lưu; người đàn bà bị xử giảm một
bậc; đều phải li dị” Ị 50, }. Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ qui
định không dược kết hôn với những người thân thích “người vô loại lấy cô, dì.
chị, em gái, kế nữ (con gái riêng của vợ) người thân thích đều phỏng theo luật
gian dâm mà trị tội” ị 50, 319}. Luật hôn nhân và gia đình hiện đại kế thừa
điều khoản cấm kết hôn “giữa những người cùng dòng máu vế trực hệ; giữa
những người có họ trong phạm vi ba đời” (51, khoản 4, điều 10). Đồng thời
để bảo vệ chế độ hôn nhãn tiến bộ một vợ một chổng Luật hôn nhân và gia
đình cấm “người đang có vợ hoặc có chổng” kết hôn với nhau {51, khoản 1

điều 10 Ị.
Luật hôn nhân và gia đình qui định “vợ chồng bình đẳng với nhau, có
nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình” {51, điều 19). Luật
hôn nhân và gia đình không qui định chế độ để tang và không tước quyền thừa
kế của người phụ nữ trong trường hơp họ tái hôn.
So với Luật hôn nhãn và gia đình lý tưởng Nho giáo có nhiều tàn dư của
hôn nhân phong kiến cần phải được xóa bỏ “Nhà nước và xã hội không thừa
nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái”, tảo hôn,
cường ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ; người đang có vợ, có
chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có vợ, có
chồng Tuy nhiên tư tưởng Nho giáo cũng có những qui định phù hợp với xu
thế xã hội và được Luật hôn nhân và gia đình kế thừa “con có nghĩa vụ kính
trọng chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc,
19
phụng dưỡng ông bà, các thành viên trong gia dinh có nghĩa vụ quan tâm,
chăm sóc, giúp đỡ nhau (51, khoản 4 điều 2 & điều 4 1.
Cùng với xu thế phát triển kinh tế, văn hóa hiện nay, quan điểm hôn
nhân và gia đình nhấn mạnh vào quan hệ vợ chồng và con cái nhưng vẫn
không quên xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các Ihành viên: “Cha mẹ có
nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dãn có ích cho xã hội; COI1 có nghĩa vụ kính
trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc,
phụng dưỡng ông bà; các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm,
chăm sóc, giúp đỡ nhau” {51, 7 Ị và “Con cái được tạo điều kiện tết để học tập,
rèn luvện đạo đức, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Mọi thành viên của gia đình
đều có ý thức xây dựng, bảo vệ gia đình bền vững ”
1.2.4. Quan điểm dân gian về quan hệ gia đình
Do đặc điểm về lịch sử, tự nhiên, văn hóa, xã hội lâu đời, trong dãn gian
đã hình thành những quan niệm riêng của mình về mối quan hệ gia đình, về vị
trí của người phụ nữ. Tấm gương phản ánh toàn diện nhất quan niệm của nhân
dân là ca dao, tục ngữ. Nó được đúc kết nên và lưu truyền, kiểm nghiệm trong

dân gian. Quan niệm truyền thống của nhân dân về các mối quan hệ gia đình,
chuẩn mực đạo đức, thang giá trị được xây dựng. Những ảnh hưởng của chế
độ, văn hóa, tôn giáo cũng thể hiện rõ nét trong hình thức văn học dân gian
này.
Lối sống của người Việt chú trọng đến cộng đồng, vì vậy các thành viên
phải có mối quan hệ chặt chẽ trên cơ sở trách nhiệm, lòng vị tha đối với nhau.
Người con gái nghĩ đến hạnh phúc lứa đôi cũng đồng thời với ntỊhĩa vụ đối với
nhà chồng. Trái với quan niệm Nho giáo, dân gian xây dựng nghĩa vụ đó trên
1 Ban văn dộng nếp sống mới Trung irơng quy dịnh ngày 18 tháng 01 năm 1992.
2 0
cơ sở có trách nhiệm cả hai phía với nhau. Quan niệm truyền thông của người
Việt mang tính tiến bộ hơn, nó dựa trên nền tảng dân chủ, bình đẳng và nhân
vãn sâu sắc. Cha mẹ quý con dâu, con rê như con mình. Ngược lại con dâu,
con rể plìải tự xem mình có trách nhiệm như con đẻ thì sẽ chiếm dược cảm
tình tốt của nhau “dâu hiền như con gái, rể thảo như con trai”.
Tuy nhicn, quan hệ mẹ chồng, con dâu luôn có mối bất hòa lự nhiên.
Có thể nói đó là vấn đề khó khăn trong quan hệ gia đình. Mối bất hoà dường
như lúc nào cũng có sẩn- “dâu vô nhà, mụ gia ra ngõ” hay
“Thật thà cũng thể lái trâu.
Yêu nhau cũng thể nàng dâu, mẹ chồng”.
Người phụ nữ vốn yên phận, khi đi lấy chồng coi như đã trao thân gửi
phận cho nhà chồng, chính vì thế họ chỉ mong chọn được nơi “cha mẹ thảo
hiền” để trao thân gửi phận nhưng đó là điều không tưởng. Dẫu nàng dâu có
hết lòng thờ kính cha mẹ chồng thì vẫn là “bồ chịu chửi”, thậm chí còn phải
chịu đòn roi của họ. Đối với con dâu, nỗi lo sợ gặp mẹ chồng ác nghiệt trở
thành nỗi ám ảnh:
Đói thì ăn khế ăn sung
Trông thấy mẹ chổng thì nuốt chẳng trôi.
Đến lúc không thể chịu đựng được, người con dâu đã phản kháng lại.
Tuy vậy, với địa vị thấp kém họ chỉ có thể phản kháng tiêu cực:

Mẹ chổng ác nghiệt đã ghê
Tôi chảng ở được tôi về nhà tôi.
Tuy vậy với tính nhân hậu, vị tha dân gian luôn mong muôn tính cảm
mẹ chổng, con dâu được tốt đẹp. Trong gia đình không phân biệt con dâu, con
gái. Trên thực tế cũng có người con dâu hiếu thảo được ca ngợi:
21

×