Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

iải pháp nhằm tăng sức hấp dẫn cho Carnaval Hạ Long - Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 129 trang )




§¹i häc quèc gia hµ néi
tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n




NGUYỄN THÚY LAN



GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG SỨC HẤP DẪN CHO
CARNAVAL HẠ LONG - QUẢNG NINH


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH





Hà Nội - 2013



§¹i häc quèc gia hµ néi
tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n




NGUYỄN THÚY LAN


GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG SỨC HẤP DẪN CHO
CARNAVAL HẠ LONG - QUẢNG NINH


Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƢƠNG VĂN SÁU



Hà Nội - 2013


1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 7
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 7
5. Kết cấu đề tài 8
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ KIỆN VÀ SỨC HẤP DẪN CỦA
SỰ KIỆN 9

1.1. Những vấn đề chung về sự kiện và tổ chức sự kiện 9
1.1.1. Khái niệm sự kiện và tổ chức sự kiện 9
1.1.2. Những loại hình sự kiện và qui trình tổ chức sự kiện 10
1.2. Carnaval: sự kiện văn hóa - du lịch đặc sắc 15
1.2.1. Nguồn gốc của Carnaval 15
1.2.2. Carnaval ở Việt Nam 17
1.3. Sức hấp dẫn của sự kiện 19
1.3.1. Quan niệm về sức hấp dẫn của sự kiện 19
1.3.2. Đánh giá sức hấp dẫn của sự kiện 19
Tiểu kết chƣơng 1 21
Chƣơng 2. CARNAVAL HẠ LONG
VÀ SỨC HẤP DẪN CỦA CARNAVAL HẠ LONG 22
2.1. Tổng quan về Hạ Long 22
2.1.1. Vị trí địa lý, các điều kiện tự nhiên 22
2.1.2. Các điều kiện văn hóa - xã hội 24
2.2. Thực trạng hoạt động du lịch ở Hạ Long 33
2.2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng du lịch 33
2.2.2. Nguồn nhân lực và công tác quản lý du lịch ở Hạ Long 38


2
2.3. Khái quát về các kì Carnaval đƣợc tổ chức tại Hạ Long 43
2.3.1. Carnaval năm 2007 43
2.3.2. Carnaval năm 2008 44
2.3.3. Carnaval năm 2009 45
2.3.4. Carnaval năm 2010 46
2.3.5. Carnaval năm 2011 48
2.3.6. Carnaval năm 2012 49
2.4. Tác động của Carnaval Hạ Long đối với du lịch Quảng Ninh 52
2.4.1. Tác động tích cực 52

2.4.2. Tác động tiêu cực, những mặt hạn chế 55
Tiểu kết chƣơng 2 62
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM
TĂNG SỨC HẤP DẪN VÀ KHAI THÁC HIỆU QUẢ CARNAVAL
HẠ LONG 63
3.1. Những thuận lợi và khó khăn cơ bản của Carnaval Hạ Long 63
3.1.1. Những thuận lợi cơ bản 63
3.1.2. Những khó khăn đặt ra 65
3.2. Định hƣớng phát triển du lịch Hạ Long đến năm 2020 66
3.3. Những giải pháp nhằm tăng sức hấp dẫn và khai thác hiệu quả
Carnaval Hạ Long 70
3.3.1. Giải pháp nâng cao vai trò của cơ quan tổ chức Carnaval Hạ
Long 70
3.3.2. Giải pháp về chính sách marketing 71
3.3.3. Giải pháp thu hút du khách 73
3.3.4. Giải pháp xây dựng chương trình 74
3.3.5. Giải pháp về nguồn nhân lực du lịch 75
3.3.6. Giải pháp nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường 76


3
3.4. Những kiến nghị cơ bản 77
3.4.1. Đối với Bộ Văn hóa thể thao và du lịch 77
3.4.2. Đối với Sở Văn hóa thể thao và du lịch Quảng Ninh 78
Tiểu kết chƣơng 3 79

́
T LUÂ
̣
N 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC



4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT




















VHTT & DL
Văn hóa Thể thao và Du lịch
VHNT & DL

Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch












5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Thống kê lao động ngành du lịch tại thành phố Hạ Long năm
2005 - 2010……………………….……………………………………….42
Bảng 2.2: Thống kê lƣợng khách đến Hạ Long vào các tháng 4, 5, 6 từ năm
2009 đến 2011…………………………………………………………….52








DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 2.1: Lƣợng khách du lịch tới Hạ Long giai đoạn 2007 - 2010…… 33
Hình 2.2: Doanh thu từ các dịch vụ du lịch tại Hạ Long năm 2010………37











6

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đê
̀
tài
Ngày nay du lịch đã và đang trở thành một hiện tƣợng phổ biến, là
một trong những nhu cầu cần thiết của con ngƣời. Khi chất lƣợng cuộc
sống đƣợc nâng cao, thời gian nhàn rỗi tăng lên, môi trƣờng sống bị ô
nhiễm và những áp lực, căng thẳng trong công việc khiến cho ngƣời dân
muốn đi du lịch nhiều hơn và thành phần du khách đã đƣợc xã hội hóa. Du
lịch không chỉ đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo nhiều việc
làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng cho một địa phƣơng, một
quốc gia mà còn là phƣơng tiện thúc đẩy hòa bình, giao lƣu văn hóa và tạo
ra những giá trị vô hình nhƣng bền chặt giữa các nƣớc với nhau.
Đối với Quảng Ninh, du lịch đƣợc xác định là ngành kinh tế mũi

nhọn trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Do điều kiện
thuận lợi về địa lý và sự hấp dẫn về tài nguyên hoạt động du lịch ở khu du
lịch Hạ Long phát triển nhanh chóng. Với thế mạnh có Vịnh Hạ Long đã
hai lần đƣợc công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và là một trong bảy kỳ
quan thiên nhiên thế giới đã góp phần tạo ra hình ảnh (sức nặng) và thƣơng
hiệu cho du lịch Quảng Ninh đối với du lịch Việt Nam và du lịch thế giới.
Một trong những yếu tố giúp cho du lịch phát triển và tồn tại, có sức hấp
dẫn đối với du khách đó là phải luôn tạo ra đƣợc sản phẩm du lịch mới, độc
đáo và có nét đặc trƣng, riêng biệt. Chính vì lẽ đó từ năm 2007, du lịch
Quảng Ninh đã xây dựng, đƣa vào khai thác Lễ hội Carnaval và tổ chức
hàng năm vào dịp nghỉ lễ 30 - 4, 1 - 5. Lễ hội Carnaval Hạ Long - Quảng
Ninh lại một lần nữa góp phần tạo ra điểm nhấn cho du lịch Quảng Ninh
khi đƣợc tổ chức bên bờ Vịnh Hạ Long xinh đẹp và thơ mộng. Nhƣng bên


7
cạnh những thành quả đã đạt đƣợc Carnaval Hạ Long vẫn còn những mặt
hạn chế cần phải khắc phục và rút kinh nghiệm.
Chính vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Giải pháp nhằm tăng sức hấp
dẫn cho Carnaval Hạ Long - Quảng Ninh” làm luận văn tốt nghiệp với hy
vọng đề tài sẽ tìm ra những giải pháp và kiến nghị nhằm tăng thêm sức hấp
dẫn của Carnaval Hạ Long với du khách trong và ngoài nƣớc, thực sự tạo
ra một sản phẩm du lịch độc đáo và riêng biệt của du lịch Quảng Ninh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đƣợc tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao sức
hấp dẫn của Carnaval Hạ Long, để Carnaval Hạ Long trở thành một sản
phẩm du lịch phát triển theo hƣớng bền vững.
Từ đó, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây:
 Cơ sở lý luận về sự kiện và sức hấp dẫn của sự kiện
 Thực trạng tổ chức sự kiện Carnaval Hạ Long

 Đề xuất một số định hƣớng, giải pháp tăng sức hấp dẫn và khai thác
hiệu quả Carnaval Hạ Long, Quảng Ninh
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là sức hấp dẫn của Carnaval Hạ
Long - một sự kiện văn hóa - du lịch.
 Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Do hạn chế về nguồn lực và thời
gian, luận văn xác định phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu Carnaval đƣợc tổ chức tại
Hạ Long (không gian từ bến phà cũ đến ngã ba bƣu điện)
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu về tình hình hiện tại, các số liệu và thông tin
đƣợc sử dụng chủ yếu đƣợc thống kê và thu thập từ năm 2007 - nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu


8
* Phương pháp nghiên cứu và xử lý tài liệu
Thu thập số liệu, tài liệu tại cơ quan quản lý cấp địa phƣơng (Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh) phục vụ cho tìm hiểu, nhận định
về việc tổ chức lễ hội Carnaval Hạ Long.
 Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân
Tác giả đã thực hiện phỏng vấn có sự tham gia thảo luận của khách
du lịch, ngƣời làm du lịch và dân địa phƣơng về các vấn đề liên quan Lễ
hội Carnaval Hạ Long. Những tác động của Carnaval Hạ Long đến môi
trƣờng du lịch. Nhận thức của khách du lịch, ngƣời làm du lịch và dân cƣ
địa phƣơng về vai trò, ý nghĩa của Lễ hội Carnaval Hạ Long với sự phát
triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh.
* Phương pháp khảo sát thực địa
Học viên trực tiếp đến quan sát và tham gia lễ hội Carnaval năm
2011 và năm 2012.
* Phương pháp phỏng vấn theo phiếu điều tra

Học viên xây dựng bảng hỏi tiến hành điều tra phỏng vấn các đối
tƣợng là khách du lịch và ngƣời dân địa phƣơng để có số liệu thông tin,
đánh giá về vai trò, tác động của Carnaval đến du lịch Hạ Long nói riêng
và du lịch Quảng Ninh nói chung.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết
cấu 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về sự kiện và sức hấp dẫn của sự kiện
Chƣơng 2. Carnaval Hạ Long và sức hấp dẫn của Carnaval Hạ Long
Chƣơng 3. Định hƣớng, giải pháp và kiến nghị nhằm tăng sức hấp dẫn
và khai thác hiệu quả Carnaval Hạ Long



9

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ KIỆN VÀ SỨC HẤP DẪN CỦA SỰ KIỆN
1.1. Những vấn đề chung về sự kiện và tổ chức sự kiện
1.1.1. Khái niệm sự kiện và tổ chức sự kiện
* Khái niệm sự kiện
Trong tiếng Việt, từ sự kiện dùng để chỉ “những sự việc có ý nghĩa ít
nhiều quan trọng đã xảy ra”
Trong tiếng Anh, thuật ngữ “event” (sự kiện) đề cập đến 3 đối tƣợng sau:
+ A thing that happens, especially something important: Sự việc, đặc
biệt là những sự việc quan trọng.
+ A planned public or social occasial: Sự kiện đƣợc tổ chức mang
tính xã hội hoặc hƣớng tới cộng đồng.
+ Once of the races or competions in a sports programme: Một cuộc
đua, một trận thi đấu thể thao.

Sự kiện (event) có thể là: những lễ hội; lễ khai trƣơng; Festival; giải
thi đấu thể thao, olympic; một bữa tiệc liên hoan; một hội thảo, hội nghị…
Trong Báo cáo đánh giá: “Festival Huế - Câu chuyện về hội nhập và
phát triển” có cho rằng thuật ngữ “sự kiện” đƣợc dùng để mô tả các nghi lễ,
các buổi giới thiệu, trình diễn, hay các lễ kỷ niệm đƣợc lập kế hoạch và
đƣợc tạo ra để đánh dấu những cột mốc của cá nhân, tổ chức hay cộng
đồng, với các mục đích chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá hoặc mục đích
hợp tác.
Các sự kiện có thể có tính nghi lễ (các lễ kỷ niệm) hay ít mang tính
nghi lễ (các cuộc hội nghị, gặp gỡ) song đều có tính tổ chức rất cao, với sự
phối hợp của rất nhiều bộ phận trên một ý tƣởng thống nhất, một khung
chƣơng trình hoàn chỉnh, với các quy mô tổ chức khác nhau.


10
Theo Getz (1997) cho rằng các sự kiện đƣợc định nghĩa chuẩn nhất
trong bối cảnh của nó. Ông đã đƣa ra hai cách tiếp cận để có các định
nghĩa: cách tiếp cận đầu tiên là dƣới quan niệm của nhà tổ chức sự kiện: sự
kiện có tính chất độc nhất, xảy ra một lần hoặc không thƣờng xuyên bên
ngoài các chƣơng trình, hoặc các hoạt động thƣờng xuyên của cơ quan tài
trợ hoặc tổ chức; cách tiếp cận thứ hai đó là dƣới quan niệm của khách
hàng và khách mời: một sự kiện là cơ hội thƣ giãn, trải nghiệm xã hội, hoặc
trải nghiệm văn hóa bên ngoài những sự lựa chọn thông thƣờng hoặc đằng
sau những trải nghiệm hàng ngày.
* Vai trò của sự kiện:
- Sự kiện là công cụ đắc lực của PR (Public Relations), marketing để
xây dựng thƣơng hiệu, uy tín, hình ảnh doanh nghiệp.
- Thông qua việc tổ chức các sự kiện sẽ góp phần tiếp thị hình ảnh
trực tiếp đến đúng khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng và toàn bộ
công chúng.

- Tổ chức các sự kiện dễ gây đƣợc ấn tƣợng và năng lực điều hành
cho doanh nghiệp.
* Khái niệm tổ chức sự kiện:
Tổ chức sự kiện là một quá trình bao gồm mô
̣
t số hoă
̣
c toa
̀
n bô
̣
các
công việc: nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng; lập chƣơng trình, kế hoạch;
chuẩn bị các yếu tố cần thiết; và tổ chức tiến hành diễn biến của sự kiện
trong một thời gian và không gian cụ thể để truyền đạt những thông điệp
nhất định đến những ngƣời tham gia sự kiện và xã hội; nhằm đáp ứng các
mục đích khác nhau của các chủ thể tham gia vào sự kiện. [9, tr.1]
1.1.2. Những loại hình sự kiện và qui trình tổ chức sự kiện
a. Các loại hình sự kiện:


11
Về phân loại các sự kiện, có nhiều cách phân loại khác nhau, dựa
trên các tiêu chí khác nhau:
Theo phạm vi và quy mô thì sự kiện có thể chia thành: sự kiện nhỏ,
vừa, lớn và siêu sự kiện
Theo tính chất thì có: các cuộc gặp gỡ chính trị, kinh tế, văn hóa
nghệ thuật, các liên hoan, các hội chợ…
Theo địa điểm thì có sự kiện địa phƣơng, quốc gia, vùng hay toàn
cầu; trong nhà hay ngoài trời

Theo thời gian tổ chức có: sự kiện thƣờng niên, sự kiện về đêm…
Theo loại hình ngành nghề có: sự kiện du lịch, sự kiện thể thao.
Ngoài ra, sự kiện có thể đƣợc chia ra thành:
+ Sự kiện nội bộ công ty (Bussiness and Corporate Events): Họp mặt
(Meeting); Hội nghị khách hàng (Customer Conference); Họp báo (Press
Conference); Động thổ (Ground Breaking); Khánh thành (Grand Opening);
Tiệc tối (Gala Dinner) cho nhân viên
+ Sự kiện hƣớng đến khách hàng (Consumer Events): Một số sự kiện
hƣớng đến khách hàng tiêu biểu nhƣ: Tung sản phẩm (Product Launch);
Thi đấu (Tournament, Contest); Giải trí văn nghệ (Entertaiment, Music
show); Lễ hội (Festival Event); Hội chợ, triển lãm (Trade show,
Exhibition); Biểu diễn thời trang (Fashion show)
+ Sự kiện mang tính nhà nƣớc, chính phủ (Government Events, Civic
Events): Các buổi hội nghị lớn (Convention); Các Festival tầm địa phƣơng,
quốc gia; Các lễ tranh cử, tổng tuyển cử
+ Sự kiện cộng đồng, sự kiện phi lợi nhuận (Community, Non-profit
Events): Sự kiện gây quỹ (Fundraising), các ngày hội vì môi trƣờng, ngày
đi bộ


12
+ Sự kiện của cá nhân (Personal Events) bao gồm đám cƣới, đám tang
(Funeral); sinh nhật, kỷ niệm một dịp nào đó (Anniversary) hay ăn mừng
điều gì đó (Ceremony).
b. Quy trình chi tiết tổ chức một sự kiện:
Theo kinh nghiệm tổ chức sự kiện của các nƣớc phát triển trên thế
giới thì quy trình tổ chức một sự kiện thƣờng bao gồm các bƣớc sau:
Bƣớc 1: Định hình các sự kiện
 Phân tích các sự kiện
 Tổ chức chủ nhà

 Cộng đồng chủ nhà
 Tài trợ
 Truyền thông
 Những ngƣời hợp tác
 Những ngƣời tham dự và kiểm soát sự kiện
 Phát triển khái niệm sự kiện
Bƣớc 2: Marketing các sự kiện
 Xác định khách hàng của các sự kiện
 Phán đoán thị trƣờng mục tiêu
 Kế hoạch hoá sản phẩm
 Định giá
 Hỗ trợ
 Địa điểm
 Nghiên cứu thị trƣờng
 Kế hoạch marketing
Bƣớc 3: Tài trợ sự kiện
 Phân tích các yếu tố môi trƣờng ảnh hƣởng đến việc sử dụng tài trợ
 Tiến trình vận động tài trợ
 Khi nào một sự kiện cần tài trợ


13
 Giá trị của chính sách tài trợ
 Xác định nhà tài trợ thích hợp
 Dự án xin tài trợ
 Thuyết trình, đàm phán và ký kết hợp đồng
 Thiết kế một kế hoạch tài trợ
 Thực hành các công việc tài trợ
Bƣớc 4: Kiểm soát và ngân sách
 Kiểm soát

 Các yếu tố và loại kiểm soát
 Các phƣơng pháp kiểm soát
 Ngân sách
 Thiết lập ngân sách
 Dòng lƣu chuyển tiền mặt
 Chi phí
 Các biện pháp làm giảm chi phí
 Thu nhập
 Các biện pháp tăng các nguồn thu dự kiến
 Báo cáo
Bƣớc 5: Các vấn đề pháp lý và quản lý rủi ro:
 Các vấn đề pháp lý
 Các loại hợp đồng
 Xây dựng một hợp đồng
 Thƣơng hiệu và logo
 Nhiệm vụ chăm sóc khách hàng
 Quản lý rủi ro
 Bảo hiểm
 Các quy tắc, bản quyền và sự cho phép
Bƣớc 6: Áp dụng công nghệ - kỹ thuật


14
 Sự biến đổi
 Sử dụng công nghệ số
 Các sự kiện đƣợc đăng tải trên web
 Triển khai hệ thống
 Phần mềm cho sự kiện
Bƣớc 7: Phối hợp tổ chức sự kiện
 Sử dụng cơ sở hậu cần

 Các yếu tố của cơ sở hậu cần cho mỗi sự kiện
 Cung cấp cơ sở hạ tầng
 Trên thực địa
 Kết thúc
 Công nghệ quản lý cơ sở hạ tầng
 Các kỹ thuật trong cơ sở hậu cần
 Kiểm soát cơ sở hậu cần
 Đánh giá cơ sở hậu cần
Bƣớc 8: Sân khấu hóa sự kiện
 Thiết lập chủ đề và thiết kế sự kiện
 Chọn sân khấu
 Khán giả và khách mời
 Sân khấu
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, tổ chức sự kiện là một nghề mới,
với những bƣớc đi ban đầu nhƣ vậy chúng ta không thể đo lƣờng đầy đủ
đƣợc tất cả các yếu tố trong 8 bƣớc trên đối với việc tổ chức một sự. Việc
áp dụng khung chuẩn trong đánh giá là cần thiết để thấy đƣợc cái gì chúng
ta đã làm đƣợc, cái gì chƣa làm đƣợc trong sự so sánh với quốc tế, mặt
khác, cũng qua đó cũng thấy đƣợc tính đặc thù của mình đã tác động đến tƣ
duy và cách thức hoạt động riêng.


15
1.2. Carnaval: sự kiện văn hóa - du lịch đặc sắc
1.2.1. Nguồn gốc của Carnaval
Đã có nhiều khái niệm Carnaval khác nhau đƣợc đƣa ra. Tuy nhiên
trên thế giới, các “Lễ hội đƣờng phố” thƣờng có thuật ngữ là Carnaval
(tiếng Bồ Đào Nha) hay Carnival (tiếng Anh), để có thể đi tới một khái
niệm về Lễ hội đƣờng phố, chúng ta có thể tham khảo các định nghĩa
Carnaval qua một số trang web tra cứu từ điển thông dụng trên thế giới.

Theo từ điển Freedictionnary trên trang web: www.thefreedictionnary.com
có đƣa cách hiểu về Carnaval nhƣ sau:
1. The period of merry making and feasting celebrate just before Lent
(Là những dịp tổ chức các hội hè đình đám và các bữa tiệc trƣớc mùa chay)
2. A traveling amusement show usually including rises, game and
slideshow (Là một cuộc biểu diễn có yếu tố lƣu động mang tính giá trị,
thƣờng bao gồm: đi nhiều loại xe, các trò chơi, các cuộc biểu diễn nhỏ hay
các gian hàng tại các cuộc triển lãm, hội chợ)
3. A festival or revel (Là một ngày hội, lễ hội hoặc các cuộc ăn uống
ồn ào)
Trang web: www.askoxford.com cũng đƣa ra khái niệm về Carnaval nhƣ:
1. An annual period of public revelry involing processions, music, an
dancing (Là một hoạt động vui chơi thƣờng niên mang tính cộng đồng bao
gồm các đám rƣớc, đám diễu hành, ẩm thực và nhảy múa).
2. A traveling funfair or circus (Là một lễ hội hay biểu diễn của gánh
xiếc có tính di động)


16
Theo một từ điển rất thông dụng và đƣợc nhiều ngƣời tin dùng đó là
từ điển: www.wikipedia.com cũng đƣa ra khái niệm về Carnaval nhƣ sau:
Carnaval là một mùa lễ hội với ý nghĩa là một “lễ hội tạm biệt thịt”. Nó là
lễ hội đầu tiên trƣớc khi đến tuần chay - Lent, với các nghi thức chính
thƣờng diễn ra trong khoảng tháng 2 và tháng 3. Đặc trƣng của Carnaval là
sự kết hợp giữa những nghi lễ tôn giáo hay buổi diễu hành với thành phần
đoàn xiếc và đoàn ngƣời trên đƣờng. Trong thời gian diễn ra lễ hội họ
thƣờng trang điểm hay hóa trang khuôn mặt mình.
Cho đến tận ngày nay sự xuất hiện của thuật ngữ Carnaval vẫn còn là
một bí ẩn và ít ai biết chính xác nó xuất hiện từ khi nào và ở đâu? Tuy
nhiên có một cách giải thích và ngƣời ta tạm chấp nhận đó là thuật ngữ

“Carnaval” bắt nguồn từ nƣớc Ý. Bởi hàng trăm năm trƣớc đây, các tín đồ
Thiên chúa giáo của Hy Lạp cổ đại đã tổ chức một lễ hội trƣớc ngày đầu
tiên của Tuần Chay (vào thứ 3 hàng năm) và họ gọi đó là “Carnevale” –
nghĩa là “goodbye to the meet”. Lễ hội này kéo dài từ 06/01 cho đến ngày
thứ tƣ bắt đầu mùa ăn chay. Trong “Carnaval” mọi ngƣời tổ chức các hoạt
động vui chơi trên đƣờng phố và sử dụng hết sản phẩm từ thịt hay trứng, bơ
còn lại trong nhà mình để chuẩn bị bƣớc vào Mùa chay mới. Carnaval của
ngƣời Ý ngày càng trở nên nổi tiếng và nó đã lan truyền sang Pháp, Tây
Ban Nha và các nƣớc Thiên chúa giáo khác ở Châu Âu. Khi ngƣời Pháp,
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha bắt đầu sự thống nhất lên Châu Mỹ và nhiều
quốc gia, khu vực trên thế giới, họ đã mang theo cả những nô lệ, phong tục,
tập quán và đặc trƣng văn hóa sang các nƣớc thuộc địa của mình.
Từ đó, Carnaval đã lan tỏa ra thế giới, đặc biệt là Châu Mỹ (Brazil,
Panama, một số thành phố lớn của Hoa Kỳ, Belize), vùng Caribe (Jamaica,
Dominica, Cuba, Trinidad và Tobago…) cùng một số nƣớc Châu Âu và các


17
Carnaval đƣợc tổ chức ở mỗi quốc gia đều mang những nét văn hóa rất đặc
trƣng của dân tộc mình.
Một số lễ hội đƣờng phố nổi tiếng trên thế giới
* Chingay Parade: lễ hội đƣờng phố của Singapore
* Carnaval Notting Hill, London
* Carnaval Rio de Janero của Brazil - Lễ hội hóa trang lớn nhất hành tinh
* Lễ hội bia Oktoberfest của Đức
* Carnaval ở Trinidad
1.2.2. Carnaval ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đã có rất nhiều các hoạt động trình diễn nghệ thuật
trong các sự kiện du lịch nhƣ: Festival biển Nha Trang, festival hoa Đà Lạt,
Lễ hội du lịch Hạ Long, tháng du lịch Hội An…Tuy nhiên những lễ hội

này vẫn chƣa thể đạt đƣợc tầm quy mô nhƣ các lễ hội đã diễn ra trên thế
giới. Nhƣng không thể không khẳng định các lễ hội là các sự kiện của Việt
Nam bƣớc đầu đã đem lại những hiệu quả tích cực và để lại ấn tƣợng tốt
đẹp trong lòng du khách khi đến với lễ hội.
Ở Việt Nam Carnaval là một sự kiện khá mới mẻ, chính thức đƣợc tổ
chức tại Quảng Ninh từ năm 2007, nằm trong Tuần du lịch Hạ Long. Chính
vì vậy, những đề tài nghiên cứu về Carnaval Hạ Long còn ít, mới có một
khóa luận của sinh viên Đỗ Thị Ánh (Lớp VH 1004 - Đại học dân lập Hải
Phòng) với tên đề tài là: Tìm hiểu và đánh giá ý nghĩa của Carnaval Hạ
Long đối với hoạt động du lịch tại Quảng Ninh.


18
Là một sự kiện du nhập từ nƣớc ngoài vào chính vì thế Carnaval
mang những đặc điểm khác biệt so với các lễ hội khác.
Carnaval là một loại hình du lịch sự kiện, đƣợc tổ chức nhằm tạo ra
sự gặp gỡ, tiếp xúc, giao lƣu giữa ngƣời dân và du khách, giữa du khách
với nhau, giúp họ có điều kiện tìm hiểu trực tiếp văn hóa và phong tục tập
quán nơi tổ chức lễ hội. Đây là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi nhuận
cao hơn so với các hoạt động du lịch thuần túy. Có đƣợc kết quả đó bởi vì
Carnaval thực sự là một sự kiện có tính chất độc đáo, mới mẻ, đƣợc tổ chức
theo một chu kỳ đều đặn trong năm, vào một thời gian cố định.
Các dịch vụ cung ứng cho việc tổ chức Carnaval thƣờng có tính
chuyên nghiệp, khoa học, có sự sáng tạo trong thiết kế, xây dựng chƣơng
trình qua mỗi lần tổ chức. Đây là điều hết sức quan trọng, tránh đƣợc cảm
giác nhàm chán cho du khách khi tham gia Carnaval.
Thêm vào đó, thời gian tổ chức Carnaval thƣờng ngắn, nhƣng hoạt
động trong chƣơng trình lại rất hào hứng, sôi nổi.
Carnaval không có khuôn mẫu cố định, số lƣợng khách và dịch vụ có
nhiều biến động phụ thuộc nhiều vào quy mô tổ chức của sự kiện.

Mục đích chính khi du khách tham gia vào Carnaval là đƣợc cảm
nhận và có dịp tìm hiểu các giá trị văn hóa nghệ thuật đƣợc trình diễn trong
đó. Vì vậy Carnaval đƣợc tổ chức phải thể hiện đƣợc những nét văn hóa
đặc sắc, tiêu biểu của vùng, miền, quốc gia nơi tổ chức.
Carnaval là lễ hội đƣờng phố, mang tính đại chúng, du khách và
cộng đồng địa phƣơng chính là trung tâm chính của lễ hội, là nhân tố tạo ra
lễ hội. Làm tốt đƣợc điều đó thì yêu cầu công tác chuẩn bị, tổ chức phải
thật chu đáo, nhất là việc lôi kéo, thu hút cộng đồng dân cƣ tham gia lễ hội.


19
1.3. Sức hấp dẫn của sự kiện
1.3.1. Quan niệm về sức hấp dẫn của sự kiện
Mỗi một sự kiện đƣợc tổ chức đều hƣớng tới những mục đích nhất
định và để đạt đƣợc mục đích đã đề ra thì sự kiện phải có tính hấp dẫn.
Getz cho rằng tạo ra không khí đặc biệt với tinh thần lễ hội, tính độc đáo,
chất lượng, tính xác thực, truyền thống, lòng hiếu khách, chủ đề và chủ
nghĩa tượng trưng là các đặc trƣng không thể không có của các sự kiện.
Tùy vào phạm vi và quy mô mà mỗi sự kiện sẽ thể hiện các tính chất trên ở
những mức độ và sắc thái khác nhau, song tất cả các sự kiện đều phải đem
đến một không gian và thời điểm đặc biệt cho đối tƣợng mà mình hƣớng
tới, đem đến một thông điệp nào đó, đƣợc thể hiện bằng các thủ pháp văn
hoá nghệ thuật mang tính chất biểu trƣng.
Muốn tạo đƣợc các hiệu quả trên, điều có tính then chốt là xây dựng
một ý tƣởng mang tính độc đáo, trên nền tảng ý tƣởng này, định hình cấu
trúc sự kiện và tìm kiếm các điều kiện tổ chức để thực hiện chúng. Không
có ý tƣởng độc đáo, sẽ không tạo ra sản phẩm có sức thu hút công chúng.
Song các ý tƣởng đó chỉ ra đời không chỉ trên trên sự sáng tạo của ngƣời
chịu trách nhiệm về mặt nghệ thuật mà còn dựa trên nền tảng của việc vận
dụng các công cụ phát triển thị trƣờng, khả năng tổ chức và quản lý để thu

hút công chúng trong một môi trƣờng có tính cạnh tranh cao. Tổ chức sự
kiện đòi hỏi sự đồng bộ trong các khâu, quy trình tổ chức và cả sự đồng bộ
trong xã hội nhƣ là nền tảng cho tổ chức sự kiện.
1.3.2. Đánh giá sức hấp dẫn của sự kiện
Dựa trên quan điểm của Getz và các nhà tổ chức sự kiện có đƣa ra
một số tiêu chí chủ yếu để đánh giá sức hấp dẫn của một sự kiện nhƣ sau:


20
Thứ nhất đó là chủ đề của sự kiện. Chủ đề của sự kiện sẽ là điểm
mấu chốt, cốt lõi để toàn bộ các chƣơng trình, hoạt động của sự kiện hƣớng
tới. Một sự kiện có chủ đề hấp dẫn sẽ thu hút, lôi kéo nhiều ngƣời tham gia.
Thứ hai đó là quy mô của sự kiện. Những sự kiện có quy mô tổ chức
lớn, đƣợc đầu tƣ kinh phí nhiều, nội dung phong phú, nhiều hoạt động sẽ có
sức hấp dẫn hơn so với những sự kiện có quy mô nhỏ, lẻ tẻ.
Thứ ba đó là địa điểm tổ chức sự kiện. Địa điểm tổ chức cũng là một
yếu tố góp phần tạo thuận lợi hay khó khăn cho việc tiếp cận và tham gia
sự kiện, những sự kiện đƣợc tổ chức ở địa điểm đẹp, có vị trí thuận lợi sẽ
càng hấp dẫn và thu hút mọi ngƣời tham gia hơn.
Thứ tƣ đó là tính độc đáo trong nội dung chƣơng trình đƣợc thể hiện
trong sự kiện. Với những sự kiện diễn ra thƣờng niên mỗi năm một lần thì
nội dung của các chƣơng trình đƣợc thể hiện phải luôn mới mẻ, có sự độc
đáo để tạo đƣợc sự hấp dẫn và thu hút du khách tham gia. Sự độc đáo chính
là yếu tố để tạo đƣợc sự khác biệt giữa sự kiện này với các sự kiện khác và
với những sự kiện đã diễn ra những năm trƣớc.
Thứ năm đó là tính chuyên nghiệp trong cách thức tổ chức các sự
kiện. Tổ chức sự kiện là một ngành hấp dẫn mới trong các ngành nghề ở
Việt Nam hiện nay. Là một nghề đòi hỏi sự sáng tạo và năng động nên
không phải ai cũng làm sự kiện và tổ chức sự kiện đƣợc. Tính chuyên
nghiệp trong việc tổ chức sự kiện sẽ là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo

chất lƣợng tốt cho chƣơng trình của một sự kiện. Chủ đề hấp dẫn, khả năng
tiếp cận thuận lợi, địa điểm đẹp, nội dung có tính độc đáo nhƣng chƣơng
trình tổ chức chất lƣợng không tốt, còn nhiều hạn chế và thiếu sót thì sẽ
không thỏa mãn đƣợc du khách và là yếu tố cản việc khách tham gia sự
kiện vào những lần tổ chức sau.


21
Ngoài ra để đánh giá sức hấp dẫn của một sự kiện còn thể dựa vào
các tiêu chí định lƣợng và định tính.
Theo định lượng: Đánh giá sự hấp dẫn của sự kiện đó dựa vào:
- Thống kê số lƣợng khách đến
- Mức chi tiêu của khách
- Thời gian lƣu lại của khách
Theo định tính: Đánh giá sự kiện đặc biệt là các sự kiện du lịch có
hấp dẫn hay không hấp dẫn còn phụ thuộc vào các yếu tố định tính, đó là:
- Mức độ hài lòng hay không hài lòng của khách
- Sự trung thành của khách (khách có quay trở lại hay không - tiêu
chí này để đánh giá sức hấp dẫn của các sự kiện du lịch diễn ra thƣờng
niên)

Tiểu kết chƣơng 1
Du lịch là một ngành có định hƣớng tài nguyên rõ rệt. Mỗi một loại
hình du lịch lại đòi hỏi khai thác những giá trị tài nguyên khác nhau. Du
lịch muốn tạo đƣợc sức hấp dẫn đối với du khách thì đòi hỏi các nhà kinh
doanh du lịch phải luôn tạo ra những sản phẩm du lịch mới mẻ để thu hút
du khách. Ngày nay, các lễ hội đã và đang trở thành những sự kiện văn hóa
và du lịch khá đặc sắc và có sức hút đối với du khách, đặc biệt là du khách
quốc tế và du khách đến từ những địa phƣơng khác. Việc tổ chức lễ hội
nhằm thu hút khách du lịch đã tạo ra một sản phẩm văn hóa đặc sắc, mang

nét riêng của mỗi vùng miền.






22
Chƣơng 2
CARNAVAL HẠ LONG
VÀ SỨC HẤP DẪN CỦA CARNAVAL HẠ LONG
2.1. Tổng quan về Hạ Long
2.1.1. Vị trí địa lý, các điều kiện tự nhiên
Thành phố Hạ Long có diện tích 27.195,03 ha, là trung tâm văn hóa,
kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Ninh đồng thời đƣợc xác định là một
trung tâm của tiểu vùng duyên hải Bắc Bộ. Thành phố nằm hai bên Cửa
Lục, phía đông là thị xã Cẩm Phả, khu vực phát triển công nghiệp và tập
trung hầu hết các cơ quan quản lý của tỉnh; phía tây là khu du lịch Bãi
Cháy; phía nam là Vịnh Hạ Long với bờ biển dài trên 20 km, diện tích
21.430,58 ha tự nhiên; phía bắc giáp huyện Hoành Bồ. Thành phố Hạ Long
nằm trong tam giác phát triển kinh tế Bắc Bộ Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh, có quan hệ mật thiết về các hoạt động kinh tế, khoa học và văn hoá
xã hội với Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, các tỉnh đồng bằng sông
Hồng và ven biển. Có mối quan hệ kinh tế với thị trƣờng quốc tế và khu
vực rộng lớn. Thông qua khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đã tạo nên mối
liên quan giao lƣu, gần gũi giữa Việt Nam và Trung Quốc. Bên cạnh đó là
mạng lƣới đƣờng bộ, cảng biển lớn đang đƣợc mở rộng và phát triển. .
Thành phố Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, mỗi năm có 2 mùa
rõ rệt, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến
tháng 10. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,7

0
C, về mùa hè nhiệt độ
trung bình cao là 34,9
0
C, về mùa đông, nhiệt độ trung bình thấp là 13,7
0
C.
Lƣợng mƣa trung bình một năm là 1832 mm, phân bố không đều theo 2
mùa. Mùa hè, mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80 - 85% tổng lƣợng
mƣa cả năm. Lƣợng mƣa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8, khoảng 350 mm.
Mùa đông là mùa khô, ít mƣa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ đạt


23
khoảng 15 - 20% tổng lƣợng mƣa cả năm. Lƣợng mƣa ít nhất là tháng 12
và tháng 1, chỉ khoảng từ 4 đến 40 mm. Độ ẩm không khí trung bình hằng năm
là 84%. Cao nhất có tháng lên tới 90%, thấp nhất có tháng xuống đến 68%.
Do những đặc điểm về địa hình và vị trí địa lý, ở thành phố Hạ Long
có 2 loại hình gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió Đông Bắc về mùa đông
và gió Tây Nam về mùa hè. Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh
hƣởng của những cơn bão lớn, sức gió mạnh nhất trong các cơn bão thƣờng
là cấp 9, cấp 10.
Các sông chính chảy qua địa phận thành phố gồm có các sông Diễn
Vọng, Vũ Oai, Man, Trới, cả 4 sông này đều đổ vào vịnh Cửa Lục rồi chảy
ra vịnh Hạ Long. Cả sông và suối ở thành phố Hạ Long đều nhỏ, ngắn, lƣu
lƣợng nƣớc không nhiều. Vì địa hình dốc nên khi có mƣa to, nƣớc dâng lên
nhanh và thoát ra biển cũng nhanh. Nhiệt độ nƣớc biển ở lớp bề mặt trung
bình là 18
0
C đến 30,8

0
C, độ mặn nƣớc biển trung bình là 21.6% (vào
tháng7) cao nhất là 32.4% (vào tháng 2 và 3 hàng năm).
Theo số liệu thống kê tính đến hết năm 2009, trên địa bàn thành phố
có tổng diện tích đất rừng là 5.862,08 ha/tổng diện tích thành phố là
27.153,40 ha. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt: 21,58 %. Trong đó rừng trồng
5.445,69 ha và rừng tự nhiên 416,39 ha. Bên cạnh đó là tài nguyên rừng
của Vịnh Hạ Long rất phong phú, đặc trƣng với tổng số loài thực vật sống
trên các đảo, núi đá khoảng trên 1.000 loài. Các nhà nghiên cứu của Hiệp
hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới đã phát hiện 7 loài thực vật đặc hữu của
vịnh Hạ Long. Những loài này chỉ thích nghi sống ở các đảo đá vôi vịnh
Hạ Long mà không nơi nào trên thế giới có đƣợc, đó là: thiên tuế Hạ Long,
khổ cử đại tím, cọ Hạ Long, khổ cử đại nhung, móng tai Hạ Long, ngũ gia
bì Hạ Long, hài vệ nữ hoa vàng.

×