Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Đánh giá tài nguyên du lịch nhằm phát triển du lịch bền vững tỉnh Tiền Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 126 trang )



1
Đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn



H ON THY M CHU




NH GI TI NGUYấN DU LCH
NHM PHT TRIN DU LCH BN VNG TNH
TIN GIANG




Túm tt lun vn thc s du lch







H Ni, 2013




2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




HỒ ĐOÀN THÙY MỸ CHÂU



ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYẤN DU LỊCH
NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỈNH TIỀN GIANG

CHUYÊN NGÀNH: DU LỊCH
(CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN ĐỨC THANH


HÀ NỘI, 2013


3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
BẢNG BIỂU 4
MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4. Lược sử nghiên cứu đề tài 7
5. Các phương pháp nghiên cứu 11
6. Cấu trúc luận văn 12
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH 13
1.1. Khái niệm 13
1.1.1. Tài nguyên du lịch 13
1.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên 14
1.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn 14
1.1.4. Du lịch bền vững 15
1.1.5. Nguyên tắc phát triển du lịch 15
1.1.6. Đánh giá 15
1.1.75. Đánh giá tài nguyên du lịch 17
1.2. Các phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch 17
1.3. Quy trình đánh giá tài nguyên du lịch 21
1.3.1. Xác định hệ số đánh giá tài nguyên du lịch 21
1.3.1.1. Hệ số tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn 21
1.3.1.2. Hệ số các thành phần tài nguyên du lịch tự nhiên 22
1.3.1.3. Hệ số các thành phần tài nguyên du lịch nhân văn 27


4
1.3.1.4. Đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch 31

1.3.2. Kết quả đánh giá tài nguyên du lịch 34
Tiểu kết 34
Chương 2. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG 36
2.1. Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Tiền Giang 36
2.1.1. Đánh giá địa hình 36
2.1.2. Đánh giá khí hậu 42
2.1.3. Đánh giá thủy văn 49
2.1.4. Đánh giá sinh vật 64
2.1.5. Đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Tiền Giang 72
2.2. Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Tiền Giang 73
2.2.1. Đánh giá về di tích lịch sử - văn hóa 73
2.2.2. Đánh giá về lễ hội 77
2.2.3. Đánh giá về làng nghề thủ công truyền thống 82
2.2.4. Đánh giá về các tài nguyên nhân văn vô thể khác 87
2.2.5. Đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Tiền Giang 90
2.3. Đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch tỉnh Tiền Giang 91
Tiểu kết 91
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH
TỈNH TIỀN GIANG 96
3.1. Tổ chức phát triển theo lãnh thổ 96
3.2. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch
98
3.3. Cần có kế hoạch khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch 99


5
3.4. Đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn về du lịch và kiến thức về
môi trường và bảo vệ môi trường 100
3.5. Cần có những biện pháp để quản lý tốt vấn đề rác thải tại các điểm du lịch 102
3.6. Phát triển gắn liền với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội 103

3.7. Cần có chiến lược và kế hoạch thu hút vốn đầu tư cho ngành du lịch 103
3.8. Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch 105
3.9. Tăng cường công tác đảm bảo an ninh và an toàn trong du lịch 106
3.10. Kế hoạch kết hợp liên ngành, liên vùng 107
3.11. Kiến nghị 108
Tiểu kết 109
KẾT LUẬN 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
PHỤ LỤC


















6



BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Hệ số tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn 22
Bảng 1.2. Bảng đánh giá của các chuyên gia về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài
nguyên du lịch nhân văn của tỉnh Tiền Giang 23
Bảng 1.3. Hệ số các yếu tố tài nguyên du lịch tự nhiên của Tiền Giang 24
Bảng 1.4. Tiêu chí khí hậu sinh học đối với con người của các học giả Ấn Độ 25
Bảng 1.5. Hệ số các yếu tố tài nguyên du lịch nhân văn của Tiền Giang 29
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp đánh giá của các chuyên gia về địa hình tỉnh Tiền Giang 43
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp nhiệt độ trung bình các năm 2005 – 2010 của Tiền Giang 46
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp lượng mưa các tháng trong năm từ 2005 – 2010 47
Bảng 2.4. Lượng mưa trung bình nhiều năm trong tỉnh từ năm 2000 - 2010. 47
Bảng 2.5. Tần suất gió chướng các tháng - Trạm Mỹ Tho. Đơn vị: % 48
Bảng 2.6. Tần suất gió mùa Tây Nam - Trạm Mỹ Tho. Đơn vị: % 49
Bảng 2.7. Tổng hợp điều kiện khí hậu thời tiết ảnh hưởng đến sức khỏe con người
và hoạt động du lịch tại Tiền Giang 51
Bảng 2.8. Đánh giá điểm về điều kiện khí hậu tại các huyện của tỉnh Tiền Giang 52
Bảng 2.9. Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt liên vùng lưu vực sông của tỉnh
năm 2010. 60
Bảng 2.10. Bảng kết quả trung bình các thông số có trong nước biển ven bờ giai
đoạn 2008 - 2010 64
Bảng 2.11. Diễn biến chất lượng nước dưới đất vùng Đô thị Trung tâm Mỹ Tho và
vùng lân cận thời kỳ 2006 - 2010 65
Bảng 2.12. Diễn biến chất lượng nước dưới đất vùng nhiễm mặn Gò Công và Tân
Phú Đông thời kỳ 2006 - 2010 67
Bảng 2.13. Tổng hợp điều kiện thủy văn ảnh hưởng đến hoạt động du lịch Tiền Giang 68


7
Bảng 2.14. Bảng tổng hợp đánh giá của các chuyên gia về thủy văn của tỉnh Tiền

Giang 69
Bảng 2.15. Diễn biến diện tích rừng của tỉnh Tiền Giang đến năm 2009 73
Bảng 2.16. Bảng tổng hợp đánh giá của các chuyên gia về sinh vật của tỉnh Tiền
Giang 79
Bảng 2.17. Đánh giá tổng hợp tài nguyên tự nhiên Tiền Giang 78
Bảng 2.18. Bảng tổng hợp di tích lịch sử văn hóa phân bố trong tỉnh Tiền Giang 80
Bảng 2.19. Tổng hợp sự phân bố các di tích được xếp hạng của tỉnh Tiền Giang 84
Bảng 2.20. Bảng tổng hợp đánh giá của các chuyên gia về di tích lịch sử - văn hóa
của tỉnh Tiền Giang 84
Bảng 2.21. Tổng hợp các lễ hội điển hình ở Tiền Giang 88
Bảng 2.22. Bảng tổng hợp đánh giá của các chuyên gia về lễ hội của tỉnh Tiền Giang 89
Bảng 2.23. Bảng tổng hợp làng nghề truyền thống các huyện của Tỉnh Tiền Giang
đã được công nhận theo chuẩn quốc gia kể từ năm 2002 94
Bảng 2.24. Bảng tổng hợp kế hoạch công nhận thêm các làng nghề mới của tỉnh
Tiền Giang giai đoạn 2011 – 2015 95
Bảng 2.25. Bảng tổng hợp đánh giá của các chuyên gia về làng nghề thủ công
truyên thống của tỉnh Tiền Giang 94
Bảng 2.26. Đánh giá điểm về tài nguyên nhân văn vô thể tại của tỉnh Tiền Giang 98
Bảng 2.27. Đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Tiền Giang 100
Bảng 2.28. Bảng hệ số đánh giá của các chuyên gia về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài
nguyên du lịch nhân văn của tỉnh Tiền Giang 101
Bảng 2.29. Bảng hệ số đánh giá của chuyên gia về các yếu tố tài nguyên du lịch tự
nhiên của tỉnh Tiền Giang 101
Bảng 2.30. Bảng hệ số đánh giá của chuyên gia về các yếu tố tài nguyên du lịch
nhân văn của tỉnh Tiền Giang 102
Bảng 2.31. Bảng đánh giá tổng hợp của các chuyên gia về tài nguyên du lịch của
tỉnh Tiền Giang. 103




8




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ bản để tạo nên sản phẩm du
lịch của vùng. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của
ngành du lịch, đến cấu trúc, chuyên môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế
của hoạt động du lịch.
Tiền Giang là tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng. Từ lâu Tiền
Giang được mệnh danh là vùng đất địa linh, nhân kiệt có lịch sử văn hóa lâu đời với
nhiều di tích lịch sử, những công trình kiến trúc, các lễ hội, phong tục tập quán
mang đậm nét văn hóa của vùng. Bên cạnh đó, Tiền Giang cũng biết đến là vùng đất
giàu tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên như có khí hậu nhiệt đới, hệ thống sông
ngòi dày đặc…
Năm 2001, tỉnh Tiền Giang thông qua quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
giai đoạn 2001 - 2010, nhờ đó hoạt động kinh doanh du lịch đã phát triển hiệu quả
hơn, đem lại doanh thu đáng kể. Qua các kết quả thống kê cho thấy, số lượng khách
gia tăng nhanh chóng từ 378.157 lượt khách năm 2001, tăng lên 518.124 năm 2005,
đến năm 2009 là 866.410, năm 2011 là 978.900 lượt khách; doanh thu cũng theo đó
gia tăng từ 57.943 triệu đồng năm 2001, tăng lên 78.676 triệu đồng năm 2005, tăng
184.965 triệu đồng vào năm 2009 và năm 2011 đạt doanh thu đáng kể 237 tỉ đồng.
Sự phát triển du lịch và các ngành kinh tế khác trong địa bàn khu vực nghiên
cứu trong những năm qua đã chỉ ra những bất cập giữa khai thác và bảo vệ các
nguồn tài nguyên, giữa lợi ích trước mắt và phát triển lâu dài và nhất là vấn đề bảo
vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững. Điều này đòi hỏi có sự kết hợp chặt
chẽ, có hiệu quả của các ngành, các cơ quan nghiên cứu trong vấn đề nghiên cứu
biến động môi trường và từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên

du lịch một cách hữu hiệu. Để có căn cứ khoa học cho việc bổ sung, điều chỉnh quy


9
hoạch du lịch của tỉnh trong giai đoạn mới, bên cạnh các yếu tố bên ngoài, việc đáp
ứng các yếu tố nội tại trong đó có đánh giá tài nguyên du lịch là một việc làm cấp
thiết.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm góp phần phát triển du lịch Tiền Giang một cách bền vững, cụ thể
là xác định một trong những căn cứ khoa học cho việc xây dựng quy hoạch phát
triển du lịch Tiền Giang trong giai đoạn mới.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá tài nguyên du lịch theo
hướng phát triển bền vững.
- Thu thập tài liệu, điều tra, khảo sát thông tin về du lịch Tiền Giang.
- Áp dụng phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch để đánh giá tài nguyên du
lịch tỉnh Tiền Giang.
- Phân tích, đánh giá tiềm năng, hiện trạng của tài nguyên du lịch.
- Đưa ra những giải pháp tổ chức khai thác hợp lý tài nguyên du lịch của tỉnh
theo hướng bền vững.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tài nguyên du lịch tỉnh Tiền Giang bao
gồm: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn và các phương
pháp đánh giá tài nguyên du lịch.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tài nguyên du lịch tỉnh Tiền Giang và
phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch. Luận văn không nghiên cứu hết các nội
dung liên quan đến phát triển du lịch bền vững, cũng như không đi sâu vào các lĩnh
vực chuyên ngành như kiến trúc, sinh học, dân tộc học, môi trường, văn hóa,

marketing.
- Về không gian: nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch nhằm phát triển theo
hướng bền vững trong phạm vi lãnh thổ tỉnh Tiền Giang.
4. Lƣợc sử nghiên cứu đề tài


10
- Trên thế giới: Theo Nguyễn Minh Tuệ (1996) về vấn đề đánh giá, phương
pháp đánh giá tài nguyên du lịch thiên nhiên, trên thế giới từ lâu đã có nhiều nghiên
cứu của các học giả người Nga như vào năm 1921, Viện sĩ Hàn lâm Khoa học Liên
xô E.E Phêđôrôv đã đề xuất phương pháp khí hậu tổng hợp để phân tích các thành
phần khí hậu, theo phương pháp này là thống kê những kiểu thời tiết hằng ngày tại
một thời điểm nào đó; Năm 1963, Gôrômôxôp cũng đưa ra một số tiêu chí về điều
kiện khí hậu thích hợp nhất đối với con người là nhiệt độ: 16 - 28
0
C, độ ẩm tương
đối 30 - 60%, tốc độ gió 0,1 - 0,2 m/s; L.I.Mukhina vào năm 1973 cũng đã phân tích
các yếu tố đa dạng của phong cảnh bằng 3 tiêu chí: tần số khúc ngoặt của địa hình
trên 1 km mặt cắt, sự chênh lệch về độ cao giữa các điểm, mức độ thích hợp giữa
màu cây đối với địa hình; hay năm 1975, I.A. Veđenin đưa ra phương pháp đánh
giá về địa hình, ông cho rằng khu vực có các kiểu địa hình càng tương phản về mặt
hình thái, thì phong cảnh đẹp và được đánh giá càng cao đối với du lịch; L.R.
Oldeman, M. Frere, Nghiên cứu khí hậu nông nghiệp nhiệt đới ẩm Đông Nam Á, Tổ
chức Khí tượng Thế giới vào năm 1986 đã đưa ra tiêu chí lượng mưa có các tháng
liên tục đạt trên 100 mm với tần suất đảm bảo > 75 % là không thuận lợi cho hoạt
động du lịch.
Trong luận án tiến sĩ của mình, Nguyễn Thị Hải (2002) đã chỉ ra rằng, nhiều
nhà địa lý Liên Xô như Xtauxkat, Mukhina, Kotliarov, Pirojnik… và các nhà địa lý
Đức như Klaus, Hoa Kỳ như Bohah…cũng rất quan tâm đến đánh giá lãnh thổ cho
mục đích nghỉ dưỡng. Họ đều cho rằng đây là một hướng thuộc lĩnh vực đánh giá

các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cũng như nhân văn cho mục đích
kinh tế, song mỗi học giả tiếp cận theo một hướng khác nhau. V.Xtauxkat vào năm
1969 nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá cảnh quan, phục vụ mục đích qui hoạch du
lịch. Ông đã đề cập đến cả những yếu tố tự nhiên cũng như kinh tế (rừng, sông, địa
hình, đường sá,…) khi đánh giá cho mục đích du lịch nghỉ dưỡng. Đặc biệt công
trình của L.I.Mukhina, công bố năm 1973 về lĩnh vực này có vai trò quan trọng.
Ông đã xây dựng phương pháp luận đánh giá tổng thể tự nhiên cho một loại hình
nghỉ ngơi giải trí cụ thể, đó là nghỉ ngơi tĩnh tại cho những người cao tuổi. Hay


11
E.A.Kotliarop vào năm 1978 tiến hành đánh giá lãnh thổ phục vụ hình thành và phát
triển các tổng thể lãnh thổ du lịch. Pirojnik vào năm 1985 tiến hành nghiên cứu
phân vùng du lịch toàn bộ lãnh thổ du lịch như tài nguyên du lịch, cấu trúc của các
luồng khách và cơ sở vật chất phục vụ du lịch theo các vùng, các đới du lịch nghỉ
dưỡng.
Các nhà địa lí thuộc các quốc gia khác cũng có những công trình nghiên cứu
khá đa dạng về lĩnh vực này, như M.Klaus người Đức đã đánh giá các điều kiện tự
nhiên (địa hình, khí hậu, thực vật) cho việc qui hoạch các trung tâm nghỉ dưỡng.
- Ở Việt Nam: ngành Du lịch ở Việt Nam chỉ thực sự phát triển trong khoảng 20
năm trở lại đây. Chính vì vậy việc nghiên cứu về các vấn đề du lịch Việt Nam nói
chung và du lịch Tiền Giang nói riêng vẫn còn hạn chế, đặc biệt là vấn đề đánh giá tài
nguyên du lịch theo hướng bền vững.
Các hội thảo và các công trình nghiên cứu đều hướng đến sự phát triển bền
vững cho ngành du lịch Việt Nam, bằng nhiều cách khác nhau. Đó là dấu hiệu tốt
cho định hướng chiến lược phát triển du lịch của nước ta trong thời gian tới. Tuy
nhiên, có thể thấy rằng ngành du lịch Việt Nam đang còn non trẻ và những đóng
góp của các nhà khoa học về du lịch bền vững vẫn đang là bước khởi đầu và du
lịch bền vững chưa thực sự đi vào thực tiễn ở nhiều địa phương.
Các công trình nghiên cứu về đánh giá tài nguyên du lịch ở các địa phương

trong thời gian qua đã có như: Đặng Duy Lợi (1992), đã đưa ra các tiêu chí đánh giá
về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên thuận lợi ở Ba Vì để khai thác phục vụ
du khách; Lê Văn Tin (1999), trong luận án của mình ông cho rằng tài nguyên du
lịch là yếu tố quan trọng trong việc xác lập tuyến điểm du lịch. Tác giả đã tiến hành
điều tra, khảo sát hệ thống tài nguyên du lịch của Thừa Thiên Huế và sau đó đã tiến
hành đánh giá theo các tiêu chí cụ thể.
Về các đề tài nghiên cứu Tiền Giang gần đây chủ yếu là tập trung các vấn đề:
“Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Tiền Giang”, năm 2010, của Nguyễn Ái
Lực. Đề tài nghiên cứu những lợi thế, tiềm năng do tài nguyên du lịch tỉnh Tiền
Giang mang lại cho việc khai thác du lịch phục vụ nhu cầu con người. Đề tài cũng


12
đề cập đến việc khai thác tài nguyờn du lịch một cách có hiệu quả nhưng chưa đi
sâu vào vấn đề đảm bảo phát triển lâu dài ổn định; Hay đề tài của Văng Thị Kim
Vân “Bảo tồn và phát triển hình thức chợ nổi Cái Bè thu hút khách du lịch”, năm
2011. Đề tài thiết lập định hướng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của
cư dân vùng sông nước - văn hóa chợ nổi Cái Bè, đưa ra các giải pháp phương
hướng bảo tồn và phát triển hình thức chợ nổi Cái Bè thu hút khách du lịch là một
sản phẩm du lịch đặc trưng của Tiền Giang nói chung và của miền Tây Nam bộ núi
riêng; Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng các sản phẩm du lịch
của huyện Cái Bè - Tiền Giang” của Võ Hoàng Kha năm 2010. Tác giả nghiên cứu
tiềm năng tài nguyên du lịch và nguồn nhân lực phát triển tài nguyên du lịch huyện
Cái Bè tỉnh Tiền Giang, và đúc kết những thành tựu thuận lợi, khó khăn. Trên cơ sở
đó đánh giá thực trạng khai thác sản phẩm du lịch của huyện để xây dựng những
định hướng, mục tiêu và giải pháp chủ yếu nhằm phục vụ khai thác, sử dụng có hiệu
quả sản phẩm du lịch của Cái Bè - Tiền Giang; Báo cáo khoa học của Liên hiệp các
hội khoa học và kỹ thuật: “Áp dụng lý thuyết khoa học sáng tạo xây dựng các sản
phẩm dịch vụ du lịch ưu thế của Tiền Giang”, năm 2010 do Nguyễn Hữu Chí chủ
nhiệm đề tài. Báo cáo phát huy nội lực sáng tạo của nguồn nhân lực tỉnh Tiền Giang

bằng cách cập nhật lý thuyết và thực hành về khoa học sáng tạo cho cán bộ công
chức và người dân. Từ đó tạo ra các sản phẩm du lịch mới, ưu thế, giúp tỉnh nhà
phát triển du lịch, tạo thêm việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, hội nhập khu vực và thế giới; “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
tỉnh Tiền Giang thời kì 2001- 2010” của Sở Thương Mại Du lịch Tiền Giang nghiên
cứu năm 2001. Báo cáo phân tích và nhận xét về vị trí du lịch của tỉnh Tiền Giang
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng Tây Nam bộ, nghiên
cứu thực trạng, tiềm năng du lịch của tỉnh, nêu bật thế mạnh và những hạn chế đối
với phát triển du lịch. Báo cáo cũng dự báo và định hướng chiến lược phát triển du
lịch theo ngành lãnh thổ nhằm khai thác một cách hợp lý các nguồn tài nguyên du
lịch mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Đề xuất các bước đi từng giai đoạn phù hợp
với điều kiện thực tế của tỉnh, đồng thời đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư để làm cơ


13
sở cho các bước qui hoạch chi tiết, xây dựng các dự án khả thi cho việc gọi vốn đầu
tư trong giai đoạn 2001 - 2010; “Đề án phát triển du lịch Tiền Giang giai đoạn
2010 – 2020” của Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Tiền Giang công bố năm 2010.
Đề án phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ du
lịch của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong thời gian qua, nhằm
đánh giá năng lực hiện tại của doanh nghiệp địa phương và khai thác tiềm năng phát
triển cho giai đoạn tới. Từ đó đề xuất những giải pháp để phát triển ngành du lịch
Tiền Giang. Các đề tài chưa đề cập về phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch
cũng như kết quả đánh giá và những định hướng, giải pháp hoàn thiện hoạt động du
lịch bền vững phù hợp với điều kiện vùng sông nước miệt vườn, trên cơ sở khai
thác tối đa các tiềm năng tài nguyên du lịch của vùng, nhằm thỏa mãn nhu cầu đa
dạng của du khách, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao mức sống cộng đồng
địa phương, bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển theo hướng bền vững.
Việc đánh giá tài nguyên du lịch được Tỉnh uỷ, Ủy ban Nhân dân và Sở Văn
hóa Thể thao Du lịch Tiền Giang rất quan tâm, song cho đến nay chưa có nghiên

cứu nào về đánh giá tài nguyên du lịch nhằm phục vụ phát triển du lịch theo hướng
bền vững. Vì vậy, luận văn này có thể là sự đóng góp đầu tiên cho việc đánh giá, khai
thác tài nguyên du lịch theo hướng bền vững của tỉnh nhà.
5. Các phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu
Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo về tài nguyên du lịch,
tình hình hoạt động du lịch tại Tiền Giang trong thời gian qua; các báo cáo tổng kết
năm của tỉnh, định hướng phát triển du lịch đến những năm tiếp theo trong các công
trình nghiên cứu về Tiền Giang và những tài liệu được công bố rộng rãi như luận
văn, luận án, sách báo, tạp chí khoa học, đề tài nghiên cứu, internet,…
- Phương pháp khảo sát thực địa cũng là phương pháp đạt hiệu quả rất lớn
trong việc thu thập số liệu trực tiếp với độ tin cậy và chính xác cao. Qua 5 lần khảo
sát để nghiên cứu, tìm hiểu hiện trạng phát triển du lịch trong tỉnh Tiền Giang. Đây
là phương pháp thu thập trực tiếp số liệu, thông tin du lịch trên địa bàn tỉnh Tiền


14
Giang. Lượng thông tin thu thập được đảm bảo sát với thực tế, có độ tin cậy cao, tạo
điều kiện để đề xuất những định hướng phát triển và giải pháp thực hiện hợp lý.
- Phương pháp chuyên gia bằng bảng hỏi nhằm mục đích thu thập các ý kiến
đánh giá tài nguyên. Phương pháp này cũng cho độ tin cậy cao cho việc đánh giá đề
tài, phương pháp thu thập bằng bảng hỏi được áp dụng chủ yếu để lựa chọn những
ứng viên là những chuyên gia có kiến thức về đánh giá tài nguyên du lịch và am
hiểu về tài nguyên du lịch Tiền Giang. Đó là các lãnh đạo ở các sở ban ngành của
tỉnh nhà: Sở Văn hóa - Thể Thao - Du lịch, Sở Kế hoạch - Đầu tư, phòng nghiên
cứu khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ và các chuyên gia đang nghiên cứu,
giảng dạy trong lĩnh vực này.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chủ yếu của luận văn được trình bày trong 4 chương.

Chương 1. Cơ sở lý luận về đánh giá tài nguyên du lịch
Chương 2. Đánh giá tài nguyên du lịch tỉnh Tiền Giang
Chương 3. Các giải pháp khai thác bền vững tài nguyên du lịch tỉnh Tiền
Giang














15



16
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN
DU LỊCH
1.1. Khái niệm
1.1.1. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là một dạng trong toàn bộ tài nguyên được con người sử
dụng. Theo Luật du lịch Việt Nam, Tài nguyên du lịch được hiểu là “Cảnh quan
thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động

sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu
tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch, nhằm tạo ra sức hấp dẫn du
lịch”.
Cũng như các dạng tài nguyên khác, tài nguyên du lịch là một phạm trù lịch
sử. Những tổng thể tự nhiên hay văn hóa - lịch sử cùng các thành phần của chúng có
thể tồn tại trước cả khi ngành kinh tế du lịch ra đời. Nhưng chúng chỉ có thể trở
thành tài nguyên du lịch khi nhu cầu du lịch của con người xuất hiện. Thí dụ như
ánh nắng mặt trời không được xem là tài nguyên du lịch vào trước những năm 1920,
khi nhu cầu tắm nắng chưa phát triển. Và sau này, khi nỗi lo sợ của con người về
ung thư da ngày càng gia tăng, nó cũng có thể sẽ không được coi là tài nguyên du
lịch nữa. Như vậy, sự phát triển và biến đổi của nhu cầu xã hội, đặc biệt là sự xuất
hiện nhu cầu du lịch dẫn tới việc thu hút những thành phần mới của tự nhiên cũng
như văn hóa - lịch sử vào hoạt động du lịch và chuyển chúng sang phạm trù tài
nguyên du lịch. Thời điểm quyết định trong quá trình chuyển biến từ điều kiện tự
nhiên hay di tích lịch sử văn hóa thành tài nguyên du lịch, chính là khi con người
phát hiện, nghiên cứu, đánh giá, đầu tư khai thác chúng cho mục đích du lịch. Thoạt
đầu chỉ có những tổng thể tự nhiên và những di tích lịch sử - văn hóa quý nhất được
sử dụng cho du lịch. Sau đó nhu cầu du lịch gia tăng, những tổng thể tự nhiên và di
tích ít giá trị hơn cũng được sử dụng sau khi đã tiến hành cải tạo, nâng cấp. Như
vậy, về thực chất tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn hóa
- lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và
khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch.


17
Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch đang khai thác và tài nguyên du
lịch chưa khai thác. Mức độ khai thác tiềm năng du lịch phụ thuộc vào nhu cầu du
lịch của con người. Nhu cầu này ngày càng gia tăng và càng đa dạng phụ thuộc vào
mức độ và trình độ dân trí; khả năng nghiên cứu, phát hiện đánh giá các tài nguyên
còn tiềm ẩn, trình độ phát triển khoa học, công nghệ tạo ra phương tiện khai thác

các tài nguyên đó.
1.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Thiên nhiên là môi trường sống của con người và mọi sinh vật trên Trái Đất.
Tuy nhiên, chỉ có các thành phần và các tổng thể tổng hợp tự nhiên trực tiếp hoặc
gián tiếp được khai thác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch, phục vụ cho mục
đích phát triển du lịch mới được xem là tài nguyên du lịch tự nhiên. Các thành phần
tự nhiên tạo nên tài nguyên du lịch tự nhiên thường là địa hình, khí hậu, thủy văn và
sinh vật. Trong thực tế, các dạng tài nguyên luôn gắn bó với nhau và tác động tương
hỗ với nhau, tạo nên các thể tổng hợp tự nhiên và được khai thác để tạo nên các sản
phẩm du lịch hoàn chỉnh.
Theo luật du lịch Việt Nam (2005), « Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu
tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên
có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch ».
1.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc không
tự nhiên. Hiện nay, toàn bộ những sản phẩm có giá trị về vật chất cũng như tinh
thần do con người tạo ra đều được xem là sản phẩm văn hóa. Tuy nhiên, chỉ có
những sản phẩm văn hóa nào có giá trị phục vụ du lịch mới được coi là tài nguyên
du lịch nhân văn. Các dạng tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm: di tích lịch sử văn
hóa, lễ hội, nghề và làng nghề thủ công truyền thống, các đối tượng văn hóa thể
thao hay những hoạt động có tính sự kiện.
Theo luật du lịch Việt Nam (2005), « Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền
thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng,
khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn
hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch »


18
1.1.4. Du lịch bền vững
Theo luật du lịch Việt Nam 2005, du lịch bền vững được hiểu “là sự phát triển

du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp
ứng nhu cầu về du lịch của tương lai”.
1.1.5. Nguyên tắc phát triển du lịch
Theo luật du lịch Việt Nam 2005, nguyên tắc phát triển du lịch gồm:
Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hoà giữa
kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du
lịch văn hoá - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài
nguyên du lịch.
Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an ninh, an
toàn cho khách du lịch, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh
du lịch.
Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong
phát triển du lịch.
Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá hình ảnh
đất nước, con người Việt Nam.
Phát triển đồng thời du lịch trong nước và du lịch quốc tế, tăng cường thu hút
ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam.
1.1.6. Đánh giá
Để nắm được bản chất của việc đánh giá, trước hết cần xác định khái niệm của
thuật ngữ này. Đánh giá được hiểu là một hoạt động, một quá trình đánh giá, đồng
thời vừa được hiểu là sự nhận thức về chất lượng, giá trị, ý nghĩa, tức là như kết quả
của hoạt động đánh giá. Đánh giá, từ lâu được gọi bằng thuật ngữ “đánh giá kỹ
thuật”, hay “đánh giá mức độ thuận lợi” của các tổng thể tự nhiên hoặc các nguồn tài
nguyên thiên nhiên cho một hoạt động kinh tế nào đó.
Đánh giá tài nguyên du lịch là một việc xem xét tài nguyên theo những tiêu chí
nhất định để phục vụ cho mục đích du lịch.


19

Đánh giá các loại tài nguyên du lịch là một việc làm khó khăn và phức tạp vì
có liên quan tới yêu cầu, sở thích, đặc điểm tâm lý, sinh lý rất khác nhau của con
người, tới đặc điểm của tài nguyên và các điều kiện kỹ thuật.Vì vậy các nội dung và
phương pháp đánh giá phải không ngừng hoàn thiện. Theo các nhà nghiên cứu có 4
kiển đánh giá tài nguyên du lịch:
Kiểu tâm lí thẩm mỹ: kiểu đánh giá này thường dựa vào cảm nhận, sở thích
của du khách, dân cư đối với các loại tài nguyên, môi trường du lịch thông qua việc
điều tra thống kê và điều tra xã hội.
Kiểu sinh khí hậu: nhằm đánh giá các dạng tài nguyên khí hậu, thời gian thích
hợp nhất với sức khỏe con người, hoặc một kiểu hoạt động nào đó khi đi du lịch.
Kiểu đánh giá này chủ yếu dựa trên các chỉ số khí hậu để định giá trị của các loại tài
nguyên du lịch đối với một số loại hình du lịch nào đó, hoặc làm cơ sở để xác định
các điểm du lịch, các khu du lịch, các trung tâm du lịch.
Kiểu đánh giá kỹ thuật: là kiểu sử dụng các tiêu chí và các phương tiện kỹ
thuật vào việc đánh giá số lượng và chất lượng của tài nguyên du lịch nhằm xác
định giá trị của tài nguyên du lịch đối với các loại hình phát triển du lịch hoặc trong
quá trình lập và thực hiện các dự án quy hoạch phát triển du lịch tại các hệ thống
lãnh thổ du lịch nhất định.
Kiểu đánh giá kinh tế: là kiểu vận dụng các phương pháp và các tiêu chí nhằm
xác định hiệu quả kinh tế - xã hội hiện tại và trong tương lai của các khu vực có
nguồn tài nguyênn có thể khai thác, bảo vệ cho phát triển du lịch.
Phương pháp đánh giá tài nguyên được tiến hành với từng loại và tổng thể các
loại tài nguyên bao gồm cả số lượng, chất lượng, thực trạng khai thác, bảo vệ và
phát triển, khả năng phát triển các loại hình du lịch hiện tại và trong tương lai.
Đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho mục đích phát
triển kinh tế là lĩnh vực chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu
những mối tác động tương hỗ giữa tự nhiên và xã hội. Bất kỳ một hoạt động kinh tế
nào của con người cũng đều phải dựa trên cơ sở đánh giá các tổng thể tự nhiên và
tài nguyên thiên nhiên.



20
1.1.7. Đánh giá tài nguyên du lịch
Trong thực tế, hoạt động kinh tế của con người ngày càng mở rộng và càng đa
dạng. Để đạt được thành công trong hoạt động phát triển, buộc con người phải
nghiên cứu, qui hoạch lãnh thổ cho những hoạt động đó. Mà cơ sở để đưa ra những
phương án quy hoạch lãnh thổ tối ưu lại chính là kết quả đánh giá lãnh thổ. Do đó,
hoạt động kinh tế càng mở rộng và càng đa dạng thì các công trình đánh giá cũng
ngày càng mở rộng và đa dạng hơn, làm xuất hiện nhiều hướng đánh giá mới. Đánh
giá cho mục đích du lịch là một trong những hướng mới đó.
Đánh giá tài nguyên du lịch là một loại đánh giá kỹ thuật mà nhiệm vụ của nó
là phân loại các tài nguyên du lịch theo mức độ thuận lợi của chúng cho các hoạt
động du lịch nghỉ dưỡng của con người, liên quan tới tất cả các loại hình du lịch,
đồng thời cũng có thể chỉ cho một loại hình du lịch cụ thể. Tài nguyên du lịch là các
tổng thể tự nhiên và nhân văn có thể dùng để tạo ra sản phẩm du lịch thỏa mãn nhu
cầu về chữa bệnh, thể thao, nghỉ ngơi giải trí hay tham quan du lịch. Vì vậy đánh
giá tài nguyên du lịch cũng chính là đánh giá tổng thể tự nhiên và nhân văn có khả
năng khai thác cho du lịch.
1.2. Các phƣơng pháp đánh giá tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch có thể đánh giá theo hai phương pháp chính. Đó là đánh giá
theo từng phần và đánh giá tổng hợp. Mỗi một dạng tài nguyên du lịch như: địa
hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật,… đều được đánh giá theo một tiêu chuẩn nhất
định để phục vụ du lịch nên có thể xác định được những định mức cụ thể cho từng
loại.
Việc đánh giá tài nguyên du lịch theo từng dạng riêng biệt như vậy là cần thiết,
do tính tổng hợp của tài nguyên, của các tổng thể tự nhiên, đòi hỏi phải tiến hành
đánh giá tổng hợp các dạng tài nguyên trên một lãnh thổ. Bởi vì chỉ có đánh giá
tổng hợp mới cho biết giá trị đích thực và khả năng khai thác thực tế các nguồn tài
nguyên. Một nguồn nước có thể được đánh giá rất cao về mặt chất lượng, đảm bảo
các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, các tiêu chuẩn cho hoạt động nước, nhưng lại

nằm trong khu vực có điều kiện khí hậu lạnh giá thì cũng không thể khai thác cho
hoạt động tắm hay bơi lội được. Do đó, muốn xác định mức độ thuận lợi của tài


21
nguyên cho việc khai thác du lịch, phục vụ các loại hình du lịch cụ thể, cần đánh giá
tổng hợp toàn bộ các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ đó.
Tất nhiên, việc đánh giá tổng hợp là vô cùng khó khăn và phức tạp. Trong trường
hợp này, không thể có những tiêu chuẩn hay định mức có sẵn mà cần phải nghiên
cứu trong từng khu vực cụ thể, đối với từng loại hoạt động du lịch cụ thể.
Việc đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch tại một điểm du lịch, khu du lịch
hay một vùng du lịch không chỉ đơn thuần là đánh giá tài nguyên mà còn là đánh
giá cả các điều kiện để khai thác các tài nguyên đó nữa, do đó đòi hỏi phải kết hợp
nhiều yếu tố, nhiều lĩnh vực khác nhau.
Khi đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch thường có rất nhiều yếu tố cần quan
tâm như: độ hấp dẫn, sức chứa du lịch, thời gian khai thác, vị trí và khả năng tiếp
cận, độ bền vững, cơ sở hạ tầng và cơ cở vật chất kỹ thuật du lịch, hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên, tùy theo mục đích đánh giá mà có thể lựa chọn những yếu tố khác nữa.
Tổng quan các công trình về đánh giá kỹ thuật nói chung, có thể thấy đánh giá
tài nguyên du lịch là một hướng mới trong lĩnh vực đánh giá kỹ thuật nhằm đáp ứng
ngày càng tăng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của con người.
Đánh giá tài nguyên du lịch là phân loại các tài nguyên du lịch theo mức độ
thuận lợi của chúng cho các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng của con người, liên quan
tới tất cả các loại hình du lịch, đồng thời cũng có thể chỉ cho một loại hình du lịch
cụ thể. Các công trình thuộc loại này đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới
cũng như Việt Nam, phục vụ các quá trình quy hoạch du lịch ở các cấp khác nhau.
Tuy nhiên, để các công trình có giá trị và được áp dụng trong thực tế cần hoàn
thiện, bổ sung phương pháp luận đánh giá cho các loại hình du lịch cụ thể, đi vào
định lượng hóa các chỉ tiêu và kỹ thuật phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố đánh
giá.

Tính bền vững và các phương pháp nghiên cứu tính bền vững: khi đánh giá
cần chú ý tính bền vững. Nghiên cứu các tổng thể tự nhiên cần nhớ rằng chúng
không hề tĩnh tại. Trong quá trình xây dựng một công trình, và sau đó là trong quá
trình khai thác, nó sẽ xảy ra những biến đổi của tổng thể tự nhiên. Những biến đổi


22
này diễn ra dưới những ảnh hưởng của các quá trình tự nhiên cũng như của các quá
trình khai thác hết sức phức tạp.
Cần tính đến cả những thay đổi này của các tổng thể tự nhiên trong quá trình
sử dụng. Việc đánh giá lại theo thời gian, tương tự như việc kiểm kê tài sản trong
kinh tế là một công việc hết sức cần thiết đối với bất kỳ trường hợp sử dụng các
tổng thể tự nhiên nào.
Chỉ bằng cách nghiên cứu sự biến đổi của các tổng thể tự nhiên mới xác định
được mức độ bền vững. Tính bền vững được hiểu là khả năng của các tổng thể tự
nhiên chống lại tác động của các quá trình tự nhiên cũng như nhân tạo. Rõ ràng là
các tổng thể tự nhiên khác nhau (do các đặc điểm tự nhiên của chúng) mà có phản
ứng khác nhau đối với cùng một tác động. Hay nói cách khac là chúng có độ bền
vững khác nhau. Đồng thời, cùng một tổng thể tự nhiên có thể bền vững hơn đối
với tác động này và kém bền vững hơn đối với các tác động khác. Theo quan niệm
này, khái niệm về “tính bền vững của một tổng thể tự nhiên” chỉ là tương đối. Do đó
cần chính xác hóa là bền vững hay không đối với tác động nào.
Để xác định mức độ bền vững của một tổng thể tự nhiên, cần biết đặc điểm và
cường độ của tác động, cả đặc điểm và mức độ thay đổi các tính chất của tổng thể
đó dưới ảnh hưởng của các tác động gây ra. Mức độ bền vững của một tổng thể tự
nhiên nói chung (Ytt) là hàm số của mức độ bền vững của các yếu đố riêng biệt
(Ytp). Trong đó, tất nhiên Ytt không chỉ là tổng đơn giản của Ytp. Khi xác định
mức độ bền vững của tổng thể tự nhiên, cần tính đến việc nó cấu tạo từ các phân hệ
của một thiên nhiên sống và không sống, có tốc độ biến đổi khác nhau.
Tính bền vững của các tổng thể tự nhiên mới ở giai đoạn đầu nghiên cứu, mặc

dù rất cần thiết vì ngày càng có nhiều tổng thể tự nhiên được đưa vào khai thác và
khai thác ngày càng mãnh liệt hơn. Do đó ngày càng phải đối mặt với những hậu
quả không mong muốn do không tính hết được mức độ bền vững của chúng khi
chịu ảnh hưởng của các dạng khai thác khác nhau.


23
Thông tin về mức độ bền vững của một tổng thể tự nhiên cho phép dự báo kịp
thời hành vi và sự thay đổi do tính chất sử dụng, đồng thời lựa chọn những biện
pháp bảo vệ trạng thái ban đầu (hoặc có thể cải thiện trạng thái đó).
Có thể đề xuất một số biện pháp cải thiện hay bảo vệ tính chất của các tổng thể
tự nhiên, trong đó có tính bền vững. Đó là các phương pháp sau:
- Lựa chọn các kiểu công trình phù hợp nhất với tổng thể tự nhiên đã cho và
sắp xếp một cách có lợi nhất cho những yếu tố kém thuận lợi và những thành phần
kém bền vững.
- Nâng cao độ bền vững của các hợp phần thuộc các tổng thể tự nhiên.
- Giảm nhẹ điều kiện và chế độ khai thác các tổng thể tự nhiên, tức là giảm tải
trọng lên các tổng thể tự nhiên, đặc biệt là lên các thành phần kém bền vững nhất.
- Tạo ra những điều kiện để sử dụng các tổng thể tự nhiên, mà tại điều kiện đó,
trong trường hợp nếu có một hoặc một phần tổng thể bị hỏng thì có thể sử dụng
tổng thể khác hoặc bộ phận khác. Tất nhiên, phương pháp này không thể áp dụng
trong mọi loại hình hoạt động, nhưng có thể chấp nhận được trong nông nghiệp.
- Khi có biểu một thành phần mà dẫn tới trạng thái không phục hồi được hoặc
khi tổng thể không còn thực hiện được chức năng của mình cho những hoạt động
bình thường thì cần có dự báo cho ngừng hoạt động.
Dự báo các thay đổi không thể cứu vãn được của các tổng tự nhiên còn có ý
nghĩa lớn hơn so với dự báo ngừng hoạt động của các tổng thể kỹ thuật. Trong các
tồng thể kỹ thuật, các yếu tố bị hỏng có thể thay đổi được thì trong một tổng thể tự
nhiên điều này không thể xảy ra, hoặc là rất phức tạp. Vì vậy cần phải dự báo ngay
từ những giai đoạn đầu để có thể kịp thời áp dụng các biện pháp bảo vệ.

Tất nhiên, việc xem xét tính bền vững của các tổng thể tự nhiên khi đánh giá là
rất phức tạp, hơn nữa, ngay cả phương pháp đánh giá chúng cũng còn ít được
nghiên cứu. Tuy nhiên, cần quan tâm đến sự thay đổi của tổng thể khi đánh giá.
Nghiên cứu tính bền vững của các tổng thể tự nhiên cần phải bắt đầu bằng các cuộc
khảo sát chung của các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau như: địa lí, kỹ
thuật, sinh học và nhiều lĩnh vực khác nữa.


24
1.3. Quy trình đánh giá tài nguyên du lịch
1.3.1. Xác định hệ số đánh giá tài nguyên du lịch
Xác định hệ số đánh giá là điều cần thiết để đánh giá giá trị tài nguyên tự nhiên
và tài nguyên nhân văn. Các thành phần của tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân
văn không giống nhau do đó cũng cần xác định hệ số đánh giá riêng biệt của từng
yếu tố. Như vậy có hệ số cần đánh giá: hệ số tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân
văn và hệ số thành phần của các yếu tố tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.
1.3.1.1. Hệ số tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn
Để kiểm chứng tính xác thực trong đánh giá, bài nghiên cứu sử dụng phương
pháp chuyên gia, khảo sát, lấy ý kiến các chuyên gia đang làm việc, nghiên cứu
trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh. Tổng hợp ý kiến là các chuyên gia đánh giá
về các yếu tố tài nguyên du lịch tự nhiên (bao gồm: địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh
vật) và tài nguyên du lịch nhân văn (bao gồm: di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội, làng
nghề thủ công truyền thống, các tài nguyên vô thể khác). Từ đó xác định hệ số đánh
giá trên việc tổng hợp ý kiến của các chuyên gia về các đối tượng tài nguyên du
lịch. Hệ số này được sử dụng trong việc đánh giá áp dụng cho việc đánh giá thành
phần các yếu tố tài nguyên trong địa bàn tỉnh Tiền Giang. Vì vậy hệ số đánh giá này
chỉ áp dụng cho việc đánh giá tài nguyên du lịch trong khu vực tỉnh Tiền Giang.
Cần lưu ý khi nghiên cứu đánh giá tài nguyên du lịch trên địa bàn khu vực ngoài
tỉnh Tiền Giang cần phải xây dựng hệ số đánh giá khác.
Theo phương pháp này, lấy ý kiến các chuyên gia từ chuyên gia thứ 1 đến

chuyên gia thứ n về tài nguyên du lịch du lịch Tiền Giang. Ta có bảng hệ số sau:
Bảng 1.1. Hệ số tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch tự nhiên
Ai
Tài nguyên du lịch nhân văn
Bi
Trong đó:
A: là hệ số của tài nguyên du lịch tự nhiên của Tiền Giang
B: là hệ số của tài nguyên du lịch nhân văn của Tiền Giang.
Ai: hệ số tài nguyên du lịch tự nhiên Tiền Giang do chuyên gia thứ i đánh giá.
Bi: hệ số tài nguyên du lịch nhân văn Tiền Giang do chuyên gia thứ i đánh giá.


25
i=1
i=1
Bảng 1.2. Bảng đánh giá của chuyên gia về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài
nguyên du lịch nhân văn của Tiền Giang.
STT
A
B
1
A1
B1
2
A2
B2
3
A3
B3




N
An
Bn



Vậy A =
n



B =
n
1.3.1.2. Hệ số các thành phần tài nguyên du lịch tự nhiên
Gọi K là hệ số của các yếu tố tài nguyên du lịch tự nhiên
K
j
là hệ số của các yếu tố tài nguyên du lịch tự nhiên j.
K
ij
là hệ số của các yếu tố tài nguyên du lịch tự nhiên do chuyên gia thứ i
đánh giá.
Bảng 1.3. Hệ số các yếu tố tài nguyên du lịch tự nhiên của Tiền Giang
Chuyên gia
1
2
3

4
Chuyên gia 1
K
11
K
12

K
13

K
14

Chuyên gia 2
K
21
K
22

K
23

K
24

……….





Chuyên gia n
K
n1
K
n2

K
n3

K
n4


n
A
i
n
B
i

×