ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐỖ HẢI YẾN
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA
CỦA CÁC LỄ HỘI Ở BẮC NINH PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
HÀ NỘI, 2010
ĐỖ HẢI YẾN LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
HÀ NỘI
2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐỖ HẢI YẾN
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA
CỦA CÁC LỄ HỘI Ở BẮC NINH PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Chuyên ngành Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Lưu
HÀ NỘI, 2010
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1. Lý do chọn đề tài 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11
3.1. Mục đích nghiên cứu: 11
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: 11
4. Đối tượng nghiên cứu 11
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 12
6. Cấu trúc luận văn 13
Chương 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ KINH NGHIỆM BẢO TỒN,
PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA CÁC LỄ HỘI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH 14
1.1. Du lịch và các điều kiện phát triển du lịch 14
1.1.1. Du lịch và các loại hình du lịch 14
1.1.2 Điều kiện để phát triển du lịch 20
1.1.3 Tài nguyên du lịch 29
1.2. Lễ hội và tác động của giá trị lễ hội đến sự phát triển du lịch 32
1.2.1. Lễ hội và giá trị của lễ hội 32
1.2.2. Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội 40
1.2.3. Tác động của của giá trị lễ hội đến sự phát triển du lịch 43
1.3. Kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội phục vụ phát triển
du lịch 48
1.3.1. Một số kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội phục vụ du
lịch ở các nước phát triển 48
1.3.2. Bài học vận dụng cho Bắc Ninh 566
2
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 2 : THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỄ
HỘI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở BẮC NINH 62
2.1. Khái quát về lễ hội ở Bắc Ninh 62
2.1.1. Khái quát về Bắc Ninh và Du lịch Bắc Ninh 62
2.1.2. Lễ hội ở Bắc Ninh 71
2.1.2.1. Khái quát về lễ hội ở Bắc Ninh: 71
2.1.2.2. Giá trị của lễ hội Bắc Ninh: 76
2.2. Công tác bảo tồn phát huy giá trị lễ hội phục vụ phát triển du lịch ở
Bắc Ninh 87
2.2.1. Công tác bảo tồn và phát huy các lễ hội 87
2.2.2. Phát triển du lịch lễ hội ở Bắc Ninh 94
2.3. Đánh giá công tác bảo tồn, phát huy giá trị các lễ hội phục vụ phát
triển du lịch trong thời gian vừa qua 101
2.3.1. Những ưu điểm của việc bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội phục
vụ du lịch thời gian qua và nguyên nhân 101
2.3.1.1. Ưu điểm: 101
2.3.1.2. Nguyên nhân của ưu điểm bảo tồn và phát huy tốt các giá trị
phục vụ cho du lịch lễ hội thời gian qua: 104
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 107
2.3.2.1. Hạn chế 107
2.3.2.2. Nguyên nhân của những tiêu cực còn tồn tại trong việc bảo tồn
và phát triển du lịch lễ hội Bắc Ninh: 113
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Chương 3: 119
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ LỄ HỘI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở BẮC NINH 119
3
3.1. Định hướng phát triển du lịch lễ hội ở Bắc Ninh 119
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Bắc Ninh: 119
3.1.2. Chỉ đạo bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội phục vụ phát triển du
lịch 122
3.1.2.1.Tổ chức không gian cho lễ hội 122
3.1.2.2. Tổ chức thời gian và cơ sở hạ tầng cho du lịch lễ hội 123
2.1.2.3. Tổ chức về các điều kiện xã hội và nhân lực 125
3.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch lễ hội ở Bắc Ninh 126
3.2.1. Những thuận lợi và khó khăn của Bắc Ninh trong phát triển du
lịch lễ hội 126
3.2.1.1. Những thuận lợi 126
3.2.1.2. Những khó khăn: 130
3.2.2. Giải pháp phát triển du lịch lễ hội Bắc Ninh 135
3.2.2.1. Ưu tiên và tập trung vốn để hoàn thiện các quy hoạch tổng thể,
chi tiết cho từng khu, tuyến, điểm du lịch và hạ tầng du lịch lễ hội mang
tính “thời sự”……………………………….…………………………… 135
3.2.2.2. Tăng cường vai trò chức năng hiệu quả công tác chủ quản nhà
nước và quản lý lễ hội về du lịch trên địa bàn thông qua việc tuyên
truyền, hướng dẫn, kiểm tra, thực hiện luật du lịch trên địa bàn lễ hội
Bắc Ninh……………………………………………………………….……136
3.2.2.3. Tổ chức nâng cấp, mở rộng các lễ hội truyền thống theo hướng
cuốn hút tự nhiên trong kinh doanh du lịch……………….……………138
3.2.2.4. Thực hiện việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa lễ
hội theo đúng định hướng bảo tồn và phát triển tài nguyên lễ hội trong
kinh doanh du lịch. …………………………………….………………….145
4
3.2.2.5. Phát triển cộng đồng địa phương và nhân lực du lịch lễ hội Bắc
Ninh trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa lễ hội trong kinh
doanh du lịch 147
3.2.2.6. Khuyến khích và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp: ………………………………………………………………………148
3.2.2.7. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá lễ hội du lịch Bắc
Ninh một cách chuyên nghiệp và trọng điểm 149
3.3. Một số kiến nghị 151
3.3.1. Với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Tổng cục Du lịch 151
3.3.2. Với chính quyền địa phương các cấp tại Bắc Ninh 152
3.3.3. Với các cơ sở đào tạo du lịch (các trường, khoa, trung tâm có đào
tạo về nhân lực cho ngành du lịch) 153
3.3.4. Với doanh nghiệp du lịch: 154
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN 158
CHÚ THÍCH TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Từ viết tắt
Chú thích
Al
Âm lịch
CP
Chính Phủ
CT-TTg
Chỉ thị Thủ Tướng
CTTW
Chỉ thị Trung Ương
DN
Doanh Nghiệp
MICE
M(Meetings-gặp gỡ); I(Incentive- khen thưởng); C(Conferences-hội
họp) và E(Exhibition - triển lãm)
QH
Quốc hội
P
Phường
Q/c
Quảng cáo
TP
Thành Phố
TW
Trung Ương
UBND
Ủy Ban Nhân Dân
UNESCO
United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc)
UNWTO
United National World Tourist Organization (Tổ chức du lịch thế giới)
WCED
World Committees Environment Development (Ủy ban Môi trường và
Phát triển Thế giới)
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Vòng quay đầu tư bảo tồn lễ hội du lịch của Sheffield Hallan 49
Bảng 2.3. Quy hoạch tổng thể và phát triển du lịch Bắc Ninh 1997-2010 66
Bảng 2.4: Thống kê Đình, Đền Bắc Ninh -2007 67
Bảng 2.7. Thống kê lượng khách, ngày lưu trú, doanh thu du lịch năm
2008- 2010 100
Bảng 3.3: Kinh phí đầu tư cho tuyên truyền, quảng cáo du lịch- Phân theo
hình thức tuyên truyền- Quảng cáo nguồn vốn 129
Bảng 3.4: Kinh phí tuyên truyền và quảng cáo du lịch qua các năm 131
Bảng 3.5: Thống kê lao động trong ngành du lịch Bắc Ninh 133
Bảng 3.6 . Thống kê điều tra mong ước các nhóm đối tượng và biện pháp
tác động phát triển du lịch lễ hội Bắc Ninh 142
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ MÔ HÌNH
Bản đồ 2.1. Biểu đồ du lịch Bắc Ninh chụp từ vệ tinh- (lược giản) 62
Bản đồ 2.2. Biểu đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh- (lược giản) 63
Hình 2.5. Sơ đồ mô hình đoàn rước truyền thống ở Bắc Ninh 2010 78
Hình 2.6. Bản chất của vấn đề bảo tồn và phát triển du lịch lễ hội
Bắc Ninh đối với giới nghiên cứu và người làm du lịch 97
Biểu đồ 3.1. Cơ sở lưu trú của tỉnh Bắc Ninh 127
Biểu đồ 3.2. Số lượng nhà hàng của tỉnh Bắc Ninh 127
Hình 3.6. Thống kê điều tra mong ước các nhóm đối tượng và biện
pháp tác động phát triển du lịch lễ hội Bắc Ninh 142
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chuyển mình sang thế kỷ XXI- Thế kỷ của khoa học và công nghệ hiện
đại, nhân loại đã và đang bước vào nền kinh tế tri thức. Từ đó đặt ra đòi hỏi
về tính thích ứng, điều chỉnh và lượng chất xám cực lớn. Hòa cùng dòng thở
gấp gáp đó, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được của đời
sống kinh tế, văn hóa và xã hội ở các quốc gia trên thế giới. Du lịch được xem
là thước đo chất lượng cuộc sống của người dân các nước. Ngành Du lịch đã
và đang phát triển, đóng góp vai trò trong xu hướng phát triển và hội nhập
toàn cầu.
Thế giới đang hướng về châu Á trong nhiều lĩnh vực và một trong số
lĩnh vực đó là lĩnh vực di sản văn hóa dân gian thông qua con đường du lịch.
Đây là một vùng đất còn nhiều bí ẩn cần được khám phá. Từ đó đặt ra cho
con người đương đại thái độ trân trọng, hoạch định, khôi phục lại và phát huy
đúng giá trị của các di sản văn hóa dân gian. Trong dòng chủ lưu ấy, Việt
Nam và di sản văn hóa Lễ hội Việt Nam truyền thống có một vai trò hết sức
quan trọng.
Việt Nam nằm ở cửa ngõ Đông Nam Á, nhìn ra biển Đông, nơi giao
thoa của nhiều nền văn hóa, văn minh quan trọng, nơi mà du lịch đã trở thành
một “hiện tượng” trong bối cảnh phát triển du lịch toàn cầu. Du khách tìm đến
Việt Nam với nhiều mục đích và một trong những mục đích đó chính là việc
tìm đến và khám phá bản sắc văn hóa độc đáo của nền văn minh lúa nước. Du
lịch sự kiện, các chương trình du lịch điền dã có xu hướng hướng về các vùng
văn hóa có bề dày lịch sử, văn hóa phong phú và những vùng có sự kiện tiêu
biểu hay đặc biệt trong năm.
Trấn Kinh Bắc xưa thuộc Hà Bắc (Trấn Kinh Bắc hay “trấn Bắc” nghĩa
là trấn phía Bắc kinh đô) là một địa vực có vai trò quan trọng trong suốt tiến
6
trình phát triển lịch sử và văn hóa trường kỳ của người Việt. Từ năm 1241 với
đơn vị hành chính là lộ, sau đổi thành Trấn Bắc, xứ Bắc. Trấn Kinh Bắc là
một trong “tứ trấn” từ thời nhà Lê. Nơi đây từng được nhiều nhà nghiên cứu
nhìn nhận như một ngã tư đường thu nhỏ của các nền văn hóa, các ngôn ngữ,
các tộc người nằm trong vùng lãnh thổ Việt Nam, đồng thời cũng là một ngã
tư đường quan trọng của châu Á và thế giới.
Trấn Kinh Bắc xưa và Bắc Ninh ngày nay, hai tên gọi cho một là vùng
quê hương của nhiều di sản dân gian lễ hội truyền thống, trong đó không ít lễ
hội lớn được vinh danh có quy mô vùng miền và quốc gia. Lễ hội Bắc Ninh
truyền thống là di sản quý và đặc sắc của nền văn hiến Kinh Bắc xưa.
Nếu đất tổ là cái nôi của lịch sử văn hóa dân tộc, đất nước thì Kinh Bắc
là mảnh đất màu mỡ sản sinh và nuôi dưỡng văn hóa người Việt ở vùng đồng
bằng Bắc Bộ và trong cả nước. Bắc Ninh có vị trí địa lý thuận lợi, có bề dày
lịch sử và điều kiện tự nhiên với nhiều ưu đãi. Đây là nơi phát tích của đạo
Phật (chùa Dâu), đạo Nho và có vô vàn công trình kiến trúc, đình chùa, miếu
mạo rất đa dạng như: Chùa Dâu, Bút Tháp, Đình làng Đình Bảng, Đền Bà
chúa Kho, Thành cổ Luy Lâu, Văn miếu Bắc Ninh… Mỗi năm vào các ngày
kỷ niệm khác nhau, Bắc Ninh thu hút được một lượng khách tứ phương đông
đảo đến thăm.
Kinh Bắc từ xưa đã nổi tiếng có nhiều phong cảnh đẹp, có núi, có sông,
có đồng bằng phẳng rộng, cao ráo không bị ngập lụt, thích hợp cho việc phát
triển hoa mầu. Ngoài lúa gạo và các cây công nghiệp đặc sản như ngô, khoai,
sắn, đậu, đay, mía dâu, tầm… Bắc Ninh còn nổi tiếng với một hệ thống làng
nghề thủ công đa dạng khắp địa bàn tỉnh như: làng gốm ven sông Cầu, gốm
Thổ Hà, Đại Tâm, làng cày bừa Đông Xuất, nghề đúc đồng Đại Bái, làng rèn
Đa Hội, nghề sơn Đình Bảng, nghề làm pháo Đồng Kỵ, làng thợ nề Viềng,
Tiêu, nghề Mộc, nghề chạm khắc gỗ ở Tiên Sơn, Phù Khê, các nghề chăn
tằm, dệt lụa, nghề thêu thùa ở nhiều làng, nghề nấu rượu làng Vân nổi tiếng…
7
Nhờ nghề làm nông và chế tác thủ công nghiệp phát triển, lại nằm ở
đầu mối giao thông thuận lợi nên từ xa xưa, nơi đây cũng đã là đầu mối buôn
bán. Thời Hùng Vương, bộ Vũ Ninh là đầu mối thông thương, kinh tế phát
đạt, thời bắc thuộc Luy Lâu, Long Biên xưa là trung tâm đô hộ của Hán tộc là
cửa ngõ thông thương với phương Bắc. Thời phong kiến tự chủ cũng như thời
Pháp thuộc, Kinh Bắc nằm cận Thăng Long, Hà Nội gắn đời sống kinh tế thị
trường với thị trường trung tâm lớn nhất đất nước… Ở nông thôn, hệ thống
làng, chợ, đình chùa rất phát triển. Cả tỉnh Hà Bắc (cũ) có tới150 chợ to, nhỏ
các loại để từ xưa, tầng lớp tiểu thương buôn bán ở đây cũng khá đông đảo,
góp phần kích sản xuất vùng phát đạt nơi đây đã từng nức tiếng thơm bởi các
danh tiểu thương trên khắp cả nước
Những điều kiện về tự nhiên và văn hóa như vậy là lợi thế để khai thác
du lịch. Đặc biệt là tiềm năng về văn hóa dân gian, nổi bật là tiềm năng về du
lịch lễ hội. Có lẽ hiếm vùng miền nào trong cả nước lại có nhiều lễ hội như
Bắc Ninh. Mỗi năm, theo thống kê, Bắc Ninh có tới 547 lễ hội [25, tr.12] Lễ
hội tập trung vào mùa xuân và phân bố khá đồng đều ở khắp nơi trên các địa
bàn tỉnh …
Lễ hội Bắc Ninh là một trong những di sản văn hóa phi vật thể tiêu
biểu, có sắc thái riêng biệt và nội dung đặc sắc. Nó vừa thể hiện bản sắc dân
tộc, địa phương vừa là loại hình có sự tham gia và đáp ứng được nhu cầu
hưởng thụ văn hóa của đông đảo quần chúng nhân dân, cuốn hút khách du
lịch trong và ngoài nước đến Bắc Ninh. Chính quyền và nhân dân nơi đây đã
nhận thức được giá trị của di sản văn hóa dân gian Lễ hội Bắc Ninh từ sau khi
đất nước giải phóng bước vào thời kì xây dựng và khai sinh ra ngành Du lịch.
Nơi đây đã nhận được sự quan tâm và đầu tư trên nhiều lĩnh vực để phát triển
và phục hồi các tài nguyên di sản văn hóa vật thể và phát triển du lịch…
8
Ngày 17/04/2010, Bắc Ninh chính thức được UNESCO công nhận di
sản văn hóa Quan họ là di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của thế giới; ca trù
Bắc Ninh cũng được thừa nhận như một di sản văn hóa cấp quốc gia. Cùng
với nó là một Festival có quy mô và khách mời quốc gia được tổ chức để đón
nhận di sản và hướng đến Đại lễ 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội. Việc thừa
nhận di sản văn hóa phi vật thể dân ca quan họ và ca trù cùng Festival Bắc
Ninh khẳng định một trong những loại hình di sản văn hóa của quê hương
Kinh Bắc đã và đang ngày được sự quan tâm hơn ở trong nước và thế giới,
mở ra cơ hội cho các tài nguyên văn hóa khác ở tỉnh khi được nghiên cứu và
định hướng phát triển.
Tuy nhiên tài nguyên văn hóa phi vật thể, đặc biệt là lễ hội và vấn đề
phát triển lễ hội vẫn chưa được quan tâm, giải quyết và khai thác đúng mức,
dẫn đến sự lãng phí tài nguyên văn hóa. Mặt khác, sâu xa hơn, nó tiềm ẩn
nguy cơ bị xâm hại ở bề mặt văn hóa khi tài nguyên chưa được khai thác đã
rơi vào dốc thoái trào và tàn lụi. Vấn đề khai thác để đưa tài nguyên di sản lễ
hội Bắc Ninh phục vụ phát triển du lịch sâu rộng và bền vững, để tài nguyên
du lịch lễ hội Bắc Ninh được tỏa sáng thực sự, được đầu tư đúng hướng, được
quy hoạch chuyên nghiệp hơn như một tài nguyên du lịch tiêu biểu là thế
mạnh của ngành Du lịch như sự thành công của dân ca Quan họ ở Bắc Ninh
gần đây thì đến nay, vì nhiều lí do khác nhau mà lễ hội Bắc Ninh còn bị cản
trở trong vấn đề phát triển đúng tầm di sản của nó. Lễ hội Bắc Ninh thực sự là
một di sản văn hóa dân gian tiêu biểu của quốc gia cần có được sự quan tâm
và định hướng khẩn cấp hơn.
Tác giả luận văn cũng thấy rằng những vấn đề thuộc về hiện trạng khai
thác giá trị lễ hội ở Bắc Ninh chưa được tác động đúng hướng. Nó đòi hỏi
phải có sự thay đổi, sự tham vấn để các giá trị của tài nguyên lễ hội Bắc Ninh
thực sự được “tỏa sáng”. Vì vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội
9
truyền thống Bắc Ninh ngày nay và Kinh Bắc khi xưa trong thời điểm hiện
nay và thời gian tới là một việc làm cấp thiết. Xuất phát từ thực tại khách
quan trong xu thế phát triển du lịch văn hóa ngày nay và điều kiện tự thân của
quê hương Kinh Bắc với những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát
triển loại hình du lịch lễ hội ở Bắc Ninh; mặt khác, trong quá trình tham gia
nghiên cứu về quê hương của những làn điệu quan họ và trò chơi dân gian xứ
Bắc đã thôi thúc tác giả chọn đề tài “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa lễ
hội để phục vụ cho phát triển du lịch” làm luận văn thạc sỹ. Mục đích của
việc chọn đề tài này là để đóng góp một phần nhỏ bé vào việc xây dựng quê
hương khai sinh ra 8 vị vua Lý, quê hương khai sinh ra làn điệu quan họ du
dương trữ tình và đặc biệt là quê hương của các trò chơi, các hoạt động lễ
hội nông nghiệp từ bao đời nay có thể thực sự phát huy tiềm năng của mình,
trở thành một tài nguyên du lịch văn hóa tiêu biểu và giá trị trong kinh doanh
du lịch.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ rất sớm, đã có nhiều tác giả với nhiều công trình nghiên cứu và
khảo sát về lễ hội dân gian ở Bắc Ninh nói riêng và Hà Bắc nói chung dưới
nhiều góc độ nhìn nhận và lượng đậm nhạt khác nhau. Về phương diện lý
luận liên quan trực tiếp đến lễ hội Bắc Ninh xưa (Hà Bắc) có các nhà nghiên
cứu tiêu biểu có thể kể đến như:
Tác giả G.Dumoutier người Pháp nghiên cứu về hội Gióng. Trong
nghiên cứu, G.Dumoutier có viết: …Cảnh tượng mà chúng tôi chứng kiến là
một trong những cảnh tượng hấp dẫn nhất mà chúng tôi được xem ở Bắc Kỳ.
Ở châu Âu cổ kính của chúng ta, thử hỏi có dân tộc nào lại có niềm tự hào là
còn được tiến hành kỉ niệm một sự kiện anh hùng trong lịch sử của mình đã
xảy ra từ hai nghìn, ba nghìn năm về trước. Lễ hội này còn đọng mãi trong
tâm trí mỗi người giống như một trong những cảnh tượng cảm động nhất mà
10
chúng tôi từng được chứng kiến tại vùng Bắc Kỳ. [32, tr. 42-43]. Như vậy,
tác giả G.Dumoutier đã cho ta thấy một cảm nhận của giới nghiên cứu và du
lịch nước ngoài trước hiện tượng lễ hội ở xứ Bắc nói chung và “ lễ hội Bắc
Ninh xưa nói riêng” (Sóc Sơn trước đây thuộc Bắc Ninh- Hà Bắc).
Trong cuốn Bắc Ninh thổ tạp ký ở thư viện Thông tin Khoa học Xã hội
Hà Nội cũng có ghi chép về di tích lịch sử, hội hè, nghề thủ công và thổ sản
dưới dạng địa chí. Ngoài ra, sách cũng nêu lên hàng trăm bản hương ước của
làng Việt ở vùng đất Bắc Ninh xưa, trong đó có ghi chép về lễ hội nhưng chủ
yếu là lễ nghi Thần thánh.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, vấn đề nghiên cứu về lễ hội Bắc
Ninh hay Folkore không nhiều, tuy nhiên cũng có một số tài liệu đáng chú ý
như: Năm 1969, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Cao Huy Đỉnh với công
trình nghiên cứu về Anh hùng làng Gióng; Toan Ánh cũng cho ra mắt cuốn
sách Hội hè đình đám do nhà xuất bản Nam Chi phát hành vào các năm 1969,
1974. Năm 1972, trong cuốn “Một số vấn đề về dân ca quan họ” tác giả Lê
Thị Nhâm Tuyết cũng có bài “Mấy ý kiến về vấn đề tìm hiểu dân ca quan họ
Bắc Ninh”; Cao Huy Đỉnh có cuốn “Bàn về đặc trưng của dân ca quan họ”;
Mã Giang Lân có bài “Từ những lề lối của hát Quan Họ”. Năm 1978, Trần
Linh Quý, Đặng Văn Lung và Hồng Thao có cuốn “Quan Họ, nguồn gốc và
quá trình phát triển”. Năm 1981, Tô Nguyễn- Trịnh Nguyễn có viết cuốn “Hà
Bắc- Kinh Bắc” nội dung nói về lễ hội ở Hà Bắc. Năm 1982: Cuốn địa chí Hà
Bắc của tác giả Trần Linh Quý được xuất bản. Năm 1984: cuốn sách Lễ hội
truyền thống và hiện đại của hai tác giả Thu Linh và Đặng Văn Lung cũng
góp phần vào việc nghiên cứu lễ hội
Ngoài ra, còn có nhiều bài viết và sách nghiên cứu về lễ hội Bắc Ninh
khác như: Vai trò của hội Làng với sự phát triển bền vững của văn hóa làng
của Ths. Bùi Văn Thành; TS. Trần Đình Luyện với cuốn Góp phần tìm hiểu lễ
11
hội ở Hà Bắc; TS. Lê Hồng Lý đề cập đến Những yếu tố cơ bản để xây dựng
lễ hội ở Hà Bắc…
Các tác giả công trình nghiên cứu trên đã có các bài viết hoặc tài liệu đề
cập đến lễ hội, hoặc lễ hội Bắc Ninh, lễ hội Hà Bắc. Tuy nhiên để nghiên cứu
đến vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội Bắc Ninh một
cách có hệ thống nhằm phục vụ phát triển du lịch, đến nay vẫn chưa có công
trình nào công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu:
Góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội phục vụ phát triển
du lịch ở Bắc Ninh
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Hệ thống hóa chọn lọc một số khái niệm, vấn đề lý luận liên quan đến
đề tài và kinh nghiệm bảo tồn, phát huy giá trị của các lễ hội phục vụ phát
triển du lịch. Phản ánh và phân tích, đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy
giá trị của các lễ hội phục vụ phát triển du lịch ở Bắc Ninh. Từ cơ sở lý luận
và thực tiễn đó, luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp góp phần bảo tồn và phát
huy giá trị lễ hội phục vụ phát triển du lịch ở Bắc Ninh.
4. Đối tượng nghiên cứu
Lễ hội truyền thống của người Việt ở địa bàn Bắc Ninh, cụ thể
là: Lễ hội văn hóa, lễ hội anh hùng chống giặc ngoại xâm, lễ hội nông nghiệp,
lễ hội dân gian.
Sở Du lịch Bắc Ninh trong vai trò là cơ quan chủ quản để
thực hiện hoạt động xúc tiến và phát triển loại hình du lịch lễ hội thường
niên ở tỉnh
Các điều kiện cả thuận lợi và khó khăn trong mục đích đưa lễ hội
được phát triển như một trong những tài nguyên tiêu biểu trong kinh doanh du
lịch ở Bắc Ninh.
12
Các kinh nghiệm hay góp ý để phục hồi và phát huy di sản văn
hóa lễ hội của Bắc Ninh trong hoạt động kinh doanh du lịch.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận
văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
Phương pháp điền dã và khảo sát thực địa, phỏng vấn nhóm
người cao tuổi ở Bắc Ninh (khảo sát hồi cố), mô tả và quan sát tham dự. Đây
là phương pháp chủ yếu nhất để thu thập tài liệu xây dựng luận văn.
Phương pháp thăm dò, điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp lịch sử, thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp để
nghiên cứu tổng thể về lễ hội
Lễ hội là một hoạt động hay tài nguyên thú vị và đặc sắc, sôi động
nhưng điểm hạn chế của tài nguyên này là việc lễ hội có tính “thời vụ” tương
đối cao. Nhận thức được điều đó ngay từ công tác nghiên cứu để thực hiện
khóa luận, tác giả đã có một quá trình chuẩn bị tương đối lâu để có thể biết
đến cụ thể các địa điểm, thời gian, không gian, nội dung của những lễ hội tiêu
biểu của Bắc Ninh nhằm tiếp cận, thực hiện các hoạt động nghiên cứu và lấy
tài liệu, số liệu của mình. Tác giả nhận thức được các lễ hội chủ yếu được
thực hiện vào những dịp nông nhàn, “ra giêng” là những thời điểm hoạt động
lễ hội ở Kinh Bắc thường diễn ra. Tuy nhiên, để “biết đến” các lễ hội này một
cách chính xác đòi hỏi sự kết hợp giữa việc “khảo sát hồi cố” và thăm dò,
khảo sát tương đối chặt chẽ bởi “ra giêng ở xứ Bắc ngày nào hầu như cũng có
hội” nhưng hội nào mới đặc sắc nhất cho một đặc thù nào đó, có cái riêng cho
một đặc điểm nào đó… Từ đó đòi hỏi phải có sự phối hợp với các sở, ban,
ngành quản lý và sự nỗ lực trong thu thập tư liệu từ những nhân chứng sống
từ nhiều phía… Tác giả đã đến nhiều cơ quan địa phương và trung ương có
lưu trữ tài liệu liên quan đến hoạt động lễ hội trong cả nước nói riêng và đặc
13
biệt nhấn vào hoạt động lễ hội Bắc Ninh nói riêng để tổng kết, đánh giá, và
chọn lọc tư liệu tập trung cho đề tài.
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn này, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1. Một số khái niệm và kinh nghiệm bảo tồn, phát huy giá trị
của các lễ hội phục vụ phát triển du lịch
Chương 2. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị của các lễ hội phục
vụ phát triển du lịch ở Bắc Ninh
Chương 3. Đề xuất một số giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy giá
trị lễ hội phục vụ phát triển du lịch ở Bắc Ninh.
14
Chương 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ KINH NGHIỆM BẢO TỒN,
PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA CÁC LỄ HỘI PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. Du lịch và các điều kiện phát triển du lịch
1.1.1. Du lịch và các loại hình du lịch
Theo con số thống kê của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) thì hiện
nay, du lịch là một ngành công nghiệp lớn nhất trên hành tinh. Lượng khách
quốc tế trên toàn cầu năm 2008 đạt 922 triệu, thu nhập từ du lịch quốc tế đạt
944 tỷ USD. Năm 2009, Du lịch thế giới chịu tác động nặng nề của cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu nên đã giảm khoảng 4%. Tuy nhiên, Du lịch
được coi là một trong số ít ngành sẽ vượt qua khủng hoảng và phục hồi nhanh
nhất. Tổ chức du lịch thế giới dự báo ngành "công nghiệp không khói" thế
giới sẽ phục hồi mạnh trong năm 2010, tăng khoảng 3-4%. Châu Á- Thái
Bình Dương và Trung Đông được dự báo là 2 khu vực có tốc độ tăng trưởng
cao trong năm 2010. Kết quả Quý 1/2010 theo báo cáo của UNWTO cho
thấy, khách du lịch quốc tế trên toàn cầu đã tăng 2% sau 14 tháng suy giảm,
trong đó Châu Á – Thái Bình Dương tăng trưởng mạnh nhất, tăng 10%. Việt
Nam nằm trong số 5 nước tăng trưởng khách du lịch đứng đầu thế giới, tăng
36%, đứng đầu khu vực Đông Nam Á)
Đề cập đến khái niệm du lịch, hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau.
Đầu tiên phải kể đến nhà kinh tế học người Áo Jozep Stander. Ông quan
niệm: “Khách du lịch là loại khách đi lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường
xuyên để thỏa mãn sinh hoạt cao cấp thường xuyên mà không theo đuổi mục
tiêu kinh tế”. Theo nhà kinh tế học người Anh Odgil VI: “Khách du lịch là
loại khách đi xa nhà một thời gian nhất định, tiêu những khoản tiền tiết kiệm
được”. Theo Morval: “Khách du lịch là người đến đất nước khác theo nhiều
15
nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân chính không phải làm thương
mại”. Cùng nghiên cứu về phạm trù du lịch, Nhà nghiên cứu Kunz (học giả
người Thụy Sĩ) cho rằng: Du lịch là hiện tượng người chỗ khác đi đến nơi cư
trú không thường xuyên của họ bằng phương tiện vận tải và dùng các dịch vụ
du lịch. Hai học giả là Giáo sư- Tiến sĩ Hunsiker và Kraf cho rằng : “Du lịch
là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành
trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không
phải cư trú thường xuyên và không dính dáng đến các hoạt động kỹ thuật,
kinh tế và tổ chức liên quan đến các cuộc hành trình của con người và việc
lưu trú của họ ở ngoài nơi ở thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau, loại
trừ mục đích ngành nghề, kiếm lời hoặc đến thăm có tính chất thường xuyên”.
Theo Hiệp hội Du lịch Quốc tế: “Khách du lịch quốc tế là những người lưu
lại tạm thời ở nước ngoài và sống ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ
trong thời gian 24h trở lên”
Như vậy, ta thấy được có bao nhiêu nhà nghiên cứu về du lịch thì có
bấy nhiêu quan điểm về du lịch. Mỗi nhà nghiên cứu đều có quan điểm riêng
của mình. Tuy nhiên, từ quan điểm cá nhân, tác giả thấy các định nghĩa, mới
xuất phát từ đặc điểm di động của khách du lịch để đưa ra định nghĩa, chưa đi
sâu vào bản chất của du lịch.
Xuất phát từ hiện tượng, bản chất cơ bản của du lịch đã có một số khái
niệm tổng thể về du lịch như sau:
Du lịch là quá trình hoạt động của con người, rời khỏi quê hương, đến
một nơi khác với mục đích chủ yếu là thẩm nhận các giá trị vật chất và tinh
thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương, không nhằm mục đích sinh lợi
được tính bằng đồng tiền (Trần Nhạn). Định nghĩa này của nhà nghiên cứu
Trần Nhạn chỉ rõ được nhu cầu, mục đích của khách du lịch, đồng thời chỉ rõ
16
được nội dung của hoạt động du lịch, nguồn lực và phương thức kinh doanh
du lịch.
Trong khi đó, PGS.TS. Trần Nhoãn thì quan niệm: Du lịch là quá trình
hoạt động của con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một nơi khác
với mục đích chủ yếu là thẩm nhận những sắc thái văn hóa và cảnh quan
thiên nhiên vùng, miền khác với nơi cư trú thường xuyên. Khái niệm trên đây
của PGS.TS. Trần Nhoãn đã làm rõ được mục đích cơ bản của chuyến đi du
lịch là du ngoạn “sắc thái văn hóa” và cảnh quan thiên nhiên”. Đó cũng là
“cầu” trong thị trường cung cầu du lịch, để các quốc gia, các nhà hoạch định
chiến lược phát triển du lịch và các doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh du
lịch định hướng được quy hoạch phát triển du lịch cũng như lựa chọn sản
phẩm kinh doanh. Sắc thái văn hóa và cảnh quan thiên nhiên vùng- miền là
điều kiện hàng đầu có sức chinh phục du khách và đủ sức cạnh tranh trên thị
trường du lịch. Du lịch là một hoạt động đa dạng, căn cứ vào các chỉ tiêu phân
loại mà có nhiều loại hình du lịch khác nhau. Căn cứ vào thời gian kéo dài
chuyến đi người ta có thể xếp thành du lịch ngắn ngày và du lịch dài ngày.
Theo cách phân chia về tài nguyên du lịch có thể phân chia thành tài nguyên
văn hóa, tài nguyên du lịch lịch sử, tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn,
tài nguyên hữu thể và tài nguyên vô thể… Cũng theo tác giả PGS.TS. Trần
Nhoãn thì: Kinh doanh du lịch là quá trình sản xuất thiết kế, lưu thông và tổ
chức thực hiện các chương trình du lịch với mục đích thỏa mãn các nhu cầu
của du khách để thu lợi kinh tế. Đồng thời đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn
xã hội, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tăng cường giao lưu và
hội nhập quốc tế.
Các khái niệm trên đây đã phần nào nêu rõ chu trình kinh doanh du lịch
gồm các bước sản xuất, thiết kế chương trình, lưu thông (bán-mua) chương
17
trình, tổ chức thực hiện chương trình và thanh quyết toán chương trình. Đó
cũng là cung trong thị trường du lịch.
Theo Luật Du lịch thì: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp
ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời
gian nhất định.
Thống kê nghiên cứu trên thực tế đến nay có nhiều loại hình du lịch khác
nhau tùy theo tiêu chí phân chia. Các loại hình du lịch thường được nhắc đến là:
Thứ nhất: Loại hình du lịch tham quan di tích - thắng cảnh tự nhiên,
với các danh thắng nổi tiếng ở ba miền tiêu biểu như: Vịnh Hạ Long, động
Phong Nha, đền Ngọc Sơn, và hồ Hoàn Kiếm, chùa Trấn Quốc và Hồ Tây.
Thứ hai: Du lịch lễ hội với một số lễ hội tiêu biểu phải kể đến như:
Festival Huế, hội chùa Hương, hội Lim… Du lịch phố cổ: Hội An, Hà Nội,
phố Hiến- Hưng Yên…
Thứ ba: Du lịch sinh thái- tự nhiên, hay nhà vườn với các danh thắng
như: Nhà vườn Huế, bãi biển Lăng Cô, rừng Cúc Phương, hồ Ba Bể…
Thứ tư: Du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh với tắm nước khoáng Kim
Bôi - Hòa Bình, nhà nghỉ ở Phan Thiết, Nha Trang, châm cứu ở Hà Nội…
Thứ năm: Du lịch MICE, hay còn gọi là “du lịch sự kiện”. Du lịch
MICE đang là một xu hướng mới của du lịch hiện đại. Đây là loại hình du lịch
theo dạng gặp gỡ xúc tiến, hội nghị, hội thảo, du lịch chuyên đề ở Vũng Tàu,
Đà Nẵng… Khái niệm “MICE” theo tiếng Anh là từ ghép viết tắt của 4 thành
phần với nội hàm là: M(Meetings-gặp gỡ); I(Incentive- khen thưởng);
C(Conferences-hội họp) và E (Exhibition - triển lãm).
Thứ sáu: Du lịch dựa vào cộng đồng vì người nghèo nhằm mục tiêu
xóa đói giảm nghèo. Một số địa phương đã được quan tâm ứng dụng nhiều
18
về loại hình này. Những trung tâm du lịch tập trung đa dạng loại hình này
phải kể đến như ở Hà Nội, Lào Cai, Sa Pa…
Thứ bảy: Du lịch sự kiện như: Kỷ niệm hội hoa ở Đà Lạt hay Hà Nội,
TPHCM… Một dạng khác du lịch sự kiện hay cũng có thể gọi như du lịch lễ hội
phải kể đến là tài nguyên sự kiện lễ hội bắn pháo hoa ở Đà Nẵng gần đây…
Thứ tám: Du lịch kết hợp việc tham quan các trại điêu khắc ở Huế, Đà
Nẵng, Phú Thọ, Bắc Ninh hay khu chế tác đá ở Non Nước Ngũ Hành Sơn. Từ
Hà Nội, những điểm lân cận như làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc
cũng là sự lựa chọn của nhiều khách quốc tế khi muốn tham quan các làng
nghề ở Hà Nội với quỹ thời gian không dài.
Thứ chín: Loại hình Du lịch hình thành tự phát, do chính “khách du
lịch” tự thiết kế và tổ chức mà không thông qua hãng lữ hành hoặc có thể tự chủ
động khai thác thông qua việc liên lạc trực tiếp với các nhà cung ứng về dịch vụ
vận chuyển để hình thành tour của mình như: du lịch bụi bằng xe đạp, xe máy, ô
tô buýt, xích lô ở Hà Nội, xe trâu ở làng gốm Bát Tràng, cưỡi ngựa ở Lâm Đồng,
cưỡi voi ở Tây Nguyên, du thuyền trên sông Hồng, sông Cửu Long…
Thứ mười: Du lịch cuối tuần ở một số địa phương hay nơi bảo tồn tài
nguyên gần các trung tâm, thủ đô lớn như các quận ngoại thành, thành phố
Hồ Chí Minh, Hà Tây, Bắc Ninh, Vũng Tàu… Là những địa điểm đã thu hút
được du khách thành công với loại hình du lịch cuối tuần
Mười một: Du lịch tuần trăng mật với các điểm đến như: Ba Bể, Hạ
Long, Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo hay những chương trình xuyên Việt, tour Out-
bound (chương trình du lịch cho khách du lịch ở trong nước đi quốc tế) cũng
là sự lựa chọn của nhiều cặp đôi khi tham gia loại hình du lịch trăng mật.
Mười hai: Du lịch trong thành phố (city tour). Ở Việt Nam có thể kể
đến sự phát triển của city tour ở các thành phố lớn như: Hà Nội; Thành phố
Hồ Chí Minh; Thành phố Huế; Đà Nẵng.
19
Mười ba: Du lịch mua sắm (shopping tour) đã bắt đầu phát triển ở một
số tỉnh thành có mức sống của khách du lịch tương đối cao như TPHCM, Hà
Nội, Huế…
Mười bốn: Du lịch kết hợp với ẩm thực hoặc tâm linh: Ở các chùa chiền,
công trình miếu mạo linh thiêng, tiệc cung đình Huế hay ẩm thực Hà Nội.
Mười lăm: Du lịch thể thao- mạo hiểm: Lặn biển ở Nha Trang, leo núi
Tây Bắc, xuyên rừng Cúc Phương, dù lượn ở Nha Trang, Tuần Châu, sân gôn
Đồng Mô…
Bên cạnh các loại hình du lịch kể trên, đã trở lên phổ biến ở Việt Nam
hiện nay, trên thế giới cũng đã phát triển một số loại hình khác như: Du lịch
thời trang thường được tổ chức ở Pari (Pháp) hay Bắc Kinh (Trung Quốc);
Điện ảnh đi trước du lịch theo sau: thăm trường quay, rạp chiếu phim công
nghệ cao, gặp gỡ thần tượng điện ảnh…
Tóm lại, đề cập đến du lịch và các loại hình du lịch, có thể có nhiều
quan điểm và cách nghiên cứu khác nhau. Một cách chung nhất, ta có thể hiểu
du lịch là hoạt động tham quan của khách du lịch khi rời khỏi nơi cư trú
thường xuyên với thời gian lớn hơn 24h, có lưu trú lại điểm đến với mục đích
tham quan, vui chơi, giải trí và trải nghiệm (mà không bao gồm mục đích
kinh tế). Dễ nhận thấy có thể đa dạng hóa các loại hình du lịch một cách hiệu
quả theo hướng phát triển bền vững. Điều đó muốn thực hiện được cần phải
có kế hoạch khai thác hợp lý và đầu tư thích đáng nhằm tăng cường khả năng
khai thác nhiều lần của tài nguyên du lịch. Nó cũng đòi hỏi vào ý thức và
hành động của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, gắn kết với lợi ích,
vai trò của người dân, của từng tập thể, từng ngành hữu quan và điều không
thể thiếu là tác động cần thiết của các nguồn lực kinh tế - xã hội với sự phát
triển du lịch.
20
1.1.2 Điều kiện để phát triển du lịch
Bất kì quốc gia, địa phương hay vùng miền nào khi phát triển du lịch
phải căn cứ vào những điều kiện khách quan cần thiết nhất định. Trên cơ sở
các tư liệu nghiên cứu tác giả luận văn thấy có hai nhóm điều kiện cơ bản để
phát triển du lịch đó là: Đó là những điều kiện chung và điều kiện đặc thù để
phát triển du lịch.
Điều kiện chung: là những điều kiện cần thiết, bắt buộc phải có đối với
tất cả các nơi trên trái đất muốn phát triển du lịch. Trong khi đó, điều kiện đặc
thù chỉ mang tính cần thiết đối với từng chỗ, từng vùng hoặc từng đất nước.
Điều kiện chung bao gồm các yếu tố:
1. Điều kiện về thời gian nhàn rỗi: Thời gian rỗi là điều kiện tất yếu
phải có để có thể tham gia vào hoạt động du lịch. Thời gian rỗi của nhân dân
ở từng nước được qui định trong Luật Lao động hoặc trong hợp đồng lao
động ký kết.
Ngày nay, nguồn gốc của du lịch đã được lý giải từ một hiện thực của
cuộc sống hiện đại. Kinh tế ngày một phát triển, năng suất lao động ngày càng
cao và mức sống của con người ngày được cải thiện. Xu hướng chung trong
điều kiện phát triển hiện đại là giảm bớt thời gian làm việc và tăng số thời
gian rỗi. Nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã chuyển sang chế
độ làm việc 5 ngày 1 tuần. Chế độ làm việc 5 ngày một tuần ở nhiều nước, số
thời gian rỗi tăng lên và đó là điều kiện thực tế để tổ chức du lịch và nghỉ ngơi
cho nhân dân lao động. Điều kiện thực tế và khả năng tăng số ngày nghỉ phép
trong năm cho phép các tổ chức du lịch thu hút được thêm nhiều khách đến
các cơ sở của mình. Các cơ sở du lịch sẽ trở thành nguồn tiết kiệm thời gian
rỗi và là tiền đề vật chất cho việc kéo dài thời gian rỗi của nhân dân lao động.
2. Kinh tế của đất nước: Khả năng phát triển du lịch của một đất nước
phụ thuộc ở mức độ lớn vào tình trạng kinh tế của đất nước đó, vào sự phát