Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật ca trù ở Vùng Đồng bằng Bắc bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 128 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
– – –  – – –
TRẦN THỊ HUYỀN

KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGHỆ THUẬT
CA TRÙ Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VIỆT NAM PHỤC
VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Chuyên ngành : Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS. TS. NGUYỄN PHẠM HÙNG



Hà Nội, 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
– – –  – – –
TRẦN THỊ HUYỀN

KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGHỆ
THUẬT CA TRÙ Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
VIỆT NAM PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH




LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH




Hà Nội, 2011


1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
3. Mục đích và nội dung nghiên cứu 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 8
6. Bố cục đề tài 9
7. Đóng góp của đề tài 9
PHẦN NỘI DUNG 10
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT CA TRÙ 10
1.1 Khái niệm ca trù 10
1.2 Lịch sử phát triển của nghệ thuật Ca trù 12
1.2.1 Truyền thuyết về tổ nghề Ca trù 12
1.2.2 Lược sử phát triển của nghệ thuật ca trù 15
1.2.3 Sinh hoạt ca trù 20
1.2.4 Tổ chức giáo phường 22
1.2.5 Diễn trình buổi biểu diễn 24
1.3 Nghệ thuật Ca trù tại một số tỉnh đồng bằng sông Hồng 28
1.3.1 Tại Hà Nội 28
1.3.2 Tại Hà Tây 30

1.3.3 Tại Hải Phòng 30
1.3.4 Tại Thái Bình 32
1.3.5 Tại Nam Định 33
1.3.5 Tại Bắc Ninh 34
1.4 Các giá trị của nghệ thuật Ca trù 35
1.4.1 Giá trị văn học (Lời thơ) 35
1.4.2 Giá trị âm nhạc 39
1.4.3 Giá trị văn hoá 47
Chương 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGHỆ THUẬT CA TRÙ
TRONG KINH DOANH DU LỊCH 51
2.1 Di sản văn hoá Ca trù và việc khai thác di sản văn hoá Ca trù trong du


2
lịch 51
2.1.1 Quá trình Ca trù trở thành di sản văn hoá thế giới 51
2.1.2 Di sản văn hoá Ca trù - một sản phẩm du lịch độc đáo, đậm đà bản
sắc dân tộc 54
2.1.3 Triển vọng thu hút khách của nghệ thuật Ca trù 57
2.2 Những vấn đề đặt ra trong việc khai thác nghệ thuật ca trù phát triển
du lịch 60
2.2.1 Tính tất yếu của việc khai thác nghệ thuật ca trù phát triển du lịch 60
2.2.2 Những bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế 61
2.2.3 Những vấn đề cần được nghiên cứu khi khai thác nghệ thuật ca trù
trong du lịch 64
2.3 Thực trạng khai thác kinh doanh du lịch với nghệ thuật ca trù 65
2.3.1 Công tác tổ chức quản lý 65
2.3.1.1 Nhà nước – Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch 65
2.3.1.2Doanh nghiệp 67
2.3.1.3 Địa phương 68

2.3.2 Cơ sở vật chất và nhân lực 69
2.3.2.1 Sân khấu chuyên nghiệp 69
2.3.2.2 Câu lạc bộ sinh hoạt ca trù 72
2.3.2.3 Hội diễn, liên hoan nghệ thuật 76
2.3.2.4 Nhân lực 78
2.3.3 Vấn đề về thị trường du lịch 85
2.3.3.1 Thị trường du khách 85
2.3.3.2 Công tác tuyên truyền quảng bá 92
2.3.3.3 Xây dựng chương trình du lịch 93
2.4 Những đánh giá về sản phẩm du lịch khai thác nghệ thuật ca trù 95
2.4.1 Những thuận lợi trong khai thác 95
2.4.2 Những khó khăn trong khai thác 97
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KHAI THÁC NGHỆ THUẬT CA TRÙ 99
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 99
3.1 Các căn cứ khoa học nhằm đưa ra giải pháp 99
3.1.1 Chính sách của nhà nước 99
3.1.2 Các yêu cầu thực tiễn 101
3.2 Các giải pháp 106
3.2.1 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực 106


3
3.2.2 Bảo tồn và phát triển nghệ thuật Ca trù 108
3.2.3 Xây dựng môi trường biểu diễn hợp lý 110
3.2.4 Đưa nghệ thuật Ca trù vào chương trình du lịch 114
3.2.5 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá nghệ thuật ca trù 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
PHỤ LỤC





















4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày 1 tháng 10 năm 2009, tại Abu Dhab – thủ đô của các tiểu vương
quốc Ả Rập thống nhất, Ca trù đã trở thành di sản thứ tư của Việt Nam được
công nhận, xếp vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ
khẩn cấp. Đây là một tin vui với những người yêu ca trù bởi giờ đây nghệ
thuật ca trù không chỉ được biết tới, được bảo tồn mà còn được khai thác
phục vụ cho đời sống văn hóa tinh thần của người dân.
Những năm gần đây, du lịch Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ
và đang vươn lên thành ngành kinh tế mũi nhọn với tốc độ tăng trưởng cao.

Đạt được điều này cũng là nhờ vào việc khai thác các giá trị tài nguyên du
lịch độc đáo của đất nước. Và trong xu thế toàn cầu hóa, khi bản sắc văn hóa
dần bị mai một thì du khách luôn muốn tìm đến những giá trị văn hóa đặc
trưng của từng vùng miền. Nắm bắt được điều này nên đã có nhiều loại hình
nghệ thuật được đưa vào khai thác kinh doanh du lịch như chèo, múa rối
nước, quan họ,… và đã đạt được những thành công nhất định.
Còn với nghệ thuật ca trù – một loại hình nghệ thuật quý giá, hấp dẫn
của dân tộc, đã được thế giới công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần
được bảo vệ khẩn cấp, vẫn còn ở dạng tiềm năng trong kinh doanh du lịch
và đang là một tài nguyên du lịch hấp dẫn. Bên cạnh đó mặc dù đã có nhiều
nghiên cứu về nghệ thuật ca trù nhưng chủ yếu nghiên cứu dưới góc độ di
sản văn hóa, chứ chưa có nghiên cứu đầy đủ nào về vấn đề đưa nghệ thuật
ca trù vào khai thác kinh doanh du lịch. Và mặc dù đã có một vài tác giả tìm
hiểu về vấn đề coi nghệ thuật ca trù như một sản phẩm du lịch độc đáo
nhưng cũng chưa đưa ra những đánh giá về sự phát triển sản phẩm du lịch
dựa trên nghệ thuật ca trù trong sự phát triển của hoạt động du lịch nói
chung. Việc đưa nghệ thuật ca trù vào khai thác kinh doanh du lịch không
chỉ nhằm quảng bá về một loại hình nghệ thuật dân tộc độc đáo mà còn khai


5
thác tối đa các giá trị kinh tế mang lại. Vì vậy tôi đã chọn nghệ thuật ca trù
làm đối tượng nghiên cứu cho đề tài:
“Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật ca trù ở đồng bằng Bắc Bộ
tại Việt Nam phục vụ phát triển du lịch”
Với mong muốn tìm ra các giá trị văn hoá của nghệ thuật ca trù trong
hoạt động kinh doanh du lịch cũng như phương thức khai thác nghệ thuật ca
trù trong kinh doanh du lịch.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua công tác tìm hiểu tài liệu liên quan tới nghệ thuật ca trù nói chung,

nghệ thuật ca trù cho khai thác kinh doanh du lịch nói riêng. Tôi nhận thấy
cũng có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tới vấn đề này:
Trong các thập kỷ 20,30,40 của thế kỷ XX đã có nhiều tập sách, báo của
các tác giả Phan Văn Duyệt, Nguyễn Mạnh Hồng, Nguyễn Xuân Khoát,
Nguyễn Văn Ngọc, Phạm Quỳnh, Nguyễn Đôn Phục,… viết về ca trù. Các
tác giả đều đề cập tới nghệ thuật ca trù là một nghệ thuật dân gian đang chịu
sự cạnh tranh mạnh mẽ của các nghệ thuật Âu tây hiện đại khác, và họ cũng
coi đây như một hình thức giải trí của tầng lớp nhà nho, nhà văn lúc bấy giờ.
Về sau, phải kể đến Việt Nam ca trù biên khảo của Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ
Trọng Huề in năm 1962 tại Sài Gòn. Đây là một trong những cuốn sách
nghiên cứu khá hoàn chỉnh về lịch sử ra đời, phát triển của nghệ thuật ca trù.
Bên cạnh đó tác giả cũng đã sưu tầm được rất nhiều tác phẩm trong biểu
diễn ca trù.
Năm 1980, Sở VHTT Hà Nội tổ chức biên soạn tập sách Hát cửa đình
Lỗ Khê, giới thiệu về một làng có truyền thống ca trù của thủ đô và đặc biệt
là việc nghiên cứu về lối hát cửa đình tại một làng có truyền thống về hát ca
trù ở Bắc Bộ.
Năm 1987, có cuốn sách Tuyển tập thơ ca trù của tác giả Ngô Linh
Ngọc và Ngô Văn Phú.


6
Năm 2000, được sự tài trợ của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam công
trình Góp phần tìm hiểu lịch sử ca trù của Nguyễn Xuân Diện đã được in tại
Nxb Khoa học xã hội và được công bố với công chúng.
Năm 2000, tại Viện Văn học, Nguyễn Đức Mậu bảo vệ thành công luận
án tiến sĩ ngữ văn với đề tài Thể loại hát nói trong sự vận động của lịch sử
văn học.
Năm 2002, Giang Thu – Vũ Thiệu Loan xuất bản sách Tìm hiểu ca trù
Hải Phòng; Lê Huy Trâm xuất bản sách Khảo sát Ca công ở Thanh Hóa.

Năm 2003, Hoài Yên và Nguyễn Xuân Diện xuất bản Thơ Hát nói xưa
và nay; Nguyễn Đức Mậu giới thiệu và biên soạn sách Ca trù – nhìn từ
nhiều phía; Hoàng Tuấn Phổ xuất bản sách Hát nhà trò Văn Trinh
Các đề tài nghiên cứu và cuốn sách trên đều đi tìm hiểu về lịch sử ra đời
và phát triển của nghệ thuật ca trù nhưng đã đi sâu hơn tại từng địa phương
hoặc trên từng góc độ nghiên cứu khác nhau
Năm 2007, Nguyễn Xuân Diện bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Hán
Nôm Lịch sử và nghệ thuật ca trù Việt Nam - Khảo sát nguồn tư liệu tại
Viện nghiên cứu Hán Nôm. Đây là một trong những đề tài nghiên cứu về
nghệ thuật ca trù được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá cao,
bởi tác giả đã sử dụng các bản khắc văn bia làm tư liệu nghiên cứu nên kết
quả nghiên cứu khá khả quan và sát với thực tiễn.
Ngoài ra, còn có hàng loạt các cuộc hội thảo như năm 1998, Hội thảo ca
trù Cổ Đạm do Sở VHTT Hà Tĩnh tổ chức; năm 1999, Hội thảo ca trù Thăng
Long – Hà Nội do Sở VHTT Hà Nội và CLB Ca trù Hà Nội tổ chức; năm
2005, Chi hội Văn nghệ dân gian Thanh Hóa tổ chức Hội thảo ca trù Thanh
Hóa; năm 2006, diễn ra hội thảo quốc tế về ca trù tại Việt Nam; năm 2011,
Hội thảo tổng kết kiểm kê ca trù năm 2009 – 2010 tại Hà Nội,… Qua các
cuộc hội thảo là cơ hội để các nhà nghiên cứu trình bày các kết quả nghiên
cứu của mình về việc tìm hiểu lịch sử ra đời và phát triển của nghệ thuật ca


7
trù và đặc biệt đưa ra những kiến nghị cho việc bảo tồn và phát huy các giá
trị của nghệ thuật ca trù trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu cho đến nay đều mới nghiên cứu về
nghệ thuật ca trù dưới góc độ một loại hình âm nhạc hoặc một di sản văn
hoá. Và chưa có nghiên cứu nào ở cấp độ luận văn thạc sĩ về khai thác nghệ
thuật ca trù trong du lịch.
3. Mục đích và nội dung nghiên cứu

Nghệ thuật ca trù là một di sản văn hóa quý báu, mang đậm bản sắc dân
tộc. Vì vậy, khi nghiên cứu không ngoài mục đích tìm hiểu cái hay, cái đẹp,
cái độc đáo của nghệ thuật ca trù. Mặt khác việc nghiên cứu nghệ thuật ca
trù trong khai thác hoạt động kinh doanh du lịch nhằm tìm ra những phương
thức khai thác và những giải pháp giữ gìn, phát huy loại hình nghệ thuật này
trong cuộc sống. Và cũng từ đó, làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, góp
phần thu lợi nhuận, thúc đẩy ngành du lịch phát triển.
Với mục đích nghiên cứu trên, nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung
tìm hiểu về giá trị văn hoá của nghệ thuật ca trù và thực trạng khai thác các
giá trị văn hoá của nghệ thuật ca trù vào hoạt động kinh doanh du lịch hiện
nay, từ đó nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác sản
phẩm du lịch của nghệ thuật ca trù.
Ngoài ra tôi cũng mong muốn đưa ra những đánh giá ban đầu về sự phát
triển của sản phẩm du lịch dựa trên nghệ thuật ca trù trong phát triển du lịch
nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng mà luận văn nghiên cứu tập trung chủ yếu là loại hình hát ca
trù thính phòng phục vụ nơi ca quán, chứ không bao gồm hát cửa đình hay
hát trong cung đình xưa. Ngoài ra đối tượng nghiên cứu chính là sản phẩm
du lịch do nghệ thuật ca trù tạo ra cũng như các yếu tố khác liên quan khác
đến việc khai thác nghệ thuật ca trù cũng như du khách, cơ sở vật chất, tổ
chức quản lý, quảng bá.


8
Tuy nhiên do điều kiện thực tế và khả năng của bản thân có hạn nên
trong quá trình nghiên cứu, tôi tập trung nghiên cứu về nghệ thuật ca trù
đang được khai thác hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội. Còn
nghệ thuật ca trù tại một số tỉnh thành khác thuộc Đồng bằng sông Hồng, tôi
chỉ xin giới thiệu như một tài nguyên du lịch tiềm năng.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu những vấn đề liên quan đến đề tài, học viên đã sử dụng
các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu
+ Thu thập các tài liệu liên quan tới các nghệ thuật truyền thống của
Việt Nam, các tài liệu nghiên cứu về Ca trù nói chung, các tài liệu về hoạt
động du lịch tại Việt Nam,…
+ Thu thập các tài liệu về hoạt động du lịch trên địa bàn Hà Nội, các
hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống,…
- Phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu:
Sau khi thu thập các tài liệu liên quan đến luận văn, học viên thực hiện
phương pháp tổng hợp tài liệu, dữ liệu đã có. Đặc biệt các dữ liệu quan
trọng, liên quan trực tiếp tới bài viết thì phải vừa tổng hợp và phân tích cho
phù hợp.
- Phương pháp tổng hợp phân tích số liệu
Kế thừa các tài liệu, sách báo, tạp chí, internet, các báo cáo, về các
nghiên cứu ca trù nói chung và hoạt động du lịch liên quan tới ca trù nói
riêng từ đó tác giả bổ sung hoàn thiện nội dung bài luận văn.
- Phương pháp khảo sát thực tế:
Do thời gian và khả năng của bản thân có hạn, nên học viên tập trung
chủ yếu cho công tác khảo sát thực tế tại một số địa điểm sinh hoạt nghệ
thuật truyền thống nhằm phục vụ du khách trên địa bàn Hà Nội. Trong đó
tập trung là các địa điểm biểu diễn ca trù.
Trong quá trình khảo sát thực tế, học viên ngoài việc quan sát còn phỏng


9
vấn nhanh đối với các nghệ nhân, du khách, người quản lý.
6. Bố cục đề tài
Nội dung đề tài gồm 3 chương ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu

tham khảo. Kết cấu 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về nghệ thuật ca trù
Chương 2: Thực trạng khai thác nghệ thuật ca trù trong kinh doanh du lịch
Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả khai thác nghệ
thuật ca trù trong kinh doanh du lịch
7. Đóng góp của đề tài
Mặc dù trong nghiên cứu còn nhiều hạn chế, chưa đạt được các kết quả
như mong muốn nhưng sau khi hoàn thành đề tài, tôi xin đóng góp một số ý
kiến nhỏ cho việc phát triển hoạt động kinh doanh du lịch dựa trên nghệ
thuật ca trù:
- Tìm hiểu tình hình thực tế của hoạt động khai thác kinh doanh du lịch dựa
vào nghệ thuật ca trù. Từ đó đưa ra những đánh giá về việc khai thác sản
phẩm du lịch dựa trên nghệ thuật ca trù.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác kinh doanh du
lịch dựa vào nghệ thuật ca trù.
- Cung cấp một phần tài liệu cho việc nghiên cứu về nghệ thuật ca trù giúp
thế hệ trẻ thêm yêu mến, trân trọng, giữ gìn vốn cổ của dân tộc.











10
PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT CA TRÙ
Nghệ thuật ca trù là một loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc,
có lịch sử ra đời từ rất sớm, đã trải qua những biến cố, thăng trầm trong lịch
sử phát triển của dân tộc. Khi tìm hiểu tổng quan về nghệ thuật ca trù có rất
nhiều vấn đề cần được trình bày, tuy nhiên với phạm vi nghiên cứu của đề
tài này, tôi xin nghiên cứu về tổng quan nghệ thuật ca trù với các khía cạnh
sau:
1.1 Khái niệm ca trù
Ca trù là tên gọi chung của rất nhiều điệu hát (khoảng trên 40 điệu) và
chính ca trù cũng có thể được thay thế bằng những khái niệm khác như: hát
Cửa đình, hát Cửa quyền, hát Ả đào, hát Cô đầu, hát Nhà trò, hát Nhà tơ,…
mà nội dung của chúng không thay đổi và vẫn được hiểu như nhau. Sở dĩ,
nghệ thuật ca trù có nhiều tên gọi như vậy là do nó có một lịch sử phát triển
rất dài và khá phức tạp.
Cho đến nay, Ca trù (hay hát Ả đào) là tên gọi thông dụng hơn cả so với
các khái niệm khác, cho dù chưa phải là cách gọi tối ưu. Vậy Ca trù nghĩa là
gì? Đó là một khái niệm chỉ một lối hát gồm rất nhiều điệu (theo thống kê
của Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề thì Ca trù có 46 điệu): thét nhạc, non
mai, hồng hạnh, hát nói,… Trong cách hiểu thông thường, khái niệm Ca trù
có thể được thay thế bằng các khái niệm khác như đã nói ở trên mà vẫn
được hiểu như nhau. Ở Thanh Hóa, Ca trù còn được gọi là hát ca công, hát
gõ. Về nghĩa chữ thì Ca trù trước nay được giải thích là hát Thẻ. Thẻ gọi
bằng Trù, làm bằng mảnh tre ghi chữ đánh dấu, dùng để thưởng đào hát hay
thay cho trả tiền mặt trực tiếp. Khi ả đào hát, quan viên thị lễ chia ngồi hai
bên, một bên đánh chiêng, một bên đánh trống. Trống đánh chát và chiêng
đánh một tiếng khi thấy hát hay thì thưởng cho đào một cái Trù. Xong tiệc
hát, đào kép ứng theo trù thưởng mà tính tiền, nhận tiền theo đúng quy định.


11

Khái niệm Ca trù sớm nhất hiện biết là thế kỷ 16 trong bài “Đại nghĩ bát
giáp thưởng đào giải văn” của Lê Đức Mao.
Cũng như khái niệm Ca trù, hát Ả đào là tên gọi chung của cùng một nội
dung. Theo các thư tịch cổ hiện biết thì thời điểm xuất hiện hát Ả đào sớm
nhất so với các khái niệm Ca trù, cô đầu,… Việt sử tiêu án của Ngô Thời Sĩ
nói rằng: “thời Lý Thái Tổ (1010 - 1028) có người ca nhi tên là Đào Thị tài
giỏi, hát hay được vua ban thưởng, từ đó về sau những người đi hát được gọi
là đào nương (tức ả đào)”, nhưng trong Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề
lại nói: “vào một thời điểm muộn hơn, cuối nhà Hồ (1400 - 1407) một ca nhi
họ Đào (cũng là họ Đào), ở làng Đào Đặng, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên,
giết được nhiều giặc Minh, về sau dân làng ở đây lập đền thờ, gọi thôn của
nàng là thôn Ả đào, và cũng từ đó ca nhi được gọi là ả đào”. Tuy nói khác
nhau về thời gian xuất hiện khái niệm Ả đào mấy thế kỷ nhưng đều nói đến
một lý do giống nhau là có một ca nhi họ Đào được ái mộ. Thông tin về sự
xuất hiện khái niệm được biết như thế nhưng các điệu hát thời đó như thế
nào thì cũng chưa có tư liệu nào cung cấp cho chúng ta kể cả sự hiện diện
dưới hình thức dấu hiệu ở một vài tư liệu hiện có. Thành tựu nghiên cứu cho
đến nay vẫn chưa có cách giải thích khác về khái niệm Ả đào.
Tên gọi hát Cửa đình (hát Đình môn) dùng để chỉ cuộc hát được tổ chức
tại đình làng hàng năm, vào ngày hội tế thần, tế thành hoàng làng. Luật lệ
hát rất chặt chẽ, nghiêm khắc, nghi lễ hát linh thiêng trọng thể. Các bài hát
Cửa đình bao gồm giáo trống, giáo hương, dâng hương, thét nhạc, hát
giai,… với đặc điểm là uy nghi, nghiêm kính, thiêng liêng.
Còn hát Cửa quyền xưa nay được hiểu là hát trong cung vua, trong nhà
quan hay những gia đình giàu có, quyền uy,… nghĩa là nơi hát, địa điểm hát
góp phần tạo nên lối hát. Hát Cửa quyền theo nhiều sách thì ngày xưa có
quan chuyên trách, có các quy định phép tắc, sau đó bỏ dần và pha lẫn với
hát ngoài giáo phường.



12
Một tên gọi khác của hát Ca trù, hát Ả đào,… là hát nhà Tơ. So với các
khái niệm khác, trong các tư liệu hiện đang lưu hành, thì khái niệm hát nhà
Tơ vào loại ít được dùng đến. Nghĩa là tính phổ biến của nó không rộng.
Chúng ta cũng chưa có tư liệu để xác định thời điểm ra đời của khái niệm
này. Các tác giả Việt Nam ca trù biên khảo nói rằng: “ngày xưa, các quan
khi có yến tiệc trong dinh, thì mời ả đào về hát”. “Tơ” là biến âm của từ “ty”
mà ra. Hát nhà Tơ là hát trong ty. Khác với khái niệm khác, khái niệm này
tác giả chỉ giải thích mà không dẫn sách.
Cái tên gọi hát Cô đầu được các tác giả Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng
Huề giải thích như sau: “Chữ ả nghĩa là cô, ta vẫn thường nói cô ả. Vậy ả
đào tức cô đào”. Sách Ca trù bị khảo có ghi: Những ả đào danh ca dạy con
em mình thành nghề, mỗi khi đi hát đình đám bọn con em phải trích ra một
món tiền cung dưỡng thầy gọi là tiền đầu. Sau người ta dùng tiếng cô thay
cho tiếng ả cho rõ ràng và tiếng đầu thay cho tiếng đào để tỏ ý tán tụng bậc
danh ca lão luyện, đã dạy nhiều con em thành tài và được tặng nhiều món
tiền đầu, nên gọi là cô đầu. Như vậy, hát Ả đào cũng là hát Cô đầu
1
.
Tóm lại, Ca trù là tên gọi chung và thông dụng nhất về một loại hình âm
nhạc cổ truyền của Việt Nam. Nó có thể được thay thế bằng nhiều tên gọi
khác như: hát ả đào,hát cô đầu,… Tuy nhiên sự xuất hiện các tên gọi đó
cũng như thời điểm xuất hiện, tên nào có trước, tên nào có sau cho đến nay
giới nghiên cứu dường như chưa đặt thành một vấn đề riêng để tìm hiểu. Và
như vậy, mỗi tên gọi được coi là “tấm biển” chỉ đường ý nghĩa nhất định
trong việc nghiên cứu về lịch sử phát triển của nghệ thuật Ca trù.
1.2 Lịch sử phát triển của nghệ thuật Ca trù
1.2.1 Truyền thuyết về tổ nghề Ca trù
Ca trù là một thể loại âm nhạc có từ lâu đời và trong dân gian thường
lưu truyền những câu chuyện về tổ nghề Ca trù. Tương truyền thì ở mỗi nơi

mỗi khác.


1
Việt Nam ca trù biên khảo, Đỗ Bằng Đoàn – Đỗ Trọng Huề, Sài Gòn 1962, trang 48


13
Bản thần phả “Sự tích tổ sư giáo phường” soạn năm 1476 ở làng Lỗ Khê
(Đông Anh, Hà Nội) tổ ca trù là ông Đinh Dự và bà Đường Hoa, con ông
Đinh Lễ, ở thời Lê Thái Tổ, quê gốc ở Thanh Hóa. Đinh Lễ do đi đánh giặc
nên đóng quân ở Lỗ Khê, và ở đây, Đinh Dự đã gặp tiên nữ Đường Hoa rồi
nên duyên vợ chồng. Hai ông bà đã mở giáo phường truyền nghề hát Ả đào
khắp vùng. Mãn hạn trần, Đường Hoa về trời, và Đinh Dự cũng hóa ngày 13
tháng 11. Sau khi họ mất, vua phong cho chồng là Thanh Xà đại vương, vợ
là Mãn Hoa công chúa, cho lập đền thờ ngay cạnh đền Lỗ Khê. Hàng năm
vào ngày hóa của họ, dân làng tổ chức cúng tế rất linh đình.
Trong bài viết Ca trù qua một số truyền thuyết, tác giả Trần Thị An dẫn
ý kiến của cụ Chu Hà cho biết: tại các huyện Thiệu Yên, Thọ Xuân, Quảng
Xương ở Thanh Hóa có những dòng ca công phát triển đã thờ chung một vị
tổ sư tên là Phong Quân. Ông này vốn là một hàn sĩ tiều phu, nhờ hát hay
đàn ngọt đã chinh phục được trái tim công chúa khiến nàng bỏ cả cung đình
đi theo tiếng gọi của nghệ thuật. Về sau họ trở thành vợ chồng và trở thành
nghệ sĩ dân gian, truyền nghề đàn hát và được lập đền thờ ở xã Ngọc Trung.
Nay đền không còn, chỉ còn dấu tích gọi là Dải Đàn và Túi Sênh
2
.
Sự tích tổ cô đầu ở làng Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh là sự
tích được kể chi tiết nhất. Truyền thuyết này có một số chỗ giống và khác
với bản phả ở Lỗ Khê. Truyền thuyết kể rằng: Vào đời nhà Lê, Đinh Lễ, tự

Nguyên Sinh, người làng Cổ Đạm, con nhà gia thế, tính tình phóng khoáng,
không thích công danh bó buộc, thường ôm đàn nguyệt đến bên bờ suối gảy,
rồi ca hát để hòa với tiếng suối chảy. Một hôm, Sinh đem đàn và rượu vào
rừng thông để tiêu khiển, bỗng gặp được hai ông lão. Đó chính là Lý Thiết
Quài và Lã Đại Tiên, hai cụ già đưa cho Sinh khúc gỗ ngô đồng và tờ giấy
vẽ kiểu đàn mẫu và dặn đóng đàn như vậy. Tiếng của cây đàn này sẽ trừ ma
quỷ, giải được phiền muộn. Sinh y theo lời. Nhờ tiếng đàn kỳ diệu ấy mà
Sinh chữa được bệnh cho rất nhiều người, ở nhiều nơi. Một lần Sinh đến


2
Ca trù qua một số truyền thuyết, Trần Thị An, Tạp chí văn hóa dân gian, số 1/1999, trang 21-22


14
châu Thường Xuân, Thanh Hóa, ở đó chàng đã chữa khỏi bệnh câm cho
người con gái tên Hoa, con của vị quan châu Bạch Đình Sa. Rồi hai người
nên vợ nên chồng, sống với nhau hòa thuận ngay tại nhà của Bạch Công.
Sinh đã đặt ra lối hát múa mới, rồi lấy hai thanh tre vót thật đẹp để cho nàng
gõ trên mảnh gỗ theo nhịp đàn mà hát. Sau hai vợ chồng từ biệt ông bà nhạc
dẫn nhau về quê Sinh ở Cổ Đạm để lập nghiệp, chồng dạy đàn, vợ dạy múa
hát, đệ tử rất đông. Ít lâu sau, Sinh gặp lại các vị tiên ông và được đưa về
trời, hóa thành con chim xanh. Vợ Sinh biết chuyện bèn phát tán hết gia tài
rồi đóng cửa dạy đám con em trong làng múa hát. Sau nàng vô bệnh mà mất,
hóa thành cây đào đỏ. Dân làng Cổ Đạm và đệ tử nhớ ơn lập đền thờ, gọi là
Tổ Cô đầu, hay đền thờ bà Bạch Hoa Công chúa. Lịch triều phong Đinh Lễ
là Thanh Xà đại vương, Bạch Hoa là Mãn Đào Hoa công chúa, lấy ngày 11
tháng Chạp làm ngày giỗ. Ở Hưng Yên, Nam Định, Hải Dương, Hà Nội đều
có đền thờ hai vị tổ sư này. Riêng giáo phường Thượng Mỗ (Đan Phượng,
Hà Nội) thì lại thờ vị tổ sư có tên là Đinh Triết. Phải chăng ông là hậu duệ

của Đinh Lễ ở Cổ Đạm? Tuy nhiên điều này chưa có đủ cứ liệu để chứng
minh.
Như vậy, xung quanh các truyền thuyết về tổ ca trù thì ở các làng tổ
nghề thường gồm hai người (một nam, một nữ). Người đàn ông thường
được gọi bằng cái tên không giống nhau, khi thì Đinh Lễ (Cổ Đạm), khi thì
Đinh Dự (Lỗ Khê), lúc lại là Đinh Triết (Đan Phượng),… Các nhà nghiên
cứu cũng quan sát thấy ở đâu có ả đào thì thường liên quan đến họ Đinh, đã
đặt ra nghi vấn nhưng chưa thiết lập giải đáp. Nhưng các truyền thuyết, hầu
hết đều thống nhất rằng vùng đất Thanh Nghệ là miền quê phát tích. Mặc dù
chưa thể đưa ra được kết luận về sự hình thành và phát triển của thể loại qua
những truyền thuyết, song đây cũng là một cứ liệu có ý nghĩa nhất định
trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về nguồn gốc ca trù trong đời sống tâm
thức dân gian và trong đời sống sinh hoạt dân gian.



15
1.2.2 Lược sử phát triển của nghệ thuật ca trù
Ở nước ta, từ thời Tiền Lê về trước không có sử sách nào ghi chép về
vấn đề ca vũ, nhưng từ thời Lý trở đi, có ghi chép đầy đủ với những quy
định trong việc tổ chức biên chế rất nghiêm ngặt (các sách chính sử và dã sử
có ghi chép rõ ràng). Theo ý kiến của tác giả Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng
Huề trong Việt Nam ca trù biên khảo thì “Lối hát ả đào có từ thời Lý”
3

“Ca trù bắt nguồn từ lối ca vũ”
4
cụ thể là ban Nữ nhạc trong cung vua. Khi
xưa khi có yến tiệc, vua chúa dùng Nữ nhạc múa hát góp vui. Trong khi đó
ngoài dân gian vào dịp đình đám, hội hè người ta cũng tìm ca nhi đến hát để

tế thần. Nhạc cung đình được lập thành 2 ban: ban Nhã nhạc dùng khi tế tự
Giao Miếu, nghi lễ nghiêm trang trọng đại; và ban Nữ nhạc dung vào dịp
khánh tiết, tiếp đãi các sứ thần ngoại quốc hay những tiệc vui mừng tỏ ra
thiên hạ thái bình ấm no. Hai tác giả này cho rằng Ca trù là sự kết hợp của
ca vũ Trung Hoa và âm nhạc cung đình Việt Nam trong khoảng từ năm 111
TCN đến năm 938. Và lối hát này có từ đời nhà Lý (1009 - 1225), với sự
kiện Lý Thái Tổ bổ nhiệm một người làm chức Quản giáp cho giới con hát.
Năm 1035, vua Thái Tông tuyển hơn 100 ca nữ phục vụ trong cung.
Đến đời Trần, các lối múa hát được biểu diễn vào các dịp lễ tết, yến tiệc,
các buổi tiếp sứ hoặc trong các cuộc đi chơi của vua tôi nhà Trần. Trong một
lần ăn mừng chiến thắng quân Nguyên, Chiêu văn vương Trần Nhật Duật đã
sáng tạo ra lối múa “Bài Bông” - một lối múa luôn đi kèm với lối hát cửa
đình.
Cho đến cuối đời nhà Hồ (1400 - 1407), cái tên Ả đào xuất hiện gắn với
sự kiện người con hát họ Đào, làng Đào Xá, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên đã
lập mưu giết được giặc Minh.
Đến thời Lê (niên đại Hồng Đức), ca trù phát triển rực rỡ với việc đặt ra
2 bộ: Nhã nhạc (luyện thanh) và Đồng văn (luyện tập âm luật) do quan Thái
thường trông coi. Âm nhạc ở dân gian thì đặt giáo phường cai quản. Nhã


3
Việt Nam ca trù biên khảo, Đỗ Bằng Đoàn – Đỗ Trọng Huề, Sài Gòn 1962, trang 31
4
Việt Nam ca trù biên khảo, Đỗ Bằng Đoàn – Đỗ Trọng Huề, Sài Gòn 1962, trang 23


16
nhạc và tục nhạc riêng biệt, không lẫn với nhau. Tuy nhiên trong “Vũ trung
tùy bút”, Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) có viết: “ Hát ở trong cung, gọi là hát

cửa quyền, giọng hát uyển chuyển, dịu dàng, thanh nhã hơn giọng hát ở
chốn giáo phường. Nhưng âm luật không khác mấy”. Và từ năm 1578 “tục
nhạc ở chốn giáo phường mới thịnh hành, tế giao miếu và lễ triều hạ, hay
chốn dân gian tế thần cũng dùng nhạc ấy…”.
So sánh âm luật đời Hồng Đức với lối ca trù ngày nay, ta thấy có 5 lối
lưu truyền lại là: Cung bắc, Đại thực, hát tầng (Xướng tầng), thiết nhạc, hà
nam (cơ sở đặt ra điệu Hát nói sau này). Thực tế cho thấy vào thời vua Lê,
chúa Trịnh, hát ca trù đã phát triển rất sâu rộng từ chốn cung đình ra ngoài
dân gian. Nhiều bậc vua chúa lấy vợ là ả đào, ví như vua Lê Thánh Tông đã
sách lập một người trong ban nữ nhạc múa hát làm Trường lạc hoàng hậu.
Đời vua Lê Thần Tông, chúa Trịnh Tráng lập nàng Phùng Ngọc Đài là ả đào
làm vương phi. Đời vua Dụ Tông, chúa Trịnh Cương phong nàng Nguyễn
Thị Huệ là ả đào làm Ngọc kiều phu nhân và làm nữ quan trông coi ban nữ
nhạc. Đặc biệt, dưới đời Lê có Đinh Lễ (Cổ Đạm, Hà Tĩnh), lấy gỗ ngô đồng
chế ra đàn đáy, rồi cùng vợ là Bạch Hoa đặt ra nhiều khúc hát mới, dạy bọn
đệ tử hát đời sau tôn làm tổ cô đầu. Ngoài ra, còn có một số sự kiện có liên
quan đến ca trù: Lê Dụ Tông rất sành ca trù đã đặt ra điệu Ngâm vọng trữ
tình; chúa Trịnh đã dâng mừng vua Lê khúc Đại thực (sau đổi là Đại thạch);
chúa Trịnh Sâm đã chế ra điệu Thổng,… Cũng dưới đời Lê ca trù được biết
đến với các tên gọi: hát cửa quyền, hát cửa đình, hát nhà tơ, hát nhà trò, hát
ả đào.
Từ hình thức sinh hoạt văn hóa tổng thể thời Lê gồm ca, múa, nhạc thì
đến đầu thời Nguyễn, ca trù chuyển thành lối hát thính phòng, phần múa bị
tước bỏ, phần ca nhạc được nâng cao. Về sau ca trù thính phòng ngày càng
được ưa chuộng và trở thành thú chơi tao nhã của giới ca sĩ kinh thành. Đặc
biệt dưới thời Minh Mạng (1820 - 1840), Thiệu Trị (1841 - 1847), thể loại
hát nói ra đời với sự đóng góp lớn của Nguyễn Công Trứ trong việc đưa ca

×