Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Đề tài: Phát triển du lịch bền vững ở Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.95 KB, 26 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Chúng ta đều biết du lịch được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói,
một ngành kinh tế phát triển nhanh hàng đầu thế giới. Cuộc sống con người ngày
càng phát triển, nhu cầu được hưởng các dịch vụ du lịch ngày càng tăng lên, vì vậy du
lịch đã và đang là một ngành kinh tế mang lại hiệu quả cao và thân thiện với môi
trường. Đối với nước ta, Đảng và Nhà nước xác định “du lịch là một ngành kinh tế
tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và
xã hội hóa cao” [1] và đề ra mục tiêu “phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành
kinh tế mũi nhọn” (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lân thứ I, 2001) và “phát triển
du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế-xã hội
nhằm góp phần thực hiện công nghiệ hóa, hiện đại hóa đất nước” [2]. Quảng Bình là
một tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú, đặc biệt có Vườn Quốc gia Phong Nha –
Kẻ Bàng là một địa điểm được rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước tới tham
quan. Trong chương trình phát triển du lịch của tỉnh đã định hướng “Phát triển nhanh
du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Tăng cường đầu tư phát triển du lịch,
mở thêm các tour du lịch trong và ngoài nước. Coi trọng công tác đào tạo bồi dưỡng
nghiệp vụ du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ du lịch, tăng cường giữ gìn trật tự,
bảo vệ môi trường sinh thái…Trong những năm qua lượng du khách đến với Phong
Nha – Kẻ Bàng là khá lớn. Đặc biệt kể từ khi Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới, lượng du khách đến Quảng
Bình tăng đột biến; nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch được triển khai xây dựng.
Lợi ích thu được là rất lớn và đáng khích lệ. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều
khiếm khuyết cần được khắc phục sớm. Đó là cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu,
lượng khách du lịch chưa cao, chiến lược phát triển chưa có tầm nhìn xa…
Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi chọn đề tài “ Phát triển du lịch bền vững
ở Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng” làm nội dung nghiên cứu cho báo cáo thực
tập của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Mục đích đề tài của chúng tôi nhằm làm rõ vai trò, ý nghĩa và thực trạng phát
triển du lịch ở VQG Phong Nha – Kẻ Bàng. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đó báo cáo


đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển du lịch bền vững
trong thời gian tới để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
Để đạt được mục đích đó, đề tài thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Hệ thống hóa các vấn đề lí luận liên quan đến phát triển du lịch theo hướng bền
vững.
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở Phong Nha – Kẻ Bàng trong giai đoạn
2007 - 2011
- Đề xuất những giải pháp cơ bản để thúc đẩy phát triển du lịch bền vững trong thời
gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “ Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở
Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng”.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Địa bàn Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh
Quảng Bình.
+ Về thời gian: Từ năm 2007 đến năm 2011.
- Tình hình nghiên cứu: phát triển du lịch là một nội dung quan trọng có ý nghĩa lí
luận và thực tiễn trong phát triển kinh tế nên có nhiều đề tài nghiên cứu, bài viết liên
quan như:
+ Báo cáo UNDP/WF/RÁ 93/102, Hà Nội Lê Xuân Cảnh, Trương Văn Lã,
Đặng Thị Đáp, Hồ Thu Cúc: “Kết quả điều tra về đa dạng sinh học tại khu Phong
Nha – Kẻ Bàng” (1997)
+ Luận án Tiến sĩ: “Phát triển du lịch bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh” của
Đoàn Liên Diễm, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
+ Dự án “Hệ động thực vật ở Phong Nha – Kẻ Bàng” của Hồ Thị Ngọc Lanh
(2002).
Nhưng chúng tôi nhận thấy cần có nhiều công trình nghiên cứu hơn nữa để đóng
góp vào kho tang lí luận cũng như thực tiễn để phục vụ cho việc phát triển du lịch bền
vững ở Phong Nha – Kẻ Bàng
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét và phân tích
vấn đề một cách khoa học, khách quan.
- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học.
- Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp sau:
+ Phương pháp phân tích tổng hợp
+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp điều tra chọn mẫu
5. Ý nghĩa của đề tài.
- Đề tài này đã đánh giá được thực trạng phát triển du lịch ở Phong Nha – Kẻ
Bàng.
- Qua quá trình nghiên cứu, đề tài thấy được những ưu điểm cần phát huy cũng
như những tồn tại còn mắc phải trong quá trình phát triển du lịch ở Phong Nha – Kẻ
Bàng.
- Làm cơ sở cho địa phương nghiên cứu và vận dụng đưa ra giải pháp để phát triển
du lịch bền vững trên địa bàn Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng nói riêng và của tỉnh
nói chung.
- Ngoài ra đề tài còn là một nguồn tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm
nghiên cứu vấn đề này.
6. Kết cấu đề tài.
Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo, nội dung đề tài
gồm ba chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về phát triển du lịch bền vững.
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch bền vững ở VQG Phong Nha - Kẻ
Bàng trong thời gian từ 2007 đến nay.
Chương 3: Giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại VQG Phong
Nha– Kẻ Bàng.
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: Những lý luận cơ bản về phát triển du lịch bền vững.
1.1. Các khái niệm về du lịch bền bững.
1.1.1 Khái niệm về phát triển bền vững.

Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại
mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
tương lai " [1]
Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu
quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất
cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội phải bắt tay
nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi
trường.
1.1.2 Khái niệm về phát triển du lịch bền vững.
Trong pháp lệnh du lịch của Việt Nam, điều 10 thuật ngữ “Du lịch” được hiểu như
sau: Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm thỏa mãn các nhu cầu tham quan, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời
gian nhất định.
Điều 4 Luật Du lịch: “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các
nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của
tương lai”
Phát triển du lịch bền vững được Tổ chức Du lịch thế giới (United National World
Tourist Organization, viết tắt là UNWTO) định nghĩa như sau: "Sự phát triển bền
vững của ngành du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và của địa phương du
lịch, đồng thời bảo vệ và thúc đẩy cơ hội phát triển cho tương lai. Sự quản lý của
ngành phải cân bằng và đáp ứng được nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ mà vẫn
duy trì được các giá trị của sinh thái, văn hóa và môi sinh".
1.2. Tính tất yếu của việc phát triển du lịch bền vững.
Tính tất yếu của việc phát triển du lịch bền vững do các nguyên nhân sau.
Thứ nhất: Do đặc tính của ngành du lịch đó là ngành kinh doanh tổng hợp phức
tạp và cần phải có quy hoạch phát triển đồng bộ.
Thứ hai: Do các yếu tố tạo thành sản phẩm của ngành du lịch phải kết hợp của cả
tài nguyên có khả năng phục hồi, tài nguyên khó phục hồi và hoàn toàn không thể
phục hồi được đó là các tài nguyên xã hội,tài nguyên nhân văn và tài nguyên tự nhiên.
Thứ ba: Do nhu cầu của khách hay xã hội nói chung về du lịch ngày càng nhiều

và với chất lượng cao hơn và các loại hình du lịch phải phong phú hơn do mức sống
của con người nói chung đang được nâng lên rất nhanh, trình độ văn hóa ngày càng
được cải thiện.
1.3 Các điều kiện để phát triển du lịch bền vững.
1.3.1 Điều kiện về tài nguyên du lịch.
Tài nguyên thiên nhiên gồm vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, hệ động thực vật, đất
nước. Sự kết hợp hài hòa này sẽ làm cho khách du lịch đến đông hơn.
Tài nguyên nhân văn: tài nguyên du lịch nhân văn là những giá trị văn hóa tiêu
biểu cho mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Thông qua những hoạt động du lịch dựa trên việc
khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn, khách du lịch có thể hiểu được những đặc
trưng về văn hóa của dân tộc, của địa phương nơi mà khách đến.
Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các di tích lịch sử, di tích lịch sử văn hóa,
phong tục tập quán, lễ hội, các món ăn, thức uống dân tộc….
Tài nguyên du lịch nhân văn có các đặc điểm sau:
+ Mang tính phổ biến bởi vì nó được hình thành trong quá trình sinh hoạt của hoạt
động sống của con người. tài nguyên của mỗi nước mỗi vùng là khác nhau, do đặc
tính sinh hoạt khác nhau.
+ Mang tính tập chung, dễ tiếp cận: với tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn
thường tập trung gần với con người ở quần cư và các thành phố. Tuy nhiên chúng dễ
bị tác động có hại nếu như chúng ta không có biện pháp hợp lý.
+ Mang tính truyền đạt nhận thức hơn là tính hưởng thụ giải trí.
1.3.2 Điều kiện sẵn sàng phục vụ khách
- Tài nguyên dân cư và lao động.
Đây là một nguồn lực để phát triển du lịch, là nguồn cung cấp cho lao động cho
du lịch,là thị trường để tiêu thụ sản phẩm du lịch
- Tài nguyên cơ sở vật chất, kĩ thuật hạ tầng.
Đây là một nguồn lực, một điều kiện không thể thiếu được để phát triển du lịch
ngược lại, sẽ gây khó khăn làm chậm bước phát triển.Cơ sở vât chất- kĩ thuật, thiết bị
hạ tầng bao gồm: mạng lưới giao thông vận tải (đường hàng không, đường bộ, đường
biển…), hệ thống khách sạn, nhà hàng, cơ sở vui chơi giải trí.

- Chính sách.
Đây là nguồn lực,điều kiện tiên quyết để phát triển du lịch. Bởi lẽ một quốc gia dù
có giàu có về tài nguyên, nhân lực…nhưng thiếu về đường lối, chính sách phát triển
du lịch đúng đắn thì du lịch vẫn không thể phát triển được. Đường lối, chính sách
phát triển du lịch là một bộ phận trong tổng thể đường lối - chính sách phát triển kinh
tế xã hội. Các đường lối, phương hướng, chính sách kế hoạch, biện pháp cần được cụ
thể hóa bằng các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn cụ thể. Do sự bùng nổ cũng như
doanh thu từ nó nên nó trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước. Do vậy cần
phải có chiến lược phù hợp, và do đây là ngành kinh tế liên ngành nên nó có liên quan
đến nhiều ngành kinh tế khác nhau vì vậy các chủ trương, kế hoạch phải được xây
dựng một cách đồng bộ, phải mang tính tổng hợp và được phối hợp một cách nhịp
nhàng.
Nước ta, cùng với sự Đổi mới, Đảng và Nhà nước đã hết sức quan tâm đến phát
triển du lịch. Đường lối, chính sách phát triển du lịch đã được Đại hội VI, VII và
được cụ thể bằng nghị quyết 45CP của chính phủ. Đã khẳng định vị trí và vai trò của
ngành du lịch và đưa ra kế hoạch, phương hướng phát triển du lịch. Đó chính là điều
kiện để phát triển du lịch bền vững.
- Những cơ hội để phát triển du lịch.
Những cơ hội về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học…cũng là
nguồn lực để phát triển du lịch. Bởi lẽ thông qua cơ hội đó mà du lịch tăng them
nguồn khác, là điều kiện để tuyên truyền, quảng cáo du lịch nước mình.
Đây chính là cơ hội để phát triển du lịch. Bởi lẽ một nước có chính trị ổn định sẽ
thu hút được khách đến. Một nền văn hóa đậm đà bản sắc, thể thao, khoa học, giáo
dục phat triển sẽ thu hút sự chú ý của quốc tế. Các hội nghị, hội thảo, sự kiện văn hóa,
thể thao lớn cũng là nguồn lực quan trọng.
- Nguồn lực bên ngoài.
Đây là một thành tố không thể thiếu được của một quốc gia nói chung và điểm du
lịch nói riêng, phát triển du lịch, đặc biệt là đối với chúng ta một nước đang phát
triển, nguồn lực và khả năng hạn chế nên chúng ta cần phải thu hút đầu tư, thu hút
khoa học tiên tiến để quy hoạch, phát triển du lịch có kế hoạch và phát triển bền

vững.
1.4 Kinh nghiệm pháp triển du lịch ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch bền vững ở VQG
Phong Nha- Kẻ Bàng trong thời gian từ 2007 đến nay.
2.1 Tình hình phát triển du lịch bền vững trong thời gian qua ở Phong
Nha Kẻ Bàng.
Phong Nha- Kẻ Bàng đang trở thành điểm đến lý tưởng của du khách trong và
ngoài nước, hai lần được thế giới công nhận là di sản thế giới (1999 và 2003). Du lịch
đang trở mình trên con đường phát triển và nhận được sự quan tâm của cả nước cũng
như tại địa phương.
Du lịch là một trong những lợi thế của tỉnh, Quảng Bình đã và đang triển khai
những kế hoạch, phương hướng phát triển với các nhiệm vụ cụ thể như: tạo ra những
sản phẩm hấp dẫn khách du lịch, nâng cao chất lượng các tuyến du lịch, xây dựng, cải
tạo làm mới cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hàng hóa cho dịch vụ và xã hội, tổ chức
nghiên cứu thị trường, khai thác bảo tồn giữ gìn tái tạo tài nguyên thiên nhiên Phải
kết hợp chặt chẽ giữa du lịch và cá nhân có liên quan để du lịch Phong Nha – Kẻ
Bàng phát triển hiệu quả.
Bảng1: Lượng khách đến tham quan PN-KB từ năm 2001 đến 2011
(năm, khách trong nước, khách quốc tế, doanh thu, tỉ lệ tăng, giảm )
STT
Năm Khách trong
nước (người)
Khách nước
ngoài (người)
Tỉ lệ khách
tăng giảm
(%)
Doanh thu
( đồng ) Ghi chú
1 2007 228.698 11.795 Giảm 7,13 9.078.597.000

2 2008 262.265 11.346 Tăng 9,05 10.452.629.400
3 2009 281.242 6.900 Tăng 14 11.639.515.300
4 2010 289.571 10.425 Tăng 4.1 12.008.219.500
5 2011 277.448 10.521 Giảm 13 14.457.434.600
6 2012 255.000 4.650 13.513.000.000 Đến
15/09/2012
Nguồn:
Qua bảng số liệu trên ta thấy lượng khách tăng giảm qua các năm có sự thay
đổi liên tục. Mặc dù số lượng khách trong nước đến với VQG Phong Nha – Kẻ Bàng
không đều, nhưng số lượng khách nước ngoài đến tham quan VQG Phong Nha - Kẻ
Bàng tăng đều và rất nhanh trong giai đoạn từ 2003 đến 2008, bình quân giai đoạn
này tăng 54,4%. Trong đó, có một số năm tăng cao như: Năm 2004 tăng 73,6%, năm
2005 tăng 90,4%, năm 2006 và năm 2007 tiếp tục duy trì tốc độ tăng 67,8% và
67,3%. Tín hiệu này cho thấy, sau khi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO
công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới đã có sức thu hút mạnh đối với khách
nước ngoài. Tuy nhiên, năm 2008 lượng khách nước ngoài giảm 5,3%, năm 2009
lượng khách nước ngoài giảm 39.2% nguyên nhân có lẽ do ảnh hưởng của tình hình
suy thoái kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2007 đến nay đã làm cho số lượng khách nước
ngoài đi tham quan giảm. Năm 2010 lượng khách nước ngoài tăng trở lại 51.1% và
đến năm 2011 tăng 0.9%.
Số lượng khách đến tham quan tăng cao sau khi VQG Phong Nha – Kẻ Bàng
được công nhận Di sản Thiên nhiên Thế giới năm 2001, nhưng mấy năm sau đó biến
động thất thường, có những năm giảm nhiều nên tính chung cả giai đoạn tăng không
đáng kể, đồng thời nặng tính mùa vụ. Các dịch vụ thuyền du lịch, dịch vụ ăn uống,
lưu trú hàng lưu niệm đã phát triển về số lượng nhưng chất lượng chưa đáp ứng nhu
cầu của du khách. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng
trong mấy năm vừa qua đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư, góp
phần xóa đói giảm nghèo, đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách Nhà nước, làm
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ; bản
sắc văn hóa dân tộc, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội cơ bản giữ gìn.

Bảng 2: Thống kê lượng khách đến với suối nước Moọc
STT
Năm
Tổng lượt
khách trong
nước (người)
Tỷ lệ lượng
khách tăng
giảm (%)
Doanh thu
( đồng ) Ghi chú
01 2009 3.514 175.690.000
02 2010 6.604 Tăng 78,3% 311.080.000đ
03 2011 10.737 Tăng 62,6% 480.910.000
Nguồn:
Khách thăm viếng Đền tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ Đường 20 - Quyết
Thắng năm 2011 là 36.630 lượt.
Suối nước Moọc là một trong những điểm đến lý tưởng cho du khách khi đến
tham quan khu du lịch Phong nha –Kẻ bàng. Phần đông những du khách trong nước
đều tập trung tới nơi này. Doanh thu tăng dần qua các năm. Năm 2009 doanh thu đạt
175,69 triệu, con số này đã thay đổi thành 480,91 triệu năm 2011.
2.2 Các điều kiện phát triển du lịch bền vững ở VQG Phong Nha- Kẻ
Bàng
2.2.1 Tài nguyên du lịch.
2.2.1.1 Tài nguyên sinh học.
* Vị trí địa lý
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nằm về phía Tây-Bắc tỉnh Quảng Bình,
dọc biên giới Việt - Lào; giới hạn trong toạ độ: Từ 17
0
20' đến17

0
48' vĩ độ Bắc;
105
0
46' đến 106
0
24' kinh độ Đông. Phía Tây và Tây Nam giáp với nước Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào, phía Bắc giáp xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, phía Đông
và Đông Nam giáp xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, có chung ranh giới với Khu
bảo tồn thiên nhiên Hin Namno của nước bạn Lào với chiều dài khoảng 50 km, đây
cũng là Khu bảo tồn thiên nhiên đang được đề cử là Di sản Thiên nhiên Thế giới .
* Diện tích
Tổng diện tích VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là 85.754 ha, được quy hoạch
thành ba phân khu chức năng, bao gồm: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục
hồi sinh thái và phân khu dịch vụ - hành chính.
+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Diện tích 64.894 ha, được chia thành phân
khu bảo vệ nghiêm ngặt 1 và phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 2.
+ Phân khu phục hồi sinh thái: Diện tích 17.449 ha.
+ Phân khu dịch vụ - hành chính: Diện tích 4.311 ha.
-Thổ nhưỡng: VQG Phong nha – Kẻ Bàng gồm các loại đất chính sau: Đất
đen Macgalit - Feralit phát triển trên núi đá vôi (MgFv), Đất Feralit màu đỏ, đỏ nâu
trên núi đá vôi (Fv), Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét (Fs), Đất
Feralit vàng đỏ trên đá Macma acid (Fa), Đất Feralit vàng nhạt trên đá Sa thạch (Fq),
Đất dốc tụ trong thung lũng đá vôi (Tv) và trong thung lũng hay máng trũng (T1, T2),
Núi đá vôi dạng khối uốn nếp có quá trình Karst và một phần là đất khác [2].
* Khí hậu, thủy văn
Kết quả quan sát các yếu tố khí hậu ở các trạm khí tượng trong khu vực được
tổng kết như sau.
+ Chế độ nhiệt. Nhiệt độ bình quân hàng năm biến động từ 23
0

C đến 25
0
C. Do
ảnh hưởng của khối núi đá vôi rộng lớn nên nhiệt độ dao động khá lớn, cực đại vào
tháng 7 (trên 40
0
C), cực tiểu vào tháng 1 (5-7
0
C)
Thời tiết lạnh nhất trong năm vào các tháng 12,1, 2. Các tháng nóng nhất trong
năm vào các tháng 6,7,8, có nhiệt độ trung bình cao trên 28
0
C. Biên độ nhiệt có sự
chênh lệch lớn.
+ Chế độ mưa ẩm. VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nằm trong vùng có lượng mưa
lớn, bình quân từ 2000m đến 2500mm/năm. Tổng lượng mưa trong mùa mưa (từ tháng
5 đến tháng 12) rất cao, chiếm tới 88% tổng lượng mưa năm.
Các tháng mùa khô tuy có lượng mưa thấp về trị số, nhưng số ngày mưa bình
quân tháng tối thiểu là 10 ngày (mưa tiểu mãn). Lượng mưa lớn số lượng ngày mưa
nhiều và rải đều trong năm đã tạo điều kiện ẩm ướt lý tưởng cho một khu hệ rừng
nhiệt đới trên núi đá vôi điển hình có giá trị mang tính toàn cầu.
Độ ẩm không khí ở mức trung bình (83-84%). Mùa khô có độ ẩm thấp hơn
nhiều, chỉ còn ở mức 66-68%, cá biệt có ngày xuống tới 28%. Đây là những ngày gió
lào thổi mạnh, thời tiết rất khô, nóng, những ngày này có thể đe doạ cháy rừng và hoả
hoạn.
+ Chế độ thủy văn. Khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng nằm gọn trong lưu
vực của các dòng sông suối trong vùng: Rào Thương, sông Chày, sông Troóc, sông
Son đều là thượng nguồn của sông Gianh. VQG bao gồm một vùng đá vôi rộng lớn,
vì thế hiện tượng nước chảy ngầm là phổ biến.
* Tài nguyên về hang động

Sau gần 20 năm hợp tác thám hiểm và nghiên cứu hang động giữa Hội Nghiên
cứu Hang động Hoàng gia Anh và Khoa Địa lý - Trường Đại học Khoa học tự nhiên
Hà Nội đến nay đoàn thám hiểm đã phát hiện và đo vẽ tổng chiều dài đạt trên 130km
với gần 50 hang động. Các hang động ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được chia thành
3 hệ thống: Hệ thống hang Hang Vòm, Hệ thống hang Phong Nha và hệ thống hang
Rục Mòn.
+ Hệ thống Hang Vòm. Có quy mô đáng kể và được bắt nguồn từ hang Rục Kà
Roòng nằm ở độ cao khoảng 360m so với mực nước biển chảy về phía hạ lưu lúc thì
ẩn mình trong các hang, lúc lại xuất hiện trên những đoạn thung lũng hẹp và sâu để
cuối cùng đổ về sông Chày ở cửa hang Vòm. Cả hai hệ thống sông ngầm Phong Nha
và hang Vòm hợp với nhau đổ về sông Son, rồi ra sông Gianh và cuối cùng chảy ra
biển, tổng chiều dài hệ thống hang Vòm là 31.277 m. Đặc biệt, từ tháng 3 đến tháng 4
năm 2009, đoàn thám hiểm hang động Hoàng gia Anh đã tiến hành khảo sát, phát hiện
thêm 20 hang động tại VQG Phong Nha- Kẻ Bàng, trong đó có hang Sơn Đòong bước
đầu đã khảo sát được 6.500m, cao 150 m, rộng 140 m, các nhà thám hiểm nhận định
rằng đây có thể là hang động lớn và rộng nhất Thế giới tại thời điểm hiện nay.
+ Hệ thống Hang Rục Mòn. Nằm trên địa phận huyện Minh Hoá và có quy mô
nhỏ hơn bao gồm 14 hang động. Tuy nhiên, ở đây cũng có một số hang động có quy
mô như hang Rục Mòn có chiều dài (đã được đo vẽ) 2.863m, độ sâu 49m; hang Tiên
với chiều dài 2.500m, độ sâu 51m và còn có rất nhiều hang chưa được khảo sát (xem
bảng 2) [2].
Bảng 2: Thống kê chiều dài, độ sâu hệ thống hang Rục Mòn
STT Tên hàng Chiều dài (nằm ngang) Độ sâu (m)
1 Hang Rục Mòn 2.863 49
2 Hang Tiên 2.500 51
3 Hang Chén Chuột 279 15
4 Hang Minh Cầm 246 15
5 Hang Thông 193 10
6 Hang Bàn Cờ 144 6
7 Hang Khái 100 5

8 Hang Ba Sáu 140 38
9 Hang Cây Tre 160 5
10 Hang Nhà Máy 150 0
11 Hang Dơi 125 25
12 Hang La Ken I 30 0
13 Hang La Ken II 250 10
14 Hang Tôn 30 0
Tổng chiều dài 7.410
Nguồn:Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng
+ Hệ thống Hang Phong Nha. Bắt nguồn từ phía Nam của khối núi đá vôi Kẻ
Bàng. Cửa chính của hệ thống hang này là hang Khe Ry và hang én nằm ở độ cao trên
mực nước biển khoảng 300m, còn độ cao tương đối là 20 mét. Các cửa hang của hệ
thống này nhìn chung đều rộng và cao ( Hang Én có hai cửa vào, trong đó cửa vào ở
phía trên có chiều cao 70m và rộng 100m). Các cửa hang này là nơi thường có các
dòng suối đổ vào và được bắt nguồn từ khu vực địa hình phát triển trên đá phi karst.
Tổng chiều dài hệ thống hang Phong Nha là 44.391 m (xem bảng 3).
Bảng 3: Thống kê chiều dài, độ sâu hệ thống hang Phong Nha
STT Tên hang Chiều dài (nằm ngang) Độ sâu (m)
1 Hang Phong Nha 7.729 83
2 Hang Tối 5.558 80
3 Hang E 736 0
4 Hang Cha Ang 667 15
5 Hang Thung 3.351 133
6 Hang én 1.645 49
7 Hang Khe Tiên 520 15
8 Hang Khery 18.902 141
9 Hang Khe Thi 35 20
10 Hang Phong Nha Khô (Tiên Sơn) 981 25
11 Hang Lạnh 3.753 114
12 Hang Cá 361 14

13 Hang Dơi 453 -24
Tổng chiều dài 44.391

* Địa mạo, địa chất
- Địa hình VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là một vùng núi đá vôi (karst) chiếm
hầu hết diện tích. Đây chính là khối núi đá vôi liên tục, rộng lớn nhất của Việt Nam,
phạm vi trải rộng sang Lào, với diện tích gần 200.000 ha. Nếu tính toàn bộ khối núi
đá vôi liên tục cả về phía Việt Nam và Lào thì đây là một trong những khối núi đá vôi
rộng lớn nhất hành tinh.
Các quá trình địa chất nội - ngoại sinh phức tạp đã và đang diễn ra từ Trias đến
nay, là nguyên nhân tạo nên sự đa dạng của địa hình và địa mạo khu vực.
* Tiềm năng đa dạng sinh học
+ Thảm thực vật rừng. Kết quả giải đoán ảnh vệ tinh Landsat (2004) và điều
tra thực địa năm 2007 cho thấy toàn khu vực được che phủ bởi 93,57% diện tích rừng
kín thường xanh, trong đó rừng nguyên sinh ít bị tác động chiếm 83,74% tổng diện
tích VQG PN-KB [14]. Thảm thực vật rừng ở VQG Phong Nha – Kẻ Bàng gồm có 11
kiểu chủ yếu (xem bảng 4).
Bảng 4 : Diện tích các kiểu thảm thực vật và sinh cảnh

Thảm
Kiểu thảm
Diện tích
(ha)
%
1.1 Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu
cây lá rộng trên núi đá vôi >700m
21.461,0 25,03
1.2 Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu
cây lá rộng trên núi đất >700m
2.316,4 2,70

1.3 Rừng kín nhiệt đới chủ yếu cây lá kim trên núi
đá vôi >700m
1.049,9 1,22
2.1 Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu
cây lá rộng trên núi đá vôi dưới 700m
45.337,3 52,87
2.2 Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu
cây lá rộng trên núi đất
6.857,0 8,00
2.3 Rừng thứ sinh nhân tác trên núi đá vôi 1.335,7 1,56
2.4 Rừng thứ sinh nhân tác trên núi đất vùng thấp 1.731,0 2,02
2.5 Rừng hành lang ngập nước định kỳ 154,3 0,18
2.6 Cây bụi cây gỗ rải rác trên núi đá vôi 1.289,3 1,50
2.7 Trảng cỏ cây bụi, cây gỗ rải rác trên núi đất 3.829,9 4,47
2.8 Sinh cảnh trên đất khác 392,2 0,46
Tổng cộng 85.754,0 100,00
Nguồn: Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng
+ Hệ thực vật. Kết quả bước đầu của các cuộc khảo sát hệ thực vật VQG
Phong Nha – Kẻ Bàng đã thống kê được 193 họ, 906 chi, 2.651 loài thực (xem bảng
5). Trong đó có 419 loài thực vật đặc hữu của Việt Nam. Đặc biệt ở vùng này có 1 chi
đặc hữu đơn loài (Oligoceras) thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với loài
(Oligoceras eberhardtii). Riêng họ Lan, các chuyên gia nghiên cứu đã xác định được
tên 28 loài Lan đặc hữu của Việt Nam (Averyanov và các cộng sự). Đặc biệt, ở VQG
Phong Nha - Kẻ Bàng vừa mới phát hiện một loài thực vật quý hiếm đó là loài Bách
Xanh trên núi đá vôi, bước đầu khảo sát, đánh giá cho biết trử lượng phân bố khoảng
2.400 ha [1].
Bảng 5: Thống kê hệ thực vật tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng
Taxon
Họ
Chi

Loài
1. Psilotophyta 1 1 1
2. Lycopodiophyta 2 4 16
3. Equisetophyta 1 1 2
4. Polypodiophyta 23 73 176
5. Pinophyta 6 10 19
6. Magnoliophyta 160 817 2437
- Magnoliopsida 131 638 1909
- Liliopsida 29 179 528
Tổng
193 906 2651
Nguồn: Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng -2008
Trong khu vực có tới 116 loài thực vật bị đe dọa được ghi trong sách đỏ Việt Nam
phần thực vật (1996) và danh mục đỏ IUCN (2006).
+ Hệ Động vật. Những kết quả khảo sát của các nhà khoa học từ năm 1991
đến nay đó thống kê được 735 loài động vật có xương sống, 132 loài Thú, 338 loài
Chim, 96 loài Bò Sát, 45 loài Lưỡng thể, 124 loài Cá nước ngọt (xem 6).
Bảng 6: Thống kê hệ động vật tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng
TT Lớp Số bộ Số họ Số loài
1 Thú 11 30 132
2 Chim 18 57 338
3 Bò sát 2 15 96
4 Lưỡng thể 1 06 45
5 Cá nước ngọt 10 34 124
Cộng 42 142 735
Nguồn: Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng
Yếu tố đặc hữu của khu hệ động vật có xương sống ở Phong Nha - Kẻ Bàng khá
cao, tới 41 loài, yếu tố đặc hữu Trường Sơn 40 loài, yếu tố đặc hữu Việt Nam 30 loài (xem
bảng 7) [2]. Đặc biệt, vừa qua tổ chức FFI phối hợp VQG Phong Nha - Kẻ Bàng tiến hành
khảo sát phát hiện 37 đàn Vượn Ski với 113 cá thể phân bố tại Vùng Ubò. Theo đánh giá

ban đầu, đây có thể là quần thể Vượn Ski lớn nhất Thế giới.
Bảng 7: Số loài động vật xương sống đặc hữu ở VQG PNha - Kẻ Bàng
TT Lớp Tổng số
Đặc hữu
Trường Sơn
Đặc hữu
Việt Nam
1 Thú 9 9 2
2 Chim 7 7 4
3 Bò sát 7 6 6
4 Lưỡng thể 2 2 2
5 Cá 16 16 16
Cộng 41 40 30
Nguồn: Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng -2008
Trong số các loài đã thống kê, có 91 loài đã ghi trong Sách đỏ Việt Nam
(1994), 72 loài cần được ưu tiên bảo vệ mức độ toàn cầu và đã ghi trong Sách đỏ các
loài động vật có nguy cơ bị đe doạ của IUCN, 1997 (xem bảng 8).
Bảng 8: Số lượng các loài bị đe doạ ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng
TT Lớp
Số loài
quí hiếm
Nghị định
32
Danh lục đỏ
Việt Nam 2003
Danh lục đỏ
IUCN 2006
1 Thú 54 43 46 34
2 Chim 34 24 20 17
3 Bò sát 24 14 18 13

4 Lưỡng thê 9 - 4 5
5 Cá 6 - 3 3
Cộng
127 81 91 72
Nguồn: Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng
+ Cảnh quan thiên nhiên
VQG Phong Nha - Kẻ Bàng có hàng chục đỉnh núi cao trên 1.000m, đỉnh Co
Rilata 1.128m, Co Pru 1.213m, Phu Tạo 1.174m. Xen giữa các đỉnh cao trên 1.000m
là các đỉnh cao từ 800 đến 1.000m cũng là tiêu điểm cho du lịch sinh thái và mạo
hiểm như các đỉnh Phu Sinh 902m, Núi Ma Ma 835m, Phu On Boi 933m Đặc biệt
là đỉnh núi U Bò cao 1.009m, từ đây mọi người có thể phòng tầm mắt quan sát toàn
cảnh thành phố Đồng Hới, bãi biển Nhật Lệ vv. Ở đây không khí rất trong lành, nhiệt
độ quanh năm vào khoảng 16 đến 25 độ tương tự khí hậu ở Đà Lạt, rất thuận lợi để
xây dựng điểm du lịch sinh thái hấp dẫn về mùa hè.
Ngoài ra, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng có hàng trăm thung lũng núi đá kín.
Tiếng địa phương gọi những thung lũng kín này là Hung. Có những thung lũng cảnh
quan thiên nhiên rất đẹp để phát triển du lịch sinh thái như là Thung lũng Sinh tồn,
Thung lũng Phong Nha, Thung lũng Đòong [2]. Một số cảnh quan thiên nhiên rất có
điều kiện để phát triển du lịch sinh thái hấp dẫn như: Hồ Bồng lai Tiên cảnh, Sông
Chày, Thác gió, Rừng Gáo, Suối nước Mọoc vv…
2.2.1.2 Tài nguyên nhân văn.
+ Bản sắc văn hoá dân tộc
Nếu tính cả vùng đệm của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng hiện nay trong khu vực
này chủ yếu có các tộc người Chứt, Bru-Vân Kiều và một số ít người Việt cổ sinh
sống. Dân tộc "Chứt" bao gồm các nhóm: Sách, Mày, Rục, Arem, Mã Liềng với
khoảng 3.500 người, phân bố ở 6 xã thuộc 2 huyện Minh Hoá và Bố Trạch. Dân tộc
Bru-Vân Kiều gồm các tộc người: Vân Kiều, Khùa, Ma Coong, Trì và Sộ; phân bổ
chủ yếu ở các xã Thượng Trạch, Tân Trạch (huyện Bố Trạch) và Dân Hoá (huyện
Minh Hoá).
Trong quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất, đồng bào dân tộc ít người ở

VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã sáng tạo ra những giá trị văn hoá tinh thần rất đặc sắc,
mang đậm đà sắc thái riêng của mình. Một số lễ hội và nghệ thuật đặc sắc của dân cư
vùng đệm và vùng lõi như Lễ hội đập trống) của dân tộc Macoong xã Thượng Trạch
(15.1 âm lịch, Lễ hội lấp Lỗ, Lễ hội Đâm Trâu, Lễ hội Cầu mùa, nghệ thuật Hát Bội
(Tuồng) của xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch vv…[3].
+ Giá trị lịch sử. Các di tích lịch sử tiêu biểu cho các thời kỳ bao gồm:
Thời kỳ tiền sử: VQG Phong Nha - Kẻ Bàng chứa đựng nhiều di vật khảo cổ, các
bằng chứng về về sự sinh sống của con người ở khu vực này là các Đầu Rìu thuộc thời
kỳ thời kỳ Đồ đá mới và các hiện vật tương tự đã được các nhà khoa học Pháp và Việt
Nam tìm thấy trong các hang động.
Các di tích Chăm Pa: Đầu thế kỷ 20, các nhà hám hiểm hang động và các học
giã Anh, Pháp đã đến Phong Nha và họ đã phát hiện ở đây có một số di tích Chăm và
Việt Cổ như bàn thờ Chăm, chữ Chăm khắc trên vách đá. Năm 1995, Viện khảo cổ
học Việt Nam đã có chuyến khảo sát và kết luận tại hang Bi kí động Phong Nha có
dấu tích cho thấy đây có thể là một thánh đường của người Chăm từ cuối thế kỷ X
đến đầu thế kỷ XI.
Di tích Phong trào Cần Vương: Sau khi Kinh thành Huế bị thất bại, Tôn Thất
Thuyết xuất bôn rước vua Hàm Nghi chạy lên miền núi phía Tây Quảng Bình ra chiếu
Cần Vương kêu gọi nhân dân ra sức phò vua, cứu nước. Căn cứ của vua Hàm Nghi
được đặt tại Hóa Sơn, Hóa Tiến thuộc huyện Minh Hoá.
Di tích lịch sử đường HCM: Trong chiến tranh kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, đường mòn HCM qua Quảng Bình là nơi bị đánh phá ác liệt nhất và cũng là nơi
ghi nhận những chiến công hiển hách nhất của dân tộc ta. Hệ thống di tích lịch lịch sử
đường mòn HCM đã được Bộ Văn hoá -Thông tin ra quyết định công nhận nằm trong
địa phận VQG Phong Nha - Kẻ Bàng gồm có:
- Khu di tích Xuân Sơn với bến phà Xuân Sơn, bến Phà Nguyễn Văn Trổi,
động Phong Nha.
- Di tích lịch sử đường 20 Quyết thắng với các trọng điểm đã đi vào lịch sử như
Trạ Ang, Hang 7 tầng, Hang chỉ huy, Cua chữ A, ngầm Ta Lê, đèo Phu La nhích.
- Đặc biệt là di tích Đền tưởng niệm TNXP tại Hang Tám Cô km 16 đường 20

Quyết thắng.
Với những giá trị ngoại hạng về địa mạo địa chất và hệ thống hang động đặc
sắc, Vườn Quốc gia Phong Nha–Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là Di sản
Thiên nhiên Thế giới, tiêu chí “Địa mạo địa chất” tháng 7/2003. Bên cạnh những giá trị
đó, tính phong phú và đặc hữu về đa dạng sinh học của VQG Phong Nha–Kẻ Bàng
cũng đang được Chính phủ Việt Nam trình hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là Di
sản Thiên nhiên Thế giới lần thứ hai với tiêu chí “Đa dạng sinh học”. Cùng với các giá
trị đặc biệt về văn hóa lịch sử, VQG Phong Nha–Kẻ Bàng có rất nhiều tiềm năng để
phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch văn hóa sinh thái.
2.2.2 Chất lượng dịch vụ du lịch.
- Nhân tố 1: Có thể gọi nhân tố mới này là nhân tố “Đón tiếp và hướng dẫn”
bao gồm các yếu tố như công tác đón tiếp và thuyết minh; giới thiệu tại phòng chờ;
hình thức trang phục hướng dẫn viên; kỹ năng hướng dẫn và thái độ phục vụ của
hướng dẫn viên.
- Nhân tố 2 là nhân tố “Giá cả các dịch vụ”. Đây là nhân tố là giá cả các dịch
vụ gồm: Giá vé tham quan; giá thuyền vận chuyển; giá chụp ảnh, hàng lưu niệm; giá
dịch vụ ăn uống và giá phòng nghỉ.
- Nhân tố 3 là nhân tố “Dịch vụ thuyền du lịch”, gồm các yếu tố như hình thức
bên ngoài thuyền; nội thất bên trong thuyền; thái độ phục vụ của chủ thuyền và tiếng
ồn động cơ
- Nhân tố 4 là nhân tố “Cảnh quan thiên nhiên hang động”. Nhân tố này bao
gồm các yếu tố bao gồm các yếu tố về cường độ ánh sáng trong hang động; màu sắc
áng sáng trong hang động và cảnh quan thiên nhiên, thạch nhũ trong hang động
- Nhân tố 5 thuộc về nhân tố “Chất lượng dịch vụ ăn, nghỉ”, bao gồm các yếu
tố như: chất lượng dịch vụ ăn uống; chất lượng phòng nghỉ khách sạn.
- Nhân tố 6 được gọi là nhân tố “Đường đi lại trong hang động” gồm đường
lên động Tiên Sơn, đường đi lại trong các hang động.
- Nhân tố 7 là nhân tố “Vệ sinh môi trường”.
- Nhân tố 8 bao gồm nhân tố “An ninh trật tự, hàng lưu niệm.
2.3 Những vấn đề về môi trường cho sự phát triển du lịch bền vững ở

Phong Nha- Kẻ Bàng.
Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề hết sức nhạy cảm đối với những
khu du lịch. Trong mấy năm vừa qua, việc phát triển các dịch vụ du lịch tại VQG
Phong Nha – Kẻ Bàng đã bắt đầu tạo ra những áp lực về môi trường trong khu vực,
hiện tượng ô nhiễm nhiên liệu động cơ thuyền du lịch xuống sông Son, ô nhiễm rác
thải rắn do du khách vứt chai lọ đựng đồ uống và bao bì khác có chiều hướng gia
tăng, rác thải của các cơ sở kinh doanh ăn uống và lưu trú cũng tăng dần. Tuy nhiên,
mức độ ô nhiễm chưa trầm trọng. Trong phạm vi quản lý của mình, Trung tâm Du
lịch VHST đã tổ chức tốt công tác vệ sinh môi trường, khu vực bãi đỗ xe, trên các
thuyền du lịch và trong các hang động đều có biển nội quy để nhắc nhở và nâng cao ý
thức tự giác của du khách; đồng thời, Trung tâm cũng đã bố trí một tổ công tác
chuyên thu gom và nhặt rác ngay sau khi du khách vô ý để lại
Tài nguyên môi trường rừng, cảnh quan thiên nhiên được quản lý rất tốt. Do
hiện nay các sản phẩm loại hình du lịch khác trong VQG Phong Nha – Kẻ Bàng chưa
được đầu tư khai thác nên cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học hầu như chưa bị
tác động xấu. VQG Phong Nha – Kẻ Bàng (trực tiếp là Hạt kiểm lâm, đơn vị trực
thuộc VQG) cũng đã phối hợp tốt với chính quyền địa phương và các ban ngành liên
quan thường xuyên triển khai công tác tuần tra canh gác, kiểm soát chặt chẽ các hiện
tượng khai thác, buôn bán và vận chuyển trái phép lâm sản. Vì vậy, số lượng các vụ
vi phạm lâm luật giảm nhiều, giá trị đa dạng sinh học và tài nguyên rừng của VQG
ngày càng được khôi phục. Hiện tượng các nhà hàng buôn bán, tàng trữ động vật
hoang giã làm đặc sản phục vụ khách du lịch hầu như không xảy ra.
2.4 Tình hình khai thác tài nguyên vào phát triển du lịch.
*Về khai thác tài nguyên hang động
VQG Phong Nha – Kẻ Bàng có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch bền
vững. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, tại VQG phong Nha – Kẻ Bàng chỉ mới đầu
tư khai thác du lịch hang động, trong tổng số gần 50 hang động đã phát hiện và khảo
sát, mới chỉ đầu tư đưa vào khai thác du lịch hai hang động đó là động Phong Nha (đưa
vào khai thác năm 1995) và động Tiên Sơn (nằm ngay trên động Phong Nha, cách
120m, đưa vào khai thác năm 2001). Từ khi đưa vào khai thác đến nay, điểm du lịch

này đã trở thành điểm du lịch quan trọng của tỉnh Quảng Bình, có sức thu hút mạnh đối
với du khách trong nước cũng như nước ngoài.
Động Phong Nha và Tiên Sơn là hai hang động có vẽ đẹp nổi tiếng không chỉ
trong nước mà còn có sức hút mạnh đối với khách nước ngoài của VQG Phong Nha -
Kẻ Bàng. Động Phong Nha được đánh giá là một trong những hang động đẹp nhất thế
giới với 7 cái nhất: Hang có con sông ngầm đẹp nhất; có cửa hang cao và rộng nhất;
có bãi cát, bãi đá ngầm đẹp nhất; có hồ nước ngầm đẹp nhất; có hang khô rộng và đẹp
nhất; là hang nước dài nhất và đặc biệt có hệ thống thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệ nhất.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, động Phong Nha là nơi
dấu Phà, Ca nô vào ban ngày để ban đêm phục vụ vận chuyển sức người sức của từ
hậu phương lớn Miền Bắc qua Bến Phà Nguyễn Văn Trổi, Bến Phà Xuân Sơn để theo
đường 20 Quyết thắng vượt Trường Sơn vào chi viện cho Miền Nam. Như vậy, đến
với động Phong Nha hôm nay, quý khách không những được chiêm ngưỡng vẽ đẹp
của hang động mà còn được trở về với một di tích lịch sử trên hệ thống đường
Trường Sơn huyền thoại.
Đến với điểm du lịch này, sau khi mua vé tham quan, vé thuyền du khách được
bố trí lên thuyền ngược dòng Sông Son 5km, khoảng 30 phút trên thuyền du khách sẽ
đến với động Phong Nha. Từ đây thuyền sẽ từ từ đưa du khách đi sâu vào thăm động
Bi Kí (600m), chiêm ngưỡng cảnh quan thạch nhũ muôn hình muôn vẽ, ở hang động
này hiện vẫn còn những dấu tích khảo cổ học vô cùng quan trọng, các dấu tích còn lại
cho thấy đây có thể là một thánh đường của người Chăm từ cuối thế kỷ X đến đầu thế
kỷ XI.
Tiếp theo chuyến hành trình du khách theo thuyền đi ngược ra phía cửa động,
(cách cửa động 150m) ghé tham quan Hang Tiên, Hang Cung Đình, nơi đây quý
khách tha hồ chiêm ngưỡng và choáng ngợp trước hàng trăm khối nhũ đá, vú đá kỳ vĩ
va tráng lệ.
Sau chuyến du thuyền tham quan động Phong Nha, quý khách nghỉ ngơi giải khát tại
Khu Nhà chờ trước cửa động rồi tiếp tục bách bộ 400 bậc thang lên thăm động Tiên
Sơn, ở đây du khách một lần nữa được lạc mình vào chốn Tiên Cung, thả sức mục
kính chiêm ngưỡng vẽ đẹp thần tiên trong lòng núi đá.

Sau 3 đến 4 giờ đồng hồ, du khách sẽ có một chuyến tham quan vui vẽ, lý thú
và mãn nguyện.
* Về khai thác tài nguyên đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên và văn hóa
lịch sử
Với nhiều địa điểm có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, đa dạng sinh học phong
phú như Thung lũng Sinh Tồn, Thung lũng Đòong, Rừng Gáo, Thác gió, Hồ Bồng lai
Tiên Cảnh, đỉnh núi Ubò, Rừng Bách xanh vv… nhưng đến nay chưa có tài nguyên
nào được đầu tư để đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch.
Riêng tại điểm Du lịch sinh thái Suối nước Mọoc (diện tích khoảng 36 ha). Do
chưa có quy hoạch nên năm 2008, dự án bảo tồn tài nguyên thiên nhiên khu vực
Phong Nha – Kẻ Bàng đã hỗ trợ VQG Phong Nha –Kẻ Bàng 700 triệu đồng để bước
đầu xây dựng một số hạng mục như: Hệ thống đường đi bộ trong rừng, cầu vượt suối
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách và các nhà đầu tư có cơ hội tiếp cận với
cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học ở khu vực này. Đầu tháng 1 năm 2009,
Trung tâm Du lịch VHST đã đưa điểm du lịch này vào phục vụ khách tham quan,
nhưng do sự đầu tư tại điểm du lịch này chưa tương xứng với yêu cầu của một điểm
du lịch, các dịch vụ bổ trợ chưa có, giá vé tham quan quá cao (50.000đ/vé) nên chưa
thu hút du khách.
Đối với các giá trị văn hóa và lịch sử, hiện nay chỉ mới đầu tư xây dựng Khu
đón tiếp và phục vụ khách tham quan, dâng hương tại Đền tưởng niệm TNXP chống
Mỹ cứu nước (hang Tám Cô km 16 đường 20 Quyết thắng).
Tóm lại: Tiềm năng phát triển du lịch của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng là rất
lớn nhưng việc đầu tư để đưa các tiềm năng này vào phát triển du lịch bền vững còn
quá ít. hiện chỉ có điểm du lịch VHST động Phong Nha, động Tiên Sơn đã được đầu
tư cơ sở hạ tầng và tổ chức việc đón tiếp, phục vụ khách tham quan khá tốt. Điểm du
lịch văn hóa Đền tưởng niệm thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước (hang Tám
Cô km 16 đường 20 Quyết thắng) đã đưa vào phục khách tham quan nhưng còn rất
nhiều khiếm khuyết, sản phẩm du lịch chưa hoàn thiện; một số địa điểm khác đang
trong quá trình xúc tiến, quảng bá để kêu gọi đầu tư…
Chương 3 : Giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại

VQG Phong Nha– Kẻ Bàng.
3.1 Đào tạo nguồn nhân lực
Trong thời buổi của nền kinh tế thị trường ngày nay,đào tạo nguồn nhân lực
đang trở thành những vấn đề cấp thiết hàng đầu để phát triển kinh tế.và du lịch cũng
là một lĩnh vực cần có một nguồn nhân lực chất lượng để phát triển có hiệu quả là
một thành phần quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
Hiện nay số lượng đội ngũ nhân viên đang làm trong khu vực du lịch chưa
được đào tạo một cách bài bản về kĩ năng.trong quá trình làm việc còn gặp nhiều hạn
chế trong công tác xử lí. Chưa có chuyên môn cao trong công việc. Để khắc phục tồn
tại này, hàng năm Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch nên có kế hoạch kiểm tra, khảo sát
và đánh giá thực trạng vấn đề, có chương trình liên kết với các trường đại học, cao
đẵng, trường dạy nghề trong và ngoài tỉnh mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ
bếp, buồng, bàn cho lực lượng lao động này.Chính vì vậy ,chúng ta cần có phải có
một kế hoạch rõ ràng và cụ thể để đào tạo lại nguồn nhân lực cho phát triển du lịch.
Đặc biệt là phát triển du lịch bền vững thì không những đào tạo cán bộ du lịch mà còn
có chính sách đào tạo cụ thể với toàn dân về ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và
tài nguyên nhân văn.
Sở văn hóa- thể thao - du lịch.cần phải có chế độ đãi ngộ thích hợp về tiền
lương và các ưu đãi khác để thu hút đội ngũ có kinh nghiệm để quản lý có trình độ
ngoại ngữ tốt đang công tác trong nghành du lịch ở các tỉnh khác về làm việc.tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển của VQG Phong Nha- kẻ bàng.
Trung tâm du lịch cần phải có kế hoạch phối hợp tuyển chọn và gửi một số cán
bộ đi đào tạo ở những nơi có nghành du lịch phát triển.để đào tạo bồi dưỡng họ thành
những hướng dẫn viên du lịch sinh tháiĐây là lực lượng đã được đào tạo cơ bản về
lâm nghiệp, kiến thức về đa dạng sinh học cao, có sức khỏe tốt, sử dụng nguồn lao
động này làm hướng dẫn viên du lịch sinh thái là rất phù hợp, vừa đáp ứng nhu cầu về
nguồn lực lao động để phát triển du lịch sinh thái trong những năm sắp tới, vừa tạo
thêm thu nhập cho lực lượng kiểm lâm, động viên họ làm tốt công tác quản lý, bảo vệ
và từng bước phát huy giá trị của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng. Mô hình này đã được
một số Quốc gia như Uganda, Đức, Nepan và một số VQG ở trong nước áp dụng rất có

hiệu quả (VQG Bạch Mã, VQG Cát Tiên
3.2 Phát triển du lịch gắn với vào cộng đồng.
Đặc tính của du lịch là có tính liên vùng, liên nghành. Trong bất cứ nghành kinh
tế nào nếu muốn phát triển thì nhất thiết phải chú ý đến cộng đồng. Để có được sự quan
tâm của cộng đồng,nghành du lịch phải quan tâm đến lợi ích kinh tế trong dài hạn là
lợi ích cộng đồng. Cùng nhau phát triển để bảo tồn tài nguyên Phong Nha-Kẻ Bàng
phát huy tối đa các nguồn vốn của địa phương để trùng tu, tôn tạo hệ thống di tích
lịch sử đường HCM, đặc biệt là các di tích lịch sử trên tuyến đường 20 Quyết thắng.
Hiện nay nhiều di tích lịch sử chưa được đầu tư tôn tạo, một số di tích đã tôn tạo
nhưng đã xuống cấp nghiêm trọng, cần sớm có kế hoạch đầu tư để bảo tồn hệ thống
các di tích lịch sử.
- Có chính sách cụ thể để hỗ trợ tộc người Arem ở bản 39 xã Tân Trạch (Bố
Trạch) và tộc người Rục ở bản Yên Hợp xã Thượng Hóa (Minh Hóa), đây là hai tộc
người có trình độ văn hóa, trình độ canh tác tấp nhất toàn quốc, có thời kỳ họ được
đưa vào danh sách các tộc người có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy mấy năm qua Nhà
nước đã giành kinh phí để định canh, định cư ổn định cuộc sống cho các tộc người
này nhưng hiện nay đời sống của họ vẫn rất khó khăn, hiện tượng di dân tự do vẫn
xảy ra. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm chấm dứt tình
trạng di dân tự do, làm mai một bản sắc văn hóa dân tộc yên phong nha- kẻ b- Cần
sớm triển khai các dự án sưu tầm và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các
tộc người trong khu vực VQG như: Bảo tồn hình thái quần cư làng bản; kiến trúc nhà
tường đất của người Rục, người Mày; nhà sàn của người Khùa, người Macoong; bảo
tồn các giá trị văn hóa ẩm thực như Cơm Pồi (Bồi), Rượu Đoác (rượu chế biến từ một
loại cây rừng); các trang phục truyền thống, các giá trị văn hóa phi vật thể như phong
tục tập quán, tín ngưỡng thờ cúng, làn điệu dân ca, kinh nghiệm truyền thống về canh
tác nương rẫy, chăn nuôi, chữa bệnh và các nghề truyền thống khác như dệt may, đan
lát vv Biến các bản sắc này thành các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, hấp dẫn du
khách. Có có kế hoạch bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc như: Lễ hội đập
trống của dân tộc Ma Coong (15 tháng 1 âm lịch), Lễ đâm Trâu, Lễ cầu mùa; Nghệ
thuật hát tuồng (Hát Bội) của xã Hưng Trạch và một số lễ hội khác.

Trước mắt, cần ưu tiên bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sau: Đối với
“Lễ đập trống” của tộc người Ma Coong xã Thượng Trạch.
Lễ hội này diễn ra năm một lần và chỉ trong một ngày đêm. Xã Thượng Trạch là xã
biên giới (gần biên giới Việt Lào, cách Trung tâm Phong Nha 50km), giao thông đi
lại rất khó khăn, du khách rất vất vả đến đây mà chỉ được trải nghiệm như thế là quá
ít. Sau khi tham khảo ý kiến một số chuyên gia, tác giả đề xuất: Cùng với việc duy trì
khôi phục và bảo tồn nguyên vẹn lễ hội này, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch nên có
kế hoạch tổ chức hội diễn văn hóa nghệ thuật truyền thống của các tộc người
Khùa,Vân Kiều ngay sau lễ hội nhằm kéo dài phần Hội khoảng 3 đến 5 ngày phục vụ
khách tham quan.
Tổ chức vào thời điểm khác các lễ hội văn hóa du lịch như: “Liên hoan Nghệ
thuật truyền thống dân tộc Chứt”, bao gồm các tộc người Sách, Mày Rục, Arem;
“Liên hoan Văn hóa Nghệ thuật dân tộc Bru vân Kiều” bao gồm các tộc người Vân
Kiều, Khùa, Ma Coong, Trì, Sộ; hoặc tổ chức “Liên hoan Nghệ thuật truyền thống
các dân tộc trong Di sản” cho cả hai dân tộc Chứt và Bru Vân Kiều.
Việc triển khai các giải pháp trên vừa tạo thêm sản phẩm du lịch văn hóa phục
vụ khách du lịch, vừa góp phần bảo tồn các giá trị lịch sử quan trọng, giữ gìn một số
bản sắc văn hóa đang có nguy cơ bị mai một.
3.3 Các giải pháp tổ chức, khai thác, phát triển du lịch
3.3.1 Giải pháp tổ chức khai thác nguồn tài nguyên du lịch.
Để phát triển du lịch bền vững và khai thác tài nguyên du lịch hiểu quả chúng ta
cần có chính sách quản lý hợp lý qua các tiêu chí sau : Xác định và chọn ra những sản
phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, tránh tổn thất lãng phí, đem lại lợi ích nhiều cho
xã hội cả về vật chất lẫn tinh thần ; Quản lý không chỉ bảo vệ mà còn không ngừng
tôn tạo và phát triển cho mục tiêu sử dụng lâu dài.
Do đời sống con người ngày càng cao, nhu cầu về du lịch ngày càng nhiều hơn,
phát triển du lịch đã đạt được kết quả hết sức khả quan. Tuy nhiên quản lý hiện nay
vẫn còn rất nhiều yếu kém, sự thiếu đồng bộ giữa yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân văn.
Để ngày càng thu hút được khách du lịch chúng ta cần có các biện pháp : khai thác có
quản lý các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu

cầu tham quan, tìm hiểu, nghỉ dưỡng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích
kinh tế dài hạn, đảm bảo duy trì được nguồn kinh phí tái đầu tư cho bảo tồn và tôn tạo
các nguồn tài nguyên, duy trì sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch
trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao đời sống của
cộng đồng địa phương.
3.3.2 Phát triển du lịch cần những nét đặc thù :
Du lịch là một ngành kinh tế đang ngày càng phát triển và góp công rất lớn vào
công cuộc xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quảng bá về hình ảnh đất
nước ,và với lợi thế đa dạng về nguồn tài nguyên ,du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn
của nước ta. Để phát triển du lịch hiệu quả mỗi khu du lịch cần phải xác định cho
mình những nét đặc thù riêng so với vùng khác. Từ đó có cách quản lý phù hợp và
đúng đắn hơn để phát triển du lịch. Phong nha - Kẻ Bàng có lợi thế rất lớn với sự
phong phú về tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn.
Tuy nhiên cần chú ý đến cơ chế, chính sách và tập trung xây cơ sở hạ tầng. Trong
tổ chức đảm bảo tính đồng bộ, có sự kết hợp linh hoạt giữa các vùng, lãnh thổ và quy
hoạch có tính bền vững được đặt trong quy hoạch chung của cả nước.
3.3 Lựa chọn thị trường cho phát triển du lịch bền vững.
Để phát triển du lịch bền vững thì việc lựa chọn thị trường khách là rất quan
trọng, nó là yếu tố quyết định đến sự phát triển ngành du lịch. Các thị trường lớn về
khách du lịch tới Việt Nam chủ yếu là các nước Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Đài Loan, các nước Tây Âu và Hoa kỳ,… để thu hút khách du lịch trong
nước và quốc tế đến tham quan chúng ta cần phải làm những công việc sau :
- Cần đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu nâng cao hình ảnh về du lịch
Quảng Bình nói chung, các giá trị và tiềm năng phát triển du lịch VHST của VQG
Phong Nha - Kẻ Bàng nói riêng một cách rộng rãi hơn.
- Tăng cường quan hệ với các hãng thông tấn báo chí, phát thanh truyền hình
trong nước và nước ngoài để hỗ trợ và xúc tiến quảng bá hình ảnh VQG Phong Nha –
Kẻ Bàng ở trong nước cũng như ra nước ngoài, vừa thu hút vốn đầu tư vừa thu hút
khách du lịch Quốc tế.
- Tích cực tham gia “Con đường Di sản Miền Trung”, kết nối với các Di sản Văn

hóa Thế giới Cố đô Huế, Di sản Văn hóa Thế giới Phố cổ Hội An và Di sản Văn hóa
Thế giới Thánh địa Mỹ Sơn. Hiện nay, ba di sản này đã có thương hiệu mạnh đối với
khách nước ngoài; thời gian qua, số lượng khách nước ngoài đến đây rất đông, chiếm
tỷ lệ cao trong tổng số du khách. Quá trình tham gia phối hợp này sẽ tạo thành một liên
kết hữu cơ các Di sản trên dải đất Miền Trung, hỗ trợ cho nhau trong quảng bá tiếp thị.
Với mục tiêu là làm thế nào để khách đến với Miền Trung đều phải đến với cả bốn Di
sản này, dần dần nâng cao vị thế và hình ảnh các Di sản thế giới trong phát triển thị
trường khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch Quốc tế.
- Chủ động tổ chức, tham gia tích cực vào các hội chợ, liên hoan, triển lãm, hội
thảo Quốc tế và khu vực về du lịch; xuất bản nhiều hơn các ấn phẩm tờ gấp, sách
hướng dẫn, phim ảnh, băng đĩa hình giới thiệu tiềm năng phát triển du lịch VHST của
VQG Phong Nha - Kẻ Bàng .
- Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch cần tranh thủ sự giúp đỡ của Tổng Cục du
lịch, hợp tác với Hiệp hội Du lịch các Quốc gia trong khu vực để mở rộng, liên kết
tua tuyến đưa khách đến với Phong Nha – Kẻ Bàng. Trước mắt ưu tiên mở rộng thị
trường khách du lịch trong khu vực ASEAN và Châu Á. Thông qua việc liên kết với
các nước Thái Lan, Lào để xúc tiến quảng bá thu hút khách ASEAN qua đường 8,
đường 9, đường 12. Cần có kế hoạch liên kết với Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc
để xúc tiến quảng bá thu hút khách khu vực Châu Á., đồng thời có kế hoạch để xúc
tiến, tiếp thị thu hút khách du lịch Châu Âu và Châu Mỹ trong thời gian dài hơn.
- Cần đầu tư để làm phong phú thêm nội dung của Website Quảng Bình, Website
VQG Phong Nha - Kẻ Bàng; hỗ trợ kinh phí để duy trì và thường xuyên làm mới các
trang thông tin điện tử này. Phải xác định đây là kênh thông tin chủ đạo trong những
năm tới. Càng ngày phương tiện thông tin này càng được sử dụng nhiều, đặc biệt
khách du lịch là người nước ngoài chủ yếu tìm kiếm thông tin trên internet. Cần phải
đa dạng hóa ngôn ngữ cho Website Phong Nha - Kẻ Bàng (tiếng Anh, tiếng Pháp,
tiếng Trung, vv…) để phù hợp với đa dạng khách Quốc tế từ các châu lục khác
nhau
- Cần tranh thủ sự giúp đỡ của Chính phủ và các bộ ngành trung ương để có kế
hoạch tổ chức các lễ hội văn hóa du lịch tầm Quốc gia tại Quảng Bình để quảng bá

hình ảnh Quảng Bình, hình ảnh VQG Phong Nha - Kẻ Bàng thu hút khách du lịch.
- Du lịch Phong Nha nên chọn một số khẩu hiệu ấn tượng (slogan) của riêng
mình để tăng hiệu quả quảng bá, (tham khảo slogan “ Phi đáo Trường thành bất hảo
hán” của Khu du lịch Vạn lý Trường thành ở Trung Quốc, hoặc “Huế - Thành phố
Festival đặc trưng của Việt Nam” slogan của Thừa Thiên Huế). Một vài slogan có thể
nghiên cứu để sử dụng như: “Phong Nha - Kẻ Bàng, Vương quốc hang động của Thế
giới”; “Phong Nha - Kẻ Bàng, Vương quốc Linh trưởng Đông Nam Á”, hoặc “Đến
với Sơn Đòong là đến với hang động lớn nhất Thế giới” vv
- Theo kết quả điều tra ở chương 2, hiệu quả quảng bá trên phương tiện Tivi
radio là rất lớn. Vì vậy, cùng với việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại
chúng khác, cần đầu tư kinh phí đưa các slogan lên các chương trình truyền hình vui
chơi giải trí VTV3 như “Ai là triệu phú”, “Đấu trường 100”, “Chiếc nón kỳ diệu” để
tăng sức mạnh quảng bá.
3.5 Tổ chức khai thác có hiệu quả.
3.5.1. Tổ chức khai thác có hiệu quả các khu du lịch
Do còn bộc lộ rất nhiều yếu kém như: sự phát triển còn mang tính tự phát, quy
mô manh mún, lạc hậu; phát triển còn chưa theo các cơ sở khoa học nên hiệu quả
thấp; trình độ và công nghệ trong du lịch lạc hậu và tổ chức phát triển chưa tuân thủ
các yếu tố bảo đảm phát triển bền vững.
Từ thực tế trên, chúng ta cần phải có chính sách giao đất quản lý cho các chủ
doanh nghiệp lâu dài như các khu công nghiệp tập trung. Việc tổ chức các hình thức
thanh tra, kiểm tra quản lý theo định hướng cụ thể và nghiêm túc. Nâng cao trình độ
kỹ năng trong việc tổ chức quản lý của khu du lịch như nhận dạng thị trường, đối
tượng khách của khu du lịch; tổ chức không gian kiến trúc, thông tin tiếp thị và thiết
lập các kênh tiêu thụ sản phẩm; tổ chức hình thành các dịch vụ và đầu tư trên phương
diện phù hợp với các loại hình du lịch, năng lực quản lý và điều hành khu du lịch…
Đứng trước thực trạng hiện nay, chúng ta cần phải đầu tư ngay cho việc khảo
sát đánh giá cơ bản và tiến hành quy định hướng chiến lược cho việc hình thành phát
triển hệ thống các khu du lịch trên toàn lãnh thổ. Thông qua đó, điều chỉnh và cân đối
lại quan hệ cung, cầu; bố trí lại cơ cấu đầu tư, kinh doanh du lịch, tổ chức kinh doanh

theo quỹ đạo và kế hoạch.
3.5.2. Phát triển Vườn Quốc gia Phong-Nha Kẻ Bàng trên quan điểm bền vững.
Đây là khu có điều kiện tự nhiên, cảnh quan thuận lợi cho phát triển du lịch và
vui chơi giải trí của khách. Khu du lịch này có thể thu hút khách nội địa và thế giới.
Để phát triển khu du lịch này trên quan điểm bền vững ta cần phải có quy hoạch phát
triển phù hợp, căn cứ vào đặc điểm của khu du lịch, cần hết sức lưu ý đến nội dung
quy hoạch có tính chuyên nghành. Mặt khác, phải tránh các tình trạng trùng lặp về
sản phẩm du lịch của địa bàn tỉnh và vùng phụ cận. Một điều quan trọng nữa là chú ý
tính mùa du lịch để đưa ra các loại hình sản phẩm theo mùa vụ.
Những vấn đề đó đặt ra cho các nhà quy hoạch phải nghiêm túc thực hiện quy
hoạch phát triển trên cơ sở cảnh quan tự nhiên, hệ sinh thái và khu vực phụ cận, phải
đảm bảo phát triển bền vững. Điều này phải được đặt ra ngay từ đầu bởi tính nhạy
cảm của nó. Một điều rất quan trọng để phát triển bền vững là phải có giải pháp tạo
điều kiện cho cộng đồng được tích cực tham gia và hoạt động du lịch.
Về kinh phí cho việc khảo sát chi tiết, xây dựng và lắp đặt hệ thống đường,
điện cũng như công tác bảo vệ bảo tồn sau khi đưa vào phục vụ du lịch là rất lớn, đòi
hỏi phải có sự quan tâm của Tỉnh và các Bộ, Nghành liên quan.
Phải tham khảo ý kiến của các nhà khoa học Địa Lý, Địa chất, Môi trường và
sinh học… để xây dựng các biện pháp bảo vệ, bảo tồn trước sau khi đưa vào phát
triển du lịch, cũng như đánh giá được một cách chính xác những tác động môi trường
tích cực và tiêu cực của các hoạt động này đem lại.
Ý thức của một số người dân chưa cao, và đây là điều đáng lo ngại. Tại khu
vực Di sản Phong Nha-Kẻ Bàng, hàng vạn dân đang sinh sống, trình độ canh tác, văn
hóa, hiểu biết rất hạn chế. Đó lại chính là lực lượng trực tiếp xác lập việc bảo vệ di
sản.Vì thế, việc huy động chính nhằm đưa vùng Phong Nha-Kẻ Bàng làm đối tượng
chủ yếu để tham gia vào lễ hội là cách tốt nhất để bà con hiểu giá trị di sản.
Các cơ quan về tổ chức phát triển du lịch tại các khu bảo tồn thiên nhiên phải
tư vấn cho chính quyền địa phương về cơ chế chính sách và triển khai các hoạt động
du lịch trong khu bảo tồn; điều hòa các mối quan hệ kinh tế giữa các đơn vị, cơ quan
kinh doanh khai thác du lịch với các đơn vị cơ quan có quyền sử dụng tài nguyên sinh

thái và cộng đồng dân cư địa phương; tham gia thẩm định các dự án du lịch hoặc cơ
quan chủ quản để làm công tác bảo tồn, tôn tạo. Sự phối hợp này thể hiện tính liên
ngành tốt trong phát triển bền vững.
Phát triển một số lĩnh vực: thứ nhất là thị trường khai thác khác quốc tế từ
ASEAN, Tây Âu, Trung quốc, Nhật Bản…tuy nhiên vẫn phải quan tâm thị trường nội
địa theo lợi thế riêng của từng vùng để thu hút khách. Thứ hai là đầu tư phát triển du
lịch phải kết hợp với nguồn vốn trong và ngoài nước, ưu tiên các khu du lịch chuyên
đề; thực hiện xã hội hoá trong việc đầu tư, bảo vệ tôn tạo các khu di tích, cảnh quan
môi trương, các lễ hội…
Xúc tiến tuyên truyền, quảng bá về du lịch phải phối hợp chặt chẽ, kết hợp cả
trong và ngoài nước.
Hội nhập quốc tế về du lịch, đó là sự củng cố và tham gia vào các tổ chức quốc
tế như WTO, khuyến khích thu hút vốn từ nước ngoài vào các khu du lịch,dự án du
lịch…
Phát triển các vùng du lịch với lợi thế so sánh của vùng đó.
3.6 Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
Cải tiến thuyền du lịch. Tìm hiểu thị trường, đặt hàng thiết kế mẫu thuyền du
lịch mới, có kiểu dáng phù hợp với thuyền truyền thống địa phương, màu sắc hài hòa
cảnh quan thiên thiên, trang trí nội thất đẹp, kích thước vừa phải để trách gây ách tắc
khi vào động Phong Nha, chế tác một loại động cơ có hộp số và thiết bị giảm thanh,
hoặc có thể nghiên cứu lắp đặt động cơ chạy bằng ắc quy để hạn chế tiếng ồn, giảm
thiểu ô nhiễm nhiên liệu xuống sông Son.
Trung tâm Du lịch VHST khẩn trương có kế hoạch gửi số cán bộ hướng dẫn đã
được đào tạo từ các chuyên ngành xã hội đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng
giới thiệu, thuyết minh. Tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao trình độ giao tiếp, khả
năng ứng xử của các chủ thuyền du lịch, các thợ nhiếp ảnh lưu niệm với khách du
lịch.
Cải cách chế độ tiền lương và các khoản phụ cấp, thay đổi quan điểm sử dụng
cán bộ, cải cách phương pháp tuyển dụng để thu hút cán bộ làm công tác hướng dẫn,
thuyết minh đảm bảo chất lượng, có hình thức, trình độ và kỹ năng hướng dẫn cao.

Triển khai dự án đầu tư xây dựng để tạo sự thoải mái cho du khách khỏi mất
thời gian đợi thuyền, vừa giải quyết sự cố ách tắc thuyền thường xuyên xảy ra tại bến
thuyền này vào mùa du lịch trong những năm vừa qua.
Bên cạnh đó, cần phối hợp với chính quyền địa phương tiếp tục làm tốt hơn
nữa công tác quản lý an ninh trật tự, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và các
dịch vụ du lịch khác trên địa bàn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Dựa trên những cơ sở lý luận về phát triển du lịch nói chung và du lịch văn
hóa sinh thái nói riêng, kinh nghiệm thực tiễn phát triển du lịch văn hóa sinh thái của
một số Quốc gia và của các địa phương trong nước, trên cơ sở số liệu thu thập được,
Luận văn “Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha – Kẻ Bàng” đã đã tập trung
phân tích và đánh giá một cách khách quan tình hình thực trạng phát triển du lịch tại
Phong Nha - Kẻ Bàng trong những năm vừa qua, kết quả đạt được gồm:
1. Nghiên cứu đánh giá làm nỗi bật các tiềm năng du lịch của của Phong Nha –
Kẻ Bàng, đó là giá trị độc đáo về hang động, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên,
bản sắc văn hóa - lịch sử.
2. Tình hình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của Nhà nước còn rất khiêm tốn so
với yêu cầu, các doanh nghiệp đầu tư triển khai các dự án quá chậm. Chất lượng các
dịch vụ thuyền du lịch, dịch vụ lưu trú và kinh doanh ăn uống của các thành phần
kinh tế quá thấp. Sức thu hút khách tham quan trong mấy năm qua không cao, mang
nặng tính mùa vụ.
3. Thông qua các hoạt động du lịch tại Phong Nha – Kẻ Bàng đã tạo ra nhiều
công ăn việc làm cho cộng đồng, đóng góp một phần thu đáng kể cho ngân sách Nhà
nước, tích cực làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng tăng dần tỷ
trọng công nghiệp – xây dựng và Dịch vụ.
4. Đánh giá mức độ hài lòng của du khách về chất lượng các dịch vụ, quá trình
phân tích, đánh giá đã tìm ra nhóm nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du
khách đối với chất lượng các dịch vụ du lịch tại VQG hiện nay. Thấy được các nhân
tố đều tác động đến đánh giá chung của du khách về chất lượng các dịch vụ hiện nay,

trong đó nhân tố “dịch vụ thuyền du lịch” và nhân tố “giá cả các dịch vụ” có tác động
mạnh hơn đến đánh giá chung của du khách về chất lượng các dịch vụ.
5. Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng phát triển du lịch thời gian qua,
báo cáo đã đưa ra một số giải pháp mang tính khả thi cao, phù hợp với tình hình thực
tế của tỉnh Quảng Bình nói chung và của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng nói riêng.
Trong đó, quan tâm hàng đầu là giải pháp về quy hoạch, đây là điều kiện tiên quyết
và là cơ sở pháp lý để quản lý, định hướng phát triển du lịch bền vững. Đồng thời,
đưa ra các giải pháp cơ bản khác nhằm thúc đẩy quá trình thu hút đầu tư, đào tạo
nguồn nhân lực, tăng cường quảng bá tiếp thị; các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội
nhằm nâng cao đời sống của nhân dân các xã vùng đệm và vùng lõi, giảm áp lực đối
với công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn các giá trị đặc biệt quan trọng của VQG
Phong Nha – Kẻ Bàng, từng bước đưa vào khai thác phát triển du lịch bền vững trong
thời gian tới.
6. Báo cáo cũng đã đề xuất một số giải pháp trước mắt nhằm nâng cao chất
lượng các dịch vụ tại điểm du lịch động Phong Nha, động Tiên Sơn hiện nay đó là:
Cải tiến đội thuyền du lịch, nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên và các dịch
vụ bổ trợ khác; đầu tư hoàn thiện và hình thành một số tour du lịch VHST mới đưa
vào phục vụ khách tham quan.
7. Phát triển du lịch bền vững tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là một
đề tài liên quan đến nhiều lĩnh vực, vì vậy, vẫn còn nhiều nội dung mà báo cáo chưa
nhìn nhận và đánh giá hết; sự tác động của phát triển du lịch bền vững tại VQG
Phong Nha – Kẻ Bàng đến về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội chưa được điều
tra cụ thể để đánh giá một cách đầy đủ, cần được tiếp tục nghiên cứu ở các đề tài
khác. Chính vì những lí do đó, chắc chắn báo cáo còn nhiều điểm thiếu sót, nhóm
thực tập mong muốn nhận được sự góp ý của các Thầy cô giáo, bạn bè để báo cáo
nghiên cứu hoàn thiện hơn.
2. KIẾN NGHỊ
Để những định hướng và giải pháp sớm đi vào thực tiễn, tác giả mạnh dạn đề
xuất một số kiến nghị sau:
* Đối với Nhà nước

- Chính phủ, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch cần ưu tiên đầu tư từ nguồn vốn
ngân sách Nhà nước cho phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ở Quảng Bình nói
chung và VQG Phong Nha – Kẻ Bàng nói riêng.
- Đề nghị Chính phủ và các Bộ ngành chức năng, đặc biệt là Bộ Xây dựng quan
tâm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai thiết kế quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị
Di sản Thiên nhiên Thế giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng.
* Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
- Đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các ban ngành chức năng xây dựng
Chiến lược phát triển du lịch bền vững tại Phong Nha - Kẻ Bàng, ban hành chương
trình hành động về phát triển du lịch tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng với những công
việc và lộ trình một cách cụ thể, chi tiết. Đặt nhiệm vụ phát triển du lịch bền vững tại
VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là một công việc mang tính cấp bách, tập trung sự lãnh
đạo điều hành quyết liệt hơn, nhằm sớm đưa những giá trị tiềm năng của VQG thành
động lực phát triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
- Đề nghị UBND tỉnh quan tâm bố trí ngân sách cho chương trình phát triển du
lịch bền vững tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng kỹ thuật tại Sơn Trạch và bên trong Vườn Quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi để
các doanh nghiệp tiếp cận với tiềm năng, đầu tư phát triển các dịch vụ bổ trợ phục vụ
khách tham quan.
* Đối với Sở ban ngành chức năng
- Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Sở Y tế cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước
trong quản lý chất lượng các dịch vụ hướng dẫn du lịch, dịch vụ lưu trú, chất lượng vệ sinh
an toàn thực phẩm, từng bước chấn chỉnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ này.
- Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch phối hợp các sở, ban ngành khác tham mưu
UBND tỉnh tổ chức các lễ hội, sự kiện văn hóa; ưu tiên nguồn vốn trùng tu, tôn tạo
các di tích lịch sử đường Trường Sơn gắn, bảo tồn các giá trị văn hóa, tạo điều kiện
phát triển du lịch bền vững tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Tăng cường sự
hướng dẫn và hỗ trợ trong việc đào tạo nguồn nhân lực và tuyên truyền quảng bá cho
sự phát triển du lịch bền vững tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.
- Sở Kế hoạch - Đầu tư tăng cường công tác tham mưu cho UBND tỉnh trong

việc xúc tiến đầu tư, xây dựng ban hành chính sách thu hút đầu tư riêng cho phát triển
du lịch bền vững tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Tiến hành rà soát, đánh giá năng
lực các doanh nghiệp triển khai dự án chậm so với quy định để tham mưu UBND tỉnh
xem xét thu hồi giấy phép đầu tư, giao cho nhà đầu tư khác có năng lực, xử lý nghiêm
túc các dự án treo tạo tiền lệ xấu của môi trường đầu tư.
- Sở Xây dựng, UBND huyện Bố Trạch và UBND xã Sơn Trạch cần tăng
cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng tại Trung tâm Phong Nha, có biện pháp
ngăn chặn và xử lý nghiêm những trường hợp xây dựng trái quy hoạch, chấm dứt
hiện tượng xây dựng tự do, lộn xộn như thời gian qua.
* Đối với Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Tăng cường sự phối hợp với các Bộ, ngành trung ương để tham mưu Chính
phủ thúc đẩy việc đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận VQG Phong Nha - Kẻ
Bàng là Di sản Thiên nhiên Thế giới theo tiêu chí đa dạng sinh học, đây là cơ sở
khẳng định lần nữa giá trị của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nhằm tạo điều kiện thu hút
nhiều hơn nữa các dự án bảo tồn và phát triển du lịch.
- Ngoài Luật quản lý và bảo vệ rừng, Luật du lịch, Luật Di sản văn hóa, Luật
Tài nguyên, Luật đa dạng sinh học, Quy chế quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã
ban hành theo Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2007, cần tham
mưu UBND tỉnh xây dựng và sớm ban hành Quy chế quản lý các hoạt động du lịch

×