Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


Ngô Minh Châu



HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH VIỆT NAM
TẠI TRUNG QUỐC


Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH HOÀ





Hà Nội, 2009

1
MỤC LỤC


Mục lục
i

Danh mục các chữ viết tắt
iv

Danh mục các bảng biểu
v

Mở đầu
1

Chương 1. Tổng quan về thị trường khách du lịch Trung Quốc và
mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Trung Quốc
5
1.1.
Một số đặc điểm về đất nước và con người Trung Quốc theo nhu cầu
du lịch
5
1.1.1.
Đặc điểm địa lý tự nhiên
5
1.1.2.
Đặc điểm dân cư
6
1.1.3.
Đặc điểm kinh tế và văn hóa xã hội
6
1.1.4.
Những sở thích của người Trung Quốc

8
1.2.
Thị trường khách du lịch Trung Quốc
10
1.2.1.
Khái quát về về du lịch Trung Quốc
10
1.2.2.
Đặc điểm nhu cầu của khách du lịch Trung Quốc
13
1.2.3.
Đặc điểm tiêu dùng du lịch của khách du lịch Trung Quốc
15
1.3.
Các bài học kinh nghiệm trong công tác xúc tiến du lịch đối với thị
trường Trung Quốc của một số nước trên thế giới
16
1.3.1.
Kinh nghiệm xúc tiến của Hà Lan
16
1.3.2.
Kinh nghiệm xúc tiến của Thái Lan
19
1.3.3.
Các bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
23
1.4.
Quan hệ hợp tác Việt Nam – Trung Quốc
25
1.4.1.

Quan hệ ngoại giao
25
1.4.2.
Quan hệ hợp tác kinh tế
26
1.5.
Quan hệ hợp tác về du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc
29
1.5.1.
Các quan hệ hợp tác đã triển khai
29
1.5.2.
Một số định hướng hợp tác du lịch giữa hai nước trong thời gian tới
29

2

Tiểu kết chương 1
31

Chương 2. Thực trạng hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại
Trung Quốc
32
2.1.
Khái quát tình hình hoạt động của ngành du lịch Việt Nam và tình
hình khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam
32
2.1.1.
Khái quát về tình hình hoạt động của ngành du lịch Việt Nam
32

2.1.2.
Khái quát về tình hình khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam
37
2.1.3.
Một số đặc điểm của khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam
41
2.2.
Thực trạng hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc
46
2.2.1.
Tổ chức, tham gia các hội chợ, triển lãm du lịch quốc tế
46
2.2.2.
Tổ chức các chương trình phát động thị trường, giới thiệu điểm đến
(roadshow)
49
2.2.3.
Tổ chức đón các đoàn FAMTRIP, PRESSTRIP vào Việt Nam
50
2.2.4.
Xây dựng các kênh thông tin để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du
lịch Việt Nam
51
2.2.5.
Những kết quả đạt được và hạn chế của hoạt động xúc tiến du lịch
Việt Nam tại Trung Quốc
53
2.2.6.
Những thuận lợi và khó khăn của hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam
tại Trung Quốc

57

Tiểu kết chương 2
60

Chương 3. Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm đẩy mạnh
hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc
61
3.1.
Cơ sở đề xuất các giải pháp
61
3.2.
Giải pháp về tổ chức bộ máy cơ quan xúc tiến du lịch
66
3.3.
Giải pháp về pháp luật và chính sách xúc tiến du lịch
67
3.4.
Giải pháp về kinh phí và cơ chế chi tiêu cho hoạt động xúc tiến du
lịch
68
3.5.
Giải pháp về công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược xúc
tiến du lịch, lập kế hoạch cho hoạt động xúc tiến du lịch
70
3.6.
Giải pháp về việc xây dựng và sử dụng tiêu đề - biểu tượng cho các
hoạt động xúc tiến du lịch
74


3
3.7.
Giải pháp về sự phối hợp liên ngành trong việc tổ chức các hoạt động
xúc tiến du lịch
75
3.8.
Giải pháp về việc nâng cao hiệu quả và chất lượng của các hoạt động
xúc tiến du lịch
76
3.8.1.
Tổ chức, tham gia các hội chợ, triển lãm du lịch quốc tế
76
3.8.2.
Tổ chức các chương trình phát động thị trường, giới thiệu điểm đến
(Roadshow)
77
3.8.3.
Tổ chức đón các đoàn FAMTRIP, PRESSTRIP vào Việt Nam
78
3.8.4.
Xây dựng các kênh thông tin để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du
lịch Việt Nam
79
3.9.
Một số khuyến nghị
82

Tiểu kết chương 3
83


Kết luận
84

Tài liệu tham khảo
87

Phụ lục



4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN
Association e of South East Asia
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á
BITM
Beijing International Travel Mart
Hội chợ Du lịch Quốc tế Bắc Kinh
CITM
China International Travel Mart
Hội chợ Du lịch Quốc tế Trung
Quốc
CNBS
China National Bureau of
Statistics
Cục Thống kê Quốc gia Trung
Quốc
CNTA

China National Tourism
Administration
Cục Du lịch Quốc gia Trung Quốc
EURO (€)

Đồng tiền chung Châu Âu
FAMTRIP
Familiar trip
Chuyến đi dành cho các hãng lữ
hành
GDP
Gross Domestic Products
Tổng thu nhập quốc nội
NBTC
Netherlands Board of Tourism &
Conventions
Cơ quan Xúc tiến Du lịch Quốc
gia Hà Lan
PRESSTRIP
Press trip
Chuyến đi dành cho các phóng
viên báo chí, truyền hình
RMB
Ren min bi
Đồng Nhân dân tệ (đơn vị tiền tệ
của Trung Quốc)
TAT
Thailand Authority of Tourism
Tổng cục Du lịch Thái Lan
UNWTO

United Nations World Tourism
Organization
Tổ chức Du lịch Thế giới
USD ($)
United States DollarUnited States
Dollar
Đô la Mỹ (đơn vị tiền tệ của Hoa
Kỳ)
WTF
World Travel Fair
Hội chợ Du lịch Thế giới


5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1
Số lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Lan giai đoạn 2003 –
2005
16
Bảng 1.2
Số lượng khách du lịch quốc tế đến Thái Lan giai đoạn 2004
– 2008
19
Biểu đồ 2.1
Sự tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn
1990 – 2008
33
Biểu đồ 2.2
Sự tăng trưởng khách du lịch nội địa của Việt Nam giai đoạn
1990 – 2008

34
Biểu đồ 2.3
Sự tăng trưởng doanh thu từ du lịch của Việt Nam giai đoạn 1990
– 2008
36
Bảng số 2.1
Số lượng khách các thị trường hàng đầu của du lịch Việt Nam giai
đoạn 2004 – 2008
389
Biểu đồ 2.4
Số lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam giai đoạn 1995
– 2008
40
Biểu đồ 2.5
So sánh thị trường khách du lịch Trung Quốc với một số thị
trường khách chính của Việt Nam giai đoạn 2004 – 2008
41
Bảng 2.2
Cơ cấu khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam theo nghề
nghiệp và mục đích chuyến đi năm 2000
43
Bảng 3.1
Ma trận sản phẩm – thị trường khách du lịch Trung Quốc
72
Bảng 3.2
Ma trận hình thức xúc tiến, quảng bá – thị trường khách du
lịch Trung Quốc
73






6
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trung Quốc là đất nước đứng thứ 3 trên thế giới về mặt diện tích, đứng đầu về
mặt dân số và hiện nay đang đứng thứ 4 về mặt kinh tế. Theo số liệu của Cục Thống kê
Quốc gia Trung Quốc (CNBS) công bố, sau 30 năm thực hiện cải cách mở cửa (từ năm
1978 đến năm 2007), tốc độ tăng trưởng trung bình của GDP Trung Quốc là 9,8%, thu
nhập bình quân đầu người từ 190 USD lên 2.360 USD. Với sự phát triển nhanh chóng
về kinh tế, đời sống của người dân Trung Quốc cũng được cải thiện, thu nhập bình
quân đầu người tăng cao dẫn đến nhu cầu đi du lịch nước ngoài của người Trung Quốc
gia tăng mạnh. Năm 2008, số lượng người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài đã lên tới
45,8 triệu lượt người. Do đó, thị trường du lịch Trung Quốc hiện nay đã trở thành thị
trường tiềm năng của các nước trên thế giới.
Đối với du lịch Việt Nam, kể từ khi bình thường hoá quan hệ giữa hai nước Việt
Nam – Trung Quốc năm 1990 đến nay, lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam
đã gia tăng nhanh chóng và luôn ở vị trí dẫn đầu trong bảng tổng kết số lượng khách du
lịch quốc tế hàng năm của Việt Nam. Hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam những năm
gần đây đã đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển này.
Tuy Việt Nam là quốc gia láng giềng của Trung Quốc, có nguồn tài nguyên du
lịch rất phong phú, đa dạng với những lợi thế hơn các điểm đến khác nhưng số lượng
khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam năm 2008 mới chỉ chiểm 1,4% trong tổng số
khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài cùng năm. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách
đầy đủ, có hệ thống thực trạng nhằm đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chohoạt động
xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc là hết sức cần thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt
động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc, một thị trường trọng điểm của du lịch

Việt Nam.
Formatted: Font: Italic, Underline
Formatted: Font: Italic, Underline

7
Căn cứ vào mục tiêu đặt ra, luận văn tiến hành giải quyết những nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
- Đặc điểm của thị trường khách du lịch Trung Quốc gồm những đặc điểm về đất
nước, con người Trung Quốc, đặc điểm nhu cầu và tiêu dùng của khách du lịch Trung
Quốc;
- Các bài học kinh nghiệm trong công tác xúc tiến du lịch của một số nước trên
thế giới đối với thị trường Trung Quốc;
- Mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Trung Quốc trong các lĩnh vực chủ yếu: ngoại
giao, kinh tế và du lịch;
- Thực trạng hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc và các đánh giá;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam
tại Trung Quốc;
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại
Trung Quốc và một số vấn đề liên quan.
Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt nội dung: hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài nói chung,
tạitại Trung Quốc nói riêng có sự tham gia của rất nhiều cơ quan khác nhau như các cơ
quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương, ở địa phương, các doanh nghiệp kinh
doanh du lịch. Tuy nhiên, trong vấn đề này, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp
trung ương có vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu
hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc ở cơ quan quản lý nhà nước cấp
trung ương với mục đích quảng bá hình ảnh du lịch quốc gia.
Nội dung của xúc tiến du lịch bao gồm rất nhiều hoạt động, nhưng trong khuôn
khổ đề tài xin được tập trung vào các hoạt động xúc tiến chủ yếu như: tổ chức, tham

gia tổ chức các hội chợ, triển lãm du lịch quốc tế; tổ chức các chương trình phát động
điểm đến; tổ chức các đoàn khảo sát của giới báo chí và các hãng lữ hành; tổ chức

8
tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền quảng bá
qua mạng internet; xây dựng tiêu đề - biểu tượng chung cho ngành du lịch; sản xuất và
phát hành các ấn phẩm, vật phẩm xúc tiến du lịch.
Về mặt không gian: vì đất nước Trung Quốc rất rộng lớn với nhiều thể chế chính
trị và các chính sách khác nhau, để vấn đề nghiên cứu không bị dàn trải, thiếu tập
trung, luận văn giới hạn nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung
Quốc đại lục (không bao gồm Đài Loan và 2 đặc khu hành chính là Hongkong và
Macau).
Về mặt thời gian: luận văn tập trung phân tích, đánh giá hoạt động xúc tiến du
lịch Việt Nam tại Trung Quốc trong thời gian 5 năm qua, từ 2004 – 2008; đề xuất giải
pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc trong 5 năm tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp từ sách,
báo, tạp chí, báo cáo của Tổng cục Du lịch, báo cáo của Tổng cục Thống kê, báo cáo
của các cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia một số nước ; Phương pháp thu thập thông
tin sơ cấp: lấy ý kiến chuyên gia của các cơ quan quản lý nhà nước, các viện nghiên
cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp: sử dụng các phương pháp phân tích thống kê,
phương pháp quy nạp để từ đó tổng hợp thành những vấn đề cốt lõi nhất, chung nhất,
rút ra bài học kinh nghiệm về hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc.
5. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như nghiên
cứu đặc điểm thị trường khách Trung Quốc để đưa ra giải pháp phát triển nguồn khách
cho các doanh nghiệp, nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động xúc tiến du lịch của một số
nước trên thế giới để đề xuất giải pháp cho hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam

Ngoài ra, Tổng cục Du lịch và Tổng cục Thống kê đã tổ chức các cuộc điều tra về

9
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam với những đặc điểm nhu cầu và tiêu dùng của họ.
Tác giả đã tiếp cận, kế thừa và hệ thống các kết quả đó cho đề tài nghiên cứu của mình
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào cụ thể về thực trạng và
giải pháp của hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc. Vì vậy, việc nghiên
cứu thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại
Trung Quốc trong thời gian tới có ý nghĩa rất thiết thực cho ngành du lịch Việt Nam.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn cung cấp bức tranh tổng quát về thị trường khách du lịch Trung Quốc,
về đặc điểm nhu cầu và tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc, tổng kết mối quan hệ
hợp tác giữa Việt Nam – Trung Quốc trong một số lĩnh vực chính làm cơ sở cho việc
đưa ra các giải pháp cho việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung
Quốc; phân tích những mặt được, chưa được và nguyên nhân trong hoạt động xúc tiến
du lịch Việt Nam tại Trung Quốc; từ đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm
đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc.
7. Kết cấu của luận văn
Với mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên
cứu ở trên, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phần nội dung chính của luận văn được kết
cấu thành 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về thị trường khách du lịch Trung Quốc và mối quan hệ
hợp tác Việt Nam – Trung Quốc
Chương 2. Thực trạng hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc
Chương 3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam
tại Trung Quốc

Formatted: Font: Not Bold, Not Italic
Formatted: Font: Not Bold, Not Italic


10
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH TRUNG QUỐC VÀ
MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM – TRUNG QUỐC
1.1. Một số đặc điểm về đất nước và con người Trung Quốc theo nhu cầu du
lịch
1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
Trung Hoa, theo cách người Trung Quốc gọi tổ quốc mình, nằm ở nửa phía bắc
của Đông bán cầu, phía đông nam của đại lục Á - Âu, phía đông và giữa Châu Á, phía
tây của Thái Bình Dương với diện tích khoảng 9,6 triệu km
2
. Về mặt diện tích, đất
nước Trung Quốc rộng thứ 3 trên thế giới và rộng nhất Châu Á, rộng gấp 30 lần diện
tích Việt Nam. Đất nước Trung Quốc trải rộng 5.000 km từ Đông sang Tây và trải dài
7.000 km từ Bắc xuống Nam. Cả nước trải qua 4 múi giờ nhưng đều lấy giờ Bắc Kinh
làm giờ chuẩn. [6, tr.11]
Trên đất liền, Trung Quốc có chung đường biên giới với 14 quốc gia láng giềng:
Nga, Mông Cổ (phía bắc); Kazakstan, Kirghistan, Taghikistan (phía tây); Apghanistan,
Pakistan, Ấn Độ, Nêpan, Buttan (phía tây nam); Myanma, Lào, Việt Nam (phía nam);
Triều Tiên (phía đông), trong đó có trên 1.000 km tiếp giáp với Việt Nam [23, tr.8]. Bờ
biển Trung Quốc kéo dài 14.000 km tiếp giáp với biển Bột Hải, Hoàng Hải, Biển
Đông. Trung Quốc cũng có hơn 5.000 hòn đảo lớn nhỏ, lớn nhất là Đài Loan và đảo
Hải Nam [6, tr.11]. Dọc theo biển Hoàng Hải, về phía đông và phía nam bờ biển Trung
Quốc là Nhật Bản, Philippine, Malaysia, Indonesia và Bruney.
Về mặt khí hậu, Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, có khí hậu đa dạng thay đổi
từ cái giá lạnh khắc nghiệt của vùng Sibêri cho đến khí hậu ôn hoà ấm áp của vùng
nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình toàn quốc tháng 1 là -4
0
C - 7
0

C, tháng 7 là 26
0
C. Mùa
đông ở miền Bắc vô cùng lạnh giá, nhiệt độ có thể xuống tới -8
0
C. Ở các thành phố

11
miền Bắc, thời tiết lạnh đến mức mùa đông hàng năm ở đây đều có thể tổ chức triển
lãm băng đăng.
1.1.2. Đặc điểm dân cư
Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nhất thế giới, hơn 1,3 tỷ người và chiếm
1/5 dân số toàn cầu, gấp 16 lần dân số Việt Nam. Người Trung Quốc còn có ở khắp các
quốc gia trên thế giới, tạo thành những cộng đồng người Hoa đông đảo, đặc biệt là ở
khu vực Đông Nam Á.
Trung Quốc có 56 dân tộc, trong đó người Hán chiếm 95%, 5% dân số còn lại là
55 dân tộc thiểu số khác cư trú trên 60% diện tích đất đai của Trung Quốc [6, tr.63].
Các dân tộc có ngôn ngữ riêng, nền văn hoá và bản sắc dân tộc riêng tạo thành một nền
văn hoá Trung Hoa rất đặc sắc và phong phú.
Trung Quốc rất giàu có về phương diện ngôn ngữ. Ngoài tiếng phổ thông là ngôn
ngữ chính còn có một số thổ ngữ khác được dùng ở các vùng khác nhau trong cả nước
(Ngô, Xiang, Gan, Keja, Minh Phương Bắc, Minh Phương Nam ). Những thổ ngữ này
thay đổi từ tỉnh này đến tỉnh khác, thậm chí là từ thôn này đến thôn khác.
Các ngôn ngữ của người dân Trung Quốc có cách viết giống nhau nhưng cách
phát âm lại khác nhau. Chính vì vậy, một người miền Bắc rất khó nói chuyện được với
một người miền Nam bằng ngôn ngữ, nhưng có thể hiểu những gì mà họ viết.
Về tôn giáo, ở Trung Quốc có 5 tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi,
Thiên chúa giáo và Cơ đốc giáo, trong đó Phật giáo có lịch sử lâu đời và được nhiều
người Trung Quốc chọn là tín ngưỡng hơn cả. [1, tr.81]
1.1.3. Đặc điểm kinh tế và văn hoá xã hội

Trung Quốc có lịch sử rất lâu đời, trải qua hơn 5.000 năm lịch sử, người Trung
Quốc đã xây dựng và để lại cho nhân loại những giá trị văn hoá, các công trình kiến
trúc, mỹ thuật quý giá. Trung Quốc là một trong những nền văn minh lớn của thế giới

12
hình thành sớm và phát triển rất rực rỡ. Các phát minh vĩ đại của người Trung Quốc là:
giấy, kỹ thuật in ấn, thuốc súng, la bàn…
Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời ngày 01 – 10 – 1949 do Đảng Cộng
sản Trung Quốc lãnh đạo.
Về hành chính, Trung Quốc được chia thành 31 tỉnh thành phố, gồm: 22 tỉnh, 5
khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương (Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân,
Trùng Khánh). Ngoài ra, Trung Quốc còn có hai đặc khu hành chính đó là Hongkong
và Macau.
Sau 30 năm thực hiện cải cách mở cửa, Trung Quốc đã thu được những thành tựu
to lớn và trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới. Trong giai đoạn từ 1978 đến
2007, theo thông báo của Cục Du lịch Quốc gia Trung Quốc (CNBS), tốc độ tăng
trưởng trung bình của GDP Trung Quốc là 9,8%, thu nhập bình quân đầu người từ 190
USD lên 2.360 USD, kim ngạch nhập khẩu từ 10,9 tỷ USD lên 956 tỷ USD, kim ngạch
xuất khẩu từ 9,8 tỷ USD lên 1.220 tỷ USD, dự trữ ngoại tệ từ 167 triệu USD lên 1.500
tỷ USD.
Mức độ thoả mãn với chất lượng cuộc sống trong những người dân thành thị đã
tăng lên rõ rệt. Theo một cuộc khảo sát trên 10 thành phố lớn của Trung Quốc của
CNBS năm 2001, sự thoả mãn được nâng cao hơn khi người dân thành phố so sánh
cuộc sống của họ trong 5 năm gần đây với 5 năm trước đó: (xem phụ lục 2.1)
- 70% trong số họ nói rằng họ có thu nhập cao hơn;
- 40% đã tăng được thu nhập bình quân theo đầu người;
- 61% người dân đã mua được nhà trong quá trình cải cách hệ thống nhà cửa
- 55% trong số họ đã có trái phiếu, cổ phiếu, tiền gửi tiết kiệm ở ngân hàng và tiền
mặt;
- 91% nghĩ rằng bây giờ có điều kiện thuận lợi và tiện nghi hơn để đi du lịch. [24,

pg.14]

13
Trung Quốc có một lãnh thổ vô cùng rộng lớn. Có rất nhiều sự khác biệt giữa
mức độ phát triển kinh tế cũng như mức thu nhập của người dân. Có nhiều sự khác biệt
giữa thành thị và nông thôn, giữa các ngành thương mại khác nhau, giữa các vùng khác
nhau và thậm chí các thành phố và trong làng quê. Về số liệu thu nhập bình quân đầu
người, tổng dân số của 10 tỉnh và khu tự trị chiếm 35,8% tổng dân số cả nước nhưng
tổng số GDP đạt được chiếm 64,9% tổng số GDP cả nước (xem phụ lục 2.1). Ngành du
lịch cũng được phát triển hơn và người dân ở những khu vực này cũng đi du lịch nhiều
hơn.
Khoảng cách về sức mạnh kinh tế giữa Trung Quốc và các quốc gia công nghiệp
phát triển đang dần thu hẹp. GDP của Trung Quốc năm 2008 đạt 4.421 tỷ USD, tương
đương với 30,6% GDP của Mỹ, 90% của Nhật Bản và 120,4% của Đức (Xinhua News
Agency, China’s GDP grows 9% in 2008, , 22/01/2009).
Trung Quốc từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, trở thành một trong những nền kinh tế
lớn nhất và quan trọng nhất thế giới. Triển vọng của nền kinh tế vẫn sáng sủa mặc dù
Trung Quốc hiện nay đang chịu hậu quả nặng nề của suy thoái kinh tế và khủng hoảng
tài chính toàn cầu.
1.1.4. Những sở thích của người Trung Quốc
Người Trung Quốc ưa thích sự tao nhã, họ thường tìm đến những thú vui mà
mình ưa thích trong lúc nhàn rỗi. Người Trung Quốc xưa có óc thẩm mỹ cao (thể hiện
qua nghệ thuật thư pháp, các công trình kiến trúc, đồ trang sức, các bức hoạ, đồ gốm
cổ…). Thú vui muôn thủa của người Trung Hoa khi nhàn hạ là uống trà, thuật khắc ấn,
ẩm thực, trồng hoa, vui chơi, thăm thú các khu danh thắng.
Người Trung Quốc rất coi trọng món ăn, đồ uống. Các món ăn Trung Quốc
thường chú trọng khẩu vị hơn là hình thức. Đối với bữa tiệc của người Trung Quốc, họ
thường ăn hết mình bất cứ món ăn chính phụ nào. Bữa ăn thường được kéo dài để có
cảm giác thừa thãi và thức ăn có thời gian tiêu hoá.


14
Người Trung Quốc khi nấu nướng luôn cố cân bằng các mùi vị và không để cảm
giác đối nghịch nhau. Người Trung Quốc không bao giờ để hai món ăn cùng có vị chua
ngọt được đưa vào cùng một bữa, cũng như trên bàn ăn không bao giờ có hai món ăn
cùng chế biến một kiểu như rán hoặc xào. Bữa tối là bữa chính trong ngày và thường
vào lúc 5 – 6 giờ tối. Trong bữa ăn thường có trên 10 món ăn, được xếp sẵn lên bàn.
Đồ uống phổ biến của người Trung Quốc là rượu và trà. Rượu Trung Quốc được
làm từ gạo, lúa miến, kê cao lương, hoa quả. Người Trung Quốc thích uống rượu hâm
nóng trong những cái chung nhỏ và thường uống một hơi cạn chung.
Trà là thức uống quan trọng nhất ở Trung Quốc. Người ta uống trà suốt ngày thay
nước và họ tin rằng trà là thứ thuốc uống dùng để chữa bệnh, kích thích khả năng tiêu
hoá, làm hưng phấn hệ thống thần kinh. Sau khi ăn, họ uống trà. Khi có khách đến họ
thường mời trà. Nếu muốn uống nữa thì để lại một ít trà trong cốc, còn nếu không thì
uống cạn cốc.
Ở mỗi vùng miền khẩu vị thức ăn lại khác nhau, thường theo bốn vùng chính: Bắc
Kinh, Thượng Hải, Tứ Xuyên, Quảng Đông.
Tuy nhiên, họ cũng có một số đặc điểm chung như trong ngày tết họ thường ăn
sủi cảo, đặc biệt là các doanh nhân vì họ cho rằng ăn sủi cảo sẽ đem may mắn cho họ.
Gạo trắng và gạo nếp được coi là thông điệp của may mắn, hạnh phúc “cầu được ước
thấy” trong năm mới. Ngoài ra, trong bữa ăn của người Trung Quốc luôn có nhiều rau.
Người Trung Quốc rất thích số 6, 8, 9 vì cho đó là con số tốt, đem lại nhiều may
mắn. Số 6, 9 rất giống kí hiệu thái cực của Trung Quốc “âm dương giao hoà - sinh sôi,
nảy nở”. Số 8 thể hiện sự may mắn và thuận lợi.
Họ thích màu đỏ và màu vàng. Màu đỏ mang lại may mắn. Nó thể hiện sự vui
sướng, nồng nhiệt, có sức mạnh, danh vọng, thường được sử dụng trong ngày đại hỉ
như cưới, mừng thọ…Trẻ em thường được mặc quần áo màu đỏ. Màu vàng thể hiện
quyền uy, giàu sang, phú quý. Trước đây chỉ có vua mới được sử dụng màu vàng.

15
Người Trung Quốc thích chơi cây cảnh có những đường nét mềm mại và uyển

chuyển như những nét hoạ thông qua các dáng thế cơ bản trong tự nhiên như trực, hơi
nghiêng, nghiêng, bán thác đổ và thác đổ. Họ thích các cây cảnh như cây đa, cây sung,
cây bồ đề. Trong ngày tết, họ chuộng hoa đào (xua đuổi tà ma), hoa cúc (thanh tao) và
hoa thuỷ tiên (quý phái, cao quý, quý tộc).
Họ thích các đề tài về lịch sử, văn hoá, gia đình, sự tiến bộ ở Trung Quốc.
1.2. Thị trường khách du lịch Trung Quốc
1.2.1. Khái quát về du lịch Trung Quốc
Cơ quan du lịch quốc gia của Trung Quốc là Cục Du lịch quốc gia Trung Quốc
(CNTA), được thành lập từ năm 1949, ban đầu là một bộ phận của Bộ Ngoại giao
Trung Quốc, sau tách riêng, phụ trách về hoạt động quản lý nhà nước về du lịch trên
phạm vi cả nước. Cục Du lịch quốc gia Trung Quốc chịu trách nhiệm về: xây dựng quy
hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, các chính sách liên quan; xây dựng hệ thống thông
tin, phụ trách xúc tiến quảng bá chung; quản lý các doanh nghiệp nhà nước; thu hút
vốn đầu tư nước ngoài, phê duyệt các dự án đầu tư vào du lịch; quản lý thống nhất để
bảo đảm chất lượng dịch vụ lữ hành, khách sạn cũng như các cơ sở lưu trú khác.
Ngành du lịch Trung Quốc mới thực sự phát triển từ năm 1978, khi Chính phủ
Trung Quốc khẳng định vị trí và sự đóng góp của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế
và đầu tư cho ngành du lịch thu hút khách quốc tế đến Trung Quốc. Tuy nhiên, chính
phủ Trung Quốc vẫn rất hạn chế việc người Trung Quốc đi ra nước ngoài, chỉ công
chức nhà nước mới được phép xuất ngoại. Năm 1983, chính phủ Trung Quốc mới cho
phép người dân Trung Quốc đi thăm bạn bè và người thân ở Hongkong và Macau.
Từ năm 1984, chính sách này mới được từng bước dỡ bỏ, chính phủ Trung Quốc
đã cho phép công dân nước mình đi du lịch bằng tiền riêng nhưng lại bị giới hạn bởi
các "điểm đến được phép". Cục Du lịch Quốc gia Trung Quốc (CNTA) chịu trách
nhiệm xét duyệt, bổ sung trình chính phủ danh sách "điểm đến được phép", các nước,

16
vùng lãnh thổ mà các doanh nghiệp du lịch Trung Quốc có thể đưa khách du lịch
Trung Quốc đến. Đây là chính sách quan trọng ảnh hưởng tới số lượng khách du lịch
Trung Quốc đi du lịch nước ngoài.

Ở thập kỷ 90 của thế kỷ XX, cả hoạt động đón khách du lịch quốc tế vào Trung
Quốc (inbound) và đưa khách du lịch Trung Quốc đi du lịch nước ngoài (outbound)
đều phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh chính sách thu hút khách du lịch quốc tế, Trung
Quốc cũng có những chính sách mở rộng hoạt động đi du lịch nước ngoài tuy vẫn duy
trì chủ trương "phát triển du lịch quốc tế xuất cảnh vừa phải".
Năm 1990, chính phủ Trung Quốc cho phép công dân nước mình thực hiện các
tour du lịch đến Thái Lan, Malaysia, Phillipines và Singapore. Năm 1997, cùng với
việc thực hiện các quy định đối với người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài bằng tiền
riêng của mình nhằm ngăn chặn việc tham nhũng, dùng tiền công để đi du lịch, Trung
Quốc đã cho phép thêm một số điểm đến mà công dân nước này có thể đi du lịch tới là
Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Số lượng khách Trung Quốc đi du lịch nước
ngoài tăng lên liên tục.
Năm 1997, lần đầu tiên CNTA thực hiện một chương trình "Năm du lịch Trung
Quốc 1997". Năm 1998, du lịch đã đóng góp 4,1% GDP cả nước, mang lại cho Trung
Quốc 12,6 tỷ USD, gấp 10 lần so với năm 1978. Năm 1999 đã có 72,8 triệu lượt khách
quốc tế đến Trung Quốc, mang lại cho Trung Quốc hơn 14 tỷ USD (chiếm 7,2% tổng
thu ngoại tệ từ xuất khẩu của cả nước). Với thành tích đó, năm 1999, Trung Quốc đã
vươn lên vị trí thứ năm trên thế giới về lượng khách quốc tế và vị trí thứ sáu về thu
nhập ngoại tệ từ du lịch. [25, pg.35 ]
Cho đến cuối năm 2001, có 10.631 hãng lữ hành ở Trung Quốc. Trong số đó có
1.300 hãng lữ hành hoạt động trong lĩnh vực du lịch quốc tế, có quan hệ với rất nhiều
bạn hàng ở các nước trên thế giới và trong số này có 67 hãng lữ hành được phép đưa
khách đi du lịch nước ngoài. [24, pg.45 ]

17
Và đến cuối năm 2008, theo báo cáo của CNTA, Trung Quốc đã có 20.110 hãng
lữ hành, trong đó có 1.970 hãng lữ hành hoạt động trong lĩnh vực du lịch quốc tế.
Khách du lịch Trung Quốc ra nước ngoài du lịch chủ yếu đến khu vực Đông Á –
Thái Bình Dương. Đó một phần là do chính sách hạn chế người dân đi du lịch nước
ngoài chỉ được tới một số điểm đến nhất định của chính phủ Trung Quốc. Bên cạnh đó,

những nước thuộc khu vực Đông Á – Thái Bình Dương có những nét văn hoá tương
đồng với văn hoá Trung Quốc, làm cho người Trung Quốc thấy gần gũi hơn. Ngoài ra,
những điểm du lịch ở khu vực này cũng đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá nhằm tới thị
trường khách du lịch Trung Quốc với những tour du lịch giá cả phù hợp hơn. Những
quốc gia đón nhiều khách du lịch Trung Quốc trong khu vực này bao gồm: Hongkong,
Macau, Thái Lan, Singpore và Việt Nam.
Theo dự đoán của Tổ chức Du lịch Thế giới, những năm đầu của thế kỷ XXI,
Châu Á – Thái Bình Dương vẫn là khu vực có tốc độ phát triển du lịch cao nhất thế
giới. Trong khu vực, Trung Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất, và đến năm 2020 Trung Quốc sẽ trở thành điểm du lịch thu hút khách đông
nhất thế giới cũng như sẽ trở thành một trong những thị trường gửi khách du lịch lớn
nhất thế giới.
Kết quả nghiên cứu của khoa Quản lý Du lịch trường Đại học Quốc tế Bắc Kinh
(BISU) cho thấy (xem phụ lục 2.7):
+ Số lượng khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài năm 2007 đạt 40,95 triệu, tốc
độ tăng trưởng đạt 18,63%.
+ Tốc độ tăng trưởng khách trung bình trong 5 năm gần đây đạt 22%.
+ Tính đến năm 2007, Trung Quốc 134 điểm đến được phê chuẩn và 800 hãng lữ
hành outbound có uy tín.
+ Dự báo tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt hơn 10% trong 10 năm tới đây.
+ Lượng khách đạt 50 triệu trong năm 2010 và đạt 75 triệu vào cuối năm 2015.

18
1.2.2. Đặc điểm nhu cầu của khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài
Về cơ cấu khách: khách du lịch Trung Quốc thường đi theo đoàn đông với nhiều
độ tuổi khác nhau và nam đi du lịch nhiều hơn nữ. Ở miền Đông, người dân đi du lịch
nhiều hơn ở miền Tây và chủ yếu tập trung ở các vùng mà người dân có thu nhập cao
như các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Triết Giang.
Khi người Trung Quốc quyết định đi du lịch đến một nước nào đó thì sự an toàn
và yên ổn của điểm du lịch là yếu tố được họ xem xét trước tiên. Họ thường thích tham

quan nhiều nơi, nhiều nước trong một chuyến đi và loại hình du lịch trọn gói được họ
ưa chuộng nhất. Người Trung Quốc thích tìm hiểu các phong tục lạ, thích được đi du
lịch trong một bầu không khí vui vẻ, khoan khoái như trong một đại gia đình. Trong
việc quảng cáo các chương trình du lịch đối với khách du lịch Trung Quốc thì cần nhấn
mạnh yếu tố giá thành rẻ nhưng giá trị chuyến đi cao, vì điều này có sức hấp dẫn lớn
đối với họ. Các thủ tục xuất nhập cảnh nhanh và dễ dàng sẽ chiếm được ưu thế với thị
trường khách này.
Về sở thích và thói quen của khách du lịch Trung Quốc: Trung Quốc là một quốc
gia đa sắc tộc với nhiều vùng sinh thái khác nhau, nên người Trung Quốc có những đặc
điểm về sở thích và thói quen khác nhau. Tuy nhiên, đa phần khách du lịch Trung
Quốc có những tính cách chung của một người Châu Á phương đông. Khách du lịch
Trung Quốc thích sự nhẹ nhàng, sống có tình cảm, rất gần gũi với nhau. Khi không hài
lòng về một điều gì đó, họ thường không phàn nàn, nói thẳng mà chỉ biểu hiện qua thái
độ của mình.
Về phương tiện vận chuyển: phương tiện vận chuyển mà người Trung Quốc ưa
thích khi đi du lịch là tàu hoả, vì tàu hoả an toàn nhất, dễ chịu và thoải mái nhất. Khi đi
với khoảng cách gần thì sự lựa chọn thứ hai của họ sẽ là ô tô. Tuy nhiên, khách du lịch
Trung Quốc vẫn sử dụng máy bay vì lý do nhanh và tiết kiệm thời gian. Khách du lịch
Trung Quốc rất khó chịu khi ngồi trên ô tô có không khí ngột ngạt, đường xóc. Ngoài

19
ra, đối với họ, phương tiện vận chuyển không cần quá sang trọng, quá đầy đủ và tiện
nghi.
Về cơ sở lưu trú: Khách du lịch Trung Quốc nhìn chung chỉ thường ở tại những
khách sạn 2 – 3 sao. Họ thường đi theo đoàn, thường thích ở cạnh phòng nhau, chung
một tầng. Họ quen có đầy đủ các đồ dùng trong phòng như bàn chải đánh răng, thuốc
đánh răng, giầy dép nhẹ đi trong nhà, những dụng cụ để pha chè, cà phê ; thích có
thảm trải nền nhà vì như vậy họ sẽ cảm thấy căn phòng sạch sẽ, lịch sự hơn.
Về ăn uống: Phong cách người Trung Quốc rất dân dã, không cầu kỳ. Tuy nhiên,
đồ ăn mà họ thường dùng là những món ăn kèm với các loại chất như nấm, linh chi

Họ thích ăn nhiều món trong bữa ăn và tối thiểu phải có bốn món. Họ thích định thực
đơn trước, cơ cấu bữa ăn bao gồm 4 thành phần chính, 8 hoặc 12 món. Khi ăn, họ
thường thích ngồi chỗ thoáng mát, không bụi bẩn. Người Trung Quốc chỉ ăn các thức
ăn chín, thích ăn nóng, không thích các món nguội, không thích các loại hoa quả chua.
Với đoàn khách Trung Quốc đông, khi phục vụ nên tăng thêm số lượng các món ăn và
nên bày tất cả các món ăn lên bàn. Khách du lịch Trung Quốc rất thích ăn một cái gì đó
trước khi đi ngủ như cháo, phở hay hoặc sữa. Họ luôn muốn bảo đảm cân bằng trong
ăn uống, đủ chất dinh dưỡng, không thích ăn mãi một món nhất định, không ăn quá
nhiều các đồ ăn có nhiều chất dinh dưỡng, thiên về các món ăn tự nhiên.
Về vui chơi, giải trí: Khách du lịch Trung Quốc chỉ thích mua những đồ lưu niệm
thô sơ làm từ các chất liệu tự nhiên như vỏ ốc, sừng, gỗ quý hay bằng bạc ở những
điểm du lịch mà họ đến. Họ thích dạo chơi trên phố trong những lúc thư nhàn. Trong
việc thưởng thức cái đẹp, họ khá tinh tế và có khiếu thẩm mỹ. Họ thích đến những nơi
tự nhiên như sông, núi, nước non hoặc chùa chiền, lăng tẩm; những nơi có biển, vịnh
đẹp, thoáng mát.

20
1.2.3. Đặc điểm tiêu dùng du lịch của khách du lịch Trung Quốc
Điểm đến ưa chuộng nhất của khách du lịch Trung Quốc là các quốc gia thuộc
khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là các quốc gia Hongkong, Macau, Thái
Lan, Singapore và Maylaysia. Do đó, để đánh giá đặc điểm tiêu dùng của khách Trung
Quốc đi du lịch nước ngoài, có thể xem xét từ thực trạng khách du lịch Trung Quốc
đến các quốc gia này.
Theo số liệu thống kê của các cơ quan du lịch của Thái Lan, Singapore, Malaysia,
Hongkong và Macau, mức chi tiêu theo đầu người mỗi ngày của khách du lịch Trung
Quốc năm 2000 ở các quốc gia trên lần lượt là: 106,9 USD, 498 đô la Singapore (288
USD), 2.884 Ringgit (756 USD), 4.831 đô la Hongkong (619 USD), 2.661 Pataca (333
USD). Và tổng mức chi tiêu của khách du lịch Trung Quốc năm 2000 lần lượt là: 430
triệu USD, 216 triệu đô la Singapore (125 triệu USD), 1,23 tỷ Ringgit (323 triệu USD),
18,29 tỷ đô la Hongkong (2,34 triệu USD), 4,38 tỷ Pataca (545 triệu USD). (xem phụ

lục 2.2)
Những lý do của việc khách du lịch Trung Quốc chi tiêu nhiều khi đi du lịch nước
ngoài là:
+ Hầu hết các khách du lịch Trung Quốc khi đi ra nước ngoài đều là lần đầu tiên.
Đối với những du khách đến từ các vùng biên giới và nằm sâu trong đất liền, có lẽ phải
rất lâu nữa họ mới có thể đi du lịch nước ngoài một lần nữa. Vì vậy, họ sẵn sàng chi trả
rất nhiều tiền trong chuyến đi của họ.
+ Người Trung Quốc có một suy nghĩ rất cổ điển là “kiếm tiền ở nhà, nhưng
mang đủ tiền khi ra đường”. Kể từ khi đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc (RMB) được
chấp nhận ở Thái Lan, Singapore, Malaysia, Hongkong và Macau thì không còn có
giới hạn cho việc chi tiêu của khách du lịch Trung Quốc nữa.
+ Trong khi khách du lịch Trung Quốc đi du lịch nước ngoài bằng tiền ngân sách
đang giảm dần thì du lịch khuyến khích lại đang tăng. Thêm vào đó, có nhiều người đi

21
du lịch kết hợp kinh doanh và nghỉ ngơi. Những du khách này có khả năng chi trả cao
hơn hẳn.
+ Người Trung Quốc rất thích mua sắm. Họ rất ngưỡng mộ các nhãn hiệu và hàng
hoá nổi tiếng với phong cách địa phương, ví dụ như các đồ làm từ da cá sấu ở Thái
Lan, đồ trang sức bằng vàng và bạc ở Hongkong, các sản phẩm len ở Úc, sản phẩm dệt
may và túi xách tay của các nhãn hàng nổi tiếng ở Châu Âu.
Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về du lịch của BISU, chi tiêu trung
bình của khách Trung quốc cho mua sắm khi đi du lịch là 928 USD, trong đó ở
Hongkong vào khoảng 772 USD và ở châu Âu là 1.408 USD. Những hàng hóa khách
Trung Quốc thường lựa chọn mua sắm khi đi du lịch là đồ ăn (kẹo, bánh), trang phục
(quần, áo, túi xách) và mỹ phẩm.
1.3. Các bài học kinh nghiệm trong công tác xúc tiến du lịch đối với thị
trường Trung Quốc của một số nước trên thế giới
1.3.1. Kinh nghiệm xúc tiến du lịch của Hà Lan
Hà Lan được biết đến như một quốc gia có nền du lịch phát triển trên thế giới.

Với dân số khoảng 16 triệu người, hàng năm Hà Lan thu hút trên 10 triệu lượt khách
du lịch quốc tế. Các thành phố lớn của Hà Lan như Amsterdam, Rotterdam đã nổi tiếng
trên bản đồ du lịch thế giới và là một phần của thương hiệu du lịch Hà Lan.
Bảng 1.1. Số lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Lan giai đoạn 2003 – 2005
Đơn vị tính: triệu lượt người

Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Số lượng khách quốc tế
9,203
9,647
10,053
(Nguồn: – trang web chính thức của du lịch Hà Lan)
Cơ quan Xúc tiến Du lịch Hà Lan (NBTC) là đơn vị đầu mối thực hiện công tác
quảng bá, xúc tiến điểm đến Hà Lan. Được thành lập năm 1968, hàng năm NBTC được

22
cấp cho một khoản ngân sách vào khoảng 32 triệu Euro (trong đó có khoảng 60% là
nguồn ngân sách nhà nước, 40% là từ các dịch vụ thương mại) để thực hiện các hoạt
động xúc tiến, quảng bá [7, tr.56]. NBTC phát triển các sáng kiến marketing và cung
cấp dịch vụ trên toàn thế giới, bao gồm các sự kiện quốc tế, chủ đề du lịch hàng năm,
xây dựng thương hiệu, marketing bán hàng và điểm đến, quan hệ công chúng, nghiên
cứu thị trường, quản lý dữ liệu cũng như các phương tiện truyền thông. Đội ngũ nhân
viên của NBTC có kiến thức vững chắc về marketing điểm đến, sản phẩm du lịch Hà
Lan, thương mại quốc tế và thị trường du lịch.
Ngoài trụ sở chính của NBTC ở thành phố Leischendam, Hà Lan, NBTC còn có
10 chi nhánh tại Brussels (Bỉ), Cologne (Đức), London (Anh), Madrid (Tây Ban Nha),
Milan (Ý), Paris (Pháp), Stockhom (Thuỵ Điển), New York (Mỹ), Tokyo (Nhật Bản),
Bắc Kinh (Trung Quốc) và 6 văn phòng đại diện tại Gliwice (Ba Lan), Los Angeles

(Mỹ), Toronto (Canada), Đài Bắc (Đài Loan), New Delhi (Ấn Độ), Seoul (Hàn Quốc).
Các hoạt động xúc tiến du lịch chủ yếu của Hà Lan bao gồm:
Nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược marketing: chiến lược marketing của
Hà Lan được xây dựng qua việc phân tích vị trí trên thị trường, phân tích triển vọng
phát triển, phân tích ma trận SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức).
Chiến lược marketing phải tạo được thương hiệu. NBTC sử dụng thương hiệu Hà Lan
theo sự ưu tiên: gây sự quan tâm về Hà Lan và quảng bá thông tin trên trang web
.
Tổ chức thông tin, tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại
chúng: hệ thống thông tin được xây dựng với hai bước cơ bản: xây dựng cơ sở dữ liệu
về du lịch Hà Lan và cung cấp thông tin đến khách du lịch để thu hút khách du lịch
quay lại Hà Lan. Thông tin được thu thập và phổ biến qua các phương tiện truyền
thông với các hình thức: trung tâm tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch, trang web
, các văn phòng khu vực. Trang web

23
được hình thành dưới dạng sàn giao dịch điện tử có thể tìm kiếm bằng 10 ngôn ngữ
khác nhau, dữ liệu có 60.000 trang văn bản (năm 2003 có khoảng 8,5 triệu người truy
cập với số lần truy cập lên đến 80 triệu). Hệ thống trang web và các công cụ cung cấp
thông tin khác đã đáp ứng nhu cầu thông tin cho khoảng 100 triệu người từ các thị
trường tiềm năng trên thế giới. [7, tr.59]
Xúc tiến, quảng bá du lịch thông qua tổ chức các hội thảo quốc tế: Hà Lan được
xem như là một điểm đến về hội thảo. Mỗi năm, Hà Lan tổ chức gần 1.000 hội thảo
quốc tế. Thời gian dự hội thảo trung bình ở Hà Lan là 3,63 ngày, số khách trung bình là
254 người/1 hội thảo (Báo cáo năm 2003 của NBTC). Và Trung Quốc là một trong
những quốc gia được mời tham dự khá thường xuyên của các hội thảo quốc tế này.
Phát triển các chủ đề, biểu tượng, thương hiệu cho các sản phẩm du lịch đặc
trưng để tạo ấn tượng mới, thu hút khách du lịch: Hà Lan đã rất thành công khi đưa ra
các chủ đề cho các sản phẩm du lịch của mình như: “Phong cách thành phố Hà Lan”
(Holland city Style), “Hà Lan cổ điển” (Holland Classic), “Hà Lan với các câu chuyện

ly kỳ” (Holland Thrill), “Hà Lan - cuộc sống tốt đẹp tại các vùng quê” (Holland the
good life at the country side), Các chủ để thường gắn với các sự kiện được diễn ra
trong nước. Cuối năm 2008, NBTC đã tổ chức một roadshow giới thiệu về du lịch Hà
Lan rất lớn tại ba tỉnh, thành phố của Trung Quốc là Thượng Hải, Quảng Châu và Tứ
Xuyên với chủ đề “Khám phá Hà Lan”. Trong đợt roadshow này, NBTC đã giới thiệu
một chương trình du lịch Hà Lan trong 6 ngày chỉ với 8.000 RMB (1.143 USD) nhằm
thu hút khách du lịch tại thị trường giàu tiềm năng này.
Quan hệ công chúng (PR): Phòng Quan hệ công chúng của NBTC có mối liên hệ
chặt chẽ với các báo chí về chính sách, chiến lược, quan điểm của các công ty. Người
phát ngôn của NBTC có thể trả lời các câu hỏi tại các cuộc họp báo, hội thảo về số
lượng khách du lịch đến Hà Lan, các hoạt động quảng bá, xúc tiến do văn phòng của
NBTC đặt ở nước ngoài thực hiện, điều gì quan trọng nhất đối với lĩnh vực tổ chức hội
nghị, hội thảo của Hà Lan, sự quan trọng của hình ảnh hoa tuy líp đối với hoạt động

24
quảng bá, xúc tiến mang tính quốc tế. Văn phòng NBTC đặt ở Bắc Kinh (Trung Quốc)
duy trì thường xuyên các hoạt động quảng bá, giới thiệu về hình ảnh đất nước Hà Lan
xinh đẹp với các sản phẩm du lịch hấp dẫn đến với người dân Bắc Kinh nói riêng và
Trung Quốc nói chung.
Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng để phục vụ công tác xúc tiến du
lịch: NBTC xây dựng một cơ sở dữ liệu thông tin cá nhân của các khách du lịch tiềm
năng. Các cá nhân này thường xuyên được cập nhật thông tin về các hoạt động xúc
tiến, quảng bá du lịch, các sản phẩm du lịch mới, các chương trình khuyến mại thông
qua các hộp thư điện tử. Với hơn 1,3 tỷ người, số lượng khách hàng tiềm năng tại
Trung Quốc đối với du lịch Hà Lan là không nhỏ. NBTC cũng đã xây dựng được một
cơ sở dữ liệu thông tin cá nhân của các khách du lịch Trung Quốc tiềm năng này.
1.3.2. Kinh nghiệm xúc tiến du lịch của Thái Lan
Từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây, Thái Lan được biết đến như một
địa chỉ quen thuộc của khách du lịch quốc tế. Trong 10 năm, lượng khách du lịch quốc
tế đến Thái Lan đã tăng gần gấp đôi, từ 7,76 triệu lượt khách năm 1998 tăng lên 14,54

triệu lượt khách năm 2008. Thị trường nguồn chủ yếu của Thái Lan là các nước
ASEAN, Đông Á và Châu Âu. Thành tựu đáng kể trên của du lịch Thái Lan không chỉ
xuất phát từ sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch, sự đa dạng của nền văn hoá Thái Lan
mà còn do sự nỗ lực không ngừng của chính phủ, ngành du lịch và người dân Thái
Lan.
Bảng 1.2. Số lượng khách du lịch quốc tế đến Thái Lan giai đoạn 2004 - 2008
Đơn vị tính: triệu lượt người

Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số lượng khách quốc tế
11,65
11,52
13,82
14,46
14,54
(Nguồn: – trang web chính thức của du lịch Thái
Lan)

×