Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Vườn Quốc gia Ba Vì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 115 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




ĐOÀN THỊ THANH TRÀ





Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở
Vườn Quốc gia Ba Vì





LUẬN ÁN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC









HÀ NỘI, 2007




Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở VQG Ba Vì


2
Mục lục


Trang
Trang phụ bìa

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục bảng biểu

Phần mở đầu
7
Chương 1. Khái quát chung về hoạt động du lịch tại các vườn quốc gia và
khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam
12
1.1 Giới thiệu chung
12
1.1.1 Hệ thống VQG và BTTN
12
1.1.2 Tính đa dạng sinh học
14
1.1.3 Những tồn tại và thách hức

15
1.2 Tình hình phát triển DLST theo hướng bền vững
17
1.2.1 Tình hình chung
17
1.2.2 Những vấn đề nảy sinh
19
1.2.3 Những định hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững
22
Chương 2. Vườn quốc gia Ba Vì và hiện trạng hoạt động du lịch hiện
nay
26
2.1 Khái quát về VQG Ba Vì
26
2.1.1 Sự hình thành và phát triển
26
2.1.2 Yếu tố tự nhiên
29
2.1.2.1 Vị trí địa lý
29
2.1.2.2 Thổ nhưỡng
29
2.1.2.3 Khí hậu
29
2.1.2.4 Hệ thực vật
30
2.1.2.5 Hệ động vật
33
2.2 Hiện trạng hoạt động du lịch tại VQG Ba Vì
33

Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở VQG Ba Vì


3
2.2.1 Tiềm năng du lịch của VQG Ba Vì
33
2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên
34
2.2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn
37
2.2.1.3 Đánh giá chung
41
2.2.2 Các điểm và tuyến điểm du lịch hiện có tại VQG
42
2.2.2.1 Các điểm tham quan du lịch
42
2.2.2.2 Các tuyến du lịch
42
2.2.3 Hiện trạng khai thác du lịch ở VQG Ba Vì hiện nay
43
2.2.3.1 Cơ sở hạ tầng
44
2.2.3.2 Phương tiện đi lại
44
2.2.3.3 Khách du lịch
45
2.2.3.4 Hoạt động của du khách
45
2.2.3.5 Đội ngũ nhân viên
46

2.2.3.6 Tình hình tham quan
46
2.2.3.7 Trung tâm du khách
49
2.2.3.8 Bảo vệ tài nguyên môi trường
50
2.2.3.9 Tiếp thị và quảng bá du lịch

52
Chương 3. Giải pháp phát triển du lịch bền vững tại VQG Ba Vì
53
3.1 Đáp ứng tối đa nhu cầu chính đáng của du khách
54
3.1.1 Chỉ số hấp dẫn du khách của VQG Ba Vì
54
3.1.2 Gia tăng tính hấp dẫn du lịch
55
3.1.2.1 Thiết kế những loại hình du lịch mới
55
3.1.2.2 Tiếp thị du lịch có trách nhiệm (Marketing xanh)
67
3.1.2.3 Tiếp thị và quảng bá du lịch
74
3.2 Gia tăng phúc lợi kinh tế cho cộng đồng địa phương
76
3.2.1 Tăng thu nhập cho dân địa phương
78
3.2.1.1 Thu hút lao động địa phương
79
3.2.1.2 Sử dụng hàng hoá và dịch vụ của địa phương

80
Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở VQG Ba Vì


4
3.2.2 Sự tham gia của cộng đồng địa phương
81
3.2.2.1 Xây dựng năng lực cho cộng đồng địa phương
81
3.2.2.2 Xác định lợi ích cho cộng đồng
81
3.2.2.3 Tạo tuyến du lịch
82
3.3 Bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên
84
3.3.1 Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các bên tham gia du lịch
86
3.3.1.1 Đối với cơ sở lưu trú
86
3.3.1.2 Đối với doanh nghiệp lữ hành
86
3.3.1.3 Đối với Ban Quản lý điểm du lịch
87
3.3.1.4 Đối với du khách
89
3.3.1.5 Đối với cộng đồng địa phương
89
3.3.2 Quản lý chặt chẽ việc xây dựng cơ bản
90
3.3.2.1 Nhà nghỉ DLST

90
3.3.2.1 Tôn tạo các điểm du lịch, các di tích văn hoá- lịch sử
92
Kết luận và kiến nghị
93
Phụ lục

Tài liệu tham khảo


Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở VQG Ba Vì


5
Những chữ viết tắt

VQG - Vườn quốc gia
KBTTN - Khu bảo tồn thiên nhiên
DLST - Du lịch sinh thái
ĐDSH - Đa dạng sinh học
IUCN - (International Union for Convervation of Nature) :
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới.

Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở VQG Ba Vì


6
Danh mục biểu bảng

Bảng 1: Danh sách VQG ở Việt Nam.

Bảng 2 : Số liệu lượt khách đến VQG Ba Vì.
Bảng 3 : Số liệu lượt khách đến VQG trong từng tháng.
Bảng 4 : Các yếu tổ quyết định mức độ hấp dẫn khách du lịch.


Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở VQG Ba Vì


7
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch. Vị trí địa lý thuận lợi cho
giao lưu quốc tế, vẻ đẹp độc đáo và đa dạng của cảnh quan thiên nhiên, nền văn hoá
phong phú và đặc sắc, sự cởi mở và hiếu khách của người dân địa phương, sự ổn
định về an ninh, phong phú về các di tích lịch sử đã tạo nên những hấp dẫn và “vẻ
đẹp tiềm ẩn” cho Du lịch Việt Nam đối với du khách trong và ngoài nước. Ngoài
những tiềm năng nói trên thì cũng phải kể đến nguồn tài nguyên, đa dạng sinh học
tồn tại, tích luỹ và phát triển trong các hệ sinh thái độc đáo là tiêu chí tạo nên sự hấp
dẫn cho rất nhiều du khách đến Việt Nam. Đó cũng là thế mạnh tạo đà cho Du lịch
Việt Nam phát triển.
Chính nhờ những tiêu chí trên, ngày nay nhiều loại hình du lịch xuất hiện và
đã đem lại nhiều mối lợi cho phát triển kinh tế–xã hội. Trong đó, DLST là một
trong những loại hình du lịch phát triển nhanh nhất trong ngành Du lịch bởi sự quan
tâm ngày càng tăng đối với vấn đề môi trường, bảo tồn cũng như phát triển. Du
khách mong đến những điểm du lịch hoang sơ, tìm đến những nơi gần gũi với thiên
nhiên hơn để thư giãn. Hiện nay, lượng khách đến các khu DLST ngày một tăng.
Nhiều khu, điểm DLST đã trở thành hạt nhân trong chiến lược phát triển du lịch của
địa phương.
Nhưng hiện nước ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề gay go và phức tạp
do chính loại hình du lịch này gây ra. Những nguy cơ về sự tác động tiêu cực đến

môi trường và lãng phí tài nguyên từ sự phát triển du lịch ngày càng tăng. Các hệ
sinh thái vẫn đang ngày một bị con người xâm phạm không thương tiếc. Điều đó đã
làm ảnh hưởng tới cuộc sống tự nhiên, đồng thời gây hại đến chính lợi ích của con
người qua việc làm cạn kiệt dòng tài nguyên mà chúng ta đang sống phụ thuộc. Hậu
quả to lớn là tính đa dạng của nhiều loài dộng, thực vật đã giảm sút mạnh và đang
đe doạ tiềm năng phát triển DLST ở nước ta. Việt nam là nước so mức độ đa dạng
sinh học đứng thứ 10 thế giới nhưng tốc dộ suy giảm được xếp vào loại nhanh nhất.
Nhiều hệ sinh thái tự nhiên bị xâm phạm như tài nguyên rừng hay tài nguyên nước.
Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở VQG Ba Vì


8
Ngoài ra phải kể đến hiện tượng nhiều nhà kinh doanh trong lĩnh vực du lịch đã quá
tập trung vào những lợi ích kinh tế trước mắt đã khai thác không hợp lý các nguồn
tài nguyên du lịch của địa phương. Điều này xảy ra chính là do trong quá trình khai
thác tài nguyên tại các vùng du lịch cả nước còn bộc lộ nhiều bất cập như chưa bám
sát quy hoạch và chiến lược tổng thể phát triển du lịch của cả nước, từng vùng du
lịch, chưa tính đến hiệu quả lâu dài và tính lưỡng dụng trong đầu tư phát triển các
loại hình du lịch, có nơi mới chỉ chú ý đến phát triển du lịch thuần tuý mà chưa coi
trọng các mặt khác, thậm chí còn gây tác hại đến tài nguyên và môi trường du lịch.
Do vậy, mặc dù tốc độ tăng trưởng du lịch những năm qua tiếp tục đạt mức
khá cao nhưng khả năng cạnh tranh của Du lịch Việt nam so với các nước khác
trong khu vực thì vẫn còn ở mức thấp. Sự phát triển thiếu bền vững trên sẽ khiến
ngành du lịch Việt Nam dù đang có sẵn nhiều lợi thế sẽ vẫn bị bỏ xa các nước trong
khu vực và trên thế giới.
Vấn đề mang tính nguyên tắc xuyên suốt là làm sao để phát triển du lịch
mang tính bền vững và có hiệu quả.
Hiện nay phát triển bền vững nổi lên thành mô hình mới cho chính sách toàn
cầu, quốc gia, khu vực và địa phương. Uỷ ban môi trường và phát triển của Liên
hiệp quốc đã xác nhận “Phát triển bền vững thoả mãn nhu cầu của thế hệ mai

sau”.Trên thực tế không ít người cho rằng phát triển bền vững là điều không tưởng
trong xã hội tiêu dùng mà mọi thứ đều gắn kết với nhau bởi sinh thái. Thực hiện
một hoạt dộng bền vững không mang lại kết quả nếu hoạt động đó đặt trong khuôn
khổ không bền vững. Vấn đề trên thôi thúc nhân loại không chỉ ở nhận thức mà phải
hành động sao cho hoạt động mang tính bền vững càng nhiều càng tốt.
Hà Tây là một tỉnh được thiên nhiên ban tặng núi rừng, đồng ruộng, sông
suối, ao, hồ đầy vẻ diễm lệ và hấp dẫn. Từ bao đời nay, thiên nhiên và con người Hà
Tây đã từng chung sống, gắn bó, gây dựng nên một vùng đất giàu đẹp, nên thơ ngay
cửa ngõ thủ đô ngàn năm văn hiến. Nhắc đến Du lịch Hà Tây nhiều người nghĩ
ngay đến du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. Năm 2005 Du lịch Hà Tây đón được 2,73
triệu lượt khách, tốc độ tăng bình quân từ năm 2001 đến năm 2005 là 17,3%/năm,
Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở VQG Ba Vì


9
doanh thu đạt 304 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân là 17,2%/năm. Tuy nhiên kết quả
đạt được so với tiềm năng, lợi thế còn hạn chế. Tốc độ phát triển còn chậm , hiệu
quả kinh tế xã hội chưa cao, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, mang tính mùa vụ, đầu
tư cho du lịch chưa thoả đáng, thiếu tập trung, kết cấu hạ tầng du lịch được các nhà
đầu tư chủ yếu mới từ nguồn ngân sách quốc gia, chưa thu hút được các nhà đầu tư,
các nguồn vốn để phát triển du lịch với quy mô lớn, chất lượng cao, đội ngũ cán bộ
trong ngành Du lịch còn bất cập, công tác quản lý nhà nước về du lịch chưa đáp ứng
được nhu cầu phát triển, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành để tập trung quản lý,
phát triển du lịch còn chưa đồng bộ.
Hà Tây có một quần thể môi trường sinh thái rộng lớn và đặc sắc là khu vực
núi Ba Vì. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, khu vực du lịch này đã mọc lên nhiều
điểm du lịch với quy mô ngày càng mở rộng, thu hút dược rất nhiều đối tượng
khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng. Bám sát sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội
đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân tỉnh về định hướng phát triển Du lịch Hà Tây đến
năm 2010, ngành Du lịch lấy sản phẩm mới làm thước đo bước phát triển của mình.

Đồng thời bao giờ cũng coi trọng công tác bảo vệ môi trường sinh thái. Đề cao sự
tham gia của nhân dân vào việc hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch để
tăng cường phát triển cộng đồng, làm tốt công tác bảo tồn thiên nhiên với phát triển
du lịch. Tuy nhiên sự phát triển du lịch Hà Tây mới đang ở giai đoạn đầu khai thác
tiềm năng môi trường sinh thái mà thiên nhiên ban tặng.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài này chỉ tập trung vào khu vực
VQG Ba Vì- khu rừng nguyên sinh nằm trên dãy núi Ba Vì, cách Hà Nội 60 km về
phía Tây Nam. Sự đa dạng của các hệ sinh thái cùng nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ
thú là những yếu tố thuận lợi cho việc phát triển DLST tại đây. Tuy nhiên tiềm năng
để phát triển DLST tại VQG chưa được đánh giá đầy đủ và khai thác hợp lý, thiếu
quy hoạch chi tiết, chưa gắn với công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Đó chính là rào
cản cho sự phát triển bền vững ở khu vực này. Đưa ra những giải pháp phát triển
bền vững tại đây mang tính chất khả thi là một việc làm cấp thiết hiện nay.
Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở VQG Ba Vì


10

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vườn quốc gia Ba Vì là một điểm du lịch cũng đã được nhiều tác giả quan
tâm và nghiên cứu. Cụ thể là:
- Cuốn sách Vườn quốc gia Ba Vì, những nhân tố tự nhiên và kinh tế – xã hội
của tác giả Nguyễn Văn Trương.
- Bài phát biểu của DS. Trần văn ơn – Trường ĐH Dược Hà Nội : Bảo vệ cây
thuốc trong và xung quanh khu vực vườn quốc gia Ba Vì, tỉnh Hà Tây tại Hội nghị
Quốc gia về các Vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam được tổ chức
tại Hà Nội từ ngày 23 đến ngày 24 tháng 2 năm 1995, dưới sự tài trợ của Hội các
vườn Quốc gia Nhật Bản.
- Cuốn sách Núi Ba Vì - truyền thuyết và lịch sử của tác giả Nguyễn Tường

Miêu.
- Bài báo Định hướng phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Ba Vì
của tác giả Lê Hải được in trong tạp chí Du lịch Việt nam số 3/2007.
Tuy nhiên trong các bài báo, cuốn sách trên chưa đề cập đến vấn đề tìm ra
những giải pháp khả thi để VQG Ba Vì phát triển du lịch mang tính bền vững.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn tiếp cận vấn đề đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp khả
thi để đóng góp vào phát triển du lịch bền vững tại VQG Ba Vì. Do vậy phương
pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm một số phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập tài liệu có liên quan đến VQG Ba
Vì sau đó tổng hợp và phân tích tài liệu.
- Phương pháp khảo sát thực địa.
- Phỏng vấn và tham khảo ý kiến của chuyên gia.
- Đánh giá sức chứa du lịch bằng phương pháp của Ceballos Lascurain.
5. Một số đóng góp của đề tài
Từ trước đến nay VQG Ba Vì xuất hiện trong tiềm thức của những nhà quản
lý với nhiệm vụ là trồng, bảo tồn và phục hồi tài nguyên thiên nhiên. Vấn đề phát
Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở VQG Ba Vì


11
triển du lịch vẫn chưa được coi trọng, bước đầu mới chỉ khai thác dựa vào những
tiềm năng vốn có. Luận văn dã phân tích thực trạng và đưa ra những giải pháp về
phát triển du lịch nhưng vẫn đảm bảo được tính bền vững tại đây. Đóng góp của đề
tài này là góp phần thay đổi sự nhìn nhận lại về chức năng và nhiệm vụ của
VQG Ba Vì trong xu thế phát triển chung hiện nay.
6. Bố cục luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Khái quát chung về hoạt động du lịch tại các VQG và khu bảo
tồn thiên nhiên ở Việt Nam.

- Chương 2: Vườn quốc gia Ba Vì và hiện trạng hoạt động du lịch hiện
nay.
- Chương 3: Giải pháp bền vững tại VQG Ba Vì.

Giải pháp phát triển du lịch bền vững luôn là một vấn đề quan trọng và
cấp bách hiện nay do vậy để đạt được hiệu quả trong vấn đề này cần sự nghiên
cứu thấu đáo, song với giới hạn của một luận văn cao học sẽ không tránh khỏi
những hạn chế thiếu sót trong quá trình phân tích, trình bày và luận giải.
Rất mong được sự cảm thông sâu sắc của các Nhà khoa học, các Thầy Cô
cùng Đồng nghiệp – những người quan tâm đến vấn đề này.
Xin cám ơn PGS.TS Nguyễn Đình Hoè và Hội đồng khoa học, các cán bộ
công tác tại VQG Ba Vì cùng các bạn đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn và cung cấp thông tin, tư liệu, trao đổi kinh nghiệm để tôi hoàn thành luận
văn này.

Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở VQG Ba Vì


12
Chương 1
Khái quát chung về hoạt động du lịch tại các vườn Quốc giavà khu bảo
tồn thiên nhiên ở Việt Nam

1.1 giới thiệu chung
1.1.1 Hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
Việt nam nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam á, phía đông bán đảo Đông
Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Căm–pu-chia, phía đông, nam
và tây nam là biển Đông. Bờ biển Việt nam dài 3.260 km, biên giới đất liền dài
4.510 km Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, vừa sát ranh giới
của chí tuyến bắc vừa tiếp giáp với đại dương mênh mông. Nước ta có 3/4 diện tích

là đồi núi với hàng chục ngọn núi cao trên 1000m được che phủ hàng triệu ha rừng
xanh các loại. Mật độ sông suối khá dày. Có tổng số 2.287 sông dài trên 10km.
Lượng mưa trung bình từ 1.800 đến 2.000mm.
Sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên. Do
đặc điểm kiến tạo, Việt nam có nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, núi đá có nhiều
hang động, hồ trên núi, thác nước từ trên cao đổ xuống trông rất ngoạn mục, nhiều
suối nước khoáng, nhiều bãi biển, nhiều thành phố trên núi là những danh lam thắng
cảnh phục vụ cho tham quan, du lịch và thể thao.
Năm 1977 Bộ Lâm nghiệp trình và Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định công
nhận 10 khu rừng đặc dụng đầu tiên của nước ta. Tiếp đó nhiều khu rừng có giá trị
bảo vệ thiên nhiên đã được phát hiện, tiến hành điều tra và được Bộ Lâm nghiệp
tiếp tục trình Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định bảo vệ như khu Bầu Sấu ở huyện
Tân Phú, khu Nam Cát Tiên, khu rừng Côn Đảo. . . Kể từ đó đến nay việc xây dựng
các khu rừng đặc dụng vẫn được đẩy mạnh.
Theo phân hạng cũ, hệ thống rừng đặc dụng gồm 3 hạng (Theo Phân hội
vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên [14]):
- Vườn quốc gia.
- Khu Bảo Tồn Thiên nhiên.
Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở VQG Ba Vì


13
- Khu văn hoá, lịch sử và môi trường.
Quy chế quản lý của nó đã thể hiện một số bất hợp lý trong tình hình hiện
nay. Đó là chưa kết hợp được phương châm ”Bảo tồn kết hợp với phát triển”. Hệ
thống phân hạng mới về quản lý các khu bảo tồn của IUCN, 1994 đã đề xuất hệ
thống phân hạng mới của Việt Nam với 4 hạng:
- Vườn Quốc Gia.
- Khu bảo tồn thiên nhiên
- Khu bảo tồn các loài hay sinh cảnh.

- Khu bảo vệ cảnh quan.
Hệ thống rừng đặc dụng được thành lập nhằm mục đích chủ yếu để bảo tồn
thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của Quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng,
nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi
du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.
Trải qua mấy chục năm nỗ lực và phấn đấu hiện nay Việt nam đã có 68 khu
bảo tồn đất ngập nước, 15 khu bảo tồn biển, 129 khu rừng đặc dụng, trong đó có 30
VQG, 49 khu dự trữ thiên nhiên, 11 khu bảo vệ loài và sinh cảnh, 39 khu bảo vệ
cảnh quan.
Dưới đây là danh sách các VQG được Chính phủ công nhận và được quản lý
bởi Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, Uỷ Ban nhân dân cấp tỉnh:
Bảng 1: Danh sách các VQG ở Việt Nam (Nguồn: )
STT
Tên
Địa điểm
1
Vườn Quốc gia Hoàng Liên
Lào Cai
2
Vườn Quốc gia Ba Bể
Bắc Cạn
3
Vườn Quốc gia Bái Tử Long
Quảng Ninh
4
Vườn Quốc gia Xuân Sơn
Phú Thọ
5
Vườn Quốc gia Tam Đảo
Vĩnh Phúc

6
Vườn Quốc gia Ba Vì
Hà Tây
7
Vườn Quốc gia Cát Bà
Hải Phòng
Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở VQG Ba Vì


14
8
Vườn Quốc gia Cúc Phương
Ninh Bình
9
Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ
Nam Định
10
Vườn Quốc gia Bến En
Thanh Hoá
11
Vườn Quốc gia Pù Mát
Nghệ An
12
Vườn Quốc gia Vũ Quang
Hà Tĩnh
13
Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
Quảng Bình
14
Vườn Quốc gia Bạch Mã

Thừa Thiên-Huế
15
Vườn Quốc gia Chư Môm Ray
Kon Tum
16
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh
Gia Lai
17
Vườn Quốc gia Yok Đôn
Đắc Lắc
18
Vườn Quốc gia Chư Yang Sin
Đắc Lắc
19
Vườn Quốc gia Cát Tiên
Đồng Nai
20
Vườn Quốc gia Bù Gia Mập
Bình Phước
21
Vườn Quốc gia Côn Đảo
Bà Rịa-Vũng Tàu
22
Vườn Quốc gia Lo Go Sa Mát
Tây Ninh
23
Vườn Quốc gia Tràm Chim
Đồng Tháp
24
Vườn Quốc gia U Minh Thượng

Kiên Giang
25
Vườn Quốc gia Phú Quốc
Kiên Giang
26
Vườn Quốc gia Núi Chúa
Ninh Thuận
27
Vườn Quốc gia Mũi cà Mau
Cà Mau
28
Vườn Quốc gia Núi Bà
Lâm Đồng
29
Vườn Quốc gia U Minh Hạ
Cà Mau
30
Vườn Quốc gia Phước Bình
Ninh Thuận
1.1.2 Tính đa dạng sinh học
Đất nước chúng ta có sự phong phú đa dạng của các hệ sinh thái, của tài
nguyên tự nhiên. Theo thống kê [13] cho thấy nước ta có khoảng 12.000 loài thực
vật có mạch, trong đó có khoảng 2300 loài đã được nhân dân dùng làm lương thực,
thực phẩm, làm thuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia súc, lấy gỗ, lấy tinh dầu và nhiều
Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở VQG Ba Vì


15
nguyên liệu khác. Hệ động vật cũng rất phong phú có khoảng 280 loài thú, 180 loài
bò sát, 80 loài ếch nhái, 471 loài cá nước ngọt, khoảng 2500 loài cá biển và rất

nhiều loài côn trùng. Động vật rừng có rất nhiều loài đặc hữu, trong đó hơn 100 loài
chim, 78 loài thú. Nhiều loài có giá trị và ý nghĩa lớn cần được bảo vệ như voi, tê
giác, bò rừng, trâu rừng, bò xám, hổ báo, hươu nai, vượn, voọc Trong 30 năm
qua, nhiều loài động, thực vật được bổ sung vào danh sách các loài của Việt Nam
như 5 loài thú mới là sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, chà vá chân xám và thỏ
vằn Trường Sơn, 3 loài chim mới là khướu vằn đầu đen, khướu Ngọc Linh và
khướu Kon Ka Kinh, khoảng 420 loài cá biển và 7 loài thú biển. Nhiều loài mới
khác thuộc các lớp bò sát, lưỡng cư và động vật không xương sống cũng đã được
mô tả. Về thực vật, tính từ năm 1993 đến năm 2002, các nhà khoa học đã ghi nhận
thêm 2 họ, 19 chi và trên 70 loài mới. Để bảo vệ và duy trì hệ sinh thái này, trong
những năm qua, Việt nam đã tăng cường đầu tư cho các chương trình, dự án bảo tồn
sinh học. Theo báo cáo môi trường Việt Nam năm 2005 đạt xấp xỉ 51,8 triệu USD,
gấp 10 lần so với một thập kỷ trước.
1.1.3 Những tồn tại và thách thức
Trong thế kỷ 20 thảm thực vật rừng nước ta bị thu hẹp nhanh chóng. Diện
tích rừng giảm từ 43% năm 1945 xuống còn 30% năm 2000. Việc thu hẹp diện tích
rừng, gia tăng dân số, khai thác quá mức tài nguyên rừng và biển, việc áp dụng quá
rộng rãi các giống mới trong sản xuất nông nghiệp đã dẫn đến sự mất đi của nhiều
hệ sinh thái. Trên thực tế tốc độ suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta phát triển
nhanh hơn so với các nước khác trên thế giới.
Nhằm quản lý, bảo vệ, phát triển, khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lợi động
vật rừng, nhất là các loài quý hiếm, đặc hữu của nước ta, ngăn chặn có hiệu quả việc
săn bắt tuỳ tiện, huỷ diệt khai thác bừa bãi thiếu tính toán dẫn đến nguồn lợi động
vật rừng bị cạn kiệt một cách nhanh chóng, khuyến khích các hoạt động phát triển
nguồn lợi động vật rừng, giữ cân bằng sinh thái tự nhiên, bảo vệ nguồn gen phù hợp
với phát triển lâm nghiệp quốc gia, với tập quán và luật pháp quốc tế về bảo vệ môi
Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở VQG Ba Vì


16

trường, Việt nam đã chính thức tham gia Công ước quốc tế về buôn bán các loài
động, thực vật nguy cấp từ tháng 4 năm 1994.
Nhận thức được tầm quan trọng của ĐDSH đối với sự phát triển kinh tế –
văn hoá - xã hội hiện tại và tương lai của loài người, thấy trách nhiệm nặng nề về
việc bảo vệ ĐDSH, nước ta đã ký Công ước Đa dạng sinh học và bắt đầu thực hiện
từ năm 1993 đến nay.
Quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng giữa những người làm công tác
bảo tồn tính ĐDSH của Việt nam với các nhà khoa học và các tổ chức quốc tế. Trên
cơ sở đó mà hệ thống rừng đặc dụng của nước ta ngày càng tiếp cận được với trào
lưu của thế giới và chắc chắn Việt nam sẽ được các nước trên thế giới giúp đỡ nhiều
trong lĩnh vực này.
Trong vài thập kỷ gần đây ngành Du lịch Việt nam đã dần vươn lên góp phần
xứng đáng trong tăng trưởng hàng năm của đất nước. Bên cạnh các yếu tố quan
trọng về thế chế, chính sách, sự ổn định về chính trị, phong phú về tài nguyên du
lịch nhân văn, cảnh quan thiên nhiên thì nguồn tài nguyên trong các hệ sinh thái độc
đáo của hệ thống các VQG và KBTTN cũng là tiêu chí hấp dẫn tạo nên thế mạnh
cho Du lịch Việt Nam.
Hiện nay, các VQG đã và đang cố gắng làm tốt nhiệm vụ trọng tâm là bảo vệ
nguyên vẹn các hệ sinh thái chuẩn và sự đa dạng sinh học của mình. Song song với
việc đó, các VQG còn triển khai nhiều hoạt động như: nghiên cứu khoa học, dịch vụ
du lịch, tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân sống quanh
đó cũng như du khách tới tham quan.
Ngày 9/7/2007, Ban thư ký khối ASEAN vừa chính thức trao bằng công
nhận “Vườn Di sản ASEAN” cho 27 VQG của các nước trong khu vực. Riêng Việt
Nam có 4 vườn Quốc gia được công nhận đó là Hoàng Liên Sơn, Ba Bể, Chư Mom
Ray và Kon Ka Kinh. Để được công nhận là “Vườn Di sản ASEAN”. Các VQG
phải đảm bảo các tiêu chí: Tính toàn diện về mặt sinh thái, tính đại diện cao, tính tự
nhiên, hoang dã, tính quan trọng về công tác bảo tồn, đã được xác định về mặt pháp
lý, có kế hoạch quản lý chặt chẽ.
Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở VQG Ba Vì



17
1.2 Tình hình phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững
1.2.1 Tình hình chung
Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch thế giới WTO trên phạm vi toàn cầu [9],
lượng khách du lịch tham gia hoạt động DLST ở các vùng thiên nhiên hoang dã
đang chiếm 20% tổng số khách du lịch quốc tế và doanh thu đạt trên 20 tỷ
USD/năm. Tại Australia có đến 45% số người dành sự ưu tiên lựa chọn DLST cho
kỳ nghỉ của mình. ở Mỹ, hàng năm hệ thống VQG đã đón tới 270 triệu lượt khách.
Canada đón gần 40 triệu lượt khách và doanh thu từ DLST mang lại hàng tỷ USD.
Đối với các quốc gia như Nepan, Indonesia, Kenya DLST chiếm một tỷ lệ lớn
trong doanh thu du lịch. Theo nhận định của các chuyên gia du lịch thế giới, DLST
sẽ là xu hướng phát triển tất yếu trên toàn cầu trong những năm sắp tới. Hiện có
nhiều quốc gia coi mục tiêu này là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Trước đây DLST chỉ được mọi người hiểu đơn thuần đó là hoạt động du lịch
tiếp cận với thiên nhiên, hay còn gọi là du lịch thiên nhiên. Đó là loại hình du lịch
dựa vào hoạt động tham quan tài nguyên thiên nhiên không quan tâm đến việc bảo
tồn hay bền vững. Hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh
thái cho Việt Nam năm 1999 đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch sinh thái là một loại
hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, có tính giáo dục môi trường, và
đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của
cộng đồng địa phương”. DLST là hoạt động du lịch có trách nhiệm đối với môi
trường tự nhiên, văn hoá xã hội, qua đó du khách được nâng cao nhận thức về môi
trường, bảo vệ và cải thiện môi trường, nâng cao mức sống của cộng đồng địa
phương.
Theo các chuyên gia văn hoá, Việt Nam là một trong những nước á Đông có
nền văn hoá lâu đời và phong phú với nhiều dân tộc, mỗi dân tộc lại có những nét
văn hoá đặc trưng riêng. Những đặc điểm về thiên nhiên và con người đã tạo cho
mỗi vùng miền những độc đáo riêng về phong cảnh – khí hậu – văn hoá. Thành phố

Đà lạt ngàn hoa luôn chìm trong màn sương mộng ảo, thành phố Sapa thời tiết thay
Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở VQG Ba Vì


18
đổi bốn mùa trong một ngày. Tận dụng lợi thế này, ngành Du lịch ở các địa phương
đã sáng tạo nhiều tour DLST độc đáo mang đậm bản sắc của mỗi vùng miền. Về
đồng bằng sông Cửu Long du khách sẽ được chiêm ngưỡng những miệt vườn trái
cây , được thưởng thức hương vị các loại trái cây như xoài, chôm chôm, thanh long,
nhãn, quýt, cam Với những chuyến du lịch đến vùng núi phía bắc, du khách có
dịp ngủ ở nhà sàn, nghe tiếng róc rách của suối, tiếng kêu của thú rừng, gặp cảnh
hoang sơ của tự nhiên. Đến với Tây nguyên, du khách được cưỡi trên lưng voi để
thăm thú cảnh đẹp trong tiếng cồng chiêng rộn rã. Đến với tour du lịch đường mòn
Hồ Chí Minh, du khách được tham quan nhiều di tích lịch sử , được tận hưởng bầu
không khí trong lành, khám phá các loại thông quý hiếm lá dẹt, thông đỏ
Trong chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam 2001-2010 đã chỉ rõ ưu tiên
phát triển DLST nhằm tạo ra hình ảnh mới cho Du lịch Việt Nam những năm đầu
thế kỷ 21. Những năm qua lượng du khách đến các khu DLST ngày một tăng.
Nhiều khu, điểm du lịch đã trở thành hạt nhân trong chiến lược phát triển du lịch
của địa phương. DLST ở Việt Nam hiện được xem là một hướng phát triển quan
trọng tạo ra động lực về bảo vệ xã hội và môi trường, đưa tới lợi ích cho cả du
khách, khu du lịch và cộng đồng địa phương. DLST đóng góp vào giáo dục môi
trường và hiểu biết về vấn đề bảo tồn thiên nhiên đồng thời đem lại thu nhập và việc
làm cho người dân địa phương.
Hiện nay, một số VQG đã thành lập được Trung tâm DLST và giáo dục môi
trường để điều hành hoạt động du lịch. Một số VQG như Cúc Phương, Tam Đảo,
Ba Vì, Ba Bể, Cát Tiên, Bạch Mã đã tham gia công tác nghiên cứu, quy hoạch
phát triển du lịch sinh thái. Một số tỉnh và công ty cũng đã tập trung nguồn kinh phí
để nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch tại các VQG và KBTTN. Tỉnh Thừa Thiên Huế
cũng được Tổng Cục Du lịch đầu tư 11 tỷ đồng làm đường cáp điện ngầm lên đỉnh

núi để tránh tàn phá 50 ha rừng và phá vỡ cảnh quan tại VQG Bạch Mã. Tại VQG
Ba Vì nhiều công ty du lịch của tư nhân đã hình thành nhận hàng trăm hecta rừng để
quản lý, bảo vệ phục vụ cho phát triển du lịch. Các khu du lịch biển nổi tiếng như
Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở VQG Ba Vì


19
Cát Bà, Hạ Long, Côn Đảo, Phú Quốc đã và đang có kế hoạch sử dụng tài nguyên
sinh vật biển để phát triển các loại hình du lịch hấp dẫn.
1.2.2 Những vấn đề nảy sinh
Theo tác giả Stepanie Thullen [17] “ Du lịch sinh thái là một phân đoạn thị
trường du lịch mới tại Việt Nam. Hiện nay, hầu hết các chương trình du lịch đến các
vùng thiên nhiên mới chỉ ở tình trạng đại trà hoặc du lịch thiên nhiên, ít mang tính
bền vững, gây thiệt hại đối với môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương”. Các
khu bảo tồn, điểm du lịch chính đối với khách DLST thường có ít hoặc không có
khả năng quản lý du lịch và du lịch ít khi được đưa vào kế hoạch quản lý của các
khu này. Điều đó dẫn đến tình trạng không kiểm soát được số lượng và hoạt động
của du khách trong các VQG. Mặc dù nhiều khu bảo tồn có đề ra các quy định về
môi trường cho du khách, việc vi phạm thường bị làm ngơ.
Trên thực tế việc phát triển loại hình DLST theo hướng bền vững còn gặp rất
nhiều khó khăn. So với DLST của thế giới thì DLST của Việt Nam vẫn còn mới mẻ
cho nên việc tổ chức vẫn còn nhiều hạn chế. Hoạt động DLST mới chủ yếu là phục
vụ tham quan và một phần là nghiên cứu hệ sinh thái tại các VQG hoặc KBTTN.
Do vậy sản phẩm đích thực của DLST hiện chưa có mà mới chỉ là loại hình du lịch
thiên nhiên nhiên như dã ngoại, đi bộ trong rừng, quan sát động thực vật, thăm bản
làng dân tộc mang “màu sắc” của DLST. Tại Peru, một số các Hội thảo về DLST
đầu tiên đã sử dụng thành công môi trường thiên nhiên như là một lớp học, đó là
Hội thảo về Rừng mưa Nhiệt đới của tổ chức Các Chuyến Du Hành Quốc tế [16].
Ngày nay, chương trình này tiếp tục được mở rộng để đáp ứng nhu cầu về các
chuyến dã ngoại đặc biệt, bao gồm những học hỏi về cây thuốc và dược liệu.

Mặc dù tiềm năng của Việt Nam về DLST tại các VQG và KBTTN rất lớn
song hầu hết đang ở mức độ ban đầu. Nhiều VQG và KBTTN chưa có quy hoạch
phân vùng dành cho DLST, chưa chú trọng trong việc xây dựng và quảng bá sản
phẩm du lịch này. Đó chính là do sự phối hợp giữâ các Ban Quản lý - địa phương –
doanh nghiệp du lịch chưa chặt chẽ.
Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở VQG Ba Vì


20
Đối với Vườn Quốc Gia Hoàng Liên, theo báo cáo của UBND huyện Sa Pa,
hiện diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn khoảng 30%, tốc độ suy thoái rừng đang
tăng nhanh, trong đó có nguyên nhân can thiệp khá sâu và không có kế hoạch của
con người.
Với loại hình DLST này không phải nơi nào cũng làm thành công. Một số
nơi làm thất bại là do xây quá nhiều khách sạn lớn làm phá vỡ cảnh quan, mất đi
tính hoang sơ nên du khách chán dần.Những nơi làm tốt là những nơi giữ gìn rất tốt
thiên nhiên của nó, thô sơ nhưng cũng phải có bàn tay của con người. ở Hồng Kông
người ta làm cầu nổi đi giữa rừng ngập mặn nhưng họ không làm thiên nhiên thay
đổi. ở ta, Vịnh Hạ Long, lúc còn hoang sơ rất đẹp nay trang trí quá nhiều đèn và đắp
thêm nhiều tượng vô lý làm mất đi tính nguyên thuỷ của nó. Cách làm du lịch sinh
thái kiểu như vậy thì đến một lần du khách sẽ không muốn quay lại.
Vấn đề hướng dẫn viên DLST cũng là điều đáng lo ngại. Nhiều khách tham
quan đều có chung một nhận định hướng dẫn viên hiểu về hệ sinh thái tại điểm du
lịch còn quá ít và vốn ngoại ngữ của hướng dẫn viên còn yếu. Chúng ta đều biết
rằng đối tượng khách đến với DLST là khách quốc tế chiếm tỷ lệ khá cao. Một số
điều tra đã cho thấy trong tổng số khoảng 5000 hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ
trên toàn quốc, chỉ có từ 5-12 % hướng dẫn viên thông thạo ngoại ngữ như Anh,
Pháp, Nhật, Đức (tỷ lệ này cũng khá thấp so với những quốc gia dẫn đầu về du lịch
trong khu vực châu á).
Việc tổ chức DLST thiếu bền vững trong thời gian qua đang có những ảnh

hưởng tiêu cực đối với ĐDSH trong các VQG và KBTTN như làm mất hoặc thu
hẹp nơi sống của động vật, gây ô nhiễm không khí, gây tiếng ồn ảnh hưởng đến tập
tính, mối quan hệ của các loài, làm thay đổi cảnh quan tự nhiên. Để sử dụng bền
vững ĐDSH trong hệ thống các VQG và KBTTN trong kinh doanh DLST nhất
thiết phải dựa vào sự phát triển kinh tế – xã hội, có nghĩa là phải quan tâm đúng
mức đến công tác quy hoạch, quản lý môi trường, môi trường du lịch.
Tại cuộc hội thảo đánh giá việc thực hiện Công ước đa dạng sinh học do Bộ
tài nguyên và Môi trường phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở VQG Ba Vì


21
(UNDP) tổ chức tại Hà Nội vào ngày 23/11/2006, Cục bảo vệ môi trường cho biết
tỷ lệ đầu tư cho bảo tồn ĐDSH hiện chiếm 20-30% tổng đầu tư cho lĩnh vực môi
trường. Tuy nhiên, chất lượng đầu tư bảo tồn chưa cao, hiện Việt Nam chưa có khu
bảo tồn biển nào và mới chỉ có 2 khu bảo tồn sinh thái đất ngập nước . Các hệ sinh
thái bị suy thoái cũng chưa được phục hồi một cách hiệu quả. Theo Báo cáo diễn
biến môi trường Việt nam năm 2005 cho thấy có gần 700 loài động thực vật đang bị
đe doạ, tuyệt chủng ở cấp quốc gia, trong đó có trên 300 loài đe doạ tuyệt chủng ở
cấp độ toàn cầu, 49 loài bị đe doạ toàn cầu tại Việt Nam thuộc loại „cực kỳ nguy
cấp‟. Báo cáo trên khẳng định nếu với xu hướng vẫn tiếp diễn như vậy, ở thập kỷ
đầu tiên của thế kỷ 21, Việt nam có thể phải chứng kiến một làn sóng tuyệt chủng
đối với một số loài động thực vật hoang dã ở mức độ chưa từng thấy trong lịch sử ,
kèm theo các tác hại tiềm tàng về môi trường và kinh tế.
Đối với các hoạt động DLST, nếu được tổ chức một cách hợp lý thì đa số các
tác động tiêu cực đều được giảm thiểu vì chính bản thân sự phong phú của đa dạng
sinh học và các cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn. Bên cạnh đó với tính chất tuyên
truyền, giáo dục, DLST cũng đem lại nhiều hiểu bết và trách nhiệm cho du khách
để họ có ý thức đối với việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường sinh thái. Có thể nói
hoạt động du lịch mang lại nguồn thu đáng kể, hỗ trợ công tác bảo tồn và cải thiện

cuộc sống của cộng đồng địa phương nơi có các vườn quốc gia, nhưng hoạt động du
lịch cũng gây nhiều tác động xấu tới môi trường cảnh quan như:
- Tác động đến môi trường đất, biển và cảnh quan: các bãi biển bị tàu du lịch
làm cho xuống cấp, ô nhiễm. Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch quá nhanh dẫn đến phá
vỡ cân bằng sinh thái .
- Tác động tới tài nguyên nước: hoạt động khai thác thuỷ sản quá mức phục vụ
cho nhu cầu ẩm thực của du khách cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
nước.
- Tác động tới thảm thực vật: việc khai thác củi quá mức, dẫm đạp lên cây cối
bên đường, thu hái các loài hoa, cây cảnh làm vật lưu niệm và quà tặng, đốt lửa trại
cũng gây ảnh hưởng xấu tới các loài thú, cây cối.
Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở VQG Ba Vì


22
- Tác động tới các loài động vật hoang dã: lượng du khách quá mức cho phép
cũng tác động lên đời sống tự nhiên của các loài động vật hoang dã.
Vấn đề khách du lịch của loại hình du lịch này cũng là việc cần nói dến.
Phần lớn khách du lịch Quốc tế đến VQG từ các nước Tây Âu, Bắc Mỹ và
Australia, còn khách trong nước là học sinh, sinh viên và cán bộ nghiên cứu. Theo
tác giả Lê Văn Minh [7], trong số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hàng năm chỉ
có khoảng 5-8% tham gia vào các tour du lịch sinh thái tự nhiên và khoảng 40-45%
tham gia vào các tour du lịch tham quan – sinh thái nhân văn. Còn đối với thị
trường trong nước tỷ lệ này còn thấp hơn.
Tóm lại, phát triển mạnh loại hình DLST là một trong những mục tiêu chính
của Du lịch Việt Nam. Nhưng mỗi điểm du lịch không quan tâm đến tính bền vững
khi phát triển loại hình du lịch này sẽ dẫn đến tác động tiêu cực dối với môi trường
sống của chính những người dân sống tại đó. Điều này nếu không có những giải
pháp phù hợp sẽ dẫn đến ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch của các địa phương
nói riêng và ngành Du lịch cả nước nói chung.

1.2.3 Những định hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững
Phát triển DLST là điều tất yếu, mang lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội
nhưng nếu phát triển không tuân thủ theo nguyên tắc cơ bản của DLST mà hậu quả
lại chính con người phải gánh chịu. Vì vậy phát triển DLST ở nước ta phải theo
hướng bền vững cả về môi trường tự nhiên và xã hội. Theo giáo sư Ross Dowling -
Đại học Edith Cowan (Australia) [15] để phát triển DLST theo hướng bền vững thì
Việt Nam cần tiến hành một loạt các giải pháp như chuẩn bị chiến lược và kế hoạch
hành động; Liên kết các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển DLST; Tiến hành công
tác Marketing dựa trên tiềm năng độc đáo và đặc trưng riêng có của DLST Việt
Nam; xây dựng hệ thống thông tin DLST; Mời các chuyên gia quốc tế có kinh
nghiệm giúp đỡ, phát triển loại hình DLST; Xây dựng và triển khai các nhãn sinh
thái, sản phẩm sinh thái. Điều này sẽ làm cho DLST giúp cho ngành Du lịch phát
triển bền vững, đóng góp tích cực hơn nữa vào việc bảo tồn nguồn tài nguyên thiên
nhiên và giá trị văn hoá của các cộng đồng bản địa.
Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở VQG Ba Vì


23
Hiện nay nước ta đang trong giai đoạn quan trọng của quá trình thiết lập hệ
thống KBTTN Quốc gia. Rất nhiều thành tựu đã đạt được trong hai thập kỷ qua và
những hiểu biết về vai trò quan trọng của các VQG, khu dự trữ thiên nhiên và các
khu bảo tồn khác trong phát triển kinh tế địa phương và quốc gia đã tăng lên đáng
kể. Bên cạnh chức năng bảo tồn ĐDSH, các KBTTN đồng thời cung cấp những
dịch vụ môi trường và các sản phẩm thiết yếu cho sự tăng trưởng các ngành thuỷ
điện, thuỷ sản, nông nghiệp, du lịch, công nghiệp cũng như phát triển đô thị.
Ngày 14/8/2007, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội
nghị triển khai thực hiện ”Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học”. Đây
là kế hoạch hành động lần thứ hai của Việt nam và đã được Thủ tướng phê duyệt.
Kế hoạch hành động ĐDSH đầu tiên của Việt Nam đã được phê duyệt năm 1995.
Hội nghị nhận định từ đó đến nay, Việt nam đã đạt được những thành tựu nhất định,

nhưng ĐDSH của Việt Nam vẫn đang bị suy thoái , nhiều chức năng sinh thái bị
nhiễu loạn, người dân đang phải chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng của thiên tai
như hạn hán, lốc, lũ quét, xói mòn, ô nhiễm
Hiện nay nước ta đã cho ra đời rất nhiều văn bản pháp lý liên quan đến bảo
vệ môi trường trong phát triển du lịch như:
- Luật bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội thông qua ngày 12/8/1991 và
được Chủ tịch nước công bố ngày 19/8/1991.
- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 và được
Chủ tịch nước công bố ngày 10/1/1994.
- Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực Xây dựng được Bộ trưởng Bộ
Xây dựng ban hành kèm theo quyết định số29/1999/QĐ-BXD ngày
22/10/1999.
- Luật Du lịch được Quốc hội khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 7.
- Quy chế quản lý rừng đặc dụng do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày
11/1/2001.
Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở VQG Ba Vì


24
- Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch được Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quuyết định số 02/QĐ-BTNMT
ngày 29/7/2003.
- Các văn bản pháp lý về sử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo
vệ rừng và biển, quản lý lâm sản và hải sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn và Bộ Thuỷ sản ban hành.
Đối với việc phát triển DLST ở các VQG và KBTTN phải dựa trên việc sử
dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên đất, tài nguyên cảnh quan,
tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước, tài nguyên ĐDSH kể cả tài nguyên của hệ sinh
thái nhân văn.
Vấn đề đặt ra hiện nay là xây dựng và thực hiện có hiệu quả các giải pháp về

cơ chế, chính sách, thị trường, quy hoạch, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng, tổ chức
quản lý . . . một cách đồng bộ để phát triển DLST theo hướng vừa bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên, môi trường tự nhiên vừa phát huy những giá trị văn hoá độc
đáo và đảm bảo tính bền vững hoạt động của DLST tại các VQG.
Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở VQG Ba Vì


25
Sơ đồ du lịch vườn quốc gia ba Vì


(Nguồn: Ban Quản lý VQG Ba Vì)

×