Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG NGUỒN THU CHO BHYT HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.86 KB, 14 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG
CƯỜNG NGUỒN THU CHO BHYT HÀ NỘI.
I. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG VIỆC HUY ĐỘNG NGUỒN THU Ở BHYT HÀ NỘI
A- VỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH:
1. Môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh.
BHYT ra đời và phát triển đến nay đã sang năm thứ 10, trong thời gian
qua nhờ chính sách về BHYT đã được ban hành cũng như đã được sửa đổi để
ngày một phù hợp với thực tế. Tuy vậy trong thời gian chưa phải là dài và với
một hoạt động chưa hề có một tiền lệ trước, với một điều kiện kinh tế xã hội
cũng không giống với một số nước mà hệ thống BHYT đã phát triển lầu đời, hệ
thống các chính sách của ta vẫn còn nhiều vấn đề cần bổ khuyết hay nói một
cách khác là môi trường pháp lý cho BHYT vẫn chưa hoàn chỉnh. Điều này ảnh
hưởng nhiều tới sự phát triển hoạt động hiện tại của hệ thống BHYT cả nước
nói chung và BHYT Hà nội nói riêng mà trước hết là hoạt động khai thác, phát
hành thẻ.
Đầu tiên là điều lệ BHYT ban hành theo Nghị định 299/HĐBT đã có ý
nghĩa hết sức cần thiết và quan trọng trong thời kỳ đầu mới tổ chức triển khai
thực hiện nhưng càng về sau nhiều điều quy định không còn phù hợp với
những chính sách mới của Nhà nước có liên quan và thực tế hoạt động trong
những năm qua. Do đó hoạt động BHYT đã dần dần bị mất đi tính đích thực
của nó, nó đã gần như trở thành một nguồn ngân sách bao cấp lại trong y tế,
không còn nằm trong những nguyên lý và quỹ đạo hoạt động bảo hiểm. Cụ thể
các Thông tư: số 12/TT-LB ngày 18/09/1993; số 16/BYT-TT ngày 26/08/1994;
số 15/BYT-TT ngày 24/10/1995 là những thí dụ điển hình. Bên cạnh đó các văn
bản do Chính phủ và các Bộ ban hành cũng có nhiều mâu thuẫn gây khó khăn
cho việc thực thi chính sách BHYT: như là đối với việc thu BHYT thì hai văn
bản: Nghị định số 47/CP ngày 06/06/1994 của Chính phủ và công văn số
3037/TC-HCVX ngày 18/11/1994 của Bộ tài chính cùng nói về thu BHYT
nhưng một bên là thu 3% tiền lương còn một bên quy định thu 3% thu nhập.
Những trái ngược này gây khó khăn cho công tác thu phí và phát hành thẻ
BHYT.


Do những điều không còn phù hợp của Nghị định 299 cùng một số Thông
tư văn bản khác, đến cuối năm 1999 vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 58/NĐ-CP kèm theo điều lệ BHYT mới để thay thế Nghị định 299. Cùng
với Nghị định mới là một số Thông tư như Thông tư số 15/1998/TTLT-
BYT/BLĐTBXH, Thông tư số 17/1998/TT-BYT...
Mặc dù đã có những thay đổi căn bản trong Nghị định số 58 làm cho hoạt
động BHYT được triển khai dễ dàng và thuận tiện hơn. Nhưng có thể nói rằng
môi trường pháp lý vẫn chưa hoàn chỉnh bởi vì tính pháp chế chưa có đối với
một số các đơn vị, cơ quan, xí nghiệp không tham gia BHYT. Điều này được thể
hiện ở chỗ Nhà nước quy định một số đối tượng phải tham gia BHYT bắt buộc
nhưng lại không ban hành quy định nào về việc xử lý vi phạm điều lệ BHYT,
làm cho nhiều cơ quan doanh nghiệp coi thường không tham gia hay tham gia
không đầy đủ, ngắt quãng BHYt ảnh hưởng tới việc huy động nguồn quỹ cũng
như thực hiện công bằng xã hội.
2. Cơ chế quản lý ba bên còn nhiều sơ hở.
Hoạt động của bảo hiểm bao giờ cũng dựa trên cơ sở lấy số đông bù số ít,
đặc biệt với BHYT thì ở đây số đông là rất lớn. Với một số lượng lớn thì công
tác quản lý gặp nhiều khó khăn và chi phí quản lý rất cao nhất là với việc BHYT
cho cả khám ngoại trú và nội trú của đối tượng bảo hiểm. Do vậy không như
các loại hình bảo hiểm khác, BHYT đã tiến hành việc ký kết hợp đồng trực tiếp
với các bệnh viện để thông qua đó chi trả và phục vụ cho người có thẻ BHYT.
Từ đó trong BHYT tồn tại mối quan hệ ba bên, phức tạp, khó quản lý và nhiều
sơ hở.
Mọi hoạt động chi trả cho người có thẻ BHYT đều phải thông qua cơ sở
khám chữa bệnh. Do vậy chất lượng phục vụ của BHYT phụ thuộc rất nhiều
vào người cung cấp dịch vụ là cơ sở khám chữa bệnh, thái độ của họ sẽ kết quả
của việc dụng hoà giữa lợi ích của người bệnh (người tham gia BHYT) lợi ích
của người cung cấp tài chính (cơ quan BHYT) và của chính họ (cá nhân nói
riêng và cơ sở khám chữa bệnh nói chung). Việc dung hoà lợi ích giữa các bên
là rất khó khăn vì ai cũng muốn giành phần lợi về cho mình càng nhiều càng

tốt và lại sợ mình bị mất đi một phần lợi ích nào đó, do đó mỗi bên đều tìm
cách khai thác tối đa lợi của mình và nhiều khi còn tìm mọi cách để lạm dụng
nguồn quỹ của BHYT từ đó làm ảnh hưởng tới quỹ BHYT. Từ đó làm giảm chất
lượng khám chữa bệnh dẫn đến làm giảm đi niềm tin của mọi người vào BHYT,
gây nên những khó khăn nhất định cho công tác khai thác và phát hành thẻ
BHYT từ đó ảnh hưởng đến nguồn thu của BHYT trong cả nước nói chung và
BHYT Hà nội nói riêng.
B- VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Một trong những nguyên nhân làm giảm nguồn thu đầu vào của BHYT Hà
nội là công việc tổ chức thực hiện ở các khâu chưa thật tốt, điều này gây ra
một số vấn đề sau:
1. Tình trạng thất thu đầu vào.
Theo báo cáo của BHYT Hà nội năm 1998 mới có khoảng 83% đơn vị tham
gia BHYT, đạt 86% số người phải tham gia BHYT bắt buộc, do đó số thất thu
ước tính khoảng 3,5 tỷ đồng.
Như vậy, số thất thu ở đầu vào là đáng kể, và có thể liệt kê một số nguyên
nhân dẫn đến việc đó như sau:
+ Nhiều doanh nghiệp của Nhà nước, trong đó có những doanh nghiệp lớn
chưa tham gia hết BHYT. Khu vực liên doanh và doanh nghiệp tư nhân khai
thác được rất ít.
+ Nhiều doanh nghiệp tham gia nửa vời, đóng một tháng rồi lại thôi không
đóng hoặc chỉ đóng cho một số ít lao động của doanh nghiệp nhưng khi nào có
người ốm đau, rơi vào diện chưa đóng BHYT thì lập tức đến mua bổ sung để sử
dụng.
+ Nhiều doanh nghiệp kê khai mức thu nhập để đóng BHYT thấp hơn
nhiều so với thu nhập thực tế của người lao động để khoản phải đóng của
doanh nghiệp thấp, dấn đến số đóng BHYT cũng thấp đi tương ứng.
2. Tình trạng nợ tiền đóng bảo hiểm, nộp chậm, nộp ngắt quãng vẫn
còn nhiều.
Hiện nay BHYT Hà nội đã chấm dứt việc cho nợ tiền đóng BHYT. Nhưng

tình trạng nộp chậm và ngắt quãng ở các đơn vị vẫn còn nhiều, điều này dẫn
đến ảnh hưởng đến quỹ BHYT cũng như việc theo dõi quản lý và phục vụ lợi ích
cho người lao động. Còn có cơ quan đơn vị đến hạn không tới đóng BHYT mà
phải tới lúc cơ quan có người ốm, cần sử dụng mới đi làm thẻ. Mặt khác khi
nộp BHYT lại không chịu nộp phần thời gian ngắt quãng điều này gây khó
khăn cho các khai thác viên.
Ngày 01/07/1994 liên Bộ y tế - Tài chính đã có Thông tư số 02/TT-LB
hướng dẫn truy thu BHYT đối với các đối tượng thuộc diện bắt buộc, do các
đối tượng nàykhông thi hành Nghị định của Chính phủ, không đóng BHYT cho
cán bộ công nhân viên chức của đơn vị. Tình hình thực hiện Thông tư này đem
lại kết quả khá cao, tuy vậy nộp chậm, nộp ngắt quãng vẫn còn tồn tại và chưa
được giải quyết tận gốc. Truy thu là biện pháp cần thiết, nhưng thụ động, nó
không gắn trách nhiệm của chủ lao động với người lao động, người lao động
không được hưởng quyền lợi của mình, không nâng cao ý thức chấp hành các
chính sách bắt buộc về BHYT của Nhà nước áp dụng cho các chủ doanh nghiệp.
Nói tóm lại hiện nay chưa có biện pháp hữu hiệu thật sự để giúp đỡ mọi
người tham gia BHYT một cách tự nguyện, đúng kỳ hạn, tuân theo pháp luật
của Nhà nước và coi đó là quyền và nghĩa vụ của mình.
3. Tình trạng khai thác BHYT tự nguyện còn chậm.
BHYT Hà nội mới chỉ tiến hành triển khai BHYT tự nguyện cho đối tượng
là học sinh - sinh viên và mới đây (cuối năm 2001) đã tiến hành thí điểm tại
huyện Sóc Sơn, nhưng qua đợt I vừa qua kêt quả đạt được không mấy khả
quan lắm. Như vậy thị trường BHYT tự nguyện, một thị trường chủ yếu và
tiểm năng vẫn còn bị bỏ ngỏ chưa khai thác hết và chưa có cơ chế để khai thác.
Hiện nay có nhiều người làm ăn tự do muốn tham gia bảo hiểm, các công chức
viên chức muốn mua BHYT cho con cái, cha mẹ (những đối tượng không thuộc
diện khai thác)... nhưng không được tham gia.
Và việc triển khai BHYT cho đối tượng là học sinh - sinh viên, cho người
nghèo và cho nông dân cũng chưa được tốt, chưa đạt kế hoạch đề ra. Chẳng
hạn như đối với BHYT tự nguyện cho đối tượng là học sinh - sinh viên, kế

hoạch khai thác đề ra là phải khai thác được 80% số học sinh - sinh viên trên
toàn thành phố. Nhưng thực tế mới chỉ khai thác được gần 50%, do vậy phải
có biện pháp để khai thác triệt để đối tượng tham gia BHYT tự nguyện.
4. Công tác tuyên truyền quảng cáo còn nhiều hạn chế.
Bảo hiểm y tế là một chính sách mới, còn rất nhiều người chưa biết, chưa
hiểu hoạc hiểu rất ít về nó do đó công tác tuyên truyền quảng cáo là rất quan
trọng. Nhưn công tác này chưa được làm thường xuyên, chưa sâu rộng trên
các phương tiện thông tin đại chúng như phát thành, truyền hình, sách báo...
hầu như không mấy khi nhắc đến BHYT, không tuyên truyền giải thích cho
người dân hiểu ý nghĩa và tâm quan trọng của BHYT. Vì vậy, nhiều người dân
chưa biết BHYT là gì, nếu có biết thì cũng không hiểu được bản chất nhân đạo
của BHYT, nên không tự giác tham gia. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho
công tác khai thác BHYT, đặc biệt đối với BHYT tự nguyện.
C- VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI.
Vấn đề xã hội được để cập ở đây chính là nhận thức của người tham gia.
Thực hiện chế độ BHYT ngoài việc phụ thuộc vào các chính sách do Nhà nước
ban hành nó còn phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của người tham gia BHYT.
Hiện nay công tác BHYT ở nước ta nói chung và ở BHYT Hà nội nói riêng còn
nhiều vướng mắc là do còn nhiều tồn tại trong ý thức của người dân, sở dĩ có
điều này là do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất: trình độ dân trí chưa cao, tư duy bao cấp còn nặng nề điều này
là do trong một thời gian dài nhân dân ta được hưởng chính sách bao cấp toàn
bộ về y tế, mà không trực tiêp phải trả chi phí cho việc khám chữa bệnh của
mình cũng như mua BHYT, thêm đó khái niệm BHYT cũng không tồn tại trong
tiềm thức của đại bộ phận nhân dân, hiểu biết về bảo hiểm nói chung BHYT nói
riêng là còn hạn chế nhiều nơi, nhiều người hầu như không biết gì. Điều này là
do trình độ dân trí chưa cao đặc biệt là ở vùng nông thôn. Do đó việc tham gia
BHYT không được coi trọng và không được nhìn nhận đúng mức.
Thứ hai: Mức thu nhập bình quân thấp, thu nhập bình quân ở nước ta đến
nay mới khoảng gần 300 USD cho một người/năm do vậy đời sống kinh tế rất

khó khăn, không đủ để phát triển đời sống văn hoá của mình cũng như không
thể nghĩ tới việc phải trích một khoản tiền đều đặn vào một quỹ mà mình.
không biết có dùng tới hay không. Điều này ảnh hưởng đến thái độ của người
dân với bảo hiểm nói chung và BHYT nói riêng.

×